Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG TIÊU HÓA DƯỠNG CHẤT CỦA MỘT SỐ NGUYÊN LIỆU CUNG ĐẠM TRÊN HEO CON CAI SỮA VÀ HEO THỊT 40 – 50 KG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (843.8 KB, 61 trang )

BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI – THÚ Y
****************

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG TIÊU HÓA DƯỠNG CHẤT CỦA
MỘT SỐ NGUYÊN LIỆU CUNG ĐẠM TRÊN HEO
CON CAI SỮA VÀ HEO THỊT 40 – 50 KG

Sinh viên thực hiện : NGUYỄN XUÂN VIÊN
Lớp

: DH08TA

Ngành

: Chăn nuôi

Niên khóa

: 2008 – 2012

Tháng 8/2012


BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI – THÚ Y
****************


NGUYỄN XUÂN VIÊN

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG TIÊU HÓA DƯỠNG CHẤT CỦA
MỘT SỐ NGUYÊN LIỆU CUNG ĐẠM TRÊN HEO
CON CAI SỮA VÀ HEO THỊT 40 – 50 KG

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng theo yêu cầu cấp bằng Kĩ sư chăn nuôi

Giáo viên hướng dẫn
TS. DƯƠNG DUY ĐỒNG

Tháng 8/2012

i


XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ và tên sinh viên thực hiện: Nguyễn Xuân Viên
Tên luận văn: Đánh giá khả năng tiêu hóa dưỡng chất của một số nguyên liệu
cung đạm trên heo con cai sữa và heo thịt 40 – 50 kg.
Đã hoàn thành theo đúng yêu cầu của giáo viên hướng dẫn và ý kiến nhận xét, đóng
góp của hội đồng chấm thi tốt nghiệp Khoa ngày .................................
Giáo viên hướng dẫn

TS. Dương Duy Đồng

ii


LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình đã sinh thành, dưỡng
dục, chăm lo cho đi đến con đường đại học. Cảm ơn các anh chị em người thân, bạn
bè đã động viên và giúp đỡ rất nhiều để tôi có thể an tâm và có sức khỏe để học tập
và rèn luyện đến này hôm nay.
Xin chân thành cảm ơn
 Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh.
 Ban chủ nhiệm cùng quý thầy cô khoa Chăn nuôi – Thú y.
 Quý thầy cô bộ môn Dinh dưỡng Gia súc.
Đã giảng dạy, truyền đạt kiến thức và tạo điều kiện thuận lợi để tôi thực hiện tốt đề
tài tốt nghiệp.
Cảm ơn thầy Dương Duy Đồng đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn em trong
suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài tốt nghiệp.
Cảm ơn thầy Nguyễn Văn Hiệp, anh chị công nhân và sinh viên trại thực
nghiệm Khoa Chăn nuôi – Thú y đã tạo điều kiện và hỗ trợ rất nhiều trong quá trình
em thực hiện đề tài.
Cảm ơn cô Trần Thị Phương Dung, cô Nguyễn Thị Lộc, cô Nguyễn Thụy
Đoan Trang đã hướng dẫn và giúp đỡ trong suốt quá trình em thực tập tại bộ môn
Dinh dưỡng gia súc.
Cảm ơn toàn thể các bạn trong và ngoài lớp Công nghệ sản xuất thức ăn chăn
nuôi khóa 2008 - 2012 đã đồng hành cùng tôi trong quá học tập, động viên và giúp
đỡ tôi hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp

iii


TÓM TẮT LUẬN VĂN

Đề tài “Đánh giá khả năng tiêu hóa dưỡng chất của một số nguyên liệu cung
đạm trên heo con cai sữa và heo thịt 40 – 50 kg” được tiến hành tại trại thực nghiệm
và bộ môn Dinh dưỡng gia súc khoa Chăn nuôi – Thú y, trường Đại học Nông Lâm

TP. Hồ Chí Minh, bắt đầu từ 15/02/2012 đến 07/07/2012, theo hai thí nghiệm. Thí
nghiệm 1 xác định khả năng tiêu hóa các dưỡng chất của bốn nguyên liệu bột cá,
khô dầu đậu nành, đậu nành ép đùn, và Dabomb – P trên heo con cai sữa trọng
lượng trung bình 24 kg, bố trí thí nghiệm theo kiểu bình phương Latinh gồm 4 lô,
mỗi lô 1 đực thiến; Thí nghiệm 2 trên heo thịt trọng lượng trung bình 43kg bố trí thí
nghiệm theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên một yếu tố 6 lần lập lại trên ba nguyên liệu
khô dầu đậu nành, đậu nành ép đùn, và Dabomb – P.
Kết quả thí nghiệm cho thấy TLTH protein bột cá trên heo con cai sữa cao
hơn các nguyên liệu còn lại. Các thành phần dưỡng chất khác của các nguyên liệu
có TLTH khác biệt không có ý nghĩa về thống kê. Ngoại trừ giá trị năng lượng tiêu
hóa biểu kiến của đậu nành ép đùn và bột cá khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê.
TLTH protein Dabomb – P cao hơn KDN và đậu nành ép đùn, xơ thì ngược
lại trên heo thịt nhưng sự chênh lệch này không có ý nghĩa về mặt thống kê, TLTH
béo đậu nành ép đùn cao hơn so với Dabomb – P và có ý nghĩa về mặt thống kê.
TLTH protein, béo và xơ của Dabomb – P, KDN và đậu nành ép đùn trên
heo thịt cao hơn heo con cai sữa và ngược lại đối với TLTH khoáng tổng số.
Từ khóa: tiêu hóa trên heo, nguyên liệu cung đạm

iv


MỤC LỤC
TRANG

TRANG TỰA ...............................................................................................................i
XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ....................................................... ii
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ iii
TÓM TẮT LUẬN VĂN .............................................................................................iv
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ......................................................................... viii
DANH SÁCH CÁC BẢNG ........................................................................................ix

DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ ....................................................................................x
DANH SÁCH CÁC HÌNH .........................................................................................xi
Chương 1 MỞ ĐẦU ...................................................................................................1
1.1 Đặt vấn đề ..............................................................................................................1
1.2 Mục đích và yêu cầu ..............................................................................................2
2.1.2 Mục đích..............................................................................................................2
2.1.2 Yêu cầu................................................................................................................2
Chương 2 TỔNG QUAN ...........................................................................................3
2.1 Sơ lược về vai trò các chất dinh dưỡng trong thức ăn ...........................................3
2.1.1 Protein và acid amin ............................................................................................3
2.1.2 Bột cá trong chăn nuôi ........................................................................................7
2.1.3 Đậu nành trong chăn nuôi ...................................................................................9
2.2 Các phương pháp chế biến đậu nành ...................................................................11
2.2.1 Chế biến đậu nành nguyên dầu .........................................................................11
2.2.2 Chế biến khô dầu nành ......................................................................................12
2.2.2.1 Đậu nành cao đạm (soy protein concentrate – SPC)......................................12
2.2.2.2 Đậu nành ly trích (isolate soy protein – ISP) .................................................13
2.2.2.3 Đậu nành lên men (fermented soybean – FSB) – Chế phẩm Dabomb – P ....15
2.3 Đặc điểm sinh lý tiêu hóa heo con .......................................................................17
Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.............................19
3.1 Thời gian và địa điểm...........................................................................................19
3.1.1 Thời gian ...........................................................................................................19

v


3.1.2Địa điểm .............................................................................................................19
3.2 Nội dung nghiên cứu ............................................................................................19
3.3 Phương pháp nghiên cứu......................................................................................19
3.3.1 Đối tượng và vật liệu nghiên cứu ......................................................................19

3.3.2 Bố trí thí nghiệm ...............................................................................................20
3.3.3 Phương pháp tiến hành ......................................................................................20
3.4 Điều kiện thí nghiệm ............................................................................................22
3.4.1 Chuồng nuôi ......................................................................................................22
3.4.2 Nước uống .........................................................................................................22
3.4.3 Cách cho ăn và vệ sinh ......................................................................................22
3.5 Phương pháp lấy mẫu ...........................................................................................23
3.5.1 Mẫu thức ăn hỗn hợp hay nguyên liệu ..............................................................23
3.5.2 Mẫu phân ...........................................................................................................23
3.5.3 Mẫu nước tiểu ...................................................................................................23
3.6 Phương pháp xử lí mẫu ........................................................................................24
3.6.1 Mẫu phân ...........................................................................................................24
3.6.2 Mẫu nước tiểu ...................................................................................................24
3.7 Chỉ tiêu theo dõi ...................................................................................................24
3.8 Chỉ tiêu khảo sát ...................................................................................................24
3.9 Chỉ tiêu phân tích .................................................................................................24
3.10 Phương pháp phân tích mẫu ...............................................................................24
3.10.1 Phân tích năng lượng thô của thức ăn và của phân (Gross Energy – GE) ......24
3.10.2 Vật chất khô ....................................................................................................25
3.10.3 Protein thô (Phương pháp Kjeldahl) ...............................................................25
3.10.3 Béo thô (Phương pháp Soxhlet) ......................................................................25
3.10.4 Xơ thô (Phương pháp Hennerberg và Stohman) .............................................26
3.10.5 Khoáng tổng số ...............................................................................................26
3.11 Xử lý số liệu .......................................................................................................26
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ...............................................................27

vi


4.1 Thành phần dinh dưỡng của khẩu phần cơ sở (KPCS) ........................................27

4.2 Khả năng tiêu hóa dưỡng chất của 4 nguyên liệu đối với heo con cai sữa ..........27
4.2.1 Thành phần dưỡng chất của 4 nguyên liệu thí nghiệm (bột cá, Dabomb – P,
khô dầu đậu nành và đậu nành ép đùn) ......................................................................27
4.2.2 Thành phần dưỡng chất 4 khẩu phần tương ứng 4 loại nguyên liệu .................28
4.2.3 Tỷ lệ tiêu hóa 4 nguyên liệu đối với heo con cai sữa ........................................30
4.3 Khả năng tiêu hóa dưỡng chất của 3 nguyên liệu đối với heo thịt.......................33
4.4 So sánh đánh giá tỷ lệ tiêu hóa của Dabomb - P, KDN và đậu nành ép đùn giữa
heo con cai sữa và heo thịt .........................................................................................36
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ....................................................................39
5.1 Kết luận ................................................................................................................39
5.2 Đề nghị .................................................................................................................39
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................40
PHỤ LỤC ..................................................................................................................43

vii


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
AOAC

Association of Official Analytical Chemists

BV

Biological Value

CF
CP
DDGS
DE

EE
FAO
FE
FSB
GE
INRA
ISP
KDN
KPCS
KTS
ME
NIRS
NRC
SPC
TLTH
UE
VCK
VSV

Crude Fiber
Crude Protein
Dried Distillers Grains with Solubles
Digestible Energy
Ether Extract
Food and Agriculture Organization
Feces Energy
Fermented soybean
Gross Energy
National Institute for Agriculture Research
Isolate soy protein

