Tải bản đầy đủ (.doc) (94 trang)

Hạch toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại chi nhánh Công ty TNHH Dược phẩm Hoa Sen tại Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (370.67 KB, 94 trang )

Đề tài:Hạch toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
BCTC:
BCQT
CPSX:
CN
NVL:
TK:
TNHH DP
TSCĐ:
THUẾ GTGT

Từ viết đầy đủ
Báo cáo tài chính
Báo cáo quản trị
Chi phí sản xuất
Chi nhánh
Nguyên vật liệu
Tài khoản
Trách nhiệm hữu hạn Dược phẩm
Tài sản cố định
Thuế giá trị gia tăng

i


Đề tài:Hạch toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh

MỤC LỤC



ii


Đề tài:Hạch toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG, BIỂU

iii


Đề tài:Hạch toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh

LỜI NÓI ĐẦU
Bất kỳ một doanh nghiệp nào, quy mô lớn hay nhỏ, hoạt động trong
lĩnh vực sản xuất hay thương mại đều phải chú trọng đến khâu tiêu thụ. Việc
thực hiện tốt khâu tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ có vị trí rất quan
trọng trong việc xác định hiệu quả kinh doanh, ổn định tài chính và đẩy
nhanh tốc độ lưu chuyển vào vốn lưu động.
Để hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đạt được hiệu quả
cao thì kế toán với vai trò như một công cụ quản lý đắc lực, có nhiệm vụ thu
thập, xử lý thông tin một cách chính xác, đầy đủ, kịp thời giúp những người
điều hành ra quyết định đúng đắn. Đặc biệt đối với khâu tiêu thụ sản phẩm
thì kế toán phải phản ánh, giám sát chặt chẽ các chi phí và thu nhập có liên
quan đến tiêu thụ nhằm xác định kết quả kinh doanh hợp lý.
Là một đơn vị chuyên cung cấp dược phẩm với nhiệm vụ chủ yếu là
chăm lo sức khỏe của người dân nên công tác tiêu thụ và xác định kết quả
tiêu thụ của Chi nhánh Công ty TNHH Dược phẩm Hoa Sen tại Hà Nội luôn
được kiểm tra, giám sát chặt chẽ. Trên cơ sở đó, công tác kế toán tiêu thụ và
xác định kết quả tiêu thụ đã cung ứng những thông tin chính xác, kịp thời

cho công tác quản lý.
Xuất phát từ vai trò và thực trạng về công tác kế toán tiêu thụ và xác
định kết quả tiêu thụ của Chi nhánh Công ty TNHH Dược phẩm Hoa Sen tại
Hà Nội không nhằm ngoài mục đích tiếp cận với thực tế, góp phần hoàn
thiện công tác kế toán tại Công ty. Trong thời gian thực tập tại Công ty Em
xin đi sâu nghiên cứu đề tài: " Hạch toán tiêu thụ và xác định kết quả
kinh doanh tại chi nhánh Công ty TNHH Dược phẩm Hoa Sen tại Hà
Nội". Với nội dung như sau:
PHẦN I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CHI NHÁNH CÔNG TY TNHH
DƯỢC PHẨM HOA SEN TẠI HÀ NỘI
PHẦN II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HẠCH TOÁN TIÊU THỤ VÀ
XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CHI NHÁNH CÔNG TY TNHH
DƯỢC PHẨM HOA SEN TẠI HÀ NỘI
PHẦN III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC HẠCH
TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CHI
NHÁNH CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM HOA SEN TẠI HÀ NỘI.

iv


Đề tài:Hạch toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh

PHẦN I
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CHI NHÁNH
CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM HOA SEN TẠI HÀ NỘI
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển CN Công ty TNHH DP Hoa
Sen tại Hà Nội.
Chi nhánh Công ty TNHH Dược phẩm Hoa Sen tại Hà Nội là loại hình
Công ty TNHH thực hiện nhiệm vụ cung cấp thực phẩm chức năng, thuốc
chữa bệnh, phòng chống bệnh tật, mua bán, xuất nhập khẩu, phân phối, dự

trữ, hướng dẫn sử dụng và bảo quản thuốc an toàn. CN Công ty TNHH DP
Hoa Sen tại Hà Nội là đơn vị được thành lập tư năm 2007 và hạch toán độc
lập với Công ty TNHH DP Hoa sen (Công ty mẹ) đã đăng ký kinh doanh,
đăng ký dược phẩm và được Sở Y Tế Hà Nội chứng nhận cấp phép đủ điều
kiện hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh Dược phẩm. Tuy là đơn vị mới
thành lập nhưng CN cũng là đơn vị hoạt động kịnh doanh có uy tín và
thương hiệu trên thị trường trong ngành dược Việt Nam. Với xuất phát điểm
là một đơn vị có quy mô vừa và nhỏ với số vốn huy động chủ yếu từ cá nhân
và huy động bằng ngốn vốn đi vay của tổ chức, cá nhân có nguồn vốn nhàn
rỗi bước đầu CN đã đạt được thành tựu lớn mạnh cả về lượng và về chất như
ngày nay khi nền kinh tế đã chuyển đổi sang cơ chế thị trường, CN Công ty
đã trải qua một quá trình hình thành và phát triển với nhiều khó khăn thử
thách.
1.1.1 Giới thiệu Chung về CN Công ty TNHH DP Hoa Sen tại Hà Nội
* Phạm vi trách nhiệm của CN: Giám đốc CN và những người có liên
quan chỉ chịu trách nhiệm trước pháp luật và Giám đốc công ty về các khoản
nợ và nghĩa vụ tái sản khác của Chi nhánh trong phạm vi số vốn đã cam kết
góp vào CN.
-

Xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường phân phối các mặt hàng do

Công ty sản xuất.

