Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

Nghiên cứu đặc tính ít hạt và một số biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng cam sành hà giang TT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (201.45 KB, 27 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN THỊ XUYẾN

NGHIÊN CỨU ĐẶC TÍNH ÍT HẠT VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP
KỸ THUẬT NÂNG CAO NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG
CAM SÀNH HÀ GIANG

Ngành: Khoa học cây trồng
Mã số: 9.62.01.10.

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG

Thái Nguyên, năm 2017


Luận án được hoàn thành tại:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM - ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Nguyễn Quốc Hùng
2. TS. Nguyễn Duy Lam
Người phản biện 1:
Người phản biện 2:
Người phản biện 3:
Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Trường
Họp tại: TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM - ĐẠI HỌC THÁI
NGUYÊN
Vào hồi , ngày tháng năm

Có thể tìm hiểu luận án tại:


- Thư viện Quốc gia
- Trung tâm học liệu Đại học Thái Nguyên
- Thư viện Trường Đại học Nông Lâm


DANH MỤC
CÁC CÔNG TRÌNH CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1. Nguyễn Thị Xuyến, Nguyễn Quốc Hùng, Nguyễn Duy Lam
(2016), “Kết quả xác định nguyên nhân ít hạt của một số cá thể cam
Sành tuyển chọn tại Hà Giang” Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn, số tháng 12/2016, tr. 38 – 44.
2. Nguyễn Thị Xuyến, Nguyễn Quốc Hùng, Nguyễn Duy Lam
(2017) “Ảnh hưởng của chất điều hoà sinh trưởng GA 3 đến năng suất,
chất lượng cam Sành Hà Giang”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ,
Đại học Thái Nguyên, tập 172, số 12/1, tr 93 - 98.
3. Nguyễn Thị Xuyến, Nguyễn Quốc Hùng, Nguyễn Duy Lam,
Dương Thị Nguyên “Đặc điểm của một số cá thể cam Sành ít hạt tuyển
chọn tại Hà Giang” Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, số tháng
10/2017, tr. 36 - 42.
thể tìm hiểu luận án tại:
- Thư viện Quốc gia học liệu Đại học Thái Nguyê Thư viện Trường
Đại học Nông Lâm - Đm - ĐH Thái Nguyên


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cây ăn quả có múi (Citrus) là những cây có giá trị dinh dưỡng và cho
hiệu quả kinh tế cao, dễ sử dụng và được nhiều người ưa chuộng. Tổng sản

lượng quả có múi trên thế giới đạt 88,47 triệu tấn niên vụ 2014/2015. Trong đó,
cam chiếm trên 50% tổng sản lượng (USDA, 2016).
Trong khoảng trên 46.000 ha cây có múi ở vùng miền núi phía
Bắc, Hà Giang chiếm khoảng 6.000 ha, là một trong những tỉnh có
diện tích cây có múi lớn nhất vùng. Cây có múi ở Hà Giang chủ yếu là
cam Sành (thực chất là một dạng lai tự nhiên giữa cam (C.sinensis) và
quýt (C.reticulata), Mỹ gọi là quýt King) một giống rất nổi tiếng và đã
gắn liền với đời sống của bà con nông dân Hà Giang tại ba huyện Bắc
Quang, Vị Xuyên và Quang Bình từ rất lâu đời. Hiện nay cam Sành
Hà Giang đã có thương hiệu trên thị trường trong nước và được xác
định là cây mũi nhọn trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh Hà Giang
nói chung và ba huyện Bắc Quang, Quang Bình, Vị Xuyên nói riêng.
Với đòi hỏi ngày càng cao của thị trường nói chung và người
tiêu dùng nói riêng, việc nâng cao năng suất, chất lượng bằng các biện
pháp kỹ thuật canh tác đi đôi với các biện pháp chọn lọc cải tiến giống
là hết sức quan trọng. Trong những năm qua Hà Giang cũng đã và
đang đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học nhằm cải tạo và phát
triển cây có múi để chúng thực sự là loại cây ăn quả chủ lực. Trong
những nỗ lực đó đã phát hiện và tuyển chọn được một số cây cam
Sành rất ít hạt. Đây là nguồn gen, nguồn vật liệu rất quý cho công tác
cải tiến giống. Tuy nhiên để phát triển nguồn vật liệu quý này ra sản
xuất cần phải nắm rõ nguyên nhân đặc tính ít hạt của chúng để kiểm
soát và có các biện pháp kỹ thuật tác động thích hợp nhằm duy trì đặc
tính ít hạt và nâng cao năng suất chất lượng quả.
Vì những lý do trên chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài
“Nghiên cứu đặc tính ít hạt và một số biện pháp kỹ thuật nâng cao
năng suất, chất lượng cam Sành Hà Giang”.
2. Mục tiêu
- Đánh giá được sơ bộ đặc điểm sinh vật học của các cá thể cam
Sành ít hạt (có số hạt trung bình nhỏ hơn 6) đã tuyển chọn.

- Xác định được nguyên nhân ít hạt của các cá thể cam Sành
tuyển chọn.
- Đánh giá được tính ổn định của các cây tuyển chọn sau khi ghép
cải tạo (top – working) tại Hà Giang.
- Xác định được một số biện pháp kỹ thuật chủ yếu (bón phân, sử


2

dụng chất điều hòa sinh trưởng, cắt tỉa) nâng cao năng suất, chất lượng
cam Sành Hà Giang.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
- Kết quả xác định bản chất di truyền ít hạt của các cây cam Sành
tuyển chọn sẽ là cơ sở khoa học cho việc chọn tạo giống không hạt và ít hạt
ở cây có múi nói chung và Cam Sành nói riêng.
- Kết quả nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật sẽ là cơ sở khoa học
cho việc xây dựng quy trình kỹ thuật thâm canh tăng năng suất, chất lượng
cam Sành tại Hà Giang.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài cũng bổ sung thêm vào nguồn gen
cây có múi Việt Nam những dòng vật liệu quý không hạt.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là tài liệu tham khảo có ý nghĩa
trong công tác giảng dạy, nghiên cứu về cây ăn quả ở các trường đại học,
cao đẳng nông nghiệp.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Các dòng cam Sành tuyển chọn rất ít hạt sẽ là những vật liệu quý
phục vụ cho công tác nhân giống mở rộng sản xuất, góp phần xây dựng
vùng sản xuất cây có múi hàng hóa ở Hà Giang ngày càng năng suất, chất
lượng và hiệu quả.
- Kết quả nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật được áp dụng trong

sản xuất cam Sành ở Hà Giang sẽ góp phần nâng cao năng suất chất lượng
và hiệu quả kinh tế cao cho người sản xuất, từ đó nâng cao thu nhập, cải
thiện đời sống.
- Kết quả nghiên cứu cũng là cơ sở thực tiễn giúp cho công tác
quản lý, chỉ đạo sản xuất cam quýt nói chung và cây cam Sành nói riêng
đạt hiệu quả hơn trong điều kiện đặc thù của địa phương cũng như các
vùng có điều kiện tương tự.
4. Tính mới của luận án
- Đánh giá được đặc điểm sinh học của 6 cá thể cam Sành ít hạt
có triển vọng được tuyển chọn tại Hà Giang (VX1, VX2, VX3, VX4,
VX5 và CSKH11) như: Đặc điểm hình thái và sinh trưởng tương tự như
giống cam Sành đang trồng phổ biến tại Hà Giang; cho năng suất ổn
định qua 2 năm theo dõi. Xác định được nguyên nhân ít hạt của các cây
cam Sành tuyển chọn là do hiện tượng bất dục đực không hoàn toàn trên
cây VX3 và CSKH11; do đặc tính tự bất tương hợp trên các cây VX2,
VX4, VX5; do cả 2 nguyên nhân bất dục đực không hoàn toàn và tự bất
tương hợp trên cây VX1. Đánh giá được sự ổn định của đặc tính ít hạt,
khả năng sinh trưởng, năng suất, chất lượng quả của các cá thể tuyển
chọn; xác định được 4 cá thể VX1, VX3, VX5 và CSKH11 có số hạt ổn


3

định sau khi ghép nhỏ hơn 6 hạt/quả.
- Đánh giá được ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật cơ bản
nhằm nâng cao năng suất, chất lượng quả của cam Sành tại Hà Giang:
Bón phân với lượng 600g/cây theo tỷ lệ NPK là 1-0,75-1 cho năng suất,
chất lượng tốt nhất và tye lệ 1-0,5-1 cho hiệu quả kinh tế cao nhất; Phun
bổ sung GA3 nồng độ 100ppm thời kì hoa nở rộ có tác dụng làm giảm
số hạt trên quả cao nhất, cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao nhất;

