Tải bản đầy đủ (.pdf) (55 trang)

HIỆU QUẢ XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHĂN NUÔI HEO CỦA CHẾ PHẨM ACTIVE CLEANER Ở NHỮNG ĐIỀU KIỆN VÀ NỒNG ĐỘ KHÁC NHAU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (764.75 KB, 55 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA CÔNG NGHỆ SINH HỌC
******

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
HIỆU QUẢ XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHĂN NUÔI HEO
CỦA CHẾ PHẨM ACTIVE CLEANER Ở NHỮNG
ĐIỀU KIỆN VÀ NỒNG ĐỘ KHÁC NHAU

Ngành học

: CÔNG NGHỆ SINH HỌC

Sinh viên thực hiện: VÕ LÊ THÙY TRANG
Niên khóa

: 2005 - 2009

Tháng 8/2009


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA CÔNG NGHỆ SINH HỌC
******

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
HIỆU QUẢ XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHĂN NUÔI HEO
CỦA CHẾ PHẨM ACTIVE CLEANER Ở NHỮNG
ĐIỀU KIỆN VÀ NỒNG ĐỘ KHÁC NHAU



Hướng dẫn khoa học

Sinh viên thực hiện

PGS.TS. BÙI XUÂN AN

VÕ LÊ THÙY TRANG

Tháng 8/2009


LỜI CẢM ƠN
Con xin gửi lòng biết ơn chân thành đến Ba Mẹ đã nuôi nấng, dạy dỗ, bảo ban con
nên người, luôn ở bên con trong những lúc khó khăn, vấp ngã, là chỗ dựa tinh thần
vững chắc cho con vượt qua mọi thử thách và là nghị lực, là niềm tin theo con trong
suốt cuộc đời.
Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Thầy PGS. TS Bùi Xuân An đã gợi mở, giúp đỡ
và động viên em trong suốt thời gian thực hiện khóa luận.
Xin bày tỏ lòng biết ơn đến quý Thầy, Cô thuộc Bộ môn Công Nghệ Sinh Học Trường ĐH Nông Lâm đã truyền đạt cho em kiến thức cũng như kinh nghiệm trong
quá trình học tập và phấn đấu.
Em xin cảm ơn các thầy cô, anh chị tại Viện Công Nghệ Sinh Học và Môi Trường,
Trung tâm Nghiên cứu và Chuyển giao Khoa Học Công Nghệ; các thầy cô, anh chị tại
Viện Sinh Học Nhiệt Đới đã tạo mọi điều kiện, giúp đỡ em trong quá trình phân tích.
Cám ơn các anh chị đang làm việc tại công ty TNHH Tân Phương Lê đã tạo điều
kiện để em hoàn thành khóa luận.
Cám ơn các bạn lớp DH05SH cũng như các bạn lớp DH05MT đã giúp đỡ, chia sẻ
niềm vui nỗi buồn cùng tôi trong suốt thời gian thực hiện khóa luận.
Xin chân thành cảm ơn
Sinh viên thực hiện

Võ Lê Thùy Trang

iii


TÓM TẮT
Để đánh giá hiệu quả xử lý nước thải chăn nuôi heo của chế phẩm Active Cleaner
ở những điều kiện và nồng độ khác nhau, đề tài “ Hiệu quả xử lý nước thải chăn nuôi
heo của chế phẩm Active Cleaner (AC) ở những điều kiện và nồng độ khác nhau” đã
được tiến hành từ tháng 2 đến tháng 7 năm 2009 tại phóng thí nghiệm Khoa Môi
Trường và Tài Nguyên, Viện Công Nghệ Sinh Học và Môi Trường, Trung Tâm
Nghiên Cứu và Chuyển Giao KHCN Trường Đại Học Nông Lâm Tp. HCM.
Nước thải chăn nuôi heo được xử lý bằng chế phẩm Active Cleaner ở 3 nồng độ
1/100, 1/200, 1/300 (ml AC/ml nước thải) theo từng mẻ trong 2 điều kiện có sục khí và
không sục khí. Sau 24 giờ xử lý, đánh giá hiệu quả qua các chỉ tiêu: đánh giá cảm quan
về mùi, COD, BOD5, tổng nitơ, tổng phospho.
Kết quả xác định: Mùi hôi được cải thiện đáng kể. Có sự khác biệt giữa điều kiện
xử lý, điều kiện sục khí là yếu tố cần thiết để gia tăng hiệu quả hoạt động của chế
phẩm AC. Các chỉ số BOD5, COD, tổng nitơ, tổng phospho trong nước thải sau xử lý
cũng giảm nhiều, hiệu suất xử lý trên 50%.
Như vậy AC có khả năng xử lý tốt nước thải chăn nuôi heo. Kết hợp việc sục khí
sẽ tăng hiệu quả xử lý của AC. Nồng độ AC thấp, hiệu quả xử lý càng cao. Chưa tìm
được nồng độ tối ưu để chế phẩm xử lý tốt nhất.

iv


SUMMARY
In order to assess effect of Active Cleaner on pig wastewater treatment, the thesis
“Effect of condition and concentration of Active Cleaner (AC) on pig wastewater

treatment” was carried out at labotary of Environmental Technology Faculty and
Institute of Biotechnology and Environment from February to September, 2009
Method: In this thesis, the pig wastewater was treated by three concentrations of
Active Cleaner: 1/100, 1/200, 1/300 (mlAC/ml wastewater) and in two conditions:
anaerobic and aerobic. After wastewater was treated by AC in twenty-four hour, we
assess the Active Cleaner’s effective treament by testing COD, BOD5, total N, total P.
The result of this thesis: The stench is solved considerable. There is different
between anaerobic and aerobic. Aerobic condition is the most important element to
increase the effect of Active Cleaner. The indices of BOD, COD, total N, total P in the
new waste water (water after treated) are also reduce more than in the old one (water
before treated). The efficiency of this treament is higher than fifty percent.
Conclusion: AC can treat pig wastewater well. In aerobic condition, AC treat
better than anarobic. The less concentration the more effect. The best concentration
has not found yet.

v


MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN.............................................................................................................. iii
TÓM TẮT.................................................................................................................... iv
SUMMARY.................................................................................................................. v
MỤC LỤC ................................................................................................................... vi
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................ ix
DANH SÁCH CÁC BẢNG ......................................................................................... x
DANH SÁCH CÁC HÌNH........................................................................................... x
CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề.............................................................................................................. 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................................. 1

