Tải bản đầy đủ (.doc) (83 trang)

Hoàn thiện công tác kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty cổ phần may II Hải Dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (418.97 KB, 83 trang )

MỤC LỤC
MỤC LỤC..............................................................................................................................1
CHƯƠNG I............................................................................................................................5
1.1 Khái quát chung về Công ty cổ phần may 2 Hải Dương..............................................5

1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển.....................................................5
1.1.2 Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh..............................................7
1.1.3 Đặc điểm tổ chức quản lí sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần
may 2 Hải Dương.....................................................................................10
1.1.3.1 Sơ đồ Bộ máy tổ chức quản lý của Công ty cổ phần may 2 HảiDương:......10
1.1.3.2. Phân tích mối quan hệ giữa các bộ phận trong hệ thống quản lý doanh
nghiệp.......................................................................................................................15

1.1.4 Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại Công ty cổ phần may 2 Hải
Dương.......................................................................................................16
1.1.4.1. Sơ đồ bộ máy kế toán của công ty...............................................................16
1.1.4.2 Tổ chức công tác kế toán..............................................................................17
1.2 Đặc điểm TSCĐHH tại Công ty cổ phần may II Hải Dương.....................................20

Bảng 1.2: Phân loại TSCĐHH theo hình thái biểu hiện...........................21
Nhóm tài sản.............................................................................................21
Nguyên giá..............................................................................................21
Hao mòn..................................................................................................21
Giá trị còn lại...........................................................................................21
Nhà cửa, vật kiến trúc...............................................................................21
11.995.403.594.........................................................................................21
4.616.849.277...........................................................................................21
7.378.554.313...........................................................................................21
Máy móc, thiết bị......................................................................................21
7.827.351.193...........................................................................................21
3.718.656.055...........................................................................................21


4.108.695.138...........................................................................................21
Phương tiện vận tải...................................................................................21
1.621.059.949...........................................................................................21
838.413.715..............................................................................................21
782.646.234..............................................................................................21
Dụng cụ quản lí........................................................................................21
200.389.208..............................................................................................21
98.154.083................................................................................................21
102.235.125..............................................................................................21
Cộng.........................................................................................................21
21.644.203.946.........................................................................................21
9.272.073.130...........................................................................................21
1


12.372.130.810.........................................................................................21
1.2.1.2 Phân loại theo quyền sở hữu.........................................................22
1.2.2.1 Đánh giá theo nguyên giá.............................................................................22
1.2.2.2 Đánh giá TSCĐHH theo giá trị còn lại........................................................22
CHƯƠNG II.........................................................................................................................23

2.1 Thực trạng kế toán tăng, giảm tài sản cố định hữu hình tại công ty II
Hải Dương................................................................................................23
2.1.1 Thủ tục và chứng từ hạch toán tăng, giảm TSCĐHH.....................................23
2.1.1.2 Thủ tục và chứng từ sử dụng hạch toán giảm TSCĐHH..............................32

2.1.2 Kế toán chi tiết TSCĐHH tại công ty cổ phần may II Hải Dương..38
2.1.2.1 Kế toán chi tiết TSCĐHH theo bộ phận sử dụng.........................38
2.1.2.2 Hạch toán chi tiết TSCĐHH chung cho toàn doanh nghiệp:........................39


2.1.3 Kế toán tổng hợp TSCĐHH:...........................................................41
2.2 Thực trạng kế toán hao mòn khấu hao tài sản cố định hữu hình tại công ty cổ
phần may II Hải dương.............................................................................................45
CHƯƠNG III........................................................................................................................60
3.1 Nhận xét chung về kế toán TSCĐHH tại công ty cổ phần may II Hải Dương..........60

3.1.1 Những thành tích đã đạt được trong công tác kế toán TSCĐHH ở
công ty cổ phần may II Hải Dương..........................................................61
3.1.2 Những hạn chế còn tồn tại trong công tác kế toán TSCĐHH tại
Công ty.....................................................................................................62
3.2 Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán tài sản cố định tại công ty may II
Hải Dương........................................................................................................................64

3.2.1 Về đánh số TSCĐHH......................................................................64
3.2.3 Về công tác kế toán sửa chữa lớn TSCĐHH...................................70
3.2.5 Về việc áp dụng phần mềm kế toán máy:........................................74
3.2.5 Về việc áp dụng phần mềm kế toán máy:........................................ 73
KẾT LUẬN
CÁC TỪ VIẾT TẮT SỬ DỤNG TRONG CHUYÊN ĐỀ
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

2


LỜI NÓI ĐẦU
Tài sản cố định (TSCĐ) là một trong những bộ phận cơ bản tạo nên cơ
sở vật chất kỹ thuật cho nền kinh tế quốc dân, đồng thời là bộ phận quan trọng
quyết định sự sống còn của doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Đối với doanh nghiệp TSCĐ là điều kiện cần thiết để giảm cường độ lao động
và tăng năng suất lao động. Nó thể hiện cơ sở vật chất kỹ thuật, trình độ công

nghệ, năng lực và thế mạnh của doanh nghiệp trong việc phát triển sản xuất
kinh doanh. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay nhất là khi khoa học kỹ
thuật trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp thì TSCĐ là yếu tố quan trọng để
tạo nên sức mạnh cạnh tranh cho các doanh nghiệp, đặc biệt là trong các
doanh nghiệp sản xuất. Từ đó đặt ra yêu cầu quản lí và sử dụng hiệu quả
TSCĐ trong quá trình sản xuất kinh doanh. Muốn làm được điều đó, công tác
hạch toán kế toán của doanh nghiệp phải không ngừng được nâng cao. Hạch
toán kế toán với chức năng và nhiệm vụ của mình sẽ là công cụ đắc lực cho
công tác quản lí. Kế toán tài sản cố định là một nội dung quan trọng trong
công tác kế toán của doanh nghiệp góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng
TSCĐ.
Cũng như các doanh nghiệp khác trong ngành sản xuất, Công ty cổ phần
may II Hải Dương là đơn vị có qui mô TSCĐ tương đối lớn mà chủ yếu là

