Tải bản đầy đủ (.pdf) (119 trang)

ĐỊNH DANH, BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN CÁC LOÀI HOA DẠI CÓ GIÁ TRỊ CẢNH QUAN TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT TỈNH LÂM ĐỒNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.83 MB, 119 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH


PHẠM THỊ THU HÀ

ĐỊNH DANH, BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN CÁC LOÀI HOA
DẠI CÓ GIÁ TRỊ CẢNH QUAN TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT
TỈNH LÂM ĐỒNG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH CẢNH QUAN & KỸ THUẬT HOA VIÊN

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7/2009


MINISTRY OF EDUCATION AND TRAINING
NONG LAM UNIVERSITY – HO CHI MINH CITY


PHAM THI THU HA

DETERMINING THE NAME, CONSERVING AND
DEVELOPING THE WILDFLOWERS WHICH HAVE
LANDSCAPING VALUE IN DA LAT CITY - LAM ĐONG
PROVINCE

THE GRADUATED THESIS
DEPARTMENT OF LANDSCAPING AND ENVIRONMENTAL
HORTICULTURE



Ho Chi Minh City
7/2009



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH


PHẠM THỊ THU HÀ

ĐỊNH DANH, BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN CÁC LOÀI HOA
DẠI CÓ GIÁ TRỊ CẢNH QUAN TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT
TỈNH LÂM ĐỒNG

Ngành: Cảnh Quan & Kỹ Thuật Hoa Viên

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Người hướng dẫn: KS. VƯƠNG THỊ THỦY

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7/2009

i


Luận văn tốt nghiệp


GVHD: KS Vương Thị Thuỷ

LỜI CẢM ƠN
Xin chân thành cảm ơn KS. Vương Thị Thủy đã tận tình giúp đỡ hướng
dẫn tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài.
Trân trọng cảm ơn các thầy cô ở Bộ môn Cảnh quan và Kỹ thuật Hoa
viên đã tận tâm dạy dỗ chúng tôi trong suốt 4 năm học.
Cám ơn tập thể lớp Cảnh quan và Kỹ thuật hoa viên 31 và các bạn thân
đã chia sẻ cùng tôi trong quá trình học tập và sinh hoạt.
Xin chân thành cảm ơn tất cả mọi người đã giúp đỡ tôi trong suốt thời
gian thực hiện đề tài.
Sau cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình luôn sát cánh,
chia sẻ, cổ vũ và giúp đỡ để tôi có được như ngày hôm nay.

Chân thành Cảm ơn!
Sinh viên
Phạm Thị Thu Hà

SVTH: Phạm Thị Thu Hà

i

DH05CH


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: KS Vương Thị Thuỷ

TÓM TẮT

Đề tài “Định danh, bảo tồn và phát triển các loài hoa dại có giá trị cảnh
quan tại thành phố Đà Lạt- tỉnh Lâm Đồng” được tiến hành tại TP Đà Lạt tỉnh
Lâm Đồng, thời gian từ tháng 2/2009 đến tháng 7/2009.
Kết quả đạt được:
- Đánh giá tổng quát hiện trạng các loài hoa dại tại thành phố Đà Lạt.
- Định danh, mô tả được 62 loài hoa dại có giá trị cảnh quan.
- Đề xuất giải pháp bảo tồn và phát triển các loài hoa dại đã được định danh.

SVTH: Phạm Thị Thu Hà

ii

DH05CH


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: KS Vương Thị Thuỷ

SUMMARY
The subject “Determining the name, conserving and developing the
wildflowers which have landscaping value in Da Lat city – Lam Dong
province” be made in Da Lat City from February to July 2007.
Result:
- Evaluating general the actual state of wildflower species in Da Lat city.
- Determining, describing 62 species of the wildflower which have landscaping
value.
- Proposing the solution to conserving and developing the wildflowers were namedetermined.

SVTH: Phạm Thị Thu Hà


iii

DH05CH


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: KS Vương Thị Thuỷ

MỤC LỤC
Trang
TRANG TỰA............................................................................................... ……...i
LỜI CẢM ƠN ..........................................................................................................i
TÓM TẮT ...............................................................................................................ii
SUMMARY ...........................................................................................................iii
MỤC LỤC .............................................................................................................iv
DANH SÁCH CÁC HÌNH .....................................................................................ix
DANH SÁCH CÁC PHỤ LỤC ............................................................................xiii
Chương 1.................................................................................................................1
ĐẶT VẤN ĐỀ.........................................................................................................1
1.1 Lý do, tính cấp thiết của đề tài..............................................................1
1.2 Đối tượng nghiên cứu của đề tài...........................................................1
1.3 Giới hạn của đề tài ...............................................................................1
Chương 2.................................................................................................................2
MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.............................2
2.1 Mục tiêu...............................................................................................2
2.2 Nội dung thực hiện...............................................................................2
2.3 Phương pháp thực hiện.........................................................................2
Chương 3.................................................................................................................4

