Tải bản đầy đủ (.doc) (148 trang)

Xây dựng phiếu học tập để tổ chức học sinh học theo nhóm hợp tác” (vận dụng phần 6 và 7 từ bài 32 đến hết bài 66, sách giáo khoa thí điểm sinh học 12 chương trình thí điểm sinh học phổ thông ban khoa học tự nhiên bộ 1 và 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (512.24 KB, 148 trang )

MỤC LỤC

Lời cảm tạ
Nhận xét của giáo viên hướng dẫn
Nhận xét của giáo viên phản biện
Mục lục
Tóm tắt
..........................................................................................................................................
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ...................................................................................................
PHẦN II: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU.................................................................................
1. CÁC ĐỊNH HƯỚNG (DIMENSIONS) TRONG QUÁ TRÌNH DẠY HỌC TÍCH CỰC
.......................................................................................................................................... 1
1.1. Định hướng 1: Thái độ và sự nhận thức tích cực về học tập................................1
1.1.1. Nuôi dưỡng thái độ và sự nhận thức tích cực về học tập bằng bầu không khí
thích hợp................................................................................................................. 1
1.1.2. Nuôi dưỡng thái độ và sự nhận thức tích cực nhiệm vụ học tập...................1
1.1.3. Kế hoạch nuôi dưỡng thái độ và sự nhận thức tích cực của HS về việc học.1
1.2. Định hướng 2: Thu nhận và tổng hợp kiến thức..................................................1
1.2.1. Kiến thức thông báo/kiến thức khái niệm (declarative knowledge):.............2
1.2.3. Kiến thức quy trình )/kiến thức kỹ năng ( proceedural knowledge ).............2
1.3. Định hướng 3: Mở rộng và tinh lọc kiến thức.....................................................2
1.4. Định hướng 4: Sử dụng kiến thức có hiệu quả....................................................3
1.5. Định hướng 5: Thói quen tư duy.........................................................................3
2. DẠY HỌC NÊU VẤN ĐỀ...........................................................................................7
2.1. Bản chất dạy học nêu vấn đề...............................................................................7
2.1.1. Kiểu dạy học nêu vấn đề ( DHNVĐ )...........................................................7
2.1.2. Tình huống có vấn đề...................................................................................7
2.2. Cấu trúc dạy học nêu vấn đề................................................................................8
2.3. Việc sử dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề [Lộc, 2002]...............................8
3. DẠY HỌC KHÁM PHÁ THEO NHÓM HỢP TÁC....................................................9
3.1. Định nghĩa...........................................................................................................9


3.1.1. Khái niệm dạy học khám phá (DHKP).........................................................9
3.1.2. Học hợp tác là gì?.......................................................................................10
3.2. Ưu điểm của dạy học khám phá theo nhóm hợp tác..........................................10
3.3. Cấu trúc DHKP.................................................................................................10
3.4. Mối liên hệ giữa DHKP và DHNVĐ.................................................................11
3.5. Tổ chức DHKP theo nhóm hợp tác....................................................................11
3.5.1 . Hoạt động của GV.....................................................................................11
3.5.2. Hoạt động của nhóm HS.............................................................................14
4. SỬ DỤNG PHIẾU HỌC TẬP ĐỂ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRONG DẠY HỌC
SINH HỌC [Thắng, 2004]..............................................................................................15


4.1. Khái niệm phiếu học tập (PHT).........................................................................15
4.1.1. Khái niệm...................................................................................................15
4.1.2. Vai trò PHT trong dạy học..........................................................................15
4.1.3. Phân loại PHT............................................................................................16
4.2. Cấu trúc PHT.....................................................................................................16
4.3. Yêu cầu sư phạm của PHT................................................................................17
4.4. Xây dựng PHT...................................................................................................17
4.5. Sử dụng PHT trong dạy học..............................................................................18
5. SỬ DỤNG CÂU HỎI BÀI TẬP TRONG DẠY HỌC SINH HỌC [Thắng, 2002].....20
5.1. Khái niệm về câu hỏi-bài tập.............................................................................20
5.1.1. Khái niệm câu hỏi ( CH )............................................................................20
5.1.2. Khái niệm về bài tập (BT)..........................................................................20
5.2. Vai trò của câu hỏi, bài tập trong học tập...........................................................20
5.3. Cấu trúc câu hỏi, bài tập....................................................................................21
5.4. Qui trình và kỹ thuật thiết kế câu hỏi, bài tập sinh học......................................21
5.5. Xây dựng hệ thống câu hỏi cho từng bài trong chương trình sinh học phổ thông
................................................................................................................................. 23
5.6. Yêu cầu sư phạm của câu hỏi, bài tập................................................................24

5.7. Phân loại câu hỏi, bài tập sinh học:...................................................................24
5.8. Sử dụng câu hỏi, bài tập trong dạy học ở trường THPT....................................24
5.9. Ví dụ về sử dụng Phiếu học tập trong dạy học Sinh học phổ thông...................25
PHẦN III: PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN........................................................
1. PHƯƠNG PHÁP........................................................................................................30
2. PHƯƠNG TIỆN.........................................................................................................30
PHẦN IV: KẾT QUẢ THẢO LUẬN.............................................................................
PHÂN TÍCH CÁC LỆNH Ở HAI BỘ SÁCH.................................................................
MỤC TIÊU VÀ CÁCH VẬN DỤNG CÁC PHIẾU HỌC TẬP.....................................
PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ..........................................................................
1. KẾT LUẬN..............................................................................................................136
2. ĐỀ NGHỊ.................................................................................................................. 136



