Tải bản đầy đủ (.doc) (56 trang)

Hoạt động phân tích tài chính tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng số 5 Hải Phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (265.39 KB, 56 trang )

Chuyên đề tốt nghiệp

Khoa: Tài chính- Ngân
hàng

LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay chúng ta đang chứng kiến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhà
nước từ một nền kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp sang nền kinh tế có tỷ
trọng công nghiệp và dịch vụ cao, dựa trên nền tảng nền kinh tế tri thức và
xu hướng gắn với nền kinh tế toàn cầu. Chính sự chuyển dịch này đã tạo
điều kiện và cơ hội cho nhiều ngành kinh tế phát triển. Song cũng làm phát
sinh nhiều vấn đề phức tạp đặt ra cho các doanh nghiệp những yêu cầu và
thách thức mới, đòi hỏi các doanh nghiệp phải tự vận động, vươn lên để
vượt qua những thử thách, tránh nguy cơ bị đào thải bởi quy luật cạnh tranh
khắc nghiệt của cơ chế thị trường.
Trong bối cảnh kinh tế như thế, các doanh nghiệp muốn đứng vững
trên thị trường cần phải nhanh chóng đổi mới, trong đó đổi mới về quản lý
tài chính là một trong các vấn đề được quan tâm hàng đầu và có sự ảnh
hưởng trực tiếp đến sự sống còn đối với nhiều doanh nghiệp. Bởi lẽ để hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp đạt hiệu quả thì nhà quản lý phải nhanh
chóng nắm bắt những tín hiệu của thị trường, xác định đúng nhu cầu về vốn,
tìm kiếm và huy động nguồn vốn đáp ứng nhu cầu kịp thời, sử dụng nguồn
vốn hợp lý, đạt hiệu quả cao. Muốn vậy, các doanh nghiệp phải nắm được
các nhân tố ảnh hưởng, xu thế tác động của từng nhân tố đến tình hình tài
chính doanh nghiệp. Điều này chỉ có thể thực hiện được trên cơ sở phân tích
tài chính.
Việc thường xuyên phân tích tình hình tài chính sẽ giúp nhà quản lý
doanh nghiệp thấy rõ thực trạng hoạt động tài chính, từ đó có thể nhận ra
những mặt mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp nhằm làm căn cứ để hoạch

Sinh viên: Hoàng Thị Thuỷ



1

Lớp: TCDN K17 - VBII


Chuyên đề tốt nghiệp

Khoa: Tài chính- Ngân

hàng
định phương án hành động phù hợp cho tương lai và đề xuất những giải
pháp hữu hiệu để ổn định và tăng cường tài chính cho doanh nghiệp.
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên, trong thời gian thực
tập tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng số 5 Hải Phòng, em đã đi sâu nghiên
cứu đề tài: “ Hoạt động phân tích tài chính tại công ty cổ phần đầu tư xây
dựng số 5 Hải Phòng”.
Đề tài được chia làm 3 phần chính:
Chương I: Cơ sở lý luận về phân tích tài chính
Chương 2: Thực trạng phân tích tài chính tại Công ty đầu tư xây dựng số 5
Hải Phòng.
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả phân tích tài chính tại công ty cổ
phần đầu tư xây dựng số 5 Hải Phòng.
Tuy nhiên đây là một vấn đề có phạm vi khá phức tạp và do trình độ,
khả năng nắm bắt thực tế còn có những hạn chế nên việc nghiên cứu không
tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong được sự góp ý của các thầy cô cùng
các anh chị trong công ty để chuyên đề thực tập của em được hoàn thiện hơn
và đạt kết quả cao nhất.
Em xin chân thành cảm ơn


Sinh viên: Hoàng Thị Thuỷ

2

Lớp: TCDN K17 - VBII


Chuyên đề tốt nghiệp

Khoa: Tài chính- Ngân
hàng

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG PHÂN TÍCH
TÀI CHÍNH TẠI DOANH NGHIỆP
1.1. Vai trò của hoạt động phân tích tài chính doanh nghiệp.
1.1.1. Khái niệm về tài chính doanh nghiệp.
Trước hết ta tìm hiểu khái niệm về doanh nghiệp. Theo Điều 4 Luật
doanh nghiệp 2005 thì “Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài
sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của
pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh.”
Xuất phát từ đó thì tài chính doanh nghiệp là những quan hệ kinh tế
biểu hiện dưới hình thức giá trị phát sinh trong quá trình hình thành và sử
dụng các quỹ tiền tệ nhằm phục vụ quá trình tái sản xuất và tích luỹ vốn.
1.1.2. Vai trò của hoạt động phân tích tài chính đối với doanh nghiệp.
1.1.2.1. Khái niệm.
Phân tích tài chính là quá trình tìm hiểu các kết quả của quản lý và
điều hành tài chính doanh nghiệp được phản ánh trên các báo cáo tài chính,
đồng thời đánh giá những gì đã làm được, chưa làm được, dự kiến những gì
sẽ xảy ra trên cơ sở đó kiến nghị những giải pháp để phát huy những điểm
mạnh, khắc phục những điểm yếu.

1.1.2.2. Vai trò của phân tích tài chính.
Hoạt động phân tích tài chính có mối quan hệ trực tiếp với hoạt động
sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp, và có ý nghĩa quyết định trong
việc hình thành, tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Do đó tất cả hoạt
động sản xuất kinh doanh đều có ảnh hưởng đến tình hình tài chính doanh
nghiệp. Ngược lại, tình hình tài chính tốt hay xấu đều có tác dụng thúc đẩy

Sinh viên: Hoàng Thị Thuỷ

3

Lớp: TCDN K17 - VBII


Chuyên đề tốt nghiệp

Khoa: Tài chính- Ngân

hàng
hoặc kìm hãm đối với quá trình sản xuất kinh doanh. Vì thế cần phải thường
xuyên, kịp thời đánh giá, kiểm tra tình hình tài chính của doanh nghiệp,
trong đó công tác phân tích hoạt động kinh tế giữ vai trò quan trọng và có ý
nghĩa sau:
- Qua phân tích tình hình tài chính mới đánh giá đầy đủ chính xác tình hình
phân phối, sử dụng và quản lý các nguồn vốn, vạch rõ khả năng tiềm tàng về
vốn của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó đề ra biện pháp nâng cao hiệu quả sử
dụng vốn, nguồn vốn, giúp doanh nghiệp củng cố tốt hơn tình hình tài chính
của mình.
- Phân tích tình hình tài chính là công cụ không thể thiếu phục vụ cho công
tác quản lý của cơ quan cấp trên, cơ quan tài chính, ngân hàng như: đánh giá

tình hình thực hiện các chế độ, chính sách về tài chính của Nhà nước, xem
xét việc cho vay vốn…
1.2. Nhiệm vụ, mục tiêu của hoạt động phân tích tài chính doanh
nghiệp. Các phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp.
1.2.1. Nhiệm vụ của phân tích tài chính doanh nghiệp.
- Đánh giá tình hình sử dụng vốn, nguồn vốn như: xem xét việc phân bổ vốn,
nguồn vốn có hợp lý hay không. Xem xét mục đích đảm bảo vốn cho hoạt
động sản xuất kinh doanh, phát hiện những nguyên nhân dẫn đến tình trạng
thừa, thiếu vốn…
- Đánh giá tình hình thanh toán, khả năng thanh toán của doanh nghiệp, tình
hình chấp hành các chế độ, chính sách tài chính, tín dụng của Nhà nước.
- Đánh giá hiệu quả việc sử dụng vốn.
- Phát hiện khả năng tiềm tàng, đặt ra các biện pháp động viên, khai thác khả
năng tiềm tàng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
1.2.2. Mục tiêu phân tích tài chính.

