Tải bản đầy đủ (.doc) (55 trang)

Giải pháp phát triển thị trường tiêu thụ của công ty TNHH sản xuất và kinh doanh Vật liệu xây dựng Hùng Phát

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (359.32 KB, 55 trang )

Chuyên đề thực tập cuối khoá

Sinh viên: Nguyễn Thúy Ngọc
Lớp: QTKD Thương mại 48B
Mã SV: CQ 482001
GVHD: Th.s Đinh Lê Hải Hà

CHUYÊN ĐỀ
THỰC TẬP CUỐI KHÓA
Đề tài: Giải pháp phát triển thị trường tiêu thụ của công ty TNHH sản
xuất và kinh doanh Vật liệu xây dựng Hùng Phát.

SV: Nguyễn Thuý Ngọc

1

Lớp: TM48B


Chuyên đề thực tập cuối khoá

MỤC LỤC
Trang

Danh mục sơ đồ bảng biểu
Bảng 1: Sản phẩm gạch men Kis
Bảng 2: Danh mục các thiết bị vệ sinh và phụ kiện
Bảng 3: Cơ cấu nguồn lao động trong công ty
Bảng4: Mức lương bình quân tính qua các năm
Bảng 5: Số lượng thiết bị
Bảng 6: Doanh thu


Bảng 7: Chi phí
Bảng 8: Lợi nhuận
Bảng 9: Tài sản và nguồn vốn

SV: Nguyễn Thuý Ngọc

2

Lớp: TM48B


Chuyên đề thực tập cuối khoá

Bảng 10: Bảng 10: Doanh thu của công ty theo 2 nhóm mặt hàng chính
(2006-2009)
Bảng 11: Tình hình tiêu thụ của công ty theo số lượng khách hàng (20062009)
Bảng 12: Cơ cấu thị trường phân chia theo doanh thu thuần
Biểu đồ 1: Tổng doanh thu theo doanh thu thuần
Sơ đồ 1: Bộ máy tổ chức công ty TNHH sản xuất và kinh doanh VLXD Hùng
Phát
Sơ đồ 2: Kênh phân phối

SV: Nguyễn Thuý Ngọc

3

Lớp: TM48B


Chuyên đề thực tập cuối khoá


LỜI MỞ ĐẦU
1.

Lí do chọn đề tài
Qua quá trình học tập trên giảng đường,là một sinh viên kinh tế, em biết

rằng thị trường là một vấn đề mang tính sống còn đối với các doanh nghiệp,
đặc biệt là các doanh nghiệp thương mại.
Thị trường là nơi diễn ra hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp, là nơi tiêu thụ hàng hóa của doanh nghiệp, đem lại doanh thu và lợi
nhuận cho doanh nghiệp. Vấn đề phát triển thị trường luôn được các doanh
nghiệp quan tâm và đặt ra mục tiêu phát triển thị trường lên hàng đầu.
Nhận thức được tầm quan trọng của thị trường và phát triển thị trường,
tại công ty TNHH sản xuất và kinh doanh Vật liệu xây dựng Hùng Phát, lãnh
đạo công ty luôn ý thức rằng cần phải dành nhiều nỗ lực hơn nữa để phát triển
thị trường tiêu thụ của doanh nghiệp. Trong thời gian thực tập tại công ty, em
nhận thấy rằng tuy nhận thức được tầm quan trọng của việc mở rộng thị
trường, thế nhưng do quy mô công ty còn nhỏ, nguồn lực có hạn nên hoạt
động phát triển thị trường ở công ty còn nhiều hạn chế. Chính vì vậy, em chọn
đề tài “ Giải pháp phát triển thị trường tiêu thụ của công ty TNHH sản xuất
và kinh doanh Vật liệu xây dựng Hùng Phát ” để viết chuyên đề thực tập
cuối khóa với mong muốn qua sự nghiên cứu của mình, cùng tập thể cán bộ
trong công ty tìm ra những giải pháp nhằm góp phần vào công tác phát triển
thị trường ở doanh nghiệp.
2.

Mục tiêu nghiên cứu

- Mục tiêu tổng quát: Đề tài được nghiên cứu nhằm mục tiêu đề xuất các giải

pháp phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty TNHH sản xuất và
kinh doanh VLXD Hùng Phát.
- Mục tiêu cụ thể:

SV: Nguyễn Thuý Ngọc

4

Lớp: TM48B


Chuyên đề thực tập cuối khoá

+ Vận dụng, củng cố nâng cao kiến thức và lí thuyết đã học vào thực tế tại
doanh nghiệp.
+ Phân tích đánh giá hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp để có thể đưa ra
các phương hướng, giải pháp phát triển thị trường cho doanh nghiệp.
+ Hoàn thành chuyên đề thực tập theo yêu cầu.
+ Rèn luyện tác phong trong công việc của người cán bộ quản trị kinh doanh.
3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài chính là thị trường và công tác phát triển
thị trường tiêu thụ các sản phẩm của công ty TNHH sản xuất và kinh doanh
VLXD Hùng Phát
3.2 Phạm vi nghiên cứu

-Về mặt nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu về công tác phát triển thị

trường tiêu thụ sản phẩm của công ty TNHH sản xuất và kinh doanh VLXD
Hùng Phát.
-Về mặt không gian: Nghiên cứu tại Công ty TNHH sản xuất và kinh doanh
VLXD Hùng Phát với toàn bộ thị trường của công ty là Hà Nội và toàn Miền
Bắc.
-Về mặt thời gian: Các số liệu phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài tập trung từ
năm 2006 đến năm 2009.
4. Phương pháp nghiên cứu
Do thời gian và trình độ hạn chế, đề tài được nghiên cứu chủ yếu qua
việc nghiên cứu các tài liệu thứ cấp như giáo trình, sách tham khảo về thị
trường và phát triển thị trường, sách báo, mạng internet và các tài liệu do bên
công ty cung cấp. Ngoài ra còn có sự tham khảo ý kiến của lãnh đạo và nhân
viên trong công ty.

