Tải bản đầy đủ (.docx) (61 trang)

Hoạt động xuất khẩu hồ tiêu của việt nam thực trạng và giải pháp phát triển khóa luận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.1 MB, 61 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
1.

Tính cấp thiết của đề tài
Trải qua hơn 25 năm thực hiện đường lối hướng mạnh về xuất khẩu để

phát triển nền kinh tế, Việt Nam đã gặt hái được những thành tựu to lớn. Với
lợi thế là nước đang phát triển, có thể khẳng định rằng xuất khẩu nông sản
chính là một mặt hàng xuất khẩu quan trọng trong cơ cấu hàng hóa xuất khẩu
của Việt Nam. Trong các mặt hàng nông sản thế mạnh như gạo hay cà phê, hồ
tiêu được coi là ngành có nhiều lợi thế của Việt Nam và cũng chính hồ tiêu là
ngành hàng xuất khẩu đầu tiên đưa Việt Nam lên vị trí nước sản xuất và xuất
khẩu số một thế giới.
Nhận thức rõ những điều kiện thiên nhiên đặc biệt ưu đãi cho Việt Nam
trong việc phát triển hoạt động xuất khẩu hồ tiêu, Chính phủ và các bộ ngành,
hiệp hội đã rất quan tâm, nỗ lực thực hiện những biện pháp thiết thực để đẩy
mạnh quá trình sản xuất và hoạt động xuất khẩu hồ tiêu, phát huy tối đa tiềm
năng to lớn của loài cây này và hạn chế đến mức thấp nhất những tồn tại để
đem lại hiệu quả kinh tế cao cho nước nhà. Tuy nhiên, hiện tại hoạt động xuất
khẩu hồ tiêu của Việt Nam vẫn chưa phát huy hết được tiềm năng phát triển
và còn tồn tại một số bất cập cần được giải quyết.
Do đó, tác giả đã lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Hoạt động xuất khẩu hồ
tiêu của Việt Nam: Thực trạng và giải pháp phát triển” cho khóa luận tốt
nghiệp của mình.
2.

Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của khóa luận là nhằm đưa ra các giải pháp nhằm

phát triển hoạt động xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam.
3.



Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam

1


- Phạm vi nghiên cứu: Hoạt động xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam
trong thời gian từ năm 1990 đến nay
4.

Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện mục đích nghiên cứu, khóa luận đã sử dụng các phương

pháp nghiên cứu sau đây: phân tích và tổng hợp, phương pháp đánh giá, so
sánh, mô hình hóa các số liệu thống kê được công bố của các cơ quan, Hiệp
hội, đơn vị trong và ngoài nước.
5.

Kết cấu của đề tài
Ngoài phần lời nói đầu và kết luận, nội dung khóa luận bao gồm ba phần
chính:

Chương 1: Khái quát về hoạt động xuất khẩu hồ tiêu trên thế giới
Chương 2: Thực trạng hoạt động xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam
Chương 3: Giải pháp phát triển hoạt động xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam
Em xin chân thành cảm ơn Cô giáo hướng dẫn, Thạc sĩ Lữ Thị Thu
Trang – Khoa Kinh tế và Kinh doanh Quốc tế trường Đại học Ngoại Thương,
đã chỉ dẫn tận tình và động viên khích lệ để em có thể hoàn thành tốt khóa
luận tốt nghiệp.

Đồng thời, em xin trân trọng cảm ơn Ông Đỗ Hà Nam cùng các cán bộ
làm việc tại Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam đã nhiệt tình giúp đỡ, cung cấp số liệu
và thông tin quý báu để em có thể hoàn thành khóa luận này.
Do điều kiện thời gian và khả năng có hạn, khóa luận này chắc chắn sẽ
không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Tác giả rất mong nhận được sự
quan tâm, nhận xét và chỉ bảo của các thầy cô. Em xin chân thành cảm ơn.

CHƯƠNG 1
2


KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HỒ TIÊU
TRÊN THẾ GIỚI
I. TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU
1. Khái niệm xuất khẩu
Có nhiều định nghĩa khác nhau về xuất khẩu, tuy nhiên có thể hiểu
chung rằng xuất khẩu là việc bán hàng hoá hoặc dịch vụ cho nước ngoài trên
cơ sở dùng tiền tệ làm phương tiện thanh toán, trong đó hàng hóa hay dịch vụ
có thể di chuyển qua biên giới hoặc không.
Xuất khẩu hàng hóa, theo Luật Thương Mại 2005, là việc hàng hóa
được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên
lãnh thổ việt nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp
luật.
Hoạt động xuất khẩu là hoạt động buôn bán hàng hoá, dịch vụ cho
người hoặc tổ chức nước ngoài nhằm thu ngoại tệ, có thể là ngoại tệ của một
hoặc cả hai quốc gia. Hoạt động xuất khẩu là hoạt động cơ bản của hoạt động
ngoại thương. Nó đã xuất hiện từ rất sớm trong lịch sử phát triển của xã hội
và ngày càng phát triển mạnh mẽ cả về chiều rộng và chiều sâu. Hình thức sơ
khai của chúng chỉ là hoạt động trao đổi hàng hoá nhưng cho đến nay nó đã
phát triển rất mạnh và được biểu hiện dưới nhiều hình thức.

2. Vai trò của hoạt động xuất khẩu
2.1. Xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu phục vụ công nghiệp
hóa đất nước
Công nghiệp hóa đất nước theo những bước đi thích hợp là con đường
tất yếu để khắc phục tình trạng nghèo và chậm phát triển của các nước đang
phát triển. Trong quá trình công nghiệp hóa, nhu cầu nhập khẩu gia tăng. Đối
với một quốc gia, nguồn vốn để nhập khẩu có thể được hình thành từ các
nguồn như:
- Xuất khẩu hàng hóa;

3


- Đầu tư nước ngoài;
- Vay nợ viện trợ;
- Thu từ hoạt động du lịch, dịch vụ;
- Xuất khẩu sức lao động.
Tuy các nguồn vốn như đầu tư nước ngoài, vay nợ và viện trợ có vai trò
quan trọng nhưng đồng thời cũng đi kèm với gánh nặng nợ nần cho quốc gia
tiếp nhận những dòng vốn này. Do đó có thể khẳng định rằng nguồn vốn quan
trọng nhất để đáp ứng nhu cầu nhập khẩu của một quốc gia là hoạt động xuất
khẩu. Xuất khẩu quyết định quy mô và tốc độ tăng trưởng của nhập khẩu.
2.2. Xuất khẩu đóng góp vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản
xuất phát triển
Cơ cấu sản xuất và tiêu dùng trên thế giới đã và đang thay đổi vô cùng
mạnh mẽ. Đó là thành quả của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ hiện
đại. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong quá trình công nghiệp hóa phù hợp
với xu hướng phát triển của kinh tế thế giới là tất yếu đối với nước ta.
Hoạt động xuất khẩu có thể tác động tích cực vào việc chuyển dịch cơ
cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển bằng các cách sau:

