Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Phân tích thực trạng những vấn đề đặt ra và giải pháp phát triển báo chí điều tra ở các cơ quan báo chí nước ta hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.97 KB, 17 trang )

NỘI DUNG
I. Thực trạng một số vấn đề đặt ra đối với báo chí điều tra ở
nước ta
1. Vấn đề đạo đức nhà báo điều tra
Hoạt động báo chí là một hoạt động truyền thông đại chúng. Sản
phẩm, tác phẩm báo chí được tạo ra là để chuyển tải tới công chúng những
thông tin thời sự về các sự kiện, vấn đề, sự vật, hiện tượng, con người xảy
ra hàng ngày, hàng giờ trong đời sống xã hội.
Mục đích của tác phẩm báo chí là đem lại giá trị thông tin cho công
chúng xã hội, do đó, đảm bảo tính thông tin là chức năng quan trọng đầu
tiên của một tác phẩm báo chí. Để đạt được hiệu quả thông tin, một tác
phẩm báo chí phải đạt các tiêu chí như: mới, thời sự, cập nhật; chân thực,
khách quan; có ý nghĩa xã hội, mang lại giá trị giáo dục và nhân
văn… Ngoài ra, tác phẩm báo chí còn phải đảm nhiệm các chức năng xã
hội khác như: định hướng dư luận xã hội; giám sát, quản lý và phản biện
xã hội; giáo dục và giải trí.
Các nhà báo chuyên nghiệp đều phải tuân thủ các bước tiến hành cơ
bản trong quy trình sáng tạo một tác phẩm báo chí là: Nghiên cứu, thâm
nhập thực tiễn, phát hiện đề tài; Thu thập thông tin, dữ liệu; Thể hiện tác
phẩm; Tự biên tập tác phẩm; Tổ chức tác phẩm trên sản phẩm báo chí,
phát tán thông tin; Theo dõi, nắm bắt và xử lý thông tin phản hồi.
Khi sáng tạo tác phẩm báo chí, những yêu cầu về năng lực chuyên
môn của nhà báo luôn phải gắn với những chuẩn mực về đạo đức nghề
nghiệp. Điều này được thể hiện trong từng bước tiến hành sáng tạo một tác
phẩm báo chí. Có như vậy, tác phẩm báo chí mới đem lại những giá trị đích
thực cho công chúng xã hội. Tuy nhiên, trong thực tế hoạt động báo chí
hiện nay, không phải lúc nào các nhà báo cũng thực hiện tốt được những
yêu cầu này, do đó đã làm ảnh hưởng đến giá trị thông tin của các tác phẩm


báo chí và lớn hơn là làm mất niềm tin của công chúng đối với báo chí.


Nguyên nhân chính của vấn đề này, đó chính là sự vi phạm đạo đức nghề
nghiệp của nhà báo ở từng khâu trong quy trình sáng tạo tác phẩm báo chí.
Tuy nhiên, hiện nay, một bộ phận nhà báo đã có biểu hiện vi phạm
đạo đức nghề nghiệp trong quy trình sáng tạo tác phẩm báo chí:
Thứ nhất, nhà báo không nghiên cứu, thâm nhập thực tiễn để phát
hiện đề tài sáng tạo tác phẩm báo chí mà chỉ sao chép, bịa đặt thông tin, hư
cấu chi tiết trong tác phẩm, dẫn tới gây hậu quả xấu cho dư luận xã hội.
Điều này đặc biệt nghiêm cấm trong báo chí điều tra, khi mà tôn chỉ
của nó là phải đưa sự thật lên trên hết, phơi bày sự thật trước công chúng.
Thứ hai, tác phẩm báo chí sai số liệu, nhầm lẫn thông tin, nhà báo bị
kiện – lỗi vi phạm đạo đức nghề nghiệp của nhà báo trong sử dụng các
phương pháp thu thập thông tin, dữ liệu.
Trong thực tiễn hoạt động báo chí ở nước ta hiện nay, vẫn còn những
phóng viên, cộng tác viên thể hiện sự yếu kém trong kỹ năng thu thập
thông tin, dữ liệu sáng tạo tác phẩm báo chí. Các nhà báo không chuyên
hoặc mới vào nghề thường lúng túng về vấn đề này. Ngay cả những nhà
báo có tuổi nghề cao, nếu không “thuộc bài” phương pháp thu thập thông
tin, dữ liệu cũng dễ bị lúng túng. Trong thực tế hoạt động báo chí mà có
nhiều nhà báo không “thuộc bài” phương pháp thu thập thông tin, dữ liệu,
chắn chắn thông tin trong các tác phẩm của họ sẽ hời hợt, nông cạn, thậm
chí là sai lệch, bịa đặt, vi phạm đạo đức nghề nghiệp.
Thứ ba, để có một sản phẩm báo chí chất lượng cao, ngoài việc
phóng viên, cộng tác viên sáng tạo ra các tác phẩm hấp dẫn thì những
người chịu trách nhiệm tổ chức chúng trên các sản phẩm phải thực sự công
tâm, có đạo đức nghề nghiệp cao cả. Nếu chỉ vì lợi ích cá nhân, nhóm hoặc
vì mục đích thương mại mà coi nhẹ các chức năng, nguyên tắc hoạt động
của báo chí, thì việc tổ chức tác phẩm báo chí trên sản phẩm báo chí của
nhà báo đã vi phạm pháp luật và đạo đức nghề nghiệp báo chí.
2