SV: Nguyễn Thuý Ngọc

5

Lớp: TM48B


Chuyên đề thực tập cuối khoá

Quá trình phân tích thực tiễn doanh nghiệp và thị trường được thực hiện
bằng cách đọc các tài liệu trên tạp chí, mạng internet, hỏi ý kiến của các anh
chị nhân viên trong công ty và tham khảo ý kiến của lãnh đạo doanh nghiệp.
Thu thập tài liệu thứ cấp thông qua phòng kế toán, phòng kinh doanh của
công ty là chủ yếu,ngoài ra còn có các tài liệu tham khảo từ nhà trường, giáo
viên hướng dẫn, thư viện nhà trường…
5. Tổng quan về tình hình nghiên cứu lí thuyết và thực tiễn của đề tài

Đề tài được nghiên cứu thông qua một số sách giáo trình, sách tham khảo
và chuyên đề thực tập của các khóa trước.
- Giáo trình Quản trị doanh nghiệp thương mại là cuốn sách mà bất cứ
sinh viên thương mại nào cũng cần nắm rõ. Trong giáo trình này, thị trường ở
phạm vi doanh nghiệp thương mại được mô tả là một hay nhiều nhóm khách
hàng tiềm năng với những nhu cầu tương tự nhau và những người bán cụ thể
nào đó mà doanh nghiệp với tiềm năng của mình có thể mua hàng hóa dịch vụ
để thỏa mãn yêu cầu trên của khách hàng. Và phát triển thị trường được hiểu
là tổng hợp cách thức biện pháp của doanh nghiệp nhằm đưa khối lượng sản
phẩm kinh doanh đạt mức tối đa, mở rộng quy mô kinh doanh, tăng thêm lợi
nhuận và nâng cao uy tín của doanh nghiệp trên thị trường.
Cuốn sách chỉ ra các hướng chính trong phát triển thị trường của một
doanh nghiệp là phát triển theo chiều rộng( mở rộng thị trường theo phạm vi
địa lí, tăng quy mô sản xuất kinh doanh, mở rộng chủng loại sản phẩm…),
phát triển thị trường theo chiều sâu( nâng cao chất lượng hiệu quả của thị
trường) hoặc kết hợp cả chiều sâu và chiều rộng. Đồng thời cũng chỉ ra những
biện pháp cơ bản cho doanh nghiệp trong phát triển thị trường.
- Giáo trình Marketing thương mại: Mô tả thị trường theo tiêu thức tổng
quát, bao gồm thị trường đầu vào và thị trường đầu ra. Thị trường đầu ra hay
thị trường tiêu thụ liên quan trực tiếp đến mục tiêu marketing. Thị trường tiêu

SV: Nguyễn Thuý Ngọc

6

Lớp: TM48B


Chuyên đề thực tập cuối khoá


thụ chia theo 3 tiêu thức là địa lí, sản phẩm và khách hàng. Theo Mc Carthy “
Thị trường có thể được hiểu là các nhóm khách hàng tiềm năng với nhu cầu
tương tự nhau và những người bán đưa ra các sản phẩm khác nhau với các
cách thức khác nhau để thỏa mãn nhu cầu đó”.
- Sách “Thương trường trong tầm tay”: giúp tìm hiểu về khách hàng và
những gợi ý trong kinh doanh. Khách hàng của thế kỷ 21 tham gia tích cực
vào tiến trình phát triển thị trường và định hướng tiến trình phát triển các sản
phẩm mới. Khách hàng có 5 điều muốn: muốn thỏa mãn nhu cầu ngay tức
khắc, muốn mọi thứ phải theo yêu cầu của họ, muốn chất lượng tốt nhất, dịch
vụ ưu tiên và muốn mức giá hợp lí nhất. Cuốn sách chỉ ra 6 nguyên tắc chiến
thắng trong kinh doanh:
+ Tự thay đổi mình hằng ngày.
+ Biến khách hàng trở thành phòng Marketing của công ty.
+ Cá nhân hóa mọi thứ.
+ Nghĩ nhiều làm nhiều.
+ Tiếp cận trực tiếp.
+ Thay thế những luật lệ bằng những vai trò.
Bằng việc xem xét những nguyên tắc và những đặc điểm của khách hàng mà
cuốn sách chỉ ra là những hướng dẫn mà doanh nghiệp có thể tham khảo trong
phát triển thị trường.
- Sách “ Nghệ thuật kinh doanh thị trường” giới thiệu những tinh hoa
trong giáo trình khoa học kinh doanh của Havard và những thành tựu của sinh
viên nhà trường đã lập được về mặt kinh doanh thị trường. Một số điểm sau
có tác dụng cho việc nghiên cứu đề tài:
+ Nhân viên bán hàng giỏi phải thông thạo về thương phẩm, khéo dùng kĩ xảo
trong bán hàng. Nhân viên bán hàng phải tác động thay đổi suy nghĩ của
khách hàng, chuyển từ quyết định không thành có mua hàng.