Xuất khẩu tạo cho các ngành khác có cơ hội phát triển. Chẳng hạn khi
phát triển ngành dệt may xuất khẩu sẽ tạo cơ hội cho việc phát phát triển
ngành sản xuất nguyên liệu như bông, sợi hay thuốc nhuộm, công nghiệp tạo
mẫu... Sự phát triển của ngành công nghiệp chế biến thực phẩm xuất khẩu,
dầu thực vật, chè... có thể sẽ kéo theo sự phát triển của ngành công nghiệp chế
tạo thiết bị phục vụ cho nó.
Xuất khẩu tạo ra khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ góp phần cho
sản xuất phát triển và ổn định.
Xuất khẩu tạo điều kiện mở rộng khả năng cung cấp đầu vào cho sản
xuất, nâng cao năng lực sản xuất trong nước.
Xuất khẩu tạo ra những tiền đề kinh tế- kỹ thuật nhằm cải tạo và nâng
cao năng lực sản xuất trong nước. Điều đó muốn nói đến xuất khẩu là phương
4


tiện quan trọng tạo ra vốn và kỹ thuật, công nghệ từ thế giới bên ngoài vào
Việt Nam, nhằm hiện đại hóa nền kinh tế của đất nước, tạo ra năng lực sản
xuất mới.
Cuối cùng, thông qua xuất khẩu, hàng hóa của một quốc gia sẽ phải
cạnh tranh trên thị trường thế giới về giá cả, chất lượng. Cuộc cạnh tranh này
đòi hỏi các doanh nghiệp trong nước phải tổ chức lại sản xuất, hình thành cơ
cấu sản xuất mới, đổi mới và phát triển sản phẩm nhằm cạnh tranh được trên
thị trường thế giới.
2.3. Xuất khẩu có tác động tích cực đến việc giải quyết công ăn việc làm và
cải thiện đời sống của nhân dân
Tác động của xuất khẩu đến việc làm và đời sống của người dân bao
gồm rất nhiều mặt. Trước hết sản xuất, chế biến và dịch vụ hàng xuất khẩu tạo
ra hàng triệu việc làm ổn định và có thu nhập.
Xuất khẩu còn tạo ra nguồn vốn để nhập khẩu vật phẩm tiêu dùng thiết
yếu phục vụ trực tiếp đời sống và đáp ứng ngày một phong phú thêm nhu cầu

tiêu dùng của nhân dân.
Quan trọng hơn cả là việc xuất khẩu tác động trực tiếp đến sản xuất,
làm cho quy mô tốc độ sản xuất tăng lên, các ngành nghề cũ cũng được khôi
phục, ngành nghề mới ra đời, sự phân công lao động mới đòi hỏi lao động
được sử dụng nhiều hơn, năng suất lao động cao và đời sống nhân dân được
cải thiện.
Tóm lại, xuất khẩu có một vai trò hết sức quan trọng và là một trong
những yếu tố then chốt, có ý nghĩa chiến lược để phát triển kinh tế và thực
hiện thành công công cuộc công nghiệp hóa đất nước.
3. Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động xuất khẩu
- Chỉ tiêu lợi nhuận xuất khẩu: đây là chỉ tiêu quan trọng nhất đối với
hoạt động xuất khẩu.
-Chỉ tiêu so sánh giá xuất nhập khẩu so với giá quốc tế: Trong trao đổi
ngoại thương, giá quốc tế là mức ngang giá chung, các doanh nghiệp phải lấy
giá gốc quốc tế là tiêu chuẩn để so sánh với giá xuất nhập khẩu đã được thực
5


hiện. Qua đó có thể đánh giá được hiệu quả kinh tế của các hoạt động xuất
khẩu.
-Chỉ tiêu so sánh doanh thu xuất khẩu tính ra đồng Vệt Nam theo tỷ giá
hiện hành của ngân hàng Nhà nước với giá thành xuất khẩu ở trong nước của
từng mặt hàng, nhóm hàng, của từng chuyến hàng, hay của từng chuyến hàng
hay của từng thời kỳ xuất khẩu khác nhau.
-Chỉ tiêu so sánh giá cả nhập khẩu của từng mặt hàng, nhóm hàng giữa
các khu vực thị trường và các thương nhân khác nhau. Qua đó có thể rút ra
lợi thế trao đổi với các khu vực thị trường và thương nhân khác nhau.
II. HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HỒ TIÊU TRÊN THẾ GIỚI
1.


Tổng quan về cây hồ tiêu
Hồ tiêu được mệnh danh là “vua của các loại gia vị” vì vai trò không

thể thay thế của nó trong nền văn hóa ẩm thực đa dạng trên toàn thế giới. Đây
là loài cây công nghiệp lâu năm, rất khó trồng vì loài cây này rất mẫn cảm với
các điều kiện khí hậu, thời tiết và thổ nhưỡng.
Về đặc điểm sinh thái, nhìn chung, cây tiêu thích nghi tốt với những
vùng đất bazan phì nhiêu, màu mỡ, có độ bằng phẳng hoặc dốc nhẹ để có thể
tiêu thoát nước tốt. Loài cây này thích hợp với khí hậu nhiệt đới gió mùa với
hai mùa (mùa mưa và mùa khô) rõ rệt cùng với chế độ nhiệt và ẩm phù hợp.
Đặc biệt, những vùng đất có biên độ nhiệt giữa ngày và đêm rất thuận lợi cho
cây tiêu tích lũy chất thơm đặc trưng. Tuy nhiên, hồ tiêu lại là loài cây rất dễ
nhiễm nhiều loại sâu bệnh hại (như bệnh tuyến trùng, thối rễ, thối thân, bệnh
rệp sáp, nấm, bệnh chết nhanh chết chậm…). Những bệnh này gây thiệt hại
rất lớn cho người trồng tiêu. Theo trung tâm tư vấn chính sách Nông nghiệp –
Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn, trong giai
đoạn 2004 - 2006 tại Brazil, người ta ước tính rằng chỉ riêng bệnh thối rễ đã
làm giảm đến 10% diện tích canh tác và gây thiệt hại khoảng 5 triệu USD. Đó
chính là một trong những nguyên nhân làm cho diện tích canh tác của nước

6


này giảm sút nhanh chóng: năm 2005 giảm khoảng 11% (tương đương 5.000
ha) so với năm 2004, năm 2006 giảm khoảng 12,5% (tương đương 5.000 ha)
so với năm 2005 và chỉ còn 35.000 ha.
Với những yêu cầu cao về điều kiện thích nghi như trên, cây hồ tiêu chỉ
có thể phát triển tốt ở một số ít vùng đất. Toàn thế giới chỉ có 39 quốc gia và
vùng lãnh thổ trồng được hồ tiêu nhưng chỉ 22 nước có diện tích trồng đạt
hơn 1.000 ha. Hơn nữa, chỉ có 7 trong số 22 nước kể trên có diện tích trên

