Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

KHẢO SÁT, ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH NHÀ NGHỈ SINH THÁI (ECOLODGE) TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN BÌNH CHÂU – PHƯỚC BỬU TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.99 MB, 102 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
*****************

HÀ THỊ NHƯ BÌNH

KHẢO SÁT, ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH
NHÀ NGHỈ SINH THÁI (ECOLODGE)
TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN
BÌNH CHÂU – PHƯỚC BỬU
TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH CẢNH QUAN & KỸ THUẬT HOA VIÊN

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7/2009


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
**************

HÀ THỊ NHƯ BÌNH

KHẢO SÁT, ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH
NHÀ NGHỈ SINH THÁI (ECOLODGE)
TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN
BÌNH CHÂU – PHƯỚC BỬU
TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU


Ngành: Cảnh Quan & Kỹ Thuật Hoa Viên

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Người hướng dẫn: TS. NGÔ AN

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7/2009


MINISTRY OF EDUCATION AND TRAINING
AGRICULTURE AND FORESTRY UNIVERSITY OF HO CHI MINH CITY
********************

HA THI NHU BINH

SURVEYING, ASSESSING, AND PROPOSING THE MODEL OF
ECOLODGE FOR BINH CHAU - PHUOC BUU NATURAL
RESERVE, BARIA-VUNGTAU PROVINCE

Speciality: Landscape and Environmental Horticulture

GRADUATED THESIS

Advisor: Dr. NGO AN

Ho Chi Minh City
JULY 2009



LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu để hoàn thành luận văn này, tôi đã
nhận được sự giúp đỡ rất tận tình của các thầy cô trong bộ môn Cảnh quan và Kỹ thuật
hoa viên trường Đại học Nông Lâm - Thành phố Hồ Chí Minh.
Đặc biệt, đối với thầy Ngô An - giảng viên môn Du lịch sinh thái, tôi xin bày tỏ
lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến thầy - người đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ
tôi rất nhiều trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Qua đây, tôi xin chân thành cảm ơn: thầy Đinh Quang Diệp và quý thầy cô
trong bộ môn Cảnh quan và Kĩ thuật hoa viên đã tận tình giúp đỡ trong quá trình thu
thập tài liệu.
Cảm ơn Ban lãnh đạo trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh và
tất cả quý thầy cô đã giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tại trường.
Cảm ơn anh Phan Văn Thăng cùng toàn thể các cán bộ trong Khu bảo tồn thiên
nhiên Bình Châu-Phước Bửu đã tạo điều kiện và cung cấp các thông tin cần thiết cho
tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Cám ơn tập thể lớp Cảnh quan và Kỹ thuật hoa viên 31 và các bạn thân đã chia
sẻ cùng tôi trong quá trình học tập và sinh hoạt.
Xin cám ơn tất cả mọi người đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận văn
này. Sau cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình đã luôn sát cánh, chia sẻ,
cổ vũ và giúp đỡ để tôi có được như ngày hôm nay.
Chân thành cảm ơn!
Sinh viên
Hà Thị Như Bình

i


TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu “Khảo sát, đánh giá và đề xuất mô hình nhà nghỉ sinh thái
(ECOLODGE) trong Khu Bảo Tồn Thiên Nhiên Bình Châu – Phước Bửu, tỉnh Bà Rịa

– Vũng Tàu” được tiến hành tại Khu Bảo Tồn Thiên Nhiên Bình Châu – Phước Bửu,
thời gian từ tháng 2/2009 đến tháng 7/2009.
Kết quả thu được:
• Thiết lập hệ thống tiêu chuẩn về nhà nghỉ sinh thái áp dụng cho vùng nghiên
cứu.
• Đưa ra những đánh giá khách quan về mô hình nhà nghỉ hiện có tại Khu Bảo
Tồn Thiên Nhiên Bình Châu – Phước Bửu.
• Đề xuất các mô hình nhà nghỉ sinh thái phù hợp cho Khu Bảo Tồn Thiên Nhiên
Bình Châu – Phước Bửu.

SUMMARY
The thesis “ Surviving, assessing and proposing the model of ecolodge at Binh Chau –
Phuoc Buu Natural Reservation Area, Ba Ria – Vung Tau province had been done
from February to July 2009 in Ba Ria – Vung Tau province.
Results of the thesis:
• Setting up standards of ecolodge applying to Binh Chau – Phuoc Buu Natural
Reserve.
• Assessing hotels within BinhChau- Phuoc Buu Natural Reserve.

ii


• Proposing proper Ecolodge models for Binh Chau – Phuoc Buu Natural
Reserve.

