Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

ẢNH HƯỞNG CỦA PROBIOTIC TRONG THỨC ĂN ĐẾN TỈ LỆ SỐNG, TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG VÀ HỆ SỐ CHUYỂN ĐỔI THỨC ĂN TRÊN CÁ TRA (Pangasianodon hypophthalmus)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (678.34 KB, 62 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA CÔNG NGHỆ SINH HỌC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ẢNH HƯỞNG CỦA PROBIOTIC TRONG THỨC ĂN ĐẾN
TỈ LỆ SỐNG, TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG VÀ HỆ SỐ
CHUYỂN ĐỔI THỨC ĂN TRÊN CÁ TRA
(Pangasianodon hypophthalmus)

Ngành học

: CÔNG NGHỆ SINH HỌC

Sinh viên thực hiện

: LÊ VĂN KHOA

Niên khóa

: 2005 – 2009

Tháng 8/2009


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA CÔNG NGHỆ SINH HỌC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP



ẢNH HƯỞNG CỦA PROBIOTIC TRONG THỨC ĂN ĐẾN
TỈ LỆ SỐNG, TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG VÀ HỆ SỐ
CHUYỂN ĐỔI THỨC ĂN TRÊN CÁ TRA
(Pangasianodon hypophthalmus)

Hướng dẫn khoa học

Sinh viên thực hiện

TS. NGUYỄN NHƯ TRÍ

LÊ VĂN KHOA

Tháng 8/2009


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn:
Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, Ban chủ
nhiệm Khoa Công Nghệ Sinh Học, cùng tất cả Quý thầy cô đã truyền đạt kiến thức cho
tôi trong suốt quá trình học tập tại trường.
TS. Nguyễn Như Trí đã hết lòng giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề
tài tốt nghiệp tại trường.
PGS.TS. Lê Thanh Hùng, ThS. Ngô Văn Ngọc và cô Võ Thị Thanh Bình đã hỗ
trợ tôi về cá và giai thí nghiệm cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành tốt
khóa luận tốt nghiệp.
Các anh chị tại Trại thực nghiệm Thủy sản đã tận tình giúp đỡ, tạo điều kiện
thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian thực hiện khóa luận tốt nghiệp.
Các bạn Nguyễn Quốc Việt, Huỳnh Tạ Công Mai, Lê Nguyễn Kim Ngân,

Nguyễn Thị Mỹ Hạnh, Lê Hồng Ngọc cùng các bạn sinh viên lớp DH05NT và
DH05NY đã tận tình giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình thực hiện đề tài tốt nghiệp
tại Trại thực nghiệm Thủy sản của Trường.
Các bạn bè thân yêu của lớp DH05SH đã chia sẻ cùng tôi những kiến thức và
nhiều kỷ niệm trong thời gian học tập cũng như hết lòng hỗ trợ, giúp đỡ tôi trong thời
gian thực hiện đề tài.

iii


TÓM TẮT
Cá tra là loài cá nước ngọt được nuôi rất nhiều ở các địa phương trên cả nước.
Hiện nay, việc sử dụng kháng sinh cho động vật dưới nước ngày càng được kiểm soát
chặt chẽ. Có rất nhiều biện pháp được áp dụng để thay thế kháng sinh và tăng sản
lượng trong nuôi trồng thủy sản, trong đó, probiotic có tác dụng lớn và có nhiều triển
vọng. Đề tài nghiên cứu “Ảnh hưởng của probiotic trong thức ăn đến tỷ lệ sống, tốc độ
tăng trưởng và hệ số chuyển đổi thức ăn trên cá tra (Pangasianodon hypophthalmus)”
được thực hiện với mục đích khảo sát, đánh giá tác động của probiotic trong thức ăn
đến năng suất của cá tra.
Thí nghiệm khảo sát 4 liều lượng của probiotic trong thức ăn (g/kg thức ăn) lần
lượt là: 0,05; 0,25; 0,5 và đối chứng (không sử dụng probiotic). Thí nghiệm được bố trí
theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên và các điều kiện khác được giữ đồng đều.
Kết quả của thí nghiệm như sau: Sự khác biệt về tỉ lệ sống, trọng lượng trung
bình, hệ số chuyển đổi thức ăn và hệ số biến động giữa các nghiệm thức không có ý
nghĩa về mặt thống kê.
Tuy nhiên, các nghiệm thức có sử dụng probiotic đều cho tỉ lệ sống, trọng
lượng trung bình cao hơn và FCR nhỏ hơn so với nghiệm thức đối chứng. Điều này
cho thấy xu hướng tốt, ý nghĩa tích cực và triển vọng lớn của việc sử dụng probiotic
trong nuôi trồng thủy sản.


iv


SUMMARY
Striped catfish is a freshwater fish is farmed in many localities throughout the
country. Today, the use of antibiotics for animal water is an increasingly tight control.
There are many methods to be applied to replace antibiotics and increase production in
aquaculture,in which probiotics effect great and promising.The research “Effects of
probiotics on surviral rate, growth rate and feed conversion ratio on striped catfish
(Pangasianodon hypophthalmus)” with purpose is to investigate the effects of
probiotics on productivity of the catfish.
Experiment consists of 4 treatments with different doses of probiotic used in
feeds: 0.05, 0.25, 0.5 and 0 g/kg feed, respectively. Experiment design followed a
completely randomised style and other conditions were kept uniform.
Results of experiment are as follows: Final mean weight, feed conversion ratio
(FCR), surviral rate and coefficient of variation were no significant difference among
treatments.
However, the treatments that used probiotics give final mean weight, surviral
rate more and feed conversion ratio smaller than control treatments. This shows a good
trend, significant positive and great potential of using probiotic in aquaculture.

v


MỤC LỤC
Trang
Lời cảm ơn.................................................................................................................... iii
Tóm tắt.......................................................................................................................... iv
Summary.........................................................................................................................v
Mục lục ......................................................................................................................... vi

