Tải bản đầy đủ (.docx) (86 trang)

thực trạng và giải pháp về quản lý nhà nước đối với đất nông nghiệp trên địa bàn huyện hoài đức tỉnh hà tây

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (401.89 KB, 86 trang )

Lời nói đầu
Chúng ta biết rằng, đất đai là nguồn tài nguyên thiên nhiên có vai trò vô
cùng to lớn. Nó vừa là sản phẩm của tự nhiên, vừa là sản phẩm của lao động.
Là tư liệu sản xuất đặc biệt không thể thay thế được, không thể thiếu đối với
các ngành sản xuất xã hội và đời sống con người. Điều này cũng được khẳng
định một cách rõ ràng trong Luật Đất đai năm 1993 của nước ta như sau:
“Đất đai là nguồn tài nguyên quốc gia vô cùng quí giá, là tư liệu sản xuất
đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa
bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá, xã hội ,
an ninh quốc phòng…”.
Việt Nam chúng ta là một nước có truyền thống sản xuất nông nghiệp,
gắn liền với nền văn minh lúa nước. Người dân chúng ta vẫn sinh sống chủ
yếu bằng hoạt động sản xuất nông nghiệp. Và ngay cả hiện tại, khi đất nước
đang trên đà phát triển, đang trong quá trình CNH-HĐH thì ngành sản xuất
nông nghiệp vẫn chiếm một tỷ trọng lớn trong GDP, với một lượng lớn lao
động (khoảng 70% lực lượng lao động) hoạt động trong lĩnh vực này.
Là một huyện nông thôn của tỉnh Hà Tây, nằm trong lưu vực đồng bằng
sông Hồng, có vị trí tiếp giáp với thủ đô Hà Nội, thị xã Hà Đông; gần thị xã
Sơn Tây, khu du lịch Ba Vì, khu công nghệ cao Láng – Hoà Lạc và nằm
cạnh tam giác tăng trưởng kinh tế Hà Nội -Hải Phòng – Quảng Ninh. Vì vậy
Hoài Đức có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế xã hội theo
hướng tăng tỉ trọng các ngành phi nong nghiệp. Vì lý do này mà trong những
năm gần đây cơ cấu đất đai của Hoài Đức thay đổi rất nhanh chóng, đất đai
dành cho sản xuất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp – thay vào đó là đất đai
dành cho sản xuất phi nông nghiệp tăng nhanh. Đây là một xu hướng biến
1
1
động phù hợp với quy luật của sự phát triển kinh tế xã hội. Tuy nhiên các
vấn đề đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, ổn định đời sống của người
dân và hạn chế những trường hợp vi phạm đất đai trên địa bàn huyện (nhất
là những vi phạm về việc tự ý chuyển nhượng, chuyển đổi, sử dụng đất sai


mục đích…) thì việc quản lý đất nông nghiệp một cách hợp lý, hiệu quả, bền
vững đang được đặt ra. Và chúng ta cần phải tập trung ruộng đất, chuyển đổi
cơ cấu cây trồng phù hợp để tiến hành phát triển một nền nông nghiệp hàng
hoá, với những vùng chuyên canh, chuyên môn hoá…
Sau một thời gian thực tập tại phòng Tài nguyên và Môi trường huyện
Hoài Đức tỉnh Hà Tây, em nhận thấy đây là một vấn đề cần được quan tâm.
Và để hiểu sâu hơn vấn đề, đồng thời từ đó đưa ra những giải pháp góp phần
tăng cường quản lý nên em đã chọn đề tài: “Thực trạng và giải pháp về
quản lý Nhà nước đối với đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Hoài Đức
tỉnh Hà Tây” làm chuyên đề tốt nghiệp của mình.
Bằng phương pháp thống kê, thu thập phân tích số liệu từ cơ quan thực
tập; khoanh định, quan sát và đánh giá trên bản đồ, kết hợp với việc đi thực
tế một số địa phương trong huyện em đã có những tư liệu nhất định và em
xin được trình bày chuyên đề với các phần chính sau:
Phần I: Cơ sở khoa học về quản lý Nhà nước đối với đất nông
nghiệp .
Phần II: Thực trạng quản lý Nhà nước đối với đất nông nghiệp
ở Hoài Đức hiện nay.
Phần III: Các giải pháp tăng cường quản lý Nhà nước đối với đất
nông nghiệp trên địa bàn huyên Hoài Đức.
Em xin chân thành cảm ơn GS.TSKH Lê Đình Thắng, các thầy cô
giáo trong Trung Tâm cùng tập thể các đồng chí cán bộ, nhân viên phòng
2
2
Tài nguyên và Môi trường huyện Hoài Đức tỉnh Hà Tây đã tận tình giúp đỡ
em trong quá trình thực tập để em có thể hoàn thành được chuyên đề của
mình.
Do thời gian thực tập không nhiều, những kiến thức của bản thân còn
hạn chế và phương pháp nghiên cứu, tiếp cận đề tài vẫn chủ yếu là từ lý
thuyết nên chuyên đề không thể tránh khỏi những thiếu sót. Vậy em mong

nhận được sự đóng góp quý báu của các thầy cô giáo và tập thể cơ quan
phòng Tài nguyên và Môi trường để chuyên đề của em được hoàn thiện hơn,
đồng thời giúp em có thêm kiến thức, kinh nghiệm cho nghề nghiệp của
mình sau này.
Hà Tây, tháng 5 năm 2005
Sinh viên: Nguyễn Duy Dương.
3
3
Phần I
cơ sở khoa học về quản lý Nhà nước
đối với đất nông nghiệp
1. Đất nông nghiệp
Căn cứ vào Luật Đất đai năm 1993 và luật sửa đổi bổ xung một số điều
của Luật Đất đai năm 1998 và 2001 thì đất đai của nước ta được chia ra làm 5
loại cơ bản là đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất ở, đất chuyên dùng và đất
chưa sử dụng. Và từ đó đất nông nghiệp được hiểu là đất sử dụng chủ yếu vào
mục đích sản xuất nông nghiệp của các ngành nông nghiệp như trồng trọt, chăn
nuôi, nuôi trồng thuỷ sản hay để nghiên cứu thí nghiệm về nông nghiệp. Như
vậy trong loại đất nông nghiệp này được chia ra chi tiết như sau:
1. Đất trồng cây hàng năm
1.1. Đất ruộng lúa, lúa màu (Ruộng 3 vụ, 2 vụ, 1 vụ,
chuyên mạ).
1.2. Đất nương rẫy (nương trồng lúa và nương rẫy khác).
1.3. Đất trồng cây hàng năm khác (chuyên rau màu, cây
công nghiệp hàng năm, cây hàng năm còn lại…).
2. Đất vườn tạp
3. Đất trồng cây lâu năm
3.1. Đất trồng cây công nghiệp lâu năm.
3.2. Đất trồng cây ăn quả.
4

