Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

sáng kiến kinh nghiệm nâng cao chất lượng dạy học phân môn luyện từ và câu ở lớp 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (163.27 KB, 16 trang )

MỤC LỤC
Nội dung

Trang

I. Lời giới thiệu

01

II. Tên sáng kiến

02

III. Tác giả sáng kiến

02

IV. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến

02

V. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến

02

VI. Ngày sáng kiến được áp dụng

02

VII. Mô tả bản chất của sáng kiến


03

VIII. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến

03-09

IX. Đánh giá lợi ích thu được

09

X. Danh sách người tham gia sáng kiến

10


I. LỜI GIỚI THIỆU
Hiện nay đất nước ta đang trên con đường thực hiện mục tiêu Công nghiệp
hóa- Hiện đại hóa đất nước. Những chủ nhân tương lai của đất nước đang nhận
được sự quan tâm dìu dắt của mỗi người giáo viên Tiểu học. Vậy giáo viên Tiểu
học ngoài việc yêu nghề, mến trẻ, tận tụy với công việc cần phải nắm chắc yêu cầu
cơ bản về kiến thức kỹ năng của từng bài dạy. Trong chương trình dành cho học
sinh tiểu học có rất nhiều phân môn nhưng phân môn Tiếng Việt nhằm hình thành
và phát triển cho Học sinh các kĩ năng sử dụng Tiếng Việt (nghe, đọc, nói, viết) để
học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi. Giúp học sinh có
cơ sở tiếp thu kiến thức ở các lớp trên. Trong bộ môn Tiếng Việt thì phân môn
Luyện từ và câu có một nhiệm vụ đó là cung cấp nhiều kiến thức sơ giản về viết
Tiếng Việt và rèn luyện kĩ năng dùng từ đặt câu (nói- viết), kĩ năng đọc cho học
sinh, cụ thể là:
- Mở rộng hệ thống hoá vốn từ trang bị cho học sinh một số hiểu biết cơ bản
về từ và câu.

- Rèn luyện cho học sinh các kĩ năng dùng từ đặt câu và sử dụng dấu câu.
- Bồi dưỡng cho học sinh thói quen dùng từ đúng, nói và viết thành câu, có ý
thức sử dụng Tiếng Việt văn hoá trong giao tiếp.
Bên cạnh đó, trường Tiểu học Chiến Thắng hiện nay là một ngôi trường đạt
chuẩn mức độ 1 đầu tiên của huyện nhà, lại là ngôi trường có bề dày về thành tích
trong nhiều năm học vừa qua. Trường không những được trang bị đầy đủ về cơ sở


vật chất, trang thiết bị dạy học hiện đại mà còn là ngôi trường có chất lượng dạy và
học luôn đứng ở tốp đầu trong huyện. Chính vì vậy, nhận thức rõ được yêu cầu
thiết thực của nhà trường cũng như tầm quan trọng của phân môn Luyện từ và câu
tôi mạnh dạn nêu ra đề xuất sáng kiến: “Nâng cao chất lượng dạy học phân môn
Luyện từ và câu ở lớp 4” .
II. TÊN SÁNG KIẾN
Sáng kiến “Nâng cao chất lượng dạy học phân môn Luyện từ và câu ở lớp 4”.
III. TÁC GIẢ SÁNG KIẾN
- Họ và tên: Lê Thị Hiền
- Địa chỉ tác giả sáng kiến:Trường Tiểu học Chiến Thắng, tổ 19- thị trấn
Chùa Hang - Đồng Hỷ - Thái Nguyên........................................
- Số điện thoại:.0916308905

Email:

IV. CHỦ ĐẦU TƯ TẠO RA SÁNG KIẾN
Chủ đầu tư: Lê Thị Hiền
V. LĨNH VỰC ÁP DỤNG SÁNG KIẾN
Sáng kiến được áp dụng trong phân môn Luyện từ và câu lớp 4.
VI. NGÀY SÁNG KIẾN ĐƯỢC ÁP DỤNG
Sáng kiến được áp dụng từ tháng 9 năm 2016 đến tháng 5 năm 2017.
VII. MÔ TẢ BẢN CHẤT CỦA SÁNG KIẾN

