Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

NGHIÊN CỨU CẤU TẠO VÀ ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG LÀM VIỆC CỦA MÁY GẶT ĐẬP LIÊN HỢP 4LZ2A (TẠI HỘI THI MÁY GẶT ĐẬP LIÊN HỢP VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG NĂM 2009)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.47 MB, 85 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

NGHIÊN CỨU CẤU TẠO VÀ ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG LÀM
VIỆC CỦA MÁY GẶT ĐẬP LIÊN HỢP 4LZ-2A
(TẠI HỘI THI MÁY GẶT ĐẬP LIÊN HỢP VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU
LONG NĂM 2009)

Họ và tên sinh viên : HUỲNH MINH TRANG
NGUYỄN TRIỀU
Ngành : CƠ KHÍ NÔNG LÂM
Niên khóa : 2005-2009

Tháng 6/2009


NGHIÊN CỨU CẤU TẠO VÀ ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG LÀM VIỆC CỦA
MÁY GẶT ĐẬP LIÊN HỢP 4LZ-2A
(TẠI HỘI THI MÁY GẶT ĐẬP LIÊN HỢP VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU
LONG NĂM 2009)

Tác giả

HUỲNH MINH TRANG
NGUYỄN TRIỀU

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng Kỹ sư ngành
Cơ Khí Nông Lâm



Giáo viên hướng dẫn:
Thạc sĩ TRẦN VĂN KHANH

Tháng 6 năm 2009
i


LỜI CẢM TẠ
Chúng tôi xin chân thành cảm tạ:
-

Ban Giám Hiệu cùng quý thầy cô trường đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí
Minh đã giúp chúng em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.

-

Ban Chủ nhiệm khoa Cơ Khí và Công Nghệ cùng toàn thể quý thầy cô đã giúp
đỡ và dạy dỗ tận tình trong suốt thời gian học tập.

Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến:
-

Th.S Trần Văn Khanh và tất cả các thầy trong trung tâm Năng lượng và Máy
nông nghiệp đã tận tình chỉ dạy và hướng dẫn chu đáo cho chúng tôi thực hiện
đề tài này.

-

Tất cả các thầy cô trong tổ kỹ thuật tham gia Hội thi máy gặt đập liên hợp vùng

đồng bằng Sông Cửu Long năm 2009.

-

Tất cả các bạn sinh viên khóa 31 đã góp ý kiến quý báu cho chúng tôi thực hiện
đề tài này.

ii


TÓM TẮT

Các máy gặt đập liên hợp của các nước Châu Âu và Châu Mỹ là những mẫu máy
hoàn chỉnh nhưng nó chưa thể sử dụng cho thu hoạch lúa nước. Có nhiều mẫu máy
đã được chế tạo và đưa vào thử nghiệm ở Đồng Bằng Sông Cửu Long, trong số đó
có máy gặt đập liên hợp 4LZ-2A do Công ty Minh Phát nhập khẩu. “ Nghiên cứu
cấu tạo và đánh giá khả năng làm việc của máy vào vụ Đông Xuân” là nội dung
của đề tài.
Đề tài tập trung giải quyết các vấn đề sau:
-

Tìm hiểu các máy gặt đập liên hợp đã có ở Việt Nam.

-

Nghiên cứu cấu tạo của máy GĐLH 4LZ – 2A..

-

Khảo nghiệm để đánh giá khả năng làm việc của máy GĐLH 4LZ – 2A

ở vụ Đông Xuân.

Kết luận:
-

Máy GĐLH 4LZ-2A hoạt động tốt trong vụ Đông Xuân.

-

Chất lượng làm việc của máy đáp ứng được yêu cầu nông học trong việc

thu hoạch lúa nước.
-

Kết cấu các bộ phận hợp lý.

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

SINH VIÊN THỰC HIỆN

Th.s Trần Văn Khanh.

