Tải bản đầy đủ (.doc) (88 trang)

“Đánh giá khả năng sản xuất của thỏ newzealand white nuôi tại trại chăn nuôi thúy thắng thượng lan việt yên bắc giang”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.3 MB, 88 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM BẮC GIANG
KHOA CHĂN NUÔI - THÚ Y

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA THỎ NEWZEALAND WHITE
NUÔI TẠI TRẠI CHĂN NUÔI THÚY THẮNG THƯỢNG LAN VIỆT
YÊN BẮC GIANG

NGÀNH: THÚ Y
Mã ngành: D640101

Người thực hiện: Phạm Thị Dung
Người hướng dẫn: TS. Nhuyễn Văn Lưu

Bắc Giang – 2018
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM BẮC GIANG

i


KHOA CHĂN NUÔI - THÚ Y

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA THỎ NEWZEALAND WHITE
NUÔI TẠI TRẠI CHĂN NUÔI THÚY THẮNG THƯỢNG LAN VIỆT
YÊN BẮC GIANG

Người thực hiện: Phạm Thị Dung
Lớp: D- THUY3A
Khóa: 2013 - 2018


Người hướng dẫn: TS. Nhuyễn Văn Lưu

Bắc Giang – 2018
A
BNN&PTNT
CLB
ĐVT

:
:
:
:

Sinh trưởng tuyệt đối
Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn
Câu lạc bộ
Đơn vị tính

ii


G
Kg
KL
n
NZW
P
QCVN
R
STT

TLD
TLNS
TLTT
TTBQ
TTTA
VCK

:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:

Gam
Kilogam
Khối lượng
SE, SE Mean, Sai số tiêu chuẩn
Số thỏ thí nghiệm

Newzealand white
Tỷ lệ nuôi sống
Quy chuẩn Việt Nam
Sinh trưởng tương đối
Số thứ tự
Tỷ lệ đẻ
Tỷ lệ nuôi sống
Tỷ lệ thụ thai
Tăng trọng bình quân
Tiêu tốn thức ăn
Vật chất khô
Mean ( trung bình)

iii


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan các số liệu và kết quả trình bày trong khóa luận tốt
nghiệp là công trình nghiên cứu của tôi. Số liệu và kết quả hoàn toàn trung thực,
chưa từng được ai công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào.
Mọi sự giúp đỡ của các Quý thầy cô, đơn vị, đồng nghiệp và gia
đình cho việc thực hiện khóa luận này đã được cảm ơn, các thông tin trích dẫn
trong khóa luận đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Sinh viên

Phạm Thị
Dung

iv



MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN............................................................................................................................................. IV
MỤC LỤC....................................................................................................................................................... V
LỜI CẢM ƠN................................................................................................................................................ VII
DANH MỤC BẢNG BIỂU............................................................................................................................... VIII
DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ........................................................................................................................... IX
PHẦN 1.......................................................................................................................................................... X
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT......................................................................................................................... X
MỞ ĐẦU....................................................................................................................................................... 1
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
1.2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI

1
2

PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU........................................................................................................................ 3
2.1. CƠ SỞ KHOA HỌC
3
2.1.1. Đặc điểm ngoại hình, sinh trưởng và phát triển của thỏ Newzealand White.......................................3
2.1.2. Tỷ lệ nuôi sống........................................................................................................................................4
2.1.3. Khả năng sản xuất của thỏ Newzealand White.....................................................................................5
2.1.4. Sức sống và khả năng đề kháng bệnh tật............................................................................................19
2.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC
19
2.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước.........................................................................................................19
........................................................................................................................................................................22
Theo Cục Chăn nuôi (2007), Chăn nuôi thỏ trong những năm vừa qua đã có những tiến bộ đáng kể, song
hàng năm cả nước chỉ có khoảng 19 triệu thỏ cung cấp trung bình 22500 tấn thịt thỏ. Định hướng phát
triển chăn nuôi thỏ đến 2020 chuyển đổi từ chăn nuôi thỏ nông hộ sang chăn nuôi trang trại công nghiệp

nhằm nâng cao năng suât, chất lượng sản phẩm, kiểm soát dịch bệnh, bảo đảm an toàn vệ sinh thực
phẩm..............................................................................................................................................................23
2.2.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước........................................................................................................23
Đề tài nhằm khảo sát khả năng sinh trưởng và cho thịt của thỏ NZW v à con lai giữa đực NZW với cái nội
(50% và 75% máu NZW).................................................................................................................................25
PHẦN 3 VẬT LIỆU, - NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................................................................27
3.1. VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU
27
3.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
27
3.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
28
3.3.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm............................................................................................................28
3.3.2. Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu.......................................................................................................30
3.3.3. Phương pháp xử lí số liệu.....................................................................................................................35
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN........................................................................................................ 36
4.12. KHẢ NĂNG SINH SẢN CỦA THỎ NEWZEALAND WHITE
37
4.12.1. Khả năng sinh sản của thỏ Newzealand white tại trại thỏ Thuý Thắngmẹ.......................................37
Tiến hành nghiên cứu, ghi chép, tính toán, xử lí các số liệu về khả năng sinh sản của thỏ newzealand
Newzealand white ta được kết quả biểu diễn ở bảng 4.2.............................................................................37
4.12.21. Khả năng sinh sản của thỏ qua các lứa đẻ.......................................................................................40
4.2. KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG CỦA THỎ NEWZEALAND WHITE
53
4.2.1. Khối lượng cơ thể thỏ thí nghiệm........................................................................................................53

v


4.2.23.3. Tốc độ sinh trưởng của thỏ thí nghiệm...........................................................................................55

