Tải bản đầy đủ (.pdf) (57 trang)

KHẢO SÁT MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH SẢN VÀ BỆNH LÝ SINH SẢN TRÊN CHÓ CÁI GREYHOUND

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (956.55 KB, 57 trang )

BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HCM
KHOA CHĂN NUÔI – THÚ Y


NGUYỄN THỊ MỸ HẠNH

KHẢO SÁT MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH SẢN VÀ BỆNH LÝ SINH SẢN
TRÊN CHÓ CÁI GREYHOUND

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Bác sĩ thú y chuyên ngành
Bác Sĩ Thú Y

Giáo viên hướng dẫn:
TS. ĐỖ HIẾU LIÊM

Tháng 08/2012


i

XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ và tên sinh viên: Nguyễn Thị Mỹ Hạnh
Tên luận văn: “KHẢO SÁT MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH SẢN VÀ BỆNH LÝ SINH
SẢN TRÊN CHÓ CÁI GREYHOUND”.
Sinh viên đã hoàn thành luận văn tốt nghiệp theo yêu cầu của giáo viên hướng dẫn
và các ý kiến nhận xét, đóng góp của Hội đồng chấm bảo vệ luận văn tốt nghiệp
khoa Chăn nuôi – thú y.
Ngày …… tháng…… năm 2012

Giáo viên hướng dẫn



TS. Đỗ Hiếu Liêm


ii

LỜI CẢM ƠN
Thành kính ghi ơn cha mẹ - Người đã sinh thành, hi sinh cả cuộc đời dưỡng
dục và dạy dỗ cho con có được ngày hôm nay.
Lời tri ân xin gửi đến Tiến sĩ Đỗ Hiếu Liêm đã hết lòng giúp đỡ, hướng dẫn,
chỉ bảo tôi trong suốt thời gian thực tập và hoàn thành bản luận văn tốt nghiệp này.
Xin chân thành cám ơn Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ
Chí Minh; Ban Chủ Nhiệm Khoa Chăn Nuôi – Thú Y cùng toàn thể quý thầy cô đã
tận tình chỉ dạy và truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm quý báu cho chúng em trong
thời gian học tập.
Chân thành cảm ơn: Anh Nguyễn Đỗ Đình Viễn - Quản đốc; BSTY Bùi Trọng
Nghĩa; BSTY Trần Hải Nhiệt; cùng toàn thể cán bộ công nhân viên Trung Tâm
Huấn Luyện Chó Đua Greyhound trực thuộc công ty Dịch Vụ, Thi Đấu và Giải Trí,
Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong thời
gian thực tập.
Cảm ơn toàn thể bạn bè trong và ngoài lớp đã động viên, giúp đỡ tôi trong suốt
những năm học và thực hiện đề tài tốt nghiệp.
Cuối cùng, xin kính chúc toàn thể quý thầy cô trong Khoa Chăn Nuôi Thú Y
luôn dồi dào sức khỏe và gặt hái được nhiều thành công trong sự nghiệp giáo dục và
hoạt động nghiên cứu của mình.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 07 năm 2012
Sinh viên

Nguyễn Thị Mỹ Hạnh



iii

TÓM TẮT LUẬN VĂN
Đề tài “ Khảo sát một số chỉ tiêu sinh sản và bệnh lý sinh sản trên chó cái
Greyhound” được thực hiện tại Trung Tâm Huấn Luyện Chó Đua Greyhound trực
thuộc Công ty Dịch Vụ, Thi Đấu và Giải Trí tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu từ ngày
6/2/2012 đến ngày 30/05/2012.
Số liệu được thu thập qua các lứa đẻ hiện và theo sổ sách ghi chép của tại
Trung Tâm Huấn Luyện Chó Đua Greyhound, chúng tôi đã khảo sát được một số
chỉ tiêu sinh sản trung bình của quần thể : tỉ lệ đậu thai của chó cái Greyhound cao
nhất khi được phối giống ở ngày thứ 7 – 9 của giai đoạn động dục 50%, thời gian
động dục lại sau khi sinh của chó Greyhound tập trung cao nhất vào tháng thứ 6 và
tháng thứ 7 sau khi sinh, số lượng con đẻ ra trong một ổ trung bình 7,07 con/ổ, khối
lượng sơ sinh bình quân đạt 0,40 kg/con, khối lượng lúc cai sữa bình quân là 4,04
kg/con và tỷ lệ nuôi sống chó sơ sinh đạt 83%.
Trong thời gian thực hiện đề tài chúng tôi khảo sát 14 chó cái Greyhound sinh
sản, trong đó có 1 trường hợp chó cái bị viêm tử cung, 3 trường hợp viêm âm đạo, 2
trường hợp chó cái mang thai giả, 6 trường hợp đẻ khó chiếm tỷ lệ lần lượt là:
7,14%, 21,43%, 14,29%, 42,88%. Tỷ lệ nhiễm bệnh đường sinh dục của chó cái
Greyhound thường xảy ra ở lứa tuổi từ 5 – 7 tuổi.