3


TSCĐ hữu hình. Hiện nay, Công ty không ngừng đầu tư đổi mới máy móc,
trang thiết bị nhằm phục vụ tốt nhất cho sản xuất kinh doanh. Việc kế toán
chính xác, đầy đủ số lượng và giá trị TSCĐ hữu hình là một yêu cầu quan
trọng để nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ hữu hình, tăng năng suất lao động
để thu được lợi nhuận cao.
Nhận thức được vấn đề trên, sau khi được đào tạo về lý luận kế toán kết
hợp với kiến thức thực tế thu được trong quá trình thực tập tại Công ty, em đã
hoàn thành chuyên đề với đề tài: “Hoàn thiện công tác kế toán tài sản cố định
hữu hình tại Công ty cổ phần may II Hải Dương”.

Ngoài “Lời nói đầu” và phần “kết luận” nội dung chuyên đề gồm 3
chương
Chương 1: Đặc điểm và tổ chức quản lý tài sản cố định hữu hình tại

công ty cổ phần may II Hải Dương.
Chương 2: Thực trạng tổ chức công tác kế toán tài sản cố định hữu hình
tại Công ty cổ phần may II Hải Dương
Chương 3: Một số ý kiến nhằm góp phần hoàn thiện công tác kế toán
tài sản cố định hữu hình tại Công ty cổ phần may II Hải Dương.
Do trình độ và kinh nghiệm thực tế còn hạn chế nên chuyên đề của em
không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến
của các thầy cô và cán bộ phòng kế toán tài vụ Công ty cổ phần may II Hải
Dương để rút ra những bài học cho việc nghiên cứu sau này.
Em xin chân thành cảm ơn PGS- TS Nguyễn Thị Đông cùng các cô chú
phòng kế toán tài vụ đã giúp em hoàn thành chuyên đề này.
Hải Dương, .. tháng … năm 2011
Sinh Viên

4


Nguyễn Thị Giang

CHƯƠNG I

ĐẶC ĐIỂM VÀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
HỮU HÌNH TẠI CÔNG TY MAY II HẢI DƯƠNG
1.1 Khái quát chung về Công ty cổ phần may 2 Hải Dương
1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển
Công ty cổ phần may 2 Hải Dương có trụ sở đặt tại Km 54+100 QL 5A
( Hà Nội - Hải Phòng) phường Ngọc Châu – TP Hải Dương - Tỉnh Hải
Dương. Công ty có tên giao dịch là: Hai Duong Garment stocks company No
2, tên viết tắt là: Hagaco
Tiền thân của Công ty cổ phần may 2 Hải Dương là“Xí nghiệp may mặc

thị xã Hải Dương, được thành lập theo nghị định số 388 ngày 8 tháng 8 năm
1988
- Từ năm 1988 đến năm 1999 là Xí nghiệp may mặc Thị Xã Hải Dương
trực thuộc Uỷ ban nhân dân Thị Xã Hải Dương, trụ sở chính tại 34 Trần Hưng
Đạo Thị Xã Hải Dương. Trong thời kỳ này xí nghiệp có 100 máy may đạp
chân và 200 máy may công nghiệp chủ yếu là máy cũ của Liên Xô viện trợ,
số lượng lao động là từ 200 đến 250 lao động, chuyên sản xuất hàng bảo hộ
lao động xuất khẩu sang Liên Xô cũ, nguồn công việc không ổn định.

5


- Từ năm 1999 đến năm 2003 chuyển thành Công ty may 2 Hải Dương
trực thuộc Sở Công nghiệp Hải Dương, trụ sở chính tại số 9 đường Phạm Sư
Mệnh Thành phố Hải Dương. Trong thời kỳ này công ty phát triển quy mô lớn
hơn, số lượng lao động từ 500 đến 800 lao động, công ty đầu tư mới 100%
máy may công nghiệp, mở rộng thị trường xuất khẩu vào thị trường EU và thị
trường Mỹ, nguồn công việc ổn định, lương bình quân đầu người từ 500.000 700.000đ/người/tháng.
- Từ tháng 7 năm 2003 đến nay là Công ty cổ phần may 2 Hải Dương.
Để mở rộng và phát triển sản xuất công ty đã đầu tư nhà xưởng mới tại Km
54+100 quốc lộ 5A, Phường Ngọc Châu TP Hải Dương thuận tiện về mặt
giao thông và giao dịch với khách hàng, có tổng diện tích mặt bằng 20.000
m2, Tổng số lao động khoảng 800 người, có 1374 máy, nguồn công việc ổn
định, xuất khẩu vào thị trường EU = 65% và thị trường Mỹ = 30% còn lại
phục vụ cho nhu cầu nội địa, thu nhập bình quân năm sau cao hơn năm trườc
từ. Năm 2007 từ 1.500.000 – 2.000.000đ/người/ tháng.
Công ty chú trọng vào khâu tổ chức sản xuất, đặc biệt quan tâm đến chất
lượng sản phẩm vì nó là sự sống còn của doanh nghiệp để giữ uy tín với
khách hàng, nguồn hàng, với phương châm“ Chất lượng tạo thịnh vượng”
công ty đã đào tạo đội ngũ công nhân có kỹ thuật lành nghề có kinh nghiệm,

