Tải bản đầy đủ (.doc) (36 trang)

TÀI LIỆU THAM KHẢO tìm HIỂU KINH DỊCH và vận DỤNG KINH DỊCH vào dự báo một số LĨNH vực TRONG đời SỐNG xã hội của CON NGƯỜI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.37 MB, 36 trang )

1

TÌM HIỂU KINH DỊCH VÀ VẬN DỤNG KINH DỊCH VÀO DỰ
BÁO MỘT SỐ LĨNH VỰC TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI CỦA
CON NGƯỜI
1. Nguồn gốc của kinh dịch
Kinh có nghĩa là một tác phẩm kinh điển, trong tiếng Hán có gốc gác từ
“quy tắc” hay “bền vững”, hàm ý nghĩa rằng tác phẩm này miêu tả những quy
luật tạo hoá không thay đổi theo thời gian. Còn Dịch có ý nghĩa là “ thay đổi”
hay “chuyển động”. Vậy “Kinh dịch là những nguyên tắc, quy luật nói về sự
vận động, biến đổi phù hợp với tự nhiên” [1, tr. 5].
Khái niệm ẩn chứa những vấn đề rất sâu sắc. Nó ba ý nghĩa cơ bản và có
quan hệ tương hỗ như sau:
Giản dị - thực chất của mọi

thực thể.

Quy luật nền tảng của mọi thực thể

trong vũ trụ là hoàn toàn rõ ràng và đơn giản, không cần biết là biểu hiện của nó
là khó hiểu hay phức tạp.
Biến dịch - hành vi của mọi thực thể. Mọi vật trong vũ trụ là liên tục thay
đổi. Nhận thức được điều này con người có thể hiểu được tầm quan trọng của sự
mềm dẻo trong cuộc sống và có thể trau dồi những giá trị đích thực để có thể xử
sự trong những tình huống khác nhau.
Bất dịch - bản chất của thực thể. Mọi vật trong vũ trụ là luôn thay đổi, tuy
nhiên trong những thay đổi đó luôn luôn tồn tại nguyên lý bền vững - quy luật
trung tâm - là không đổi theo không gian và thời gian.
Kinh Dịch có từ bao giờ, đến nay vẫn chưa rõ ràng, bởi vì từ đời vua Phục Hy
tương truyền đã bắt đầu có Kinh Dịch, mà ông vua huyền thoại này xuất hiện cách
đây hàng nghìn năm hay hàng vạn năm thì hiện vẫn chưa có gì chứng minh được.


Xung quanh về vấn đề nguồn gốc sự hình thành, phát triển của Kinh Dịch có rất
nhiều quan điểm rất khác nhau, thậm trí trái ngược nhau. Hiện nay trong giới các nhà
nghiên cứu của Việt Nam về Kinh Dịch, đang nổ ra cuộc tranh luận rất sôi nổi, họ
cho rằng người sáng tạo, chủ nhân của bản Kinh Dịch chính là người Việt Nam, mà
không phải là người Trung Hoa. Cổ sử Trung Quốc đã viết: “Vào thời Vua Nghiêu


2

(năm 2357 TCN) có sứ giả Việt Thường đến Kinh đô tại Bình Dương (phía bắc sông
Hoàng Hà, tỉnh Sơn Tây ngày nay) để dâng một con Thần Quy (rùa lớn), vuông hơn
ba thước trên lưng có khắc chữ khoa đẩu ghi việc từ khi trời đất mới mở về sau. Vua
Nghiêu sai người chép lại gọi là lịch rùa” [2, tr. 131]. Chữ Khoa Đẩu mà người
“Trung Hoa gọi là chữ hình con nòng nọc, gồm những chấm đen hay trắng và cả
những vạch liền vạch đứt. Ngày xưa chưa phát minh ra giấy, vua Nghiêu cho chép
lại rồi lưu trong “tàng thư” và cho đến mãi sau này Chu Văn Vương nghiên cứu lại
“lịch rùa” đã phát hiện ra cách viết các con số theo hệ nhị phân của lịch người Việt
cổ. Ông đã sắp xếp lại trật tự tám quẻ tiên thiên của “lịch rùa” nước Việt tiến cống
thời Vua Nghiêu, thành trật tự mới gọi là hậu thiên bát quái và nguồn gốc của Hà đồLạc Thư trong Kinh Dịch cổ mà chính các học giả Trung Quốc từ xưa tới nay đã viết
và chú giải rất nhiều nhưng đều không biết chúng từ đâu đến” [3, tr. 44].
Đồng thời trong Đại Việt Sử Ký Toàn thư cũng đã ghi rõ: “ Xưa cháu ba
đời Viêm Đế họ Thần Nông là Đế Minh sinh ra Đế Nghi, sau Đế Minh nhân đi
tuần thú phương Nam, đến núi Ngũ Lĩnh lấy con gái Vụ Tiên, sinh ra người con
trai tư chất thông minh đặt tên là Lộc Tục. Sau Đế Minh truyền ngôi cho con
trưởng Đế Nghi làm vua cai quản phương Bắc, phong cho Lộc Tục xưng là Kinh
Dương Vương làm vua cai quản ở phương Nam, gọi là nước Xích Quỷ…), Kinh
Dương Vương lấy con gái Thần Long, vua hồ Động Đình, sinh được một con
trai tên là Sùng Lãm, nối ngôi làm vua xưng là Lạc Long Quân [4, tr. 131- 132 ].
Theo truyền thuyết thì thuỷ tổ của người Việt cổ là Kinh Dương Vương (Lộc
Tục), hiện còn mộ tại làng An Lữ, Thuận Thành Bắc Ninh. Về địa giới xưa của

người Việt thường ở hai phái bắc nam bờ sông Dương tử, bao gồm hai châu
Kinh và Dương, ngày nay là các vùng từ Hồ Bắc, Hồ Nam, Quảng Tây, Quảng
Đông, suốt vùng châu thổ Tây giang, trải dài xuống nước ta đến tận Đèo Ngang
ngày nay. Trải qua những biến cố trong lịch sử bởi các cuộc chiến tranh giữa các
bộ tộc, bộ lạc. Các nhà nghiên cứu cổ sử và dân tộc học trên thế đều cho rằng có


3

một bộ tộc người Hoa là dân du mục thiện chiến ở phía tây bắc Trung Quốc,
sớm thôn tính các quốc gia lân cận lập nên một liên bang rộng lớn miền bắc
Trung Quốc, sau này tràn xuống chiếm hết vùng Trung Nguyên và cả miền nam
Trung Quốc hiện nay. Vùng đất rộng lớn giữa lưu vực giữa hai con sông Hoàng
Hà và sông Dương Tử vốn là địa bàn cư trú của dân tộc Bách Việt và bộ tộc
Tam Miêu cổ, trong đó có dân tộc Việt Thường ở phía nam sông Dương Tử,
vùng hồ Động Đình và Phiên Dương là đã có một nền văn minh lúa nước rất
phát triển. Chính họ đã xây dựng nên “lịch rùa”, trong đó nêu lên vũ trụ từ mới
hình thành cho đến sau này và đem sang Bình Dương tiến cống vua Nghiêu. Do
các cuộc chiến tranh nên nước của Đế Nghi (anh của Kinh Dương Vương) bị
mất vào tay họ Hiên Viên xưng Đế vùng sông Hoàng (nên gọi là Hoàng Đế)…
địa giới của Kinh Dương Vương bị thu hẹp lại ở lưu vực đồng bằng sông Hồngsông Mã thì tên Việt Thường chỉ còn là một bộ của nước Văn Lang xưa. Sau khi
đất nước phía bắc của người anh là Đế Nghi bị mất, các bộ tộc người Hoa tràn
xuống phía nam. Nền văn minh lúa nước lâu đời của dân tộc Việt thiên về hoà
bình đã không chống nổi những bộ tộc du mục thiến chiến phương Bắc, lấy giết
tróc và chiếm tài nguyên đất đai làm mục tiêu. “Tổ tiên Bách Việt ta, trước hoạ
xâm lăng liên tục đã dự đoán trước sự thất quốc của nòi giống lôi kéo theo sự
phá huỷ cả một nền văn minh mà không thể một sớm một chiều khôi phục lại
được. Muốn duy trì nền văn minh cho con cháu mai sau…. Tổ tiên ta đã dùng
con rùa (loài vật sống lâu nhất từ 2 ngàn năm đến 4 ngàn năm mà khoa sinh vật
học thế kỷ XX mới khám phá ra được tuổi của nó, để ghi khắc ký hiệu của một

nền văn minh trên lưng nó, rồi đem thả xuống sông với hy vọng mai sau khi con
cháu phải xuôi nam tìm nơi sinh sống sẽ gặp lại được vết tích nền văn minh Lạc
Việt, hầu khôi phục lại dân tộc…Từ đó những nơi nào tập trung dòng giống Lạc
Việt được truyền tụng cho nhau, nhất là trước các đình, chùa, đền, miếu, lăng
tẩm, đều hay dựng bức bình phong đắp “con rùa đội cuốn sách” (Hà Đồ chỉ con