Khô đậu nành
Khẩu phần cơ sở
Khoáng tổng số
Metabolizable Energy
Near Infrared Reflectance Spectroscopy
National Research Council
Soy protein concentrate
Tỉ lệ tiêu hóa
Urine Energy
Vật chất khô
Vi sinh vật

viii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Giá trị sinh học của protein nguyên liệu cho duy trì và tăng trưởng của heo ........ 7 
Bảng 2.2 Hàm lượng acid amin trong một số nguyên liệu thức ăn chăn nuôi ...................... 8 
Bảng 2.3 Phân loại các chất kháng dinh dưỡng trong đậu nành ......................................... 10 
Bảng 2.4 Thành phần dưỡng chất cơ bản của Dabomb – P ................................................ 16 
Bảng 2.5 Hàm lượng các chất kháng dinh dưỡng trong sản phẩm đậu nành ...................... 16 
Bảng 2.6 Sự cân bằng acid amin dựa theo lysine (Lys =100) trên heo thịt và heo con ...... 18 
Bảng 3.1 Sơ đồ bố trí thí nghiệm ........................................................................................ 20 
Bảng 3.2 Thành phần các nguyên liệu trong khẩu phần cơ sở ............................................ 21 
Bảng 4.1 Thành phần dưỡng chất của KPCS (%) (tính theo mẫu) ..................................... 27 
Bảng 4.2 Thành phần dưỡng chất của 4 nguyên liệu thí nghiệm ........................................ 28 
Bảng 4.3 Thành phần dưỡng chất của 4 khẩu phần A, B, C, D (tính theo mẫu) ................. 28 
Bảng 4.4 TLTH của KPCS và 4 khẩu phần A, B, C, D (tính theo mẫu) ............................. 29 
Bảng 4.5 Giá trị năng lượng của KPCS và 4 khẩu phần A, B, C, D (tính theo mẫu) ........ 29 
Bảng 4.6 TLTH của 4 nguyên liệu bột cá, Dabomb – P, khô dầu nành và đậu nành ép đùn

............................................................................................................................................. 30 
Bảng 4.7 Giá trị năng lượng (Kcal/kg) của 4 nguyên liệu bột cá, Dabomb – P, khô dầu
nành và đậu nành ép đùn...................................................................................................... 32 
Bảng 4.8 TLTH của 3 khẩu phần E, F và G (tính theo mẫu) .............................................. 33 
Bảng 4.9 Giá trị năng lượng (Kcal/kg) của 3 khẩu phần E, F và G .................................... 33 
Bảng 4.10 TLTH của 3 nguyên liệu Dabomb – P, khô dầu nành và đậu nành ép đùn đối với
heo thịt (tính theo mẫu) ........................................................................................................ 34 
Bảng 4.11 Giá trị năng lượng của 3 nguyên liệu Dabomb – P, khô dầu nành và đậu nành ép
đùn ....................................................................................................................................... 35 
Bảng 4.12 TLTH dưỡng chất của Dabomb - P, KDN và đậu nành ép đùn trên heo con cai
sữa và heo thịt ...................................................................................................................... 36 

ix


DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1 Tỷ lệ tiêu hóa dưỡng chất của 4 nguyên liệu đối với heo con cai sữa ...... 31 
Biểu đồ 4.2 Giá trị năng lượng của 4 nguyên liệu đối với heo con cai sữa.................. 32 
Biểu đồ 4.3 Tỷ lệ tiêu hóa dưỡng chất của 3nguyên liệu đối với heo thịt .................... 34 
Biểu đồ 4.4 Giá trị năng lượng của 3 nguyên liệu đối với heo thịt .............................. 35 
Biểu đồ 4.5 Giá trị năng lượng của 3 nguyên liệu đối với heo con cai sữa và heo thịt 36 
Biểu đồ 4.6 TLTH dưỡng chất Dabomb – P đối với heo con cai sữa và heo thịt ........ 37 
Biểu đồ 4.7 TLTH dưỡng chất KDN đối với heo con cai sữa và heo thịt .................... 37 
Biểu đồ 4.8 TLTH dưỡng chất đậu nành ép đùn đối với cai sữa và heo thịt ................ 38 

x


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 2.1 Cấu tạo chung một acid amin .......................................................................... 4 

Hình 2.2 Chuyển hóa acid amin thành ure và acid hữu cơ............................................. 6 
Hình 2.3 Qui trình sản xuất đậu nành cao đạm SPC .................................................... 13 
Hình 2.4 Qui trình sản xuất đậu nành ly trích (ISP) ..................................................... 14 
Hình 2.5 Một số sản phẩm từ đậu nành ........................................................................ 14 
Hình 2.6 Tiêu hóa và hấp thu chất dinh dưỡng của heo con ........................................ 17 
Hình 3.1 Chuồng tiêu hóa – chuồng biến dưỡng.......................................................... 22 
Hình 3.2 Lấy mẫu phân và nước tiểu ........................................................................... 23 

xi


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Nuôi heo là một ngành nghề truyền thống, gắn bó chặt chẽ với đời sống kinh
tế văn hóa của nông dân Việt Nam ngàn đời nay, nó còn là ngành sản xuất mũi nhọn
rất quan trọng trong nông nghiệp của nước ta nói chung và ngành chăn nuôi nói
riêng. Thế nhưng, để nuôi heo có hiệu quả lại không đơn giản (Woo Young Jae,
2012). Trong khi đó chăn nuôi heo công nghiệp thì thức ăn chiếm 70 – 85% giá
thành sản xuất (Võ Văn Ninh, 2007). Tình hình hiện nay càng gây khó khăn cho
nhà chăn nuôi vì giá nguyên liệu tăng nhưng giá heo thành phẩm lại giảm.
Các nguyên liệu cung đạm thuộc một trong hai nhóm chiếm tỷ lệ lớn trong
khẩu phần ăn của vật nuôi, giữ vai trò quyết định đến chi phí sản xuất và năng suất
vật nuôi như bột cá, bột thịt, khô dầu đậu nành… Đây là những nguyên liệu chính
và phổ biến trong thức ăn chăn nuôi. Vì vậy, bài toán cần đặt ra cho người sử dụng
là ngoài việc xác định giá trị protein tổng số theo phân tích thì cũng cần phải biết
đến khả năng tiêu hoá protein có trong nguyên liệu để từ đó có thể sử dụng hợp lý
hơn nhằm cải thiện năng suất của vật nuôi và tiết kiệm thức ăn chăn nuôi.
Ngoài việc sử dụng các nguồn cung protein có tự nhiên, trên thị trường đã
xuất hiện nhiều sản phẩm cung đạm thực vật dùng cho heo đã qua chế biến, ngoài

khô dầu nành và bột cá tự nhiên, còn có các sản phẩm từ đậu nành như chế phẩm
Dabomb – P, đậu nành cao đạm (SPC), đậu nành lên men (FSP), đậu nành ly trích
(ISP), đậu nành ép đùn (extrude)… Đây là những sản phẩm thay thế cho các nguyên
liệu cung protein có nguồn gốc động vật trong khẩu phần thức ăn hỗn hợp cho heo
và cũng là vấn đề được các nhà khoa học quan tâm và thúc đẩy nghiên cứu theo
hướng nâng cao chất lượng nguồn protein thực vật để sử dụng trong khẩu phần thức
ăn cho heo con cai sữa (Sung Woo Kim and Eric van Heugten, 2010).

