Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

100 câu ôn THI lần 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (120.14 KB, 21 trang )

ĐỀ THI THỬ GIÁO VIÊN DẠY GIỎI CẤP THÀNH PHỐ 17-18
Câu 2.Theo điều 70 Luật Giáo dục 2005 sửa đổi năm 2009, Nhà giáo phải
có những tiêu chuẩn nào sau đây:
A. Phẩm chất, đạo đức, tư tưởng tốt; Đạt trình độ chuẩn được đào tạo về
chuyên môn nghiệp vụ; Đủ sức khỏe theo yêu cầu nghề nghiệp; Lí lịch bản thân rõ
ràng.
B. Phẩm chất, đạo đức, tư tưởng tốt; Đạt trình độ chuẩn được đào tạo từ trung
cấp trở lên; Đủ sức khỏe theo yêu cầu nghề nghiệp; Lí lịch bản thân rõ ràng.
C. Phẩm chất, đạo đức, tư tưởng tốt; Đạt trình độ chuẩn được đào tạo về
chuyên môn nghiệp vụ; Đủ sức khỏe theo yêu cầu nghề nghiệp; Có kỹ năng nghề
nghiệp.
Câu 3. Theo Luật Giáo dục 2005, “Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người
Việt Nam phát triển toàn diện, ……………, trung thành với lí tưởng độc lập
dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và
năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc”. Điền vào chỗ trống phương án đúng.
A. Có kĩ năng sống
B. Có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mĩ và nghề nghiệp
C. Có tinh thần quốc tế vô sản
D. Có ý chí vươn lên, có kĩ năng tự học và tự nghiên cứu
Câu 4.Theo điều 70 Luật Giáo dục 2005 sửa đổi năm 2009, quy định về
đạo đức của người giáo viên mầm non:
A. Là những phẩm chất của người giáo viên mầm non được hình thành do tu
dưỡng, rèn luyện theo các quy định, tiêu chuẩn, yêu cầu…trong chăm sóc và giáo
dục trẻ em và trong cuộc sống với tư cách một nhà giáo được qua các hoạt động và
qua giao tiếp.
B. Là những phẩm chất của người giáo viên mầm non được hình thành do tu
dưỡng, rèn luyện theo các quy định, tiêu chuẩn, yêu cầu…trong chăm sóc và giáo
dục trẻ em và trong cuộc sống với tư cách một nhà giáo được thể hiện ra bên ngoài
qua nhận thức, thái độ hành vi.
C. Là những phẩm chất của người giáo viên mầm non được hình thành do tu


dưỡng, rèn luyện theo các quy định, tiêu chuẩn, yêu cầu…trong chăm sóc và giáo
dục trẻ em.
Câu 6. Khoản 2, Điều 3, Luật Giáo dục (2005) quy định về nguyên lí giáo
dục: “Hoạt động giáo dục phải được thực hiện theo nguyên lí học đi đôi với
hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, ……………, giáo dục nhà trường
kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội”. Điền vào chỗ trống phương
án đúng.
A. Đào tạo gắn liền với địa chỉ
B. Kĩ năng gắn liền với đạo đức
C. Người dạy gắn liền với người học
D. Lí luận gắn liền với thực tiễn
Câu7. Theo điều 52 luật viên chức các hình thức kỉ luật viên chức sau đây
hình thức kỉ luật nào là đúng.


A. Khiển trách, cảnh cáo, cách chức.
B. Cảnh cáo, nhắc nhở, cách chức, buộc thôi việc.
C. Khiển trách, cảnh cáo, cách chức, buộc thôi việc
D. Cảnh cáo, nhắc nhở buộc thôi việc
Câu 9. Theo luật giáo dục năm 2005, một trong những quyền của nhà giáo
là?
A. Gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân, các quy định của pháp luật và
điều lệ nhà trường.
B. Không ngừng học tập, rèn luyên để nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ
chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, đổi mới phương pháp giảng dạy, nêu gương tốt
cho người học.
C. Được đào tạo nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ.
D. Giáo dục, giảng dạy theo mục tiêu, nguyên lý giáo dục, thực hiện đầy đủ và
có chất lượng chương trình giáo dục.
.

Câu 12. Theo Luật Giáo dục (2005), Phương án nào dưới đây là SAI?
A. Nhà trường có tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam.
B. Nhà trường có các hội đồng tư vấn.
C. Nhà trường có các đoàn thể, tổ chức xã hội.
D. Nhà trường có tổ chức tôn giáo.
Câu 13. Theo khoản 2, Điều 11, Luật giáo dục năm 2005: Mọi công dân
trong độ tuổi quy định có nghĩa vụ học tập để đạt.
A. Trình độ tiểu học.
B. Trình độ trung học cơ sở.
C. Trình độ trung học phổ thông.
D. Trình độ phổ cập.
Câu 14. Theo Điều 70, Luật Giáo dục (2005), đối tượng nào dưới đây là
nhà giáo?
A. Người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong nhà trường, cơ sở giáo dục
khác.
B. GV được điều động đến công tác tại các phòng, ban sở GD&ĐT nhưng nay
không tham gia giảng dạy.
C. Người đang làm nhiệm vụ trong các cơ sở giáo dục.
D. Bao gồm cả A, B và C.
Câu 24. Theo Điều 29, Luật viên chức về đơn phương chấm dứt hợp đồng,
theo đó nội dung nào sau đây là đúng?
A. Đơn vị sự nghiệp công lập được đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc
với viên chức khi viên chức làm việc theo hợp đồng làm việc không xác định thời
hạn bị ốm đau đã điều trị 06 tháng liên tục mà khả năng làm việc chưa hồi phục.
B. Đơn vị sự nghiệp công lập được đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc
với viên chức khi viên chức có 02 năm liên tiếp bị phân loại đánh giá ở mức độ
không hoàn thành nhiệm vụ.
C. Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc, trừ trường hợp quy định tại
Điểm b Khoản 1 Điều 29, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập phải báo cho



viên chức biết trước ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng làm việc không xác định thời
hạn hoặc ít nhất 15 ngày đối với hợp đồng làm việc xác định thời hạn.
D. Viên chức làm việc theo hợp đồng làm việc không xác định thời hạn có
quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng nhưng phải thông báo bằng văn bản cho
người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập biết trước ít nhất 30 ngày; trường hợp
viên chức ốm đau hoặc bị tai nạn đã điều trị 06 tháng liên tục thì phải báo trước ít
nhất 03 ngày.
Câu 35: Trong các phương pháp sau, phương pháp nào không sử dụng để
đánh giá sự phát triển của trẻ?
A. Phương pháp phân tích sản phẩm.
B. Phương pháp trao đổi phụ huynh.
C. Phương pháp thực hành, trải nghiệm. D. Phương pháp quan sát.
Câu 45: Đâu là yêu cầu về đánh giá sự phát triển của trẻ mầm non?
A. Đánh giá sự phát triển của trẻ làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch thực hiện
chương trình CSGD trẻ.
B. Đánh giá sự phát triển của trẻ nhằm theo dõi sự phát triển của trẻ và kịp thời
điều chỉnh kế hoạch giáo dục cho phù hợp với trẻ.
C. Đánh giá sự phát triển của trẻ vào sổ nhật ký, và phiếu đánh giá; coi trọng
đánh giá sự tiến bộ của từng trẻ; đánh giá trẻ thường xuyên qua quan sát hoạt động
hàng ngày.
D. Đánh giá sự phát triển của trẻ (Bao gồm đánh giá trẻ hàng ngày và đánh giá
trẻ theo giai đoạn) nhằm theo dõi sự phát triển của trẻ, làm cơ sở cho việc xây dựng
kế hoạch và kịp thời điều chỉnh kế hoạch giáo dục cho phù hợp trẻ, với tình hình
thực tế ở địa phương. Trong đánh giá phải có sự phối hợp nhiều phương pháp, hình
thức đánh giá; coi trọng đánh giá sự tiến bộ của từng trẻ; đánh giá trẻ thường xuyên
qua quan sát hoạt động hàng ngày.
Câu 74. Yêu cầu nào dưới đây không phải là yêu cầu về phương pháp giáo
dục đối với trẻ lứa tuổi mẫu giáo?
a. Kết hợp hài hòa giữa giáo dục trẻ trong nhóm bạn với giáo dục các nhân, chú ý