4
3.3. Đất trồng cây lâu năm khác.
3.4. Đất ươm cây giống.
4. Đất đồng cỏ chăn nuôi.
4.1. Đất cỏ trồng dùng vào chăn nuôi.
4.2.Đất cỏ tự nhiên dùng vào chăn nuôi.
5. Đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản (MNNTTS)
5.1. Chuyên nuôi cá.
5.2. Chuyên nuôi tôm.
5.3. Nuôi trồng thuỷ sản khác.
Tuy nhiên với cách hiểu và cách chia như thế này đã dẫn đến một số khó
khăn trong quản lý. Bởi việc phân chia đất đai vừa theo mục đích sử dụng vừa
theo địa bàn này đã dẫn đến những sự trùng lặp, chồng chéo từ hai cách thức
quản lý.
Từ những sự mâu thuẫn và bất cập này mà Luật Đất đai năm 2003 đã ra
đời để đáp ứng cho yêu cầu quản lý vĩ mô của Nhà nước về đất đai. Và theo
luật đất đai năm 2003 thì đất đai của nước ta được chia ra làm ba nhóm là:
nhóm đất nông nghiệp, nhóm đất phi nông nghiệp và nhóm đất chưa sử dụng,
trong đó nhóm đất nông nghiệp bao gồm đất lâm nghiệp, đất sản xuất nông
nghiệp, đất nuôi trồng thuỷ sản. Ta nhận thấy cách phân chia này đã thay đổi
rất nhiều so với luật cũ, nó tạo điều kiện thuận lợi hơn cho quản lý Nhà nước về
đất đai.
5
5
Như vậy, so với cách chia cũ thì đất nông nghiệp sẽ bao gồm đất sản xuất
nông nghiệp, đất nuôi trồng thuỷ sản (theo luật đất đai năm 2003) và không có
đất vườn tạp.
Theo đó (Luật Đất đai năm 2003 và Thông tư số 28/2004/TT- BTNMT)
đất nông nghiệp (theo nghĩa hẹp- không bao gồm đất lâm nghiệp) được hiểu là:
“loại đất sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp”, bao gồm đất trồng cây

hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thuỷ sản. Nó được chia chi tiết
như sau:
1. Đất trồng cây hàng năm
1.1. Đất trồng lúa ( đất chuyên trồng lúa nước, đất trồng lúa nước
còn lại, đất trồng lúa nương).
1.2. Đất cỏ dùng vào chăn nuôi (đất trồng cỏ, đất cỏ tự nhiên có
cải tạo).
1.3. Đất trồng cây hàng năm khác (đất bằng trồng cây hàng năm
khác, đất nương rẫy trồng cây hàng năm khác).
2. Đất trồng cây lâu năm
2.1. Đất trồng cây công nghiệp lâu năm.
2.2. Đất trồng cây ăn quả lâu năm.
2.3. Đất trồng cây lâu năm khác.
3. Đất nuôi trồng thuỷ sản
3.1. Đất nuôi trồng thuỷ sản nước lợ, mặn.
3.2. Đất nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt.
6
6
Như vậy cách chia các loại đất theo luật đất đai năm 1993 và 2003 cơ bản
là có sự khác nhau, nhưng với đất nông nghiệp (trong phạm vi nghiên cứu của
chuyên đề) thì thành phần chính vẫn là đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây
lâu năm và đất nuôi trồng thuỷ sản.
2. Đặc điểm và vai trò của đất nông nghiệp
2.1. Đặc điểm của đất nông nghiệp
Đất đai nói chung và đất sản xuất nông nghiệp nói riêng có những đặc
điểm cơ bản sau:
Đất đai vừa là sản phẩm của tự nhiên vừa là sản phẩm của lao động
Chúng ta đều biết đất đai là sản phẩm của tự nhiên, nó được coi là nguồn
tài nguyên thiên nhiên quý giá. Quá trình hình thành của nó là một sự thay đổi
trạng thái vật chất tự nhiên (từ đá) trải qua hàng triệu năm. Và nó tồn tại như

một trạng thái hiển nhiên, có trước lao động và không phụ thuộc vào ý thức chủ
quan của con người. Tuy nhiên, từ khi con người tồn tại trên trái đất này thì con
người đã biết dựa vào thiên nhiên, sử dụng lao động cải tạo điều kiện nguyên
thuỷ của đất đai để phục vụ cho cuộc sống. Mà trước tiên đó là những hoạt
động còn sơ khai như đốt rừng làm nương rẫy, cày bừa vun xới… rồi đến việc
khoanh vùng bảo vệ đất đai , lập ra ranh giới vùng lãnh thổ hay các quốc gia
như ngày nay. Dần dần thì lao động của con người đã kết tinh vào đất đai, tạo
cho đất đai ngày một phì nhiêu và có giá trị hơn. Vì lẽ đó mà đất đai vừa là sản
phẩm của tự nhiên vừa là sản phẩm của lao động.
Đất đai đồng thời là tư liệu lao động và đối tượng lao động
7
7
Trong sản xuất nông nghiệp thì đất đai được coi là đầu vào trực tiếp của
quá trình sản xuất, đầu ra sau một quá trình lao động là những sản phẩm nông
nghiệp. Như vậy con người đã sử dụng lao động của mình tác động vào đất đai
để khai thác giá trị sử dụng của đất (chính là khai thác độ phì nhiêu của đất).
Từ đó nước, không khí, các khoáng chất và các chất dinh dưỡng khác có trong
đất sẽ nuôi sống cây trồng để tạo ra sản phẩm cung cấp cho con người.
Trong sản xuất nông nghiệp đất đai không phải là mục tiêu cuối cùng của
lao động, mà mục tiêu đó chính là những sản phẩm nông nghiệp. Có nghĩa con
người tác động vào đất đai chỉ là hình thức gián tiếp tác động tới cây trồng, như
vậy đất đai là tư liệu lao động. Thế nhưng, để có được những sản phẩm nông
nghiệp, con người phải tác động tới đất đai trước tiên thông qua những dụng cụ
lao động của mình. Như vậy đất đai là đối tượng lao động.
Chúng ta nhận thấy rằng, đất đai có một sự khác biệt rất lớn đối với các
vật chất tự nhiên khác, bởi chỉ có đất đai mới có thể đồng thời đồng thời là tư
liệu lao động và đối tượng lao động. Như thế, đặc điểm này của đất đai đã cho
ta thấy đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt, không thể thay thế và không thể loại
ra khỏi quá trình sản xuất như những tư liệu sản xuất khác có thể.
Đất đai bị giới hạn về mặt không gian và có vị trí cố định