10.000 ha. Sự phân bố không đồng đều về diện tích trồng tiêu giữa các nước
trên thế giới có thể thấy rõ qua việc riêng ba quốc gia dẫn đầu về diện tích
trồng hồ tiêu là Ấn Độ, Indonesia và Việt Nam đã chiếm khoảng 72% tổng
diện tích tiêu trên toàn thế giới. Nếu tính thêm hai nước Sri Lanka và Brazil
(trong số 5 quốc gia hàng đầu về diện tích trồng tiêu) thì tỉ trọng này lên tới
84,7%.
Về thời gian thu hoạch, trên toàn thế giới, cây tiêu được thu hoạch trải
đều trong suốt cả năm. Ở các nước bắc bán cầu, thời gian thu hoạch là từ đầu
đến giữa năm (từ tháng 1 đến tháng 5) trong khi các nước ở nam bán cầu lại
thu hoạch tiêu vào giai đoạn muộn hơn (từ tháng 7 đến tháng 11).
Bảng 1: Thời gian thu hoạch của một số nước sản xuất hồ tiêu
trên thế giới
Nước/Tháng
Ấn Độ
Brazil
Campuchia
Indonesia
Malaysia
Sri Lanka
Thái Lan
Trung Quốc
Việt Nam

1
X
X

X
X
X


2
X
X

X
X

3
X
X

X
X

4

5

6

7

8

9

10

11


X

X

X

X

X
X

X

X

12
X

X

X
X
X

X
X

X
X


X
X

X

7

X
X
X

X

X


(Nguồn: Trung tâm tư vấn chính sách Nông nghiệp – Viện Chính sách và
Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn)
Theo đó, Ấn Độ và Sri Lanka là hai nước bắt đầu thu hoạch sớm nhất,
một số nước như Brazil và Indonesia vào vụ thu hoạch muộn hơn. Hầu hết
các nước còn lại có vụ thu hoạch từ tháng 1 đến tháng 8 trong năm.
2. Hoạt động xuất khẩu hồ tiêu tại một số quốc gia trên thế giới.
Một số nước trồng, chế biến và xuất khẩu hồ tiêu điển hình đứng hàng
đầu thế giới như: Malaysia, Ấn Độ, Brazil, Indonesia.. Họ có những kinh
nghiệm quý báu trong hoạt động sản xuất, xuất khẩu mặt hàng này
2.1. Kinh nghiệm phát triển thị trường
Trong thời buổi cạnh tranh ngày càng gay gắt, người ta càng thấy vai
trò của việc phát triển thị trường càng trở nên bức thiết. Nông dân muốn sản
xuất hàng hoá thì phải kết hợp nhau lại để có thể sản xuất khối lượng lớn, chất

lượng cao, cung cấp đúng thời điểm và giá phải cạnh tranh. Việc xác định mặt
hàng nào cần sản xuất phải được nghiên cứu thị trường một cách khoa học.

8


. Nhà nước cần phải có chính sách đồng bộ để tạo thị trường, kể cả việc
các nguyên thủ quốc gia đi công du các nước bạn cũng là để mở thị trường
như chính sách đồng bộ của Chính phủ Malaysia, Ấn Độ, Brazil, Indonesia
đưa cây hồ tiêu thành mũi nhọn xuất khẩu.
2.2. Kinh nghiệm khuyến khích nông dân hưởng ứng kế hoạch trồng hồ
tiêu
Trước tiên Chính phủ đầu tư cho ngành nông nghiệp nghiên cứu giống
hồ tiêu tốt nhất, và nghiên cứu phương pháp canh tác thích hợp nhất cho các
vùng đất trồng hồ tiêu khác nhau của của các nước này, khuyến khích nông
dân sẵn sàng sản xuất.
Đồng thời Chính phủ các nước này công bố chính sách ưu đãi về thuế:
miễn thuế 10 năm đầu cho những ai đầu tư trồng hồ tiêu trên đất mới khai
phá, và miễn 5 năm đầu cho những trang trại cao su già cỗi chuyển sang trồng
hồ tiêu.
Đối với những người dân khai khẩn đất mới để trồng hồ tiêu, Nhà nước
cho vay ưu đãi để họ hăng hái bỏ công sức lập trang trại hồ tiêu.
Đồng thời Nhà nước các nước lập dự án vay vốn Ngân hàng Thế giới
(NHTG) để xây dựng những nông trường hồ tiêu (dân Malaysia quen gọi
FELDA). Vốn NHTG được dùng vào việc kiến thiết mặt bằng, phân lô đất,
xây nhà ở cho nông trường viên, xây đường xá giao thông trong nông trường,
xây chợ, trạm xá, nhà trẻ, trường học, bưu điện, và nhà máy chế biến hồ tiêu.
Người dân được chọn vào FELDA ký nhận nợ để lãnh một cái nhà ở, một lô
đất, giống cây và phân bón. Nợ này phải trả trong vòng 20 năm theo qui định
của NHTG bắt đầu khi cây có trái và chủ hợp đồng bắt đầu giao hồ tiêu cho

nhà máy sơ chế.
2.3. Thúc đẩy chế biến hồ tiêu
- Chính phủ các nước lập ra Viện Nghiên cứu chế biến các loại thực
phẩm từ hồ tiêu, và khuyến khích xây dựng các nhà máy tinh chế hồ tiêu xuất
khẩu.

9


- Chính phủ đồng thời cũng lập thêm Cục xúc tiến tiêu thụ hồ tiêu đi
khắp nơi trên thế giới để giới thiệu các mặt hàng. Nhờ vậy mà khách hàng
khắp nơi đã đặt mua hồ tiêu.
Như vậy, các điều kiện do Nhà nước tạo ra đã đóng vai trò quyết định
cho sự thành công của các nước trong lĩnh vực phát triển hồ tiêu..

CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HỒ TIÊU
CỦA VIỆT NAM
I.

KHÁI QUÁT VỀ NGÀNH HỒ TIÊU VIỆT NAM

1.

Quá trình phát triển ngành hồ tiêu Việt Nam
Trong kỷ yếu năm 2009 mang tên “Hồ tiêu Việt Nam phát triển bền

vững” của Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam, khi được hỏi ý kiến về sự phát triển
của ngành hồ tiêu Việt Nam, Ông Anandan Abdullah – Nguyên Giám đốc
điều hành Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế IPC đã nhận xét: “Sự phát triển của ngành

hồ tiêu Việt Nam là một câu chuyện đáng ngạc nhiên. Trong vòng thời gian 10
năm, Việt Nam đã trở thành nước sản xuất tiêu lớn nhất thế giới”. Và trong
thực tế, lịch sử ngành hồ tiêu thế giới đã được chứng kiến sự phát triển đáng
kinh ngạc của hồ tiêu Việt Nam, sự phát triển mà nhiều chuyên gia đã ví von
là “sự tỉnh giấc của người khổng lồ”.