MỤC LỤC
TRANG

Trang tựa
Lời cảm ơn .....................................................................................i

Tóm tắt ......................................................................................... ii
Summary ...................................................................................... ii
Mục lục........................................................................................ iii
Danh sách chữ viết tắt ..................................................................vi
Danh sách các hình..................................................................... vii
Danh sách các bảng và biểu đồ ....................................................ix
1. ĐẶT VẤN ĐỀ .....................................................................................................1
2. TỔNG QUAN .....................................................................................................3
2.1 Tổng quan về du lịch sinh thái ................................................................3
2.1.1 Định nghĩa............................................................................................3
2.1.2 Lịch sử phát triển của du lịch sinh thái ................................................3
2.2 Du lịch sinh thái và các khu bảo tồn thiên nhiên ....................................4
2.2.1 Các loại hình quản lý khu bảo vệ.........................................................4
2.2.2 Lợi ích và hạn chế của du lịch sinh thái ở các khu bảo vệ...................7
2.2.2.1 Lợi ích ...............................................................................................7
2.2.2.2 Hạn chế .............................................................................................9
2.2.3 Hoạt động du lịch sinh thái tại các khu bảo tồn................................ 10

iii


thiên nhiên trên thế giới
2.3 Các loại hình nhà nghỉ trong hoạt động du lịch sinh thái .................... 17
2.3.1 Ecolodge kiểu mẫu............................................................................ 17
2.3.2 Ecoresort (khu nghỉ dưỡng sinh thái)................................................ 18
2.3.3 Các lều trại ........................................................................................ 18
2.3.4 Green hotel ( khách sạn xanh) ......................................................... 18
2.4 Quá trình phát triển của nhà nghỉ sinh thái (Ecolodge) ....................... 19
3. MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............... 21
3.1 Mục tiêu nghiên cứu của luận văn ....................................................... 21

3.2 Nội dung nghiên cứu............................................................................ 21
3.3 Giới hạn, phạm vi nghiên cứu của luận văn......................................... 21
3.4 Phương pháp thực hiện đề tài............................................................... 22
4. KẾT QUẢ - THẢO LUẬN ............................................................................. 23
4.1 Đặc điểm tự nhiên, văn hóa, xã hội của
Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu-Phước Bửu ....................................... 23
4.1.1 Vị trí địa lý ........................................................................................ 23
4.1.2 Đặc điểm địa hình ............................................................................. 23
4.1.3 Thổ nhưỡng ....................................................................................... 24
4.1.4 Khí hậu .............................................................................................. 25
4.1.5 Thủy văn ........................................................................................... 25
4.1.6 Diện tích đất và tài nguyên rừng....................................................... 26
4.1.7 Tài nguyên động thực vật.................................................................. 26
4.1.8 Tài nguyên cảnh quan ....................................................................... 26
4.1.9 Điều kiện kinh tế-xã hội.................................................................... 27
4.2 Hoạt động du lịch tại
Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu-Phước Bửu ....................................... 28
4.3 Tình hình hoạt động của các nhà nghỉ, khách sạn

iv


trong Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu-Phước Bửu............................. 30
4.3.1 Kết quả khảo sát hoạt động của các
nhà nghỉ khách sạn trong KBT .................................................................. 30
4.3.1.1 Khu du lịch sinh thái suối khoáng nóng Bình Châu ...................... 30
4.3.1.2 Khu nhà nghỉ trong Vườn sưu tập cây gỗ rừng ................................... 31
4.3.1.3 Khu du lịch Tầm Bồ ......................................................................... 32
4.3.1.4 Khu khách sạn cao cấp dọc theo ven biển............................................32
4.3.2 Đánh giá hoạt động của các nhà nghỉ

khách sạn tại một số địa điểm thuộc KBT ................................................. 34
4.5 Giới thiệu mô hình nhà nghỉ sinh thái(ecolodge) ................................ 49
4.5.1 Định nghĩa ecolodge ......................................................................... 49
4.5.2 Đối tượng du khách của Ecolodge .................................................... 50
4.5.3 Hoạt động du lịch trong các ecolodge............................................... 51
4.5.4 Nhu cầu về nhà nghỉ sinh thái của du khách..................................... 52
4.5.5 Vị trí tọa lạc của các ecolodge .......................................................... 53
4.5.6 Thực trạng môi trường tự nhiên và xã hội ........................................ 53
4.5.7 Tác động tích cực và tiêu cực của ecolodge .................................... 55
4.5.7.1 Những tác động tích cực ................................................................ 56
4.5.7.2 Những tác động tiêu cực ............................................................... 56
4.6 Giới thiệu mô hình nhà nghỉ sinh thái(ecolodge)
trên thế giới ................................................................................................ 60
4.6.1 Rain forest- Peru ............................................................................... 60
4.6.2 Turtle island resort - Fiji ................................................................... 61
4.6.3 Finca – Rosa - Blanca ....................................................................... 63
4.6.4 Campi Ya Kanzi................................................................................ 65
4.7. Đề xuất mô hình Ecolodge cho KBTTN
Bình Châu – Phước Bửu ............................................................................ 66

v


4.7.1 Mô hình hoạt động ............................................................................ 66
4.7.2 Mô hình quản lý ................................................................................ 68
4.7.3 Mô hình thiết kế ................................................................................ 74
4.7.3.1 Mô hình thiết kế Nhà nghỉ suối nước nóng ................................... 74
4.7.3.2 Mô hình thiết kế Tầm Bồ ............................................................... 76
4.7.3.3 Mô hình nhà ven biển..................................................................... 79
5. KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ .......................................................................... 80

5.1 Kết luận ................................................................................................ 80
5.2 Kiến nghị.............................................................................................. 83
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 88
PHỤ LỤC ............................................................................................................. 90

DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT
1. KBT: Khu bảo tồn
2. QL: Quốc lộ
3. KBTTN: Khu bảo tồn thiên nhiên
4. KDL: Khu du lịch
5. GEF: Global Environment Facility

vi


DANH SÁCH CÁC HÌNH

HÌNH

TRANG

Hình 4.1 Đường lên núi Tầm Bồ.................................................................... 29
Hình 4.2 Trên đỉnh núi Tầm Bồ ..................................................................... 29
Hình 4.3 Bàu Nhám giữa rừng ...................................................................... 29
Hình 4.4 Bãi biển Hồ Cốc .............................................................................. 29
Hình 4.5 Khách sạn trong suối nước nóng Bình Châu................................... 47
Hình 4.6 Chòi câu cá trong suối nước nóng Bình Châu................................. 47
Hình 4.7 Nhà rông trong suối nước nóng Bình Châu..................................... 48
Hình 4.8 Đường dạo trong suối nước nóng Bình Châu.................................. 48
Hình 4.9 Nhà nghỉ trong vườn sưu tập gỗ...................................................... 48

Hình 4.10 Nhà nghỉ trong khu du lịch Tầm Bồ.............................................. 48
Hình 4.11 Nhà nghỉ Phú Gia – Hồ Cốc.......................................................... 48
Hình 4.12 Bên trong nhà nghỉ Phú Gia .......................................................... 48
Hình 4.13 Nhà hàng khu resort Osaka ........................................................... 49
Hình 4.14 Quán bar trong khu resort Osaka................................................... 49
Hình 4.15 Phòng biệt thự trong resort Osaka ................................................. 49
Hình 4.16 Biệt thự Santuary – Hồ Tràm ........................................................ 49
Hình 4.17 Nhà nghỉ Posada – Amazonas ....................................................... 61
Hình 4.18 Nội thất bên trong nhà nghỉ Posada............................................... 61
Hình 4.19 Nhà nghỉ Safe Landing trên đảo Fiji ............................................. 62
Hình 4.20 Nhà nghỉ Oarman Bay trên đảo Fiji .............................................. 62
Hình 4.21 Nội thất bên trong khu Turtle island resort ................................... 62

vii


Hình 4.22 Chèo thuyền Kayak trên đảo Fiji................................................... 62
Hình 4.23 Các tấm panel năng lượng mặt trời lắp đặt
bên ngoài khu nhà nghỉ Finca Rosa Blanca ................................................... 64
Hình 4.24 Nội thất bên trong nhà nghỉ Finca Rosa Blanca............................ 64
Hình 4.25 Phòng ăn trong nhà nghỉ Finca Rosa Blanca................................. 64
Hình 4.26 Giáo dục môi trường cho học sinh tại Finca Rosa Blanca ............ 64
Hình 4.27 Bên ngoài nhà nghỉ Kampi Ya Kanzi............................................ 67
Hình 4.28 Nội thất bên trong nhà nghỉ Kampi Ya Kanzi............................... 67
Hình 4.29 Quang cảnh nhìn từ bên trong Kampi Ya Kanzi ........................... 68
Hình 4.30 Nhà sinh hoạt chung trong Kampi Ya Kanzi ................................ 68
Hình 4.31 Bữa ăn ngoài trời trong khu Kampi Ya Kanzi .............................. 68
Hình 4.32 Du khách của Kampi Ya Kanzi đi quan sát chim thú ................... 68
Hình 4.33 Du khách của Kampi Ya Kanzi đi bộ leo núi................................ 68
Hình 4.34 Lễ hội của người Masai tại khu Kampi Ya Kanzi......................... 68

Hình 4.35 Đường dạo trong rừng ................................................................... 70
Hình 4. 36 Tham quan vườn thú..................................................................... 70
Hình 4.37 Lễ hội nghinh ông.......................................................................... 70
Hình 4.38 Kéo lưới tại làng chài .................................................................... 70
Hình 4.39 Mặt bằng khu ecolodge Suối khoáng nóng Bình Châu................. 78
Hình 4.40 Phối cảnh bên trong nhà nghỉ ecolodge
Suối khoáng nóng Bình Châu ......................................................................... 78
Hình 4.41 Mặt bằng bố trí nội thất nhà nghỉ ecolodge
Suối khoáng nóng Bình Châu ......................................................................... 79
Hình 4. 42 Phối cảnh nhà sinh hoạt chung ..................................................... 79
Hình 4.43 Mặt bằng phân khu chức năng khu nhà nghỉ Tầm Bồ................... 80
Hình 4.44 Mặt bằng bố trí nội thất trong khu nhà nghỉ Tầm Bồ.................... 80
Hình 4.45 Phối cảnh bên trong nhà nghỉ Tầm Bồ .......................................... 81

viii


Hình 4.46 Phối cảnh phòng tắm nhìn từ bên ngoài ........................................ 81
Hình 4.47 Phối cảnh nhà nghỉ nhìn từ bên ngoài ........................................... 82
Hình 4.48 Phối cảnh bên trong nhà sinh hoạt chung...................................... 82
Hình 4.49 Mặt bằng bố trí nội thấtkhu nhà nghỉ ven biển ............................. 83
Hình 4.50 Phối cảnh nhà nghỉ ven biển nhìn từ bên ngoài ............................ 83
Hình 4.51 Mặt bằng phân khu Ecoodge ven biển .......................................... 84
Hình 4.52 Bố trí nội thất bên trong nhà nghỉ ven biển................................... 84
Hình 4.53 Phối cảnh góc nhìn từ bên trong nhà nghỉ ven biển ...................... 85
Hình 4.54 Phối cảnh nhà hang ven biển......................................................... 85