1

Chương 1
MỞ ĐẦU




ĐẶT VẤN ĐỀ
Từ xa xưa, việc nuôi chó đã trở thành nhu cầu, lợi ích và gắn liền với đời

sống của con người. Chó được nuôi để giữ nhà, làm bầu bạn, hoặc đi săn. Về sau
người ta còn huấn luyện chó để phục vụ cho công tác an ninh, quốc phòng, phát
hiện quốc cấm, cứu hộ. Ngoài ra việc nuôi chó còn để phục vụ cho ngành giải trí
(xiếc, đóng phim,…).v.v…
Ngày nay, tình hình kinh tế nước ta phát triển rất nhanh, đời sống vật chất
tinh thần của người dân ngày càng tăng cao, kéo theo nhu cầu giải trí cũng đa dạng,
đặc biệt là ở các thành phố lớn. Nắm bắt được điều này, Công ty Dịch vụ Thể thao,
Thi đấu và Giải trí đã đưa ra một loại hình giải trí mới và đã được chấp nhận lần đầu
tiên ở nước ta tại Bà Rịa Vũng Tàu, đó là nuôi giống chó Greyhound để tổ chức các
cuộc đua giải trí có cá cược. Qua một thời gian hoạt động, loại hình giải trí này đã
thu hút rất nhiều các du khách, và gia tăng đáng kể doanh thu cho ngành du lịch cho
tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu .
Để đạt hiệu quả trong việc tuyển chọn, nhân thuần giống chó đua cũng như
để phục vụ công tác nuôi dưỡng, huấn luyện và thi đấu cho đàn chó này là điều rất
được quan tâm. Để đạt được mục tiêu trên thì việc theo dõi, đánh giá một số chỉ tiêu


2

sinh sản trên chó đua Greyhound: xác định thời điểm phối giống, tỷ lệ đậu thai, số
con đẻ ra… để làm cơ sở dữ liệu cho công tác giống cho Trung tâm huấn luyện chó
đua là điều cần thiết.
Được sự đồng ý của Bộ môn Sinh Lý Sinh Hóa, Khoa Chăn nuôi thú y
trường Đại học Nông Lâm, dưới sự hướng dẫn của Tiến sĩ Đỗ Hiếu Liêm, và sự
giúp đỡ nhiệt tình của Ban Giám Đốc Công ty Dịch vụ Thể thao, Thi đấu và Giải trí,
tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu chúng tôi tiến hành đề tài:


“KHẢO SÁT MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH SẢN TRÊN CHÓ
CÁI GREYHOUND”.

1.2. Mục đích
Khảo sát một số chỉ tiêu sinh sản của chó cái Greyhound đang được nuôi tại
trung Tâm Huấn Luyện Chó Đua Greyhound trực thuộc Công ty Dịch Vụ Thể thao,
Thi đấu và Giải trí,làm cơ sở dự liệu khoa học phục vụ công tác nhập giống, nuôi
dưỡng, huấn luyện và thi đấu của giống chó này.
1.3. Yêu cầu
- Theo dõi thu thập số liệu về một số chỉ tiêu sinh sản của đàn chó cái.
- Ghi nhận một số bệnh lý trên cơ quan sinh dục ảnh hưởng đến khả năng sinh sản
của chó cái.


3

Chương 2
TỔNG QUAN
2.1. SINH LÝ SINH SẢN CỦA CHÓ CÁI
2.1.1. Cơ thể học của cơ quan sinh dục chó cái
Cơ quan sinh dục chó cái gồm dây rộng, buồng trứng, ống dẫn trứng, tử cung,
âm đạo và âm hộ (Frandson, 1970 Acland, 2001 Bell, 2004 ).

Hình 2.1. Cơ quan sinh dục của chó cái
(Nguồn: Animal science, 1999 )
2.1.1.1. Dây rộng
Dây rộng là những nếp gấp phúc mô treo các cấu tạo của cơ quan sinh dục
cái bên trong, ngoại trừ âm đạo. Mỗi dây rộng chia làm 3 phần:
- Màng treo buồng trứng là phần dây rộng tạo nên vách phía trong của túi
buồng trứng.