SV: Nguyễn Thuý Ngọc


7

Lớp: TM48B


Chuyên đề thực tập cuối khoá

+ Khi tham gia kinh doanh cần chú ý tới các yếu tố thị trường sau: Đối thủ
cạnh tranh chủ yếu, khách hàng hiện có và tiềm năng, công ty và sản phẩm
của công ty, mạng lưới tiêu thụ, sách lược định giá và tài chính trong kinh
doanh. Muốn tham gia thị trường phải tính toán kĩ lưỡng độ rộng của thị
trường, tỉ lệ tăng trưởng của thị trường…
+ Sách lược mở rộng thị trường tiêu thụ gồm 7 bước: tìm đối tượng mong
muốn bán sản phẩm cho họ, tìm hiểu năng lực mua của họ, trưng bày sản
phẩm, giới thiệu sản phẩm, trả lời chất vấn, bàn bạc kí kết và cuối cùng là tiếp
tục phát triển.
- Sách “Chiến lược thị trường” chỉ ra những chiến lược giúp doanh
nghiệp duy trì và phát triển thị trường.
- Chuyên đề thực tập tốt nghiệp “Một số giải pháp nhằm phát triển thị
trường tiêu thụ sản phẩm của công ty TNHH sản xuất, thương mại và dịch vụ
Đức Việt”. Cuốn chuyên đề chỉ ra được một số giải pháp khá hữu ích cho
công ty trong phát triển thị trường. Chuyên đề bám sát được tình hình phát
triển thị trường của công ty Đức Việt, đưa ra những giải pháp chung cho mọi
doanh nghiệp nhưng lại cụ thể theo tình hình của công ty.
- Luận văn tốt nghiệp “Một số biện pháp nhằm phát triển thị trường tiêu
thụ của công ty Cao su Sao vàng”: Luận văn chỉ rõ những khái niệm về thị
trường, phát triển thị trường và những khía cạnh liên quan đến thị trường và
cũng đã đúc rút ra được 6 nhóm giải pháp cơ bản nhằm đẩy mạnh công tác
phát triển thị trường của doanh nghiệp.
Qua việc nghiên cứu tất cả các tài liệu trên, tổng kết lại, chuyên đề của

em sẽ được tiếp cận dưới góc độ sau:
- Khái niệm phát triển thị trường: Phát triển thị trường được hiểu là tổng
hợp cách thức biện pháp của doanh nghiệp nhằm đưa khối lượng sản phẩm

SV: Nguyễn Thuý Ngọc

8

Lớp: TM48B


Chuyên đề thực tập cuối khoá

kinh doanh đạt mức tối đa, mở rộng quy mô kinh doanh, tăng thêm lợi nhuận
và nâng cao uy tín của doanh nghiệp trên thị trường.
- Nội dung công tác phát triển thị trường:
+ Phát triển sản phẩm: Là đưa thêm ngày càng nhiều dạng sản phẩm,
hàng hóa, dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu, thị hiếu muôn màu muôn vẻ của
thị trường.
Phát triển sản phẩm mới theo hai hướng: Phát triển sản phẩm mới hoàn
toàn (theo công năng và giá trị sử dung; theo ý đồ và thiết kế mới) và cải tiến,
hoàn thiện sản phẩm, thay thế sản phẩm hiện có bao gồm cải tiến chất lượng
tạo ra nhiều sản phẩm chất lượng khác nhau, cải tiến kiểu dáng sản phẩm như
thay đổi bao bì, mẫu mã sản phẩm…, thay đổi tính năng sản phẩm, tìm ra giá
trị sử dụng mới, đổi mới hoàn thiện dịch vụ liên quan đến sản phẩm…
+ Phát triển thị trường về khách hàng: theo quan điểm kinh doanh hiện
đại là nhằm vào nhu cầu của khách hàng để sắp xếp tiềm lực và mọi cố gắng
của doanh nghiệp tìm ra sự thỏa mãn khách hàng.
Phát triển khách hàng cũng theo hai hướng: Phát triển khách hàng về số
lượng và phát triển khách hàng về chất lượng. Phát triển thị trường của doanh

nghiệp trên góc độ khách hàng là phát triển khách hàng cả về số lượng, chất
lượng, phạm vi, không gian, thời điểm, địa điểm, cả khách hàng bán buôn và
bán lẻ, người tiêu dùng cuối cùng và người tiêu dùng trung gian, khách hàng
mới và khách hàng truyền thống.
+ Phát triển thị trường về phạm vị địa lí. Đó là việc mở rộng và phát triển
thị trường theo lãnh thổ bằng các biện pháp khác nhau.
- Một số nhân tố ảnh hưởng đến phát triển thị trường của doanh nghiệp:
+ Sản phẩm kinh doanh của doanh nghiệp
+ Đặc điểm lĩnh vực kinh doanh
+ Đặc điểm về thị trường tiêu thụ

SV: Nguyễn Thuý Ngọc

9

Lớp: TM48B


Chuyên đề thực tập cuối khoá

+ Môi trường cạnh tranh
+ Mối quan hệ cung – cầu trên thị trường
6. Nội dung của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, nội dung đề tài được chia thành hai chương
như sau:
Chương 1: Phân tích thực trạng thị trường và phát triển thị trường tiêu
thụ của công ty TNHH sản xuất và kinh doanh Vật liệu xây dựng Hùng
Phát
Chương 2: Phương hướng và giải pháp phát triển thị trường tiêu thụ của
công ty TNHH sản xuất và kinh doanh VLXD Hùng Phát.