1. Mô tả thực trạng:
a. Thuận lợi
* Về phía giáo viên:
Nhà trường luôn tạo điều kiện cho công tác giảng dạy, giáo viên được học
chương trình mới, phương pháp dạy học mới trong các đợt chuyên đề tập huấn.
Lớp học được trang bị đầy đủ về cơ sở vật chất như: bàn ghế hợp qui chuẩn, bảng
chống loá, thiết bị chiếu sáng đầy đủ,… phục vụ cho việc dạy và học được đảm


bảo. Giáo viên là người có tay nghề, có đầy đủ sách, sách hướng dẫn, tài liệu
Chuẩn kiến thức và được học về cách sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại
như: máy tính, đèn chiếu… Đội ngũ giáo viên luôn yêu nghề, có năng lực sư phạm.
Phân môn Luyện từ và câu ở lớp 4 nhìn chung ngắn gọn, cụ thể đã được giảm bớt
nhiều so với chương trình Từ ngữ - Ngữ pháp của lớp 4 trước đây, phân môn đã chỉ
rõ 2 dạng bài đó là: Bài lí thuyết và bài tập thực hành với định hướng rõ ràng.
*Về phía học sinh:
- Học sinh đã quen với cách học từ ở lớp 1, 2, 3, nên các em đã biết cách
lĩnh hội và luyện tập thực hành dưới sự hướng dẫn của giáo viên
- Hầu hết các em học sinh đều ngoan ngoãn, chăm chỉ học tập lại được sự
quan tâm của phụ huynh học sinh mua sắm cho con em các loại sách tham khảo,
sách hướng dẫn tương đối đầy đủ cũng góp phần nâng cao chất lượng của môn học
Luyện từ và câu nói riêng, môn Tiếng Việt nói chung.
- Các em học sinh đều được học 2 buổi/ ngày. Buổi sáng học lí thuyết, buổi
chiều các em được luyện tập thực hành để củng cố khắc sâu thêm kiến thức. Từ đó
giúp các em có khả năng sử dụng thành thạo các bài tập thực hành và áp dụng linh
hoạt vào các phân môn khác.
b. Khó khăn
- Ai cũng cho rằng khi dạy phân môn Luyện từ và câu thường khô khan, khó
truyền đạt được hết ý trong bài học, do đặc thù của môn học, nhất là trong cách tìm
từ, giải nghĩa từ hay dùng từ đặt câu…khiến cho học sinh cũng phải tiếp thu bài

một cách thụ động.
- Giáo viên đôi lúc còn giảng dạy theo phương pháp cũ, việc phân chia thời
lượng lên lớp ở môn dạy đôi khi còn dàn trải, hoạt động của cô- trò có lúc thiếu
nhịp nhàng, nặng tính hình thức.
- Bên cạnh đó một số phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến con em mình
còn có quan điểm “trăm sự nhờ nhà trường, nhờ cô giáo” cũng làm ảnh hưởng đến
chất lượng học tập của phân môn.


Theo kết quả khảo sát lần thứ nhất, vào tuần 4 (trung tuần tháng 9) ở lớp 4c,
kết quả thu được như sau :
Tổng số học sinh: 42 em, trong đó:
* Khả năng hiểu nghĩa của từ:
- Hoàn thành tốt: 15/42