10


Ngành hồ tiêu Việt Nam được khai sinh từ thế kỷ XVII. Trong những
năm đầu, diện tích và sản lượng của hồ tiêu Việt Nam không lớn dù điều kiện
thổ nhưỡng, khí hậu và lực lượng lao động phục vụ cho ngành này rất phù
hợp. Cách đây nửa thế kỷ, theo ước tính, diện tích hồ tiêu chỉ vào khoảng 300
ha và 20 năm sau, vào những năm 1970 cũng mới chỉ đạt khoảng 400 ha,
chiếm 0,2% diện tích tiêu toàn cầu. Sau giai đoạn “khởi động” tương đối
chậm này thì giai đoạn sau đó, ngành hồ tiêu Việt Nam đã cho cộng đồng hồ
tiêu quốc tế được chứng kiến sự phát triển liên tục về diện tích và sản lượng.
Giai đoạn 1983 – 1990, diện tích tiêu đạt xấp xỉ 9.200 ha, sau đó, từ năm
1996 diện tích trồng tiêu tại Việt Nam đã tăng liên tục bình quân 27,29%/năm.
Đến năm 2004, diện tích tiêu Việt Nam đạt hơn 50.000 ha và hiện nay đang
ổn định quanh mức 50.000 ha, đứng thứ 3 thế giới.
Cùng với sự tăng lên của diện tích, sản lượng tiêu của Việt Nam cũng
được tăng lên không ngừng. Năm 1986, tiêu Việt Nam mới chỉ chiếm 0,9%
sản lượng tiêu thế giới nhưng đến năm 1997 đã vượt qua Brazil để vươn lên
vị trí thứ 3 thế giới. Tiếp theo đó, năm 2002 hồ tiêu Việt Nam chiếm được vị
trí thứ 2 rồi tiếp tục soán ngôi đầu thế giới về sản lượng của Indonesia vào
năm 2007. Từ thời điểm đó đến nay hồ tiêu Việt Nam luôn đứng đầu thế giới
và hiện nay chiếm khoảng 1/3 tổng sản lượng tiêu của toàn thế giới.
Bảng 2: Sản lượng của các nước sản xuất và xuất khẩu hồ tiêu
chính trên thế giới

Đơn vị tính: tấn
Năm

1990

1997

2002

2007

2009

Việt Nam

8.623

25.000

75.000

85.000

110.000

Malaysia

31.000

18.000


24.000

20.000

23.000

Sri Lanka

1.990

4.470

12.600

15.265

18.000

Brazil

30.514

18.000

45.000

37.063

35.000


11


Ấn Độ

65.000

60.000

80.000

50.000

50.000

Indonesia

53.000

43.291

66.000

58.000

25.000

Khác


25.586

19.933

38.460

17.550

37.000

Tổng

215.713

188.694

341.060

302.928

298.000

(Nguồn: Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế và Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam)
Do có những điều kiện thuận lợi cho canh tác và người nông dân trồng
tiêu đã dần chuyển đổi sang canh tác theo hướng hữu cơ bền vững, Việt Nam
luôn nằm trong nhóm các nước sản xuất tiêu có năng suất cao hàng đầu. Theo
Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam VCCI, năng suất tiêu của Việt
Nam cao gấp 2,4 lần năng suất trung bình của thế giới. Vậy nên dù diện tích
và tiềm lực đất hạn chế thì những thành tựu về sản lượng trên đây mà ngành
hồ tiêu Việt Nam đạt được lại càng đáng trân trọng.

Ngày 20/12/2001, Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA) được thành lập.
Đây là đơn vị hoạt động phi lợi nhuận và hiện nay đang ở nhiệm kỳ IV (2011
– 2014). Hiệp hội ngành này đã thu hút được rất đa dạng thành viên tham gia.
Họ không chỉ là những công ty, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản
xuất, xuất nhập khẩu hồ tiêu, mà còn là những chuyên gia hàng đầu trong các
lĩnh vực kinh tế, nông nghiệp, luật, những viện nghiên cứu, những trung tâm
tư vấn kỹ thuật… Từ khi thành lập đến nay, Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam VPA
luôn được đánh giá là đã hoạt động rất tích cực và hiệu quả, tăng cường hợp
tác quốc tế và sớm hội nhập thương mại thế giới vì quyền lợi và sự phát triển
của ngành Hồ tiêu Việt Nam. Tính đến 31/12/2011, Hiệp hội Hồ tiêu Việt
Nam VPA đã thu hút tổng cộng 103 đơn vị tham gia làm hội viên, trong đó có
10 đơn vị hội viên danh dự (Viện Khoa học Nông nghiệp miền Nam, các Sở
Nông nghiệp, Phòng Nông nghiệp các tỉnh).
Tháng 3 năm 2005, theo đề xuất của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn Cao Đức Phát, Chính phủ đã đồng ý cho Hiệp hội Hồ
12


tiêu Việt Nam VPA gia nhập Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế (IPC) với vai trò là
thành viên thường trực do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cử tham
gia hoạt động của IPC. Dù gia nhập muộn nhất trong 6 nước thành viên và
trước đây chỉ tham gia với tư cách là quan sát viên nhưng hiện nay Hồ tiêu
Việt Nam nói chung và Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam VPA nói riêng không
những đã trở thành thành viên chính thức với sản lượng chiếm 1/3 tổng sản
lượng và lượng xuất khẩu chiếm 50% lượng xuất khẩu toàn cầu mà còn ngày
càng đóng vai trò quan trọng, thiết yếu trong những hoạt động thường xuyên,
quyết định sự sống còn của IPC.
Năm 2007, sau giai đoạn dày công nỗ lực nghiên cứu (2003-2007),
Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam VPA phối hợp với Viện Khoa học Kỹ thuật Nông
nghiệp miền Nam, Công ty Maseco và huyện Chư Sê tỉnh Gia Lai đã xây

dựng thành công thương hiệu Hồ tiêu Chư Sê tỉnh Gia Lai, thương hiệu đầu
tiên của ngành hồ tiêu Việt Nam. Thương hiệu này sau đó đã được chuyển
giao cho Ủy ban Nhân dân huyện Chư Sê quản lý khai thác với chất lượng sản
phẩm cao, tạo tiếng vang và uy tín trên thị trường trong nước và thế giới. Từ
bước ngoặt đó, ngành hồ tiêu Việt Nam đang tiến tới xây dựng thương hiệu
Hồ tiêu Quốc gia Việt Nam, chuyển hướng từ sản xuất xuất khẩu hàng thô giá
rẻ sang sản xuất theo tiêu chuẩn chất lượng cao, bảo đảm vệ sinh an toàn thực
phẩm (như tiêu chuẩn quốc tế ISO, tiêu chuẩn IPC của Hiệp hội Hồ tiêu Quốc
tế, tiêu chuẩn ASTA của Hoa Kỳ, tiêu chuẩn ESA của châu Âu và tiêu chuẩn
JSSA của Nhật Bản).
Dù mới chính thức gia nhập thị trường xuất khẩu hồ tiêu quốc tế hơn 20
năm nhưng ngành hồ tiêu Việt Nam đã sớm hội nhập sâu rộng vào cộng đồng
thương mại quốc tế và hội nhập ngay từ sân nhà. Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam
VPA luôn mở cửa gia nhập cho mọi doanh nghiệp trong nước và liên doanh
hoặc các doanh nghiêp 100% vốn nước ngoài trong đó có cả doanh nghiệp
của những quốc gia xuất nhập khẩu hồ tiêu hàng đầu thế giới như Đức, Ấn