đặc điểm riêng của từng trẻ để có phương pháp giáo dục phù hợp.Tổ chức hợp lý
các hình thức hoạt động cá nhân, theo nhóm nhỏ và cả lớp, phù hợp với độ tuổi của
nhóm/lớp, với khả năng của từng trẻ, với nhu cầu và hứng thú của trẻ với điều kiện
thực tế.
b.Tạo điều kiện cho trẻ được tích cực hoạt động giao lưu cảm xúc, hoạt động với đồ
vật và vui chơi.
c. Chú trọng đổi mới tổ chức môi trường giáo dục nhằm kích thích và tạo cơ hội
cho trẻ tích cực khám phá, thử nghiệm và sáng tạo ở các khu vực hoạt động một
cách vui vẻ.
d. Tạo điều kiện cho trẻ được trải nghiệm, tìm tòi khám phá môi trường xung quanh
dưới nhiều hình thức đa dạng, đáp ứng nhu cầu, hứng thú của trẻ theo phương châm
“Chơi mà học, học bằng chơi”.
Câu 75. Phương án nào sau đây không có trong nội dung chăm sóc sức
khỏe và an toàn cho trẻ ở trường mầm non?
a. Khám sức khỏe định kì cho trẻ.


b.Phòng tránh các bệnh thường gặp, theo dõi tiêm chủng.
c.Bảo vệ an toàn và phòng tránh một số tai nạn thường gặp.
d.Vệ sinh phòng nhóm, đồ dùng, đồ chơi.
Câu 76. Nội dung giáo dục phát triển thể chất trong chương trình giáo dục
mầm non gồm nội dung nào sau đây?
a. Phát triển vận động; giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe.
b. Phát triển vận động; rèn nề nếp thói quen; giáo dục dinh dưỡng.
c. Phát triển các vận động cơ bản, tố chất vận động ban đầu cho trẻ; giáo dục sức
khỏe và an toàn.
d. Giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe.
Câu 77. Trong chương trình Giáo dục mầm non, nội dung vệ sinh bao gồm
nội dung nào sau đây?
a. Vệ sinh cá nhân.

b. Vệ sinh môi trường; vệ sinh phòng nhóm, đồ dùng, đồ chơi.
c. Giữ sạch nguồn nước và xử lí rác, nước thải.
d. Vệ sinh cá nhân; vệ sinh môi trường (vệ sinh phòng nhóm, đồ dùng đồ chơi.
Giữ sạch nguồn nước và xử lí rác, nước thải).
Câu 78. Nội dung vệ sinh môi trường trong trường mầm non gồm những
nội dung nào?
a. Vệ sinh đồ dùng, vệ sinh nền lớp học và xử lý rác thải.
b. Hằng ngày vệ sinh ca cốc, bát thìa, khăn mặt cho trẻ. Hàng tuần vệ sinh cống
rãnh và khơi thồn nguồn nước.
c. Vệ sinh đồ dùng, đồ chơi, lớp học, thu gom rác thải và cung cấp nước sạch
cho trẻ.
d. Vệ sinh đồ dùng, đồ chơi, vệ sinh phòng nhóm, xử lý rác, nước thải và giữ
sạch nguồn nước.
Câu 79. Phương án nào sau đây không phải là mục tiêu phát triển nhận
thức cho trẻ mẫu giáo?
a. Có khả năng phát hiện và giải quyết vấn đề đơn giản theo những cách khác
nhau.
b. Có khả năng quan sát, so sánh, phân loại, phán đoán, chú ý, ghi nhớ có chủ
định.
c. Có sự nhạy cảm của các giác quan.
d. Có một số hiểu biết ban đầu về con người, sự vật, hiện tượng xung quanh và
một số khái niệm sơ đẳng về toán.
Câu 80. Trong lĩnh vực giáo dục phát triển thể chất cho trẻ mẫu giáo, nội
dung nào là nội dung phát triển vận động cho trẻ ?
a. Giữ gìn vệ sinh và sức khỏe; tập luyện các kỹ năng vận động cơ bản và phát
triển các tố chất trong vận động.
b. Tập động tác phát triển các nhóm cơ và hô hấp; tập luyện các kỹ năng vận
động cơ bản và phát triển các tố chất trong vận động; tập các cử động bàn tay,
ngón tay, và sử dụng một số đồ dùng, dụng cụ.
c.Tập động tác phát triển các nhóm cơ và hô hấp; tập các cử động bàn tay, ngón

tay; tập làm một số việc tự phục vụ trong sinh hoạt.


d. Tập luyện các kỹ năng vận động cơ bản và phát triển các tố chất trong vận
động; nhận biết một số thực phẩm và ích lợi của chúng đối với sức khỏe.
Câu 81. Phương án nào sau đây không phải là nội dung giáo dục phát
triển thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo?
a. Cảm nhận và thể hiện cảm xúc trước vẻ đẹp của thiên nhiên, cuộc sống gần
gũi xung quanh trẻ và trong các tác phẩm nghệ thuật.
b. Một số kỹ năng trong hoạt động âm nhạc( nghe, hát, vận động theo nhạc) và
hoạt động tạo hình (vẽ, nặn, cắt, xé dán, xếp hình).
c. Biểu lộ cảm xúc khi nghe hát, nghe các âm thanh; thích vẽ tranh.
d. Thể hiện sự sáng tạo khi tham gia các hoạt động nghệ thuật (âm nhạc và tạo
hình).
Câu 82. Nội dung giáo dục phát triển tình cảm độ tuổi mẫu giáo gồm
những nội dung nào?
a. Hành vi và quy tắc ứng xử, quan tâm bảo vệ môi trường.
b. Phát triển tình cảm, ý thức về bản thân.
c. Ý thức về bản thân, nhận biết và thể hiện cảm xúc, tình cảm với con người, sự
vật và hiện tượng xung quanh.
d. Hành vi văn hóa giao tiếp đơn giản.
Câu 83. Nội dung lĩnh vực phát triển nhận thức của trẻ mẫu giáo gồm nội
dung nào?
a. Khám phá khoa học và khám phá xã hội; làm quen với Toán.
b. Khám phá khoa học; làm quen với một số khái niệm sơ đẳng về Toán.
c. Làm quen với Toán; khám phá khoa học và khám phá xã hội.
d. Khám phá khoa học; khám phá xã hội;làm quen với một số khái niệm sơ
đẳng về Toán.
Câu 84. Kết quả mong đợi trong hoạt động giáo dục cho trẻ mẫu giáo làm
quen với một số khái niệm sơ đẳng về Toán là gì?

