Tải bản đầy đủ (.pdf) (52 trang)

KHẢO SÁT SỰ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÂY RAU XÀ LÁCH LOLLO TÍM (Lactuca sativavar. capitala L) TRỒNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP THỦY CANH TRÊN CÁC MÔI TRƯỜNG DINH DƯỠNG KHÁC NHAU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.23 MB, 52 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CÔNG NGHỆ SINH HỌC



KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT SỰ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA
CÂY RAU XÀ LÁCH LOLLO TÍM (Lactuca sativavar.
capitala L) TRỒNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP THỦY CANH
TRÊN CÁC MÔI TRƯỜNG DINH DƯỠNG KHÁC NHAU

Ngành học: CÔNG NGHỆ SINH HỌC
Sinh viên thực hiện: LƯU THÁI CHÍ KHA
Niên khóa: 2004 - 2008

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 8/2009

i


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CÔNG NGHỆ SINH HỌC



KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
KHẢO SÁT SỰ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA


CÂY RAU XÀ LÁCH LOLLO TÍM (Lactuca sativavar.
capitala L) TRỒNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP THỦY CANH
TRÊN CÁC MÔI TRƯỜNG DINH DƯỠNG KHÁC NHAU

Hướng dẫn khoa học:

Sinh viên thực hiện:

ThS. NGUYỄN NGỌC TRÌ

LƯU THÁI CHÍ KHA

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 8/2009

ii


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm tạ:
 Ban Giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh,
Ban chủ nghiệm Bộ môn Công Nghệ Sinh Học, cùng tất cả Quý thầy cô
đã truyền đạt kiến thức cho tôi trong suốt quá trình học tại trường.
 ThS. Nguyễn Ngọc Trì đã hết lòng hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong thời
gian học và thực tập tốt nghiệp tại trường.
 Bạn Trần Trung Hiếu đã giúp đỡ, chia sẻ kinh nghiệm trong quá trình
thực tập.
 Con cảm ơn bố mẹ đã luôn động viên, khích lệ tinh thần con mỗi khi
con gặp khó khăn, trắc trở.


Sinh viên thực hiện
Lưu Thái Chí Kha

iii


TÓM TẮT
Thuỷ canh là một trong những phương pháp trồng cây bằng dung dịnh
nhằm tạo ra sản phẩm sạch. Đề tài thực hiện việc trồng cây rau xà lách lollo tím
trên một số môi trường dinh dưỡng khác nhau để lựa chọn công thức dinh
dưỡng phù hợp với cây rau xà lách lollo tím ở điều kiện khí hậu Đà Lạt.
Nội dung thực hiện của đề tài bao gồm:
 Khảo sát những chỉ tiêu sinh trưởng và phát triển của cây rau xà lách
lô lô tím trồng bằng phương pháp thuỷ canh trên 3 môi trường dinh
dưỡng khác nhau.
 Khảo sát hàm lượng nitrat trong sản phẩm.
Thí nghiệm được bố trí gồm có ba nghiệm thức, mỗi nghiệm thức lặp lại ba
lần. Ba nghiệm thức sử dụng ba công thức dinh dưỡng có nguồn gốc từ Florida,
Mexico và New Zealand.
Kết quả thu được cho thấy cây trồng trên cả ba công thức dinh dưỡng đều
đạt yêu cầu về chỉ tiêu dư lượng nitrat trong sản phẩm. Về mặt chất lượng, cây
trồng bằng công thức dinh dưỡng Mexico có năng suất, chiều cao cây và trọng
lượng cây cao nhất trong ba công thức thí nghiệm; cây trồng bằng công thức
dinh dưỡng Florida cho độ xoè của lá cao nhất trong ba công thức thí nghiệm.

iv


SUMMARY
Hydroponics is the method use nutrition solution to make clean products.

The investigation helps to find out the suitable hydroponics nutrition solutions
formula for Lollo rossa cultivated in Đà Lạt.
The contents of thesis:
 Survey the growth and development of lollo rossa in difference
hydroponics nutrition solutions.
 Inspect nitrate concentration left in products.
The experiment consists of 3 treatments (which original formulas were
from Mexico, Florida and New Zealand) and each treatment repeated 3 times.
As result, the nitrate concentration left in products has reached permission
limit. About growth and development, Mexico formula had the best yield, plant
height and weight; Florida formula had the best width of leaf canopy.

v


MỤC LỤC
TRANG
LỜI CẢM ƠN..................................................................................................... i
TÓM TẮT......................................................................................................... iv
SUMMARY ....................................................................................................... v
MỤC LỤC......................................................................................................... vi
DANH SÁCH CÁC HÌNH .............................................................................. ix
DANH SÁCH CÁC BẢNG .............................................................................. x
Chương 1 MỞ ĐẦU .......................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề .................................................................................................... 1
1.2. Mục đích – Yêu cầu ................................... Error! Bookmark not defined.
1.2.1. Mục đích ................................................. Error! Bookmark not defined.
1.2.2. Yêu cầu ..................................................................................................... 2
Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................... 3
2.1. Tầm quan trọng của rau đối với con người.................................................. 3