Huỳnh Minh Trang

Nguyễn Triều

iii


MỤC LỤC


Trang
Trang tựa

i

Cảm tạ

ii

Tóm tắt

iii

Mục lục

iv

Danh sách các chữ viết tắt

vi

Danh sách các hình

vi

Danh sách các bảng

vii


Danh mục phụ lục

viii

Danh mục phụ lục

ix

CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU

1

CHƯƠNG 2 .TỔNG QUAN

3

2.1. Đặc tính thực vật của cây lúa trên quan điểm thu hoạch

3

2.2. Yêu cầu nộng học trong thu hoạch cây lúa

4

2.3. Các phương pháp thu hoạch lúa hiện nay

4

2.4. Các vấn đề và hạn chế trong việc phát triển máy GĐLH trong thời gian qua


5

2.5. Yêu cầu kỹ thuật và kinh tế của máy GĐLH

6

2.6. Tìm hiểu tình hình sản xuất lúa ở ĐBSCL hiện nay

7

2.7. Thực trạng phát triển máy GĐLH ở ĐBSCL hiện nay

7

2.8. Tìm hiểu các loại máy thu hoạch lúa hiện có tại Việt Nam

8

2.9. Giới thiệu các máy tham gia hội thi máy GĐLH vùng ĐBSCL năm 2009
iv

16


CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN

19

3.1 Phương pháp


19

3.2. Phương tiện

27

CHƯƠNG 4 . KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

28

4.1 Giới thiệu chung máy gặt đập liên hợp 4LZ-2A

28

4.2 Cấu tạo máy GĐLH 4LZ-2A

29

4.3 Nguyên lý hoạt động

53

4.4 Khảo nghiệm máy GĐLH 4LZ-2A của công ty Minh Phát

54

4.5 Chi phí trong khâu thu hoạch bằng máy GĐLH 4LZ-2A

56


4.6 Đánh giá chất lượng làm việc của máy GĐLH 4LZ-2A

58

4.7 So sánh máy GĐLH 4LZ-2A của công ty Minh Phát với máy GĐLH 4ISZ-1.8 của
cơ sở Tư Sang cùng tham gia hội thi máy GĐLH vùng ĐBSCL năm 2009

58

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

60

5.1 Kết luận

60

5.2 Đề nghị

60

TÀI LIỆU THAM KHẢO

61

PHỤ LỤC

63

v



DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT

GĐLH

Gặt đập liên hợp

ĐBSCL

Đồng bằng sông cửu long

GHXD

Gặt hàng xếp dãy

PTNT

Phát Triển Nông Thôn

IRRI

International Rice Rearch Istilute: Viện
nghiên cứu lúa Quốc tế

DANH SÁCH CÁC HÌNH

Trang
Hình 2.1: Máy gặt bó Bertolini-201


8

Hình 2.2: Sơ đồ cấu tạo máy GHXD

9

Hình 2.3: Sơ đồ máy tuốt chải hạt trên bông

11

Hình 2.4: Sơ đồ máy gặt tuốt liên hợp TC-750

12

Hình 2.5: Sơ đồ máy GĐLH SKD – 5R

14

Hình 4.1: Sơ đồ cấu tạo máy GĐLH 4LZ-2A(hình chiếu đứng)

30

Hình 4.2: Sơ đồ cấu tạo máy GĐLH 4LZ-2A(hình chiếu bằng)

31

vi


Hình 4.3: Sơ đồ cấu tạo Adapteur


32

Hình 4.4: Sơ đồ cấu tạo mũi rẽ

33

Hình 4.5: Truyền động cho dao cắt

33

Hình 4.6: Cấu tạo dao cắt

34

Hình 4.7: Sơ đồ cấu tạo guồng gạt sai tâm

34

Hình 4.8: Sơ đồ cấu tạo trục vít gom lúa

36

Hình 4.9: Sơ đồ cấu tạo băng chuyền nghiêng

38

Hình 4.10: Sơ đồ cấu tạo bộ phận đập

39


Hình 4.11: Sơ đồ cấu tạo trống đập răng trụ

40

Hình 4.12 : Sơ đồ phân bố răng trên trống

41

Hình 4.13 : Sơ đồ cấu tạo máng trống

42

Hình 4.14 : Sơ đồ cấu tạo nắp trống

43

Hình 4.15 : Sơ đồ bộ phận làm sạch

45

Hình 4.16 : Sàng trên

45

Hình 4.17 : Sàng dưới

46

Hình 4.18 : Sơ đồ cấu tạo quạt


47

Hình 4.19 : Vít tải hạt về thùng

48

Hình 4.20 : Vít tải đưa gié về đập lại

49

Hình 4.21 : Hệ thống di động

50

Hình 4.22 : Cấu tạo bánh đè xích

50

Hình 4.23 : Cấu tạo dãi xích

51

vii


Hình 4.24 : Sơ đồ truyền động máy GĐLH 4LZ-2A

52


DANH SÁCH CÁC BẢNG

Trang
Bảng 2.1 : Thống kê máy GĐLH tại các tỉnh ở ĐBSCL

7

Bảng 2.2 : Thông số kỹ thuật và kinh tế của các máy dự thi

17

Bảng 4.1: Số liệu máy GĐLH 4LZ – 2A

28

Bảng 4.2: Các thông số của bộ phận gặt, gom lúa

37

Bảng 4.3: Thông số kỹ thuật của băng chuyền chuyển lúa

38

Bảng 4.4: Thông số cấu tạo, động học của bộ phận đập

44

Bảng 4.5:Thông số cấu tạo, động học của bộ phận làm sạch

47


Bảng 4.6:Thông số cấu tạo của bộ phận tải gié, hạt

49

Bảng 4.7: Thông số cấu tạo của hệ thống di động

51

Bảng 4.8 : Thông số các bánh đai , bánh xích

52

Bảng 4.9: Kết quả khảo nghiệm máy

55

viii


DANH MỤC PHỤ LỤC

Trang
Phụ lục 1 : Biểu quan sát ngày làm việc

63

Phụ lục 2 : Các chỉ tiêu : bề rộng làm việc, độ sạch, độ thóc theo rơm... của
máy GĐLH 4LZ-2A vào ngày 27/03/2009


