Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Môn Kiểm soát. HẬU QUẢ CỦA HỆ THỐNG KIỂM SOÁT DOANH NGHIỆP YẾU KÉM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (116.45 KB, 16 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
------***------

BÀI TẬP NHÓM 2
MÔN HỌC KIỂM SOÁT
TÌNH HUỐNG 2:
HẬU QUẢ CỦA HỆ THỐNG KIỂM SOÁT DOANH
NGHIỆP YẾU KÉM



MỤC LỤC

I. TÌNH HUỐNG 2: HẬU QUẢ CỦA HỆ THỐNG KIỂM SOÁT DOANH
NGHIỆP YẾU KÉM..................................................................................................2
II. GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG..............................................................................2
1. Tóm tắt các thông tin chính có liên quan đến giải quyết vấn đề ở trường hợp
này..........................................................................................................................2
2. Trình bày các mục tiêu doanh nghiệp cần cân bằng để phát triển bền vững mà
tác giả nêu trong tình huống và bình luận về quan điểm này.................................2
3. Trình bày các hậu quả mà một doanh nghiệp có thể phải gánh chịu nếu thiếu
kiểm soát hoặc kiểm soát không hữu hiệu từ các phân tích của tác giả và có thể
đọc thêm ở các tài liệu khác...................................................................................2
4. Trình bày nguyên nhân của thực trạng thiếu kiểm soát hoặc kiểm soát không
hữu hiệu từ tình huống và đọc thêm ở các tài liệu khác.........................................2


I. TÌNH HUỐNG 2: HẬU QUẢ CỦA HỆ THỐNG KIỂM SOÁT DOANH
NGHIỆP YẾU KÉM
Để phát triển doanh nghiệp bền vững, một thách thức lớn đối với các nhà quản


trị là doanh nghiệp phải cân bằng cả ba mục tiêu; đó là tăng trưởng, hiệu quả và
kiểm soát một cách đồng bộ. Trong những năm gần đây nhiều doanh nghiệp theo
đuổi mục tiêu tăng trưởng nóng và đã không cân bằng được ba mục tiêu bắt buộc
của phát triển bền vững trên. Đây là bài toán thực sự của quản trị. Doanh nghiệp
nào xem nhẹ một trong ba mục tiêu trên thì sớm muộn cũng phải trả giá.
Một số hậu quả
Nhu cầu hội nhập WTO, sự phát triển nhanh chóng của thị trường chứng khoán
và những vụ bê bối về quản trị ở một số doanh nghiệp lớn của Nhà nước gần đây
cho thấy sự cần thiết của hệ thống kiểm soát nội bộ ở doanh nghiệp.
Vụ scandal gian lận hoàn thuế giá trị gia tǎng của Công ty Đồ hộp Hạ Long
(Canfoco) nổi lên là một ví dụ. Vì không kiểm soát chặt được hoạt động của các
phòng ban bên dưới, để xảy ra tình trạng lập hồ sơ khống xin hoàn thuế. Ban giám
đốc Canfoco đã phải một phen lao đao vất vả mới lấy lại được niềm tin của các nhà
đầu tư trên thị trường chứng khoán.
Một trường hợp khác xảy ra cách đây không lâu ở một doanh nghiệp: các nhân
viên kế toán đã qua mặt giám đốc; họ lập những khoản chi khống cho giám đốc ký
séc, rút tiền của công ty trong ngân hàng về xài riêng. Trong suốt ba nǎm, các nhân
viên này làm "thụt két" gần 4 tỷ bạc mới bị phát hiện. Đến lúc chuyện vỡ lở, ông
giám đốc đành phải tìm cách khắc phục hậu quả dù rất bàng hoàng và đau đớn.
Vậy thì đâu là những vấn đề các nhà quản trị cần hết sức quan tâm để có thể tự
nhận biết hệ thống kiểm soát nội của mình đang có vấn đề?
1