1


Xuất phát từ những nhu cầu và khó khăn nói trên, được sự cho phép của
khoa Chăn nuôi – Thú y, dưới sự hướng dẫn của TS. Dương Duy Đồng chúng tôi
tiến hành đề tài nghiên cứu “Đánh giá khả năng tiêu hóa dưỡng chất của một số
nguyên liệu cung đạm trên heo con cai sữa và heo thịt 40 – 50 kg”.
1.2 Mục đích và yêu cầu
2.1.2 Mục đích
Đánh giá tỷ lệ tiêu hóa dưỡng chất của các nguyên liệu cung đạm là bột cá,
khô dầu nành, Dabomb – P, đậu nành ép đùn trên heo con cai sữa và heo thịt trọng
lượng 40 -50kg.
2.1.2 Yêu cầu
Thu thập mẫu thức ăn, phân, nước tiểu từ các heo cho ăn khẩu phần có chứa
nguyên liệu cần khảo sát.
Bảo quản, xử lý và phân tích xác định các chỉ tiêu theo dõi để tính được tỷ lệ
tiêu hoá từng dưỡng chất.

2


Chương 2

TỔNG QUAN
2.1 Sơ lược về vai trò các chất dinh dưỡng trong thức ăn
2.1.1 Protein và acid amin
2.1.1.1 Protein
Protein là hợp chất đại phân tử được tạo thành từ rất nhiều các đơn phân là
các acid amin. Theo Dương Thanh Liêm và cs, 2002 thì protein thô là tất cả mọi
chất chứa N được xác định chung rồi qui đổi ra protein theo hệ số nhân 6,25%. Sở
dĩ có hệ số này là vì hàm lượng N có trong protein của chất albumin khoảng 16%,
Protein bảo đảm cho thú sinh trưởng lớn lên bình thường và là nguyên liệu chính
cấu tạo nên sản phẩm chăn nuôi như: thịt, trứng, sữa, lông, len…
Protein đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống của vật nuôi thiếu hoặc
thừa trong khẩu phần đều ảnh hưởng đến năng suất và hiệu quả chăn nuôi. Theo
Nguyễn Phước Nhuận và cs, 2007 thì “Protein là lớp chất hữu cơ mang sự sống”;
tham gia cấu trúc tế bào, cấu thành nên enzyme và hormone, bảo vệ cơ thể, vận
chuyển các dưỡng chất, môi giới của hệ thần kinh, điều hòa trao đổi chất, bảo đảm
10 - 15% nhu cầu năng lượng của cơ thể. Protein là cơ sở của sự sống, protein là
chất cấu tạo nên các loại mô bào trong cơ thể, đồng thời cũng là cấu tạo của những
chất điều hòa sự sống như hormone, enzyme trong cơ thể (Võ Văn Ninh, 2007).
Theo Dương Thanh Liêm và cs, 2002 để nâng cao hiệu quả sử dụng protein
thì lựa chọn nguyên liệu để tổ hợp khẩu phần cân đối protein, acid amin và năng
lượng; bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng; bổ sung các acid amin tới hạn; xử lý các
chất kháng men tiêu hóa, kháng dinh dưỡng.

3


1.1.2 Acid amin
Theo Dương Thanh Liêm và cs, 2002 thì acid amin là hợp chất hữu cơ có
chứa nhóm amin và nhóm acid. Acid amin được hình thành từ protein là một trong
nhóm dưỡng chất thường hiện diện bằng những chuỗi dài phân tử. Sau quá trình

phân giải các đại phân tử protein này sẽ biến thành những acid amin và hấp thu vào
cơ thể qua đường tiêu hóa dưới tác dụng của dịch tiêu hóa (Hoàng Thanh
Sơn,2009). Acid amin được cấu tạo gồm nhóm amin (-NH2), nhóm cacbocyl (COOH) và nguyên tử cacbon trung tâm đính với 1 nguyên tử hydro và nhóm biến
đổi R quyết định tính chất của acid amin.
NH2
R - CH
COOH

Hình 2.1 Cấu tạo chung một acid amin
Hoạt quang là tính chất quan trọng của acid amin, đó là khả năng làm quay
mặt phẳng phân cực của ánh sáng; do cấu trúc hóa học không gian của nhóm chức
hoạt động nằm bên này hay bên kia (Dương Thanh Liêm và cs, 2002; Nguyễn
Phước Nhuận, 2007). Trong tự nhiên hầu hết các acid amin đều có dạng L. Khi tổng
hợp acid amin người ta thu được một nửa dạng L và một nửa dạng D. Qua nghiên
cứu cho biết chỉ có một số acid amin là gia cầm và heo sử dụng được cả 2 dạng D
và L như lysine (DL), valine (DL), methionine (DL), riêng isoleusine (L, D 50%) có
hiệu quả. Vì vậy khi phối hợp khẩu phần chúng ta cần phải biết dạng cấu tạo hóa
học để con vật có thể sử dụng hiệu quả (Lê Đức Ngoan, 2002; Dương Thanh Liêm
và cs, 2002).
Theo giá trị sinh vật học của protein thì chia làm 3 loại:
-

Acid amin không thiết yếu (non-essential amino acid): cơ thể có khả năng
tổng hợp đủ nhu cầu không cần cung cấp từ thức ăn.

