Tải bản đầy đủ (.pdf) (126 trang)

[Luận văn]thực trạng quản lý rừng cộng đồng của huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.18 MB, 126 trang )

Bộ giáo dục và đào tạo
Trờng đại học nông nghiệp I
--------------------------------------

Vũ Trọng Đức

Thực trạng quản lý rừng cộng đồng
của huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ

Luận văn Thạc sỹ kinh tế

Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp
MÃ số
: 5.02.01
Ngời hớng dẫn khoa học: GS. TS. Phạm Vân Đình

Hà nội - 2005


ii
Lời cam đoan
- Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu của luận văn này là trung
thực và cha hề đợc sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
- Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đà đợc
cảm ơn và các thông tin trích dẫn đà đợc chỉ rõ nguồn gốc.

Hà nội, ngày 02 tháng 8 năm 2005
Tác giả luận văn

Vũ Trọng Đức



iii
Lời cảm ơn

Để hoàn thành luận văn này tôi đà nhận đợc sự hớng dẫn rất tận tình của Giáo s,
Tiễn sỹ Phạm Vân Đình, cùng với những ý kiến đóng góp quý báu của các thầy, cô
giáo trong bộ môn Phát triển nông thôn, khoa Kinh tế và PTNT; trung tâm sinh thái
trờng Đại học Nông nghiệp 1. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc
nhất tới những sự giúp đỡ quý báu đó.
Tôi xin chân thành cảm ơn lÃnh đạo UBND huyện Thanh Sơn, phòng Tài nguyên
Môi trờng, phòng Nông nghiệp, phòng Thống kê thuộc UBND huyện Thanh Sơn;
cán bộ và nhân dân các xà Thạch Khoán, Văn Miếu, BQL vờn quốc gia Xuân Sơn,
hạt Kiểm lâm Thanh Sơn đà giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn./.

Hà nội, ngày 02 tháng 8 năm 2005
Tác giả luận văn
Vũ Trọng Đức


iv

Danh mục các bảng, biểu đồ, sơ đồ
Bảng
Bảng 2.1
Bảng 3.1
Bảng 4.1
B¶ng 4.2
B¶ng 4.3
B¶ng 4.4

B¶ng 4.5
B¶ng 4.6
B¶ng 4.7
B¶ng 4.8
B¶ng 4.9
B¶ng 4.10
B¶ng 4.11
Bảng 4.12
Bảng 4.13
Bảng 4.14
Biểu đồ
Biểu đồ 2.1
Biểu đồ 3.1
Sơ đồ
Sơ đồ 2.1
Sơ đồ 2.2
Sơ đồ 4.1
Sơ đồ 4.2
Sơ đồ 4.3

Tên bảng, biểu đồ, sơ đồ
Diện tích rừng cộng đồng phân theo vùng địa lý (năm 2000)
Nội dung thu thập thông tin, số liệu thứ cấp
Trình độ văn hoá các dân tộc thuộc xà Văn Miếu
Hiện trạng đất nông lâm nghiệp xóm Chiềng
Những điểm tơng đồng phù hợp trong chế độ hởng lợi
Những điểm khác so với chế độ hởng lợi
Hiện trạng sử dụng đất nông lâm nghiệp xà Thạch Khoán
ý kiến của ngời dân về hình thức quản lý rừng cộng đồng ở
xà Thạch Khoán

Hởng lợi của cộng đồng về gỗ ở xà Thạch Khoán (đối với
rừng sản xuất)
Hởng lợi của cộng đồng về gỗ ở xà Thạch Khoán (đối với
rừng phòng hộ)
Dân c và phân bố dân c trong Vờn quốc gia Xuân Sơn
Cơ cấu đất đai của Vờn quốc gia Xuân Sơn
Các loại lâm sản chủ yếu khai thác bởi ngời dân ở VQG
Xuân Sơn
Thu nhập hộ của gia đình anh Hà Văn Cờng - Xóm Dù,
Xuân Sơn
ý kiến ngời dân về mục đích/lý do thành lập Vờn quốc gia
Tổng hợp các ý kiến của ngời dân đối với sự thành lập
Vờn quốc gia

Trang
27
50
55
56
60
61
68
69
71
72
76
77
80
81
82

84

Rừng và đất lâm nghiệp do cộng đồng quản lý (năm 2000)
Cơ cấu đất sử dụng của huyện năm 2004

29
46

Sơ đồ logic của khái niệm quản lý
Công cụ định vị đánh giá mức độ tham gia của cộng đồng
trong quản lý rừng
Mô hình quản lý rừng cộng đồng xà Thạch Khoán
Mô hình quản lý rừng cộng đồng của Vờn Quốc gia Xuân
Sơn
Định hớng chính sách hỗ trợ QLRCĐ

12
21
75
87
95


v
Danh mục các từ viết tắt


Cộng đồng

CĐDC


Cộng đồng dân c

CFM

Community Forest Management

CHXHCN

Cộng hoà xà hội chủ nghĩa

CNH, HĐH Công nghiệp hoá, hiện đại hoá
CP

Chính phủ

FAO

Tổ chức Nông lơng quốc tế

GCN QSDĐ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
GĐLN - GR Giao đất lâm nghiệp, giao rừng
HKL

Hạt kiểm lâm

IUCN

Tổ chức phát triển quốc tế Vơng quốc Anh


LNCĐ

Lâm nghiệp cộng đồng

LTQD

Lâm trờng quốc doanh

NN&PTNT

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

PTBV

Phát triển bền vững

QLBVR

Quản lý bảo vệ rừng

QLRCĐ

Quản lý rừng cộng đồng

RCĐ

Rừng cộng ®ång

UBND


ban nh©n d©n

VQG

V−ên qc gia

WG-CIFM

Tỉ chøc qc tÕ vỊ sự tham gia của cộng đồng trong quản lý rừng


vi

Mục lục

1.
1.1.
1.2.
1.2.1.
1.2.2.
1.3.
1.3.1.
2.
2.1.
2.1.1.
2.1.2.
2.1.3.
2.1.4.
2.1.5.
2.1.6.

2.2.
2.2.1.
2.2.2.
2.2.3.
2.3.
3.
3.1.
3.1.1.
3.1.2.

Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Danh mục các bảng, biểu đồ, sơ đồ
Danh mục các từ viết tắt
Mục lục
Mở đầu
Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung
Mục tiêu cụ thể
Đối tợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tợng nghiên cứu
Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý rừng cộng đồng
Cơ sở lý luận
Một số khái niệm cơ bản
Quản lý rừng cộng đồng
Mục đích, đặc điểm, tác dụng và các yếu tố ảnh hởng đến quản
lý rừng cộng đồng
Điều kiện giao rừng và đất rừng cho cộng đồng
Nguồn gốc hình thành và các hình thức sở hữu rừng cộng đồng

chủ yếu
Tiêu chí đánh giá quản lý rừng cộng đồng
Cơ sở thực tiễn
Thực tiễn quản lý rừng cộng đồng trên thế giới
Thực tiễn quản lý rừng cộng đồng ở Việt Nam
Thực trạng mô hình quản lý rừng cộng đồng ở Phú Thọ
Một số công trình nghiên cứu có liên quan
Đặc điểm địa bàn và phơng pháp nghiên cứu
Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xà hội của huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú
Thọ
Đặc điểm tự nhiên
Đặc điểm kinh tÕ - x· héi

Trang
i
ii
iii
iv
v
1
1
3
3
3
4
4
5
5
5
14

15
17
18
20
22
22
23
40
41
42
42
42
44


vii
3.1.3.
3.1.4.
3.2.
3.2.1.
3.2.2.
3.2.3.
4.
4.1.
4.1.1.
4.1.2.
4.1.3.
4.1.4.
4.2.
4.2.1.

4.2.2.
4.3.
4.4.
4.4.1.
4.4.2.
5.
5.1.
5.2.

Tình hình quản lý và hiện trạng sử dụng đất
Hiện trạng quản lý rừng và đất lâm nghiệp
Phơng pháp nghiên cứu
Phơng pháp chọn điểm nghiên cứu
Phơng pháp thu thập thông tin
Phơng pháp tổng hợp và phân tích số liệu
Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rừng cộng
đồng ở huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ
Thực trạng quản lý rừng cộng đồng ở huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú
Thọ
Tình hình chung
Mô hình rừng do cộng đồng quản lý theo truyền thống từ lâu đời
(xóm Chiềng, xà Văn Miếu)
Mô hình cộng đồng tham gia quản lý, bảo vệ rừng (xà Thạch
Khoán)
Mô hình cộng đồng tham gia nhận khoán chăm sóc, bảo vệ rừng
(Vờn quốc gia Xuân Sơn)
Những định hớng trong quản lý rừng cộng đồng ở huyện Thanh
Sơn, tỉnh Phú Thọ
Một số quan điểm chỉ đạo
Phơng hớng, mục tiêu

Một số giải pháp đề xuất chính sách hỗ trợ quản lý rừng cộng
đồng
Giải pháp chỉ đạo thực hiện
Đối với Nhà nớc và các Bộ, Ngành liên quan
Đối với chính quyền địa phơng
Kết luận
Kết luận
Kiến nghị
Tài liệu tham khảo
Phụ lục

45
47
49
49
49
51
52
52
52
53
66
76
89
89
90
91
95
95
96

98
98
99
101
105


1

1.

Mở đầu

1.1.

Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu

Rừng là một bộ phận của môi trờng sống, là tài nguyên quý giá của đất nớc, có
khả năng tái tạo rất phong phú và đa dạng, có giá trị to lớn về nhiều mặt đối với nền
kinh tế quốc dân, văn hoá cộng đồng, du lịch sinh thái, nghiên cứu khoa học, an
ninh quốc gia và chất lợng sống của cả dân tộc.
Việt Nam có tổng diện tích tự nhiên là 33 triƯu hecta, trong ®ã cã tíi 2/3 diƯn tÝch là
vùng đồi núi. Gần 50 năm qua, tài nguyên rừng ở Việt Nam liên tục bị giảm sút, xét
trên tất cả các phơng diện: diện tích rừng, chất lợng rừng, trữ lợng gỗ Cho đến
nay, tình trạng rừng bị phá, bị cháy và suy thoái chất lợng vẫn cha đợc ngăn
chặn. Năm 1945 Việt Nam có 14,6 triệu hecta rừng, độ che phủ hơn 43,6% thì năm
1997 độ che phủ rừng chỉ còn khoảng 28% (trong đó có 0,7 triệu hecta rừng trồng),
tổng trữ lợng gỗ chỉ còn khoảng 580 triệu m3 và gỗ có khả năng khai thác và
thơng mại hóa thì thấp hơn nhiều [2], [3].
Sự suy thoái tài nguyên rừng, đặc biệt là chất lợng rừng đang đẩy xa những ngời

dân nghèo ra khỏi tầm thụ hởng các nguồn tài nguyên. Chính điều đó đà tạo điều
kiện cho sự phân cực giàu nghèo ngày càng sâu sắc và tiềm ẩn yếu tố không ổn định
trong nông thôn miền núi Việt Nam.
Từ thực tế này, đòi hỏi Chính phủ Việt Nam phải có những điều chỉnh trong phơng
thức quản lý rừng.
Quá trình thực hiện chính sách kinh tế nhiều thành phần và chuyển hớng chiến
lợc lâm nghiệp, từ lâm nghiệp Nhà nớc sang lâm nghiệp nhân dân đà xuất hiện
nhiều nhân tố mới, đặc biệt là đa dạng hoá các phơng thức quản lý tài nguyên rừng.
Cho đến nay, ở Việt Nam tồn tại 3 hình thức quản lý rừng là:
- Hình thức quản lý rừng Nhà nớc;
- Hình thức quản lý rừng t nhân và
- Hình thức quản lý rừng có sự tham gia của cộng đồng (QLRC§) [14].


2
Cộng đồng tham gia quản lý rừng là một trong những hình thức quản lý đang thu hút
sự quan tâm ở cấp Trung ơng và địa phơng. Xét về mặt lịch sử, ở Việt Nam, rừng
cộng đồng đà tồn tại từ lâu đời, gắn liền với sự sinh tồn và tín ngỡng của các cộng
đồng dân c sống dựa vào rừng. Đặc biệt, trong vài năm gần đây, xuất phát từ yêu
cầu quản lý, một số địa phơng đà triển khai giao đất, giao rừng cho cộng đồng
(làng bản, nhóm hộ...) quản lý, sử dụng ổn định, lâu dài vào các mục đích khác
nhau, theo đó, cộng đồng với t cách nh là ngời làm chủ. Ngoài ra, các cộng đồng
còn tham gia nhận khoán bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh và trồng mới rừng của các tổ
chức Nhà nớc.
Thực tiễn một số nơi đà chỉ rõ quản lý rừng với sự tham gia của các cộng đồng địa
phơng là mô hình quản lý có tính khả thi về kinh tế - xà hội, phù hợp với tập quán
sản xuất trun thèng cđa nhiỊu d©n téc ë ViƯt Nam [6]. Tuy nhiên, xét về khía cạnh
pháp lý, cộng đồng cha đợc thừa nhận là đối tợng đợc giao đất, giao rừng.
Có hàng loạt câu hỏi đang đặt ra, nh a) vị trí, vai trò của cộng đồng trong hệ thống
tổ chức quản lý rừng ở Việt Nam nh thế nào? b) Những vấn đề nảy sinh trong quá