4

rùa và Lạc Thư chỉ cuốn sách), là ý muốn nói đến nền văn minh Lạc Việt được
ghi lại trên lưng con rùa”. “Từ hai nghìn năm trước khi chúng ta bị phong kiến
phương Bắc đô hộ, tổ tiên chúng ta ở thời đại Hùng Vương đã sáng tạo Kinh
Dịch và dùng học thuyết này xây dựng nền tảng cơ bản cho văn hoá Việt Nam,
nhờ thế trong suốt một nghìn năm lệ thuộc Trung Hoa, chúng ta vẫn đứng vững
không bị đồng hoá như các dân tộc ở Hoa Nam” [5, tr. 1]. Người Trung Hoa
không biết từ thời điểm nào đã tiếp thu được Kinh Dịch của Việt Nam và họ
cũng đã dùng Kinh Dịch để góp phần xây dựng nền tảng văn hoá của họ. Cho
nên trong sinh hoạt, chúng ta có nhiều điểm giống họ, sau một nghìn năm mất
chủ quyền, ta mất luôn tác quyền Kinh Dịch và những gì ta nghĩ, ta làm thấy
giống Trung Hoa ta đều tự nhận mình học của Trung Hoa. Ngày nay chúng ta có
đầy đủ chứng lý để nói ngay rằng Kinh Dịch nguyên thuỷ là sản phẩm của Việt
Nam, do chính tổ tiên người Việt sáng tạo, trên chính quê hương Việt Nam với
nhiều bằng chứng vật thể còn lưu dấu trên đồ gốm Phùng Nguyên, đồ đồng
Đông Sơn. Phục Hy, Văn Vương chưa từng làm ra Kinh Dịch (nguyên thuỷ). Do
vậy, việc truy tìm lại nguồn gốc của Kinh Dịch đã bị thất truyền là việc làm cần
thiết nhưng không phải là việc tranh chấp theo quan điểm dân tộc hẹp hòi, mà có
ý nghĩa về mặt giá trị văn hoá, học thuật, khôi phục lại chân lý đã mất, có lợi
cho sự hiểu biết của con người. Mặc dù nó có nguồn gốc từ đâu, nhưng công lao
của những học giả Trung Quốc trong suốt chiều dài lịch sử của Kinh Dịch là
không thể phủ nhận và có thể khẳng định: Kinh Dịch là do tổ tiên người Bách

Việt sáng tạo ra. Khoảng 2800 TCN, Phục Hy từ những đồ hình Bát quái lưu
hành trong nhân gian, sáng tạo ra Tiên thiên Bát quái. Dựa vào cái la bàn này,
Ngài đã sắp xếp một cách tương đối thoả đáng các quẻ trong mối quan hệ tương
hỗ lẫn nhau trở thành sách bói toán hữu dụng. Văn Vương dựa vào những bát
quái do dân gian phát hiện, đã sáng tạo nên Hậu thiên Bát quái rồi từ đây điều
chỉnh vị trí các quẻ và sáng tác quái từ hào từ, đưa cuốn sách bói toán trở thành


5

Chu Dịch. Bằng công trình san định của mình, Khổng Tử đã biên khảo viết thập
dực (10 bộ cánh để giải thích cho 384 hào) và viết Thoán truyện cho Kinh Dịch,
đưa nó trở thành bộ sách kinh điển đứng hàng đầu trong kho tàng tri thức nhân
loại.
Trải qua hàng nghìn năm, không biết bao nhiêu vị thánh hiền đã bổ sung,
đã lý giải, mở rộng, đào sâu để cho Kinh Dịch trở thành một tác phẩm vừa lạ
lùng, vừa uyên thâm, vừa mênh mông, vừa cụ thể, bao hàm muôn lý, không gì
không có, đọc nhiều cũng được, đọc ít cũng hay, bởi vì chỉ đôi câu đã đủ làm
thành một đạo lý rồi. Đời nhà Tống, khi viết về Kinh Dịch học giả Trình Di đã
phải thốt lên: “ Thánh nhân lo đời sau như thế có thể gọi là tột bậc”. Không phải
không có lý khi cụ Phan Bội Châu coi Kinh Dịch “Là nhân sinh quan và vũ trụ
quan của nhân loại”. Cụ Phan cho rằng đúng như tinh thần Kinh Dịch: “Bình
đẳng, đại đồng là chân tính, là hạnh phúc của nhân sinh”, “Tinh thần có quy củ
trật tự đạo đức là lẽ công bình của mỗi người”. Những tư duy Khổng học như
“Không sợ dân nghèo mà chỉ sợ phân chia không đều” (sách Luận ngữ), “Tính
kế trăm năm không gì bằng trồng người” (sách Hán thư) …
Thật kỳ lạ, người xưa cho rằng: “Trong khoảng trời đất có gì? Chỉ hai chữ
âm dương mà thôi”. Chẳng là nhân thì là nghĩa, chẳng cứng là mềm, chẳng thừa
là thiếu, chẳng nam là nữ, chẳng trên là dưới, chẳng trong là ngoài, chẳng thịnh
là suy, chẳng nhiều là ít, chẳng khen là chê, chẳng tiến là lùi, chẳng mặn là nhạt,

chẳng nhanh là chậm, chẳng xấu là tốt, chẳng to là nhỏ, chẳng trước là sau,
chẳng rủi là may.
Một thời gian khá dài chúng ta đã quá chú trọng với triết học Tây phương
mà ít chú ý đến triết học Đông phương, trong khi đó thì người dân thường tuy ít
học nhưng lại thường tin tưởng và làm theo vô số những lời dạy của thánh hiền.
Sự biến động ghê gớm của các nước phương Tây với đầy những mâu thuẫn nội
sinh đồng thời với sự hưng thịnh đột xuất của không ít quốc gia châu Á, kể cả sự
phục hồi nhanh chóng sau khi xảy ra tình trạng khủng hoảng tài chính, kinh tế…
đã làm cho cả nhân loại không thể không chú ý nhiều hơn đến triết học Đông
phương. Văn minh châu Á trở nên hấp dẫn đối với hàng tỉ người dân bình


6
thường ở phương Tây. Kinh Dịch là một trong những thần kỳ của triết học và
văn minh Đông phương.
Trong hoạt động xã hội, cái thế của nó là Dịch, cái lý của nó là Đạo, cái
dụng của nó là Thần, âm dương khép ngỏ là Dịch, một khép một ngỏ là Biến. ở
đời, dương thường thừa, âm thường thiếu, chính vì không bằng nhau nên đã sinh
và sẽ sinh muôn vàn biến đổi. Đạo trong gầm trời này chỉ là Thiện- ác, nhưng
cái thời, cái cơ bản của mỗi lúc một khác, không phải lúc nào cũng giống nhau.
Phải hiểu rõ ràng các phép tu, tề, trị, bình thì mới quản lý được xã hội.
Thiết nghĩ, trong thời buổi hiện tại cái đúng, cái sai còn lẫn lộn; người tốt,
người xấu chưa tường minh; khó chung, khó riêng còn đầy rẫy; nên nhớ rằng cái
gốc của dân ta thì mãi mãi là tốt, đường lối đi lên đã được mở. Trong điều kiện
thực tại, nếu chúng ta biết sắp xếp thời gian để bình tâm nghiên cứu, học tập
Kinh Dịch. Nghe lời người xưa mà ngẫm đến chuyện ngày nay, nghe lời thiện
mà tránh điều ác, nghe lời nhân mà làm điều nghĩa...Cuộc đời sẽ đẹp, tâm hồn
mỗi người sẽ rộng mở và sáng tạo, quan hệ giữa người với người sẽ tốt hơn, nếu
chúng ta biết kiên nhẫn, sự thật sẽ đúng như vậy.
2. Cấu trúc và những vấn đề triết học trong Kinh Dịch

a. Cấu trúc của Kinh Dịch:
Các biểu tượng của Kinh Dịch là nằm trong tập hợp của 64 tổ hợp của các
đường trừu tượng gọi là

quẻ.