-

Acid amin nửa thiết yếu (semi-essential amino acid): là acid amin không
tổng hợp được trong cơ thể nhưng phải có đầy đủ loại acid amin tương
ứng với nó.


4


-

Acid amin thiết yếu (essential amino acid): là loại acid amin không tổng
hợp trong cơ thể hoặc nếu có tổng hợp thì cũng không đáp ứng đủ cho
nhu cầu cơ thể.
(Dương Thanh Liêm và cs, 2002)

Nhóm acid amin thiết yếu chứa rất ít trong thức ăn có nguồn gốc thực vật
hoặc mất cân bằng giữa các acid amin nhưng lại dồi dào trong thức ăn nguồn gốc
động vật (Võ Văn Ninh, 2007). Đối với heo thì có 10 acid amin thiết yếu lysine,
tryptophan, methionine, valine, histidine, phenylanine, leucine, isoleucine,
threonine và arginine (Kakuk T. và Schmidt J. 1988, trích dẫn Dương Thanh Liêm
và cs, 2002; Nguyễn Phước Nhuận và cs, 2007; Võ Văn Ninh, 2007). Trong đó
lysine, methionine, threonin và tryptophan là 4 loại acid amin giới hạn (là những
acid amin thiết yếu có trong thức ăn với tỷ lệ so với nhu cầu nhất bên cạnh các acid
amin thiết yếu khác, nó quyết định mức độ tổng hợp protein trong cơ thể, ảnh
hưởng quan trọng đến sự chuyển hóa các acid amin khác). Giữa các acid amin này
có sự chuyển hóa, giao lưu lẫn nhau bằng phản ứng oxy hóa khử hoặc phản ứng
chuyển acid amin, phản ứng một chiều hay thuận nghịch. Do vậy, khi thiếu loại này
có thể thiếu loại kia hoặc trong thức ăn có nhiều loại này có thể làm giảm nhu cầu
loại kia. Chẳng hạn, từ methionine có thể chuyển hóa thành cysteine, cystine.
Cystine có thể thay thế 50% nhu cầu methionine của heo. Methionine không thể
tổng hợp từ cystine; tryrosine (khoảng 30%) có thể thay thế bởi phenylalanine. Tuy
nhiên đây là phản ứng một chiều vì vậy không thể cung cấp tyrosine để tổng hợp
phenylalanine (Lê Đức Ngoan, 2002).
 Giá trị sinh học protein (BV – Biological Value)

Đối với nguyên liệu cung đạm để đánh giá giá trị hữu dụng của nguyên liệu
cao hay thấp thì xác định chủ yếu là hàm lượng protein. Chỉ số protein thô (CP)
được xem là có ý nghĩa bởi vì tỷ lệ tiêu hóa của protein trong các nguyên liệu phổ
biến của heo và gà (bột cá, khô dầu nành…) ít biến đổi. Tuy nhiên chất lượng
protein phải thể hiện qua hàm lượng các acid amin thiết yếu, nhưng hầu hết các acid
amin đều thiếu hoặc mất cân đối so với nhu cầu của heo và gia cầm, đặc biệt là

5


lysine và methionine. Vì vậy xác định sự có mặt của lysine trong thức ăn là chỉ tiêu
cơ bản đánh giá giá trị protein thức ăn nói riêng và nhóm cung đạm nói chung (Lê
Đức Ngoan, 2002).
Ngoài ra, để đánh giá khả năng hiệu dụng của protein trong thức ăn đối với
vật nuôi, người ta dùng chỉ số giá trị sinh học protein BV. BV là tỷ lệ giữa protein
tích lũy và protein tiêu hóa. Đây là phương pháp đo lường trực tiếp tỷ lệ protein
thức ăn mà vật nuôi dùng để tổng hợp trong mô cơ thể. Để xác định BV cần tiến
hành thí nghiệm cân bằng N, tức là xác định N ăn vào của thức ăn và thải của phân
và nước tiểu. BV được tính theo công thức:
N ăn vào – (N phân – Ntrao đổi) - (N nước tiểu – N nội sinh)
BV (%) =

x 100

N ăn vào – (N phân – Ntrao đổi)

Nguồn: Dương Thanh Liêm và cs, 2002; Lê Đức Ngoan, 2002

Khả năng dự trữ acid amin tự do của gia súc rất kém (Lê Đức Ngoan, 2002)
Acid amin thường không được dự trữ, chúng lưu chuyển trong máu và thân dịch

trong vòng 24 - 36 giờ, nếu không có đủ điều kiện các acid amin khác phối hợp để
tạo protein cho cơ thể, thì chúng sẽ bị chuyển hóa thành ure và acid hữu cơ. Đồng
thời acid amin thiết yếu không thể tổng hợp có hiệu quả trong cơ thể con vật cho
nên mất cân đối acid amin sẽ dẫn đến tiêu phí acid amin. Thiếu cũng như thừa bất
kỳ một acid amin nào cũng làm cho BV bị giảm.
NH2
2R – CH – COOH + CO + 2H
NH2

CO + 2R – CH2 - COOH
NH2
(Nguồn: Võ Văn Ninh, 2007)

Hình 2.2 Chuyển hóa acid amin thành ure và acid hữu cơ
Qua cách xác định ở Bảng 2.1, giá trị sinh học của nguyên liệu protein động
vật (sữa, bột cá) là cao nhất, kế đến protein thực vật (khô dầu đậu nành, khô dầu
bông vải…) và ngũ cốc. Theo Lê Đức Ngoan, 2002 giá trị sinh vật học của protein
thuộc sự hấp thu acid amin cơ thể. Và như vậy, BV của một protein thức ăn tùy