TÓM TẮT
Với đề tài “Xây dựng phiếu học tập để tổ chức học sinh học theo nhóm
hợp tác” (vận dụng phần 6 và 7 từ bài 32 đến hết bài 66, sách giáo khoa thí
điểm sinh học 12 - Chương trình thí điểm sinh học phổ thông - Ban khoa học tự
nhiên - Bộ 1 và 2), tôi đã xây dựng được 47 phiếu học tập và 47 phiếu đáp án.
Nội dung quyển luận văn gồm 5 phần chính:
- Phần I. Đặt vấn đề: nêu lên cơ sở thực hiện, tính thiết thực của việc xây
dựng phiếu học tập để tổ chức dạy học khám phá trong nhà trường phổ thông.
- Phần II. Lược khảo tài liệu: cơ sở lý thuyết của các phương pháp dạy học
tích cực, cấu trúc và chức năng phiếu học tập.
- Phần III. Phương pháp và phương tiện..
- Phần IV. Kết quả thảo luận
+ Sơ lược các lệnh trong sách giáo khoa ở hai bộ sách, phân tích từng
lệnh.
+ Mục tiêu và cách vận dụng các phiếu học tập.

- Phần V. Kết luận và đề nghị
- Tài liệu tham khảo
- Phụ lục: phiếu học tập và phiếu đáp án.


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................

...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................

...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................

...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................


LỜI CẢM TẠ
Đối với các sinh viên sư phạm trẻ, có lẽ vấn đề phương pháp là vấn đề khó
khăn hàng đầu do còn non trẻ về kinh nghiệm cũng như chưa vững chắc về kỹ
năng. Riêng cá nhân tôi, khi thực hiện đề tài “Xây dựng phiếu học tập để tổ chức
học sinh học theo nhóm hợp tác”, tôi đã gặp không ít khó khăn do chưa có đủ
kinh nghiệm trong việc đặt câu hỏi để tổ chức các nhóm học sinh thảo luận theo
phương pháp tích cực nhằm phát huy tính độc lập, tự chủ. Chính vì thế, đề tài của
tôi sẽ khó thành công nếu không có sự chỉ dẫn tận tình của thầy Đào Đại Thắngmột giảng viên đầy kinh nghiệm về lĩnh vực phương pháp. Dưới sự hướng dẫn của
thầy, tôi không những học tập được nhiều về chuyên môn mà cả cách làm việc
khoa học, làm việc độc lập và có phương pháp.
Tôi xin chân thành cảm ơn:
-Thầy Đào Đại Thắng- giáo viên trực tiếp hướng dẫn tôi thực hiện đề tài.
-Thầy Lê Phước Lộc-Trưởng khoa Sư phạm trường Đại học Cần Thơ; cô

Phan Thị Mai Khuê-Trưởng Bộ môn Sinh; cô Nguyễn Mỹ Tín-Phó trưởng Bộ môn
Sinh; cô Huỳnh Thị Thúy Diễm-giảng viên tổ phương pháp, cố vấn học tập lớp SP
Sinh K28; thầy Đỗ Trọng Hồng Phúc, cán bộ giảng dạy bộ môn.
-Các bạn cùng lớp và những người thân của tôi đã quan tâm, động viên, giúp
đỡ tôi vượt qua nhiều khó khăn để thực hiện đề tài.
Mặc dù được sự quan tâm giúp đỡ của giáo viên hướng dẫn và nhiều thầy cô
khác, quyển luận văn của tôi có lẽ cũng sẽ khó tránh khỏi những thiếu sót. Kính
mong sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô cũng như bạn bè để quyển luận văn này
được hoàn thiện hơn.
Cần Thơ, ngày 12, tháng 6, năm 2006


TÀI LIỆU THAM KHẢO

- Vũ Văn Vụ và ctv. 2002. Sinh học 12 (Sách giáo khoa thí điểm-Ban KHTN-Bộ 1).
NXBGD.
- Vũ Văn Vụ và ctv. 2002. Sách giáo viên sinh học 12 (Sách giáo khoa thí điểmBan KHTN-Bộ 1). NXBGD.
- Nguyễn Thành Đạt và ctv. 2002. Sinh học 12 (Sách giáo khoa thí điểm-Ban
KHTN-Bộ 2). NXBGD.
- Nguyễn Thành Đạt và ctv. 2002. Sách giáo viên sinh học 12 (Sách giáo khoa thí
điểm-Ban KHTN-Bộ 2). NXBGD.
- Lê Phước Lộc. 2002. Lý luận dạy học. Tủ sách ĐHCT.
- Phan Thị Mai Khuê. 1999. Nhiệm vụ của người giáo viên sinh học. Tủ sách
ĐHCT.
- Đào Đại Thắng. 1999. Chuyên đề dạy học giải quyết vấn đề. Tủ sách ĐHCT.
- Đào Đại Thắng. 2005. Chuyên đề sử dụng câu hỏi, bài tập và phiếu học tập trong
dạy học sinh học ở trường trung học phổ thông. Tủ sách ĐHCT.
- Phan Thị Mai Khuê và ctv. 2001. Học hợp tác và chiến lược hòa nhập. Tủ sách
ĐHCT.
- Đinh Quang Báo và Nguyễn Đức Thành. 2003. Lý luận dạy học sinh học.