Mỗi quẻ bao gồm 6 hào được biểu diễn dưới dạng

các đoạn thẳng nằm ngang; mỗi hào này có thể là Dương (đường liền nét) hay Âm
(đường đứt nét bao gồm hai đoạn thẳng cách nhau một khe nhỏ). Với sáu đoạn
thẳng này được đặt liền nhau từ dưới lên trên trong mỗi quẻ suy ra có 2 6 hay 64
tổ hợp của hào và như vậy có 64 quẻ.
Mỗi quẻ được cho là tổ hợp của hai tập hợp con, mỗi tập con gồm ba
đường gọi là quái. Như vậy có 23 hay 8 quái ( quẻ đơn) khác nhau.
Mỗi quẻ đại diện cho một trạng thái, tiến trình hay sự thay đổi có thể xảy
ra. Khi quẻ được gieo bằng một trong những phương thức của
Dịch

bói toán bằng Kinh

từ mỗi một đường (hào) có thể là tĩnh hoặc động. Hào động có thể có sự

thay đổi từ Âm sang Dương hay ngược lại để tạo thành một quẻ khác, việc giải
nghĩa của quẻ được gieo ban đầu dựa trên sự cân nhắc và xem xét các thay đổi
đó.


7
Các phương pháp truyền thống để gieo quẻ sử dụng


số ngẫu nhiên

để sinh

ra quẻ, vì thế 64 quẻ này là không đồng nhất xét về xác suất.
Có một số hình thức khác nhau sắp xếp quái và quẻ.

Bát quái

là sự sắp xếp

của các quái, thông thường là trên gương hoặc đĩa. Truyền thuyết cho rằng Phục
Hi đó tìm thấy bát quái được viết trên mai rùa (xem Hà Đồ). Kiểu sắp xếp tám
quái dựa trên suy diễn này gọi là Tiên thiên bát quái.

Sự sắp xếp của vua Văn Vương được gọi là Hậu thiên bát quái. (Xem Lạc Thư)


8

Hình vẽ của Hà Đồ và Lạc thư


9

Thành phần hợp thành của quẻ:
Vạch liền tượng trưng cho vật chất trong sáng gọi là Dương, được coi là
thành phần sáng tạo, tích cực. Vạch đứt tương trưng cho vật chất nặng đọng lại
phần đen gọi là Âm, là thành phần tiếp thụ, thụ động. Mỗi một vạch (liền hoặc
đứt) là một hào. Các thành phần này được biểu diễn trong một biểu tượng hình

tròn chung, được biết đến như Thái Cực đồ, nhưng nói chung người ta gọi tắt là
đồ Âm-Dương, miêu tả quan hệ giữa hai trạng thái của mọi thay đổi, chuyển
dịch: khi Dương đạt tới cực đỉnh thì Âm bắt đầu phát sinh và ngược lại. Thái
Cực đồ cũng là nguyên lý phát sinh Âm-Dương.
Vô Cực

sinh Thái Cực; Thái Cực sinh Lưỡng Nghi (âm dương); Lưỡng Nghi sinh

Tứ tượng (bốn mùa);

Tứ Tượng

sinh Bát Quái;Bát Quái biến hoá ra vô cùng.

Chúng được biểu diễn như sau:


10


Vô cực > Thái cực
Thái cực sinh ra lưỡng nghi (âm dương)
Lưỡng nghi sinh ra tứ tượng (bốn thời)
2-Thiếu Âm
3- Thiếu Dương

1- Thái dương
1. Càn

2. Đoài


Tứ tượng sinh ra bát quát (bát tiết)
3. Ly
4. Chấn
5 Tốn
6. Khảm

4- Thái Âm
7. Cấn

8. Khôn

Trong danh sách sau, quái và quẻ được biểu diễn bằng cách sử dụng các
quy ước thông thường trong soạn thảo văn bản theo chiều dọc từ dưới lên trên.
Lưu ý rằng, biểu diễn trong thực tế của quái và quẻ là các đường theo chiều từ
dưới lên trên (có nghĩa là để hình dung ra quái hay quẻ trong thực tế, Có tám
quái hay bát quái (quẻ đơn) tạo thành do

tổ hợp

chập ba của Âm hoặc

Dương:
TT

Quái

Tên

Bản chất

tự nhiên

Ngũ Hành

Độ số theo
Hà đồ và
Lạc thư

Hướng theo Tiên
thiên; Hậu thiên
Bát quái

1

Càn

Thiê(trời)

dương kim

9

tây/nam

2

Đoài

Đầm (hồ)


âm kim

4

tây nam/đông nam

3

Ly

Hoả (lửa)

dương hoả

7

nam/tây

4

Chấn

Lôi (sấm)

âm hoả

2

đông nam/tây nam


5

Tốn

Phong (gió)

âm thuỷ

6

tây bắc/tây bắc

6

Khảm

Thuỷ (nước)

dương thuỷ

1

bắc/bắc

7

Cấn

Sơn (núi)


âm mộc

8

đông bắc/đông bắc

8

Khôn

Thổ(đất)

dương mộc

3

đông/đông

Ba hào dưới của quẻ, được gọi là nội quái, được coi như xu hướng thay đổi
bên trong. Ba hào trên của quẻ, được gọi là ngoại quái, được coi như xu hướng
thay đổi bên ngoài (bề mặt). Sự thay đổi chung của quẻ là liên kết động của


11
những thay đổi bên trong và bên ngoài. Vì vậy, quẻ số 13 Thiên Hỏa đồng
nhân, bao gồm nội quái (Ly hay Hỏa), liên kết với ngoại quái (Càn/Trời). Ý
nghĩa của quẻ này người Trung Quốc và Việt Nam hiểu tương đối khác nhau.
Người Trung Hoa
Việt


hiểu theo nghĩa mối quan hệ của con người với đất đai còn

người

hiểu theo nghĩa mối quan hệ tổng hòa của con người đối với vũ trụ nói

chung. Trong trường hợp này kiến giải của người Việt mang tính triết học cao
hơn.
Dưới đây là quẻ của kinh dịch do 8 quẻ đơn chồng lien tiếp lên nhau (trùng
quái) tạo thành 64 quẻ trong đó các quẻ từ số 01 đến số 30 được gọi là Thượng
Kinh, bắt đầu với hai quẻ Càn (trời), Khôn (đất). Các quẻ từ số 31 đến số 64
được gọi là Hạ Kinh.
T
T