Trong bối cảnh của cơ chế thị trường hiện nay, vấn đề đạo đức nhà
báo đang nổi lên như một trong những vấn đề rất đáng quan tâm, đặc biệt là
đối với những người viết điều tra, phóng sự. Sự trung thực, tinh thần dũng
cảm đấu tranh với cái xấu xái ác, cái tiêu cực để bênh vực lẽ phải, bênh vực
người tốt, sự công bằng cũng phải được coi là những yêu cầu không thể
thiếu được đối với các nhà báo nói chung, đặc biệt là những nhà báo viết
điều tra.
Nếu điều tra phát hiện và ủng hộ nhân tố mới, nhà báo rất cần bản
lĩnh nghề nghiệp, thì khi làm điều tra chống tiêu cực càng cần bản lĩnh
vững vàng. Đã có không ít nhà báo vấp ngã, hơn thế đã có cả quan chức
báo chí bị tội phạm mua chuộc, bán rẻ lương tâm và công lý vì bản lĩnh
thiếu vững vàng.
2. Năng lực của nhà báo
Điều tra là một thể loại khó mà không phải nhà báo nào cũng có thể
thực hiện được.
Trong quá trình hoạt động viết điều tra, người phóng viên phải có
khả năng vận dụng các phương pháp công tác một cách linh hoạt như:
phỏng vấn, quan sát, nghiên cứu tài liệu, phân tích, tổng hợp, so sánh, đổi
chiều... Người viết điều tra phải lăn lộn với thực tế, phải gặp nhiều người
để hỏi, để quan sát.
Vấn đề kiến thức và vốn sống, kinh nghiệm hành nghề của nhà báo
điều tra luôn được đặc biệt coi trọng. Qua bài điều tra, người “cao tay” sẽ
gieo được vào lòng người đọc, người nghe cái chất nhân văn thuyết phục.
Tính chiến đấu của báo chí được thể hiện ở giá trị nhân văn cao đẹp này
chứ không phải thể hiện ở thái độ “đao to, búa lớn” của người viết.
Yêu nghề - cũng được coi là yếu tố tiên quyết đối với những nhà báo
viết bài điều tra. Thể loại điều tra đòi hỏi phải tốn rất nhiều thời gian, công
sức, thậm chí có khi rất nguy hiểm, đôi khi phải đánh đổi cả mạng sống vì
3



các vấn đề tiêu cực trong xã hội hiện nay đang ngày càng nhiều và đây là
một đề tài hết sức nhạy cảm của xã hội, để tiếp cận được nó yêu cầu nhà
báo phải thâm nhập vào thực tế, tiếp xúc với nhiều thành phần của xã hội
để khai thác thông tin. Cái khó của người viết điều tra chính là làm thế nào
để tiếp cận được sự thật thông qua các nguồn thông tin chính xác, làm thế
nào để nhận rõ bản chất vấn đề và cuối cùng là thể hiện bài viết sao cho có
phong cách, mới mẻ, hấp dẫn.
Những đề tài điều tra về các hiện tượng tiêu cực trong xã hội có 3
nguồn cung cấp thông tin chính: thứ nhất là các nguồn tin tự thu thập được
của bản thân mỗi nhà báo, thứ hai dựa vào các mối quan hệ xã hội của bản
thân nhà báo từ các nơi, thứ ba là thông tin từ đường dây nóng. Trong 3
nguồn cung cấp thông tin trên thì nguồn cung cấp thông tin từ đường dây
nóng là chủ yếu.
Hiện nay mức chi trả của cơ quan báo chí cho những phóng viên, nhà
báo là không tương xứng với khả năng, công sức mà họ đã bỏ ra. Thậm chí
có nhiều khoản chi phí phát sinh trong quá trình điều tra mà cũng không thể
thanh toán với cơ quan. Vì thế, nếu nhà báo không có bản lĩnh vững vàng
và lòng yêu nghề thì rất dễ sa ngã và khó thoát khỏi những cám dỗ về vật
chất.
Nếu như nghề báo là một nghề nguy hiểm thì việc viết điều tra là
nguy hiểm hơn cả. Vì lúc này, sự thật còn chưa bị phơi bày và đối tượng
được điều tra rất cần đến sự im lặng của nhà báo. Cái nguy hiểm đầu tiên là
mình phải đối mặt với những cám dỗ vật chất. Trong khi những thành phần,
thế lực mà mình điều tra rất đông đảo, họ có mối quan hệ chặt chẽ với
nhau, thậm chí cả với cán bộ, công an điều này rất nguy hiểm đối với bản
thân phóng viên. Trong một số trường hợp, nếu manh động nhà báo có thể
bị đe dọa, bị trả thù thậm chí là bị “xử”. Vì thế, nhà báo phải biết vượt qua
chính mình, phải rèn luyện để có đủ bản lĩnh và niềm đam mê đi tìm sự