a. Nhận biết số đếm, số lượng; sắp xếp theo quy tắc, nhận biết hình dạng, nhận
biết vị trí trong không gian.
b. Đếm trên đối tượng trong phạm vi 10 và đếm theo khả năng; So sánh hai đối
tượng, sắp xếp theo quy tắc và nhận biết vị trí trong không gian.
c. Nhận biết số đếm, số lượng; sắp xếp theo quy tắc; So sánh 2 đối tượng; nhận
biết hình dạng; nhận biết vị trí trong không gian và định hướng thời gian.
d. Nhận biết số lượng; sắp xếp theo quy tắc; So sánh 3 đối tượng; nhận biết hình
dạng; nhận biết vị trí trong không gian và định hướng thời gian.
Câu 85 . Kết quả mong đợi đối với vận động “chạy” của trẻ mẫu giáo 5 - 6
tuổi là gì?
a. Chạy liên tục theo hướng thẳng 18m trong 10 giây.
b. Chạy liên tục theo hướng thẳng 20m trong 10 giây.
c. Chạy liên tục theo hướng thẳng 20m trong 15 giây.
d. Chạy liên tục theo hướng thẳng 25m trong 20 giây
Câu 86. Kết quả mong đợi ở trẻ 5 -6 tuổi làm quen với việc “đọc” là gì?
a. Nhìn vào tranh minh họa và gọi tên nhân vật trong tranh.
b. Biết cách "đọc sách" từ trái sang phải, từ trên xuống dưới, từ đầu sách đến
cuối sách.


c. Cầm sách đúng chiều, "đọc" sách theo tranh minh hoạ ( đọc vẹt).
d. Cầm sách đúng chiều, biết tự giở sách xem tranh ảnh, đề nghị người khác đọc
sách cho nghe.
Câu 87. Hoạt động giáo dục nào sau đây không phải là của độ tuổi trẻ
mẫu giáo?
a. Hoạt động học.
b. Hoạt động vui chơi.
c. Hoạt động ăn, ngủ, vệ sinh.
d. Hoạt động với đồ vật.
Câu 88. Hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo là gì?

a. Hoạt động vui chơi.
b. Hoạt động học có chủ đích.
c. Hoạt động lao động.
d. Hoạt động ăn, ngủ, vệ sinh cá nhân.
Câu 89. Nội dung tập luyện các kĩ năng vận động cơ bản và phát triển các
tố chất trong vận động cho trẻ mẫu giáo bao gồm nội dung nào?
a. Đi và chạy; Bò, trườn; Tung - ném; Bật.
b. Đi và chạy; Bò, trườn; Tung- bắt; Bật.
c. Đi và chạy; Bò, trườn, trèo; Tung - bắt; Bật - nhảy.
d. Đi và chạy; Bò, trườn, trèo; Tung, ném, bắt; Bật - nhảy.
Câu 90. Phương án nào là nội dung khám phá khoa học cho trẻ độ tuổi
mẫu giáo?
a. Một số nghề phổ biến; thế giới tự nhiên; đồ dùng đồ chơi.
b. Bản thân, gia đình; trường mầm non; quê hương đất nước.
c. Các bộ phận cơ thể con người; đồ vật, động vật và thực vật; một số hiện tượng
tự nhiên.
d. Cấu tạo, chức năng của cơ thể; tên gọi đồ vật, hành động, hiện tượng gần gũi
quen thuộc.
Câu 91. Phương án nào sau đây không phải là nội dung cho trẻ mẫu giáo
“Làm quen với đọc, viết”?
a. Mở sách, xem tranh và chỉ vào các nhân vật, sự vật trong tranh.
b. Làm quen với cách sử dụng sách, bút.
c. Làm quen với một số kí hiệu thông thường trong cuộc sống.
d. Làm quen với chữ viết, với việc đọc sách.
Câu 92. Kết quả mong đợi trong hoạt động giáo dục phát triển tình cảm
và kỹ năng xã hội cho trẻ mẫu giáo là gì?
a. Thể hiện ý thức về bản thân, nhận biết và thể hiện cảm xúc, tình cảm với con
người, sự vật, hiện tượng xung quanh.
b. Ý thức về bản thân, quan tâm đến môi trường và hành vi, quy tắc ứng xử
trong xã hội.

c. Thể hiện sự tự tin, ý thức về bản thân, hành vi ứng xử và quan tâm đến môi
trường.
d. Thể hiện ý thức về bản thân, thể hiện sự tự tin, tự lực, nhận biết và thể hiện
cảm xúc, tình cảm với con người, sự vật, hiện tượng xung quanh, thực hiện
hành vi và qui tắc ứng xử xã hội, quan tâm đến môi trường.


Câu 93. Đánh giá sự phát triển của trẻ là gì?
a. Là sử dụng phiếu đánh giá để ghi chép những thông tin về trẻ và đánh giá trẻ
theo các chỉ số.
b. Là việc theo dõi, ghi chép tình hình của trẻ vào sổ nhật ký.
c. Là quá trình thu thập thông tin về trẻ một cách có hệ thống và phân tích, đối
chiếu với mục tiêu của chương trình giáo dục mầm non nhằm theo dõi sự
phát triển của trẻ và điều chỉnh kế hoạch chăm sóc, giáo dục trẻ.
d. Là tổ chức đánh giá trẻ theo bộ công cụ.
Câu 94. Trong giáo dục mầm non, mục đích đánh giá trẻ hằng ngày là gì?
a. Đánh giá những diễn biến tâm - sinh lí của trẻ hằng ngày trong các hoạt động,
để kịp thời điều chỉnh kế hoạch hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ.
b. Xác định mức độ đạt được của trẻ ở các lĩnh vực phát triển.
c. Đánh giá những diễn biến tâm - sinh lí của trẻ hằng ngày trong các hoạt động,
nhằm phát hiện những biểu hiện tích cực hoặc tiêu cực để kịp thời điều chỉnh
kế hoạch hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ.
d. Đánh giá những diễn biến tâm - sinh lí của trẻ hằng ngày trong các hoạt động,
Xác định mức độ đạt được của trẻ ở các lĩnh vực phát triển để kịp thời điều
chỉnh kế hoạch hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ.
Câu 95. Việc lựa chọn hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục cho trẻ
mầm non dựa vào căn cứ nào sau đây?
a. Theo mục đích và nội dung giáo dục.
b. Hoạt động theo nhóm, cả lớp.
c. Mục đích giáo dục và nội dung giáo dục; vị trí không gian; số lượng trẻ.

d. Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm nhỏ, hoạt động nhóm lớn.
Câu 96. Có mấy nhóm phương pháp giáo dục đối với trẻ mẫu giáo?
a. 3 nhóm.
b. 4 nhóm.
c. 5 nhóm.
d. 6 nhóm.
Câu 97. Nhóm phương pháp nào sau đây không sử dụng để giáo dục trẻ
mẫu giáo?
a. Nhóm phương pháp thực hành, trải nghiệm.
b. Nhóm phương pháp dùng lời nói.
c. Nhóm phương pháp tác động bằng bằng tình cảm.
d. Nhóm phương pháp nêu gương - đánh giá.
Câu 98. Nhóm phương pháp nào sau đây được sử dụng để giáo dục trẻ
mẫu giáo?
a. Nhóm phương pháp thực hành trải nghiệm, nhóm phương pháp trực quan
minh họa, nhóm phương pháp dùng tình cảm và khích lệ.
b. Nhóm phương pháp thực hành trải nghiệm, nhóm phương pháp trực quan
minh họa, nhóm phương pháp dùng lời nói.
c. Nhóm phương pháp thực hành trải nghiệm, nhóm phương pháp trực quan
minh họa, nhóm phương pháp quan sát.


d. Nhóm phương pháp thực hành trải nghiệm, nhóm phương pháp trực quan
minh họa, nhóm phương pháp dùng lời nói, nhóm phương pháp dùng tình
cảm và khích lệ, nhóm phương pháp nêu gương, đánh giá.
Câu 99. Nhóm phương pháp giáo dục bằng tình cảm và khích lệ đối với
trẻ mẫu giáo là gì?
a. Phương pháp dụng cử chỉ điệu bộ kết hợp với lời nói thích hợp để khuyến
khích và ủng hộ trẻ hoạt động nhằm khơi gợi niềm vui, tạo niềm tin, cổ vũ sự
cố gắng của trẻ trong quá trình hoạt động.

b. Phương pháp dụng cử chỉ điệu bộ kết hợp với lời nói thích hợp để khuyến
khích và ủng hộ trẻ hoạt động nhằm khơi gợi niềm vui.
c. Phương pháp dụng cử chỉ điệu bộ kết hợp với lời nói thích hợp để truyền đạt
và giúp trẻ thu nhận thông tin.
d. Phương pháp dụng cử chỉ điệu bộ kết hợp với lời nói thích hợp để tăng cường
vốn hiểu biết, phát triển tư duy và ngôn ngữ của trẻ.