Các biện pháp cắt tỉa áp dụng đều khống chế chiều cao cây, tăng đường
kính tán, năng suất quả ít chênh lệch năm đầu và cao hơn đối chứng ở
năm thứ 2.
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Khái quát về cây có múi
1.1.1. Nguồn gốc và phân bố
Trong các loại cây ăn quả, cùng với cây nho, cây cam quít có
lịch sử trồng trọt lâu đời nhất. Có nhiều kết quả nghiên cứu nói về
nguồn gốc của cam quýt (Bùi Huy Đáp (1967); Haas (1984); Wakana
và cs. (1998); Reuther và cs., 1989 ...) phần lớn đều thống nhất cam
quýt có nguồn gốc ở miền Nam châu Á, trải dài từ Ấn Độ qua
Himalaya Trung Quốc xuống vùng quần đảo Philippin, Malaysia,
miền Nam Indonecia hoặc kéo đến lục địa Úc.
Hiện nay, cam Sành là một trong những cây ăn quả có múi được
trồng phổ biến từ Bắc vào Nam nước ta. Sản phẩm cam Sành được gắn
với tên địa danh trồng trọt như Cam Sành Bắc Quang (Hà Giang), cam
Sành Hàm Yên (Tuyên Quang) ở miền Bắc, ngoài ra còn một số vùng
trồng khác nhưng diện tích nhỏ hơn như Yên Bái, Bắc Kạn, Nghệ An,
… quả được thu hoạch vào dịp Tết Nguyên Đán và vỏ quả có màu vàng
cam. Tại miền Nam, tác giả Nguyễn Minh Châu (2009) cho rằng cam
Sành được trồng nhiều ở Tam Bình, Trà Ôn (Vĩnh Long); Cái Bè, Châu
Thành, Chợ Gạo (Tiền Giang); Mỹ Khánh, Ô Môn (Cần Thơ), … quả
thu hoạch từ tháng 8 đến tháng 12 hàng năm, vỏ quả màu xanh sẫm.
1.1.2. Phân loại cây ăn quả có múi
Cây có múi (Citrus) thuộc họ Rutaceae, họ phụ Aurantioideae, tông
Citreae, tông phụ Citrineae, gồm 16 loài (Tanaka, 1954). Nguồn gốc phân
loại và phân bố của cây có múi được nhiều nhà khoa học trên thế giới
quan tâm nghiên cứu như: Swingle và Reece 1967; Stone, 1994;
Hodgson, 1961 ... và cả các nhà khoa học Việt Nam như Lê Khả Kế (1976);

Phạm Hoàng Hộ (1972). Cam Sành thuộc chi Cam chanh, có nguồn gốc
từ Việt Nam. Cam Sành được gắn nhiều tên khoa học khác nhau như
Citrus nobilis; Citrus reticulata hay Citrus sinensis, trên thực tế cam


4

Sành là giống lai tự nhiên: C. reticulata x C. sinensis (tên tiếng Anh:
King mandarin). Trong phân loại khoa học, tác giả (Hume, 1957) cho
rằng, cam Sành thuộc bộ (ordo): Rutales; họ (familia): Rutaceae; chi
(genus): Citrus; loài (species): C. reticulata x maxima.
1.1.3. Tình hình sản xuất cây có múi
Sản xuất quả có múi trên thế giới chủ yếu tập trung vào 4 chủng
loại chính là cam, quýt (bao gồm quýt và các dạng lai), bưởi (bao gồm
bưởi chùm và bưởi thường), chanh (bao gồm chanh núm và chanh
giấy). Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) diện tích cây có
múi cho thu hoạch trên thế giới năm 2013 là 7.812.018 ha, sản lượng
đạt 87,049 triệu tấn. Những năm gần đây sản lượng cây có múi trên thế
giới biến động liên tục. Năm 2014 sản lượng là 91,081 triệu tấn nhưng
năm 2015 giảm xuống chỉ đạt 88,473 triệu tấn (USDA, 2016).
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê năm 2016, diện tích cây ăn
quả nước ta năm 2015 khoảng 819 nghìn ha, trong đó diện tích trồng
cây cam quýt 85,4 ha chiếm hơn 10%. Diện tích trồng cam quýt hàng
năm vẫn không ngừng tăng lên và tăng mạnh trong năm 2016, tuy
nhiên diện tích cho thu hoạch có hiện tượng giảm đôi chút từ năm
2012 đến năm 2014 và phục hồi vào năm 2015 và 2016.
Diện tích cây ăn quả toàn tỉnh Hà Giang năm 2015 là 10.627,4
ha, trong đó diện tích cây cam quýt là 5.689,4 ha. Cây cam quýt trồng ở
Hà Giang chủ yếu là cam Sành, trong đó Bắc Quang, Quang Bình, Vị
Xuyên là 3 vùng trồng cam hàng hóa lớn của Hà Giang. Từ năm 2012

đến 2016 diện tích trồng cam, quýt của tỉnh liên tục tăng, tốc độ tăng
mạnh nhất là năm 2016 (tăng gần 3000 ha so với năm 2015).
1.2. Đặc tính không hạt ở cây có múi
1.2.1. Một số quan điểm về quả không hạt
Có rất nhiều quan điểm khác nhau về quả có múi không hạt. Cam
quýt thương mại thuờng có rất ít hạt, trung bình ít hơn 2 hoặc 1,5
hạt/quả được xem như không hạt (Ortiz, 2002). Theo Zhu và cs. (2008),
quả cam quýt có trung bình 2,3 hạt/quả được coi là không hạt. Theo
Varoquaux và cs. (2000), quả cam quýt được xem là không hạt khi số hạt nhỏ
hơn 5 hạt. Theo quy ước của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) cam được xem là
không hạt khi có từ 0 - 6 hạt (Purdure University, 2005) . Còn theo Davies và
Albrigo (1994) cam thương mại được coi là không hạt khi quả có từ 0 –
8 hạt/quả, ít hạt là từ 9 – 15 hạt/quả.
1.2.2. Nguyên nhân không hạt ở cam quýt
Nguyên nhân của việc tạo quả không hạt trong tự nhiên là do hàm lượng
auxin nội sinh ở trong bầu noãn cao, cho phép bầu noãn phát triển thành quả mà
không cần nguồn auxin trong hạt tạo ra. Tính trạng không hạt được quyết định


5

bởi một số yếu tố di truyền quan trọng sau:
- Mức bội thể tam bội (3n): cây mất khả năng tạo ra các giao tử
có sức sống do rối loạn phân bào giảm nhiễm. Do vậy, quả sẽ hoàn toàn
không hạt trong mọi trường hợp canh tác (Ollitrault và cs., 2000).
- Tính trạng bất dục đực hoàn toàn hoặc từng phần
- Hiện tượng bất thụ cái từng phần (phần lớn tế bào trứng không
có sức sống).
- Tính trạng tự bất hợp (self-incompatibility)
1.2.3. Hiện tượng trinh sản (Parthenocarpy)

Khả năng cây trồng có thể tạo quả (không hạt) mà không cần sự
thụ tinh của tế bào trứng gọi là trinh sản (Parthenocarpy). Những giống
cam Navel, quýt Satsuma, chanh Tahiti và một vài giống cây có múi bất
dục đực và tự bất hợp thông thường hình thành quả theo con đường
này. Cam Sành có khả năng trinh sản, tạo và phát triển quả không cần
thụ tinh (Nguyễn Bá Phú và Nguyễn Bảo Vệ, 2008).
1.3. Những nghiên cứu về dinh dưỡng khoáng ở cây có múi
Có ít nhất 12 nguyên tố dinh dưỡng quan trọng cần được bón, đó
là: đạm, lân, kali, magiê, canxi, lưu huỳnh, đồng, kẽm, mangan, bo, sắt
và molipden. Nhu cầu đối với từng nguyên tố là khác nhau đối với từng
loài và giống, song trong quá trình sinh trưởng và phát triển các nguyên
tố này luôn phải được đáp ứng đầy đủ thì cây mới có tuổi thọ bền và
cho năng suất, chất lượng tốt. Vai trò của các nguyên tố trên và những
tác hại khi thiếu chúng đã được nghiên cứu một cách khá cụ thể (Vũ
Quang Sáng và cs., 2006). Việc bổ sung đầy đủ các nguyên tố trên là rất
cần thiết để cây sinh trưởng và phát triển tốt (Gosh, 1985).
1.3.1. Vai trò của các nguyên tố dinh dưỡng với cây có múi
Đạm là thành phần của amino acid, protein nucleic acid, nucleotide,
coenzyme, hexoamines, ... Đạm hiện diện trong quá nhiều hợp chất căn bản của
thực vật, vì vậy chúng ta thấy rằng sự sinh trưởng của cây bị chậm lại, nếu không
cung cấp đủ đạm (Phạm Văn Côn, 2005).
Lân là nguyên tố dinh dưỡng rất cần cho cây sinh trưởng và phát
triển đặcbiệt là giai đoạn phân hóa mầm hoa. Lân có ảnh hưởng rất lớn
đến chất lượng quả, đủ lân lượng axit trong quả giảm, tỷ lệ đường/axit
cao, hàm lượng Vitamin C giảm, vỏ quả mỏng, mã đẹp, lõi quả chặt,
màu sắc quả hơi kém nhưng chuyển màu nhanh. Nếu thiếu lân cành, lá
sinh trưởng phát triển kém, rụng nhiều, bộ rễ kém phát triển, do đó năng
suất, phẩm chất quả giảm. Nhìn chung mức độ cần lân của cây có múi
là thấp (Vũ Công Hậu, 1996).
Kali rất cần cho sự sinh trưởng và phát triển của cam quýt, đặc

