Tải bản đầy đủ (.pdf) (60 trang)

ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC BỔ SUNG BỘT GẤC TAGS – GV02 LÊN SỰ THAY ĐỔI HÀM LƯỢNG β – CAROTENE, LYCOPENE, SẢN LƯỢNG SỮA VÀ BỆNH VIÊM VÚ TRÊN BÒ SỮA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (443.83 KB, 60 trang )

BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HCM
KHOA CHĂN NUÔI – THÚ Y
*********

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC BỔ SUNG BỘT GẤC TAGS –
GV02 LÊN SỰ THAY ĐỔI HÀM LƯỢNG β – CAROTENE,
LYCOPENE, SẢN LƯỢNG SỮA VÀ BỆNH VIÊM VÚ TRÊN
BÒ SỮA

Sinh viên thực hiện

: Nguyễn Thị Bích

Lớp

: DH08CN

Ngành

: Chăn Nuôi

Niên khoá

: 2008 - 2012

Tháng 8 năm 2012



BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HCM
KHOA CHĂN NUÔI – THÚ Y
*********

NGUYỄN THỊ BÍCH

ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC BỔ SUNG BỘT GẤC TAGS –
GV02 LÊN SỰ THAY ĐỔI HÀM LƯỢNG β – CAROTENE,
LYCOPENE, SẢN LƯỢNG SỮA VÀ BỆNH VIÊM VÚ TRÊN
BÒ SỮA

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng kĩ sư chăn nuôi

Giáo viên hướng dẫn
ThS. NGUYỄN KIM CƯƠNG
ThS. VƯƠNG NGỌC LONG

Tháng 07/2012

ii


XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ tên sinh viên thực tập: NGUYỄN THỊ BÍCH
Tên luận văn: “ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC BỔ SUNG BỘT GẤC TAGS –
GV02 LÊN SỰ THAY ĐỔI HÀM LƯỢNG β - CAROTENE, LYCOPENE,
SẢN LƯỢNG SỮA VÀ BỆNH VIÊM VÚ TRÊN BÒ SỮA ”
Đã hoàn thành luận văn theo đúng yêu cầu của các giáo viên hướng dẫn và các ý

kiến nhận xét, đóng góp của hội đồng chấm thi tốt nghiệp khoa ngày ........................
.......................................................................................................................................

Giáo viên hướng dẫn

Giáo viên hướng dẫn

ThS. Nguyễn Kim Cương

ThS.Vương Ngọc Long

iii


LỜI CẢM TẠ
Chân thành cảm ơn:
Ban giám hiệu trường Đại Học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh, ban chủ nhiệm
khoa Chăn Nuôi – Thú Y, bộ môn chăn nuôi chuyên khoa. Toàn thể quý thầy, cô
trường Đại Học Nông Lâm đã tận tình dạy bảo em trong suốt quá trình học tập tại
trường.
Cha mẹ đã sinh thành, dưỡng dục,cho con động lực phấn đấu và luôn ở bên
cạnh ủng hộ con trước mọi thử thách của cuộc sống.
Gửi lời cảm ơn sâu sắc đến:
Thạc Sĩ Nguyễn Kim Cương và Thạc Sĩ Vương Ngọc Long đã luôn tận tình
hướng dẫn và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho em hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Trân trọng cảm ơn:
Cô Cao Phước Uyên Trân, bộ môn Di truyền giống, khoa Chăn Nuôi – Thú
Y, trường ĐH Nông Lâm TPHCM.
Ban quản lý dự án, toàn thể cán bộ, công nhân viên tại trang trại thuộc dự án
Campina-Vinamilk .

Chú Minh, chú Thanh, chú Quân tài xế xe bồn và các anh, chị bộ phận QA ở
nhà máy sữa Trường Thọ đã hết lòng hỗ trợ em trong suốt quá trình làm đề tài.
Xin chân thành cảm ơn:
Bạn Oanh cùng các anh, chị, các bạn trong và ngoài lớp đã chia sẻ, giúp đỡ
em rất nhiều trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn này.
Chân thành cảm ơn!
Nguyễn Thị Bích

iv


TÓM TẮT
Thí nghiệm “Ảnh hưởng của việc bổ sung bột gấc lên sự thay đổi hàm
lượng β – carotene, lycopene, sản lượng sữa và bệnh viêm vú trên bò sữa” thực
hiện từ 23/2/2012 đến 28/5/2012 ở trang trại bò sữa dự án Campina – Vinamilk tại
Tu Tra, Đơn Dương, Lâm Đồng tiến hành trên 20 con bò sữa (Holstein friensian)
đang thời kỳ cho sữa, bố trí thí nghiệm theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên một yếu tố,
nhóm bò thí nghiệm được chia thành 2 lô mỗi lô 10 con tương đối đồng đều về lứa
đẻ và tháng cho sữa. Nhóm bò ở lô đối chứng cho ăn khẩu phần căn bản của trại,
nhóm bò ở lô thí nghiệm cho ăn thức ăn căn bản của trại và bổ sung bột gấc theo ba
giai đoạn liên tiếp: giai đoạn 1 bổ sung 100 g /con/ngày, giai đoạn 2 bổ sung 200
g/con/ngày và giai đoạn 3 bổ sung 500 g/con/ngày. Qua 70 ngày khảo sát, chúng
tôi ghi nhận được một số kết quả như sau:
Hàm lượng ß-Carotene giữa các bao bột gấc tương đối đồng đều còn hàm
lượng Lycopene thì không đồng đều.
Qua ba giai đoạn thí nghiệm, hàm lượng ß-Carotene, lycopene trong sữa ở lô
thí nghiệm có phần cao hơn lô đối chứng, tuy nhiên sự khác biệt này đều không có ý
nghĩa về mặt thống kê.
Sản lượng sữa trung bình trong cả quá trình của nhóm bò ở lô thí nghiệm
(14,73 kg/con/ngày) cao hơn lô đối chứng là (13,25 kg/con/ngày), tuy nhiên sự khác

biệt này không có ý nghĩa về mặt thống kê (P>0,05).
Tỷ lệ viêm vú lâm sàng phát hiện được ở 2 lô bằng nhau (mỗi lô 1 con, mỗi
con viêm 1 vú), tuy nhiên thời gian điều trị khỏi ở con bò thuộc lô thí nghiệm giảm
một nửa so với con bò thuộc lô đối chứng).
Số lượng tế bào Soma trung bình so với tiền thí nghiệm ở lô đối chứng tăng
lên 267.424 và lô thí nghiệm tăng 11.979 tế bào, tuy nhiên sự khác biệt này không
có ý nghĩa về mặt thống kê với P > 0,05.
Từ khóa: Bò sữa, bột gấc, ß-carotene, lycopene, tế bào soma...