64

Phụ lục 3 : Hình và địa chỉ các máy tham gia Hội thi máy GĐLH vùng
ĐBSCL năm 2009

72

Phụ lục 4 : Hình ảnh máy GĐLH 4LZ-2A của Công ty Trách Nhiệm Hữu
Hạn Xuất Nhập Khẩu Minh Phát tham gia tại Hội thi và hình ảnh lấy mẫu và
xử lý mẫu của Tổ kỹ thuật Hội thi

75

ix


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Trong thời gian gần đây, công nghiệp và dịch vụ ở đô thị phát triển nhanh đã thu
hút một số lượng lớn thanh niên nông thôn ra tìm công ăn việc làm ở thành thị, lao
động nông thôn ngày càng khan hiếm, hơn nửa tâm lý thanh niên hiện nay không
thích làm các công việc tay lấm chân bùn, một nắng hai sương như cha ông của họ
đã từng làm. Do tình trạng thiếu lao động nên việc thu hoạch lúa bằng phương
pháp truyền thống cắt-gom-máy tuốt đã không đáp ứng kịp, nhất là vào những thời
điểm thu hoạch lúa tập trung, chi phí thu hoạch càng tăng có khi lên đến gần ba
triệu đồng mỗi ha ruộng lúa. Từ đó đã dẫn các cơ sở cơ khí, công ty cơ khí địa
phương chế tạo mẫu máy gặt đập liên hợp (GĐLH) phù hợp với điều kiện ruộng
đồng bằng Sông Cửu Long(ĐBSCL). Lúc đó các công ty Trung Quốc, Nhật Bản
cũng giới thiệu những mẫu máy và tham gia thị trường rộng lớn này. Hiện nay đã

có nhiều loại máy GĐLH có chất lượng được đưa vào thu hoạch lúa ở ĐBSCL.
Sau 3 lần tiến hành tổ chức bình tuyển máy ở các tỉnh Cần Thơ (nông trường
quốc doanh Sông Hậu-2006), Kiên Giang (trại Giống lúa Tân Hiệp-2007), Đồng
Tháp (thị trấn huyện Thanh Bình-2008). Bà con nông dân làm dịch vụ thu hoạch
cũng có cơ sở để lựa chọn những mẫu máy phù hợp và hiệu quả cho mình. Nhưng
các loại mẫu máy GĐLH đưa vào sản xuất vẫn còn nhiều vấn đề cần quan tâm cả
về chất lượng chế tạo và chất lượng làm việc của máy, vì vậy việc cải tiến và
nghiên cứu các loại mẫu máy GĐLH mới vẫn đang được tiếp tục ở các cơ sở và
các công ty chế tạo. Do đó, Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn (PTNT) đã
chỉ đạo cho Trung tâm Khuyến nông, Khuyến ngư Quốc gia phối hợp với Viện lúa
ĐBSCL và sở nông nghiệp & PTNT An Giang tổ chức cuộc bình tuyển máy thu
hoạch lúa liên hợp năm 2009, nhằm lựa chọn, xác định các loại máy có năng suất
1


và chất lượng cao nhất, để giới thiệu tới bà con nông dân trong sản xuất lúa ở
ĐBSCL và các vùng khác trong cả nước.
Hiện nay máy gặt đập liên hợp nhập khẩu từ Trung Quốc đang được sử dụng rộng
rãi tại đồng bằng Sông Cửu Long. Vì vậy chúng tôi chọn một mẫu máy đã được
bán khá nhiều tại đây (máy GĐLH 4LZ-2A do công ty Minh Phát nhập khẩu) để
thực hiện đề tài “Nghiên cứu cấu tạo và đánh giá khả năng làm việc của máy
GĐLH 4LZ-2A”.
1.2 Mục đích đề tài
Trên cơ sở tìm hiểu các máy thu hoạch lúa nước, mục đích của đề tài được giới
hạn như sau:
 Tìm hiểu cấu tạo, nguyên lý hoạt động của máy GĐLH 4LZ-2A của công ty
Minh Phát.
 Đánh giá khả năng làm việc của máy GĐLH 4LZ-2A của công ty Minh Phát
trong vụ Đông Xuân năm 2009 tại xã An Hòa huyện Châu Thành tỉnh An
Giang.