Đoàn Thị Thủy

1

KT2K10



Đề tài:Hạch toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh
-

Có thể mở rộng hợp tác, tìm kiếm với các doanh nghiệp để nâng cao

hiệu quả hoạt động kinh doanh nhằm duy trì và nâng cao đời sống CNV và
đảm bảo nghĩa vụ đối với Nhà nước và pháp luật xã hội.
• Tên đơn vị: Chi nhánh Công ty TNHH DP Hoa Sen tại Hà Nội.
• Địa chỉ trụ sở chính: 311, Đơn nguyên B tòa nhà B15, Khu đô thị
mới Đại Kim, Quận Hoàng Mai, TP Hà Nội.
• Điện thoại : 043.6686318
• Mục tiêu hoạt động: CN Công ty được thành lập nhằm huy động và
sử dụng vốn của cá nhân, tổ chức kinh tế, xã hội trong và ngoài nước để đầu
tư có hiệu quả trong SXKD, tạo thêm việc làm phát triển Công ty, nâng cao
sức cạnh tranh nhằm đem lại lợi nhuận tối đa trong CN cũng như trong
Công ty trên cơ sở đảm bảo hài hòa lợi ích của Nhà nước, lợi ích của Công
ty và lợi ích của người lao động. Tạo điều kiện cho người lao động trong CN
và những người góp vốn được làm chủ thực sự phần vốn góp của mình.
Ngành nghề kinh doanh: Doanh nghiệp bán buôn thuốc, gia công chế
biến thực phẩm chức năng, thiết bị vật tư y tế…
Thu mua dược liệu và gia công SX thuốc chữa bệnh.
Đầu năm 2009, nhận thức được tầm quan trọng và hiệu quả của việc
bắt đầu mở rộng thị trường ra các nước trên thế giới đồng thời mở rộng
lĩnh vực kinh doanh sang xuất nhập khẩu nguyên vật liệu cho đến nay
mặc dù lĩnh vực kinh doanh không thay đổi song quy mô sản xuất kinh
doanh thì không ngừng được mở rộng, hiện nay CN đã mở 3 cửa hàng
thuốc đặt ở Hà Nội tại các địa chỉ: 102 Thái Thịnh, 20 Giải Phóng, 108
Thành Công.
Có thể nói rằng qua 3 năm đi vào hoạt động kinh doanh, do sự chuyển

đổi cơ chế thị trường, mở rộng quan hệ đối ngoại, doanh nghiệp hoàn toàn
được tự chủ trong hoạt động kinh doanh của mình bên cạnh đó khi chuyển
sang nền kinh tế thị trường, cùng với sự phát triển của năng lực sản xuất xã
hội, CN Công ty cũng đã không ngừng biến đổi để theo kịp tốc độ đó. Việc

Đoàn Thị Thủy

2

KT2K10


Đề tài:Hạch toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh
xây dựng kế hoạch được tự chủ, dựa trên cơ sở nghiên cứu rõ thị trường xác
định cơ cấu mặt hàng phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng, cộng với
việc chú trọng đầu tư vào nguồn nhân lực, CN Công ty đã có những bước
tiến vượt bậc. Đặc biệt là với tác dụng của huy động vốn trong đội ngũ CNV
tạo điều kiện hoá, đã khiến lòng nhiệt tình của cán bộ công nhân viên trong
Công ty ngày càng được khẳng định, chất lượng sản phẩm ngày càng được
nâng cao, chủng loại đa dạng. CN Công ty đã được chứng nhận “Thực hành
phân phối thuốc tốt – GDP” của Sở y tế về mặt hàng đông dược. Chính vì
vậy mà dù phải vận động trong cơ chế thị trường với tính cạnh tranh ngày
càng khốc liệt, nhưng đơn vị vẫn tạo được uy tín với người tiêu dùng và trở
thành một trong những doanh nghiệp đứng đầu về hàng Việt Nam chất
lượng cao.
1.1.2 Đặc điểm hoạt động kinh doanh
1.1.2.1 Đặc điểm ngành nghề kinh doanh:
Ngành nghề kinh doanh chính của CN Công ty TNHH DP Hoa Sen tại
Hà Nội là phân phối thuốc, thu mua dược liệu, gia công sản xuất thuốc, kinh
doanh dược phẩm và thiết bị vật tư y tế, ngoài ra CN Công ty còn có hoạt

động xuất nhập khẩu nguyên liệu và hoá chất.
Là một đơn vị mới hình thành và phát triển với quy mô doanh nghiệp
vừa và nhỏ, trong khi Công ty mẹ đang có thế mạnh trên thị trường, có uy
tín nghề nghiệp cao trong giới kinh doanh cũng như với người tiêu dùng,
nên Công ty TNHH DP Hoa Sen tại Hà Nội đã ngày càng mở rộng thị
trường kinh doanh ngày càng tạo dựng cho mình một chỗ đứng vững chắc
trên các thị trường đó. Với nền tảng vững chắc đó, hiện nay sản phẩm của
Công ty TNHH DP Hoa Sen tại Hà Nội có mặt ở khắp nơi trên thị trường cả
nước cũng như ở nước ngoài vơí các chủng loại vô cùng phong phú như các
loại thuốc dạng viên nén, viên nang, viên bao đường, viên bao film theo tiêu
chuẩn, dạng viên hoàn, trà tan, trà túi lọc, thuốc bôi dạng mỡ hay cream,
thuốc dạng bột, các loại thuốc bổ dạng ống thuỷ tinh hay kiềm trung tính,

Đoàn Thị Thủy

3

KT2K10


Đề tài:Hạch toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh
các loại thuốc dạng nước…. Ngoài việc bao tiêu sản phẩm, thuê gia công
sản xuất các loại thuốc CN Công ty còn kinh doanh các loại thiết bị vật tư y
tế và thực hiện hoạt động xuất nhập khẩu nguyên liệu và hoá chất với một số
nước trên thế giới để phục vụ nguyên liệu chính đầu vào cho đơn vị gia
công..
Như vậy, để đảm bảo cho việc cung cấp sản phẩm kịp thời trên các địa
bàn khác nhau trong cả nước, CN Công ty TNHH DP Hoa Sen tại Hà Nội đã
bố trí một mạng lưới phân phối bao gồm 3 cửa hàng thuốc đặt ở Hà Nội tại
các địa chỉ: 102 Thái Thịnh, 20 Giải Phóng, 108 Thành Công, tại mỗi địa