trình phát triển rừng cộng đồng là gì? c) Có nên khuyến khích phát triển rừng cộng
đồng hay không? d) Khuôn khổ pháp lý nhằm khuyến khích cộng đồng tham gia
bảo vệ và phát triển rừng cần đợc xác lập nh thế nào? v.v...
Thanh Sơn là một huyện miền núi nằm ở phía Tây Nam tỉnh Phú Thọ, dân số
khoảng 19 vạn ngời, gồm 23 dân tộc khác nhau định c trên diện tích 131 nghìn
hecta. Trớc đây, dân c tha thớt, sản xuất chủ yếu là du canh, đất lâm nghiệp
nhiều nên việc quản lý rừng không đợc chú trọng. Sau năm 1990, cuộc sống của
ngời dân đà đi vào ổn định, nhng trong việc quản lý đất đai, nhất là đất nông
nghiệp lại trở nên bức xúc, việc vi phạm lâm luật, khai thác tài nguyên rừng bừa bÃi
là nguyên nhân khiến phần lớn diện tích rừng tự nhiên biến mất. Theo số liệu của
phòng Thống kê huyện Thanh Sơn, năm 1985, diện tích rừng tự nhiên toàn huyện là
73.442 ha, thì năm 1995, diện tích này chỉ còn lại 19.632 ha. Nh vậy, chỉ sau 10
năm, diện tích rừng tự nhiên của huyện còn cha tới 1/3, độ che phủ rừng chỉ đạt
20%.


3
Trớc nguy cơ mất rừng, hạt Kiểm lâm và UBND huyện đà triển khai hàng loạt biện
pháp trong quản lý đồng thời phát động phong trào trồng rừng trên diện rộng, kết
quả là diện tích rừng đà tăng trở lại và đạt mức 77.000 ha, trong đó rừng trồng đạt
gần 27.000 ha vào năm 2004.
Từ thực tiễn quản lý cũng nh kinh nghiệm quản lý rừng của các địa phơng khác
trên toàn quốc cho thấy, quản lý rừng có sự tham gia của cộng đồng là hình thức
quản lý tiên tiến và bền vững, đây là hình thức đà đợc UBND huyện và hạt Kiểm
lâm huyện Thanh Sơn triển khai từ năm 2002, tuy nhiên trong vấn đề thực hiện đÃ
bộc lộ một số vấn đề cần giải quyết nh
- Sự tham gia quản lý của ngời dân nh thế nào là phù hợp;
- Hiệu quả đem lại từ hình thức quản lý này là nh thế nào;
- Vấn đề hởng lợi của ngời dân và
- Khung chính sách để thực thi vấn đề này nh thế nào?

Xuất phát từ tầm quan trọng, tính cấp thiết và ý nghĩa thực tiễn đối với xu hớng
phát triển bền vững hiện nay, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: Thực trạng
quản lý rừng cộng đồng của huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ.
1.2.

Mục tiêu nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng QLRCĐ ở huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ, và
khuôn khổ chính sách liên quan đến hình thức QLRCĐ, đề xuất những giải pháp
nhằm nâng cao hiệu quả trong quản lý tài nguyên rừng cộng đồng của địa phơng.
Cụ thể đề tài thực hiện các mục tiêu sau:
1)

Góp phần hệ thống hoá những vấn đề lý luận và thực tiễn về QLRCĐ.

2)

Đánh giá thực trạng công tác quản lý RCĐ và những thể chế, chính sách có

ảnh hởng đến QLRCĐ ở huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ.
3)

Đề xuất những ý kiến về mặt thể chế, chính sách nhằm nâng cao hiệu quả

trong QLRCĐ ở huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ.


4
1.3.


Đối tợng và phạm vi nghiên cứu

Luận văn tập trung nghiên cứu vấn đề QLRCĐ với chủ thể là cộng đồng dân c các
dân tộc miền núi thuộc huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài:
- Về không gian: huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ
- Về thêi gian thu thËp th«ng tin: th«ng tin thø cÊp đợc thu thập từ năm 2001 đến
2004, thông tin sơ cấp đợc thu thập trong năm 2004
- Về nội dung: Nghiên cứu tập trung phân tích thực trạng quản lý tài nguyên rừng
cộng đồng và những tác động của nó trên các khía cạnh sinh thái, xà hội, kinh tế.


5

2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý Rừng cộng đồng
2.1.

Cơ sở lý luận

2.1.1. Một số khái niệm cơ bản
2.1.1.1. Rừng và tác dụng của rừng đối với đời sống xà hội
* Rừng: Có nhiều khái niệm khác nhau về rừng, song có thể tìm hiểu một số khái
niệm sau:
- Rừng là khu đất rộng, có nhiều cây mọc tự nhiên hoặc đợc trồng tạo ra một hệ sinh thái
rừng mà trong đó cây rừng là thành phÇn chÝnh cđa qn thĨ sinh vËt rõng. Rõng gåm
rõng tự nhiên và rừng trồng trên đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc
dụng.
- Rừng là một tổng thể cây gỗ có mối liên hệ lẫn nhau, nó chiếm một phạm vi không gian
nhất định ở mặt đất và trong khí quyển (Môrôdốp - 1930)
- Rừng là một bộ phận canh quan địa lý, trong đó bao gồm một tổng thể các cây gỗ, cây

bụi, cây cỏ, động vật và vi sinh vật. Trong quá trình phát triển của mình, chúng có mối
quan hệ sinh học và ảnh hởng lẫn nhau và tới hoàn cảnh bên ngoài (Teachenkô - 1952)
- Rừng là sự hình thành phức tạp của tự nhiên, là thành phần cơ bản của sinh quyển địa
cầu (Mêlêkhốp - 1974) [4].
Nh vậy, rừng là một hệ sinh thái bao gồm quần thể thực vật rừng, động vật rừng, vi
sinh vật rừng, đất rừng và các yếu tố môi trờng khác, trong đó cây gỗ, tre nứa hoặc
hệ thực vật đặc trừng là thành phần chính có độ che phủ của tán rừng từ 10% trở lên.
Rừng gồm rừng trồng và rừng tự nhiên trên đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ,
đất rừng đặc dụng
* Vai trß cđa rõng: Rõng cã vai trß qua träng ®èi víi x· héi vỊ mỈt kinh tÕ cịng nh− về
môi trờng
- Rừng cung cấp các sản phẩm gỗ, củi và các loại đặc sản quý hiếm
- Rừng có tác dụng to lớn đối với môi trờng sống của con ng−êi. Cơ thĨ:


6
+ Rừng có vai trò quan trọng đối với khí hậu, thời tiết, làm khí hậu và thời tiết đợc
điều hoà
+ Rừng có khả năng giữ nớc, làm tăng lợng nớc ngầm trong lòng đất do hệ rễ
cây điều tiết
+ Rừng có tác dụng chống xói mòn cao
+ Bảo vệ đa dạng sinh học
+ Làm sạch không khí, phòng chống ô nhiễm
+ Phòng chống những thiên tai của thời tiết nh cát bay, chống nóng ven biển, giảm
tốc độ gió để bảo vệ mùa màng trong nông nghiệp [25].
Tóm lại, rừng là lớp thảm thực vật có tác dụng lớn trong việc chống ô nhiễm môi
trờng. Rừng là lá phổi xanh của trái đất, nhả oxi và hấp thu cacbonic của khí quyển
trong quá trình đồng hoá của cây với môi trờng. Rừng làm trong sạch bầu khí
quyển, giữ cân bằng lợng oxi và cacbonic trong không khí, duy trì sù sèng trong
hµnh tinh chóng ta. Rõng lµ tÊm mµn xanh coi giữ và làm sạch các nguồn nớc. Số

phận cđa rõng lµ sè phËn cđa hµnh tinh chóng ta, nếu rừng nhiệt đới không còn, sẽ
có khoảng 1 tỉ ng−êi kh«ng cã nguån sèng” (Nigel Sitwell) [4]. Theo tÝnh toán khoa
học, mỗi quốc gia cần có ít nhất 1/3 diện tích rừng che phủ thì mới bảo đảm đợc
cân bằng sinh thái [6], diện tích rừng che phủ phải phân bố đều trên diện tích cả
nớc và phân bố có trọng điểm, nhất là vùng đầu nguồn.
Rừng có khả năng cải tạo khí hậu, ngăn cản gió lạnh, gió nóng, hạn chế tác hại của
gió bÃo, bảo vệ mùa màng nông nghiệp và nâng cao năng suất hoa mầu. Rừng có tác
dụng phòng hộ đầu nguồn, nuôi dỡng nguồn nớc, nhất là ở những vùng núi cao.
Rừng có khả năng bảo vệ đất đai, chống xói mòn.
XÃ hội ngày càng phát triển, vai trò của rừng ngày cành trở nên vô giá. Hiệu quả cân
bằng sinh thái của rừng không thể tính toán bằng giá trị kinh tế thông thờng. Có
thể nói chắc chắn rừng: thảm thực bì rừng không còn thì sự sống trên hành tinh
chúng ta cũng sÏ mÊt theo.


7
Rừng còn có giá trị cảnh quan, làm tăng thêm vẻ đẹp cho non sông, đất nớc. Rừng
là nơi thăm quan, nghỉ mát, du lịch, rừng và cảnh quan của rừng có thể làm tăng
sức khoẻ con ngời, làm mạnh thêm quan niệm về đạo đức (Tselchiep) [4].
2.1.1.2. Khái niệm về cộng đồng
Cộng đồng là một tập hợp những ngời sống thành xà hội, có quan điểm chung với nhau,
có các mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhau và thờng có ranh giới trong không gian một
làng, một bản [20].
Cộng đồng đợc phân chia theo 2 loại hình cơ bản sau:
- Cộng đồng địa lý: Bao gồm những ngời dân c trú trong cùng một địa bàn với các đặc
điểm xà hội đồng nhất và có một mối quan hệ ràng buộc với nhau. Họ cùng đợc áp
dụng chính sách chung.
- Cộng đồng chức năng: Gồm những gồm ngời có thể c trú gần nhau hoặc không gần
nhau nhng có lợi ích chung. Họ liên kết với nhau trên cơ sở nghề nghiệp, sở thích, hợp
tác hay hiệp héi cã tỉ chøc.

Nh− vËy, theo quan niƯm nµy, céng đồng có thể là cộng đồng dân c làng, bản; nhóm hộ,
dòng họ; hợp tác xÃ; các tổ chức chính trị - xà hội, các tổ chức xà hội nghề nghiệp
(cấp làng, xÃ) cũng có thể coi là một loại hình cộng đồng.
2.1.1.3. Khái niệm về "cộng đồng" trong quản lý tài nguyên rừng
Các nhà xà hội học, dân tộc học đà đa ra nhiều ý kiến khác nhau về khái niệm
"cộng đồng". ở đây chỉ đa ra khái niệm "cộng đồng" đợc dùng trong lĩnh vực
quản lý tài nguyên rừng. Theo đó, có thể khái quát thành 3 quan điểm chính sau
đây:
Quan điểm thứ nhất cho rằng, thuật ngữ "cộng đồng" chính là nói đến cộng đồng
dân c làng bản, bao gồm toàn thể những ngời sống thành một xà hội có những
điểm tơng đồng về mặt văn hoá truyền thống, có các mối quan hệ sản xuất và đời
sống gắn bó với nhau và thờng có ranh giới không gian trong một làng bản [20].


8
Quan ®iĨm thø hai cho r»ng, "céng ®ång" bao gåm toàn thể những ngời sống
thành một xà hội có những điểm giống nhau và có các mối quan hệ gắn bó chặt chẽ
với nhau. Nh vậy, theo quan niệm này, tính chất giống nhau về một điểm hoặc một
số điểm nào đó là yếu tố hình thành nên những quan hƯ céng ®ång trong x· héi. Cã
nhiỊu nhãm céng ®ång khác nhau nh cộng đồng sắc tộc, cộng đồng làng bản, cộng
đồng tôn giáo... [5].
Quan điểm thứ ba cho rằng, thuật ngữ "cộng đồng" đợc dùng trong quản lý tài
nguyên rừng chính là nói đến các nhóm ngời có các mối quan hệ sản xuất và đời
sống gắn bó với nhau. Theo quan niệm này, "cộng đồng" có thể là cộng đồng toàn
làng bản; cộng đồng sắc tộc trong thôn; cộng đồng các dòng họ hoặc các nhóm hộ.
Thậm chí có ý kiến còn cho rằng các hợp tác xÃ, các tổ chức chính trị - xà hội, các
tổ chức xà hội - nghề nghiệp ở cấp làng bản cũng đợc coi là một loại hình của cộng
đồng [26].
Mặc dù có những quan niệm khác nhau về cộng đồng, nhng phần lớn các ý kiến
đều cho rằng thuật ngữ "cộng đồng" đợc dùng trong quản lý tài nguyên rừng chính

là nói đến cộng đồng dân c làng bản.
2.1.1.4.