1.3. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................ 1
1.4. Nội dung nghiên cứu ............................................................................................. 2
1.5. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu ........................................................................... 2
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................................... 3
2.1.Các phương pháp xử lí nước thải ........................................................................... 3
2.1.1. Phương pháp xử lí cơ học................................................................................... 3
2.1.2. Phương pháp xử lí hóa lí và hóa học .................................................................. 3
2.1.3. Phương pháp xử lí sinh học ................................................................................ 4
2.2. Tổng quan về các phương pháp xử lý nước thải bằng biện pháp sinh học ........... 4
2.2.1.Cơ chế chuyển hóa sinh học ................................................................................ 4
2.2.2. Điều kiện nước thải đưa vào xử lý sinh học....................................................... 6
2.2.3. Phân loại ............................................................................................................. 7
2.2.4. Các loại hình công nghệ xử lý nuớc thải bằng biện pháp sinh học .................... 9
2.3. Những thông số cơ bản đánh giá chất lượng nước.............................................. 11
2.3.1. Mùi.................................................................................................................... 11
2.3.2. pH ..................................................................................................................... 12
2.3.3. Nhu cầu oxy hóa học (COD-Chemical Oxygen Demand) ............................... 12
2.3.4. Nhu cầu oxy sinh hóa (BOD-Biochemical Oxygen Demand) ......................... 12

vi


2.3.5. Hàm lượng nitơ................................................................................................. 12
2.3.6. Hàm lượng phospho ......................................................................................... 13
2.3.7. Hàm lượng các chất rắn.................................................................................... 13
2.3.8. Màu................................................................................................................... 13
2.3.9. Độ đục............................................................................................................... 13
2.3.10. Oxy hòa tan ( DO-Dissolved Oxygen) ........................................................... 13
2.3.11. Chỉ số LC50 (Nồng độ thấp nhất gây ức chế 50% sinh vật thí nghiệm) ......... 14
2.3.12. Chỉ số vệ sinh (E.coli) .................................................................................... 14

2.4. Tổng quan về chế phẩm Active Cleaner.............................................................. 14
2.4.1. Thành phần ....................................................................................................... 15
2.4.2. Tác dụng ........................................................................................................... 15
2.4.3. Cách sử dụng .................................................................................................... 15
2.4.4. Một số kết quả ứng dụng trong thực tế............................................................. 16
2.5. Tổng quan về chất thải chăn nuôi........................................................................ 16
2.5.1. Thành phần và tính chất chất thải gia súc......................................................... 16
2.5.1. Tổng quan nước thải chăn nuôi heo ................................................................. 18
CHƯƠNG 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................... 19
3.1.Thời gian và địa điểm ........................................................................................... 19
3.1.1. Thời gian........................................................................................................... 19
3.1.2. Địa điểm ........................................................................................................... 19
3.2. Vật Liệu ............................................................................................................... 19
3.3. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 20
3.3.1. Bố Trí thí nghiệm ............................................................................................. 20
3.3.2. Mô tả thí nghiệm .............................................................................................. 20
3.3.3. Các chỉ tiêu theo dõi ......................................................................................... 21
3.3.3.1. Đánh giá cảm quan (mùi) .............................................................................. 21
3.3.3.2. Chỉ tiêu hóa lí ................................................................................................ 21
3.3.4. Phương pháp xử lí số liệu ................................................................................. 21
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN............................................................ 22
4.1. Kết quả................................................................................................................. 22
4.1.1. Đánh giá cảm quan (mùi) ................................................................................. 22
4.1.2. Các chỉ tiêu hóa lý ............................................................................................ 23
vii


4.1.2.1. Kết quả pH..................................................................................................... 23
4.1.2.2. Kết quả COD ................................................................................................. 24
4.1.2.3. Kết quả BOD ................................................................................................ 26

4.1.2.4. Kết quả N tổng.............................................................................................. 27
4.1.2.5. Kết quả P tổng .............................................................................................. 29
4.2. Thảo luận ............................................................................................................. 31
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................... 32
5.1.Kết luận................................................................................................................. 32
5.2.Đề nghị ................................................................................................................. 32
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 33
PHỤ LỤC

viii


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
AC

Active Cleaner

ANOVA

Phân tích phương sai (Analysis of variance)

BOD5

Nhu cầu oxy sinh học trong 5 ngày (Biological Oxygen Demand)

COD

Nhu cầu oxy hoá học (Chemical Oxygen Demand)

ĐH


Đại học

KHCN

Khoa học công nghệ

Nt

Nitơ tổng

Pt

Phospho tổng

PL

Phụ lục

TB

Trung bình

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

TP. HCM

Thành phố Hồ Chí Minh


ix


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Phạm vi ứng dụng các phương pháp xử lý sinh học nước thải .................. 6
Bảng 2.2 Các chất mùi thường gặp trong quá trình xử lý chất thải ........................... 11
Bảng 2.3 Thành phần cơ bản của các loại phân gia súc............................................. 17
Bảng 4.1 Nồng độ các chỉ tiêu của nước thải chăn nuôi heo và chế phẩm............... 23

DANH SÁCH CÁC HÌNH
Sơ đồ 2.1 Sơ đồ cơ chế sinh hoá của phương pháp xử lý kỵ khí ............................... 8
Sơ đồ 2.2 Các phương pháp sinh học làm sạch nước thải ......................................... 9
Hình 2.1 Chế phẩm Active Cleaner ........................................................................... 14
Biểu đồ 4.1 Mức độ mùi ở các nghiệm thức.............................................................. 22
Biểu đồ 4.2 Giá trị pH ở các nghiệm thức ................................................................. 23
Biểu đồ 4.3 Giá trị COD trung bình ở các nghiệm thức ............................................ 24
Biểu đồ 4.4 Hiệu suất xử lý COD .............................................................................. 25
Biểu đồ 4.5 Giá trị BOD trung bình ở các nghiệm thức ............................................ 26
Biểu đồ 4.6 Hiệu suất xử lý BOD .............................................................................. 26
Biểu đồ 4.7 Giá trị Nitơ tổng trung bình ở các nghiệm thức ..................................... 27
Biểu đồ 4.8 Hiệu suất xử lý N tổng............................................................................ 28
Biểu đồ 4.9 Chỉ số P trung bình của các nghiệm thức ............................................... 29
Biểu đồ 4.10 Hiệu suất xử lý P .................................................................................. 30