2.2. Đặc điểm thực vật học của cây xà lách........................................................ 4
2.2.1. Đặc tính sinh vật học cây rau xà lách ....................................................... 5
2.2.2. Các điều kiện ngoại cảnh .......................................................................... 5
2.2.3. Kỹ thuật trồng ........................................................................................... 5
2.3. Ưu điểm của phương pháp thuỷ canh so với phương pháp trồng trên đất
thông thường ....................................................................................................... 6
2.4. Các hệ thống hydroponics và cách thức hoạt động...................................... 7
2.4.1. Hệ thống dạng bấc (wick system)............................................................. 7
2.4.2. Hệ thống thủy canh (Water Culture)......................................................... 8

vi


2.4.3. Hệ thống ngập và rút định kỳ (ebb và flow system)................................. 9
2.4.4. Hệ thống nhỏ giọt (Drip systems – recovery / non-recovery) ................ 10
2.4.5. Kỹ thuật “màng dinh dưỡng” N.F.T (Nutrient Film Technique)............ 11
2.4.6. Khí canh .................................................................................................. 12
2.5. Môi trường dinh dưỡng cho thuỷ canh ...................................................... 12
2.5.1. Mức pH ................................................................................................... 14
2.5.1. Độ dẫn điện của các ion (EC) ................................................................. 15
2.6. Quy định về hàm lượng nitrat trong rau sạch ............................................ 15
2.7. Tình hình cây trồng thuỷ canh trên thế giới và ở Việt Nam ...................... 16
2.7.1. Trên thế giới............................................................................................ 16
2.7.2. Việt Nam ................................................................................................. 17
Chương 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................ 19
4.1. Thời gian và địa điểm ................................................................................ 19
4.1.1. Địa điểm.................................................................................................. 19
4.1.2. Thời gian ................................................................................................. 19
4.2. Vật liệu và phương pháp thực hiện ............................................................ 19
4.2.1 Vật liệu dung làm khung.......................................................................... 19

4.2.2. Giống thí nghiệm và vật liệu gieo hạt..................................................... 20
4.2.3. Khoáng đa lượng và khoáng vi lượng..................................................... 21
4.2.4. Máy đo EC .............................................................................................. 21
4.3. Nội dung nghiên cứu.................................................................................. 21
4.3.1. Công thức dinh dưỡng ............................................................................ 21
4.3.2. Cách bố trí thí nghiệm............................................................................. 23
4.3. Phương pháp xử lý số liệu ......................................................................... 25
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ...................................................... 26

vii


4.1. Kết quả khảo sát sự tăng trưởng chiều cao và chiều rộng tán lá................ 26
4.1.1. Kết quả khảo sát sự tăng trưởng chiều cao của cây ................................ 26
4.1.2. Kết quả khảo sát sự tăng trưởng chiều rộng tán lá của cây .................... 27
4.2. Kết quả khảo sát các chỉ tiêu sinh trưởng .................................................. 28
4.3. Kết quả đánh giá năng suất của cây ........................................................... 29
4.4. Kết quả đánh giá hàm lượng nitrat............................................................. 30
4.5. Hiệu quả kinh tế của mô hình trồng rau xà lách thuỷ canh ....................... 31
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ........................................................... 33
5.1. Kết luận ...................................................................................................... 33
5.2. Đề nghị....................................................................................................... 33
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 34
PHỤ LỤC

viii


DANH SÁCH CÁC HÌNH
TRANG

Hình 2.1 Hệ thống dạng bấc. .............................................................................. 7
Hình 2.2 Hệ thống thuỷ canh. ............................................................................. 8
Hình 2.3 Hệ thống ngập và rút định kì................................................................ 9
Hình 2.4 Hệ thống nhỏ giọt............................................................................... 10
Hình 2.5 Hệ thống “màng dinh dưỡng”............................................................ 11
Hình 2.6 Hệ thống khí canh. ............................................................................. 12
Hình 2.7 Hoạt độ các yếu tố dinh dưỡng trong khoảng pH 4,0 – 10................ 14
Hình 3.1 Khung xốp.......................................................................................... 20
Hình 3.2 Vỉ ươm cây......................................................................................... 20
Hình 3.3 Cây chuyển vào dung dịch thuỷ canh. ............................................... 23
Hình 3.4 Sơ đồ bố trí thí nghiệm. ..................................................................... 24
Hình 3.5 Đo chiều rộng tán lá và chiều cao của cây......................................... 25
Hình 4.1 Cây rau xà lách lô lô tím trồng bằng công thức dinh dưỡng Mexico ở
các ngày thứ 15 (a), ngày thứ 25 (b), ngày thứ 35 (c), ngày thứ 40 (d) sau trồng.
........................................................................................................................... 32
Hình 4.2 Cây rau xà lách ở ngày thứ 25 sau trồng bằng công thức dinh dưỡng
Florida ở các lần lặp lại..................................................................................... 32

ix


DANH SÁCH CÁC BẢNG
TRANG
Bảng 3.1 Hàm lượng Nitrat cho phép trong một số loại rau quả theo tiêu chuẩn
của Tổ chức Y tế thế giới WHO (mg/kg sản phẩm) ......................................... 16
Bảng 4.1 Chiều cao của cây trên các môi trường dinh dưỡng ở các thời điểm
khác nhau .......................................................................................................... 26
Bảng 4.2 Chiều rộng tán lá của cây trên các môi trường dinh dưỡng ở các thời
điểm khác nhau ................................................................................................. 27
Bảng 4.4 Năng suất của cây xà lách trên các môi trường dinh dưỡng ............. 29