thật, đưa sự thật ra ánh sáng.
4


3. Pháp luật bảo vệ nhà báo điều tra
Báo chí điều tra khó ở chỗ là khó phát hiện vì người ta luôn luôn
muốn che giấu những câu chuyện mà chúng ta muốn điều tra, chúng ta
muốn đưa ra sự thật. Cái khó thứ hai là chúng ta khó thực hiện việc điều
tra, vì chúng ta không thể thực hiện nghiệp vụ điều tra như là cảnh sát thực
hiện nghiệp vụ hay là tác nghiệp như đối với những đề tài báo chí bình
thường. Điều tra thì hoàn toàn khác, chúng ta phải làm theo một nghiệp vụ
khác, mà nghiệp vụ đó thậm chí còn mang màu sắc của những cơ quan điều
tra chuyên nghiệp chứ không phải chỉ là những nhà báo đi điều tra một
cách nghiệp dư. Và cái khó thứ ba là nếu chúng ta phát hiện được đề tài
điều tra rồi, chúng ta thực hiện một bài điều tra rồi thì chưa chắc chúng ta
đã đăng tải được bài điều tra đó. Vì khi chúng ta thực hiện một bài điều tra
thì chúng ta ‘động’, mà khi chúng ta ‘động’ như vậy thì nguy cơ bị tác
động, nguy cơ bị can thiệp và nguy cơ bị dừng bài điều tra trước khi bài
điều tra đó lên mặt báo. Như vậy, chúng ta vừa phải đối mặt với việc khó
phát hiện đề tài, vừa đối mặt với chuyện khó thực hiện điều tra, vừa đối mặt
với chuyện là khó đăng tải bài điều tra, nhưng báo chí vẫn quyết tâm điều
tra.
Đó là chưa kể khi chúng ta thực hiện bài điều tra thì rủi ro rất cao, rủi
ro cao từ cả phía phóng viên vì phóng viên đi làm điều tra thì rất chuyên
nghiệp, các anh chị cũng biết sự nguy hiểm của các phóng viên đi làm điều
tra rồi. Thứ hai là rủi ro cao cho cả Tổng biên tập. Tổng biên tập khi quyết
định đăng các bài điều tra như vậy thì tất nhiên sẽ phải đối mặt với những
thách thức về sức mạnh chính trị đối với Tổng biên tập. Để đưa ra quyết
định đăng hay không đăng bài điều tra đó, và đăng bài điều tra đó ở mức độ
nào là bản lĩnh của Tổng biên tập, chứ không phải chỉ là kinh nghiệm về

nghề nghiệp.

5


Nhưng nếu làm được các bài điều tra thì chúng ta biết rằng báo chí sẽ
làm trong sạch xã hội và làm sáng tỏ những điều mà người ta che dấu rất có
hại cho xã hội, và làm được bài điều tra cũng sẽ chứng minh được đẳng cấp
của những tờ báo và chứng minh được thương hiệu của tờ báo đó với bạn
đọc.
Báo chí điều tra được coi là “búa tạ” thúc đẩy tính chiến đấu của tờ
báo. Báo chí điều tra đáp ứng nhu cầu thông tin minh bạch, khách quan của
công chúng, tiềm ẩn sức mạnh có thể tạo nên sự tác động mạnh mẽ nhiều
mặt đến đời sống xã hội. Hoạt động báo chí điều tra được coi là một bộ
phận cấu thành những nỗ lực chung của báo chí và toàn xã hội chống tham
nhũng, lãng phí, gian lận thương mại, ngăn ngừa các loại tội phạm. Mọi
hành vi phạm pháp được công khai hóa, giúp cho việc xử lý nghiêm khắc,
khách quan, công bằng, làm trong sạch và lành mạnh môi trường xã hội.
Hoạt động báo chí điều tra là hoạt động nghiệp vụ đặc thù được quan tâm
đặc biệt trong hệ thống thông tin báo chí hiện nay. Một thực trạng về báo
chí Việt Nam hiện nay, một số nhà báo đối mặt với nguy hiểm, chịu áp lực
để viết bài điều tra. Họ cần được pháp luật bảo vệ khi tác nghiệp, vì lợi ích
công. Họ cần được sự hỗ trợ từ các cơ quan chức năng, từ ban biên tập,
được đầu tư nghiệp vụ tốt hơn để bảo đảm sự chính xác, khách quan trong
bài viết, tránh sai sót đáng tiếc.
Trong một bài viết của nhà báo Mai Phan Lợi (Báo Pháp luật TP. Hồ
Chí Minh) đề cập tới sự mâu thuẫn về mặt pháp lý giữa nghĩa vụ và quyền
lợi của nhà báo khi tác nghiệp:
“Tại Điều 2 Luật Báo chí nêu rõ: “Báo chí, nhà báo hoạt động
trong khuôn khổ pháp luật và được Nhà nước bảo hộ; không một tổ chức,