- Màng treo ống dẫn trứng
- Màng treo tử cung


4

2.1.1.2. Buồng trứng
Buồng trứng của chó cái gồm một đôi, có hình ovan đến hình tròn, nằm trong
hai túi buồng trứng, ở phía sau thận. Buồng trứng phải thường nằm về trước hơn
buồng trứng trái (vị trí khoảng 1/3 dưới thận trái). Buồng trứng vừa là tuyến ngoại
tiết sản xuất tế bào sinh dục cái (noãn bào), vừa là tuyến nội tiết tổng hợp và phân
tiết kích thích tố estrogen, progesterone.
2.1.1.3. Ống dẫn trứng
Ống dẫn trứng bao bọc bởi túi buồng trứng. Phần đầu ống tiếp giáp với buồng
trứng có dạng hình phễu được gọi là vòi Fallope và tận cùng ở phần tiếp giáp với
sừng tử cung. Cửa ngõ đi vào sừng tử cung gọi là vòi tử cung.
2.1.1.4. Tử cung
- Tử cung của chó cái có dạng chữ Y; cấu tạo gồm hai sừng tử cung, thân tử
cung và cổ tử cung:
- Sừng tử cung là một ống màng cơ hơi hẹp từ vùng lưng xuống bụng và nối
với thân tử cung. Sừng tử cung nằm hoàn toàn trong xoang bụng, sừng bên phải
thường dài hơn sừng bên trái.
- Thân tử cung nằm trong xoang bụng và một phần trong xoang chậu, phía
trước tiếp nối với 2 nhánh của sừng tử cung và phía sau là âm đạo thông qua cổ tử
cung.
- Cổ tử cung là phần thu hẹp của thân tử cung tiếp nối với âm đạo.
2.1.1.5. Âm đạo
Âm đạo nằm giữa cổ tử cung và tiền đình. Phần đầu âm đạo được gọi là vòm
âm đạo, phần còn lại kéo dài về phía trước có lớp nội bì xếp theo chiều dọc và các
nếp gấp nhỏ xếp theo chiều ngang. Âm đạo đảm nhận các chức năng như tiếp nhận

dương vật của thú đực trong quá trình phối giống và là đường tiếp dẫn thú con sinh
ra.
2.1.1.6. Âm hộ


5

Âm hộ là cửa ngỏ của cơ quan sinh dục cái, gồm 2 môi, một ống niệu dục
ngoài và một khe thẹn (âm môn).
2.1.2. Tuổi thành thục tính dục và chu kì động dục của chó cái
2.1.2.1. Tuổi thành thục
Tuổi thành thục hay trưởng thành sinh dục là tuổi mà cơ quan sinh dục bắt
đầu hoạt động, buồng trứng của thú cái sản sinh noãn bào. Chó cái thành thục tính
dục trung bình 6 - 12 tháng tuổi nhưng rất biến động và chịu tác động của nhiều yếu
tố, trong đó giống có ảnh hưởng rất lớn đến thời điểm động dục lần đầu. Tuy nhiên,
nhiều giống chó to có chu kỳ sinh dục đầu tiên xảy ra từ 18 - 24 tháng tuổi
(Concannon, 1991).
2.1.2.2. Chu kì động dục của chó cái
Chu kỳ sinh dục của chó cái phân chia 4 giai đoạn: trước động dục, động dục,
sau động dục và nghỉ ngơi. Thời gian của chu kỳ và của mỗi giai đoạn trong chu kỳ
sinh dục của chó rất biến động, thay đổi theo giống, điều kiện chăm sóc, quản lý,
nuôi dưỡng và bệnh lý...(Johnston, 2000 ; Davol, 2000 ; Eilts, 2001 ; Correa, 2002).
Từ khi bắt đầu trưởng thành tính dục, thú cái có những biểu hiện lên giống và
quá trình biểu hiện này được lập đi lập lại có tính chu kỳ, khoảng cách giữa lần lên
giống này với lần lên giống kế tiếp được gọi là chu kỳ sinh dục. Các dấu hiệu lâm
sàng biểu hiện ở từng giai đoạn trong chu kỳ sinh dục của chó cái được trình bày ở
bảng 2.1.
2.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của chó cái
2.1.3.1. Yếu tố di truyền
Đây là một đặc tính riêng của mỗi giống, loài và nó được truyền từ thế hệ

này sang thế khác. Do đó khi chọn chó hậu bị làm giống phải căn cứ vào phả hệ
của nó thông qua ông bà, cha mẹ anh chị em về thành tích đua, thành tích sinh sản
và, khả năng đề kháng bênh.
2.1.3.2. Yếu tố ngoại cảnh


6

Có rất nhiều yếu tố ngoại cảnh ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh sản
của chó cái như: tiểu khí hậu chuồng nuôi, dinh dưỡng, bệnh tật, chăm sóc quản
lý…
2.1.3.3. Tiểu khí hậu chuồng nuôi
Tiểu khí hậu chuồng nuôi đảm bảo theo nhu cầu của thú thì thú có khả năng
sinh sản và sinh trưởng tốt hơn. Nó bao gồm các yếu tố như: nhiệt độ, ẩm độ, sự
thông thoáng chuồng trại, nồng độ các chất khí và bụi, tia bức xạ, các vi sinh vật có
hại… Các yếu tố này có mối quan hệ mật thiết và tác động qua lại với nhau, sự biến
động của yếu tố này sẽ kéo theo sự biến động của các yếu tố khác.
2.1.3.4. Dinh dưỡng
Dinh dưỡng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến thành tích sinh sản
của chó cái. Phải cung cấp đầy đủ thức ăn đầy đủ cả số lượng và chất lượng, cân đối
giữa các chất và có chế độ dinh dưỡng thích hợp cho nhu cầu từng thời kì của chó
cái.
2.1.3.5. Bệnh lý
Bất kỳ một bệnh hay một rối loạn nào đó xảy ra trên chó cái trong giai đoạn
mang thai hay trong lúc sinh đều làm ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của chó cái.
Các rối loạn thường gặp trong lúc sinh là: đẻ chậm, khó đẻ xuất huyết cơ quan
sinh dục (rách âm đạo, tử cung, cổ tử cung, âm môn,…) có thể làm chó con chết
ngộp, tổn thương cơ quan sinh dục, ảnh hưởng xấu đến kỳ sinh sản tiếp theo của
chó cái.
Các bệnh sinh sản thường gặp trên chó cái là: sảy thai, đẻ non, viêm tử cung…