- Hoàn thành: 27/42

* Khả năng dùng từ, mở rộng vốn từ:
- Hoàn thành tốt: 16/42

- Hoàn thành: 26/42

* Khả năng nhận diện và sử dụng dấu câu, loại câu:
- Hoàn thành tốt: 18/42

- Hoàn thành: 22/42

c. Nguyên nhân của những tồn tại, yếu kém đó.
- Vì cho rằng phân môn Luyện từ và câu là môn học khô khan, không gây
được hứng thú với học sinh. Bên cạnh đó sự tập trung của học sinh lại chưa bền

vững, khả năng tập trung chưa cao, hay nóng vội, khả năng ngôn ngữ còn thấp
cũng làm ảnh hưởng đến chất lượng môn học.
- Mặc dù học sinh có đủ sách vở học tập nhưng nhiều em không chịu học mà
phụ thuộc hoàn toàn vào sách có đáp án được in, bán sẵn.
- Cha mẹ học sinh không kịp thời khuyến khích, động viên con em học tập.
Thời gian dành cho việc học ở nhà còn ít. Đa số phụ huynh học sinh lại có nguyện
vọng cho con em học thiên về môn Toán nhiều hơn.
- Bên cạnh đó còn một bộ phận học sinh do bị hổng kiến thức từ lớp dưới, do
khả năng tiếp thu bài hạn chế, nên không thể hoàn thành hệ thống bài tập trên lớp.
Từ những tồn tại nêu trên tôi đã rất băn khoăn và trăn trở, luôn suy nghĩ để
tìm ra nguyên nhân của chất lượng môn Luyện từ và câu. Mặc dù trong giảng dạy
phân môn Luyện từ và câu có nhiều thuận lợi nhưng cũng không ít khó khăn. Song
khó khăn nào cũng có hướng giải quyết, thuận lợi nào đều có thể phát huy được
những yếu tố đó. Vì vậy tôi đã tìm tòi, nghiên cứu và cùng trao đổi với một số
đồng nghiệp trong tổ, trong trường. Được sự hỗ trợ và giúp đỡ của đồng nghiệp,


ca lónh o nh trng, thụng qua cuc hp Cha m hc sinh u nm hc tụi
mnh dn ra mt s bin phỏp khc phc, cỏch dy phự hp vi nhn thc ca
hc sinh nhm giỳp hc sinh cú hng thỳ vi mụn hc v nm bt bi mt cỏch tt
hn, nõng cao cht lng, hiu qu ca phõn mụn Luyn t v cõu lp 4c, nm
hc 2016 -2017.
2. Cỏc gii phỏp thc hin
a) Nghiên cứu kĩ nội dung chơng trình, yêu cầu chuẩn kiến
thức, kĩ năng của phân môn luyện từ và câu.
- Nội dung chơng trình gồm 62 tiết đợc phân nh sau:
Mỗi tuần 2 tiết. Học kì I 32 tiết gồm 5 chủ điểm. Học kì II
30 tiết gồm 5 chủ điểm. Mỗi chủ điểm học sinh đợc học một chủ
đề tơng ứng với từng chủ điểm đó.


b) Yêu cầu kiến thức

* Mở rộng và hệ thống hoá vốn từ : Môn Tiếng Việt có 10
đơn vị học thì phân môn Luyện từ và câu mở rộng và hệ
thống hoá 10 chủ điểm đó.
* Trang bị các kiến thức giảng dạy về từ và câu.
+. Từ - Cấu tạo tiếng : - Cấu tạo từ : Từ đơn, từ ghép và từ
láy.
- Từ loại : Danh từ, Động từ, Tính từ.
+. Các kiểu câu: Câu hỏi, Câu kể, Câu cầu khiến, Câu
cảm.
+. Các dấu câu: Dấu chấm hỏi, dấu chấm than, dấu hai
chấm, dấu ngoặc kép, dấu ngoặc đơn.
c) Yêu cầu kĩ năng về từ và câu:
* Từ:
- Nhận biết đợc cấu tạo của tiếng.


- Giải các câu đố tiếng liên quan đến cấu tạo của tiếng.
- Nhận biết từ loại.
- Đặt câu với từ đã cho.
- Xác định tình huống sử dụng Thành ngữ - Tục ngữ.
* Câu:
- Nhận biết các kiểu câu.
- Đặt câu theo mẫu.
- Nhận biết các kiểu trạng ngữ.
- Thêm trạng ngữ cho câu.
- Tác dụng của dấu câu.
- Điền dấu câu thích hợp.
d) Nắm vững qui trình dạy luyện từ và câu ở lớp 4.