NXBGD.
- Claude A. Villee. 1963. Biology. W. B Sauders company.
- Ban từ điển bách khoa sinh học. 2003. Từ điển bách khoa sinh học. Nhà xuất bản
khoa học và kỹ thuật.
- Luận văn tốt nghiệp các sinh viên khóa trước.


PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

Nền kinh tế Việt Nam đang chuyển đổi từ cơ chế kinh tế kế hoạch hóa tập
trung sang cơ chế kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa dưới sự
quản lý của nhà nước. Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2001- 2010 đã nêu rõ:
“để đáp ứng yêu cầu về con người và nguồn nhân lực - nhân tố quyết định sự phát
triển của đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, cần tạo một bước
chuyển biến cơ bản và toàn diện về giáo dục”.
Muốn thực hiện mục tiêu giáo dục hiện đại thì giáo dục cũng phải có
phương pháp hiện đại, nghĩa là phải làm sao đổi mới quan điểm lấy người dạy làm
trung tâm sang lấy người học làm trung tâm, chuyển từ phương pháp dạy học
truyền thống sang phương pháp dạy học tích cực. Tolstoy có nói: “điều quý báu
cần biết không phải là quả đất tròn mà làm thế nào để đi đến kết luận ấy”, đã đến


lúc giáo dục nước ta cần phải có phương pháp cụ thể và thực thi để chuyển mình
đổi mới chứ không còn chỉ là những hình thức hô hào suông…
Chủ tịch Phạm Văn Đồng đã từng nêu: “…trong nhà trường, điều chủ yếu
không phải là nhồi nhét cho học trò một mớ kiến thức hỗn độn, tuy rằng kiến thức
là cần thiết. Điều chủ yếu là giáo dục cho học trò phương pháp suy nghĩ, phương
pháp suy luận, phương pháp diễn tả, rồi đến phương pháp nghiên cứu, phương
pháp học tập, phương pháp giải quyết vấn đề…”( Hãy tiến trên mặt trận Khoa học
& Kỹ thuật”, NXB Sự thật, 1969).

Định hướng chung của phương pháp dạy học tích cực là phải rèn luyện, bồi
dưỡng thói quen tư duy của học sinh, tăng cường công tác độc lập, tự chủ và hoàn
thiện nhân cách học sinh. Trong những phương pháp dạy học hiện nay, phương
pháp dạy học nêu vấn đề, dạy học khám phá đang được khuyến cáo sử dụng.
Ở phương pháp dạy học khám phá, người giáo viên có thể định hướng hoạt
động tư duy của học sinh. Hơn nữa, qua đánh giá hoạt động của học sinh, giáo viên
có thể điều chỉnh phương pháp dạy cho phù hợp. Thông qua hoạt động trong
nhóm, học sinh có thể tự đánh giá, tự điều chỉnh vốn kiến thức của bản thân - cơ sở
để hình thành phương pháp tự học. Học trong nhóm, thảo luận trong nhóm, hành
động vì lợi ích chung của nhóm cũng chính là nền tảng để học sinh đúc kết kinh
nghiệm và quan điểm sống trong thời đại mới, trong xã hội Việt Nam hiện đại: tiếp
thu cái mới có chọn lọc và sáng tạo, hợp tác hữu nghị với tất cả các nước tiến bộ
trên thế giới trên cơ sở hòa bình, tự chủ và độc lập.
Để cuốn hút HS vào hoạt động tập thể, tạo bầu không khí học tập sôi nổi,
người giáo viên cũng cần phải có phương tiện dạy học. Phương tiện dạy học phong
phú kết hợp phương pháp và nội dung thích hợp sẽ góp phần đưa đến sự thành
công của người giáo viên. Ngay cả những nhà khoa học giỏi cũng cần có những
dụng cụ để sử dụng, Galilê sẽ không thể nhìn thấy mặt trăng và sao mộc nếu không
có kính viễn vọng, Pasteur đã không thể thành công với các công trình của mình
nếu không có kính hiển vi…Nói cách khác, phương tiện dạy học chính là vũ khí
của người giáo viên trên mặt trận dạy học, góp phần đẩy lùi sự nhàm chán và thụ


động của học sinh, kích thích khả năng tư duy và hợp tác của học sinh trong quá
trình nhận thức.
Đối với môn Sinh học, một môn khoa học tự nhiên nhưng lại vô cùng sinh
động và gần gũi với đời sống thực tế, việc sử dụng các phương tiện trực quan với
các hình ảnh minh họa sống động sẽ hỗ trợ người giáo viên rất nhiều trong việc
điều khiển hoạt động nhận thức của học sinh. Một trong các phương tiện dạy học
được sử dụng để triển khai phương pháp dạy học khám phá tốt nhất là Phiếu học