v


MỤC LỤC
Trang
1.1 Đặt vấn đề .......................................................................................................... 1
1.2 Mục đích ............................................................................................................ 2
1.3 Yêu cầu .............................................................................................................. 2
2.1 Giới thiệu một số đặc điểm về bột gấc .............................................................. 3
2.1.1 Viatmin A ................................................................................................... 5
2.1.2 Một số chất chống oxy hóa ......................................................................... 5
2.2 Cấu tạo bầu vú ................................................................................................... 6
2.3 Sinh lý tiết sữa ................................................................................................... 7
2.3.1 Quá trình hình thành sữa ............................................................................. 7
2.3.2 Sự thải sữa................................................................................................... 8
2.4 Sơ lược về bệnh viêm vú trên bò sữa ................................................................ 9
2.4.1 Định nghĩa bệnh viêm vú ............................................................................ 9
2.4.2 Phân loại viêm vú ....................................................................................... 9
2.4.3 Thiệt hại kinh tế khi bò bị viêm vú ...........................................................10
2.5 Tế bào soma.....................................................................................................12
2.6 Ảnh hưởng của viêm vú đến chất lượng sữa và thành phần sữa .....................15

2.7 Tổng kết kết quả những nghiên cứu liên quan ................................................16
2.7.1 Thế giới .....................................................................................................16
2.7.2 Trong nước................................................................................................17
2.7.3 Quan điểm cá nhân ...................................................................................18
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu ...................................................................19
3.2 Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................19
3.3 Sơ lược về bột gấc TAGS – GV02 ..................................................................20
3.4 Điều kiện chăn nuôi .........................................................................................21
3.4.1 Thức ăn .....................................................................................................21
3.4.2 Chuồng trại ...............................................................................................22

vi


3.4.3 Chăm sóc nuôi dưỡng ...............................................................................22
3.5 Nội dung và phương pháp nghiên cứu ............................................................22
3.5.1 Bố trí thí nghiệm .......................................................................................22
3.5.2 Phương pháp bổ sung bột gấc ...................................................................23
3.5.3 Phương pháp lấy mẫu ...............................................................................23
3.6 Các chỉ tiêu theo dõi ........................................................................................24
3.6.1 Hàm lượng ß-Carotene và lycopene trong bột gấc ...................................24
3.6.2 Hàm lượng ß-Carotene trong sữa .............................................................24
3.6.3 Hàm lượng Lycopene trong sữa ...............................................................24
3.6.4 Sản lượng sữa trung bình của đàn bò thí nghiệm .....................................24
3.6.5 Tỷ lệ viêm vú lâm sàng .............................................................................24
3.6.6 Số lượng tế bào soma trong sữa ................................................................25
3.7 Phương pháp xử lý số liệu ...............................................................................25
4.1 Hàm lượng ß-Carotene và lycopene trong bột gấc TAGS – GV02 ................26
4.2 Hàm lượng ß-Carotene trong sữa ....................................................................26
4.2.1 Giai đoạn tiền thí nghiệm..........................................................................27

4.2.2 Giai đoạn thí nghiệm cho ăn bột gấc 200g/con/ngày ...............................28
4.2.3 Giai đoạn thí nghiệm cho ăn bột gấc 500 g/con/ngày ..............................29
4.3 Hàm lượng lycopene trong sữa .......................................................................30
4.4 Sản lượng sữa trung bình của đàn bò thí nghiệm ............................................31
4.5 Tỷ lệ viêm vú lâm sàng ...................................................................................34
4.6 Số lượng tế bào Soma trong sữa......................................................................35
5.1 Kết luận ...........................................................................................................38
5.2 Đề nghị ............................................................................................................38

vii


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT

FCR

Feed conversion Ratio- Hệ số biến đổi thức ăn

FAO

Food and agriculture organization- Tổ chức lương thực nông nghiệp
thế giới.

AND

Acid Deoxyribo Nucleic

TTN

Giai đoạn tiền thí nghiệm


TN

Thí nghiệm

GĐTN

Giai đoạn thí nghiệm

ĐC

Đối chứng

CV(%)

Hệ số biến động

X

Trung bình

SD

Độ lệch tiêu chuẩn

N

Số mẫu

SCC


Tế bào soma

MMA

Hội chứng gồm các triệu chứng viêm vú, viêm tử cung, mất sữa.