Cách dạy theo 2 dạng bài lí thuyết và bài thực hành.
3. Mụ t gii phỏp vn dng một số phơng pháp dạy học khi
dạy luyện từ và câu ở lớp 4.
3.1. Phơng pháp vấn đáp
Phơng pháp gợi mở vấn đáp là phơng pháp dạy học không
trực tiếp đa ra những kiến thức đã hoàn chỉnh mà hớng dẫn cho
học sinh t duy từng bớc một để các em tự tìm ra kiến thức mới
phải học.
Phơng pháp gợi mở vấn đáp nhằm tăng cờng kĩ năng suy
nghĩ, t duy sáng tạo trong quá trình lĩnh hội tri thức và xác
định mức độ hiểu bài cũng nh kinh nghiệm đã có của học sinh.
Giúp các em hình thành khả năng tự lực tìm tòi kiến thức. Qua
đó học sinh ghi nhớ tốt hơn, sâu sắc hơn.


Yêu cầu khi sử dụng giáo viên phải lựa chọn những câu hỏi
theo đúng nội dung bài học, câu hỏi đa ra phải rõ ràng, dễ
dàng phù hợp với mọi đối tợng học sinh trong cùng một lớp. Giáo viên
dành thời gian cho học sinh suy nghĩ sau đó cho học sinh trả lời,
các em khác nhận xét bổ sung. Phơng pháp này phù hợp với cả hai
loại bài lí thuyết và thực hành.
VD: Khi dạy bài Danh từ (tuần 5) mục đích của bài là học sinh
phải nắm đợc Danh từ là gì?- Biết tìm danh từ trừu tợng trong
đoạn văn và đặt câu với danh từ đó.
- Giáo viên đa ra ví dụ: Mang theo truyện cổ tôi đi
Nghe trong cuộc sống thầm thì tiếng xa
Vàng cơn nắng, trắng cơn ma
Con sông chảy có rặng dừa nghiêng soi
Đời cha ông với đời tôi
Nh con sông với chân trời đã xa

Chỉ còn truyện cổ thiết tha
Cho tôi nhận mặt ông cha của mình.
Lõm Th M D
+ H: Em hóy tỡm nhng t ch s vt trong on th?
Dũng 1: Truyn c

Dũng 5: i, cha ụng

Dũng 2: Cuc sng, ting xa

Dũng 6: Con sụng, chõn tri

Dũng 3: Cn nng, cn ma

Dũng 7: Truyn c

Dũng 4: Con sụng, rng da

Dũng 8: ễng cha.

+ H: Hóy sp xp cỏc t va tỡm c vo tng nhúm sau cho thớch hp:
- T ch ngi: ễng cha- Cha ụng


- Từ chỉ vật: sông, dừa, chân trời.
- Từ chỉ hiện tượng: mưa, nắng
- Từ chỉ khái niệm : Cuộc sống, truyện cổ, tiếng xưa, đời.
- Từ chỉ đơn vị : Cơn, con, rặng.
+ H : Những từ đó thuộc loại từ gì? (Danh từ)
+ H: Vậy danh từ là gì? (Danh từ là những từ chỉ sự vật: người, vật hiện