6


thuộc vào ở số và loại của các acid amin có mặt trong phân tử protein. Cấu tạo của
protein nguyên liệu gần với protein cơ thể thì giá trị sinh học càng cao. Giữa 2
nguyên liệu cung đạm bột cá và khô dầu đậu nành thường được dùng trong khẩu
phần thức ăn chăn nuôi thì giá trị sinh học của protein bột cá cao hơn khô dầu nành
từ 11 – 13 %.
Bảng 2.1 Giá trị sinh học của protein nguyên liệu cho duy trì và tăng trưởng của
heo
Nguyên liệu


Giá trị sinh học BV (%)

Sữa

95 - 97

Bột cá

74 – 89

Khô dầu đậu nành

63 – 76

Khô dầu hạt bông

63

Yến mạch

57 - 71

Ngô

49 – 51

Đậu

62- 65

(Nguồn: Amstring và Nitchell, 1995 trích dẫn bởi Lê Đức Ngoan, 2002)

2.1.2 Bột cá trong chăn nuôi
Theo FAO vai trò của bột cá trong thức ăn chăn nuôi là quan trọng. Nó tăng
năng suất và cải thiện hiệu quả hệ số chuyển biến thức ăn của vật nuôi. Là nguyên
liệu tối ưu trong khẩu phần ăn cho thú non. Bột cá là một sản phẩm giàu đạm, chứa
47 – 85% đạm tổng số, trong đó đạm tiêu hóa và hấp thu là 80 - 95% tùy thuộc vào
phương pháp chế biến và nguyên liệu ban đầu.
Thông thường bột cá dùng cho gia súc được chế biến từ các loại cá thứ phẩm
hoặc những phần bỏ của nhà máy chế biến thủy sản cho người. Trên thế giới các
nước sản xuất nhiều bột cá chất lượng cao là Peru, Chile, Ecuador, Mỹ, Nam Phi. Ở
Việt Nam khu vực sản xuất bột cá cơm dồi dào là Bình Thuận nhưng bột cá cơm
Việt Nam chỉ đạt khoảng 55% đạm (Dương Thanh Liêm và cs, 2002). Protein bột
cá là protein hoàn hảo, vì chúng chứa đầy đủ các acid amin thiết yếu có tỷ lệ cân đối
với các acid amin. Cùng với hàm lượng và chất lượng bột cá còn là nguồn cung cấp

7


rất tốt các chất khoáng (calci, phosphor và khoáng vi lượng) và vitamin. Bột cá
cũng tạo độ ngon miệng cao cho thức ăn heo, gà.
Bột cá có hệ số tiêu hóa cao vì chứa nhiều đạm dễ hòa tan và hấp thu. Bột cá
ở dạng khô nên còn là nguồn thức ăn dự trữ cho động vật nuôi trong năm
(). Đồng thời bột cá có giá trị protein hơn hẳn protein thực vật
đặc biệt là có sự hiện diện của 4 acid amin thiết yếu lysine, methionine, threonine
và tryptophan với hàm lượng cao.
Bảng 2.2 Hàm lượng acid amin trong một số nguyên liệu thức ăn chăn nuôi
STT

Nguyên liệu


01
02
03
04
05

(1)

Bột cá 60
KDN 45
(2)
Dabom -P
(1)
Lúa mì
(1)
Lúa mạch
(1)

Lys
4,49
2,88
3,29
0,31
0,43

Arg
4,14
3,24
4,00

0,51
0,63

His
1,31
1,12
1,05
0,24
0,26

Hàm lượng acid amin (% )
Iso
Leu Met Phe
2,41 4,21 1,69 2,14
2,20 3,42 0,63 2,20
2,54 4,13 0,8
2,65
0,41 0,73 0,18 0,48
0,45 0,83 0,20 0,62

(Nguồn: (1)Miller, 1970 trích dẫn từ FAO
(2)

Thr
2,50
1,89
2,12
0,33
0,42


Trp
0,61
0,58
0,69
0,12
0,15

Val
2,91
2,25
2,70
0,50
0,65

*KDN45: Khô dầu nành45% CP

Theo tài liệu của công ty SuChiang, 2003 trích dẫn Bùi Đình Khiêm, 2011)

Theo Dương Thanh Liêm và cs, 2002 thì các dạng bột cá thường được gọi
tên theo mức độ đạm thô như bột cá 40% đạm, bột cá 50% đạm, bột cá 60% đạm…
còn gọi tắt là bột cá 40, bột cá 50 hay bột cá 60.
Hạn chế khi sử dụng bột cá trong thức ăn là khả năng nhiễm vi sinh vật gây
bệnh (Salmonella, E. coli), hoặc nồng độ muối cao trong các loại bột cá mặn có thể
gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe thú, nhất là thú non. Giá cao cũng là một yếu tố
cần quan tâm khi quyết định đến tỷ lệ sử dụng bột cá trong khẩu phần. Các mô cơ
của cá có nhiều amin tự do nên có mùi đặc trưng của cá. Khi sử dụng nhiều bột cá
trong thức ăn heo, gà giai đoạn sắp xuất thịt sẽ tạo mùi cá. Hiện tượng tương tự
cũng xảy ra cho trứng gia cầm khi sử dụng thức ăn có nhiều bột cá.
Thực tế sử dụng bột cá trong thức ăn chăn nuôi thường gặp vấn đề là hàm
lượng protein thô và acid amin hữu dụng không đúng như công bố của sản phẩm

thương mại. Nguyên nhân của sự sai khác giữa hàm lượng công bố và hàm lượng
thực là do giá bán cao dẫn đến sự pha tạp các chất độn khác để kiếm lời, hoặc kĩ