TỔNG QUAN .........................................................................................................4
3.1 Tổng quan về hoa dại ...........................................................................4
3.1.1 Giới thiệu chung................................................................................4
3.1.2 Đánh giá tiềm năng của hoa dại.........................................................4
3.1.3 Nguyên nhân các loài hoa dại bị đe dọa.............................................5
3.2 Tổng quan tài liệu ................................................................................6

SVTH: Phạm Thị Thu Hà

iv

DH05CH


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: KS Vương Thị Thuỷ

3.3 Tổng quan về thiên nhiên - cảnh quan thành phố Đà Lạt ......................7
3.3.1 Vị trí, diện tích ..................................................................................7
3.3.2 Địa hình ............................................................................................7
3.3.3 Tài nguyên thực vật..........................................................................8
3.3.4 Khí hậu .............................................................................................9
3.3.5 Thổ nhưỡng..................................................................................... 10
3.3.6 Thủy văn ......................................................................................... 11
Chương 4............................................................................................................... 12
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................................................... 12
4.1 Tổng quát hiện trạng các loài hoa dại tại thành phố Đà Lạt hiện nay .. 12
4.2 Định danh, mô tả các loài hoa dại có giá trị cảnh quan tại thành phố Đà
Lạt .............................................................................................................. 12

4.2.1 Nhóm hoa hoang dại chưa được chú ý sử dụng trong cảnh quan...... 12
4.2.1.1 Bồ công anh, diếp trời, rau bồ cóc, cây mũi mác........................... 12
4.2.1.2 Bồ công anh cao, miêu nhĩ .......................................................... 14
4.2.1.3 Bồ công anh lùn ........................................................................... 15
4.2.1.4 Cúc dại, qui trâm thảo, đơn thức, song nha .................................. 16
4.2.1.5 Cúc đồng tiền dại.......................................................................... 17
4.2.1.6 Diếp dại, hoàng đương ................................................................. 18
4.2.1.7 Rau khúc, hoàng nhung gần.......................................................... 19
4.2.1.8 Móc tai tàu ................................................................................... 20
4.2.1.9 Cỏ tro buồn .................................................................................. 21
4.2.1.10 Ban, nọc sởi................................................................................ 22
4.2.1.11 Bìm mờ ...................................................................................... 23
4.2.1.12 Trường lệ, bắt ruồi, trói gà, bèo đất............................................. 24
4.2.1.13 Cỏ dùi trống Nam ....................................................................... 24
4.2.1.14 Chàm, chàm nhuộm, đại chàm.................................................... 25

SVTH: Phạm Thị Thu Hà

v

DH05CH


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: KS Vương Thị Thuỷ

4.2.1.15 Chàm gié, chàm bông ................................................................. 26
4.2.1.16 Muồng ngọt, muồng lá hòe ......................................................... 27
4.2.1.17 Sục sạc ....................................................................................... 27

4.2.1.18 Sục sạc tái ................................................................................. 28
4.2.1.19 Sâm cau, ngải cau, cồ nốc lan ..................................................... 29
4.2.1.20 Ích mẫu ...................................................................................... 30
4.2.1.21 Nhĩ cán chẻ hai, rong ly chẻ hai.................................................. 31
4.2.1.22 Nhĩ cán sọc ................................................................................ 32
4.2.1.23 Hồng nhung ............................................................................... 33
4.2.1.24 Viễn chí lá nhỏ ........................................................................... 33
4.2.1.25 Vấn vương.................................................................................. 34
4.2.1.26 Tô liên cùng màu, cỏ bướm cùng màu ........................................ 35
4.2.1.27 Cỏ vàng, hoàng đầu .................................................................... 36
4.2.2 Nhóm hoa dại đã được sử dụng làm cảnh ........................................ 37
4.2.2.1 Cỏ thi, cúc vạn diệp...................................................................... 37
4.2.2.2 Cơm cháy .................................................................................... 38
42.2.3 Bìm bìm, bìm đẹp, bìm Hi Lạp ...................................................... 39
4.2.2.4 Mua lông ...................................................................................... 40
4.2.2.5 Mua thường.................................................................................. 40
4.2.2.6 An bích tro ................................................................................... 40
4.2.2.7 Sim............................................................................................... 41
4.2.2.8 Me đất hoa vàng, me đất nhỏ ........................................................ 43
4.2.2.9 Me đất hường ............................................................................... 43
4.2.2.10 Bạch hoa xà, đuôi công hoa trắng ............................................... 45
4.2.2.11 Tầm xuân .................................................................................. 46
4.2.2.12 Bướm bạc lá ............................................................................... 47
4.2.3 Nhóm hoa được nhập trồng đã phát tán thành hoang dại.................. 48