x


Chương 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Hiện nay, vấn đề ô nhiễm môi trường ngày càng trở nên trầm trọng và đang được
cả thế giới quan tâm, đặc biệt là ô nhiễm nước khi tình trạng nước ngọt dần khan hiếm.
Ở nước ta, ô nhiễm các chất phế thải vào nguồn nước đã đến tình trạng báo động, nhất
là tại các thành phố lớn với những khu chế xuất phức tạp, các nhà máy chế biến thực
phẩm không có nguồn thoát nước, không trang bị hệ thống xử lý nước thải hoặc trang
bị chưa đạt yêu cầu. Bên cạnh đó, nước ta là nước nông nghiệp, nên việc phát triển
ngành chăn nuôi là vấn đề tất yếu. Đặc biệt là trong những năm gần đây, khi giá thịt
heo tăng cao, tạo điều kiện cho ngành này phát triển hơn. Ngoài những trang trại quy
mô lớn có trang bị hệ thống xử lý nước thải, đa số là hình thức chăn nuôi hộ gia đình
với kinh phí hạn hẹp nên vấn đề vệ sinh môi trường chưa được quan tâm đúng mức, đã
thải ra môi trường một số lượng lớn nước thải với mùi hôi khó chịu kèm theo vi sinh
vật, ký sinh trùng gây bệnh cho người và vật nuôi. Lượng nước thải từ các mô hình
chăn nuôi nhỏ lẻ đã và đang gây ô nhiễm nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng
ngày cũng như sức khỏe của người dân. Do đó, việc xử lý một lượng không nhỏ loại
nước thải này đang là vấn đề cấp bách của các địa phương có tồn tại các hộ chăn nuôi
nói trên.
Gần đây, Công ty Future Biotech (Đài Loan) đã cho ra đời sản phẩm Active
Cleaner, là chế phẩm vi sinh giúp gia súc, gia cầm, cây cối phát triển khỏe mạnh, tăng
trưởng nhanh, không gây ô nhiễm môi trường, làm giảm mùi hôi, không gây hại cho
sức khỏe con người đồng thời giúp cải tạo chất lượng môi trường nước. Active
Cleaner đã được ứng dụng nhiều trong trồng trọt và chăn nuôi đem lại hiệu quả rất tốt,
nhưng chưa được biết đến nhiều trong vai trò xử lý nước thải.
Với mong muốn hiểu biết thêm về những tiềm năng của Active Cleaner trong xử
lý nước thải, tôi quyết định thực hiện đề tài “Hiệu quả xử lý nước thải chăn nuôi heo
của chế phẩm Active Cleaner ở những điều kiện và nồng độ khác nhau”.

1



1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá hiệu quả xử lý nước thải chăn nuôi heo của chế phẩm Active Cleaner
trong các điều kiện và nồng độ khác nhau.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Chế phẩm Active Cleaner (AC)
Nước thải chăn nuôi heo
Mô hình xử lý nước thải theo mẻ có sục khí và không sục khí
1.4. Nội dung nghiên cứu
Dựng mô hình xử lý nước thải theo mẻ có và không sục khí.
Sử dụng chế phẩm Active Cleaner xử lý nước phân heo trong những điều kiện có
sục khí và không sục khí với 3 nồng độ khác nhau.
Đánh giá hiệu quả xử lý của Active Cleaner thông qua các chỉ tiêu về mùi, pH,
BOD, COD, tổng N, tổng P.
1.9. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
- Đề tài được thực hiện ở quy mô phòng thí nghiệm trong thời gian 4 tháng.
- Nghiên cứu khả năng xử lý nước thải chăn nuôi heo của chế phẩm Active
Cleaner ở 3 nồng độ pha loãng trong điều kiện có sục khí và không sục khí.
- Đánh giá hiệu quả xử lý qua 6 chỉ tiêu: mùi, pH, COD, BOD, tổng N và tổng P.

2


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Tổng quan về các phương pháp xử lý nước thải
Nước thải nói chung và nước thải chăn nuôi heo nói riêng thường chứa rất nhiều
tạp chất có bản chất khác nhau. Mục đích của việc xử lý là khử các tạp chất đó sao cho
nước sau khi xử lý đạt tiêu chuẩn chất lượng ở mức chấp nhận được theo các chỉ tiêu
đã đặt ra. Để đạt được mục đích này, trong công nghệ xử lý nước thải đã kết hợp nhiều
phương pháp xử lý khác nhau.

2.1.1. Phương pháp cơ học
Bản chất của quá trình xử lí cơ học là gồm những quá trình mà khi nước thải đi
qua quá trình đó sẽ không thay đổi tính chất hóa học và sinh học của nó. Xử lí cơ học
nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của các bước xử lí tiếp theo.
Quá trình xử lí cơ học thường được áp dụng ở giai đoạn đầu của quá trình xử lí
hay còn gọi là quá trình tiền xử lí, quá trình này dùng để loại các tạp chất vô cơ và hữu
cơ có trong nước. Nó được coi như là bước đệm nhằm đảm bảo tính an toàn cho các
thiết bị và các quá trình xử lí tiếp theo. Tùy theo đặc điểm của các loại cặn có trong
nước thải, các công trình đơn vị sau đây có thể được áp dụng: song chắn rác và lưới
chắn rác, bể lắng cát, bể lắng đợt I, bể tách keo, bể điều hòa…
2.1.2. Phương pháp hóa lí và hóa học
Cơ sở của phương pháp này là các phản ứng hóa học, các quá trình hóa lí diễn ra
giữa chất ô nhiễm và hóa chất thêm vào. Các phương pháp hóa học là oxi hóa, trung
hòa, đông keo tụ. Thông thường, các quá trình keo tụ thường đi kèm quá trình trung
hòa hoặc các hiện tượng vật lý khác. Những phản ứng diễn ra có thể là phản ứng oxy
hóa khử, phản ứng trung hòa, phản ứng tạo chất kết tủa hoặc phản ứng phân hủy các
chất độc hại. Nói chung, bản chất của quá trình xử lí nước thải bằng phương pháp hóa
học là dùng một số hóa chất và bể phản ứng nhằm nâng cao chất lượng của nước thải
để đáp ứng hiệu quả xử lí của các công đoạn sau. Phương pháp này bao gồm các
phương pháp: trung hòa, keo tụ, hấp phụ, tuyển nổi, trao đổi ion và khử khuẩn (Lương
Đức Phẩm, 2007).