tập. Phiếu học tập được thiết kế với những trang giấy có nội dung hấp dẫn, yêu cầu
học sinh làm việc trong một thời gian ngắn tại lớp kèm theo những hình ảnh và sơ
đồ minh họa sẽ hình thành cho học sinh khả năng phát hiện và giải quyết vấn đề,
củng cố nội dung đã học, bồi dưỡng cho các em thói quen tự làm việc và hợp tác
tích cực để đạt hiệu quả cao. Chính vì vậy, tôi nhận thấy rằng sử dụng phương tiện
dạy học bằng cách xây dựng phiếu học tập để tổ chức học sinh học theo nhóm hợp
tác là một chủ đề vô cùng lý thú và thiết thực đối với bản thân, đặc biệt là trong
việc làm quen với nội dung và định hướng phương pháp dạy học tích cực nội dung
sách sinh học phổ thông theo chương trình cải cách năm học trong những năm sắp
tới. Hơn nữa, với đề tài “Xây dựng phiếu học tập để tổ chức học sinh học theo
nhóm hợp tác” (vận dụng phần 6 và 7 từ bài 32 đến hết bài 66, sách giáo khoa
thí điểm sinh học 12 - Chương trình thí điểm sinh học phổ thông - Ban khoa
học tự nhiên - Bộ 1 và 2), tôi hy vọng đây sẽ là tài liệu tham khảo thiết thực cho
các bạn sinh viên cùng khóa cũng như các sinh viên khóa sau trong việc tìm kiếm
giải pháp tối ưu để nâng cao hiệu quả và chất lượng giáo dục, góp phần thực hiện
mục tiêu phát triển nguồn nhân lực Việt Nam, trước hết là cải biến thực trạng giáo
dục ở Đồng Bằng Sông Cửu Long.


Luận văn tốt nghiệp

Sinh viên thực hiện: Trần Thanh Thảo

PHẦN II: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

1. CÁC ĐỊNH HƯỚNG (DIMENSIONS) TRONG QUÁ TRÌNH DẠY HỌC
TÍCH CỰC
Quá trình dạy học tích cực (Active learning) là quá trình dạy học lấy HS
làm trung tâm. Có nhiều lý thuyết (thoery of learning) đưa ra để triển khai quá
trình dạy học tích cực, song cái đích cuối cùng vẫn là làm thế nào để HS nắm vững

tri thức và phát triển tư duy thông qua các hoạt động dạy học. Theo lý thuyết của
Robet J. Marzano, có 5 định hướng cơ bản:
1.1. Định hướng 1: Thái độ và sự nhận thức tích cực về học tập
( Positive attitudes and perceptions about learning)
1.1.1. Nuôi dưỡng thái độ và sự nhận thức tích cực về học tập bằng bầu không
khí thích hợp
Để khởi động quá trình dạy học một cách có hiệu quả, cần tạo một không khí
học tập tích cực. Bầu không khí này có hai ý nghĩa: vật lý (điều kiện vật chất) và
tâm lý (cảm giác).
1.1.2. Nuôi dưỡng thái độ và sự nhận thức tích cực nhiệm vụ học tập
Để nuôi dưỡng thái độ và sự nhận thức tích cực nhiệm vụ học tập thì nhiệm
vụ học tập phải đảm bảo tính vừa sức, rõ ràng, cụ thể và phù hợp với nhu cầu hứng
thú của HS.
1.1.3. Kế hoạch nuôi dưỡng thái độ và sự nhận thức tích cực của HS về việc học
Để nuôi dưỡng, khuyến khích thái độ và sự nhận thức tích cực về việc học
của HS, GV cần xây dựng một kế hoạch chi tiết, cụ thể. Kế hoạch này tất nhiên
không thể tiến hành trong một ngày, một giờ mà cần phải qua một thời gian dài.
1.2. Định hướng 2: Thu nhận và tổng hợp kiến thức

1


Luận văn tốt nghiệp

Sinh viên thực hiện: Trần Thanh Thảo

( Acquiring and integrating knowledge )
Nội dung cốt lõi của định hướng 2 là cung cấp kiến thức cho HS và làm thế
nào để HS thu nhận và tổng hợp kiến thức một cách có hiệu quả. Xét về mặt tự
nhiên, kiến thức chia làm hai kiểu: kiến thức thông báo và kiến thức qui trình.

1.2.1. Kiến thức thông báo/kiến thức khái niệm (declarative knowledge):
Kiến thức thông báo bao gồm những thông tin mà HS cần biết và hiểu. Để có
được những thông tin này, HS cần phải liên hệ với những thông tin đã biết. Loại
kiến thức này sẽ trả lời câu hỏi “Nó là cái gì?”
Kiến thức thông báo bao gồm các kiến thức về sự kiện, khái niệm, sự vật,
hiện tượng, quy luật, thuyết…
Vd: Khái niệm quần thể sinh vật, khái niệm chuỗi thức ăn,…
Tổ chức tiếp thu tốt kiến thức thông báo, gồm 3 giai đoạn: xây dựng ý, sắp
xếp ý, lưu trữ ý.
1.2.3. Kiến thức quy trình )/kiến thức kỹ năng ( proceedural knowledge )
Đây là loại kiến thức liên quan đến những tiến trình, loại kiến thức này sẽ trả
lời câu hỏi: “Làm cái đó như thế nào?”. Kiến thức quy trình giúp HS hành động (trí
tuệ hay chân tay) để thực hiện một nội dung có liên quan tới chuyên môn một cách
khoa học, hình thành kỹ năng thực hành.
VD: Quá trình quang hợp, quá trình hô hấp, chu trình sinh địa hóa các chất,

Tổ chức để HS tiếp tốt kiến thức quy trình gồm 3 giai đoạn: xây dựng qui
trình, luyện tập định hình, thu nhận.
Để đạt được mục đích của định hướng 2 - giúp HS thu nhận và tổng hợp
kiến thức một cách có hiệu quả, GV cần nắm vững từng nội dung kiến thức và đề
ra phương hướng, kế hoạch giảng dạy cho phù hợp.
1.3. Định hướng 3: Mở rộng và tinh lọc kiến thức