Theo chuyên gia tài chính Xvalue vấn đề thường xảy ra trong những doanh
nghiệp không có nội quy quy trình và các thủ tục hoạt động viết thành vǎn bản rõ
ràng, công việc được điều hành theo kiểu lệnh miệng, lúc nhớ thì kiểm tra, lúc
quên lại thôi, các phòng ban trong công ty giẫm chân lên nhau, các bộ phận không
có sự thông tin liên lạc với nhau; khi có sai sót xảy ra thì bộ phận này đổ lỗi cho bộ
phận kia hoặc người này đẩy trách nhiệm sang người khác và nghiêm trọng hơn là

người đứng đầu công ty cảm thấy không an tâm trong thu chi tài chính, tình hình
thuế, bǎn khoǎn không biết kế toán có làm đúng việc hay không, hoặc lo lắng hàng
bán ra tiền đã thu về đủ hết chưa. một số trương hợp ông chủ không biết việc kinh
doanh của công ty lời lỗ thực hư ra sao dù trên giấy tờ hợp đồng mua bán vẫn thấy
lãi. Thậm chí người đứng đầu có biết về những điểm bất ổn trong công tác quản trị,
kiểm soát yếu bị thất thoát tài sản tiền bạc hoặc thiếu sự tuân thủ pháp luật. nhưng
vì thời gian phần lớn dành cho việc tìm kiếm cơ hội kinh doanh, phát triển khách
hàng nên họ không còn đủ thời gian để kiểm soát trực tiếp như trước kia nữa…
Xvalue cho rằng thiết lập một hệ thống kiểm soát nội bộ, nói theo một cách nào
đó, chính là xác lập một cơ chế quản trị mà ở đó doanh nghiệp không quản trị bằng
lòng tin mà bằng quy chế kiểm soát rõ ràng. Trong qui chế đó phải thể hiện tư
tưởng quản trị của người đứng đầu; đó là việc phân chia trách nhiệm và quyền hạn
rõ ràng để những người quản trị ở các cấp khác nhau có thể kiểm soát, theo dõi quá
trình thực hiện công việc và báo cáo lên cấp cao hơn, qui chế phải đảm bảo phục
vụ mục tiêu cụ thể để đảm bảo hiệu quả của hoạt động và kiểm soát các rủi ro phát
huy tác dụng, qui chế phải đảm bảo các hoạt động được thực hiện phải tuân thủ với
pháp luật và cuối cùng phải xây dựng cơ chế giám sát việc thực hiện qui chế đó
nhằm duy trì và tìm ra những điểm bất ổn để không ngừng hoàn thiện qui chế.
Trên thực tế việc xây dựng các qui chế kiểm soát nội bộ hiệu quả phải tùy vào
từng loại hình hoạt động, quy mô của doanh nghiệp mà xây dựng hệ thống kiểm
2


soát nội bộ ở mỗi nơi ít nhiều có khác nhau. Việc xây dựng các qui chế kiểm soát
nội bộ phải mất nhiều thời gian và tiền bạc, trong khi lợi ích thu được chưa thấy
được ngay. Các nhà quản trị phải có tầm nhìn để cân nhắc giữa lợi ích thu được và
chi phí bỏ ra một cách hợp lý và phù hợp cho từng thời kỳ phát triển của công ty và
quan trọng hơn là con người trong công ty có đủ nguồn lực và năng lực để thực
hiện các qui chế kiểm soát nội bộ. Hiện nay ngành ngân hàng Việt Nam đã và đang
xây dựng hoàn thiện các qui chế kiểm soát và đánh giá rủi ro nội bộ, họ còn lập

nguyên một phòng kiểm toán nội bộ và một ban kiểm soát. Nhiệm vụ của các ban
bệ này là phát hiện những sai sót của ban điều hành, kiểm tra các hợp đồng tín
dụng có đúng thủ tục, đủ điều kiện hợp đồng chưa, kiểm tra kho quỹ để biết tiền có
bị chiếm dụng không... để ngǎn ngừa đến mức thấp nhất những rủi ro.
Nhiệm vụ của nhóm:
1.

Tóm tắt các thông tin chính có liên quan đến giải quyết vấn đề ở trường hợp

này
2.

