Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

Tình hình hoạt động kinh doanh và đầu tư của Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam và chi nhánh Cầu Giấy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (171.28 KB, 29 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Trong suốt những học kỳ cuối ngồi trên ghế giảng đường của trường
Đại học Kinh tế Quốc dân, em đã học được rất nhiều điều, tiếp thu rất nhiều
kiến thức từ các thầy cô giáo và các bạn. Tuy nhiên những bài học, những
kiến thức đó chỉ mới dừng lại ở góc độ lý thuyết. “Học phải đi đôi với
hành”, lý thuyết sẽ càng trở nên phong phú và sinh động hơn khi được áp
dụng vào thực tế. Chính vì vậy trong học kỳ cuối này, em có cơ hội được
ứng dụng những bài giảng của các thấy các cô trên lớp vào những công việc
thực tế trong cuộc sống. Cụ thể trong kỳ thực tập vừa qua, em đã đến thực
tập tại Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam Chi Nhánh Cầu Giấy
(BIDV Cầu giấy)
Tại cơ sở thực tập, em đã quan sát và học hỏi được rất nhiều điều, biết
thêm được nhiều kiến thức và giúp em có được một cái nhìn rõ nét hơn,
thực tế hơn về những nghiệp vụ của một nhân viên ngân hang. Qua đó, em
xin trình bày những thu nhận của em về cơ sở thực tập cũng như những
công việc mà em đã quan sát và học hỏi qua Báo cáo thực tập tổng hợp, bài
báo cáo gồm 3 phần ( ngoài mở đầu và kết luận):
Phần I: Khái quát về Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam và chi
nhánh Cầu Giấy
Phần II: Cơ cấu bộ máy tổ chức và chức năng nhiệm vụ
Phần III: Tình hình hoạt động kinh doanh và đầu tư trong giai đoạn


I.

Khái quát về Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam và chi

nhánh Cầu Giấy
I.1. Khái quát về Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam là một trong bốn NHTM NN.
Ngày 26/4/1957 Thủ tướng Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam đã kí nghị đinh


số 177/Ttg thành lập Ngân hàng kiến thiết Việt Nam (tiền thân của ngân hàng Đầu
tư và phát triển Việt Nam) trực thuộc Bộ Tài Chính. Qúa trình hình thành và phát
triển của ngân hàng có các tên gọi khác nhau:


Thành lập ngày 26/4/1957 với tên gọi là Ngân hàng Kiến thiết Việt



Từ 24/6/1981 – 1989: mang tên Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt



Từ14/11/ 1990 đến nay: mang tên Ngân hàng Đầu tư và Phát triển

Nam
Nam
Việt Nam



Tên giao dịch quốc tế: Bank for Investment and Development of Vietnam
Tên gọi tắt: BIDV
Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam thuộc loại doanh nghiệp nhà nước

hạng đặc biệt, được tổ chức theo mô hình Tổng công ty Nhà nước (Tập đoàn).
BIDV là ngân hàng đi đầu trong việc thành lập ngân hàng liên doanh với nước
ngoài để phục vụ phát triển kinh tế đất nước. Việc ra đời Ngân hàng Đầu tư và Xây
dựng Việt Nam có ý nghĩa quan trọng trong việc cải tiến các phương pháp cung
ứng và quản lý vốn đầu tư cơ bản, nâng cao vai trò tín dụng phù hợp với khối

lượng vốn đầu tư cơ bản tăng lên và nhu cầu xây dựng phát triển rộng rãi. Chỉ sau
một thời gian ngắn, Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng đã nhanh chóng ổn định công
tác tổ chức từ trung ương đến cơ sở, đảm bảo các hoạt động cấp phát và tín dụng
đầu tư cơ bản không bị ách tắc. Các quan hệ tín dụng trong lĩnh vực xây dựng cơ
bản được mở rộng, vai trò tín dụng được nâng cao. Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng
đảm bảo cung ứng vốn lưu động cho các tổ chức xây lắp, khuyến khích các đơn vị


xây lắp đẩy nhanh tiến độ xây dựng, cải tiến kỹ thuật, mở rộng năng lực sản xuất,
tăng cường chế độ hạch toán kinh tế. BIDV kinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực về
tài chính, tiền tệ, tín dụng, dịch vụ ngân hàng và phi ngân hàng phù hợp với quy
định của pháp luật, không ngừng nâng cao lợi nhuận của ngân hàng, góp phần thực
hiện chính sách tiền tệ quốc gia, phục vụ phát triển kinh tế Đất nước.
Từ chỗ chỉ có 8 chi nhánh và 200 cán bộ khi mới thành lập, trải qua nhiều
giai đoạn phát triển thăng trầm, sát nhập, chia tách, BIDV đã tiến một bước dài
trong quá trình phát triển, tự hoàn thiện mình. Đặc biệt trong 10 năm đổi mới và
nhất là từ 1996 đến nay cơ cấu tổ chức và quản lý, mạng l-ưới hoạt động đã phát
triển mạnh mẽ phù hợp với mô hình Tổng công ty Nhà nước.
Với mục tiêu phát triển mạng lưới, kênh phân phối để tăng trưởng hoạt
động, là cơ sở, nền tảng để triển khai các hoạt động kinh doanh, cung cấp các sản
phẩm, dịch vụ đồng thời nâng cao hiệu quả quảng bá và khẳng định thương hiệu
của ngân hàng, đến nay BIDV đã có 108 chi nhánh và hơn 500 phòng giao dịch,
hàng nghìn ATM và POS tại 63 tỉnh thành trên toàn quốc. BIDV có hơn 12000
người. làm việc chuyên nghiệp, nghiêm túc và hiệu quả, đặc biệt có kinh nghiệm
trong lĩnh vực đầu tư phát triển, là thế mạnh cạnh tranh của BIDV. Trụ sở chính
được phân tách theo 7 khối chức năng: Khối ngân hàng bán buôn; Khối ngân hàng
bán lẻ và mạng lưới; Khối vốn và kinh doanh vốn; Khối quản lý rủi ro; Khối tác
nghiệp; Khối Tài chính kế toán và Khối hỗ trợ. Tại chi nhánh được sắp xếp thành 5
khối: Khối quan hệ khách hàng; Khối quản lý rủi ro; Khối tác nghiệp; Khối quản lý
nội bộ và Khối trực thuộc.

Năm 2008, BIDV đứng vị trí thứ 35 trong Bảng xếp hạng VNR 500. Năm
2009 đã vươn lên vị trí thứ 14 và xếp vị trí thứ 02 trong số các ngân hàng lọt vào
Bảng xếp hạng.
I.2.