ĐỀ KI THI KIẾN THỨC GIÁO VIÊN 2017 – 2018
I. Kiến thức chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non
1. Mục tiêu, yêu cầu của CT GDMN
Câu 1: Chương trình GDMN (Ban hành kèm theo Thông tư số 17/2009/TT-BGDĐT
ngày 25/7/2009 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT) đưa ra các mục tiêu sau:
A. Mục tiêu GDMN; Mục tiêu Chương trình giáo dục Nhà trẻ, Mục tiêu Chương
trình giáo dục Mẫu giáo.
B. Mục tiêu GDMN; Mục tiêu Chương trình giáo dục Nhà trẻ; Mục tiêu Chương
trình giáo dục Mẫu giáo; Mục tiêu giáo dục từng độ tuổi.
C. Mục tiêu GDMN; Mục tiêu Chương trình giáo dục Nhà trẻ; Mục tiêu Chương
trình giáo dục Mẫu giáo; Mục tiêu từng lĩnh vực giáo dục.
D. Mục tiêu GDMN; Mục tiêu Chương trình giáo dục Nhà trẻ; Mục tiêu Chương
trình giáo dục Mẫu giáo; Mục tiêu giáo dục từng môn học.
Câu 2: Một trong những mục tiêu giáo dục mầm non đó là: “Giúp trẻ em phát triển
về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, …, chuẩn bị cho trẻ em vào lớp một;”. Cụm từ
điền vào vị trí “…” là:
A. hình thành và phát triển ở trẻ em những chức năng tâm sinh lí, năng lực và phẩm
chất mang tính nền tảng.
B. hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách.
C. những kĩ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi.
D. khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn.
Câu 3: Phương án nào sau đây không được qui định trong yêu cầu về nội dung
GDMN?



A. Phù hợp với sự phát triển tâm sinh lý của trẻ em, hài hoà giữa nuôi dưỡng, chăm
sóc và giáo dục;
B. Giúp trẻ em phát triển cơ thể cân đối, khoẻ mạnh, nhanh nhẹn; cung cấp kỹ năng
sống phù hợp với lứa tuổi;
C. Giúp trẻ em biết kính trọng, yêu mến, lễ phép với ông bà, cha mẹ, thầy giáo, cô
giáo; yêu quý anh, chị, em, bạn bè; thật thà, mạnh dạn, tự tin và hồn nhiên, yêu
thích cái đẹp;
D. Giúp trẻ có một số hiểu biết ban đầu về bản thân, gia đình, xã hội và các sự vật
hiện tượng gần gũi.
Câu 4: Phương án nào sau đây không được qui định trong yêu cầu về phương pháp
giáo dục trẻ nhà trẻ?
A. Chú trọng đổi mới tổ chức môi trường giáo dục nhằm kích thích và tạo cơ hội
cho trẻ tích cực khám phá, thử nghiệm và sáng tạo ở các khu vực hoạt động một
cách vui vẻ.
B. Chú trọng giao tiếp thường xuyên, thể hiện sự yêu thương và tạo sự gắn bó của
người lớn với trẻ;
C. Chú ý đặc điểm cá nhân trẻ để lựa chọn phương pháp giáo dục phù hợp, tạo cho
trẻ có cảm giác an toàn về thể chất và tinh thần;
D. Tạo môi trường giáo dục gần gũi với khung cảnh gia đình, giúp trẻ thích nghi với
nhà trẻ.
2. Hiểu biết về kiến thức CSGD trẻ theo CT GDMN
2.1. Phân phối thời gian, chế độ sinh hoạt của trẻ MN (4 câu)
Câu 5: Theo Chương trình GDMN, việc phân phối thời gian trong chế độ sinh hoạt
của trẻ 18-24 tháng so với của trẻ 24-36 tháng là như thế nào?
A. Khác nhau.
B. Giống nhau.
C. Khác về thời gian cho hoạt động Chơi – Tập.
D. Khác về thời gian cho hoạt động Ngủ.

Câu 6: Theo Thông tư số 28/TT-BGDĐT ngày 30/12/2016 về Sửa đổi, bổ sung một
số nội dung của Chương trình GDMN ban hành kèm theo Thông tư số 17/2009/TTBGDĐT ngày 25/7/2009 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, trong chế độ sinh hoạt của trẻ
mẫu giáo, thời gian cho hoạt động nào sau đây được sửa đổi?
A. Hoạt động ăn.
B. Hoạt động học.
C. Hoạt động ngủ.
D. Hoạt động chơi theo ý thích.
Câu 7: Chương trình GDMN (sửa đổi, bổ sung) qui định hoạt động ngủ cho trẻ 12 –
18 tháng như thế nào?


A. Ngủ 2 giấc.
B. Ngủ 2 giấc (90 phút/giấc).
C. Ngủ 2 giấc (120 phút/giấc).
D. Ngủ 2 giấc (từ 90 đến 120 phút/giấc).
Câu 8: Theo Chương trình GDMN, phương án nào sau đây thể hiện trình tự các
hoạt động trong chế độ sinh hoạt của trẻ mẫu giáo tại trường mầm non?
A. Đón trẻ, chơi, thể dục sáng -> học ->chơi ngoài trời -> chơi, hoạt động ở các góc
-> ăn bữa chính -> ngủ -> ăn bữa phụ -> chơi, hoạt động theo ý thích -> trẻ chuẩn bị
ra về và trả trẻ.
B. Đón trẻ, chơi, thể dục sáng -> chơi, hoạt động ở các góc -> học -> chơi ngoài trời
-> ăn bữa chính -> ngủ -> ăn bữa phụ -> chơi, hoạt động theo ý thích -> trẻ chuẩn bị
ra về và trả trẻ.
C. Đón trẻ, chơi, thể dục sáng -> học -> chơi, hoạt động ở các góc -> chơi ngoài trời
-> ăn bữa chính -> ngủ; ăn bữa phụ -> chơi, hoạt động theo ý thích- > trẻ chuẩn bị
ra về và trả trẻ.
D. Đón trẻ, chơi, thể dục sáng -> học -> chơi, hoạt động ở các góc -> chơi ngoài
trời -> ăn bữa chính -> ngủ -> chơi, hoạt động theo ý thích -> ăn bữa phụ -> trẻ
chuẩn bị ra về và trả trẻ.
2.2. Nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe (9 câu)

Câu 9: Chương trình GDMN (sửa đổi, bổ sung) đưa ra nhu cầu khuyến nghị về
năng lượng/ngày/trẻ như thế nào?
A. Trẻ 12-36 tháng: 1180 Kcal; Trẻ mẫu giáo: 1470 Kcal.
B. Trẻ 12-36 tháng: 708 - 826 Kcal; Trẻ mẫu giáo: 735 - 882 Kcal.
C. Trẻ 12-36 tháng: 826 – 930 Kcal; Trẻ mẫu giáo: 900 - 1230 Kcal.
D. Trẻ 12-36 tháng: 930 - 1000 Kcal; Trẻ mẫu giáo: 1230 - 1330 Kcal.
Câu 10: Theo Chương trình GDMN (sửa đổi, bổ sung), nhu cầu khuyến nghị năng
lượng tại trường của 1 trẻ mẫu giáo trong một ngày chiếm bao nhiêu phần trăm nhu
cầu cả ngày?
A. 40 – 50%
B. 50 – 55%
C. 55 – 60%
D. 60 – 65%
Câu 11: Lượng cơm và thức ăn cho trẻ mẫu giáo trong một bữa chính là bao nhiêu?
A. 200 – 300g
B. 300 – 350g
C. 300 – 400g
D. 400 – 450g
Câu 12: Trong chăm sóc và hướng dẫn trẻ mẫu giáo thực hiện vệ sinh cá nhân, vệ
sinh da bao gồm:
A. Vệ sinh mặt mũi, vệ sinh bàn tay.