điểm phân phối đều có bác sĩ và dược sĩ tư vấn. Ngoài ra, để đảm bảo cho
hoạt động kinh doanh được liên tục CN Công ty có một hệ thống kho tàng
tương đối hoàn chỉnh với đầy đủ các phương tiện, dụng cụ để bảo quản, bảo
vệ nguyên vật liệu, hàng hoá trong kho ở tất cả các địa điểm kinh doanh của
CN.
Là một doanh nghiệp hoạt động theo luật doanh nghiệp, CN Công ty
thực hiện chức năng và nhiệm vụ của mình theo sự quy định của pháp luật
và các cơ quan quản lí hữu quan.
1.1.2.2 Kết quả hoạt động kinh doanh qua các thời kỳ
CN Công ty TNHH DP Hoa Sen tại Hà Nội là đơn vị mới đi vào hoạt
động mặc dù phải vận động trong cơ chế thị trường với tính cạnh tranh ngày
càng khốc liệt, song CN Công ty vẫn khẳng định được chỗ đứng của mình
trên thị trường dược và ngày càng đạt được những thành tựu đáng kể. Có thể
thấy rõ điều đó qua việc so sánh kết quả kinh doanh 03 năm gần đây như
sau:

Đoàn Thị Thủy

4

KT2K10


Đề tài:Hạch toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh
Bảng 1.1 - Bảng kết quả hoạt động kinh doanh
Đvt: 1.000Vnđ
Chỉ tiêu
Tổng doanh thu bán hàng hoá
Các khoản giảm trừ
Doanh thu thuần

Giá vốn hàng bán
Lợi nhuận trước thuế
Lợi nhuận sau thuế
Nộp ngân sách nhà nước
Thu nhập bình quân

Năm 2008
13.755.539
462.173
13.293.366
5.601.930
7.691.436
5.537.834
2.153.602
2.500

Năm 2009
17.993.878
532.182
17.461.696
7.343.060
10.118.636
7.285.418
2.833.218
3.200

Năm 2010
19.990.334
0
19.990.334

9.002.803
10.987.531
8.911.002
3.076.508
3.500

( TrÝch tõ c¸c B¸o c¸o tµi chÝnh cña 3 n¨m 2008, 2009,
2010)
Qua bảng so sánh kết quả kinh doanh ta thấy tổng doanh thu, giá vốn
hàng bán, lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận sau thuế liên tục tăng lên qua các
năm chứng tỏ sản phẩm của CN Công ty đã dần chiếm được chỗ đứng trên thị
trường.
Các khoản giảm trừ năm 2010 bằng 0 chứng tỏ chất lượng sản phẩm,
hàng hoá của CN Công ty đã ngày càng được nâng cao và đảm bảo đáp ứng
được yêu cầu của người tiêu dùng. Cũng nhờ đó mà các khoản đóng góp vào
ngân sách nhà nước của CN Công ty rất lớn, thu nhập và việc làm cho người
lao động cũng được cải thiện qua các năm.
Qua việc xem xét một vài chỉ tiêu tài chính của CN Công ty ta có thể thấy:
Bảng 1.2 - Bảng tính một số chỉ tiêu tài chính doanh nghiệp
Chỉ tiêu
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Hệ số nợ phải trả/nợ phải thu
1,092
1,226
1,196
Hệ số khă năng thanh toán ngắn hạn
1,55
1,721
1,573
Hệ số khả năng thanh toán tổng quát

1,931
2,217
2,012
Hệ số khả năng thanh toán nhanh
0,87
0,941
0,94
Tỷ suất lợi nhuận trước thuế/doanh thu
0,559
0,562
0,549
Hệ số nợ
0,518
0,451
0,497
( Số liệu: Phòng tài chính - kế toán 3 n¨m 2008, 2009, 2010)
Tình hình tài chính của CN Công ty ngày càng được cải thiện. Khả năng
huy động vốn và chiếm dụng vốn của doanh nghiệp cao nhưng vẫn đảm bảo
khả năng thanh toán, trừ khả năng thanh toán nhanh. Ngoài ra tính độc lập về
Đoàn Thị Thủy

5

KT2K10


Đề tài:Hạch toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh
tài chính của CN Công ty cũng khá cao đảm bảo cho sự tồn tại của doanh
nghiệp.
1.1.3 Tổ chức quản lý.

1.1.3.1 Cơ cấu tổ chức quản lý:
CN Công ty TNHH DP Hoa Sen tại Hà Nội hiện nay tổ chức quản lý
theo hình thức trực tuyến
Cơ quan có quyền quyết định cao nhất của CN Công ty là Hội đồng
thành viên: Bao gồm tất cả các thành viên có quyển biểu quyết, có quyền và
nghĩa vụ:
Quyết định mua, bán, chuyển nhượng số vốn góp của mình với các
thành viên trong và ngoài doanh nghiệp theo luật quy định.
Quyết định bổ sung, sửa đổi phạm vi hoạt động CN Công ty, trừ trường
hợp điều chỉnh vốn điều lệ do thành viên chết hoặc mất tích…
Cơ quan quản lý của CN Công ty là hội đồng thành viên: Bao gồm 5
thành viên, có toàn quyền nhân danh CN Công ty để quyết định mọi vấn đề
liên quan đến mục đích, quyền lợi của CN Công ty, như quyết định chiến
lược phát triển CN Công ty, quyết định phương án đầu tư, …
Ban kiểm soát: Gồm 3 thành viên, có chức năng kiểm tra tính hợp lý và
hợp pháp trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh, trong ghi chép sổ
kế toán và Báo cáo tài chính, thường xuyên thông báo với hội đồng thành
viên về kết quả hoạt động
Ban giám đốc: Gồm 2 thành viên là giám đốc điều hành và phó giám
đốc điều hành.
Giám đốc điều hành: là người chịu trách nhiêm chính và có quyền cao
nhất về công việc kinh doanh. Giám đốc là chủ tài khoản, thực hiện việc trả
lương cho các bộ công nhân viên. Sự giám sát, theo dõi, những quyết định
của giám đốc dựa trên các báo cáo chứng từ của các phòng ban, mà đứng
đầu là các trưởng phòng.
Phó giám đốc điều hành: Chịu trách nhiêm trước Giám đốc về kế hoạch

