Tải bản đầy đủ (.docx) (31 trang)

Bài tiểu luận : Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay đối với sinh viên học sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (312.6 KB, 31 trang )

PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU

Chủ tịch Hồ Chí Minh là lãnh tụ thiên tài, người thầy vĩ đại của Cách mạng Việt Nam,
anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới. Cả cuộc đời người đã hi sinh cho
dân tộc Việt Nam. Sinh thời, Người quan tâm sâu sắc tới giáo dục đạo đức cách mạng cho cán
bộ, đảng viên, cho thanh niên, học sinh. Người nêu cao tư tưởng đạo dức là gốc, là nền tảng
của xã hội, là nền tảng của con người, cũng giống như gốc của ngọn cây, ngọn nguồn của
sông suối. Người đã viết 'Cũng như sông, có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông
cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có
đạo đức thì tài giỏi đến mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân. Người cách mạng phải có
đạo đức cách mạng làm nền tảng mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng vẻ vang”..
Người còn coi đạo đức cách mạng là thước đo lòng cao thượng của con người. Mỗi người có
mỗi công việc, tài năng, vị trí khác nhau, người làm việc to, người làm việc nhỏ, nhưng ai giữ
được đạo đức cách mạng đều là người cao thượng. Có đạo đức cách mạng thì khi gặp khó
khăn gian khổ không lùi bước, khi gặp thuận lợi, thành công vẫn giữ tinh thần khiêm tốn, 'lo
trước thiên hạ', 'vui sau thiên hạ', không kèn cựa, công thần, quan liêu, kiêu ngạo... Người có
đạo đức cách mạng là người luôn luôn ra sức làm việc cho nước, cho dân, cho Đảng. Vì Đảng
vì dân mà ra sức học tập văn hoá, khoa học, toàn tâm, toàn ý phục vụ con người.
Học sinh, sinh viên là thế hệ tương lai của nước nhà, là rường cột của quốc gia, mỗi
sinh viên cần phải có đủ phẩm chất, trí tuệ và năng lực để đáp ứng yêu câu cao cả và thiêng
liêng đó, vì vậy, việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là một nhiệm vụ
chính trị quan trọng hàng đầu. Trên cơ sở đó nhóm chúng tôi đã chọn đề tài tiểu luận: “Học
tập và là theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay đối với học sinh
sinh viên”

1


PHẦN II: NỘI DUNG
VAI TRÒ VỊ TRÍ ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH VÀ CÁC CHUẨN MỰC ĐẠO


I.

ĐỨC
1.
-

Vai trò, vị trí đạo đức Hồ Chí Minh

Từ rất sớm, Hồ Chí Minh đã khẳng định đạo đức là gốc của người cách mạng. Trong tác
phẩm Đường Kách mệnh, Người đã nêu lên 23 điểm thuộc “tư cách một người cách mệnh”,
trong đó chủ yếu là các tiêu chuẩn về đạo đức, thể hiện chủ yếu trong 3 mối quan hệ: với
mình, với người và với công việc.

-

Người viết: “Làm cách mạng để cải tạo xã hội cũ thành xã hội mới là một sự nghiệp rất vẻ
vang, nhưng nó cũng là một nhiệm vụ rất nặng nề, một cuộc đấu tranh rất phức tạp, lâu dài,
gian khổ. Sức có mạnh mới gánh được nặng và đi được xa. Người cách mạng phải có đạo
đức cách mạnglàm nền tảng, mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng vẻ vang”.

-

Với mỗi người, Hồ Chí Minh ví đạo đức là nguồn nuôi dưỡng và phát triển con người, như
gốc của cây, như ngọn nguồn của sông suối. Người viết: “Cũng như sông thì có nguồn mới có
nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách
mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân
dân”.

-


Theo Hồ Chí Minh, đạo đức cách mạng giúp cho con người vững vàng trong mọi thử thách.
Người viết : “có đạo đức cách mạng thì gặp khó khăn, gian khổ, thất bại không rụt rè, lùi
bước”; “khi gặp thuận lợi, thành công vẫn giữ vững tinh thần gian khổ, chất phác, khiêm
tốn”, mới “lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ”; “lo hoàn thành nhiệm vụ cho tốt chứ không
kèn cựa về mặt hưởng thụ; không công thần, không quan liêu, không kiêu ngạo, không hủ
hóa”.

-

Với yêu cầu đó, Hồ Chí Minh nêu ra năm điểm đạo đức mà người đảng viên phải giữ gìn cho
đúng, đó là:
+ Tuyệt đối trung thành với Đảng, với nhân dân.
+ Ra sức phấn đấu để thực hiện mục tiêu của Đảng.
2


+ Vô luận trong hoàn cảnh nào cũng quyết tâm chống mọi kẻ địch, luôn luôn cảnh
giác, sẵn sàng chiến đấu, quyết không chịu khuất phục, không chịu cúi đầu.
+ Vô luận trong hoàn cảnh nào cũng phải đặt lợi ích của Đảng lên trên hết.
+ Hòa mình với quần chúng thành một khối, tin quần chúng, hiểu quần chúng, lắng
nghe ý kiến của quần chúng.
-

Đối với Đảng, tổ chức tiền phong chiến đấu của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của
cả dân tộc Việt Nam, Hồ Chí Minh yêu cầu phải xây dựng Đảng ta thật trong sạch, Đảng
phải “là đạo đức, là văn minh”. Người thường nhắc lại ý của V. I. Lênin: Đảng Cộng sản phải
tiêu biểu cho trí tuệ, danh dự, lương tâm của dân tộc và thời đại.

-


Vấn đề đạo đức được Hồ Chí Minh đề cập một cách toàn diện. Người nêu yêu cầu đạo đức
đối với các giai cấp, tầng lớp và các nhóm xã hội, trên mọi lĩnh vực hoạt động, trong mọi
phạm vi, từ gia đình đến xã hội, trong cả ba mối quan hệ của con người: đối với mình, đối với
người, đối với việc. Tư tưởng Hồ Chí Minh đặc biệt được mở rộng trong lĩnh vực đạo đức của
cán bộ, đảng viên, nhất là khi Đảng đã trở thành Đảng cầm quyền. Trong bản Di chúc bất hủ,
Người viết: “Đảng ta là một Đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm
nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư”.
2.

Các chuẩn mực đạo đức
Chúng ta đều biết, đạo đức Hồ Chí Minh là đạo đức cách mạng, đạo đức dấn thân, đạo

đức trọng hành động: nêu cao chủ nghĩa tập thể, tiêu diệt chủ nghĩa cá nhân, lo trước thiên hạ,
vui sau thiên hạ, vô ngã vị tha, chí công vô tư. Dưới ngọn cờ của tư tưởng đó, trong từng giai
đoạn cách mạng, thế hệ trẻ Việt Nam đã lập được nhiều kì tích to lớn, đóng góp vào tiến trình
chung vào lịch sử dân tộc.
-

Trung với nước hiếu với dân
Yêu thương con người
Cần kiệm liêm chính, chí công vô tư
Tinh thần quốc tế trong sáng

3


HỌC TẬP VÀ LÀM THEO ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH
Ý nghĩa và giá trị của tấm gương Hồ Chí Minh đối với sinh viên hiện nay
II.


1.