Em xin chân thành cảm ơn Th.s Đinh Lê Hải Hà đã tận tình hướng dẫn,
giúp em hoàn thành chuyên đề này, cũng như cám ơn sự tận tình giúp đỡ của
các anh chị trong công ty Hùng Phát. Do hạn chế về trình độ và thời gian
nghiên cứu nên chuyên đề của em còn nhiều sai sót, em mong nhận được sự
góp ý của cô và các bạn.

SV: Nguyễn Thuý Ngọc

10

Lớp: TM48B


Chuyên đề thực tập cuối khoá

Chương 1: Phân tích thực trạng thị trường và phát triển thị trường tiêu
thụ của công ty TNHH sản xuất và kinh doanh Vật liệu xây dựng
(VLXD) Hùng Phát
1.1 Tổng quan về công ty TNHH sản xuất và kinh doanh VLXD Hùng
Phát
1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
- Tên công ty: Công ty TNHH sản xuất và kinh doanh Vật liệu xây dựng
Hùng phát.
- Giám đốc: Hoàng Văn Thắng
- Địa chỉ văn phòng công ty: 729 Giải phóng – Hoàng Mai – Hà Nội
- Điện thoại: 0436647655
- Fax: 0436649092
- Email:
- Loại hình doanh nghiệp: công ty trách nhiệm hữu hạn
- Công ty TNHH sản xuất và kinh doanh Vật liệu xây dựng Hùng phát được

thành lập ngày 05 tháng 12 năm 2005, số đăng kí kinh doanh 0102023384 với
ngành nghề kinh doanh chủ yếu là kinh doanh vật liệu xây dựng và thiết bị vệ
sinh.
Công ty TNHH sản xuất và kinh doanh VLXD Hùng phát là một đơn vị
kinh doanh thương mại, hạch toán độc lập, có con dấu riêng và hoạt động theo
hình thức công ty TNHH.
Chỉ mới bước vào kinh doanh được 4 năm, với tuổi đời non trẻ so với các
doanh nghiệp trong cùng lĩnh vực, thế nhưng công ty đã gặt hái được nhiều
thành công. Từ chỗ doanh thu ban đầu là 3.493.055.415( năm 2006) đã tăng
lên 20.789.139.961( năm 2009), tăng 5.96 lần,từ con số 10 nhân viên nay đã
tăng lên 26 nhân viên trong đó 16 nhân viên làm việc tại văn phòng và kho

SV: Nguyễn Thuý Ngọc

11

Lớp: TM48B


Chuyên đề thực tập cuối khoá

hàng, số còn lại là nhân viên thị trường và vận chuyển hàng hoá đến khách
hàng.
Thương trường cũng như chiến trường, môi trường kinh doanh thời mở
cửa với sự cạnh tranh gay gắt, công ty đã gặp không ít khó khăn trong những
ngày đầu mới thành lập. Tuy nhiên, với sự lãnh đạo sáng suốt và sự tận tâm
của tập thể nhân viên, công ty đã từng bước đi lên và dần khẳng định mình
trên thương trường. Thị trường tiêu thụ của công ty cũng đã được mở rộng ra
toàn Miền Bắc.
Trong tương lai, công ty TNHH sản xuất và kinh doanh VLXD Hùng

phát hướng tới mở rộng thị trường tiêu thụ và quyết tâm trở thành nhà phân
phối vật liệu xây dựng, thiết bị vệ sinh có tên tuổi trong tâm trí khách hàng.
1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức
1.1.2.1. Chức năng
Công ty có chức năng phân phối các sản phẩm thiết bị vệ sinh và vật liệu
xây dựng cho các đại lý, các cửa hàng và các hộ gia đình trên khu vực Hà nội
và toàn Miền Bắc.
1.1.2.2 Nhiệm vụ
- Nghiên cứu thị trường và căn cứ vào nguồn lực của mình để lập kế hoạch
kinh doanh.
- Trực tiếp mua hàng hoá và thực hiện việc tiêu thụ hàng hoá thông qua các
đại lí, cửa hàng hoặc trực tiếp đến người tiêu dùng trong toàn Miền Bắc.
- Duy trì thị trường đang có và phát triển thị trường mới.
- Sử dụng nguồn vốn có hiệu quả và đầu tư đúng mục đích.
- Tuân thủ luật pháp và thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước.

SV: Nguyễn Thuý Ngọc

12

Lớp: TM48B


Chuyên đề thực tập cuối khoá

1.1.2.3 Cơ cấu tổ chức
Sơ đồ 1 Bộ máy tổ chức của công ty TNHH sản xuất và kinh doanh VLXD
Hùng Phát

Giám đốc


Phòng tổ chức

Phòng kế toán tổng
hợp

Phòng kinh doanh

Bộ phận kho hàng

Giám đốc: Là thành viên sáng lập công ty, chỉ đạo điều hành toàn bộ hoạt
động kinh doanh của công ty, ban hành các quy định, quyết định và chịu trách
nhiệm trước pháp luật.
Phòng tổ chức:
-

Tham mưu cho giám đốc công ty về tổ chức bộ máy kinh doanh và bố

trí nhân sự phù hợp với yêu cầu phát triển của công ty.
-

Quản lý hồ sơ lý lịch của cán bộ nhân viên toàn công ty.

-

Giải quyết về chế độ tuyển dụng, thôi việc, bổ nhiệm, bãi miễn, kỷ luật,

khen thưởng, …
-


Duy trì thực hiện nội quy, nội vụ cơ quan, giờ giấc làm việc, giữ gìn an

toàn và vệ sinh sạch sẽ nơi làm việc.
-

Quản lý tài sản: Đất đai, thiết bị, dụng cụ làm việc, sinh hoạt tai trụ sở

của công ty và các dụng cụ do công ty cấp cho các phòng ban.