Danh sách các chữ viết tắt .......................................................................................... viii
Danh sách các bảng ...................................................................................................... ix
Danh sách các hình .........................................................................................................x
Chương 1 Mở đầu ........................................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề................................................................................................................1
1.2. Mục tiêu của đề tài...................................................................................................2
1.3. Nội dung thực hiện ..................................................................................................2
Chương 2 Tổng quan tài liệu ......................................................................................3
2.1. Đặc điểm sinh học của cá Tra (Pangasianodon hypophthalmus) ...........................3
2.1.1. Vị trí phân loại......................................................................................................3
2.1.2. Phân bố .................................................................................................................4
2.1.3. Hình thái, sinh lý ..................................................................................................5
2.1.4. Đặc điểm dinh dưỡng ...........................................................................................5
2.1.5. Đặc điểm sinh trưởng ...........................................................................................6
2.1.6. Đặc điểm sinh sản.................................................................................................7
2.1.7. Tình hình phát triển nghề nuôi cá tra....................................................................8
2.2. Tổng quan về probiotic............................................................................................8
2.2.1. Định nghĩa và nguyên lý.......................................................................................8
2.2.2. Probiotic bacteria................................................................................................10
2.2.3. Các chế phẩm sinh học dạng vi sinh vật trong nuôi trồng thủy sản ...................11
2.2.4. Tác dụng của probiotic .......................................................................................13
2.2.5. Các kiểu tác động của probiotic .........................................................................15
2.2.5.1. Tác động kháng khuẩn.....................................................................................15
2.2.5.2. Tác động của probiotic trên biểu mô ruột .......................................................16

vi


2.2.5.3. Tác động miễn dịch của probiotic ...................................................................16
2.2.5.4. Tác động của probiotic đến vi khuẩn đường ruột............................................16

2.3. Tình hình nghiên cứu và ứng dụng probiotic ........................................................16
Chương 3 Vật liệu và phương pháp nghiên cứu......................................................19
3.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu .........................................................................19
3.2. Vật liệu ..................................................................................................................19
3.2.1. Đối tượng thí nghiệm..........................................................................................19
3.2.2. Thiết bị và hoá chất sử dụng...............................................................................19
3.3. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................20
3.4. Bố trí thí nghiệm....................................................................................................21
Chương 4 Kết quả và thảo luận ................................................................................23
4.1. Kết quả một số yếu tố môi trường trong thí nghiệm .............................................23
4.1.1. Hàm lượng oxy hoà tan (DO).............................................................................23
4.1.2. Độ pH của nước..................................................................................................24
4.1.3. Nhiệt độ ..............................................................................................................25
4.1.4. Hàm lượng ammonia tổng cộng .........................................................................26
4.2. Kết quả thí nghiệm ................................................................................................27
4.2.1. Chỉ tiêu về tỷ lệ sống ..........................................................................................27
4.2.2. Chỉ tiêu về trọng lượng trung bình .....................................................................29
4.2.3. Chỉ tiêu về hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR) ......................................................31
4.2.4. Chỉ tiêu về tỷ lệ phân đàn ...................................................................................32
4.3. Thảo luận ...............................................................................................................33
Chương 5 Kết luận và đề nghị...................................................................................35
5.1. Kết luận..................................................................................................................35
5.2. Đề nghị ..................................................................................................................35
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................36
PHỤ LỤC

vii


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BOD : Biochemical Oxygen Demand
FAO : Food and Agriculture Organization
FCR : Food Conversion Ratio
LAB : Lactic Acid Bacteria
VAR : Vibrio anguillarum
CPSH : Chế phẩm sinh học
NTTS : Nuôi trồng thủy sản

viii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1 Thành phần thức ăn trong ruột cá tra ngoài tự nhiên ....................................6
Bảng 4.1 Biên độ dao động của các yếu tố môi trường ..............................................23
Bảng 4.2 Tỷ lệ sống của cá tra ở các nghiệm thức qua các lần kiểm tra .....................28
Bảng 4.3 Trọng lượng trung bình của các nghiệm thức qua các lần kiểm tra ............30
Bảng 4.4 FCR trung bình của các nghiệm thức qua các lần kiểm tra ........................32
Bảng 4.5 Hệ số biến thiên (Cv) về trọng lượng của từng giai (%) ..............................33

ix


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1 Cá tra (Pangasianodon hypophthalmus).........................................................4
Hình 3.1 Thức ăn viên .................................................................................................22
Hình 3.3 Giai, lưới để thí nghiệm ................................................................................22
Hình 4.1 Giai thí nghiệm có bố trí thêm lưới che để phòng địch hại ..........................28
Đồ thị 4.1 Sự biến động hàm lượng oxy hoà tan (mg/l) ..............................................24

Đồ thị 4.2 Sự biến động pH trong quá trình thí nghiệm ..............................................25
Đồ thị 4.3 Sự biến động của nhiệt độ trong quá trình thí nghiệm................................26
Đồ thị 4.4 Sự biến động của hàm lượng ammonia tổng cộng .....................................27
Đồ thị 4.5 Tỷ lệ sống của các nghiệm thức khi kết thúc thí nghiệm. ..........................29
Đồ thị 4.6 Trọng lượng trung bình của các nghiệm thức trong thí nghiệm .................30
Đồ thị 4.7 FCR của các nghiệm thức sau khi kết thúc thí nghiệm ..............................31
Đồ thị 4.8 Hệ số biến thiên về trọng lượng khi kết thúc thí nghiệm............................33

x


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Cá tra là loài cá nước ngọt được nuôi phổ biến ở hầu hết các nước Đông Nam Á
và là một trong 6 loài cá quan trọng nhất của khu vực này. Cá tra là loài cá dễ nuôi, có
khả năng thích nghi tốt với điều kiện môi trường nuôi khác nhau, một số nước trong
khu vực như Thái Lan, Malaysia, Indonesia đã nuôi cá tra có hiệu quả từ những thập
niên 70-80.
Từ nửa đầu thế kỷ 20, nuôi cá trong ao mới bắt đầu xuất hiện ở đồng bằng Nam
bộ và đối tượng nuôi chính là cá tra. Hiện nay nuôi cá tra đã phát triển ở nhiều địa
phương trên cả nước và mỗi năm cho sản lượng cá tra nuôi trên một triệu tấn (1,2 triệu
tấn vào năm 2007).
Ngày nay, do yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm ngày càng cao, kháng sinh
và các hóa chất dùng làm thức ăn bổ sung trong thức ăn cho động vật nuôi dưới nước
ngày càng được kiểm soát chặt chẽ. Bắt đầu từ năm 2006, ở Châu Âu đã cấm sử dụng
tất cả các loại kháng sinh làm thức ăn bổ sung trong nuôi trồng thủy sản.
Nhiều biện pháp đã được áp dụng để thay thế kháng sinh, trong số các biện
pháp này, probiotic đã có tác dụng lớn và có nhiều triển vọng. Nauy giảm lượng kháng
sinh trong nuôi trồng thủy sản từ 50 tấn vào năm 1987 xuống còn 746,5 kg năm 1997

nhưng sản lượng cá tăng từ 50 ngàn tấn lên 350 ngàn tấn. Hiện nay, việc sử dụng
probiotic trong nuôi tôm ở Mexico cũng trở nên phổ biến. FAO cũng coi việc nghiên
cứu probiotic cùng với các chất kích thích miễn dịch (immunostimulant), các chất
nâng cao khả năng miễn dịch (immunity enhancement) như một trong các biện pháp
chủ yếu để cải thiện chất lượng môi trường nuôi thủy sản.
Ở nước ta, đã và đang có nhiều công trình nghiên cứu về cá tra đảm bảo an toàn
vệ sinh thực phẩm như: Nghiên cứu vaccine phòng bệnh hoại tử xuất huyết nội tạng
cho cá tra (Bùi Quang Tề và ctv, 2005); Công nghệ nuôi cá ba sa và cá tra đảm bảo an
toàn vệ sinh thực phẩm (Bùi Quang Tề, 2006); Ký sinh trùng truyền qua cá – vấn đề
vệ sinh an toàn thực phẩm trong nuôi trồng thủy sản (Bùi Ngọc Thanh, 2006); Quản lý