cá nhân nào được hạn chế, cản trở báo chí, nhà báo hoạt động đúng pháp
luật”.
Tuy nhiên trên thực tế, quy định tiến bộ nói trên không được chấp
hành một cách nghiêm túc mà lý do chủ yếu là quy định nói trên thiếu chế
6


tài pháp lý. Mặc dù Nghị định 56 về xử phạt hành chính trong lĩnh vực văn
hóa thông tin có đề cập, song chưa có bất cứ một vụ việc cản trở, hành
hung nhà báo nào bị xử lý hành chính theo Nghị định 56 được công bố.
Trong khi đó thống kê trong ba năm gần đây, số vụ nhà báo bị cản trở,
hành hung khi tác nghiệp gia tăng rất mạnh, cả về số vụ và tính chất vi
phạm.
Đó là về hành chính. Còn về hình sự thì có rất ít vụ việc được xét xử
ở tòa án. Chỉ có vài vụ là có khởi tố vụ án (về hành vi cố ý gây thương tích
hoặc gây rối trật tự công cộng), nhưng sau đó là đình chỉ vì nhiều lý do
(như không tìm ra thủ phạm, hành vi được đánh giá là ít nghiêm trọng,
đương sự chấp nhận thỏa thuận đền bù….). Chưa có bất cứ vụ việc cản
trở, hành hung nhà báo (đang tác nghiệp) nào được xử lý theo tội danh
“Chống người thi hành công vụ” (quy định tại điều 257 BLHS).
Gần đây dư luận hết sức bức xúc với việc công an huyện Cao Lộc,
Lạng Sơn ra quyết định không khởi tố vụ án “cố ý gây thương tích” đối vụ
việc nhà báo Trần Thế Dũng (Báo Người Lao Động) bị đánh dã man khi
đang điều tra về đường dây nhập lậu gia cầm. Việc ra quyết định này căn
cứ theo kết quả giám định thương tích của nhà báo Dũng chỉ bị tổn hại
2%, chưa đủ 11% như cấu thành tội “Cố ý gây thương tích” quy định tại
Điều 104 BLHS.
Theo thống kê của Hội Nhà báo Việt Nam, các vụ việc đã được khởi
tố cũng chủ yếu căn cứ vào tỷ lệ thương tích của nhà báo khi bị hành hung,
nếu đạt 11% trở lên thì cơ quan tố tụng mới ra quyết định khởi tố để điều

tra. Tiền lệ trong vận dụng pháp luật của các cơ quan tố tụng đã thể hiện
quan điểm: nhà báo cũng chỉ được luật pháp bảo vệ như người dân bình
thường, dù là họ bị cản trở, hành hung khi đang tác nghiệp!
Quan điểm chúng tôi cho rằng, nhà báo khi đang tác nghiệp công
khai phải được bảo vệ theo điều 257 BLHS, tức là các hành vi cản trở,
hành hung phải được khởi tố theo tội danh “Chống người thi hành công
7