1

Tên quẻ

TT

Quẻ thuần càn

Tên quẻ

Tên quẻ

TT

Tên quẻ


Q. phong thiên tiểu súc 17

Q.trạch lôi tuỳ

25

Q.thiên lôi vô vọng

9

2

Q. thuần khôn

10

Quẻ thiên trạch lí

18

Q.sơn phong cổ

26

Q.sơn thiên đại súc

3

Q. lôi thuỷ truân


11

Quẻ địa thiên thái

19

Q.địa trạch lâm

27

Q.sơn lôi di

4

Q. sơn thuỷ mông

12

Quẻ thiên địa bỉ

20

Q.phong địa quán 28

Q.trạch ph đại quá

5

Q. thuỷ thiên thu


13

Q.thiên
nhân

đồng 21

Q.Hoả lôi phệ hạp 29

Q.thuần khảm

6

Q. thiên thuỷ tụng

14

Q. hoả thiên đại hữu

Q. sơn hoả bí

Q. thuần li

hoả

22

30



12

7

Q. địa thuỷ sư

15

Q. địa sơn khiêm

23

Q. sơn địa bác

31

Q.trạch sơn hàm

8

Quẻ thuỷ địa tỉ

16

Quẻ lôi địa dự

24

Q.địa lôi phục


32

Q.lôi phong hằng

T
T
33

Tên quẻ

TT

Q.Thiên sơn độn

41

34

Q. lôi thiên đại

35

Tên quẻ

Tên quẻ

TT

Tên quẻ


Q. trạch sơn tổn

Q. trạch hoả cách

57

Q. thuần tốn

42

Q. lôi phong ích

Q. hoả phong tỉnh

58

Q. thuần đoài

Q. hoả địa tấn

43

Q. Trạch thiên quải

Q. thuần chấn

59

Q. phong thuỷ hoán


36

Q. địa hoả minh di

44

Q. thiên phong cấu

Q. thuần cấn

60

Q. thuỷ trạch tiết

37

Q. phong hoả gia
nhân

45

Q. trach địa tuỵ

Q. phong sơn tiệm

61

Q. ph trạch trung thu



13
38

39

40

Q. hoả trạch khê

Q. thuỷ sơn kiển

Q. lôi thuỷ giải

46

Q. địa phong thăng

Q. lôi trạch quy muội

62

Q. lôi sơn tiểu quá

47

Q. trạch thuỷ khốn

Q. lôi hoả phong


63

Q. thuỷ hoả kí tế

48

Q. thuỷ phong tỉnh

Q. hoả sơn lữ

64

Q. hoả thuỷ vị tế

Cách lập quẻ theo năm, tháng ngày giờ:
Tìm quẻ thượng: lấy số của năm, tháng, ngày cộng lại chia cho 8 “phương”
số dư là hào thượng. Nếu không dư lấy số 8 làm hào thượng.
Tìm quẻ hạ: lấy số cảu năm, tháng, ngày, giờ cộng lại chia cho 8 số dư là
hào hạ.
Tìm hào động: số của năm, tháng, ngày, giờ chia cho 6 (hào) số dư là hào
động, không dư lấy số 6 làm hào động
Số tượng quẻ theo Tiên thiên Bát quái: Càn 1, Đoài 2, Ly 3, Chấn 4, Tốn 5,
Khảm 6, Cấn 7, Khôn 8.
Số của năm: theo (12 con giáp): Tý số 1, Sửu số 2, Dần số 3, Mão 4, Thìn 5,
Tỵ 6, Ngọ 7, Mùi 8, Thân 9, Dậu 10, Tuất 11 đến Hợi số 12
Số của tháng: tháng giêng số 1, tháng hai số 2… đến tháng 12 là số 12.
Số của ngày: ngày mồng một số 1… ngày 30 số 30…
Số của giờ: giờ Tý số 1, Sửu số 2, Dần số 3, Mão 4, Thìn 5, Tỵ 6, Ngọ 7,
Mùi 8, Thân 9, Dậu 10, Tuất 11 đến Hợi số 12.
Cách tìm quẻ: sau khi chia cho 8, lấy số dư làm quẻ. Số dư là là 3, tức là

quẻ Ly, dư 7 là quẻ Cấn, không có dư thì lấy số 8 làm quẻ, tức là quẻ Khôn. Số
nhỏ hơn 8 không đủ chia thì lấy luôn số đó làm quẻ. Nếu số 4 là quẻ Chấn, số 6
là quẻ Khảm


14
b. Những vấn đề triết học trong Kinh Dịch:
* Về bản thể luận:
- Thể hiện tư tưởng duy vật của con người khi quan niệm về vũ trụ. Kinh
dịch cho rằng cái chưa có là vô cực, khởi thuỷ vũ trụ là một khối hỗn mang là
mênh mông vô cùng tận rồi phân ra Âm - Dương nhờ hai năng lực Âm và
Dương chúng tương tác, tương thôi, tương thành với nhau “ nhất Âm nhất
Dương chi vi đạo”, vận vật đều nhất thể Âm –Dương và hình thành nên Nhật –
Nguyệt và chúng biến hoá thành ra tứ tượng: Mặt trời- Mặt trăng- Tinh - Đẩu
hay (4 tiết) rồi tiếp tục biến thành bát quái. Nhờ có Dịch từ cái “vô” biến thành
cái “một”, cái một biến thành cái “hai” cứ như vậy chúng biến hoá vô cùng, vô
tận thành mọi dạng vật chất khác nhau trong vũ trụ.
- Thể hiện quan niệm biện chứng về sự vận động biến đổi của vũ trụ là
mang tính khách quan tự thân, thế giới này là thế giới vật chất, vũ trụ không do
ai sáng tạo ra, con người nhận thức về vũ trụ chứ không phải con người tạo ra vũ
trụ. Khi xem xét quá trình vận động biến đổi của vũ trụ là hoàn toàn dựa trên
triết lí động hay còn gọi là dịch biến hoá.
- Trong Kinh Dịch chứa đựng nguyên lí cơ bản rất sâu sắc về các quy luật
vận động biến đối: Thứ nhất, Dịch là giao dịch (trong âm có dương, trong dương
có âm). Vì Âm- Dương bao trùm cả không gian (như phía bắc, phía nam) thời
gian (như đêm ngày), thời tiết (như đông, hè, nắng, mưa), không vật gì hữu hình
hay vô hình trong vũ trụ mà không có âm dương: giống đực giống cái, rỗng, đặc,
thịnh suy, thăng giáng, thu tán, thiện ác, tốt xấu, quân tử, tiểu nhân...đều là ÂmDương. Quan niệm trong Thái cực, Âm- Dương được tượng trưng bằng hình đen
và hình trắng Âm- Dương xoắn lấy nhau, trong âm còn có Dương, trong dương
còn có Âm, Âm- Dương biến hóa, lúc thì Âm thịnh thì dương suy, Dương thịnh

âm suy.
Thứ hai, Âm- Dương tương giao tương thành. Âm - Dương tương phản,
trái ngược nhau đấy, nhưng không tương khắc như nước với lửa, mà tương giao,
tương thế, gặp nhau, xô đẩy nhau, thay thế nhau như ánh sáng và bóng tối, như


15
nóng và lạnh… âm dương tương dao, tương thôi hơn là tương phản và thay
phiên nhau theo một nhịp điệu dài ngắn tuỳ hiện tượng, tuỳ thời, cái này lên thì
cái kia xuống, cái này xuống thì cái kia lên, mỗi cái làm chủ trong một thời rồi
lại nhường chỗ cho cái kia. Không những thế chúng còn tương thành bổ túc cho
nhau: ngày sáng để vạn vật sinh hoạt, đêm tối để vạn vật nghỉ ngơi, hè nóng để
vạn vật phát triển, đông lạnh để vạn vật gom lại sức. Tương thành còn vì một lẽ:
Không còn Âm thì cũng không còn Dương, không còn Dương thì làm sao có
Âm, vũ trụ, vạn vật cũng không có. Tương phản, tương thành nghĩa cũng như
“đồng quy nhi thù đồ”, tuy đường lối khác nhau nhưng đều đưa tới một nơi, một
mục đích. Nắng mưa trái nhau, nhưng đều giúp cho cây cỏ tươi tốt, nóng lạnh
khác nhau nhưng phải có đông có hạ với đủ bốn mùa.
Thứ ba, Âm - Dương tương cầu tương ứng: có tương cầu tương ứng thì
mới gặp nhau, giao nhau mà sinh ra vạn vật “nhị khí giao cảm, hoá sinh vạn vật”
trong vũ trụ không loài nào không tuân theo luật này. Khi Âm- Dương tương
ứng thì Dương sướng mà Âm hoạ hợp tác với nhau như càn và khôn. Càn tạo ra
vạn vật ở vô hình thuộc về phần khí nhưng phải nhờ khôn vạn vật mới hữu hình
mới sinh trưởng cho nên công của khôn cũng lớn như công của càn, chỉ khác
khôn có đức thuận tuỳ theo càn, bổ túc cho càn, cứ như vậy chúng bổ sung cho
nhau để hoàn thiện có cái này thì mới có cái kia, có cái này thì cái kia mới làm
tròn được nhiệm vụ của nó trong vũ trụ.
Thứ tư, dịch là biến dịch (âm dương đều động). Muốn giao nhau thì cả
Dương lẫn Âm đều phải động và biến hoá trong trật tự thuận lẽ tự nhiên, có
chừng có mực. Bởi vì có biến thì mới có hoá mà thông( qua lại không không