DANH SÁCH CÁC BẢNG
BẢNG


TRANG

Bảng 2.1: Các loại hình quản lý khu bảo vệ (IUCN, 1994) ........................... 4
Bảng 2.2: Các mục đích quản lý và các loại hình quản lý
khu bảo vệ của IUCN, (1994) ......................................................................... 6
Bảng 2.3: Khả năng tương thích của các loại hình du lịch
với các loại khu bảo vệ của IUCN (Lawton, 2001) ....................................... 6
Bảng 2.4: Lợi ích của du lịch sinh thái........................................................... 8
Bảng 2.5: Hạn chế của du lịch sinh thái ......................................................... 9
Bảng 2.6: Các thí dụ về dự án du lịch sinh thái.............................................. 14
Bảng 4.1: Hiện trạng đất đai ở khu bảo tồn thiên nhiên
Bình Châu – Phước Bửu ................................................................................ 26
Bảng 4.2: Danh sách khảo sát các nhà nghỉ, khách sạn trong
Khu bảo tồn Bình Châu – Phước Bửu............................................................. 33

ix


Bảng 4.3: Phiếu đánh giá hoạt động của các nhà nghỉ, khách sạn ................. 35
Bảng 4.4: So sánh nhà nghỉ sinh thái và nhà nghỉ thông thường ..............................59

x


Chương 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Mặc dù có nhiều ý kiến khác nhau dự đoán về nhu cầu và sự phát triển của
du lịch sinh thái trong tương lai nhưng tất cả các chuyên gia và các nhà quản lý du
lịch đều có cùng quan điểm cho rằng thị trường du lịch sinh thái sắp tới sẽ tăng lên
không ngừng. Dự đoán này được đưa ra cùng với dự đoán về sự phát triển của du

lịch nói chung. Nó dựa trên những phân tích về phân khúc thị trường và xu hướng
du lịch của những người thuộc thế hệ sinh ra trong những năm từ 1945-1964 (babyboom generation) ở Nhật Bản, Bắc Mỹ và Châu Âu. Những người thuộc thế hệ này
khi ở độ tuổi nghỉ hưu thường có sức khỏe tốt, tuổi thọ cao, nguồn tài chính dồi dào
do đó họ sẽ quan tâm nhiều đến du lịch đặc biệt là du lịch sinh thái. Hơn nữa, do có
trình độ học vấn và nhận thức khá cao nên họ có xu hướng quan tâm đến các vấn đề
về bảo tồn thiên nhiên và bảo vệ môi trường khi quyết định chọn lựa tour du lịch.
Tiêu chuẩn chọn lựa dịch vụ du lịch sinh thái của du khách ngày càng cao hơn. Họ
rời khỏi thành phố đông đúc, rời khỏi những ngôi nhà ống chật hẹp, tham gia hoạt
động du lịch sinh thái với mong muốn được hòa nhập vào thiên nhiên, sống gần gủi
với thiên nhiên chứ không muốn được phục vụ trong những khách sạn cao cấp tiêu
chuẩn 5 sao.
Nắm bắt được tâm lý đó, mô hình nhà nghỉ sinh thái (Ecolodge) đã bắt đầu
hình thành. Những nghiên cứu đầu tiên về nhà nghỉ sinh thái đã bắt đầu vào năm
1995 tại Diễn đàn nhà nghỉ sinh thái quốc tế lần thứ nhất ( First International
Ecolodge Forum ) tổ chức tại quần đảo Virgin năm 1994. Năm 2002, Hiệp hội du
lịch sinh thái quốc tế (The International Ecotourism Society_ TIES) đã cho xuất bản

1


tài liệu “Hướng dẫn về nhà nghỉ sinh thái quốc tế” (International Ecolodge
Guideline). Theo đó Ecolodge phải đáp ứng được 3 tiêu chí chính là:
• Bảo tồn khu vực tự nhiên xung quanh
• Mang lại lợi ích cho cộng đồng cư dân địa phương
• Giáo dục nâng cao hiểu biết về hoạt động bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và
bảo vệ môi trường cho dân cư tại địa phương và khách du lịch
Ecolodge đang trở thành mối quan tâm đặc biệt của các chương trình phát triển bền
vững vì nó mang lại lợi ích kinh tế cho những vùng có đa dạng sinh học cao hay
những vùng nông thôn mà lại không gây tác động nghiêm trọng tới môi trường địa
phương như những hoạt động kinh tế khác.

Khu Bảo tồn thiên nhiên Bình Châu – Phước Bửu từ lâu được biết đến như
một điểm du lịch hấp dẫn với nhiều du khách trong và ngoài nước với các loại hình
du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, du lịch tắm biển, thể thao leo núi, cắm trại…Mô hình
nhà nghỉ khách sạn phục vụ du khách đã được triển khai hoạt động trong nhiều năm
nay nhưng chưa có một nghiên cứu nào trước đây tiến hành đánh giá mô hình hoạt
động của các nhà nghỉ, khách sạn tại nơi này. Thông qua luận văn này, với sự
hướng dẫn của Tiến sĩ Ngô An và tham khảo những tài liệu nghiên cứu của các cá
nhân và tổ chức quốc tế về mô hình Ecolodge; tác giả mong muốn đưa ra những
đánh giá trung thực về hệ thống nhà nghỉ, khách sạn tại Khu bảo tồn thiên nhiên
Bình Châu – Phước Bửu và đề xuất mô hình nhà nghỉ sinh thái (Ecolodge) phù hợp,
đáp ứng được các tiêu chí của Hiệp hội du lịch sinh thái quốc tế (TIES).