13


Độ, Hà Lan, Nhật Bản… Trong Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam VPA, mọi doanh
nghiệp đều bình đẳng, cạnh tranh lành mạnh, học hỏi lẫn nhau về kinh nghiệm
thương mại, công nghệ chế biến nhằm nâng cao giá trị sản phẩm và đa dạng
hóa mặt hàng.
2. Thành tựu và hạn chế của ngành hồ tiêu Việt Nam
2.1.Thành tựu
Thứ nhất là sự phát triển nhanh về cả diện tích và sản lượng trồng hồ
tiêu theo hướng bền vững, ổn định. Đúng như lời nhận xét của Ông Anandan
Abdullah, trong vòng 10 năm (từ 1997 đến 2007), Việt Nam đã vươn lên
mạnh mẽ một cách “đáng ngạc nhiên” để trở thành nước sản xuất và xuất

khẩu hồ tiêu hàng đầu thế giới. Về vùng canh tác, Việt Nam có tổng cộng 26
tỉnh trồng hồ tiêu trải dài từ Quảng Trị đến Kiên Giang. Trong đó 6 vùng
trọng điểm với diện tích tiêu lớn nhất cả nước là Bình Phước, Gia Lai, Đak
Lak, Đak Nông, Bà Rịa Vũng Tàu và Đồng Nai. Trong báo cáo tình hình sản
xuất và tiêu thụ hồ tiêu năm 2011, Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA) cho biết
trong tổng số 52.171 ha tiêu trên cả nước, riêng 6 tỉnh trọng điểm này đã
chiếm tới gần 81% với 42.171 ha.
Bảng 3: Diện tích trồng và diện tích thu hoạch của 6 vùng trồng tiêu
trọng điểm tại Việt Nam
Đơn vị tính: ha
Năm 2011
Diện tích Trồng Diện tích Thu hoạch
Tổng 6 tỉnh trọng điểm

42.171

37.153

Gia Lai

5.832

4.881

Đak Lak

4.898

4.383


Đak Nông

7.915

6.130

Bình Phước

9.566

9.181

14


Đồng Nai

7.021

6.273

Bà Rịa Vũng Tàu

6.939

6.304

10.000
9.000
Các tỉnh khác

(Nguồn: Báo cáo quý IV/2011 – Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam)
Thứ hai là năng suất thu hoạch cao do nông dân trồng tiêu đã biết
chuyển dần từ sản xuất tự phát, cổ truyền sang hướng canh tác tiến bộ, thâm
canh hữu cơ, ít dùng phân bón hóa học, đào rãnh và tưới phun hợp lý… để
vườn tiêu phát triển bền vững, cho sản phẩm tốt đạt giá trị cao. Nhiều địa
phương đạt năng suất bình quân 3-4 tấn/ha, những nơi có điều kiện thiên
nhiên ưu đãi như Chư Sê, Chư Pứ (Gia Lai), Xuân Lộc (Đồng Nai), Châu
Đức, Xuyên Mộc (Bà Rịa Vũng Tàu), Đak Song (Đak Nông), Eahleo (Đak
Lak) đạt năng suất bình quân 5-7 tấn/ha, cá biệt có những hộ đạt tới 9-10
tấn/ha.
Thứ ba là thương hiệu hồ tiêu đã dần khẳng định được uy tín và tiếng
vang trong cộng đồng tiêu thế giới. Chất lượng hồ tiêu của Việt Nam nói
chung và của thương hiệu hồ tiêu Chư Sê tỉnh Gia Lai nói riêng không chỉ
thơm ngon đặc trưng mà còn luôn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, đáp
ứng đầy đủ các tiêu chuẩn khắt khe của các thị trường nhập khẩu lớn trên thế
giới.
Thứ tư là ngành hồ tiêu Việt Nam đã và đang dần tạo ra ưu thế chi phối
và quyết định giá trên thị trường thế giới không chỉ dựa vào sản lượng lớn,
năng suất cao mà còn do những kinh nghiệm thương mại tích lũy được qua
nhiều năm giao thương, xuất nhập khẩu.
Thứ năm là sự phát triển trong những năm qua của Hồ tiêu Việt Nam đã
tạo ra nhiều việc làm và thu nhập ổn định cho các hộ nông dân trồng tiêu, góp
phần bình ổn đời sống và thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa
nông nghiệp, nông thôn. Cây hồ tiêu đã trở thành cây mũi nhọn chiến lược,
giúp nhiều nông dân xóa đói giảm nghèo, tiến tới làm giàu, đặc biệt là đồng

15


bào dân tộc vùng sâu, vùng xa hay những vùng có phần đông dân số tham gia

trồng hồ tiêu (như vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên chiếm tới 80% số hộ
trồng tiêu của cả nước).
2.2. Hạn chế
Bên cạnh những thành tựu đáng ghi nhận trên, ngành hồ tiêu Việt Nam
còn có những hạn chế như sau:
Thứ nhất là năng suất và chất lượng tiêu giữa các vùng không đồng
đều. Về năng suất, có những nơi nông dân ồ ạt trồng tiêu chạy theo thời giá
ngay cả ở những vùng đất không thích hợp với cây tiêu (như đất trũng, thoát
nước kém), sử dụng giống không rõ nguồn gốc nên năng suất rất thấp (dưới 1
tấn/ha) trong khi có những nơi canh tác tốt, năng suất đạt hơn 4 tấn/ha. Ngoài
ra, chất lượng tiêu giữa các vùng cũng không giống nhau do điều kiện tự
nhiên, trình độ canh tác và khả năng đầu tư cho cây tiêu của bà con trồng tiêu
khác nhau.
Thứ hai là tình trạng xuất khẩu tiêu chất lượng thấp còn nhiều. Hiệp hội
Hồ tiêu Việt Nam VPA cho biết lượng tiêu chất lượng thấp chiếm tới 60% sản
lượng xuất khẩu. Mặc dù chúng ta đã đầu tư công nghệ, áp dụng những kỹ
thuật mới trong các nhà máy nhưng toàn ngành mới chỉ chế biến được từ 25%
đến 30% sản lượng tiêu đạt chất lượng cao theo các tiêu chuẩn quốc tế như
ASTA, ESA, JSSA, IPC và ISO của các thị trường nhập khẩu lớn trên thế
giới.
Thứ ba là ngành hồ tiêu Việt Nam còn yếu về mặt xây dựng thương
hiệu trong khi tiềm năng của ngành này được đánh giá là rất lớn. Với 6 vùng
trồng tiêu trọng điểm trên cả nước, chất lượng tiêu tốt với những phẩm chất,
hương vị đặc biệt riêng mà đến nay Hồ tiêu Việt Nam mới xây dựng được một
thương hiệu vùng duy nhất là thương hiệu Hồ tiêu Chư Sê tỉnh Gia Lai mà
chưa có thương hiệu Hồ tiêu Quốc gia. Một số tỉnh trồng tiêu trọng điểm như
Bà Rịa Vũng Tàu, Bình Phước, Đak Lak… hiện nay mới đang trong quá trình
tiến hành xây dựng thương hiệu hồ tiêu riêng cho địa phương. Không chỉ có