Bảng 4.5 Hàm lượng nitrat của cây trên các môi trường dinh dưỡng .............. 30
Bảng 4.6 Chi phí đầu tư mô hình trồng xà lách thuỷ canh trên diện tích 1.000m2
........................................................................................................................... 31

x


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Từ lâu người ta đã thường nói: "Ăn uống không rau như đau không thuốc", ý
muốn nhấn mạnh tầm quan trọng của rau quả đối với đời sống con người. Qua các
nghiên cứu khoa học cho thấy, trong rau xanh có các thành phần dinh dưỡng thiết
yếu như: protein, lipit, gluxit, vitamin, chất khoáng, chất vi lượng... Vì thế trong
khẩu phần ăn hằng ngày, nếu ăn đầy đủ rau xanh sẽ rất có lợi cho sức khỏe. Theo
khuyến cáo của Viện Dinh Dưỡng, mức rau tiêu thụ trung bình hàng ngày nên là
300g/ người/ ngày.
Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn TP.HCM, nhu
cầu tiêu thụ rau xanh của người dân thành phố ước khoảng 200 - 250 tấn mỗi ngày.
Toàn thành phố mới chỉ có 6 hợp tác xã và 14 tổ hợp tác sản xuất rau an toàn với
sản lượng khoảng 3,5 - 4,5 tấn/ngày. Do vậy, những nơi chuyên kinh doanh rau an
toàn đã phải tìm nguồn từ Đà Lạt, Tây Ninh, Long An... Ngay cả khi cộng thêm
nguồn từ nơi khác, tổng lượng rau an toàn cung cấp cho thành phố vẫn chỉ khoảng
10% nhu cầu. 90% người tiêu dùng còn lại vẫn đang phải ăn các loại rau “chưa
sạch”. Vấn đề quan trọng hơn, gây trở ngại chính cho việc phát triển thói quen tiêu
dùng rau an toàn chính là mức giá quá cao. Sao Việt - một thương hiệu khá nổi tiếng
đã phải ngưng sản xuất rau sạch từ hai năm qua, chuyển sang chuyển giao kỹ thuật
sản xuất chỉ vì - theo lời giám đốc công ty: “An toàn vệ sinh thực phẩm là nhu cầu
nhưng người tiêu dùng còn nhu cầu lớn hơn là nhìn giá cả để mua sắm”.
Ở nhiều nước trên thế giới, người ta đã sử dụng rộng rãi phương pháp thuỷ

canh để sản xuất rau sạch. Với những hệ thống thuỷ canh chuyên nghiệp và chế độ
dinh dưỡng phù hợp thì sản lượng rau sạch của các nước có nền nông nghiệp tiên
tiến cung cấp đủ cho nhu cầu rau sạch của người dân.
Riêng ở Việt Nam, các mô hình thuỷ canh đã được thí nghiệm trong các
trường học và cơ sở sản xuất nhưng còn ở quy mô nhỏ và đơn giản nên năng suất
đạt được là không cao. Để tăng sản lượng rau sạch nhằm cung cấp ngày càng nhiều

1


cho nhu cầu của người tiêu dùng, chúng ta cần đưa ra các hệ thống hiệu quả, chi phí
phù hợp và một chế độ dinh dưỡng hợp lý cho cây trồng thuỷ canh ở Việt Nam.
Vì vậy, đề tài nghiên cứu vấn đề “Khảo sát sự sinh trưởng và phát triển của
cây rau xà lách trồng bằng phương pháp thuỷ canh trên các môi trường dinh dưỡng
khác nhau” được thực hiện tại nhà lưới đường Khe Sanh, thành phố Đà Lạt từ tháng
11/2008 đến tháng 01/2009.
1.2.Yêu cầu
- Khảo sát những chỉ tiêu sinh trưởng và phát triển của cây rau xà lách trồng
bằng phương pháp thuỷ canh trong nhà lưới trên 3 môi trường dinh dưỡng khác
nhau.
- Khảo sát hàm lượng nitrat trong sản phẩm.
1.3 Nội dung
Khảo sát các môi trường dinh dưỡng cho phương pháp trồng thủy canh cây
rau xà lách trong nhà kính