Khái niệm về rừng cộng đồng

Rừng cộng đồng là một khái niệm bao gåm nh÷ng néi dung vỊ qun së h÷u, qun
sư dơng và quyền định đoạt đối với tài nguyên rừng thuộc quyền quản lý của cộng
đồng.
Để xây dựng tiêu chí nhận biết ở nơi nào có rừng cộng đồng và phơng thức
QLRCĐ cần phải có khái niệm rõ ràng về rừng cộng đồng.
- Theo khái niệm hẹp, rừng cộng đồng là nh÷ng khu rõng thc qun së h÷u
trun thèng cđa céng đồng làng bản, đợc chính quyền công nhận [5].
- Theo khái niệm rộng rừng cộng đồng là những khu rừng đợc giao cho cộng đồng
quản lý (hoặc đồng quản lý). Cộng đồng quản lý và đợc quyền sử dụng các khu
rừng đó cho những nhu cầu của từng thành viên hoặc cho toàn thể cộng đồng theo
khuôn khổ của một hợp đồng dài hạn (hoặc khế ớc) đợc lập đúng quy định của


9
pháp luật hiện hành. Hoặc nói một cách khác, theo khái niệm rộng rừng cộng
đồng là những khu rừng mà cộng đồng đợc xác định là chủ thể quản lý rừng, có
nhiệm vụ, trách nhiệm, quyền hạn rõ ràng nh một chủ rừng thực sự [17].
ở cả 2 khái niệm này, cần nhận rõ những nội dung sau đây:
- Quyền sở hữu về rừng cây đợc hiểu theo nội dung của Luật BV&PTR, đó là:
rừng tự nhiên thuộc sở hữu Nhà nớc, rừng trồng thuộc sở hữu của ngời đà đầu
t công sức để trồng nên khu rừng đó. Đây chính là quyền sở hữu một loại tài sản
đặc biệt gắn liền với đất lâm nghiệp.
- Quyền sử dụng rừng và đất lâm nghiệp của cộng đồng: là khả năng pháp lý đợc
thực hiện những hành vi nhất định để quản lý, sử dụng, khai thác những lợi ích
của rừng và đất lâm nghiệp đợc giao hoặc đợc khoán bảo vệ.

- Quyền định đoạt : Quyền định đoạt về đất lâm nghiệp tất nhiên thuộc về Nhà
nớc, vì đất thuộc sở hữu của Nhà nớc, nhng quyền định đoạt về rừng cây tuỳ
thuộc vào quyền sở hữu rừng cây của cộng đồng.
- Quyền hởng lợi: Đối với rừng làng truyền thống hoặc rừng làng đợc giao đúng
quy định ở Nghị định 163 CP ngày 16 tháng 11 năm 1999 nớc CHXHCN Viêt
Nam thì quyền hởng lợi của cộng đồng đợc hởng đúng nh quy định của pháp
luật. Đối với rừng do cộng đồng nhận khoán bảo vệ từ các tổ chức rừng Nhà nớc
thì quyền hởng lợi của cộng đồng đợc hởng theo quy định của hợp đồng
khoán.
2.1.1.5.

Tiêu chí để nhận biết rừng cộng đồng

Trong các mô hình sở hữu, sử dụng và quản lý lâm nghiệp đang tồn tại, cần phải
nhận biết nơi nào là rừng cộng đồng. Vì vậy, cần thảo luận để thống nhất các tiêu
chí để nhận biết rừng cộng đồng nh sau:
Tiêu chí 1: Mục ®Ých sư dơng rõng chđ u ®Ĩ ®¸p øng cho các yêu cầu của cộng
đồng. Để sử dụng tiêu chí này cần thấy rõ các vấn đề sau đây:


10
- Nhu cầu gỗ và các lâm sản thiết yếu khác để sử dụng trong đời sống của từng gia
đình và của cộng đồng, đặc biệt là những cộng đồng ở vùng sâu, vùng xa là rất
thiết yếu, và cha có điều kiện đáp ứng đợc thông qua thị trờng.
- Cộng đồng có nhu cầu sử dụng một số khu rừng vì lợi ích chung của họ.
Tiêu chí 2: Sử dụng cao nhất có thể các nguồn lực lao động, tài chính, kỹ thuật sẵn
có ở cộng đồng.
Vì mục đích đầu tiên của rừng cộng đồng là đáp ứng các nhu cầu về lâm sản có tính
chất gia dụng và bảo vệ môi trờng sản xuất và sinh sống ở cộng đồng, nên doanh
thu và lợi nhuận thu đợc ở rừng cộng đồng còn rất ít. Vì vậy, không có sẵn nguồn

tài chính thu từ rừng để trả công lao động. Hơn nữa, cộng đồng dân c có nguồn lao
động đáng kể, có những kiến thức bản địa về lâm sinh, nông lâm kết hợp và quản lý
rừng. Mặc dù dân c còn nghèo, nhng nếu biết huy động tốt các nguồn lực lao
động và kiến thức bản địa cũng sẽ tạo nên một nguồn lực rất quan trọng để đầu t
kinh doanh rừng cộng đồng.
Tiêu chí 3: Sử dụng quy ớc bảo vệ rừng do cộng đồng xây dựng và các lệ tục truyền
thống để nâng cao hiệu quả quản lý, bảo vệ rừng.
Mặc dù luật pháp, quy chế Nhà nớc đà ban hành về quản lý rừng có vị trí rất quan
trọng, nhng những qui ớc của cộng đồng cũng có tác dụng không kém phần quan
trọng.
Cộng đồng muốn quản lý đợc rừng của mình phải dựa vào pháp luật của Nhà nớc,
nhu cầu của cộng đồng, trình độ dân trí và lệ tục truyền thống của cộng đồng để
soạn thảo và ban hành quy ớc bảo vệ, kinh doanh rừng. Có thể nói, không có quy
ớc này ở cộng đồng hoặc quy ớc này cha đợc xây dựng từ sự tham gia của
ngời dân, cha đợc ngời dân tự nguyện thực hiện và cùng kiểm tra việc thực thi ở
cộng đồng thì cha có thể công nhận là có rừng cộng đồng ở địa phơng đó.
Tiêu chí 4: Các hình thức tổ chức quản lý sản xuất lâm nghiệp, kinh doanh rừng
tơng đối linh hoạt, mềm dẻo để thu hút sự tham gia của các thành viên céng ®ång.