cùng thì gọi là thông) mới bảo đảm cho vụ trụ được trường tồn. Nhưng sự biến
dịch tuân theo một trật tự nhất định.
Thứ năm, dịch là bất dịch đó là luật mãn chiêu tổn khiêm thụ ích; luật phản
phục, tuần hoàn. Sự biến hoá trong vũ trụ diễn tiến theo một quy luật bất di bất
dịch gọi là “thường” biết rõ “quy luật thường” là sáng suốt, không biết “quy luật
thường” thì gặp điều không lành. Quy luật thường nó diễn tả Âm- Dương thay


16
thế lẫn nhau, cứ một cái tiến thì một cái lùi, một cái lùi thì một cái tiến. Biến hoá
chỉ là sự tiến lui của Âm - Dương thôi trong Kinh Dịch ở phần Hệ từ hạ có viết
“cát hung luôn luôn thắng lẫn nhau theo một quy luật nhất định. Việc đồi không
cát thì hung, hết cát lại hung, hết hung lại cát”. Sự cát hung đó được hiểu như là
Âm- Dương, là trời và đất, là mặt trời mặt trăng, là ngày và đêm…; còn Luật
phản phục, tuần hoàn cũng là luật “thường”, bất dịch của Dịch. Luật phản phục
là luật diễn biến trong vũ trụ khi con người xem xét sự vận hành của các sự vật
hiện tượng như mặt trời, mặt trăng, của bốn mùa… thấy rằng sự vật theo một
phương hướng nào đó, khi tới mức cùng tốt không thể tiến triển được nữa thì
chuyển biến mà quay trở lại theo chiều nghịch với phương hướng cũ, cứ như thế
không bao giờ thôi. Chính nhờ có Luật phản phục mà sự vật trong vũ trụ không
bị tắc, bị cùng, mà luôn thông, sinh sinh, hoá hoá mãi
Người xưa nói: “Đông tình vô đoan, âm dương vô thủy”, còn nói: “Vật
phương sinh phương tử”. Có nghĩa là âm dương không có cái trước cái sau, không
có cái này sinh ra cái kia, mọi vật đều vừa sinh vừa tử. Thật ra rất khó phân biệt
rạch ròi âm dương, sinh tử. Gọi là dương khi phần dương lấn át phần âm và ngược
lại, gọi là âm khi phần âm lấn át phần dương. Âm dương xen kẽ nhau và hàm chứa
lẫn nhau. Âm dương lúc dày (thái), lúc mỏng (thiếu) cho nên mới có thiếu dương,
thái dương, thiếu âm, thái âm. Âm là bề trái, dương là bề phải, âm là bề lưng,
dương là bề bụng, âm là vật chất bên ngoài, dương là tinh thần bên trong, âm thuộc
về đất, dương thuộc về trời, âm nặng nên xuống đất, dương nhẹ nên lên cao. Gọi là

âm dương (chứ không gọi là dương âm) có cái lý của nó. Cái gì cũng từ dưới đi lên,
từ ngoài vào trong, có phần tối mới nổi được phần sáng.
* Về nhân sinh quan: Được thể hiện rõ nét thông qua việc giải thích trong
34 quẻ hạ của Kinh Dịch đó là các quan niệm:
Thiên đạo với nhân đạo là một. Đại biểu vũ trụ là trời, đất; đại biểu vạn vật
là người. Trời, đất, người cùng một thể “ thiên - địa - nhân hợp nhất”, cho nên
người được sắp ngang hàng với trời đất, thành một bộ “tam tài” (ba ngôi). Trời


17
(đất) với người quan hệ mật thiết với nhau (thiên nhân tương dữ); phép tắc của
trời, đất làm mô phạm cho hành vi của người, thiên đạo tức là nhân đạo; hơn
nữa, trời với người còn tương cảm tương ứng với nhau.
Xây dựng một xã hội trung chính trong Kinh Dịch. Đó là các việc hàng
ngày như: việc ăn uống có quẻ Di, quẻ Tỉnh, quẻ Đỉnh. Về việc nuôi tinh thần,
Dịch cho rằng mới ra đời, con người có tính chất phác, trong trắng “tính thiện”,
nên giữ vững tính đó, giữ đường chính, đừng tự phụ, phải thận trọng, như vậy
cho tới suốt đời. Phải biết trau giồi tài đức (quẻ Đại Súc), biết sửa lỗi (quẻ
Phục), nhưng đừng ham tiến mau quá, mà nên tiến lần lần thôi, như con chiêm
hồng trong quẻ Tiệm. Tới tột bậc thì thành một hạng xuất thế, khí tiết thanh cao,
khác phàm, dù không trực tiếp giúp đời, nhưng tư cách có thể làm gương cho
đời.
Bàn về đạo trị dân. Về nhiệm vụ dưỡng dân, giáo dân của nhà cầm quyền,
có quẻ Di, Mông, Đại Súc.. Cách đối với dân, có các quẻ Đồng nhân, Tỉ, Hoán.
Điều quan trọng nhất là đoàn kết được nhân dân, khiến cho trên dưới hoà đồng.
Muốn vậy thì phải bỏ tinh thần đảng phái, tôn trọng quyền của mỗi người, phân
biệt nhiều hạng người, cho mỗi người được phát triển sở năng, thỏa mãn sở
nguyện (Đại tượng truyện quẻ Đồng Nhân).
Bàn về tu thân, đạo làm người. Khuyên con người phải tu tâm, dưỡng
tính, phải biết nuôi dưỡng đức hạnh của mình. Phải có chín đức để tu thân trong

Kinh Dịch đã chỉ ra chín quẻ mà người quân tử phải nghiền ngẩm để sửa đức,
tức các quẻ : Lý cái nền của đức, vì Lý là lễ, cung kính, thận trọng; quẻ Khiêm,
cái cán của đức, khiêm là khiêm tốn , tự hạ; quẻ Phục, cái gốc của đức, vì phục
là trở lại, khôi phục lại thiên lý; quẻ Hằng, là cái bền vững của đức, vì hằng là
giữ lòng cho bền, không thay đổi; quẻ Tốn, là sự trau giồi đức, trau giồi bằng
cách bớt lòng dục, bớt lòng giận; quẻ ích, là sự nảy nở đầy đủ của đức, ích có
nghĩa là tăng tiến cái đức; quẻ Khôn là để nghiệm xem đức mình cao hay thấp,
vì có gặp thời khốn, gặp nghịch cảnh mới biết mình giữ đựơc đạo, được tư cách
không; quẻ Tỉnh, là sự dày dặn của đức, tỉnh là giếng là nơi nước không cạn mà