viii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1 Thiệt hại kinh tế trong 1 năm trên 1 con bò bị viêm vú ............................12 
Bảng 3.1 Đàn bò lô thí nghiệm .................................................................................19 
Bảng 3.2 Đàn bò lô đối chứng ..................................................................................20 
Bảng 3.3 Thành phần dinh dưỡng hỗn hơp FF40 cho bò sữa ...................................21 
Bảng 3.4 Khẩu phần thức ăn hàng ngày/ 1 con bò của trại.......................................21 
Bảng 4.1 Thành phần của bột gấc TAGS-GV02 ......................................................26 
Bảng 4.2 Hàm lượng ß-Carotene trung bình xuất hiện trong sữa tươi nguyên liệu
của đàn bò khảo sát ở giai đoạn tiền thí nghiệm (mg/kg) .........................................27 
Bảng 4.3 Hàm lượng ß-Carotene trung bình xuất hiện trong sữa tươi nguyên liệu
của đàn bò khảo sát ở giai đoạn thí nghiệm 200g/con/ngày (mg/kg) .......................28 
Bảng 4.4 Hàm lượng ß-Carotene trung bình xuất hiện trong sữa tươi nguyên liệu
của đàn bò khảo sát ở GĐTN 500g/con/ngày (mg/kg) .............................................29 
Bảng 4.5 Hàm lượng lycopene trung bình (µg/kg) trong sữa ở giai đoạn 500
gam/con/ngày ............................................................................................................30 
Bảng 4.6 Sản lượng sữa trung bình (kg/ngày/con) giai đoạn tiền thí nghiệm ..........31 
Bảng 4.7 Sản lượng sữa trung bình (kg/con/ngày) giai đoạn thí nghiệm 200
gam/con/ngày ............................................................................................................32 
Bảng 4.8 Sản lượng sữa trung bình giai đoạn TN 500 gam/con/ngày ......................33 

Bảng 4.9 Sản lượng sữa trung bình của một số nghiên cứu trước đây .....................34 
Bảng 4.10 Tỷ lệ viêm vú lâm sàng ở một số nghiên cứu trước đây .........................35 
Bảng 4.11 Số lượng tế bào soma trung bình ở giai đoạn TTN .................................36 
Bảng 4.12 Số lượng tế bào soma trung bình ở giai đoạn TN....................................37 

ix


DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ - HÌNH
Trang
Biểu đồ 4.1 Hàm lượng ß-Carotene trung bình trong sữa TTN ................................27
Biểu đồ 4.2 Hàm lượng ß-Carotene trung bình trong sữa GĐTN 200g/con/ngày....28
Biểu đồ 4.3 So sánh hàm lượng ß-Carotene trung bình GĐTN 500g/con/ngày. ......29
Biểu đồ 4.4 So sánh hàm lượng Lycopene trong sữa bò ..........................................30
Biểu đồ 4.5 Sản lượng sữa trung bình ở các giai đoạn tiền thí nghiệm ....................31
Biểu đồ 4.6 Sản lượng sữa trung bình ở các giai đoạn TN 200 gam/con/ngày ........32
Biểu đồ 4.7 Sản lượng sữa trung bình ở các giai đoạn TN 500 gam/con/ngày ........33
Biểu đồ 4.8 Số lượng tế bào soma trung bình trong 1 ml sữa ở giai đoạn TTN .......36
Biểu đồ 4.9 Số lượng tế bào soma trung bình trong 1 ml sữa ở giai đoạn TN .........37

x


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Nhu cầu tiêu dùng sữa của nước ta hiện nay rất lớn, sản xuất sữa từ chăn
nuôi trong nước chỉ đáp ứng được khoảng 20-25% mỗi năm (FAO, 2007) do đó
hàng năm nước ta phải nhập khẩu từ 75% đến 80% sữa. Sản xuất sữa tươi của Việt
Nam đạt sản lượng thấp năm 1945 là 0,01 nghìn tấn, năm 1985 là 4,7 nghìn tấn,

nhưng từ năm 2000 đến nay đã tăng mạnh, sản lượng sữa năm 2005 đạt 228,68 tấn
(Nguyễn Đăng Vang và cs., 2005).
Trước tình hình đó, nhà nước ta đã lập kế hoạch đến năm 2020 tăng tổng đàn
bò sữa lên 600 ngàn con. Với số lượng đàn bò cho sữa như vậy, việc đáp ứng nhu
cầu thức ăn cho chúng để sản phẩm sữa đạt chất lượng mang lại hiệu quả kinh tế
một cách tối ưu mà vẫn đảm bảo sức khỏe của con bò sản xuất là hết sức quan
trọng. Kết quả khảo nghiệm trước đây cho thấy 50% dinh dưỡng sữa đến từ nguồn
nguyên liệu đầu vào. Vì vậy việc cung cấp cho bò một chế độ dinh dưỡng phù hợp
là một yêu cầu thiết yếu.
Một số nghiên cứu cho thấy khi dùng bột gấc để tăng cường dinh dưỡng, bổ
sung vào thức ăn chăn nuôi cho bò sữa thì có rất nhiều tác dụng mà điển hình là
tăng sức đề kháng cho vật nuôi, kháng viêm từ đó nâng cao phẩm chất của thành
phần sữa và năng suất sữa thông qua sự thay đổi về 1 số thành phần như hàm lượng
β – carotene, lycopene, sản lượng sữa và bệnh viêm vú. Nhưng phương pháp và liều
lượng bổ sung bột gấc như thế nào để đạt hiệu quả tối ưu tới nay vẫn chưa có đáp án
rõ ràng và đây cũng chính là vấn đề đặt ra đối với nhóm nghiên cứu chúng tôi.
Xuất phát từ những điều trên, nhận được sự đồng ý của Ban Chủ Nhiệm khoa
Chăn Nuôi Thú Y trường Đại Học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh, sự quan tâm
hỗ trợ từ phía Công Ty Vinamilk, dưới sự hướng dẫn của ThS. Nguyễn Kim Cương

1


và ThS. Vương Ngọc Long, tôi thực hiện đề tài ”Ảnh hưởng của việc bổ sung bột
gấc lên sự thay đổi hàm lượng ß – carotene, lycopene, sản lượng sữa và bệnh viêm
vú trên bò sữa “.
1.2 Mục đích
Theo dõi đánh giá việc bổ sung bột gấc vào khẩu phần căn bản của bò sữa
lên hàm lượng ß - Carotene, lycopene, sản lượng sữa và tình hình viêm vú của đàn
bò thí nghiệm.