Đoàn Thị Thủy

6


KT2K10


Đề tài:Hạch toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh
kinh doanh, được Giám đốc uỷ quyền ký kết các hợp đồng kinh doanh với
các bạn hàng.
Các phòng ban: gồm 6 phòng ban
Phòng tổ chức hành chính: Có chức năng tham mưu giúp giám đốc CN
Công ty trong việc thực hiện các phương án sắp xếp và cải tiến tổ chức kinh
doanh, tổ chức quản lý lao động và tuyển dụng bổ sung, điều phối nhân lực,
trong thực hiện công tác hành chính, bảo vệ, y tế theo đúng chính sách của
nhà nước và Công ty.
Phòng tổ chức hành chính có nhiệm vụ:
Sắp xếp tổ chức bộ máy, nghiên cứu xây dựng các quy chế hoạt động…
nhằm phục vụ công tác quản lý
Căn cứ tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ, tiến hành bố trí sắp xếp điều
động tuyển dụng cán bộ công nhân viên phù hợp với năng lực, sở trường,
trình độ nhằm phát huy được hiệu quả công tác của từng người.
Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công nhân viên, xử lý, giải quyết các chế độ
đối với người Lao động của Nhà nước và CN Công ty.
Tính định mức lương và theo dõi ngày công của người lao động, bảo vệ
nội bộ cơ quan, xây dựng và thực hiện chế độ khen thưởng, kỷ luật hàng
năm đối với người lao động.
Tổ chức tiếp nhận thông tin từ trong và ngoài CN, xử lý thông tin qua
lãnh đạo CN.
Quản lý việc sử dụng và bảo vệ các trang thiết bị, dụng cụ hành chính
văn phòng cũng như các tài sản khác của CN Công ty, cấp phát văn phòng
phẩm cho các phòng ban. Đảm bảo điện, nước sinh hoạt, thông tin liên lạc,
điện thoại, fax và in ấn tài liệu.

Xây dựng mối quan hệ với chính quyền địa phương nơi đóng trụ sở CN
Công ty về công tác hành chính, bảo vệ, y tế.
Phòng tài chinh - kế toán: Bao gồm 10 người, có chức năng xây dựng
chiến lược để tổ chức thực hiện công tác tài chính - Kế toán - Tín dụng.
Giúp giám đốc CN Công ty tổ chức và chỉ đạo thực hiện toàn bộ công tác tài

Đoàn Thị Thủy

7

KT2K10


Đề tài:Hạch toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh
chính – kế toán - thông tin kinh tế, tổ chức hạch toán kinh tế trong toàn bộ
CN Công ty theo chế độ, theo pháp luật về kinh tế - tài chính - tín dụng và tổ
chức kế toán, pháp lệnh kế toán thống kê của Nhà nước, những quy định cụ
thể của CN Công ty về quản lý kinh tế- tài chính và quy chế tài chính của
CN Công ty. Phổ biến, hướng dẫn và tổ chức thực hiện kịp thời các chế độ
chính sách, pháp luật về tài chính - kế toán của Nhà nước. Tham mưu cho
giám đốc dự thảo các quy định về quản lý kinh tế, tài chính, kế toán, tín
dụng và tổ chức kiểm tra việc thực hiện các quy định đó.
Phòng tài chính kế toán có các nhiệm vụ:
Tổ chức bộ máy kế toán:
Căn cứ vào đặc điểm kinh doanh của CN Công ty để lựa chọn hình thức
tổ chức công tác kế toán tập trung hay phân tán cho phù hợp và tổ chức bộ
máy kế toán thích hợp nhất.
Tổ chức công tác kế toán:
Tổ chức hệ thống chứng từ kế toán, tổ chức việc ghi chép ban đầu và
luân chuyển chứng từ khoa học, hợp lý, phù hợp với loại hình kinh doanh

của CN.
Tổ chức vận dụng tài khoản kế toán, vận dụng hệ thống sổ kế toán phù
hợp nhằm tạo điều kiện cho việc điều hành và quản lý kinh tế ở CN Công ty.
Thu thập, phân loại và xử lý, tổng hợp số liệu, thông tin về hoạt động
sản xuất kinh doanh của CN nhằm xác định, cung cấp những thông tin cần
thiết cho các đối tượng sử dụng thông tin khác nhau, lập các báo cáo tài
chính, báo cáo quản trị và tổ chức thực hiện chế độ báo cáo kế toán đúng
quy định, phù hợp với yêu cầu quản lý của CN.
Tổ chức trang bị phương tiện, xây dựng phương án phát triển và ứng
dụng phần mềm kế toán, phần mềm hỗ trợ kê khai thuế trợ giúp cho công
tác kế toán và thông tin kinh tế trong CN Công ty.
Tổ chức hạch toán kinh doanh, ghi chép, phản ánh cấc nghiệp vụ kinh
tế tài chính phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh của CN một cách
đầy đủ, kịp thời, chính xác theo đúng chế độ tài chính kế toán nói chung và

Đoàn Thị Thủy

8

KT2K10


Đề tài:Hạch toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh
quy định của CN nói riêng phù hợp với mô hình quản lý tập trung.
Tổ chức kiểm kê tài sản, vật tư, tiền vốn theo đúng quy định của Nhà
nước.
Tổ chức công tác tài chính: Thực hiện phân tích tình hình tài chính, đề
xuất các biện pháp cho ban lãnh đạo CN để có đường lối phát triển đúng
đắn, đạt hiệu quả cao nhất trong công tác quản trị doanh nghiệp.
Xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch tài chính và lập báo cáo tình hình

thực hiện kế hoạch quý, năm.
Xác định mức vốn lưu động, xác định các nguồn vón đảm bảo cho sản
xuất kinh doanh, huy động kịp thời các nguồn vốn sẵn có vào kinh doanh.
Tổ chức tuần hoàn chu chuyển vốn: Điều hoà linh hoạt các nguồn vốn
đúng chế độ chính sách của Nhà nước và quy định của CN. Tổ chức công
tác thu hồi vốn và công nợ.
Xây dựng và ban hành các quy định về quản lý tiền mặt, tiền gửi.
Tổ chức thực hiện tốt chính sách về thuế, tổ chức công tác hoàn thuế
kịp thời nhằm đáp ứng yêu cầu vốn cho hoạt động kinh doanh.
Tổ chức công tác tín dụng:
Căn cứ cào kế hoạch kinh doanh, các dự án đầu tư được duyệt xác định
nguồn tín dụng để đáp ứng bốn kị thời phục vụ cho HĐ kinh doanh với hiệu
quả kinh tế cao nhất.
Căn cứ vào nguồn vốn tín dụng, kế hoạch huy động vốn, xây dựng các
kế hoạch các kế hoạch tín dụng ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.
Tổ chức đàm phán, dự thảo hợp đồng tín dụng có hiệu quả nhất và thực
hiện kế hoạch trả nợ, thu nợ.
Thực hiện công tác phân tích hoạt động kinh tế và thông tin kinh tế:
Thường xuyên và định kỳ tổ chức phân tích hoạt động kinh tế để đánh
giá đúng đắn mặt mạnh, yếu, tìm ra nguyên nhân về kết quả đã đạt đưởc
trong kỳ, rút kinh nghiệm, xác định biện pháp khắc phục quản lý kinh tế tốt
hơn cho kỳ sau.