1


sức khỏe động vật thủy sản nước ngọt (Phạm Thị Vân, 2006); nhưng những nghiên
cứu về probiotic trong nuôi trồng thủy sản vẫn còn rất hạn chế.
Để giải quyết vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm cũng như thấy được vai trò của
probiotic trong nuôi trồng thủy sản, chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu “Ảnh hưởng
của probiotic trong thức ăn đến tỉ lệ sống, tốc độ tăng trưởng và hệ số chuyển đổi thức
ăn trên cá tra (Pangasianodon hypophthalmus)”.
1.2. Mục tiêu của đề tài
Đánh giá tác động của probiotic đến tỉ lệ sống, tốc độ tăng trưởng và sự chuyển
hóa thức ăn trên cá tra.
1.3. Nội dung thực hiện
Khảo sát tác động của một số nồng độ của probiotic trong thức ăn đến sự sinh
trưởng, tỷ lệ sống, hệ số chuyển đổi thức ăn và tỷ lệ phân đàn của cá tra.

2



Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Đặc điểm sinh học của cá tra (Pangasianodon hypophthalmus)
2.1.1. Vị trí phân loại
Cá tra là tên gọi một họ, một giống và một số loài cá nước ngọt. Ở Việt Nam, cá
tra sống chủ yếu trong lưu vực sông Cửu Long và lưu vực các sông lớn cực Nam, có
thân dẹp, da trơn, có râu ngắn (Wikipedia).
Cá tra thuộc họ Pangasiidae. Họ Pangasiidae (họ cá tra) theo ITIS và Wikipedia tiếng
Pháp có 3 giống: Sinopangasius (1 loài), Helicophagus (3 loài) và Pangasius (27 loài). Tuy
nhiên, giống và loài Sinopangasius, theo vài tài liệu như FishBase và một số bảng từ đồng
nghĩa, được coi là từ đồng nghĩa của Pangasius krempfi (cá bông lau). Ngoài ra trong giống
Pangasius, trong 2 bảng phân loại khoa học nêu trên có 3 cặp tên đồng nghĩa. Như vậy, có
thể kể họ Pangasiidae có 2 giống và giống Pangasius có 24 loài.
Cá tra (theo Từ điển tiếng Việt, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, 1977) là loài cá
nước ngọt, không vảy, giống cá trê.
Phân loại khoa học
Giới (regnum)

: Animalia

Ngành (phylum)

: Chordata

Phân ngành (subphylum) : Vertebrata
Lớp (class)

: Actinopterygii

Phân lớp (subclass)


: Neopterygii

Bộ (order)

: Siluriformes

Họ (family)

:Pangasiidae

Giống (genus)

: Pangasianodon

Loài (species)

:Pangasianodon hypophthalmus (Sauvage, 1878).

Ở Việt Nam:
Cá thuộc họ Pangasiidae (họ cá tra) với tên Việt có những loài sau:
Helicophagus waandersii - Cá tra chuột
Pangasius gigas - Cá tra dầu
Pangasius kunyit - Cá tra bần

3


Pangasius hypophthalmus - Cá tra nuôi
Pangasius micronema - Cá tra

Pangasius larnaudii - Cá vồ đém
Pangasius sanitwongsei - Cá vồ cờ
Pangasius bocourti - Cá xác bụng (cá ba sa)
Pangasius macronema - Cá xác sọc
Pangasius pleurotaenia - Cá xác bầu
Pangasius conchophilus - Cá hú
Pangasius polyuranodon - Cá dứa
Pangasius krempfi - Cá bông lau

Hình 2.1 Cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) chụp tại Trại Thực Nghiệm Thủy
Sản, Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh.
Trong 13 loài trên có 12 loài thuộc giống Pangasius và 1 loài thuộc giống
Helicophasus. Ngoại trừ 3 loài: cá hú, cá dứa và cá bông lau, những loài cá trong họ cá
tra có 3 nhóm: nhóm cá tra, nhóm cá vồ và nhóm cá xác (Wikipedia).
2.1.2. Phân bố
Cá tra phân bố ở một số nước Ðông Nam Á như Campuchia, Thái Lan,
Indonesia và Việt Nam. Ðây là loài cá nuôi quan trọng, có giá trị kinh tế và là một
trong 6 loài cá nuôi quan trọng nhất của khu vực này. Bốn nước trong hạ lưu sông Mê
kông đã có nghề nuôi cá tra truyền thống là Thái Lan, Capuchia, Lào và Việt Nam do
có nguồn cá tra tự nhiên phong phú. Ở Campuchia, tỷ lệ cá tra thả nuôi chiếm 98 %
trong 3 loài thuộc họ cá tra, chỉ có 2 % là cá ba sa và cá vồ đém, sản lượng cá tra nuôi
4


chiếm một nửa tổng sản lượng các loài cá nuôi. Một số nước trong khu vực như Thái
Lan, Malaysia, Indonesia đã nuôi cá tra có hiệu quả từ những thập niên 70-80 (Hội
nghề cá Việt Nam, 2004).
Ở nước ta những năm trước đây khi chưa có cá sinh sản nhân tạo, cá bột và cá
giống được vớt trên sông Tiền và sông Hậu. Cá trưởng thành chỉ thấy trong ao nuôi,
rất ít gặp trong tự nhiên địa phận Việt nam, do cá có tập tính di cư ngược dòng sông