Trình bày các mục tiêu doanh nghiệp cần cân bằng để phát triển bền vững

mà tác giả nêu trong tình huống và bình luận về quan điểm này
3.

Trình bày các hậu quả mà một doanh nghiệp có thể phải gánh chịu nếu thiếu

kiểm soát hoặc kiểm soát không hữu hiệu từ các phân tích của tác giả và có thể đọc
thêm ở các tài liệu khác
4.

Trình bày nguyên nhân của thực trạng thiếu kiểm soát hoặc kiểm soát không

hữu hiệu từ tình huống và đọc thêm ở các tài liệu khác.

3



II. GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
1. Tóm tắt các thông tin chính có liên quan đến giải quyết vấn đề ở trường
hợp này
Vấn đề 1: Cân bằng các mục tiêu
Để phát triển doanh nghiệp bền vững, một thách thức lớn đối với các nhà quản
trị là doanh nghiệp phải cân bằng cả ba mục tiêu; đó là tăng trưởng, hiệu quả và
kiểm soát một cách đồng bộ.
Vụ scandal gian lận hoàn thuế giá trị gia tǎng của Công ty Đồ hộp Hạ Long
(Canfoco) nổi lên là một ví dụ. Vì không kiểm soát chặt được hoạt động của các
phòng ban bên dưới, để xảy ra tình trạng lập hồ sơ khống xin hoàn thuế. Ban giám
đốc Canfoco đã phải một phen lao đao vất vả mới lấy lại được niềm tin của các nhà
đầu tư trên thị trường chứng khoán.
Một trường hợp khác xảy ra cách đây không lâu ở một doanh nghiệp: các nhân
viên kế toán đã qua mặt giám đốc; họ lập những khoản chi khống cho giám đốc ký
séc, rút tiền của công ty trong ngân hàng về xài riêng. Trong suốt ba nǎm, các nhân
viên này làm "thụt két" gần 4 tỷ bạc mới bị phát hiện. Đến lúc chuyện vỡ lở, ông
giám đốc đành phải tìm cách khắc phục hậu quả dù rất bàng hoàng và đau đớn.
Vấn đề 2: Hậu quả của việc thiếu kiểm soát hoặc kiểm soát không hữu hiệu
Theo chuyên gia tài chính Xvalue vấn đề thường xảy ra trong những doanh
nghiệp không có nội quy quy trình và các thủ tục hoạt động viết thành vǎn bản rõ
ràng, công việc được điều hành theo kiểu lệnh miệng, lúc nhớ thì kiểm tra, lúc
quên lại thôi, các phòng ban trong công ty giẫm chân lên nhau, các bộ phận không

4


có sự thông tin liên lạc với nhau khi có sai sót xảy ra thì bộ phận này đổ lỗi cho bộ
phận kia hoặc người này đẩy trách nhiệm sang người khác
Nghiêm trọng hơn là người đứng đầu công ty cảm thấy không an tâm trong thu
chi tài chính, tình hình thuế, bǎn khoǎn không biết kế toán có làm đúng việc hay

không, hoặc lo lắng hàng bán ra tiền đã thu về đủ hết chưa. một số trương hợp ông
chủ không biết việc kinh doanh của công ty lời lỗ thực hư ra sao dù trên giấy tờ
hợp đồng mua bán vẫn thấy lãi. Thậm chí người đứng đầu có biết về những điểm
bất ổn trong công tác quản trị, kiểm soát yếu bị thất thoát tài sản tiền bạc hoặc
thiếu sự tuân thủ pháp luật. nhưng vì thời gian phần lớn dành cho việc tìm kiếm cơ
hội kinh doanh, phát triển khách hàng nên họ không còn đủ thời gian để kiểm soát
trực tiếp như trước kia nữa…
Vấn đề 3: Nguyên nhân thực trạng thiếu kiểm soát hoặc kiểm soát không hữu
hiệu
Việc xây dựng các qui chế kiểm soát nội bộ phải mất nhiều thời gian và tiền
bạc, trong khi lợi ích thu được chưa thấy được ngay.
Hiện nay ngành ngân hàng Việt Nam đã và đang xây dựng hoàn thiện các qui
chế kiểm soát và đánh giá rủi ro nội bộ, họ còn lập nguyên một phòng kiểm toán
nội bộ và một ban kiểm soát.
2. Trình bày các mục tiêu doanh nghiệp cần cân bằng để phát triển bền vững
mà tác giả nêu trong tình huống và bình luận về quan điểm này
Trong tình huống, tác giả đã cho rằng: “ Để phát triển doanh nghiệp bền vững,
doanh nghiệp cần phải cân bằng cả ba mục tiêu; đó là tăng trưởng, hiệu quả và
kiểm soát một cách đồng bộ” .