SV: Nguyễn Thuý Ngọc

13

Lớp: TM48B


Chuyên đề thực tập cuối khoá

Phòng kinh doanh:
Chức năng: Phòng kinh doanh vật liệu xây dựng và thiết bị vệ sinh của công
ty là một bộ phận trong cơ cấu bộ máy của công ty có các chức năng sau:
- Tham mưu cho lãnh đạo công ty trong công tác lập kế hoạch và tổ chức thực
hiện các hoạt động kinh doanh các sản phẩm vật liệu xây dựng và thiết bị vệ
sinh của công ty.
- Đảm bảo cho quá trình kinh doanh có hiệu quả, bảo toàn vốn, tiết liệm chi
phí kinh doanh và đem lại lợi ích kinh tế cho công ty.
Nhiệm vụ:
- Lập và triển khai thực hiện kế hoạch cung ứng và tiêu thụ sản phẩm vật liệu
xây dựng và thiết bị vệ sinh của công ty.
- Tư vấn cho giám đốc và chịu trách nhiệm trước giám đốc về việc tiêu thụ

sản phẩm.
- Nghiên cứu thị trường, tích cực tìm kiếm khách hàng; tìm kiếm và mở rộng
thị trường hiện tại của công ty.
- Lập kế hoạch mua bán và lưu chuyển sản phẩm.
- Tổ chức mua và bán sản phẩm.
- Đảm bảo thu hồi vốn theo tiến độ đã cam kết.
Phòng kế toán:
Chức năng:
- Tham mưu giám đốc về việc thực hiện công tác tài chính kế toán của công
ty.
- Thực hiện pháp lệnh kế toán thống kê, các quy định điều lệ, quy chế quản lý
tài chính, hạch toán kinh doanh và các quy định hiện hành khác.
- Kiểm tra tính pháp lý của các hợp đồng kinh tế, phối hợp với phòng kinh
doanh và các phòng ban trực thuộc quyết toán các hợp đồng kinh tế.

SV: Nguyễn Thuý Ngọc

14

Lớp: TM48B


Chuyên đề thực tập cuối khoá

- Tuân thủ theo quy chế tài chính của công ty và các chế độ tài chính nhà nước
ban hành.
Nhiệm vụ:
- Tổ chức hạch toán kinh tế và hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
- Tổng hợp các kết quả kinh doanh, lập các báo cáo tài chính kế toán, phân
tích hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Thực hiện quá trình quản lý tài chính tại công ty, đảm bảo theo dõi đầy đủ
mọi quá trình sử dụng vốn và tài sản của công ty.
- Tham mưu cùng ban giám đốc xét duyệt các kế hoạch chi phi cho các phòng
ban, thực hiện các báo cáo định kỳ, các báo cáo tài chính của công ty.
- Thực hiện các nghĩa vụ đối với nhà nước.
Bộ phận kho hàng:
- Thực hiện nhiệm vụ xuất, nhập hàng hoá và bảo quản các sản phẩm kinh
doanh.
- Chịu trách nhiệm ghi chép đầy đủ và thực hiện chế độ sổ sách, chế độ kế
toán.
Nhìn chung, đây là một mô hình tổ chức gọn, nhẹ phù hợp với quy mô của
công ty là một công ty nhỏ
1.1.3 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty TNHH sản xuất và
kinh doanh VLXD Hùng Phát
1.1.3.1 Đặc điểm về sản phẩm kinh doanh
Công ty TNHH sản xuất và kinh doanh VLXD Hùng Phát chuyên kinh
doanh vật liệu xây dựng và thiết bị vệ sinh, các sản phẩm của công ty hiện
nay đều là các sản phẩm thiết yếu trong quá trình xây dựng nhà ở, chung cư
hay các khu văn phòng.
Trong điều kiện nhu cầu xây dựng ngày càng tăng, nhu cầu thẩm mỹ của
người tiêu dùng thay đổi, ngày càng quan tâm hơn đến việc làm đẹp ngôi nhà

SV: Nguyễn Thuý Ngọc

15

Lớp: TM48B


Chuyên đề thực tập cuối khoá


của mình là một cơ hội cho thị trường vật liệu xây dựng và thiết bị vệ sinh nói
chung cũng như của công ty Hùng Phát.
Sản phẩm được phân phối bởi Hùng Phát đa dạng về mẫu mã chủng loại
lại mang nhiều thương hiệu từ các nhà sản xuất nổi tiếng từ nhiều quốc gia
đem lại nhiều sự lựa chọn cho khách hàng.
Sản phẩm kinh doanh của công ty chia thành hai nhóm chính là gạch
men (ốp, lát) và thiết bị vệ sinh (bình, bệ, bệt…).


Gạch men lát nền và ốp tường mang nhãn hiệu Kis của Công ty Cổ phần

gạch men CHANG YIH:
Gạch Kis là sản phẩm chiếm tỉ lệ doanh thu lớn nhất của công ty TNHH
sản xuất và kinh doanh VLXD Hùng Phát. Có thể nói Kis là sản phẩm kinh
doanh chính của công ty.
Gạch men Kis là sản phẩm của công ty Cổ phần gạch men Chang Yih với
hệ thống thiết bị tiên tiến, quản lí khoa học, tích cực nghiên cứu, đẩy mạnh
phát triển, phát huy hữu hiệu truyền thống sản xuất và kinh doanh gạch xây
dựng hơn 10 năm kinh nghiệm tại Đài Loan. Công ty đạt chứng chỉ quản lí
chất lượng ISO 9001-2000. Chất lượng sản phẩm được đảm bảo bởi nhà sản
xuất. Sản phẩm được sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại, nguồn
nguyên liệu đặc thù trong và ngoài nước, tổ chức khoa học hợp lí.
Công ty TNHH sản xuất và kinh doanh VLXD Hùng Phát là nhà phân
phối độc quyền sản phẩm gạch men Kis tại khu vực miền Bắc. Hiện tại, công
ty là đơn vị phân phối duy nhất tại khu vực này, lấy nguồn hàng trực tiếp từ
đơn vị sản xuất là công ty Chang Yih từ miền Nam, do đó giá sản phẩm sẽ
cạnh tranh hơn nhiều so với các công ty khác.