SVTH: Phạm Thị Thu Hà

vi

DH05CH



Luận văn tốt nghiệp

GVHD: KS Vương Thị Thuỷ

4.2.3.1 Cát đằng cánh............................................................................... 48
4.2.3.2 Phong huệ hồng, phong vũ hoa, tóc tiên hồng............................... 49
4.2.3.3 Phong huệ đỏ, huệ đất ................................................................. 49
4.2.3.4 Bông tai, ngô thi ........................................................................... 50
4.2.3.5 Cúc hôi tím .................................................................................. 51
4.2.3.6 Cúc sợi tím, tâm nhầy .................................................................. 51
4.2.3.7 Cúc bất tử .................................................................................... 53
4.2.3.8 Cúc liên chi dại, cúc ngàn sao ...................................................... 53
4.2.3.9 Dã quỳ ......................................................................................... 55
4.2.3.10 Thu thảo, cúc mui ...................................................................... 55
4.2.3.11 Lưu ly thảo, forget me not ......................................................... 57
4.2.3.12 Hồng ri ....................................................................................... 58
4.2.3.13 Bìm bìm tím đậm ....................................................................... 59
4.2.3.14 Bìm bìm tía ................................................................................ 59
4.2.3.15 Tóc tiên ..................................................................................... 61
4.2.3.16 Nghệ hương ............................................................................... 61
4.2.3.17 Đom đóm tím, lỗ bình hay lô biên ............................................. 62
4.2.3.18 Tiểu đình hồng, la hoa, thục quỳ ................................................ 63
4.2.3.19 Hoa phấn ................................................................................... 64
4.2.3.20 Cà độc dược kiểng...................................................................... 65
4.2.3.21 Câu kỷ, khủ khởi ....................................................................... 66
4.2.3.22 Sen cạn ..................................................................................... 66
4.2.3.23 Ngũ sắc, thơm ổi ....................................................................... 68
4.3 Đề xuất giải pháp bảo tồn các loài hoa dại đã được định danh ............ 69

4.3.1 Tiêu chí bảo tồn............................................................................... 69
4.3.2 Các hình thức bảo tồn...................................................................... 69
4.3.3 Đề xuất phương án bảo tồn cụ thể ................................................... 70

SVTH: Phạm Thị Thu Hà

vii

DH05CH


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: KS Vương Thị Thuỷ

4.2.3.1 Tạo môi trường tự nhiên tốt nhất để các loài hoa dại phát triển..... 70
4.2.3.2 Lập vườn sưu tập hoa dại ............................................................. 71
4.3.4 Những khó khăn, thuận lợi khi thực hiện phương án bảo tồn các loài
trên ............................................................................................................. 71
4.4 Đề xuất giải pháp phát triển các loài hoa dại đã được định danh......... 72
4.4.1 Giải pháp phát triển cho từng nhóm hoa dại .................................... 72
4.4.2 Giải pháp phát triển trong cảnh quan ............................................... 73
4.4.2.1 Giải pháp phát triển tự nhiên và hoang dã..................................... 74
4.2.2.2 Giải pháp tăng không gian hoa ngày thường cho thành phố Đà Lạt ..
................................................................................................................. 82
Chương 5............................................................................................................... 89
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................... 89
5.1 Kết luận.............................................................................................. 89
5.2 Kiến nghị ........................................................................................... 89
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 91


SVTH: Phạm Thị Thu Hà

viii

DH05CH


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: KS Vương Thị Thuỷ

DANH SÁCH CÁC HÌNH

Hình 4.1 Diếp trời (Lactuca indica L.)
Hình 4.2 Miêu nhĩ (Hypocheris radicata L.)
Hình 4.3 Bồ công anh lùn (Taraxacum officinalis Weber.)
Hình 4.4 Cúc dại (Bidens pilosa L.)
Hình 4.5 Cúc đồng tiền dại [Gerbera piloselloides (L.) Cass.]
Hình 4.6 Diếp dại [Youngia japonica (L.) DC.]
Hình 4.7 Rau khúc (Gnaphalium affine D. Don.)
Hình 4.8 Móc tai tàu ( Impatiens chinensis L.)
Hình 4.9 Cỏ tro buồn (Cynoglossum lanceolatum Forssk.)
Hình 4.10 Ban (Hypericum japonicum Thunb.ex Marray.)
Hình 4.11 Bìm mờ [Ipomoea obscura (L.) Ker.-Gawl.]
Hình 4.12 Trường lệ (Drosera burmann Vahl.)
Hình 4.13 Cỏ dùi trống Nam (Eriocaulion australe R. Br.)
Hình 4.14 Chàm (Indigofera tinctoria L.)
Hình 4.15 Chàm gié (Indigofera spicata Forssk.)
Hình 4.16 Muồng ngọt (Cassia sophera L.)

Hình 4.17 Sục sạc (Crotalaria sp.)
Hình 4.18 Sục sạc tái (Crotalaria pallida Aiton.)
Hình 4.19 Sâm cau (Curculigo orchioides Gaertn.)
Hình 4.20 Ích mẫu (Leonurus japonicus Houtt.)
Hình 4.21 Nhĩ cán chẻ hai (Utricularia bifida L.)
Hình 4.22 Nhĩ cán sọc (Utricularia striatula J.E.Smith.)
Hình 4.23 Hồng nhung [Rhynchostytrum repens (Willd.) C.E Hubb.]