biệt là thời kỳ ra lộc non và thời kỳ quả phát triển mạnh. Kali ảnh


6

hưởng rõ rệt đến năng suất và phẩm chất quả cam quýt, vì kali tham gia
vào quá trình vận chuyển các sản phẩm quang hợp về các cơ quan tích
lũy trên cây.
1.3.2. Những nghiên cứu về bổ sung dinh dưỡng cho cây có múi trên
thế giới
Với cây có múi nói riêng và cây trồng nói chung, khi bổ sung
dinh dưỡng cho cây có thể dựa vào nhiều căn cứ, tuy nhiên thông
thường người ta dựa vào 3 căn cứ chính: chẩn đoán dinh dưỡng lá, phân
tích đất và dựa vào năng suất.
1.3.3. Những nghiên cứu bổ dung dinh dưỡng cho cây có múi ở trong nước
Ở nước ta việc nghiên cứu bổ sung dinh dưỡng cho cây có múi
chưa nhiều và không mang tính hệ thống. Các nghiên cứu đa phần mang
tính đơn lẻ với mục tiêu ngắn và cụ thể. Tuỳ theo từng loại đất đai,
giống, tình hình sinh trưởng của cây mà quyết định số lượng phân bón
cho thích hợp. Về cơ bản các loại phân N, P và K cần được cung cấp
cho cây đầy đủ, bên cạnh đó phân hữu cơ và các loại vi lượng cũng cần
được bổ sung để đạt được năng suất cao.
1.4. Những nghiên cứu về chất điều hoà sinh trưởng ở cây có múi
1.4.1. Vai trò của chất điều hoà sinh trưởng thực vật (phytohormon)
Phytohormon (hormon thực vật) là các phân tử tín hiệu (truyền
tin) tồn tại ở hàm lượng rất bé nhỏ, được hình thành tại một nơi nhưng
lại gây hiệu ứng sinh học mạnh tại một nơi (mô, cơ quan) khác cách xa
nguồn, do đó nó được vận chuyển trong cây. Trong cơ thể thực vật,
phytohormon điều hoà và phối hợp quá trình trao đổi chất, sinh trưởng
và phát sinh hình thái thường phụ thuộc vào các tín hiệu hoá học từ một

phần này đến một phần khác của cơ thể (Nguyễn Như Khanh và
Nguyễn Văn Đính, 2011).
1.4.2. Ảnh hưởng của một số chất điều hoà sinh trưởng đến quá trình
hình thành và phát triển quả ở cây có múi
Theo Vũ Văn Vụ và cs., (1999), quá trình sinh trưởng của quả
được điều chỉnh bởi các hoocmon nội sinh, sự sinh trưởng của bầu noãn
mạnh mẽ khi có số lượng hạt phấn rơi trên núm nhụy càng nhiều, vì hạt
phấn là nguồn giàu auxin.
1.4.3. Một số nghiên cứu sử dụng chất điều hoà sinh trưởng nâng
cao năng suất, chất lượng quả cây có múi
Việc sử dụng các chất điều hoà sinh trưởng ở cây có múi đã mang
lại hiệu quả đáng kể trong việc tăng năng suất và cải thiện chất lượng
quả. Gibberellin có tác dụng nâng cao sự đậu quả của cây có múi. Tác
động nâng cao sự đậu quả có ý nghĩa đã đươc phát hiện ở cả 2 nhóm
giống nhiều hạt và không hạt. Đối với giống nhiều hạt, khi phun GA 3 số


7

lượng hạt đều giảm, tuy nhiên cũng phụ thuộc vào giống, ví dụ quýt
Dancy thì thành công nhưng với giống Temple lại không có kết quả (Lý
Văn Tri và cs., 1990; Davies và Albrigo, 1994).
Ở nước ta những nghiên cứu sử dụng chất điều hoà sinh trưởng
cho cây có múi đặc biệt là trên cây cam chưa nhiều. Các nghiên cứu sử
dụng GA3 trên cây có múi đã được nhiều tác giả thử nghiệm trên bưởi
Da Xanh, Bưởi Phúc Trạch, Bưởi Diễn, cam Xã Đoài… ở nhiều địa
phương. Một số nghiên cứu cho thấy phun GA 3 đã làm tăng khả năng ra
hoa đậu quả và làm giảm số hạt trên một số giống cam, bưởi. Tuy nhiên
đây mới chỉ là kết quả bước đầu.
1.5. Nghiên cứu kỹ thuật cắt tỉa và tạo hình cây có múi

Cắt tỉa là một trong những biện pháp tác động cơ giới, được áp dụng
phổ biến trên các loại cây ăn quả. Sử dụng biện pháp cắt tỉa, cưa đốn là để
loại trừ ưu thế ngọn cho các chồi bên phát triển theo hướng có lợi về năng
suất và chất lượng quả, đảm bảo cân đối giữa sinh trưởng sinh dưỡng và sinh
trưởng sinh thực của cây, hạn chế sâu bệnh hại, nâng cao năng suất, mẫu mã
quả, quản lý được kích thước cây (Đào Thanh Vân và Ngô Xuân Bình,
2003). Theo Lữ Minh Hùng, (2008). kỹ thuật cắt tỉa cho cây có múi gồm các
nội dung chính sau: Đốn tỉa tạo hình, đốn tỉa sau thu hoạch, tỉa hoa, tỉa quả
và cải tạo cây già yếu. Các kiểu cắt tỉa, tạo hh́nh chính thường áp dụng là cắt
theo hình cầu hoặc bán cầu, song hiện nay phần lớn các nước có nghề trồng
cây có múi phát triển (Mỹ, Úc, Israel, Đài Loan, Trung Quốc,...) đã và đang
chuyển dần sang kiểu hình chữ Y (kiểu khai tâm, hình vại hay kiểu trái tim
mở,...) thậm chí theo kiểu rẻ quạt để cho thu hoạch bằng máy. Biện pháp cắt
tỉa thường phát huy hiệu quả tốt hơn khi nó được thực hiện đồng bộ với các
biện pháp kỹ thuật khác như: bón phân, tưới nước, phòng trừ sâu bệnh,...
Chương 2
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Vật liệu nghiên cứu
- Giống cam Sành đang được trồng đại trà ở huyện Bắc Quang
và Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang;
- Các cây cam Sành có số hạt nhỏ hơn 6 được tuyển chọn từ
giống cam Sành Hà Giang.
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
- Thời gian tiến hành từ năm 2014 đến năm 2017.
- Địa điểm nghiên cứu: Tại các xã trồng cam tập trung nhiều
của huyện Bắc Quang, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang; Trạm giống
Hùng An thuộc Trung tâm giống cây trồng Đạo Đức, tỉnh Hà Giang.
2.3. Nội dung nghiên cứu
2.3.1. Nội dung 1: Điều tra, tuyển chọn, đánh giá một số đặc điểm