2


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 TỔNG QUAN VỀ DU LỊCH SINH THÁI
2.1.1 Định nghĩa.
Hiệp hội Du lịch quốc tế (The International Ecotourism Society (TIES)) định
nghĩa vắn tắt về du lịch sinh thái: “Du lịch sinh thái là du lịch có trách nhiệm với
các khu vực tự nhiên, thực hiện bảo vệ môi trường và làm bền vững phúc lợi của
người dân địa phương”
Mở rộng hơn, định nghĩa đó có thể hiểu: Du lịch sinh thái là du hành và thăm
viếng có trách nhiệm về mặt môi trường đối với các khu vực tự nhiên hoang dã,
nhằm mục đích giải trí và thưởng thức thiên nhiên (và bất kì các đặc trưng văn hóa
gắn liền với nó trong quá khứ và hiện tại), khuyến khích bảo tồn, có tác động tiêu
cực của du khách thấp nhất, và mang lại cơ hội cho cộng đồng dân địa phương tham
gia vào hoạt động kinh tế xã hội.
2.1.2 Lịch sử phát triển của du lịch sinh thái

Từ những năm 1980 đã có sự gia tăng phê phán về tác động tiêu cực của du
lịch trên thế giới, từ đó quan niệm du lịch “mềm” (Soft ecotourism) đã được phát
triển.
Năm 1992, Hội nghị môi trường ở Rio de Jenaro đưa ra khái niệm phát triển
bền vững và đã hoàn tất các nội dung của du lịch mềm. Từ đó có sự bùng nổ tính
chất sinh thái trong du lịch thông qua sự gia tăng khuyến khích bảo vệ môi trường
trong xã hội. Thuật ngữ Du lịch sinh thái (Ecotourism) dần trở nên phổ biến.

3


2.2 DU LỊCH SINH THÁI VÀ CÁC KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN
2.2.1 Các loại hình quản lý Khu bảo vệ
Bảng 2.1: Các loại hình quản lý khu bảo vệ (IUCN, 1994)
Loại/Định nghĩa

Mô tả

Loại I

Khu thiên nhiên và khu động vật hoang dã được bảo vệ nghiêm
ngặt: Là khu bảo vệ được quản lý chủ yếu cho mục đích khoa
học và bảo vệ động vật hoang dã.

Loại Ia

Khu bảo tồn thiên nhiên nghiêm ngặt: Là khu vực bảo tồn được
quản lý chủ yếu vì mục đích khoa học.

Định nghĩa


Là những khu đất hay biển có những hệ sinh thái, những đặc
điểm địa chất – sinh lý và những loài nổi bật và mang tính đại
diện, chủ yếu để phục vụ mục đích nghiên cứu khoa học và
kiểm soát môi trường.

Loại Ib

Khu động vật hoang dã: Khu bảo vệ được quản lý chủ yếu bảo
vệ và phục hồi các loài động vật hoang dã.

Định nghĩa

Là khu đất liền hay biển chưa hề hoặc rất ít có sự can thiệp của
con người, vẫn còn giữ được những ảnh hưởng và đặc điểm của
tự nhiên, không có cư dân sinh sống, được bảo vệ và quản lý
nhằm duy trì điều kiện tự nhiên.

Loại II

Vườn Quốc gia: Khu bảo vệ được quản lý chủ yếu vì mục đích
giải trí và bảo vệ hệ sinh thái.

Định nghĩa

Là khu đất hay biển tự nhiên được thiết lập để (a) bảo vệ tính
toàn vẹn của một hoặc nhiều hệ sinh thái vì lợi ích của các thế
hệ hiện tại và tương lai, (b) loại trừ việc khai thác hoặc chiếm
đóng không có lợi cho những mục tiêu và khu bảo vệ nhằm đạt
được, (c) tạo cơ sở cho các hoạt động khoa học, giáo dục, tham

quan giải trí, tất cả những hoạt động này cần phải phù hợp về
mặt môi trường cũng như văn hóa.

Loại III

Khu kỷ niệm tự nhiên: Khu bảo vệ được quản lý chủ yếu cho

4


mục đích lưu giữ những đặc điểm thiên nhiên nhất định.
Định nghĩa

Là khu vực chứa đựng một hoặc nhiều đặc điểm văn hóa hay tự
nhiên có giá trị nổi bật và độc nhất hiếm có trên thế giới, mang ý
nghĩa văn hóa hoặc giá trị thẩm mỹ.

Loại IV

Khu vực quản lý môi trường sống và một số loài: Khu bảo vệ
trong đó thiên nhiên được bảo tồn chủ yếu thông qua sự can
thiệp bằng các biện pháp quản lý.

Định nghĩa

Là khu đất hay biển là đối tượng của sự quản lý và can thiệp tích
cực của con người để đảm bảo duy trì môi trường sống và đáp
ứng những yêu cầu của một số loài nhất định.

Loại V


Khu phong cảnh: Khu được bảo vệ chủ yếu vì mục đích bảo vệ
cảnh quan trời và biển và phục vụ sự thưởng ngoạn của công
chúng.

