Tải bản đầy đủ (.doc) (128 trang)

Giải pháp giải quyết việc làm cho lao động bị thu hồi đất nông nghiệp để xây dựng các khu công nghiệp trên địa bàn huyện Văn Lâm tỉnh Hưng Yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (517.53 KB, 128 trang )

LỜI CẢM ƠN
Sau thời gian học tập và nghiên cứu, đến nay tôi đã hoàn thành Luận
văn tốt nghiệp Thạc sỹ chuyên ngành Kinh tế nông nghiệp với đề tài: “Giải
pháp giải quyết việc làm cho lao động bị thu hồi đất nông nghiệp để xây dựng
các Khu công nghiệp trên địa bàn huyện Văn Lâm tỉnh Hưng Yên”.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Bộ môn Kinh tế
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà
Nội đã tận tình dạy bảo, giúp đỡ và định hướng cho tôi trong suốt quá trình
học tập và nghiên cứu khoa học.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới GS.TS Hoàng Việt – Bộ môn
Kinh tế Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – Trường Đại học Kinh tế Quốc
dân Hà Nội đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên
cứu và hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đõ của các ban ngành đoàn thể, các
nhân viên cán bộ và nhân dân huyện Văn Lâm tỉnh Hưng Yên đã giúp đỡ tôi
trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn tất cả các tập thể, cá nhân, bạn bè
và người thân đã quan tâm giúp đỡ, động viên và khích lệ tôi trong quá trình
thực hiện luân văn tốt nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn!
Học viên thực hiện
Phạm Thị Vân Hoà


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đề tài: “Giải pháp giải quyết việc làm cho
lao động bị thu hồi đất nông nghiệp để xây dựng các khu
công nghiệp trên địa bàn huyện Văn Lâm tỉnh Hưng Yên”
là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả
nêu trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.
Tác giả



Phạm Thị Vân Hòa


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CÁC BẢNG..............................................................5
LỜI MỞ ĐẦU.............................................................................1


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
UBND

Uỷ ban nhân dân

CHXHCNVN

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

CNH, HĐH

Công nghiệp hoá, hiện đại hoá

HĐND

Hội đồng nhân dân

BCH


Ban chấp hành

CN – XDCB

Công nghiệp – xây dựng cơ bản

TM – DV

Thương mại – dịch vụ

GTSX

Giá trị sản xuất

ĐH

Đại học



Cao đẳng

TC, CNKT

Trung cấp, công nhân kỹ thuật


DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC BẢNG..............................................................5
LỜI MỞ ĐẦU.............................................................................1

LỜI MỞ ĐẦU.............................................................................1

TÓM TẮT LUẬN VĂN
Huyện Văn Lâm được xác định là một trong các vùng kinh tế động
lực quan trọng của tỉnh Hưng Yên, đã và đang có nhiều lợi thế phát triển để
trở thành huyện công nghiệp. Gắn liền với quá trình công nghiệp hoá đang
diễn ra khá mạnh mẽ là việc thu hồi đất, mà chủ yếu là đất nông nghiệp để
phát triển các khu công nghiệp. Năm 2010 diện tích đất nông nghiệp bị thu
hồi lên đến 750.341 m 2, làm ảnh hưởng đến việc làm của 5.702 lao động.
Quá trình xây dựng các khu công nghiệp đã và đang kéo theo hàng loạt
những khó khăn trong việc giải quyết việc làm cho người lao động nông
nghiệp bị mất đất. Vấn đề này nếu không được giải quyết một cách thấu
đáo sẽ không chỉ ảnh hưởng đến tiến độ và hiệu quả của các công trình, mà
sâu sa hơn nó còn tiềm tàng những bất ổn cho xã hội. Để đánh giá được
thực trạng thu hồi đất và ảnh hưởng của nó tới việc làm của lao động bị thu
hồi đất nông nghiệp, từ đó đề ra một số giải pháp nhằm giải quyết việc làm
cho lao động bị thu hồi đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Văn Lâm, tôi đã
triển khai nghiên cứu đề tài: “Giải pháp giải quyết việc làm cho lao động
bị thu hồi đất nông nghiệp để xây dựng các khu công nghiệp trên địa
bàn huyện Văn Lâm tỉnh Hưng Yên”.
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là:
Mục tiêu chung: Trên cơ sở nghiên cứu, đánh giá một cách đúng đắn
thực trạng giải quyết việc làm cho lao động bị thu hồi đất nông nghiệp để xây
dựng các khu công nghiệp ở huyện Văn Lâm, đề xuất các giải pháp có căn cứ
và có tính khả thi nhằm giải quyết một cách căn bản việc làm cho lao động bị


thu hồi đất nông nghiệp để xây dựng các khu công nghiệp trên địa bàn huyện
những năm tới.
Mục tiêu cụ thể:

- Hệ thống hoá các vấn đề lý luận về việc làm nói chung, việc làm cho
lao động bị thu hồi đất nông nghiệp nói riêng trên địa bàn huyện Văn Lâm.
- Đánh giá đúng thực trạng thu hồi đất nông nghiệp và việc làm của lao
động bị thu hồi đất nông nghiệp để xây dựng các khu công nghiệp.
- Đề xuất phương hướng và các giải pháp có căn cứ để tiếp tục giải
quyết việc làm, ổn định cuộc sống cho lao động sau khi bị thu hồi đất nông
nghiệp để xây dựng các khu công nghiệp trong những năm tới.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là thực trạng việc làm và những giải pháp
cơ bản giải quyết việc làm cho lao động có đất nông nghiệp bị thu hồi để xây
dựng các khu công nghiệp trong quá trình công nghiệp hoá trên địa bàn huyện
Văn Lâm. Phạm vi nghiên cứu tại địa bàn huyện Văn Lâm - tỉnh Hưng Yên,
trong giai đoạn 2008-2010; đề tài tập trung chủ yếu nghiên cứu những biện pháp
đã và đang được thực hiện để giải quyết việc làm cho lao động bị thu hồi đất
nông nghiệp cũng như tiềm năng và điều kiện để giải quyết việc làm cho lao
động nông nghiệp bị thu hồi đất.
Luận văn được trình bày trong 3 chương, với nội dung chính là:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về giải quyết việc làm cho
lao động bị thu hồi đất nông nghiệp.
Chương 2: Thực trạng việc làm và giải quyết việc làm cho lao động bị
thu hồi đất nông nghiệp ở huyện Văn Lâm – Hưng Yên.
Chương 3: Phương hướng và giải pháp nhằm giải quyết việc làm cho lao
động bị thu hồi đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Văn Lâm – Hưng Yên.
Dưới đây là các kết quả nghiên cứu chính của luận văn:


1. Nhu cầu việc làm của lao động sau khi bị thu hồi đất nông nghiệp
Bảng 1. Số người trong độ tuổi lao động bị thu hồi đất nông nghiệp cần
giải quyết việc làm giai đoạn 2008-2010
Tiêu chí đánh giá
ST


Xã - thị

Tổng số

T

trấn

(người)

Tuổi
15-30

Như

3045

Giới
45-60

Nam

Trình độ văn hoá
Tốt
Tốt
Tốt
Nữ

nghiệp


nghiệp

nghiệp

tiểu học

THCS

PTTH

640

293

215

132

342

298

312

231

97

Lạc Đạo


490

185

172

133

263

227

223

156

111

Chỉ Đạo

199

82

60

57

102


97

92

63

44

597

243

208

146

340

257

259

231

107

165

69


53

43

89

76

80

63

22

461

196

133

132

250

211

217

172


72

739

290

263

186

362

377

365

231

143

31

12

11

8

12


19

16

9

6

3.322

1.370

1.115

837

1.760

1.562

1.512

1.234

867

1

Quỳnh


2
3

Tân
4

Quang

5

Đình Dù
Lương

6

Tài
Trưng

7

Trắc
Lạc

8

Hồng
Cộng

Nguồn: Kết quả tổng hợp nhu cầu việc làm và nhu cầu học nghề của lao động nông

thôn vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất huyện Văn Lâm. Phòng lao động,
thương binh và xã hội huyện Văn Lâm.

Trong 3 năm 2008-2010, tổng diện tích đất nông nghiệp đã bị thu hồi
trên địa bàn huyện Văn Lâm là 1.902.482 m 2, làm ảnh hưởng đến đời sống
của 2.193 hộ gia đình, với 11.564 nhân khẩu, trong đó có 5.702 người trong
độ tuổi lao động, làm cho 3.322 người trong độ tuổi lao động cần giải quyết
việc làm.


2. Các kết quả về gịải quyết việc làm cho lao động bị thu hồi đất trên địa
bàn huyện Văn Lâm và nguyên nhân
Kết quả đạt được
Số người có việc làm mới sau khi bị thu hồi đất là 2.311 người, bằng
69,57% số người trong độ tuổi lao động có nhu cầu tìm việc làm. Bình quân
mỗi xã có 210 lao động được giải quyết việc làm.
Bảng 2.20. Kết quả giải quyết việc làm cho lao động bị thu hồi đất nông
nghiệp ở huyện Văn Lâm theo ngành kinh tế giai đoạn 2008-2010
Đơn vị: người
STT
1
2
3
4
5
6
7
8

Xã- thị trấn

Như Quỳnh
Lạc Đạo
Chỉ Đạo
Tân Quang
Đình Dù
Lương Tài
Trưng Trắc
Lạc Hồng
Cộng

Tổng số
525
397
33
435
51
247
601
22
2.311

Ngành kinh tế
Công nghiệp Nông nghiệp Dịch vụ
130
195
199
102
117
178
10

13
10
77
139
218
11
17
23
39
81
127
117
206
278
6
8
8
492
775
1.043

Nguồn: Kết quả giải quyết việc làm cho lao động vùng chuyển đổi mục đích sử dụng
đất ở huyện Văn Lâm. Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội huyện Văn Lâm.

Nguyên nhân chủ yếu đạt được kết quả trên
- Chủ trương đào tạo nghề cho người lao động: Thực hiện theo Quyết
định số 2105/QĐ-UBND ngày 27/10/2007 của UBND tỉnh Hưng Yên về việc
phê duyệt mức hỗ trợ kinh phí, danh mục nghề đào tạo cho lao động vùng bị
chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp, đến nay toàn huyện đã có 604
lao động được đào tạo các nghề chủ yếu như: may công nghiệp, nấu ăn, cơ

khí, hàn, sửa chữa xe máy, điện dân dụng… Trong đó: nghề may: 80 người;
nghề sửa chữa xe máy: 84 người; nghề nấu ăn: 61 người; nghề cơ khí: 84