vụ”. Việc xử lý cứng nhắc căn cứ theo tỷ lệ thương tật là vận dụng chưa
đúng, gây thiệt thòi kéo dài cho các nhà báo và ảnh hưởng rất lớn đến hoạt
động tư tưởng của Đảng”.
Như vậy, quyền lợi của nhà báo khi hoạt động tác nghiệp báo chí
điều tra hiện nay vẫn chưa được bảo đảm bằng pháp luật. Nhà báo bắt buộc
phải tự bảo vệ bản thân mình trong hoạt động điều tra.
Vụ việc nhà báo Đỗ Doãn Hoàng bị các đối tượng hành hung dã man
ngày 24/3/2016, một lần nữa gióng lên hồi chuông cảnh báo về sự manh
động, coi thường pháp luật của những đối tượng gây án và cũng cho thấy
sự nguy hiểm trong quá trình tác nghiệp của các nhà báo. Quốc hội đang
thảo luận về dự án Luật Báo chí (sửa đổi). Trong đó, nhiều đại biểu đề nghị
chuyển một khoản ở điều quy định về quyền và nghĩa vụ của nhà báo sang
điều cấm là “nhà báo được pháp luật bảo hộ trong hoạt động nghề nghiệp,
không ai được đe dọa, cản trở nhà báo hoạt động đúng pháp luật”.
Về cơ chế bảo vệ nhà báo, phóng viên, Luật Báo chí hiện hành và dự
thảo Luật đều quy định: nhà báo “được pháp luật bảo hộ trong hoạt động
nghề nghiệp. Không ai được đe doạ, uy hiếp tính mạng, xúc phạm danh dự,
nhân phẩm của nhà báo, phá huỷ, thu giữ phương tiện, tài liệu, cản trở nhà
báo hoạt động nghề nghiệp đúng pháp luật”.
Ngoài ra, Bộ luật Dân sự, Bộ luật Hình sự cũng đã quy định hình
thức xử phạt đối với những hành vi cản trở nhà báo tác nghiệp như hành

hung hay làm thiệt hại tài sản của nhà báo; Nghị định 159-2013-NĐ- CP đã
quy định mức xử phạt hành chính cụ thể trong hoạt động báo chí.
Có thể khẳng định rằng, lực lượng báo chí ở nước ta hiện nay có vai
trò hết sức quan trọng, là kênh thông tin hiệu quả trên mặt trận phòng,
chống tiêu cực, tham nhũng và các hành vi vi phạm pháp luật. Các phóng
viên khi tác nghiệp, đưa tin trong lĩnh vực này, họ xứng đáng được hưởng
sự quan tâm bảo vệ của nhà nước để họ có động lực tiếp tục đấu tranh bằng
vũ khí riêng của mình, góp phần vì sự bình yên của nhân dân.
8


Tuy nhiên, nhà báo bị tấn công, hành hung khi tác nghiệp đã và đang
diễn ra phức tạp, có chiều hướng gia tăng hiện nay, như vụ việc nhà báo Đỗ
Doãn Hoàng bị các đối tượng hành hung dã man vừa qua. Và trước đây đã
từng xảy ra các trường hợp hành hung nhà báo như vụ việc 2 phóng viên
của Báo Giao thông bị hành hung khi tác nghiệp tại cầu Tăng Long,
phường Long Trường, quận 9, TP.HCM, vụ hành hung 02 nhà báo tại Văn
Giang, Hưng Yên và rất nhiều vụ việc hành hung nhà báo đã từng diễn ra
với mục đích của các đối tượng xấu là trả thù, ngăn chặn các nhà báo đưa
ra ánh sáng các vụ việc tiêu cực, tham nhũng hoặc các hành vi vi phạm
pháp luật… để các đối tượng đó chịu các chế tài và bị sự trừng phạt của
pháp luật.
Nhiều câu hỏi được dư luận đặt ra là nếu không có các biện pháp hữu
hiệu, đặc biệt là các hành lang pháp lý vững mạnh thì việc hành hung nhà
báo sẽ tiếp tục diễn ra.
Còn các nhà báo từng gặp nạn nói rằng khi bị hành hung thì đau đớn
về thể xác đối với họ chỉ một phần, nỗi đau lớn hơn là không được bảo vệ
theo đúng nghĩa “thượng tôn pháp luật”.
Mỗi thành công của bài điều tra đều gắn liền với mồ hôi, nước mắt
và đôi khi là cả máu của nhà báo. PGS.TS Huỳnh Ngọc Sơn nhận định, tính

nguy hiểm của nghề báo rất cao. Vì vậy, nhà báo làm về mảng điều tra cần
có chế độ phù hợp. Đó cũng là sự đánh giá công bằng cho sự hy sinh thầm
lặng của nhà báo. Và ngoài chế tài và sự bảo vệ của pháp luật, mỗi tòa soạn
cần có sự động viên kịp thời để thắp và giữ được ngọn lửa nhiệt huyết với
nghề của mỗi nhà báo để họ không thấy đơn độc trên con đường tác nghiệp
với khó khăn chồng chất, nguy hiểm rập rình.
Hiện nay, hầu hết nhà báo Việt Nam đều phải đối mặt với nguy hiểm,
áp lực để viết bài điều tra với nghiệp vụ không khác gì báo chí quốc tế. Họ
đã góp phần đưa ra ánh sáng nhiều việc có lợi ích công như chống tội
phạm, giang hồ có tổ chức, các hành vi tham nhũng tiêu cực, bảo vệ an
9