B. Vệ sinh mặt mũi, vệ sinh bàn tay, vệ sinh bàn chân.
C. Vệ sinh mặt mũi, vệ sinh bàn tay, vệ sinh thân thể.
D. Vệ sinh mặt mũi, vệ sinh thân thể.
Câu 13: Trong việc thực hiện vệ sinh răng miệng cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm
non, giáo viên cần làm gì?
A. Cô giáo chải răng cho trẻ hằng ngày.
B. Yêu cầu trẻ tự chải răng hằng ngày ở lớp.

C. Yêu cầu trẻ tự chải răng cả ở nhà và ở lớp.
D. Hướng dẫn trẻ cách chải răng và kết hợp với gia đình để dạy trẻ tập chải răng ở
nhà.
Câu 14: Công tác tổ chức vệ sinh trong trường mầm non bao gồm những nội dung
nào?
A. Vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, vệ sinh nguồn nước.
B. Vệ sinh cá nhân, vệ sinh phòng nhóm, xử lí rác thải.
C. Vệ sinh mặt mũi, vệ sinh bàn tay, vệ sinh toàn thân.
D. Vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường.
Câu 15: Mục đích của việc khám sức khoẻ định kỳ cho trẻ mầm non là:
A. Đảm bảo yêu cầu của Chương trình GDMN
B. Phát hiện sớm tình trạng sức khoẻ, bệnh tật để chữa trị kịp thời cho trẻ.
C. Phân loại bệnh tật của trẻ và tìm hướng điều trị.
D. Đảm bảo cam kết phối hợp hoạt động giữa nhà trường và cơ sở y tế địa phương.
Câu 16: Thước đo chiều dài nằm cho trẻ 3-24 tháng tuổi được sử dụng như thế
nào?
A. Đặt trẻ nằm trên thước đo.
B. Thước đo đặt trên trẻ.
C. Thước đo đặt bên cạnh trẻ.
D. Vạch chiều dài vị trí trẻ nằm rồi dùng thước đo sau khi trẻ dậy.
Câu 17: “Trẻ quá cao, nên đưa trẻ đi kiểm tra tại các cơ sở y tế” khi đường biểu
diễn về sự phát triển chiều cao của trẻ nằm ở kênh nào?
A. Kênh “trên +2”.
B. Kênh “dưới -2”.
C. Kênh “trên +3”.
D. Kênh “dưới -3”.
2.3. Giáo dục (16 câu)
Câu 18: Có mấy hoạt động chủ đạo của trẻ trong độ tuổi mầm non (3 tháng tuổi đến
6 tuổi), là những hoạt động nào?
A. Có 02 hoạt động: Hoạt động vui chơi; hoạt động học.



B. Có 02 hoạt động: Hoạt động với đồ vật, hoạt động vui chơi.
C. Có 03 hoạt động: Hoạt động giao lưu cảm xúc, hoạt động với đồ vật, hoạt động
vui chơi.
D. Có 03 hoạt động: Hoạt động với đồ vật, hoạt động vui chơi, hoạt động học.
Câu 19: “Ném bóng về phía trước” là nội dung tập vận động cơ bản cho trẻ độ tuổi
nào?
A. Độ tuổi 24 - 36 tháng tuổi.
B. Độ tuổi 18 – 24 tháng tuổi.
C. Độ tuổi 18 – 24 và 24 – 36 tháng tuổi.
D. Độ tuổi 12 – 18 tháng tuổi.
Câu 20: Nội dung giáo dục phát triển tình cảm cho trẻ nhà trẻ bao gồm:
A. Nhận biết tên gọi của bản thân và bộc lộ cảm xúc khác nhau với những người
xung quanh.
B. Mối quan hệ tích cực với con người và sự vật gần gũi.
C. Ý thức về bản thân, nhận biết và thể hiện một số trạng thái cảm xúc.
D. Bày tỏ tình cảm phù hợp với trạng thái cảm xúc của người khác.
Câu 21: Nội dung giáo dục phát triển nhận thức cho trẻ Nhà trẻ bao gồm:
A. Luyện tập và phối hợp các giác quan; Nhận biết.
B. Luyện tập và phối hợp các giác quan; Cung cấp kiến thức, kĩ năng.
C. Cung cấp kiến thức; Luyện tập các giác quan; Hình thành khả năng sáng tạo.
D. Luyện tập và phối hợp các giác quan; Hình thành khả năng sáng tạo.
Câu 22: “Thể hiện nhu cầu, mong muốn của mình bằng câu đơn giản” là nội dung
dạy nói cho trẻ độ tuổi nào?
A. Độ tuổi 3 – 12 tháng tuổi.
B. Độ tuổi 12 – 18 tháng tuổi.
C. Độ tuổi 18 – 24 tháng tuổi.
D. Độ tuổi 12 – 24 tháng tuổi.
Câu 23: “Biểu lộ sự thân thiện với một số con vật quen thuộc/gần gũi: Bắt chước

tiếng kêu, gọi.” là kết quả mong đợi về Nhận biết và biểu lộ cảm xúc với con người
và sự vật gần gũi đối với trẻ độ tuổi nào?
A. Độ tuổi 6 – 12 tháng tuổi.
B. Độ tuổi 12 – 18 tháng tuổi.
C. Độ tuổi 18 – 24 tháng tuổi.
D. Độ tuổi 24 – 36 tháng tuổi.
Câu 24: Giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe cho trẻ mẫu giáo bao gồm những nội
dung cơ bản nào?


A. Nhận biết một số món ăn, thực phẩm thông thường và ích lợi của chúng đối với sức
khoẻ; Tập làm một số việc tự phục vụ trong sinh hoạt; Tập luyện một số thói quen
tốt về giữ gìn sức khỏe.
B. Nhận biết một số món ăn, thực phẩm thông thường và ích lợi của chúng đối với sức
khoẻ; Tập làm một số việc tự phục vụ trong sinh hoạt; Giữ gìn sức khoẻ và an toàn.
C. Nhận biết các bữa ăn trong ngày và ích lợi của ăn uống đủ lượng và đủ chất; Tập
làm một số việc tự phục vụ trong sinh hoạt; Giữ gìn sức khoẻ và an toàn.
D. Nhận biết các bữa ăn trong ngày và ích lợi của ăn uống đủ lượng và đủ chất; Tập
làm một số việc tự phục vụ trong sinh hoạt; Tập luyện một số thói quen tốt về giữ
gìn sức khỏe.
Câu 25: Phương án nào sau đây là nội dung khám phá khoa học cho trẻ độ tuổi mẫu
giáo?
A. Cấu tạo, chức năng của cơ thể; thế giới tự nhiên; đồ dùng đồ chơi.
B. Các bộ phận cơ thể con người; động vật và thực vật; thế giới tự nhiên.
C. Các bộ phận cơ thể con người; đồ vật; động vật và thực vật; một số hiện tượng tự
nhiên.
D. Cấu tạo, chức năng của cơ thể; đồ vật; động vật và thực vật; hiện tượng tự nhiên
gần gũi quen thuộc.
Câu 26: Trong nội dung dạy trẻ 5-6 tuổi khái niệm sơ đẳng về Tập hợp, số lượng,
số thứ tự và đếm (Chương trình GDMN sửa đổi, bổ sung) có nội dung: “Gộp/tách

… đối tượng bằng các cách khác nhau và đếm”. Cụm từ điền vào vị trí “…” là cụm
từ nào sau đây?
A. một nhóm.
B. hai nhóm.
C. nhiều nhóm.
D. các nhóm.
Câu 27: Phương án nào sau đây không phải là nội dung dạy nói cho trẻ mẫu giáo?
A. Phát âm rõ các tiếng trong tiếng Việt.
B. Trả lời và đặt một số câu hỏi đơn giản
C. Đọc thơ, ca dao, đồng dao và kể chuyện.
D. Lễ phép, chủ động và tự tin trong giao tiếp.
Câu 28: Nội dung giáo dục phát triển kĩ năng xã hội cho trẻ mẫu giáo bao gồm:
A. Hành vi và quy tắc ứng xử xã hội trong sinh hoạt ở gia đình, trường lớp mầm
non, cộng đồng gần gũi; Quan tâm bảo vệ môi trường.
B. Hành vi và quy tắc ứng xử xã hội trong sinh hoạt ở gia đình, trường lớp mầm
non, cộng đồng gần gũi; Quan tâm bảo vệ môi trường; Bảo vệ chăm sóc con vật và
cây cối.