Sinh viên: Hoàng Thị Thuỷ

4

Lớp: TCDN K17 - VBII


Chuyên đề tốt nghiệp

Khoa: Tài chính- Ngân

hàng
Phân tích tài chính có thể được hiểu như quá trình kiểm tra, xem xét
các số liệu tài chính hiện hành và quá khứ, nhằm mục đích đánh giá, dự tính

các rủi ro tiềm ẩn trong tương lai phục vụ cho các quyết định tài chính của
doanh nghiệp. Mặt khác, phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp là
để đáp ứng nhu cầu sử dụng thông tin của nhiều đối tượng quan tâm đến các
khía cạnh khác nhau về tài chính của doanh nghiệp để phục vụ cho mục đích
của mình.
Đối với nhà quản trị doanh nghiệp : phân tích tình hình tài chính nhằm
mục tiêu:
- Tạo thành các chu kỳ đánh giá đều đặn với các hoạt động kinh doanh quá
khứ, tiến hành cân đối tài chính, khả năng sinh lời, khả năng thanh toán, trả
nợ, rủi ro tài chính của doanh nghiệp.
- Định hướng các quyết định của ban giám đốc như: quyết định đầu tư, tài
trợ, phân chia lợi tức…
- Là cơ sở cho các dự báo tài chính : kế hoạch đầu tư, ngân sách tiền mặt…
- Là công cụ để kiểm soát các hoạt động quản lý.
Đối với đơn vị chủ sở hữu: họ cũng quan tâm đến lợi nhuận và khả
năng trả nợ, sự an toàn của đồng vốn bỏ ra, thông qua phân tích tình hình tài
chính giúp họ đánh giá hiệu quả quá trình sản xuất kinh doanh, khả năng
điều hành hoạt động của nhà quản trị để quyết định sẽ dùng hay bãi miễn
nhà quản trị, cũng như quyết định việc phân phối kết quả kinh doanh.
Đối với nhà chủ nợ ( ngân hàng, nhà cho vay, nhà cung cấp): mối
quan tâm của họ hướng vào khả năng trả nợ của doanh nghiệp cũng như
quan tâm đến lượng vốn của chủ sở hữu, khả năng sinh lời để đánh giá
doanh nghiệp có khả năng trả được nợ hay không khi quyết định cho vay,
bán chịu sản phẩm cho doanh nghiệp.

Sinh viên: Hoàng Thị Thuỷ

5

Lớp: TCDN K17 - VBII



Chuyên đề tốt nghiệp

Khoa: Tài chính- Ngân

hàng
- Đối với nhà đầu tư trong tương lai: điều mà họ quan tâm trước tiên là sự an
toàn của lượng vốn đầu tư, sau đó là mục đích sinh lãi, thời gian hoàn vốn.
Vì vậy họ cần những thông tin về tài chính, tình hình hoạt động, kết quả
kinh doanh, tiềm năng tăng trưởng của doanh nghiệp. Do đó họ thường phân
tích báo cáo tài chính của đơn vị qua các thời kỳ, để quyết định có đầu tư
hay không, đầu tư dưới hình thức nào và đầu tư vào lĩnh vực gì.
Đối với cơ quan chức năng: thông qua thông tin trên báo cáo tài chính
xác định các khoản nghĩa vụ doanh nghiệp phải thực hiện đối với Nhà nước,
cơ quan thống kê tổng hợp phân tích hình thành số liệu thống kê,…
1.2.3. Dự báo tình hình tài chính.
Dự báo tình hình tài chính là công việc tiếp theo của phân tích tài
chính. Đó là giai đoạn cuối cùng của công việc, là những tư duy về việc thực
hiện các cân bằng tài chính, dự đoán khả năng sinh lời và mức độ rủi ro. Dự
báo tài chính có tầm quan trọng đặc biệt vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến việc
ra quyết định tài chính của doanh nghiệp.
1.2.4. Các tài liệu dùng trong phân tích tài chính của doanh nghiệp.
Để tiến hành phân tích tài chính người ta dùng nhiều tài liệu khác
nhau, trong đó chủ yếu là các báo cáo tài chính. Những bộ phận cốt lõi của
bảng báo cáo tài chính là bảng cân đối kế toán và bảng kết quả hoạt động
kinh doanh.
Bảng cân đối kế toán mô tả sức mạnh tài chính của một doanh nghiệp
bằng cách trình bày những thứ mà nó có và những thứ mà nó nợ tại một thời
điểm nhất định nào đó. Người ta có thể xem bảng cân đối kế toán như một

bức ảnh chụp nhanh, bởi vì nó báo cáo tình hình tài chính vào cuối năm.
Ngược lại bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh lại giống như bức
tranh phản ánh sự vận động bởi vì nó báo cáo về phương thức kinh doanh

Sinh viên: Hoàng Thị Thuỷ

6

Lớp: TCDN K17 - VBII


Chuyên đề tốt nghiệp

Khoa: Tài chính- Ngân

hàng
của doanh nghiệp trong một năm và chỉ ra rằng các hoạt động kinh doanh đó
đem lại lợi nhuận hoặc gây ra tình trạng lỗ vốn.
1.2.4.1. Bảng cân đối kế toán:
Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng
quát toàn bộ tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản đó của doanh nghiệp
tại một thời điểm nhất định.
Bảng cân đối kế toán có ý nghĩa quan trọng trong công tác quản lý
doanh nghiệp. Số liệu trên bảng cân đối kế toán cho biết toàn bộ giá trị tài
sản hiện có của doanh nghiệp theo cơ cấu tài sản; nguồn vốn và cơ cấu
nguồn hình thành của các tài sản đó. Thông qua bảng cân đối kế toán có thể
nhận xét, nghiên cứu và đánh giá khái quát tình hình tài chính của doanh
nghiệp. Trên cơ sở đó, có thể phân tích tình hình sử dụng vốn, khả năng huy
động nguồn vốn vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Các thành phần của bảng cân đối kế toán gồm:

Phần tài sản: Bao gồm tiền và chứng khoán ngắn hạn dễ bán, các
khoản phải thu, dự trữ), tài sản tài chính, tài sản cố định hữu hình và vô
hình. Nó phản ánh toàn bộ giá trị tài sản hiện có đến thời điểm lập báo cáo
thuộc quyền quản lý và sử dụng của doanh nghiệp. Căn cứ vào số liệu này
có thể đánh giá một cách tổng quát qui mô tài sản và kết cấu các loại vốn
của doanh nghiệp hiện có đang tồn tại dưới hình thái vật chất. Xét về mặt
pháp lý, số lượng của các chỉ tiêu bên phần tài sản thể hiện số vốn đang
thuộc quyền quản lý và sử dụng của doanh nghiệp.
Phần nguồn vốn: Phản ánh những nguồn vốn mà doanh nghiệp quản
lý và đang sử dụng vào thời điểm lập báo cáo. Về mặt kinh tế, khi xem xét
phần nguồn vốn các nhà quản lý có thể thấy được thưc trạng tài chính của
doanh nghiệp đang quản lý và sử dụng. Về mặt pháp lý thể hiện trách nhiệm

Sinh viên: Hoàng Thị Thuỷ

7

Lớp: TCDN K17 - VBII


Chuyên đề tốt nghiệp

Khoa: Tài chính- Ngân

hàng
pháp lý của doanh nghiệp về tổng số vốn được hình thành từ những nguồn
khác nhau.
+Nợ ngắn hạn ( nợ phải trẩ nhà cung cấp, các khoản phải trả, phải nộp
khác, nợ ngắn hạn ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng khác); Nợ
dài hạn ( nợ vay dài hạn ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng khác,

vay bằng cách phát hành trái phiếu) ; Vốn chủ sở hữu( thường bao gồm vốn
góp ban đầu, lợi nhuận không chia và phát hành cổ phiếu mới).
Về mặt kinh tế, bên tài sản phản ánh quy mô và kết cấu các loại tài
sản, bên nguồn vốn phản ánh cơ cấu tài trợ, cơ cấu vốn cũng như khả năng
độc lập về tài chính của doanh nghiệp.
Bên tài sản và bên nguồn vốn của Bảng cân đối kế toán đều có các cột
chỉ tiêu số đầu kì và số cuối kỳ. Ngoài các khoản mục trong nội bảng còn có
một số khoản mục ngoài Bảng cân đối kế toán như: Một số tài sản thuê
ngoài, vật tư hàng hoá nhận giữ hộ, nhận gia công, hàng hóa nhận bán hộ,
ngoại tệ các loại…
1.2.4.2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh:
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là một báo cáo tài chính tổng
hợp phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm của doanh
nghiệp. Số liệu trên báo cáo này cung cấp những thông tin tổng hợp nhất về
tình hình và kết quả sử dụng các tiềm năng về vốn, lao động kỹ thuật và kinh
nghiệm quản lý của doanh nghiệp.
Kết cấu báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh gồm:
* Phần I: Lãi, lỗ: Phản ánh tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp bao gồm hoạt động kinh doanh, hoạt động tài chính và các
hoạt động khác. Tất cả các chỉ tiêu trong phần này đều trình bày số liệu của
kỳ trước (để so sánh), tổng số phát sinh của ký báo cáo và số luỹ kế từ đầu
năm đến cuối kỳ báo cáo.
Sinh viên: Hoàng Thị Thuỷ

8

Lớp: TCDN K17 - VBII


Chuyên đề tốt nghiệp


Khoa: Tài chính- Ngân

hàng
* Phần II: Tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước: Phản ánh tình hình
thực hiện nghĩa vụ với nhà nước về thuế và các khoản phải nộp khác.
1.2.4.3. Ngân quỹ( Báo cáo lưu chuyển tiền tệ)
Để đánh giá một doanh nghiệp có đảm bảo được chi trả hay không,
cần tìm hiểu tình hình ngân quỹ của doanh nghiệp. Ngân quỹ thường được
xác định cho thời hạn ngắn.
Xác định hoặc dự báo dòng tiền thực xuất quỹ ( chi ngân quỹ) bao
gồm: đồng tiền xuất quỹ thực hiện sản xuất kinh doanh, dòng tiền xuất quỹ
thực hiện hoạt động đầu tư, tài chính, dòng tiền xuất quỹ thực hiện hoạt
động bất thường.
Trên cơ sở dòng tiền nhập quỹ và dòng tiền xuất quỹ, nhà phân tích
thực hiện cân đối ngân quỹ với số dư ngân quỹ đầu kỳ để xác định số dư
ngân quỹ. Từ đó, có thể thiết lập mức ngân quỹ dự phòng tối thiểu cho
doanh nghiệp nhằm mục tiêu đảm bảo chi trả.
Tóm lại, để phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp, các nhà
phân tích cần phải đọc và hiểu được các báo cáo tài chính, qua đó họ nhận
biết được và tập trung vào các chỉ tiêu tài chính liên quan trực tiếp tới mục
tiêu phân tích của họ. Tất nhiên, muốn được như vậy, các nhà phân tích cần
phải phân tích tìm hiểu thêm nội dung chi tiết các khoản mục của các báo
cáo tài chính trong một số môn học có liên quan.
1.2.5. Phương pháp phân tích:
1.2.5.1. Phân tích theo chiều ngang:
Phân tích theo chiều ngang các báo cáo tài chính sẽ làm nổi bật biến
động của một khoản mục nào đó qua thời gian và việc phân tích này sẽ làm
nổi rõ tình hình đặc điểm về lượng và tỷ lệ các khoản mục theo thời gian.
Phân tích theo thời gian giúp đánh giá khái quát tình hình biến động của các

chỉ tiêu tài chính, từ đó đánh giá tình hình tài chính. Đánh giá đi từ tổng quát
Sinh viên: Hoàng Thị Thuỷ

9

Lớp: TCDN K17 - VBII


Chuyên đề tốt nghiệp

Khoa: Tài chính- Ngân

hàng
đến chi tiết, sau khi đánh giá ta liên kết các thông tin để đánh giá khả năng
tiềm tàng và rủi ro, nhận ra những khoản mục nào có biến động cần tập
trung phân tích xác định nguyên nhân.
Sử dụng phương pháp so sánh bằng số tuyệt đối hoặc bằng số tương
đối:
Số tuyệt đối: Y = Y1 – Y0
Y1: Trị số của chỉ tiêu phân tích
Y0: Trị số của chỉ tiêu gốc
Số tương đối: T = Y1 / Y0 * 100%
1.2.5.2. Phân tích xu hướng:
Xem xét xu hướng biến động qua thời gian là một biện pháp quan
trọng để đánh giá các tỷ số trở nên xấu đi hay đang phát triển theo chiều
hướng tốt đẹp. Phương pháp này được dùng để so sánh một sự kiện kéo dài
trong nhiều năm. Đây là thông tin rất cần thiết cho người quản trị doanh
nghiệp và nhà đầu tư.
1.2.5.3. Phân tích theo chiều dọc (phân tích theo qui mô chung):
Với báo cáo qui mô chung, từng khoản mục trên báo cáo được thể

hiện bằng một tỷ lệ kết cấu so với một khoản mục được chọn làm gốc có tỷ
lệ là 100%.
Sử dụng phương pháp so sánh số tương đối kết cấu (chỉ tiêu bộ phận
trên chỉ tiêu tổng thể) phân tích theo chiều dọc giúp chúng ta đưa về một
điều kiện so sánh, dễ dàng thấy được kết cấu của từng chỉ tiêu bộ phận so
với chỉ tiêu tổng thể tăng giảm như thế nào. Từ đó đánh giá khái quát tình
hình tài chính doanh nghiệp.
1.2.5.4. Phân tích các chỉ số chủ yếu:
Phân tích các chỉ số cho biết mối quan hệ của các chỉ tiêu trên báo cáo
tài chính, giúp chúng ta hiểu rõ hơn về bản chất và khuynh hướng tài chính
Sinh viên: Hoàng Thị Thuỷ