4.4.34. TIÊU TỐN THỨC ĂN/KG TĂNG KHỐI LƯỢNG CƠ THỂ THỎ THÍ NGHIỆM
58
4.56. TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH VÀ TỶ LỆ NUÔI SỐNG CỦA ĐÀN THỎ
61
4.5.1. Tình hình dịch bệnh..............................................................................................................................61
4.5.2. Tỷ lệ nuôi sống......................................................................................................................................62
PHẦN 5........................................................................................................................................................ 65
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ................................................................................................................................. 65
5.1. KẾT LUẬN
5.2. ĐỀ NGHỊ

65
67

TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................................................... 68

vi


LỜI CẢM ƠN
Đợt thực tập tốt nghiệp lần này khép lại với kết quả cao, sự thành công ý
nghĩa và sự tích lũy được nhiều kinh nghiệm. Sau 1 thời gian chỉ hơn 4 tháng tại
Trại chăn nuôi thỏ Thúy Thắng, em đã được giúp đỡ và nhiệt tình hướng dẫn,
động viên của các thầy cô và các công nhân viên tại cơ sở nên đợt thực tập đã
hoàn thành tốt đẹp.
Qua đợt thực tập em đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm vận dụng kiến
thức đã học vào trong quá trình sản xuất thực tế. Đạt được kết quả như vậy là
nhờ sự giúp đỡ tận tình và nhiệt huyết của Nhà trường và cơ sở.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất, lòng biết ơn sâu sắc đến Ban
Giám hiệu trường Đại học Nông lâm Bắc Giang, Ban chủ nhiệm khoa Chăn nuôi

thú y, cán bộ giảng viên trực tiếp hướng dẫn TS. Nguyễn Văn Lưu đã tận tình
hướng dẫn giúp đỡ em trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành khóa luận.
Xin chân thành tập thể cán bộ, công nhân viên của Trang trại đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi nhất để em tiến hành đề tài nghiên cứu.
Em xin chúc Ban Lãnh đạo và toàn thể anh chị em công nhân nhiều sức
khỏe làm việc tốt và trang trại ngày càng phát triển hơn nữa!
Em xin chân thành cảm ơn!
Bắc Giang, tháng…năm 2018
Sinh viên

Phạm Thị Dung

vii


DANH MỤC BẢNG BIỂU
BẢNG 2.1. ĐẶC ĐIỂM NGOẠI HÌNH CỦA THỎ NEWZEALAND WHITE................................................................3
BẢNG 2.1. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU SO SÁNH KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA CÁC GIỐNG THỎ NGOẠI NHẬP NỘI TỪ
NĂM 1978, NHẬP NỘI NĂM 2000 VÀ THỎ MỚI ĐƯỢC LAI TƯƠI MÁU...........................................................20
BẢNG 2.2. NGHIÊN CỨU TỶ LỆ TINH/THÔ THÍCH HỢP TRONG KHẨU PHẦN ĂN CHO THỎ CÁI SINH SẢN.........21
BẢNG 2.3. KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA THỎ ĂN CÁC KHẨU PHẦN ĐƢƯỢC BỔ SUNG CÁC LOẠI CỦ QUẢ..........22
BẢNG 3.1. THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG THỨC ĂN CHO THỎ NEWZEALAND WHITE........................................29
BẢNG 3.2. LƯỢNG THỨC ĂN TIÊU THỤ TRONG NGÀY CỦA THỎ NEWZEALAND WHITE...................................30
BẢNG 4.1. MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH SẢN CHUNG CẢ 3 LỨA CỦA THỎ NEWZEALAND WHITE.............................37
BẢNG 4.23. CHỈ TIÊU SINH SẢN CỦA THỎ NEWZEALAND WHITE PHỐI Ở LỨA ĐẺ 1.........................................40
(CÁC CHỈ TIÊU LỨA 1 NHƯ BẢNG 4.2)........................................................................................................... 40
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHỈ TIÊU SINH SẢN CỦA THỎ NEWZEALAND WHITE PHỐI LỨA 1 ĐƯỢC TRÌNH BÀY
QUA BẢNG 4.3............................................................................................................................................. 41
BẢNG 4.34. CHỈ TIÊU SINH SẢN CỦA THỎ NEWZEALAND WHITE LỨA ĐẺ 2.....................................................44
(CÁC CHỈ TIÊU LỨA 2 NHƯ BẢNG 4.2 BỎ 3 CHỈ TIÊU ĐẦU).............................................................................44

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHỈ TIÊU SINH SẢN CỦA THỎ NEWZEALAND WHITE PHỐI LỨA 2 ĐƯỢC TRÌNH BÀY QUA
BẢNG 4.4..................................................................................................................................................... 45
BẢNG 4.54. CHỈ TIÊU SINH SẢN CỦA THỎ NEWZEALAND WHITE PHỐI Ở LỨA ĐẺ 3.........................................47
(CÁC CHỈ TIÊU LỨA 3 NHƯ BẢNG 4.2 BỎ 3 CHỈ TIÊU ĐẦU), TỶ LỆ THỤ THAI, TỶ LỆ ĐẺ CÓ THỂ BỔ SUNG CHO
TẤT CẢ CÁC BẢNGKẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHỈ TIÊU SINH SẢN CỦA THỎ NEWZEALAND WHITE PHỐI LỨA 3
ĐƯỢC TRÌNH BÀY QUA BẢNG 4.5................................................................................................................. 47
BẢNG 4.75. KHỐI LƯỢNG CƠ THỂ ĐÀN THỎ THÍ NGHIỆM GIAI ĐOẠN 30 - 90 NGÀY TUỔI..............................53
BẢNG 4.6. TỐC ĐỘ SINH TRƯỞNG TUYỆT ĐỐI CỦA THỎ NEWZEALAND WHITE..............................................55
BẢNG 4.68. TỐC ĐỘ SINH TRƯỞNG TUYỆT ĐỐI CỦA THỎ NEWZEALAND WHITE............................................55
BẢNG 4.89. TIÊU TỐN THỨC ĂN/KG TĂNG KHỐI LƯỢNG...............................................................................59
BẢNG 4.910. KẾT QUẢ MỔ KHẢO SÁT THỎ THỊT NEWZEALAND WHITE Ở 90 NGÀY TUỔI................................60
BẢNG 4.101. MỘT SỐ BỆNH Ở THỎ VÀ HIỆU KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ TRÊN DÀN THỎ THÍ NGHIỆM........................61
BẢNG 4.11. TỶ LỆ NUÔI SỐNG ĐÀN THỎ THÍ NGHIỆM GIAI ĐOẠN 30 - 90 NGÀY TUỔI....................................62