SVTH: Phạm Thị Thu Hà

ix

DH05CH


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: KS Vương Thị Thuỷ

Hình 4.24 Viễn chí lá nhỏ (Polygala paniculata L.)
Hình 4.25 Vấn vương (Galium sp.)
Hình 4.26 Tô liên cùng màu (Torenia concolor Lindl.)
Hình 4.27 Cỏ vàng (Xyris indica L.)
Hình 4.28 Cỏ thi (Achillea millifolium L.)
Hình 4.29 Cơm cháy (Sambucus javanica Reinw.ex Blume.)
Hình 4.30 Bìm bìm [Ipomoea cairica (L.) Sw.]
Hình 4.31 Mua lông [Melastoma saigonense (Kuntze.) Merr.]
Hình 4.32 Mua thường (Melastoma candidum D.Don.)
Hình 4.33 An bích tro [Osbeckia stellata var.crinita (Naud.) C.Hans.]
Hình 4.34 Sim (Rhodomyrtus tomentosa Wight.)

Hình 4.35 Me đất vàng (Oxalis corniculata L.)
Hình 4.36 Me đất hường (Oxalis corymbosa DC.)
Hình 4.37 Bạch hoa xà (Plumbago zeylanica L.)
Hình 4.38 Tầm xuân (Rosa multiflora Thunb.)
Hình 4.39 Bướm bạc lá (Mussaenda frondosa L.)
Hình 4.40 Cát đằng cánh (Thunbergia alata Boj. ex Sims.)
Hình 4.41 Phong huệ hồng (Zeyphyranthes grandiflora Lindl.)
Hình 4.42 Phong huệ đỏ [Zeyphyranthes rosea (Spreng.) Lindl.]
Hình 4.43 Bông tai (Asclepias curassavica L.)
Hình 4.44 Cúc hôi tím ( Ageratum houstonianum Mill.)
Hình 4.45 Cúc sợi tím (Centratherum intermedium Less.)
Hình 4.46 Cúc bất tử [Helichrysum bracteatum (Vent.) Andrews.]
Hình 4.47 Cúc liên chi dại (Parthenium hysterophorus L.)
Hình 4.48 Dã quỳ [ Tithonia diversifolia (Hemsl.) A.Gray.]
Hình 4.49 Thu thảo (Tridax procumbens L.)
Hình 4.50 Lưu ly thảo ( Myosotis alpestris F. W. Schmidt.)

SVTH: Phạm Thị Thu Hà

x

DH05CH


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: KS Vương Thị Thuỷ

Hình 4.51 Hồng ri (Cleome speciosa Rafin.)
Hình 4.52 Bìm bìm tím đậm ( Ipomoea congesta R. Br.)

Hình 4.53 Bìm bìm tía [ Ipomoea purpurea (L.) Kunth.]
Hình 4.54 Tóc tiên (Ipomoea quamoclit L.)
Hình 4.55 Nghệ hương [ Tritonia crocosmaeflora (Lem.) Nich.]
Hình 4.56 Lỗ bình ( Lobelia erinus L.)
Hình 4.57 Tiểu đình hồng ( Lavatera trimestris Linn.)
Hình 4.58 Hoa phấn (Mirabilis jalapa L.)
Hình 4.59 Cà độc dược kiểng [Brugmansia suaveolens (Willd.) Bercht.et Presl.]
Hình 4.60 Câu kỷ (Lycium ruthenicum Murr.)
Hình 4.61 Sen cạn ( Tropaeolum majus Linn.)
Hình 4.62 Ngũ sắc (Latana camara L.)
Hình 4.63 Thảm 1: thảm cỏ và cúc ngàn sao (Parthenium hysterophorus L.)
Hình 4.64 Thảm 2: thảm bồ công anh cao ( Hypocheris radicata L.) và bồ công anh
lùn (Taraxacum officinalis Weber.)
Hình 4.65 Thảm 3: thảm cỏ, cúc hôi tím (Ageratum houstonianum Mill.)
Hình 4.66 Thảm 4: Thảm cỏ, diếp dại [Youngia japonica (L.) DC.] và chàm gié
(Indigofera spicata Forssk.)
Hình 4.67 Thảm 5: cỏ và viễn chí (Polygala paniculata L.) mọc xen trong kẽ đá.
Hình 4.68 Phối kết 1
Hình 4.69 Phối kết 2
Hình 4.70 Phối kết 3
Hình 4.71 Góc vườn hoang dã 1
Hình 4.72 Góc vườn hoang dã 2
Hình 4.73 Góc vườn hoang dã 3
Hình 4.74 Góc vườn hoang dã 4
Hình 4.75 Cửa sổ 1