16



vậy, Việt Nam còn thiếu kinh nghiệm trong quảng bá, giới thiệu hồ tiêu Việt
Nam ra thế giới. Những chiến dịch quảng bá thương hiệu chưa được thực hiện
nhiều và chưa đạt hiệu quả như các nước có truyền thống xuất khẩu lớn lâu
năm.
Thứ tư là có sự hạn chế về nguồn vốn đầu tư. Trong khi đó, trồng loại
cây công nghiệp lâu năm như hồ tiêu đòi hỏi người nông dân không chỉ tốn
công chăm sóc mà còn phải có tiềm lực mạnh về vốn. Không chỉ có vậy,
nhiều trường hợp lượng vốn hạn chế này còn được đầu tư không đúng chỗ
nên không đạt được hiệu quả cần thiết. Như trong thời gian vừa qua khi giá
tiêu tăng cao, bà con nông dân thường có tâm lý chạy theo thời giá nên việc
đầu tư trồng mới ồ ạt ở nhiều nơi còn mang nặng tính tự phát. Thậm chí, tiêu
còn được trồng mới ở nhiều nơi điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu hoàn toàn
không thuận lợi, do vậy đã tạo ra hậu quả đáng tiếc là nếu không mất mùa thất
thu thì cũng làm cho năng suất thu được không những thấp mà còn tạo cho
sản phẩm có chất lượng kém.
Những hạn chế nêu trên là những điểm yếu mà ngành hồ tiêu Việt Nam
cần tập trung mọi nguồn lực về điều kiện tự nhiên, con người, kinh tế và kỹ
thuật để khắc phục trong thời gian sớm nhất, tránh được những thiệt hại
không đáng có.
Tóm lại, có thể nói rằng, trong thời gian vừa qua, với những nỗ lực
không ngừng nghỉ, tận dụng mọi thuận lợi và hạn chế tối đa những khó khăn
gặp phải trong cả quá trình canh tác và sản xuất, ngành hồ tiêu Việt Nam đã
gặt hái được những thành tựu phát triển rực rỡ và được bạn bè quốc tế ghi
nhận, đánh giá cao. Tuy nhiên, bên cạnh đó, những hạn chế còn lại là không
nhỏ và cũng đòi hỏi toàn ngành hồ tiêu Việt Nam nỗ lực không kém để khắc
phục, để những thành tựu mà họ gặt hái được trên đây tồn tại bền vững lâu
dài.


17


II.

KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HỒ TIÊU CỦA

VIỆT NAM
1. Quá trình phát triển của hoạt động xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam
Đồng hành với sự phát triển mạnh mẽ về mảng sản xuất trong nước,
ngành Hồ tiêu Việt Nam cũng có sự phát triển mạnh về mảng xuất khẩu sản
phẩm hồ tiêu ra thị trường nước ngoài dù chúng ta mới chính thức gia nhập
cộng đồng xuất khẩu hồ tiêu quốc tế hơn 20 năm.
Năm 1986, lượng xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam mới chỉ đạt 3.133 tấn
(tương đương 1,8% lượng xuất khẩu thế giới). Đến năm 2000 hồ tiêu Việt
Nam đã vươn lên đứng thứ 3 thế giới về lượng xuất khẩu với hơn 36.400 tấn,
đứng sau “lái buôn” Singapore (xuất khẩu hơn 50.000 tấn) và đối thủ cạnh
tranh, “láng giềng” Indonesia (với lượng xuất khẩu khoảng 64.000 tấn). Năm
2001, hồ tiêu Việt Nam đã vươn lên vị trí dẫn đầu trong làng xuất khẩu với
tổng lượng xuất khẩu đạt hơn 56.500 tấn (tương đương 28,5% tổng lượng
xuất khẩu của thế giới).
Bảng 4: Tổng lượng xuất khẩu của các nước
thuộc Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế qua các năm
Đơn vị tính: tấn
Năm
1990
1995
2000
2001
Việt Nam

8.995
17.900
36.465
56.506
Malaysia
27.706
13.991
22.730
24.929
Sri Lanka
2.609
2.278
4.855
3.161
Brazil
28.014
21.259
20.385
36.585
Ấn Độ
34.429
24.541
21.108
21.459
Indonesia
47.676
56.129
63.938
53.291
Khác

5.779
3.103
2.261
2.144
Tổng
155.208
139.201
171.742
198.075
(Nguồn: Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế và Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam)
Từ đó đến nay, bằng việc duy trì diện tích và năng suất ổn định ở mức
cao, Việt Nam liên tục là nước sản xuất và xuất khẩu tiêu dẫn đầu thế giới.
Hiện nay, sản phẩm hồ tiêu Việt Nam đã có mặt ở 90 quốc gia và vùng lãnh
thổ trên toàn thế giới, chiếm thị phần khoảng 50% lượng hồ tiêu xuất khẩu
18


toàn cầu với lượng xuất khẩu trong năm 2011 đạt 118.416 tấn, tăng 6,9% so
với cùng kỳ năm trước.
Về chất lượng xuất khẩu, sản phẩm tiêu Việt Nam có khoảng 25% 30% tổng lượng tiêu xuất khẩu đạt chất lượng cao theo các tiêu chuẩn quốc tế
ISO, tiêu chuẩn IPC của Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế, tiêu chuẩn ASTA của Hoa
Kỳ, tiêu chuẩn ESA của châu Âu và tiêu chuẩn JSSA của Nhật Bản. Những
sản phẩm chất lượng cao này đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn hẳn không chỉ
cho người sản xuất mà còn cho cả nhà xuất nhập khẩu.
Bên cạnh đó, với lợi thế đặc biệt về sản lượng cao từ nguồn tự sản xuất
được trong nước, là nguồn cung hiệu quả cho lượng xuất khẩu hàng đầu thế
giới trong nhiều năm liên tục, ngành Hồ tiêu Việt Nam chẳng những không
còn phải chào bán sản phẩm của ngành mình ra thị trường thế giới với mức
giá thấp hơn mặt bằng chung hoặc thậm chí còn bị phụ thuộc về giá cả vào thị
trường quốc tế mà nay đã có thể tiến lên tự điều tiết giá cả hồ tiêu xuất khẩu

của thế giới.
2.Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam
Thực tế, hoạt động xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam chịu sự tác động, ảnh
hưởng và chi phối của cả nhân tố khách quan bên ngoài và các nhân tố chủ
quan bên trong.
2.1.Nhân tố khách quan
Cụ thể, nhân tố khách quan ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu hồ tiêu
Việt Nam là nguồn cung ở nhiều nước sản xuất lớn như Ấn Độ, Brazil,
Indonesia đang giảm dần và khó có khả năng phục hồi trong khoảng thời gian
ngắn sắp tới. Sản lượng của những nước này đã giảm khoảng 15% - 20% do
diện tích bị thu hẹp và năng suất giảm trong vài năm gần đây vì thời tiết cực
đoan diễn biến rất phức tạp cùng với dịch bệnh lan rộng gây bất lợi lớn cho
hoạt động canh tác sản xuất. Nguyên nhân gây ra hiện tượng giảm sản lượng
còn bị quyết định bởi các yếu tố khác như tập quán canh tác quảng canh khó
thay đổi, lao động nông nghiệp thu nhập thấp nay chuyển sang các ngành có
19


thu nhập cao hơn tại hầu hết các nước trồng tiêu. Sự sụt giảm sản lượng gây
ảnh hưởng đến lượng xuất khẩu ra thị trường quốc tế và do vậy được nhận
định là nguyên nhân làm giảm sức mạnh cạnh tranh của các nước đó đồng
thời tạo thời cơ tốt cho những nước có thể duy trì ổn định diện tích và sản
lượng trồng hồ tiêu như Việt Nam.
2.2.Nhân tố chủ quan
Bên cạnh nhân tố khách quan trên, hoạt động xuất khẩu hồ tiêu Việt
Nam cũng chịu sự tác động của các nhân tố chủ quan:
Nhân tố thứ nhất là hoạt động sản xuất hồ tiêu trong nước đang phát
triển theo hướng bền vững. Ngành hồ tiêu Việt Nam đã duy trì ổn định không
chỉ diện tích canh tác mà còn cả năng suất cao, nên sản lượng luôn ổn định
với chất lượng ngày càng tốt, từ đó tạo nguồn cung cạnh tranh với các nước