1.3 Yêu cầu
Bổ sung bột gấc vào khẩu phần căn bản của bò sữa ở lô thí nghiệm theo 3
giai đoạn thí nghiệm: giai đoạn 100 g/con/ngày, giai đoạn 200 g/con/ngày và giai
đoạn 500 g/con/ngày. Còn lô đối chứng thì chỉ cho ăn khẩu phần căn bản của trại.
Theo dõi, thu thập rồi sau đó xử lý và so sánh các số liệu liên quan đến sự
thay đổi hàm lượng ß - Carotene, lycopene, số lượng tế bào soma trong sữa, năng
suất sữa của bò, đồng thời đánh giá về tỷ lệ viêm vú lâm sàng trên đàn bò thí
nghiệm sau quá trình bổ sung bột gấc.

2


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 Giới thiệu một số đặc điểm về bột gấc
Gấc có tên khoa học là Momordica Cochinchineris, thuộc họ bầu bí. Đây là
một loại trái cây có chứa nhiều Carotenoid đặc biệt là β-Carotene và Lycopene.
Carotenoid là nhóm sắc tố tự nhiên có trong rau quả tạo nên các màu vàng,
da cam, đỏ đăc trưng của nhiều loại rau quả như: cà chua, dâu tây, cà rốt, gấc…Thịt
gấc và màng hạt gấc đặc biệt giàu β-carotene và lycopene. Theo Vương Thúy Lệ và
các cộng sự (2006) đã xác định trong màng gấc tươi có chứa β-carotene là 83 µg/g
phần ăn được và hàm lượng Lycopene là 408 µg/g phần ăn được.
β-carotene là tiền chất của vitamin A là nguồn cung cấp vitamin A tự nhiên
dồi dào cho cơ thể. vitamin A đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển thị giác và
tốt cho trẻ em, người già. Đồng thời nó còn làm lành mạnh hóa hệ miễn dịch nên rất
tốt cho người mới ốm dậy. Bên cạnh đó β-carotene làm sạch hết những nguyên tử
oxy tự do đang dư thừa điện tử trong da. Những nguyên tử làm da bị lão hóa, nhăn
nhúm, thô ráp, xù xì, không khỏe mạnh. Nó còn sở hữu trong mình 1 khả năng
chống oxy hóa ưu việt vì nó có tác dụng khử hết gốc tự do dư thừa trong cơ thể
những gốc này làm hư hỏng màng tế bào nghiêm trọng, nó làm tổn thương các bào

quan, nó liên quan chặt chẽ với quá trình lão hóa, xuống cấp của nhan sắc, tuổi trẻ,
nó còn là nguyên nhân gây ra nhiều căn bệnh chưa có lời giải thích chính xác như
ung thư. Có β-carotene chúng ta có thể tránh bớt được tất cả những vấn đề này, bảo
vệ màng tế bào, chậm lại lão hóa, ngăn ngừa ung thư phổi, mù lòa và ngăn ngừa
bệnh tim mạch.
Lycopene là chất có khả năng chống oxy hóa mạnh và vô hiệu hóa 75% các
chất gây ung thư, thuộc nhóm tiền Vitamin A tuy nhiên trong cơ thể lycopene

3


không chuyển thành Vitamin A có khả năng ngăn ngừa nhồi máu cơ tim, hạn chế
biến chứng tiểu đường và bảo vệ cấu trúc DNA khỏi tổn thương do tia xạ chất độc
Dioxin, các hóa chất sử dụng trong bảo quản nông sản thực phẩm (Bùi Minh Đức,
Nguyễn Công Khẩn và Bùi Minh Thu, 2010). Theo nghiên cứu của ĐH California,
lycopene trong dầu gấc cao gấp 70 lần cà chua và β-carotene cao gấp 14 lần cà rốt
(Nguyễn Kim Khánh, 2012). Và nghiên cứu mới nhất của các nhà khoa học phát
hiện thức ăn giàu hàm lượng lycopene có thể giúp con người hạ thấp hàm lượng mỡ
trong cơ thể. Ngoài ra, chất lycopene còn có thể phát huy ảnh hưởng đối với chức
năng của các mô mỡ. Bên cạnh đó nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Viện
nghiên cứu kỹ thuật nông nghiệp quốc gia Pháp vừa phát hiện chất lycopene có tác
dụng giúp dự phòng bệnh tiểu đường type 2 và các bệnh liên quan đến béo phì.
Một số nghiên cứu cho thấy khi dùng bột gấc để tăng cường dinh dưỡng, bổ
sung vào thức ăn chăn nuôi nó có tác dụng: tăng sức đề kháng cho vật nuôi, kháng
viêm, giúp vật nuôi tăng trọng nhanh, cải thiện các chúc năng để bổ sung lượng đạm
cần thiết cho chăn nuôi.
Và các mong đợi khi bổ sung bột gấc trong khẩu phần bò sữa:


Carotene trong bột gấc sẽ chuyển hóa thành Vitamin A và giúp cải thiện


các vai trò của Vitamin A trong cơ thể bò sữa: tăng sức đề kháng (tăng phát triển
của tế bào thượng bì), tăng sự tổng hợp các hormone (hormone tuyến thượng thận,
các hormone steroid), tăng hoạt động của buồn trứng (đặc biệt là cung cấp carotene
cho thể vàng tăng tiết progesterone), tăng hồi phục sau các thương tổn do các bệnh
ảnh hưởng đến niêm mạc (viêm đường hô hấp, cầu trùng).


Các carotenase trong bầu vú chỉ chuyển hóa một phần carotene thành

Vitamin A và phần lớn carotene sẽ đi vào sữa làm tăng hàm lượng carotene trong
sản phẩm sữa.


Tăng/cung cấp hàm lượng lycopene trong sữa.

4


2.1.1 Viatmin A
 Vitamin A là một monoalcol bất bảo hòa C20H29OH chỉ tan trong chất
béo, không tan trong nước.
 Trên bò thì 1mg β-carotene = 400 IU vitamin A (Dương Thanh Liêm,
2000).
 Vai trò sinh học:
Đối với biểu mô: có vai trò quan trọng trong sự phát triển bình thường của
biểu mô. Nếu thiếu Vitamin A biểu mô sẽ bị sừng hóa thường xảy ra ở những biểu
mô ở đường tiêu hóa, đường hô hấp, da. Khi những nơi này bị sừng hóa thì sự hấp
thụ các chất giảm. Ngoài ra Vitamin A có kích thích tiết enzyme thủy phân acid ở
đáy và như thế có thể tránh được sừng hóa. Và vitamin A có tác dụng nuôi lớp da.