8

nông sinh học của các cây cam Sành ít hạt tuyển chọn tại Hà Giang
- Điều tra, tuyển chọn giống cam Sành ít hạt ở vùng trồng cam
Sành tập trung tại Hà Giang.
- Đánh giá đặc điểm hình thái, sinh trưởng, phát triển của các cây
đã tuyển chọn.
- Đánh giá đặc điểm năng suất, chất lượng quả của các cây đã
tuyển chọn.
2.3.2. Nội dung 2: Nghiên cứu, xác định nguyên nhân của đặc tính ít
hạt của các cá thể cam Sành đã tuyển chọn
- Nguyên nhân do bất dục đực.
- Nguyên nhân do bất dục cái.
- Nguyên nhân do đa bội hoàn chỉnh lẻ.
- Nguyên nhân do tự bất tương hợp.
2.3.3. Nội dung 3: Đánh giá tính ổn định của một số cá thể ít hạt đã
tuyển chọn
- Đánh giá tính ổn định của đặc tính ít hạt ở các cây đã tuyển chọn.
- Đánh giá khả năng sinh trưởng và cho năng suất của các cá thể
ít hạt đã tuyển chọn.
2.3.4. Nội dung 4: Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nâng cao
năng suất, chất lượng quả cam sành Hà Giang
- Nghiên cứu ảnh hưởng của các công thức phân bón tới sinh
trưởng và phát triển của cam Sành Hà Giang.
- Nghiên cứu ảnh hưởng nồng độ và thời điểm phun chất điều hoà
sinh trưởng GA3 tới năng suất, chất lượng quả của cam Sành Hà Giang.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của các công thức cắt tỉa tới sinh trưởng
và năng suất cam Sành Hà Giang.
2.4. Phương pháp nghiên cứu

2.4.1. Nội dung 1: Điều tra, tuyển chọn, đánh giá một số đặc điểm
nông sinh học của các cây cam Sành ít hạt tuyển chọn tại Hà Giang
2.4.1.1. Điều tra, tuyển chọn một số cây cam sành ít hạt tại Bắc Quang,
Hà Giang
- Thu thập thông tin từ các cơ quan quản lý nông nghiệp địa
phương, các cán bộ kỹ thuật, khuyến nông và Hội làm vườn để nắm bắt
thông tin ban đầu về những cây cam sành không hạt hoặc ít hạt (số hạt ít
hơn 6) từ đó xác định điểm điều tra.
- Sử dụng phương pháp điều tra trực tiếp có sự tham gia của
người dân (PRA) xác định các đột biến tự nhiên tạo quả ít hạt hoặc
không hạt (theo mẫu phiếu điều tra ở phụ lục 6).
- Các đột biến có lợi khi phát hiện sẽ được mô tả, đánh giá sơ
bộ trong năm đầu tiên phát hiện (theo mẫu phiếu điều tra ở phụ lục 5)


9

và đánh dấu theo dõi các năm tiếp theo.
2.4.1.2. Đánh giá đặc điểm hình thái của các cá thể tuyển chọn được
(theo mô tả của Viện Tài nguyên di truyền thực vật quốc tế - IPGRI)
Các chỉ tiêu theo dõi bao gồm: Đặc điểm thân cành (hình dạng
tán, góc độ phân cành); Đặc điểm lá; Tỷ lệ các loại hoa; Kích thước các
bộ phận hoa; Đặc điểm quả (hình dạng, kích thước,vỏ quả, tỷ lệ ăn được
...); Đặc điểm hạt (hình dạng, độ lớn, số hạt chắc, số hạt lép… )
2.4.1.3. Đánh giá đặc điểm sinh trưởng, phát triển của các cây đã tuyển
chọn
- Đánh giá tình hình sinh trưởng của những cây đã tuyển chọn
- Theo dõi tình hình ra hoa và đậu quả của các cây: Thời điểm ra
nụ; Giai đoạn nở hoa; Tỷ lệ đậu quả:
2.4.1.4. Đánh giá đặc điểm năng suất, chất lượng quả của các cây đã

tuyển chọn
- Các chỉ tiêu năng suất quả bao gồm:
- Các chỉ tiêu sinh hoá quả được phân tích trong phòng thí
nghiệm của bộ môn Kiểm định chất lượng, viện Nghiên cứu Rau Quả
bao gồm: Hàm lượng đường, a xít, vitamin C, độ brix, chất khô, ...
2.4.2. Nội dung 2: Xác định nguyên nhân ít hạt của các cá thể cam
Sành tuyển chọn
2.4.2.1. Xác định nguyên nhân do cây là đa bội hoàn chỉnh lẻ (3x, 5x,
7x, ...) bằng máy phân tích đa bội Ploidy Analyzer
Sử dụng lá non của cây tuyển chọn (lá 7 – 10 ngày tuổi, màu phớt
tím hoặc nõn chuối) được thu thập để kiểm tra mức bội thể. Quy trình
được thực hiện theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
- Xác định nguyên nhân do bất dục đực thông qua đánh giá khả
năng nảy mầm của hạt phấn trong môi trường nhân tạo:
Thu ngẫu nhiên khoảng 30 hoa/cây vừa nở vào buổi sáng (từ 8 10 giờ). Tách và lấy tất cả các bao phấn của hoa, gieo vào môi trường
dinh dưỡng (MS + 0,4 mg/l BA + 30 mg/l đường; pH = 5,8);
- Xác định nguyên nhân do bất dục cái thông qua quan sát số
lượng, hình thái và kích thước tiểu noãn:
Quan sát ở 3 giai đoạn từ nở hoa đến quả non (hoa nở, bầu nhuỵ
vừa rụng cánh, quả non đường kính 2,5 mm). Đối chứng là cây cam
Sành có hạt, với 30 lần lặp lại, mỗi lần 1 hoa hoặc quả non.
- Xác định nguyên nhân do tính tự bất tương hợp
Trên cây nghiên cứu, chọn ngẫu nhiên khoảng 15 cành hoa. Trên
mỗi cành lựa chọn để lại 2 - 3 hoa đơn ở vị trí đầu của mỗi cành. Tiến hành
thí nghiệm thụ phấn với các công thức, mỗi công thức thụ phấn 15 hoa:
+ Công thức 1: Tự thụ phấn bắt buộc (dùng phấn hoa cùng cây)


10


+ Công thức 2: Thụ phấn cho cây tuyển chọn bằng phấn của quýt.
+ Công thức 3: Thụ phấn cho cây tuyển chọn bằng phấn của cam
Xã Đoài
Các bước tiến hành thí nghiệm:Thu hạt phấn để thụ phấn; thụ
phấn; xử lý mẫu và xác định khả năng nảy mầm của hạt phấn trên nhuỵ
bằng kính hiển vi huỳnh quang.
2.4.3. Nội dung 3: Đánh giá sự ổn định đặc tính ít hạt của một số cá
thể cam Sành tuyển chọn
Mỗi cá thể đã tuyển chọn và đánh giá sơ bộ thực hiện thí nghiệm
ghép cải tạo (top – working) trên 5 cây cam Sành 4 tuổi đã cho quả.
Mỗi cây ghép 10 mắt theo phương pháp ghép mắt nhỏ có gỗ trên 10
cành bánh tẻ trên cây gốc ghép có đường kính 1 đến 2 cm. Thí nghiệm
ghép được thực hiện vào tháng 4 năm 2015 tại Trạm giống xã Hùng An,
huyện Bắc Quang thuộc Công ty Giống cây trồng Đạo Đức, tỉnh Hà Giang.
* Chỉ tiêu theo dõi: Các chỉ tiêu sinh trưởng cành ghép (chiều dài cành
ghép, khả năng phân cành, số đợt lộc trên cành); Thời gian ra hoa; Tỷ lệ
đậu quả và năng suất; Một số chỉ tiêu sinh hoá quả; Số hạt/quả của các
cây ghép khảo nghiệm.
2.4.4. Nội dung 4: Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nâng cao
năng suất, chất lượng quả cam sành Hà Giang
2.4.4.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của các công thức phân bón tới sự sinh
trưởng, phát triển của cam Sành Hà Giang.
* Bố trí thí nghiệm:
Thí nghiệm gồm 10 công thức được bố trí theo kiểu khối ngẫu
nhiên đầy đủ. Mỗi công thức 4 lần nhắc lại, mỗi lần nhắc lại 1 cây cam
Sành 6 tuổi đang cho thu hoạch quả ổn định.
Lượng bón nguyên chất
Công thức
Tỷ lệ N, P, K
tính theo N (g/cây)

CT1
1 : 1 : 1 (400 : 400 : 400)
CT2
400
1 : 0,75 : 1 (400 : 300 : 400)
CT3
1 : 0,5 : 1 (400 : 200 : 400)
CT4
1 : 1 : 1 (500 : 500 : 500)
CT5
500
1 : 0,75 : 1 (500 : 375 : 500)
CT6
1 : 0,5 : 1 (500 : 250 : 500)
CT7
1 : 1 : 1 (600 : 600 : 600)
CT8
600
1 : 0,75 : 1 (600 : 400 : 600)
CT9
1 : 0,5 : 1 (600 : 300 : 600)
Bón theo cách của người dân (2 kg NPK/cây bón 4 lần
CT 10 (đc)
trong năm)