Tổng quan về Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam- chi

nhánh Cầu Giấy


Chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát triển Cầu Giấy là đơn vị trực thuộc
thành viên Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam quá trình hình thành và phát
triển có thể được khái quát như sau:
Ngày 27/5/1957 Chi nhánh kiến thiết Hà Nội nằm trong hệ thống Ngân hàng
kiến thiết Việt Nam được thành lập, nhiệm vụ chính là nhận vốn từ ngân sách Nhà
nước để tiến hành cấp phát và cho vay trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản.
Ngày 31/10/1963 chi điểm 2 thuộc chi nhánh Ngân hàng kiến thiết Hà Nội
(tiền thân của BIDV Cầu Giấy hiện nay) được thành lập.
Đến năm 1982, Ngân hàng kiến thiết Việt Nam đổi tên thành Ngân hàng Đầu
tư và Xây dựng Việt Nam, tách khỏi Bộ tài chính, trực thuộc Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam. Chi điểm 2 đổi tên thành chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Cầu
Giấy (là chi nhánh cấp II) trực thuộc chi nhánh Hà Nội trong hệ thống Ngân hàng
Đầu tư và Xây dựng Việt Nam.
Theo quy định 401 của chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, Ngân hàng Đầu tư và
Xây dựng Việt Nam đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, có trụ
sở đóng tại 194 Trần Quang Khải, Hà Nội với số vốn điều lệ là 1100 tỷ đồng và có
các chi nhánh trực thuộc tại tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương. Theo
đó chi nhánh cấp II Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Cầu Giấy đổi tên thành Ngân
hàng Đầu tư và Phát triển Cầu Giấy thuộc chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát
triển Hà Nội.

Từ khi thành lập cho đến năm 1995, chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát
triển Cầu Giấy đã trải qua các giai đoạn phát triển:
- Giai đoạn 1963-1975 phục vụ chống chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ leo
thang đánh phá miền Bắc và đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
- Giai đoạn 1975-1995 phục vụ công cuộc phục hồi phát triển kinh tế trong
cả nước. Ngày 1/1/1995 bộ phận cấp phát triển vốn ngân sách tách khỏi Ngân hàng
Đầu tư và Phát triển Việt Nam thành tổng cục đầu tư và phát triển trực thuộc Bộ tài


chính. Như vậy từ khi thành lập cho tới 1/1/1995 Ngân hàng Đầu tư và Phát triển
Việt Nam không hoàn toàn là một Ngân hàng thương mại mà chỉ là một Ngân hàng
quốc doanh có nhiệm vụ nhận vốn từ ngân sách Nhà nước và tiến hành cấp phát,
cho vay trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản.
Từ ngày 1/1/1995 Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam nói chung và
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Cầu Giấy nói riêng thực sự hoạt động như một
Ngân hàng thương mại, chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Cầu Giấy có
nhiệm vụ huy động vốn trung và dài hạn từ các thành phần kinh tế và các tổ chức
phi chính phủ, các tổ chức tín dụng, các doanh nghiệp, dân cư, các tổ chức nước
ngoài bằng VND và USD để tiến hành các hoạt động cho vay ngắn, trung và dài
hạn đối với mọi tổ chức thành phần kinh tế và dân cư, từ đó đến nay ngân hàng đã
không ngừng phát triển và lớn mạnh.
Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Cầu Giấy được thành lập theo
quyết định số 252/QĐ – HĐQT ngày 16/9/2004 của Chủ tịch HĐQT Ngân hàng
Đầu tư và Phát triển Việt Nam, trên cơ sở nâng cấp Chi nhánh Từ Niêm là Chi
nhánh cấp 2 trực thuộc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội.
Tên giao dịch của Ngân hàng là Chi nhánh NHĐT và PT Cầu Giấy (gọi
tắt NH Cầu Giấy)
Trụ sở tại 263 Cầu Giấy, Hà nội và kể từ ngày 5/2/2007 Chi nhánh chuyển
trụ sở sang Tòa tháp Hòa Bình – 106 Hoàng Quốc Việt, Hà Nội.
Ngân hàng BIDV Cầu Giấy là đại diện pháp nhân của BIDV Việt Nam, là

chi nhánh cấp 1 hoạch toán độc lập, tự chịu trách nhiệm trong kinh doanh và chịu
sự quản lý trực tiếp của BIDV Việt Nam. Chi nhánh có chức năng, nhiệm vụ thực
hiện hoạt động ngân hàng và các hoạt động có liên quan theo luật tổ chức tín dụng,
theo điều lệ tổ chức của BIDV Việt Nam theo quy chế hoạt động của chi nhánh và
theo ủy quyền của Tổng Giám đốc BIDV Việt Nam.


Chi nhánh đi vào hoạt động từ ngày 01/10/2004. Với định hướng phát triển
thành một ngân hàng thương mại hiện đại, năng động. Có sản phẩm dịch vụ ngân
hàng đa dạng, chất lượng cao trên nền tảng ứng dụng công nghệ thông tin.Phục vụ
khách hàng thuộc các thành phần kinh tế, chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ,
doanh nghiệp ngoài quốc doanh hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, dịch vụ, đầu tư
phát triển đô thị.
Phát huy truyền thống của toàn nghành, đội ngũ cán bộ nhân viên đoàn kết,
nỗ lực phấn đấu. Nên ngay sau khi dược nâng cấp, chính thức đi vào hoạt động.
Được sự quan tâm hỗ trợ, giúp đỡ của BIDV Việt Nam. Chi nhánh đã nhanh chóng
triển khai thực hiện kế hoạch được lãnh đạo BIDV Việt Nam giao. Nhanh chóng
triển khai mô hình tổ chức đã duyệt, bố trí bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo các phòng.
Phân công cụ thể trong ban lãnh đạo đảm để mõi mặt hoạt động đều có người chịu
trách nhiệm, từ đó đưa hoạt động của chi nhánh vào nề nếp, tuân thủ cac quy định
của Nhà nước. Thực hiện chấp hành chỉ đạo điều hành, chấp hành các quy chế, quy
trình ngày một tốt hơn. Các giới hạn an toàn được giữ đảm bảo theo hướng an toàn
và hiệu quả. Chú trọng chất lượng hoạt động, phát triển mạng lưới, mở rộng dịch
vụ đảm bảo an toàn và có hiệu quả.
Bằng sự phấn đấu cao của CBCNV chi nhánh luôn hướng tới việc cung cấp
các dịch vụ ngân hàng có chất lượng cao và coi đây là nền tảng vững chắc cho sự
phát triển với phương châm “hiệu quả kinh doanh của bạn là mục tiêu hoạt động
của ngân hàng”. Những cố gắng của CBCNV Chi nhánh Cầu Giấy đã được quý
khách hàng ghi nhận và hợp tác cùng phát triển, tạo điều kiện thuận lợi cho chi
nhánh nhanh chóng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

Cơ cấu bộ máy tổ chức và chức năng nhiệm vu
Thực hiện việc chuyển đổi mới mô hình tổ chức theo TA2 của toàn hệ thống
II.

Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Cơ cấu bộ máy tổ chức của Ngân hàng


Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Cầu Giấy được chia thành các khối theo
TA 2 như sau:
II.1. Khối quan hệ khách hàng:


Phòng quan hệ khách hàng 1: Phục vụ đối tượng khách hàng là các

doanh nghiệp thuộc khối xây lắp và khách hàng là cá nhân


Phòng quan hệ khách hàng 2: phục vụ đối tượng khách hàng là các

doanh nghiệp thuộc khối sản xuất công nghiệp, dịch vụ và thương mại


Đối với khách hàng là doanh nghiệp:

-

Trực tiếp đề xuất hạn mức, giới hạn tín dụng và đề xuất tín dụng

-


Theo dõi, quản lý tình hình hoạt động của khách hàng

-

Phân loại, rà soát phát hiện rủi ro

-

Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ, đề nghị miễn/ giảm lãi và chuyển cho

phòng Quản lý rủi ro xử lý tiếp theo quy định
-

Tuân thủ các giới hạn, hạn mức tín dụng của ngân hàng đối với khách

hàng. Theo dõi việc sử dụng hạn mức của khách hàng.
-

Chịu trách nhiệm đầy đủ về:

+ Việc tìm kiếm khách hàng và phát triển hoạt động tín dụng
+ Tính đầy đủ, chính xác, trung thực đối với các thông tin khách hàng khi
cung cấp báo cáo
+ Mọi điều khoản tín dụng được cấp phải tuân thủ đúng quy định, quy trình
về quản lý rủi ro và mức chấp nhận rủi ro của ngân hàng.
+ Tính an toàn và hiệu quả đối với các khoản vay được đề xuất quyết định
cấp tín dụng

-


Đối với khách hàng cá nhân:

Xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình Marketing tổng thể của
từng nhóm sản phẩm


-

Tiếp nhận, triển khai và phát triển các sản phẩm tín dụng, dịch vụ ngân hàng
dành cho khách hàng cá nhân của BIDV.

-

Xây dựng kế hoạch bán sản phẩm đối với khách hàng cá nhân

-

Tư vấn cho khách hàng lựa chọn sử dụng các sản phẩm bán lẻ của BIDV

-

Triển khai thực hiện kế hoạch bán hàng

-

Chịu trách nhiệm về sản phẩm, nâng cao thị phần của chi nhánh, tối ưu hóa
doanh thu nhằm mục tiêu lợi nhuận
• Phòng tài trợ dự án:
+ Thực hiện một phần nhiệm vụ của phòng quan hệ khách hàng doanh


nghiệp
+ Thẩm định và lập báo cáo đề xuất tín dụng
+ Chịu trách nhiệm phát triển nghiệp vụ tài trợ dự án
II.2. Khối quản lý rủi ro
• Phòng Quản lý rủi ro
-

Đề xuất xây dựng các quy định, biện pháp quản lý rủi ro tín dụng

-

Đề xuất trình duyệt cấp tín dụng, bảo lãnh, tài trợ dự án, tài trợ thương

mại hoặc sửa đổi hạn mức, vượt hạn mức phù hợp với thẩm quyền
-

Phối hợp với phòng quan hệ khách hàng để phát hiện, xử lý các khoản

nợ có vấn đề
-

Chịu trách nhiệm về việc thiết lập, vận hành hệ thống quản lý rủi ro và

an toàn pháp lý trong hoạt động tín dụng của Chi nhánh.
-

Ngoài ra phòng quản lý tín dụng còn có nhiệm vụ trong công tác quản

lý rủi ro tác nghiệp, phòng chống rửa tiền, quản lý hệ thống chất lượng ISO và
công tác kiểm tra nội bộ.

II.3. Khối tác nghiệp


Phòng Quản trị tín dụng:


-

Trực tiếp thực hiện tác nghiệp và quản trị cho vay, bảo lãnh đối với

khách hàng theo quy định, quy trình của BIDV và của Chi nhánh
-

Thực hiện tính toán trích lập quỹ dự phòng theo kết quả phân loại nợ

của phòng quan hệ khách hàng theo đúng các quy định của ngân hàng
-

Chịu trách nhiệm hoàn toàn về an toàn trong tác nghiệp của phòng,

tuân thủ đúng quy trình kiểm soát nội bộ trước khi giao dịch được thực hiện
o

Ngoài ra phòng quản trị tín dụng còn có nhiệm vụ: là đầu mối lưu trữ

chứng từ giao dịch, hồ sơ nghiệp vụ tín dụng, bảo lãnh và tài sản đảm bảo nợ.
Tham gia vào các văn bản quản trị tín dụng.

• Phòng Dịch vụ khách hàng cá nhân
-


Trực tiếp quản lý tài khoản và giao dịch với khách hàng cá nhân

-

Thực hiện công tác phòng chống rửa tiền đối với các giao dịch phát

sinh theo quy định của Nhà nước và của BIDV.Phát hiện, báo cáo và xử lý kịp thời
các giao dịch có dấu hiệu đáng ngờ trong tình huống khẩn cấp
-

Chịu trách nhiệm: kiểm tra tính pháp lý, tính đầy đủ, đúng đắn của các

chứng từ giao dịch. Thực hiện đầy đủ các biện pháp kiểm soart nội bộ trước khi
hoàn tất một giao dịch với khách hàng. Chịu trách nhiệm về việc tự kiểm tra tính
tuân thủ các quy định của Nhà nước và của BIDV.



Phòng Dịch vụ khách hàng doanh nghiệp:

-

Trực tiếp quản lý tài khoản và giao dịch với khách hàng

-

Thực hiện công tác phòng chống rửa tiền đối với các giao dịch phát

sinh theo quy định của Nhà nước và của BIDV. Phát hiện, báo cáo và xử lý kịp thời

các giao dịch có dấu hiệu đáng ngờ trong tình huống khẩn cấp
-

Chịu trách nhiệm: kiểm tra tính pháp lý, tính đầy đủ, đúng đắn của các

chứng từ giao dịch. Thực hiện đầy đủ các biện pháp kiểm soart nội bộ trước khi


hoàn tất một giao dịch với khách hàng. Chịu trách nhiệm về việc tự kiểm tra tính
tuân thủ các quy định của Nhà nước và của BIDV.