Mê kông để sinh sống và tìm nơi sinh sản tự nhiên. Khảo sát chu kỳ di cư của cá tra ở
địa phận Campuchia cho thấy cá ngược dòng từ tháng 10 đến tháng 5 và di cư về hạ
lưu từ tháng 5 đến tháng 9 hàng năm (Trung tâm tin học – Bộ Thủy Sản, 2004).
2.1.3. Hình thái và sinh lý của cá tra
Cá tra là cá da trơn (không vẩy), thân dài, lưng xám đen, bụng hơi bạc, miệng rộng,
có 2 đôi râu dài. Cá tra sống chủ yếu trong nước ngọt, có thể sống được ở vùng nước hơi lợ
(nồng độ muối 7-10 ‰), có thể chịu đựng được nước phèn với pH > 5, dễ chết ở nhiệt độ
thấp dưới 15 ºC, nhưng chịu nóng tới 39 ºC. Cá tra có số lượng hồng cầu trong máu nhiều
hơn các loài cá khác. Cá có cơ quan hô hấp phụ và còn có thể hô hấp bằng bóng khí và da
nên chịu đựng được môi trường nước thiếu oxy hòa tan. Tiêu hao oxy và ngưỡng oxy của
cá tra thấp hơn 3 lần so với cá mè trắng (Hội nghề cá Việt Nam, 2004).
2.1.4. Đặc điểm dinh dưỡng
Cá tra khi hết noãn hoàng thì thích ăn mồi tươi sống, có mùi tanh, vì vậy chúng ăn
thịt lẫn nhau ngay trong bể ấp và chúng vẫn tiếp tục ăn nhau nếu cá ương không được cho
ăn đầy đủ, thậm chí cá vớt trên sông vẫn thấy chúng ăn nhau trong đáy vớt cá bột.
Dạ dày của cá phình to hình chữ U và co giãn được, ruột cá tra ngắn, không gấp
khúc lên nhau mà dính vào màng treo ruột ngay dưới bóng khí và tuyến sinh dục. Dạ
dày to và ruột ngắn là đặc điểm của cá thiên về ăn thịt.
Trong quá trình ương nuôi thành cá giống trong ao, chúng ăn các loại phù du
động vật có kích thước vừa cỡ miệng của chúng và các thức ăn nhân tạo. Khi cá lớn
thể hiện tính ăn rộng, ăn đáy và ăn tạp thiên về động vật nhưng dễ chuyển đổi loại thức
ăn. Trong điều kiện thiếu thức ăn, cá có thể sử dụng các lọai thức ăn bắt buộc khác
như mùn bã hữu cơ, thức ăn có nguồn gốc động vật. Trong ao nuôi, cá tra có khả năng
thích nghi với nhiều loại thức ăn khác nhau như cám, rau, động vật đáy.
Đối với cá nuôi, để cá phát triển tốt, cần phải cung cấp thức ăn cho cá đủ về số
lượng và chất lượng, cân đối về thành phần dinh dưỡng. Nhu cầu dinh dưỡng cho cá
5


tra ở giai đoạn trưởng thành tương đối cao, phải có đủ và cân đối hàm lượng các loại

như đạm, đường, mỡ, vitamin, chất khoáng. Đặc biệt, hàm lượng đạm phải đảm bảo từ
30 % trở lên thì cá mới tăng trưởng tốt. Hàm lượng lipid tối thiểu là từ 10 % (Hội nghề
cá Việt Nam, 2004).
Khi phân tích thức ăn trong ruột cá đánh bắt ngoài tự nhiên, cho thấy thành
phần thức ăn khá đa dạng, trong đó cá tra ăn tạp thiên về động vật.
Bảng 2.1 Thành phần thức ăn trong ruột cá tra ngoài tự nhiên
STT

Thành phần thức ăn

Tỷ lệ

1

Nhuyễn thể

35,4 %

2

Cá nhỏ

31,8 %

3

Côn trùng

18,2 %


4

Thực vật lớn

10,7 %

5

Thực vật đa bào

1,6 %

6

Giáp xác

2,3 %

(Nguồn: D.Menon và P.I.Cheko, 1955)
2.1.5. Đặc điểm sinh trưởng
Cá tra có tốc độ tăng trưởng tương đối nhanh, còn nhỏ cá tăng nhanh về chiều
dài. Cá ương trong ao sau 2 tháng đã đạt chiều dài 10 – 12 cm (14 – 15 g). Từ khoảng
2,5 kg trở đi, mức tăng trọng lượng nhanh hơn so với tăng chiều dài cơ thể. Cỡ cá trên
10 tuổi trong tự nhiên (ở Campuchia) tăng trọng rất ít. Cá tra trong tự nhiên có thể sống
trên 20 năm. Ðã gặp cỡ cá trong tự nhiên 18 kg hoặc có mẫu cá dài tới 1,8 m. Trong ao
nuôi vỗ, cá bố mẹ cho đẻ đạt tới 25 kg ở cá 10 năm tuổi. Nuôi trong ao 1 năm cá đạt 1 –
1,5 kg/con (năm đầu tiên), những năm về sau cá tăng trọng nhanh hơn, có khi đạt tới 5 –
6 kg/năm tùy thuộc môi trường sống và sự cung cấp thức ăn cũng như loại thức ăn có
hàm lượng đạm nhiều hay ít. Ðộ béo Fulton của cá tăng dần theo trọng lượng và nhanh
nhất ở những năm đầu, cá đực thường có độ béo cao hơn cá cái và độ béo thường giảm

đi khi vào mùa sinh sản (Thông Tin Chuyên Đề Thủy Sản, 2008).

6


2.1.6. Đặc điểm sinh sản
Tuổi thành thục của cá đực là 2 tuổi và cá cái 3 tuổi, trọng lượng cá thành thục
lần đầu từ 2,5 – 3 kg. Trong tự nhiên chỉ gặp cá thành thục trên sông ở địa phận của
Campuchia và Thái lan. Ngay từ năm 1966, Thái lan đã bắt cá tra thành thục trên sông
(trong đầm Bung Borapet) và kích thích sinh sản nhân tạo thành công. Sau đó họ
nghiên cứu nuôi vỗ cá tra trong ao. Ðến năm 1972 Thái lan công bố quy trình sinh sản
nhân tạo cá tra với phương pháp nuôi vỗ cá bố mẹ thành thục trong ao đất.
Cá tra không có cơ quan sinh dục phụ (sinh dục thứ cấp), nên nếu chỉ nhìn hình
dáng bên ngoài thì khó phân biệt được cá đực và cá cái. Ở thời kỳ thành thục, tuyến
sinh dục ở cá đực phát triển lớn gọi là buồng tinh hay tinh sào, ở cá cái gọi là buồng
trứng hay noãn sào. Tuyến sinh dục của cá tra bắt đầu phân biệt được đực cái từ giai
đọan II tuy màu sắc chưa khác nhau nhiều. Các giai đoạn sau, buồng trứng tăng về
kích thước, hạt trứng màu vàng, tinh sào có hình dạng phân nhánh, màu hồng chuyển
dần sang màu trắng sữa. Hệ số thành thục của cá tra khảo sát được trong tự nhiên từ
1,76 – 12,94 (cá cái) và từ 0,83 – 2,1 (cá đực) ở cá đánh bắt tự nhiên trên sông cỡ từ 8
– 11 kg. Trong ao nuôi vỗ, hệ số thành thục cá tra cái có thể đạt tới 19,5% (Nguyễn
Văn Trọng, 1989).
Mùa vụ thành thục của cá trong tự nhiên bắt đầu từ tháng 5 – 6 dương lịch, cá
có tập tính di cư đẻ tự nhiên trên những khúc sông có điều kiện sinh thái phù hợp
thuộc địa phận Campuchia và Thái lan, không đẻ tự nhiên ở phần sông của Việt Nam.
Bãi đẻ của cá nằm từ khu vực ngã tư giao tiếp hai con sông Mêkông và Tonlesap, từ
thị xã Kratie (Campuchia) trở lên đến thác Khone, nơi giáp biên giới Campuchia và
Lào. Nhưng tập trung nhất từ Kampi đến hết Koh Rongiev thuộc địa giới 2 tỉnh Kratie
và Stung Treng. Tại đây có thể bắt được những cá tra nặng tới 15 kg với buồng trứng
đã thành thục. Cá đẻ trứng dính vào giá thể thường là rễ của loài cây sống ven sông