8


thuật chế biến (sấy ở nhiệt độ cao) làm mất giá trị sử dụng các acid amin (Dương
Thanh Liêm và cs, 2002).
2.1.3 Đậu nành trong chăn nuôi
Đậu nành có nguồn gốc từ Mãn Châu - Trung Quốc vào thế kỷ thứ XI rồi lan
ra các quốc gia khác. Đậu nành du nhập vào Hoa Kỳ vào năm 1804 và trở thành
quốc gia đứng đầu sản lượng đậu nành tiếp theo là Braxin, Argentina và Trung
Quốc. Đậu nành được xem là “thịt không xương” ở nhiều quốc gia (Nguyễn Y Đức,
2012). Ở Việt Nam đậu nành được trồng từ rất sớm nhưng chỉ trong vài chục năm
gần đây mới được quan tâm phát triển và ngày nay nó được xem là một giống cây
trồng có giá trị dinh dưỡng cao, chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam.
Nhưng diện tích trồng và sản lượng vẫn còn thấp so với các nước trên thế giới. Hiện
nay nước ta còn nhập khẩu đậu nành từ Hoa Kỳ, Argentina hay Trung Quốc và một
số quốc gia khác.
Hạt đậu nành có hàm lượng đạm khá cao (38%) và nhiều béo (18%) nên
trong chăn nuôi ít sử dụng hạt nguyên mà thường dùng khô dầu đậu nành. Đậu nành
hạt thường được dùng trong các khẩu phần thú nhỏ, nhất là heo tập ăn, cần có cùng
lúc nhiều năng lượng và đạm cao (Dương Thanh Liêm và cs, 2002). Với hàm lượng
như vậy đậu nành là nguồn protein thực vật quan trọng trong chăn nuôi. Do có chứa
protein và lipid tổng số với tỷ lệ cao, đậu nành nguyên dầu được xem là loại nguyên
liệu thích hợp, có thể sử dụng thay thế một phần cho ngũ cốc khi thiết lập các khẩu
phần giàu năng lượng (Varga – Visi và cs, 2006 trích dẫn bởi Hồ Lê Quỳnh Châu
và cs, 2011). Tuy nhiên, trong hạt đậu nành có chứa các yếu tố kháng dinh dưỡng
làm ảnh hưởng khả năng tiêu hóa và hấp thu acid amin ở động vật. Do đó, việc bất
hoạt các yếu tố kháng dinh dưỡng là rất cần thiết trước khi sử dụng đậu nành

nguyên dầu làm thức ăn cho gia súc, gia cầm.
 Các chất kháng dinh dưỡng trong hạt đậu nành
 Chất kháng dinh dưỡng kém bền với nhiệt trong đậu nành
Chất ức chế enzyme protease (Protease inhibitor) còn gọi là anti – trypsin
là cấu trúc phân tử protein đặc biệt, có tác dụng bịt kín các trung tâm, ngăn cản

9


không cho enzyme proteinase hoạt động thủy phân protein và chymotrypsin của
tuyến tụy làm tuyến tụy triển dưỡng để sản xuất các enzyme nhiều hơn và như vậy
gây mất các protein và acid amin cần thiết cho sự tăng trưởng của cơ thể. Sự có mặt
của chúng trong thức ăn làm giảm đáng kể khả năng tiêu hóa protein trong đường
tiêu hóa (Dương Thanh Liêm và ctv, 2010). Tăng sự đào thải acid amin chứa lưu
huỳnh (D’Mello, 1995 trích dẫn bởi Dương Thanh Liêm và ctv, 2010).
Bảng 2.3 Phân loại các chất kháng dinh dưỡng trong đậu nành
Chất kém bền với nhiệt
Chất bền với nhiệt
Chất ức chế enzyme protease

Saponin

Lectin

Estrogen thực vật

Goitrogen

Cyanogen




Phytate
Oligosaccharide
Kháng nguyên đậu nành
….
(Nguồn: Peisker,)
- Lectin (hemagglutinin) đây cũng là một loại protein. Nó có đặc tính làm

kết dính hồng cầu, chất này làm ức chế sinh trưởng ở thú non (Dương Thanh Liêm
và ctv, 2010). Lectin kết hợp với cacbohydrate của màng tế bào thượng bì của ruột
non, từ đó can thiệp và sự hấp thu các chất dinh dưỡng của ruột (Võ Duy Giảng,
2001). Ngoài ra lectin giảm tính ngon miệng, giảm sự hấp thu chất dinh dưỡng, tăng
sinh ruột non và gan, bội triển tuyến tụy, tăng sự sinh sản vi sinh vật trong ruột,
giảm nguồn dự trữ lipid, glucogen và protein (D’Mello, 1995 trích dẫn bởi Dương
Thanh Liêm và ctv, 2010).
- Soyin chất này được phát hiện trước tiên trong đậu nành nên lấy tên đậu
nành đặt tên cho nó, ở trong ruột non soyin ức chế hoạt động của men trypsin và
lipase làm giảm sự tiêu hóa đạm và mỡ.
Các chất kháng dinh dưỡng kém bền với nhiệt có thể bị phân hủy hoặc bất
hoạt khi xử lý ở nhiệt độ thích hợp, giống như men urease có phong phú trong hạt

10


đậu nành sống. Tất cả chúng đều bị tiêu diệt ở nhiệt độ 105 – 110oC trong vòng 10 30 phút (Dương Thanh Liêm và ctv, 2010). Phương pháp thường sử dụng là hấp
chín, rang, sấy hoặc ép đùn và ép miếng (Peisker, 2002; Lê Đức Ngoan và ctv, 2004;
Vũ Duy Giảng, 2001). Khi xử lý đậu nành thì cần phải chú ý vừa diệt men và chất
kháng chất tiêu hóa vừa giảm tối thiểu sự biến tính protein làm cho lysine bị hư hại.
 Chất kháng dinh dưỡng bền với nhiệt độ trong đậu nành