3


Nước thải chăn nuôi chứa nhiều chất hữu cơ, chất vô cơ dạng hạt có kích thước
nhỏ, khó lắng, khó có thể tách ra bằng các phương pháp cơ học thông thường vì tốn
nhiều thời gian và hiệu quả không cao. Ta có thể áp dụng phương pháp keo tụ để loại
bỏ chúng. Các chất keo tụ thường sử dụng là phèn nhôm, phèn sắt, phèn bùn,…kết hợp
với polymer trợ keo tụ để tăng quá trình keo tụ.

Phương pháp này loại bỏ được hầu hết các chất bẩn có trong nước thải chăn
nuôi. Tuy nhiên chi phí xử lý cao. Áp dụng phương pháp này để xử lý nước thải chăn
nuôi là không hiệu quả về mặt kinh tế.
Ngoài ra, tuyển nổi cũng là một phương pháp để tách các hạt có khả năng lắng
kém nhưng có thể kết dính vào các bọt khí nổi lên. Tuy nhiên chi phí đầu tư, vận hành
cho phương pháp này cao, cũng không hiệu quả về mặt kinh tế đối với các trại chăn
nuôi (Nguyễn Thị Mỹ Linh và ctv, 2008).
2.1.3. Phương pháp sinh học
Xử lí nước thải bằng phương pháp sinh học là việc sử dụng khả năng sống và
hoạt động của vi sinh vật để phân hủy các chất bẩn hữu cơ trong nước thải. Các vi sinh
vật sử dụng một số hợp chất hữu cơ và một số chất khoáng làm nguồn dinh dưỡng và
tạo ra năng lượng. Trong quá trình dinh dưỡng chúng nhận được các chất làm vật liệu
xây dựng tế bào, sinh trưởng và sinh sản nên sinh khối được tăng lên (Trần Văn Nhân,
Ngô Thị Nga, 2006).
2.2. Tổng quan về các phương pháp xử lý nước thải bằng biện pháp sinh học
Trong nhiều biện pháp xử lý nước thải, thì biện pháp sinh học được quan tâm
nhiều nhất và cũng cho hiệu quả cao nhất. So với biện pháp vật lý, hóa học, biện pháp
sinh học chiếm vai trò quan trọng về quy mô cũng như giá thành đầu tư. Đặc biệt, xử
lý nước thải bằng phương pháp sinh học sẽ không gây ô nhiễm, tái ô nhiễm môi
trường, một nhược điểm mà phương pháp hóa học hay gặp phải (Nguyễn Xuân Thành
và ctv, 2004)
2.2.1. Cơ chế chuyển hóa sinh học các chất bẩn hữu cơ và các chất dinh dưỡng
trong các công trình xử lý nước thải
Theo Trần Đức Hạ (2006), khi nước thải đưa vào công trình xử lý nước thải
bằng phương pháp sinh học, các chất bẩn hữu cơ trạng thái hòa tan phân tán nhỏ sẽ
được hấp phụ lên bề mặt tế bào vi khuẩn. Quá trình này gồm 3 giai đoạn:

4



- Khuếch tán, chuyển dịch và hấp phụ chất bẩn từ môi trường nước lên bề mặt
tế bào vi khuẩn.
- Oxi hóa ngoại bào và vận chuyển các chất bẩn hấp phụ được qua màng tế bào
vi khuẩn.
- Chuyển hóa các chất hữu cơ thành năng lượng, tổng hợp sinh khối từ chất hữu
cơ và các nguyên tố dinh dưỡng khác bên trong tế bào vi khuẩn.
Các chất đầu tiên bị oxi hóa để tạo thành năng lượng là carbonhydrat và một số
chất hữu cơ khác. Quá trình này được thực hiện trên bề mặt tế bào vi khuẩn nhờ xúc
tác của men ngoại bào. Một phần chất bẩn được vận chuyển qua màng tế bào vi khuẩn
(màng bán thấm) vào bên trong và tiếp tục oxi hóa để giải phóng ra năng lượng học
tổng hợp thành tế bào chất. Sinh khối vi sinh vật sẽ tăng lên. Trong điều kiện thiếu
nguồn dinh dưỡng, tế bào chất lại bị oxi hóa nội bào để tạo ra năng lượng cần thiết cho
hoạt động sống.
Vi khuẩn oxi hóa các chất hữu cơ bằng các cách: hô hấp và lên men. Trong quá
trình hô hấp, các cơ chất được oxi hóa bằng oxi tự do để sinh ra năng lượng và tạo
thành sản phẩm cuối cùng là CO2 và H2O. Đây là quá trình hô hấp hiếu khí diễn ra
trong môi trường đủ oxi tự do. Vi khuẩn thực hiện quá trình này là các vi khuẩn hiếu
khí hoặc hiếu khí tùy nghi.
Khi môi trường không đủ oxi tự do hoặc không có oxi tự do, các loại vi khuẩn
hiếu khí hoặc hiếu khí tùy nghi sẽ tách oxi trong liên kết nitrat, nitrit hoặc sunfat để
oxi hóa chất hữu cơ. Sản phẩm tạo ra của quá trình thường là các chất mang tính khử
như H2S, NO2-,… hoặc nitơ phân tử.
Trong môi trường giàu chất hữu cơ và không có oxy tự do, vi khuẩn kị khí có thể
oxi hóa cơ chất theo nguyên lý lên men. Một phần cơ chất được vi khuẩn dùng men
tách điện tử. Phần cơ chất khác tiếp nhận điện tử. Trong hệ hình thành thế năng oxi
hóa khử và quá trình oxi hóa diễn ra để giải phóng năng lượng và hình thành các sản
phẩm mới như CH4, H2S, acid hữu cơ… Quá trình lên men này được thực hiện nhờ
các loại vi khuẩn kị khí, thường là các loại kị khí nghiêm ngặt.
Việc lựa chọn các phương pháp và công trình xử lý sinh học nước thải thường
dựa vào nồng độ và trạng thái các chất hữu cơ dễ bị oxi hóa trong nước thải. Phạm vi

ứng dụng các phương pháp xử lý sinh học nước thải được nêu trong bảng sau:

5


Bảng 2.1 Phạm vi ứng dụng các phương pháp xử lý sinh học nước thải (Trần Đức Hạ,
2002)
Hàm lượng BOD của