Gimenila asiatica, sau 24 giờ thì trứng nở thành cá bột và trôi về hạ nguồn. Trong sinh
sản nhân tạo, ta có thể nuôi thành thục sớm và cho đẻ sớm hơn trong tự nhiên (từ tháng
3 dương lịch hàng năm), cá tra có thể tái phát dục 1 – 3 lần trong một năm (Thông Tin
Chuyên Đề Thủy Sản, 2008).
Số lượng trứng đếm được trong buồng trứng của cá gọi là sức sinh sản tuyệt
đối. Sức sinh sản tuyệt đối của cá tra từ 200 ngàn đến vài triệu trứng. Sức sinh sản
tương đối có thể tới 135 ngàn trứng/kg cá cái. Kích thước của trứng cá tra tương đối
7


nhỏ và có tính dính. Trứng sắp đẻ có đường kính trung bình 1mm. Sau khi đẻ ra và hút
nước đường kính trứng khi trương nước có thể tới 1,5 – 1,6 mm (Thông Tin Chuyên
Đề Thủy Sản, 2008).
2.1.7. Tình hình phát triển nghề nuôi cá tra
Trong họ cá tra, có một số loài được nuôi trong hồ từ lâu đời, đặc biệt là cá tra
(cá tra nuôi). Hiện nay nuôi cá tra đã phát triển ở nhiều địa phương, không chỉ ở Nam
bộ mà một số nơi ở miền Trung và miền Bắc cũng bắt đầu quan tâm nuôi các đối
tượng này. Những năm gần đây, nghề nuôi cá tra phát triển mạnh nhằm phục vụ nhu
cầu tiêu thụ nội địa và nguyên liệu cho xuất khẩu. Đặc biệt, từ khi chúng ta hoàn toàn
chủ động về khâu sản xuất giống nhân tạo thì nghề nuôi càng ổn định và phát triển
vượt bậc. Nuôi thương phẩm thâm canh cho năng suất cao, cá tra nuôi trong ao đạt tới
200 – 300 tấn/ha. Trong 10 năm (1997 – 2007), diện tích nuôi cá tra và ba sa tăng
khoảng 8 lần (gần 9000 ha), sản lượng tăng 45 lần (từ 22.500 tấn đến hơn 1 triệu tấn),
lượng xuất khẩu tăng 55 lần (từ 7000 tấn đến 386.870 tấn), thị trường xuất khẩu trên
80 quốc gia và vùng lãnh thổ (Nguyễn Thanh Phương và Dương Nhựt Long, 2008).
Ngày nay, ngành nuôi trồng thủy sản trở thành một ngành công nghiệp nuôi và
chế biến mà họ cá tra là trọng điểm. Trên đà nghiên cứu cho ngành nuôi trồng thủy sản
có rất nhiều báo cáo về môi trường sống , thức ăn… của họ cá tra.
Nuôi và chế biến cá tra có tầm quan trọng trong cả Việt Nam và cung cấp công
ăn việc làm cho hàng vạn nông dân và công nhân. Ngành nuôi cá tra đang trên đà phát

triển mạnh dù có ảnh hưởng ít nhiều của các vụ kiện của Hoa Kỳ trước đây, và còn có
điều kiện gia tăng trong tương lai (Wikipedia).
2.2. Tổng quan về probiotic và ứng dụng của probiotic trong nuôi trồng thủy sản
2.2.1. Định nghĩa và nguyên lý
Theo Laurent Verschuere và ctv (2000), probiotic được định nghĩa như sau:
“Probiotic là những vi khuẩn sống có ảnh hưởng tốt cho con vật chủ nhờ vào sự
biến đổi hệ vi khuẩn gắn với con vật chủ hay ở xung quanh con vật chủ, từ đó cải thiện
khả năng sử dụng thức ăn, nâng cao khả năng chống bệnh của vật chủ và cải thiện chất
lượng môi trường xung quanh”.
Dựa trên định nghĩa này chúng ta thấy rằng probiotic có thể bao gồm những vi
khuẩn ngăn ngừa bệnh sinh (pathogen) phát triển trong ống tiêu hóa, trên cấu trúc bề
mặt động vật chủ và trong môi trường nuôi. Những vi khuẩn cung cấp dinh dưỡng
8


không hỗ trợ cho con vật chủ hay không có quan hệ tương tác với vi khuẩn khác, với
môi trường sống của con vật chủ thì không bao gồm trong định nghĩa này.
Probiotic còn có các tên khác là Probiont, Probiotic Bacteria, Beneficial
Bacteria. Hầu hết probiotic được dùng như một tác nhân kiểm soát sinh học trong nuôi
trồng thủy sản thuộc về vi khuẩn lactic (lactobacillus, Carnobacterium…), Vibrio
(Vibrio alginolyticus…), Bacillus và Pseudomonas.
Probiotic đã được đưa vào sử dụng trong nuôi trồng thủy sản trong vài thập niên
qua, nhưng việc sử dụng các chế phẩm này chủ yếu theo kinh nghiệm. Tuy nhiên, bất
kỳ một chế phẩm sinh học nào cũng phải đạt được 3 quá trình sau:
- Khống chế sinh học: Những dòng vi khuẩn có ích trong chế phẩm có khả năng
sinh các chất kháng khuẩn, như bacteriocin để tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh trong ao.
- Tạo sức sống mới: Các vi khuẩn trong chế phẩm khi đưa vào ao sẽ phát triển
mạnh mẽ cả về số lượng và hoạt tính, có khả năng tồn tại cả trong môi trường và trong
đường ruột, ảnh hưởng có lợi đối với vật nuôi.
- Xử lý sinh học: Khả năng phân giải các chất hữu cơ trong nước giải phóng