C. Hành vi và quy tắc ứng xử xã hội trong sinh hoạt ở gia đình, trường lớp mầm
non, cộng đồng gần gũi; Nhận biết và thể hiện cảm xúc, tình cảm với con người, sự
vật và hiện tượng xung quanh.
D. Hành vi và quy tắc ứng xử xã hội trong sinh hoạt ở gia đình, trường lớp mầm
non, cộng đồng gần gũi; Chủ động và độc lập trong một số hoạt động.
Câu 29: Phương án nào là kết quả mong đợi về thể hiện kĩ năng nhanh, mạnh, khéo
trong thực hiện bài tập tổng hợp của trẻ 4 – 5 tuổi?
A. Bò trong đường hẹp (3 m x 0,4 m) không chệch ra ngoài.
B. Bò trong đường dích dắc (3 - 4 điểm dích dắc, cách nhau 2m) không chệch ra ngoài.
C. Bò vòng qua 5 - 6 điểm dích dắc, cách nhau 1,5 m theo đúng yêu cầu.
D. Bò vòng qua 5 - 6 điểm dích dắc, cách nhau 2 m theo đúng yêu cầu.

Câu 33: “Sử dụng các nguyên vật liệu tạo hình để tạo ra sản phẩm theo sự gợi ý”
là kết quả mong đợi về kĩ năng trong hoạt động tạo hình của trẻ độ tuổi nào?
A. Trẻ 5 – 6 tuổi.
B. Trẻ 4 – 5 tuổi.
C. Trẻ 3 – 4 tuổi.
D. Trẻ 24 – 36 tháng tuổi
Câu 31: Những căn cứ để xác định hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục cho
trẻ là gì?
A. Mục đích và nội dung giáo dục; Vị trí không gian hoạt động; Số lượng trẻ.
B. Mục đích và nội dung giáo dục; Đồ dùng đồ chơi của nhóm, lớp; Số lượng trẻ.
C. Mục đích và nội dung giáo dục; Đồ dùng đồ chơi của nhóm, lớp; Kế hoạch của
giáo viên.
D. Mục đích và nội dung giáo dục; Vị trí không gian hoạt động; Đồ dùng đồ chơi
của nhóm, lớp.
Câu 32: Đánh giá sự phát triển của trẻ mầm non là gì?
A. Là quá trình thu thập thông tin về trẻ một cách có hệ thống và phân tích, đối
chiếu với mục tiêu của Chương trình giáo dục mầm non nhằm theo dõi sự phát triển
của trẻ và điều chỉnh kế hoạch chăm sóc, giáo dục trẻ.
B. Là quá trình thu thập thông tin về trẻ một cách có hệ thống và phân tích, đối
chiếu với mục tiêu của Chương trình giáo dục mầm non, nhận định mức độ phát
triển của trẻ nhằm điều chỉnh kế hoạch chăm sóc, giáo dục trẻ một cách phù hợp.
C. Là quá trình thu thập thông tin về trẻ một cách có hệ thống và phân tích, đối
chiếu với mục tiêu của Chương trình giáo dục mầm non nhằm theo dõi sự phát triển
của trẻ.
D. Là quá trình thu thập thông tin về trẻ một cách có hệ thống và phân tích, đối
chiếu với mục tiêu của Chương trình giáo dục mầm non nhằm nhằm điều chỉnh kế
hoạch chăm sóc, giáo dục trẻ một cách phù hợp.


Câu 33: Việc đánh giá trẻ hằng ngày đối với trẻ mẫu giáo sử dụng các phương pháp

nào sau đây?
A. Quan sát; Trò chuyện với trẻ; Sử dụng tình huống; Đánh giá qua bài tập; Phân
tích sản phẩm hoạt động của trẻ; Trao đổi với phụ huynh.
B. Quan sát; Trò chuyện với trẻ; Sử dụng tình huống; Phân tích sản phẩm hoạt động
của trẻ; Trao đổi với phụ huynh.
C. Quan sát; Trò chuyện, giao tiếp với trẻ; Sử dụng tình huống; Phân tích sản phẩm
hoạt động của trẻ; Trao đổi với cha, mẹ/người chăm sóc trẻ.
D. Quan sát; Trò chuyện, giao tiếp với trẻ; Sử dụng tình huống; Đánh giá qua bài
tập; Phân tích sản phẩm hoạt động của trẻ; Trao đổi với cha, mẹ/người chăm sóc trẻ.

Câu 1. Thông tư số 28/2016/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số nội dung của
Chương trình giáo dục mầm non ban hành kèm theo Thông tư số 17/2009/TTBGDĐT ngày 25 tháng 7 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo có hiệu
lực thi hành từ ngày, tháng, năm nào?
A. 30/12/2016.
B. 20/12/ 2016
C. 30/02/2017.
D. 15/02/2017.
Câu 2. Mục tiêu của Chương trình giáo dục nhà trẻ là gì?
A. Nhằm giúp trẻ từ 3 tháng tuổi đến 3 tuổi phát triển khoẻ mạnh, cân nặng và chiều
cao phát triển bình thường theo lứa tuổi.
B. Nhằm giúp trẻ từ 3 tháng tuổi đến 3 tuổi phát triển hài hoà về các mặt thể chất,
nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm - xã hội và thẩm mĩ.
C. Nhằm giúp trẻ từ 3 tháng tuổi đến 36 tháng tuổi thích nghi với chế độ sinh hoạt ở
nhà trẻ.
D. Nhằm giúp trẻ từ 3 tháng tuổi đến 36 tháng tuổi phát triển về thể chất, tình cảm,
trí tuệ, thẩm mĩ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ
em vào lớp một.
Câu 16. Theo chế độ sinh hoạt cho trẻ mẫu giáo, hoạt động học có thời gian là bao
nhiêu?
A. Từ 20 – 25 phút.

B. Từ 25 – 30 phút.
C. Từ 30 – 35 phút.
D. Từ 30 – 40 phút.
Câu 17. Theo chế độ sinh hoạt cho trẻ mẫu giáo, thời gian chơi ngoài trời là bao
nhiêu?
A. Từ 20 – 25 phút.
B. Từ 25 – 30 phút.
C. Từ 30 – 35 phút.
D. Từ 30 – 40 phút.