đều làm giảm khả năng sinh sản của chó cái.
2.1.3.6. Chăm sóc quản lý
Chăm sóc quản lý có tác dụng không nhỏ đến khả năng sinh sản của chó cái:
vệ sinh chuồng trại kém, phòng, điều trị không có hiệu quả đều làm giảm khả năng
sinh sản của chó cái.
Bảng 2.1. Các dấu hiệu sinh lý của chó cái trong chu kỳ sinh dục


7

(Nguồn: Nelson, 1998 )

2.1.4. Các trường hợp bệnh lý ở đường sinh dục
2.1.4.1. Viêm tử cung
(1). Chẩn đoán lâm sàng
Khi bệnh ở thể nhẹ khó phát hiện bệnh, triệu chứng kèm theo thường là sốt, bỏ
ăn, nôn ói trong tình trạng nhiễm trùng máu, suy nhược toàn thân, có chất tiết lẫn
máu và mủ, dịch đường sinh dục chảy ra ngoài âm hộ, bụng to, chó có cảm giác đau
đớn khi sờ nắn.
(2). Chẩn đoán phi lâm sàng


8

Hiện nay với kỹ thuật xét nghiệm vết phết tế bào biêu mô âm đạo có thể kiểm
tra mức độ viêm tử cung bằng cách xác định sự có mặt của các tế bào biểu mô âm
đạo kèm với mủ và bạch cầu trong mẫu phết.
Theo Jonhson (1989) (trích dẫn của Đỗ Hiếu Liêm, 2006), đối với những chó
bị viêm tử cung hay viêm đường sinh dục thì trong vết phết âm đạo có thể có dấu
hiệu dịch thải mủ hoặc dịch thải lẫn máu, đôi khi xuất hiện bạch cầu và số lượng

hồng cầu nhiều bất thường (có thể có hoặc không có vi khuẩn).


Viêm âm đạo

(1). Chẩn đoán lâm sàng
Có nhiều vết mủ rơi vãi nơi thú nằm hay dính khô ở hai mép âm môn. Chó bỏ
ăn, ủ rũ, thích nằm, sốt nhẹ. Dùng mỏ vịt khám phát hiện dấu vết xây sát. Khi sờ thú
có phản ứng đau, màng niêm dễ chảy máu Kiểm tra niêm mạc có những hạt nhỏ, đỏ,
có hiện tượng có mủ nếu trường hợp viêm nặng thì cả âm đạo đỏ và sưng phồng,
niêm mạc âm đạo sần sùi.
(2). Chẩn đoán phi lâm sàng
Feldman và Nelson (1996) ghi nhận trong vết phết âm đạo của chó cái bị
viêm âm đạo, ngoại trừ các tế bào biểu mô còn có bạch cầu trung tính bị thoái hóa,
bạch cầu lâm ba, đại thực bào và vi khuẩn.


Bướu âm đạo

(1). Phương pháp lâm sàng
Bướu có thể ở dạng lành hay dạng độc. Quan sát sờ nắn bên ngoài để thấy
được kích thước, trọng lượng, hình dạng, màu sắc, độ cứng mềm của bướu.
Thú tiểu khó, tiết chất lẫn máu và mủ, có mùi hôi, thú giảm cân, đau khi sờ
nắn.
 TVT (Transmissible venereal tumor – Bướu truyền lây qua giao phối)
Theo Feldman và Nelson (1996) ghi nhận TVT được truyền lây trong thời
điểm giao phối từ chó đực sang chó cái hay ngược lại. Chó cái có tỷ lệ bênh lý cao
hơn chó đực.