 So sánh ưu nhược điểm của máy GĐLH 4LZ -2A của công ty Minh Phát
với máy GĐLH ISZ-1,8 của cơ sở cơ khí Tư Sang.
1.3 Địa điểm và thời gian thực hiện đề tài
- Địa điểm: Trung tâm Năng Lượng và Máy Nông Nghiệp Trường đại học Nông
Lâm thành phố Hồ Chí Minh.
Hội trường xã An Hòa, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang.
- Thời gian thực hiện đề tài: 20/03/2009 đến 15/6/2009.

2


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 Đặc tính thực vật của cây lúa trên quan điểm thu hoạch /theo Nguyễn Quang
Lộc (2004), máy thu hoạch cây trồng/
Quá trình nghiên cứu hoặc sử dụng bất cứ loại máy thu hoạch nào, chúng ta đều
phải quan tâm đến đặc tính cơ lý của cây lúa mà then chốt là thời điểm thu hoạch. Ở
thời điểm này nó bao gồm những đặc điểm sau:
a) Độ chín của lúa: Yếu tố quan trọng là độ chín đồng đều của thảm lúa. Theo các
nhà nông học thì quá trình chín của hạt lúa trải qua ba giai đoạn: Chín sữa, chín
sáp và chín hoàn toàn. Tốc độ chín vào mùa khô nhanh hơn mùa mưa hay cụ
thể hơn ở chân ruộng khô lúa chín nhanh hơn ở chân ruộng nước.
b) Độ ngã của cây: Là độ nghiêng của thân cây so với phương thẳng đứng. Độ ngã
của cây càng lớn càng gây khó khăn cho máy khi làm việc và làm tăng tổn thất
hạt khi có tác động cơ giới vào.
c) Độ ẩm hạt và thân: Trong giai đoạn lúa chín thì độ ẩm của hạt và thân đều
giảm, nhưng ẩm độ ở thân giảm chậm hơn so với hạt. Độ ẩm quyết định đến
chất lượng hạt thu hoạch và việc chế biến bảo quản.
d) Độ rụng hạt: Độ rụng hạt tự nhiên càng lớn càng bị hao hụt do tác động cơ học
của máy.

e) Tỷ lệ hạt trên thân: Có ảnh hưởng đến chất lượng làm việc của bộ phận đập, bộ
phận làm sạch. Đường kính của gốc, độ cao cây và gié, vị trí trọng tâm trên thân
cây lúa lúc thu hoạch ảnh hưởng đến sự làm việc của dao cắt và độ cao guồng
gạt.
f) Mật độ cây: Dày hay thưa tùy thuộc vào giống lúa hay cách gieo trồng. Mật độ
cây ảnh hưởng đến vận tốc di chuyển của máy trên đồng cũng như sự tác động
của máy lên thảm lúa.
3


2.2. Yêu cầu kỹ thuật nông học khi thu hoạch lúa / theo Nguyễn Quang Lộc (2004),
máy thu hoạch cây trồng/
2.2.1. Khi gặt
- Điều quan tâm đầu tiên là độ rụng hạt khi mà máy tác dụng vào lúa. Độ rụng hạt gồm
cả rụng khi cắt, rụng khi gom, vận chuyển vào máy đập là không quá 2%, trên thực tế
thì rất khó tính được một cách chính xác. Nhưng bằng phương pháp thống kê người ta
có thể tính tương đối chính xác chỉ tiêu này để đánh giá cách gặt lúa, nhằm hạn chế độ
rơi vãi hạt trên đồng. Độ rụng hạt được xem là một hao tổn khi thu hoạch: Rụng hạt
khi cắt lúa, khi gom lúa, rụng hạt khi vận chuyển lúa tới máy đập.
2.2.2. Khi tách hạt
Khi tách hạt khỏi bông, điều quan trọng là hạt tách hết và thu hết, không để sót lại
trên bông và cũng không còn hạt đã được tách ra lẫn trong rơm.
Độ tổn thất mà ta hay nói đến khi đập lúa bao gồm các mất mát sau:
-

Hạt sót lại trên bông (không được tách khỏi gié) được gọi là độ sót.

-

Hạt bị vỡ, nát, tróc vỏ trấu và nứt ngầm được gọi là độ nát hạt hay là độ vỡ hạt.


-

Hạt đã tách ra khỏi gié nhưng không được phân ly để đưa xuống sàng mà theo
rơm ra ngoài được gọi là độ hạt theo rơm.
Tổng tổn thất này không vượt quá 2%.