Định nghĩa

Là khu đất có thể cận kề bên bờ biển trong đó mối quan hệ giao
lưu giữa con người và thiên nhiên theo thời gian đã tao ra một
vùng đất có đặc điểm riêng biệt, có giá trị thẩm mỹ, sinh thái
và/hoặc văn hóa, thường có tính đa dạng sinh học cao. Việc bảo
vệ tính toàn vẹn của quan hệ giao lưu truyền thống này là sống
còn đối với việc bảo vệ, duy trì và phát triển của một khu vực
như vậy.

Loại VI

Khu bảo vệ tài nguyên: Khu bảo vệ được quản lý chủ yếu nhằm
sử dụng một cách ổn định các hệ sinh thái tự nhiên.

Định nghĩa

Là khu vực có những hệ tự nhiên nguyên sinh, được quản lý
nhằm bảo vệ và duy trì một cách lâu dài tính đa dạng sinh học
trong khi vẫn cho phép khai thác một cách ổn định các sản phẩm
tự nhiên nhằm đáp ứng nhu cầu của cộng đồng.

5



Bảng 2.2: Các mục đích quản lý và các loại hình quản lý khu bảo vệ của IUCN
(1994)
Mục tiêu quản lý

Ia

Ib

II

III IV V

VI

Nghiên cứu khoa học

1

3

2

2

2

2

3


Bảo vệ động vật hoang dã

2

1

2

3

3

-

2

Bảo tồn sự đa dạng loài và gen (đa dạng sinh học) 1

2

1

1

1

2

1


Duy trì sự toàn vẹn môi trường

2

1

1

-

1

2

1

Bảo vệ các đặc tính văn hóa và thiên nhiên nhất -

-

2

1

3

1

3


định
Du lịch và giải trí

-

2

1

1

3

1

3

Giáo dục

-

-

2

2

2

2


3

Sử dụng bền vững nguồn tài nguyên từ các hệ -

3

3

-

2

2

1

-

-

-

-

1

2

sinh thái tự nhiên

Duy trì các thuộc tính văn hóa/truyền thống

-

Ghi chú: “1” = Mục tiêu chủ yếu; “2” = Mục tiêu thứ yếu; “3” = Mục tiêu tiềm
năng; “-” = Không thể ứng dụng
Bảng 2.3: Khả năng tương thích của các loại hình du lịch với các loại khu bảo vệ
của IUCN (Lawton, 2001)
Loại khu bảo

Du lịch sinh thái

Du lịch sinh thái

Các loại du

vệ theo IUCN

“cứng”

“mềm”

lịch khác

(Hard ecotourism)

(Soft ecotourism)

Ia


Không

Không

Không

Ib

Có thể

Không

Không

II

Có thể

Có thể

Không

III

Có thể

Có thể

Không


IV

Có thể

Có thể

Không

V

Không

Có thể



VI

Không

Có thể

Không

6


Ghi chú:
• Du lịch sinh thái “cứng”= là hình thức du lịch sinh thái đi theo một nhóm
nhỏ mà không dựa vào các nhà điều hành tour,mong muốn trải nghiệm trong

thế giới tự nhiên không quan tâm đến các tiện nghi phục vụ, có cam kết
nghiêm ngặt về bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
• Du lịch sinh thái “mềm” = du lịch sinh thái theo nhóm với số lượng lớn hơn,
khách du lịch thường tin cậy vào các nhà điều hành tour và yêu cầu tiện nghi
phục vụ của họ cũng cao hơn, cam kết bảo vệ môi trường và nguồn tài
nguyên chỉ mang mức độ vừa phải.
2.2.2. Lợi ích và hạn chế của du lịch sinh thái ở các khu bảo vệ
Du lịch sinh thái ở các khu bảo vệ chứa đựng những ảnh hưởng tích cực và
ảnh hưởng tiêu cực. Những ảnh hưởng này tương tác lẫn nhau. Trách nhiệm của nhà
quản lý các khu bảo vệ là tăng cường tối đa những ảnh hưởng tích cực và hạn chế
tối đa những ảnh hưởng tiêu cực. Trên thực tế có rất nhiều ảnh hưởng tích cực và
tiêu cực đến các khu bảo vệ, tuy nhiên tài liệu này chỉ đề cập đến những ảnh hưởng
tích cực và tiêu cực chủ yếu.
Các khu bảo vệ được thành lập chủ yếu để bảo tồn các loài động vật hoang
dã, bảo vệ môi trường sống của chúng, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên và di sản văn
hóa truyền thống của cư dân bản địa. Khách du lịch đến với các khu bảo vệ để tìm
hiểu, trân trọng, và thỏa mãn những giá trị vốn có của khu bảo vệ. Quy hoạch và
phát triển du lịch sinh thái ở các khu bảo vệ do đó có thể có những lợi ích, hạn chế
chủ yếu sau:

7


Bảng 2.4: Lợi ích của du lịch sinh thái
Lợi ích
Du lịch sinh thái làm tăng thêm nhiều cơ hội việc làm tại khu
bảo tồn thiên nhiên.
Đời sống của người dân có thể được tăng lên đáng kể nhờ du
lịch sinh thái.
Nhờ du lịch sinh thái, các khu bảo vệ có thể thu hút được