viii


DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ
HÌNH 2.1. THỎ NEWZEALAND WHITE............................................................................................................. 3
HÌNH 2.2. CƠ QUAN SINH DỤC THỎ CÁI.......................................................................................................... 6
HÌNH 2.3. BIỂU HIỆN THỎ ĐỘNG DỤC ĐỂ PHỐI GIỐNG....................................................................................6
HÌNH 2.4. THAO TÁC KHÁM THAI THỎ............................................................................................................ 9
HÌNH 3.1. THỨC ĂN HỖN HỢP CHO THỎ....................................................................................................... 29
HÌNH 3.1. MỔ KHẢO SÁT THỎ THỊT............................................................................................................... 33
BIỂU ĐỒ 4.1. MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH SẢN QUA 3 LỨA ĐẺ
BIỂU ĐỒ 4.3. TỐC ĐỘ SINH TRƯỞNG TUYỆT ĐỐI CỦA THỎ NEWZEALAND WHITE
BẢNG 4.7. TỐC ĐỘ SINH TRƯỞNG TUƠNG ĐỐI CỦA THỎ NEWZEALAND WHITE

ix


51
55
56


Phần 1
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
:
:
A
:
BNN&PTNT :
CLB
:
ĐVT
:
G
:
Kg
:
KL
:
n
:
NZW
:
P
:
QCVN
:

R
:
STT
:
TLD
:
TLNS
:
TLTT
:
TTBQ
:
TTTA
:
VCK
:

Mean (trung bình)
SE, SE Mean, Sai số tiêu chuẩn
Sinh trưởng tuyệt đối
Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn
Câu lạc bộ
Đơn vị tính
Gam
Kilogam
Khối lượng
Số thỏ thí nghiệm
Newzealand white
Tỷ lệ nuôi sống
Quy chuẩn Việt Nam

Sinh trưởng tương đối
Số thứ tự
Tỷ lệ đẻ
Tỷ lệ nuôi sống
Tỷ lệ thụ thai
Tăng trọng bình quân
Tiêu tốn thức ăn
Vật chất khô

x


Phần 1

MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Nghề nuôi thỏ ở nước ta đã có từ lâu, đặc biệt giai đoạn phát triển thành
cao trào vào những năm 1975 - 1978. Song, do nhu cầu thị trường lúc bấy giờ
còn hạn chế và kỹ thuật nuôi chưa phát triển, nên chăn nuôi thỏ mất dần vai trò
trong ngành chăn nuôi. Những năm gần đây, cùng với sự phát triển của đất nước,
đời sống của người dân ngày càng được nâng cao, chăn nuôi thỏ là một trong
những ngành chăn nuôi mà Nhà nước ta đã lựa chọn để chuyển đổi cơ cấu kinh
tế nông nghiệp nhằm khắc phục hậu quả do dịch cúm gia cầm để lại trong thời
gian qua. Đặc biệt thịt thỏ ngày càng được chú ý và tiêu thụ nhiều bởi vì thịt thỏ
rất ngon và bổ dưỡng, có hàm lượng đạm cao và lượng mỡ thấp nên là món ăn
cần thiết cho những người già, người bị bệnh béo phì. Các giống thỏ ngoại hiện
nay đang được nghiên cứu và chăn nuôi nhiều tại Việt Nam như New Zealand
White (NZW), California, Panon. Gần đây chúng ta có nhập thêm một số thỏ từ
Pháp, giống Hyplus, nhưng giống phát triển nhất hiện nay vẫn là New Zealand
White.

Thỏ New Zealand White dễ nuôi, tốc độ sinh trưởng nhanh, sinh sản cao,
chất lượng thịt thơm ngon. Trong những năm qua đã có một số công trình
nghiên cứu về khả năng sản xuất của giống thỏ Newzealand White và con lai
của thỏ Newzealand White với các giống thỏ nội nuôi tại Việt Nam như Đinh
Văn Bình (2002, 2004), Dương Xuân Tuyền và cộng sự (2009), Nguyễn Xuân
Trạch và cộng sự (2012),Trần Minh Chính và Lê Thị Thu Hằng (2008), Nguyễn
Kim Lin và cộng sự (2006), Nguyen Thi Kim Dong at el (2006). Các kết quả
nghiên cứu đã khẳng định thỏ Newzealand White là giống thỏ có sức sản xuất
cao và ổn định, phù hợp với điều kiện Việt Nam.