thường xuyên tố chức cho cán bộ từ cấp tổ trở lên đi tham quan học tập kinh
nghiệm của các nhà máy làm ăn có hiệu quả, đặc biệt công ty đã áp dụng hệ
thống quản lý chất lượng ISO 9001-2000 để không ngừng nâng cao chất
lượng sản phẩm và hiệu quả lao động.
Tất cả chủ trương chính sách của công ty đề ra đều hướng tới sự thoả
mãn của khách hàng, quyền lợi của người lao động và doanh nghiệp.
Trong những năm gần đây công ty thường xuyên đầu tư chiều rộng lẫn
chiều sâu về nhà xưởng cũng như trang thiết bị máy móc để tạo ra sức cạnh

6


tranh giữa các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn 100% nước
ngoài trong xu thế hội nhập toàn cầu hoá. Vì vậy doanh thu của công ty không
ngừng tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước.

Bảng 1.1: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
trong 3 năm 2008 – 2010

STT Chỉ tiêu
1
2
3
4
5

Đ.V.T

Năm 2008


Năm 2009

Năm
2010

Quần áo các loại
106 Ch
1.84
2.22
3.01
6
Doanh thu
10 đ
79.634
117.014
200.04
6
Lợi nhuận trước thuế
10 đ
1.672
2.925
3.643
6
Lợi nhuận sau thuế
10 đ
1.240
2.194
2.689
6
T.nhập b.quân/ng/tháng

10 đ
1.560
2.000
2.801
(Lấy từ nguồn tài chính, báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp)
Qua bảng số liệu trên ta thấy tốc độ phát triển của công ty là năm sau

cao hơn năm trước về quy mô cũng như về doanh thu.
1.1.2 Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh
Công ty Cổ phần may 2 Hải Dương là một doanh nghiệp chuyên sản
xuất và gia công mặt hàng may mặc xuất khẩu theo qui trình công nghệ khép
kín từ A đến Z (bao gồm: cắt, may là đóng gói, đóng hòm, nhập kho) với các
loại máy móc chuyên dùng và nguyên liệu sản xuất chủ yếu là vải.
Xuất phát từ những đặc điểm trong may công nghiệp để đảm bảo sản
xuất liên tục, năng suất và chất lượng cao, quá trình sản xuất tại Công ty được
chia làm 2 quá trình:

7


+ Quá trình chuẩn bị sản xuất.
+ Quá trình sản xuất chính.
Quá trình chuẩn bị sản xuất là nhiệm vụ tính toán cân đối chuẩn bị tất cả
các điều kiện về vật tư, chuẩn bị về kỹ thuật (Thiết kế các loại mẫu lập quy
trình công nghệ) làm cơ sở cho quá trình sản xuất chính.
Quá trình sản xuất là sự tổ chức thực hiện, bám sát tiêu chuẩn kỹ thuật,
các chỉ tiêu định mức kinh tế – kỹ thuật, xây dựng các phương pháp tối ưu để
tổ chức sản xuất ở các công đoạn nhằm tăng năng suất lao động, chất lượng
đáp ứng thời gian giao hàng theo kế hoạch.
Sơ đồ 1.1: Qui trình công nghệ sản xuất sản phẩm

NGUYÊN VẬT
LIỆU

THIẾT KẾ
QUI TRÌNH
CÔNG NGHỆ

CẮT

GIẶT

MAY

THÊU



KCS

ĐÓNG GÓI

NHẬP KHO

Nhìn vào sơ đồ ta thấy quá trình sản xuất quần áo được chia thành các
công đoạn chính sau đây:
- Chuẩn bị vật tư, nguyên phụ liệu tại kho nguyên liệu: Nguyên phụ
liệu tập kết vào kho sẽ được kiểm tra số lượng cũng như chất lượng trước khi