Phòng Tiền tệ kho quỹ:

-

Trực tiếp thực hiện nghiệp vụ về quản lý kho và xuất/nhập quỹ

-

Chịu trách nhiệm đề xuất, tham mưu về các giải pháp, điều kiện đảm

bảo an toàn kho, quỹ và an ninh tiền tệ; phát triển các dịch vụ về kho quỹ.
-

Theo dõi, tổng hợp, lập các báo cáo tiền tệ, an toàn kho quỹ theo quy

-


Đầu mối nghiên cứu, tổ chức phổ biến, tập huấn về công tác quản lý

định
và dịch vụ kho quỹ toàn Chi nhánh.
-

Tham gia ý kiến xây dựng chế độ, quy trình về công tác Dịch vụ kho

quỹ để phục vụ khách hàng nhanh chóng, thuận tiện.


Phòng Thanh toán quốc tế:

-

Trực tiếp thực hiện tác nghiệp các giao dịch tài trợ thương mại với

khách hàng.
-

Chịu trách nhiệm hoàn toàn việc phát triển và nâng cao hợp tác kinh

doanh đối ngoại của Chi nhánh
-

Thực hiện và hoàn thành các kế hoạch kin doanh được Giám đốc chi

nhánh giao theo từng thời kỳ.
-


Tiếp cận, tiếp thị và phát triển mạng lưới khách hàng, giới thiệu sản

phẩm; Tiếp thu, tìm hiểu nhu cầu của khách hàng về các dịch vụ tài trợ thương mại
nói riêng và dịch vụ ngân hàng nói chung.
-

Nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới trong lĩnh vực tài trợ thương

mại và đề xuất sản phẩm mới cho các nghiệp vụ ngân hàng khác (nếu có)
nhánh

Tham gia ý kiến, phối hợp chặt chẽ với các phòng ban khác trong chi


-

Tổ chức lưu trữ hồ sơ quản lý thông tin, tồng hợp và lập các báo cáo

trong phạm vi nhiệm vụ.
II.4. Khối quản lý nội bộ
• Phòng Kế hoạch tổng hợp:
- Thu thập thông tin phục vụ công tác kế hoạch – tổng hợp
- Tham mưu, xây dựng kế hoạch phát triển và kế hoạch kinh doanh
- Tổ chức triển khai kế hoạch kinh doanh
- Theo dõi tình hình thực hiện kế hoạch kinh doanh
- Giúp Giám đốc chi nhánh quản lý, đánh giá tổng thể hoạt động kinh doanh
của Chi nhánh.
- Đề xuất và tổ chức thực hiện điều hành nguồn vốn; chính sách, biện pháp,
giải pháp phát triển nguồn vốn và các biện pháp giảm chi phí vốn để góp phần
nâng cao lợi nhuận.

- Trực tiếp thực hiện nghiệp vụ kinh doanh tiền tệ với khách hàng theo quy
định
- Giới thiệu các sản phẩm huy động vốn, sản phẩm kinh doanh tiền tệ với khách
hàng.
- Thu thập và báo cáo Chi nhánh về những thông tin liên quan đến rủi ro thị
trường.
- Chịu trách nhiệm quản lý các hệ số an toàn trong hoạt động kinh doanh,
đảm bảo khả năng thanh toán, trạng thái ngoại hối của Chi nhánh.
- Lập báo cáo thống kê phục vụ quản trị điều hành theo quy định.


Phòng Tài chính kế toán:

- Quản lý và thực hiện công tác hạch toán, kế toán chi tiết, kế toán tổng hợp
- Thực hiện công tác hậu kiểm đối với hoạt động tài chính kế toán của Chi
nhánh.
- Thực hiện nhiệm vụ quản lý, giám sát tài chính


- Đề xuất tham mưu về việc hướng dẫn thực hiện chế độ tài chính, kế toán,
xây dựng chế độ, biện pháp quản lý tài sản định mức và quản lý tài chính
- Kiểm tra định kỳ, đột xuất việc chấp hành chế độ, quy chế, quy trình trong
công tác kế toán luân chuyển chứng từ và chi tiêu tài chính.
- Chịu trách nhiệm về tính đúng đắn, chính xác, kịp thời, hợp lý, trung thực
của số liệu kế toán, báo cáo kế toán, báo cáo tài chính.
- Quản lý thông tin và lập báo cáo


Phòng Tổ chức hành chính


Phổ biến, quán triệt các văn bản quy định, hướng dẫn và quy trình nghiệp
vụ liên quan đến công tác tổ chức, quản lý nhân sự và phát triển nguồn nhân lực
của Chi nhánh
- Tham mưu, đề xuất, triển khai thực hiện công tác tổ chức nhân sự
- Hướng dẫn các phòng ban và các đơn vị trực thuộc thực hiện công tác quản
lý cán bộ và quản lý lao động
- Tổ chức triển khai thực hiện và quản lý công tác thi đua khen thưởng của
chi nhánh theo quy định
- Là đầu mối thực hiện công tác, chính sách đối với cán bộ đương chức và
cán bộ nghỉ hưu của Chi nhánh
- Đầu mối hoàn tất thủ tục pháp lý liên quan đến việc thành lập/chấm dứt
hoạt động của phong giao dịch/ quỹ tiết kiệm.
- Quản lý hồ sơ cán bộ (sắp xếp, lưu trữ, bảo mật)


Phòng Điện toán:

- Hướng dẫn, đào tạo, hỗ trợ, kiểm tra các phòng, các đơn vị trực thuộc chi
nhánh, các cán bộ trực tiếp sử dụng để vận hành thành thạo, đúng thẩm quyền.
- Phối hợp với Trung tâm công nghệ thông tin hoặc phòng công nghệ thông
tin khu vực để triển khai các chương trình phần mềm ứng dụng. Tổ chức lưu trữ,
bảo mật, phục hồi dữ liệu và xử lý các sự cố kỹ thuật.


- Tham mu, xut v k hoch ng dng cụng ngh thụng tin, v nhng
vn thụng tin ti Chi nhỏnh.
II.5. Khụi trc thuục gụm:
- Cú 4 phũng giao dich: Dich vng, Phòng GD1, Phòng GD2, Phòng
GD Ngã T Sở.
- Có 8 Điểm giao dịch: Bắc Từ Liêm, Xuân La, Hoàng Hoa

Thám, Giang Văn Minh, Định Công, Lê Trọng Tấn, Hoàng Văn Thái,
Ngã T Vọng.
Phong giao dich, im giao dich:
- Trc tip giao dich vi khỏch hng
- Huy ng vn: nhn tin gi tit kim, phỏt hnh giy t cú giỏ v cỏc hỡnh
thc tin gi khỏc
- Thc hin nghip v tớn dng (theo phõn cp y quyn c th ca giỏm
c)
- Cung cp cỏc dich v ngõn hng: thanh toỏn, chuyn tin trong nc v
dich v ngõn qu. Thc hin dich v chi tr kiu hi, thu i ngoi t, dich v ngõn
hng i lý, qun lý vn u t cho cỏc d ỏn ca khỏch hng...