Tất cả chúng ta đều nhận thấy một điều hiển nhiên, đất đai có sự giới hạn
về không gian và có vị trí cố định. Trong một phạm vi ranh giới nhất định thì
tổng diện tích tự nhiên của một đơn vị hành chính là không đổi, và ngay cả diện
tích tự nhiên của toàn cầu cũng không đổi. Tuy nhiên, nếu xét trong cơ cấu các
loại đất thì có thể thay đổi bởi điều này phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng loại đất
đó của con người. Đối với đất nông nghiệp, theo quy luật của sự phát triển kinh
tế xã hội thì có xu hướng giảm dần và thay vào đó là đất phi nông nghiệp tăng
lên do có sự thay đổi của cơ cấu lao động, cơ cấu ngành. Mặc dù con người có
8
8
thể khai hoang đưa đất chưa sử dụng vào sản xuất nông nghiệp để bù đắp vào
phần diện tích đất nông nghiệp đã chuyển mục đích sử dụng, nhưng phần diện
tích ấy cũng chỉ có giới hạn mà thôi.
Đối với đất nông nghiệp, việc gặp phải giới hạn về không gian, vị trí cố
định và phân bố đất đai có thể sản xuất nông nghiệp được không đều đã tạo ra
một số rào cản cho sự phát triển sản xuất nông nghiệp ở một số nơi. Như thế
yêu cầu đặt ra ở đây là phải sử dụng đất hợp lý, hiệu quả, phù hợp với điều
kiện từng địa phương. Từ đó hình thành các vùng chuyên môn hoá, chuyên
canh về sản xuất nông nghiệp và phát triển trao đổi hàng hoá.
Đất đai là tư liệu sản xuất không thể tự sản sinh, có chất lượng không
đều, khả năng sản xuất là vô hạn
Như chúng ta đã khẳng định, đất đai là sản phẩm của tự nhiên, là sản
phẩm của quá trình phong hoá đá. Phải trải qua hàng triệu năm thì quá trình
phong hoá đá mới cho ra đất. Như thế có thể coi đất đai là không thể tự sản sinh
ra được. Mặt khác, quá trình phong hoá sẽ tạo ra những loại đất khác nhau từ
những loại đá khác nhau. Như thế hàm lượng các chất dinh dưỡng (độ phì
nhiêu) có trong đất sẽ khác nhau ở mỗi nơi. Tuy nhiên việc có độ phì nhiêu
khác nhau ở mỗi loại đất là khó xác định vì đối với mỗi cây trồng khác nhau thì
sự thích hợp và sản phẩm là khác nhau.
Trong quy hoạch kế hoạch sử dụng đất, đất đai sẽ được phân bổ một cách

phù hợp cho các nhu cầu phát triển kinh tế xã hội . Như thế, tuỳ vào điều kiện
của mỗi địa phương, đất đai sẽ được sử dụng khác nhau. Những đất có điều
kiện sản xuất nông nghiệp thì được ưu tiên cho sản xuất nông nghiệp.
Đất đai là một sự hưu hạn, thế nhưng khả năng sản xuất và cho ra sản
phẩm của đất đai là vô hạn. Đất đai khác với những tư liệu sản xuất khác, nó
9
9
không hề bị hao mòn, không hề bị đào thải ra khỏi quá trình sản xuất. Nếu con
ngươi biết sử dụng hợp lý thì không những đất đai không bị xấu đi mà còn
ngày càng tốt hơn sau mỗi quá trình sử dụng (trong những giới hạn của khả
năng sản xuất).
Tóm lại, với các đặc điểm trên, để đảm bảo cho mục tiêu phát triển sản
xuất nông nghiệp trong khi đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp đi do yêu cầu
của phát triển kinh tế xã hội, hội nhập quốc tế thì đặt ra các vấn đề là phải có
các biện pháp, các chính sách đất đai để đất đai được sử dụng ngày một hiệu
quả, hợp lý và bền vững hơn.
2.2. Vai trò của đất nông nghiệp
Đất đai nói chung có vai trò vô cùng to lớn và quan trọng. Trước hết ta
nhận thấy nó là tiền đề đầu tiên của mọi hoạt động sống và của mọi quá trình
sản xuất. Cũng như chúng ta đã từng khẳng định đất đai nó tham gia vào hầu
hết các ngành sản xuất xã hội. Tuy nhiên với mỗi ngành khác nhau thì vai trò
của đất đai là khác nhau. Đối với ngành sản xuất phi nông nghiệp thì trước hết
ta nhận thấy nó chính là cơ sở, nền móng và điểm tựa để có thể xây dựng được
nhà xưởng, cầu cống giúp đi lại thuận tiện hay để xây dựng nhà cửa làm các
văn phòng hoạt động kinh doanh, làm nơi ở của con người… Thậm chí, chính
đất đai là đối tượng của một số hoạt động sản xuất như khai thác, chế biến vật
liệu xây dựng…
Đối với nông nghiệp, đất đai trước tiên cũng là điểm tựa để con người có
thể tiến hành được hoạt động sản xuất của mình và cây trồng có thể sinh trưởng
phát triển được. Quan trọng hơn, với những thuộc tính và bản chất tự nhiên như