SVTH: Phạm Thị Thu Hà

xi


DH05CH


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: KS Vương Thị Thuỷ

Hình 4.76 Cửa sổ 2
Hình 4.77 Ban công
Hình 4.78 Chậu trang trí 1
Hình 4.79 Chậu trang trí 2
Hình 4.80 Giỏ treo
Hình 4.81 Tầm xuân (Rosa multiflora Thunb.) leo quấn xích đu
Hình 4.82 Tầm xuân (Rosa multiflora Thunb.) trang trí tường rào gỗ
Hình 4.83 Mái nhà 1
Hình 4.84 Mái nhà 2
Hình 4.85 Triền dốc với bìm bìm
Hình 4.86 Bảng hiệu với bìm bìm
Hình 4.87 Dã quỳ vàng rực - nét đặc tr ưng của Đà Lạt
Hình 4.88 Thảm cúc hôi tím tô điểm thêm cho cảnh quan Đà Lạt

SVTH: Phạm Thị Thu Hà

xii

DH05CH


Luận văn tốt nghiệp


GVHD: KS Vương Thị Thuỷ

DANH SÁCH CÁC PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Danh mục các loài hoa dại đã điều tra được tại thành phố Đà Lạt
Phụ lục 2: Danh mục nhóm hoa hoang dại chưa được chú ý sử dụng trong cảnh
quan
Phụ lục 3: Danh mục nhóm hoa dại đã được sử dụng làm cảnh
Phụ lục 4: Danh mục nhóm hoa được nhập trồng đã phát tán thành hoang dại

SVTH: Phạm Thị Thu Hà

xiii

DH05CH


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: KS Vương Thị Thuỷ

Chương 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Lý do, tính cấp thiết của đề tài
Đà Lạt – một thành phố du lịch đầy quyến rũ với hàng ngàn chủng loại hoa đầy
màu sắc. Trong các loài hoa làm nên đặc trưng văn hóa, tạo bản sắc, làm tăng giá trị
của Đà Lạt không thể thiếu các loài hoa dại. Hoa dại mọc khắp nơi, trên những sườn
đồi, bên vệ đường, trên những mái nhà, bên hàng dậu sau hè hay bạt ngàn trong
những thung lũng…Đó là nét duyên thầm mà thiên nhiên đã ban tặng cho thành phố
này.
Thế nhưng cùng với việc đô thị hóa ồ ạt và tư tưởng tôn sùng các loài hoa ngoại

của người dân thành phố mà những loài hoa hoang dại đang dần biến mất ở Đà Lạt.
Điều này đã phá hủy cảnh quan tự nhiên, làm mất đi vẻ quyến rũ vốn có nơi đây.
Trước tình hình đó, việc khôi phục, bảo tồn và phát triển các loài hoa hoang dại ở
thành phố này là rất cần thiết để thu hút du lịch cũng như để bảo tồn nguồn gen
phục vụ cho công nghiệp lai tạo hoa cảnh.
Vì vậy, tôi đã chọn thực hiện đề tài: “Định danh, bảo tồn và phát triển các
loài hoa dại có giá trị cảnh quan tại thành phố Đà Lạt - tỉnh Lâm Đồng”.
1.2 Đối tượng nghiên cứu của đề tài
-

Các loài hoa dại có giá trị cảnh quan.

-

Môi trường cảnh quan Đà Lạt.

1.3 Giới hạn của đề tài
-

Giới hạn trong thành phố Đà Lạt – tỉnh Lâm Đồng.

-

Giới hạn định danh một số loài hoa dại phổ biến có giá trị cảnh quan tại
thành phố.

SVTH: Phạm Thị Thu Hà

1


DH05CH


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: KS Vương Thị Thuỷ

Chương 2
MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU
2.1 Mục tiêu
- Định danh, mô tả ít nhất 10 loài hoa dại có giá trị cảnh quan tại thành phố Đà
Lạt.
- Đề xuất biện pháp bảo tồn và phát triển các loài hoa dại đã định danh.
2.2 Nội dung thực hiện
2.2.1. Khảo sát hiện trạng, phân vùng điều tra và lập phiếu điều tra
2.2.2. Điều tra, lấy mẫu và định danh các loài hoa dại có tại TP.Đà Lạt
- Chụp hình, lấy mẫu, mô tả tại chỗ các loài hoa dại tại khu vực điều tra.
- Phỏng vấn người dân địa phương lấy thông tin về các loài hoa dại tại khu vực
điều tra.
- Phân tích, vẽ hình, tra cứu, định danh các loài hoa dại.
2.2.3 Đánh giá và chọn ra ít nhất 10 loài hoa dại có giá trị cảnh quan
2.2.4 Đề xuất giải pháp bảo tồn và phát triển cụ thể
- Đề xuất phương án bảo tồn gen các loài hoa dại đã được định danh.
- Đề xuất giải pháp phát triển sử dụng các loài hoa dại đã được định danh. Đưa
ra mô hình giải quyết đề xuất trên phần mềm Photoshop.
2.3 Phương pháp thực hiện
2.3.1 Phương pháp ngoại nghiệp
- Phương pháp điều tra theo vùng, lập phiếu điều tra.
- Phương pháp phỏng vấn, tham vấn chuyên gia.