Kinh tế

nhiều hơn vốn đầu tư.
Chất lượng các dịch vụ công cộng của khu bảo vệ có thể tốt
hơn nhờ sự đầu tư từ du lịch sinh thái.
Du lịch sinh thái là một trong những lĩnh vực quan trọng hỗ trợ
nền kinh tế địa phương.
Du lịch sinh thái tạo ra nhiều cơ hội kinh doanh mới cho cư
dân địa phương.
Du lịch sinh thái có thể giúp cải thiện chất lượng các sản phẩm
và dịch vụ hạ tầng du lịch như hệ thống giao thông vận tải,
đường xá, điện, nước, các nhà hàng, các cửa hiệu và các nhà
nghỉ ... trong khu vực.
Du lịch sinh thái có thể làm tăng lòng tự hào của người dân về
văn hoá bản địa.
Du lịch sinh thái khuyến khích việc phát triển rộng rãi các hoạt

Văn hóa – Xã hội

động văn hoá như phát triển nghề thủ công, các loại hình biểu
diễn nghệ thuật và âm nhạc tại địa phương.
Du lịch sinh thái giúp cho việc gìn giữ văn hoá và duy trì bản
sắc dân tộc của người dân địa phương.
Du lịch sinh thái góp phần tăng cường sự trao đổi văn hoá giữa
du khách với nhân viên khu bảo vệ và người dân địa phương.
Nhờ phát triển du lịch sinh thái, nhân viên khu bảo vệ và người
dân địa phương có các cơ hội giải trí nhiều hơn.

8



Du lịch sinh thái giúp bảo tồn môi trường thiên nhiên và bảo
vệ các loài động vật hoang dã tại các khu bảo vệ.
Du lịch sinh thái đã giúp cải thiện môi trường sinh thái ở các
Môi trường

khu bảo vệ ở rất nhiều khía cạnh.
Du lịch sinh thái giúp cải thiện diện mạo (bộ mặt) của khu bảo
vệ (hợp thị giác và có tính thẩm mỹ).
Du lịch sinh thái mang đến động cơ cho việc phục hồi các
công trình kiến trúc mang tính lịch sử.

Bảng 2.5: Hạn chế của du lịch sinh thái
Hạn chế
Lợi nhuận từ du lịch sinh thái ở các khu bảo vệ có thể chảy vào
túi các cá nhân và tổ chức ngoài địa phương.
Lợi nhuận từ du lịch sinh thái có thể chỉ làm lợi cho một số
người tại địa phương.
Giá cả nhà đất và nhiều mặt hàng dịch vụ ở địa phương có thể
Kinh tế

tăng lên vì du lịch sinh thái.
Tính mùa vụ của du lịch sinh thái tạo ra rủi ro cao cho tình trạng
thiếu việc làm hoặc thất nghiệp.
Việc phát triển du lịch tại khu bảo vệ có thể gây trở ngại cho
hoạt động kiếm kế sinh nhai của người dân địa phương.
Người dân địa phương và nhân viên các khu bảo vệ có thể phải
chịu những thiệt thòi vì sống trong điểm du lịch.
Du lịch sinh thái có thể làm huỷ hoại văn hoá bản địa.
Du lịch sinh thái kích thích người dân địa phương bắt chước,

đua đòi cách ứng xử của du khách và từ bỏ những giá trị văn
hoá truyền thống.

9


Sự gia tăng số lượng du khách có thể dẫn đến sự gia tăng mối
bất hoà giữa cư dân địa phương, nhân viên khu bảo vệ và du
Văn hóa – Xã khách.
hội

Do sự xuất hiện của khách du lịch, càng ngày càng khó có thể
tìm được một không gian yên tĩnh ở quanh khu vực.
Du lịch sinh thái có thể làm gia tăng các tệ nạn xã hội như tình
trạng phạm tội, nghiện hút, mại dâm, cờ bạc, rượu chè, buôn
lậu... tại các khu bảo vệ.
Việc xây dựng các cơ sở lưu trú du lịch và các phương tiện khác
phục vụ du khách làm phá huỷ môi trường cảnh quan khu vực.
Du lịch sinh thái có tác động tiêu cực đến các tài nguyên thiên
nhiên (bao gồm việc thu thập các tiêu bản thực, động vật, các
tiêu bản đá và khảo cổ học cho hoặc bởi du khách).

Môi trường

Du lịch sinh thái gây ra việc ô nhiễm đáng kể nguồn không khí,
nguồn nước, tiếng ồn, chất thải rắn và ô nhiễm đất trồng.
Do hoạt động du lịch sinh thái, diện tích đất nông nghiệp và đất
tự nhiên trong khu vực bảo tồn có thể bị thu hẹp lại.
Các trang thiết bị phục vụ du lịch được xây dựng trong và phụ
cận khu bảo vệ có thể không hài hoà với môi trường tự nhiên và

kiểu kiến trúc truyền thống.