BAN GIÁM
ĐỐC

Khối
QHKH

Các
phòng
QHKH

Khối
QLRR

Phòng
QLRR

Phòng

tài trợ
dự án

Khối tác
nghiệp

Khối quản
lý nội bộ

Phòng
QT tín
dụng

Phòng
KH
-TH

Phòng
DVKH
cá nhân

Phòng
TC-kế
toán

Phòng
DVKH
DN

Phòng

TC-HC

Phòng
tiền tệ
kho
quỹ

Khối
trực
thuộc

Phòng
Giao
dịch

Phòng/
Tổ
Điện
toán

Phòng
TTQT

Sơ đồ Cơ cấu bộ máy tổ chức của BIDV-chi nhánh Cầu Giấy
III.

Tình hình hoạt động kinh doanh và đầu tư trong giai đoạn

III.1. Huy động vốn



Huy động vốn là một trong những nghiệp vụ quan trọn nhát của một ngân
hàng. Bởi sự phát triển lớn mạnh và thuận lợi cả nghiệp vụ huy động vốn là cơ sở
vững chắc, là điều kiên tiên quyết cho các hoạt động khác của ngân hàng phát
triển. Trong năm qua, chúng ta có thể thấy sự lớn mạnh không ngừng của nguồn
vốn huy động của chi nhánh. Nguồn vốn huy động tăng trưởng với tốc độ cao, đáp
ứng khói lượng nhu cầu vốn phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các
doanh nghiệp và dân cư trên địa bàn.
Biểu đồ 01: Huy động vốn từ 2006-2010 của BIDV Cầu Giấy

(Số liệu tổng hợp từ các Báo cáo tổng kết hoạt động các năm 2006-2010)
Nhìn qua biểu đồ ta cũng thấy được, nguồn vốn huy động của ngân hàng
tăng nhanh qua các năm. Nguồn vốn huy động đến 31/12/2007 đạt 3.328 tỷ đồng,
tăng 46,9% (1.063 tỷ đồng) so với đầu năm 2007. Sang năm 2008 nguồn vốn huy
động cuối kỳ tiếp tục tăng lên đạt 3.416 tỷ đồng hoàn thành được 108% kế hoạch
đề ra. Năm 2009 nguồn vốn huy động có sự tăng lên mạnh mẽ đạt 4.142 tỷ đồng,
tăng 21,25% so với năm 2008 và vượt mức kế hoạch đặt ra là 626 tỷ đồng, hoàn
thành 104,8% kế hoạch đặt ra.
Thị trường tài chính Việt Nam 2010 đã trả qua những biến động bất thường
chưa từng có. Các ngân hàng đã phải rất vất vả trong cuộc chiến chạy đua lãi suất.
Với vai trò là một trong những ngân hàng lớn nhất Việt Nam, BIDV nói chung và


chi nhánh Cầu Giấy nói riêng đã có những hoạt đông đi tiên phong, cùng các ngân
hàng lớn khác tìm ra các điều chỉnh, kìm hãm sự căng thẳng trong cuộc chạy đua
lãi suất của các ngân hàng. Chủ động và tích cực thực hiện “gói kích cầu kinh tế”
của Chính phủ, cho vay hỗ trợ lãi suất; Thực hiện đồng bộ, hiệu quả các biện pháp
kiểm soát tăng trưởng tín dụng, quản lý nguồn vốn ngoại hối, điều hành lãi suất
theo đúng các chương trình, nghị quyết của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước, giúp
doanh nghiệp từng bước vượt qua khó khăn, góp phần ngăn chặn suy giảm kinh tế,

duy trì tăng trưởng và đảm bảo an sinh xã hội.
Tuy gặp nhiều khó khăn nhưng trong năm 2010 nhờ sự nhạy bén thích ứng
thị trường hoạt động kinh doanh của ngân hàng vẫn duy trì ổn định. Tổng số vốn
huy động của chi nhánh đạt 4892 tỷ đồng, tăng 750 tỷ so với năm 2009
Tình hình huy động vốn tại Chi nhánh diễn ra theo chiều hướng khả quan,
năm sau tăng hơn năm trước và được dự báo trong tương lai khả năng huy động
vốn tại Chi nhánh sẽ vẫn tiếp tục tăng lên do Chi nhánh áp dụng hình thức tăng
mức lãi suất huy động vốn.
Nói chung từ năm 2005 - 2010 vốn huy động của ngân hàng đã không ngừng
tăng, đây một phần nhờ vào năng lực quản lý của ban lãnh đạo ngân hàng đồng
thời có đội ngũ công nhân viên năng động, hoạt bát, linh hoạt, không ngừng trau
dồi kiến thức, bên cạnh đó là sự đổi mới các công nghệ phần mềm tính toán giúp
cho việc tính toán của ngân hàng ngày càng chính xác hơn tránh được những
khoản nợ xấu và khó. Để thu hút nguồn vốn huy động từ nhiều cá nhân, đơn vị, tổ
chức, ngân hàng đã tổ chức nhiều trương trình khuyến mãi, tiết kiệm dự thưởng.
Qua đó, tổng vốn đầu tư không ngừng tăng nhanh. Cơ cấu vốn đã được cải thiện
đáng kể theo hướng tăng nguồn tiền gửi từ dân cư và các tổ chức kinh tế. Các sản
phẩm huy động vốn mới được chi nhánh triển khai kịp thòi có hiệu quả. Thu hút
được nhiều khách hàng có nhiều tiền gửi bằng biện pháp đa dạng, phong phú.


Thực hiện tốt các kế hoạch đặt ra nên ngân hàng đã liên tục đạt được những
kết quả tốt trong hoạt động kinh doanh. Tổng thu nhập của hoạt động kinh doanh
đã tăng nhanh chóng từ năm 2007 đến năm 2010. Năm 2007 là 152 tỷ đồng, năm
2010 đạt 298 tỷ đồng. Thu từ lãi tăng trong các năm Tuy nhiên tỷ lệ thu nhập từ lãi
trong tổng thu nhập lại giảm xuống(năm 2007: 86% ; năm 2010: 78%). Điều này
cho thấy, ngân hàng ngày càng chú trọng phát triển đến các hoạt động thu phí hiện
đại, kinh doanh ngoại tệ…
Bảng 01: Thu nhập kinh doanh
(Đơn vị: tỷ đồng)

2010
2007
2008
2009
Thu từ lãi
131
154
183
233
Thu từ dịch vụ
21
30
54
65
Tổng thu từ hoạt động kinh doanh
152
184
237
298
(Trích Báo cáo kết quả kinh doanh 2007 - 2010)
Năm