9

Ở chó, bệnh tích đầu tiên ghi nhận được là khối u mọc ở mặt lưng âm đạo ở
tiền đình. Chúng có thể lồi ra âm hộ và lở loét, dễ vỡ vụn, khối u có dạng bông cải
súp lơ, màu đỏ.
 TCC (Transmissible cell carcinoma - Ung thư tế bào chuyển tiếp)
Theo khảo sát, mặc dù tình trạng bướu ở đường sinh dục chiếm 1% trong các
trường hợp bệnh lý, nhưng lại thường gặp dạng TCC nhất.
Dấu hiệu lâm sàng đối với chó bị bướu này là tình trạng máu niệu, niệu mủ,
protein niệu và vi khuẩn trong nước tiểu, vết phết âm đạo có nhân rất to và bất
thường với phần chất nhân bị tiêu biến, ăn màu kiềm, có nhiều không bào hiện diện
trong tế bào chất (Acland, 2001; Nesbit và ctv., 2002).
(2). Chẩn đoán cận lâm sàng
Tình trạng bướu đường sinh dục chó cái có thể chẩn đoán bằng xét nghiệm tế
bào âm đạo (Davol, 2000 ; Erunal-Maral và ctv., 2000 ; Frost và ctv., 2001 ; Nesbit
và ctv., 2002 ).


U xơ tử cung
Đối với bệnh này chủ yếu dùng phương pháp lâm sàng (quan sát các triệu

chứng hình thành và phát triển của khối u) là chính.
2.2. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY DỊCH VỤ THI ĐẤU VÀ GIẢI TRÍ
2.2.1. Lịch sử hình thành
Công ty Dịch Vụ Thi Đấu và Giải Trí( Sport and Enterainment Service Center
– SES) là một công ty cổ phần được thành lập năm 1998, và đến tháng 05 năm 2000
lần đầu tiên công ty giới thiệu môn thể thao đua chó Greyhound (Greyhound
Racing) tại sân vận động Lam Sơn Thành phố Vũng Tàu.
Công ty gồm có Trung Tâm Huấn Luyện Chó Đua Greyhound tọa lạc ở
phường Long Toàn, thị xã Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và trường đua chó đặt

tại sân vận động Lam Sơn, thành phố Vũng Tàu.
Vì đây là giống chó chưa xuất hiện ở Việt Nam và mang đặc điểm sinh lý
khác với các giống chó khác, việc chăm sóc và huấn luyện đòi hỏi phải có chuyên


10

môn kiến thức về giống chó này. Công ty đã thuê chuyên gia nuôi dạy chó đua và
bác sĩ thú y từ nước ngoài nên bước đầu tránh được một số rủi ro đáng tiếc xảy ra
trong quá trình nuôi và huấn luyện. Trung tâm huấn luyện chó đua của Cty Cổ Phần
Dịch Vụ Thể Thao Thi Đấu Giải Trí tọa lạc trên một khu đất rộng 10 mẫu tại
Phường Long Toàn, Thị xã Bà Rịa. Trung tâm được thiết kế và xây dựng theo tiêu
chuẩn của Úc và đã được xây dựng chỉ trong vòng 14 tháng bằng nhân công trong
nước. Hiện nay có khoảng 60 nhân viên làm việc tại đây. Các nhân viên ở đây đảm
nhận nhiều chức vụ khác nhau từ công việc quản lý, huấn luyện chó đua, nuôi
dưỡng, phối giống, công tác chuẩn bị cho chó thi đấu, vệ sinh cho đến việc bảo trì
tổng quát.
Hiện nay đàn chó Greyhound của công ty đang trong thời gian thay đàn nên
mọi hoạt động đang trong thời gian thay đàn, mọi hoạt động sinh sản tạm ngừng.
Dự kiến trong thời gian sắp tới công ty sẽ nhập về một số lượng chó giống, gầy
dựng đàn mới nhiều hơn về số lượng và sẽ tốt hơn về chất lượng để phục vụ cho
việc mở rộng quy mô hoạt động.
2.2.2. Cơ cấu tổ chức
Cơ cấu tổ chức của Công ty Dịch Vụ, Thi Đấu và Giải Trí được trình bày qua sơ đồ
sau:


11

Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý Công ty Dịch Vụ, Thi Đấu và Giải Trí

2.2.3. Giống chó Greyhound
2.2.3.1. Thể trạng và hình dáng
Chó Greyhound là giống chó được sử dụng trong các trò chơi rượt đuôi hay để
tổ chức đua. Chó Greyhound có ngoại hình như mũi tên với đầu nhọn, cơ thể dài,
lồng ngực rộng và sâu, bụng thon, dài. Đặc biệt cơ ở đùi, tay và ngực rất phát triển
cho phép chúng vươn tới tốc độ trên 72 km/h.
Chó trưởng thành, chiều cao trung bình là 63 – 76 cm với trọng lượng 24 – 40
kg. Chó cái có xu hướng nhỏ hơn với chiều cao giới hạn là 60 – 71 cm và trọng
lượng từ 24 – 34 kg. Chó Greyhound có bộ lông đơn, không có lớp lông sát da, lông
ngắn và thưa, không có lớp mỡ dưới da nên không chịu đựng được khí hậu quá
nóng hay quá lạnh. Vì vậy không thích hợp sống ở các nước có khí hậu khắc nghiệt.


12

Chó Greyhound có hơn 30 màu lông khác nhau. Tuy nhiên ở Trung Tâm huấn
luyện chó Greyhound thuần chủng được nhập từ Úc về và nhân giống với các màu
căn bản: trắng, đen, vàng, vện, vện đỏ và xám.