5


Tuy nhiên quan điểm này là không chính xác. Mọi doanh nghiệp đều theo đuổi
mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, để đạt được mục tiêu cuối cùng này doanh nghiệp
cần đạt được hai mục tiêu là tăng trưởng và hiệu quả cao, bền vững. Kiểm soát một
cách đồng bộ không thể coi là một mục tiêu để phát triển bền vững. Kiểm soát một
cách đồng bộ chỉ là nội dung, công cụ, phương tiện để đạt được hai mục tiêu tăng
trưởng và hiệu quả ( kiểm soát là nội dung khi đề cập tới nó là một trong năm chức
năng của hoạt động quản trị, kiểm soát là công cụ khi coi vai trò của nó như các

công cụ kế hoạch hóa,…)
Sau đây nhóm sẽ làm rõ hai mục tiêu tăng trưởng và hiệu quả mà doanh nghiệp
cần cân bằng để phát triển bền vững:
Tăng trưởng
Doanh nghiệp là một trong những chủ thể kinh doanh chủ yếu của xã hộimột đơn vị kinh doanh được thành lập để thực hiện hoạt động kinh doanh nhằm
mục đích sinh lời. Vì thế mục tiêu cơ bản của doanh nghiệp là tăng trưởng –tức là
sự tăng lên của yếu tố đầu ra so với đầu vào.
Để doanh nghiệp có được sự tăng trưởng ổn định thì doanh nghiệp cần phải có:
 Những nội quy quy trình và các thủ tục hoạt động viết thành các văn bản rõ
ràng chứ không thể điều hành theo kiểu mệnh lệnh miệng, lúc nhớ thì làm,
quên thì thôi.
 Các phòng ban cần phải có sự liên lạc thông tin, có sự trao đổi qua lại với
nhau để thống nhất trong công việc để khi có thiếu sót hoặc sai sót gì trong
lúc làm việc thì kịp thời sửa chữa.

6


 Các giấy tờ liên quan đến tài chính, thuế cần được kế toán kê khai minh
bạch với ông chủ để tránh việc ông chủ không tin tưởng vào cách làm việc
của kế toán và biết được doanh nghiệp của mình đang hoạt động ra sao.
 Ông chủ cần phải phân bố thời gian hợp lý để có thể theo dõi và kiểm soát
doanh nghiệp 1 cách tốt nhất.
Tóm lại, để doanh nghiệp hoạt động một cách hiệu quả, đem lại lợi nhuận và
sự tăng trưởng tốt nhất thì cần phải thể hiện rõ tư tưởng quản trị và cách kiểm soát
của người đứng đầu, phân chia trách nhiệm và quyền hạn nhất định rõ ràng cho
từng người,các nhà quản trị cấp thấp hiểu rõ được các công việc của mình.Như vậy
thì mới đem lại hiệu quả tốt nhất cho doanh nghiệp.
Hiệu quả
Trong điều kiện kinh tế hiện nay, nền kinh tế nước ta là nền kinh tế thị