11
Tổ chức sự tham gia của cộng đồng trên tinh thần tự nguyện, hởng lợi lâu dài đòi
hỏi phải có những hình thức tổ chức sản xuất và quản lý rất đa dạng, linh hoạt và
mềm dẻo. Cần có những hình thức tổ chức lao động theo nghĩa vụ, luân phiên, có
tính chất thời vụ, theo giới tính hoặc theo đoàn thể, để có thể thu hút mọi nguồn lực
sẵn có ở cộng đồng.
Nếu hình thức tổ chức cứng nhắc, tổ chức theo kiểu làm công ăn lơng, thì đó
không phải là dấu hiệu của LNCĐ và không phải là kiểu tổ chức quản lý để kinh
doanh rừng cộng đồng[14].
2.1.1.6.


Khái niệm về quản lý

Thuật ngữ quản lý hiểu theo nghĩa chung nhất là sự tác động có tổ chức và điều
chỉnh các quá trình xà hội, hành vi hoạt động của con ngời của chủ thể quản lý lên
khách thể quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các tiềm năng, các cơ hội của tổ
chức để đạt đợc mục tiêu đặt ra trong điều kiện biến động của môi trờng [10].
Với định nghĩa trên, quản lý phải bao gồm các yếu tố (các điều kiện) sau:
- Phải có ít nhất một chủ thể quản lý là tác nhân tạo ra các tác động và ít nhất một
đối tợng bị quản lý tiếp nhận trực tiếp các tác động của chủ thể quản lý tạo ra và
các khách thể khác chịu các tác động gián tiếp từ chủ thể quản lý. Tác động có
thể chỉ một lần và cũng có thể là liên tục nhiều lần. Nh vậy, muốn quản lý thành
công, trớc tiên phải xác định rõ chủ thể, đối tợng và khách thể quản lý.
- Phải có một mục tiêu và một quỹ đạo đặt ra cho cả đối tợng và chủ thể, mục tiêu
này là căn cứ để chủ thể tạo ra các tác động. Điều này đòi hỏi phải biết định
hớng đúng từ đó tạo ra mục tiêu đúng.
- Chủ thể phải thực hành việc tác động và phải biết tác động. Vì thế, đòi hỏi chủ
thể phải hiểu đối tợng và điều khiển đối tợng một cách có hiệu quả.
- Chủ thể có thể là một ngời, một nhóm ngời, một thiết bị; còn đối tợng có thể
là con ngời (một hay nhiều ngời), giới vô sinh hoặc giới sinh vật.
Có thể biểu diễn khái niệm quản lý dới dạng sơ đồ (Sơ đồ 2.1)


12

Chủ thể
quản lý

Mục tiêu


Khách thể
quản lý

Đối tợng
bị quản lý

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ logic của khái niệm quản lý
2.1.1.7.

Khái niệm về "quản lý rừng cộng đồng"

Thuật ngữ "Quản lý rừng cộng đồng" (Community Forest Management - CFM) đầu
tiên đà đợc FAO định nghĩa nh sau: "Quản lý rừng cộng đồng diễn tả hàng loạt
các hoạt động gắn ngời dân với rừng, cây, các sản phẩm của rừng và việc phân chia
lợi ích các sản phẩm này" [26]. Thực tế ở Việt Nam, CFM có hai nội dung phù hợp
với định nghÜa trªn:
+ Thø nhÊt, rõng thc qun sư dơng chung của cộng đồng, do các thành viên của
cộng đồng cùng tham gia quản lý và kinh doanh.
+ Thứ hai, rừng không thuộc quyền sở hữu của cộng đồng, nhng các thành viên của
cộng đồng vẫn cùng tham gia quản lý các khu rừng đó. Nh vậy, các cộng đồng vẫn
gắn bó chặt chẽ với rừng trong các vấn đề: tạo việc làm, thu hoạch sản phẩm, thu
nhập hoặc hởng thụ những lợi ích không thể tính toán của rừng (nh b¶o vƯ ngn
n−íc, tÝn ng−ìng, di tÝch ...).
HiƯn nay cã nhiều ý kiến khác nhau về khái niệm QLRCĐ, có thể khái quát thành
các quan điểm chính sau đây:
Quan điểm thứ nhất cho rằng, "quản lý rừng cộng đồng" là quản lý rừng đợc
thực hiện bởi cộng đồng. Cộng đồng có thể là chủ thể quản lý rừng hoặc cộng đồng
tham gia quản lý rừng và đợc chia sẻ lợi ích từ rừng. Hay nói một cách khác, "quản



13
lý rừng cộng đồng" là việc bảo vệ, xây dựng và sử dụng rừng có sự tham gia điều
hành bởi cộng đồng, bất kể rừng đó thuộc quyền sở hữu của cộng đồng hay không
[27]. Loại ý kiến này đồng nhất khái niệm QLRCĐ với quản lý rừng dựa vào cộng
đồng.
Quan điểm thứ hai cho rằng,"quản lý rừng cộng đồng" là cộng đồng quản lý rừng
thuộc sở hữu của cộng ®ång hc thc qun sư dơng chung cđa céng ®ång[28].
Quan điểm thứ ba đồng nhất QLRCĐ với lâm nghiệp cộng đồng. Có nghĩa là diễn
tả hàng loạt các hoạt động gắn ngời dân với rừng, cây, các sản phẩm của rừng và
việc phân chia lợi ích các sản phẩm từ rõng [24].
Tuy cã ý kiÕn kh¸c nhau vỊ kh¸i niƯm QLRCĐ nhng phần lớn các ý kiến đều
thống nhất nh sau: Thuật ngữ "cộng đồng" đợc sử dụng trong khái niệm "quản lý
rừng cộng đồng", đợc giới hạn là tập hợp các cá nhân gắn bó chặt chẽ với nhau qua
các hoạt động sản xuất, sinh hoạt và đời sống văn hoá xà hội.
QLRCĐ có 3 cấu phần:
- Cộng đồng cã qun sư dơng rõng.
- Céng ®ång tham gia tÝch cực vào việc quản lý rừng và đất rừng trên lÃnh thổ của
mình.
- Tất cả các hộ hoặc nhóm hộ có quyền tham gia và quyết định các vấn đề liên
quan đến việc bảo vệ, chăm sóc rừng cũng nh chia sẻ lợi ích từ diện tích rừng
của cộng đồng.
Tóm lại: Từ những khái niệm trên ta thấy Quản lý rừng cộng đồng là quản lý tài
nguyên rừng đợc thực hiện bởi cộng đồng; cộng đồng có thể là chủ thể quản lý
rừng hoặc cộng đồng tham gia quản lý rừng và đợc chia sẻ lợi ích từ rừng. Nói một
cách khác, quản lý rừng cộng đồng là việc bảo vệ, xây dựng và sử dụng rừng có sự
tham gia ®iỊu hµnh bëi céng ®ång, bÊt kĨ rõng ®ã thc quyền sở hữu của cộng
đồng hay không.
Tuy nhiên, cần phân biệt thuật ngữ rừng hộ gia đình với rừng cộng ®ång”