người; kỹ thuật trồng trọt: 102 người; bảo vệ thực vật: 86 người; chăn nuôi
thú y: 107 người. Trong số 604 người được đào tạo, có 439 người đào tạo theo
hình thức ngắn hạn chiếm 72,7%; 165 người đào tạo dài hạn chiếm 27,3%.
- Chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phát triển các ngành
nghề trên địa bàn huyện: Thực hiện chương trình phát triển công nghiệp –
tiểu thủ công nghiệp giai đoạn 2006-2010 theo quyết định số 2032/QĐUBND của UBND tỉnh Hưng Yên ngày 07/11/2007 đã góp phần chuyển
dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH. Trong đó, tăng tỷ trọng ngành
công nghiệp- xây dựng cơ bản, dịch vụ; giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp:
công nghiệp-xây dựng cơ bản là 74,99%; thương mại-dịch vụ là 12,36%;
nông nghiệp là 12,65%. Tốc độ phát triển kinh tế của huyện năm 2010:
17,02% năm. Chính sách giải quyết việc làm thông qua chuyển dịch cơ cấu
kinh tế đã giúp cho 1.042 người làm việc trong lĩnh vực công nghiệp, 776
người làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp và 494 người làm việc trong
lĩnh vực dịch vụ. Tuy nhiên số người có việc làm trong lĩnh vực công
nghiệp cũng chỉ tăng 7,25%. Trong khi đó, số người buôn bán tăng 9%; số
người làm thuê, xe ôm tăng đáng kể (4,35%).
- Chủ trương về xuất khẩu lao động: Thực hiện đề án mở rộng và nâng
cao chất lượng lao động xuất khẩu năm 2007-2010 và định hướng đến 2015
theo Quyết định số 1814/QĐ-UBND của UBND tỉnh Hưng Yên ngày
11/10/2007, đến nay, toàn huyện đã có 283 lao động thuộc diện bị thu hồi đất
nông nghiệp tham gia xuất khẩu lao động, với mức lương dao động từ 400 –
1200 USD/tháng tuỳ thuộc vào từng ngành nghề và thị trường xuất khẩu đã
đem lại nguồn thu nhập lớn cho người lao động và địa phương.
- Hoạt động dịch vụ việc làm: Củng cố hoạt động các trung tâm dịch
vụ việc làm, chú trọng hoạt động thu thập thông tin thị trường lao động tại
các trung tâm. Tổ chức các phiên giao dịch việc làm để người lao động,



người sử dụng lao động, các trung tâm giới thiệu việc làm, các trường và
cơ sở đào tạo trực tiếp gặp gỡ, tiếp xúc, giao lưu, nắm bắt thông tin, nhu
cầu về lao động việc làm, tuyển dụng. Tại phiên giao dịch việc làm ngày
30/9/2010 tổ chức trên địa bàn huyện có 719 lượt lao động được phỏng
vấn. Kết quả tuyển dụng lao động là 135 lao động được tuyển dụng trực
tiếp tại sàn giao dịch, lao động có trình độ ĐH, CĐ là 27 (chiếm 20%), lao
động có trình độ TC, CNKT là 62 (chiếm 45,93%), lao động phổ thông
chưa qua đào tạo là 46 (chiếm 34,07%).
3. Hạn chế trong giải qugyết việc làm cho lao động bị thu hồi đất nông nghiệp
trên địa bàn huyện Văn Lâm và nguyên nhân
- Số lượng việc làm tạo ra còn ít, chủ yếu là những việc làm đòi hỏi
lao động giản đơn.
Số lượng việc làm mới tạo ra mới chỉ đạt 63,96% so với nhu cầu cần
giải quyết việc làm. Trong đó, 76,95% là công việc đòi hỏi trình độ lao động
phổ thông, chỉ có 2,47% cần trình độ cao đẳng, đại học. Thực trạng này xảy ra
là do những nguyên nhân sau đây:
Một là, công tác đào tạo nghề còn nhiều bất cập.
Trên địa bàn huyện chưa có trung tâm hướng nghiệp và tư vấn chọn
ngành học cho người lao động. Ngành nghề đào tạo chưa thực sự đa dạng,
chưa đáp ứng được nhu cầu của người học nghề.
Cơ sở vật chất của trường Trung cấp Châu Hưng và Á Châu còn thiếu
thốn: số lượng phòng và phương tiện thực hành thiếu nghiêm trọng; các phòng
học của trường Trung cấp Á Châu đã xuống cấp, thiết bị giảng dạy lạc hậu; thư
viện trường còn sơ sài, không đáp ứng được nhu cầu thông tin, học tập, giải trí
của học viên; thiếu đội ngũ giáo viên dạy nghề, trình độ không cao, chỉ 50% có
trình độ trên đại học; đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý và phục vụ có trình
độ thấp, chỉ có 40% đạt trình độ đại học và trên đại học. Người lao động cũng



gặp phải những khó khăn không nhỏ trong quá trình học nghề. Trình độ văn
hoá giữa các học viên là không đồng đều, nên khả năng tiếp thu bài giảng sẽ
khác nhau, ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo chung. Kinh phí hỗ trợ cho người
lao động tham gia học nghề còn thấp, chưa trở thành động lực để họ có thể rời
bỏ hẳn công việc hàng ngày tập trung học nghề.
Riêng đối với đào tạo thợ thủ công: chỉ có 3% được dạy nghề tại trường
và truyền nghề tại doanh nghiệp, 97% số thợ còn lại học theo hình thức “cha
truyền con nối”, “cầm tay chỉ việc”. Công tác đào tạo nghề cho cho người lao
động của huyện vẫn chưa quan tâm hỗ trợ dạy nghề cho các làng nghề.
Hai là, chất lượng lao động trong các hộ bị thu hồi đất
nhìn chung là thấp.
- Về trình độ học vấn: Lao động đã tốt nghiệp cấp III chiếm 23,4%;
đáng chú ý là tỷ lệ lao động chỉ mới tốt nghiệp cấp I khá cao 36,14%.
- Về trình độ chuyên môn kỹ thuật: Chủ yếu là lao động phổ thông
chưa qua đào tạo chiếm 78,57%, Tỷ lệ lao động có trình độ CĐ, ĐH chỉ có
2,17%; Trung học chuyên nghiệp là 7,84%; công nhân kỹ thuật không có
bằng 11,42%.
- Chuyển dịch cơ cấu lao động từ khu vực nông nghiệp sang khu vực
phi nông nghiệp diễn ra chậm chạp và tự phát.
Số lao động làm việc công nghiệp chỉ tăng 7,25%, trong khi số người
làm buồn bán tăng 9%. Nguyên nhân do:
Dịch vụ nông thôn bị thả lỏng, công nghiệp nông thôn tự phát, quy mô
nhỏ làm cho tình trạng nông dân không có việc làm càng trở nên phổ biến. Sau
khi mất đất, 51% nông dân vẫn giữ nguyên nghề sản xuất nông nghiệp, 13%
chuyển sang nghề mới, 36% không có việc làm hoặc việc làm không ổn định.
Còn nguyên nhân khác nữa là do chủ trương phát triển công nghiệp trên
địa bàn huyện chưa hợp lý. Chủ trương phát triển công nghiệp trên địa bàn