trường hội nhập với thế giới thế nên để duy trì và phát triền doanh nghiệp của mình
thì trước hết đòi hỏi các doanh nghiệp phải sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Đây
cũng là vấn đề bao trùm và xuyên suốt, thể hiện trong công tác quản lý bởi suy cho
cùng thì quản lý kinh tế là để đảm bảo tạo ra kết quả và hiệu quả cao nhất trong
quá trình sản xuất kinh doanh. Tất cả những cải tiến, đổi mới về nội dung, phương
pháp, biện pháp áp dụng trong quản lý chỉ thực sự đem lại ý nghĩa khi chúng làm
tăng được hiệu quả kinh doanh, đây không những là thước đo về chất lượng, phản
ánh cách thức tổ chức quản lý kinh doanh mà còn là vấn đề sống còn của doanh
nghiệp.
Doanh nghiệp muốn tồn tại và vươn lên thì đòi hỏi sản xuất kinh doanh phải
có hiệu quả. Hiệu quả trong kinh doanh được đánh giá bằng chỉ tiêu doanh lợi vốn
kinh doanh. Doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả nhất khi đạt được doanh lợi vốn
7


kinh doanh cao nhất có thể. Để đánh giá hiệu quả phải dựa vào tiêu chuẩn hiệu
quả, nếu cao hơn mức trung bình của thị trường, của khu vực mới được coi là có
hiệu quả còn thấp hơn thì không có hiệu quả.
Hiệu quả trong sản xuất kinh doanh càng cao, doanh nghiệp càng có điều
kiện tái sản xuất mở rộng, đầu tư nâng cấp máy móc thiết bị, đổi mới công nghệ
tiên tiến hiện đại. Kinh doanh có hiệu quả là tiền đề nâng cao phúc lợi cho người
lao động, thông qua đó giúp tăng năng suất lao động và lại là điều kiện cho việc
tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh. Như vậy sản xuất có hiệu quả là một mục tiêu
quan trọng của doanh nghiệp.
3. Trình bày các hậu quả mà một doanh nghiệp có thể phải gánh chịu nếu
thiếu kiểm soát hoặc kiểm soát hữu hiệu từ các phân tích của tác giả và có thể
đọc thêm ở các tài liệu khác
Hậu quả trong tình huống:
Trong ví dụ về Công ty đồ hộp Hạ Long lập hồ sơ khống xin hoàn thuế và
trường hợp lập những khoản chi khống mà giám đốc không biết gây ra các hậu quả

như:
 Gây thất thoát tiền bạc, mất niềm tin vào doanh nghiệp
 Không an tâm trong thu chi tài chính, tình hình thuế, bǎn khoǎn không biết
kế toán có làm đúng việc hay không, hoặc lo lắng hàng bán ra tiền đã thu về
đủ hết chưa, không biết việc kinh doanh của công ty lời lỗ thực hư ra sao.
 Thiếu sự tuân thủ pháp luật mà nhà quản lý cũng không biết
Hậu quả chung khi thiếu kiểm soát:
Kiểm soát tuân thủ ( thực hiện kiểm soát luật pháp) :
 Bên ngoài: Nhà nước không nghiêm
 Bên trong: Nội quy, quy chế trong doanh nghiệp không nghiêm
Kiểm soát tài chính:
 Thất thoát tiền bạc cũng không biết
8


 Không đánh giá chuẩn xác hiệu quả hoạt động của công ty trong các giai
đoạn và không biết có được điều chỉnh kịp thời hay không?
Kiểm soát hoạt động :
 Không biết chiến lược, kế hoạch đúng hay sai => không đạt được mục tiêu
đề ra
 Không kiểm soát được việc phân bổ nguồn lực đúng không => không điều
chỉnh được việc phân bổ nguồn lực => không đạt được mục tiêu tăng trưởng
hiệu quả
 Không kiểm soát được hoạt động điều hành hàng ngày đúng hay không =>
không đạt được mục tiêu tăng trưởng
 Không kiểm soát được hoạt động lãnh đạo, không biết có khuyến khích được
nhân viên hay không, không giải quyết được xung đột => Không đạt được
mục tiêu tăng trưởng và hiệu quả
 Không biết được hoạt động kiểm soát được thực hiện ra sao
4. Trình bày nguyên nhân của thực trạng thiếu kiểm soát hoặc kiểm soát