acid amine, glucose, cung cấp thức ăn có vi sinh vật có ích, giảm thiểu thành phần nitơ
vô cơ như ammonia, nitrite, nitrate, giảm mùi hôi thối, cải thiện chất lượng nước.
Việc sử dụng các vi sinh vật hữu ích nhằm cạnh tranh với các vi khuẩn gây
bệnh đã được ứng dụng rộng rãi trong chăn nuôi, thay thế cho việc sử dụng hóa chất,
kháng sinh là một giải pháp quan trọng kiểm soát bệnh trong nuôi trồng thủy sản.
Thành phần của chế phẩm probiotic thường là một tập hợp các chủng vi sinh
vật sống, được tuyển chọn, tối ưu hóa, làm khô bằng phun sấy, đóng khô hoặc bọc
trong alginate. Mỗi nhà sản xuất có thể chọn các loài khác nhau, tuy nhiên phổ biến
nhất vẫn là các loài bacillus, vi khuẩn lactic Lactobacillus, Bifidobacterium sp, nấm
men Saccharomyces cerevisiae và Phaffia rhodozyma.
Một thành phần khác cũng được thấy trong chế phẩm probiotic, đó là tập hợp
các enzyme có nguồn gốc vi sinh vật như amylase, protease, lipase, cellulase,
chitinase, một số vitamine thiết yếu hoặc acid amine và chất khoáng... nhằm kích thích
hoạt tính ban đầu của vi sinh vật của chế phẩm và xúc tác cho sự hoạt động của
enzyme trong môi trường. Các vi sinh vật được lựa chọn làm probiotic phải có đặc
điểm sau đây:

9


- Không sinh độc tố, không gây bệnh cho vật chủ và không ảnh hưởng xấu tới hệ sinh
thái môi trường.
- Có khả năng bám dính niêm mạc đường tiêu hóa và các mô khác của vật chủ, cạnh
tranh vị trí bám với các vi sinh vật gây bệnh, không cho chúng tiếp xúc trực tiếp với
các cơ quan của cơ thể.
- Có khả năng sinh các chất ức chế, ngăn cản sự sinh trưởng mạnh mẽ của các vi sinh
vật gây bệnh. Các chất này gồm nhiều loại có thể tác động đơn lẻ phối hợp với nhau,
bao gồm các chất kháng sinh, bacteriocin, siderophore, lysozyme, protease,
hydroperocide...
- Có khả năng sinh trưởng nhanh, cạnh tranh thức ăn, hóa chất, năng lượng với các vi

sinh vật có hại. Ví dụ vi khuẩn probiotic có khả năng sinh siderphore liên kết với ion
sắt, làm cho vi sinh vật gây hại không sinh trưởng được vì thiếu sắt.
- Tăng cường khả năng miễn dịch, tăng cường đáp ứng miễn dịch tự nhiên ở tôm và
khả năng tạo thành kháng thể ở cá.
- Có khả năng cải thiện chất lượng nước ao nuôi do sự hình thành hàng loạt enzyme
phân giải các chất hữu cơ, làm giảm hàm lượng BOD, giảm các khí độc như: amoniac,
H2S,... Không những thế, sản phẩm trao đổi chất của vi sinh vật probiotic còn cung cấp
enzyme, các nguyên tố đa, vi lượng cho vật chủ, giúp chúng sử dụng thức ăn hiệu quả
hơn và do đó tăng trưởng tốt hơn. (Nguyễn Văn Nam và Phạm Văn Ty, 3/2007).
2.2.2. Probiotic bacteria
Probiotic bacteria bao gồm :Bifidobacterium bifidum,Bifidobacterium breve,
Bifidobacterium

infantis,

Bifidobacterium

longum,

Lactobacillus

acidophilus,

Lactobacillus bulgaricus, Lactobacillus casei, Lactobacillus plantarum, Lactobacillus
rhamnosus, Streptococcus thermophilus.
Lactobacilli và Bifidobacteria là những vi khuẩn Gram dương, tạo acid lactic,
tạo thành một phần chính của vi khuẩn đường ruột thông thường ở người và động vật.
Những vi khuẩn thân thiện này đóng vai trò quan trọng trong việc đẩy mạnh sự kháng
lại những sinh vật ngoại sinh nhất là sinh vật mang mầm bệnh.
 Lactobacilli

Lactobacilli là vi khuẩn Gram dương, không sinh bào tử, có dạng hình que hay
hình cầu. Chúng có những nhu cầu về dinh dưỡng phức tạp và làm lên men hoàn toàn,
hiếu khí hay kị khí, ưa acid. Lactobacilli được tìm thấy trong các môi trường sống nơi
10


mà chất nền chứa nhiều carbohydrate, ví dụ như lớp chất nhầy của người và động vật,
chất thải và thực phẩm lên men hay hư hỏng.
 Bifidobacteria
Bifidobacteria tạo thành một phần chính của vi sinh vật đường ruột bình
thường. Chúng có mặt trong phân một vài ngày sau khi sinh và tăng số lượng sau đó.
Bifidobacteria không di động, không bào tử, Gram dương, hình que với rất nhiều
dạng, phần lớn là kị khí bắt buộc.
Đối tượng cạnh tranh của probiotic bacteria: Những vi khuẩn probiotic này có
hoạt động chống lại những vi khuẩn có hại. Đó là sự ngăn chặn hoạt động của một số
vi khuẩn sau: Serratia marcescens, Proteus vulgaris, Escherichia coli, Salmonella
typhosa, Salmonella schottmuelleri, Shigella dysenteriae, Shigella paradysenteriae,
Pseudomonas

fluorescens,

Pseudomonas

aeruginosa,

Staphylococus

auerus,

Klebsiella pneumoniae, Vibrio comma (Fooks, 1999).