huyện trong thời gian qua là ưu tiên phát triển các dự án sản xuất công nghệ
cao. Nhưng đây lại là những ngành nghề cần thời gian chuẩn bị dài. Để đáp
ứng được nhu cầu việc làm cho người lao động chưa có việc làm nói chung và
lao động thuộc diện bị thu hồi đất nói riêng thì giải pháp phát triển công
nghiệp làm tăng cầu về lao động chưa đạt được hiệu quả.
Thêm vào đó là sự phát triển sản xuất của các hộ gia đình và các doanh
nghiệp ở các làng nghề vẫn còn mang tính tự phát, manh mún, nhỏ lẻ, chưa
hình thành được các khu công nghiệp làng nghề.
- Số lượng lao động xuất khẩu còn thấp
Trong vòng 4 năm, cả huyện mới có 283 người đi xuất khẩu lao động,
so với nhu cầu cần việc làm của 3.322 người là còn rất nhỏ. Nguyên nhân là
các cán địa phương phụ trách công tác xuất khẩu lao động có trình độ chuyên
môn chưa cao. Năng lực làm việc thấp, không nhạy bén trong mọi hoạt động.
Bên cạnh đó năng lực hoạt động của một số đơn vị làm công tác xuất khẩu về
làm việc với địa phương còn hạn chế. Chủ yếu những đơn vị này làm dịch vụ
xuất khẩu gián tiếp, quy trình thủ tục còn phiền hà, tiêu cực gây khó khăn cho
người lao động. Bản thân người lao động còn kén nghề, chọn nước đến làm
việc trong khi còn chưa được đảm bảo về trình độ tay nghề, ngoại ngữ, am
hiểu phong tục tập quán của nước đến làm việc, tác phong công nghiệp còn
hạn chế, một số lao động ý thức kỉ luật kém, thiếu ý thức trong việc thực hiện
hợp đồng lao động.
4. Phương hướng giải quyết việc làm cho lao động bị thu hồi đất nông
nghiệp trên địa bàn huyện Văn Lâm – Hưng Yên
- Chuyển đổi cơ cấu kinh tế trên cơ sở phát triển các ngành sử dụng
nhiều lao động, đặc biệt là lao động phổ thông và không đòi hỏi chuyên môn
cao. Tập trung phát triển công nghiệp, ưu tiên các doanh nghiệp đầu tư sử
dụng nhiều lao động phổ thông trong các lĩnh vực: dệt may, giầy da, dịch vụ,


phục vụ, điện, điện tử, cơ khí, xây dựng, kiến trúc, công nghệ ô tô… Phát

triển tiểu thủ công nghiệp đa dạng, phong phú, xây dựng các chính sách nhằm
tiêu thụ đầu ra cho các làng nghề. Trong lĩnh vực nông nghiệp cần thực hiện
chuyển dịch cơ cấu sản xuất. Mà thực chất là tổ chức lại sản xuất, chuyển dịch
cơ cấu mùa vụ, tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng khoa
học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hoá.
- Nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật của người lao động. Cần đẩy
mạnh công tác đào tạo nghề, gắn với trách nhiệm rõ ràng của các bên tham
gia đào tạo, gồm: các cấp chính quyền, doanh nghiệp, các trung tâm đào tạo
và người lao động. Trong đó, các cấp chính quyền và các Trung tâm đào tạo
cần chú trọng công tác đào tạo lượng lao động cho các làng nghề trên địa bàn
huyện. Thay đổi hình thức đào tạo cho lao động trong lĩnh vực nông nghiệp
sao cho phù hợp với đặc điểm của sản xuất nông nghiệp và trình độ tiếp thu
của người nông dân.
- Huy động mọi nguồn lực của các thành phần kinh tế để giải quyết
việc làm cho lao động bị thu hồi đất nông nghiệp. Huy động và sử dụng có
hiệu quả các nguồn lực, cải thiện môi trường đầu tư, khuyến khích sản xuất
kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế cùng phát triển
là phương thức tốt nhất để tạo thêm nhiều việc làm mới cho người lao động.
- Nâng cao vai trò của các cơ quan chức năng trong công tác giải quyết
việc làm cho lao động bị thu hồi đất nông nghiệp. Các cấp chính quyền phải
nghiêm túc thực hiện đúng trách nhiệm của mình, cùng người dân tháo gỡ
những khó khăn trong giải quyết việc làm.
4. Các giải pháp chủ yếu giải quyết việc làm cho lao động bị thu hồi đất
nông nghiệp trên địa bàn huyện Văn Lâm


Tăng cường chỉ đạo công tác quy hoạch kinh tế, xã hội và đất đai
Tổng thể nền kinh tế cần phải có sự gắn kết giữa chiến lược phát triển
kinh tế - xã hội Huyện nói chung, chiến lược phát triển các ngành kinh tế kỹ
thuật, các vùng kinh tế trọng điểm, các khu vực kinh tế, các khu công nghiệp,