tượng, khái niệm hoặc đơn vị).
Như vậy, qua 4 câu hỏi gợi mở cho các em hình thành một khái niệm ngữ
pháp mà nội dung của bài đề ra.
Tóm lại phương pháp gợi mở vấn đáp được sử dụng trong tất cả tiết học và
phát huy được tính chủ động sáng tạo của học sinh.
3.2. Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề.
Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề là cách mà giáo viên đưa ra những
tình huống gợi vấn đề điều khiển học sinh phát hiện vấn đề, tự giác hoạt động, trực
tiếp chủ động và sáng tạo để giải quyết vấn đề thông qua đó mà kiến tạo tri thức,
rèn luyện kĩ năng.
Tăng thêm sự hiểu biết và khả năng áp dụng lí thuyết vào giải quyết vấn đề
của thực tiễn. Nâng cao kĩ năng phân tích và khái quát từ tình huống cụ thể và khả
năng độc lập cũng như khả năng hợp tác trong quá trình giải quyết vấn đề.
Khi sử dụng phương pháp này, giáo viên cần chuẩn bị trước câu hỏi sao cho
phù hợp với mục đích, yêu cầu và nội dung của bài đảm bảo tính sư phạm, đáp ứng
với các đối tượng học sinh, giáo viên cần chuẩn bị tốt kiến thức để giải quyết vấn
đề mà học sinh đưa ra.
VD: Khi dạy bài mở rộng vốn từ “Đồ chơi- trò chơi” (tuần 16) Giáo viên
đưa ra một số thành ngữ - tục ngữ sau: “Chơi với lửa”, “ở chọn nơi, chơi chọn
bạn”, “Chơi diều đứt dây”, “Chơi dao có ngày đứt tay”, hãy chọn câu thành ngữ,
tục ngữ thích hợp để khuyên bạn:


Nếu bạn em chơi với một số bạn hư nên học kém hẳn đi.
Nếu bạn em thích trèo lên một chỗ cao chênh vênh, rất nguy hiểm để tỏ
mình gan dạ.
- Với tình huống (a) các em có thể chọn thành ngữ tục ngữ: “ở chọn nơi,
chơi chọn bạn”. Nhưng với tình huống (b) các em có thể chọn 1 hoặc 2 thành ngữ
tục ngữ như:“Chơi với lửa” hoặc “Chơi dao có ngày đứt tay” đều được.
* Tóm lại: Với phương pháp này người giáo viên cần hiểu rằng trong từng

tình huống cụ thể sẽ có nhiều cách giải quyết hay, thích hợp để học sinh có thể ứng
dụng vào trong học tập, trong cuộc sống.
3.3. Phương pháp trực quan.
Phương pháp trực quan là phương pháp dạy học trong đó giáo viên có sử dụng
các hình ảnh trực quan nhằm giúp học sinh có biểu tượng đúng về sự vật và thu nhận
được kiến thức, rèn luyện kĩ năng theo nội dung bài học một cách thuận lợi.
VD: Khi dạy bài “Đồ chơi - Trò chơi” (tuần 15) giáo viên đưa ra 6 bức tranh
trong SGK Tiếng Việt 4 tập 1 (trang 147) để tìm ra các từ ngữ chỉ tên đồ chơi - trò
chơi mà các em được mở rộng trong bài học.
Bức tranh 1: HS tìm từ chỉ đồ chơi: Diều - Trò chơi: thả diều.
Bức tranh 2: đồ chơi: đèn ông sao, trống cơm, đầu sư tử - trò chơi: múa lân,
rước đèn, đánh trống.
Bức tranh 3: đồ chơi: dây, nồi xoong, búp bê- trò chơi: nhảy dây, nấu ăn,
cho bé ăn bột…
Bức tranh 4: đồ chơi: máy tính, bộ xếp hình -trò chơi: điện tử, xếp hình.
Bức tranh 5: đồ chơi: dây, súng ná - trò chơi: kéo co. bắn súng.
Bức tranh 6: đồ chơi: khăn - trò chơi: bịt mắt bắt dê…
*Tóm lại: Sử dụng phương pháp trực quan giảng giải khi dạy phân môn
Luyện từ và câu là rất quan trọng vì sẽ khai thác được triệt để các kênh hình của
bài học, nhờ đó mà giáo viên giúp học sinh nắm bài một cách tốt hơn.