Chất hữu cơ

Chất hữu cơ

Chất hữu cơ

nước thải

không hòa tan

dạng keo

hòa tan

Cao

Xử lý sinh học bằng kỵ khí

(BOD5>500 mg/l)
Trung bình


Xử lý sinh học bằng bùn hoạt tính

(BOD5= 300-500 mg/l)
Thấp

Xử lý sinh học bằng bùn hoạt tính

(BOD5<300 mg/l)

Xử lý sinh học bằng màng sinh vật

2.2.2. Điều kiện nước thải đưa vào xử lý sinh học
Phương pháp sinh học thường được sử dụng để làm sạch hoàn toàn các loại nước
thải có chứa các chất hữu cơ hòa tan hoặc các chất phân tán nhỏ, keo. Do vậy, phương
pháp này thường dùng sau khi loại các tạp chất phân tán thô ra khỏi nước thải bằng các
quá trình đã trình bày ở trên. Đối với các chất vô cơ chứa trong nước thải thì phương
pháp này dùng để khử sulfit, muối amoni, nitrat – tức là các chất chưa bị oxy hóa hoàn
toàn. Sản phẩm cuối cùng của quá trình phân hủy sinh hóa các chất bẩn sẽ là : khí
CO2, nitơ, nước, ion sulfate, sinh khối…Cho đến nay người ta đã biết nhiều loại vi
sinh vật có thể phân hủy tất cả các chất hữu cơ có trong thiên nhiên và rất nhiều chất
hữu cơ nhân tạo.
Tuy nhiên, theo Lương Đức Phẩm (2007), để xử lý bằng biện pháp sinh học
mang lại hiệu quả cao, nước thải phải là môi trường sống của quần thể vi sinh vật phân
hủy các chất hữu cơ có trong nước thải. Muốn đảm bảo điều kiện này nước thải phải:
- Không có chất độc làm chết hoặc ức chế hoàn toàn hệ vi sinh vật trong nước
thải. Trong số các chất độc phải chú ý đến hàm lượng các kim loại nặng. Theo mức
độc hại của các kim loại, sắp xếp theo thứ tự:
Sb > Ag > Cu >Hg > Co ≥ Ni ≥ Pb > Cr3+ > V ≥ Cd > Zn > Fe
Muối của các kim loại này ảnh hưởng nhiều tới đời sống của vi sinh vật, nếu
quá nồng độ cho phép, các vi sinh vật không thể sinh trưởng được và có thể bị chết.

Như vậy, không thể tiến hành xử lý sinh học.
6


- Chất hữu cơ có trong nước thải phải là cơ chất dinh dưỡng nguồn cacbon và
năng lượng cho vi sinh vật. Các hợp chất hydratcacbon, protein, lipid hòa tan thường
là cơ chất dinh dưỡng rất tốt cho vi sinh vật.
- Nước thải đưa vào xử lý sinh học có hai thông số đặc trưng là COD và BOD.
Tỉ số của 2 thông số này phải là: COD/BOD ≤ 2 hoặc BOD/COD ≥ 0,5 mới có thể đưa
vào xử lý sinh học (hiếu khí). Nếu COD lớn hơn BOD nhiều lần, trong đó gồm có
xenlulozơ, hemixenlulozơ, protein, tinh bột chưa tan thì phải qua xử lý sinh học kị khí.
2.2.3. Phân loại
Theo Lê Trình (2007), có ba nhóm phương pháp xử lý nước thải theo nguyên tắc
sinh học:
- Phương pháp hiếu khí (aerobic)
- Phương pháp thiếu khí (anoxic)
- Phương pháp yếm khí (anaerobic)
Tùy điều kiện cụ thể người ta dùng một trong các phương pháp trên hoặc kết hợp với
nhau để xử lý nước thải.
2.2.3.1. Các phương pháp hiếu khí

Phương pháp hiếu khí dùng để phân huỷ các chất hữu cơ bằng các loại vi sinh vật
hiếu khí. Các chất này được các loại vi sinh hiếu khí sử dụng oxy hoà tan trong nước
để oxy hoá thành các sản phẩm vô cơ hoá.
Chất hữu cơ + O2

vi sinh

H2O + CO2 + năng lượng


Chất hữu cơ + O2

vi sinh

Tế bào mới

Tế bào mới + O2

năng lượng CO2 + H2O + NH3

Tổng cộng: Chất hữu cơ + O2

H2O +CO2 + NH3...

Trong phương pháp hiếu khí amoniac cũng được loại bỏ bằng phản ứng oxy
hoá nhờ vi sinh vật tự dưỡng (quá trình nitrit hoá):
NH4+ + 3O2

Nitrobacter

2NO3- + 4H+ + H2O + năng lượng

2NO2- + O2

Nitrosomonas

2NO3-

Tổng cộng: NH4+ + 2O2 Nitrbacter


NO3- + 2H+ + 2H2O + năng lượng

Điều kiện cần thiết cho quá trình xử lý hiếu khí: pH = 6,5 – 8,5, oxy hòa tan
≥0,5 mg/l, nhiệt độ: 5 – 40oC.

7


2.2.3.2. Các phương pháp thiếu khí (anoxic)
Trong điều kiện thiếu oxy hoà tan việc khử nitrit hoá sẽ xảy ra. Oxy được giải
phóng từ nitrat sẽ oxy hoá chất hữu cơ nitơ và khí cacbonic sẽ được tạo thành.
NO3-

vi sinh

NO2- + O2

O2

chất hữu cơ

N2 + CO2 + H2O

Trong hệ thống xử lý theo kỹ thuật bùn hoạt tính sự khử nitrit hoá sẽ xảy ra khi
không có tiếp xúc với không khí. Khi đó oxy cần cho hoạt động của vi sinh giảm dần
và việc giải phóng oxy từ nitrat sẽ xảy ra. Theo nguyên tắc trên phương pháp anoxic
được sử dụng để loại nitơ ra khỏi nước thải.
2.2.3.3. Các phương pháp xử lý kỵ khí (anaerobic)
Phương pháp xử lý kỵ khí dùng để loại bỏ các chất hữu cơ trong phần cặn của
nước thải bằng vi sinh vật tuỳ nghi và vi sinh vật kỵ khí (xem sơ đồ 2.1)