SVTH: Phạm Thị Thu Hà

2

DH05CH


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: KS Vương Thị Thuỷ

- Phương pháp mô tả.
2.3.2 Phương pháp nội nghiệp
- Phương pháp phân tích, đánh giá.
- Phương pháp thiết kế.
Các phương pháp chính áp dụng cho từng mục tiêu cụ thể:
Mục tiêu

Phương pháp chính

1. Định danh, mô tả ít nhất 10 loài Phương pháp điều tra, Phương pháp
hoa dại có giá trị cảnh quan tại phỏng vấn, Phương pháp mô tả, Phương
thành phố Đà Lạt.

pháp phân tích, đánh giá

2. Đề xuất biện pháp khôi phục, bảo Phương pháp tham vấn chuyên gia,
tồn và phát triển các loài hoa dại Phương pháp phân tích, đánh giá,
trên.


SVTH: Phạm Thị Thu Hà

Phương pháp thiết kế

3

DH05CH


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: KS Vương Thị Thuỷ

Chương 3
TỔNG QUAN
3.1 Tổng quan về hoa dại
3.1.1 Giới thiệu chung
Hoa dại là loài thực vật có hoa mọc trong điều kiện tự nhiên, không có sự tác
động, chăm sóc nào từ con người. Chúng có thể là loài thực vật bản địa, cũng có thể
là loài nhập nội đã phát tán hoang dại trong môi trường tự nhiên. Tuy khái niệm hoa
dại là nói đến các loài không chịu sự tác động của con người, nhưng hầu hết các nhà
khoa học đều cho rằng, các loài hoang dại ngày nay đang sống trên khắp trái đất đều
chịu một sự tác động với một mức nhất định nào đó bởi các hoạt động của con
người.
Về mặt sinh thái hoa dại mọc hoang dại khắp nơi như: ven đường, rìa rừng,
ven sông suối, bãi hoang, đất trống, bãi cát, bãi cỏ, bờ ruộng, dưới tán rừng, trên
núi…hay sau hè, trước sân nhà. Chúng tồn tại, phát triển hay tàn lụi hoàn toàn phụ
thuộc vào tự nhiên.
Về mặt cảnh quan hoa dại là một thành phần quan trọng trong hệ thực vật,

đóng vai trò là một đại lượng cảnh quan, góp phần tạo nên giá trị ngắm nhìn của
cảnh quan.
3.1.2 Đánh giá tiềm năng của hoa dại
Đối với cảnh quan tự nhiên: góp phần làm tăng sự đa dạng, phong phú cho hệ
thực vật, đồng thời làm tăng giá trị ngắm nhìn cho cảnh quan, tạo nét quyến rũ riêng
cho cảnh quan đặc trưng.
Đối với ngành thiết kế cảnh quan và du lịch: Thực trạng ở những khu cảnh
quan nhân tạo hay khu du lịch sinh thái thường sử dụng những loài cây nhập nội

SVTH: Phạm Thị Thu Hà

4

DH05CH


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: KS Vương Thị Thuỷ

với màu sắc sặc sỡ, bắt mắt. Nhưng nó đã trở nên quá quen thuộc với du khách
nước ngoài, gây phá hoại sinh thái của những loài hoa bản địa đặc sắc. Việc sử dụng
và phát triển hoa dại trong thiết kế cảnh quan và du lịch là một xu hướng đáng quan
tâm. Điều này sẽ giảm thiểu chi phí chăm sóc cảnh quan, tăng hiệu quả thẩm mỹ và
ấn tượng xúc cảm.
Đối với nền công nghiệp lai tạo hoa cảnh: Tất cả các loài hoa cảnh đều được
khai thác từ hoang dại, được chọn lọc, thuần hoá, lai tạo và bổ khuyết các thiếu sót
về màu sắc, hình dạng, đặc điểm nuôi trồng để hình thành các dạng hoa cảnh hoàn
chỉnh. Nhiều nước hiện nay chuyên nghiên cứu lai tạo các giống hoa cảnh cho thị
trường thế giới, nhất là khai thác nguồn gen hoa hoang dại phong phú. Việt Nam là

một trong những nước có nguồn hoa hoang dại phong phú đặc sắc, nền công nghiệp
hoa cảnh cũng đang hình thành và bước đầu phát triển.
3.1.3 Nguyên nhân các loài hoa dại bị đe dọa
- Mất môi trường sống: sự tăng dân số, phát triển nông nghiệp, sự đô thị hóa, công
nghiệp hóa, mở rộng đường xá, sự ô nhiễm…là nguyên nhân chính làm mất dần
môi trường sống của các loài hoang dại. Dân số tăng, nhu cầu con người càng tăng
kéo theo nguồn tài nguyên thiên nhiên ngày càng thu hẹp. Sự phát triển nông nghiệp
là mối đe dọa chính đối với đa dạng sinh học trong tự nhiên. Bề mặt trái đất đang
dần bị phá hủy, phân mảnh, xáo trộn và ô nhiễm bởi các thành phố, con đường, bởi
sự khai thác mỏ và bởi các cơ sở hạ tầng của văn minh loài người.
- Thói quen sưu tập của người chơi hoa cảnh: việc sưu tập là đúng đối với sự nghiên
cứu của các nhà khoa học. Tác động của việc sưu tập một loài thực vật nào đó
dường như không nghiêm trọng, nhưng nếu có nhiều người sưu tập riêng rẽ có thể
dẫn đến sự tuyệt chủng của loài đó. Việc săn lùng thu hái hoa cảnh vô tội vạ càng
làm gia tăng sự tuyệt chủng. Cùng với sự phát hiện một loài cây có ích nào đó thì
cũng đánh dấu sự tuyệt chủng của chúng. Ví dụ loài lan hài bóng (Paphiopedilum
vietnamense ) lúc trước được phát hiện giá không quá 30.000đ/cây, người ta thu hái
bán như rau cải, nay thì 1000.000đ/cây cũng không dễ kiếm.