III.2. Hoạt động tín dụng
Bảng 02: Tình hình tổng dư nợ tại Chi nhánh Cầu Giấy
Năm
Số tiền (tỷ đồng)
Tăng so với năm trước (%)

2010
2007

2008
2009
1.766
1.899
2.311
3.012
75%
7,5%
21,7%
30,3%
(Trích Báo cáo kết quả kinh doanh 2006 - 2010)

2006
1.009

Tại Chi nhánh Cầu Giấy, tổng dư nợ tăng dần theo các năm: năm 2006 tổng
dư nợ đạt 1009 tỷ đồng, con số này tăng lên là 1766 tỷ đồng, tăng 75% so với năm
2006. Sang năm 2008 con số này tiếp tục tăng lên thêm 133 tỷ đồng đạt con số
1899, tuy nhiên ta thấy tốc độ tăng đã giảm đi nhiều so với năm 2007. Nguyên
nhân xảy ra tình trạng này là do từ cuối năm 2007 đầu năm 2008 tình hình lạm phát
tăng cao, chi tiêu của người dân giảm xuống do đó nhu cầu vay nợ khách hàng
cũng giảm xuống đáng kể. Thêm nữa cuối năm 2008 cuộc khủng khoảng kinh tế từ
nước Mỹ bắt đầu lan rộng, ảnh hưởng đến nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có
Việt Nam. Sang đến năm 2009, tình hình có vẻ khả quan hơn, đặc biệt vào những


tháng cuối năm 2009 tình hình kinh tế dần ổn định. Tổng dư nợ năm 2009 tăng 412
tỷ đồng tương ứng với 21,7% so với năm 2008. Năm 2010 vừa qua do ảnh hưởng
của biến động nền kinh tế, sự “dậy sóng” của thị trường tài chính, giá vàng đột
ngột tăng vào các tháng cuối năm kéo theo sự tăng giá của rất nhiều các mặt hàng,

nhu cầu chi tiêu vay dùng của ng dân tăng. Số dư nợ của chi nhánh năm 2010 đạt
3.012 tỷ. Tăng mạnh so với các năm.
Hoạt động tín dụng đã có tốc độ tăng trưởng tín dụng gắn với kiểm soát chặt
chẽ, xác định những khách hàng mục tiêu phù hợp với định hường phát triển của
ngành, của chi nhánh, phân loại lựa chọn khách hàng trong linh vực xây lắp (chứa
nhiều rủi ro). Mở rộng hoạt động đối với những khách hàng sản xuất kinh doanh,
khách hàng xuất nhập khẩu, kinh doanh dịch vụ, giảm khách hàng là các doanh
nghiệp nhà nước hoạt động kém hiệu quả, mở rộng cho vay đối với khách hàng là
doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp quốc doanh, hộ tư nhân. Tỷ trọng dư nợ có
tài sản đảm bảo đến nay đac đạt 55,3% tổng dư nợ, tỷ trọng cho vay ngoài quốc
doanh là 65,2%(năm 2008), tỷ trọng dư nợ trung và dại hạn giữ ở mức 19,55% .
Cơ cấu dư nợ đã được điều chỉnh cơ cấu phù hợp với định hướng phát triển. Chi
nhánh cũng tích cực triển khai các sản phẩm cho vay tiêu dùng như: cho vay mua ô
tô, cho vay mua sửa chữa nhà… đẩy mạnh các hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập
khẩu để tăng nguồn thu dịch vụ. Thực hiện hoạt động tín dụng nghiêm túc theo số
vay tín dụng đã được BIDV ban hành. Xây dựng chính sách khách hàng hoạt động
trong lĩnh vực tín dụng. Xác định khách hàng mục tiêu, khách hàng chiến lược của
chi nhánh trong từng giai đoạn…
III.3. Tài trợ doanh nghiệp
Xuất phát từ chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước trong việc phát triển
các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV), định hướng mở rộng, phát triển cho vay,
tài trợ đối với DNNVV, đồng thời hướng đến mục tiêu trở thành ngân hàng thương
mại bán lẻ hiện đại, dẫn đầu trong việc cung ứng tín dụng, dịch vụ cho các


DNNVV,Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã có những chương
trình chính sách hỗ trợ các DNNVV. Trong thời gian qua, BIDV đã có chính sách
chia sẻ khó khăn đối với các Doanh nghiệp như giảm lãi suất cho vay, giảm phí,
thực hiện cơ chế linh hoạt về tài sản bảo đảm…Tại chi nhánh Cầu Giấy số lượng
và qui mô các doanh nghiệp được cho vay ngày càng tăng.

Bảng 03: Doanh số cho vay theo quy mô doanh nghiệp
(Đơn vị: tỷ đồng)
Năm

2006

2007

2008

2009

2010

Doanh nghiệp lớn

1.582

1.935

1.268

1.454

2.093

Doanh nghiệp nhỏ và vừa

724


865

753

825

890

Cho vay khác

689

791

643

687

740

Tổng cộng

2.995

3.591

2.664

2.966


3.723

(Trích Báo cáo kết quả kinh doanh 2006 - 2010)
Doanh số cho vay các Doanh nghiệp lớn tại chi nhánh chiếm tỉ trọng lớn.
Doanh số cho vay các DNNVV: năm 2008 giảm so với năm 2007 là 112 tỉ, tăng so
với năm 2006 là 29 tỉ. Năm 2008 là năm có nhiều biến động xấu về kinh tế không
chỉ tại Việt Nam mà còn ở trên thế giới, chính sách thắt chặt cho vay của hệ thống
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đưa ra là một nguyên nhân dẫn đến
Doanh số cho vay các DNNVV có xu hướng giảm. Mặc dù gặp phải nhiều khó
khăn ở năm 2010 nhưng hoạt động đầu tư trong năm vẫn diễn ra khá sôi nổi, số
vốn vay của các doanh nghiệp ở cả hai khối doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp vừa
nhỏ vẫn tăng 3.681 tỷ đồng. Như vậy trong vòng 5 năm từ 2006-2010 doanh số đã
tăng 728 tỷ đồng tăng 24,3%.
Cơ cấu cho vay tại BIDV Cầu Giấy cũng có những biến động: với các
Doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm tỉ trọng khá lớn: Năm 2008 Doanh số cho


vay Doanh nghiệp ngoài quốc doanh là 523 tỉ đồng nhiều hơn cho vay Doanh
nghiệp nhà nước là 293 tỉ bằng 227%; Năm 2007 Doanh số cho vay Doanh nghiệp
ngoài quốc doanh là 540 tỉ đồng nhiều hơn cho vay Doanh nghiệp nhà nước là 215
tỉ bằng 166%; Năm 2006 Doanh số cho vay Doanh nghiệp ngoài quốc doanh là
459 tỉ đồng nhiều hơn cho vay Doanh nghiệp nhà nước là 194 tỉ bằng 173%.
Bảng 04: Số lượng dự án cho vay theo loại hình
(Đơn vị: tỷ đồng)
Năm