8



bước vào sản xuất, nguyên phụ liệu trước khi đưa vào sản xuất phải đảm bảo
tiêu chuẩn xuất khẩu như vải không bị lỗi sợi, loang mầu hoặc nguyên phụ
liệu phải đúng như bảng màu mà khách hàng duyệt vv..
- Chuẩn bị kỹ thuật nghiên cứu thực nghiệm, xây dựng dự án công
nghệ: Phòng kỹ thuật công nghệ phải may từ 1 dến 2 sản phẩm mẫu đối so với
sản phẩm gốc của khách hàng để cho khách hàng duyệt trước khi đưa vào sản
xuất, xây dựng định mức, xây dựng qui trình công nghệ lắp ráp sản phẩm,
giác sơ đồ cắt.
- Công đoạn cắt: Phân xưởng pha cắt có nhiệm vụ trải vải theo từng bàn
hàng gồm nhiều lớp, mỗi bàn hàng khoảng 50 - 70 lớp phụ thuộc vào chất
lượng vải dầy hay mỏng sau đó được cắt ra từng chi tiết theo bản giác sơ đồ
của phòng kỹ thuật công nghệ. Mỗi chi tiết sẽ được đánh số để khi đến công
đoạn may lắp ráp không bị sai màu. Trên cơ sở lệnh sản xuất của phòng kế
hoạch, phân xưởng pha cắt căn cứ vào số lượng sản phẩm theo tỷ lệ màu/cỡ
để cắt theo lệnh sản xuất.
- Công đoạn thêu: Thêu bằng máy vi tính có đĩa thêu của khách hàng
cung cấp.
- Công đoạn may: Căn cứ vào qui trình công nghệ, phân xưởng may sẽ
sắp sếp dây truyền may theo qui trình công nghệ để lắp ráp sản phẩm.
- Công đoạn giặt tẩy (nếu có): Sau khi sản phẩm may xong hoàn chỉnh
sẽ được đưa vào giặt tẩy theo chế độ chỉ định giặt tẩy của từng khách hàng để
kiểm tra độ co của nguyên liệu trên cơ sở đó bộ phận may mẫu sẽ điều chỉnh
thông số nếu độ co sau khi giặt quá tỷ lệ cho phép (trường hợp khách hàng
không yêu cầu giặt thì bỏ qua công đoạn này).
- Công đoạn là: Dùng hệ thống bàn là hơi để là sản phẩm.
- Công đoạn kiểm tra chất lượng sản phẩm (KCS): Kiểm tra chất lượng
sản phẩm, nếu sản phẩm không đạt yêu cầu, quay lại phân xưởng để sửa chữa.

9



- Công đoạn hoàn thành: Công đoạn gấp gói sản phẩm cho vào túi ny
lon, cho vào thùng carton hoặc treo vào container theo tài liệu hướng dẫn của
từng khách hàng.
- Nhập kho: Sau khi đóng gói hoàn thiện.
Các công đoạn này liên kết mật thiết với nhau, năng suất chất lượng
của mỗi công đoạn đều ảnh hưởng trực tiếp tới nhau.

1.1.3 Đặc điểm tổ chức quản lí sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần
may 2 Hải Dương
1.1.3.1

Sơ đồ Bộ máy tổ chức quản lý của Công ty cổ phần may 2
HảiDương:

Sơ đồ 1.2: Bộ máy tổ chức quản lý
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
BAN KIỂM SOÁT
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

BAN GIÁM ĐỐC

Phòng
kế
hoạch
xuất
nhập
khẩu


Phòng
kỹ
thuật
công
nghệ

Phòng
tố chức
lao
động

Phòng
kế toán
tài
vụ

Phòng
hành
chính

Phòng
quản lý
chất
lượng

Ban
bảo vệ

10



Phân

Phân

Phân

xưởng

xưởng

xưởng

pha
cắt

sản

sản

xuất

xuất

1

2

Đại hội đồng cổ đông là cơ quan quyết định cao nhất của công ty, bao
gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết.

Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý của công ty, có toàn quyền nhân
danh công ty để quyết định và thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty
không thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông.
Ban kiểm soát có từ 3 đến 5 thành viên, nhiệm kỳ không quá 5 năm,
thành viên ban kiểm soát có thể được bầu lại với nhiệm kì không hạn chế.
Tổng Giám đốc Công ty kiêm Chủ tịch Hội đồng quản trị do Đại hội
cổ đông bầu ra. Là người đại diện theo pháp luật của Công ty, đồng thời lập
chương trình kế hoạch hoạt động của Hội đồng quản trị.
Phó tổng giám đốc công ty là người giúp việc cho Giám đốc điều hành
một hoặc một số lĩnh vực hoạt động của Công ty theo phân công của tổng
Giám đốc. Chịu trách nhiệm trước Giám đốc và Pháp luật về nhiệm vụ được
phân công.
Kế toán trưởng Công ty: Là người đứng đầu bộ máy tài chính kế toán
giúp Giám đốc Công ty chỉ đạo, tổ chức, thực hiện công tác tài chính kế toán
thống kê của Công ty theo đúng Pháp lệnh kế toán thống kê. Kế toán trưởng
Công ty có quyền và nhiệm vụ theo điều lệ kế toán trưởng.
Phòng kế hoạch Xuất nhập khẩu (gồm 24 người).

11


Chức năng chính là tham mưu cho tổng Giám đốc về công tác kế hoạch
và điều độ sản xuất, tìm thị trường mua các yếu tố đầu vào, bán các yếu tố
đầu ra ở trong và ngoài nước và làm thủ tục xuất, nhập khẩu hàng hoá.
Phòng kế hoạch thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Trên cơ sở mục tiêu trên, có chiến lược xây dựng các kế hoạch ngắn
hạn, trung hạn, dài hạn phù hợp với nguồn lực của Doanh nghiệp.
- Phân bổ kế hoạch tháng, quý cho các đơn vị.
- Điều độ sản xuất, phối hợp hoạt động của các đơn vị thực hiện kế
hoạch đạt hiệu quả cao nhất.