Đoàn Thị Thủy

9

KT2K10



Đề tài:Hạch toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh
Tổ chức công tác thông tin tình hình kinh tế, tài chính, tín dụng trong
CN Công ty một cách khoa học, trên cơ sở phát triểm phần mềm máy tính
trợ giúp.
Tổ chức công bố công khai về tài chính theo đúng quy định.
Thực hiện công tác tổ chức đào tạo:
Sắp xếp lại nhân viên kế toán của đơn vị phù hợp với yêu cầu quản lý,
năng lực của từng nhân viên.
Phổ biến hướng dẫn các chế độ chính sách của Nhà nước, của công ty về tài
chính kế toán, thông qua các văn bản để cụ thể hoá bằng các quy định của CN.
Thường xuyên tổ chức lớp bồi dưỡng nghiệp vụ, chuyên môn cho đội
ngũ nhân viên làm công tác tài chinh, kế toán trong đơn vị.
Phòng kế hoạch kinh doanh:
Có chức năng tham mưu giúp giám đốc CN trong các lĩnh vực xây
dựng, tổng hợp và quản lý công tác kế hoạch, báo cáo kế hoạch - thống kê,
trong công tác hợp đồng kinh tế, công tác tiếp thị, công tác vật tư, phổ biến
các chế độ, chính sách và hướng dẫn thực hiện. Nhiệm vụ cụ thể của phòng
kế hoạch kinh doanh như sau:
Xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh ngắn hạn, trung hạn và dài
hạn, kế hoạch tháng,quý, năm
Kiểm tra, giám sát, đánh giá, nguyên nhân ảnh hưởng và báo cáo về
việc thực hiện các mục tiêu, kế hoạch kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm, thu hồi
vốn, giá thành, lợi nhuận….
Lập báo cáo thình hình thực hiện tháng, quý, năm về giá trị, khối lượng
…trong kỳ
Dự thảo và đàm phán hoặc phối hợp thoả thuận đàm phán, tham mưu
giúp giám đốc CN trong việc ký kết các hợp đồng kinh tế
Quản lý định mức, đơn giá, lập biểu giá phù hợp, sát với thị trường để
tiêu thụ sản phẩm.
Hàng quý chủ trì quyết toán việc thực hiện vật tư, nguyên nhiên liệu so


Đoàn Thị Thủy

10

KT2K10


Đề tài:Hạch toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh
với định mức dự toán, định mức đơn giá mội bộ hoặc kế hoạch chi phí giá
thành đã giao, so sánh với khối lượng thực tế thực hiện. Cân đối xác định
lượng vật tư chênh lệch với định mức đã giao, trình lãnh đạo giải quyết.
Thu thập, xử lý thông tin lập và đảm bảo kế hoạch đầu vào, kế hoạch
đầu ra của sản phẩm trong doanh nghiệp, lên kế hoạch bao tiêu sản phẩm
của CN Công ty.
Có trách nhiệm cung cấp số liệu, thuộc lĩnh vực kinh tế kế hoạch cho các
phòng chức năng khi có yêu cầu. Đồng thời yêu cầu các phòng chức năng
cung cấp số liệu để thực hiện các công việc thuộc nhiệm vụ chức năng của
phòng.
Phòng nghiên cứu phát triển
Từ những nghiên cứu cơ bản và những nghiên cứu ứng dụng phòng
nghiên cứu phát triển sẽ nghiên cứu tính khả thi của sản phẩm hay quy trình
mới, kiến nghị với ban giám đốc về việc có nên tiếp tục phát triển sản phẩm,
quy trình đó không. Nếu có sẽ triển khai mẫu thử, xin đăng ký lưu hành, sản
xuất thử nhằm ổn định quy trình kĩ thuật, thương mại hoá sản phẩm và
chuyển giao cho các phân xưởng sản xuất.
Bộ phận kho: Tiếp nhận, bảo quản, xuất nguyên, phụ liệu, thành phẩm
hàng hoá theo yêu cầu sản xuất kinh doanh.
Phòng thị trường: Lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch kinh doanh. Tổ
chức hệ thống Marketing và các hoạt động yểm trợ cho công tác bán hàng,

khai thác thị trường đã có và thị trường mới. Phối hợp với phòng nghiên cứu
và phát triển phát triển mặt hàng mới cải thiện mẫu mã, chất lượng các mặt
hàng có sẵn phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của khách hàng.
Phòng kiểm nghiệm: Kiểm tra việc đảm bảo chất lượng bao gồm kiểm
tra chất lượng nguyên phụ liệu trước khi xuất đi thuê gia công cũng như chất
lượng sản phẩm trước khi nhập kho, xuất dùng. Đặc biệt đối với ngành dược
phòng kiểm nghiệm còn phải theo dõi chất lượng hàng hóa đang lưu hành
trên thị trường. Ngoài ra còn tham gia nghiên cứu các biện pháp để nâng cao

Đoàn Thị Thủy

11

KT2K10


Đề tài:Hạch toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh
chất lượng sản phẩm.
Có thể mô phỏng cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý Công ty bằng sơ đồ
sau:
Hội đồng thành viên

Giám đốcCN

Ban kiểm soát

PGĐ điều hành
phụ trách KHKD
Phòng kế hoạch KD


Giám đốc điều hành

Cung ứng vật tư

Kho hoá chất
Kho dược liệu
Kho phụ liệu

P. Tổ chức hành
chính
P. Tài chính kế toán
P. Nguyên cứu phát triển

Kho thành phẩm

Kho 108 thành công
Các cửa hàng bán buôn.
Các cửa hàng bán lẻ

P. Kiểm tra chất
lượng

Sơđồ 1.1-Tổ chức bộ máy quản lý của CN
1.1.3.2 Chính sách quản lý tài chính - kinh tế đang áp dụng:
Về chính sách quản lý tài chính kế toán :
Niên độ kế toán: Bắt đầu từ 01/01 đến kết thúc ngày 31/12 hàng năm