2006

2007


2008

2009

2010

Vay ngắn hạn

482

524

573

608

653

Vay trung dài hạn

107

164

142

147

152


Tổng cộng

589

688

715

755

805

(Trích Báo cáo kết quả kinh doanh 2006 - 2010)
+) Đối với cho vay ngắn hạn: Số lượng dự án xin vay vốn tại chi nhánh tăng
lên qua các năm: Năm 2010 tăng so năm 2006 là 171 dự án.
+) Đối với cho vay trung, dài hạn: Số lượng dự án xin vay vốn tại chi nhánh
năm 2010 là 152 dự án tăng so với năm 2006 cả về số lượng dự án và dư nợ cho
vay.
Doanh số cho vay ngắn hạn tại chi nhánh luôn lớn hơn Doanh số cho vay
trung – dài hạn, điều này chứng tỏ rằng việc cho vay ngắn hạn đối với các DNNVV
luôn được chú trọng đẩy mạnh, chi nhánh khuyến khích cho vay ngắn hạn.
Bảng 05: Dư nợ cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy mô
doanh nghiệp
(Đơn vị: tỷ đồng)
Năm

2006

2007


2008

2009

2010

Doanh nghiệp lớn

389

786

950

1023

1245

Doanh nghiệp nhỏ và vừa 405

890

857

909

1185


Cho vay khác


182

Tổng cộng

976

220

168

205

321

1.896
1.975
2137
2751
(Trích Báo cáo kết quả kinh doanh 2006 - 2010)

Việc cho vay các Doanh nghiệp nhỏ và vừa ngày càng được Chi nhánh quan
tâm, chú trọng đẩy mạnh thẩm định, cho vay. Cụ thể năm 2006 dư nợ là 405 tỉ
đồng bằng 103% cho vay doanh nghiệp lớn, bằng 122% cho vay khác.
Năm 2008, số dư nợ cho vay giảm cả ở ngắn hạn và trung, dài hạn vì năm
2008 là một năm kinh tế biến động đầy khó khăn, ảnh hưởng từ cuộc khủng
khoảng kinh tế thế giới. Chính sách thắt chặt tiền tệ của Chính phủ phát huy hiệu
quả, nền kinh tế Việt Nam trong năm 2008 có mức tăng trưởng không như dự
đoán, ở mức thấp. Các doanh nghiệp chịu ảnh hưởng không nhỏ từ cuộc khủng
khoảng này, các dự án có hiệu quả doanh nghiệp mới xin vay vốn, dẫn đến việc dư

nợ giảm cả ở ngắn, trung, dài hạn. Mặc dù 2010 cũng là một năm khó khăn nhưng
với sự nhạy bén, kinh nghiệm từ các cuộc khủng hoảng trước các doanh nghiệp đã
có sự chuẩn bị chu đáo, đón đầu được những biến động xảy ra. Đầu tư ở mức cao,
dư nợ tại ngân hàng đạt 2751 tỷ đồng.
Qua các số liệu trên cho ta thấy số lượng các DNNVV vay tại chi nhánh liên
tục tăng qua các năm. Tốc độ tăng số lượng các DNNVV vay tại chi nhánh ngày
càng tăng nhanh. Chứng tỏ sự mở rộng cho vay đối với DNNVV về lượng, chi
nhánh đã thấy được tiềm năng trong hoạt động cho vay đối với các DNNVV.
III.4. Thẩm định dự án
Hoạt động thẩm định tài chính các dự án vay vốn tại Chi nhánh Ngân hàng
Đầu tư và Phát triển Cầu Giấy trong những năm qua luôn được chú trọng đẩy
mạnh, Ban lãnh đạo chi nhánh coi việc thẩm định tài chính dự án là một hoạt động
quan trọng trong qui trình cho vay dự án. Kết quả đầu tiên phải kể đến đó là: 100%
số dự án đầu tư đưa đến BIDV Cầu Giấy xin vay về hiệu quả kinh tế, khả năng trả
nợ. Các kết quả thẩm định tài chính dự án đàu tư đã góp phần vào mở rộng các


hoạt động cho vay, nâng cao chất lượng tín dụng, tăng doanh số cho vay, giành
được dự án đầu tư tốt, khách hàng tốt, củng cố và nang cao vị thế của ngân hàng
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam cũng như Ngân hàng Đầu tư và Phát
triển Cầu Giấy trên thị trường.
Trong những năm qua, số lượng dự án xin vay vốn của các DNNVV tại Chi
nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Cầu Giấy không ngừng gia tăng cả về số
lượng và chất lượng. Tốc độ tăng số lượng các DNNVV vay tại chi nhánh ngày
càng tăng nhanh. Chứng tỏ sự mở rộng cho vay đối với DNNVV về lượng, chi
nhánh đã thấy được tiềm năng trong hoạt động cho vay đối với các DNNVV.
III.5. Hoạt động khác
Bên cạnh hai hoạt động chính là huy động vốn và sử dụng vốn, Chi
nhánh còn thực hiện các hoạt động dịch vụ khác như: dịch vụ thanh toàn, dịch
vụ bảo lãnh, dịch vụ ngân quỹ, dịch vụ kinh doanh ngoại hối ….Đây không

phải là hoạt động chính của ngân hàng nhưng với sự nhạy bén, linh hoạt và
biết nắm bắt thời cơ của mình, Chi nhánh đã biến những hoạt động này thành
nguồn thu đáng kể cho mình.
Bảng 06: Doanh thu từ kinh doanh dịch vu tại Chi nhánh Cầu Giấy
Năm

Thu từ dịch vu ròng

Tăng so với năm trước

(tỷ đồng)

(%)

2006

9

72%

2007

19,2

113%

2008

35


82%

2009

40

14,3%

2010

53
32,5%
(Tổng hợp từ các Báo cáo tổng hợp hoạt động các năm 2007,2008, 2009)


Tổng thu dịch vụ ròng năm 2006 đạt 9 tỷ đồng, tăng 71,8% so với năm 2005
và chiếm 42,6% lợi nhuận trước thuế của chi nhánh. Hoàn thành 128,6% kế hoạch
năm 2006. Năm 2007 thu từ dịch vụ ròng đạt 19,2 tỷ đồng gấp 10 lần so với năm
2004, chiếm 30,5% lợi nhuận trước thuế. Đến năm 2008 tổng thu từ dịch vụ đạt tới
con số 35 tỷ đồng tăng 82% so với năm 2007, so với năm 2006 tăng %. Con số này
tiếp tục tăng lên trong năm 2010 là 53 tỷ đồng. Điều này cho thấy mức thu từ dịch
vụ ngày càng đem lại hiệu quả cao. Chi nhánh cần tiếp tục duy trì và tạo ra những
sản phẩm dịch vụ đa dạng, phong phú hơn. Trong tổng thu từ dịch vụ ròng thu từ
dịch vụ bảo lãnh chiếm tỷ lệ đóng góp lớn nhất.