2.2.3. Các chế phẩm sinh học (CPSH) dạng vi sinh vật trong nuôi trồng thủy sản
Một số CPSH hiện đang được sử dụng trong các trại nuôi tôm ở Inđônêxia như
Multi bacter, Enviro star, Super NB... với mục đích phân giải các hợp chất hữu cơ từ
phân và thức ăn thừa (Supryadi, 2000). Các chủng vi khuẩn sống và các sản phẩm lên
men đã được sử dụng trong nuôi trồng thủy sản (NTTS) (Boyd và Massaut, 1999). Các
lý do để sử dụng các CPSH bao gồm sự ngăn ngừa mùi vị, giảm thành phần tảo lục,
tảo lam, giảm nitrate, nitrite, ammonia, và phosphate; tăng oxygen hoà tan và nâng cao
khả năng phân huỷ chất hữu cơ (Boyd, 1995). Các dòng chọn lọc Bacillus spp đã được
sử dụng qua thực nghiệm để kiềm chế sự lây nhiễm của các loài Vibrio (Moriarty,
1998; Rengpipat và ctv, 1998). Đã có những báo cáo cho thấy người nuôi tôm sú ở
Philippines sử dụng vi khuẩn và các loại men chuẩn bị trước như là các hợp chất hữu
cơ (Primavera và ctv, 1993). Hiệu quả của các vi khuẩn có lợi đã bị nghi ngờ (Boyd,
1995). Tuy nhiên cả Moriarty (1998) và Rengpipat và ctv (1998) chỉ ra rằng CPSH có
thể có hiệu quả ngăn chặn các loài vi khuẩn phát sáng Vibrio. Cơ chế can thiệp có thể
là sự kết hợp của sự canh tranh giữa các vi khuẩn và các hợp chất kháng sinh khác
nhau do Bacillus spp tạo ra.
Vi khuẩn trong các chế phẩm sinh học có hiệu quả đối với sức khoẻ tôm bao
gồm các nhóm sau: Vibrio alginolyticus, các dòng Bacillus và Lactobacillus. Một
nghiên cứu đã cho thấy vi khuẩn Bacillus đông lạnh cũng đem lại lợi ích. Các lợi ích
11


đã được chứng minh gồm có khống chế bệnh dịch bằng vi khuẩn truyền bệnh V.
harveyi, thúc đẩy quá trình thực bào, tăng hoạt động của melanin và kháng khuẩn.
Những cơ chế ghi nhận hiệu quả của chế phẩm sinh học đối với sức khỏe tôm bao
gồm: (1) loại bỏ vi khuẩn mang bệnh trong ruột non; (2) thành phần màng tế bào của
các vi khuẩn trong chế phẩm sinh học kích thích hệ miễn dịch bẩm sinh của tôm; (3)
các enzyme và các thành phần kháng khuẩn tạo ra từ chế phẩm sinh học sẽ triệt hại các
vi khuẩn truyền bệnh.
Scholz (1999) đã cho thấy các loại men S. cerevisiae và Phaffia rhodozyma

giúp nâng cao sức đề kháng chống vibriosis. Màng tế bào chứa nhiều nucleotides,
vitamin và vi khoáng là những chất bổ dưỡng cơ bản giúp nâng cao chức năng của hệ
miễn dịch.
Chế phẩm sinh học làm việc theo những quá trình sau: khống chế sinh học
(những dòng vi khuẩn có ích tác động đối kháng lên dòng vi khuẩn lây bệnh); tạo ra sự
sống (các vi khuẩn sẽ phát triển trong nước) và xử lý sinh học (phân hủy các chất hữu
cơ trong nước bằng các vi khuẩn có ích). Xử lý sinh học các chất thải hữu cơ do sinh
vật tạo ra trong ao nuôi và cải thiện chất lượng nước là một ứng dụng quan trọng.
Thực ra, phần lớn các chế phẩm sinh học sử dụng trong NTTS chủ yếu áp dụng trong
môi trường nước, chứ không phải trong thức ăn. CPSH đã được sử dụng rộng rãi để
khống chế các nguồn dịch bệnh trong nuôi tôm, tăng sức đề kháng và chống lại bệnh
dịch, hạn chế việc sử dụng kháng sinh hay hóa chất. Ngược lại với các chất kháng
sinh, CPSH không gây tác hại lên sức khoẻ người tiêu dùng.
Khi sử dụng vi khuẩn Bacillus sp như CPSH thì mức phát sáng do vi khuẩn V.
harveyi gây ra thấp hay gần như triệt tiêu và cho kết quả nuôi rất tốt. Việc bổ sung
thêm Bacillus sp đã đem lại lợi ích cho tôm trong việc chống bệnh phát sáng
(Vibriosis) và khỏe mạnh hơn dẫn tới việc tăng sản lượng nuôi. Lactobacillus và
Carnobacterium sp là loại vi khuẩn có tác dụng chống lại mầm bệnh và cung cấp một
nguồn kích thích miễn dịch. Carnobacterium divergens cũnglà một loại vi khuẩn tiềm
năng khác có tác dụng làm giảm khả năng gây bệnh của vi khuẩn Vibrio anguillarum.
Rất nhiều CPSH đã được sử dụng rộng rãi trong nuôi tôm, đặc biệt tại khu vực
Châu Á. Các CPSH hoạt động như một phần trong tổng thể quản lý hoạt động nuôi
tôm bền vững nhằm chống lại nguồn gây bệnh trong qui trình nuôi. Các chế phẩm sinh
học trong nuôi tôm có một vai trò quan trọng trong phân hủy các chất hữu cơ và làm
12


giảm đáng kể lớp bùn và nhớt trong ao. Kết quả là cải thiện chất lượng nước, giảm lớp
bùn đáy, giảm tỷ lệ mắc bệnh, tăng số lượng vi sinh vật phù du, giảm mùi hôi và sau
cùng tăng sản lượng nuôi. Qua việc gia tăng sự phân hủy các chất hữu cơ, amino acids

và glucose được giải phóng sẽ cung cấp nguồn thức ăn cho các vi sinh vật có ích. Hợp
chất vô cơ của nitrogen như ammonia, nitrite và nitrate sẽ giảm thiểu. Khi chất lượng
nước và hệ số chuyển đổi thức ăn được cải thiện, sức khỏe và hệ miễn dịch của tôm sẽ
tăng lên, về tổng thể có tác dụng ngăn ngừa nguồn gây bệnh hơn là điều trị bệnh (Mai
Văn Tai, 2006).
2.2.4. Tác dụng của probiotic
Tác dụng:
-

Tiêu hóa thức ăn và làm giảm bớt sự rối loạn tiêu hóa.

-

Đẩy mạnh sự tổng hợp vitamin B.

-

Bảo vệ chống lại E.coli, Salmonella và sự lây nhiễm những vi khuẩn khác.

-

Cải thiện sự dung nạp lactose.

-

Cải thiện chức năng miễn dịch.

-

Giúp ngăn chặn những chỗ loét trong hệ thống tiêu hóa.


-

Giảm cholesterol.