10

Lớp: TCDN K17 - VBII


Chuyên đề tốt nghiệp

Khoa: Tài chính- Ngân

hàng
của doanh nghiệp. Sau đây là các nhóm chỉ số tài chính chủ yếu được sử
dụng phân tích tài chính:
- Nhóm chỉ tiêu về cơ cấu tài chính.
- Nhóm chỉ tiêu về tình hình thanh toán và khả năng thanh toán của doanh
nghiệp.
- Nhóm chỉ tiêu về khả năng luân chuyển vốn của doanh nghiệp.
- Nhóm chỉ tiêu về tỷ số sinh lời.
1.2.5.5. Phương pháp liên hệ - cân đối:

Khi tiến hành phân tích chúng ta cần chú ý đến những mối quan hệ,
tính cân đối cần thiết và hữu dụng trong quản lý tài chính ở từng thời kỳ,
từng doanh nghiệp, từng hoàn cảnh kinh tế không nên quá chú trọng vào lý
thuyết sẽ làm cho việc phân tích tản mạn và không hữu ích.
1.2.6. Phương pháp dự báo:
1.2.6.1. Phân tích dựa vào mô hình hồi qui theo phương pháp bình phương
bé nhất:
Đây là phương pháp toán học được vận dụng trong phân tích kinh tế.
Việc sử dụng phương pháp này sẽ giúp chúng ta biết được xu hướng biến
động của các khoản mục, chỉ số qua các năm, đồng thời nó còn phục vụ cho
công tác dự báo các số liệu tương lai.
1.2.6.2. Phương pháp dự báo theo tỷ lệ phần trăm so với doanh thu:
Một cách đơn giản để dự báo hoạt động tài chính của công ty là đặt
trong mối quan hệ giữa báo cáo thu nhập và bảng cân đối kế toán với doanh
thu dự kiến trong tương lai. Các hệ số của tỷ lệ phần trăm so với doanh thu,
chi phí khả biến và hầu hết đối với tài sản lưu động và nợ ngắn hạn đều chịu
ảnh hưởng trực tiếp từ sự biến động của doanh thu. Tất nhiên, không phải tất
cả các khoản mục đều chịu ảnh hưởng này và chắc chắn là một vài dự báo
cần được tính toán một cách độc lập. Dù vậy phương pháp tỷ lệ phần trăm so
Sinh viên: Hoàng Thị Thuỷ

11

Lớp: TCDN K17 - VBII


Chuyên đề tốt nghiệp

Khoa: Tài chính- Ngân


hàng
với doanh thu là một phương pháp đơn giản, cho phép dự báo hầu hết các
biến số tài chính quan trọng.
1.2.6.3. Phương pháp cảm tính:
Căn cứ vào những dự báo khách quan về sự thay đổi cuả thị trường
trong tương lai và bằng cảm tính chúng ta có thể ước đoán mức độ thay đổi
cuả các khoản mục trong năm tiếp theo.
1.3. Nội dung phân tích tài chính
1.3.1. Quy trình phân tích tài chính
Để có được những thông tin thật sự đầy đủ và thật chính xác cho
người dùng thì phân tích tài chính cần phải được tổ chức thực hiện theo một
quy trình hoàn thiện với những nguồn thông tin đầy đủ, đảm bảo, phương
pháp và nội dung phân tích phải thật sự khoa học.
Quy trình phân tích tài chính tại một công ty có thể được thực hiện theo 4
bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị cho công tác phân tích tài chính.
Trước hết cần phải xác định được mục tiêu và kế hoạch phát triển, từ
đó lập ra các kế hoạch chi tiết về nguồn thông tin sẽ sử dụng, tiến hành phát
triển, sử dụng nguồn nhân lực đủ tiêu chuẩn và yêu cầu phục vụ cho công
tác phân tích tài chính, phân công công việc hợp lý.
- Lập kế hoạch phối hợp giữa các bộ phận của công tác trong quá trình phát
triển.
- Lựa chọn các phương pháp và nội dung phát triển nhằm đảm bảo hoàn
thành mục tiêu đã được đặt ra.
Bước 2 . Thu thập thông tin.
Căn cứ vào mục đích của công tác phân tích tài chính, người phân tích
sẽ lựa chọn những nguồn thông tin cho phù hợp.

Sinh viên: Hoàng Thị Thuỷ


12

Lớp: TCDN K17 - VBII


Chuyên đề tốt nghiệp

Khoa: Tài chính- Ngân

hàng
Trên thực tế, có rất nhiều nguồn thông tin khác nhau: Từ thông tin thị
trường, thông tin ngoài doanh nghiệp đến thông tin trong nội bộ, thông tin về
kế toán tài chính, thông tin về quản lý, thông tin về nhân sự... Những thông
tin đó đều rất cần thiết, đều giúp ích cho các nhà phát triển để đưa ra kết luận
chính xác.
Để đánh giá một cách cơ bản về tình hình tài chính của doanh nghiệp
thì thông tin trong nội bộ doanh nghiệp là thông tin quan trọng nhất, đặc biệt
là thông tin từ báo cáo tài chính như: Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả
kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ và thuyết minh báo cáo tài chính. Vì
vậy, các nhà phân tích tài chính luôn chú trọng vào việc thu nhập đầy đủ và
đảm bảo tính chính xác các thông tin trong nội bộ doanh nghiệp.
Bước 3. Xử lý thông tin.
Đây là bước tiếp theo sau quá trình thu thập thông tin. Bằng các công
cụ, các phương pháp khác nhau,các nhà phân tích sẽ tiến hành nghiên cứu,
xử lý thông tin thị trường, thông tin nọi bộ đã thu thập được nhằm để so
sánh, đánh giá, xác định nguyên nhân của các kết quả thu được và xu hướng
vận động trong tương lai.
Tuy nhiên, các đối tượng tài chính mà ta cần nghiên cứu, phân tích
luôn luôn biến động. Vì vậy, phân tích tài chính không chỉ đơn thuần là việc
tổng hợp và sắp xếp số liệu mà các nhà phân tích tài chính cần phải đặt đối

tượng tài chính này trong mối quan hệ với các đối tượng khác nhằm đưa ra
được những quyết định, những nhận xét đúng đắn nhất.
Bước 4. Báo cáo kết quả phân tích.
Đây là bước cuối cùng của quy trình phân tích tài chính. Các nhà phân
tích tài chính dựa vào kết quả thu được ở bước trên để đưa ra nhận xét đánh
giá về kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, về tình
hình tài chính của doanh nghiệp. Thông qua đó để đưa ra được định hướng
Sinh viên: Hoàng Thị Thuỷ