Đi vào nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, một
nền đạo đức mới đã và đang hình thành cùng với công cuộc đổi mới của Đảng là nguồn động
lực quan trọng của công cuộc phát triển đất nước. Đó là nền đạo đức vừa phát huy những giá
trị truyền thống của dân tộc như: yêu nước, thương người, song nghĩa tình trọn vẹn, cần,
kiệm, liêm, chính, chí công vô tư với những yêu cầu mới, những nội dung mới do đòi hỏi của
dân tộc và thời đại. Nhờ đó, phần lớn sinh viên, thanh niên trí thức vẫn giữ được lối sống tình
nghĩa, trong sạch, lành mạnh; khiêm tốn, luôn cần cù và sáng tạo trong học tập; sống có bản
lĩnh, có chí lập thân, lập nghiệp, năng động, nhạy bén, dám đối mặt với những khó khăn,
thách thức, dám chịu trách nhiệm, không ỷ lại, trây lười; luôn gắn bó với nhân dân, đồng hành
cùng dân tộc, phấn đấu cho sự nghiệp dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn
minh.
Bên cạnh đó, do ảnh hưởng tiêu cực của nền kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế, do sự
bùng phát của lối sống thực dụng, chạy theo danh lợi bất chấp đạo lí đã dẫn đến những tiêu
cực trong đời sống xã hội ngày càng phổ biến. Đó là: “tình trạng suy thoái về tư tưởng chính
trị, đạo đức lối sống, bệnh cơ hội, chủ nghĩa cá nhân và tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí
trong một bộ phận cán bộ, công chức diễn ra nghiêm trọng”. Đó là “tình trạng nhũng nhiễu,
cửa quyền, thiếu trách nhiệm ở một bộ phận công chức, nhất là các cơ quan trực tiếp giải
quyết công việc của nhân dân và doanh nghiệp, chậm được khắc phục”. Đó còn là tình trạng
“một bộ phận cán bộ, đảng viên, kể cả một số cán bộ chủ chốt yếu kém về phẩm chất và năng
lực, vừa thiếu tính tiên phong, gương mẫu, vừa không đủ trình độ hoàn thành nhiệm vụ”.
Thêm vào đó là những biểu hiện xa rời mục tiêu của chủ nghĩa xã hội chưa được khắc phục,
sự chống phá của thế lực phản động quốc tế nhằm thực hiện âm mưu “diễn biến hoà bình”…
đã tác động không nhỏ đến đời sống đạo đức công dân, ảnh hưởng lớn đến tâm tư, tình cảm, ý
chí phấn đấu của sinh viên, thanh niên trí thức. Hậu quả là đã có một bộ phận sinh viên phai
nhạt niềm tin, lí tưởng, mất phương hướng phấn đấu, không có chí lập thân, lập nghiệp; chạy
theo lối sống thực dụng, sống thử, sống dựa dẫm, thiếu trách nhiệm, thờ ơ với gia đình và xã
4



hội, sa vào nghiện ngập, hút sách; thiếu trung thực, gian lận trong thi cử, chạy điểm, chạy
thầy, chạy trường, mua bằng cấp… Đây là những biểu hiện không thể coi thường.
Để phát huy hơn nữa vai trò trách nhiệm cũng như khắc phục những hạn chế yếu kém
của sinh viên Việt Nam hiện nay, cần tập trung làm tốt việc học tập và làm theo tấm gương
đạo đức Hồ Chí Minh, tập trung trên các nội dung cụ thể sau:
Thứ nhất, học tập đức Trung với nước, hiếu với dân, suốt đời đấu tranh cho sự nghiệp
cách mạng vẻ vang của Đảng.
Trung hiếu là những khái niệm đã có trong tư tưởng đạo đức truyền thống dân tộc Việt
nam và Phương Đông đã được Hồ Chí Minh sử dụng và đưa vào đó những nội dung mới
trước kia là Trung quân, là trung thành với vua, trung thành với vua cũng có nghĩa là trung
thành với nước vì vua với nước là một, vua là nước, nước là vua còn Hiếu chỉ thu hẹp trong
phạm vi gia đình là con cái phải hiếu thảo với cha mẹ, tư tưởng trung với nước hiéu với dân
của Hồ Chí Minh không những kế thừa giá trị của chủ nghĩa yêu nước truyền thống của dân
tộc, mà còn vượt qua những hạn chế của truyền thống đó trung với nước là trung thành với sự
nghiệp giữ nước và dựng nước của dân tộc. Nước ở đây là nước của dân còn dân lại là chủ
nhân của đất nước. Hồ Chí Minh đã đặt vấn đề, bao nhiêu quyền hạn đều của dân , bao nhiêu
lợi ích đều vì dân . Tóm lại quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân so với trước Đảng và
chính phủ là “đầy tớ của nhân dân” chứ không phải ông quan nhân dân để đè đầu cưỡi cổ
nhân dân, thì quan niệm về nước và dân đã hoàn toàn đảo lộn .
Trung với Nước hiếu với dân, suốt đời phấn đấu hy sinh vì độc tự do của tổ quốc, vì
chủ nghĩa xã hội, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt, qua kẻ thù nào
cũng đánh thắng. Câu nói đó của Người vừa là lời kêu gọi hành động vừa là định hướng
chính trị đạo đức cho mỗi người Việt Nam không phải chỉ trong cuộc đấu tranh cách mạng
trước mắt mà còn lâu dài về sau.

5


Thứ hai, học cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, đời tư trong sáng, giản dị và đức

khiêm tốn phi thường.
Đây là phẩm chất đạo đức gắm liền với hoạt động hàng ngày của mọi người, vì vậy Hồ
Chí Minh đã đề cập đến phẩm chất này nhiều nhất , thường xuyên nhất từ “Đường kách mệnh
”cho đến bản Di chúc cuối cùng .
Hồ Chí Minh đã sử dụng những khái niệm Cần kiệm liêm chính chí công vô tư của đạo
đức Phương Đông và đạo đức Việt Nam.Người đã giữ lại những gì tốt đẹp nhất của quá khứ,
lọc bỏ những gì không còn phù hợp và đưa vào những nội dung mới , do sự nghiệp giải
phóng dân tộc , thống nhất đất nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội đặt ra.
Mỗi chữ cần kiệm liêm chính chí công vô tư đã được Hồ Chí Minh giải thích rất rõ
dàng cụ thể rất dễ hiểu đối với mọi người, theo Hồ Chí Minh thì :
Cần: Tức là lao động cần cù, siêng năng lao động, có kế hoạch, sáng tạo, có năng
xuất cao, lao động với tinh thần tự lực cánh sinh tự giác không lười biếng, không ỉ lại không
dựa dẫm phải thấy rõ “lao động là nghĩa vụ thiêng liêng là nguồn hạnh phúc của chúng ta”.
Ngày nay, trong sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá cũng như sự nghiệp xây dựng quân
đội cách mạng chính quy tinh nhuệ từng bước hiện đại yêu cầu đối với cán bộ đảng viên
làphải có ý thức vươn lên, lao động sáng tạo cần cù, dũng cảm tổ chức sản xuất giỏi đạt năng
xuất chất lượng hiệu quả cao có khả năng cạnh tranh cao.
Kiệm: Tức là tiết kiệm sức lao động, tiết kiệm thì giờ , tiết kiệm tiền của dân , của
nước , của bản thân mình , phải tiết kiệm từ cái to đến cái nhỏ , nhiều cái nhỏ công lại thành
cái to “không xa xỉ , không hoang phí , không bừa bãi”không phô trương hình thức, không
chè chén lu bù.Trong sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước và sự nghiệp xây dựng
quân đội cách mạng chính quy tinh nhuệ từng bước hiện đại , đối với cán bộ đảng viên không
được xa hoa , phô trương , hình thức không làm những công trình không thiết thực đối với đời
sống nhân dân vàtập thể đơn vị không xây dựng những công trình kém chất lượng gây lãng
6


phí thời gian và tiền của và sức lực của nhân dân quý từng đồng tiền hạt gạo của dân, quý
trọng giữ gìn và sử dụng có hiệu quả tài nguyên của đất nước.Luôn luôn tìm mọi cách lãnh
đạo, chỉ huy đơn vị hoàn thành nhiệm vụ chính trị đạt hiệu quả cao nhất trong việc sử dụng