toàn sức khoẻ, môi trường với người dân. Vì thế, các nhà báo cần được
pháp luật bảo vệ khi hành động vì lợi ích công.
II. Kết quả khảo sát trên một số ấn phẩm của các cơ quan báo chí ở
nước ta
Theo Giáo trình Báo chí điều tra (PGS, TS. Đỗ Thị Thu Hằng), khái
niệm điều tra được viết như sau: “Điều tra là thể loại tác phẩm báo chí
phản ánh những sự việc, hiện tượng, con người trong “hoàn cảnh có vấn
đề”, những thông tin có nhiều uẩn khúc, nhiều mâu thuẫn, thường không
có sẵn lời giải đáp từ các cơ quan công quyền hoặc cơ quan chuyên môn,
qua sự phân tích, lý giải, lần tìm chứng cứ làm sáng tỏ nguyên nhân, kết
quả hoặc chiều hướng phát triển của sự việc, hiện tượng và con người đó”.
Qua khảo sát trên một số tờ báo lớn ở nước ta, có thể rút ra một vài
kết luận như sau:
- Ở báo chí nước ta, nhiều tác phẩm phóng sự có tính điều tra nhưng
đôi khi tính điều tra vẫn chưa được thể hiện một cách rõ nét.
Kết cấu một bài điều tra phải đầy đủ ba yếu tố: thực trạng- nguyên
nhân- giải pháp. Với mỗi vấn đề cụ thể thì việc thể hiện ba yếu tố trên có

khác nhau. Có bài viết cần đưa ra thực trạng trước, sau đó phân tích nguyên
nhân rồi cuối cùng phải đề xuất được các giải pháp khắc phục. Có bài điều
tra thì đưa ra thực trạng và đề xuất giải pháp luôn hoặc lồng ghép vào trong
từng ý tứ của bài…
Tuy nhiên, hiện nay, nhiều tác phẩm đã chỉ ra được sự việc, hiện
tượng, con người trong “hoàn cảnh có vấn đề” nhưng chưa đi sâu phân tích
cũng như có những chi tiết còn bỏ ngỏ và không thể giải quyết, cũng như
chưa đem lại những kết quả hay sự thay đổi tích nào sau tác phẩm.
- Thể loại điều tra xuất hiện nhiều các báo Lao động, An ninh thủ đô,
Công an nhân dân, Tiền phong, Tuổi trẻ…

10


Có thể thấy, số lượng cơ quan báo chí tập trung phát triển thể loại
điều tra không nhiều.
Như nhà báo Nguyễn Quang Anh - một cây bút điều tra trẻ (Báo
Công an nhân dân) chia sẻ: “Duy trì mục phóng sự điều tra trên báo luôn
luôn là một điều khó khăn. Vì người viết phóng sự không nhiều, trong khi
các tờ báo lực bất tòng tâm trong việc nuôi các cây viết phóng sự. Nuôi
một cây viết phóng sự là chấp nhận họ không làm tin bài cập nhật, họ
không có định mức theo chỉ tiêu ăn lương, thậm chí họ viết được hay không
là do ngẫu hứng, do cuộc sống va đập vào họ có nảy ra cảm xúc hay
không… Trong thời buổi cạnh tranh thông tin này, ít tờ báo nuôi các cây
viết điều tra.
Khi không nuôi dưỡng các cây phóng sự điều tra một cách có ý thức
thì sẽ gây ra mấy điều nguy hiểm sau: Mục phóng sự của tờ báo đó sẽ bị
ăn đong, khi nào cộng tác viên gửi đến thì mới có phóng sự để đăng, tự
nhiên thể loại phóng sự điều tra trên báo không được tôn vinh nữa.
Còn phóng viên hầu hết chạy theo thời sự và các sự việc vụn vặt, đến

lúc họ đá vào phóng sự điều tra là hầu hết họ viết ẩu, viết vội, ẩu với vội
sinh ra không chau chuốt, thế thì không còn là phóng sự điều tra nữa rồi.
Nhiều lắm nó trở thành bài điều tra đánh đấm!
Thứ ba, khi anh không nuôi dưỡng cây viết phóng sự điều tra thì dù
người viết có năng khiếu, có tài đến mấy, rồi họ cũng hết vốn, hết đề tài
tâm đắc mà mai một đi thôi. Người viết phóng sự điều tra bao giờ cũng
phải có điểm dừng để nạp kiến thức, nạp cảm xúc, nạp đề tài và nạp cách
nhìn vấn đề cho “cao tay” hơn. Mất điều đó, là bi kịch đáng tiếc cho
những người làm phóng sự điều tra trẻ như chúng tôi”.
Mặc dù vậy, báo chí điều tra vẫn luôn là mối quan tâm của các cơ
quan báo chí, vì thể loại này đem đến uy tín cũng như sức nặng của tờ báo,
thể hiện tính chiến đấu của báo chí.