2


Luận văn tốt nghiệp

Sinh viên thực hiện: Trần Thanh Thảo


(Extending and refining knowledge)
Mục tiêu cần đạt được của quá trình dạy học là phải làm sao để HS biến kiến
thức giáo khoa thành tri thức của mình, các em có thể phát biểu kiến thức ấy bằng
ngôn ngữ riêng và có thể sử dụng nó như công cụ của mình. Để làm được việc đó,
HS phải vận dụng nhiều. Thông qua vận dụng, HS mới có thể sử dụng và phát triển
tổng hợp các quá trình tư duy và suy luận, bao gồm: so sánh, phân loại, qui nạp,
suy diễn, phân tích lỗi, xây dựng sự ủng hộ, trừu tượng hoá, khái quát hoá, phân
tích quan điểm.
Để mở rộng và tinh lọc kiến thức, cần lưu ý 2 vấn đề cơ bản sau:
+ Xác định nội dung cụ thể cần mở rộng và tinh lọc.
+ Quyết định sử dụng hoạt động gì (so sánh, phân loại, qui nạp…) để mở
rộng và tinh lọc kiến thức.
1.4. Định hướng 4: Sử dụng kiến thức có hiệu quả
( Using knowledge meaningfully )
Mục đích của việc mở rộng và tinh lọc kiến thức là để vận dụng kiến thức đó
một cách có ý nghĩa. Trong định hướng 4, HS được GV cung cấp những cơ hội rõ
ràng để áp dụng kiến thức một cách có hiệu quả. Định hướng 4 là yếu tố then chốt
của 5 định hướng. Hiệu quả của định hướng 4 phụ thuộc vào việc xây dựng kế
hoạch của GV và sự hợp tác của HS.
1.5. Định hướng 5: Thói quen tư duy
( Habits of mind )
Cái đích đến, sản phẩm của quá trình dạy học đó là phải làm sao rèn luyện,
phát triển tư duy cho HS để các em có thể tự học tốt hơn, học tiếp tục và học suốt
đời. Đó chính là nột dung của Định hướng 5.

3


Luận văn tốt nghiệp


Sinh viên thực hiện: Trần Thanh Thảo

HÌNH. Các định hướng trong quá trình dạy học tích cực tích cực

* Việc sử dụng các định hướng cho quá trình dạy học
Khi chuẩn bị các bài dạy theo 5 định hướng của Marzano, cần chú ý trả lời
các câu hỏi sau:
Định hướng 1: Thái độ và sự nhận thức tích cực về học tập
1. Cần làm gì để tạo ra bầu không khí học tập vui tươi, thoải mái để HS có thể bắt
đầu một giờ học tích cực

4


Luận văn tốt nghiệp

Sinh viên thực hiện: Trần Thanh Thảo

- Bầu không khí vật lý: ánh sáng, âm thanh, nhiệt độ, không gian…
- Bầu không khí tâm lý : bình đẳng, an tâm, hợp tác, sự quan tâm lẫn nhau…
2. Cần làm gì để HS có thái độ tích cực và sẵn sàng nhập cuộc?
- HS thấy thích thú với chủ đề học
- HS thấy lợi ích của bài học
- HS tham gia vào sự hợp tác giữa thầy - trò, trò - trò trong việc giải quyết nội
dung bài học.
Định hướng 2: Thu nhận và tổng hợp kiến thức
Kiến thức thông báo:
1. Bài học có những thông tin cơ bản nào?
2. Những kinh nghiệm, ví dụ nào ngoài bài giảng có thể sử dụng vào xây dựng sự
hiểu biết những thông tin của bài giảng này?

3. Có thể sử dụng kiến thức có sẵn hay kinh nghiệm của HS để các em có thể tham
gia vào bài giảng (kiến thức đã học, thực tế, sử dụng sơ đồ, cách ghi nhớ…)
4. Cần làm gì để sắp xếp, hệ thống lại kiến thức cho HS?
5. Cách ghi nhớ?
Kiến thức quy trình:
1. Kỹ năng nào HS đã có, kỹ năng nào cần rèn luyện?
2. Quy trình có mấy bước?
3. Bước nào cần luyện tập trên lớp và luyện tập như thế nào?
4. Hướng dẫn tự luyện tập ở nhà như thế nào?
Định hướng 3: Mở rộng và tinh lọc kiến thức
1. Kiến thức nào cần mở rộng, mở rộng như thế nào?
2. Sử dụng hoạt động tư duy nào để mở rộng kiến thức?

5


Luận văn tốt nghiệp

Sinh viên thực hiện: Trần Thanh Thảo

3. Sử dụng hoạt động tư duy nào để tinh lọc kiến thức?
Định hướng 4: Sử dụng kiến thức có hiệu quả
1. Lựa chọn vấn đề tương ứng với cách sử dụng kiến thức (làm thí nghiệm, giải
quyết tình huống sáng tạo…) như thế nào?
2. Sản phẩm của việc sử dụng kiến thức là gì?
3. Hình thức hoạt động của HS (nhóm, cá nhân, ngoài lớp…) ?
Định hướng 5: Thói quen tư duy
1. Thói quen tư duy nào cần lưu ý trong bài?
2. Rèn luyện quá trình tư duy như thế nào?
GV cần lưu ý không phải cả 5 định hướng đều có thể áp dụng trong nội dung

một bài học, do đó cần phải lựa chọn định hướng sao cho phù hợp với nội dung.
Tất nhiên, Định hướng 1 bao giờ cũng cần thiết được sử dụng để “mở màn” cho
một quá trình dạy học tích cực. Khi soạn giáo án, GV cần ghi rõ ứng với nội dung
nào, sử dụng định hướng nào.