1


Bắc Giang trong mấy năm gần đây nghề chăn nuôi thỏ cũng đã được quan
tâm, phát triển và đã mang lại hiệu quả thiết thực cho người chăn nuôi. Tuy
nhiên, chưa có nhiều các trình nghiên cứu đánh giá khả năng sản xuất của giống
thỏ Newzealand White nuôi tại Bắc Giang.
Với mục đích đó,nước ta đã và đang đẩy mạnh ngành chăn nuôi thỏ. Để
có cơ cở khoa học và thực tiễn đánh giá, nâng cao năng suất chất lượng giống
thỏ Newzealand white, tôi thực hiện đề tài “Đánh gía giíá khả năng sản xuất
của thỏ Newzealand White nuôi tại trại chăn nuôi Thúy Thắng Thượng Lan
Việt Yên Bắc Giang”
1.2. Mục tiêu của đề tài
- Xác định đặc điểm ngoại hình của thỏ Newzealand White
- Xác định khả năng sinh sản của thỏ Newzealand White nuôi tại trại chăn
nuôi Thúy Thắng Thượng Lan Việt Yên Bắc Giang.
- Xác định khả năng sinh trưởng và cho thịt của thỏ Newzealand White
nuôi tại trại chăn nuôi Thúy Thắng Thượng Lan Việt Yên Bắc Giang.
- Khảo sát tình hình dịch bệnh trên đàn thỏ thí nghiệm


2


Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 . Cơ sở khoa học
2.1.1. Đặc điểm ngoại hình, sinh trưởng và phát triển của
thỏ Newzealand White

Hình 2.1. Thỏ NewZealand white
Bảng 2.1. Đặc điểm ngoại hình của thỏ Newzealand White
Chỉ tiêu

Đặc điểm

Màu sắc lông

Lông màu trắng tuyền

Màu sắc da thân

Da màu trắng hồng

Hình dạng tai

Hai tai vểnh tạo hình chữ V

Hình dạng cơ thể

Cơ thể thon dài dáng nhanh nhẹn


Mắt

Màu đỏ hồng

Thỏ NewZealand white: còn có tên khác là thỏ Tân Tây Lan trắng, được
nhập từ NewZealand. Đặc điểm: Thỏ New Zealand trắng có lông trắng bông

3


dày, mắt đỏ hồng điều này giúp người ta có thể dễ dàng phân biệt thỏ
Newzealand với các giống thỏ khác bởi bộ lông dày màu trắng tuyền, mắt hồng.
Trọng lượng con trưởng thành khoảng 4,5 - 5 kg/con. Chúng lớn nhanh, thỏ từ
khi sinh ra đến khi xuất chuồng vào khoảng 3 tháng và đạt trọng lượng từ 2,2 kg
- 2,5 kg. Khối lượng của thỏ sơ sinh 50 - 60g, cai sữa đạt 600 - 700g, 3 tháng
tuổi đạt 2,8 - 3,0 kg/con, trưởng thành đạt 4,5 - 5,5 kg/con, tỷ lệ xẻ thịt đạt từ 52
- 55%. Thịt có chất lượng tốt, hàm lượng đạm cao (18,5%), mỡ thấp (7,4%),
khoáng nhiều (0,64%), cholesterol thấp (1,36 mg/100g VCK). Thịt thỏ ngon bổ,
có tác dụng điều dưỡng cho những bệnh nhân tim mạch, người già, người béo
phì.
Chúng có ngoại hình giống nhau nên việc phân biệt đực cái có gặp khó
khăn. Để phân biệt giới tính cần béc bộ phận sinh dục của chúng ra xem, một
tay cầm da gáy thỏ nhấc lên tay kia kẹp đuôi thỏ vào ngón tay trỏ và ngón giữa.
Ngón tay cái ấn nhẹ vào lỗ sinh dục, vuốt nhẹ ngược lên phía trên bụng. Nếu
thấy lỗ sinh dục tròn, hình trụ nổi lên và xa lỗ hậu môn đó là con đực, nếu lỗ
sinh dục kéo dài thành khe rãnh gần hậu môn đó là con cái. Chọn thỏ giống khi
thỏ được 45 -50 ngày tuổi, khối lượng 1,5 - 1,7 kg/con, hoạt bát, không bị
thương tật, dị tật.
2.1.2. Tỷ lệ nuôi sống

Tỷ lệ nuôi sống là một trong những chỉ tiêu đánh giá khả năng thích ứng
của vật nuôi đối với điều kiện ngoại cảnh và nó có ý nghĩa lớn đối với ngành
chăn nuôi. Thỏ nói chung và thỏ trắng newzealand nói riêng là loài động vật
sinh trưởng phát triển rất nhanh tuy nhiên thì sức đề kháng của nó thấp hơn
những loài khác khi mắc bệnh nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời thì
rất nhanh chết. Sức sống được xác định theo các giai đoạn khác nhau: Tỷ
lệ nuôi sống thỏ con (từ sơ sinh đến 30 ngày tuổi) đạt 80% trở lên, thỏ trưởng
thành (sau 30 ngày tuổi) tỷ lệ sống cao hơn so vời thỏ con.

4


Tỷ lệ nuôi sống phụ thuộc rất lớn vào sự chăm sóc, nuôi dưỡng, khí hậu,
thời tiết, mùa vụ... Có thể nâng cao tỷ lệ nuôi sống bằng các biện pháp nuôi
dưỡng tốt, vệ sinh tiêm phòng kịp thời. Tỷ lệ nuôi sống còn phụ thuộc vào sức
sống của đàn bố mẹ. Đàn thỏ bố mẹ khỏe mạnh đẻ tốt thì tỷ lệ nuôi sống của thỏ
con cao hơn so với thỏ con được sinh ra từ bố mẹ yếu, đẻ kém, ít sữa...