công sức bộ đội , vũ khí trang bị, cơ sở vật chất, thời gian…trong mọi hoạt động của đơn vị
hợp lý nhất , có lợi nhất.Không để lãng phí, mất mát gây tổn thất cho quân đội
Liêm: Tức là luôn luôn tôn trọng giữ gìn của công và của dân, khỗngâm phạm một
đồng xu hạt gạo của nhà nước của dân, phải trong sạch không tham lam , không tham địa vị ,
không tham tiền tài , không tham sung xướng, không ham ngưới tâng bốc mình , vì vậy mà
quang minh chính đại , không bao giờ hủ hoá “chỉ có một tham muốn là ham học ham làm ,
ham tiến bộ”.Người đã chỉ ra những hành vi trái với chữ liêm như “cậy quyền cậy thế mà đục
khoét dân ăn của đút hoặc trộm của công làm của tư” “dìm người giỏi, để giữ địa vị và danh
tiếng của mình là đạo vị (đạo là trộm), gặp việc phải làm mà sợ khó nhọc nguy hiểm không
dám đánh là thámsống.Liêm là không tham ô hối lộ , bòn rút của công ăn bớt của dân , phải
sống trong sạch lành mạnh quyết tâm đấu tranh chống tham nhũng lãng phí quan liêu và mọi
tệ nạn mọi sai trái khác.
Chính: nghĩa là không tà, thẳng thắn đứng đắn đối với mình không tự cao tự đại, luôn
chịu khó học tập càu tiến bộ, luôn tự kiểm điểm phát triển tiếp thu điều hay, sửa chữa điều dở
của bản thân mình .Đối với người không nịnh hót, người trên , không xem khinh người dưới ,
luôn giữ thái độ chân chính khiêm tốn , đoàn kết, thật thà, không dối trá lừa lọc.Đối với việc
để công việc lên trên lên trước việc t ư, việc nhà.Đã phụ trách việc gì thì quyết làm cho kỳ
được, cho đến nơi , đến chốn, không sợ khókhăn, nguy hiểm việc thiện thì dù nhỏ mấy cũng
làm cho được, việc ác thì dù nhỏ mấy cũng tránh mỗi ngày cố làm một việc lợi cho dân cho
nước.Chính là quang minh chính trực , trung thực thẳng thắn , không làm ăn gian dối, không
báo cáo sai sự thật, không dối trên là dới, không bè phái cơ hội , dám nhìn thẳng vào sự thật ,
công khai minh bạch , dân chủ , biết nghiêm khắc biết khoan dung.
Chí công vô tư: Người nói “đem lòng chí công vô tư mà đối với người với việc”khi
làm bất cứ việc gì cũng đừng nghĩ đến mình trước , khi hưởng thụ thì mình nên đi sau “phải
7


lo trước thiên h ạ, vui sau thiên hạ”.Đối lập với chí công vô tư là dĩ công vô tư đó là điều mà
đạo đức mới đòi hỏi phải chống, trước mắt cán bộ , đảng viên và các cơ quan , các đơn vị
đoàn thể, cấp cao thì quyền to , cấp thấp thì quền nhỏ , dù to hay nhỏ , có quyền mà thiếu

lương tâm là có dịp đuục khoét, có dịp ăn của đút , có dịp “dĩ công vi tư”.
Cần, kiệm , liêm, chính, chí công vô tư có quan hệ mật thiết với nhau có khi Hồ Chí
Minh coi cần kiệm như hai chân của con người phải đi đôi với nhau, cầnmà không kiệm thì
chẳng khá nào gió vào nhà trống, nước đổ vào chiếc thùng không đáy, làm chừng nào xào
chừng ấy, rốt cuộc “không lại hoàn không”còn kiệm mà không cần thì sản xuất được ít không
đủ dùng , không tăng thêm , không có phát triển, có khi người coi: Cần, Kiệm, Liêm ,
Chính là bốn đức tính của con người Việt Nam, thiếu một đức thì không thành người cũng
như:
“Trời có bốn mùa…
Đất có bốn phương…
Thiếu một mùa thì không thành trời.
Thiếu một phương thì không thành đất.”
Cùng với việc thường xuyên rèn luyện, tu dưỡng đạo đức cách mạng về cần, kiệm,
liêm, chính, chí công vô tư mỗi sinh viên phải kiên quyết đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân,
chống lại mọi tàn dư của xã hội cũ, mọi tiêu cực và tệ nạn xã hội. Chủ nghĩa cá nhân là nguồn
gốc đẻ ra trăm thứ bệnh nguy hiểm “do chủ nghĩa cá nhân mà ngại gian khổ, khó khăn, sa vào
tham ô hủ hóa, lãng phí xa hoa…tham danh trục lợi, thích địa vị quyền hành, tự cao tự đại,
coi thường tập thể, coi khinh quần chúng, độc đoán chuyên quyền, xa rời thực tế, xa rời
quần chúng, mắc bệnh quan liêu mệnh lệnh…” vì thế, muốn xây dựng đạo đức cách mạng ,
hoàn thành nhiệm vụ được giao “người cách mạng phải tiêu diệt nó”. Đồng thời, nêu cao tinh
thần khiêm tốn, luôn biết lắng nghe, học hỏi, cầu tiến bộ, có như vậy mới làm cho chúng ta
vững vàng trước mọi thử thách, có đủ bản lĩnh để làm chủ bản thân, tích cực tham gia bảo vệ
và xây dựng thành công đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa.
8


Thứ ba, Học đức tin tuyệt đối vào sức mạnh của nhân dân, kính trọng dân, hết lòng
hết sức phục vụ nhân dân, luôn nhân ái, vị tha, khoan dung, nhân hậu với con người.
Với Hồ Chí Minh, tin vào sức mạnh con người, vào sức mạnh của quần chúng nhân
dân là một trong những phẩm chất cơ bản của người cộng sản. Và đây cũng chính là chỗ khác

căn bản, khác về chất, giữa quan điểm của Hồ Chí Minh với quan điểm của các nhà Nho yêu
nước xưa kia (kể cả các bậc sĩ phu tiền bối gần thời với Hồ Chí Minh) về con người. Nếu như
quan điểm của Hồ Chí Minh: "Trong bầu trời không có gì quý bằng nhân dân. Trong thế giới
không có gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết toàn dân", thì các nhà Nho phong kiến xưa kia
mặc dù có những tư tưởng tích cực "lấy dân làm gốc", mặc dù cũng chủ trương khoan thư sức
dân", nhưng quan điểm của họ mới chỉ dừng lại ở chỗ coi việc dựa vào dân cũng như một "kế
sách", một phương tiện để thực hiện mục đích "trị nước", "bình thiên hạ". Ngay cả những bậc
sĩ phu tiền bối của Hồ Chí Minh, tuy là những người yêu nước một cách nhiệt thành, nhưng
họ chưa có một quan điểm đúng đắn và đầy đủ về nhân dân, chưa có đủ niềm tin vào sức
mạnh của quần chúng nhân dân. Quan điểm tin vào dân, vào nhân tố con người của Người
thống nhất với quan điểm của Mác, Ăngghen, Lênin: "Quần chúng nhân dân là người sáng
tạo chân chính ra lịch sử".
Tin dân, đồng thời lại hết lòng thương dân, tình thương yêu cũng như toàn bộ tư tưởng
về nhân dân của Người không bị giới hạn trong chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi mà nó tồn tại trong
mối quan hệ khăng khít giữa các vấn đề dân tộc và giai cấp, quốc gia với quốc tế. Yêu thương
nhân dân Việt Nam, Người đồng thời yêu thương nhân dân các dân tộc bị áp bức trên toàn thế
giới. Trong sự nghiệp lãnh đạo cách mạng, Hồ Chí Minh luôn coi trọng sức mạnh đoàn kết
toàn dân và sự đồng tình ủng hộ to lớn của bè bạn khắp năm châu, của cả nhân loại tiến bộ.
Người cũng xác định sự nghiệp cách mạng của nước ta là một bộ phận không thể tách rời
trong toàn bộ sự nghiệp đấu tranh giải phóng nhân loại trên phạm vi toàn thế giới.
Yêu thương con người sống có nghĩa có tình là một trong những chuẩn mực đạo đức
Hồ Chí Minh. Với Bác tình yêu thương con người là không biên giới. Người lo cho dân tộc
mình, Người lo cho các dân tộc anh em, những người cùng khổ trên thế gian này. Bác dạy
9