- Khai thác, tiếp nhận, quản lý, cấp phát vật tư, nguyên phụ liệu chính
xác kịp thời phục vụ sản xuất.
- Thanh lý, quyết toán hợp đồng kinh tế, vật tư, nguyên phụ liệu với
các khách hàng trong và ngoài nước.
- Tổ chức tốt việc tiêu thụ: Giao hàng gia công, bán hàng sản xuất và
các dịch vụ khác.
- Lập báo cáo thống kê kế hoạch quy định.
- Mở tờ khai xuất khẩu, nhập khẩu.
- Tổ chức thực hiện giao nhận hàng hoá xuất khẩu nhập khẩu.
- Thanh khoản hợp đồng với cơ quan hải quan.
Phòng kỹ thuật công nghệ (Gồm 28 người)
Chức năng chính là tham mưu cho tổng Giám đốc trong công tác quản
lý kỹ thuật và công nghệ sản xuất từng đơn hàng.
Phòng kĩ thuật thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Xây dựng và quản lý các quy trình công nghệ sản xuất các loại sản
phẩm, đề xuất phương hướng phát triển cơ cấu mặt hàng, nghiên cứu đề xuất
các loại sản phẩm mới.

12


- Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chương trình công nghệ sản xuất các
loại sản phẩm mới.
- Xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng sản phẩm, xây dựng các
định mức kỹ thuật, chất lượng sản phẩm, xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật
tổ chức hướng dẫn kiểm tra và quản lý chất lượng sản phẩm.
Phòng tổ chức lao động:(Gồm 4 người).
Chức năng chính là tham mưu cho ban Giám đốc về công tác tổ chức,
nhân sự, tiền lương, các chế độ chính sách quy định hiện hành.
Phòng tổ chức lao động thực hiện các nhiệm vụ sau:

- Nghiên cứu đề xuất tham mưu cho lãnh đạo về sắp xếp bộ máy quản
lý nhân sự, tổ chức sản xuất. Cụ thể hoá các chức năng nhiệm vụ, quyền hạn
của từng đơn vị trong bộ máy.
- Thực hiện nghiệp vụ tuyển dụng lao động, sắp xếp, bố trí lao động
nhân lực phù hợp với trình độ tay nghề, sức khoẻ và tổ chức sản xuất của các
bộ phận trong công ty.
- Chủ trì xây dựng các chế độ trả lương, quy chế thi đua khen thưởng,
các nội quy, quy định đã được ban hành. Quản lý hồ sơ cán bộ công nhân
viên, sổ Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
- Một số nghiệp vụ khác.
Phòng kế toán tài vụ: (gồm 5 người)
Chức năng chính là thực hiện công tác tài chính kế toán tài chính của
đơn vị, giám sát và kiểm tra các hoạt động của công ty qua các chứng từ, sổ
sách kế toán. Tham mưu cho ban giám đốc trong việc ra các quyết định công
tác quản lý tài chính cũng như các công tác khác.
Phòng kế toán tài vụ thực hiện các nhiệm vụ:
- Thu thập, ghi chép chính xác phát sinh hàng ngày để phản ánh tình
hình biến động vật tư, hàng hoá, tài sản, tiền vốn của công ty.

13


- Thực hiện các nghiệp vụ thanh toán, thu chi tài chính của công ty.
- Thực hiện các nghiệp vụ vay trả với các tổ chức ngân hàng, các tổ
chức và cá nhân có liên quan tín dụng.
- Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra nghiệp vụ kế toán thống kê của các đơn
vị trong công ty.
- Kiểm kê định kì, đánh giá tài sản.
- Phân tích hoạt động kinh tế, giúp lãnh đạo đề ra các giải pháp có hiệu
quả trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Phòng quản lí chất lượng (Gồm 4 người)
Chức năng chính là giám sát và kiểm tra chất lượng sản phẩm ngăn
ngừa sản phẩm hàng hoá không đủ tiêu chuẩn chất lượng đến tay khách hàng.
Phòng quản lý chất lượng thực hiện nhiệm vụ sau:
- Giám sát kiểm tra chất lượng nguyên liệu trước khi nhập kho.
- Giám sát, kiểm tra chất lượng bán thành phẩm sau khi cắt và ép
mếch.
- Giám sát kiểm tra chất lượng sản phẩm đã hoàn thành.
- Giám sát kiểm tra quá trình bao gói, đòng hòm.
Phòng hành chính: (gồm 11 người)
Là phòng lập các chương trình đi công tác của giám đốc, phó giám
đốc, quản lý trang thiết bị văn phòng theo quy định.
Lập kế hoạch mua sắm đồ dùng văn phòng, trang thiết bị phục vụ cho
lãnh đạo và các phòng ban nghiệp vụ. Thực hiện công tác tạp vụ, lễ tân, phục
vụ các cuộc họp, hội nghị trong công ty, quản lý nhà ăn tập thể. Thực hiện các
nghiệp vụ văn thư, đánh máy, pho to lưu giữ hồ sơ. Quản lý theo dõi nội dung
công văn đi và đến, quản lý cấp giấy giới thiệu…
Ban bảo vệ: (Gồm 11 người)

14


Thực hiện các nghiệp vụ bảo vệ theo dõi giám sát tài sản của công ty và
cá nhân. Bảo vệ công ty an toàn 24/24 giờ, hướng dẫn khách đến thăm quan,
giao dịch. Duy trì công tác trật tự nội vụ, phòng cháy chữa cháy, an ninh nội
bộ.
1.1.3.2. Phân tích mối quan hệ giữa các bộ phận trong hệ thống quản lý
doanh nghiệp.
Trong hệ thống quản lý doanh nghiệp của công ty các bộ phận có mối
quan hệ rất chặt chẽ với nhau từ khâu điều hành sản xuất tới các phòng ban