3.4. Phương pháp rèn luyện theo mẫu.
Là phương pháp dạy học mà giáo viên đưa ra các mẫu cụ thể qua đó hướng
dẫn học sinh tìm hiểu các đặc điểm của mẫu, cấu tạo mẫu và thực hiện theo mẫu.
Giúp học sinh có điểm tựa để làm bài đặc biệt là với học sinh trung bình và
yếu còn đối với học sinh khá giỏi không bắt buộc phải theo mẫu để học sinh có thể
phát huy được tính tích cực chủ động.
3.5. Phương pháp phân tích.
Đây là phương pháp dạy học trong đó học sinh dưới sự hướng dẫn tổ chức

của giáo viên tiến hành tìm hiểu các dấu hiệu theo định hướng bài học từ đó rút ra
bài học. Giúp học sinh tìm tòi huy động vốn kiến thức cũ của mình ra kiến thức
mới. Tạo điều kiện cho học sinh tự phát hiện kiến thức (về nội dung và hình thức
thể hiện).
VD: Khi dạy bài “Câu hỏi và dấu chấm hỏi”, tiến hành như sau:
Bước 1: Cho học sinh tìm ra các câu hỏi trong bài tập đọc “Người tìm đường
tới các vì sao”. Các em sẽ tìm được 2 câu:
1. Vì sao quả bóng không có cánh mà vẫn bay được?
2. Cậu làm thế nào mà mua được nhiều sách và dụng cụ thí nghiệm như thế?
Bước 2: Phân tích:
H: Câu hỏi (1) là của ai? (Xi-ôn- cốp -xki hỏi mình)
H: Câu hỏi (2) là của ai? (Bạn của Xi-ôn-cốp-xki hỏi)
H: Dấu hiệu nào giúp em nhận ra đó là câu hỏi? (Cuối câu có dấu chấm hỏi)
Giáo viên nêu: Khi đọc câu hỏi phải nhấn mạnh vào ý cần để hỏi.
Qua phân tích của giáo viên, học sinh rút ra được bài học:
1. Câu hỏi (còn gọi là câu nghi vấn) dùng để hỏi về những điều chưa biết.
VD: - Có phải trái đất quay xung quanh mặt trời không?
- Bạn Hoa là học sinh giỏi à?


2. Phần lớn câu hỏi là để hỏi người khác nhưng cũng có những câu để tự hỏi
mình.
VD: - Chiếc bút này mình đã mua ở đâu nhỉ?
- Vì sao Trái Đất lại quay nhỉ?
3. Câu hỏi thường có các từ nghi vấn (có phải, không, phải không, à,…). Khi
viết cuối câu hỏi có dấu chấm hỏi (?).
VD: - Bạn đã học bài rồi à?
- Chú đất trở thành chú Đất Nung phải không?
Trên đây là một số phương pháp dạy học mà tôi đã áp dụng trong giảng dạy
phân môn Luyện từ và câu, tuy nhiên tôi cũng nhận thấy rằng không có một

phương pháp dạy học nào là tối ưu. Mỗi phương pháp thường có mặt mạnh - mặt
yếu của nó. Mặt mạnh của phương pháp này sẽ hỗ trợ cho mặt yếu của phương
pháp kia. Cho nên để tránh nhàm chán cần phối hợp nhiều phương pháp giảng dạy
phù hợp với nhiều đối tượng học sinh, có như vậy tiết học mới đạt kết quả tốt.
VIII. CÁC ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT ĐỂ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN
- Trong quá trình soạn giáo án giáo viên cần thực hiện đúng các tiến trình
dạy tích cực theo chuẩn kiến thức kĩ năng .
- Đầu năm học giới thiệu cho học sinh các kỹ năng học tích cực và hướng
dẫn học sinh chuẩn bị đồ dung học tập .
Qua việc hướng dẫn học sinh môn Luyện từ và câu giúp các em không
những tiếp thu được kiến thức bài học, mà còn giúp các em có kĩ năng dùng từ, đặt
câu và còn xây dựng khả năng tham gia hoạt động nhóm giúp cho việc phát triển
hài hoà, toàn diện cân bằng, phát hiện những học sinh học tốt môn Luyện từ và
câu, động viên các em và giúp các em phát triển năng lực của mình. Tạo điều kiện
cho các em tiếp xúc với phân môn luyện từ và câu trong Tiếng Việt
IX. ĐÁNH GIÁ LỢI ÍCH THU ĐƯỢC