2


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. Tầm quan trọng của rau đối với con người
Theo Vũ Quốc Trung (2008), rau quả có tầm quan trọng đối với đời sống con
người như sau:
- Rau giúp nhuận tràng, lợi tiêu hóa
Qua các nghiên cứu khoa học cho thấy, trong rau xanh có các thành phần
dinh dưỡng thiết yếu như: protein, lipit, gluxit, vitamin, chất khoáng, chất vi lượng...
Vì thế trong khẩu phần ăn hằng ngày, nếu ăn đầy đủ rau xanh sẽ rất có lợi cho sức
khỏe.
Hầu hết các loại rau xanh đều chứa nhiều chất xơ (xenlulô) có tác dụng kích
thích sự co bóp của dạ dày, ruột và tăng cường tiết dịch tiêu hóa, tăng cường tiết
mật, làm giảm nồng độ cholesterol trong máu. Nhiều loại rau quả có chứa thành
phần đặc biệt là chất tinh dầu thơm và axít hữu cơ như hành, tỏi, gừng, có tác dụng
kích thích tiêu hóa, tăng cường tiết dịch, nâng cao khả năng miễn dịch trong cơ thể.
Vào mỗi buổi sáng, uống một ly nước trái cây sẽ giúp cơ thể tăng cường khả năng
trao đổi chất. Do có nhiều chất xơ nên hầu như các loại nước rau quả đều có tác
dụng lợi đại tiện, thích hợp cho người hay bị táo bón.
Trong bữa ăn hằng ngày, chúng ta thường xuyên sử dụng nhiều thực phẩm có
nguồn gốc từ động vật như cá, thịt, trứng, nội tạng động vật... là những thực phẩm
chứa khá nhiều lưu huỳnh và phốt pho nên trong quá trình trao đổi chất, trong cơ thể
xuất hiện tình trạng nhiều a-xít, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Trong khi đó,
rau xanh chứa nhiều nguyên tố vi lượng như kali, natri, canxi, magiê, nên cơ thể
xuất hiện nhiều hoạt chất tính kiềm. Vì vậy, ăn nhiều rau xanh có thể giúp cân bằng
giữa axít và kiềm trong cơ thể, có lợi nhiều cho sức khỏe.
- Phòng bệnh ung thư
Trong rau xanh có nhiều chất giúp phòng ngừa ung thư. Ví dụ trong củ cải
và cà rốt có hoạt chất giúp cơ thể tăng ba lần khả năng diệt tế bào ung thư. Hầu hết
các loại rau xanh đều chứa vitamin C, mà vitamin C có tác dụng giúp loại bỏ chất
Nitramine độc hại của thực phẩm hình thành trong đường ruột gây ung thư. Nếu ăn

3



nhiều bí đỏ, rau diếp, giá đỗ, đậu Hà Lan hoặc các loại rau dạng củ, có thể giúp phân
giải loại chất độc hại dẫn đến ung thư kể trên phát triển trong cơ thể.
Chất xơ trong rau xanh cũng có tác dụng ngừa ung thư. Khi trong cơ thể
không đủ chất xơ sẽ dẫn đến táo bón, kéo dài thời gian thải chất cặn bã ra ngoài cơ
thể. Nếu bữa ăn hằng ngày chủ yếu là thực phẩm chứa nhiều protein và lipit, thì hàm
lượng cholesterol trong những thực phẩm đó cũng khá cao, dễ dẫn đến hình thành
chất gây ung thư dạ dày, ruột. Việc ăn nhiều rau xanh có thể giúp giảm bớt thời gian
cặn bã tích tụ trong đường tiêu hóa, làm giảm khả năng gây ung thư.
- Chống lão hóa
Trong rau xanh có nhiều hợp chất chống ôxy hóa, có tác dụng chống lão hóa,
giúp cơ thể trẻ lâu, da mặt mịn màng. Đồng thời còn giúp giải độc, thải độc - cơ thể
chúng ta ít nhiều đều tích tụ những độc tố chưa được tiêu hóa và phân giải, rau xanh
sẽ có tác dụng phân giải độc tố tích tụ trong cơ thể ấy và thải ra ngoài.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp cần lưu ý: khi bị tiêu chảy, hạn chế ăn
rau xanh, do trong rau xanh có thành phần nitrat - bình thường thành phần này
không độc, nhưng khi bị rối loạn tiêu hóa, chất toan trong dạ dày tiết ra ít, nitrat làm
cho vi khuẩn trong đường ruột phát triển nhanh nên ăn rau xanh sẽ dễ bị ngộ độc;
không nên chỉ ăn riêng rau xanh khi bụng đang đói - tuy ăn rau xanh có lợi cho sức
khỏe, nhưng mỗi loại rau có những đặc tính riêng nên không thể ăn tùy thích mà cần
ăn kết hợp với các thực phẩm khác. Một số loại rau phải ăn sau khi đã ăn cơm chứ
không được ăn riêng lúc đang đói để tránh gây bất lợi cho sức khỏe như: cà chua - là
loại rau có chứa nhiều chất pectin (nhựa quả) và thành phần dễ hấp thụ, nếu ăn cà
chua vào lúc đói, những chất trên sẽ có phản ứng hóa học với chất toan trong dạ
dày, hình thành loại hợp chất tính rắn khó hòa tan, dễ gây đau bụng; tỏi - nhiều
thành phần trong tỏi sẽ gây kích thích đến niêm mạc thành ruột và dạ dày, vì vậy
không nên ăn quá nhiều tỏi sống, nhất là lúc đói.
2.2. Đặc điểm thực vật học của cây xà lách
Tên tiếng anh: Salad

Tên khoa học: Lactuca sativavar. capitala L.
Thuộc họ cúc: Asteraceae.