18
cũng không tràn, giúp ích cho đời, công dựng đầy khắp dày dặn; quẻ Tốn, là sự
chế ngự đức, để được thuần thục, linh hoạt, biết quyền biến.
Bàn về chính, trung thể hiện trong thời. Chính không vừa có nghĩa là ngay
thẳng, vừa có nghĩa là hợp chính nghĩa, hợp đạo. Nhưng Dịch cho rằng chính
không quí bằng Trung, vì hễ trung thì cũng là chính, mà chính chưa chắc đã là
trung (trung là không thiên lệch).Trung tức là có chừng mực :”Trời đất có chừng
mực nên mới thành bốn mùa” mà vạn vật mới phát triển được. Chừng mực cũng
là luật quân bình, nắng không nắng quá, mưa không mưa quá, nắng mưa, ấm
lạnh phải thay nhau để điều hòa khí hậu. Cái gì thịnh quá thì phải suy, suy quá
thì sẽ thịnh. Tuy nhiên trung ở đây không có nghĩa là chung chung, lưng trừng,
nửa vời, nhu nhược. Dịch là biến dịch, có biến hoá mới thích hợp (duy biến sở
thích), cho nên trọng cái thời, vì biến đến cực thì trở lại, cho nên trọng đức
trung. Trung với thời, do đó mà liên quan mật thiết với nhau. Thời gồm trung, vì
phải hợp thời mới gọi là trung. Ở cảnh giàu sang mà sống bủn xỉn, ở cảnh nghèo
hèn mà sống xa hoa, thì không hợp thời, không phải là trung.Thời gồm chính
nữa vì chính mà không hợp thời thì cũng xấu. Cương thường là đạo người quân
tử mà ở cuối quẻ Càn, không hợp thời, cho nên có hối hận. Vậy Dịch là chính
trung, mà thực ra chỉ là hợp thời. “Cái nghĩa tùy thời lớn thật” (Tùy thời chi

nghĩa đại hĩ tai! – Quẻ Tùy). “Lúc đáng ngừng thì ngừng, lúc đáng đi thì đi.
Động tĩnh không thất thời, đạo đó sáng sủa” (Thời chỉ tắc chỉ, thời hành tắc
hành. Động tĩnh bất thất kì thời, kì đạo quang minh). “Bậc quân tử tiến đức tu
nghiệp là muốn cho kịp thời” (Quân tử tiến đức tu nghiệp, dục cập thời dã).
Tóm lại: Kinh Dịch nguồn bằng các hình ảnh, nói đúng hơn là các phù
hiệu, mỗi quẻ có ba hào gồm hào âm, hào dương, ba hào xếp thành ngôi dưới,
ngôi giữa, ngôi trên (đối xứng với đất, người và trời), quẻ đơn gọi là kinh quái,
quẻ kép gọi là biệt quái. Vì sao như vậy, thì thượng cổ đã làm gì có văn tự. Bát
quái, thái cực, hà đồ, lạc thư… đều là hình ảnh. Ngày xưa, cổ nhân ngẩng đầu
lên quan sát bầu trời, quan sát sự vận hành của mặt trời, mặt trăng và các tinh tú,
cúi đầu xuống xem phép tắc dưới đất, xem những sự thích nghi của muôn loài,


19
ngẫm nghĩ ngay về cơ thể mình và nhìn ra xa, gần từ đó làm ra các quẻ để thông
suốt đức thần minh, để điều hoà cái tình của muôn vật.
Trên cơ sở nắm chắc các quy luật của kinh dịch cũng như toàn nội dung,
cấu trúc và hình thức biểu hiện các quẻ của Kinh Dịch cùng với một sự kiên trì,
tĩnh tâm, suy tư, nghiền ngẫm qua nhiều thời gian thì khi ấy chúng ta mới có thể
hiểu và đạt được nhiều thành tựu trong học tập, nghiên cứu, ứng dụng Kinh
Dịch. Cổ nhân đã dạy rằng: “Bất học Dịch khả dĩ thức tạo hoá chi đoạn” (Không
học Dịch làm gì rõ được đầu mối của tạo hoá). Ngược lại: “Dịch thông tắc vật lý
tự thông” (Dịch mà thông thì sự lý trong vạn vật khắc thông).
3. Vận dụng Kinh Dịch vào dự đoán một số lĩnh vực trong đời sống xã hội
Kinh Dịch đã xuất hiện ở Việt Nam từ lâu. Trong suốt các triều đại phong
kiến, bắt đầu từ khoa thi đầu tiên ở đời nhà Trần đến khoa thi cuối cùng ở đời
nhà Nguyễn, Kinh Dịch luôn là một nội dung quan trọng trong các câu hỏi dành
cho sĩ tử dự thi. Trong dân gian, ứng dụng của Kinh Dịch cũng cực kỳ rộng lớn,
điển hình như trong việc chọn hướng nhà, xem phong thủy, lo việc hiếu - hỉ...
Chúng ta cũng có rất nhiều người tài giỏi say mê nghiên cứu Kinh Dịch và

có những đóng góp quan trọng vào việc “giải mã” bộ môn này. Ở Việt Nam theo
truyền thuyết nhà Lý có sư Vạn Hạnh (939-1025) giỏi về độn số và sấm ngữ.
“Ngày quý Sửu, Lý Công Uẩn tự lập làm vua. Trước đấy ở hương Diên
Uẩn, châu Cổ pháp (thời Đinh là Cổ Lâm, nay thuộc huyện Tiên Sơn, Hà Bắc có
cây gạo bị sét đánh, người hương ấy đã xem kĩ dấu sét đánh thấy có chữ: “Thụ
căn diếu diếu, mộc biểu thanh thanh, hào dao mộc lạc, thập bát tử thành, đông a
nhập địa, mộc dị tái sinh, chấn cung kiến nhật, đoài cung ẩn tích, lục thất niên
gian, thiên hạ thái bình”- (cây gốc thăm thẳm, ngọn cây xanh xanh, cây hoà dao
rụng, mười tám hạt thành, cành đông xuống đất, cây khác lại sinh, đông mặt trời
mọc, tây sao sáu hình, khoảng sáu bảy năm, thiên hạ thái bình). Sư Vạn Hạnh tự
đoán rằng: “Thụ căn diểu diểu”, chữ căn nghĩa là gốc, gốc tức là vua, chữ diều
đồng âm với yểu, nên hiểu là yểu. “Mộc biểu thanh thanh”, chữ biểu nghĩa là
ngọn, ngọn tức là bề tôi, chữ thanh âm gần giống với tanh nghĩa là thịnh. Hoà,


20
đao, mộc, ghép lại là chữ Lê, thập, bát, tử là chữ lý; Đông ghép lại là chữ Lê,
thập bát tử là chữ Lý; Đông A là từ trần nhập địa là phương bắc vào cướp. “Mộc
dĩ tái sinh là họ Lê khác lại sinh ra. “Chấn cung kiến nhật”, chấn là phương
đông, kiến là mọc ra; nhật là thiên tử. “Đoài cung ẩn tinh”, “đoàn là phương
Tây, “Ẩn” cũng như lặn, “tinh” là thứ nhân. Mấy câu này ý nói là vua thì non
yếu, bề tôi thì cường thịnh, họ Lê mất ý, họ Lý nổi lên, thiên tử ở phương đông
mọc ra thì thứ nhân ở phương Tây lặn mất, trải qua 6,7 năm thì thiên hạ thái
bình” [6, tr. 237]
Ở triều hậu Lê, tương truyền câu truyện Nguyễn Trái đóng giả người làm
thuê cho người em con cậu là Trần Nguyên Hãn (người buôn dầu) để đến gặp
nghĩa quân Lam Sơn. Nguyễn Trãi vào rừng lúc ban đêm xem Lê Lợi và Lê Thụ
bàn tính định ngày khởi nghĩa. Khi nghe Lê Lợi và Lê Thụ nói: “Đúng đến năm
kỷ hợi (1419) là có thể khởi nghĩa”. Bỗng từ trên cây có tiếng nói to:
“Chúa công sai rồi”. Lê Lợi toan rút gươm chém, Nguyễn Trãi bèn tụt