2.2.3 Hoạt động du lịch sinh thái tại các khu bảo tồn thiên nhiên trên thế giới.
Các khu bảo tồn thiên nhiên ngày càng thu hút sự quan tâm của các du khách
nước ngoài cũng như du khách địa phương. Du lịch sinh thái ở các khu bảo tồn
mang đến những lợi ích cho các cộng đồng địa phương và các khu bảo tồn thiên
nhiên thông qua việc tạo ra những nguồn lợi.
Vào cuối thập niên 1990, các quốc gia đang phát triển trên khắp thế giới đều
thúc đẩy du lịch sinh thái như là một chiến lược mấu chốt cho các nỗ lực phát triển

10


của họ. Costa Rica, Ecuador và Kenya thường được nêu ra như là các quốc gia đã
thực hiện các chương trình hiệu quả.
• Costa Rica khuyến khích du lịch sinh thái thông qua việc kết hợp các
khu vực được bảo vệ thuộc tư nhân và nhà nước. Tất cả các cấp chính
quyền, kể cả tổng thống, đã xúc tiến du lịch sinh thái như một công cụ
phát triển.
• Kenya là điểm đến du lịch về động, thực vật hoang dã được ưa
chuộng nhất của Châu Phi. Kenya có rất nhiều loài động vật, chúng đi
lang thang trong 26 công viên, 28 khu dự trữ và 1 khu bảo tồn động
vật của Kenya. Kenya là nước tiên phong về du lịch thiên nhiên ở
Châu Phi và đã nhận được viện trợ từ nước ngoài trị giá hàng triệu đô
la Mỹ để phát triển và duy trì các công viên và khu dự trữ của mình.
• Du lịch sinh thái tại Ecuador tập trung ở Quần đảo Galapagos, vốn có
hệ thực vật dồi dào và hệ động vật độc đáo. Vào cuối thập niên 1990,
chính phủ Ecuador nhận ra rằng sự ưa chuộng của nhiều người dành
cho các quần đảo này đang đe dọa hủy hoại chúng. Vào năm 1990,
chính phủ thông qua một bộ luật đặc biệt để tảo tồn quần đảo

Galapagos – luật này áp đặt những qui định nghiêm ngặt hơn nhiều
đối với số lượng khách du lịch và các hoạt động họ có thể tiến hành
tại đây.
Các quốc gia nói trên có vẻ đã phát huy các tài nguyên thiên nhiên độc đáo
của họ như là các công cụ để phát triển kinh tế lẫn phát triển bền vững. Các quốc
gia khác, chẳng hạn như Mêhicô và Ấn Độ đã kém thành công hơn. Một nghiên cứu
về hoạt động du lị ch tại khu khảo cổ Mundo Maya kết luận rằng hoạt động đã dẫn
đến "sự thoái hóa môi trường và thay đổi văn hóa". Còn dự án trong rừng
Lacandona ở Chiapas "không thu hút được một du khách nào". (Nguồn:
"Environment Mexico: Du lịch Sinh thái, Vùng Đất Màu Mỡ cho Đầu tư Nước
ngoài" Inter Press Service, 11/1/1999)

11


Một vài tổ chức phát triển quốc tế cũng đã xúc tiến du lịch sinh thái như một
cơ chế để phát triển bền vững. Vào đầu thập niên 1990, Ngân Hàng Thế Giới và
Liên Hợp Quốc đã thiết lập Quỹ Môi Trường Toàn Cầu (Global Environment
Facility (GEF)) để viện trợ cho việc kết hợp các chương trình về môi trường vào
trong các dự án phát triển. Kể từ lúc khởi đầu, GEF đã tài trợ cho hơn 500 dự án ở
120 quốc gia, trị giá hơn 2 tỷ USD. Cơ quan quốc tế tham gia mạnh nhất vào việc
xúc tiến và phát triển du lịch sinh thái là Cơ Quan Phát Triển Quốc Tế Hoa Kỳ
(USAID). Tính đến giữa thập niên 1990, USAID đã đầu tư và tài trợ tổng cộng hơn
2 tỷ USD vào 105 dự án có các thành phần về du lịch sinh thái.
Du lịch sinh thái thường được xem là bền vững khi mang tính không tiêu
dùng tài nguyên, có nghĩa là những người tham gia vào du lịch sinh thái không tiêu
dùng các tài nguyên thiên nhiên. Ví dụ:
• Một chuyến du hành đến Khu Bảo Tồn Khỉ Chó của cộng đồng ở Belize để
ngắm nhìn các con khỉ màu đen có nguy cơ tuyệt chủng.
• Một cuộc hành trình đến Công Viên Quốc Gia Serengeti ở Tanzania để quan

sát ngựa vằn, linh dương nhỏ, linh dương đầu bò, và vô số động vật khác cư
trú ở thảo nguyên Serengeti.
• Một cuộc hành trình dài xuyên qua rặng núi Annapurna ở Nepal để ngắm
nhìn những con báo tuyết, cừu xanh, và hươu nhỏ không sừng, tất cả đều có
nguy cơ tuyệt chủng.
Một số chương trình đưa ra một loại du lịch sinh thái khác – gọi là du lịch
tiêu dùng tài nguyên (Consumptive ecotourism) – vốn dựa vào các tài nguyên có thể
tái sinh. Những ích lợi đạt được của loại hình du lịch tiêu dùng tài nguyên đã dẫn
đến nhiều tranh luận sôi nổi giữa các chính phủ, các nhà bảo vệ môi trường, người
dân bản địa, và các nhà nghiên cứu. Các thí dụ về du lịch tiêu dùng tài nguyên bao
gồm việc sử dụng súng đi săn để bắn voi, tê giác và sơn dương. Phí giết động vật có
thể rất cao. Thí dụ ở Zimbawe người du lịch phải trả hơn 20.000USD chỉ để bắn
chết một con voi đực. Điều này mang lại doanh thu đáng kể trong khi chỉ gây ra tác
động bất lợi rất ít đến cư dân địa phương.

12


×