4


Xà lách là loại rau rất giàu vitamin A và các khoáng chất như Ca, Fe. Ở Việt
Nam, xà lách được dùng để ăn sống. Tính chất của xà lách là giải nhiệt, lọc máu,
khai vị, cung cấp khoáng chất, giảm đau, gây ngủ, trị ho, trị tiểu đường.
2.2.1. Đặc tính sinh vật học cây rau xà lách
- Rau xà lách có nhiều giống khác nhau, loại xà lách cuốn và không cuốn.
- Thân thuộc loại thân thảo.
- Có dịch trắng như sữa trong cây.
- Bộ rễ rất phát triển và phát triển nhanh.
2.2.2. Các điều kiện ngoại cảnh
- Nhiệt độ: Thích hợp cho cây sinh trưởng và phát triển từ 15 – 250C.
- Ánh sáng: Ánh sáng trung bình trong ngày khoảng 10 – 12 giờ/ngày rất
thuận lợi để cây phát triển.
- Độ ẩm đất khoảng 70 – 80%.
- Đất: Xà lách không kén đất. Đất thoát nước tốt, pH khoảng 5.8 – 6.6
2.2.3. Kỹ thuật trồng (Lê Thị Nghiêm, 2005)
 Giống:
Ở nước ta sử dụng 2 nhóm giống chủ yếu sau:
- Xà lách trứng: Lá trắng, chịu được mưa nắng, cuộn chắc.
- Xà lách li ti: Lá xanh nhạt, tán lớn, ít cuộn, xốp, chịu úng.
Xà lách được gieo qua liếp, gieo hạt xong cần phủ một lớp đất rất mỏng hoặc
rơm. Sau đó chuyển cây con ra ruộng trồng, cây con khoảng 20 ngày tuổi.
Thời vụ gieo trồng:
- Xà lách trứng gieo từ tháng 7 đến tháng 2, cây sinh trưởng và phát triển tốt
trong vụ Đông Xuân.

- Xà lách li ti: Gieo từ tháng 8 đến tháng 3, trong mùa mưa cần phải che
chắn.
Khoảng cách trồng: Cây cách cây khoảng 15 – 18 cm
 Làm đất:
- Đất phải được cày bừa nhỏ, tơi.
- Chiều cao mặt liếp khoảng 7 – 10 cm, chiều rộng liếp khoảng 1 – 1.2 m.

5


 Bón phân:
+ Bón lót: Sử dụng phân chuồng hoai mục, lượng dùng 1- 1.5 tấn/1.000 mét
vuông trước khi gieo hạt. Kết hợp với 100 kg phân lân.
+ Bón thúc: 7 - 10 ngày sau khi trồng, hoà với nước từ 3 – 3.5 kg Urê tưới
trên 1.000 mét vuông, sau đó cần tưới nhẹ để rửa lá cây (nếu cây đói phân, lá trắng
nhạt). Có thể sử dụng thêm phân bón lá sau đó vài ngày.
Chăm sóc:
- Tưới nước: sau khi gieo hạt xong cần tưới ngay để tạo độ ẩm cho hạt nẩy
mầm.
- Sau đó mỗi ngày tưới 1 lần.
- Khi cây còn nhỏ kết hợp xới xáo đất với làm cỏ.
- Các loại bệnh hại xà lách quan trọng hơn sâu hại. Bệnh phổ biến như thối
nhũng, thối gốc. Xử lý bằng cách nhổ bỏ cây bệnh hoặc dùng thuốc trừ nấm như
Validacin, Kasumin…
 Thu hoạch:
Trồng được 20 – 25 ngày thì chúng ta có thể thu hoạch được
2.3. Ưu điểm của phương pháp thuỷ canh so với phương pháp trồng trên đất
thông thường
Theo Diễn đàn rau sạch (2007), việc trồng thủy canh có một số ưu điểm sau:
- Có khả năng thích nghi dễ dàng với các điều kiện trồng khác nhau. Do đặc

tính không cần đất, chỉ cần không gian để đặt hệ thống trồng (ví dụ như các hộp xốp
đựng trái cây). Do đó ta có thể tiến hành trồng ở nhiều vị trí, địa hình khác nhau như
hải đảo, vùng núi xa xôi, hay trên tầng thượng, balcon, sau nhà, dưới hầm,…
- Giải phóng một lượng lớn sức lao động. Ưu điểm này có được do không
phải làm đất, cày bừa, nhổ cỏ, tưới nước,…; việc chuẩn bị cho hệ thống trồng thủy
canh không đòi hỏi lao động nặng nhọc; người già, trẻ em, người khuyết tật đều có
thể tham gia hiệu quả.
- Năng suất cao. Vì có thể trồng nhiều vụ trong năm, ít bị ảnh hưởng bởi hiện
tượng trái mùa như phương pháp trồng thông thường. Ngoài ra thủy canh còn cho
phép trồng liên tục, trồng gối đầu (có thể chuẩn bị cây giống cho vụ trồng tiếp theo