xuống thưa rằng: “Thần đem thân đến gửi chúa công cũng chỉ là việc này”. Sau
một hồi lí giải và với “Bình Ngô sách”, Nguyễn Trãi đã nói năm 1417 có thể tiến
hành được. Lúc này mới khen là phải và rất cảm phục Nguyễn Trãi.[7, tr. 28]
Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) là nhà dự đoán nổi tiếng, tương truyền có
những lời sấm (sấm Trạng Trình) và những lời dự đoán về thời cuộc.
Lê Quý Đôn là một trong những học giả lớn của nước ta ở thế kỉ XVIII.
ÔNg là nhà Nho thường lấy đạo Dịch làm cơ sở cho việc biên soạn sách. Ông đã
viết quyển “Thái ất dị giản lục”.
Nguyễn Thiếp (1723-1804) đã từng dự đoán cho vua Quang Trung, đánh
thắng 20 vạn quân Thanh (1788) trong vòng mươi hôm, và sự việc về sau đúng
như dự đoán.
Phan Bội Châu là nhà yêu nước. Cụ hoạt động cách mạng là để giải phóng
dân tộc thoát khỏi ách nô lệ. Cụ dùng ngòi bút làm vũ khí, để cổ vũ, kêu gọi
đồng bào đứng lên đấu tranh đánh đuổi thực dân Pháp, giành độc lập. Cụ để lại
cho đất nước những công trình học thuật mà muôn đời sau còn phải tiếp tục học


21
tập và nghiên cứu. Trong đó nổi bật là các công trình nhân sinh triết học. Quốc
văn Chu Dịch giải nghĩa….
Chủ tịch Hồ Chí Minh là lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, là danh nhân
văn hoá thế giới. Người đã lãnh đạo toàn dân Việt Nam làm cách mạng lật đổ
chế độ dân chủ, đánh đuổi thực dân Pháp, đánh bại đế quốc Mĩ, xây dựng nên
nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nhân dân toàn thế giới đều khâm
phục. Người cũng là nhà dự báo của thế kỉ XX. Người đã dự báo thời cuộc, dự
báo vận nước, đã được lịch sử chứng minh là đúng, là kì diệu.
Nội dung Kinh Dịch bao la rộng lớn gồm đủ cả “đạo trời, đạo người, đạo
đất”. Nói về mối quan hệ giữa con người và tự nhiên, con người với con người
Chính vì Kinh Dịch có liên quan đến nhiều lĩnh vực, cho nên Bác Hồ đã vận
dụng Dịch học vào các bài viết, bài nói chuyện một cách rất tinh tế, uyên bác,

điều này được thể hiện qua một số vấn đề như sau:
1. Khi nói đến đạo đức cách mạng, cần, kiệm, liêm, chính, Bác liên hệ đạo
đức con người với đạo tam tài: trời, đất, người ở Kinh Dịch, Bác nói:
“ Trời có bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông.
Đất có bốn phương: đông, tây, nam, bắc.
Người có bốn đức: cần, kiệm, liêm, chính.
Thiếu một mùa, thì không thành trời.
Thiếu một phương, thì không thành đất.
Thiếu một đức, thì không thành người” [8, tr. 631]
Ở sách Kinh Dịch có nhiều chỗ bàn đến đạo tam tài: trời, đất, người. Chẳng
hạn, hệ từ hạ nói: “Dịch là sách rộng lớn đầy đủ, có đạo trời, có đạo người, có
đạo đất, gồm ba và gấp đôi lên, cho nên thành ra sáu. Số sáu không phải là gì
khác, chỉ là đạo tam tài”, (Chương XI)
Đó là giải thích một quẻ có 6 hào đại biểu cho tam tài: trời, đất người. Kinh
Dịch cho rằng, giữa ba đạo: trời, đất, người có quan hệ với nhau mật thiết, đạo
đất, đạo người là tuỳ thuộc vào đạo trời. Hệ từ thượng nói: “Cho nên làm rõ đạo
trời mà xét đến nguyên cớ của dân..., bắt chước cái tượng không gì lớn hơn trời,


22
đất, biến thông không gì là lớn hơn bốn mùa”. Và thuyết quái nói: “Ngày xưa
thánh nhân làm ra Dịch là để thuận cái lẽ về tính mệnh cho nên lập đạo trời là
âm và dương, lập đạo đất là nhu và cương, lập đạo người là nhân và nghĩa, gồm
ba tài và gấp đôi lên, cho nên ở Dịch có sáu nét vạch mà thành quẻ”.
Kinh Dịch đề cập đến đạo tam tài là nói đến mối quan hệ và quy luật biến
đổi của vũ trụ. Trong nhiều bài viết của mình, Bác Hồ nhấn mạnh đạo đức cần,
kiệm, liêm, chính như một thành tố của đạo tam tài. Con người thiếu một trong
bốn đức đó thì không thành người. Bốn đức ấy là đạo làm người, là đạo lí của
con người trong cuộc sống hàng ngày. Rõ ràng, Bác dùng truyền thống văn hoá
khuyên nhủ mọi người cần kiệm để xây dựng kinh tế, xã hội, văn hoá. Một đất

nước đứng vững và đi lên là nhờ ở cơ sở kinh tế, nhưng cái bản sắc riêng lại là
nền văn hoá truyền thống dân tộc, không có một nền văn minh của đất nước nào
lại được định hình chỉ có những thành tựu kinh tế mà không cần đến những giá
trị văn hoá. Văn hoá là cốt cách của một dân tộc, của một thời đại gồm có những
giá trị vật chất và tinh thần. Chính Bác Hồ đã lấy truyền thống văn hoá để động
viên, phát triển kinh tế, nhưng cũng là yêu cầu các cán bộ thực hiện bốn đức
cách mạng đó. Bác đã đặt “cần, kiệm, liêm, chính” trên một nền tảng dân chủ, tự
nguyện, tự giác, mọi người cùng đồng tâm hiệp lực xây dựng đất nước giàu
mạnh, thực hiện xã hội công bằng, văn minh. Đặc biệt Bác đòi hỏi cán bộ luôn
luôn phải mẫu mực, luật pháp nghiêm minh, đấu tranh chống nạn quan liêu,
tham nhũng, chống đặc quyền, đặc lợi. Là con người cần phải phân biệt được
điều thiện và điều ác, điều chính và điều tà, đừng làm điều gì tổn hại đến xã hội,
đến nhân dân. Cho nên nói đến “liêm chính”, Bác dẫn câu nói của Khổng Tử:
“Người mà không liêm, không bằng súc vật”, và câu nói của Mạnh Tử: “Ai mà
tham lợi, thì nước sẽ nguy”[9, tr. 641].
2. Khi quốc vương nước Nam sắp “làm khách của nước Pháp”. Bác Hồ có
lời chào mừng đả kích dí dỏm.
“Tùng, tùng, tùng! Nhân nó lên ba, thì ấy là con số chín, con số tận cùng
trong những con số chẳng thể chia cũng chẳng thể nhân, mà theo vua Phục Hy