SV: Nguyễn Thuý Ngọc


16

Lớp: TM48B


Chuyên đề thực tập cuối khoá

Bảng 1: Sản phẩm gạch men Kis



Chủng loại
Ốp tường
Lát nền
Ốp tường
Ốp tường
Ốp tường
Lát nền
Lát nền
Các thiết bị vệ sinh và phụ kiện rời:

Qui cách
25×50
25×25
30×45
30×60
30×90
30×30
60×60


Các thiết bị vệ sinh và phụ kiện mà công ty kinh doanh chủ yếu là sản
phẩm mang nhãn hiệu của các công ty nổi tiếng như sản phẩm của
ARISTON, LINAX, FUNIKI….
Đặc trưng của các sản phẩm này là chất lượng tốt được đảm bảo bởi nhà
sản xuất. Sản phẩm có các mức giá khác nhau từ sản phẩm đắt tiền đến những
sản phẩm có giá thấp, phù hợp với thu nhập còn hạn chế trong điều kiện của
Việt Nam.
Nhãn hiệu sản phẩm công ty kinh doanh đều là các thương hiệu đã được
khẳng định trong tâm trí khách hàng về chất lượng, thị hiếu…
Các dịch vụ đi kèm sản phẩm như bảo hành, sửa chữa… đều được công
ty cam kết với người tiêu dùng bằng việc liên kết với nhà sản xuất.
Bảng 2: Danh mục các thiết bị vệ sinh và phụ kiện
STT

Tên sản phẩm

1

Bình VI/HP 15L

2

Bình HP 20L

3

Bình VI/HP 30L

4


Xịt PIZANO A7

5

Xịt PIZANO A9

6

Xịt FRORIEN

7

PK PIZANO

SV: Nguyễn Thuý Ngọc

Ký hiệu

17

Lớp: TM48B


Chuyên đề thực tập cuối khoá

8

PK PIZANO 6


9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38

39
40
41

PK ROMA
PK KAZINAX
PK FRORIEN INOX
Ruột bình 15L ( sợi đốt )
Ruột bình 30L ( sợi đốt)
Ruột bình 50l ) sợi đốt )
Van một chiều
Dây chống giật
Rơle
Phụ kiện cần gạt trước
Phụ kiện 1 nhấn tròn
Phụ kiện 2 nhấn D-E
Phụ kiện bệt liền khối 2 nhấn
Nắp bàn cầu
Nắp hơi
Thân bệt
Thân bệt
Thân bệt LI-01
Thân bệt RI-50
Thân bệt RI-51
Két K2 gạt trước ( không nắp )
Két K2 một nhấn ( không nắp )
Két K2 hai nhấn ( không nắp )
Két K5 hai nhấn ( không nắp )
Két RI-50 hai nhấn ( không nắp )
Két RI-51 hai nhấn ( không nắp)

Nắp két K2 gạt trước
Nắp két K2 một nhấn
Nắp két K2 hai nhấn
Nắp két K5 hai nhấn
Nắp két RI-502 hai nhấn
Nắp két RI-51 hai nhấn
Nắp két LI-012E
(Nguồn: Phòng Kinh doanh)

PKG2
PKN1
PKN2
PKLKN2
HA- 03
HA- 05
B2
B3
LI-012
RI-502
RI-512
K22
K23
K26
K56
KI-502E
KI-512E
NK22
NK23D
NK26
NK56

NKI-502E
NKI-512E
NKLI-012E

1.1.3.2 Đặc điểm về lĩnh vực kinh doanh

SV: Nguyễn Thuý Ngọc

18

Lớp: TM48B


Chuyên đề thực tập cuối khoá

Công ty TNHH sản xuất và kinh doanh VLXD Hùng Phát là một doanh
nghiệp thương mại, không thực hiện chức năng sản xuất mà chỉ có chức năng
của một doanh nghiệp thương mại, hoạt động trong lĩnh vực lưu thông hàng
hóa nhằm chuyển đưa hàng hóa từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng. Đặc
điểm này sẽ quyết định chức năng nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và phương thức
hoạt động kinh doanh của công ty.
Vốn lưu động chiếm phần lớn nguồn vốn kinh doanh của công ty, chi phí
giá vốn hàng bán cũng sẽ là chi phí kinh doanh chủ yếu. Nguồn thu nhập từ
hoạt động bán hàng là chủ yếu, từ các dịch vụ và một số hoạt động kinh
doanh phụ khác.
Là một doanh nghiệp thương mại, kinh doanh trong thị trường vật liệu
xây dựng nên đối thủ cạnh tranh của công ty là rất nhiều. Đó là các showroom
chính hãng, các trung tâm thương mại có kinh doanh vật liệu xây dựng và
thiết bị vệ sinh, là các chợ, cửa hàng, siêu thị, đại lí…
1.1.3.3 Lao động