13

Lớp: TCDN K17 - VBII


Chuyên đề tốt nghiệp

Khoa: Tài chính- Ngân

hàng
hoạt động trong thời gian tới nhằm phát huy, nâng cao thế mạnh của doanh
nghiệp và khắc phục được những mặt còn tồn tại, yếu kém.
1.3.2. Nội dung phân tích tài chính của doanh nghiệp.
1.3.2.1. Phân tích các chỉ số tài chính.
Trong phân tích tài chính, các tỷ số tài chính chủ yếu thường được
phân thành 4 nhóm chính:
*. Nhóm tỷ số về khả năng thanh toán: đây là nhóm chỉ tiêu được sử dụng để
đánh giá khả năng đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp.
+ Khả năng thanh toán hiện hành.
Khả năng thanh toán
hiện hành


Tài sản lưu động
Nợ ngắn hạn

=

Tỷ số khả năng thanh toán hiện hành là thứơc đo khả năng thanh toán
ngắn hạn của doanh nghiệp. Nó cho biết mức độ các khoản nợ của các chủ
nợ ngắn hạn được trang trải bằng các tài sản có thể chuyển thành tiền trong
một giai đoạn tương đương với thời hạn của các khoản nợ đó.
+ Tỷ số khả năng thanh toán nhanh: Là tỷ số giữa các tài sản quay vòng
nhanh với nợ ngắn hạn. Tài sản quay vòng nhanh là những tài sản có thể
nhanh chóng chuyển đổi thành tiền.
+ Tỷ số dự trữ trên vốn lưu động ròng. Tỷ số này cho biết dự trữ chiếm bao
nhiêu phần trăm vốn lưu động ròng. Nó được tính bằng cách chia dự trữ cho
vốn lưu động ròng.
* Tỷ số về khả năng cân đối vốn hoặc cơ cấu vốn: nhóm chỉ tiêu này dùng
để đo lường phần vốn góp của các chủ sở hữu doanh nghiệp so với phần tài
trợ của các chủ nợ đối với doanh nghiệp và có ý nghĩa quan trọng trong hoạt
động phân tích tài chính. Các chủ nợ nhìn vào số vốn chủ sở hữu của công ty
Sinh viên: Hoàng Thị Thuỷ

14

Lớp: TCDN K17 - VBII


Chuyên đề tốt nghiệp

Khoa: Tài chính- Ngân


hàng
để thể hiện mức độ tin tưởng vào sự bảo đảm an toàn cho các món nợ. Nếu
chủ sở hữu doanh nghiệp chỉ đóng góp một tỷ lệ nhỏ trong tổng số vốn thì
mức độ rủi ro xảy ra trong quá trình sản xuất kinh doanh chủ yếu là do các
chủ nợ gánh chịu. Hơn nữa, bằng cách tăng vốn thông qua vay nợ, các chủ
doanh nghiệp vẫn nắm quyền kiểm soát và điều hành doanh nghiệp. Nếu
doanh nghiệp thu được lợi nhuận từ tiền vay thì phần lợi nhuận dành cho
các chủ doanh nghiệp sẽ gia tăng đáng kể.
+Tỷ số nợ trên tổng tài sản (hệ số nợ): Tỷ số này được sử dụng để xác định
nghĩa vụ của chủ doanh nghiệp đối với các chủ nợ trong việc góp vốn.
Thường thì chủ nợ nào cũng thích tỷ số nợ trên tổng tài sản ở mức vừa phải
vì tỷ số này càng thấp thì khoản nợ này càng được đảm bảo hơn nếu xảy ra
tình huống doanh nghiệp bị phá sản. Ngược lại, các chủ sở hữu doanh
nghiệp ưa thích tỷ số này cao vì họ muốn lợi nhuận gia tăng nhanh và họ
muốn toàn quyền kiểm soát doanh nghiệp. Song, nếu tỷ số này quá cao thì
doanh nghiệp dễ bị rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán.
+ Khả năng thanh toán lãi vay hoặc số lần có thể trả lãi: Được thể hiện ở tỷ
số giữa lợi nhuận trước thuế và lãi vay trên lãi vay. Nó cho biết mức lợi
nhuận đảm bảo khả năng có thể trả lãi hàng năm như thế nào. Việc không trả
được các khoản nợ này sẽ thể hiện khả năng doanh nghiệp có nguy cơ bị phá
sản.
* Tỷ số về khả năng hoạt động: đây là nhóm chỉ tiêu đặc trưng cho việc đánh
giá hiệu quả sử dụng tổng tài sản của doanh nghiệp. Vốn của doanh nghiệp
được dùng để đầu tư vào các tài sản khác nhau. Do đó, các nhà phân tích
không chỉ quan tâm đến việc đo lường hiệu quả sử dụng tổng tài sản mà còn
chú trọng tới hiệu quả sử dụng của từng bộ phận cấu thành nên tổng tài sản.
Chỉ tiêu doanh thu được sử dụng chủ yếu trong tính toán các tỷ số này để
xem xét khả năng hoạt động của doanh nghiệp.
Sinh viên: Hoàng Thị Thuỷ


15

Lớp: TCDN K17 - VBII


Chuyên đề tốt nghiệp

Khoa: Tài chính- Ngân

hàng
+ Vòng quay tiền: Tỷ số này được xác định bằng cách chia doanh thu trong
năm cho tổng số tiền và các tài sản tương đương tiền bình quân. Nó cho biết
số vòng quay của tiền trong năm.
+ Vòng quay dự trữ: Chỉ tiêu này dùng để đánh giá hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp. Nó được xác định bằng tỷ số giữa doanh thu trong
năm và giá trị dự trữ: nguyên vật liệu, vật liệu phụ, sản phẩm dở dang, thành
phẩm…bình quân.
+ Kỳ thu tiền bình quân: Trong phân tích tài chính, kỳ thu tiền bình quân
được sử dụng để đánh giá khả năng thu tiền trong việc thanh toán trên cơ sỏ
các khoản phải thu và doanh thu bình quân một ngày của doanh nghiệp. Các
khoản phải thu lớn hay nhỏ, nhiều hay ít tuỳ thuộc vào chính sách tín dụng
thương mại của từng doanh nghiệp và các khoản trả trước.
+ Hiệu suất sử dụng tài sản cố định: Chỉ tiêu này cho biết một đồng tài sản
cố định tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu trong năm, được đo bằng số
doanh thu trên tài sản cố định. Tài sản cố định được xác định theo giá trị còn
lại tại thời điểm báo cáo.
+ Hiệu suất sử dụng tổng tài sản: Còn được gọi là vòng quay toàn bộ tài sản,
nó được đo bằng tỷ số giữa doanh thu và tổng tài sản. Nó cho biết một đồng
tài sản đem lại bao nhiêu đồng doanh thu.