khu đô thị…với chiến lược phát triển, phân bố và sử dụng nguồn nhân lực,
chiến lược đào tạo nghề. Các cấp chính quyền cần nắm rõ thực trạng tình hình
lao động, việc làm ở những xã có đất bị thu hồi, từ đó xây dựng kế hoạch đào
tạo lao động thật chi tiết, cụ thể. Ở các xã có quy hoạch phát triển khu công
nghiệp, việc quy hoạch các khu công nghiệp cần được xem xét đồng bộ gắn
với quy hoạch phát triển đô thị, khu dân cư, hạ tầng kỹ thuât, hạ tầng xã hội
và công tác bảo vệ môi trường hướng tới phát triển bền vững.
Tiếp tục đẩy mạnh công tác đào tạo nghề
UBND huyện và UBND các xã Tân Quang, Như Quỳnh, Trưng Trắc,
Lạc Đạo cần rà soát, gắn quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp với phát triển các
ngành nghề; quy hoạch đất dịch vụ và đất liền kề các khu công nghiệp trên địa
phương mình. Thường xuyên rà soát, tổng hợp, dự báo nhu cầu học nghề của
lao động bị thu hồi đất trên địa bàn huyện để xây dựng phương án hỗ trợ dạy
nghề. Tiến hành thành lập trung tâm hướng nghiệp và tư vấn chọn ngành học
cho người lao động trên địa bàn huyện.
Doanh nghiệp cần chủ động xây dựng kế hoạch đào tạo nhân lực cùng
với kế hoạch thực hiện dự án. Sau đào tạo nghề, doanh nghiệp cần phải có
quy định về thời gian sử dụng lao động có đất bị thu hồi thuộc dự án. Thời
gian hợp lý đề xuất là 3 năm.
Các cơ sở dạy nghề cần nâng cấp cơ sở hạ tầng, đổi mới trang thiết bị,
nâng cao trình độ của đội ngũ giáo viên, lựa chọn ngành nghề đào tạo đáp ứng
được nhu cầu của thị trường. Liên kết với các doanh nghiệp trên địa bàn để
vừa đào tạo, vừa giải quyết việc làm cho học viên, tiết kiệm được chi phí cho


đầu tư thay mới trang thiết bị giảng dạy.
Đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn lao động nông nghiệp
Để hướng tới phát triển một nền nông nghiệp hiện đại, công tác đào tạo
nghề nông cần chuyên sâu hơn. Mở các lớp học đào tạo chuyên sâu theo nhu
cầu của người dân địa phương, như: kỹ thuật trồng hoa cúc, hoa đào, trồng ớt

ngọt, chăn nuôi lợn các loại và phòng trị bệnh cho lợn, chăn nuôi và phòng trị
bệnh cho gà chọi, gà thịt và đẻ trứng thương phẩm, kỹ thuật trồng cà chua,
khoai tây kiểu mới… Đào tạo nghề nông cho nông dân, hình thức đào tạo phù
hợp nhất là tập huấn, bồi dưỡng kiến thức cho lao động nông nghiệp qua trung
tâm học tập cộng đồng tại thôn. Phương pháp học theo mô hình nên được áp
dụng trong suốt quá trình học. Học viên vừa học lý thuyết, vừa thực hành theo
chu kỳ sinh trưởng, phát triển của cây con.
Khuyến khích phát triển tiểu thủ công nghiệp, làng nghề, dịch vụ
Khuyến khích phát triển làng nghề bằng các chính sách: cải tạo, nâng
cấp giao thông nông thôn tại các làng nghề; hỗ trợ tín dụng cho các tổ chức,
cá nhân đầu tư phát triển nghề và làng nghề ở nông thôn; hỗ trợ đầu tư hệ
thống xử lý nước thải trong làng nghề; hỗ trợ cho hoạt động quảng bá của
làng nghề. Bên cạnh đó, cần đặc biệt chú trọng tới công tác đào tạo nghề cho
lao động làng nghề. Đẩy mạnh “xã hội hóa” công tác đào tạo nghề, thu hút
các tổ chức xã hội, hội nghề nghiệp và các doanh nghiệp tham gia vào việc
dạy nghề.
Thực hiện các chính sách thu hút đầu tư, đẩy mạnh phát triển các
ngành công nghiệp có vòng quay ngắn nhằm tăng cầu về lao động
Tập trung phát triển các ngành nghề như sản xuất hàng may mặc, giầy
da, dịch vụ, phục vụ hay các sản phẩm về lương thực thực phẩm… thông qua
một số ưu đãi về: cải cách hành chính; thuế thu nhập doanh nghiệp; ưu đãi về
thuế nhập khẩu; phát triển các dịch vụ hỗ trợ với mức chi phí hợp lý trong các


khu công nghiệp…
Tạo điều kiện để người dân được góp vốn vào các dự án bằng giá trị
đất bị thu hồi
Các hướng dẫn cụ thể để thực hiện chủ trương này cần được triển khai
để người dân có đất bị thu hồi có điều kiện tiếp tục duy trì vị thế làm chủ đối
với một tư liệu sản xuất mới là các dự án mới được đưa vào hoạt động.

Tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu lao động
Chú trọng tuyển lao động chưa qua đào tạo nghề đi xuất khẩu lao động
tại các thị trường cần nhiều lao động phổ thông. Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao
năng lực cho đội ngũ cán bộ phụ trách công tác xuất khẩu lao động; tìm hiểu,
thẩm định năng lực hoạt động của các đơn vị xuất khẩu lao động. Tăng cường
đầu tư, hỗ trợ tài chính, khuyến khích người lao động tham gia các khoá đào
tạo trước khi xuất khẩu lao động. Nhấn mạnh vai trò của các tổ chức xã hội
trong công tác tuyên truyền, hướng dẫn người dân sử dùng khoản thu từ hoạt
động xuất khẩu lao động một cách hợp lý.


1

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Trong suốt nửa thể kỷ qua ở Việt Nam, công nghiệp hoá luôn là mục tiêu,
là hướng phát triển chủ đạo trong chiến lược phát triển kinh tế đất nước. Cùng
với quá trình CNH, HĐH, nhiều diện tích đất đã bị thu hồi để phục vụ cho mục
đích phát triển kinh tế - xã hội nói chung và công nghiệp nói riêng, trong số đó
có nhiều diện tích đất nông nghiệp. Theo số liệu của Viện Nghiên cứu định cư
(Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn), hàng năm diện tích đất nông nghiệp
bị thu hồi cho phát triển công nghiệp là khoảng 70.000 ha, ảnh hưởng không
nhỏ đến đời sống của hàng chục nghìn hộ gia đình.
Văn Lâm là một huyện của tỉnh Hưng Yên, được xác định là một trong
các vùng kinh tế động lực quan trọng của tỉnh. Giáp với thủ đô Hà Nội, với
quốc lộ 5A chạy qua nên Văn Lâm đã và đang có nhiều lợi thế phát triển để
trở thành huyện công nghiệp. Gắn liền với quá trình công nghiệp hoá đang
diễn ra khá mạnh mẽ là việc thu hồi đất, mà chủ yếu là đất nông nghiệp để
phát triển các khu công nghiệp. Năm 2010 diện tích đất nông nghiệp bị thu
hồi lên đến 750.341 m2, làm ảnh hưởng đến việc làm của 5.702 lao động. Quá