11


- Hầu như tất cả các tờ báo địa phương đều rất hiếm khi xuất hiện thể
loại điều tra.
III. Giải pháp phát triển báo chí điều tra ở các cơ quan báo chí nước ta
hiện nay
Có nhiều ý kiến cho rằng, vài năm gần đây thể loại điều tra trên báo
chí Việt Nam đang “chùng xuống”, giảm cả số lượng bài điều tra, giảm quy
mô và tính chất các vụ việc điều tra và những ý kiến này cũng đưa ra
nguyên nhân về sự “chùng xuống” của báo chí điều tra, đó là do từ năng
lực của chính nhà báo, từ môi trường chính trị – xã hội. Lý giải vấn đề này,
đại diện lãnh đạo Hội Nhà báo Việt Nam cho rằng: Báo chí điều tra tăng
sức sống, tăng sức chiến đấu cho báo chí. Đời sống kinh tế xã hội của đất
nước – trong bối cảnh cơ chế thị trường và hội nhập quốc tế không ngừng
phát triển. Lẽ đương nhiên, báo chí điều tra càng có đất sống. Nếu có sự
“chùng xuống”, phải chăng tính chuyên nghiệp của người làm báo chí điều

tra chưa cao, môi trường pháp lý chưa thuận lợi? Người viết thể loại điều
tra có kiến thức và phương pháp làm việc chuyên nghiệp; bút sắc lòng
trong, tác nghiệp đúng pháp luật, không vụ lợi, ngòi bút trung thực, khách
quan, vì lợi ích của đất nước, của nhân dân. Người phụ trách có năng lực
nghiệp vụ giỏi, có đạo đức nghề nghiệp trong sáng, am hiểu luật pháp,
quyết đoán, dám làm dám chịu trách nhiệm cùng phóng viên, tìm đến tận
cùng sự thật thì chẳng có gì đáng sợ. Các cơ quan chỉ đạo và quản lý nhà
nước về báo chí tiếp tục hoàn thiện môi trường pháp lý cho báo chí điều tra
hoạt động hiệu quả; hoàn thiện quy trình báo chí điều tra chuyên nghiệp
hơn. Đặc biệt, cần phải chú trọng tăng cường pháp luật bảo vệ nhà báo,
nhất là nhà báo điều tra.
Trong bài viết của nhà báo Mai Phan Lợi (Báo Pháp luật TP Hồ Chí
Minh) đưa ra một số quan điểm về việc pháp luật bảo vệ nhà báo điều tra
như sau:
12


“Ở Việt Nam chưa có báo tư nhân, làm báo là nghề tự do nhưng công
việc là công việc của xã hội, hay nói cách khác là thực hiện nhiệm vụ công.
Tại các vụ việc cản trở, hành hung nhà báo gần đây, như vụ nhà báo Duy
Bùi (VTC) bị tước máy ảnh ở sân Thiên Trường, Nam Định; vụ Trần Thế
Dũng (NLĐ) bị đánh ở Lạng Sơn… thì động cơ của hành vi cản trở, hành
hung không phải là mâu thuẫn cá nhân. Hầu hết các vụ việc đều xuất phát
từ động cơ muốn cản trở công việc nhà báo đang làm, nhằm mục đích
bưng bít các tiêu cực, xấu xa trước công luận.
Thực tế, các cấu thành tội phạm trong Bộ Luật Hình sự hiện còn
chung chung, mà cụ thể là tội danh còn khái quát dẫn tới sự vận dụng cứng
nhắc. Nguyên Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc thì mong muốn có hẳn
một Tội danh về hành hung nhà báo. Ông cũng xác nhận khi còn ở Bộ Tư
pháp có lần cũng đã có ý kiến đề xuất đưa hành vi hành hung nhà báo vào

tội danh chống người thi hành công vụ nhưng vì nhiều lý do nên chưa có
điều kiện để làm.
Từ những dẫn chứng nói trên, quan điểm chúng tôi cho rằng, thông
qua các ý kiến tham luận tại hội thảo hôm nay, Hội Nhà báo Việt Nam cần
đề xuất Bộ Tư pháp, Bộ Nội vụ, Bộ Công an, VKSND tối cao, TAND tối
cao có hướng dẫn cụ thể phạm vi áp dụng của Điều 257 BKHS bằng một
Thông tư liên tịch. Trong đó phải nêu rõ tác nghiệp của nhà báo là thực
thi công vụ và các hành vi cản trở, hành hung nhà báo phải được khởi tố
theo tội danh này.
Có như vậy mới bảo đảm cân bằng giữa nghĩa vụ và quyền lợi của
nhà báo, vừa nâng cao hiệu lực, hiệu quả và tính răn đe của pháp
luật. Không nên vô cảm nhìn máu nhà báo tiếp tục đổ để rồi tuyên bố lạnh
lùng “không khởi tố” do thương tích chưa đủ 11%!”.
Trong những ý kiến tranh luận về việc bảo vệ nhà báo khi tác nghiệp,
có ý kiến đề nghị cần sửa đổi Luật Báo chí theo hướng hành vi của nhà báo
khi tác nghiệp là hành vi thi hành công vụ, tức là thi hành nhiệm vụ của nhà
13