*. Tỷ số khả năng sinh lãi: nhóm chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả sản xuấtkinh doanh tổng hợp nhất của một doanh nghiệp.
+ Doanh lợi tiêu thụ sản phẩm: Chỉ tiêu này được xác định bằng tỷ số thu
nhập sau thuế trên doanh thu. Nó phản ánh số lợi nhuận sau thuế trong một
trăm đồng doanh thu.
+ Tỷ số thu nhập sau thuế trên vốn chủ sở hữu ( doanh lợi vốn chủ sở hữu):
ROE. Chỉ tiêu này được xác đinh bằng cách chia thu nhập sau thuế cho vốn
chủ sở hữu. Đây là chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu,
Sinh viên: Hoàng Thị Thuỷ

16

Lớp: TCDN K17 - VBII


Chuyên đề tốt nghiệp

Khoa: Tài chính- Ngân

hàng
được các nhà đầu tư đặc biệt quan tâm khi họ có ys định bỏ vốn đầu tư vào
doanh nghiệp. Việc tăng mức doanh lợi vốn chủ sở hữu là một mục tiêu quan
trọng nhất trong hoạt động quản lý tài chính doanh nghiệp.
+ Doanh lợi tài sản: ROA. Đây là chỉ tiêu tổng hợp nhất dùng để đánh giá
khả năng sinh lợi của một đồng vốn đầu tư. Tuỳ thuộc vào tình hình cụ thể
của từng doanh nghiệp được phân tích và tuỳ vào phạm vi so sánh mà nguời
ta lựa chọn thu nhập trước thuế và lãi hoặc thu nhập sau thuế để so sánh với
tổng tài sản.
Tuỳ theo mục tiêu phân tích tài chính mà nhà phân tích chú trọng
nhiều hơn tới nhóm tỷ số này hay nhóm tỷ số khác. Chẳng hạn, các chủ nợ
đặc biệt quan tâm tới tình hình khả năng thanh toán của người vay. Trong khi

đó,các nhà đầu tư dài hạn quan tâm nhiều hơn đến khả năng hoạt động và
hiệu quả sản xuất- kinh doanh. Họ cũng cần nghiên cứu tình hình về khả
năng thanh toán để đánh giá khả năng của doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu
thanh toán hiện tại và xem xét lợi nhuận để dự tính khả năng trả nợ cuối
cùng của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, họ cũng chú trọng tới tỷ số về cơ cấu
vốn vì sự thay đổi tỷ số này sẽ ảnh hưởng đáng kể đến lợi ích của họ.
Mỗi nhóm tỷ số trên bao gồm nhiều tỷ số và trong từng trường hợp
các tỷ số được lựa chọn sẽ phụ thuộc vào bản chất, quy mô của hoạt động
phân tích. Phần tiếp theo sẽ là đề cập tới các tỷ số chủ yếu nhất, phổ biến
nhất được dùng trong phân tích, đánh giá tình hình tài chính của một doanh
nghiệp. Tuy nhiên, việc phân tích các tỷ số sẽ có ý nghĩa hơn nếu sử dụng số
liệu trong các báo cáo tài chính để minh hoạ bản chất, cách tính toán và ý
nghĩa của tỷ số đó.
1.3.2.2.. Phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn ( bảng tài trợ).
Trong phân tích nguồn vốn và sử dụng vốn, người ta thường xem xét
tới sự thay đổi và cách thức sử dụng vốn của một doanh nghiệp trong một
Sinh viên: Hoàng Thị Thuỷ

17

Lớp: TCDN K17 - VBII


Chuyên đề tốt nghiệp

Khoa: Tài chính- Ngân

hàng
thời kỳ theo số liệu giữa hai thời điểm lập bảng cân đối kế toán. Một trong
các công cụ rất hữu hiệu của nhà quản lý tài chính là biểu kê nguồn vốn và

sử dụng vốn. Việc này giúp các nhà quản lý xác định rõ các nguồn cung ứng
vốn và việc sử dụng các nguồn vốn đó như thế nào.
Để lập được biểu này, trước hết phải liệt kê được sự thay đổi các
khoản mục trên bảng cân đối kế toán từ đầu kỳ đến cuối kỳ. Mỗi sự thay đổi
được phân biệt ở hai cột: sử dụng vốn và nguồn vốn theo nguyên tắc: Nếu
các khoản mục bên tài sản tăng hoặc các khoản mục bên nguồn vốn giảm thì
điều đó thể hiện việc sử dụng vốn. Nếu các khoản mục bên tài sản giảm hoặc
các khoản mục bên nguồn vốn tăng thì điều đó thể hiện việc tạo nguồn vốn.
1.3.2.3. Phân tích các chỉ tiêu tài chính trung gian.
Trong phân tài chính các nhà phân tích thường kết hợp chặt chẽ những
đánh giá về trạng thái tĩnh với những đánh giá về trạng thái động để có thể
đưa ra một nhận xét chính xác về tình hình tài chính của doanh nghiệp. Nếu
trạng thái tĩnh được thể hiện qua Bảng cân đối kế toán thì trạng thái động
được thể hiện qua bảng kê nguồn vốn và sử dụng vốn, qua báo cáo kết quả
kinh doanh. Thông qua các báo cáo này, các nhà phân tích có thể đánh giá sự
thay đổi về vốn lưu động ròng, về nhu cầu vốn lưu động, từ đó có thể đánh
giá những thay đổi về ngân quỹ. Như vậy, giữa các báo cáo có mối liên quan
rất chặt chẽ: những thay đổi trên bảng cân đối kế toán được lập đầu kỳ và
cuối kỳ cùng với khả năng tự tài trợ được tính từ báo cáo kết quả kinh doanh
được thể hiện trên bảng tài trợ và liên quan mật thiết tới ngân quỹ của doanh
nghiệp. Khi phân tích trạng thái động, người ta còn chú trọng tới các chỉ tiêu
quản lý trung gian nhằm đánh giá chi tiết hơn tình hình tài chính và những
điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp. Những chỉ tiêu này là cơ sở để xác
định nhiều hệ số rất có ý nghĩa về hoạt động, cơ cấu vốn…của doanh
nghiệp. Các chỉ tiêu như: Lãi gộp, Thu nhập trước khấu hao và lãi, thu nhập
Sinh viên: Hoàng Thị Thuỷ