2.1.3. Khả năng sản xuất của thỏ Newzealand White
2.1.3.1. Khả năng sinh sản
Thỏ là loài đẻ con. Đây là loài động vật rất mắn đẻ, trung bình một
con đẻ từ 7 - 8 lứa/năm, một lứa đẻ trung bình từ 6 - 8 con. Thỏ động dục lúc 4 4,5 tháng tuổi, tuổi bắt đầu cho phối giống ở thỏ đực 8 tháng, thỏ cái 5 tháng.
Khi thỏ cái động dục, thỏ cái khi đó bộ phận sinh dục của thỏ cái sưng lên và có
màu đỏ, cho thỏ cái vào chuồng thỏ đực để giao phối (nếu làm ngược lại thì thỏ
đực không chịu phối hoặc phối nhưng kết quả không cao), người ta cho thỏ cái
phối giống với 2 thỏ đực khác nhau, đực non phối trước và đực già phối sau,
cách nhau 4 - 6 giờ.

5



Hình 2.2. Cơ quan sinh dục thỏ cái
Buồng trứng có dạng oval và không vượt quá 1 - 1,5cm; phía
dưới buồng trứng là ống dẫn trứng nối liền với 2 sừng tử cung độc lập 2
bên khoảng 7cm và thông với phần trên âm đạo bằng cổ tử cung (hình trên). Toàn
bộ bộ phận sinh dục được đỡ bởi những sợi dây chằng lớn đính vào 4 điểm dưới
cột sống.

Hình 2.3. Biểu hiện thỏ động dục để phối giống

6


Với thỏ lần đầu tiên sinh sản, thì không có biểu hiện động dục ra bên
ngoài, chủ yếu dựa vào tháng tuổi để cho thỏ phối giống. Còn với các thỏ đã
sinh sản thì kiểm tra thấy niêm mạc âm hộ của thọ sưng, mảy và có màu đỏ
nghĩa là thỏ có biểu hiện động dục, chỉ khi thỏ động dục mới chịu đực, sau khi
giao phối 9 - 10 giờ thì trứng mới rụng. Trung bình mỗi năm thỏ New Zealand
đẻ 6 - 7 lứa, mỗi lứa 7 - 8 con. Thỏ mang thai 28 - 32 ngày, trong thời gian này,
cần tiến hành nuôi tách riêng con thỏ mang thai để tránh hiện tượng thỏ đùa giỡn
làm động thai. Thỏ thường đẻ vào ban đêm, trước khi đẻ thỏ có hiện tượng nhổ
lông làm ổ, cần thu dọn ổ,
lấy khăn sạch mềm để lót ổ.
Thỏ đẻ sau khoảng 1 - 3
ngày thỏ động dục trở lại.
Đối với thỏ con theo mẹ,
trong 18 ngày đầu, thỏ phát
triển dựa hoàn toàn vào sữa
mẹ. Sau 21 ngày thì cho thỏ
con ra ổ, trung bình thì 30

Hình 2.3. Biểu hiện thỏ động dục để phối
ngày là cai sữa thỏ con, tuy
giống
thuộc vào số con/lứa. Nếu con ít thì thời gian mang thai kéo dài hơn và ngược
lại số con/lứa nhiều thời gian mang thai thường rút ngắn lại.

* Một số chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh sản của thỏ Newzealand white:
Tuổi phối giống lần đầu, khối lượng phối giống lần đầu, thời
gian đẻ lứa đầu, tỷ lệ thụ thai, tỷ lệ đẻ, thời gian mang thai, số con đẻ ra trên lứa,
số con cai sữa, khối lượng thỏ con sơ sinh, khối lượng thỏ con cai sữa….
*Khám thai cho thỏ

7


Sau khi phối giống được 10 - 12 ngày cần kiểm tra để biết thỏ cái có chứa
hay không. Có 2 phương pháp kiểm tra thai (khám thai) như sau:
+ Bắt thỏ cái vào lồng thỏ đực. Khi thỏ cái vào lồng thỏ đực, nếu có chửa
thỏ cái sẽ cự tuyệt con đực, kêu la, chạy trốn khỏi con đực. Nếu thỏ đực cố tình
giao phối, thỏ cái sẽ cắn trả hung dữ.
+ Có thể khám thai vào ngày thứ 10 - 12 sau khi phối giống bằng cách
nắn vuốt thai nhẹ nhàng trong tử cung qua thành bụng ở vùng xương chậu,
gần cột sống. Nếu thỏ chửa thì thấy thai mềm ở dạng hòn cục nhỏ bằng đầu
ngón tay cái hoặc ngón chân di chuyển qua lại trong tử cung. Cần chú ý phân
biệt thai với những viên phân cứng ở trực tràng cùng ở vị trí đó.

8


Hình 2.4. Thao tác khám thai thỏ

*Cách chọn thỏ sinh sản:
Những con được chọn làm thỏ sinh sản phải có những đặc điểm sau:
Tthỏ cái ngoại hình khỏe mạnh, nhanh nhẹn, lông bóng mượt, ăn uống
bình thường, tứ chi khỏe mạnh và không khuyết tật. Cơ quan sinh dục phát triển
cân đối, hoàn chỉnh. .
Thỏ đực giống phải là con có đầu to thô hơn, hai má hơi phình ra, hai tai
dày, cứng, dựng đứng theo hình chữ V, lưng phẳng hơi khum vồng lên về phía
hông, hai mông và đùi sau nở nang, rắn chắc, không bị loét gan bàn chân, hai
dịch hoàn to đều, dương vật hiện rõ, thẳng, có niêm mạc màu hồng nhạt, không
bị lở loét hoặc có vảy rộp. Thỏ đực có tính hăng nhưng không ác tính.