2.3. Các phương pháp thu hoạch lúa hiện nay
Hiện nay việc thu hoạch lúa nước ở Việt Nam có hai phương pháp chính như sau:
a) Phương pháp thu hoạch nhiều giai đoạn: Phương pháp này thực hiện các công
việc cắt, tách hạt khỏi rơm, làm sạch trên máy riêng biệt (hoặc bằng thủ công)
vào thời điểm khác nhau.
Khâu cắt, sử dụng máy gặt hàng xếp dãy và cắt bằng thủ công.
Khâu tách hạt, sử dụng máy đập và máy tuốt lúa.
- Ưu điểm: Phương pháp thu hoạch nhiều giai đoạn tận dụng được lao động ở địa
phương. Vốn để mua các máy móc, thiết bị phục vụ cho việc thu hoạc ít hơn
phương phát thu hoạch nhiều giai đoạn.
4


- Nhược điểm: Phương pháp thu hoạch nhiều giai đoạn có tổn thất do mất mát
(rụng hạt) ở khâu cắt, gom, vận chuyển lên tới 3% hoặc hơn 3%. Thời gian thu
hoạch dài hơn phương pháp thu hoạch một giai đoạn.
b) Phương pháp thu hoạch một giai đoạn: Là phương pháp mà việc thu hoạch tiến
hành cùng lúc các công việc: cắt, đập hoặc tuốt, làm sạch và lúa được đóng bao
trên cùng một liên hợp máy.
- Ưu điểm: Phương pháp này rút ngắn thời gian thu hoạch, giảm tổn thất cho
nông dân và giảm nhân công trong thu hoạch.
- Nhược điểm: Không thu hoạch được lúa ướt và khi thu hoạch lúa trên đồng
ruộng có nền đất yếu thì liên hợp máy để lại những dấu vết làm ảnh hưởng đến

độ bằng phẳng của đồng ruộng.
2.4. Các vấn đề và hạn chế trong việc phát triển máy GĐLH trong thời gian qua/
theo Trần Văn Khanh và Phan Hiếu Hiền (2009), Diễn đàn khuyến nông @ công nghệ
năm 2009/
Một số vấn đề của máy GĐLH đã được hoặc chưa được giải quyết tốt, tóm tắt như
sau:
a) Vấn đề nền đất mềm được giải quyết phần nào bằng xích cao su, áp suất trên
nền đất khoảng 22-25 kPa.
b) Vấn đề lúa đổ ngã đã được giải quyết tốt qua thực tế tại Hội thi năm 2007, 2008
và 2009. Dĩ nhiên thu hoạch lúa đổ ngã thì năng suất máy thấp hơn, hao hụt cao
hơn bình thường.
c) Các vấn đề về chất lượng thu hoạch đã được giải quyết tốt. Hao hụt (rơi vãi,
theo rơm…) là chấp nhận được. Vấn đề thu hoạch lúa với lá đọng sương muối
hoặc là lá ủ cũng đã được nhiều máy đáp ứng ở mức chấp nhận được.
d) Còn lại vấn đề lớn hiện nay là “độ tin cậy” của máy. Ai cũng biết rằng máy hư
hỏng vào thời vụ làm mất cơ hội kinh doanh của chủ máy để thu hồi vốn đầu tư.
Sửa máy một tuần tương ứng với 1/2-1/3 vụ thu hoạch. Nếu không có mẫu máy
tốt, độ bền cao thì sự lãng phí của người mua máy cũng như của toàn xã hội sẽ
rất cao khi máy hư hỏng nhiều, chất lượng thu hoạch lúa thấp.

5


Các máy hiện nay có đặc điểm chung là máy tự hành, di chuyển trên các xích cao su tự
chế hoặc nhập khẩu.
Các máy hoạt động trong thời gian qua chưa đạt yêu cầu độ bền, thường xuyên xảy ra
các hỏng hóc (đặc biệt là các máy sản xuất trong nước) làm giảm năng suất và sản
lượng lúa thu hoạch của máy. Những hỏng hóc này phần lớn do các chi tiết chế tạo với
vật liệu không đúng yêu cầu .
Có quá nhiều kiểu loại, với vài máy hoặc trên chục máy cho một kiểu nên việc cung

ứng phụ tùng để sửa chữa khó khăn, đắt tiền do sản xuất đơn lẻ. Một số cơ sở chế tạo
không bản vẽ chi tiết để chế tạo nên khi hư hỏng không thể thay bằng phụ tùng mà
phải chế tạo chi tiết tại máy .
Các cụm, bộ phận quan trọng như động cơ, hộp số, một số chi tiết trong hệ thống điều
khiển thủy lực là hàng đã qua sử dụng, nhiều kiểu loại nên độ tin cậy không cao. Khi
hư hỏng tìm phụ tùng thay thế khó khăn, dẫn đến thời gian làm việc trong thời vụ thấp,
làm giảm thu nhập cho chủ và công nhân lái máy, giảm lòng tin của chủ ruộng thuê
thu hoạch.
2.5. Yêu cầu kỹ thuật và kinh tế của máy GĐLH
2.5.1 Yêu cầu kỹ thuật:
- Máy “nhẹ” (trọng lượng nhẹ, áp suất của bánh xe máy trên nền ruộng càng
nhỏ càng tốt) để có thể làm việc, di chuyển trên nhiều vùng đất khác nhau, tính
cơ động cao. Đây là yếu tố tiên quyết để máy làm việc được.
- Cắt được lúa ngã đổ.
- Năng suất cao.
- Độ bền cao.
- Dễ vận hành, dễ sửa chữa khi hư hỏng.
- Chi phí nhiên liệu thấp.
2.5.2 Yêu cầu chất lượng
Độ hao hụt thấp (hiện nay 3% khi thu hoạch lúa vụ Đông Xuân). Độ hao hụt bao
gồm: Hao hụt do gặt sót, do rơi vãi khi gặt, do đập rót, do lúa theo rơm sau khi đập, rơi

