Tải bản đầy đủ (.doc) (256 trang)

TÀI LIỆU THAM KHẢO TRÍCH các tác PHẨM KINH điển của c mác, PH ĂNG GHEN và v i lê NIN về TRIẾT học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (957.31 KB, 256 trang )

3
TRÍCH CÁC TÁC PHẨM KINH ĐIỂN CỦA C. MÁC, PH. ĂNG GHEN
VÀ V.I. LÊ NIN VỀ TRIẾT HỌC
Phần 1
TRÍCH TÁC PHẨM CỦA C. MÁC, PH.ĂNGGHEN, V.I.LÊNIN VỀ
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ LỊCH SỬ TRIẾT HỌC VÀ TRIẾT HỌC
1.1. Những vấn đề chung về lịch sử triết học
"Trong thời gian ấy, cùng với nền triết học Pháp thế kỷ XVIII và tiếp
theo sau nó, nền triết học mới ở Đức đã ra đời và đã đạt tới đỉnh cao nhất của
nó, thể hiện ở Hê-ghen. Công lao lớn nhất của nó là đã quay trở lại phép biện
chứng, coi đó là hình thức cao nhất của tư duy. Những nhà triết học Hy Lạp
cổ đại đều là những nhà biện chứng tự phát, bẩm sinh, và A-ri-xtốt, bộ óc
bách khoa nhất trong các nhà triết học ấy, cũng đã nghiên cứu những hình
thức căn bản nhất của tư duy biện chứng. Trái lại, nền triết học mới, mặc dầu
nó cũng có những đại biểu xuất sắc của phép biện chứng (ví dụ như Đê-các-tơ
và Xpi-nô-da), nhưng đặc biệt do ảnh hưởng của triết học Anh, nó ngày càng
bị sa vào cái gọi là phương pháp tư duy siêu hình là phương pháp tư duy hầu
như cũng hoàn toàn chi phối những người Pháp trong thế kỷ XVIII, ít nhất
cũng là trong những công trình chuyên bàn về triết học của họ. Nhưng ngoài
lĩnh vực triết học hiểu theo đúng nghĩa của nó ra, họ cũng để lại cho chúng ta
nhiều tuyệt tác về phép biện chứng; chúng ta chỉ cần nhớ lại cuốn "Người
cháu trai của Ra-mô" của Đi-đơ-rô28 và cuốn "Bàn về nguồn gốc của tình
trạng bất bình đẳng giữa con người "của Rút-xô. - ở đây, chúng tôi giới thiệu
một cách vắn tắt thực chất của hai phương pháp tư duy ấy; chúng ta sẽ còn
phải trở lại vấn đề ấy tỉ mỉ hơn.
Khi chúng ta dùng tư duy để xem xét giới tự nhiên, lịch sử loài người,
hay hoạt động tinh thần của bản thân chúng ta thì trước nhất, chúng ta thấy
một bức tranh về sự chằng chịt vô tận của những mối liên hệ và những sự tác
động qua lại trong đó không có cái gì là đứng nguyên, không thay đổi, mà tất
cả đều vận động, biến đổi, phát sinh và mất đi. Cái thế giới quan ban đầu,
ngây thơ, nhưng xét về thực chất thì đúng đó là thế giới quan của các nhà triết




4
học Hy Lạp cổ đại và lần đầu tiên đã được Hê-ra-clít trình bày một cách rõ
ràng: mọi vật đều tồn tại và đồng thời lại không tồn tại, vì mọi vật đang trôi
đi, mọi vật đều không ngừng thay đổi, mọi vật đều không ngừng phát sinh và
tiêu vong. Nhưng cách nhìn ấy, dù cho nó có nắm đúng tính chất chung của
toàn bộ bức tranh về các hiện tượng, vẫn không đủ để giải thích những chi tiết
hợp thành bức tranh toàn bộ, và chừng nào chúng ta chưa biết được các chi
tiết ấy thì chúng ta chưa thể hiểu rõ được bức tranh toàn bộ ấy. Muốn nhận
thức được những chi tiết ấy, chúng ta buộc phải tách chúng ra khỏi mối liên
hệ tự nhiên hay lịch sử của chúng, và phải nghiên cứu riêng từng chi tiết một
theo đặc tính của chúng, theo nguyên nhân và kết quả riêng của chúng, v.v..
Đó trước hết là nhiệm vụ của khoa học tự nhiên và của việc nghiên cứu lịch
sử, tức là của những ngành khoa học mà vì những lí do hoàn toàn dễ hiểu,
những ngành đó chỉ giữ một địa vị thứ yếu ở người Hy Lạp thời cổ đại, bởi vì
đối với họ, điều trước hết là phải thu thập được tài liệu cần thiết đã. Những
bước đầu nghiên cứu một cách chính xác giới tự nhiên ở người Hy Lạp chỉ
đến thời đại A-lếch-xan-đri mới được tiếp tục phát triển và về sau, trong thời
trung cổ, được người A-rập phát triển hơn nữa".
Ph.Ăngghen: Chống Đuyrinh, C.Mác và Ph.Ăngghen toàn tập,
tập 20, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1994, tr. 34 - 36