Cơ cấu và số lượng lao động trong công ty

Bảng 3: Cơ cấu nguồn lao động trong công ty:
Giới tính
STT

1
2

Phòng

Số
CNV
(người)

Giám đốc
1
Phòng kế toán 3

SV: Nguyễn Thuý Ngọc

Trình độ

Nam
Nữ
Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ
Loại
lượng % lượng %
1
100

Đại học
3
100 Đại học: 1
19

Tỉ lệ
%
100
33.3

Lớp: TM48B


Chuyên đề thực tập cuối khoá

3

Phòng kinh
doanh

4

5

13

9

69.2 4


Phòng tổ chức 4

2

50

2

Bộ phận kho 5

4

80

1

Cao đẳng: 2 66.7
30.8 Đại học: 2
15.4
Cao đẳng: 3 23
Trung cấp: 8 61.6
50 Đại học: 1
25
Cao đẳng: 2 50
Trung cấp: 1 25
20 Đại học: 1
20
Cao đẳng: 2 40
Trung cấp: 2 40
(Nguồn: Phòng Tổ chức)


Nhận xét:
Dựa vào bảng cơ cấu lao động các phòng ban trong công ty ta có thể thấy
tỉ lệ lao động giữa các phòng ban có sự chênh lệch. Nguyên nhân xuất phát từ
chức năng nhiệm vụ của công ty với hoạt động chủ yếu là chức năng thương
mại, do đó bộ phận kinh doanh của công ty chiếm đa số, trong đó nam chiếm
đa số do yêu cầu công việc cần đi lại nhiều, vận chuyển hàng hoá.
Trình độ lao động cũng có sự khác biệt,bộ phận quản lí có trình độ cao
hơn, đều tốt nghiệp đại học, có khả năng quản lí, theo sát hoạt động của công
ty. Với các công việc mang nặng tính chân tay thì trình độ của người lao động
là thấp hơn rất nhiều.
Tuyển dụng nhân sự:
Hoạt động tuyển dụng được thực hiện khi công ty có nhu cầu và được
thực hiện một cách bài bản thông qua kiểm tra, phỏng vấn, sát hạch, thử
việc…
Công ty hoạt động theo chế độ làm việc 8 tiếng một ngày, tuần làm 6
ngày, các ngày lễ, ốm đau…đều được nghỉ. Người lao động được đóng bảo
hiểm theo luật, có nội quy, quy định cho người lao động như mặc áo đồng
phục, kỉ luật khi đi làm không đúng giờ, nghỉ không phép…

SV: Nguyễn Thuý Ngọc

20

Lớp: TM48B


Chuyên đề thực tập cuối khoá

Chế độ tiền lương:

-

Lương
Bảng 4: Mức lương bình (2006-2009)
Đơn vị tính: VNĐ

Chỉ tiêu
Tổng số lao

Năm 2006
10

Năm 2007
10

Năm 2008
18

Năm 2009
26

động
Mức lương bình 1.300.000

1.500.000

2.500.000

3.000.000


quân/tháng
(Nguồn: Phòng Kế toán tổng hợp)
Nhận xét:
Nhìn vào bảng trên ta thấy, mức lương cơ bản của người lao động trong
công ty có sự tăng lên đáng kể. Năm 2008 tăng vọt so với năm 2007, tỉ lệ tăng
166.7 % so với năm 2007 cho thấy sự phát triển lớn của công ty trong năm
này. Năm 2009, mức lương bình quân lên tới 3 triệu VNĐ/ tháng, tăng 120%
so với năm 2008.
Nhân viên kinh doanh ngoài mức lương chính còn được hưởng lương
theo doanh số.
- Thưởng: Dựa vào kết quả lao động của nhân viên cuối tháng và kết quả kinh
doanh cuối năm của công ty để tính thưởng. Như trong năm 2009, thu nhập
bình quân của một nhân viên là khoảng 6.000.000 VNĐ / tháng.
- Bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội được tính theo quy định của Nhà nước.
Công ty luôn tạo mọi điều kiện cho người lao động được làm việc và
hưởng thu nhập xứng đáng
1.1.3.3 Cơ sở vật chất và trang thiết bị
- Văn phòng công ty đặt tại 729 Đường Giải Phóng Quận Hoàng Mai Hà Nội.

SV: Nguyễn Thuý Ngọc

21

Lớp: TM48B


Chuyên đề thực tập cuối khoá

Văn phòng có diện tích vào khoảng 350m2, tầng 1 là nơi trưng bày một số
sản phẩm chính mà công ty kinh doanh và là nơi đón tiếp khách hàng, tầng 2

và tầng 3 là nơi làm việc của nhân viên công ty.
- Kho hàng: Tổng kho Xi măng đặt tại Ngõ 1 – Phan Đình Giót – Quận Hoàng
Mai – Hà Nội, trong đó gồm 2 kho bộ phận là 01 kho thiết bị vệ sinh và 01
kho vật liệu xây dựng.
- Phương tiện vận chuyển gồm có 02 ôtô với trọng tải 1,25 tấn và 0,5 tấn được
đầu tư nhằm đảm bảo cho hoạt động vận chuyển sản phẩm đến tay khách
hàng được nhanh chóng.
- Trang thiết bị: Văn phòng công ty được trang bị hệ thống máy tính, điều hoà
và một số thiết bị bảo quản hàng hoá trong kho.
Bảng 5: Số lượng thiết bị
Đơn vị tính: Chiếc
STT Phòng
1
2
3
4
5