nước, mọi hành vi xâm hại đến nhà báo khi đưa tin, tác nghiệp là hành vi
chống người thi hành công vụ và sẽ bị pháp luật trừng trị.
Ý kiến khác cho rằng, nhà báo khi tác nghiệp, đưa tin các vụ việc
tiêu cực, tham nhũng thì cần phối hợp với chính quyền địa phương, đặc biệt
là lực lượng công an để có phương án bảo vệ. Bên cạnh đó, cũng có ý kiến
đề nghị trang bị công cụ hỗ trợ cho nhà báo khi tác nghiệp…
Đối với ý kiến, khi nhà báo tác nghiệp, đưa tin những vụ việc tiêu
cực, tham nhũng cần phối hợp với chính quyền địa phương, đặc biệt là lực
lượng công an để có phương án bảo vệ. Đây là giải pháp tối ưu nhất và
được các cơ quan báo chí, cũng như các nhà báo khi tác nghiệp, đưa tin áp
dụng trong thời gian qua.

Tuy nhiên, giải pháp này vẫn có sự hạn chế nhất định như việc tác
nghiệp, đưa tin những vụ việc tiêu cực, tham nhũng đối với một số trường
hợp cần phải nhanh chóng, kịp thời, bí mật để thu thập chứng cứ nhằm
vạch trần các hành vi tiêu cực, tham nhũng. Lúc này nếu chờ sự phối hợp
để bảo vệ phóng viên sẽ dẫn đến mất đi cơ hội thu thập chứng cứ; tin tức
nhà báo đến tác nghiệp, đưa tin vụ việc có nguy cơ bị lộ, lọt, làm cho các
đối tượng liên quan đến tiêu cực, tham nhũng đề phòng, che giấu chứng cứ
và cản trở, hành hung, gây khó khăn cho nhà báo…
Về ý kiến trang bị công cụ hỗ trợ đối với nhà báo khi tác nghiệp,
xem ra là hợp lý nhất, bởi khi nhà báo tác nghiệp, đưa tin, viết bài phản ánh
mà nội dung vụ việc bình thường thì không sao, tuy nhiên nếu đưa tin, phản
ánh nội dung về vụ việc tiêu cực, tham nhũng rất cần sự phối hợp bảo vệ
của cơ quan công an hoặc theo đề nghị của nhà báo, cơ quan có thẩm quyền
có thể cấp công cụ hỗ trợ cho nhà báo tự bảo vệ mình khi tác nghiệp.
Nếu xong việc được tin, phản ánh hoặc nhận thấy không còn nguy
hiểm, đe dọa sự an toàn của nhà báo thì nhà báo phải có trách nhiệm trả lại
công cụ hỗ trợ cho cơ quan chức năng.

14


Đồng thời, các nhà báo phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc
sử dụng công cụ hỗ trợ đó khi bị mất mát, hư hỏng hoặc sử dụng công cụ
hỗ trợ vượt quá phòng vệ chính đáng… Có như vậy, mới có thể bảo đảm an
toàn tính mạng, sức khỏe của các nhà báo khi tác nghiệp, giúp cơ quan nhà
nước có thẩm quyền phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp
luật, tiêu cực, tham nhũng hiện nay”.

15



TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. PGS, TS. Đỗ Thị Thu Hằng, Giáo trình Báo chí điều tra, Nxb Lao động,
2016
2. PGS, TS. Hà Huy Phượng, bài viết “Đạo đức của nhà báo trong quy
trình sáng tạo tác phẩm báo chí”.
3. Trần Thế Phiệt, Tác phẩm chính luận báo chí, Nxb Chính trị Quốc gia,
2014
4. Lê Trường, bài viết “Phải thiết lập cơ chế bảo vệ nhà báo!”, Báo Người
Lao động, tháng 3-2016.
5. Website chính thức của Hội Nhà báo Việt Nam: />6. Website: www.vietnamjournalism.com

16


MỤC LỤC
I. Thực trạng một số vấn đề đặt ra đối với báo chí điều tra ở nước ta…. 1
1. Vấn đề đạo đức nhà báo điều tra …...…………….............................. 1
2. Năng lực của nhà báo........................................................................... 3
3. Pháp luật bảo vệ nhà báo điều tra ……................................................ 5
II. Kết quả khảo sát trên một số ấn phẩm của các cơ quan báo chí ở 10
nước ta…………………………………………………………………..
III. Giải pháp phát triển báo chí điều tra ở các cơ quan báo chí nước ta 12
hiện nay…………………………………………………………………
Tài liệu tham khảo

17




×