23
thì nó biểu hiện sự suy đốn của một sinh linh được coi như cùng tột (dương
cửu)” [10, tr. 78]
Đọc đoạn văn này, những người am hiểu Kinh Dịch thì mới thấy hết, Bác
Hồ rất uyên bác về Dịch học. Bác dùng ngay yếu tố biện chứng chất phác phản
ánh ở trong Kinh Dịch để cảnh báo bọn vua quan phong kiến nước Nam. “Vì
đạo (Dịch) thường thay đổi, biến động không ngừng, xoay quanh sáu cõi (sáu
hào trong quẻ), ngôi trên ngôi dưới không nhất định, cương, nhu (dương, âm)
thay đổi nhau, không làm khuôn mẫu nhất định được, chỉ có biến hoá mới thích

hợp, ra vào có mức độ”. (Hệ từ hạ).
Ở đây, tư tưởng “chuộng đạo trung” của Kinh Dịch nghĩa là “không quá”.
Nếu quá cứng và quá mềm đều là không tốt, cần phải thượng trung (chuộng đạo
trung). Nếu quá cứng và quá mềm đều là thiên lệch.
Bọn quan lại Nam triều thời đó chủ yếu là các nhà nho, học nho thi cử đỗ
đạt rồi ra làm quan để hưởng bổng lộc. Mà đã là nhà nho thì thường lất đạo Dịch
làm cơ sở cho việc trị nước, yêu dân, cho nên họ thừa hiểu quy luật biến đổi của
trời đất, quy luật chuyển hoá mâu thuẫn như đã trình bày ở trên. Vì thế, Bác Hồ
mới răn đe chúng: “Vua muốn xứng với lòng trời và làm tròn nhiệm vụ chi tôn
của mình thì phải chịu khổ trước dân và chia sướng sau dân. Vua phải tuân lệnh
trời, mà tiếp dân chính là truyền lại ý trời. Bằng không thì ấy là trời đoạn tuyệt,
tổ tiên từ bỏ, nhân dân ruồng rẫy”.
Cùng trong bài “Lời than vãn của Bà Trưng Trắc”, mở đầu Bác dùng từ
“dương cửu” của Chu Dịch để nói đến sự biến đổi thịnh suy của một sinh linh,
của một chế độ. Cuối bài Bác răn đe “Vua phải tuân lệnh trời” tức là vua phải
làm đúng quy luật của tạo hoá, là “tiếp dân”, là “truyền lại ý trời”. Đó là quy luật
của Chu Dịch đã phân tích ở trên: đôi bên mâu thuẫn, dựa vào nhau, liên hệ với
nhau tạo thành một thể thống nhất (thực hiện ý trời). Trong Kinh Dịch còn đề ra
phạm trù “trung” (đạo trung), ví như: “Quẻ đồng nhân, mềm được ngôi vị, đắc
trung” (được ngôi giữa) mà ứng với kiền (trời), gọi là đồng nhân (đồng nhân, lời
thoán). “Cho nên đến lại, bèn được ngôi giữa” (Quẻ giải, lời thoán).


24
Tư tưởng “chuộng đạo trung” của Kinh Dịch có nghĩa là không quá. Nếu
quá cứng quá mềm đều là không tốt, cần phải chuộng đạo chung. Những người
theo học đạo Nho, không ai không biết cái “đạo trung” ấy. Nhưng vua quan
Nam triều có thực hiện được điều đó hay không? “Bằng không thì ấy là trời
đoạn tuyệt, tổ tiên nhân dân ruồng rẫy”, Bác Hồ cảnh cáo bọn vua quan Nam
triều, nếu tham lam tàn bạo, chỉ biết đến bản thân mình, không biết đến dân

chúng thì sẽ chịu trừng phạt của quy luật biến đổi của tạo hoá mà Chu Dịch đã
đề cập đến. Một nhà hiền triết phương Đông, giữa thủ đô nước Pháp, Bác Hồ đã
lấy trí đấu trí với bọn vua quan Nam triều vẫn khoe là văn minh nho nhã, học
rộng biết nhiều. Thế thì, vua quan Nam triều hãy làm tròn cái nhiệm vụ của
mình đi, đừng để cho dân chúng lầm than khổ sở, làm đúng theo đạo Dịch mà
các “ngài” đã học không thì trời đoạn tuyệt, đất không dùng tha.
3. Bác Hồ vận dụng Dịch học một cách khá nhuần nhuyễn. Ở trong Kinh
Dịch có nhiều chỗ đề cập đến: “Cương nhu tương ma” (Hệ từ thượng) - (cứng
mềm cọ xát nhau), “Cương nhu tương thôi” (Hệ từ hạ) - (...Biến thông là theo
thời). Nhưng Bác Hồ không nói theo như vậy. Bác vận dụng dịch lí vô cùng linh
hoạt và đúng với hoàn cảnh thực tế. Trước khi chia tay lên đường sang Pháp,
Bác Hồ nói với cụ Huỳnh Thúc Kháng, Bộ trường Bộ Nội vụ: “Dĩ nhu xử
cương, dĩ bất biến ứng vạn biến” [11, tr. 93]. Bác đã nói lên cách ứng xử tình
hình đất nước lúc bấy giờ (1946): Lấy mềm ứng xử cứng, nắm lấy nguyên tắc
không thay đổi mà ứng xử một cách linh hoạt trong từng hoàn cảnh. Nguyên tắc
không thay đổi lúc bấy giờ là đoàn kết để ứng xử với muôn vàn biến động. Bởi
vì, năm 1946 tình hình đất nước ta vô cùng gian nguy, vận mệnh tổ quốc như
ngàn cân treo sợi tóc. Trước mưu đồ hiểm độc của lực lượng “đồng minh” để
quân Pháp tiến vào Việt Nam. Ở trong nước, bọn “Việt quốc”, “Việt cách” chuẩn
bị một cuộc đảo chính nhằm lật đổ chính phủ ta. Bác đã vận dụng Dịch học để
giải quyết tình hình đất nước. Bác yêu cầu mọi người vừa phải “bất biến” vừa
phải “vạn biến”, vừa chống chủ nghĩa cơ hội, vừa chống chủ nghĩa giáo điều,


25
vừa chống giặc ngoài, vừa đỡ thù trong, biết vận dụng chân lí một cách sáng tạo
vào tình hình thực tế phức tạp của đất nước.
4. Bác Hồ đã dự đoán về vận nước, năm 1940, Bác viết bài diễn ca Lịch sử
Việt Nam, cuối bài Bác lập bảng niên biểu ghi lại những niên đại quan trọng,
trong quá trình dựng nước và giữa nước của dân tộc. Cuối bảng niên biểu Bác

ghi: “1945: Việt Nam độc lập” [12, tr. 219 - 230]. Năm năm sau, lịch sử chứng
minh dự đoán này là đúng. Nên trường hợp này, sẽ có ý kiến cho rằng, Bác dựa
vào lời sấm của Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Theo tương truyền, ở lời sấm của Nguyễn Bỉnh Khiêm có câu thơ ứng với
thời cuộc: Mã đề dương cước anh hùng tận, Thân dậu niên lai kiến thái bình.
Nội dung câu thơ đã dự đoán: năm Ngọ, năm Mùi anh hùng hết. Đến năm
Thân, năm Dậu thiên hạ thái bình. Từ đó mọi người liên hệ tới thời cuộc, suy
đoán năm dương lịch: Ngọ, Mùi là hai năm 1942 và 1943; thân Dậu là hai năm
1944 và 1945. Nếu đúng lời sấm này là của Nguyễn Bỉnh Khiêm thì chúng ta
cũng phải thừa nhận giữa Bác và Nguyễn Bỉnh Khiêm đều có cùng một cơ sở
khoa học nhất định, cho nên mới có kết quả dự đoán trùng nhau.
Năm 1960, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng họp tại thủ đô
Hà Nội, trong dịp này, Bác gửi thư cho đồng bào và chiến sĩ niềm Nam, Bác
viết: “Toàn dân ta đoàn kết nhất trí bền bỏ đấu tranh, thì chậm lắm 15 năm nữa,
Tổ quốc ta nhất định sẽ thống nhất, Bắc Nam nhất định sẽ sum họp một nhà”.
Rõ ràng, Bác đã dự đoán vận nước và lịch sử đã chứng minh những dự đoán này
là hoàn toàn chính xác. Qua đó, chúng ta thấy, Bác Hồ dự đoán vận nước, không
phải là điều huyền bí mà có cơ sở khoa học dự báo. “Vận nước” là lòng dân và
tình thế trong nước, ngoài nước. Đúng thế, năm 1965 đế quốc Mĩ đưa quân Mĩ
vào miền Nam Việt Nam, đồng thời mở rộng chiến tranh phá hoại bằng không
quân và hải quân trên miền Bắc. Bác đã dự đoán khả năng xấu nhất mà đế quốc
Mĩ có thể gây cho ta là “bịt hành lang đi vào miền Nam và đánh Hà Nội, Hải
Phòng”. Bác trực tiếp theo dõi cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại trên


×