SVTH: Phạm Thị Thu Hà

5

DH05CH


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: KS Vương Thị Thuỷ


- Sự xâm lấn của các loài ngoại lai: ngày nay với sự phát triển của ngành hoa cảnh
kéo theo việc nhập nội hoa cảnh tràn lan không kiểm soát đã đe dọa đến các loài
bản địa. Khi một loài thực vật được mang ra khỏi bản xứ, nhập nội đến một nơi
khác, chúng thường xâm lấn rất mạnh, cuối cùng chúng thay thế cả loài bản địa.
- Sự biến đổi khí hậu: sự biến đổi khí hậu sẽ tác động lớn lên hầu hết hoặc tất cả các
hệ sinh thái vào thế kỷ 21, làm thay đổi sự phân bố tự nhiên của nhiều loài. Các môi
trường sống như rừng, đồng cỏ…có thể chuyển đến vùng cao hơn nếu nhiệt độ
trung bình tiếp tục tăng.
3.2 Tổng quan tài liệu
- Theo Phạm Hoàng Hộ, 1993, Cây cỏ Việt Nam (3 tập), nhà xuất bản Trẻ: đã định
danh, mô tả chung các loài cây cỏ có ở Việt Nam, trong đó có định danh mô tả
nhiều loài hoa mọc hoang dại.
- Theo Võ Văn Chi, Trần Hợp, 1999, 2002, Cây cỏ có ích ở Việt Nam, nhà xuất bản
Giáo Dục Hà Nội: đã định danh, mô tả nhiều loài cây cỏ có ích như cây lấy gỗ, sợi,
dầu, chất nhuộm, làm thuốc, làm lương thực thực phẩm…chưa đề cập đến các loài
cây mọc hoang dại có giá trị cảnh quan.
- Các sách khác: Võ Văn Chi, 2003, 2004, Từ điển thực vật thông dụng (2 tập), nhà
xuất bản khoa học và kỹ thuật; Trần Hợp, 2000, Cây cảnh hoa Việt Nam, nhà xuất
bản Nông Nghiệp…đã định danh, mô tả một số loài hoa dại được sử dụng làm cảnh.
- Báo Việt Nam Hương Sắc số 144 tháng 9/2005 có đăng bài: Hoa hoang dại - di
sản thiên nhiên của Phạm Ngọc Tường đề cập đến thực trạng hoa dại Đà Lạt đang
dần mất đi và kêu gọi khôi phục, bảo tồn các loài hoa hoang dại ấy.
- Báo Hoa Cảnh, số 12/2003 có đăng bài: Lai tạo hoa cảnh – nền tảng cơ bản của
công nghiệp hoa cảnh của Ngô Quang Vũ đề cập đến việc nghiên cứu, khai thác
nguồn gen hoa hoang dại phong phú để phục vụ cho nền công nghiệp hoa cảnh.
- Báo Hoa Cảnh, số 9/2007 có đăng bài: Phát triển hoa dại để làm du lịch của Chí
Thiện đề cập đến việc “phát triển hoa dại để tạo bản sắc, gia tăng giá trị của Đà Lạt,
hấp dẫn với du khách” và giới thiệu một số loài cây cỏ hoang dại ở Lâm Đồng có
khả năng làm đẹp cho Đà Lạt.


SVTH: Phạm Thị Thu Hà

6

DH05CH


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: KS Vương Thị Thuỷ

3.3 Tổng quan về thiên nhiên - cảnh quan thành phố Đà Lạt
3.3.1 Vị trí, diện tích
Hiện nay tọa độ thành phố Đà Lạt được xác định như sau:
- Điểm cực Bắc: 12o04' độ vĩ Bắc.
- Điểm cực Nam: 11o52' độ vĩ Bắc.
- Điểm cực Tây: 108o20’ độ kinh Đông.
- Điểm cực Đông : 108o35’ độ kinh Đông.
Về phía Bắc, Đà Lạt giáp với huyện Lạc Dương, về phía Đông và Đông Nam giáp
với huyện Đơn Dương, về phía Tây và Tây Nam giáp với hai huyện Lâm Hà và
Đức Trọng.
Diện tích tự nhiên: 424 km2.
3.3.2 Địa hình
Địa hình thành phố Đà Lạt là địa hình của đồi núi. Cao nguyên Lâm Viên
(Lang Biang) với bề rộng 12 km có địa hình rất đặc biệt gồm những chuỗi đồi thoai
thoải dạng cong tròn nhấp nhô, xen kẽ nối tiếp nhau trải dài 18 km đến tận chân
rặng núi Lang Biang.
Bên trong cao nguyên, địa hình Đà Lạt phân thành hai bậc rõ rệt:
Bậc địa hình thấp là vùng trung tâm có dạng như một lòng chảo bao gồm các
dãy đồi đỉnh tròn, dốc thoải có độ cao tương đối từ 25-100 m, lượn sóng nhấp nhô,