"Khi xem xét kỹ hơn, chúng ta cũng thấy rằng hai cực của một thể đối
lập - thí dụ, cái khẳng định và cái phủ định - cũng không thể tách rời nhau
giống như chúng không thể không đối lập với nhau, và mặc dầu tất cả sự đối
lập giữa chúng với nhau, chúng vẫn thâm nhập lẫn nhau. Chúng ta cũng thấy
rằng nguyên nhân và kết quả là những khái niệm chỉ có ý nghĩa là nguyên
nhân và kết quả khi được áp dụng vào một trường hợp riêng biệt nhất định;
nhưng một khi chúng ta nghiên cứu trường hợp riêng biệt ấy trong mối liên hệ

chung của nó với toàn bộ thế giới thì những khái niệm ấy lại vẫn gắn với nhau
và xoắn xuýt với nhau trong một khái niệm về sự tác động qua lại lẫn nhau
một cách phổ biến, trong đó nguyên nhân và kết quả luôn luôn thay đổi vị trí
cho nhau; cái ở đây hoặc trong lúc này là nguyên nhân thì ở chỗ khác hoặc ở
lúc khác lại là kết quả, và ngược lại.


5
Tất cả những quá trình ấy và tất cả những phương pháp tư duy ấy không
nằm trong khuôn khổ của tư duy siêu hình. Trái lại, đối với phép biện chứng là
phương pháp mà điều căn bản là nó xem xét những sự vật và những phản ánh
của chúng trong tư tưởng trong mối liên hệ qua lại lẫn nhau của chúng, trong sự
ràng buộc, sự vận động, sự phát sinh và sự tiêu vong của chúng,- thì những quá
trình kể trên chỉ chứng thực cho phương pháp nghiên cứu của bản thân nó mà
thôi. Giới tự nhiên là hòn đá thử vàng đối với phép biện chứng, và cần phải nói
rằng khoa học tự nhiên hiện đại đã cung cấp cho sự thử nghiệm ấy những vật
liệu hết sức phong phú và mỗi ngày một tăng thêm, và do đó đã chứng minh
rằng trong tự nhiên, rút cục lại, mọi cái đều diễn ra một cách biện chứng chứ
không phải siêu hình. Nhưng vì cả cho đến nay, có thể đếm trên đầu ngón tay
con số những nhà nghiên cứu tự nhiên đã học được cách suy nghĩ một cách biện
chứng, cho nên sự xung đột giữa những kết quả đã đạt được và phương pháp tư
duy lâu đời hoàn toàn giải thích được tình trạng hết sức lẫn lộn hiện nay đang
thống trị trong ngành khoa học tự nhiên lý thuyết khiến cho cả thày lẫn trò, cả
người viết lẫn người đọc, đều tuyệt vọng".
Ph.Ăngghen: Chống Đuyrinh, C.Mác và Ph.Ăngghen toàn
tập, tập 20, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1994, tr.38- 39

"Như vậy, một quan điểm đúng đắn về vũ trụ, về sự phát triển của vũ trụ
và sự phát triển của loài người, cũng như về sự phản ánh của sự phát triển ấy vào
trong đầu óc con người chỉ có thể có được bằng con đường biện chứng, với sự

chú ý thường xuyên đến những tác động qua lại phổ biến giữa sự phát sinh và sự
tiêu vong, giữa sự biến đổi tiến bộ và sự biến đổi thụt lùi. Và nền triết học hiện
đại Đức, ngay từ đầu, chính là đã được xác lập theo tinh thần đó".
Ph.Ăngghen: Chống Đuyrinh, C.Mác và Ph.Ăngghen
toàn tập, tập 20, Nxb Chính trị quốc gia , Hà Nội, 1994, tr.39