11

* Các chỉ tiêu theo dõi: Các chỉ tiêu về sinh trưởng phát triển:
(chiều cao cây, đường kính tán, sự ra lộc,..); Các chỉ tiêu năng suất quả;

Các chỉ tiêu chất lượng quả; tính hiệu quả kinh tế thông qua lãi thuần và
tỷ suất lợi nhuận.
2.4.4.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của chất điều hoà sinh trưởng GA 3 tới
năng suất, chất lượng cam Sành Hà Giang
* Bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm 2 nhân tố là nồng độ và thời điểm phun
GA3. Các nồng độ phun trong thí nghiệm là 60, 80 và 100 ppm. Nồng
độ đối chứng là phun nước lã (nồng độ 0 ppm). Thời điểm phun trong
thí nghiệm bao gồm: Phun vào 7 ngày trước khi hoa rộ, khi hoa nở rộ và
7 ngày sau khi hoa nở rộ.
* Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi: Các chỉ tiêu về tỷ lệ đậu quả;
Các chỉ tiêu năng suất, chất lượng quả và tính hiệu quả kinh tế.
2.4.4.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của biện pháp kĩ thuật cắt tỉa tới sinh
trưởng và năng suất cam Sành
* Bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm bao gồm 3 công thức:
CT1: Cắt tỉa theo quy trình của Viện nghiên cứu rau quả
CT2: Cắt tỉa theo kiểu khai tâm
CT3: Để tự nhiên không cắt tỉa
* Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi: Đo chiều cao cây, đường kính
tán 1 năm và 2 năm sau khi áp dụng cắt tỉa; Đếm số lượng lộc trên cây;
Theo dõi các chỉ tiêu năng suất quả và kích thước quả như nội dung 4;
Xác định các chỉ tiêu sinh hoá quả tương tự như nội dung 1và tính hiệu
quả kinh tế.
2.5. Xử lí số liệu
Số liệu của các thí nghiệm ảnh hưởng phân của phân bón và thí
nghiệm phun GA3 được xử lí bằng phần mềm SAT 9.0; các thí nghiệm
khác được xử lí thống kê bằng phần mềm IRRISAT 5.0.
Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Điều tra, tuyển chọn và theo dõi đặc điểm sinh học của các cây
cam Sành ít hạt tuyển chọn

3.1.1. Điều tra tuyển chọn một số cây cam Sành ít hạt tại Hà Giang
Từ kết quả thu thập các nguồn thông tin sơ cấp và thứ cấp, chúng
tôi đã chọn lọc được 20 cá thể có số hạt trung bình nhỏ hơn 6. Sau khi
tổng hợp kết quả từ mẫu phiều điều tra, một số cây cam Sành tuy có đặc
điểm ít hạt nhưng có một số nhược điểm không đáp ứng được yêu cầu
của cam Sành thương phẩm điển hình là: Tép khô, múi không đều, số
lượng quả ít và năng suất thấp như các cây CSKH1, CSKH2, CSKH3,
CSKH5, CSKH7, CSKH8, CSKH9, CSKH10, CSKH12, CSKH13,
VX6. Các cây còn lại có đặc điểm quả về mặt cảm quan tương tự như
cam Sành được trồng đại trà ở địa phương được tiếp tục theo dõi và


12

đánh giá ở các năm tiếp theo.
3.1.2. Đặc điểm hình thái của những cây cam Sành tuyển chọn
Trong quá trình theo dõi và đánh giá ở các năm tiếp theo (2015,
2016) các cây: CSKH4, CSKH6 và VX7 đã được loại trừ vì có số hạt
nhiều hơn tiêu chí tuyển chọn. Các cây còn lại gồm: VX1, VX2, VX3,
VX4, VX5 và CSKH11 tiếp tục được theo dõi đánh giá các đặc điểm
sinh học.
Bảng 3.1. Một số chỉ tiêu hình thái của các cây cam Sành
tuyển chọn
Cây tuyển Tuổi cây Cao cây ĐK tán Đường kính
Hình
chọn
(năm)
(cm)
(cm)
gốc (cm)

dạng tán
VX1
6
335
410
7,8
Hình elip
VX2
6
341
412
7,3
Hình elip
VX3
6
320
432
8,6
Hình elip
VX4
8
460
547
10,5
Hình elip
VX5
12
436
594
13,6

Hình bán
CSKH11
5
216
239
6,4
Hình nấm
Các cá thể cam Sành tuyển chọn có một số chỉ tiêu đánh giá đặc
điểm thân cành khác nhau rõ rệt. Có sự khác biệt này là do các cá thể
được tuyển chọn có tuổi cây, vị trí trồng, mật độ trồng và điều kiện
chăm sóc khác nhau
Lá cam Sành thuộc loại lá đơn, có eo lá nhỏ, cuống lá và phiến lá
ngắn, mép lá có răng cưa và hơi gợn sóng, chóp lá có đỉnh mút và hơi
nhọn, lá có màu xanh đậm. Không có sự khác biệt về đặc điểm lá của
các cá thể cam Sành tuyển chọn so với đặc điểm lá của giống cam Sành
đang trồng phổ biến tại Hà Giang.
Hình dạng hoa của 6 cây cam Sành ít hạt đều giống nhau và
giống với cây cam Sành có hạt. Trong điều kiện thời tiết năm 2015 và
2016, tỷ lệ hoa dị hình của các cây cam Sành ít hạt tuyển chọn đều
khá cao, cao nhất là ở cây CSKH11 (32,57%), tiếp đến là các cây
VX1 và VX3. Dạng dị hình của hoa ở các cá thể này chủ yếu là hoa
có nhuỵ vươn dài hơn nhị hoa và cánh hoa. Một số hoa có nhị bất
thường, khi hoa nở không tung phấn. Đây cũng là 3 cá thể khi đánh
giá nguyên nhân ít hạt được xác định là do đặc tính bất dục đực không
hoàn toàn.
3.1.3. Đặc điểm sinh trưởng, phát triển của các cây cam Sành ít hạt
tuyển chọn
3.1.3.1. Đặc điểm sinh trưởng các đợt lộc của các cây cam Sành ít hạt
tuyển chọn



13

Các cây theo dõi có đặc điểm ra lộc tương tự nhau và tuân theo quy
luật phát sinh các đợt lộc chung của cam Sành. Lộc Xuân ra trong thời gian
dài, số lượng nhiều, chiều dài lộc ngắn nhưng số lá lại nhiều nhất trong
năm. Lộc Hè có số lượng ít nhưng kích thước lộc lớn hơn các đợt khác.
Lộc Thu và lộc Đông có số lượng nhiều hơn lộc hè nhưng kích thước nhỏ
hơn và ra rải rác hơn lộc hè.
3.1.3.2. Đặc điểm ra hoa đậu quả của các cây cam Sành tuyển chọn
Bảng 3.8. Thời gian ra hoa của các cây tuyển chọn (năm 2015)
Cây
VX1
VX2
VX3
VX4
VX5
CSKH11

Xuất
hiện
nụ

Hoa bắt
đầu nở

Hoa
nở
rộ


12/3
11/3
14/3
13/3

23/3
23/3
21/3
25/3

2/4
2/4
1/4
1/4

11/4
10/4
11/4
13/4

21
20
23
20

11/3

21/3

31/3


10/4

22

14/3

25/3

1/4

14/4

21

Kết thúc Thời gian hoa
nở hoa
nở (ngày)

CSCH (ĐC) 12/3
19/3
30/3
6/4
19
Qua theo dõi cho thấy thời kì ra hoa của cá cây cam Sành ít hạt
tuyển chọn trùng với thời kì ra hoa của các cây cam Sành đang trồng
phổ biến và kéo dài từ 19- 20 ngày.
3.1.4. Đặc điểm năng suất, chất lượng quả của các cây cam Sành ít hạt
tuyển chọn
3.1.4.1. Tỷ lệ đậu quả và năng suất quả của các cây tuyển chọn