6


ngay từ khi đang trồng vụ hiện tại), nên năng suất tổng cộng trong năm cao gấp
nhiều lần so với trồng ngoài đất. Hệ thống nhà lưới giúp hạn chế gần như tối đa sâu
bệnh gây hại thông thường trong mùa trái vụ.
- Sản phẩm hoàn toàn sạch, phẩm chất cao. Do chủ động hoàn toàn về chất
dinh dưỡng cung cấp cho cây nên chất lượng rau đạt mức gần như tối ưu, cho phẩm
chất rau tươi ngon, nhiều dinh dưỡng. Ngòai ra phương pháp thủy canh đựơc trồng
chủ yếu trong hệ thống nhà lưới, nhà kính nên tránh đựơc các tác nhân sâu bệnh gây
ra bởi côn trùng sâu bọ. Vì vậy, ở đây hầu như rất ít sử dụng thuốc trừ sâu và hóa
chất độc hại khác, không tích lũy chất độc, không gây ô nhiễm môi trường. Một
khuynh hướng khác đang được các nhà vườn chuyên trồng thủy canh rau ưu ái lựa
chọn, là việc sử dụng các loại thuốc trừ bệnh cây có nguồn gốc thảo mộc, sinh học,
vi sinh,… Đây là các loại thuốc có tính thân thiện với môi trường, ít gây độc với con
người, đặc biệt là khả năng phân hủy khá nhanh, nên ít để lại dư lượng trong sản
phẩm.
2.4. Các hệ thống hydroponics và cách thức hoạt động (Simply Hydro, 2008)
Có 6 hệ thống hydroponic cơ bản, bao gồm hệ thống dạng bấc (Wick), Thủy

canh (Water Culture), Ngập & Rút định kỳ (Ebb and Flow), Nhỏ giọt (Drip), Kỹ
thuật “Màng dinh dưỡng” (N.F.T. - Nutrient Film Technique) và Khí canh
(Aeroponic). Từ 6 hệ thống cơ bản này, có hàng trăm kiểu khác nhau nhưng nhìn
chung, tất cả các hệ thống hydroponic đều là biến thể (hay kết hợp) của 6 loại này.
2.4.1. Hệ thống dạng bấc (wick system)

Hình 2.1 Hệ thống dạng bấc.
7


Hệ thống dạng Bấc cho đến nay là dạng hệ thống hydroponic đơn giản nhất.
Đây là hệ thống bị động. Dung dịch dinh dưỡng được hút vào môi trường trồng
thông qua cái bấc hút và dẫn nước.
Hệ thống này có thể sử dụng với nhiều loại giá thể trồng khác nhau. Trong
đó, Perlite, Vermiculite, Pro-Mix và sợi xơ dừa là những loại phổ biến nhất.
Vấn đề lớn nhất của hệ thống này là các cây lớn thường sử dụng lượng lớn nước có
thể sẽ sử dụng hết dung dịch dinh dưỡng nhanh hơn những bấc cung cấp nước cho
chúng.
2.4.2. Hệ thống thủy canh (Water Culture)

Hình 2.2 Hệ thống thuỷ canh.
Hệ thống thủy canh là hệ thống đơn giản nhất trong các hệ thống hydroponic
hoạt động. Phần bệ giữ các cây thường làm bằng Styrofoam và đặt nổi ngay trên
dung dịch dinh dưỡng. Có 1 máy bơm cung cấp khí vào khối sủi bọt (air stone) dung
dịch dinh dưỡng và cung cấp oxygen cho rễ của cây.
Thủy canh là hệ thống được lựa chọn cho nuôi cấy rau diếp, loại cây phát
triển mạnh khi gặp nước. Rất ít loại cây khác phát triển tốt trên hệ thống này. Hệ
thống hydroponic dạng này thường dùng phổ biến trong dạy học. Hệ thống ít tốn
kém, có thể tận dụng bể chứa nước hay những bình chứa không rỉ khác. Vấn đề lớn
nhất của hệ thống này là nó không hoạt động tốt đối với những cây lớn hay cây có

đời sống dài.

8


2.4.3. Hệ thống ngập và rút định kỳ (ebb và flow system)

Hình 2.3 Hệ thống ngập và rút định kì.
Hệ thống ngập và rút định kỳ hoạt động bằng cách làm khay trồng ngập tạm
thời trong dung dịch dinh dưỡng sau đó rút ngược trở lại dung dịch này vào bồn
chứa. Hoạt động này được thực hiện với 1 cái bơm chìm trong bể có nối với timer.
Khi timer bật bơm chạy, dung dịch dinh dưỡng được bơm vào khay trồng.
Khi timer tắt máy bơm, dung dịch dinh dưỡng rút ngược lại vào bồn chứa. Timer
được lập chu kỳ vài lần / ngày, tùy theo kích cỡ và loại cây trồng, nhiệt độ và độ ẩm
cũng như loại chất trồng được sử dụng.
Ebb and Flow là một hệ thống linh hoạt có thể sử dụng với nhiều loại chất
trồng khác nhau. Toàn bộ khay trồng có thể dùng Grow Rocks, sỏi hay Rockwool có
hột. Nhiều người thích sử dụng các chậu riêng rẽ có chứa chất trồng, giúp dễ dàng di
chuyển cây trồng xung quanh, trong hay thậm chí ngoài hệ thống. Bất lợi lớn của hệ
thống này là với một số loại chất trồng (sỏi, Growrocks, Perlite), có khả năng dễ hư
khi ngừng điện cũng như hư bơm và timer. Rễ có thể khô nhanh khi chu kỳ nước bị
ngưng. Vấn đề này có thể giảm bớt phần nào khi sử dụng chất trồng giữ nhiều nước
hơn (Rockwool, Vermiculite, xơ dừa hay hỗn hợp không phải đất tốt như Pro-mix
hay Faffard's).