CO2, CH4
H2S
Chất hữu cơ

CH4 và CO2

acid hữu cơ
Vi sinh tạo acid

Vi sinh loại acid tạo metan

Sơ đồ 2.1 Sơ đồ cơ chế sinh hoá của phương pháp xử lý kỵ khí.
2.2.3.4. So sánh các phương pháp xử lý hiếu khí và kỵ khí
Các phương pháp xử lý kỵ khí và hiếu khí đều có điểm mạnh và điểm yếu, trong
thực tế ở các trạm xử lý nước thải lớn người ta phải kết hợp cả hai phương pháp. Điểm
mạnh và yếu của các phương pháp này được so sánh qua các chỉ tiêu dưới đây:
 Năng lượng
Phương pháp hiếu khí: Tốn nhiều năng lượng. Thí dụ để loại 1 kg BOD cần 1 kwh.
Phương pháp kỵ khí: Không cần cấp năng lượng, ngược lại còn tạo thêm năng lượng
(0,7 m3 CH4 từ phân huỷ 1 kg BOD).
 Tạo bùn
Lượng bùn (chất rắn) được tạo ra khi phân huỷ 1 kg BOD là:
- Phương pháp hiếu khí: 500 – 700 g.
- Phương pháp kỵ khí: 80 – 300 g.

8


 Hiệu quả xử lý
- Phương pháp hiếu khí kết hợp nitrit hoá có thể loại đến 99% BOD.

- Phương pháp kỵ khí có hiệu quả loại BOD kém hơn (khoảng 85%) do vậy sau
khi xử lý kỵ khí nên tiếp tục xử lý hiếu khí.
 Khả năng bị ức chế
Quá trình kỵ khí nhạy cảm hơn với các chất ức chế vi sinh. Trong điều kiện
nồng độ kim loại nặng và chất hữu cơ bền vững là 1 g/m3; hoặc nồng độ H2S, SO2, 50
– 400 g/m3 các vi sinh kỵ khí sẽ bị ức chế.
 Mùi
Phương pháp kỵ khí gây mùi nặng hơn, nhất là khi nước thải có nồng độ
sulphate cao.
 Khả năng tách chất rắn
Phương pháp kỵ khí khó lắng cặn do vậy trong nước đã xử lý vẫn còn nhiều
chất rắn lơ lửng.
2.2.4. Các loại hình công nghệ xử lý nước thải bằng biện pháp sinh học
Để xử lý nước thải nói chung và nước thải chăn nuôi heo nói riêng theo phương
pháp sinh học, có thể áp dụng các biện pháp công nghệ sau:

Sơ đồ 2.2 Các phương pháp sinh học làm sạch nước thải (Lương Đức Phẩm, 2007).
2.2.4.1. Bùn hoạt tính
Khi nước thải đi vào bể thổi khí (bể aeroten), các bông bùn hoạt tính được hình
thành mà hạt nhân của nó là các phần tử cặn lơ lửng. Các loại vi khuẩn hiếu khí đến cư
trú, phát triển dần, cùng với các động vật nguyên sinh, nấm, xạ khuẩn,... tạo nên các

9


bông bùn màu nâu sẫm, có khả năng hấp thụ các chất hữu cơ hòa tan, keo và không
hòa tan phân tán nhỏ. Quá trình chuyển hóa chất bẩn trong bể xử lý nước thải được
thực hiện theo từng bước xen kẽ và nối tiếp. Sinh khối bùn thay đổi. Một vài loại vi
khuẩn có khả năng phân hủy các hợp chất hữu cơ có cấu trúc phức tạp để chuyển
thành các chất hữu cơ đơn giản, là nguồn chất nền cho vi khuẩn tiếp theo. Quá trình

này được tiếp diễn cho đến khi chất thải cuối cùng không thể là thức ăn của vi sinh vật
được nữa.
2.2.4.2. Đĩa quay sinh học
Đĩa quay sinh học gồm hàng loạt đĩa tròn, phẳng được làm bằng PVC
(polyvinylchloride) hoặc PS (polystyren), lắp trên một trục. Các đĩa này được đặt ngập
vào nước một phần (30 – 40% theo đường kính) và quay chậm khi làm việc. Khi quay,
màng sinh học tiếp xúc với chất hữu cơ trong nước thải và sau đó tiếp xúc với oxy khi
ra khỏi nước thải (màng sinh học là tập hợp các vi sinh vật hiếu khí, kị khí và kị khí
tùy nghi). Đĩa quay được nhờ môtơ hoặc sức gió. Nhờ quay liên tục mà màng sinh học
vừa tiếp xúc được với không khí vừa tiếp xúc được với chất hữu cơ trong nước thải, vì
vậy chất hữu cơ được phân hủy nhanh.
2.2.4.3. Lọc sinh học
Nguyên lý của lọc sinh học là dựa trên quá trình hoạt động của vi sinh vật ở màng
sinh học. Chất hữu cơ nhiễm bẩn trong nước thải bị oxi hóa bởi quần thể vi sinh vật ở
màng sinh học.Các chất hữu cơ trước hết bị phân hủy bởi vi sinh vật hiếu khí. Sau khi
thấm sâu vào màng, nước hết oxi hòa tan sẽ chuyển sang phân hủy bởi vi sinh vật kị
khí. Khi các chất hữu cơ trong nước thải cạn kiệt, vi sinh vật ở màng sinh học sẽ
chuyển sang hô hấp nội bào và khả năng kết dính cũng giảm, dần dần bị vỡ cuốn theo
nước lọc. Hiện tượng này gọi là “tróc màng”. Sau đó lớp màng mới lại xuất hiện.
2.2.4.4. Ao hồ ổn định nước thải
Là phương pháp xử lý đơn giản nhất và đã được áp dụng từ thời xa xưa. Cơ sở
của phương pháp này là dựa vào khả năng tự làm sạch của nước, chủ yếu là vi sinh vật
và các thủy sinh khác, các chất nhiễm bẩn bị phân hủy thành các chất khí và nước.
2.2.4.5. Bể kị khí
Trong bể kị khí, vi sinh vật kị khí phân hủy các chất hữu cơ thành các sản phẩm
cuối ở dạng khí, chủ yếu là CH4, CO2, và các sản phẩm trung gian sinh mùi như H2S,