HÌNH. Sử dụng 5 định hướng của Marzano
6


Luận văn tốt nghiệp

Sinh viên thực hiện: Trần Thanh Thảo

2. DẠY HỌC NÊU VẤN ĐỀ
2.1. Bản chất dạy học nêu vấn đề
2.1.1. Kiểu dạy học nêu vấn đề ( DHNVĐ )
Kiểu DHNVĐ là tập hợp nhiều phương pháp dạy học cụ thể nhằm tổ chức
hoạt động nhận thức của HS theo con đường hình thành và giải quyết vấn đề
[Thắng, 2002].Trong phương pháp DHNVĐ, mọi hoạt động của thầy đều hướng
vào một mục đích là kích thích hỗ trợ để HS tìm kiếm lời giải của bài toán, thầy
giữ vai trò chỉ đạo trên cơ sở lấy HS làm trung tâm.
Vấn đề được xây dựng dựa trên một phương pháp dạy học cụ thể nào đó như
diễn giảng đàm thoại, đàm thoại, thí nghiệm,… Khi đó, phương pháp này được gọi
là diễn giảng NVĐ, thí nghiệm NVĐ…
2.1.2. Tình huống có vấn đề
2.1.2.1. Tình huống ( TH )
Trong giao tiếp và thông tin liên lạc, có những thông tin không chỉ thuần túy
là để biết mà còn làm cho các đối tác phải suy nghĩ, thậm chí phải tư duy tích cực.

7



Luận văn tốt nghiệp

Sinh viên thực hiện: Trần Thanh Thảo

Cái gì đã làm cho họ phải suy nghĩ? Đó là những mâu thuẫn ẩn chứa bên trong
những thông tin ấy. Mâu thuẫn giữa các sự việc có thể diễn ra bình thường với điều
sẽ xảy ra không bình thường, giữa cái muốn biết với cái chưa biết, giữa cái logic
với cái phi logic.
2.1.2.2. Tình huống có vấn đề (THCVĐ)
TH chỉ có thể thật sự trở thành THCVĐ khi được chủ thể chấp nhận giải
quyết một cách tự nhiên, không bị ép buộc. Khi đó, những chủ thể chấp nhận TH
như trên đã ở trong trạng thái tâm lý đặc biệt, trạng thái tâm lý ấy được gọi là
THCVĐ [Lộc, 2002].
Trong quá trình dạy học, khi quá trình nhận thức vốn tri thức chung của nhân
loại của chủ thể đã vấp phải TH giữa vốn hiểu biết của bản thân với nội dung một
khái niệm, một quy luật mới nào đó thì sẽ xuất hiện vấn đề, vấn đề đó là vấn đề
học tập.
2.2. Cấu trúc dạy học nêu vấn đề
- Nêu vấn đề
+ Tình huống có vấn đề
+ Phát biểu vấn đề
- Giải quyết vấn đề
+ Hình thành giả thuyết
+ Chứng minh giả thuyết
+ Đánh giá
- Vận dụng
+ Bài tập, câu hỏi thực tiễn
+ Tạo tình huống có vấn đề mới.

2.3. Việc sử dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề [Lộc, 2002]

8


Luận văn tốt nghiệp

Sinh viên thực hiện: Trần Thanh Thảo

DHNVĐ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong dạy học hiện đại. Về mặt lý
luận dạy học, kiểu phương pháp này đạt đồng thời các mục tiêu như: thu hút sự chú
ý của HS vào nội dung bàì giảng, kích thích tư duy của HS, phát huy được vai trò
chỉ đạo của thầy và tính tích cực, chủ động, sáng tạo của trò… Đặc biệt, có thể
thấy ngay “hiệu ứng” của phương pháp: HS nêu được giả thyết, HS biết vạch kế
hoạch.
Tuy nhiên, không phải bài học nào cũng có thể áp dụng phương pháp
DHNVĐ bởi lẽ để có một bài dạy theo kiểu NVĐ, người GV cần phải có sự đầu tư
nghiên cứu sâu sắc, phải thuần thục các kỹ năng thao tác hoạt động trên lớp, phải
nắm vững trình độ tư duy của HS để tiến hành can thiệp vào các khâu của quá trình
nêu vấn đề, giải quyết vấn đề.
3. DẠY HỌC KHÁM PHÁ THEO NHÓM HỢP TÁC
Dạy học hiện đại - dạy học tích cực hóa hoạt động học tập của HS dựa trên
nguyên tắc GV giúp HS tự khám phá trên cơ sở tự giác và được tự do suy nghĩ,
tranh luận, đề xuất giải quyết vấn đề. GV trở thành người hướng dẫn, HS trở thành
người khám phá, người thực hiện và cao hơn nữa là nhà nghiên cứu.
Vậy dạy học khám phá là gì? Nó được tiến hành như thế nào trong quá trình
dạy học?
3.1. Định nghĩa
3.1.1. Khái niệm dạy học khám phá (DHKP)
DHKP là GV tổ chức HS học theo nhóm nhằm phát huy năng lực giải quyết

vấn đề và tự học cho HS.
DHKP đòi hỏi người GV phải gia công rất nhiều để chỉ đạo hoạt động nhận
thức của HS. Hoạt động của người GV bao gồm định hướng phát triển tư duy cho
HS, tổ chức HS thảo luận, lựa chọn phương tiện hỗ trợ thích hợp… GV phải làm
thế nào để đảm bảo các thành viên trong các nhóm đều trao đổi, tranh luận tích
cực. Đó là một nhiệm vụ không mấy dễ dàng, đòi hỏi sự nổ lực đầu tư rất lớn của
người GV vào nội dung bài dạy.
9