Các cây cam Sành ít hạt tuyển chọn có tỷ lệ đậu quả khác nhau
không nhiều từ 1,84 đến 2,24% trong đó cây VX3 và CSKH11 có tỷ lệ
đậu quả thấp hơn cây đối chứng, các cây còn lại có tỷ lệ đậu quả cao
hơn đối chứng. Các cây tuyển chọn có năng suất quả chênh lệch khá
nhiều, nguyên nhân chủ yếu do có độ tuổi và kích thước bộ khung tán
khác nhau.
3.1.4.2.Đặc điểm cơ giới quả các cây tuyển chọn
Các cây tuyển chọn đều cần có chung tiêu chí số hạt trung bình trên quả
nhỏ hơn hoặc bằng 6. Điểm đáng chú ý là các cây tuyển chọn có tỷ lệ hạt lép
rất cao đặc biệt là VX2, VX3 và VX5. Các chỉ tiêu về quả khác của các cây
cam Sành tuyển chọn đều tương tự như cây đối chứng.
Bảng 3.2. Một số chỉ tiêu cơ giới quả của các cây cam Sành
tuyển chọn


14
Cây tuyển
chọn

Quả (cm)
Chiều
cao

Tỷ số
Dày vỏ
Đường chiều
(mm)
kính cao/ĐK

Số hạt

Khối
trên
Số hạt
lượng
quả
lép (hạt)
quả (g)
(hạt)

Số
múi

VX1

6,07ns

7,57*

0,80

3,57ns 12,67ns

275*

3,3*

1,2

VX2


6,13ns

7,47*

0,82

3,70ns 12,33ns

217ns

5,7*

4,5

VX3

*

ns

ns

2,8

*

1,3

5,5


*

3,8

6,80

ns

8,13

VX4

6,00

VX5

6,06ns

7,23ns

ns

ns

CSKH11

6,30

7,33


*

7,83

CSCH (ĐC)

6,33

-

7,83

LSD0.05

0,37

CV (%)

4,92

-

3,57

ns

0,82

3,80


ns

0,84

4,27*

12,67ns

243ns

5,6*

4,2

0,81

*

ns

ns

*

3,7

0,84

4,06


12,67
12,4

ns

ns

12,33

-

238
206

ns

237

-

5,8

0,81

3,86

-

12,33


0,41

-

0,30

1,21

27,7

-

5,45

-

5,12

1,70

10,70

-

220

21,7

-


2,4-

3.1.4.3. Đặc điểm chất lượng quả của các cây tuyển chọn
Kết quả phân tích cho thấy các cây cam Sành tuyển chọn có các
chỉ tiêu sinh hoá quả tương tự như cây cam Sành có hạt đối chứng.
3.2. Đánh giá nguyên nhân ít hạt của các cây cam Sành tuyển chọn
3.2.1. Đánh giá tính đa bội của các cây cam Sành tuyển chọn
Hình ảnh thu được từ máy phân tích đa bội cho thấy các cá
thể cam Sành ít hạt tuyển chọn đều có bộ nhiễm sắc thể nhị bội,
không có cây cam Sành ít hạt tuyển chọn nào có bộ nhiễm sắc thể
đa bội. Điều này chứng tỏ đặc tính ít hạt của các cá thể này không
có nguyên nhân do đa bội hoàn chỉnh lẻ.
3.2.2. Đánh giá nguyên nhân do bất dục đực (Male Sterility)
Bảng 3.12. Tỷ lệ nẩy mầm của hạt phấn của các cây cam Sành
tuyển chọn
Hạt phấn nẩy
Tỷ lệ hạt phấn
Mã số cây Tổng hạt phấn
mầm
nẩy mầm (%)
VX1
376
61
16,22
VX2
470
167
35,53
VX3
496

72
14,52
VX4
371
161
43,39
VX5
466
271
58,15


15

CHKH11
1175
136
11,57
CSCH (ĐC)
1375
1134
82,47
Kết quả tỷ lệ nảy mầm của hạt phấn cho thấy, các cây cam Sành ít
hạt tuyển chọn đều có tỷ lệ nảy mầm hạt phấn thấp hơn cây cam sành có
hạt đối chứng, trong đó, cây CSKH 11 có tỷ lệ nảy mầm thấp nhất, chỉ đạt
11,57%, tiếp theo là các cây VX3 và VX1. Các cá thể cam Sành tuyển
chọn khác đều có tỷ lệ nảy mầm hạt phấn trên 30% nhưng vẫn thấp hơn
cây đối chứng khá nhiều và có thể coi các cá thể này là những cây bất dục
đực không hoàn toàn.
3.2.3. Đánh giá nguyên nhân bất dục cái (Female Sterility)

Kết quả quan sát hình dạng noãn và đo đếm kích thước tiểu noãn
ở 3 giai đoạn của hoa cho thấy kích thước tiểu noãn của các cây cam
Sành tuyển chọn tương đương nhau và không có sự sai khác so với cây
đối chứng. Như vậy, có thể đưa ra nhận xét: Không phát hiện thấy hiện
tượng bất dục cái ở các cây cam Sành ít hạt tuyển chọn.
3.2.4. Đánh giá nguyên nhân do tự bất tương hợp (self
-incompatibility)
Tiến hành tự thụ cho các cây và thụ phấn chéo với 2 giống có
cùng thời điểm nở hoa là cam Xã Đoài và quýt đỏ Bắc Quang, kết quả
quan sát sự nảy mầm của ống phấn trong nhụy sau 7 ngày thụ phấn
được trình bày ở bảng 3.14:
Bảng 3.14. Quan sát sự hiện diện của ống phấn sau
thụ phấn 7 ngày
STT

Công thức
thụ phấn
VX1 × VX1

1

2

VX1 × Cam Xã Đoài
VX1 × Quýt đỏ
VX2 × VX2
VX2 × Cam Xã Đoài
VX2 × Quýt đỏ
VX3 × VX3


3
4

VX3 × Cam Xã Đoài
VX3 × Quýt đỏ
VX4 × VX4

Kết quả quan sát
Hạt phấn có nảy mầm nhưng không có
hình ảnh ống phấn ở vòi nhụy và bầu nhụy
Có hình ảnh ống phấn ở tất cả các vị trí
Ống phấn dừng phát triển tại vòi nhụy
Ống phấn dừng phát triển tại vòi nhụy
Có hình ảnh ống phấn tại tất cả các vị trí
Có hình ảnh ống phấn tại tất cả các vị trí
Không có hình ảnh ống phấn tại tất cả các
vị trí
Có hình ảnh ống phấn tại tất cả các vị trí
Có hình ảnh ống phấn tại tất cả các vị trí
Hạt phấn có nảy mầm trên núm nhuỵ
nhưng không có hình ảnh ống phấn tại vòi


16
nhụy và bầu nhụy

5

6


VX4 × Cam Xã Đoài
VX4 × Quýt đỏ
VX5 × VX5
VX5 × Cam Xã Đoài
VX5 × Quýt đỏ

Có hình ảnh ống phấn tại tất cả các vị trí
Ống phấn dừng phát triển tại vòi nhụy
Ống phấn dừng phát triển tại vòi nhụy
Có hình ảnh ống phấn tại tất cả các vị trí
Có hình ảnh ống phấn tại tất cả các vị trí
- Có hình ảnh vòi phấn tại bầu noãn
CSKH11 × CSKH11
- Không có hình ảnh vòi phấn tại các vị trí
CSKH11 × Cam Xã Đoài Có hình ảnh vòi phấn tại bầu noãn
CSKH11 × Quýt đỏ
Có hình ảnh vòi phấn tại bầu noãn

Các cây cam Sành tuyển chọn VX1, VX2 và VX4 quan sát thấy
hình ảnh hạt phấn nảy mầm trên núm nhuỵ nhưng không có hình ảnh
ống phấn tại vòi nhuỵ và bầu nhuỵ, chứng tỏ rằng các cá thể này có đặc
tính tự bất tương hợp. Đặc biệt cây cam Sành tuyển chọn VX5 có hình
ảnh ống phấn dừng phát triển tại vòi nhuỵ, một số ống phấn có hiện
tượng quay đầu ngược với hướng đến noãn, đây là một hiện tượng điển
hình thể hiện rõ đặc tính tự bất tương hợp ở cây ăn quả có múi. Có thể
đánh giá đặc tính tự bất tương hợp là nguyên nhân chính của đặc tính ít
hạt ở các cây cam Sành tuyển chọn VX1, VX2, VX4 và VX5. Nếu trồng
trong điều kiện cách ly với nguồn phấn ngoài, các cá thể này có khả
năng cho quả không hạt.
3.3. Đánh giá sự ổn định đặc tính ít hạt của các cây cam sành tuyển chọn