18

Lớp: TCDN K17 - VBII



Chuyên đề tốt nghiệp

Khoa: Tài chính- Ngân

hàng
trước thuế và lãi, Thu nhập trước thuế, Thu nhập sau thuế. Trên cơ sỏ đó, xác
định mức tăng tuyệt đối và tương đối của các chỉ tiêu qua các thời kỳ để
nhận biết tình hình hoạt động của doanh nghiệp. Nhà phân tích cũng cần so
sánh chúng với các chỉ tiêu cùng loại của các doanh nghiệp cùng ngành để
đánh giá vị thế của doanh nghiệp.
1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến phân tích tài chính.
1.4.1.Yếu tố chủ quan
1.4.1.1. Trình độ của cán bộ phân tích tài chính.
Hiệu quả của công tác phân tích tài chính phụ thuộc phần lớn vào
trình độ, kinh nghiệm của cán bộ phân tích, từ việc thu thập, lựa chọn thông
tin đến việc sử dụng phương pháp để tiến hành phân tích, đưa ra những kế
hoạch trong tương lai. Để có được kết quả tốt người phân tích phải có được
trình độ, phẩm chất và kinh nghiệm thực tế.
1.4.1.2. Chất lượng thông tin
Đây là yếu tố quyết định đến kết quả của hoạt động phân tích. Chỉ có
thể có kết quả chính xác khi nguồn thông tin được sử dụng là chính xác, đảm
bảo tính thực tế. Sẽ có thể đưa ra những nhận xét, quýêt định sai lầm khi sử
dụng thông tin sai, dẫn đến bất lợi cho doanh nghiệp trong tương lai. Thông
tin phải đòi hỏi tính rõ ràng, đầy đủ và minh bạch.
1.4.1.3. Lựa chọn phương pháp phân tích tài chính.
Thực tế hiện nay, có rất nhiều các phương pháp phân tích khác nhau
nhưng các doanh nghiệp vẫn sử dụng phương pháp phân tích truyền thống.
Phương pháp này tuy phổ biến nhưng vẫn chưa phản ánh rõ ràng tình hình

tài chính của một doanh nghiệp, dẫn đến chất lượng phân tích thấp
1.4.2. Yếu tố khách quan.

Sinh viên: Hoàng Thị Thuỷ

19

Lớp: TCDN K17 - VBII


Chuyên đề tốt nghiệp

Khoa: Tài chính- Ngân

hàng
Các yếu tố khách quan ảnh hưởng đến hoạt động phân tích bao gồm
các yếu tố mang tính vĩ mô. Đó là các chinh sách của nhà nước, yếu tố công
nghệ, kỹ thuật, ảnh hưởng của thị trường tài chính, của yếu tố lạm phát…

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG SỐ 5- HẢI
PHÒNG
2.1. Lịch sử hình thành và phát triển
2.1.1. Khái quát chung
Tên công ty: Công ty cổ phần đầu tư xây dựng số 5 -Hải Phòng
Địa chỉ: số 1190 Trần Nhân Tông- Kiến An- Hải Phòng
Số điện thoại: 0313.3876293
Số fax: 0313.578259
Số tài khoản: 32110000000364 tại Ngân hàng đầu tư và phát triển Hải Phòng
Công ty cổ phần đầu tư xây dựng số 5 Hải Phòng trước là Công ty xây

dựng số 5 Hải Phòng, là một doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Sở xây
dựng Hải Phòng được thành lập theo Quyết Định số 155/QĐ-TCCQ ngày 20
tháng 1 năm 1993 của UBND thành phố Hải Phòng, được cổ phần hoá ngày
25/3/2005: Đăng ký lần đầu, lấy tên là công ty cổ phần đầu tư xây dựng số 5
Hải Phòng.
Lịch sử hình thành và phát triển:
Công ty cổ phần đầu tư xây dựng số 5 Hải Phòng tiền thân là xí nghiệp
xây lắp 2 thuộc liên hiệp các xí nghiệp xây lắp Hải Phòng. Ngày 20 tháng 1
năm 1993 được thành lập theo quyết định số 155/ QĐ/TCCQ thành Công ty
Sinh viên: Hoàng Thị Thuỷ

20

Lớp: TCDN K17 - VBII


Chuyên đề tốt nghiệp

Khoa: Tài chính- Ngân

hàng
xây dựng số 5 Hải Phòng. Ngày 23 tháng 5 năm 2005 được chuyển đổi từ
doanh nghiệp Nhà nước: Công ty xây dựng số 5 Hải Phòng theo Quyết định
số 459/QĐ-UB của Uỷ ban nhân dân thành phố Hải Phòng. Đăng ký lần đầu,
ngày 11 tháng 4 năm 2005 lấy tên là Công ty cổ phần đầu tư xây dựng số 5
Hải Phòng.
2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
2.1.2.1. Ngành nghề kinh doanh chủ yếu
- Xây dựng công trình công cộng, công nghiệp.
- Xây dựng công trình nhà ở, Trang trí nội thất.

- Xây dựng đường ống thoát nước, vỉa hè và đường giao thông quy mô vừa
và nhỏ.
- Kinh doanh nhà ở , kinh doanh vật liệu xây dựng.
- San lấp mặt bằng, xây dựng công trình cấp nước dân dụng, xây dựng công
trình thuỷ lợi quy mô vừa và nhỏ.
- Lắp dựng cột, đường dây điện hạ thế và trạm biến áp <= 35KV.
- Thực hiện BOT các dự án công trình văn hoá, thể thao, thuỷ lợi, thuỷ sản,
giao thông, công trình công cộng, du lịch, lâm nghiệp.
- Khảo sát thiết kế công trình dân dụng, công nghiệp, san lấp mặt bằng và
dịch vụ đầu tư xây dựng.
- Thực hiện tổng thầu EPC các công trình nhà ở, dân dụng, công nghiệp,
giao thông, văn hoá, thể thao, thuỷ lợi, thuỷ sản và công trình công cộng.
- Dịch vụ kinh doanh cấp nước sạch.
2.1.2.2. Chức năng nhiệm vụ: Chức năng phân phối và chức năng giám đốc.
Đây là thuộc tính khách quan, là công cụ kinh tế của phạm trù tài chính.
2.1.3. Cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty
Trong những năm gần đây cùng với sự phát triển lớn mạnh không
ngừng, công ty luôn nhận thầu những công trình cao tầng, yêu cầu về kỹ
Sinh viên: Hoàng Thị Thuỷ

21

Lớp: TCDN K17 - VBII


Chuyên đề tốt nghiệp

Khoa: Tài chính- Ngân

hàng

thuật cao, nên công ty đã đầu tư sẵn, mua sắm thêm máy móc thiết bị hiện
đại để đáp ứng phục vụ nhu cầu thi công các công trình, các dự án lớn.
Những tài sản hiện có của doanh nghiệp, số lượng, tình trạng kỹ thuật
:
Loại tài sản