rằng: Yêu thương con người là phải tôn trọng nhau, quý trọng nhau. Bác nhắc nhở khi phê
bình nhau, cần đúng lúc đúng chỗ. Phê bình là để giúp đỡ nhau tiến bộ chứ không phải là cái
cớ để sát phạt nhau, bới móc nhau. “Trong mỗi con người đều tồn tại cái xấu và cái tốt. Hãy
làm cho cái tốt ngày càng nảy nở như hoa mùa xuân và cái xấu ngày càng mất dần đi”. Để

làm được điều ấy thì trên hết chính là tình yêu thương, là nhân ái, vị tha, khoan dung, nhân
hậu hết mực. Bác Hồ là "muôn vàn tình thân yêu" đối với đồng chí, đồng bào.
Tình thương yêu đó được mở rộng đối với nhân dân lao động toàn thế giới. Đối với
những người lầm lạc, ngay cả đối với những người chống đối hay kẻ thù, Người cũng thể
hiện một lòng khoan dung, độ lượng hiếm có. Kẻ thù xâm lược đã gây nên bao tội ác man rợ
đối với nhân dân ta, nhưng khi chúng đã thất thế, đầu hàng hay bị bắt, Người luôn luôn nhắc
nhở chúng ta phải đối xử với chúng một cách khoan hồng, phải làm "cho thế giới biết rằng ta
là một dân tộc văn minh, văn minh hơn bọn đi giết người, cướp nước". Với tinh thần đánh kẻ
chạy đi không đánh người chạy lại, Bác đã cảm hóa được những người ở bên kia chiến tuyến,
những phạm nhân trong lao tù. Năm 1946, Bác tới trại giam Hỏa Lò để thăm hỏi, khuyên bảo
những phạm nhân ở đây. Bác ân cần ngồi bên họ, khuyên bảo họ, nghe họ phân trần, và
Người đã rưng rưng nước mắt. Trong bức thư gửi cho người Pháp, Bác nói: “Than ôi, trước
lòng bác ái thì máu Pháp hay máu Việt cũng đều là máu. Những dòng máu đó chúng tôi đều
quý như nhau”.
Thứ tư, học tấm gương về ý chí, nghị lực tinh thần to lớn, quyết tâm vượt qua mọi thử
thách, gian nguy để đạt được mục đích sống.
Trong cuộc sống, mỗi người trong chúng ta ai cũng chọn cho mình một con đường đi
riêng, một mục đích riêng để đạt tới. Trên con đường ấy, chắc hẳn không chỉ là những thảm
đỏ trải đầy hoa hồng mà còn có rất nhiều chướng ngại phải vượt qua. Theo lẽ tự nhiên, ai
cũng muốn chọn con đường bằng phẳng, ít chông gai nhất! Thế nhưng, đã có một con người
Việt Nam vĩ đại đã chọn con đường khó khăn, gian khổ nhất để tìm ra con đường giải phóng
dân tộc. Đó là Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu.

10


Ở Người toát lên ánh sáng diệu kỳ của ý chí, nghị lực phi thường, sự kiên trì và lòng
quyết tâm sắt đá để đạt được mục đích. Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh như mặt trời chói
lọi chiếu rọi tâm trí chúng ta. Lúc sinh thời, Người từng nói: “Tôi chỉ có một sự ham muốn,
ham muốn tột bậc là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự

do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”. Ngày 05/6/1911, Người
rời bến Nhà Rồng để sang Pháp chỉ với đôi bàn tay trắng. Trước khi ra đi, anh Lê – một người
bạn của Người hỏi làm thế nào để sống được nơi đất khách quê người. Rất đơn giản nhưng
cũng rất mạnh mẽ, Người đưa hai bàn tay ra và khẳng định với một ý chí sắt đá không gì có
thể lay chuyển nổi.
Người đã đi và trải qua biết bao nhọc nhằn, vất vả trên bước đường gian truân ấy. Thế
nhưng, không một phút giây nào Người nao núng, chán nản. Cuộc hành trình của Người còn
ròng rã trải qua khắp các châu lục Á, Âu, Phi, Mĩ. Rất nhiều lần Người phải chịu cảnh tù đày
trong ngục thất... Với nghị lực và ý chí sắt đá, Người đã vượt qua tất cả. Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã hy sinh cả cuộc đời mình để tìm ra chân lý của thời đại, đem lại độc lập, tự do cho
dân tộc Việt Nam. Người đã vượt qua biết bao sóng gió để đưa con thuyền cách mạng cập bến
vinh quang. Báo Ấn Độ quốc gia đã từng viết: “Đằng sau cái cốt cách dịu dàng của cụ Hồ là
một ý chí sắt thép. Dưới cái bề ngoài giản dị là một tinh thần quật khởi, anh hùng không gì
uy hiếp nổi”. Tấm gương của Bác được thể hiện từ những cử chỉ, hành động thật nhỏ, thật đời
thường. Nhưng tấm gương ấy không phải chỉ để soi cho thấy, để nhìn cho biết mà còn phải
học tập và làm theo nữa.
Ý chí và nghị lực tinh thần to lớn, vượt qua mọi thử thách, khó khăn để đạt mục đích
được tỏa sáng từ tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh đã thấm nhuần trong lực lượng Công an và
Quân sự quận Thủ Đức chúng tôi! Hãy cùng chúng tôi nắm chắc tay nhau, nối vòng tay lớn,
tiếp thêm ý chí và nghị lực để chúng tôi tiếp tục sống và tiếp tục cống hiến hết mình vì bình
yên cuộc sống hôm nay!
Để cuộc việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh đối với đội ngũ
sinh viên có hiệu quả, đòi hỏi phải có sự phối kết hợp của nhiều nhân tố: sự giáo dục và việc
11


tự bồi dưỡng, rèn luyện của sinh viên, sự nêu gương của mọi người trong xã hội, trong gia
đình, của cán bộ, đảng viên, của các thầy, cô giáo, các cán bộ quản lí giáo dục và sự hướng
dẫn của dư luận xã hội và pháp luật. Nếu coi thường một trong những nhân tố trên, việc học
tập và rèn luyện sẽ khó đạt được kết quả như mong muốn.

2.

Ý thức, nhận thức của sinh viên khi học tập theo tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh
Trong Bài nói tại Đại hội sinh viên Việt Nam lần thứ hai (7-5-1958), những phẩm chất
đó được Người tóm tắt trong "Sáu cái yêu”:
Yêu Tổ quốc, Yêu như thế nào? Yêu là phải làm sao cho Tổ quốc ta giàu mạnh. Muốn
cho Tổ quốc giàu mạnh thì phải ra sức lao động, ra sức tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm.
Yêu nhân dân: Mình phải hiểu rõ sinh hoạt của nhân dân biết nhân dân còn cực khổ
như thế nào, biết chia sẻ những lo lắng, những vui buồn, những công tác nặng nhọc với nhân
dân.
Yêu chủ nghĩa xã hội: Yêu Tổ quốc, yêu nhân dân phải gắn liền với yêu chủ nghĩa xã
hội, vì có tiến lên chủ nghĩa xã hội thì nhân dân mình mỗi ngày một no ấm thêm. Tổ quốc
mỗi ngày một giàu mạnh thêm.
Yêu lao động: Muốn thật thà yêu Tổ quốc, yêu nhân dân, yêu chủ nghĩa xã hội thì phải
yêu lao động, vì không có lao động thì chỉ là nói suông.
Yêu khoa học và kỷ luật: bởi vì tiến lên chủ nghĩa xã hội thì phải có khoa học và kỷ
luật".
Theo người, để có được những phẩm chất như vậy, sinh viên phải rèn luyện cho mình
những đức tính như: trung thành, tận tụy, thật thà và chính trực. Phải xác định rõ nhiệm vụ
của mình, "không phải là hỏi nước nhà đã cho mình những gì. Mà phải tự hỏi mình đã làm gì
cho nước nhà. Mình phải làm thế nào cho ích lợi nước nhà nhiều hơn. Mình đã vì lợi ích nước
12