9


2.4.4. Hệ thống nhỏ giọt (Drip systems – recovery / non-recovery)


Hình 2.4 Hệ thống nhỏ giọt.

Hệ thống nhỏ giọt có thể là loại hệ thống hydroponic được sử dụng rộng rãi
nhất trên thế giới. Thực hiện đơn giản, timer điều khiển bơm ngập chìm. Timer bật
máy bơm lên và dung dịch dinh dưỡng được nhỏ trực tiếp lên gốc của mỗi cây bởi
những đường ống nhỏ giọt nhỏ. Trong hệ thống nhỏ giọt hồi lưu, dung dịch dinh
dưỡng dư chảy xuống sẽ được thu hồi trong bể tái sử dụng. Hệ thống không hồi lưu
không thu lại những nước dư chảy xuống.
Hệ thống hồi lưu sử dụng dung dịch dinh dưỡng khá hiệu quả, nước dư ra
được tái sử dụng, cho phép sử dụng timer ít tốn kém hơn do hệ thống hồi lưu không
yêu cầu việc kiểm soát chính xác chu kỳ nước. Hệ thống không hồi lưu cần timer
chính xác hơn sao cho chu kỳ nước có thể điều chỉnh nhằm đảm bảo cây có đủ chất
dinh dưỡng và nước dư xuống ở mức thấp nhất.
Hệ thống không hồi lưu yêu cầu ít sự bảo dưỡng do dung dịch dinh dưỡng
dùng dư không tái sử dụng vào bồn chứa, do đó nồng độ dinh dưỡng và pH của bồn
dung dịch dinh dưỡng không thay đổi. Điều này có nghĩa rằng bạn có thể đổ đầy
bồn bằng dung dịch dinh dưỡng đã chỉnh pH và quên nó đi cho đến khi cần thêm.
Hệ thống hồi lưu có thể có những thay đổi lớn về pH và nồng độ dinh dưỡng đòi hỏi
phải kiểm tra và điều chỉnh định kỳ.

10


2.4.5. Kỹ thuật “màng dinh dưỡng” N.F.T (Nutrient Film Technique)

Hình 2.5 Hệ thống “màng dinh dưỡng”.
Loại này là hệ thống hydroponic mà mọi người thường nghĩ tới khi nghĩ đến
hệ thống hydroponic. Các hệ thống N.F.T. có 1 dòng chảy liên tục dung dịch dinh
dưỡng vì vậy không cần timer cho máy bơm ngập chìm. Dung dịch dinh dưỡng
được bơm vào khay trồng (thường dạng ống) và chảy qua rễ của cây, sau đó chúng

chảy về bồn chứa.
Thường thì không cần chất trồng nào ngoài không khí, giúp tiết kiệm chi phí
thay chất trồng sau mỗi vụ mùa. Thường thì cây được đặt trong các chậu rổ nhỏ
bằng nhựa với rễ phơi trong dung dịch dinh dưỡng.
Hệ thống N.F.T rất dễ bị ảnh hưởng khi mất điện hay bơm hư. Rễ sẽ khô rất nhanh
chóng khi dòng chảy chất dinh dưỡng bị ngưng.

11


2.4.6. Khí canh

Hình 2.6 Hệ thống khí canh.
Khí canh có thể là hệ thống hydroponic dạng high-tech nhất. Giống như hệ
thống N.F.T, chất trồng chủ yếu là không khí. Rễ phơi trong không khí và được
phun sương bằng dung dịch dinh dưỡng. Việc phun sương thường được thực hiện
mỗi vài phút. Do rễ phơi ra không khí giống như hệ thống N.F.T, nên rễ sẽ khô
nhanh chóng nếu chu kỳ phun sương bị gián đoạn.
Timer điều khiển bơm dinh dưỡng cũng giống như những loại bơm của hệ
thống hydroponic khác, ngoại trừ việc khí canh cần 1 timer chu kỳ ngắn giúp chạy
máy bơm vài giây trong mỗi chu kỳ vài phút.
2.5. Môi trường dinh dưỡng cho thuỷ canh (Keith Roberto, 2003)
Cây trồng cần 17 nguyên tố hoá học thiết yếu cho sự sinh trưởng và phát
triển. Không có dinh dưỡng thì cây trồng không thể hoàn thành vòng đời của chúng
và vai trò của những nguyên tố hoá học thiết yếu trong cây không thể được thay thế
bằng nguyên tố nào khác. Những nguyên tố hoá học thiết yếu đó được chia ra làm
nguyên tố đa lượng và nguyên tố vi lượng. Những nguyên tố đa lượng gồm cacbon
(C), hydro (H), oxy (O), nitơ (N), phốtpho (P), kali (K), canxi (Ca), magiê (Mg) và
lưu huỳnh (S). Những nguyên tố vi lượng gồm sắt (Fe), clo (Cl), bo (B), mangan
(Mn), đồng (Cu), kẽm (Zn), molypden (Mo) và niken (Ni). Tất cả những dinh dưỡng