3.3.1. Một số đặc điểm sinh trưởng cây ghép
Thí nghiệm ghép cải tạo các mẫu giống tuyển chọn được trên gốc
cây cam Sành đang cho quả nhằm đánh giá khả năng duy trì đặc tính ít
hạt và tiềm năng nhân giống, mở rộng vào sản xuất của các cá thể cam
Sành tuyển chọn. Các cá thể tuyển chọn được ghép trên gốc ghép cùng
giống nên đều có tỷ lệ nảy mầm cao và sức sống của mầm ghép tốt. Sau
khi ghép 18 tháng, hầu hết các cành ghép đều có 4 đến 6 đợt lộc. Đường
kính cành ghép trung bình của các mẫu giống dao động từ 1,32 đến 1,76
cm. Thời điểm 24 tháng sau ghép các tổ hợp ghép đều có đường kính
cành ghép và đường kính gốc ghép tăng mạnh so với 6 tháng tr ước.
3.3.2. Khả năng ra hoa, đậu quả của các cây ghép ở vụ thứ 2
Sau khi ghép 1 năm, hầu hết các cây ghép đều ra hoa nhưng do sự
sinh trưởng của cành ghép chưa ổn định nên tỷ lệ đậu quả rất thấp. Năm
thứ 2 tất cả các tổ hợp ghép đều ra hoa và đậu quả khá tốt.
Bảng 3.18. Tỷ lệ đậu quả và năng suất của các cây ghép ở vụ thứ 2
(năm 2017)


17

Khối
Số quả
Tỷ lệ
Số hoa
Số quả
lượng Năng suất
Cây ghép
khi tắt
đậu quả
theo dõi

ổn định
quả TB (kg/cây)
hoa
(%)
(g)
VX1
745
73
16
2,15ns
215,2ns
14,5ns
ns
ns
VX2
770
55
15
1,95
209,3
12,9ns
*
ns
VX3
837
76
14
1,67
216,1
12,6ns

ns
ns
VX4
960
80
21
2,18
193,4
13,7ns
ns
ns
VX5
784
85
17
2,17
208,3
15,0ns
*
ns
CSKH11
721
64
13
1,80
206,5
12,8ns
CSCH(đc) 836
75
18

2,15
203,7
14,2LSD0.05
0,21
25,3
1,7
CV(%)
6,34
9,5
7,3
Ghi chú: ns: Sai khác không có ý nghĩa ở mức độ tin cậy 95%; *: Sai
khác có ý nghĩa ở mức độ tin cậy 95%; -: Đối chứng
Các cây cam Sành tuyển chọn sau ghép 2 năm có tỷ lệ đậu quả
từ 1,67% - 2,18%. Thấp nhất là cây ghép từ cây VX3 có tỷ lệ đậu quả
1,67%. Khối lượng quả trung bình của các cây ghép khá cao, năng suất
quả khá đồng đều từ 12,8 đến 15,0 kg/cây và tương đương với cây cam
Sành đối chứng.

3.3.3. Sự ổn định đặc tính ít hạt của các cây tuyển chọn sau khi ghép
Bảng 3.20. Số lượng hạt trung bình trên quả của các cây ghép
Đơn vị tính: hạt/quả
Cây tuyển chọn
Sau ghép 1 vụ
Sau ghép 2 vụ
Mã số cây
Số
Số hạt
Số
Số hạt
Số

Số hạt
hạt/quả
lép
hạt/quả
lép
hạt/quả
lép
VX1
3,3
1,2
4,5
1,7
3,2
2,1
VX2
5,7
4,5
6,2
3,7
6,8
3,6
VX3
2,8
1,3
3,2
1,2
3,7
1,4
VX4
5,5

3,8
6,8
3,2
7,3
3,2
VX5
5,6
4,2
5,7
4,1
4,5
2,7
CSKH11
5,8
3,7
5,2
3,6
5,6
3,1
Kết quả theo dõi các cây cam Sành ít hạt tuyển chọn sau ghép 2


18

năm cho thấy, các tổ hợp ghép tiếp hợp tốt, sinh trưởng và phát triển
bình thường. Riêng đặc tính ít hạt của các cây VX1, VX3, VX5,
CSKH11 được duy trì ổn định còn các cây VX2 và VX4 bị biến động
tăng lên. Để có những nhận định chính xác về sự ổn định cảu đặc tính ít
hạt cần tiến hành theo dõi và kết hợp đánh giá trong phòng thí nghiệm ở
những vụ sau.

3.4. Nghiên cứu ảnh hưởng của các công thức phân bón đến sinh
trưởng, phát triển của cam Sành tại Hà Giang
3.4.1. Ảnh hưởng của các công thức phân bón đến sự sinh trưởng
của cam sành tại Hà Giang
Ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng cam sành thể hiện rõ
nhất thông qua các đợt lộc trên cây. Qua 2 năm theo dõi cho thấy không
có sự khác nhau về thời gian xuất hiện và kết thúc các đợt lộc cam sành
ở những công thức bón phân khác nhau. lộc trong mỗi đợt lộc.
3.4.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của các công thức phân bón đến tỷ lệ
đậu quả và năng suất của cam Sành
Năng suất quả là mục tiêu chung của tất cả các biện pháp kỹ thuật
thâm canh mà người trồng cam áp dụng. Kết quả thử nghiệm 3 mức bón
và 3 tỷ lệ bón NPK khác nhau sau 2 năm áp dụng đã có ảnh hưởng khác
nhau đến năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của cam Sành tại
Hà Giang.
Bảng 3.24. Ảnh hưởng của công thức phân bón đến tỷ lệ đậu quả và
năng suất quả cam Sành
Tổng số
Khối
Tổng số
Tỷ lệ
Năng
Công
Số quả
quả/ cây lượng
nụ, hoa
đậu quả
suất
thức
đậu

khi thu quả TB
theo dõi
(%)
(kg/ cây)
hoạch
(gr)
bc
de
d
CT 1
1257,50
27,92
2,22
189,50
171,00
32,08d
CT 2
1360,25
31,02
2,28abc 183,25ef 171,50d 31,80d
CT 3
1635,00
32,05
1,96cd 182,25ef 176,50d 31,78d
CT 4
1508,50
35,00
2,32ab 208,75cd 190,75c 37,98c
CT 5
1439,75

34,00
2,36ab 236,99b 190,00c 41,00c
CT 6
1289,00
26,68
2,07c 219,50bc 179,00d 38,25c
CT 7
1542,50
37,17
2,41a 274,50a 197,75bc 49,75b
CT 8
1243,25
31,33
2,52a 287,50a 212,75a 54,43a


19

CT 9
1235,75
25,58
2,07c 271,00a 203,50ab 51,55ab
CT đc
1057,20
19,56
1,85d 173,50f 162,75e 28,25e
CV%
6,22
4,61
2,99

4,40
Pr
0,0001 0,0001
0,0001
0,0001
Các công thức phân bón trong thí nghiệm đều cho năng suất quả
cao hơn đối chứng. Trong đó công thức 8 với mức bón 600 g/cây theo N
và tỷ lệ N, P, K là 1:0,75:1 cho năng suất cao nhất đạt 54,43 kg/cây.
3.4.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của các công thức phân bón đến đặc
điểm quả của cam Sành Hà Giang
Các chỉ tiêu cơ giới và chất lượng quả đều chịu ảnh hưởng của
các mức bón phân. Thí nghiệm cho thấy công thức bón 600 g/cây với tỷ
lệ 1:0,75:1 làm tăng kích thước quả và hàm lượng các chất dinh dưỡng
trong quả. Côn thức 9 bón với cùn lượng 600 g/cây nhưng tỷ lệ 1:0.5:1
làm giảm một số chỉ tiêu sinh hoá quả như hàm lượng chất khô, đường
tổng số, độ Brix so với công thức 8.
3.4.4. Hiệu quả kinh tế của các công thức thí nghiệm
Vụ cam Sành năm 2015, các công thức phân bón cho bội thu từ
1.064 đến 9.904 kg/ha. Trong đó, cao nhất là công thức 8 với lượng bón
600g/cây theo tỷ lệ 1:0,75:1. Do vậy công thức 8 cũng cho lãi thuần cao
nhất trong thí nghiệm là 137.392.000 đồng/ha. Trong các công thức
phân bón của thí nghiệm, các công thức 1, 2 và 3 có chỉ số VCR < 2 nên
không khuyến khích người trồng áp dụng. Các công thức còn lại đều có
chỉ số VCR khá cao, trong đó cao nhất là công thức 9 (VCR = 8,11).
Vụ cam Sành năm 2016, công thức 8 (bón 600g với tỷ lệ NPK là
1-0,75-1) thu được lãi thuần cao nhất, đạt 108.832.000 đ/ha nhưng tỷ
suất lợi nhuận lại đứng thứ 2 sau công thức 9 (VCR = 7,55).
3.5. Nghiên cứu ảnh hưởng của GA3 tới năng suất, chất lượng quả
cam Sành Hà Giang
3.5.1. Ảnh hưởng của GA3 tới tỷ lệ đậu quả và năng suất quả của cam Sành