Trong quá trình giảng dạy, bản thân tôi đã vận dụng những phương pháp đổi
mới và những phương pháp nêu ở trên vào dạy học Luyện từ và câu. Kết quả cho
thấy bước đầu học sinh đã có những chuyển biến về tâm lý, khả năng nhận diện,
tiếp thu kiến thức của các em tăng lên rõ rệt.
* Khả năng hiểu nghĩa của từ:
- Hoàn thành tốt: 35/42

- Hoàn thành: 7/42

Tỉ lệ học sinh hiểu nghĩa từ sâu sắc và tương đối sâu sắc tăng lên, học sinh
hiểu nghĩa từ còn hời hợt giảm. Số lượng học sinh hiểu nghĩa từ sâu sắc và tương
đối tăng do các em đã nắm bắt được cách học, giáo viên và học sinh đã quen với

chương trình mới. Học sinh đã biết sử dụng từ điển Tiếng Việt một cách thành thạo.
* Khả năng dùng từ, mở rộng vốn từ
- Hoàn thành tốt: 34/42

- Hoàn thành: 8/42

Tỉ lệ học sinh dựng từ chính xác, hay tăng lên rõ rệt, số học sinh dùng từ
chưa chính xác giảm dần. Giáo viên đã theo dõi quan sát các em trong giao tiếp
hàng ngày từ đó sửa chữa cho học sinh. Số lượng học sinh dùng từ hay tăng, các
em đó mạnh dạn hơn trong các hoạt động giao tiếp hằng ngày, đọc sách cùng với
phương pháp học của học sinh đổi mới rõ rệt theo hướng tích cực hóa hoạt động
của người học, tạo cho các em hứng thú trong học tập.
* Khả năng nhận diện và sử dụng dấu câu, loại câu
- Hoàn thành tốt: 36/42

- Hoàn thành: 6/42

Khả năng nhận diện và sử dụng dấu câu, loại câu tốt hơn.

Để nâng cao hiệu quả giảng dạy phân môn Luyện từ và câu ở lớp 4 trước hết
giáo viên phải làm cho học sinh thấy rõ Tiếng Việt rất lý thú và bổ ích. Phân môn
Luyện từ và câu giúp học sinh hiểu được sự phong phú cái hay, cái đẹp của tiếng
Việt, nâng cao cảm thụ thẩm mĩ.Với vai trò quan trọng như vậy, bản thân tôi trong
quá trình làm đề tài cũng có nhiều trăn trở, tìm tòi để làm sao tìm được phương


pháp tối ưu nhất để nâng cao hiệu quả dạy học Luyện từ và câu ở lớp 4. Đây còn
là vấn đề bức thiết để đáp ứng nhu cầu học tập cho bản thân học sinh ngay từ bậc
học đầu tiên các em mới bước vào ngưỡng cửa văn hóa giáo dục, phải trang bị cho
các em vốn từ phong phú, chính xác để giúp các em đi vào cuộc sống, tạo cho các

em thói quen biết sử dụng tiếng Việt có văn hóa.
Tiếng Việt rất giàu và rất đẹp có thể diễn tả được tất cả các sắc thái tình cảm
rất tinh tế trong suy nghĩ của mỗi người. Chúng ta sẽ không hài lòng khi đọc một
bài văn, một suy nghĩ, ý kiến của các em mà vốn từ còn nghèo nàn, cách diễn đạt
thiếu trôi chảy, mạch lạc. Trách nhiệm đó một phần thuộc về người giáo viên Tiểu
học. Trên đây là một số sang kiến của bản thân tôi rút ra trong quá trình giảng dạy
xin được chia sẻ cùng đồng nghiệp và mong các đồng nghiệp đóng góp ý kiến.
Tôi xin chân thành cảm ơn./.
X. DANH SÁCH NGƯỜI THAM GIA SÁNG KIẾN
1. Lê Thị Hiền

Chùa Hang, ngà 15 tháng 05 năm 2017
Người viết sáng kiến

Lê Thị Hiền

ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CÁC CẤP


…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………


…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………



×