Đối với hệ miễn dịch: Trong cơ thể có hai cơ quan tổng hợp nên tế bào
Lympho là tuyến ức và lách. Trong điều kiện Vitamin A trọng lượng của tuyến ức
và lách giảm từ đó lượng kháng thể giảm dẫn đến hệ miễn dịch yếu thú dễ bị bệnh.
Theo Nguyễn Kim Hùng (1986) nếu thiếu Vitamin A trong khẩu phần dẫn
đến sự đáp ứng miễn dịch kém, số lượng kháng thể sụt, sự tổng hợp y globulin bị rối
loạn cơ thể dễ nhiễm bệnh.
 Đối với cơ quan sinh dục: Vitamin A cần thiết cho sự tạo thành tinh trùng
của thú đực, còn đối với thú cái vitamin A làm tăng khả năng sinh sản bằng cách
giúp buồng trứng, phôi, thai phát triển bình thường.
Theo Dương Thanh Liêm (1999) vitamin A giữ vai trò quan trọng trong sự
sinh sản khi thiếu nó thì: lớp tế bào niêm mạc tử cung, cổ tử cung, ống dẫn bị sừng
hóa, thoái hóa làm cho thai bị chết khô trong tử cung, cũng tạo điều kiện nhiễm
trùng gây nên hội chứng MMA. Lớp tế bào mềm tạo gây ra tinh trùng sẽ bị thoái
hóa khả năng sinh tinh kém.
2.1.2 Một số chất chống oxy hóa
Điển hình gồm các chất: vitamin E, β – carotene, lycopene, selen, vitamin C
Vai trò sinh học:

5


-

Thường acid béo dễ bão hòa dễ bị oxy hóa phân tử và tạo ra peroxit.
Peroxit là một chất độc hại, nó đầu độc màng ty thể. Peroxit lại còn oxy
hóa tiếp các acid béo chưa bão hòa khác trong cơ thể ức chế enzym của ty
thể ngăn cản trao đổi năng lượng và tổng hợp ATP của ty thể. Chất chống
oxy hóa được công nhận ngăn cản sự tạo thành peroxit là vitamin E (Vũ
Duy Giảng, 1996).


-

Sự hình thành các gốc tự do (OH, NO…) do tia UV, bức xạ ion hóa, ô
nhiễm không khí… gây tổn thương tế bào, protein, axit nucleic, DNA,…
và dẫn tới các căn bệnh nguy hiểm như ung thư, lão hóa, tiểu đường, tim
mạch…Sự khử gốc tự do của chất chống ôxi hóa, trong đó các electron
không ghép đôi của gốc tự do sẽ được nhận electron của chất chống ôxi
hóa để tạo thành các electron ghép đôi bền vững có thể hạn chế tác hại
của các gốc này.

2.2 Cấu tạo bầu vú
Tuyến vú có nguồn gốc từ ngoại bì, có ở cả giới đực và cái nhưng chỉ ở con
cái thì cùng với sự sinh trưởng và phát triển của cơ thể dưới sự ảnh hưởng của
hormone sinh trưởng mới được phát dục hoàn thiện trước khi sinh lứa đầu.
Bầu vú bò gòm bốn phần riêng biệt gọi là góc phần tư bầu vú, mỗi góc phần
tư được kết thúc với một núm vú và cuối cùng là lỗ núm vú nơi khi bị kích thích sẽ
mở ra để thải sữa ra ngoài.
Cấu tạo có bản của tuyến vú gồm hai phần là bao tuyến và hệ thống ống dẫn.
Bao tuyến là nơi sinh ra sữa được cấu tạo từ tế bào biểu mô, mỗi bao tuyến
giống như túi nhỏ thông với ống dẫn sữa.
Ống dẫn sữa khởi đầu bằng ống dẫn nhỏ thông với xoang bao tuyến nhiều
ống dẫn nhỏ tập hợp lại đổ vào ống dẫn trung bình rồi ống dẫn lớn để đổ vào bể sữa.

6


Bể sữa là một xoang rộng, nó được thông với bầu vú để đưa sữa ra ngoài. Số
lượng bể sữa và ống dẫn đầu vú khác nhau tùy loài. Bò, dê có một bể sữa và một
ống dẫn bầu vú.
Xung quanh ống dẫn sữa và bể sữa được bao bọc bởi các sợi cơ trơn có tác

dụng co bóp trong quá trình thải sữa. Ống thông bầu vú có sợi cơ trơn sắp xếp theo
hình vòng, tạo nên cơ vòng bầu vú. Bình thường cơ này ở trạng thái co khi không
thải sữa. Toàn bộ tuyến vú được bao bọc bởi mô liên kết và mô mỡ.
Mỗi bao tuyến được bao bọc bởi lưới mao mạch dày đặc nó cung cấp máu là
nguyên liệu tạo sữa của cơ thể. Hệ thống tĩnh mạch trong tuyến vú phát triển mạnh
hơn hệ thống động mạch, đặc biệt đối với gia súc nhai lại vì các acid béo bay hơi
được hình thành trong dạ cỏ, phần lớn được hấp thu qua thành dạ cỏ vào máu và
được vận chuyển đến tuyến vú. Vì vậy khi chọn bò sữa người ta thường chọn những
con có tĩnh mạch vú phát triển và nổi rõ.
2.3 Sinh lý tiết sữa
Ngay sau khi đẻ, bò sữa bước vào giai đoạn hoạt động sinh lý đặc biệt của cơ
thể là tiết sữa. Chức năng này chủ yếu do tuyến vú đảm nhiệm gồm 2 quá trình cơ
bản là quá trình hình thành sữa và thải sữa.
2.3.1 Quá trình hình thành sữa
Sữa được tạo ra từ các thành phần dinh dưỡng trong máu chảy qua bầu vú.
Bình quân cần 450-500 lít máu chảy qua bầu vú mới tạo 1 lít sữa. Ở bò một ngày
cho 30 lít sữa thì sẽ lấy khỏi máu 1500 gam glucid, 1100 gam protein, 1000 gam
lipid, 40 gam calci và 35gam phosphore.
Việc tạo sữa là một quá trình kết hợp hỗ trợ lẫn nhau giữa các nguồn dinh
dưỡng đặc biệt ở bầu vú và các tế bào tuyến, các tế bào này được chọn lọc từ huyết
tương đưa vào tuyến vú và tổng hợp nên các thành phần đặc trưng của sữa. Tuy
nhiên phân tích thành phần sữa và huyết tương người ta nhận thấy sữa có nhiều
thành phần mà huyết tương không có như: cazein, lactose, mỡ sữa…