Đoàn Thị Thủy

12


KT2K10


Đề tài:Hạch toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh
Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép, hạch toán kế toán là đồng ngân
hàng nhà nướcViệt Nam. Khi quy đổi các đồng tiền khác, căn cứ vào tỷ giá
ngoại tệ do Ngân hàng nhà nước Việt Nam công bố tại thởi điểm nghiệp vụ
kinh tế phát sinh.
Hình thức sổ kế toán áp dụng là hình thức ‘Chứng từ - ghi sổ’
1.2.1 Tổ chức bộ máy kế toán.
Bộ máy kế toán của CN Công ty TNHH DP Hoa Sen tại Hà Nội được
tổ chức theo kiểu trực tuyến tham mưu, bộ máy được hình thành bởi mối
liên hệ trực tuyến, hoạt động theo phương pháp trực tiếp và mối liên hệ có
tính chất tham mưu giữa kế toán trưởng với các kế toán phần hành.
CN Công ty TNHH DP Hoa Sen tại Hà Nội là một đơn vị có các cửa
hàng phụ thuộc hoàn toàn, không có sự phân tán quyền lực quản lý hoạt
động kinh doanh cũng như hoạt động tài chính. Do đó bộ máy kế toán được
tổ chức theo mô hình tập trung. CN chỉ mở một bộ sổ kế toán, tổ chức một
bộ máy kế toán để thực hiện tất cả các giai đoạn hạch toán ở mọi phần hành
kế toán. Toàn bộ công tác kế toán từ thu nhận, nhập dữ liệu vào máy, lên sổ,
xử lý thông tin trên hệ thống báo cáo phân tích và tổng hợp của CN được
tiến hành tập trung tại phòng Tài chính - Kế toán của CN. Tại các cửa hàng
phụ thuộc có nhân viên của phòng Tài chính - Kế toán cử làm nhiệm vụ
hạch toán ban đầu (thu thập, kiểm tra, xử lý chứng từ) và gửi về phòng Kế
toán theo chế độ báo sổ.
Có thể khái quát mô hình tổ chức bộ máy kế toán của CN như sau:

Đoàn Thị Thủy


13

KT2K10


ti:Hch toỏn tiờu th v xỏc nh kt qu kinh doanh
Kế toán trởng

KT
tổng
hợp

KT
tiền
mặt

KT
TGNH

KT
HTK

KT
bán
hàng

KT
công
nợ


Thủ
quỹ

Nhõn viờn k toỏn ca 3 ca
hng thuc chi nhỏnh Cty

S 1.2- T chc b mỏy k toỏn ca CN Cụng ty TNHH DP Hoa Sen
ti H Ni
C cu t chc b mỏy k toỏn
B mỏy k toỏn ca CN bao gm 10 nhõn viờn, tt c cỏc nhõn viờn u
cú trỡnh i hc, cao ng, c phõn cụng nhim v c th nh sau:
+Mt k toỏn trng: cú nhim v:
Tham mu giỳp Giỏm c t chc v ch o cụng tỏc ti chớnh k toỏn
ca CN. T chc hch toỏn k toỏn theo ch k toỏn ca Nh nc ban
hnh v theo quy ch qun lý ti chớnh ca CN.
T chc b mỏy k toỏn phự hp vi kh nng ca tng nhõn viờn
trong ban nhm nõng cao cht lng v hiu qu cụng tỏc bỏo cỏo k toỏn,
ỏp ng k hoch kinh doanh ó ra.
T chc vic hch toỏn, ghi chộp, luõn chuyn chng t, bỏo cỏo k
toỏn theo ỳng chớnh sỏch, ch ban hnh.
T chc vic lõp k hoch ti chớnh, tớn dng, k hoch vay vn, chi
tiờu tin mt nhm phc v vic kinh doanh ỳng tin v hiu qu.
Ch trỡ vic son tho vn bn cú liờn quan n cụng tỏc qun lý ti
chớnh k toỏn trong CN.

on Th Thy

14

KT2K10



Đề tài:Hạch toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh
Kết hợp với các phòng ban trong CN lập và xây dựng các định mức về
chi phí tiền lương, giá thành, kế hoạch vật tư, kế hoạch thu vốn…
Là thành viên của hội đồng định giá mua bán vật tư thiết bị, tham mưu
giúp giám đốc ra quyết định chính xác, hiệu quả.
Báo cáo thường xuyên về tình hình tài chính của CN cho ban giám đốc.
Cuối kỳ báo cáo kết hợp cùng các bảng phân tích, đánh giá tình hình hoạt
động kinh doanh của CN và lập kế hoạch cho kỳ sau.
+ Hai kế toán tổng hợp: Có nhiệm vụ:
Hàng ngày cập nhật số liệu từ các kế toán viên, cuối tháng, quý lên sổ
sách và báo cáo quyết toán. Báo cáo trưởng ban kịp thời về việc xử lý số
liệu kế toán hàng tháng trước khi khoá sổ kế toán, lập báo cáo tài chính.
Cuối kỳ kế toán tổng hợp phải lập các báo cáo sau:
Bảng cân đối kế toán.
Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
Báo cáo tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước
Báo cáo công nợ phải thu khách hàng.
Báo cáo công nợ phải thu khác
Báo cáo công nợ tạm ứng.
Báo cáo công nợ phải trả người bán
Báo cáo công nợ phải trả khác
Báo cáo công nợ phải thu nội bộ.
Báo cáo phân tích tài chính doanh nghiệp
Báo cáo thuyết minh báo cáo tài chính
Quyết toán thuế
Tham gia phân tích hoạt động kinh tế của CN, chịu trách nhiệm trước
kế toán trưởng về thời gian nộp báo cáo và chất lượng báo cáo. Kiểm tra
tính hợp pháp, hợp lý, hợp lệ trước khi trình ký.