6


vải do bộ phận làm sạch, do các bộ phận chuyển lúa và hạt, tổn thương (vỡ, rạn nứt
ngầm).
2.5.3 Yêu cầu giá thành.
Giá thành máy phải hợp lý để khi tính chi phí thu hoạch một tấn sản phẩm, thành
phần khấu hao máy không chiếm quá cao trong tổng chi phí.

2.6 Tìm hiểu tình hình sản xuất lúa ở ĐBSCL hiện nay
Đồng bằng sông Cửu Long là một trong hai vùng trọng điểm sản xuất lúa của Việt
Nam, có tỷ lệ lúa gạo xuất khẩu cao so với cả nước (trên 80%). Theo thống kê năm
2007 của Tổng Cục Thống Kê, diện tích trồng lúa của ĐBSCL là 3,6836 triệu ha, với
sản lượng 18,6371 triệu tấn (trích từ Niêm giám thống kê năm 2008). Nhưng việc tổ
chức các dịch vụ cơ giới hóa trong thu hoạch lúa còn rất giới hạn dẫn đến thất thoát.
2.7 Thực trạng phát triển máy GĐLH ở vùng ĐBSCL hiện nay
Bảng 2.1: Thống kê máy GĐLH tại các tỉnh ở ĐBSCL

TT

Tỉnh

MÁY GẶT ĐẬP LIÊN HỢP

Tính đến thời điểm

07/2007

03/2008

03/2009

1

An Giang

175

251


618

2

Kiên Giang

164

400

800

3

Đồng Tháp

51

105

279

4

Long An

28

100


756

5

Cần Thơ

25

51

144

6

Tiền Giang

9

14

38

7

Bạc Liêu

7

11


23

8

Sóc Trăng

6

16

26

9

Vĩnh Long

6

12

193

10

Trà Vinh

3

7


30

11

Hậu Giang

2

18

19

7


12

Bến Tre

0

0

2

13

Cà Mau


0

4

14

TỔNG

476

989

2.942

Nguồn: (Tài liệu Diễn Đàn khuyến nông @ công nghệ năm 2009)
Theo thống kê sơ bộ, trong vòng 3 năm qua ĐBSCL số lượng máy GĐLH đã có
bước phát triển vượt bậc: Với số lượng ít ỏi 33 máy (3/2006), tăng lên 2942 máy
(3/2009), đặc biệt là từ vụ sau hội thi máy GĐLH năm 2008 tổ chức tại Thanh Bình,
Đồng Tháp đến nay, chỉ trong vòng một năm số lượng máy đã tăng khoảng 800 máy.
Tuy nhiên, với số lượng máy như hiện nay chỉ đáp ứng khoảng 10% diện tích lúa được
thu hoạch bằng máy, do đó tốc độ phát triển máy GĐLH trong những năm tới sẽ còn
tiếp tục gia tăng và có thể với tốc độ nhanh hơn.
2.8. Tìm hiểu các loại máy thu hoạch lúa hiện có tại Việt Nam /(thiếu trích dẫn tl)
2.8.1 Thu hoạch nhiều giai đoạn
a) Các loại máy gặt
+ Máy gặt bó

Hình 2.1 : Máy gặt bó Bertolini-201
Máy gặt bó được phát triển mạnh ở Nhật Bản vào những năm 70 của thế kỷ trước .
Có loại máy gặt bó dùng để gặt lúa mì được công ty sản xuất máy nông nghiệp Ferali

Riso của ITALY đưa vào Việt Nam thử nghiệm gặt lúa nước nhưng không phù hợp
với việc thu hoạch lúa nước do năng suất thấp và cấu trúc phức tạp.
8


+ Máy gặt hàng xếp dãy(GHXD)