nhà mà hy sinh phấn đấu chừng nào". Trong học tập, rèn luyện, phải kết hợp lý luận với thực
hành, học tập với lao động; phải chống mọi biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân, chống tư tưởng
hám danh, hám lợi. "Chống tâm lý ham sung sướng và tránh khó nhọc. Chống thói xem khinh
lao động, nhất là lao động chân tay. Chống lười biếng, xa xỉ. Chống cách sinh hoạt ủy mị.
Chống kiêu ngạo, giả dối, khoe khoang". Phải trả lời được câu hỏi: Học để làm gì? Học để

phục vụ ai? Phải xác định rõ thế nào là tốt, thế nào là xấu? Ai là bạn, ai là thù?... Người chỉ
rõ: "Đối với người, ai làm gì lợi ích cho nhân dân, cho Tổ quốc ta đều là bạn. Bất kỳ ai làm
điều gì có hại cho nhân dân và Tổ quốc ta tức là kẻ thù. Đối với mình, những tư tưởng và
hành động có lợi ích cho Tổ quốc, cho đồng bào là bạn. Những tư tưởng và hành động có hại
cho Tổ quốc và đồng bào là kẻ thù... Điều gì phải, thì phải cố làm cho kỳ được, dù là việc
nhỏ. Điều gì trái, thì hết sức tránh, dù là một điều trái nhỏ".
Bước vào nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế một
nền đạo đức mới đã và đang hình thành cùng với công cuộc đổi mới của Đảng, là nguồn động
lực quan trọng của công cuộc phát triển đất nước. Đó là nền đạo đức vừa phát huy những giá
trị truyền thống của dân tộc như: yêu nước, thương người, sống nghĩa tình trọn vẹn, cần,
kiệm, liêm, chính, chí công vô tư với những yêu cầu mới. những nội dung mới do đòi hỏi của
dân tộc và thời đại. Nhờ đó phần lớn sinh viên, thanh niên trí thức vẫn giữ được lối sống tình
nghĩa, trong sạch, lành mạnh, khiêm tốn, luôn cần cù và sáng tạo trong học tập, sống có bản
lĩnh, có chí lập thân, lập nghiệp, năng động, nhạy bén, dám đổi mặt với những khó khăn thách
thức, dám chịu trách nhiệm, không ỷ lại, chây lười, luôn gắn bó với nhân dân, đồng hành
cùng dân tộc phấn đấu cho sự nghiệp dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng văn minh.
Bên cạnh đó, do ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế do sự bùng
phát của lối sống thực dụng chạy theo danh lợi bất chấp đạo lý đã dẫn đến những tiêu cực
trong xã hội ngày càng phổ biến. Những biểu hiện xa rời mục tiêu của chủ nghĩa xã hội chưa
được khắc phục, sự chống phá của các thế lực phản động quốc tế nhằm thực hiện âm mưu
"diễn biến hòa bình" đã tác động không nhỏ đến đời sống đạo đức công dân, ảnh hưởng lớn
đến tâm tư, tình cảm, ý chí phấn đấu của sinh viên, thanh niên tri thức. Hậu quả là đã có một
bộ phận sinh viên phai nhạt niềm tin, lý tưởng, mất phương hướng phấn đấu, không có chí lập
13


thân, lập nghiệp, chạy theo lối sống thực dụng, sống thử, sống dựa dẫm, thiếu trách nhiệm,
thờ ơ với gia đình và xã hội, sa vào nghiện ngập, hút chích, thiếu trung thực, gian lận trong thi
cử, chạy điểm, chạy thầy, chạy trường, mua bằng cấp... Đây là những biểu hiện không thể coi
thường.

Vì vậy, khi nhận thức rõ được điều này, với cương vị là một sinh viên, là một cán bộ
đoàn viên thanh niên đang học tập trên ghế nhà trường, tôi nghĩ rằng chúng ta cần phải nhìn
nhận lại và có những giải pháp thiết thực để học được, làm được theo tư tưởng, tấm gương
đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhất là theo những lời Người đã căn dặn như sau:
a)

Về nhận thức, tư cách của sinh viên
Một là, bản thân mỗi sinh viên luôn phải tự đặt ra những lí tưởng, mục tiêu phấn đấu

trong cuộc sống, suy nghĩ tích cực, lạc quan, yêu đời. Trong tác phẩm “Thép đã tôi thế đấy”
có viết: "Cái quý nhất của con người là cuộc sống. Đời người chỉ sống có một lần, phải sống
sao cho khỏi xót xa ân hận vì những năm tháng sống hoài sống phí, cho khỏi hổ thẹn vì dĩ
vãng ti tiện và đớn hèn của mình, để đến khi nhắm mắt xuôi tay, mà có thể nói rằng: Tất cả
đời mình ta đã cống hiến cho sự nghiệp cao đẹp nhất trên đời, sự nghiệp đấu tranh giải phóng
loài người. Và ta phải sống gấp lên mới được. Vì bệnh tật vô lý hay một sự bi đát tình cờ nào
đó có thể bỗng nhiên cắt đứt cuộc đời này". Bên cạnh đó, chúng ta cũng không được khuất
phục trước những khó khăn, thử thách, làm việc gì cũng phải phấn đấu hết sức phục vụ Đảng,
đặt quyền lợi của Tổ quốc, nhân dân lên trên hết. Ngoài ra, là một sinh viên, chúng ta cần
phải có một đời tư trong sáng, nghĩa là không vụ lợi, sống chan hòa, gần gũi, giúp đỡ, thương
yêu nhau với gia đình, bạn bè, láng giềng, xã hội.
Hai là, nhà trường và Đoàn trường nên tổ chức nhiều phong trào, cuộc vận động, cuộc
thi để tuyên truyền, giáo dục hơn tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh hơn nữa vì thực tế một số
cuộc thi còn lý thuyết nhiều, chưa tạo được sự hấp dẫn đối với sinh viên. Một số phong trào
Đoàn trường có thể thực hiện như:

14


-


Phong trào giữ vệ sinh môi trường, chống lãng phí tài nguyên: đặt những tấm bảng ngộ
nghĩnh với những câu khẩu hiểu vừa vui nhộn vừa dễ nhớ “ nếu là người lịch sự xin đừng vứt
rác bừa bãi”, hay “ xin hãy tắt đèn trước khi ra khỏi phòng”,... lâu dần sẽ hình thành thói
quen, ý thức tự giác cho các bạn sinh viên.

-

Phong trào học tập, làm việc khoa học, chống ngủ ngày,...

-

Những phong trào điểm nhấn như ngày hội sách, ngày hội trao đổi đồ dùng học tập, ngày hội
trao yêu thương ( các bạn sẽ tự làm một đồ dùng xinh xắn, nho nhỏ hoặc hát múa, biểu diễn
hay chỉ là lên sân khấu tâm sự gửi tặng cho những người mình thương yêu, biết ơn,... ) Đặc
biệt, như ở trường cấp ba của tôi từng học, vào mỗi buổi sáng thứ hai, Đoàn trường phát
chương trình lời yêu thương qua loa phát thanh vào 15 phút đầu giờ dành đọc những bức thư
của các bạn gửi cho nhau, của các bạn tự tâm sự hoặc của các bạn gửi cho thầy cô kèm theo là
những bài hát vui nhộn, nhẹ nhàng, ý nghĩa. Chúng tôi đã rất mong chờ để được nghe chương
trình và cảm thấy thư giãn, thoải mái, tràn đầy năng lượng để học tập. Qua đó tạo được sự gần
gũi, thân thiết, tăng cường được sự giao lưu giữa thầy cô và sinh viên.
Bên cạnh đó, gia đình cũng cần làm gương, quan tâm, chăm sóc, chỉ bảo con em mình
những điều hay lẽ phải để họ không sa ngã vào những con đường sai trái, sống có ích cho xã
hội.
b)