Một số chỉ tiêu sinh lý và sinh sản
( Nguồn: Đức Trường và Hoài Sơn, 2005. Đua chó và nuôi dạy chó tại Việt

Nam. Nhà xuất bản Thanh Niên).
Thân nhiệt
 Thân nhiệt bình thường của chó lớn là: 37,90C – 39,90C.
 Thân nhiệt bình thường của chó non (dưới 2 tuần tuổi) là: 35,60C – 36,50C.
Tần số hô hấp
 Bình thường: 20 – 35 lần/phút
 Sau khi đua: 50 – 90 lần/phút

Tần số tim
 Bình thường: 60 – 90 lần/phút
 Sau khi đua: 120 – 140 lần/phút
Chu kì động dục
 Bình thường: 6 tháng
 Bất thường: 1 – 2 năm
Có nhiều cách phối giống nhưng Trung Tâm Huấn Luyện chó đua
Greyhound áp dụng phương pháp phối trực tiếp (tự nhiên) có sự trợ giúp của con
người. Từ lúc đậu thai đến khi sinh con khoảng 63 – 72 ngày. Số lượng mỗi lứa đẻ
từ 3 – 13 con.
2.2.4. Cơ cấu đàn
Tính đến ngày 30/ 5/ 2012 tổng đàn chó của trại là 520 con, trong đó:
 Chó giống (≥ 3,5 tuổi và đã hết đua): 45 con gồm có 37 con cái và 8 con đực
 Chó giống ( > 2 tuổi và vẫn đua): 49 con gồm có 37 con cái và 12 con đực
 Chó đua ( ≥ 1,5 tuổi ): 266 con gồm có 103 con cái và 163 con đực
 Chó con ( dưới 1,5 tuổi): 254 con gồm có 119 con cái và 135 con đực


13

2.2.5. Chuồng trại, nuôi dưỡng chăm sóc và quản lý
2.2.5.1. Chuồng trại
Chó đua Greyhound được nuôi trong nhiều dãy chuồng khác nhau. Những dãy
chuồng cách nhau 4m, chính giữa trồng cây xanh để tạo sự thông thoáng. Mỗi dãy
chuồng được chia làm hai dãy đối diện nhau, có hành lang chính giữa để tiện di
chuyển khi cho ăn cũng như kiểm tra và vệ sinh hằng ngày. Mỗi dãy chuồng lại
được chia thành nhiều ô chuồng nhốt riêng từng con.
Mỗi chuồng chó được thiết kế xây dựng thành 2 khu: khu trong ngăn tường để
chó nghỉ ngơi (2m x 2m), khu ngoài ngăn lưới rào để chó đi vệ sinh tắm nắng.
Chuồng nhốt chó con đều có sân chơi để chạy dợt vận động.


Hình 2.2. Khu vực chuồng chó sinh sản


14

Hình 2.3. Khu vực sân chơi cho các chó con
2.2.5.2. Nuôi dưỡng
Thực đơn cho chó greyhound hàng ngày bao gồm:thực phẩm khô, thịt trâu loại
II ( 10% mỡ), nước hầm xương bò, cổ gà xay nhuyễn, chuối trái bí đỏ, các loại rau
củ và thức ăn bổ sung ( trứng, sữa bột, mật ong, biocalcium).
Thực phẩm khô cho chó Greyhound là thức ăn hỗn hợp dạng viên dành cho
chó của công ty Royal Canin, Pedigree,Trusty…
Khẩu phần ăn cho chó:
 Chó cái giống
Bảng 2.2. Khẩu phần của chó cái giống
Thức ăn

Sáng 9h

Thực phẩm khô

100gr

Chiều 15h30

Gạo lức

200gr
200gr


Cổ gà

100gr

Calci + vitamin+ vitamin E

3gr

Trường hợp khi không có cổ gà tăng thêm: 50gr thực phẩm khô (buổi sáng)

Hình 2.4 Khẩu phần của chó cái giống
 Chó mang thai


15

Bảng 2.3. Khẩu phần của chó mang thai
Bữa ăn
Sáng 9h

Thức ăn
Thực phẩm khô

200gr

Thịt trâu loại II ( 10% lipit)

100gr


Cổ gà

150gr

Calci + vitamin +vitamin E

Chiều
15h

Trọng lượng (gr)

3gr

Thực phẩm khô

200gr

Thit trâu loại II

300gr

Gạo lức

70gr

Bí đỏ

50gr

Dầu ăn 5ml + 3gr Canxi + 1 gr (vitamin, điện giải)

Trường hợp không có cổ gà thêm: 50gr thịt trâu loại II (buổi sáng) + 30gr
thực phẩm khô + 5ml dầu ăn.
Calxi ,vitamin và điện giải bổ sung 2 lần/ 1 tuần,thứ 2 và thứ 6