Câu 18. Giấc ngủ trưa của trẻ mẫu giáo có thời gian là bao nhiêu?
A. Khoảng 90 - 100 phút.
B. Khoảng 100-120 phút.
C. Khoảng 140- 150 phút.
D. Khoảng 150-180 phút.
Câu 19. Thực hiện Chương trình GDMN năm học 2017 - 2018, trong một tuần lớp
mẫu giáo 5-6 tuổi có mấy giờ hoạt động học có chủ đích.
A. 4 giờ.
B. 5 giờ.
C. 6 giờ.
D. 7 giờ.
Câu 20. Thực hiện Chương trình GDMN năm học 2017 - 2018, trong một tuần lớp
mẫu giáo 4 - 5 tuổi có mấy giờ hoạt động học có chủ đích.
A. 4 giờ.
B. 5 giờ.
C. 6 giờ.
D. 7 giờ.
Câu 21. Thực hiện Chương trình GDMN năm học 2017 - 2018, trong một tuần
nhóm trẻ 24 - 26 tháng có mấy giờ hoạt động chơi - tập có chủ định.

A. 3 giờ.
B. 4 giờ.
C. 5 giờ.
D. 6 giờ.
Câu 22. Nhu cầu khuyến nghị về năng lượng cho 1 trẻ 24- 36 tháng trong 1 ngày tại
cơ sở giáo dục mầm non là bao nhiêu?
A. 600 - 651 Kcal.
B. 708 - 826 Kcal.
C. 692 - 814 Kcal.
D. 684 - 808 Kcal.
Câu 23. Nhu cầu khuyến nghị về tỷ lệ năng lượng của 1 trẻ tại cơ sở giáo dục mầm
non trong 1 ngày chiếm bao nhiêu %?
A. Nhà trẻ: 80- 90%, mẫu giáo: 70-80% nhu cầu cả ngày.
B. Nhà trẻ: 60 - 70%, mẫu giáo: 50 - 55% nhu cầu cả ngày.
C. Nhà trẻ: 60 - 65%, mẫu giáo: 50 - 60% nhu cầu cả ngày.
D. Nhà trẻ: 30 - 40%, mẫu giáo: 40 - 50% nhu cầu cả ngày.
Câu 24. Nhu cầu khuyến nghị về năng lượng cho 1 trẻ mẫu giáo trong 1 ngày là bao
nhiêu?
A. 500-550 Kcal.
B. 615-726 Kcal.
C. 1230-1320 Kcal.
D. 1200-1330 Kcal.
Câu 25. Tỷ lệ chất đạm để cung cấp năng lượng khẩu phần ăn cho trẻ mẫu giáo
được khuyến nghị là bao nhiêu %?
A. 10% - 12%.
B. 12%-15%.
C. 13% - 20%.
D. 20%-25%.
Câu 26. Tỷ lệ chất bột (Gluxit) để cung cấp năng lượng khẩu phần ăn cho trẻ nhà
trẻ được khuyến nghị là bao nhiêu %?

A. 50% - 62%.
B. 47% - 50%.
C. 40% - 55%.
D. 45% - 60%.
Câu 27. Tỷ lệ chất bột (Gluxit) để cung cấp năng lượng khẩu phần ăn cho trẻ mẫu
giáo được khuyến nghị là bao nhiêu %?


A. 52% - 60%.
B. 55% - 62%.
C. 60% - 65%.
D. 55% - 65%.
Câu 28. Chọn phương án đúng về nội dung giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe cho
trẻ lứa tuổi nhà trẻ?
Câu 30. Nội dung dạy trẻ “Đếm trên đối tượng trong phạm vi 5 và đếm theo khả
năng” là nội dung giáo dục phát triển nhận thức của trẻ ở độ tuổi nào?
A. 24-36 tháng tuổi
.B. 3-4 tuổi.
C. 4-5 tuổi.
D. 5-6 tuổi.
Câu 31. Nội dung khám phá xã hội “Tên gọi, sản phẩm và ích lợi của một số nghề
phổ biến” trong Chương trình GDMN là của độ tuổi nào?
A. Trẻ 24 - 36 tháng.
B. Trẻ 3 - 4 tuổi.
C.Trẻ 4 - 5 tuổi.
D. Trẻ 5 - 6 tuổi.
Câu 32. Nội dung “So sánh sự khác nhau và giống nhau của 2 - 3 đồ dùng, đồ chơi”
là nội dung giáo dục phát triển nhận thức của trẻ ở độ tuổi nào?
A. 24-36 tháng tuổi.
B. 3-4 tuổi.

C. 4-5 tuổi.
D. 5-6 tuổi.
Câu 33. Nội dung “So sánh sự khác nhau và giống nhau của một số con vật, cây,
hoa, quả” là nội dung giáo dục phát triển nhận thức của trẻ ở độ tuổi nào?
A. 24-36 tháng tuổi.
B. 3-4 tuổi.
C. 4-5 tuổi.
D. 5-6 tuổi
Câu 34. Khi trẻ ở trường phải được đảm bảo an toàn về những mặt nào?
A. An toàn về thể lực, sức khỏe; tâm lý; tính mạng.
B. An toàn về sức khỏe; phòng chống dịch bệnh.
C. An toàn về tâm lý; môi trường giáo dục.
D. An toàn về thể lực; môi trường chăm sóc; nuôi dưỡng.
Câu 35. Nội dung giáo dục phát triển cảm xúc thẩm mĩ cho trẻ nhà trẻ bao gồm nội
dung nào?
A. Nhận biết và thể hiện một số trạng thái cảm xúc.
B. Nghe hát, hát và vận động đơn giản theo nhạc; vẽ, nặn, xé dán, xếp hình, xem
tranh.
C. Cảm nhận và thể hiện cảm xúc trước vẻ đẹp của thiên nhiên gần gũi xung quanh
trẻ.
D. Nhận biết mối quan hệ tích cực với con người và sự vật hiện tượng gần gũi.
Câu 36. Phương án nào sau đây là nội dung giáo dục trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi “Thể
hiện sự sáng tạo khi tham gia các hoạt động nghệ thuật (âm nhạc, tạo hình)”?
A. Lựa chọn dụng cụ âm nhạc để gõ đệm theo nhịp điệu bài hát.
B. Vận động theo ý thích khi hát/ nghe các bài hát, bản nhạc quen thuộc.
C. Lựa chọn, thể hiện các hình thức vận động theo nhạc.
D. Tự chọn dụng cụ, nguyên vật liệu để tạo ra sản phâm rtheo ý thích.
Câu 37. Có mấy nhóm phương pháp giáo dục đối với trẻ mẫu giáo?



A. 3 nhóm.
B. 4 nhóm.
C. 5 nhóm.
D. 6 nhóm.
Câu 38. Nội dung đánh giá sự phát triển của trẻ nhà trẻ hàng ngày bao gồm những
nội dung đánh giá nào?
A. Tình trạng sức khỏe của trẻ.
B. Thái độ, trạng thái cảm xúc và hành vi của trẻ.
C. Kiến thức và kĩ năng của trẻ.
D. Tình trạng sức khỏe của trẻ; Thái độ, trạng thái cảm xúc và hành vi của trẻ; Kiến
thức và kĩ năng của trẻ.
Câu 39. Năm học 2017 - 2018 anh (chị) sử dụng mấy loại phiếu để theo dõi, đánh
giá sự phát triển của trẻ?
A. 2 loại.
B. 3 loại.
C. 4 loại.
D. 5 loại.
Câu 40. Mục đích đánh giá trẻ hằng ngày trong giáo dục mầm non là gì?
A. Đánh giá những diễn biến tâm - sinh lí của trẻ hằng ngày trong các hoạt động, để
kịp thời điều chỉnh mục tiêu chăm sóc, giáo dục trẻ.
B. Xác định mức độ đạt được của trẻ ở các lĩnh vực phát triển.
C. Đánh giá nhằm kịp thời điều chỉnh kế hoạch hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ
hàng ngày.
D. Đánh giá những diễn biến tâm - sinh lí của trẻ hằng ngày trong các hoạt động,
Xác định mức độ đạt được của trẻ ở các lĩnh vực phát triển để kịp thời điều chỉnh kế
hoạch hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ.
Câu 41. Chọn phương án đúng về số chỉ số đánh giá sự phát triển của trẻ mầm non?
Câu 44. Lưu mẫu thức ăn trong trường mầm non để làm gì?
A. Để kiểm tra thành phần dinh dưỡng trong khẩu phần ăn.
B. Để kiểm tra xem có nấu đúng thực đơn hàng ngày hay không.