Rèn luyện phẩm chất, năng lực, lối sống của sinh viên
Là một sinh viên, thế hệ tri thức trẻ của đất nước, trong bất kì thời đại nào, mỗi người

cần phải rèn luyện, tu dưỡng để có đạo đức cách mạng, có năng lực làm việc, năng lực lãnh
đạo để sánh vai với bạn bè năm châu, góp phần xây dựng, phát triển đất nước đồng thời chèo

lái đất nước vượt qua những khó khăn. Để làm được điều đó, trước mắt chúng ta phải có
những hành động thiết thực như sau:
Thứ nhất, chúng ta phải học tập thật tốt bời vì không có con đường nào thành công
nhanh hơn con đường học tập. Học ở đây là học văn hóa, học đạo đức, học làm người. Mỗi
15


sinh viên đến lớp phải chú ý nghe giảng, chăm chỉ làm bài tập, không đi học muộn, không
trốn tiết hay bỏ học, không nói chuyện riêng trong giờ, rèn luyện thể thao nâng cao sức khỏe.
Trước khi tan học chúng ta kiểm tra tắt hết các thiết bị điện nhằm tiết kiệm nguồn tài nguyên,
không xả rác bừa bãi, giữ vệ sinh công cộng, không gian lận trong thi cử. Chúng ta phải có
tác phong nhanh nhẹn, nói được phải làm cho được, không lười biếng, ỷ lại. Với thầy cô
chúng ta phải lễ phép, kính trọng, thân thiện, có thể cùng thầy cô thực hiện những đề tài
nghiên cứu khoa học. Với bạn bè, những người xung quanh phải sống hòa nhã, không gây
xích mích, đánh nhau, không được ghen tị, ích kỉ, ganh đua không lành mạnh với nhau, phải
biết cảm thông, chia sẻ, giúp đỡ, đùm bọc, yêu thương nhau. Với gia đình, chúng ta phải kính
trên nhường dưới, hòa thuận, giúp đỡ những công việc vừa sức của mình. Thực tế, một số
sinh viên đôi lúc bất đồng ý kiến với bố mẹ đã bỏ nhà đi,... theo tôi thì điều đó là không nên
bởi khi chúng ta nhìn lại sẽ nhận ra gia đình là điểm tựa vững chắc nhất, yêu thương ta nhất,
dù có thế nào cũng hãy nghĩ tích cực, hành động tích cực. Với chính mình chúng ta phải luôn
luôn giữ được cái đầu tỉnh táo để không sa vào các cạm bẫy, tệ nạn xã hội và giữ được một
trái tim tràn đầy nhiệt huyết. Ngoài ra, chúng ta cũng phải chăm tìm tòi, nghiên cứu, học hỏi
qua thầy cô, bạn bè, sách báo, những người xung quanh để nâng cao trình độ văn hóa, tư duy,
năng lực của bản thân. Mỗi người tự vạch ra cho mình một mục tiêu, phương pháp học tập
phù hợp để biết vận dụng lí thuyết vào thực tiễn bởi tiếp thu kiến thức đã khó thì thực hành
lại khó hơn gấp bội.
Thứ hai, mỗi sinh viên cũng nên tham gia các phong trào, hoạt động xã hội như tham
gia các câu lạc bộ tình nguyện, câu lạc bộ tình thương, câu lạc bộ hiến máu nhân đạo, câu lạc
bộ giúp người già neo đơn, câu lạc bộ võ, câu lạc bộ bóng rổ, bóng đá, cầu lông, bóng
chuyền,... Tham gia những hoạt động đó giúp ta sống đẹp hơn, sống lành mạnh hơn, suy nghĩ

lạc quan hơn, yêu đời hơn, sống có ích cho xã hội hơn. Không những thế mà nó còn giúp
chúng ta có năng lực lãnh đạo tập thể, tăng khả năng làm việc nhóm, gặp gỡ làm quen được
nhiều người tốt có cùng lí tưởng và biết đâu một trong số đó sẽ là bạn tri kỉ của ta trong cuộc
đời.

16


Thứ ba, vấn đề sinh viên học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh không
thể thiếu được vai trò của những người thầy vừa làm gương, vừa chỉ bảo, dạy dỗ chúng ta
trong mỗi ngành nghề, mỗi lĩnh vực đời sống để mỗi sinh viên khi ra trường có thể trở thành
những con người vừa “hồng” vừa “chuyên” đúng như mong muốn của Bác Hồ. Đây mới thực
sự là kết quả to lớn, bền vững, góp phần thiết thực vào công cuộc xây dựng đất nước.
Cuối cùng, tôi thiết nghĩ nói thì dễ mà làm thì khó, quan trọng chúng ta phải có quyết
tâm, có ý chí tiến lên như Bác Hồ đã từng nói “Không có việc gì khó, chỉ sợ lòng không bền,
đào núi và lấp biển, quyết chí ắt làm nên.”
3.

Thực trạng đạo đức của thanh niên hiện nay

* Theo bài viết trên trang web: “Edu2Review - Cộng đồng đánh giá giáo dục hàng đầu Việt
Nam, ngày 24/12/2016”, nhóm chúng tôi đưa ra 2 mặt ưu điểm và hạn chế đạo đức của thanh
niên hiện nay.

a)

Ưu điểm

- Nhiều bạn sinh viên đã nỗ lực hết mình cho việc học tập. Nhiều bạn đã đem hết tài năng
và trí tuệ của mình để mang vinh quang về cho Tổ Quốc trong các cuộc thi mang tầm cỡ qu ốc

tế như: robocon châu Á Thái Bình Dương, cuộc thi Olympic toán và vật lí quốc tế.
- Đáng xúc động hơn có những bạn sinh viên xuất thân trong những gia đình nghèo khó
nhưng biết vượt lên hoàn cảnh để vươn tới tầm cao của tri th ức. Ngoài vi ệc h ọc t ập, các b ạn
đã làm tất cả những công việc để có tiền phụ giúp cha mẹ.
b)

Hạn chế

- Tình trạng sinh viên đánh nhau ngày càng tăng lên
“Cách đây không lâu người ta choáng váng vì một đoạn video clip nữ sinh đánh bạn
đăng tải trên Internet. Trong clip này một cô bé đang bị nữ sinh tóc ngắn vừa đánh tới tấp
vào mặt vừa chửi tục với kiểu “dạy dỗ” rất anh chị. Trong khi đó nhiều học sinh khác ngồi
chễm chệ ở ghế đá và thản nhiên nhìn vụ đánh hội đồng này. Một thái độ vô cảm không thể
17


ngờ được! Sau đó, dư luận lại đau lòng trước tình trạng gia tăng bạo lực học đường của nữ
sinh Việt Nam được phản ánh liên tục trên các phương tiện truyền thông.

Có những giáo viên đang giảng bài, bất ngờ bị học trò lấy mã tấu trong cặp xông lên bục
giảng chém trọng thương. Bên cạnh đó, tình trạng sống thử và quan hệ tình dục trước hôn
nhân ngày càng tăng cao. Đồng thời tình trạng nạo phá thai cũng đang ở mức báo động.”
- Sinh viên tụ tập nhau đua xe, không tuân theo luật giao thông vẫn xuất hiện nhan
nhản.
“Vào những đêm cuối tuần tại khu vực Quảng trường Hồ Chí Minh - thành phố Vinh
(Nghệ An) hàng trăm thanh niên đã tụ tập tổ chức đua xe trái phép quanh khu vực này,gây
náo loạn toàn thành phố. Chỉ tính từ 20h -23h đội cảnh sát thành phố Vinh đã tiến hành bắt
giữ, lập biên bản xử lý hơn 100 người đua xe, tạm giữ 60 xe máy, 100 xe đạp có gắn còi, tuy
nhiên đám đông vẫn không giải tán.”


- Các bạn học sinh- sinh viên nữ thì bị ảnh hưởng quá nhiều c ủa nh ững b ộ phim lãng
mạn Hàn Quốc. “Từ cách ăn mặc đến đầu tóc hay phong cách thời trang các bạn đều th ể
hiện sao cho giống thần tượng của mình.”

18


- Hiện nay, trong h ầu h ết các tr ường đại h ọc và cao đẳng không có b ộ môn đạo đức h ọc. S ự
thiếu sót này làm hạn ch ế m ục tiêu đào t ạo đã đượ c xác định.

4.