xuất khẩu khác, giúp chúng ta tự chi phối được nguồn cung và có thể đẩy giá
xuất khẩu lên cao hơn.
Nhân tố thứ hai là công tác xây dựng, khảo sát thị trường, xúc tiến
thương mại đã được tiến hành giúp giảm bớt khâu trung gian trong quá trình
giao thương để tối ưu hóa lợi nhuận. Với sự tham gia của Hiệp hội Hồ tiêu
Việt Nam VPA với vai trò đầu tàu, những năm gần đây, ngành hồ tiêu Việt
Nam đã đẩy mạnh công tác xây dựng thị trường và xúc tiến thương mại.
Không chỉ thường xuyên tích cực tham dự hội nghị thường niên do Hiệp hội
Hồ tiêu Quốc tế IPC tổ chức để liên tục cập nhật thông tin thị trường, các
doanh nghiệp Việt Nam còn tích cực tham gia các hội chợ quốc tế, từ đó mở
rộng được quan hệ giao thương, tìm kiếm được nhiều thị trường và bạn hàng
mới như thị trường Brazil, Hoa Kỳ (năm 2008), Italy, Tây Ban Nha, Hà Lan,
Anh, Pháp (năm 2009), Trung Đông, Nam Phi (năm 2010).
Nhân tố thứ ba là thương hiệu hồ tiêu từ Việt Nam bước đầu đã tạo
được dấu ấn và uy tín tốt. Ngoài chất lượng ổn định, đảm bảo vệ sinh an toàn
thực phẩm, các sản phẩm hồ tiêu từ Việt Nam nói chung và thương hiệu hồ

20


tiêu Chư Sê tỉnh Gia Lai nói riêng đã dành được sự tín nhiệm, tin dùng của
bạn hàng quốc tế.
Nhân tố thứ tư là công tác hội nhập và hợp tác quốc tế. Hiệp hội Hồ tiêu
Việt Nam VPA tham gia ngày càng sâu rộng vào các chương trình của Hiệp
hội Hồ tiêu Quốc tế IPC và ngày càng khẳng định được vai trò trong IPC với
vị trí nước sản xuất và xuất khẩu hàng đầu. Đặc biệt, tháng 11 năm 2008, lần
đầu tiên Hội nghị Quốc tế về hồ tiêu được tổ chức tại Việt Nam, nước giữ
chức chủ tịch luân phiên của IPC vào thời điểm đó. Sự kiện này đánh dấu thời
điểm vị thế của ngành hồ tiêu Việt Nam được nâng lên tầm cao mới trong
cộng đồng quốc tế.

Nhân tố thứ năm là Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam VPA đã được phát triển,
hoạt động hiệu quả và thúc đẩy sự phát triển ngành hồ tiêu Việt Nam. Tổ chức
này thường xuyên nắm bắt nhanh thông tin giá cả thị trường, tình hình sản
xuất, xuất nhập khẩu của các nước thành viên trong Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế
IPC cũng như những nước ngoài IPC. Từ đó, họ có thể thông tin kịp thời tới
tất cả hội viên trong nước để những hội viên này đề ra được những quyết định
sản xuất kinh doanh hợp lý. Ngoài ra, Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam VPA cũng
theo dõi sát sao việc phê duyệt các dự án xúc tiến thương mại đã trình Bộ
Công thương, tích cực tìm hiểu và thông báo các chương trình xúc tiến
thương mại do các đơn vị liên quan chủ trì tổ chức, các hội chợ trong nước và
quốc tế mời hội viên tham gia để tiến hành triển khai thực hiện hiệu quả khi
có chương trình.
Các nhân tố trên, kể cả khách quan hay chủ quan, đều là những nhân tố
quan trọng ảnh hưởng tới sự phát triển của hoạt động xuất khẩu hồ tiêu Việt
Nam. Muốn gặt hái được những thành công lớn hơn trong tương lai, hồ tiêu
Việt Nam cần phát huy tối đa những nhân tố khách quan và chủ quan tích cực
nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu. Ngành hồ tiêu Việt Nam cũng phải
tránh phụ thuộc quá nhiều vào những nhân tố khách quan bên ngoài để hạn

21


chế rủi ro nhất là khi nhân tố khách quan đó mang tính tiêu cực, không phù
hợp với hoạt động xuất khẩu của ngành hàng.
III.

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HỒ

TIÊU CỦA VIỆT NAM
1. Sản phẩm hồ tiêu xuất khẩu

1.1. Thành tựu và nguyên nhân
1.1.1. Thành tựu
Trong quá trình phát triển của mình, hoạt động xuất khẩu hồ tiêu của
Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận, trong đó có những
thành tựu về mặt sản phẩm xuất khẩu.
Thành tựu thứ nhất là các loại sản phẩm tiêu của Việt Nam tương đối đa
dạng, phong phú. Các sản phẩm tiêu chính được xuất khẩu từ Việt Nam gồm
có tiêu đen (chiếm khoảng 80% thị phần) gồm có tiêu đen nghiền và tiêu đen
nguyên hạt, tiêu trắng (chiếm 10% - 15% thị phần) gồm có tiêu trắng nghiền
và tiêu trắng nguyên hạt và tiêu đỏ.
Trong đó, tiêu đen được chế biến từ những quả tiêu chín 5% 10%/chùm. Tiêu trắng được chế biến từ loại tiêu khi số quả chín cây chiếm
5% - 10% tổng số hoặc từ tiêu đen có dung trọng cao từ 600g/l trở lên. Bên
cạnh đó, tiêu đỏ là sản phẩm rất độc đáo, được chế biến từ quả tiêu trên cây
hầu hết đã chín đỏ. Loại sản phẩm này có giá cao gấp 3 lần tiêu đen thông
thường, đem lại nguồn thu lớn, tăng lợi nhuận lên đáng kể cho người sản xuất.
Ngoài sản phẩm tiêu nguyên hạt, ngành hồ tiêu Việt Nam còn sản xuất tiêu
nghiền, được chế biến thành gia vị nhằm xuất khẩu phục vụ nhu cầu khác
nhau của bạn hàng.
Thành tựu thứ hai về mặt sản phẩm xuất khẩu là hạt tiêu thu hoạch luôn
đạt chất lượng cao và ổn định. Hơn 80% sản lượng tiêu đen thu hoạch được
đạt dung trọng cao (550g/l - 600g/l). Đây là nguyên liệu tốt để chế biến ra
những sản phẩm tiêu chất lượng cao, đáp ứng đòi hỏi của những thị trường
nhập khẩu khó tính như Đông Á, Tây Âu và Hoa Kỳ.
1.1.2.Nguyên nhân
22


Để đạt được những thành tựu trên, ngành hồ tiêu Việt Nam đã biết tận
dụng những yếu tố sau đây trong quá trình canh tác và sản xuất để tạo ra sản
phẩm tiêu đạt chất lượng cao:

Thứ nhất là điều kiện canh tác và kỹ thuật chăm sóc tốt. Không chỉ biết
dựa vào điều kiện thiên nhiên ưu đãi và những kinh nghiệm tập quán canh tác
tự thu thập tích lũy được, những người nông dân trồng tiêu còn không ngừng
học hỏi, tích cực tham gia các khóa tập huấn do chuyên gia hướng dẫn để
nâng cao kỹ thuật chăm sóc tiêu, sử dụng chủ yếu các biện pháp thâm canh
hữu cơ, nâng cao chất lượng hàng hóa và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm,
tuân thủ nghiêm túc các tiêu chuẩn về quy trình sản xuất nông nghiệp tốt theo
GAP.
Thứ hai, nông dân ở nhiều vùng đã dám đầu tư đậm và dài hơi hơn cho
cây tiêu. Thay vì thu hoạch khi tiêu còn xanh non, họ chấp nhận đầu tư thêm
công chăm sóc, đợi thêm thời gian để quả già và chín nhiều trên cây nhằm thu
được loại tiêu có dung trọng cao (từ 550g/l trở lên), tạo nguồn nguyên liệu tốt
cho chế biến xuất khẩu.
Thứ ba, máy móc với công nghệ chế biến tốt đã được đầu tư để nâng
cao chất lượng hàng hóa theo những yêu cầu, đòi hỏi cao về chất lượng hàng
nhập khẩu của khách hàng. Bên cạnh những xưởng chế biến thủ công theo
phương thức cũ, hiện nay ở nước ta có 18 công ty có nhà máy chế biến tiêu
với tổng công suất chế biến lên tới hơn 70.000 tấn/năm, trong đó có 14 nhà
máy có trang thiết bị hiện đại, xử lý sản phẩm qua hơi nước trong một chu
trình khép kín để cho ra sản phẩm sạch, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm,
đạt tiêu chuẩn thị trường các nước Hoa Kỳ (ASTA), châu Âu (ESA), Nhật
Bản (JSSA)…
Thứ tư, sản phẩm luôn được kiểm tra, giám định kỹ trước khi xuất
khẩu. Sản phẩm tiêu Việt Nam trước khi xuất đi luôn được nhiều tổ chức
chuyên ngành trong và ngoài nước kiểm tra, giám định chất lượng theo những
tiêu chuẩn rất nghiêm ngặt cho từng lô hàng, đảm bảo sản phẩm đạt chất
23


lượng đúng như yêu cầu từ phía nhà nhập khẩu. Do vậy, các doanh nghiệp,

công ty xuất nhập khẩu tránh được những thiệt hại không đáng có, tạo được
uy tín lâu dài trong làm ăn.
1.2.Hạn chế và nguyên nhân
1.2.1.Hạn chế
Bên cạnh những thành tựu trên đây, sản phẩm hồ tiêu Việt Nam còn có
những mặt hạn chế, đó là:
Thứ nhất, lượng tiêu đen còn chiếm tỉ lệ khá lớn trong tổng lượng tiêu
xuất khẩu trong khi những sản phẩm có giá trị cao hơn như tiêu trắng, tiêu đỏ
lại chiếm tỉ trọng không lớn. Thực tế, với quy trình sản xuất phức tạp hơn hai
loại sản phẩm còn lại, lượng tiêu đỏ sản xuất ra chỉ đủ phục vụ nhu cầu tiêu
dùng trong nước, không có để xuất khẩu.
Bảng 5: Sản phẩm tiêu Việt Nam xuất khẩu qua các năm
Đơn vị: Tấn
Năm

Tiêu

Tiêu

đen

trắng

Tiêu đen/tiêu trắng
(lần)

2004
89.051
9.443
9,43

2005
86.233
9.946
8,67
2006
98.798
17.872
5,53
2007
71.842
11.062
6,49
2008
79.729
9.976
7,99
2009
111.732
22.532
4,96
2010
94.119
22.722
4,14
2011
99.918
18.498
5,4
(Nguồn: Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam và Tổng cục Hải quan)
Theo số liệu tiêu xuất khẩu từ năm 2004 đến nay, lượng tiêu đen xuất đi

gấp lượng tiêu trắng từ 4 đến 9 lần, đặc biệt cao vào các năm 2004, 2005 và
2008. Tuy tỉ lệ này đã dần được hạ thấp và ổn định trong một vài năm gần đây
nhưng vẫn còn rất cao, làm hạn chế hiệu quả xuất khẩu.
Bên cạnh đó, chỉ có một số doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư vào dây
chuyền chế biến gia vị thành phẩm, cung cấp trực tiếp cho người tiêu dùng
nước ngoài, thu lợi lớn cho nhà sản xuất. Giá tiêu thành phẩm loại này cao

24


hơn hẳn sản phẩm tiêu thô thông thường, đặc biệt là ở các thị trường có đòi
hỏi rất khắt khe về mặt vệ sinh an toàn thực phẩm như Nhật, Tây Âu hay Hoa
Kỳ. Do vậy, chỉ với những mặt hàng như hiện nay, sản phẩm tiêu Việt Nam
xuất đi không tận dụng hết giá trị chất lượng cũng như không đạt được giá trị
kinh tế cao đáng có.
Hạn chế thứ hai là chất lượng hạt tiêu giữa các vùng không đồng đều dù
tỉ lệ tiêu đạt dung trọng cao khá lớn trong tổng số (80% lượng tiêu đen). Hạn
chế này dẫn đến tình trạng sản phẩm tiêu xuất đi không đồng đều về chất
lượng. Về mặt giá cả thị trường, hạn chế nà có thể dẫn đến tình trạng người
nông dân bị ép giá khi bán hàng hóa của mình cho các đầu mối thu mua hoặc
các công ty chế biến.
Hạn chế thứ ba là lượng xuất khẩu là hàng chất lượng thấp FAQ còn
nhiều. Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam thông báo có tới 60% lượng tiêu xuất đi của
Việt Nam là hàng chất lượng thấp, hay còn gọi là tiêu thô, tiêu xô.
1.2.2. Nguyên nhân
Những nguyên nhân dẫn đến ba hạn chế nói trên của sản phẩm hồ tiêu Việt
Nam có thể kể đến là:
Nguyên nhân thứ nhất là do có sự khác biệt về điều kiện tự nhiên, kĩ
thuật canh tác giữa các vùng, làm cho chất lượng và hương vị sản phẩm
không đồng đều. Cây tiêu được trồng ở những nơi có đủ điều kiện để sinh

trưởng phát triển, nếu được chăm sóc bằng những kỹ thuật canh tác tốt của bà
con nông dân thì cho chất lượng tốt hơn hẳn cây tiêu được trồng ở những
vùng thiếu đi một trong hai yếu tố điều kiện về tự nhiên và con người. Tuy
nhiên trong thực tế cây tiêu thậm chí còn được trồng ở những nơi thiếu cả hai
yếu tố nêu trên do nông dân chỉ tự phát trồng tiêu để chạy theo trào lưu khi
thời giá tăng cao.
Nguyên nhân thứ hai là kỹ thuật chế biến hiện đại để đa dạng hóa sản
phẩm còn hạn chế. Bên cạnh phương thức chế biến thủ công truyền thống của
các chủ vườn tiêu, toàn ngành mới chỉ có 18 công ty có nhà máy chế biến
25


×