Hình 2.2: Sơ đồ cấu tạo máy GHXD
1. Tay điều khiển bánh lồng; 2. Dàn điều khiển ly hợp Adapteur; 3. Bệ đặt động cơ; 4.
Căng đai; 5. Bánh đai; 6. Bánh xe chủ động; 7. Tấm kê; 8. Dao cắt; 9. Mũi rẽ; 10.
Bánh sao; 11. Xích dẫn; 12. Mặt tựa dẫn thân cây lúa; 13. Tay gạt trên xích tải
Các mẫu máy gặt hàng xếp dãy đã được đưa ra bởi các nước Trung Quốc, Nhật Bản,
Viện Nghiên cứu Lúa Quốc tế ở Philippines – IRRI ( Bộ môn cơ khí Nông nghiệp).
Máy này được thiết kế chế tạo với mục tiêu đầu tư cho các hộ gia đình có từ 1 – 2 ha
canh tác, với phương châm nhỏ, nhẹ có khả năng cơ động trên ruộng lầy thụt, có kích
9


thước thửa ruộng nhỏ. Máy này cắt lúa với bề rộng 1 – 1,2 m, rồi rải xếp thành dãy
ngọn ra ngọn, gốc ra gốc trên mặt đồng về phía phải của máy.
Khi cắt lúa bằng máy gặt hàng xếp dãy thì có những đặc điểm sau:
- Không giải quyết được các yêu cầu cắt lúa ở ruộng có nước, bùn, mặc dù đã thay thế
bánh cao su bằng bánh lồng để tăng di chuyển trên các địa hình lầy thụt. Khuyết điểm
quan trọng nhất của nó là đặt các bông lúa đã cắt lên mặt ruộng có nước, bùn, gây khó
khăn và thêm tổn thất khi gom lúa đã cắt.
- Việc gom, vận chuyển lúa đã được cắt đến máy đập lúa vẫn còn đòi hỏi rất nhiều
công lao động.
b) Máy đập lúa
Các máy đập lúa mì và lúa nước thường theo các nguyên lý là :
- Nguyên lý tiếp tuyến

- Nguyên lý dọc trục
- Nguyên lý tiếp tuyến – dọc trục
2.8.2.Thu hoạch một giai đoạn
Hiện nay ở Việt Nam, việc thu hoạch lúa một giai đoạn sử dụng những loại máy như
dưới.
2.8.2.1 Gặt tuốt liên hợp
a) Máy tuốt lúa trên bông (stripper)

10


Hình 2.3: Sơ đồ máy tuốt chải hạt trên bông
1. Tay điều khiển; 2. Tay lái; 3. Tạ cân bằng; 4. Thùng chứa hỗn hợp; 5. Bộ phận
điều chỉnh bàn trượt; 6. Bàn trượt trên bùn; 7. Bộ phận truyền động cho bánh xe; 8.
Bánh sao; 9. Trống tuốt; 10. Mũi của nắp chắn; 11. Nắp chắn cùng với rôto dẫn
hướng dòng hỗn hợp; 12. Động cơ; 13. Lưới chắn hệ thống cuaroa dẫn động
Máy tuốt lúa trên bông được chế tạo nhằm giải quyết một cách liên hoàn tuốt để thu
được hạt mà không cần kèm theo một máy đập.
Khi thu hoạch bằng máy tuốt trên bông ở Việt Nam có những hạn chế sau:
- Năng suất thấp.
- Nếu là ruộng bùn thì một phần rơm bị vùi xuống bùn, một phần ở phía trên, tạo nên
sự thiếu đồng nhất trên mặt ruộng.
- Không thu hoạch được lúa ngã đổ.
b) Máy gặt tuốt liên hợp

11


Hình 2.4: Sơ đồ cấu tạo máy gặt tuốt liên hợp TC-750
1. Mũi rẽ; 2. Hộp xích gắn ngón vuốt; 3. Xích gắn ngón vuốt; 4. Hộp tay vơ gốc lúa;

5. Xích kẹp gốc lúa; 6. Thanh chặn đỡ gốc lúa; 7. Thanh chặn đỡ gốc lúa chuyển tiếp;
8. Xích kẹp gốc lúa chuyển tiếp; 9. Thanh đỡ ngực cây lúa; 10. Thanh đỡ kẹp gốc lúa
đưa vào trống tuốt; 11. Xích kẹp gốc lúa đưa vào trống tuốt; 12. Trống tuốt; 13.
Thanh ép đầu bông lúa vào trống tuốt ; 14. Hộp xích ngón vuốt đỡ bông lúa đã cắt;
15. Hộp đỡ bông lúa đã cắt; 17. Ngón vuốt thẳng cây lúa;18. Tấm dẫn hướng; 19,21.
Thanh dẫn hướng;20. Dao cắt.
Máy gặt tuốt liên hợp được phát triển mạnh ở các nước Nhật bản , Hàn Quốc, và
Trung Quốc , nó phù hợp với điều kiện đồng ruộng Việt Nam .Tuy nhiên giá máy còn
khá cao so với thu nhập của người nông dân , vì vậy máy gặt tuốt liên hợp Nhật Bản
hay Hàn Quốc được nhập vào việt Nam chủ yếu là các máy đã qua sử dụng .
Máy được thiết kế, chế tạo phức tạp và làm việc tốt ở điều kiện:
-