10



acid hữu cơ... Bể kị khí có thể áp dụng xử lý nước thải ở các lò mổ, chế biến thịt gia
súc gia cầm, nước có hàm lượng chất hữu cơ cao.
2.2.4.6. Bể lọc kị khí UASB (Upflow Anaerobic Sludge Blanket)
Nước thải được nạp từ đáy hệ thống, chảy ngược lên qua lớp bùn hoạt tính (bùn
hạt, hoặc thảm bùn) rồi chảy ra ngoài. Khi tiếp xúc với những hạt bùn kết bông ở thảm
bùn, chất hữu cơ sẽ bị vi khuẩn kị khí xử lý còn chất rắn sẽ được giữ lại. Các chất khí
tạo thành được tách ra khỏi pha lỏng bằng thiết bị tách khí ở bên trong hệ thống bể.
Các hạt bùn sẽ lắng xuống thảm bùn và định kỳ được xả ra ngoài.
2.3. Những thông số cơ bản đánh giá chất lượng nước
Để đánh giá chất lượng cũng như mức độ ô nhiễm nước cần dựa vào một số
thông số cơ bản so sánh với các chỉ tiêu cho phép về thành phần hóa học và sinh học
đối với từng loại nước sử dụng cho các mục đích khác nhau. Sau đây là một số thông
số cơ bản đánh giá chất lượng nước:
2.3.1. Thông số về mùi
Mùi được tạo ra do chất cho vào để xử lý hoặc được tạo ra do quá trình xử lý.
Các chất mùi thường gây khó chịu và ở chừng mực nào đó sẽ gây độc hại cho sức
khỏe con người.
Bảng 2.2 Các chất mùi thường gặp trong quá trình xử lý chất thải (Nguyễn Đức
Lượng, 2001)
Thành phần mùi

Công thức hóa học

Mùi

Amin

CH3NH2(CH3)3H

Mùi cá


Amonia

NH3

Mùi khai

Diamin

NH2(CH2)4NH2, NH2(CH2)5NH2

Mùi thối rửa

Hydrosulfit

H2S

Mùi trứng thối

Mercaptan (methyl hay

CH3SH, CH3CH2SH

Mùi rác thối

(CH3)3CSH, CH3(CH2)3SH

Mùi chồn (skunk)

Sulfit hữu cơ


(CH3)2S, (C6H5)2S

Mùi rác thối

Skatole

C9H9N

Mùi thối nặng

ethyl)
Mercaptan (butyl hay
crotyl)

11


Sự nhận biết của con người đối với các mùi khác nhau rất khác nhau. Ở đây có sự
phụ thuộc vào hai yếu tố cơ bản:
- Khả năng nhận biết mùi của từng người
- Nồng độ cácchất mùi khuếch tán trong không khí
Việc xác định mùi có thể sử dụng hai phương pháp:
- Phương pháp cảm quan qua khứu giác
- Phương pháp đo bằng những thiết bị, máy móc chuyên dùng
2.3.2. Chỉ số pH của nước thải sau xử lý
Là một trong những chỉ tiêu xác định dối với nước cấp và nước thải. Chỉ số này
cho phép ta quyết định xử lý nước theo phương pháp thích hợp, hoặc điều chỉnh lượng
hóa chất trong quá trình xử lý. Sự thay đổi trị số pH làm thay đổi các quá trình hòa tan
hoặc keo tụ, làm tăng, giảm vận tốc của các phản ứng hóa sinh xảy ra trong nước.

2.3.3. Chỉ số COD (Chemical Oxygen Demand - Nhu cầu oxy hóa học) của nước
thải sau xử lý
Là lượng oxy cần thiết cho quá trình oxy hóa hóa học các chất hữu cơ trong nước
thành CO2 và nước. Lượng oxy này tương đương với hàm lượng chất hữu cơ có thể bị
oxy hóa, được xác định khi sử dụng một tác nhân oxy hóa hóa học mạnh trong môi
trường acid. Chỉ số COD biểu thị cả lượng các chất hữu cơ không thể bị oxy hóa bằng
vi sinh vật.
2.3.4. Chỉ số BOD (Biochemical oxygen demand - Nhu cầu oxy sinh hóa) của nước
thải sau xử lý
Là lượng oxy cần thiết để oxy hóa các chất hữu cơ có trong nước bằng vi sinh
vật. Quá trình này được gọi là quá trình oxy hóa sinh học. Quá trình này đòi hỏi thời
gian dài ngày, vì phải phụ thuộc vào bản chất của chất hữu cơ, vào các chủng loại vi
sinh vật, nhiệt độ nguồn nước cũng như một số chất có độc tính trong nước.
2.3.5. Hàm lượng nitơ tổng của nước thải sau xử lý
Hợp chất chứa nitơ có trong nước thải thường là các hợp chất protein và các sản
phẩm phân hủy :amôn, nitrat, nitrit. Chúng có vai trò quan trọng trong hệ sinh thái
nước. Trong nước rất cần thiết có một lượng nitơ thích hợp, đặc biệt là trong nước thải,
mối quan hệ giữa BOD với N và P có ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành và khả năng
oxy hóa của bùn hoạt tính. Vì vậy, trong xử lý nước thải cùng với các chỉ số trên người
ta cần xác định chỉ số tổng nitơ.
12


2.3.6. Hàm lượng phospho tổng của nước thải sau xử lý
Phospho tồn tại trong nước ở các dạng muối phosphat. Là một nguyên tố rất quan
trọng đối với sự sinh trưởng của sinh vật. Trong nước thải người ta thường xác định
hàm lượng Pt để xác định tỷ số BOD: N: P nhằm chọn kỹ thuật bùn hoạt tính thích hợp
cho quá trình xử lý. Ngoài ra cũng có thể xác lập tỷ số giữa P và N để đánh giá mức
dinh dưỡng có trong nước.
2.3.7. Hàm lượng các chất rắn trong nước thải sau xử lý