tính chất hoá học, lý học… mà đất đai đã cung cấp cho cây trồng chất dinh
dưỡng, giúp cây trồng tồn tại, sinh trưởng, phát triển, cung cấp sản phẩm cho
con người. Như vậy, trong sản xuất nông nghiệp thì đất đai (đất nông nghiệp)
1
0
1
0
có vai trò to lớn, nó vừa là điểm tựa vừa là cơ sở cung cấp chất dinh dưỡng để
cây trồng có thể sinh trưởng, phát triển được. Đó là nhờ độ phì nhiêu của đất
đai - đây là một yếu tố quyết định đến năng xuất và chất lượng cây trồng.
Những vai trò đó của đất đai (đất nông nghiệp) chính là bản chất vốn có
của nó. Nhưng đất đai còn có những vai trò, giá trị to lớn khác mà không phải
thuộc về tự nhiên, bản chất của nó mà do trong chính quá trình khai thác, sử
dụng con người đã tạo ra nó. Việc này xuất phát từ yêu cầu của cuộc sống, khi
xã hội ngày một đông người hơn, đất đai trở nên khan hiếm, vô tình nó đã có
giá trị hơn. Điều này khi được phản ánh qua các quan hệ hàng hoá- tiền tệ thì
nó là một nguồn vốn to lớn của đất nước (như Nghị quyết TW7 lần 2 tháng 01
năm 2003 đã khẳng định). Và hàng năm nguồn vốn này đã đóng góp vào ngân
sách Nhà nước là không nhỏ, nó hình thành từ (theo Điều 54 Luật Đất đai năm
2003):
-Tiền sử dụng đất.
-Tiền thuê đất.
-Thuế sử dụng đất.
-Thuế thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất.
-Tiền thu từ việc sử phạt vi phạm pháp luật đất đai.
-Tiền bồi thường cho Nhà nước khi gây thiệt hại trong quản lý và
sử dụng đất đai.
-Phí và lệ phí trong quản lý, sử dụng đất đai
Không những thế, khi có sự hình thành và phát triển của TTBĐS thì chính
trong bản thân đất đai đã tiềm ẩn một giá trị vô cùng to lớn bởi khi đó đất đai

1
1
1
1
đã được coi là là một loại tài sản đặc biệt. Người sử dụng nó có thể được
chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, tặng, cho hay góp vốn liên doanh và thế
chấp trong những điều kiện nhất định. Từ đây nó có thể giúp chủ sử dụng giải
quyết những vấn đề vốn khi cần thiết.
Với nguồn vốn này thì Nhà nước hay các cá nhân, tổ chức có thể đầu tư
vào nhiều việc như phát triển cơ sơ hạ tầng, tạo kinh phí khai hoang phục hoá
cải tạo đất đai, đầu tư thâm canh sản xuất ….
Tóm lại, vai trò của đất đai nói chung và đất nông nghiệp nói riêng là vô
cùng to lớn. Nó không những đóng góp vai trò là điểm tựa trong các ngành sản
xuất, là cơ sở cung cấp dinh dưỡng nuôi cây trồng trong sản xuất nông nghiệp
mà còn là một trong những thành phần đảm bảo nguồn thu ngân sách Nhà
nước, tạo nguồn vốn giúp các cá nhân, tổ chức đầu tư sản xuất.
1
2
1
2
3. Khái niệm về quản lý và nội dung quản lý Nhà nước đối với
đất nông nghiệp
3.1. Khái niệm về quản lý và sự cần thiết phải quản lý Nhà nước
đối với đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Hoài Đức
Chúng ta biết rằng, hoạt động quản lý là một hoạt động rất quan trọng.
Nó cần thiết và không thể thiếu đối với mọi ngành và mọi lĩnh vực trong đời
sống xã hội. Mỗi đất nước, mỗi công ty, doanh nghiệp thậm chí là trong một
gia đình thì việc quản lý cũng là quan trọng. Trong mỗi ngành, mỗi lĩnh vực thì
yêu cầu và đặc thù quản lý là khác nhau, nhưng tất cả chúng đều vận động và
tồn tại theo một quy luật nhất định. Vì thế, quản lý chính là sự nắm bắt và điều

chỉnh các hoạt động theo những quy luật ấy.
Trong xã hội, con người luôn được đặt ở vị trí trung tâm của mọi hoạt
động và việc quản lý đương nhiên cũng phải hướng vào những mục tiêu, mục
đích của con người. Như vậy, quản lý ta có thể khái quát là sự tác động có
hướng đích của chủ thể quản lý lên các đối tượng quản lý nhằm đạt được những
mục tiêu đã định sẵn. Đối với đất đai thì chủ thể quản lý chính là Nhà nước mà
đại diện là các cấp chính quyền, sở ban ngành ở các địa phương. Và đối tượng
của quản lý chính là các hoạt động khai thác và sử dụng đất đai.
Từ những điều này thì quản lý Nhà nước về đất đai là quá trình tác động
bằng các cơ chế chính sách của các cấp chính quyền, các sở ban ngành ở địa
phương vào các hoạt động khai thác sử dụng đất đai nhằm khai thác và sử
dụng đất một cách có hiệu quả và bền vững.
Công tác quản lý Nhà nước về đất đai được phân cấp, phân quyền và phân
công nhiệm vụ cụ thể ở mỗi cấp. Điều này được quy định cụ thể trong nghị
1
3
1
3
định số 91/2002/NĐ-CP ngày 11/11/2002 của Chính phủ về việc quy định
nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường .
Bộ máy quản lý Nhà nước vế đất đai được cụ thể thành sơ đồ sau:
Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước về TN&MT

1
4
1
4
Chính phủ
Các bộ, cơ quan ngang bộ và cơ quan thuộc
Chính phủ khác

Bộ Tài nguyên & Môi tr ờng
(các vụ, cục , văn phòng)

UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ơng
UBND xã, ph ờng, thị trấn
Sở Tài nguyên và Môi tr ờng
Phòng Tài nguyên và Môi tr ờng
UBND huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh
Cán bộ địa chính, môi tr ờng cấp xã
Nh vy, B Ti nguyờn v Mụi Trng l c quan qun lý t ai, mụi
trng v cỏc ti nguyờn khỏc trong phm vi c nc. B Ti nguyờn v
Mụi Trng cú trỏch nhim trc Chớnh ph v nhng vn trong phm
vi qun lý ca mỡnh. ng thi ch o cp di qun lý cht ch ti nguyờn
v mụi trng ca a phng. i vi s v phũng Ti nguyờn v Mụi
Trng l c quan chuyờn mụn, giỳp UBND cựng cp qun lý v chu trỏch
nhim trc UBND cựng cp v cp trờn trc tip v lnh vc ca mỡnh
a phng.
Nh ó gii thiu qua thỡ chỳng ta bit rng Hoi c l mt huyn nụng
nghip ca tnh H Tõy, ngi dõn sng ch yu bng ngh nụng. Mt khỏc,
Hoi c cú v trớ nm rong khu vc cú nhiu iu kin thun li cho phỏt
trin kinh t xó hi theo hng dch v cụng nghip nụng nghip. V
nhng nm gn õy c cu kinh t ó thay i theo hng ú. Quỏ trỡnh
CNH HH nụng nghip nụng thụn ang din ra khỏ nhanh Hoi c.
Vi nhng iu ny, ng u- UBND huyn Hoi c ó nhn thy sc ộp
v lao ng, vic lm v thu nhp ca ngi dõn l rt ln. t nụng nghip
ang b thu hp phc v cho yờu cu phỏt trin kinh t xó hi ca huyn,
tnh Cựng vi nú l t l lao ng nụng nghip cng ang gim nhanh
chúng. Tuy nhiờn trong s lao ng ri khi nụng nghip li cú mt b phn
tht nghip do khụng cũn t hoc khụng cú t sn xut nụng nghip.
Vn an ninh lng thc, vn n nh i sng nhõn dõn ó t ra

nhim v nng n i vi cỏc c quan chc nng. Nguyờn nhõn sõu xa ca
nhng vn ny l t nụng nghip ang gim nhanh chúng. Vỡ vy ta phi
tin hnh qun lý t nụng nghip. Mt khỏc, do cú nhng li ớch trc mt v
mt kinh t nờn cú nhiu h gia ỡnh ó bt chp lut phỏp m t ý chuyn i,
chuyn nhng trỏi phộp, s dng sai mc ớch, ln chim Vỡ l ny m yờu
cu qun lý i vi t nụng nghip trờn a bn huyn Hoi c li cng phi
t ra.
1
5
1
5
UBND huyện
Chủ tịch UBND huyện
Phòng Tài nguyên và Môi tr ờng
Tr ởng phòng
UBND các xã, thị trấn
Chủ tịch UBND xã, thị trấn
Các phòng ban khác
Phó
Phòng
Cán bộ, nhân viên khác
Cán bộ địa chính, môi tr ờng các xã, thị trấnCán bộ quản lý khác (thuộc cấp xã)
dỏp ng yờu cu qun lý ny, UBND huyn Hoi c ó t chc v
phõn cp b mỏy qun lý t ai trờn a bn huyn (t huyn ti xó, th trn)
nh sau:
S 2: C cu t chc b mỏy qun lý TN&MT
Hoi c (t huyn ti xó, th trn)
Trong ú: biu hin mi quan h phõn cp
biu hin mi quan h cựng cp
Nh vy, phũng Ti nguyờn v Mụi trng huyn Hoi c l c quan

chuyờn mụn qun lý v t ai v mụi trng trờn a bn huyn, tham mu
giỳp UBND huyn qun lý, cú trỏch nhim bỏo cỏo v thụng qua UBND huyn,
s Ti nguyờn v Mụi trng tnh H Tõy mi vn liờn quan ti lnh vc
mỡnh ph trỏch.
Cũn cỏc cỏn b a chớnh xó, th trn giỳp UBND cp xó qun lý Nh
nc v lnh vc t ai, mụi trng trờn a bn hnh chớnh a phng mỡnh.
V nhim v ca cỏc cỏn b a chớnh, mụi trng l lp, t chc thc hin quy
hoch k hoch s dng t a phng mỡnh; thng kờ, kim kờ t ai; giỏm
sỏt bin ng t ai Cú trỏch nhim bỏo cỏo, thụng qua UBND cp xó,
phũng Ti nguyờn v Mụi trng huyn.
3.2. Ni dung qun lý Nh nc i vi t nụng nghip
Theo Lut t ai nm 2003, cú 13 ni dung qun lý Nh nc v t ai
c quy nh c th ti iu 6. Tuy nhiờn nhng ni dung qun lý Nh nc
1
6
1
6
về đất đai nói chung và đất nông nghiệp nói riêng tại cấp huyện (cụ thể tại
huyện Hoài Đức tỉnh Hà Tây) thì cơ bản như sau:
- Khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính.
- Lập, triển khai và giám sát việc thực hiện quy hoạch kế hoạch sử
dụng đất .
- Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi và chuyển mục đích
sử dụng dất.
- Đăng ký quyền sử dụng đất , lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
- Thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
- Thanh tra, kiểm tra, giải quyết tranh chấp-đơn thư khiếu nại , tố
cáo và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai.
a.Khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính

Chúng ta biết rằng, trong các nội dung quản lý Nhà nước về đất đai thì
nội dung khảo sát, đo đạc và lập bản đồ địa chính là nội dung cơ bản, đầu tiên
để thiết lập một hệ thống thông tin về đất đai . Nói như vậy thì công tác đo đạc,
khảo sát và lập bản đồ địa chính là hết sức quan trọng.Trước hết nó cho biết
được diện tích, hình thể và thực trạng quỹ đất cũng như về địa hình và sự phân
bố của đất đai. Sau khi có những thông tin cơ bản về thửa đất thì những thông
tin này được chuyển thể sang bản đồ và bản đồ địa chính là cơ sở, căn cứ đầu
tiên để thực hiện quản lý Nhà nước về đất đai.
Đối với đất nông nghiệp thì cùng với việc khảo sát đo đạc là công việc
đánh giá, phân hạng đất. Công việc này trước hết là để biết được chất lượng của
đất ra sao. Đồng thời để chia ra các hạng đất khác nhau, làm căn cứ tính thuế sử
dụng đất đối với các cá nhân, tổ chức có sử dụng đất canh tác. Tuy nhiên trong
lĩnh vực này, hiện Nhà nước đang có nhiều những khuyến khích hỗ trợ nông
dân nhằm xoá đói giảm nghèo ở nông thôn, có hướng chuyển đổi cơ cấu cây
1
7
1
7
trồng vật nuôi hợp lý để đẩy nhanh quá trinh CNH nông thôn, đồng thời thúc
đẩy việc khai hoang phục hoá đất và nâng cao hệ số sử dụng đất trong nông
nghiệp . Vì vậy mà thuế sử dụng đất nông nghiệp đang ngày càng được giảm
dần và tiến tới xoá bỏ đối với người nông dân.
Như vậy đây là nội dung quan trọng, là cơ sở đầu tiên để Nhà nước tiến
hành quản lý chặt chẽ về đất đai.
b. Lập, triển khai và giám sát việc thực hiện quy hoạch kế hoạch sử
dụng đất
“Quy hoạch sử dụng đất là việc khoanh định hay điều chỉnh khoanh định
đối với các loại đất cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển kinh tế xã hội của
từng địa phương và trong cả nước, là việc tính toán phân bổ việc sử dụng đất cụ
thể về số lượng, chất lượng, vị trí, không gian. Mục tiêu của việc quy hoạch sử

dụng đất là xây dựng cơ sở khoa học làm căn cứ cho việc xây dựng kế hoạch
sử dụng đất, nhằm lựa chon phương án sử dụng đất đạt hiệu quả cao nhất về
kinh tế, xã hội, môi trường sinh thái, an ninh quốc phòng”.
(Những sửa đỏi bổ sung cỏ bản của luật đất đai năm 2003- NXB Tư pháp 12/2003).
Còn kế hoạch sử dụng đất là sự cụ thể hoá của quy hoạch sử dụng đất.
Nó đưa ra những mục tiêu, biện pháp cụ thể cho tới từng năm để nhằm thực
hiện được phương hướng mà quy hoạch sử dụng đất đã đưa ra.
Đối với cấp huyện, việc xét duyệt quy hoạch kế hoạch sử dụng đất là
thuộc thẩm quyền của UBND cấp tỉnh. Trước hết UBND cấp huyện phải gửi hồ
sơ lên sở Tài nguyên và Môi trường, hồ sơ gồm:
- Tờ trình của UBND cấp huyện trình UBND cấp tỉnh xét duyệt
quy hoạch kế hoạch sử dụng đất.
- Báo cáo thuyết minh tổng hợp quy hoạch kế hoạch sử dụng đất.
- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
- Bản đồ quy hoạch sử dụng đất đối với trường hợp xét duyệt quy
hoạch sử dụng đất.
1
8
1
8
Sau đó sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm lấy ý kiến của các
cơ quan có liên quan và tổng hợp gửi ý kiến thẩm định tới UBND cấp huyện để
hoàn chỉnh hồ sơ. Tiếp đó UBND huyện hoàn chỉnh hồ sơ và kèm theo nghị
quyết của HĐND đến sở Tài nguyên và Môi trường để trình UBND cấp tỉnh
xét duyệt.
Đối với cấp xã (không thuộc khu vực quy hoach phát triển đô thị) thì
việc xét duyệt quy hoạch kế hoạch sử dụng đất chi tiết là thuộc thẩm quyền và
trách nhiệm của UBND cấp huyện.
Hồ sơ gồm có:
- Tờ trình của UBND xã trình UBND huyện xét duyệt quy hoạch

sử dụng đất chi tiết, kế hoạch sử dụng đất chi tiết.
- Báo cáo thuyết minh tổng hợp quy hoạch sử dụng đất chi tiết, kế
hoạch sử dụng đất chi tiết.
- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
- Bản đồ quy hoạch sử dụng đất chi tiết đối với trường hợp xét
duyệt quy hoạch sử dụng đất chi tiết.
Hồ sơ được gửi lên phòng Tài nguyên và Môi trường để lấy ý kiến của
các cơ quan có liên quan và phòng có trách nhiệm tổng hợp ý kiến thẩm định
gửi UBND xã để hoàn chỉnh hồ sơ. Sau khi hoàn chỉnh hồ sơ, UBND xã trình
HĐND xã thông qua và kèm theo nghị quyết của HĐND gửi đến phòng Tài
nguyên và Môi trường trình UBND huyện xét duyệt.
Đối với xã (thuộc khu vưc quy hoạch phát triển đô thị) thì việc xét duyệt
được thực hiện bởi cấp tỉnh.
Quy hoạch kế hoạch sử dụng đất là nhũng công cụ quan trọng để Nhà
nước thực hiện thống nhất quản lý về đất đai. Mà đại diện của Nhà nước ở các
địa phương là những cơ quan chuyên môn về địa chính ở các cấp có nhiệm vụ
tổ chức thực hiện và giám sát thực hiện quy hoạch kế hoạch sử dụng đất trên
địa bàn mình quản lý. Vì vậy mà Nhà nước vẫn có thể thực hiện được quyền
1
9
1
9
định đoạt của mình đối đất đai và nắm được sự chu chuyển của đất đai thông
qua kết quả của quy hoạch kế hoạch sử dụng đất. Đồng thời đảm bảo được việc
sử dụng đất hiệu quả, hợp lý, bền vững, phù hợp với mục tiêu, chiến lược phát
triển kinh tế xã hội đã đề ra; ngăn chặn xử lý kịp thời những trường hợp lấn
chiếm, sử dụng sai mục đích, tự ý chuyển đổi, mua bán trái phép. Căn cứ vào
quy hoạch kế hoạch sử dụng đất Nhà nước có cơ sở để thực hiện việc giao đất,
cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất hay chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật
nuôi phù hợp với điều kiện tự nhiên từng vùng cũng như phù hợp với chiến