Hà Giang
Bảng 3.29. Ảnh hưởng của các công thức phun GA3 đến tỷ lệ
đậu quả
Thời
điểm

Nồng độ phun (ppm)
Thời điểm phun

Sau tắt 7 ngày trước hoa rộ

0
8,95

60

80

11,96

14,33

100
17,03

TB thời
điểm
13,07



20

hoa

Hoa nở rộ

8,44

7 ngày sau hoa rộ

8,84

TB nồng độ

13,10

15,39

12,81
c

8,74

17,32

15,38
b

12,62


13,56

15,94
ab

15,03

P (thời điểm)

0,323

P (nồng độ)

0,004

P (tương tác)

0,542

13,24
a

16,76

7 ngày trước hoa rộ

1,92

2,14


2,77

2,25

2,34

Hoa nở rộ

1,75

2,20

2,99

2,47

2,36

Trước 7 ngày sau hoa rộ
khi thu TB nồng độ
hoạch P(thời điểm)

1,88

P (nồng độ)
P (tương tác)

2,36

1,85


d

3,05

2,23

c

2,40
a

2,93

2,42
b

2,48

0,325
< 0,001
0,076

Trong các nồng độ phun GA3 thử nghiệm thì nồng độ phun 100 ppm
cho tỷ lệ đậu quả cao nhất. Các thời điểm phun GA3 trong thí nghiệm có ảnh
hưởng không rõ ràng tới tỷ lệ đậu quả của cam Sành.
3.5.2. Ảnh hưởng của GA3 đến đặc điểm hình thái, cơ giới quả cam Sành
Hà Giang
Khi phun GA3 với nồng độ phun 60 ppm và 80 ppm có tác dụng
làm tăng chiều cao và đường kính quả cam Sành so với đối chứng.

Nồng độ phun 100 ppm có xu hướng làm giảm kích thước quả so với
nồng độ phun 80 ppm.
3.5.3. Ảnh hưởng của GA3 đến chất lượng quả cam Sành Hà Giang
Các thời điểm phun GA3 trong thí nghiệm không có ảnh hưởng
đến các chỉ tiêu sinh hoá quả của cam Sành. Trong 3 mức nồng độ phu
this nghiệm, nông độ phun 60 ppm và 80 ppm ít ảnh hưởng tới chất
lượng quả; nồng độ phun 100 ppm làm giảm một số chỉ tiêu sinh hoá
quả như hàm lượng a xít và Vitamin C so với đối chứng.
3.5.4. Hiệu quả kinh tế khi sử dụng GA3 ở cam Sành Hà Giang
Các thời điểm phun GA3 trong thí nghiệm không có ảnh hưởng
khác nhau tới năng suất quả của cam Sành. Do vậy hiệu quả kinh tế của
việc sử dụng GA3 chỉ được so sánh giữa các nồng độ phun áp dụng
trong thí nghiệm.


21

Thí nghiệm phun GA3 được thực hiện trên vườn cam Sành 5 tuổi,
đang ở thời kì đầu của gia đoạn kinh doanh nên sản lượng và lãi thuần
thu được không cao. Tuy vậy, tỷ suất lợi nhuận của các nồng độ phun
GA3 đều rất cao. Chỉ số VCR từ 29,17 đến 39,0 nên khuyến cáo người
trồng áp dụng để thu được lợi nhuận. Năm 2016, Các chi phí cho phân
bón tăng lên, năng suất thu được cao hơn vụ năm 2015 nhưng lãi thuần
lại thấp hơn vì giá bán quả bị giảm đi đáng kể. Tỷ suất lợi nhuận của
các nồng độ phun trong thí nghiệm có giảm đi so với năm 2015 nhưng
vẫn ở mức cao (VCR = 23,60 – 29,48).
3.6 Nghiên cứu ảnh hưởng của các kỹ thuật cắt tỉa đến sinh trưởng
và năng suất của cam Sành
3.6.1. Ảnh hưởng của các kỹ thuật cắt tỉa đến sinh trưởng cây cam Sành
Cắt tỉa làm cho lộc Xuân của cam Sành ra sớm và tập trung hơn

đối chứng từ 5 đến 7 ngày, số lượng lộc cũng nhiều hơn nhưng không
có ảnh hưởng rõ ràng đến đặc điểm của lộc Hè và lộc Thu. Sau 2 năm
áp dụng quy trình cắt tỉa đã khống chế được chiều cao cây cam Sành và
làm tăng nhanh tốc độ phát triển tán cây theo chiều rộng. Điều này có ý
nghĩa quan trọng giúp tăng tiềm năng cho năng suất của cây và thuận
lợi cho công tác chăm sóc, phòng trừ dịch hại và thu hoạch quả.
3.6.2. Ảnh hưởng của các kỹ thuật cắt tỉa tới năng suất quả cam
Sành
Bảng 3.38 Ảnh hưởng của cắt tỉa đến các yếu tố cấu thành năng
suất và năng suất quả cam Sành
Số quả/ cây khi Khối lượng quả
Năng suất
Công thức
thu hoạch
TB (g)
(kg/ cây)
Năm 2015
CT 1
163,9ns
218,5*
35,75ns
ns
*
CT 2
156,7
214,3
33,80ns
CT đc
169,4193,632,80CV (%)
6,8

5,9
4,5
LSD0.05
16,3
19,8
3,1
Năm 2016
CT 1
212,7*
225,3*
47,87*
*
*
CT 2
206,4
231,5
47,69*
CT đc
188,9
206,5
39,01CV (%)
5,6
7,2
4,3


22

LSD0.05
16,5

21,5
4,1
Năng suất của các công thức cắt tỉa ở vụ đầu tiên không có sự sai khách
với đối chứng. Đến năm thứ 2 áp dụng cả 2 côgn thức cắt tỉa đều cho năng suất
tương đương nhau và cao hơn đối chứng ở mức độ tin cậy 95%.
3.6.3. Hiệu quả kinh tế của các kỹ thuật cắt tỉa trong thí nghiệm
Bảng 3.40. Tỷ suất lợi nhuận của các kỹ thuật cắt tỉa cam Sành
Chi phí Giá trị
Lãi
Tỷ suất
Công NS TT Bội thu
tăng
tăng
thuần
lợi
thức
(kg/ha) (kg/ha) (nghìn (nghìn
(nghìn nhuận
đồng)
đồng)
đồng)
(VCR)
Năm 2015
CT1
14.300
1.320
4.160
13.200
65.440
2,84

CT2
13.520
400
3.800
4.000
58.000
1,05
CT đc 13.120
57.800
Năm 2016
CT1
19.148
4.640
3.680
28.352
71.944
7,70
CT2
19.076
3.320
3.800
27.776
71.728
8,37
CT đc 15.640
47.272
Ghi chú: Giá phân đạm Ure: 12000 đ/kg, giá phân Supe lân 5000
đ/kg, phân Kali clorua 14000 đ/kg, phân hữu cơ vi sinh Sông Gianh:
4000 đ/kg, phân tổng hợp NPK: 14000 đ/kg, giá vôi bột 3000 đ/kg,
công cắt tỉa bằng công lao động phổ thông 120000 đ/ngày, mua dụng

cụ cắt tỉa và vít cành 320.000 đ/ha. Giá bán cam trung bình toàn vụ
2015: 10000 đ/kg, năm 2016: 8000đ/kg.
Cả 2 công thức cắt tỉa đều đem lại hiệu quả kinh tế cao ở năm thứ
2. Công thức cắt tỉa theo quy trình của Viện Nghiên cứu au quả cho sản
lượng và lãi thuần cao hơn nhưng xét tỷ suất lợi nhuận thì công thức cắt
theo kiểu khai tâm lại cao hơn. Vì vậy có thể khuyến cáo người trồng áp
dụng 1 trong 2 quy trình cắt tỉa vừa nêu.
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
1. Kết luận
1. Đã xác định được và đánh giá một số đặc điểm nông sinh
học 6 cây cam Sành tại Hà Giang (có số hạt trung bình nhỏ hơn 6) có
triển vọng phát triển ra sản xuất. Các cây tuyển chọn đều có đặc
điểm hình thái, khả năng sinh trưởng tương tự như cây cam Sành có


×