Các chất rắn trong nước là :
- Các chất vô cơ ở dạng hòa tan (các muối) hoặc các chất không tan như đất, đá ở
dạng huyền phù lơ lửng.
- Các chất hữu cơ như xác vi sinh vật, tảo, động vật nguyên sinh…, các chất hữu cơ
tổng hợp như phân bón, các chất thải công nghiệp…
Chất rắn ảnh hưởng tới chất lượng nước khi sử dụng cho sinh hoạt, cho sản xuất.
Hàm lượng này còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng trong việc kiểm soát quá trình xử lý
nước thải bằng phương pháp sinh học.
2.3.8. Chỉ số độ màu của nước thải sau xử lý
Bản chất của nước là không màu, nước có màu là do các chất bẩn gây nên, đặc
biệt là nước thải thường có màu nâu đen hoặc đỏ nâu. Có nhiều phương pháp xác định
màu của nước, thường dùng phương pháp so màu với các dung dịch chuẩn là
chlorophantinat coban.
2.3.9. Chỉ số độ đục của nước thải sau xử lý
Một trong những chỉ tiêu xác định chất lượng nước là độ đục. Độ đục làm giảm
khả năng truyền suốt ánh sáng của nước, ảnh hưởng đến quá trình quang hợp dưới
nước. Độ đục của nước do các hạt lơ lửng, các chất hữu cơ phân hủy hoặc do giới thủy
sinh gây ra. Các vi khuẩn gây bệnh có thể xâm nhập vào các hạt rắn, sẽ không khử
trùng được và có thể trở thành vi khuẩn gây bệnh trong nước.
2.3.10. Chỉ số DO (Dissolved oxygen - oxy hòa tan) của nước thải sau xử lý
Là yếu tố xác định sự thay đổi xảy ra do vi sinh vật kị khí hay hiếu khí. Đây là
chỉ tiêu quan trọng nhất liên quan đến việc kiểm soát ô nhiễm dòng chảy. DO còn là cơ
sở cho việc xác định BOD nhằm đánh giá mức ô nhiễm của nước thải sinh hoạt và
nước thải công nghiệp.

13


2.3.11. Chỉ số LC50 (Nồng độ thấp nhất gây ức chế 50% sinh vật thí nghiệm) của
nước thải sau xử lý

Phương pháp thử độc tính của nước đối với sinh vật thí nghiệm dựa trên nguyên
lý các chất độc có trong nước ảnh hưởng đến đời sống sinh vật nuôi trong nước, như
cá hoặc bèo tấm, cũng có khi dùng để nuôi dưỡng động vật (dùng sinh vật thử là chuột
trắng), giáp xác, vi tảo hay vi khuẩn.
Thử độc tính của nước thải (trước và sau khi xử lý) nhằm xác định sự nguy hiểm
của nước thải đối với hệ sinh thái nước, nghiên cứu khả năng xử lý sinh học và đưa ra
tiêu chuẩn chất lượng nước cho giới thủy sinh.
Các sinh vật thí nghiệm thường là các chủng nhạy cảm với những chất có độc
tính, rất nhạy cảm với các chất làm ô nhiễm nước. Các đối tượng này phải là dòng
thuần chủng, được nhân giống để có sự đồng đều về sinh trưởng, sau đó được đưa vào
các dịch thí nghiệm với các nồng độ pha loãng của nước thải. Sau 96 giờ nuôi, xác
định nồng độ nước thải thấp nhất ảnh hưởng đến sinh trưởng của 50% sinh vật thí
nghiệm. Chỉ số này được gọi là LC50 hay LOEC (Lowest Observed Effect
Concentration – nồng độ thấp nhất gây ức chế ).
2.3.12. Chỉ số E.coli của nước thải sau xử lý
Trong nước thải, đặc biệt là nước thải sinh hoạt, nước thải bệnh viện, nước thải
chăn nuôi…nhiễm nhiều vi sinh vật có sẵn ở trong phân người và phân súc vật. Trong
đó có thể có nhiều loài vi khuẩn gây bệnh, đặc biệt là các bệnh về đường tiêu hóa, như
tả, lị, thương hàn, các vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm. Vì thế, cần phải xác định chỉ
số này để kiểm định chất lượng nước và đưa ra phương pháp xử lý thích hợp.
2.4. Tổng quan về chế phẩm Active Cleaner

(a)
(b)
Hình 2.1 Chế phẩm AC. (a) Dạng bột; (b) Dạng lỏng.
14


Theo công ty Tân Phương Lê (2009), Active Cleaner là sản phẩm của công ty
Future Biotech (Đài Loan), được Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn cho phép

nhập khẩu vào Việt Nam thông qua đại lý độc quyền: Công ty TNHH Tân Phương Lê
(Quận 3, TP. Hồ Chí Minh). Active Cleaner giúp gia súc, gia cầm, cây cối phát triển
khỏe mạnh, tăng trưởng nhanh, đồng thời không gây ô nhiễm môi trường, làm giảm
mùi hôi, không gây hại cho sức khỏe con người.
2.4.1. Thành phần
Active Cleaner chứa 6 nhóm vi sinh vật có ích: Lactic acid bacteria group,
photosynthetic group, yeasts group, actinomyces group, Filamentous fungi group,
bacillus natto group và nhiều nguyên tố vi lượng.
2.4.2. Tác dụng
Các vi sinh vật trong AC sẽ cạnh tranh chất dinh dưỡng với các vi sinh vật gây
thối rửa bằng cách hấp thụ, phân giải, khử acid amin hoặc phân giải chất thối rửa làm
cho các vi sinh vật gây thối rửa không có nguồn dinh dưỡng để sinh sôi, phát triển. Từ
đó sẽ ức chế được các vi sinh vật gây thối rửa và vi khuẩn gây hại. Ngoài ra, các vi
sinh vật của AC còn phân giải được các chất hữu cơ lên men và chuyển chúng thành
phân bón hữu cơ.
2.4.3. Cách sử dụng
2.4.3.1. Sử dụng cho các vật phế thải
Dạng lỏng pha loãng 300 – 500 lần phun lên đống vật phế thải, mỗi ngày có vật
phế thải mới đưa vào thì phun mỗi ngày 1 lần.
2.4.3.2. Sử dụng cho chăn nuôi
- Dạng lỏng
+ Phun 1 lần trước khi bỏ thú vào chuồng. Pha loãng 300 - 500 lần. Nếu pha
chung với thuốc sát trùng thì giảm 20% thuốc sát trùng. Nếu không pha chung với
thuốc sát trùng thì 3 ngày sau mới phun khi có phun thuốc sát trùng trước đó. Sau đó
định kỳ phun 2lần/tuần.
+ Pha AC vào trong nước uống, phun vào thức an gia súc, gia cầm. Pha loãng
300 - 500 lần.
- Dạng bột
+ Trên heo con trộn 2kg/tấn thức ăn, heo lớn 1kg/tấn thức ăn.
+ Trên gà đẻ trứng trộn 3kg/tấn thức ăn, gà thịt 1kg/tấn thức ăn.

15


×