Hình 2.5 Khẩu phần của chó mang thai


16

 Chó con tập ăn đến 2 tháng tuổi
 Sáng 6h30: Sữa 2 muỗng canh
 Sáng 8h30 – 9h : súp theo tỉ lệ
 Chiều 3h – 3h30: ½ thực phẩm khô + ½ thịt trâu + 2 gr Ca

Hình 2.6 Khẩu phần (Súp) của chó con
 Chó mẹ nuôi con
Bảng 2.4. Khẩu phần của chó mẹ nuôi con
Bữa ăn

Thức ăn
Thực phẩm khô

Sáng
9h

Thịt trâu loại II ( 10% lipit)

Trọng lượng (gr)
300gr
200gr


Cổ gà

150gr

Calci + vitamin E

3gr

Thực phẩm khô

220gr

Chiều

Thit trâu loại II

320gr

15h

Gạo lức

70gr

Bí đỏ

50gr

Dầu ăn 5ml + 3gr Canxi+ 1gr (vitamin, điện giải)



17

Chó mẹ đẻ >8 con cho ăn thêm khẩu phần lúc 9h

Hình 2.4. Khẩu phần của chó mẹ nuôi con
2.2.5.3. Chăm sóc và quản lý
Chăm sóc quản lý có tác dụng không nhỏ đến khả năng sinh sản của chó cái:
vệ sinh chuồng trại kém, phòng, điều trị không có hiệu quả đều làm giảm khả năng
sinh sản của chó cái.
 Kỹ thuật nuôi chăm sóc chó cái giống
Trong thời gian trước khi chó lên giống, chó mẹ được tiêm phòng ngừa một
số bệnh để tạo miễn dịch cho chó con (Vanguard plus).
Chó mẹ sau khi phối giống đậu thai, thì chuyển sang khẩu phần dành cho chó
mang bầu.
Mỗi buổi sáng chó đang mang thai được dẫn đi bộ và thả ra đường chạy vận
động bình thường. Sau 1 tháng thì tăng cường dẫn bộ không còn thả cho chạy nữa.
Sau một tuần thì cho đang mang thai được chuyển đến khu vực sinh sản để
theo dõi và chăm sóc đặc biệt hơn.
 Kỹ thuật nuôi chăm sóc chó sinh sản và chó sơ sinh.
 Chó sinh sản:


18

Trước ngày sinh dự kiến 2 -3 ngày, chó đang mang thai có biểu hiện kém ăn,
khẩu phần được giảm lượng thực phẩm và thịt tươi. Khi chó có những dấu hiệu sắp
sinh (cào ổ, bồn chồn, thở mạnh gấp, kêu rống… ) được theo dõi để can thiệp kịp
thời khi trường hợp khó đẻ, hay thai chết gây cản trở những con ra sau.

Sau khi sinh con thì tiêm kháng sinh 4ml Shotapen trong 3 ngày liền chống
viêm nhiễm do xây xát trong quá trình sinh. Đồng thời tiêm 5ml Catosal bổ trợ cho
chó mẹ và khẩu phần cho chó cũng được tăng thêm ba bữa trong ngày để đủ sữa
cho con bú.
Chó mẹ sau khi sinh khoảng 2 tuần trộn Fencare vào thức ăn để phòng các loại
bệnh do giun sán.
 Chó con:
Chó con sinh ra được cột rốn sát trùng bằng cồn iod, lau khô cơ thể và cho bú
sữa mẹ tự do.
Trong suốt thời kì chó con sơ sinh bú sữa mẹ thì luôn được theo dõi và vệ sinh
sát chuồng trại ngày 2 lần đảm bảo chuồng được thông thoáng, sạch sẽ ngăn ngừa
mầm bệnh.
Khi chó con được 3 tuần tuổi bắt đầu cho uống dặm thêm sữa bột ngoài. 5 – 6
tuần tuổi bắt đầu cho tập ăn dặm ( súp). Mỗi ngày 2 lần đều thả chó ra sân chơi để
vận động tắm nắng cho xương cứng cáp hơn.
Ở giai đoạn từ 6 tuần tuổi trở đi chó con rất dễ bị nhiễm bệnh nên luôn phải
thực hiện nghiêm túc các quy trình phòng bệnh cho chó con: sổ giun, tiêm ngừa
Vaccine ( Vanguard plus) nhằm tăng cường miễn dịch. Khi chó con được 7 tuần
tuổi thì cho chúng cai sữa mẹ và được chuyển sang dãy chuồng chó con sau cai sữa.
 Vệ sinh thú y
Chuồng trại được vệ sinh 2 lần/ ngày : buổi sáng 6h, buổi chiều 14h. Mỗi tuần
đều được phun thuốc sát trùng, dọn cỏ xung quanh khu vực. Mỗi tháng tổng vệ sinh
khu vực 1 lần.