Luận văn tốt nghiệp

Sinh viên thực hiện: Trần Thanh Thảo

3.1.2. Học hợp tác là gì?
- Học hợp tác là việc sử dụng những nhóm nhỏ, qua đó HS cùng nhau làm
việc để mở rộng tối đa việc học của họ và của cả các thành viên khác trong nhóm
[Chi, 2002].
- Trong việc học hợp tác, HS phải tự lực, học là cái HS làm chứ không phải
là cái người khác làm cho họ. Nó đòi hỏi sự tham gia trực tiếp và tích cực của HS.
3.2. Ưu điểm của dạy học khám phá theo nhóm hợp tác
Hợp tác là cách giảng dạy ít sử dụng nhất nhưng lại là cách giảng dạy hiệu
quả nhất nhằm giúp cho HS nâng cao thành tích, kích thích sự phát triển tư duy,
phát huy lòng tự trọng và yêu thích trường lớp.
DHKP là phương pháp dạy học ưu việt bởi nó có một số ưu điểm nổi bật:
- Phát huy được nội lực của HS, tư duy tích cực - độc lập - sáng tạo trong
quá trình học tập.
- Giải quyết thành công các vấn đề là động cơ trí tuệ kích thích trực tiếp lòng
ham mê học tập của HS – Đó chính là động lực của quá trình dạy học.
- Hợp tác với bạn trong quá trình học tập, tự đánh giá, tự điều chỉnh vốn tri

thức của bản thân, là cơ sở hình thành phương pháp tự học - Đó chính là động lực
thúc đẩy sự phát triển bền vững của mỗi cá nhân trong cuộc sống.
- Giải quyết các vấn đề nhỏ vừa sức của HS được tổ chức thường xuyên là
phương thức để HS tiếp cận phương pháp nêu và giải quyến vấn đề.
- Đối thoại thầy - trò, trò - trò đã tạo ra bầu không khí học tập sôi nổi, và góp
phần hình thành mối quan hệ giao tiếp trong cộng đồng xã hội.
3.3. Cấu trúc DHKP
GV nêu vấn đề học tập
DHKP

HS hợp tác giải quyết vấn đề

10


Luận văn tốt nghiệp

Sinh viên thực hiện: Trần Thanh Thảo

Thực chất DHKP là một phương pháp hoạt động thống nhất giữa thầy với
trò để giải quyết vấn đề học tập phát sinh trong nội dung của tiết học.
3.4. Mối liên hệ giữa DHKP và DHNVĐ
Đặc trưng của DHKP là giải quyết các vấn đề học tập nhỏ của các nhóm học
tập, là tiền đề để giải quyết các vấn đề lớn với nội dung rộng trong DHNVĐ. Vì
thế, DHKP có nhiều khả năng vận dụng vào nội dung của các bài trong khi
DHNVĐ chỉ áp dụng vào một số bài có nội dung là một vấn đề lớn, có mối liên
quan logic với nội dung kiến thức cũ. Tuy thế, DHKP có thể thực hiện lồng ghép
trong khâu giải quyến vấn đề của DHNVĐ, nếu áp dụng thường xuyên sẽ là điều
kiện thuận lợi cho việc vận dụng DHNVĐ.
3.5. Tổ chức DHKP theo nhóm hợp tác

3.5.1 . Hoạt động của GV
3.5.1.1. Xác định mục đích
-Về nội dung:
+ Vấn đề học tập chứa đựng nội dung kiến thức mới
+ Tại sao lựa chọn vấn đề này mà không chọn vấn đề khác có trong bài
giảng?
+ Vấn đề đã lựa chọn liệu khả năng HS có thể tự khám phá được
không?
- Về phát triển tư duy:
Trong quá trình giải quyết vấn đề, hoạt động tư duy đặc trưng nào được định
hướng để phát triển cho HS? Đây chính là điểm ưu việt của DHKP so với các
phương pháp dạy học khác.
3.5.1.2. Vấn đề học tập
11