C. Để xét nghiệm khi có ngộ độc, tiêu chảy sảy ra.
D. Để xét nghiệm hàng ngày xem chế biến có tốt không.
Câu 55. Về phân phối thời gian, Chương trình giáo dục mầm non (Nhà trẻ và Mẫu
giáo) thiết kế cho:
A. 34 tuần.
B. 35 tuần.
C. 36 tuần.
D. 37 tuần.
Câu 56. Nhu cầu nước uống của trẻ nhà trẻ trong một ngày (kể cả nước trong thức
ăn) là:
A. 0,8 - 1,2 lít.
B. 0,8 - 1,4 lít.
C. 0,8 - 1,6 lít.
D. 0,8 - 1,8 lít.
Câu 57. Chương trình giáo dục nhà trẻ qui định số bữa ăn cho trẻ tại cơ sở giáo dục
mầm non là:
A. Tối thiểu hai bữa chính và một bữa phụ.
B. Tối thiểu một bữa chính và một bữa phụ.


C. Một bữa chính và một bữa phụ.
D. Một bữa chính và hai bữa phụ.
Câu 58. Trong các hoạt động sau, hoạt động nào là hoạt động chủ đạo của trẻ 3 - 6
tuổi?
A. Hoạt động học.
B. Hoạt động lao động.
C. Hoạt động vui chơi.
D. Hoạt động giao lưu cảm xúc.
Câu 59. Chương trình giáo dục trẻ nhà trẻ gồm các lĩnh vực nào?
A. Giáo dục thể chất, giáo dục nhận thức, giáo dục ngôn ngữ.

B. Giáo dục thể chất, giáo dục nhận thức, giáo dục ngôn ngữ, giáo dục thẩm mĩ.
C. Giáo dục thể chất, giáo dục nhận thức, giáo dục ngôn ngữ, giáo dục tình cảm- kỹ
năng xã hội.
D. Giáo dục thể chất, giáo dục nhận thức, giáo dục ngôn ngữ, giáo dục tình cảm, kỹ
năng xã hội và thẩm mĩ.
Câu 75. Kết quả mong đợi của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi đối với vận động “chạy” là
gì?
A. Chạy liên tục theo hướng thẳng 18 m trong 10 giây.
B. Chạy liên tục theo hướng thẳng 20 m trong 10 giây.
C. Chạy liên tục theo hướng thẳng 20 m trong 15 giây.
D. Chạy liên tục theo hướng thẳng 25 m trong 20 giây.
Câu 76. Kết quả mong đợi ở trẻ 5 -6 tuổi làm quen với việc “đọc” là gì?
A. Nhìn vào tranh minh họa và gọi tên nhân vật trong tranh.
B. Biết cách "đọc sách" từ trái sang phải, từ trên xuống dưới, từ đầu sách đến cuối
sách.
C. Cầm sách đúng chiều, "đọc" sách theo tranh minh hoạ (đọc vẹt).
D. Cầm sách đúng chiều, biết tự giở sách xem tranh ảnh, đề nghị người khác đọc
sách cho nghe.
Câu 77. Kết quả mong đợi trong nội dung “biểu lộ sự nhận thức về bản thân” cho
trẻ 24 -36 tháng tuổi là gì?
A. Nói được một vài thông tin về mình (tên, tuổi), thể hiện điều mình thích và
không thích.
B. Quay đầu về phía phát ra âm thanh hoặc tiếng gọi.
C. Nhận ra tên gọi của mình (có phản ứng khi người khác gọi tên mình).
D. Nhận ra bản thân trong gương, trong ảnh (chỉ vào hình ảnh của mình trong
gương khi được hỏi).
Câu 78. Hoạt động học có chủ đích cho trẻ làm quen chữ viết ở trường mầm non
gồm những loại tiết nào?
A. Tiết dậy trẻ làm quen chữ cái và tiết tập tô.
B. Tiết dậy trẻ làm quen chữ cái và tiết trò chơi với chữ cái.

C. Tiết trò chơi chữ cái và tiết tập tô chữ cái.
D. Tiết dậy trẻ làm quen chữ cái; trò chơi chữ cái và tiết tập tô chữ cái.


Câu 79. Hoạt động giáo dục nào sau đây không thực hiện ở độ tuổi nhà trẻ?
A. Hoạt động với đồ vật.
B. Hoạt động giao lưu cảm xúc.
C. Hoạt động lao động.
D. Hoạt động chơi - tập có chủ đích.
Câu 80. Hoạt động giáo dục nào sau đây không phải là của độ tuổi trẻ mẫu giáo?
A. Hoạt động học.
B. Hoạt động ăn, ngủ, vệ sinh.
C. Hoạt động vui chơi.
D. Hoạt động với đồ vật.
Câu 86. Thực đơn cho trẻ mầm non được xây dựng theo phương án nào sau đây?
A. Hằng ngày, theo tuần, theo mùa.
B. Theo thực tế xuất ăn trong ngày.
C. Theo từng bữa ăn và theo sổ chợ.
D. Theo hợp đồng giao nhận thực phẩm.
Câu 87. Chọn đáp án đúng về cách trang trí nhóm, lớp?
A. Phía trên lớp học treo ảnh Bác Hồ; thời gian biểu; nội quy; tuyên truyền.
B. Phía trên lớp học treo ảnh Bác Hồ; nội quy; tuyên truyền; tổng hợp theo dõi đánh
giá trẻ; tổng hợp tình trạng dinh dưỡng.
C. Phía trên lớp học treo ảnh “Bác Hồ bế bé Minh Phương” và tất cả các loại bảng
biểu khác của lớp, nhóm.
D. Phía trên lớp học treo ảnh “Bác Hồ bế bé Minh Phương”; thời gian biểu; bảng
kiểm diện; bảng bé ngoan (đối với các lớp mẫu giáo). Các loại bảng biểu khác tùy
thuộc vào không gian của lớp để bố trí cho phù hợp, nhưng không tạo cảm giác khô
cứng, thiếu ánh sáng.
Câu 97. Nội dung giáo dục âm nhạc cho trẻ mẫu giáo trong giờ học có chủ đích bao

gồm:
A. Ca hát, vận động, nghe hát và trò chơi âm nhạc.
B. Ca hát, vận động, nghe hát.
C. Vận động, nghe hát, trò chơi âm nhạc.
D. Ca hát, nghe hát, trò chơi âm nhạc.
Câu 100. Vai trò của công tác phối hợp nhà trường, gia đình, xã hội trong việc
chăm sóc giáo dục trẻ mầm non là gì?
A. Tạo được sự thống nhất giữa nhà trường và cha mẹ về nội dung, phương pháp
cách thức tổ chức chăm sóc giáo dục gia đình và trường mầm non.
B. Tạo sự đồng thuận cao với phụ huynh.
C. Tạo niềm tin cho phụ huynh yên tâm gửi con.
D. Huy động tối đa trẻ ra lớp.
Câu 1: Tổ chức môi trường cho trẻ hoạt động gồm môi trường nào sau đây?
A. Môi trường xã hội; môi trường cho trẻ hoạt động trong lớp.
B. Môi trường vật chất (môi trường cho trẻ hoạt động trong phòng lớp, môi
trường cho trẻ hoạt động ngoài trời); Môi trường xã hội.
C. Môi trường trong và ngoài lớp.
D. Môi trường vật chất (môi trường cho trẻ hoạt động trong phòng lớp, môi
trường cho trẻ hoạt động ngoài trời).




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×