độ phân cắt yếu, độ cao trung bình khoảng 1.500 m.
Bao quanh khu vực lòng chảo này là các đỉnh núi với độ cao khoảng 1.700 m tạo
thành vành đai che chắn gió cho vùng trung tâm. Phía Đông Bắc có hai núi thấp:
hòn Ông (Láp Bê Bắc 1.738 m) và hòn Bộ (Láp Bê Nam 1.709 m). Ở phía Bắc, ngự
trị cao nguyên Lang Biang là dãy núi Bà (Lang Biang), cao 2.165 m, kéo dài theo
trục Đông Bắc - Tây Nam từ suối Đa Sar (đổ vào Đa Nhim) đến Đa Me (đổ vào Đạ
Đờng). Phía Đông án ngữ bởi dãy núi đỉnh Gió Hú (1.644 m). Về phía Tây Nam,
các dãy núi hướng vào Tà Nung giữa dãy Yàng Sơreng mà các đỉnh cao tiêu biểu là
Pin Hatt (1.691 m) và You Lou Rouet (1.632 m).

SVTH: Phạm Thị Thu Hà

7

DH05CH


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: KS Vương Thị Thuỷ

Bên ngoài cao nguyên là các dốc núi từ hơn 1.700 m đột ngột đổ xuống các
cao nguyên bên dưới có độ cao từ 700 m đến 900 m.
3.3.3 Tài nguyên thực vật
Tài nguyên cây gỗ quan trọng nhất là những rừng Thông ba lá thuần loại.
Quần thụ Thông ba lá có khả năng phát triển công nghiệp khai thác và chế biến gỗ.
Thông ba lá ở Đà Lạt có mức độ sinh trưởng tốt, sản lượng gỗ đạt trên 130m3/ha.
Với diện tích trên 15.818 ha rừng thông, trữ lượng gỗ thông của Đà Lạt là trên 2
triệu m3. Bên cạnh gỗ thông, rừng Đà Lạt còn nhiều cây lấy gỗ khác, trữ lượng cũng
rất đáng kể, đó là những cây Dẻ, Giổi, Xoan, Ngọc lan, Kim giao... Người ta đã

thống kê được vài chục loài gỗ quý, đặc biệt có nhiều loài rất có giá trị trên thị
trường thế giới như: Bách tùng, Hoàng đàn, Thông đỏ (còn gọi là Hồng tùng, Thông
2 lá dẹp), Pơ mu, Đỉnh tùng...
Tài nguyên cây thuốc: Rừng Đà Lạt cũng giàu về tài nguyên cây thuốc. Thành
phần cây thuốc tự nhiên ở đây rất đa dạng nhưng khả năng khai thác và phát triển
một cách có hiệu quả kinh tế cao phù hợp với hoàn cảnh hiện nay chỉ tập trung vào
một số loài sau: Kinh giới, Đơn buốt, Đại bi, Nam sâm, Ngưu tất nam, Thu hải
đường dại... là những loài mọc ở khắp nơi, có trữ lượng lớn. Bên cạnh đó, cũng có
một số loài cây thuốc rất dễ tìm ở Đà Lạt, là đặc sản của địa phương như Lông cu li,
Bổ cốt toái, Hoàng liên ô rô...
Các loại cây cảnh: Riêng về các loại cây cảnh, rừng Đà Lạt xưa nay đã nổi
tiếng về sự phong phú của các loại lan rừng. Với số lượng hơn 300 loài, nghề kinh
doanh Lan ở đây đã có từ lâu đời. Các loài Lan quý của địa phương đã được nhiều
người biết đến là Thanh lan, Hoàng Lan, Hồng lan….Một số loài Lan lại trổ lá rất
đẹp như Lá gấm, Lan sứa. Lan rừng Đà Lạt còn là một nguồn dự trữ gen đáng kể
cho lai tạo.
Ngoài ra, các loại cây chịu bóng rất phong phú có thể làm kiểng, nổi tiếng nhất là
các loài Đỗ quyên trắng, Đỗ quyên đỏ, Đa, Si, Ngũ gia bì, Trường sinh..., nhiều loại
Thạch tùng, Dương xỉ, rêu cũng dễ gây trồng làm cảnh, chiếm một vị trí quan trọng
trong việc trang trí vườn hoa, nội thất.

SVTH: Phạm Thị Thu Hà

8

DH05CH


×