Ruộng được rút nước khô khi gặt.
12


- Rơm tương đối nguyên vẹn, được xếp ngọn, gốc gọn gàng.
Đặc điểm của máy gặt tuốt liên hợp:
- Khá gọn gàng, cơ động được trên ruộng không quá lầy thụt.
- Cắt, chuyển lúa, tuốt lúa tốt.
- Hao hụt (độ sót hạt) trong khi tuốt rất nhỏ.
- Quá trình vuốt đứng cây lúa của các ngón vuốt, cắt và chuyển lúa từ bộ phận cắt tới
trống tuốt gây rụng hạt nhiều hơn khi gặt bằng máy GHXD.
- Máy phức tạp, nhiều chi tiết.
2.8.2.2. Máy gặt đập liên hợp
Có rất nhiều lý do giải thích nhu cầu cần phải có máy gặt đập liên hợp khi thu hoạch
lúa ở Việt Nam. Trước hết đó là vấn đề thu hoạch phải nhanh, gọn, tránh hao hụt do
kéo dài thời gian . Sau đó là vấn đề xã hội, nhân lực trong ngày mùa ngày càng thiếu
hụt do nhiều lý do. Thứ ba là việc công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn đòi hỏi

phải có công nghệ tiên tiến để phát triển
Máy GĐLH SKD-5R do Liên Xô chế tạo dùng thu hoạch lúa nước, máy được chế tạo
lớn và cồng kềnh. Máy có bề rộng làm việc 4.0m, hai trống đập tiếp tuyến
Hình trình bày sơ đồ cấu tạo của một loại máy GĐLH (máy SKD-5R)

13


Hình 2.1 Sơ đồ máy GĐLH SKD – 5R
1. Mũi rẽ; 2. Guồng gạt sai tâm; 3,29. Xy lanh thủy lực; 4. Dao cắt; 5. Tay vơ lệch
tâm; 6. Vít xoắn gom lúa; 7. Băng chuyền nghiêng; 8. Bánh dẫn hướng; 9. Dãi xích;
10. Bánh đỡ xích; 11. Bánh đẽ xích; 12. Vít nhận hạt; 13.Tấm chặn; 14. Vít thu gié;
15. Bánh sao chủ động; 16. Gàu tải gié đập lại; 17. Bộ phận hất rơm; 18. Sàng dưới;
19. Sàng trên; 20. Bộ phận giũ rơm; 21. Động cơ; 22. Trống hất; 23. Trống đập; 24.
Tấm hứng hạt; 25. Gàu tải lúa; 26. Vít tải lúa ra xe; 27. Thùng chứa hạt; 28. Trống hất
lúa.

14


Các bộ phận chính :
Cấu tạo của một máy GĐLH gồm có những bộ phận chính sau:
a) Bộ phận gặt:
- Mũi rẽ:
Khi máy đi vào thảm thực vật, mũi rẽ tác động vào thảm thực vật để phân định vùng
cắt và chưa cắt. Sau đó hất lúa lên trục vít gom lúa. Mũi rẽ được gắn cả 2 phía của bộ
phận gặt, các mũi rẽ có dạng khá đặc biệt nhằm phân định khối lúa một cách êm dịu để
tránh rụng hạt, đồng khời khi gặt thảm lúa đổ nó có thể xốc cây lúa lên.
- Guồng gạt :
Guồng gạt có nhiệm vụ vơ, giữ cây lúa cho dao cắt, khi cây lúa đã bị cắt rời thì nó hất

cây lúa vào trục vít gom lúa. Guồng gạt có thể có 4 ÷ 6 cánh, trên các cánh gắn các tay
vơ lúa dạng lược.
- Dao cắt :
Nhiệm vụ dao cắt là thực hiện việc cắt cây. Tùy theo yêu cầu công việc và đặc điểm
cấu trúc của từng máy, người ta lắp dao cắt cho thích hợp. Phân loại dao cắt theo
nguyên tắc làm việc ta có : dao cắt loại có tấm kê và loại không có tấm kê. Hiện nay
tất cả các máy GĐLH đều sử dụng loại dao cắt có tấm kê.
- Trục vít gom lúa : Trục vít gom lúa có nhiệm vụ vận chuyển khối lúa đã bị cắt trên
toàn bộ bề rộng cắt để đưa vào băng chuyền nghiêng.
- Băng chuyền nghiêng: Có nhiệm vụ đưa khối lúa do trục vít gom lúa cung cấp tới để
chuyển tới trống đập.Băng chuyền được bố trí phù hợp với phần gom của trục vít.
b) Bộ phận đập : Bộ phận đập có nhiệm vụ phá vỡ liên kết hạt với bông
- Trống đập : Hiện nay tất cả các máy GĐLH dùng thu hoạch lúa nước chế tạo tại Việt
Nam hầu như đều sử dụng trống đập tiếp tuyến dọc trục loại răng bản.
- Máng phân ly :
15


×