* Một số yếu tố ảnh hưởng năng suất sinh sản:
Năng suất sinh sản là số lượng thỏ con được sinh ra của một thỏ đẻ ra
trong một đơn vị thời gian nhất định, có thể là một tháng, một vụ, một năm hay
một đời của thỏ đẻ.
Năng suất sinh sản của thỏ đẻ chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau,
mỗi yếu tố ảnh hưởng đến năng suất sinh sản ở mức độ nhất định. Năng suất
sinh sản của thỏ chịu ảnh hưởng của một số yếu tố chính như các yếu tố di
truyền cá thể, tuổi, giống dòng, chế độ dinh dưỡng và điều kiện ngoại cảnh.
- Các yếu tố di truyền cá thể
+ Tuổi thành thục sinh dục
Tuổi thành thục sinh dục liên quan đến năng suất sinh sản. Thành thục
sớm là một tính trạng mong muốn. Tuy nhiên cần chú ý đến khối lượng cơ thể.
Tuổi bắt đầu đẻ và kích thước cơ thể có tương quan nghịch.
+ Thời gian đẻ kéo dài

9


Tùy thuộc vào khối lượng và khả năng thành thục sinh dục mà có thời

gian bắt đầu và nghỉ ngơi khác nhau. Sau mỗi khoảng thời gian sinh sản nhất
định tùy thuộc vào từng cá thể khác nhau mà cần phải được nghỉ ngơi phục hồ
cơ thể. Những con béo khỏe, nhiều sữa, nuôi con khéo thì có thể kéo dài thời
gian sinh sản và ngược lại những con gầy yếu nên cho nghỉ ngơi sớm để hồi
phục lại cơ thê cho những lần sinh sản tiếp theo đạt hiệu quả cao hơn.
- Giống, dòng
Giống, dòng có ảnh hưởng lớn đến năng suất sinh sản của đàn thỏ. Giống
thỏ khác nhau thì khả năng đẻ cũng khác nhau.
+ Thỏ ré: Là giống thỏ địa phương của Việt Nam, đẻ 5,5 - 6 lứa/năm, mỗi
lứa 6 - 7 con.
+ Thỏ xám: Mỗi năm đẻ từ 5 - 7 lứa và mỗi lứa 6 - 7 con, tỷ lệ nuôi sống
từ sơ sinh đến cai sữa đạt 85%.
+ Thỏ đen: Mỗi năm đẻ 5 - 5,5 lứa, mỗi lứa 5,5 - 6 con, tỷ lệ nuôi sống từ
sơ sinh đến cai sữa đạt 85%.
+ Thỏ Newzealand white: Đẻ 6-7 lứa/ năm, mỗi lứa 6-8 con.
+ Thỏ Canifornia: Đẻ 5 - 7 lứa/ năm, mỗi lứa 6 - 7 con.
- Tuổi
Tuổi khác nhau cũng liên quan đến khả năng đẻ của thỏ. Thỏ non và thỏ
già năng suất đẻ sẽ kém hơn so với thỏ trưởng thành. Thông thường người chăn
nuôi sẽ cho thỏ đẻ ở tháng thứ 5-6 và loại thải sau 1 năm sinh sản để đạt hiệu
quả cao nhất.
- Thức ăn và dinh dưỡng
Thức ăn và dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong quá trình xây dựng một

cơ thể cùng hệ sinh sản khỏe khoắn. Cung cấp đủ lượng thức ăn cần thiết cho cơ
thể sẽ giúp thỏ phát triển khỏe mạnh, kháng bệnh tật tốt, đồng thời cũng giúp cho
hệ sinh dục phát triển caann đối bình thường. Tuy nhiên, nếu cung cấp quá nhiều sẽ
làm giảm khả năng sinh sản của thỏ nói riêng và động vật nói chung.

10



- Điều kiện ngoại cảnh
Các điều kiện ngoại cảnh như thời tiết, khí hậu mà cụ thể như nhiệt độ, độ
ẩm, ánh sáng của chuồng nuôi đều ảnh hưởng đến năng suất đẻ của thỏ. Trong
các yếu tố này thì nhiệt độ là yếu tố quan trọng nhất, với thỏ nhiệt độ thích hợp
là từ 180C-240C. Nhiệt độ thấp quá hay cao quá đều không có lợi cho thỏ.
Độ ẩm của không khí trong chuồng nuôi tốt nhất là 65-70%, về mùa đông
độ ẩm không nên vượt quá 80%. Sự thông thoáng tốt không chỉ đảm bảo độ ẩm
thích hợp trong chuồng nuôi mà còn đẩy các khí độc trong chuồng nuôi ra ngoài,
đảm bảo một môi trường sống phù hợp.
Ngoài nhiệt độ và độ ẩm thì chế độ chiếu sáng (thời gian và cường độ) có
ảnh hưởng.
* Một số yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ thụ tinh
Tỷ lệ thụ tinh là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá về khả năng sinh sản
của vật nuôi. Tỷ lệ thụ tinh phụ thuộc vào nhiều yếu tố như di truyền, dinh
dưỡng, điều kiện ngoại cảnh, tuổi, kỹ thuật phối, tỷ lệ giữa các con đực và cái.
- Yếu tố di truyền
Loài, giống và các cá thể khác nhau thì tỷ lệ thụ tinh cũng khác
nhau. Kỹ thuật nhân giống cũng ảnh hưởng đến tỷ lệ thụ tinh. Nếu cho giao phối
đồng huyết sẽ làm giảm tỷ lệ thụ tinh.
- Yếu tố dinh dưỡng
Dinh dưỡng của đàn bố mẹ có ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ lệ thụ
tinh. Nếu trong khẩu phần ăn không đủ các chất dinh dưỡng cần thiết sẽ làm
giảm tỷ lệ thụ tinh. Nếu khẩu phần thiếu protein, phẩm chất tinh dịch sẽ kém vì
đây là nguyên liệu cơ bản để hình thành tinh trùng. Nếu thiếu các vitamin A, E
sẽ làm cho cơ quan sinh dục phát triển không bình thường, từ đó ảnh hưởng đến
khả năng sinh tinh và các hoạt động sinh dục, làm giảm tỷ lệ thụ tinh. Khẩu
phần không những phải đầy đủ mà còn phải cân bằng các chất dinh dưỡng, nhất