12


cần thiết được đưa vào cây trồng thuỷ canh ở dạng dung dịch dinh dưỡng, nó gồm
có muối khoáng hoà tan với nước.
Phương pháp thuỷ canh có thể điều khiển được sự có mặt của các nguyên tố
hoá học thiết yếu bằng cách điều chỉnh hay thay đổi môi trường dinh dưỡng để thích
hợp với các giai đoạn sinh trưởng của cây trồng và cung cấp cho chúng 1 lượng vừa
đủ. Dinh dưỡng thì hiện diện ở dạng ion ở trong môi trường dinh dưỡng và không
cần phải tìm kiếm hay cạnh tranh dinh dưỡng như ở trong đất, cây trồng thuỷ canh
luôn luôn hút được đầy đủ dinh dưỡng trước tiên. Điều kiện dinh dưỡng tốt nhất thì
dễ dàng đạt được ở cây trồng thuỷ canh.
Trong khi điều kiện tốt nhất của dinh dưỡng dễ dàng đạt được ở cây trồng
thuỷ canh, sự điều khiển môi trường dinh dưỡng không đúng sẽ gây hại cho cây
trồng và vấn đề đầu tiên không thể hoàn thành. Sự thành công hay thất bại của việc
làm vườn bằng phương pháp thuỷ canh phụ thuộc chủ yếu vào sự chặt chẽ của
chương trình điều khiển dinh dưỡng. Điều khiển bằng tay một cách cẩn thận môi
trường dinh dưỡng về mức độ pH, nhiệt độ và độ dẫn điện của các ion (EC) và thay
thế môi trường dinh dưỡng mới khi cần thiết, điều này sẽ mang lại những thành
công đầu tiên cho vườn thuỷ canh.

13


2.5.1. Mức pH

Hình 2.7 Hoạt độ các yếu tố dinh dưỡng trong khoảng pH 4,0 – 10.

pH là đơn vị đo của tính axit hay tính kiềm trên phạm vi 1 đến 14. Trong một

môi trường dinh dưỡng, pH quyết định những nguyên tố thiết yếu mà cây trồng có
thể hút được. Môi trường được coi là trung tính khi pH là 7, có tính kiềm khi cao
hơn và có tính axit khi thấp hơn.
Khi pH cao hơn 7,5 thì cây hấp thu sắt (Fe), mangan (Mn), đồng (Cu), kẽm
(Zn) và bo (B) kém. Không nên để pH của môi trường dinh dưỡng xuống thấp hơn
6, bởi vì tính tan của axit phosphoris, canxi và mangan bị yếu đi. Khoảng pH thuận

14


lợi cho môi trường dinh dưỡng sử dụng trong thủy canh là 5,8 đến 6,5 (Keith
Roberto, 2003).
2.5.1. Độ dẫn điện của các ion (EC)
Độ dẫn điện cho biết nồng độ của môi trường dinh dưỡng, được đo bằng máy
đo EC. Đơn vị đo của EC là dS/m. Sự hạn chế của EC là chỉ cho biết được tổng số
các dinh dưỡng của môi trường mà không thể cho biết từng thành phần dinh dưỡng
riêng lẻ. Phạm vi lý tưởng của EC trong thuỷ canh là giữa khoảng 1,5 đến 2,5 ds/m.
EC cao hơn thì sự hút dinh dưỡng nhờ áp suất thẩm thấu của cây sẽ bị ngăn cản và
EC thấp hơn thì gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ và năng suất của cây trồng. Khi
cây trồng hút dinh dưỡng và nước từ môi trường dinh dưỡng thì tổng lượng muối và
EC trong môi trường sẽ thay đổi. Nếu EC cao hơn phạm vi cho phép, thêm nước
sạch vào để giảm EC xuống. Nếu EC thấp hơn, ta thêm dinh dưỡng vào để tăng EC
lên (Keith Roberto, 2003)
2.6. Quy định về hàm lượng nitrat trong rau sạch
Theo quy định chung của thế giới, để được gọi là rau sạch, rau tươi phải có
lượng nitrat (NO3) thấp vừa phải. Nitrat khi vào cơ thể ở mức bình thường không
gây hại cho cơ thể, nhưng trong hệ tiêu hóa nitrat được khử thành nitric (NO2) là
chất chuyển oxyhaemoglobin (chất vận chuyển oxy trong máu) thành chất không
hoạt động được là methaemoglobin. Nếu lượng nitrat vượt quá mức cho phép, lượng
nitric sẽ nhiều lên và làm giảm hô hấp của tế bào, ảnh hưởng đến hoạt động của

tuyến giáp, gây đột biến và phát triển khối u dẫn đến bệnh ung thư.
Việc tuân thủ quy định hàm lượng nitrat có trong rau sạch là rất quan trọng
và cần thiết. Nếu không kiểm soát được hàm lượng nitrat trong rau sẽ gây hại đến
sức khỏe của người tiêu dùng và của cả cộng đồng nói chung.
Trong hoạt động thương mại quốc tế, các nước nhập khẩu rau tươi đều phải
kiểm tra lượng nitrat trước khi cho nhập. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và cộng
đồng kinh tế châu Âu (EC) giới hạn hàm lượng nitrat trong nước uống là 50 mg/l,
hàm lượng nitrat trong rau không quá 300 mg/kg rau tươi. Dưới đây là bảng Hàm
lượng Nitrat (mg/kg sản phẩm) theo tiêu chuẩn của WTO

15


×