Thu từ bảo lãnh

Thu từ dịch vụ bảo lãnh đạt 3,78 tỷ đồng năm 2006 chiếm 42% tổng thu từ
dịch vụ. Đến năm 2007 nhờ chính sách phục vụ khách hàng phù hợp và thực hiện

tốt công tác tiếp thị mở rộng khách hàng đã giúp cho hoạt động bảo lãnh tăng
trưởng khá đạt 8,4 tỷ đồng, chiếm 43,7% tổng thu dịch vụ ròng. Đến năm 2008
mặc dù số tuyệt đối tăng lên là 14,3 tỷ đồng nhưng tỷ trọng lại giảm xuống chỉ còn
41%. Nguyên nhân là do Chi nhánh bắt đầu phát triển một số loại hình dịch vụ mới
làm đa dạng thêm các sản phẩm cung cấp cho khách hàng. Tính đến cuối năm
2010, BIDV cung cấp tới khách hàng dịch vụ bảo lãnh với các loại hình sau:
- Bảo lãnh vay vốn
- Bảo lãnh vay vốn trong nước
- Bảo lãnh vay vốn nước ngoài
- Bảo lãnh thanh toán
- Bảo lãnh dự thầu
- Bảo lãnh thực hiện hợp đồng
- Bảo lãnh đảm bảo chất lượng sản phẩm
- Bảo lãnh tiền ứng trước
- Các loại bảo lãnh khác


Thu từ dịch vụ bảo lãnh đạt 23,6 tỷ đồng, chiếm 30% tổng thu từ dịch vụ.


Thu từ dịch vu thanh toán

Năm 2006 thanh toán trong nước đạt 2 tỷ đồng. Đến năm 2007 thu từ dịch
vụ thanh toán tăng 5,8 tỷ đồng, chiếm 16% tổng thu từ dịch vụ ròng. Có được
thành tựu trên là do Chi nhánh đã tích cực đẩy mạnh công tác tìm kiếm khách hàng
sử dụng dịch vụ thanh toán như các cộng tác viên của Viettel, khách hàng sử dụng
dịch vụ trả lương tự động qua thẻ...Năm 2010 mặc dù so với năm 2006 thu từ dịch
vụ thanh toán tăng 4,7 tỷ nhưng tỷ trọng trong tổng dịch vụ ròng lại giảm do ảnh
hưởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới.



Thu từ hoạt động phát hành the

Thu từ dịch vụ thẻ ngày càng được cải thiện qua các năm. Năm 2006 thu từ
dịch vụ thẻ tại chi nhánh mới chỉ đạt con số 0,19 tỷ đồng, chiếm 2,2% trong tổng
thu từ dịch vụ ròng. Đến năm 2007 tỷ lệ này tăng lên 5,2%, năm 2008 là 13%, năm
2010 là 32%. Ban đầu thu từ dịch vụ phát hành thẻ chưa đem lại hiệu quả cao do
thói quen dùng tiền mặt của người dân. Nhưng tình hình đã được cải thiện khi ngân
hàng thực hiện mở rộng mạng lưới máy ATM kết hợp với dịch vụ trả lương tự
động. BIDV phát triển mạng lưới kênh thanh toán rộng khắp, tạo điều kiện thuận
lợi cho khách hàng khi sử dụng dịch vụ thẻ. Năm 2009 ngân hàng đã hiện thực hóa
tính ưu việt của mô hình ngân hàng bán lẻ chuẩn mực và hiện đại, đa dạng hóa các
sản phẩm dịch vụ, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng: ra mắt thẻ quốc tế
Visa Precious, Visa Flexi đánh dấu bước phát triển mới trong sự chuyển đổi hoạt
động kinh doanh ngân hàng một cách toàn diện trên cả hai nhóm khách hàng doanh
nghiệp và cá nhân.
Tại Chi nhánh Cầu Giấy từ số thẻ 9300 năm 2006 đã tăng lên 70.000 thẻ
năm 2010. Hoạt động này đã hỗ trợ hiệu quả cho các hoạt động dịch vụ khác và là
cơ sở khai thác phí dịch vụ trong thời gian tới.


• Kinh doanh ngoại hối
Đây là nguồn thu chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng thu từ dịch vụ tại Chi nhánh
song không kém phần quan trọng. Trong năm 2006 thu từ dịch vụ ngoại hối là 0,5
tỷ chiếm 5,5% tổng thu từ dịch vụ ròng. Năm 2008 con số này tăng đột biếnlà 7,7
tỷ đồng gấp 6,4 lần so với năm 2007 và chiếm 22% tổng thu từ dịch vụ ròng. Năm
2010 đạt 13,5 tỷ đồng chiếm 34%. Nghiệp vụ này ngày càng trở thành một trong
những họat động mũi nhọn của BIDV thông qua các hoạt động quản lý nguồn
ngoại tệ thanh toán, đáp ứng nhu cầu của các chi nhánh; quản lý và đầu tư nguồn
ngoại tệ nhàn rỗi. Doanh số kinh doanh ngoại tệ tăng bình quân 30%/năm, đảm bảo

góp phần cân đối nguồn cho toàn hệ thống và nâng cao tỷ trọng thu nhập phi tín
dụng của Ngân hàng. Qua số liệu trên cho ta thấy đây là một lĩnh vực kinh doanh
có tiềm năng đem lại lợi nhuận lớn trong tương lai cần chú trọng khai thác trong
tương lai

• Thu từ các dịch vụ khác:
Bên cạnh những sản phẩm truyền thống, gắn liền với hoạt động tín dụng Chi
nhánh đã tích cực triển khai các hoạt động dịch vụ mới như dịch vụ chuyển tiền
Westert Union (WU), Home banking, Internet banking, BSMS, POS/EDC....Những
hoạt động này đã đem lại những hiệu quả bước đầu khả quan.
IV.Một số nhận xét đánh giá và đề xuất
IV.1. Nhận xét
IV.1.1.

Ưu điểm

Về các hoạt động của ngân hàng:
- Huy động vốn: Chi nhánh đã tập trung triển khai tất cả các sản phẩm
huy động vốn của BIDV Việt Nam. Đồng thời có nhiều giải pháp tích
cực nhằm tìm kiếm các nguồn vốn rẻ, ổn định, kết quả nguồn vốn huy


×