không hữu hiệu từ tình huống và đọc thêm ở các tài liệu khác.
Nguyên nhân
Thành ngữ Việt Nam có câu “Mất bò mới lo làm chuồng” để chỉ những trường
hợp không biết lo xa, không phòng bị trước, đến khi chuyện xảy ra, gây hậu quả
mới vội vàng tìm cách để phòng tránh và chữa trị. Ví dụ như trường hợp người
nông dân nuôi bò nhưng không làm chuồng, ban đêm trộm vào dắt con bò đi, hôm
sau người nông dân thấy bò đã bị mất. Người nông dân mất đi con bò đồng nghĩa
với việc mất đi một sản nghiệp của gia đình, khi đó mới hối hận “biết thế mình làm
chuồng sớm hơn”. Từ câu thành ngữ trên, chúng ta thấy được rằng từ xa xưa ông
cha ta đã sớm nhận thức về kiểm soát, cũng như việc xây dựng các hệ thống, công
cụ kiểm soát để phòng bị.

9


Thực trạng khá phổ biến hiện nay là phương pháp quản lý của nhiều công ty
còn lỏng lẻo, khi các công ty nhỏ được quản lí theo kiểu gia đình, còn các công ty
lớn lại phân quyền điều hành cho cấp dưới mà thiếu sự kiểm tra đầy đủ. Có rất ít
doanh nghiệp quan tâm đến việc xây dựng các nội quy, quy chế làm việc, quy tắc
ứng xử, đạo đức nghề nghiệp, quy trình làm việc theo từng khâu nghiệp vụ chuyên
môn, việc phân công nhiệm vụ quyền hạn cho từng bộ phận, phòng ban cũng chưa
cụ thể, rõ ràng.
Một số nguyên nhân khiến hệ thống kiểm soát chưa thật sự hiệu quả trong các
doanh nghiệp vừa và nhỏ:
Nguyên nhân đầu tiên, được coi là nguyên nhân gốc là coi thường hoạt động
quản trị nói chung và coi thường hoạt động kiểm soát nói riêng, từ nguyên nhân
gốc này mới dẫn đến những nguyên nhân khác:
 Tổ chức bộ phận kiểm soát mang tính hình thức, hầu như không hoạt động
 Người đứng đầu chưa thực sự tuân thủ các quy tắc, nội quy, quy chế trong
hoạt động kiểm soát.

 Hoạt động kiểm soát chưa diễn ra như mong muốn, còn lỏng lẻo, chưa kịp
thời phát hiện những sai sót, và chưa có kế hoạch dự phòng để khắc phục
những sai phạm trong quá trình thực hiện kiểm soát.
 Các thành viên trong tổ chức chưa nhận thức rõ tầm quan trọng của hệ thống
kiểm soát nội bộ hoặc chưa xây dựng riêng mình một hệ thống kiểm soát nội
bộ hữu hiệu. Ví dụ, ban giám đốc chưa nhận thức được thế nào là tầm quan
trọng của liêm chính và đạo đức nghề nghiệp, về việc tổ chức bộ máy hợp lí,

10


về việc phân công, ủy nhiệm, giao việc rõ ràng, về việc phải ban hành văn
bản nội quy, quy chế, quy trình sản xuất kinh doanh.
 Các yếu tố bên trong: đó là sự quản lí thiếu minh bạch, không coi trọng đạo
đức nghề nghiệp. Chất lượng cán bộ thấp, sự cố hỏng hóc của hệ thống
thông máy tính, của trang thiết bị, hạ tầng cơ sở. Tổ chức và cơ sở hạ tầng
không thay đổi kịp với sự thay đổi, mở rộng của sản xuất. Chi phí cho quản
lí và trả lương cao, thiếu sự kiểm tra, kiểm soát thích hợp hoặc do xa công ty
mẹ hoặc do thiếu quân tâm từ các nhà đầu tư.
 Các yếu tố bên ngoài: đó là những tiến bộ công nghệ làm thay đổi quy trình
vận hành, thay đổi thói quen của người tiêu dùng về các sản phẩm và dịch
vụ. Xuất hiện yếu tố cạnh tranh không mong muốn tác động đến giá cả và thị
phần. Sự ban hành của một đạo luật hay chính sách mới cũng ảnh hưởng đến
hoạt động của tổ chức.
 Yếu tố giám sát và thẩm định: Các tổ chức chưa có quá trình theo dõi và
đánh giá chất lượng thực hiện việc kiểm soát hoạt động cụ thể, chưa được
triển khai điều chỉnh khi môi trường thay đổi hay cải thiện khi có khiếm
khuyết. Ví dụ: mức độ rà soát và báo cáo về chất lượng chưa thường xuyên
dẫn đến hiệu quả hoạt động của hệ thống kiểm soát kém, chưa có sự đánh
giá và theo dõi sát sao việc ban lãnh đạo cũng như nhân viên có tuân thủ các