đến phân xưởng sản xuất, phòng kế hoạch xuất nhập khẩu thực hiện theo sự
chỉ đạo của phó tổng giám đốc điều hành sản xuất, phát lệnh sản xuất tới các
phòng ban có liên quan như phòng kỹ thuật, phân xưởng cắt, phân xưởng
may, phòng tổ chức lao động. Phòng kỹ thuật xây dựng quy trình công nghệ
để phân xưởng sản xuất tổ chức thực hiện theo quy trình lắp ráp sản phẩm,
phòng tổ chức lao động tiền lương cùng với phòng kỹ thuật xây dựng định
mức ngày công làm việc số lượng sản phẩm/người/ngày. Căn cứ định mức số
lượng sản phẩm ngày công làm việc phòng kế hoạch giao kế hoạch ấn định
ngày hoàn thành cho xưởng sản xuất và ngày giao hàng, giải quyết tất cả các
vấn đề phát sinh trong sản xuất, cung cấp số liệu hàng nhập hàng xuất cho
phòng kế toán tài vụ. Ban bảo vệ có trách nhiệm kiểm tra giám sát vòng ngoài
cũng như trong phân xưởng sản xuất không để sản phẩm cũng như vật tư đưa
ra ngoài công ty. Hàng ngày các phòng ban có liên quan có chế độ báo cáo
với phó tổng giám đốc điều hành để giải quyết các vấn đề vướng mắc trong
ngày. Hàng tuần vào sáng thứ 2 các bộ phận họp giao ban tình hình sản xuất
dưới sự chủ trì của phó tổng giám đốc điều hành để bắt đầu triển khai các
công việc đang làm và những công việc tiếp theo đồng thời phó tổng giám

15


đốc điều hành sản xuất hàng ngày cũng như hàng tuần có chế độ báo cáo với
tổng giám đốc nắm được tất cả các hoạt động diễn ra tại công ty.
1.1.4 Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại Công ty cổ phần may 2 Hải
Dương
1.1.4.1. Sơ đồ bộ máy kế toán của công ty
Cùng với nhiệm vụ và vai trò của mình, xuất phát từ đặc điểm của tổ
chức sản xuất và quản lý của Công ty, bộ máy kế toán được tổ chức theo hình
thức kế toán tập trung. Tức là toàn bộ công tác kế toán được thực hiện tại
phòng Kế toán tài vụ của Công ty. Các tổ sản xuất nhận giao khoán chỉ ghi sổ

sách lưu giữ nội bộ, còn các chứng từ liên quan phải gửi lên phòng Kế toán tài
vụ. Tại đây nhân viên kế toán sẽ tập hợp số liệu ghi sổ, hạch toán chi phí, tính
kết quả kinh doanh, lập các Báo cáo tài chính.
Phòng Kế toán tài vụ gồm 5 người trong đó có 1 kế toán trưởng và 4 kế
toán viên
Sơ đồ 1.3: Bộ máy kế toán của công ty

Kế toán trưởng

Kế toán
tổng
hợp

Kế toán
thanh toán
Ngân hàng

Kế toán
TSCĐ và
NLVL,
CCDC

Thủ quỹ

Kế toán trưởng:
Phụ trách chung, có nhiệm vụ chỉ đạo nghiệp vụ, hướng dẫn toàn bộ
công tác kế toán, thống kê phân tích thông tin kinh tế trong Công ty. Tập hợp
số liệu trong kỳ để lập các Báo cáo tài chính. Tổ chức thực hiện và kiểm tra

16



việc thực hiện các chế độ, thể lệ về quản lý kế toán tài chính và chế độ kế
toán.
Kế toán tổng hợp:
Có nhiệm vụ tập hợp toàn bộ chi phí sản xuất trong kỳ, báo cáo Kế toán
trưởng để tính giá thành. Đôn đốc, kiểm tra công việc kế toán hàng ngày.
Kế toán thanh toán Ngân hàng:
Theo dõi các chứng từ thu, chi tiền gửi Ngân hàng, mở sổ chi tiết tình
hình công nợ và thanh toán. Ngoài ra còn có nhiệm vụ theo dõi, phản ánh vào
chứng từ, sổ sách tiền gửi, tiền vay Ngân hàng.
Kế toán TSCĐ,NLVL và CCDC:
Ghi chép, tổng hợp chính xác số lượng, giá trị TSCĐ hiện có, tình hình
tăng, giảm và hiện trạng TSCĐ trong toàn Công ty, tính toán và phân bổ chính
xác mức khấu hao TSCĐ vào chi phí sản xuất, theo dõi lập kế hoạch sửa
chữa TSCĐ. Đồng thời theo dõi tình hình xuất nhập nguyên phụ liệu, công cụ
dụng cụ là căn cứ cung cấp số liệu chuyển kế toán tổng hợp tính toán, phân bổ
và xác định chi phí, giá thành.
Thủ quỹ:
Thực hiện các nghiệp vụ thu, chi tiền mặt trên cơ sở chứng từ hợp lệ,
hợp pháp.
1.1.4.2 Tổ chức công tác kế toán
Hệ thống tài khoản sử dụng:
Công ty cổ phần May 2 Hải Dương áp dụng hệ thống tài khoản kế toán
ban hành theo Quyết định số 48/2006 QĐ-BTC ngày 14/9/2006 của Bộ Tài
Chính. Ngoài ra để đáp ứng yêu cầu quản lý ngành may mặc, Công ty đã mở
thêm một số tài khoản cấp 2, cấp 3 và các tiểu khoản liên quan phù hợp với
điều kiện đặc thù trong công tác quản lý kinh doanh của Công ty.