11


là cân bằng giữa năng lượng và protein, cân bằng giữa các axit amin, cân bằng
giữa các nhóm chất dinh dưỡng khác nhau.
- Điều kiện ngoại cảnh
Điều kiện ngoại cảnh mà cụ thể là tiểu khí hậu chuồng nuôi (nhiệt độ,
độ ẩm, sự thông thoáng và chế độ chiếu sáng) là những yếu tố quan trọng ảnh
hưởng tới tỷ lệ thụ tinh. Nhiệt độ và độ ẩm cao hay thấp so với quy định đều ảnh
hưởng đến tỷ lệ thụ tinh ở các mức khác nhau thông qua quá trình trao đổi chất của
cơ thể.
Mặt khác, độ ẩm cao sẽ làm thỏ dễ mắc các bệnh đường ruột, đường hô
hấp. Chuồng thông thoáng kém, hàm lượng khí độc trong chuồng nuôi tăng lên,
ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và làm giảm tỷ lệ thu tinh.
- Tuổi
Tuổi có ảnh hưởng rõ rệt đến tỷ lệ thụ tinh. Thường ở thỏ đực, tinh hoàn
đạt kích thước tối đa ở 8 tháng tuổi, giai đoạn này thường đạt tỷ lệ thụ tinh rất
cao. Nếu nuôi dưỡng hợp lý, tinh hoàn sẽ phát triển tốt và bắt đầu có hiện tượng
suy thoái sau 2 năm tuổi. Vì thế thỏ đực trong khoảng 1 - 2 năm tuổi thường có
tỷ lệ thụ tinh tốt hơn thỏ đực dưới 8 tháng tuổi và trên 2 năm tuổi.
- Kỹ

thuật phối

Kỹ thuật phối ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sinh sản. Người phối
giống cần phải kiểm tra chính xác biểu hiện động dục của thỏ cái, khi động dục
bộ phận sinh dục của thỏ cái sưng lên và có màu đỏ, chọn thời gian phối thích
hợp, cho thỏ cái vào chuồng thỏ đực để giao phối (nếu làm ngược lại thì thỏ đực
không chịu phối hoặc phối nhưng kết quả không cao), người ta cho thỏ cái phối
giống với 2 thỏ đực khác nhau, đực non phối trước và đực già phối sau, cách

nhau 4 - 6 giờ. Bên cạnh đó phải lựa chọn thỏ đực tốt khỏe mạnh để phối cho có
hiệu quả cao nhất. Tuổi bắt đầu cho phối giống: Thỏ đực 8 tháng, thỏ cái 5
tháng.
- Tỷ lệ đực/cái

12


Để có tỷ lệ thụ tinh cao, cần có tỷ lệ đực/cái thích hợp. Tỷ lệ cao hay
thấp đều làm giảm tỷ lệ thụ tinh. Các loài, giống thỏ khác nhau thì tỷ lệ đực và
cái cũng khác nhau.
Một đực giống tốt có thể phụ trách phối giống cho 5 - 6 con cái. Nhưng
tại các gia đình có đàn cái quy mô nhỏ hoặc ở cơ sở nhân giống thuần quy mô
lớn thì nên ghép một đực với 4 - 5 cái. Như vậy tạo điều kiện phối giống kịp
thời, không lỡ kỳ động dục của thỏ cái. Tiện cho việc cai sữa, chăm sóc và xuất
bán sản phẩm đồng loạt.
2.1.3.2. Khả năng sinh trưởng
* Khái niệm sinh trưởng: Sinh trưởng là quá trình tích luỹ các
chất hữu cơ do đồng hoá và dị hoá, là sự tăng lên về chiều cao, chiều dài, bề
ngang, khối lượng của các bộ phận và toàn bộ cơ thể con vật trên cơ sở tính di
truyền. Sinh trưởng chính là sự tích luỹ dần dần các chất, chủ yếu là protein nên
tốc độ và khối lượng tích luỹ các chất phụ thuộc vào tốc độ hoạt động của các
gen điều khiển sự sinh trưởng (Trần Đình Miên, Nguyễn Kim Đường, 1992).
Sự sinh trưởng của con vật được tính từ khi trứng thụ tinh cho đến
khi đã trưởng thành và được chia làm hai giai đoạn: Giai đoạn trong thai và giai
đoạn ngoài thai.
Thực tế nuôi gia súc, gia cầm lấy thịt cho thấy trong giai đoạn đầu của sự
sinh trưởng thức ăn dinh dưỡng được dùng tối đa cho sự phát triển của xương,
mô cơ, một phần rất ít dùng lưu giữ cho cấu tạo của mỡ. Đến giai đoạn cuối của
sự sinh trưởng nguồn dinh dưỡng vẫn được sử dụng nhiều để nuôi hệ thống cơ

xương nhưng hai hệ thống này tốc độ phát triển đã giảm, càng ngày con vật càng
tích luỹ dinh dưỡng để cấu tạo mỡ.
Sinh trưởng của vật nuôi nói chung và thỏ nói riêng thường được đánh giá
qua khối lượng cơ thể. Trọng lượng thỏ sơ sinh 45 - 60g/con, trọng lượng cai sữa
khoảng 1 tháng tuổi là 350 - 800g/con, lúc 3 tháng tuổi đạt 2,1 - 2,4 kg/con, sau 3
tháng nuôi, thỏ đạt trọng lượng gần 3 kg/con, thỏ hậu bị đạt trọng lượng 3 - 3.5 kg.