trình xây dựng các khu công nghiệp đã và đang kéo theo hàng loạt những khó
khăn trong việc giải quyết việc làm cho người lao động nông nghiệp bị mất
đất. Vấn đề này nếu không được giải quyết một cách thấu đáo sẽ không chỉ
ảnh hưởng đến tiến độ và hiệu quả của các công trình, mà sâu sa hơn nó còn
tiềm tàng những bất ổn cho xã hội.
Để đánh giá được thực trạng thu hồi đất và ảnh hưởng của nó tới việc
làm của lao động bị thu hồi đất nông nghiệp, từ đó đề ra một số giải pháp
nhằm giải quyết việc làm cho lao động bị thu hồi đất nông nghiệp trên địa bàn
huyện Văn Lâm, tôi đã triển khai nghiên cứu đề tài: “Giải pháp giải quyết
việc làm cho lao động bị thu hồi đất nông nghiệp để xây dựng các khu công
nghiệp trên địa bàn huyện Văn Lâm tỉnh Hưng Yên”.


2

2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài:
2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở nghiên cứu, đánh giá một cách đúng đắn thực trạng giải quyết
việc làm cho lao động bị thu hồi đất nông nghiệp để xây dựng các khu công
nghiệp ở huyện Văn Lâm, đề xuất các giải pháp có căn cứ và có tính khả thi
nhằm giải quyết một cách căn bản việc làm cho lao động bị thu hồi đất nông
nghiệp để xây dựng các khu công nghiệp trên địa bàn huyện những năm tới.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hoá các vấn đề lý luận về việc làm nói chung, việc làm cho
lao động bị thu hồi đất nông nghiệp nói riêng trên địa bàn huyện Văn Lâm.
- Đánh giá đúng thực trạng thu hồi đất nông nghiệp và việc làm của lao
động bị thu hồi đất nông nghiệp để xây dựng các khu công nghiệp.
- Đề xuất phương hướng và các giải pháp có căn cứ để tiếp tục giải quyết
việc làm, ổn định cuộc sống cho lao động sau khi bị thu hồi đất nông nghiệp
để xây dựng các khu công nghiệp trong những năm tới.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng việc làm và những giải pháp cơ
bản giải quyết việc làm cho lao động có đất nông nghiệp bị thu hồi để xây
dựng các khu công nghiệp trong quá trình công nghiệp hoá trên địa bàn huyện
Văn Lâm.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài được giới hạn như sau:
- Về phạm vi không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng việc làm
của lao động có đất nông nghiệp bị thu hồi trên địa bàn huyện Văn Lâm.
- Về phạm vi thời gian:
Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng, việc làm của lao động có đất
nông nghiệp bị thu hồi từ năm 2008 đến nay (2010). Đây là thời kỳ công
nghiệp hoá diễn ra nhanh chóng. Đồng thời, nhiều vấn đề bức xúc trong quá
trình thu hồi đất cũng nảy sinh chủ yếu trong thời gian này.


3

- Phạm vi về nội dung: đề tài tập trung chủ yếu nghiên cứu những biện
pháp đã và đang được thực hiện để giải quyết việc làm cho lao động bị thu hồi
đất nông nghiệp cũng như tiềm năng và điều kiện để giải quyết việc làm cho
lao động nông nghiệp bị thu hồi đất.
4. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài gồm các chương sau đây:
- Chương 1: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về giải quyết việc làm
cho lao động bị thu hồi đất nông nghiệp.
- Chương 2: Thực trạng việc làm và giải quyết việc làm cho lao động bị
thu hồi đất nông nghiệp ở huyện Văn Lâm – Hưng Yên.
- Chương 3: Phương hướng và giải pháp nhằm giải quyết việc làm cho lao
động bị thu hồi đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Văn Lâm – Hưng Yên.



4

CHƯƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
VỀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG
BỊ THU HỒI ĐẤT NÔNG NGHIỆP
1.1. Việc làm và vai trò của việc làm
1.1.1. Khái niệm
Con người là động lực, động cơ, trung tâm của sự phát triển xã hội, với
nguồn lực của mình là trí lực và sức lực, con người chỉ có thể tham gia đóng
góp cho sự phát triển xã hội thông qua quá trình làm việc của mình. Quá trình
làm việc này được thể hiện qua hai yếu tố chủ quan và khách quan, đó là sức
lao động của người lao động và tất cả các điều kiện tối thiểu cần thiết để
người lao động sử dụng sức lao động của họ tác động lên tư liệu sản xuất và
tạo ra sản phẩm xã hội. Quá trình kết hợp sức lao động và các điều kiện cần
thiết để sử dụng sức lao động là quá trình người lao động làm việc. Quá trình
lao động đồng thời là quá trình sử dụng sức lao động trong công việc (hay là
việc làm, chỗ làm việc).
Điều 13, chương II Bộ Luật Lao động nước CHXHCN Việt Nam có
ghi rõ: “Mọi hoạt động lao động tạo ra nguồn thu nhập, không bị pháp luật
cấm đều được thừa nhận là việc làm”.
Theo khái niệm trên một hoạt động được coi là việc làm cần thoả mãn
hai điều kiện:
- Một là, hoạt động đó phải có ích và tạo ra thu nhập cho người lao động
và cho các thành viên trong gia đình. Điều này chỉ rõ tính hữu ích và nhấn
mạnh tiêu thức tạo ra thu nhập của việc làm.
- Hai là, hoạt động đó không bị pháp luật ngăn cấm. Điều này chỉ rõ tính
pháp lý của việc làm.
Các hoạt động lao động được xác định là việc làm bao gồm:

- Tất cả các hoạt động tạo ra của cải vật chất hay tinh thần, không bị
pháp luật cấm, được trả công dưới dạng bằng tiền hoặc hiện vật.