7


Sự điều hoà quá trình tạo sữa dựa trên hai cơ chế thần kinh và thể dịch. Kích
thích tiết sữa theo vùng hành tuỷ và vùng dưới đồi. Xung động truyền đi theo ba
hướng:



Lên vỏ não theo thần kinh dao cảm đến tuyến vú làm tăng lượng máu đến

tuyến vú nhằm cung cấp nguyên liệu tạo sữa.


Đến thuỳ sau tuyến yên để giải phóng Oxytoxin co bóp bao tuyến đẩy sữa

vào ống dẫn sữa và bể sữa.


Thông qua vùng dưới đồi tiết các yếu tố giải phóng các hormone thuỳ

trước tuyến yên như: FSH, LH, PRL, STH, TSH, ACTH.
FSH: kích thích tế bào hạt tiết estrogen để kích thích phát triển ống dẫn sữa.
LH: kích thích thể vàng tiết Progesteron để kích thích phát triển túi tuyến của
tuyến vú.
PRL: kích thích mô tuyến phát triển và tạo sữa, kích thích sự tiết sữa từ túi
tuyến xuống bể sữa và là yếu tố dưỡng thể vàng ở một số loài như chuột, thỏ cừu.
STH: kích thích sự tạo sữa thông qua việc tăng cường trao đổi đường và
protid.
TSH: kích thích tuyến giáp tiết Thyroxin làm tăng lượng sữa và mỡ sữa.
ACTH: kích thích tuyến thượng thận (vùng vỏ) tiết Corticoid thúc đẩy và
duy trì khả năng tạo sữa.
2.3.2 Sự thải sữa
Sữa được hình thành trong bao tuyến.
Quá trình thải sữa cũng chịu sự điều hòa của thần kinh và thể dịch.
Do cơ chế thải sữa chịu sự điều hòa của cơ chế thần kinh và thể dịch, chịu
ảnh hưởng của vùng dưới đồi và vỏ não, nhất là vùng vỏ não trung khu có những

xung động đến hệ thần kinh dinh dưỡng (giao cảm và phó giao cảm). Từ đó làm
tăng hoặc giảm hoạt động của hai hệ này. Vì vậy các kích thích của môi trường bên
ngoài thông qua các giác quan trở thành tín hiệu, hình thành các phản xạ có điều

8


kiện, thúc đẩy hoặc ức chế sự thải sữa. Cần hạn chế các kích thích lạ, sự thay đổi
điều kiện vắt sữa…có thể gây ức chế phản xạ thải sữa.
Cùng với phản xạ thải sữa, kỹ thuật vắt sữa tốt sẽ giúp khai thác tối đa lượng
sữa tiết, tạo môi trường tốt cho vi sinh vật phát triển.
Người ta chứng minh rằng phản xạ co bóp cơ trơn ống dẫn sữa và tế bào
thượng bì bể sữa kéo dài 3-5 phút, vì vậy thời gian vắt sữa phải phù hợp không nên
kéo dài. Thời gian xoa bóp phải phù hợp với thời kỳ tiềm phục của phản xạ thải sữa
(xoa bóp không thỏa đáng hoặc không xoa bóp chỉ có 10-25% sữa từ bao tuyến
chuyển đến bể sữa, ngược lại 70-90%).
Khác với các tuyến khác trong cơ thể, chức năng tiết sữa của tuyến vú không
liên tục mà mang tính giai đoạn. Sự biến đổi năng suất sữa hàng ngày trong chu kỳ
tiết sữa phù hợp cá thể và điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng. Nhìn chung sau khi đẻ,
sản lượng trong 1 ngày đêm tăng lên và đạt cao nhất ở tháng thứ 2 hoặc thứ 3, sau
đó giảm dần xuống.
2.4 Sơ lược về bệnh viêm vú trên bò sữa
2.4.1 Định nghĩa bệnh viêm vú
Viêm vú là bệnh thường gặp trên nhiều loại gia súc, gây thiệt hại lớn trong
chăn nuôi. Năm 1997 liên hiệp sữa quốc tế đã đưa ra định nghĩa bệnh viêm vú như
sau: ”Viêm vú là ở một hay nhiều thùy vú có sự hiện diện của một hay nhiều (2, tối
đa là 3) loài vi khuẩn trong mô vú, dẫn đến sự gia tăng tế bào bản thể (cellules
somatiques) trong sữa, tế bào bạch cầu sẽ làm thay đổi tính chất vật lý và hóa học
của sữa, nó dẫn đến hậu quả làm giảm sản lượng sữa, đặc biệt có trường hợp gây
chết thú (Tainturier, 1997).