-

Những giải pháp đẩy mạnh việc học tập

Tự giác học tập và tu dưỡng, rèn luyện đạo đức theo tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh, đây phải được xác định là biện pháp quan trọng hàng đầu, là nhiệm vụ thường xuyên
và lâu dài trong sự nghiệp cách mạng ở nước ta hiện nay. Việc học tập, tự học tập để nâng cao
nhận thức phải thực hiện thường xuyên, liên tục. Các nội dung học tập phải được đưa vào
sinh hoạt chi bộ, trở thành nền nếp. Thường xuyên trao đổi, thảo luận, tự phê bình, phê bình,
đóng góp ý kiến xây dựng cho cán bộ lãnh đạo, tổ chức cơ sở đảng. Biểu dương những việc
làm tốt, kịp thời phát hiện, uốn nắn những việc làm chưa tốt. Mỗi người phấn đấu tự tu
dưỡng, rèn luyện theo những chuẩn mực đạo đức được xây dựng ở địa phương, cơ quan, đơn
vị, trong từng tổ chức đảng.

-

Nâng cao chất lượng công tác xây dựng Ðảng, thực hiện tốt Nghị quyết Trung ương 4 (khóa
XI), đây được xác định là khâu mấu chốt để thực hiện nêu cao tinh thần trách nhiệm, chống

chủ nghĩa cá nhân, nói đi đôi với làm, khắc phục tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị,
đạo đức lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên hiện nay.

-

Ðể thực hiện tốt giải pháp này, cần giữ vững các nguyên tắc xây dựng Ðảng, phát huy dân
chủ trong Ðảng thực hiện tốt tự phê bình và phê bình, phát huy sự gương mẫu của người đứng
đầu, nhất là trong việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) "Một số vấn đề cấp bách
về xây dựng Ðảng hiện nay" và Quy định 101-QÐ/TW, ngày 7/6/2012 của Ban Bí thư về
trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên nhất là cán bộ chủ chốt các cấp.

-

Coi trọng xây dựng quy chế làm việc, xác định rõ quyền hạn, trách nhiệm của từng cá nhân,
tổ chức, tăng cường kiểm tra, giám sát thực hiện. Ðể nêu cao tinh thần trách nhiệm, trước hết
phải xác định rõ trách nhiệm của mỗi người, mỗi tổ chức. Trong một tổ chức, mỗi thành viên
19


phải là một bộ phận có chức năng, nhiệm vụ rõ ràng thì tổ chức đó mới vận động tốt được. Có
trách nhiệm, quyền hạn rõ ràng, mỗi cá nhân mới có đóng góp cụ thể cho tổ chức, mới “nói đi
đôi với làm”, tham gia cùng tập thể chống chủ nghĩa cá nhân. Mặt khác, để động viên khuyến
khích tinh thần trách nhiệm và hạn chế thói lười biếng, vô trách nhiệm, ỷ lại, tư lợi cá nhân...
cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát thực hiện. Cấp ủy các cấp cần thực hiện nghiêm
công tác kiểm tra, giám sát.
-

Thông qua kiểm tra, giám sát, quản lý chặt chẽ từng cán bộ, đảng viên ở nơi công tác, nơi cư
trú và khi công tác xa đơn vị, nhất là những cán bộ có chức có quyền, trong các lĩnh vực quản
lý kinh tế, công tác cán bộ... Phát hiện và xử lý kịp thời những đảng viên vi phạm tư cách,

thoái hóa biến chất về đạo đức, lối sống, những phần tử cơ hội, bất mãn, gây mất đoàn kết nội

-

bộ trong Ðảng, vi phạm các nguyên tắc tổ chức, sinh hoạt Ðảng.
Không ngừng hoàn thiện các cơ chế, chính sách, pháp luật gắn với việc tăng cường hơn nữa
tính nghiêm minh của kỷ luật Ðảng và pháp luật của Nhà nước. Quá trình chuyển đổi cơ chế
kinh tế và xây dựng nhà nước pháp quyền ở nước ta hiện nay yêu cầu cần phải khẩn trương
hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật để hạn chế những “lỗ hổng” dễ bị lợi dụng; cần tăng
cường sự nghiêm minh của pháp luật để củng cố niềm tin của nhân dân đối với các cơ quan
nhà nước. Ðồng thời, phát huy dân chủ trong Ðảng và thực hiện kỷ luật đảng thật sự nghiêm
minh. Xử lý kịp thời, công khai những cán bộ, đảng viên vi phạm, dù ở cương vị, chức trách
nào; kiên quyết đấu tranh với những thói hư tật xấu trong Ðảng.

-

Bên cạnh đó, cần phát huy mặt tích cực của dư luận xã hội, các phương tiện thông tin đại
chúng trong việc đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực. Thực hiện tốt giải pháp này sẽ góp
phần giáo dục, răn đe đối với mọi cán bộ, đảng viên, góp phần đấu tranh, phòng ngừa, ngăn
chặn tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống.

-

Phát huy vai trò của các cơ quan dân cử, của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân và vai
trò của nhân dân trong việc giám sát cán bộ, công chức. Ðây là giải pháp vừa mang tính cấp
bách, vừa mang tính lâu dài của công tác xây dựng Ðảng, cũng như trong việc phòng, chống
chủ nghĩa cá nhân, tình trạng suy thoái đạo đức của cán bộ, đảng viên hiện nay.
20



-

Vì vậy, cần có cơ chế để nhân dân tham gia vào công tác xây dựng Ðảng, thúc đẩy việc nêu
cao tinh thần trách nhiệm, chống chủ nghĩa cá nhân, nói đi đôi với làm của đội ngũ cán bộ,
đảng viên. Các cấp ủy, tổ chức đảng tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân tham gia xây dựng
Ðảng bắt đầu từ cơ sở; phát huy vai trò giám sát của nhân dân, của báo chí, công luận đối với
việc rèn luyện phẩm chất đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên.

-

Tăng cường đoàn kết thống nhất trong Ðảng, củng cố mối quan hệ gắn bó, máu thịt, sống còn
giữa Ðảng và nhân dân. Ðây là giải pháp được xác định là rất quan trọng, quyết định thắng lợi
của cách mạng nước ta trong các giai đoạn, đặc biệt trong những thời điểm có tính bước

-

ngoặt.
Ðể thực hiện tốt giải pháp này, mỗi cán bộ, đảng viên, trước hết là lãnh đạo chủ chốt các cấp
nêu cao tinh thần trách nhiệm, chống chủ nghĩa cá nhân, nói đi đôi với làm trong thực hiện
nhiệm vụ chính trị, rèn luyện đạo đức cách mạng; phải quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh “phải
giữ gìn sự đoàn kết nhất trí của Ðảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình”. Các cấp, các
ngành, các địa phương, đơn vị cần thực hiện tốt Nghị quyết Trung ương 4, Nghị quyết Trung
ương 7 (khóa XI), thường xuyên tiếp xúc, đối thoại trực tiếp với nhân dân; đồng thời, tập
trung giải quyết những bức xúc, nguyện vọng chính đáng của nhân dân, nhất là những vấn đề
liên quan trực tiếp đến đời sống, việc làm…

-

Bên cạnh đó, cần tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, để khơi dậy trong nhân dân
lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc, niềm tin đối với Ðảng, đối với chế độ xã hội chủ nghĩa

và tương lai phát triển của đất nước. Nâng cao tinh thần cảnh giác cách mạng, nhận diện, nắm
vững và kiên quyết đấu tranh làm thất bại các âm mưu, thủ đoạn chia rẽ mối quan hệ giữa
Ðảng và nhân dân.