Máy

Điều

tính
hoà
Giám đốc
1
1
Tổ chức
2
1

Kinh doanh
2
1
Kế toán
2
1
Kho
1
0
(Nguồn: Phòng Tổ chức)

Các phòng cũng được trang bị đầy đủ điện thoại, một máy fax và một
máy photocopy dùng chung. Hệ thống máy tính được nối mạng internet giúp
trao đổi và tìm hiểu thông tin nhanh chóng kịp thời.
Ngoài ra, phục vụ cho công tác kế toán và hỗ trợ thủ quỹ, công ty còn
trang bị một máy đếm tiền và một máy soi tiền.
1.1.3.4 Quy trình tiêu thụ sản phẩm và cách thức phân phối
Quá trình tiêu thụ sản phẩm của công ty được mô tả theo sơ đồ sau:
Sơ đồ 2: Quá trình tiêu thụ sản phẩm của công ty

SV: Nguyễn Thuý Ngọc

22

Lớp: TM48B


Chuyên đề thực tập cuối khoá

Nhà sản xuất


Công ty TNHH
SX và KD
VLXD Hùng
Phát

Bán
buôn

Hệ thống
siêu thị

Bán lẻ

Hệ thống đại


Hoạt động tiêu thụ được tiến hành qua hai kênh chủ yếu:
- Kênh bán buôn: Công ty kí kết các hợp đồng bán buôn với các đại lí và hệ
thống siêu thị trên địa bàn Hà nội và các tỉnh phía Bắc.
- Kênh bán lẻ: Bán hàng cho các cửa hàng kinh doanh vật liệu xây dựng và
thiết bị vệ sinh hoặc bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng khi họ
đến với công ty. Hình thức này chủ yếu áp dụng cho địa bàn Hà Nội.
Với mỗi kênh bán hàng khác nhau công ty có chính sách về giá cả,
chương trình khuyến mại khác nhau.
Việc tìm kiếm các hợp đồng mua bán hàng hoá với các đại lí, các siêu thị
lớn thường đựơc tổ chức thực hiện chặt chẽ bởi phòng kinh doanh. Với các
cửa hàng, người tiêu dùng trực tiếp thì được thực hiện thông qua nhân viên thị

SV: Nguyễn Thuý Ngọc


23

Lớp: TM48B


Chuyên đề thực tập cuối khoá

trường. Họ được phân chia theo khu vực địa lí tức hoạt động trên một địa bàn
nhất đinh, được giao doanh số. Công việc của nhân viên thị trường là nắm bắt
thông tin khách hàng trên địa bàn của mình, tiếp xúc với họ tìm hiểu về nhu
cầu của họ, ghi đơn hàng, tiến hành giao hàng và thanh toán.
Như chúng ta biết thì hoạt động mua hàng hay tạo nguồn thường ít được
quan tâm hoạt động bán hàng nhưng nó lại đóng một vai trò quan trọng trong
việc mang lại lợi nhuận kinh doanh cho doanh nghiệp. Bán hàng có nghĩa là
tạo ra nhu cầu hàng hoá một cách có hệ thống thì mua hàng là đình hoãn các
nhu cầu đó một cách có điều kiện.
Ở công ty TNHH sản xuất và kinh doanh VLXD Hùng phát thì việc mua
hàng diễn ra theo từng thời điểm và từng đối tượng mặt hàng cụ thể. Căn cứ
theo diễn biến của thị trường và doanh số bán ra của từng mặt hàng mà công
ty tiến hành mua hàng theo hình thức nhất định. Có thể mua theo nhu cầu
hoặc theo hợp đồng.
Công ty tiến hành kí hợp đồng theo hình thức gối đầu, tức là khi hợp
đồng này thực hiện gần xong thì kí tiếp hợp đồng khác nhằm bảo đảm hàng
hoá cung ứng cho khách hàng và quay vòng vốn nhanh.
Một số chính sách bán hàng:
- Vận chuyển:
Với khu vực nội thành Hà Nội: hỗ trợ vận chuyển đến cửa hàng.
Với khu vực ngoại thành, các tỉnh: hỗ trợ vận chuyển đến bến xe, giao hàng
theo xe do khách hàng chỉ định.

- Thanh toán:
Thanh toán ngay được giảm giá từ 5% đến 10% tuỳ thuộc vào từng mặt hàng.
- Với các đại lí có những chính sách như giá ưu đãi, khuyến mại, thưởng, quà
tặng....
Dịch vụ sau bán hàng:

SV: Nguyễn Thuý Ngọc

24

Lớp: TM48B


Chuyên đề thực tập cuối khoá

Sau khi sản phẩm đến tay người tiêu dùng, công ty có các chương trình
bảo hành sản phẩm, dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng giúp tạo điều kiện thuận lợi
trong quá trình sử dụng sản phẩm cho người tiêu dùng và tạo niềm tin về sản
phẩm, về công ty.
Một số dịch vụ được cung cấp bởi nhà cung ứng, công ty sẽ là người
trung gian bảo đảm quyền lợi cho khách hàng.
1.2 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian
gần đây
1.2.1 Doanh thu

Bảng 6: Doanh thu của công ty TNHH sản xuất và kinh doanh VLXD
Hùng Phát (2006-2009)
Đơn vị tính: VNĐ
Chỉ tiêu


Năm 2006

Năm 2007

Năm 2008

13.620.616.795 19.986.079.366

Doanh

Tuyệt

3.360.292.37

3.005.170.19

thu

đối

6

5

Năm 2009

thuần
bán
hàng


SV: Nguyễn Thuý Ngọc

25

Lớp: TM48B


×