- Oligosaccharide: Không tiêu hóa nhưng dễ bị VSV đường ruột già lên men
sinh hơi gây trung tiện, chướng bụng, có thể dẫn đến tiêu chảy (Basilisa, 2008;
Nguyễn Thanh Vân, 2003).
- Estrogen thực vật (Isoflavon): Khi sử dụng nó với số lượng lớn và thường
xuyên sẽ gây rối loạn sinh sản.(Dương Thanh Liêm và ctv, 2010).
- Saponin: là glycoside chứa nhóm aglycone đa vòng phân bố rộng trong giới
thực vật, có vị đắng và tạo bọt. Ở loại dạ dày đơn, saponin làm giảm tốc độ sinh
trưởng do thu nhận thức ăn (Peisker, 2001;Vũ Duy Giảng, 2001); có thể gây dung
huyết hồng cầu (Basilisa, 2008).
- Kháng nguyên đậu nành (glycinin và  - conglycinin): Có khả năng tạo ra
kháng thể cản trở hoạt động của vi khuẩn có lợi, gây thoái hóa nhung mao ruột
(Basilisa, 2008); gây dị ứng cho thú đặc biệt là bê con và heo nhỏ, các hiện tượng dị
ứng này làm rối loạn hấp thu dưỡng chất, dễ dẫn đến tiêu chảy (Dương Thanh Liêm
và cs, 2002).
2.2 Các phương pháp chế biến đậu nành
2.2.1 Chế biến đậu nành nguyên dầu
Nguyên tắc chung là sử dụng nhiệt để làm bất hoạt một số chất gây hại, cải
thiện hiệu quả sử dụng thức ăn hơn, tăng tính ngon miệng đối với nguyên liệu.
- Chế biến bằng phương pháp hấp chín: Hấp chín bằng hơi nước nóng (xấp xỉ
100oC) trong vòng 20 - 30 phút, sau đó làm khô, nghiền nhỏ.
- Làm chín đậu nành bằng xử lý nhiệt: Đậu nành được rang, sấy hoặc sử
dụng lò vi sóng. Nhược điểm của 2 phương pháp này là chỉ áp dụng với quy mô vừa
và nhỏ đồng thời một số hợp chất bền với nhiệt vẫn còn tồn tại.

11


- Chế biến đậu nành ép đùn: Hạt đậu nành khi đi qua hệ thống này sẽ bị
nghiền nát với áp suất 30 – 40 atmosphere, trong thời gian dưới 30 giây với mức
nhiệt độ tối đa là 140 – 150oC. Sự gia tăng nhiệt độ trong một khoảng thời gian

ngắn như vậy một phần các chất kháng dinh dưỡng sẽ bị bất hoạt, các mầm bệnh
cũng bị tiêu diệt. Đậu nành thoát ra ngoài khi nhiệt độ vẫn còn cao gặp nhiệt độ thấp
lập tức đậu nành nở bung ra làm thay đổi cấu trúc đậu nành (Lê Thành Hải, 2011).
2.2.2 Chế biến khô dầu nành
Đậu nành tách béo sau đó dùng nhiệt để xử lý các chất kháng dinh dưỡng
trong khô dầu nành. Khô dầu nành là nguồn cung protein chủ yếu trong thú dạ dày
đơn trên toàn thế giới. Khô dầu nành có hàm lượng đạm thô trong khoảng 43 –
45%, giàu acid amin thiết yếu, nhất là lysine (Bảng 2.1). Vì vậy, một khẩu phần cơ
bản là bắp – khô dầu nành nếu có bổ sung khoáng B12 sẽ có thể sử dụng cho heo gà
và kết quả tương tự như khẩu phần có dùng bột cá. Tuy nhiên khi xử lý nhiệt quá
mức thì trong sản phẩm xuất hiện phản ứng Maillard là phản ứng đường hóa các
acid amin. Các nhóm amin tự do trong cơ chất liên kết với đường để tạo thành các
cao phân tử màu nâu và kết tủa nên làm mất giá trị tiêu hóa acid amin (Dương
Thanh Liêm và cs, 2002).
Vì vậy, để nâng cao giá trị sử dụng đậu nành, nhiều nghiên cứu về việc cải
tiến phương pháp chế biến đã được tiến hành, tạo ra những sản phẩm có hàm lượng
chất kháng dinh dưỡng thấp như đậu nành cao đạm (soy protein concentrate – SPC),
đậu nành ly trích (isolate soy protein – ISP) và gần đây là đậu nành lên men
(fermented soybean – FSB).
2.2.2.1 Đậu nành cao đạm (soy protein concentrate – SPC)
Đậu nành sau khi được khử béo, phần chất rắn sẽ được tách carbohydrate,
còn lại là protein và peptide trong đậu nành. Việc tách carbohydrate được thực hiện
bằng phương pháp chiết hoặc sử dụng enzyme phân hủy. Sau đó đem trung hòa và
sấy khô tạo được sản phẩm đậu nành cao đạm (SPC). Quy trình tạo ra SPC được
trình bày ở Hình 2.3 (Lê Thành Hải, 2011)

12


Đậu nành đã khử béo


Chất tan
(đường, tro,…)

Chất không tan
(protein, polysaccharide,…)

Trung hòa

Sấy khô
SPC

Hình 2.3 Qui trình sản xuất đậu nành cao đạm SPC
2.2.2.2 Đậu nành ly trích (isolate soy protein – ISP)
Đậu nành tách béo được chiết với kiềm loãng ở pH = 7 - 9, đun nhẹ ở nhiệt
độ 50 -55oC và ly tâm, được dịch chiết và phần còn lại không tan. Dịch chiết đưa về
pH = 4,2 -4,5 để protein đông tụ. Protein đông tụ có thể rửa và sấy khô để thành đậu
nành ly trích (ISP) (Lê Thành Hải, 2011). Qui trình sản xuất và số sản phẩm từ đậu
nành được trình bày Hình 2.3và Hình 2.4
Trong một số sản phẩm chế biến từ đậu nành thường được dùng trong thức
ăn gia súc đậu nành cao đạm và đậu nành ly trích là 2 loại có hàm lượng các chất
kháng dinh dưỡng rất thấp, giúp nâng cao giá trị sử dụng của protein trong đậu
nành. Tuy nhiên, do giá thành cao hơn so với khô dầu đậu nành nhiều nên chỉ sử
dụng hạn chế đối với heo con mới cai sữa (M. Peisker, 2002).

13


×