5

- Những công việc tự làm để thu lợi nhuận cho bản thân hoặc thu nhập
cho gia đình mình, nhưng không được trả công (bằng tiền hoặc hiện vật) cho
công việc đó. Đó có thể là các công việc trong các cơ sở sản xuất kinh doanh
thuộc sở hữu tư nhân của gia đình, các công việc nội trợ, chăm sóc con cái,
đều được coi là việc làm.
Trong nền kinh tế, người có sức lao động nói chung luôn có nhu cầu việc
làm để tạo nguồn thu nhập, đảm bảo cuộc sống. Người có việc làm là những
người từ đủ 15 tuổi trở lên trong nhóm dân số hoạt động kinh tế đang làm
công việc để nhận tiền lương, tiền công hoặc lợi nhuận bằng tiền hay hiện vật
hoặc đang làm công việc không được hưởng tiền lương, tiền công hay lợi
nhuận trong các công việc sản xuất kinh doanh, công việc nội trợ, chăm sóc
con cái.. của hộ gia đình. Khái niệm người có việc làm còn bao gồm những
người có sức lao động, có việc làm nhưng chưa chấp nhận làm việc, hoặc
chưa sẵn sàng làm việc, thậm chí không chịu làm việc. Trên thực tế, do phân
biệt người có việc làm không chịu làm việc và người không có việc làm thực
sự có những khó khăn nên những đối tượng này được liệt kê vào những người
không có việc làm. Cách thức này tuy có tiện về thống kê, nhưng không phản
ánh chính xác thực tiễn.
Trong số người có việc làm, căn cứ vào số giờ thực tế làm việc và nhu
cầu làm thêm của người được coi là có việc làm, người ta lại chia ra thành
người đủ việc làm và người thiếu việc làm.
Điều 68, chương VII, Bộ Luật Lao động nước CHXHCN Việt Nam có
quy định: “Thời giờ làm việc không quá 8 giờ trong một ngày hoặc 48 giờ
trong một tuần. Người sử dụng lao động có quyền quy định thời giờ làm việc

theo ngày hoặc tuần, nhưng phải thông báo trước cho người lao động biết.
Thời giờ làm việc hàng ngày được rút ngắn từ một đến hai giờ đối với những
người làm các công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo danh
mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành.”


6

Theo đó, người đủ việc làm gồm những người làm việc đủ thời gian quy
định là có số giờ làm việc trong tuần lễ lớn hơn hoặc bằng 48 giờ; hoặc những
người có số giờ nhỏ hơn 48, nhưng không có nhu cầu làm thêm; hoặc những
người có số giờ làm việc nhỏ hơn 48, nhưng bằng hoặc lớn hơn giờ quy định
đối với những người làm các công trình nặng nhọc, độc hại theo quy định
hiện hành.
Người thiếu việc làm là những người có tổng số giờ làm việc trong 1
tuần dưới 48 giờ, hoặc có số giờ làm việc nhỏ hơn quy định đối với những
người làm công việc nặng nhọc, độc hại theo quy định hiện hành của nhà
nước, có nhu cầu làm thêm giờ và đã sẵn sàng làm việc nhưng không có việc
để làm.
Bên cạnh nhóm người có việc làm, còn tồn tại nhóm người không có
việc làm. Đó là những người thất nghiệp.
Thất nghiệp là sự tồn tại của một bộ phận lực lượng lao động có khả
năng và sẵn sàng làm việc nhưng không tìm được việc làm.
Theo quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Người thất
nghiệp là những người đủ từ 15 tuổi trở lên, có nhu cầu làm việc nhưng không
có việc làm trong tuần lễ điều tra, và tính đến thời điểm điều tra có đi tìm việc
trong 4 tuần lễ qua hoặc không đi tìm việc trong 4 tuần lễ qua với lý do chờ
việc, nghỉ thời vụ, không biết tìm việc ở đâu... hoặc trong tuần lễ trước điều
tra có tổng số giờ làm việc dưới 48 giờ, muốn làm thêm nhưng không tìm
được việc.

1.1.2. Vai trò của việc làm
Việc làm có vai trò quan trọng quyết định đến sự phát triển kinh tế - xã
hội. Vì sự phát triển kinh tế phụ thuộc vào hiệu quả sử dụng các nguồn lực
như tài nguyên, vốn, lao động, công nghệ, trong đó việc sử dụng lao động có
vai trò quan trọng và quyết định tới sự phát triển.


7

Qua việc làm ta có thể đánh giá được sự phát triển của nông thôn về nhiều
ngành, nhiều lĩnh vực cụ thể như an sinh xã hội, trình độ phát triển của dân cư,
trình độ học hành… Ở nông thôn, tỷ lệ người có việc làm thường xuyên cao thì
cuộc sống của người dân sẽ ổn định, giảm bớt các tệ nạn xã hội mang lại do lao
động không có việc làm gây ra như chơi bời cờ bạc, nghiện hút ma tuý… Vì
thế, việc giải quyết việc làm cho người lao động nông thôn sau khi bị thu hồi
đất càng trở nên cần thiết. Giải quyết tốt vấn đề này không những góp phần
phát triển kinh tế xã hội mà còn giúp người dân lao động nông thôn giảm bớt
việc bị lôi kéo vào các hoạt động không lành mạnh trong xã hội.
Việc làm thường xuyên giúp cho người dân có đời sống thu nhập ổn
định, giúp cho họ có khả năng dễ dàng tiếp cận với khoa học công nghệ hiện
đại, đồng thời nâng cao khả năng nhận thức của người dân.
Việc làm cho lao động nông thôn sẽ góp phần thúc đẩy cơ sở hạ tầng
ngày càng phát triển theo hướng ngày càng hoàn thiện. Tạo ra sự thu hẹp
khoảng cách giữa thành thị và nông thôn.
Việc làm còn giúp cho người lao động cải tạo bản thân, thông qua những
quy định, nguyên tắc trong công việc mà người lao động sẽ sống có ý thức,
trách nhiệm hơn đối với bản thân và cộng đồng xung quanh. Việc làm cũng
làm cho người lao động hoà nhập với cộng đồng thông qua hoạt động lao
động tập thể và các mối quan hệ xã hội. Qua người lao động có thể tiếp thu,
nâng cao trình độ văn hoá, các kỹ năng sống… thậm chí tìm được công việc