17



Các chứng từ sử dụng:
+ Phiếu nhập, xuất kho.
+ Bảng chấm công.
+ Bảng thanh toán lương sản phẩm.
+ Phiếu thu, chi tiền mặt.
+ Biên bản giao nhận TSCĐ
+ Biên bản thanh lý TSCĐ
+ Thẻ kho.
+ Biên bản kiểm nghiệm kỹ thuật.
+ Hoá đơn bán hàng.
Và các chứng từ khác theo qui định hiện hành.
Kì kế toán: theo quý
Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán: Việt Nam đồng (VNĐ)
Hình thức Sổ kế toán:
Hiện nay Công ty đang áp dụng hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ.
Sơ đồ 1.4 Trình tự ghi sổ kế toán của công ty
Chứng từ kế toán
Sổ quỹ

Bảng tổng
hợp chứng từ
kế toán cùng
loại
CHỨNG TỪ GHI SỔ

Sổ Cái

Sổ, thẻ

kế toán
chi tiết
Bảng
tổng
hợp chi
tiết

18


Bảng cân đối số phát
sinh
BÁO CÁO TÀI CHÍNH

Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi định kỳ
Đối chiếu
Theo qui trình này, căn cứ vào các chứng từ gốc để ghi vào sổ, thẻ kế
toán chi tiết. Hàng quí, Kế toán tổng hợp được phân công lập chứng từ ghi sổ
theo vế Có của các tài khoản, đánh số thứ tự liên tục theo số tự nhiên cả năm.
Chứng từ ghi sổ là căn cứ để ghi vào các sổ cái tài khoản.
Cuối kì, Kế toán trình bày quy trình tổng hợp và lập các Báo cáo tài
chính sau:
- Bảng cân đối kế toán: Mẫu số B 01 - DNN.
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: Mẫu số B02 - DNN.
- Thuyết minh Báo cáo tài chính: Mẫu số B09 - DNN.
Ngoài ra để đáp ứng yêu cầu quản lý của Công ty còn ban hành thêm các
báo cáo khác, có tính quản trị giúp cho lãnh đạo Công ty nắm được tình hình
tài chính, kinh doanh của Công ty, từ đó xác định phương hướng và ra các

quyết định trong kinh doanh cho phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị.
Như vậy, theo qui trình này Công ty không lập Sổ đăng ký chứng từ
ghi sổ làm cơ sở để đăng ký các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, quản lý chứng
từ ghi sổ, đối chiếu kiểm tra tổng số tiền phát sinh với bảng cân đối số phát
sinh. Điều này gây khó khăn trong công tác kế toán tài chính của Công ty,
cần phải được khắc phục trong thời gian tới.

19


1.2 Đặc điểm TSCĐHH tại Công ty cổ phần may II Hải Dương
1.2.1. Phân loại TSCĐHH tại công ty
Do đặc điểm của công ty là sản xuất mặt hàng may mặc nên tài sản cố
định hữu hình tại doanh nghiệp nhìn chung đa dạng về chủng loại, số lượng
và chất lượng. Để quản lý chặt chẽ, TSCĐHH cần được phân loại theo những
tiêu thức nhất định.TSCĐHH của công ty được phân loại theo 2 hình thức:
hình thái biểu hiện và theo quyền sở hữu.
1.2.1.1 Phân loại TSCĐHH theo hình thái biểu hiện
Tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2010 TSCĐHH của công ty bao gồm:

20


Bảng 1.2: Phân loại TSCĐHH theo hình thái biểu hiện
Nhóm tài sản
Nhà cửa, vật kiến trúc
Nhà xưởng sản xuất
Nhà kho
Nhà điều hành
Nhà để xe

...
Máy móc, thiết bị
Máy cắt vải di động
Máy đính bọ Brother LK3
Máy vắt gấu Brother CM3
Máy can sai W 8103
...
Phương tiện vận tải

Nguyên giá

Hao mòn

11.995.403.594

4.616.849.277

.....

...

7.827.351.193

3.718.656.055

.........

...........

1.621.059.949


838.413.715

Xe Toyota 4 chỗ
Xe tải KIA 3 tấn
Xe tải IUSU 5.5 tấn
...
Dụng cụ quản lí
Máy photo
Máy vi tính
Máy điều hoà
...
Cộng

Giá trị còn lại
7.378.554.313

4.108.695.138

782.646.234

..........
200.389.208

98.154.083

102.235.125

9.272.073.130


12.372.130.810

.........

21.644.203.946

21


1.2.1.2 Phân loại theo quyền sở hữu
Với cách phân loại này, TSCĐHH của công ty bao gồm
- TSCĐHH tự có là những TSCĐHH do công ty tự mua sắm, xây dựng
bằng nguồn vốn của mình với tổng nguyên giá là 21.644.203.946 đ
- TSCĐHH thuê ngoài công ty hầu như không có.
1.2.2. Đánh giá TSCĐHH tại công ty
1.2.2.1 Đánh giá theo nguyên giá
Nguyên giá TSCĐHH là toàn bộ các chi phí bình thường và hợp lý mà
doanh nghiệp phải bỏ ra để có tài sản đó và đưa TSCĐHH đó vào trạng thái
sẵn sàng sử dụng.
TSCĐHH được hình thành từ các nguồn khác nhau, do vậy nguyên giá
TSCĐHH trong từng trường hợp được tính toán xác định theo từng trường
hợp cụ thể.
1.2.2.2 Đánh giá TSCĐHH theo giá trị còn lại.
Giá trị còn lại của TSCĐHH là phần giá trị của TSCĐHH chưa chuyển
dịch vào giá trị sản phẩm sản xuất ra. Giá trị còn lại của TSCĐHH được tính
như sau:
Giá trị còn lại = Nguyên giá – hao mòn luỹ kế
Trường hợp có quyết định đánh giá lại TSCĐHH thì giá trị còn lại phải được
điều chỉnh theo công thức:
Giá trị còn lại