lược phát triển kinh tế xã hội.
Sở dĩ quy hoạch kế hoạch sử dụng đất có một vai trò quan trọng như vậy
là vì các phương án quy hoạch kế hoạch sử dụng đất chỉ được đưa ra sau khi có
sự lựa chọn, đánh giá phân tích kỹ lưỡng các điều kiện tự nhiên của từng vùng
cũng như điều kiện kinh tế xã hội hay về nhu cầu sử dụng đất của mỗi nơi. Từ
đó sẽ có một phương án quy hoạch, kế hoạch tối ưu nhất được đưa ra để thực
hiện.
Theo Luật Đất đai 2003 thì quy hoạch kế hoạch sử dụng đất được lập
trên cơ sở những căn cứ sau (điều 22):
*Đối với quy hoạch sử dụng đất thì căn cứ vào:
- Chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội, an ninh
quốc phòng của cả nước.
- Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của cả nước.
- Điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội và nhu cầu của thị trường.
- Hiện trạng sử dụng đất và nhu cầu sử dụng đất.
- Định mức sử dụng đất.
- Tiến bộ khoa học kỹ thuật có liên quan đến sử dụng đất.
- Kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất kỳ trước.
*Đối với kế hoạch sử dụng đất thì căn cứ vào:
2
0
2
0
- Quy hoạch sử dụng đất đã được cơ quan Nhà nước có thẩm
quyết định xét duyệt.
- Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm và hàng năm của Nhà
nước.
- Nhu cầu sử dụng đất của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng
dân cư.
- Kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất kỳ trước.

- Khả năng đầu tư thực hiện các dự án công trình có sử dụng đất.
Và với những nội dung sau:
*Về nội dung của quy hoạch sử dụng đất:
- Điều tra, nghiên cứu, phân tích tổng hợp điều kiện tự nhiên, kinh
tế xã hội và hiện trạng sử dụng đất; đánh giá tiềm năng sử dụng
đất.
- Xác định phương hướng, mục tiêu sử dụng đất trong kỳ quy
hoạch.
- Xác định diện tích các loại đất phân bổ cho nhu cầu phát triển
kinh tế xã hội, quốc phòng an ninh.
- Xác định diện tích đất phải thu hồi để thực hiện các công trình dự
án.
- Xác định các biện pháp sử dụng, bảo vệ, cải tạo đất và bảo vệ
môi trường.
- Giải pháp tổ chức thực hiện quy hoạch sử dụng đất.
*Về nội dung của kế hoạch sử dụng đất:
- Phân tích đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất kỳ
trước.
- Kế hoạch thu hồi diện tích các loại đất để phân bổ cho nhu cầu
xây dựng kết cấu hạ tầng; phát triển công nghiệp, dịch vụ; phát
triển đô thị, khu dân cư nông thôn; an ninh quốc phòng.
2
1
2
1
- Kế hoạch chuyển diện tích đất trồng lúa nước và đất có rừng sang
sử dụng vào mục đích khác, chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất trong
nông nghiệp.
- Kế hoạch khai hoang mở rộng diện tích đất để sử dụng vào các
mục đích.

- Cụ thể hoá kế hoạch sử dụng đất 5 năm đến từng năm.
- Giải pháp tổ chức thực hiện kế hoạch sử dụng đất.
Như vậy ta nhận thấy, vai trò của công cụ quản lý “quy hoạch kế hoạch
sử dụng đất” là vô cùng quan trọng. Vì vậy đi liền với việc lập ra được một bản
quy hoạch tối ưu là việc phải tổ chức thực hiện, giám sát thực hiện một cách
triệt để, nghiêm túc, tránh quy hoạch “treo” hay việc thực biện hình thức rồi
báo cáo sai.
Việc tổ chức triển khai, giám sát thực hiện quy hoạch kế hoạch sử dụng
đất cũng được quy định rất cụ thể trong Luật Đất đai 2003, Nghị định số181 và
thông tư số 30. Theo đó:
- Việc niêm yết, công khai các tài liệu về quy hoạch kế hoạch sử
dụng đất phải được thực hiện tại các cơ quan chuyên môn địa
chính ở các cấp, trụ sở UBND xã, thị trấn.
- Cơ quan chuyên môn địa chính các cấp có trách nhiệm hướng
dẫn, triển khai thực hiện, trực tiếp cung cấp thông tin liên quan
đến quy hoạch kế hoạch sử dụng đất cho các tổ chức, hộ gia đình,
cá nhân; tổ chức tuyên truyền phổ biến thông qua những phương
tiện thông tin đại chúng và thường xuyên đôn đốc, kiểm tra thực
hiện.
- Khi có nhu cầu về điều chỉnh quy hoạch kế hoạch sử dụng đất ở
địa phương thì báo cáo cho UBND cùng cấp về nhu cầu đó để
được xem xét bổ sung.
2
2
2
2
- UBND cấp xã có trách nhiệm theo dõi thực hiện quy hoạch kế
hoạch sử dụng đất chi tiết tại địa phương. Khi phát hiện những
trường hợp sai phạm thì xử lý theo thẩm quyền hoặc báo cáo đề
nghị cơ quan cấp trên xử lý. Và chủ tịch UBND cấp xã phải chịu