14
Rừng hộ gia đình là rừng thuộc quyền sở hữu của hộ gia đình hoặc rừng chỉ do hộ
gia đình quản lý mà không có sự tham gia của cộng đồng, nh: rừng đợc hình
thành do Nhà nớc giao đất, giao rừng lâu dài cho hộ gia đình; rừng do hộ gia đình
nhận khoán từ các tổ chức Nhà nớc.
Đơng nhiên, nếu rừng thuộc sở hữu của cộng đồng (diện tích rừng Nhà nớc giao
cho cộng đồng quản lý, sử dụng lâu dài) nhng khoán cho hộ gia đình bảo vệ, hoặc
rừng do cộng đồng nhận khoán từ các tổ chức Nhà nớc sau đó khoán lại cho hộ gia
đình bảo vệ thì cũng không phải là rừng hộ gia đình vì cộng đồng vẫn là chủ thể
quản lý rừng.
2.1.2. Mục đích, nội dung quản lý rừng cộng đồng
2.1.2.1.

Mục đích

- Bảo vệ môi trờng sinh sống của dân c ở cộng đồng (đặc biệt là nguồn nớc);
- Góp phần vào việc đáp ứng những yêu cầu về xà hội (tín ngỡng và truyền thống
văn hoá); và
- Đáp ứng những lâm sản gia dụng, tự tiêu dùng trong đời sống gia đình và cộng
đồng nhiều hơn là sản xuất hàng hoá để bán trên thị trờng[14], [15].
2.1.2.2.

Nội dung

QLRCĐ là thuật ngữ bao hàm các nội dung:
- Chủ thể quản lý là cộng đồng dân c.
- Khách thể quản lý hoặc đối tợng đợc giao quản lý là rừng và đất lâm nghiệp
thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng của cộng đồng, hoặc cộng đồng dân c
cộng đồng có lợi ích trực tiếp (có thu nhập tiền công bảo vệ hay đợc hởng lợi từ
sản phẩm hoặc dịch vụ do rừng đem lại).

- Phơng pháp quản lý: áp dụng những quy định, lệ tục của cộng đồng và kiến thức
bản địa hoặc kỹ thuật mới đợc phổ cập đến ngời dân và đợc ngời dân tiếp
thu.


15
- Phân chia lợi ích : Tuỳ theo quyền sở hữu, quyền sử dụng và quyền hởng lợi của
cộng đồng đối với khu rừng đợc giao quản lý, tính chất khối lợng sản phẩm và
dịch vụ thu đợc hàng năm để cộng đồng lựa chọn phơng thức phân chia lợi ích.
Có 2 phơng thức phân chia lợi ích chủ yếu là:
+ Cùng hởng lợi theo một tục lệ hoặc một quy ớc đợc cộng đồng thống nhất.
+ Phân chia lợi ích đến từng thành viên trong cộng đồng tuỳ theo sự đóng góp công
sức của mỗi ngời.
2.1.3. Đặc điểm, tác dụng và các yếu tố ảnh hởng đến quản lý rừng cộng đồng
2.1.3.1.

Đặc điểm của quản lý rừng cộng đồng

- Kinh doanh rừng cộng đồng đợc tiến hành trên đất lâm nghiệp đà giao quyền sử
dụng đất đai cho cộng đồng (rừng cộng đồng truyền thống hoặc rừng cộng đồng
đợc chính quyền quyết định giao cho cộng đồng), hoặc trên đất lâm nghiệp đÃ
nhận khoán bảo vệ hoặc đợc giao tạm thời từ các chủ rừng là các tổ chức Nhà
nớc đà đợc giao đất.
- Sử dụng lao động của các thành viên trong cộng đồng là chủ yếu
- Sử dụng kỹ thuật sản xuất theo phơng thức nông lâm kết hợp, sử dụng các kiến
thức bản địa kết hợp chặt chẽ với sự giúp đỡ kỹ thuật của Nhà nớc thông qua
công tác khuyến lâm, chuyển giao kỹ thuật, nhất là về mặt quy hoạch thiết kế và
cung cấp cây giống.
- Sử dụng nguồn vốn tài chính hiện có ở cộng đồng là chủ yếu, kết hợp với sự giúp
đỡ tài chính của Nhà nớc và các tổ chức phi Chính phủ trong nớc và nớc

ngoài.
- Quản lý rừng dựa trên những quy ớc bảo vệ, quản lý do cộng đồng xây dựng.
- Tổ chức kinh doanh rừng, quản lý rừng trong cộng đồng tơng đối mềm dẻo, linh
hoạt [14].


16
2.1.3.2.

Tác dụng của rừng cộng đồng.

- Bảo vệ hệ thống sản xuất nông nghiệp (đặc biệt là tác dụng chắn gió, chống xói
mòn, bảo vệ đất đai và nguồn nớc).
- Cung cấp củi đun, vật liệu xây dựng nhỏ, gỗ gia dụng cho các thành viên trong
cộng đồng trên cơ sở quản lý bền vững rừng đợc giao.
- Cải thiện môi trờng sống và tạo điều kiện môi trờng tốt cho sản xuất nông
nghiệp.
- Mở mang, phát triển nông thôn, tăng thu nhập, góp phần xoá đói giảm nghèo.
- Góp phần đáng kể trong việc thực thi các chơng trình quốc gia về phủ xanh đất
trống, đồi núi trọc [15].
2.1.3.3.