của TSCĐHH sau
khi đánh giá lại

Giá trị còn lại
=

của TSCĐHH trước khi
đánh giá lại

Giá trị đánh giá lại của
x

TSCĐHH
NG TSCĐHH trước khi
đánh giá

22


CHƯƠNG II

THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TÀI SẢN
CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY II HẢI
DƯƠNG
2.1 Thực trạng kế toán tăng, giảm tài sản cố định hữu hình tại công ty II
Hải Dương
2.1.1 Thủ tục và chứng từ hạch toán tăng, giảm TSCĐHH
2.1.1.1 Thủ tục và chứng từ hạch toán tăng TSCĐHH
Tại công ty cổ phần may II Hải Dương chỉ có thể xảy ra 2 trường hợp
tăng TSCĐHH là tăng TSCĐHH do mua sắm và tăng TSCĐHH do xây dựng

cơ bản hoàn thành bàn giao.
Tùy theo từng trường hợp tăng TSCĐHH mà thủ tục và chứng từ hạch
toán có sự khác nhau nhất định.
Đối với TSCĐHH tăng do mua sắm thì cần có thủ tục sau:
Sơ đồ 2.1: Thủ tục tăng TSCĐHH do mua sắm
ĐƠN ĐỀ NGHỊ

XÉT DUYỆT

BIÊN BẢN GIAO
NHẬN TSCĐHH
CHỨNG TỪ GHI SỔ

SỔ CÁI TK 211

MUA TSCĐHH:
HÓA ĐƠN GTGT

THẺ TSCĐHH

SỔ TSCĐHH THEO
ĐƠN VỊ SỬ DỤNG
SỔ TSCĐHH

BẢNG TỔNG HỢP TĂNG
GIẢM TSCĐHH

23



Khi có nhu cầu mua sắm TSCĐHH phục vụ cho các hoạt động thì các
đơn vị, bộ phận có nhu cầu sử dụng phải lập tờ trình xin mua gửi đến ban
giám đốc công ty, trong đó phải giải trình sự cần thiết phải mua TSCĐHH.
Khi giám đốc xem xét và phê duyệt đề nghị trên thì tiến hành mua
TSCĐHH. Tất cả các chứng từ gốc lập thành hồ sơ kế toán ban đầu liên quan
đến việc mua sắm đưa TSCĐHH vào sử dụng. Khi bàn giao TSCĐHH cho bộ
phận sử dụng thành lập một ban giao nhận TSCĐHH. Ban này có trách nhiệm
xác định nguyên giá TSCĐHH và lập biên bản giao nhận TSCĐHH. Khi đó
bộ phận sử dụng nhận TSCĐHH, kế toán trưởng và thủ trưởng đơn vị ký vào
biên bản giao nhận TSCĐHH, các bộ phận liên quan được giữ lại biên bản
giao nhận.
Phòng kế toán nhận được các chứng từ để tiến hành ghi sổ:
- Đơn đề nghị
- Hóa đơn GTGT
- Biên bản giao nhận TSCĐHH
- Các chứng từ khác liên quan như giấy báo nợ, phiếu chi.
Khi đưa TSCĐHH vào sử dụng thì căn cứ vào các chứng từ này lập thẻ
TSCĐHH, sổ tài sản cố định toàn doanh nghiệp và sổ tài sản cố định theo
đơn vị sử dụng. Cuối quí, từ các chứng từ gốc này, kế toán tổng hợp lập
chứng từ ghi sổ rồi ghi vào sổ cái tài khoản liên quan.
Đối với TSCĐHH do xây dựng hoàn thành:

24


Sơ đồ 2.2: Thủ tục tăng TSCĐHH do xây dựng cơ bản hoàn thành
HỢP ĐỒNG
KINH TẾ

THANH LÝ HỢP

ĐỒNG

BIÊN BẢN NGHIỆM
THU VÀ BÀN GIAO

THẺ TSCĐHH
BIÊN BẢN GIAO
NHẬN TSCĐHH

SỔ TSCĐHH THEO
ĐƠN VỊ SỬ DỤNG

CHỨNG TỪ GHI SỔ
SỔ TSCĐHH
SỔ CÁI TK 211

BẢNG TỔNG HỢP TĂNG
GIẢM TSCĐHH

Khi công trình xây dựng cơ bản hoàn thành, quyết toán công trình được
duyệt. Công ty tiến hành lập biên bản nghiệm thu công trình và lập biên bản
thanh lý hợp đồng. Từ các chứng từ đó lập biên bản giao nhận TSCĐHH. Qui
trình được tiếp tục như trường hợp mua sắm TSCĐHH.
Dưới đây là chứng từ về một số trường hợp tăng TSCĐHH tại Công ty:
Chứng từ liên quan đến tăng TSCĐHH do mua sắm:
Ngày 1 tháng 12 năm 2009 công ty tiến hành mua sắm 1 chiếc máy may lược
bàn giao cho phân xưởng may 1 sử dụng. Các chứng từ được sử dụng như
sau:

25



×