Số lượng

Tình trạng kỹ thuật
Một nhà đã cũ, một nhà mới xây

Nhà cửa kiến trúc( nhà 3 tầng)
Máy móc thiết bị

2
9

kiên cố
Còn từ 80% trở lên đến mới
2 xe mới, 1 xe còn 80%, một xe

Phương tiện vận tải
4
Hệ thống giàn giáo thép cốp

còn 60%

pha định hình
Thiết bị quản lý
Hệ thống máy vi tính

Hệ thống máy điện thoại
Hệ thống máy phô tô copy

10

8 bộ mới, 2 bộ còn 80%

16
12
2

11 bộ mới, 5 bộ còn 80%
Hoạt động bình thường
1 còn 90%, 1 còn 70%

2.1.4. Sơ đồ cơ cấu bộ máy tổ chức của công ty:

Sinh viên: Hoàng Thị Thuỷ

22

Lớp: TCDN K17 - VBII


Chuyên đề tốt nghiệp

Khoa: Tài chính- Ngân
hàng
HĐQT
BGĐ


P.DA

Xn
thi
công

giới
&
x.dư
ng

Xn
vật
liệu

xây
dựng

P.KHKT

Xn
điện
nước

xây
dựng

Các
công

trườ
ng
trực
thuộ
c

P.KTTK

Đội
sản
xuất
501

Đội
sản
xuất
502

P.TCHC

Đội
sản
xuất
503

Đội
sản
xuất
504


Đội
sản
xuất
505


2.2. Thực trạng hoạt động phân tích tài chính tại công ty
2.2.1. Phương pháp áp dụng trong phân tích tài chính tại công ty.
Phương pháp phân tích tài chính được áp dụng tại công ty là phương
pháp tỷ số. Phương pháp tỷ số là phương pháp trong đó các tỷ số được sử
dụng để phân tích. Đó là các tỷ số đơn được thiết lập bởi chỉ tiêu này so với
chỉ tiêu khác. Cách tính các tỷ số này như đã trình bày ở trên.
2.2.2. Nội dung phân tích tài chính tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng
số 5 Hải Phòng.
2.2.2.1. Phân tích khái quát sự biến động của tài sản và nguồn vốn.

Bảng 1. Phân tích khái quát tình hình biến động của tài sản và nguồn vốn .

Sinh viên: Hoàng Thị Thuỷ

23

Lớp: TCDN K17 - VBII


Chuyên đề tốt nghiệp

Khoa: Tài chính- Ngân
hàng
Đơn vị: Triệu VND


Chỉ tiêu
TÀI SẢN
A. TSLĐ&ĐTNH
I. Tiền
II. Các khoản đầu tư ngắn hạn
III. Các khoản phải thu
IV. Hàng tồn kho
V. Tài sản lưu động khác
VI. Chi sự nghiệp
B. TSCĐ& ĐTDH
I. Tài sản cố định
II. Các khoản đầu tư dài hạn
III. Chi phí XDCB dở dang
TỔNG TÀI SẢN
NGUỒN VỐN
A. Nợ phải trả
I. Nợ ngắn hạn
II. Nợ dài hạn
III. Nợ khác
B. Nguồn vốn chủ sở hữu
I. Nguồn vốn, quỹ
1. Nguồn vốn kinh doanh
2. Quỹ đầu tư phát triển
3. Quỹ dự phòng tài chính
4. Lợi nhuận chưa phân phối
5. Nguồn vốn đầu tư XDCB
II. Nguồn kinh phí, quỹ khác
1. Quỹ dự phòng trợ cấp mất


Năm

Năm

Năm

Tương đối
06/05
07/06

Tuyệt đối (%)
06/05
07/06

2005

2006

2007

31.588
3.339

23.472
4.430

81.343
1.630

-8.116

1.091

57.871
-2.800

-25,69
32,67

246,55
-63,20

14.118
10.229
3.902

0
15.314
3.428

7.482
54.703
17.528

5.015
-474

39.389
14.100

49,03

-12,15

257,21
411,32

2.508
2.508
0
0
34.096

2.365
3.374
0
-1010
25.837

6.954
6.937
17
0
88.297

-143
866

4.589
3.563

-5,7

34,53

194,04
105,6

-8.259

62.460

-24,22

241,75

32.483
31.212
1.232
38
1.613
1.473
1.336

16.452
15.435
667
350
9.385
2.389
2.067
256
66


61.136
59.591
1.545
0
27.161
5.881
5.399
371
111

16.031
-15.777
-565

44.684
44.156
878

-49,35
-50,54
-45,86

271,6
286,07
131,63

7.772
916
731


17.776
3.492
3.332
115

481,83
62,18
54,71
45

189,41
146,17
161,19
44.92
68,18

6.996

21.279

6.856

-24,22

241,75

140

việc làm

18
2. Quỹ khen thưởng phúc lợi
122
3. Nguồn kinh phí sự nghiệp
4. Nguồn kinh phí hình thành

33

14.283

15

6.744

363
20.916

14.172

25.837

88.297

-8.259

TSCĐ
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN

34.096


62.460

Nguồn: Phòng kế toán
* Khái quát tình hình biến động tài sản

Sinh viên: Hoàng Thị Thuỷ

24

Lớp: TCDN K17 - VBII


Chuyên đề tốt nghiệp

Khoa: Tài chính- Ngân

hàng
Qua bảng trên ta thấy, tổng tài sản năm 2006 giảm 8.259 triệu so với
năm 2005, tương ứng giảm 24,22%, năm 2007 so với năm 2006 lại tăng lên
rất lớn, tăng 62.460 triệu, tương ứng 241,75%.
- Về tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn: Tuy năm 2006 có chiều hướng
giảm so với năm 2005, nhưng đến năm 2007 lại tăng lên ( tăng 246,55% so
với năm 2006). Nguyên nhân của sự biến động này chủ yếu là do sự tăng lên
của hàng tồn kho và tài sản lưu động khác. Hàng tồn kho năm 2006 tăng
5.015 triệu so với năm 2005, và năm 2007 tăng39.389 triệu ( tương ứng
257,21% ) so với năm 2006. Tài sản lưu động khác cũng tăng 257,21% trong
hai năm 2006 và 2007.
- Về tài sản cố định và đầu tư dài hạn: Tài sản cố định của công ty được đầu
tư nhanh chóng,. Năm 2005, tài sản cố định là 2.508 triệu, đến năm 2006 đã
tăng thêm 866 triệu( 34,53%) và năm 2007 tăng 3.563 triệu so với năm 2006

( tương ứng tăng 105,6%).
Nhìn chung, do công ty đầu tư mở rộng sản xuất kịnh doanh, Nguồn tài sản
của công ty được gia tăng trong năm 2007, điều này là cần thiết cho mục
tiêu đặt ra của công ty.
* Khái quát tình hình biến động nguồn vốn.
Nguồn vốn của công ty được quyết định bởi nguồn nợ phải trả và
nguồn kinh phí sự nghiệp. Nợ phải trả của công ty tăng lên theo quy mô
nhưng với tốc độ nhanh hơn tốc độ tăng của quy mô. Điều này là vô cùng
nguy hiểm ( nợ phải trả năm 2007 tăng 271,6 % so với năm 2006). Công ty
lại chú trọng sử dụng vốn vào nguồn kinh phí sự nghiệp hơn. Nguồn kinh
phí sự nghiệp năm 2006 chỉ có 6.744 triệu, chỉ tiêu này năm 2007 đã là
20.916 triệu, tăng 14.172 triệu so với năm 2006. Điều này là không hợp lý
trong cơ cấu nguồn vốn vì trong khi nguồn kinh phí này cao thì nguồn vốn
kinh doanh lại quá thấp.
Sinh viên: Hoàng Thị Thuỷ

25

Lớp: TCDN K17 - VBII


×