13


Giai đoạn thỏ bú mẹ (1 - 30 ngày tuổi)
Ở thời kỳ này thỏ con sinh trưởng và phát triển chịu tác động của giai
đoạn trong bào thai. Nếu giai đoạn trong bào thai không nuôi dưỡng, chăm sóc
thỏ mẹ tốt thì không những ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng của thai mà
còn ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng của thỏ con sau khi sinh ra, thỏ con còi
cọc và tỷ lệ chết cao.
Thỏ con sơ sinh rất mẫm cảm với nhiệt độ, nhiệt độ thích hợp cho những ngày
đầu sau sinh là 280 C, sau giảm dần đến 250 C khi thỏ được 1 tuần tuổi. Nếu
nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp thì thỏ con thường bỏ bú, da nhăn nheo, biến
mầu, tỷ lệ chết cao.
Khi mới sinh thỏ con chưa mở mắt, toàn thân chưa có lông để lộ lớp da
mầu đỏ hồng, Chúng lớn rất nhanh, sau 4 - 5 ngày khối lượng đã tăng gấp đôi,
sau 1 tuần toàn than mọc một lớp lông mỏng mịn. Khi đến 9 - 12 ngày tuổi thỏ
con mở mắt, số thỏ con càng nhiều thì thời gian mở mắt càng muộn. Sau 2 tuần
thỏ con thích bò ra khỏi ổ và bắt đầu ăn các loại thức ăn ngoài sữa mẹ, sau 3
tuần tuổi thỏ ăn được lượng thức ăn đáng kể. Thức ăn chủ yếu của thỏ con giai
đoạn này chủ yếu là sữa mẹ, vì vậy năng suất sữa mẹ là nhân tố quyết định tốc
độ sinh trưởng của thỏ con. Ở giai đoạn này thỏ mẹ đẻ sẽ tiết sữa, phải cho uống
nhiều nước, thường xuyên có nước sạch, mát trong lồng để thoả mãn nhu cầu
nước, tránh được hiện tượng mẹ ăn con và thiếu sữa. Thời gian này nên cho con

mẹ uống thêm nước đường hoặc ăn mía để phục hồi sức khoẻ nhanh, tiết nhiều
sữa, đàn con phát triển tốt.
Trong một chu kỳ tiết sữa lượng sữa tăng dần kể từ sau khi đẻ, đến
ngày thứ 15 - 20 là cao nhất, sau đó giảm dần. Khả năng sản xuất sữa (nhiều
hay ít) phụ thuộc vào giống và chế độ dinh dưỡng trong thời gian nuôi con,
kể từ khi có chửa. Thỏ khoẻ, tiết sữa tốt mỗi ngày có thể sản xuất được 200 280g sữa. Thỏ đẻ lứa đầu có ít sữa hơn các lứa sau. Sữa thỏ chất lượng tốt

14


hơn sữa bò: lượng đạm, mỡ, khoáng nhiều gấp 3 - 4 lần. Tùy theo tốc độ sinh
trưởng phát triển mà thỏ con được cai sữa mẹ lúc 25 - 35 ngày tuổi.
Giai đoạn sau cai sữa
Giai đoạn đầu sau cai sữa khả năng sinh trưởng của thỏ chậm, đồng thời giai
đoạn này thỏ lại thay lông lần đầu (5 - 8 tuần tuổi), do đó thỏ khá yếu và dễ bị mắc
bệnh nên cần phải chăm sóc, nuôi dưỡng thỏ tốt. Từ 7 - 11 tuần tuổi thỏ thích ứng
tốt với môi trường ngoại cảnh, độc lập với các ảnh hưởng của thỏ mẹ, ăn được
nhiều thức ăn nên thỏ sinh trưởng nhanh. Khả năng tăng trọng ở giai đoạn này là
cao nhất. Từ tuần tuổi thứ 12 trở đi tăng trọng giảm dần và bắt đầu phát dục.
Giai đoạn thỏ phát dục và thành thục về tính
Thường vào 12 - 14 - 16 tuần tuổi thỏ thành thục về t ính tùy theo giống,
sau 12 tuần tuổi tách thỏ cái riêng thỏ đực tránh hiện tượng rối loạn, cắn xé nhau
làm giảm tăng trọng trong đàn. Thường không phối giống cho thỏ ngay lần động
dục đầu, mà phải chờ đến khi thỏ 5 - 6 tháng tuổi thỏ đạt 75 - 80% khối lượng
trưởng thành mới cho phối giống và chuyển sang sinh sản.
Khi nghiên cứu về sinh trưởng người ta thường sử dụng một số chỉ tiêu để
đánh giá: Khối lượng sống, tỷ lệ thịt xẻ, tỷ lệ thịt thăn, tỷ lệ thịt đùi, tỷ lệ
xương…
* Một ố chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh trưởng của thỏ thịt Newzealand white:
Khối lượng cơ thể, sinh trưởng tương đối, sinh trưởng tuyệt đối, tiêu tốn

thức ăn, mổ khảo sát: khối lượng thịt xẻ, khối lượng thịt thăn, khối lượng lông
da, khối lượng nội tạng, khối lượng thịt 2 đùi trước, khối lượng thịt 2 đùi sau,
khối lượng xương...
* Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng:
- Ảnh hưởng của dòng, giống:

15


×