Ngoài ra, kế toán tổng hợp còn phụ trách về tiền lương và tài sản cố
định, với nhiệm vụ cụ thể như sau:

Đoàn Thị Thủy

15

KT2K10


Đề tài:Hạch toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh
+ Một kế toán tiền lương , BHXH, BHYT, BHTN:
Căn cứ vào các kí hiệu chấm công của từng người tính ra số ngày công
theo từng loại tương ứng để ghi vào bảng chấm công.
Căn cứ vào các chứng từ liên quan, lập bảng thanh toán lương, chuyển
cho kế toán trưởng duyệt để làm căn cứ lập phiếu chi và phát lương.
Căn cứ phiếu nghỉ hưởng BHXH, BHTN và bảng chấm công để tính
bảo hiểm xã hội nguyện.
Theo dõi thanh toán xác định số phải trả, đã trả về BHXH, BHYT,
BHTN, KPCĐ
Cuối kỳ lập báo cáo BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ
+ Một kế toán tài sản cố định:
Tổ chức kế toán tài sản cố định, tăng, giảm tài sản cố định, lưu hồ sơ và
cập nhật thông tin theo dõi tài sản cố định.
Hàng tháng, quý, năm cùng với phòng kinh tế kế hoạch xây dựng kế
hoạch sửa chữa lớn tài sản cố định và quyết toán chi phí sửa chữa lớn tài sản
cố định.
Cuối kỳ phải lên các báo cáo:
Báo cáo tăng giảm tài sản cố định.
Báo cáo chi tiết, tổng hợp kiểm kê tài sản cố định

+Một kế toán ngân hàng, tiền mặt, có nhiệm vụ:
Hàng ngày viết phiếu thu, phiếu chi, đối chiếu sổ quỹ với thủ quỹ theo
từng ngày, tháng, năm và cập nhật chứng từ vào máy để kế toán tổng hợp
nắm bắt được thông tin.
Cuối kỳ lập báo cáo quỹ. Thường xuyên báo cáo số dư tiền mặt tồn quỹ
cho kế toán trưởng.
Lập kế hoạch tín dụng vốn lưu động với ngân hàng (định kỳ tháng và
quý)
Lập séc, uỷ nhiệm chi, vay ngắn hạn dài han, tiền gửi ngân hàng
Ghi sổ theo dõi, hàng tháng sau khi xoá sổ ngân hàng, lập báo nợ, báo

Đoàn Thị Thủy

16

KT2K10


Đề tài:Hạch toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh
có cho các đơn vị về các khoản thanh toán phải thu, phải trả bằng chuyển
khoản phát sinh trong tháng.
Lập bảng kê chứng từ tiền gửi, tiền vay ngắng hạn, trung hạn, dài hạn
làm cơ sở ghi sổ kế toán.
Làm thủ tục về bảo lãnh, bảo chứng ngân hàng.
Quan hệ trực tiếp với ngân hàng về các công việc, các vấn đề có liên quan.
Chịu trách nhiêm lập các báo cáo định kỳ và đột xuất theo nhiệm vụ
dược giao về chất lượng, số lượng và thời hạn theo quy định của HĐTV
+Kế toán thu tiền: Có nhiệm vụ:
Lập kế hoạch công tác báo cáo kế toán định kỳ tuần, tháng về việc thu
hồi công nợ khách hàng và cá nhân còn tồn đọng.

Tập hợp hồ sơ, lập biên đối chiếu, biên bản làm việc từng lần với từng
chủ nợ, hoàn chỉnh hồ sơ quyết toán, yêu cầu khách hàng trả nợ.
Báo cáo kết quả thực hiện định kỳ tuần, tháng về thu hồi công nợ của
khách hàng và cá nhân, đề xuất biên pháp giải quyết.
Phối hợp với các cửa hàng, tập hợp báo cáo và đề xuất phương án xử lý
với CN đối với những trường hợp nợ khó thu.
+Một thủ quỹ:
Theo dõi việc thu chi tiền trong lượng tiền của CN, căn cứ vào phiếu
thu, chi được giám đốc, kế toán trưởng ký duyệt làm thủ tục thu chi tiền mặt
đối với khách hàng và cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp. Phát tiền
lương hàng tháng cho Lao động trong doanh nghiệp.
+ Một kế toán hàng tồn kho
Hàng tháng cùng với ban kho tàng đối chiếu số lượng nhập, xuất, tồn,
cùng bộ phận kho kiểm tra, quyết toán hàng tồn kho. Cuối kỳ lập các báo
cáo:
Báo cáo chi tiết, tổng hợp kiểm kê kho vật tư, sản phẩm, hàng hoá.
+Hai kế toán bán hàng: Có nhiệm vụ:
Lập hoá đơn bán hàng, lập bảng kê hàng hoá tiêu thụ, cập nhật các

Đoàn Thị Thủy

17

KT2K10


Đề tài:Hạch toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh
thông tin về bán hàng vào mạng máy tính của phòng kế toán. Cuối tháng,
quý, năm nhận báo cáo bán lẻ từ các kế toán bán lẻ của các cửa hàng, lập
báo cáo tổng hợp bán hàng.

1.2.2 Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ kế toán.
1.2.2.1 Danh mục chứng từ Công ty sử dụng:
CN sử dụng phần mềm kế toán Misa 2007 để thực hiện công tác kế
toán doanh nghiệp, do đó hệ thống chứng từ mà hàng ngày viết phiếu thu,
phiếu chi, đối chiếu sổ quỹ với thủ quỹ theo từng ngày, tháng, năm và cập
nhật chứng từ vào máy để kế toán tổng hợp nắm bắt được thông tin.
Cuối kỳ lập báo cáo quỹ. Thường xuyên báo cáo số dư tiền mặt tồn quỹ
cho kế toán trưởng.
Hệ thống chứng từ đơn vị sử dụng có những đặc điểm khác biệt so với
hệ thống chứng từ bộ tài chính quy định đối với kế toán thủ công cả về mặt
số lượng, chủng loại và mẫu mã.
Phiếu kế toán
Bút toán định kỳ
Bút toán phân bổ tự động
Bút toán kết chuyển tự động
Hoá đơn bán hàng
Bút toán bù trừ công nợ giữa hai khách hàng
Chứng từ phải thu khác
Hoá đơn mua hàng
Chứng từ phải trả khác
Phiếu nhập mua nội địa
Phiếu nhập mua hàng nhập khẩu
Phiếu nhập chi phí mua hàng hoá
Phiếu xuất trả lại cho nhà cung cấp
Phiếu nhập kho
Phiếu nhập nội bộ