PHẦN III: KẾT LUẬN
Về vị trí của đạo đức trong đời sống xã hội và của mỗi người.
21


Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định đạo đức là gốc của người cách mạng, muốn làm
cách mạng phải lấy đạo đức làm gốc. Người viết: "Làm cách mạng để cải tạo xã hội cũ thành
xã hội mới là một sự nghiệp rất vẻ vang, nhưng nó cũng là nhiệm vụ rất nặng nề, một cuộc
đấu tranh rất phức tạp, lâu dài, gian khổ. Sức có mạnh mới gánh được nặng và đi được xa.
Người cách mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng, mới hoàn thành được nhiệm vụ
cách mạng vẻ vang".
Hồ Chí Minh coi đạo đức là nguồn nuôi dưỡng và phát triển con người, như gốc của
cây, như ngọn nguồn của sông, suối. Người viết: "Cũng như sông thì có nguồn mới có nước,
không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng
phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân" .
Hồ Chí Minh quan niệm, đạo đức cách mạng là chỗ dựa giúp cho con người vững vàng
trong mọi thử thách. Theo Người, có đạo đức cách mạng thì khi gặp khó khăn, gian khổ, thất
bại, cũng không sợ sệt, rụt rè, lùi bước... khi gặp thuận lợi và thành công cũng vẫn giữ vững
tinh thần gian khổ, chất phác, khiêm tốn, "lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ", lo hoàn thành
nhiệm vụ cho tốt chứ không kèn cựa về mặt hưởng thụ; không công thần, không quan liêu,
không kiêu ngạo, không hủ hóa.
Đối với Đảng, đội tiên phong của giai cấp công nhân, Chủ tịch Hồ Chí Minh yêu cầu
phải xây dựng Đảng ta thật trong sạch, Đảng phải "là đạo đức, là văn minh", "Đảng ta là một
Đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật
sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng
là người lãnh đạo, là người đày tớ thật trung thành của nhân dân" .

Về những phẩm chất đạo đức cơ bản của con người Việt Nam, quan điểm đạo đức Hồ
Chí Minh đã bao quát những mối quan hệ cơ bản của con người trong xã hội, bao gồm:
Một là, với đất nước, dân tộc phải "Trung với nước, hiếu với dân".
22


Trung, hiếu là phẩm chất đạo đức truyền thống của dân tộc Việt Nam và phương Đông,
được Chủ tịch Hồ Chí Minh kế thừa và phát triển trong điều kiện mới. Trong tư tưởng Hồ Chí
Minh, trung với nước, hiếu với dân là điều chủ chốt của đạo đức cách mạng. Trung với nước
là trung thành vô hạn với sự nghiệp dựng nước và giữ nước, đấu tranh giành độc lập dân tộc
và làm cho đất nước "sánh vai với các cường quốc năm châu". Nước là của dân, dân là chủ
đất nước, cho nên "trung với nước" là trung với dân, trung thành với lợi ích của nhân dân,
"bao nhiêu quyền hạn đều của dân"; "bao nhiêu lợi ích đều vì dân"...
Hiếu với dân là Đảng, Chính phủ, cán bộ nhà nước phải là "đầy tớ trung thành của
dân"; phải "tận trung với nước, tận hiếu với dân".
Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, trung với nước, hiếu với dân phải gắn bó với dân, gần
dân, dựa vào dân, lấy dân làm gốc. Phải nắm vững dân tình, hiểu rõ dân tâm, quan tâm cải
thiện dân sinh, nâng cao dân trí, làm cho dân hiểu rõ trách nhiệm và quyền lợi của người làm
chủ đất nước.
Hai là, với mọi người phải "Yêu thương con người, sống có nghĩa, có tình".
Trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, yêu thương con người xuất phát từ truyền thống
nhân nghĩa của dân tộc, kết hợp với chủ nghĩa nhân văn của nhân loại, chủ nghĩa nhân đạo
cộng sản. Yêu thương con người thể hiện mối quan hệ giữa cá nhân với cá nhân trong quan hệ
xã hội, là phẩm chất đạo đức cao đẹp nhất.
Yêu thương con người là phải quan tâm đến những người lao động bình thường, chiếm
số đông trong xã hội. Yêu thương con người là phải làm mọi việc để vì con người, vì mục tiêu
"ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành"; dám hy sinh, dám dấn thân để đấu tranh
giải phóng con người.

23



Yêu thương con người là phải tin vào con người. Với mình thì chặt chẽ, nghiêm khắc;
với người thì độ lượng, rộng rãi, nâng con người lên, kể cả với người lầm đường, lạc lối, mắc
sai lầm, khuyết điểm.
Yêu thương con người là giúp cho mỗi người ngày càng tiến bộ, sống cao đẹp hơn.
Yêu thương con người phải thực hiện tự phê bình, phê bình chân thành, giúp nhau sửa chữa
khuyết điểm.
Ba là, với mình phải thực sự "Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư".
Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư trong tư tưởng đạo đức của Hồ Chí Minh là mối
quan hệ "với tự mình". Hồ Chí Minh quan niệm cần, kiệm, liêm, chính là bốn đức tính cần có
của con người, mang một lẽ tự nhiên, như trời có bốn mùa, đất có bốn phương và Người giải
thích cặn kẽ, cụ thể nội dung từng khái niệm..
Cần, kiệm, liêm, chính có quan hệ chặt chẽ với nhau và với chí công vô tư. Cần, kiệm,
liêm, chính sẽ dẫn đến chí công vô tư. Ngược lại, đã chí công vô tư, một lòng vì nước, vì dân,
vì Đảng thì nhất định sẽ thực hiện được cần, kiệm, liêm, chính.
Bốn là, mở rộng quan hệ yêu thương con người đối với toàn nhân loại, người cách
mạng phải có "tinh thần quốc tế trong sáng".
Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh về tình đoàn kết quốc tế trong sáng là sự mở rộng
quan hệ đạo đức giữa người với người và với toàn nhân loại vì Người không chỉ là "người
Việt Nam nhất" như cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng khẳng định, mà còn là "nhà văn hóa lớn
của thế giới", "chiến sĩ lỗi lạc của phong trào cộng sản quốc tế".
Đoàn kết quốc tế gắn liền với chủ nghĩa yêu nước. Chủ nghĩa yêu nước chân chính sẽ
dẫn đến chủ nghĩa quốc tế trong sáng.

24


1. Thực hiện chuẩn mực đạo đức Hồ Chí Minh “Trung với nước, hiếu với dân” cần
quán triệt những nội dung của chủ nghĩa yêu nước trong giai đoạn mới; phát huy sức mạnh

đoàn kết toàn dân tộc, đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới đất nước, công nghiệp hóa, hiện đại hóa,
sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển.
Tư tưởng và phẩm chất đạo đức tiêu biểu của Hồ Chí Minh là tinh thần yêu nước nồng
nàn, hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân, toàn tâm, toàn ý cho sự nghiệp
giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội. Từ quyết tâm “ dù phải
đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng quyết giành cho được tự do, độc lập”, để rồi phấn đấu cho “
đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”, để nước ta “ sánh vai với
cường quốc năm châu”. Học tập tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh chúng ta cần:
- Mỗi người cần nhận thức sâu sắc hơn, đầy đủ hơn những hy sinh to lớn của ông cha
để chúng ta có non sông, Tổ quốc Việt Nam độc lập, tự do, thống nhất trọn vẹn hôm nay.
Nâng cao tinh thần yêu nước, tự hào về truyền thống anh hùng của dân tộc là lương tâm và
trách nhiệm của mỗi người Việt Nam chân chính. Trung với nước ngày nay là trung thành vô
hạn với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ,
nền văn hóa, bảo vệ Đảng, chế độ, nhân dân và sự nghiệp đổi mới, bảo vệ lợi ích của đất
nước.
- Trung với nước, hiếu với dân ngày nay là luôn luôn tôn trọng, phát huy quyền làm
chủ của nhân dân dưới cả ba hình thức: làm chủ đại diện, làm chủ trực tiếp và tự quản cộng
đồng; hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân, giải quyết kịp thời những yêu cầu, kiến nghị hợp
tình, hợp lý của dân; khắc phục cho được thói vô cảm, lãnh đạm, thờ ơ trước những khó khăn,
bức xúc... của nhân dân.
- Trung với nước, hiếu với dân ngày nay thể hiện ở ý chí vươn lên quyết tâm vượt qua
nghèo nàn, lạc hậu, góp phần dựng xây đất nước phồn vinh, sớm đưa nước ta ra khỏi tình
trạng kém phát triển, theo kịp trình độ các nước phát triển trong khu vực và thế giới; thực
25


×