Trong chăn nuôi:
Gần đây, nhiều báo cáo nghiên cứu chứng minh hiệu quả rõ ràng của probiotic
trên heo, bao gồm:
- Lactobacillus và Bifidobacteria làm tăng trọng lượng và giảm tỉ lệ chết non.
- Lactobacillus casei cải thiện tăng trưởng của heo con và giảm bệnh tiêu chảy,
tác dụng của nó hiệu quả hơn so với việc dùng kháng sinh liều thấp.
- Enteracide, một probiotic chứa Lactobacillus acidophilus và Streptococcus
faecium thêm vào thức ăn cho heo con cai sữa kích thích sự tăng trưởng và hoạt động
của hệ thống tiêu hóa.
- Sự thêm Streptococcus faecium vào khẩu phần ăn cho heo con làm tăng trọng
lượng và tăng hiệu quả thức ăn.
- Hỗn hợp Lactobacillus spp và Streptococcus spp tăng sự sinh trưởng và chức
năng miễn dịch ở heo con.
- Brevibacterium lactofermentum giảm sự tác động và sự nguy hiểm của bệnh
tiêu chảy ở heo con.
13


- Heo con ăn Bacillus coagulans có tỉ lệ chết giảm và cải thiện việc tăng trọng
lượng, sự chuyển hóa thức ăn tốt hơn heo con không có ăn bổ sung cũng như so với
heo dùng kháng sinh liều thấp.
- Cenbiot, một probiotic chứa Bacillus cereus cải thiện sự tăng trọng và chuyển
hóa thức ăn ở heo con cai sữa sớm và làm giảm sự ảnh hưởng của bệnh tiêu chảy.
- Bacillus licheniformis cải thiện trọng lượng, chuyển hóa thức ăn và giảm bệnh
tiêu chảy, tỉ lệ chết non.

- Biomate 2B plus (B. licheniformis và B. subtilis) tăng hiệu quả thức ăn và tăng
trưởng của heo con hơn dùng kháng sinh.
- Heo con ăn probiotic Bacillus toyoi hoặc hỗn hợp Saccharomyces cerevisae,
Lactobacillus acidophilus và Streptococcus faecium làm tăng trọng lượng đáng kể so
với việc dùng kháng sinh.
- Saccharomyces boulardii và B. cereus nâng cao việc vận chuyển dinh dưỡng
ở không tràng của heo.
- Heo con ăn thức ăn bổ sung nấm men (Saccharomyces cerevisae) có khuynh
hướng tiêu thụ nhiều thức ăn và tăng trọng hơn.
- Enterococcus faecium 18C23 ngăn chặn sự bám dính của E.coli tạo độc tố
đường ruột vào lớp màng nhầy ruột non của heo (Eje Collinder và ctv, 2008).
Lợi ích của probiotic trên các loài khác:
- Fastrack, một sản phẩm của động vật nhai lại, chứa Lactobacillus acidophilus
và Streptococcus faecium, chúng tạo ra acid lactic; nấm men giúp bổ sung vitamin B
và những enzyme tiêu hóa. Ở bê, Fastrack cải thiện tăng trọng, giảm bệnh tiêu chảy và
những xáo trộn tiêu hóa khác; tăng sản lượng sữa và sự thèm ăn ở bò; tăng lượng thức
ăn ở cừu và dê.
- Những nghiên cứu trên gia cầm tại tại các trường đại học của Maryland và
phía Bắc Bang Carolina, sử dụng một sản phẩm có tên là Primalac cho thấy là
probiotic định cư ở ruột với những vi khuẩn có lợi và loại trừ bệnh gây ra bởi các sinh
vật như E. coli, Salmonella và Clostridium ở những vị trí lông nhung của ruột non, nơi
mà vi khuẩn có hại sẽ phá hủy lông nhung. Probiotic gia tăng sự kháng bệnh bằng cách
tăng độ cao của lông nhung và tăng độ sâu của các khe nằm giữa lông nhung, theo
cách đó sẽ gia tăng được diện tích bề mặt hấp thu chất dinh dưỡng. Vì vậy sẽ gia tăng

14


hiệu quả hấp thụ thức ăn. Nghiên cứu cũng cho thấy Primalac giúp động vật chống lại
sự lây nhiễm trùng cầu (Eimeria acervulina), chúng phá hủy những đàn gà giống.

Những nhà khoa học từ viện nghiên cứu thực phẩm ở Norwich, nước Anh báo
cáo là những probiotic đặc biệt có thể tiêu diệt mầm bệnh vi khuẩn sống ở ruột gia
cầm, do đó giúp loại bỏ mối đe dọa sự ngộ độc thực phẩm vi khuẩn từ chuỗi thức ăn.
Trong thủy sản:
Probiotic được sử dụng nhiều trong việc làm sạch ao trong nuôi trồng thuỷ sản.
Các vi khuẩn sống sử dụng trực tiếp hoặc phân huỷ các vật chất hữu cơ hoặc các chất
gây độc, giúp cải thiện chất lượng nước. Trong quá trình phát triển, các vi sinh vật này
sản sinh ra rất nhiều loại enzyme như: amylase, protease, lipase, phytase và cellulase
với hàm lượng cao. Các vi khuẩn này có sức chịu đựng tốt với sự biến động lớn về:
nhiệt độ, pH. Hiện nay, kháng sinh đã bị hạn chế sử dụng trong nuôi trồng thuỷ sản do
việc tồn đọng kháng sinh trong cơ thể vật nuôi. Vì vậy, sử dụng probiotic thay thế
kháng sinh giúp hạn chế ảnh hưởng của virus, vi khuẩn và giúp vật nuôi khỏe mạnh,
hấp thụ thức ăn tốt, cạnh tranh môi trường sống của các vi khuẩn có hại
(D.J.W.Moriarty, O.Decamp and P.Lavens, 2005).
2.2.5. Các kiểu tác động của probiotic
2.2.5.1. Tác động kháng khuẩn
Làm giảm số lượng vi khuẩn để ngăn chặn các mầm bệnh.
Vi khuẩn probiotic có thể sản sinh một số hóa chất có tác dụng diệt khuẩn hay
ức chế hoạt động của vi khuẩn bệnh dưới dạng đơn hay hỗn hợp nhiều kháng sinh,
bactericins, siderophores, lysozyms, proteases, hydrogen peroxid, acid hữu cơ hay
diacetyl, nhờ đó ngăn chặn bệnh và hạn chế sự cạnh tranh các chất dinh dưỡng và năng
lượng của những vi khuẩn có hại.
Vi khuẩn probiotic tạo ra các chất đa dạng mà ức chế cả vi khuẩn Gram dương
và Gram âm, gồm có các acid hữu cơ, hydrogen peroxide và chất diệt vi khuẩn làm
bằng vi khuẩn. Những hợp chất này có thể làm giảm không chỉ những sinh vật mang
mầm bệnh có thể sống được mà còn ảnh hưởng đến sự trao đổi chất của vi khuẩn và sự
tạo ra các độc tố. Điều này được thực hiện bằng cách giảm pH khoang ruột thông qua
sự tạo ra các acid béo chuỗi ngắn dễ bay hơi, chủ yếu là acetate, propionate, và
butyrate, nhất là acid lactic.
Cạnh tranh với các nguồn bệnh để ngăn chặn sự bám dính vào đường ruột.

15


×