19

 Quy trình tiêm phòng
Đàn chó Greyhound của công ty Dịch Vụ Thi Đấu và Giải Trí được tuân theo
chương trình tiêm phòng như sau:

Chó con 3 tuần tuổi: kiểm tra phân và sổ giun
Chó từ 6 – 12 tuần tuổi: tiêm phòng một số bệnh bằng các loại vaccine và
được trình bày theo bảng 2.5.
Bảng 2.5. Quy trình tiêm phòng
Tuần tuổi Vaccine
6

Vanguard plus 5/CV-L

Phòng bệnh
Bệnh Carre
Viêm gan truyền nhiễm

9
Vanguard plus 5/CV-L

Ho cũi chó
Bệnh gây bởi Parvovirus, Leptospira,

12

Coronavirus
Vanguard plus 5/CV-L
Tái chủng hằng năm cho chó đối với các bệnh trên.


20

Chương 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN

3.1. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM KHẢO SÁT
- Đề tài đã được thực hiện từ ngày 6/2/2012 đến ngày 30/05/2012.
- Địa điểm khảo sát: tại Trung Tâm Huấn Luyện Chó Đua Greyhound (trực
thuộc Công ty Dịch Vụ, Thi Đấu và Giải Trí tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.
3.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Nội dung 1: Khảo sát một số chỉ tiêu sinh sản của chó cái.
Nội dung 2: Khảo sát một số tình trạng bệnh lý sinh sản của chó cái
3.2.1. Nội dung 1: Khảo sát một số chỉ tiêu sinh sản của chó cái
3.2.1.1. Mục tiêu
Khảo sát một số chỉ tiêu nhằm đánh giá khả năng sinh sản của chó cái
Greyhound đang được nuôi tại Trung Tâm Huấn Luyện Chó Đua Greyhound.
3.2.1.2. Đối tượng và bố trí khảo sát
Dựa vào những hồ sơ lưu trữ của Trung Tâm về lý lịch, thành tích sinh sản của
các chó cái giống . Sau đó tiến hành phân chia thành nhóm chó cái giống đang chờ
động dục và nhóm chó cái sinh sản để theo dõi và khảo sát ghi chép vào phiếu theo
dõi cá thể hằng ngày.
3.2.1.3. Các chỉ tiêu khảo sát
(1). Tần suất thời điểm phối giống
(2). Tỷ lệ đậu thai
(3). Thời gian động dục lại sau khi sinh (ngày)
Thời gian ðộng dục lại sau khi sinh là khoảng thời gian tính từ khi chó ðẻ ðến
khi xuất hiện ðộng dục trở lại
(4). Tỷ lệ nuôi sống chó con
(5). Số con trong ổ, trọng lượng chó sơ sinh, trọng lượng chó con sau cai sữa.
- Số chó con đẻ ra trên ổ (con/ổ): là số chó con được chó mẹ đẻ ra trên


21

ổ bao gồm: chó con còn sống, chó con chết ngộp, thai khô hay thai gỗ.

- Trọng lượng chó con sơ sinh bình quân ( kg/con): là trọng lượng
bình quân của mỗi chó con sơ sinh.
- Trọng lượng chó con cai sữa bình quân (kg/con): là trọng lượng bình
quân của mỗi chó con đạt được lúc cai sữa (50 ngày tuổi).
3.2.2. Nội dung 2: Khảo sát một số tình trạng bệnh lý sinh sản của chó cái
3.2.2.1. Mục tiêu
Xác định triệu chứng lâm sàng trên các chó cái nghi ngờ có bệnh lý trên đường
sinh dục, phân tích các biểu hiện đặc trưng cho từng bệnh.
3.2.2.2. Đối tượng và bố trí khảo sát
Các chó nghi bệnh được chẩn đoán lâm sàng dựa vào các thông tin được thu
thập từ lời khai của huấn luyện viên và thăm khám trực tiếp của bác sỹ trên thú, bao
gồm:
- Quan sát tổng quát hành vi, thể trạng và ghi nhận các biểu hiện ở niêm mạc
âm hộ…, hỏi huấn luyện viên chăm sóc các triệu chứng hiện có, thời gian xảy ra
bệnh.
- Ghi nhận lý lịch và tiền sử bệnh lý.
- Đo thân nhiệt cơ thể ở trực tràng bằng nhiệt kế thủy ngân.
- Triệu chứng lâm sàng được theo dõi trên các chó nghi ngờ bệnh lý trên
đường sinh dục chó cái bao gồm: sốt, ói mửa, bỏ ăn, chảy dịch âm đạo, bụng to...
3.2.2.3. Thú khảo sát
Khảo sát 14 chó cái sinh sản, tiến hành theo dõi 4 chó cái sinh sản có dấu hiệu
bệnh lý trên đường sinh dục, đồng thời ghi nhận những trường hợp bất thường trong
sinh sản. Dựa vào những thông tin trong quá trình khám lâm sàng, các chó bệnh
được phân chia theo từng bệnh: viêm tử cung, viêm âm đạo, mang thai giả, đẻ khó.
(Bảng 3.2)
Bảng 3.2. Số lượng chó mắc bệnh sản khoa (n = 12)
Tên bệnh

Số chó mắc bệnh (con)



×