trách nhiệm chính trong việc không ngăn chặn, không xử lý kịp
thời để xảy ra trường hợp sử dụng đất không đúng quy hoạch kế
hoạch sử dụng đất chi tiết đã được xét duyệt tại địa phương.
- Đối với cấp huyện và xã thì phòng Tài nguyên và Môi trường và
cán bộ địa chính xã, thị trấn tổ chức kiểm tra thực hiện quy hoạch
kế hoạch sử dụng đất tại địa phương; phát hiện, xử lý theo thẩm
quyền những trường hợp vi phạm hoặc báo cáo đề nghị xử lý.
- Các quyết định giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục
đích sử dụng đất của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phải theo
đúng quy hoạch kế hoạch sử dụng đất đã được xét duyệt.
- Hàng năm UBND các cấp có trách nhiệm báo cáo kết quả thực
hiện kế hoạch sử dụng đất của địa phương đến ngày 31/12.
Trong đó: UBND cấp xã báo cáo lên UBND cấp huyện trước
ngày 15/01 năm sau, UBND cấp huyện báo cáo lên cấp tỉnh trước
ngày 31/01 năm sau.
c. Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi và chuyển mục đích sử
dụng đất.
Đất đai của chúng ta thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất
quản lý và đại diện chủ sở hữu. Nhà nước giao đất cho các tổ chức cá nhân sử
dụng dưới các hình thức như giao đất có thu tiền sử dụng đất, giao đất không
thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất trả tiền hàng năm hay cho thuê đất trả tiền
thuê đất cho cả thời kỳ.Vì Nhà nước thống nhất quản lý , cũng đồng thời đảm
bảo cho đất đai được sử dụng hợp lý, hiệu quả, tiết kiệm, bền vững thì các cơ
quan chuyên môn đại diên cho Nhà nước ở địa phương có trách nhiệm quản lý
2
3
2
3
các hoạt động trong lĩnh vực này. Đồng thời việc quản lý tốt lĩnh vực này còn
đảm bảo được nguồn thu cho Nhà nước từ việc thu tiền sử dụng đất. Hiện nay

thủ tục của việc giao đất, cho thuê đất đang được đơn giản hoá thông qua việc
Nhà nước cho phép đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu các công trình có sử
dụng đất.
Để có thể tập trung được ruộng đất, đáp ứng cho yêu cầu phát triển sản
xuất nông nghiệp hàng hoá thì đất sản nghiệp đang được giao, cho thuê một
cách ổn định lâu dài. Cụ thể, tại Luật Đất đai năm 2003 thì cá nhân hộ gia đình
ở đồng bằng được giao đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thuỷ sản, đất
làm muối không quá 3 ha, đối với mỗi loại đất có thời hạn là 20 năm; đất trồng
cây lâu năm được giao không quá 10 ha với thời hạn là 50 năm; trường hợp
được giao nhiều loại đất bao gồm đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thuỷ
sản, đất làm muối thì tổng diện tích được giao không quá 5 ha. Nếu được giao
thêm đất trồng cây lâu năm thì hạn mức được giao thêm không quá 5 ha; Đối
với thuê đất thì thời hạn cho thuê lần lượt là không quá 20 năm và 50 năm
tương ứng với mỗi loại trên. Khi hết thời hạn giao, thuê đất, nếu có nhu cầu thì
được Nhà nước xem xét giao, cho thuê tiếp.
Trong kế hoạch sử dụng đất hàng năm, có quy định phải ghi cụ thể diện
tích phải thu hồi trong kỳ kế hoạch để phục vụ cho các mục tiêu phát triển kinh
tế xã hội. Đối với một vùng nông thôn khi thu hồi đất luôn xảy ra những vấn đề
cần giải quyết như người dân sẽ không có đất hay thiếu đất để sản xuất nông
nghiệp từ đó dẫn đến nạn thất nghiệp, thu nhập của người dân không ổn định,
phát sinh những tiêu cực trong xã hội. Do vậy khi thu hồi đất sản xuất của
người dân thì yêu cầu phải có những chính sách nhất định để ổn định đời sống
người dân như việc đền bù, bồi thường, đào tạo chuyển đổi ngành nghề cho
người dân. Vì vậy quản lý được điều này mới sử dụng đất hiệu quả và đảm bảo
ổn định đời sống của người dân. Tuy nhiên đó là những trường hợp Nhà nước
thu hồi đất để phục vụ vào mục đích an ninh quốc phòng, lợi ích quốc gia, lợi
2
4
2
4

ích công cộng, phát triển kinh tế. Còn những trường hợp khác như vi phạm
pháp luật về đất đai (sử dụng sai mục đích, không hiệu quả, lấn chiếm, huỷ hoại
đất….), không có người thừa kế, tự nguyện trả lại đất cho Nhà nước, … thì có
những quy định cụ thể trong Luật Đất đai 2003. Trong mọi trường hợp thu hồi
Nhà nước đều phải có quyết định thu hồi, đồng thời cơ quan Nhà nước có thẩm
quyền phải thông báo cho người sử dụng đất biết lý do phải thu hồi và kế hoạch
di chuyển. Tuỳ trong điều kiện nhất định mà Nhà nước có phương án bồi
thường, đền bù về đất đai, tài sản cụ thể. Người bị thu hồi phải nghiêm chỉnh
chấp hành các quyết định thu hồi.
Cùng với việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất là việc chuyển mục đích
sử dụng đất. Do yêu cầu của việc phát triển kinh tế xã hội, cơ cấu ngành nghề
ở nông thôn đang thay đổi nhanh chóng, nó cần có những cơ sở vật chất để đáp
ứng điều này cho nên đất đai sẽ được chuyển mục đích cho phù hợp. Đất đai
(đất nông nghiệp) đang dần thu hẹp đi để chuyển mục đích sử dụng sang các
ngành phi nông nghiệp. Thế nhưng vai trò và những yêu cầu mà cần từ ngành
sản xuất nông nghiệp là vô cùng to lớn. Do vậy việc quản lý là một sự cần thiết
để tránh tình trạng thiếu đất sản xuất, không đảm bảo được thu nhập cho nông
dân.
d. Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp
giấy chứng nhận (GCN) quyền sử dụng đất.
Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất đều là những công cụ để quản lý chặt chẽ hơn
về đất đai thông qua việc xây dựng và thiết lập một hệ thống thông tin đầy đủ
về đất đai. Đồng thời bảo vệ quyền sử dụng đất hợp pháp của người sử dụng
đất.
Trước hết đăng ký quyền sử dụng đất là cơ sở để hình thành nên hồ sơ
địa chính. Từ đây những thông tin về đất đai được hình thành và là căn cứ để
Nhà nước quản lý chặt chẽ toàn bộ quỹ đất đai trong phạm vi lãnh thổ đảm bảo
2
5

2
5

×