2.4.2 Phân loại viêm vú
 Viêm vú tiềm ẩn
Là sự nhiễm không lộ rõ của bầu vú, được phát hiện bởi sự gia tăng tổng tể
số bạch cầu bằng phản ứng CMT, nuôi cáy vi sinh vật thường gặp là Staphylococus

9


aureus được biết là nguyên nhân chiếm 50% đàn viêm vú tiềm ẩn (Quinn và cs.
1998).
 Viêm vú lâm sàng
Là sự nhiễm trùng lộ rõ của bầu vú thể hiện triệu chứng qua mức độ thay đổi
của sữa và cơ thể bò như : Sưng, nóng, đau, hạch lâm ba của bầu vú sưng to, sốt,
suy nhược, giảm ăn…
Là sự tiến triển của bệnh được phân biệt như sau: thể quá cấp, thể cấp, thể
bán cấp, thể mãn.
Trên thực tế khảo sát thì bò không được kiểm tra về viêm vú tiềm ẩn mà chỉ
được phát hiện và điều trị khi có các biểu hiện về viêm vú lâm sàng.
2.4.3 Thiệt hại kinh tế khi bò bị viêm vú
Hiện nay người ta đã đánh giá chính thức rằng bệnh viêm vú là một bệnh
nguy hại nhất của bò sữa. Nghiên cứu mới đây đã đánh giá lại rằng bệnh viêm vú
chiếm 26% tổng số chi phí tất cả bệnh tật của bò sữa, nó đặc biệt nghiêm trọng vì sự
thiệt hại từ bệnh viêm vú cao khoảng hai lần thiệt hại do vô sinh và bệnh sinh sản.
Chi phí cho một nông trại nuôi bò sữa trung bình khoảng 180 đô la cho một
bò cái trong một năm.
Nhân số bò cái trong đàn của bạn với 180 đô la, bạn sẽ được một con số có ý
nghĩa về mức độ thiệt hại khi bò bị viêm vú.
Sự thiệt hại sẽ ở mức cao hơn nếu như số lượng tế bào thân trong sữa của
đàn gia súc của bạn ở trên mức trung bình. Trừ đi chi phí bệnh viêm vú vào túi tiền
của bạn và bạn sẽ bắt đầu thấy sự thiệt hại tổng sản phẩm sữa như thế nào từ các ca

viêm vú cận lâm sàng.
Các số liệu được ghi thành từng mục đã khẳng định rằng khoảng 70-80% của
tổng thiệt hại có liên quan đến bệnh viêm vú cận lâm sàng, trong khi đó chỉ có 2030% thiệt hại là do bệnh viêm vú lâm sàng. Cũng cần phải nhấn mạnh rằng những
số liệu thiệt hại này không bao gồm những thiệt hại khác của ngành chăn nuôi bò
sữa mà có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp tới bệnh viêm vú. Ví dụ như sự tốn kém

10


cho các máy vắt sữa, giảm chất lượng dinh dưỡng của các sản phẩm sữa, làm sút
kém các trang trại chăn nuôi bò sữa, can thiệp vào các quá trình nâng cao tính di
truyền của đàn bò sữa và các yếu tố khác.

11


Bảng 2.1 Thiệt hại kinh tế trong 1 năm trên 1
con bò bị viêm vú
STT

Nguồn thiệt hại

Giá trị (VNĐ)

Giá trị %

1

Giảm sản lượng sữa


2.440.410

64

2

Sữa loại thải

513.240

14

3

Thay thế đàn sớm

285.600

8

4

Giá bò giảm

208.740

5

5


Thuốc

203.280

5

6

Dịch vụ thú y

101.640

3

7

Công lao động

50.820

1

8

Tổng

3.801.420

100


2.5 Tế bào soma
Tế bào soma (tế bào thân) là tế bào từ cơ thể bò, thành phần tế bào chủ yếu là
tế bào leukocyte (bạch cầu) và tế bào của tuyến vú (tế bào biểu mô). Các tế bào biểu
mô là bộ phận bình thường của cơ thể, chúng có thể bị bong ra và lại được tái sinh
bình thường. Tế bào bạch cầu có vai trò bảo vệ cơ thể để chống lại bệnh tật và hỗ
trợ việc xây dựng lại các mô bào tuyến vú bị tổn thương.
 Nguyên nhân dẫn đến số lượng tế bào Soma cao
Số lượng tế bào Soma cao trong sữa là điều không bình thường và nó làm
giảm chất lượng sữa. Số lượng SCC tăng có thể do một số yếu tố hoặc do kết hợp
một số các yếu tố sau đây:
- Viêm vú do bị nhiễm các loại vi sinh vật
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến số lượng tế bào Soma cao trong sữa là do
viêm tuyến vú. Việc tăng lên về số lượng tế bào Soma có liên quan rõ ràng đến tình
hình viêm vú của đàn bò và làm giảm sản lượng sữa.

12


Số lựơng SCC ở đàn bò bình thường nhìn chung là dưới 200.000/ml, nhưng
SCC chỉ ở dưới mức 100.000 ở chu kỳ sữa đầu hoặc ở đàn bò có chế độ quản lý tốt.
Hầu hết các vi sinh vật gây viêm vú và ảnh hưởng đến sản lượng sản lượng sữa
được chia làm hai nhóm: truyền nhiễm và môi trường. Gây bệnh truyền nhiễm
(Staphylococcus aureu, Steptococcus agalactic,...) nói chung làm tăng nhanh số
lượng SCC. Nếu nhiễm bệnh do môi trường (non Strep.ag Streptococcus,
Staphylococcus gram âm) cũng làm tăng số lượng SCC nhưng tăng chậm hơn. Tuy
nhiên thực tế mức độ biến động về số lượng SCC ở các bò là rất lớn.
- Tuổi bò và giai đoạn của chu kỳ sữa
Người ta thấy rằng số lượng SCC tăng theo tuổi của bò và giai đoạn của chu
kỳ cho sữa.
Tuy nhiên số lượng tế bào soma có thể cao ở tháng cho sữa vào cuối giai