Luận văn tốt nghiệp

Sinh viên thực hiện: Trần Thanh Thảo

DHKP thường được vận dụng để HS giải quyết các vấn đề nhỏ. Vì thế cần
lựa chọn vấn đề quan trọng trong nội dung bài học. Khi lựa chọn vấn đề học tập
cần chú ý một số điều kiện sau đây:
+ Vấn đề trọng tâm, chứa đựng thông tin mới.
+ Vấn đề thường đưa ra dưới dạng câu hỏi hoặc bài tập nhỏ (thời gian
làm việc từ 5-10 ph).
+ Vấn đề học tập phải vừa sức của HS và tương ứng với thời gian làm
việc.
3.5.1.3. Vai trò cần thiết của phương tiện trực quan trong DHKP
Các đồ dùng dạy học và phương tiện kỹ thuật dạy học có ý nghĩa to lớn

trong quá trình dạy học:
+ Giúp HS dễ hiểu bài, hiểu bài sâu sắc hơn và nhớ bài lâu hơn.
+ Giúp làm sinh động nội dung học tập, nâng cao hứng thú học tập môn
học, nâng cao lòng tin của HS vào khoa học.
+ Giúp phát triển năng lực nhận thức của HS, đặc biệt là năng lực quan
sát, năng lực tư duy (phân tích, tổng hợp các hiện tượng, rút ra các kết luận có độ
tin cậy).
+ Giúp GV tiết kiệm được thời gian trên lớp và điều khiển hoạt động
nhận thức của HS, việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS cũng thuận lợi
hơn.
Vì thế, có thể kết luận phương tiện dạy học góp phần nâng cao năng suất lao
động của thầy và trò.
3.5.1.4. Phân nhóm HS
Trong quá trình GV chia HS thành từng nhóm, nên lưu ý một số điều kiện
sau đây:
- Sắp xếp lớp học có thuận lợi cho đối thoại trò - trò, thầy - trò không?

12


Luận văn tốt nghiệp

Sinh viên thực hiện: Trần Thanh Thảo

Vd: bố trí chỗ ngồi theo hình chữ O, chữ U, hình vuông…
Khi bố trí chỗ ngồi, cần lưu ý:
+ Thành viên trong nhóm phải ngồi gần vào nhau (“mắt chạm mắt”, “gối
chạm gối”) để trao đổi ý kiến với nhau.
+ Tất cả HS có thể nhìn bạn đứng trước lớp mà không phải xoay ghế
hoặc không thoải mái.

+ Các nhóm phải cách xa nhau để không gây trở ngại cho việc học của
nhau và có chừa lối đi để GV có thể dễ dàng đi đến từng nhóm.
+ Việc sắp xếp và quản lý lớp có tạo điều kiện cơ động cho HS di
chuyển giữa các nhóm một cách có trật tự không?
- Số lượng HS trong nhóm tuỳ thuộc vào mục tiêu bài học, độ tuổi HS và
kinh nghiệm làm việc trong nhóm, chương trình tài liệu và dụng cụ hiện có, lượng
thời gian giới hạn cho mỗi bài học.
- Khi quyết định số lượng HS trong nhóm cần nhớ:
+ Số lượng HS trong nhóm càng cao, kiến thức chuyên môn và kỹ năng,
số lượng đầu óc để tiếp thu và xử lý thông tin cũng cao.
+ Trong một đôi, HS chỉ kiểm soát 2 tác động qua lại với nhau, nhóm 3
người có đến 6 tác động qua lại, nhóm 4 người có đến 12 tác động qua lại…
+ Nhóm càng đông, sự liên hệ chặt chẽ giữa các thành viên càng giảm
và tinh thần trách nhiệm cá nhân cũng giảm.
+ Thời gian ít, số lượng HS/ nhóm càng nên ít.
+ Nhóm càng ít, HS càng có tinh thần tự lập.
+ Nhóm càng ít, GV càng dễ tìm ra những khó khăn HS có thể gặp phải
khi cùng nhau làm việc.
- Chú ý khả năng nhận thức của các HS trong mỗi nhóm để đảm bảo sự hợp
tác mang lại hiệu quả.
13


Luận văn tốt nghiệp

Sinh viên thực hiện: Trần Thanh Thảo

Vd: trong nhóm đều là những HS yếu thì không có sự học hỏi lẫn nhau và
khó giải quyết vấn đề đưa ra.
- Điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường: để thuận tiện cho việc di chuyển,

mỗi lớp nên chỉ có từ 25- 30 HS.
Trong điều kiện thực tế hiện nay, chúng ta có thể khắc phục bằng cách cho
các HS ngồi cùng bàn là một nhóm hoặc là HS ngồi bàn trước quay lại với HS
ngồi bàn sau làm thành một nhóm, do đó sự hợp tác giữa các HS trong học tập
vẫn có thể thực hiện được.
3.5.1.5. Kết quả khám phá.
Mục đích DHKP là hình thành các tri thức khoa học cho HS, dưới sự chỉ đạo
của GV:
+ GV tổ chức hợp tác giữa các nhóm để thống nhất về nội dung kiến
thức của vấn đề.
+ GV đối thoại với HS để mỗi thành viên tự đánh giá, tự điều chỉnh rút
ra tri thức khoa học.
+ Nội dung vấn đề học tập do GV chuẩn bị trước.
3.5.2. Hoạt động của nhóm HS
- Sự hợp tác trong từng nhóm : đó là sự tranh luận trao đổi ý kiến giữa các
thành viên trong một nhóm để tìm ra quan điểm chung trong tiến trình khám phá
vấn đề .
- Sự hợp tác giữa các nhóm :
+ Mỗi nhóm trình bày tóm tắt nội dung kết quả khám phá vấn đề của
mình dưới sự chỉ đạo của GV. GV sẽ lựa chọn những phán đoán, kết luận đúng của
các nhóm để hình thành kiến thức mới (thông thường do giới hạn thời gian GV chỉ
cần cho 1-3 nhóm trình bày).

14


×