Các yếu tố ảnh hởng đến hình thức quản lý rừng cộng đồng

a) Cộng đồng cần các sản phẩm từ rừng
Cuộc sèng cđa ng−êi d©n ë vïng rõng nói cã 5 nhu cầu cơ bản cần phải giải quyết
là: 1) Lơng thực (đặc biệt trong thời kỳ thiếu ăn); 2) củi đun; 3) vật liệu xây dựng;
4) thức ăn gia súc; và 5) những sản phẩm có thể bán lấy tiền mặt để mua sắm một số
hàng tiêu dùng thiết yếu.
Trớc đây, trong điều kiện mật độ dân số còn thấp, nền kinh tế còn dựa vào tự

nhiên, có tính chất tù cÊp tù tóc, quan hƯ céng ®ång cã tÝnh đồng nhất và đơn giản,
các thành viên của cộng đồng đều có quyền dựa vào các nguồn tài nguyên ở địa
phận mình để thoả mÃn các nhu cầu đó bằng những lệ tục và quy ớc của cộng
đồng, nên không phát sinh nhiều mâu thuẫn giữa các cộng đồng với bên ngoài về
quyền sử dụng rừng và thu hái các sản phẩm từ rừng.
b) Đánh giá tác động của quản lý rừng cộng đồng
QLRCĐ là một trong những loại hình quản lý lâm nghiệp cần áp dụng để thực hiện
mục tiêu quản lý rừng bền vững. Cần phải dựa vào điều kiện của từng địa phơng để
áp dụng và phải kết hợp hài hoà với các loại hình quản lý khác (nh: Lâm nghiệp
Nhà nớc, tập thể và t nhân).


17
c) Điều kiện để quản lý rừng cộng đồng
- Vùng sâu, vùng xa, ở những nơi kinh tế tự cấp tù tóc vÉn cßn chiÕm −u thÕ, cc
sèng cđa ng−êi dân địa phơng vẫn còn phụ thuộc nhiều vào rừng.
- Những vùng miền núi có cơ sở hạ tầng yếu, vì ở đó cần áp dụng những hình thức
quản lý đất rừng linh hoạt và phi tập trung để dễ dàng thích ứng với các nhu cầu
và tính chất đa dạng của địa phơng.
- Những vùng có truyền thống cộng đồng cao và có kiến thức bản địa cao.
- Những vùng mà việc duy trì rừng hiện còn là mối quan tâm của toàn cộng đồng.
ở những vùng này, nếu tiến hành việc giao đất giao rừng cho các hộ cá thể, dễ
làm giảm mất sự kiểm soát và quyền hởng lợi của cộng đồng đối với các nguồn
tài nguyên rừng.
- Những vùng rừng có tác dụng bảo vệ đầu nguồn [17].
2.1.4. Điều kiện giao rừng và đất rừng cho cộng đồng
- Diện tích rừng phân bố xa khu dân c, vùng sâu, vùng xa, điều kiện địa hình phức
tạp mà các tổ chức Nhà nớc hay hộ gia đình không có khả năng quản lý hoặc
quản lý không có hiệu quả. Những vùng miền núi có cơ sở hạ tầng yếu vì ở đó
cần áp dụng những hình thức quản lý rừng linh hoạt và phi tập trung để dễ dàng

thích ứng với các nhu cầu và tính đa dạng của địa phơng.
- Các khu rừng có tác dụng giữ nguồn nớc phục vụ trực tiếp cho cộng đồng; rừng
phòng hộ đầu nguồn diện tích nhỏ, phân tán chỉ có ý nghĩa trong phạm vi làng,
xÃ; rừng thiêng, rừng ma, rừng cung cấp lâm sản truyền thống cho cộng đồng
(săn bắt, lấy măng...), rừng núi đá.
- Các khu rừng nằm giáp ranh giữa các thôn, xÃ, huyện; các khu rừng giàu nhng
diện tích ít không thể chia riêng cho các hộ mà cần sử dụng chung cho cộng
đồng.
- Những nơi kinh tế tự cấp tự túc vẫn còn chiếm u thế, cuộc sống của ngời dân
vẫn còn phụ thuộc nhiỊu vµo rõng.


18
- Những vùng có truyền thống cộng đồng cao và kiến thức bản địa cao.
- Những vùng mà việc duy trì rừng hiện còn là mối quan tâm của toàn cộng đồng.
ở những vùng này, nếu tiến hành việc giao đất, giao rừng cho các hộ cá thể, dễ
làm giảm mất sự kiểm soát và quyền hởng lợi của cộng đồng đối với các nguồn
tài nguyên rừng [17].
2.1.5. Nguồn gốc hình thành và các hình thức sở hữu rừng cộng đồng chủ yếu
2.1.5.1. Nguồn gốc hình thành
Nguồn gốc hình thành rừng cộng đồng trên thế giới khá đa dạng, nhng phần lớn
đợc hình thành từ phong tục, tập quán của các dân tộc sống phụ thuộc nhiều vào
rừng.
ở Việt Nam, hiƯn cã nhiỊu ý kiÕn kh¸c nhau vỊ ngn gèc hình thành rừng cộng
đồng, nhng đa số các ý kiến đều cho rằng, rừng cộng đồng đợc hình thành từ các
nguồn gốc sau
Loại thứ nhất, rừng cộng đồng đợc hình thành từ lâu đời qua nhiều thế hệ
Xét về khía cạnh pháp lý, mặc dù quyền sử dụng đất cha đợc xác lập, nhng trong
thực tế những khu rừng này đợc quản lý một cách không chính thức bởi các luật
tục truyền thống, cộng đồng bảo vệ rừng không phải vì mục đích kinh tế mà vì sự

sinh tồn và tín ngỡng của các cộng đồng. Rừng cộng đồng này thờng có các tên
gọi sau:
- Rừng đầu nguồn, rừng già: Trong phạm vi của một làng (bản) vùng cao thờng có
khu rừng tự nhiên đầu nguồn, nơi phát sinh của nguồn nớc. Theo tín ngỡng của
ngời dân bản địa, đây là khu rừng thiêng, có thân linh trú ngụ. Luật tục các dân
tộc đều nghiêm cấm và xử phạt nặng hành vi xâm phạm đất đai và rừng ở khu vực
này. Việc bảo vệ rừng đầu nguồn tuy mang mầu sắc tôn giáo nhng chứa đựng tri
thức của ngời dân địa phơng về ứng xử với tự nhiên, xà hội nhằm bảo vệ nguồn
nớc, điều kiện sống và cũng chính vì vậy, những khu rừng này còn tồn tại đến
ngày nay[24].


×