Đoàn Thị Thủy

18


KT2K10


Đề tài:Hạch toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh
Phiếu xuất kho
Phiếu xuất điều chuyển
Phiếu thu tiền
Phiếu chi tiền
Phiếu mua bán ngoại tệ bằng tiền mặt
Phiếu mua bán ngoại tệ qua ngân hàng
1.2.2.2 Quy trình lập và luân chuyển một số chứng từ chủ yếu:
Phiếu thu:
Trên cơ sở kiểm tra chứng từ gốc của người đề nghị nộp tiền, kế toán
tiền mặt lập phiếu thu theo mẫu của bộ tài chính và nhập phiếu thu vào máy
tính để chương trình tự động hạch toán và vào sổ.
Thủ quỹ nhận và kiểm tra phiếu thu. Sau đó nhận tiền, nhập quỹ và xác
nhận số tiền đã thu lên phiếu thu và ký phiếu thu, giao cho người nộp tiền 1
liên, giữ lại 1 liên để chuyển cho kế toán. Sau đó thủ quỹ nhập dữ liệu vào
máy để chương trình tự động lên báo cáo quỹ, cuối ngày nộp báo cáo quỹ
kèm theo các chứng từ gốc cho kế toán.
Kế toán tiền mặt phân loại chứng từ để lưu trữ, quản lý theo trách
nhiệm. Định kỳ, tập hợp chứng từ xin kế toán trưởng ký duyệt, kế toán
trưởng trên cơ sở kiểm soát từng loại chứng từ để ký duyệt chứng từ.
Kế toán tiền mặt bảo quản chứng từ trong năm và lưu trữ khi kết thúc
niên độ.
Phiếu chi:
Căn cứ đề nghị chi tiền đã được duyệt của người nhận tiền, kế toán tiền
măt lập phiếu chi.
Thủ quỹ sau khi kiểm tra phiếu chi, yêu cầu người nhận tiền ký xác nhận số

tiền sẽ nhận và ký phiếu chi sau khi giao tiền. Thủ quỹ thực hiện ghi vào sổ quỹ,
cuối ngày lập báo cáo quỹ và nộp kèm chứng từ gốc cho kế toán.
Kế toán tiền mặt phân loại để lưu trữ sau khi trình phiếu chi cho kế toán
trưởng và thủ trưởng đơn vị ký duyệt.

Đoàn Thị Thủy

19

KT2K10


Đề tài:Hạch toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh
Phiếu nhập kho:
Căn cứ biên bản kiểm nghiệm do ban kiểm nghiệm lập, cán bộ phòng
kế hoạch kinh doanh (bộ phận cung ứng vật tư) lập phiếu nhập kho, xin
trưởng phòng ký duyệt.
Thủ kho ghi số thực nhập, ký phiếu nhập kho cùng người giao hàng
hoá, vật tư, ghi thẻ kho và chuyển phiếu nhập kho cho kế toán vật tư.
Kế toán vật tư ghi đơn giá, chương trình sẽ tự động tính thành tiền, định
khoản và vào sổ.
Phiếu xuất kho:
Căn cứ lệnh xuất kho đã được duyệt, bộ phận cung ứng (phòng kế
hoạch kinh doanh) lập phiếu xuất kho.
Thủ kho ghi số lượng thực xuất, cùng người nhận hàng hoá, vật tư ký
phiếu xuất kho, ghi thẻ kho và chuyển chứng từ cho kế toán.
Kế toán vật tư ghi đơn giá, chương trình sẽ tự động tính thành tiền, định
khoản và lên sổ.
Hoá đơn GTGT: Hoá đơn GTGT được cán bộ phòng cung ứng (phòng
kế hoạch kinh doanh) lập dựa trên cơ sở hợp đồng mua bán, sau đó chuyển

cho kế toán trưởng ký duyệt. Hoá đơn này sẽ được sử dụng làm căn cứ để kế
toán tiền mặt lập phiếu thu.
1.2.3 Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán.
Danh mục tài khoản sử dụng:
Do CN hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường
xuyên nên không sử dụng các tài khoản: 611- Mua hàng (dùng cho kiểm kê
định kỳ). Ngoài ra CN thực hiện bán hàng theo phương thức giao hàng trực
tiếp và bán lẻ tại các cửa hàng phụ thuộc nên không sử dụng tài khoản 157Hàng gửi bán. Trừ các trường hợp nói trên thì doanh nghiệp sử dụng tất cả
các tài khoản còn lại theo đúng hệ thống tài khoản dùng trong các doanh
nghiệp được ban hành theo quyết định số 48/2006/QĐ-BTC ngày
14/09/2006 của bộ trưởng Bộ tài chính.
Ngoài những tài khoản chi tiết đã quy định sẵn trong hệ thống tài khoản
theo chế độ, một số tài khoản khác được CN tổ chức chi tiết tuỳ theo loại.

Đoàn Thị Thủy

20

KT2K10


Đề tài:Hạch toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh
1.2.4 Tổ chức vận dụng hệ thống sổ kế toán tại CN.
Hình thức sổ áp dụng: Hiện nay để thuận tiện cho việc áp dụng kế toán
máy, CN đang áp dụng hình thức ‘Chứng từ - Ghi sổ.’
Vận dụng hệ thống sổ:
Các loại sổ sách được sử dụng:
+ Sổ tổng hợp:
Sổ đăng ký chứng từ- ghi sổ
Sổ cái các tài khoản

+ Các sổ, thể kế toán chi tiết: Tùy thuộc vào yêu cầu quản lý của Chi
nhánh mà mở các sổ kế toán chi tiết như:
Sổ chi tiết TSCĐ
Sổ chi tiết hàng hóa
Sổ chi tiết doanh thu, giá vốn theo mặt hàng
Sổ chi tiết doanh thu, giá vốn theo khách hàng
Sổ chi tiết giá vốn…
Có thể khái quát trình tự ghi sổ theo hình thức ‘Chứng từ - Ghi sổ’ tại
Chi nhánh như sau:
Chứng từ gốc

Sổ quỹ

Sổ đăng ký CTGS

Bảng THCT cùng loại

Chứng từ ghi sổ

Sổ, thẻ kế toán chi tiết

Bảng tổng hợp chi tiết

Sổ cái

Bảng cân đối SPS

Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng


Báo cáo tài chính

Kiểm tra, đối chiếu
Sơ đồ 1.3- Trình tự ghi sổ theo hình thức ‘Chứng từ - Ghi sổ tại CN
Công ty TNHH DP Hoa Sen tại Hà Nội
Đoàn Thị Thủy

21

KT2K10


×