đọan bò có chửa hoặc trứơc khi bò đẻ vài tuần mà không liên quan đến tình trạnh
nhiễm bệnh. Sự tăng lên về số lượng tế bào soma này do hệ thống miễn dịch tự
nhiên của bò chuẩn bị cho thời kỳ sinh đẻ, tăng cường cơ chế tự vệ của hệ thóng
tuyến vú ở giai đoạn sinh nở. Nếu ở các núm vú không bị viêm thì bò sẽ nhanh
chóng giảm số lượng tế bào soma ở sữa trong vòng vài tuần sau khi đẻ.
- Stress và mùa vụ.
- Vú bị tổn thương.
Bò có tuyến vú bị tổn thương cũng tạm thời làm tăng tế bào soma kể cả ở bò
không bị viêm vú. Các trường hợp này thì chỉ xảy ra trong thời gian ngắn và sẽ
được cải thiện khi vết thương khỏi. Tổn thương tuyến vú rất dễ bị nhiễm khuẩn vì
thế phòng cho vú bò khỏi bị tổn thương là điều rất quan trọng: như loại bỏ các vật
có góc sắc nhọn, rác thải, các mặt thô ráp...
- Các nguyên nhân gián tiếp
Quy trình vắt sữa kém sẽ làm ảnh hưởng lớn đến tỷ lệ lây truyền viêm vú cao
trong thời gian vắt sữa. Thiết bị vắt sữa hoạt động không đạt do lỗi lắp đặt hoăc do
quá trình bảo dưỡng có thể gây tổn thương cho tuyến vú, tiết sữa kém... gây nên lan

13


truyền viêm vú trong khi vắt sữa. Các nguyên nhân khác như điện tăng làm bò khó
chịu, núm vú bị tổn thương, khó vắt sữa ...đều dẫn đến viêm vú và làm tăng số
lượng tế bào soma.
 Kiểm tra số lượng tế bào Soma
Theo dõi và kiểm tra số lựơng tế bào Soma nên được tiến hành hàng tháng
cho từng bò sữa, và kiểm tra số lựơng tế bào soma của các bồn lạnh chứa sữa sẽ
cung cấp thông tin quan trọng cho người sản xuất, cán bộ thú y và các thành viên
của đội chống viêm vú. Tuy nhiên kiểm tra về số lượng tế bào Soma không chẩn
đoán được chính xác nguyên nhân hoặc các loại vi trùng gây nên viêm vú nhưng
điều này sẽ thông báo cho người chăn nuôi biết là đang có vấn đề nguy hiểm đối với

đàn bò sữa của họ. Số lượng tế bào Soma là chỉ số tốt để xác định tiến độ và hiệu
quả của chương trình phòng trừ viêm vú.
 Hiệu quả của việc kiểm tra số lượng tế bào soma định kỳ bao gồm:
Cho phép định kỳ kiểm tra mức độ viêm vú của đàn bò và giúp người chăn
nuôi theo dõi khuynh hướng của viêm vú của cơ sở.
Xác định ra bò bị viêm vú từ ở giai đoạn cận lâm sàng
Nó giúp người chăn nuôi xác định được trình tự vắt sữa để tránh lây lan viêm
vú trong quá trình vắt sữa
Hỗ trợ trong việc xác định và phân loại các bò sữa để điều trị, cạn sữa hoặc
là vỗ béo
Cho phép đánh giá mức độ và thời gian viêm vú, các biện pháp phòng trừ có
hiệu quả bằng phân tích tiến độ của chương trình
Hỗ trợ để xác định các vấn đề tồn tại của mỗi cơ sở bò sữa.
Nó xác định mức độ tế bào soma của các bò trước khi mua, không mua các
bò viêm vú, bò có số lượng tế bào soma trên 300.000 hoặc bò có vú dương tính khi
kiểm tra viêm vú bằng phương pháp CMT.
Số lượng tế bào soma tỷ lệ thuận với mức độ viêm nhiễm của bầu vú mà bầu
vú bị viêm là nguyên nhân dẫn đến sản lượng sữa giảm.

14


Ý nghĩa của số lượng tế bào soma:
 <150.000 tế bào/ml: vú rất khỏe mạnh, không bị viêm nhiễm.
 150.000 – 250.000 tế bào/ml: vú khỏe mạnh (không bị viêm nhiễm).
 250.000 – 400.000 tế bào/ml: viêm vú mức độ nhẹ.
 > 400.000 tế bào/ml: viêm vú nặng.
Vì vậy người ta thường dựa vào số lượng tế bào soma để chẩn đoán bò bị
viêm vú tiềm ẩn. Có hai phương pháp cơ bản để xác định số lượng tế bào soma là
CMT và máy đếm tế bào thể (đây là phương pháp được dùng ở công ty Vinamilk để

đánh giá chất lượng và giá thu mua sữa đồng thời được dùng cho thí nghiệm này).
2.6 Ảnh hưởng của viêm vú đến chất lượng sữa và thành phần sữa
Có sự liên quan chặt chẽ giữa tỷ lệ nhiễm trùng bầu vú và độ ô nhiễm của bề
mặt núm vú. Do đó việc tránh nhiễm bẩn bề mặt núm vú sẽ giảm cả bệnh viêm vú
và cải thiện chất lượng cũng như thời gian bảo quản sản phẩm sữa.
Những nghiên cứu gần đây đã đưa ra rằng đối với quy trình hấp pasteur thì
sau 14 ngày sữa có lượng tế bào soma ít hơn 250.000 có chất lượng cao hơn hẳn so
với sữa có lượng tế bào soma lớn hơn 500.000.
Viêm vú cận lâm sàng đã dẫn đến kết quả là có sự tăng lên các thành phần
không mong muốn và giảm đi các thành phần mong muốn của sữa khi chúng ta
đang cố gắng tạo ra sản phẩm sữa có chất lượng cao.
- Các chủ trại phải trả trung bình khoảng 180 đô la cho mỗi bò bị viêm
vú/năm).
- Khoảng 70-80% sự thiệt hại là do viêm vú cận lâm sàng.
- Các đàn bò với số lượng tế bào thân 400.000 sẽ thiệt hại 546 kg (1.200
pound) sữa mỗi năm. Sự thiệt hại này còn lớn hơn ở bò có số lượng tế bào thân cao
hơn.

15


×