mới phù hợp hơn, có thu nhập cao hơn, nâng cao đời sống vật chất và tinh
thần của bản thân và gia đình.
Đối với người nông dân đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu, rất quan
trọng. Giờ đây, khi đất canh tác của người nông dân bị quy hoạch làm khu
công nghiệp khu đô thị làm cho nông dân rơi vào tình trạng tư liệu sản xuất bị
mất hoặc giảm đi. Trong khi, họ là những người thường rất dễ bị tổn thương


8

trước sự chi phối của quy luật thị trường. Cùng với tâm lý lo sợ rủi ro, lối tư
duy “ăn chắc, mặc bền”, sản xuất nhỏ lẻ, manh mún càng làm cho cơ hội tìm
kiếm việc làm của người nông dân càng trở nên khó khăn. Do đó, tạo việc làm
cho nông dân là rất cần thiết, nhất là những nông dân bị mất đất canh tác.
1.2. Phát triển các Khu công nghiệp và vấn đề giải quyết việc làm cho lao
động bị thu hồi đất nông nghiệp
1.2.1. Tính tất yếu của xu thế phát triển các Khu công nghiệp trong quá
trình công nghiệp hoá
Hiện đang có nhiều quan niệm về khu công nghiệp. Có quan niệm cho
rằng, khu công nghiệp là một vùng đất được phân chia theo hệ thống nhằm
cung cấp mặt bằng cho các ngành công nghiệp. Có quan niệm coi khu công
nghiệp như một khu đô thị công nghiệp hay thành phố công nghiệp, ngoại
việc cung cấp cơ sở hạ tầng, tiện ích công cộng, khu công nghiệp còn bao
gồm khu thương mại, dịch vụ, hành chính, nhà ở cho người lao động… ngoài
hàng rào khu công nghiệp.
Theo nghị định 36 – CP ngày 24/4/1997 của Chính phủ, khu công nghiệp
là khu tập trung các doanh nghiệp chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực
hiện các dịch vụ sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định (có tường
rào bao quanh) không có dân cư sinh sống, do các cơ quan Nhà nước có thẩm
quyền quyết định thành lập.

Từ khi xuất hiện các khu công nghiệp cho đến nay, thực tế đã cho chúng
ta thấy vai trò hết sức quan trọng của chúng trong nền kinh tế, đặc biệt là đối
với các nước đang phát triển thường thiếu vốn và kỹ thuật. Việc tập trung các
doanh nghiệp sản xuất trong khu công nghiệp đã thu hút được nguồn vốn lớn
từ nước ngoài, cũng như sự tập trung được nguồn vốn trong nước, tạo điều
kiện đưa kỹ thuật mới vào sản xuất, thúc đẩy chuyển giao và tiếp thu tiến bộ
khoa học công nghệ, xây dựng các ngành mũi nhọn và nâng cao vị trí chủ đạo
của công nghiệp trong nền kinh tế đảm bảo tăng trưởng bền vững.


9

Việc phát triển các khu công nghiệp ngoài việc giúp giải quyết khó khăn
về vốn, việc làm còn giúp chính phủ nước sở tại học tập kinh nghiệm quản lý
tiên tiến, khai thác có hiệu quả lợi thế so sánh của nước mình, mở ra khả năng
phát triển công nghiệp theo hướng hiên đại hoá, góp phần thực hiện chính
sách mở cửa nền kinh tế, hoà nhập với kinh tế thế giới.
Các doanh nghiệp khi tham gia vào các khu công nghiệp sẽ làm tăng khả
năng cạnh tranh, khuyến trương nhãn hiệu hàng hoá của mình. Giúp nước chủ
nhà xuất khấu được vốn, chuyển giao được những công nghệ đã lỗi thời để
kéo dài vòng đời của sản phẩm.
Sự xuất hiện của các khu công nghiệp còn giúp cho nước sở tại tăng
cường xuất khẩu, thu được nhiều ngoại tệ, phân bố lại các khu vực sản xuất,
chuyển dời các khu vực sản xuất từ thành phố ra ngoại thành, thực hiện đô thị
hoá nông thôn, cải tạo môi trường sống cho dân cư đô thị, tạo thêm nhiều việc
làm cho lao động nông thôn.
Do có những vai trò hết sức to lớn đối với phát triển kinh tế xã hội nên từ
khi ra đời các khu công nghiệp đã phát triển mạnh mẽ tại hầu hết các quốc gia
trên thế giới.
Hiện nay, CNH, HĐH là con đường phát triển của mọi quốc gia trên thế

giới. Thực tiễn của nhiều quốc gia cho thấy, CNH, HĐH là nhân tố quyết định
làm thay đổi căn bản phương hướng sản xuất, chuyển nền kinh tế từ sản xuất
nông nghiệp truyền thống sang phương thức sản xuất mới, hiện đại.
Về thực chất, CNH, HĐH là quá trình cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng
phát triển mạnh khu vực công nghiệp, dịch vụ và chuyển dịch cơ cấu lao động
đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH, tăng nhanh lao động làm công nghiệp và dịch
vụ, giảm mạnh lao động làm nông nghiệp. Công nghiệp hoá diễn ra đồng thời
với phát triển các vùng kinh tế trọng điểm, khu kinh tế mở, khu công nghiệp
tập trung…


×