chuẩn mực ứng xử của công ty hay không.
Giải pháp nâng cao tính hiệu quả của kiểm soát:
 Phải xây dựng, xác định nhiệm vụ, trách nhiệm, quyền hạn của bộ phận
kiểm soát cũng như các bộ phận khác liên quan đến hoạt động kiểm soát
một cách rõ ràng, cụ thể, đảm bảo tính cân xứng với nhau.
11


 Trong tổ chức hoạt động người đứng đầu phải triệt để tuân thủ các nội quy,
quy chế kiểm soát
 Kiểm soát phải diễn ra đúng như mong muốn, kiểm soát định kỳ, đột xuất
phải thực hiện rất chặt chẽ, luôn luôn kịp thời phát hiện và có những kiến
nghị cần thiết
 Hoạt động kiểm soát chỉ có thể có kết quả như ý muốn khi được tiến hành
phù hợp với đối tượng. Đối tượng nào thì phải có hình thức kiểm soát đối
với đối tượng ấy, phải xác định đúng nội dung, tiêu chuẩn, phương pháp
đánh giá. Quy mô, môi trường kinh doanh khác nhau thì chất lượng, nội
dung, tiêu chuẩn, phương pháp kiểm soát cũng phải khác nhau.
 Phải đảm bảo tính linh hoạt, đây là điều kiện đảm bảo kết quả và hiệu quả
của kiểm soát. Cần sử dụng kết hợp hai hình thức kiểm soát định kì và bất
thường.
 Đảm bảo tính lường trước, đó chính là việc hướng vào kiểm soát tương lai,
sử dụng các tiêu chuẩn đánh giá định hướng tương lai, sử dụng phương
pháp thu thập, xử lý và sử dụng số liệu đảm bảo độ tin cậy.
 Tập trung vào những điểm thiết yếu, tập trung kiểm soát, vấn đề quan trọng
nhất, có ý nghĩa nhất, giúp giảm nhẹ khối lượng công việc kiểm soát , đem
lại kết quả và hiệu quả cao. Tiếp theo là tập trung vào các nhân tố môi
trường kinh doanh, gây tác động mạnh, có sự biến động chệch đáng kể khỏi
xu thế dự đoán.


12


 Phân định quyền hạn, trách nhiệm và nghĩa vụ rõ ràng, đầy đủ, tách biệt
giữa các chức năng, ngăn ngừa các gian lận, sai sót. Doanh nghiệp cũng
phải ban hành văn bản quy định rõ ràng.
 Kiểm soát chặt chẽ hệ thống chứng từ và sổ sách: doanh nghiệp cần thiết
phải lưu giữ các chứng từ dưới dạng văn bản, quy định cụ thể về thời gian
lập chứng từ, luân chuyển từ giữa các bộ phận có trách nhiệm liên quan,
lưu trữ dữ liệu để đề phòng các rủi ro.
 Kiểm soát xâm nhập bảo vệ phần cứng và phần mềm: mã hóa dữ liệu, hạn
chế tiếp cận tài sản, kiểm kê tài sản định kì.
 Kiểm soát truy cập hệ thống: giới hạn quyền truy cập đối với từng người sử
dụng, mỗi người chỉ được truy cập vào phần dữ liệu, hệ thống liên quan
đến chức năng và nhiệm vụ mà họ được cấp quyền sử dụng

13



×