"Và mặc dầu Hê-ghen đã nắm được một cách đúng đắn và thiên tài một
số mối liên hệ riêng biệt giữa các hiện tượng, nhưng vì những nguyên nhân
nói trên, nên nhiều cái ngay cả trong các chi tiết của hệ thống Hê-ghen cũng
không tránh khỏi tính chất gò ép, giả tạo, hư cấu, tóm lại là bị xuyên tạc".


6
Ph.Ăngghen: Chống Đuyrinh, C.Mác và Ph.Ăngghen toàn
tập, tập 20, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1994, tr. 41

"Tư duy lý luận của mỗi một thời đại, cũng có nghĩa là cả thời đại
chúng ta, là một sản phẩm lịch sử mang những hình thức rất khác nhau trong
những thời đại khác nhau và do đó có một nội dung rất khác nhau. Thế cho
nên cũng như bất kỳ khoa học nào khác, khoa học về tư duy là một khoa học
lịch sử, là khoa học về sự phát triển lịch sử của tư duy con người. Và điều đó
có một ý nghĩa quan trọng ngay cả đối với việc ứng dụng một cách thực tiễn
tư duy vào lĩnh vực kinh nghiệm. Bởi vì, trước hết, lý luận về các quy luật của
tư duy hoàn toàn không phải là một "chân lý vĩnh viễn", không thay đổi, như
bọn phi-li-xtanh đã tưởng tượng khi chúng nói đến từ "lô-gích". Từ A-ri-xtốt
tới nay, chính bản thân môn lô-gích hình thức vẫn còn là một lĩnh vực được
bàn cãi sôi nổi. Còn về phép biện chứng thì cho tới nay mới có hai nhà tư
tưởng là A-ri-xtốt và Hê-ghen đã nghiên cứu tương đối chính xác. Nhưng
chính phép biện chứng là một hình thức tư duy quan trọng nhất đối với khoa
học tự nhiên hiện đại, bởi vì chỉ có nó mới có thể đem lại sự tương đồng và do

đó đem lại phương pháp giải thích những quá trình phát triển diễn ra trong
giới tự nhiên, giải thích những mối liên hệ phổ biến, những bước quá độ từ
một lĩnh vực nghiên cứu này sang một lĩnh vực nghiên cứu khác".
Ph.Ăngghen: Biện chứng của tự nhiên, C.Mác và Ph.Ăngghen
toàn tập, tập 20, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1994, tr.487

"Nhưng một dân tộc muốn đứng vững trên đỉnh cao của khoa học thì
không thể không có tư duy lý luận. Sau cùng với việc vứt bỏ chủ nghĩa Hêghen, người ta đã quăng luôn cả phép biện chứng - đúng ngay vào lúc mà
người ta không thể không tiếp nhận tính chất biện chứng của các quá trình tự
nhiên, vào lúc mà do đó chỉ có phép biện chứng mới có thể giúp cho khoa học
tự nhiên vượt khỏi những khó khăn về lý luận. Kết quả là người ta lại trở
thành nạn nhân của chủ nghĩa siêu hình cũ một cách không cứu vãn được.
Ph.Ăngghen: Biện chứng của tự nhiên, C.Mác và Ph.Ăngghen
toàn tập, tập 20, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1994, tr.489

"Hình thức thứ nhất là triết học Hy Lạp. Trong triết học này, tư duy


7
biện chứng xuất hiện với tính chất thuần phác tự nhiên chưa bị khuấy đục bởi
những trở ngại đáng yêu274 mà chính chủ nghĩa siêu hình của thế kỷ XVII và
XVIII - Bê-cơn và Lốc-cơ ở Anh, Vôn-phơ ở Đức - đã tự tạo ra cho mình và
dùng để ngăn chặn con đường của mình tiến từ sự hiểu biết cái cá biệt đến sự
hiểu biết cái toàn thể, đến sự thấu suốt mối liên hệ phổ biến của sự vật. Chính
vì người Hy Lạp chưa đạt tới trình độ mổ xẻ, phân tích giới tự nhiên, cho
nên họ hãy còn quan niệm giới tự nhiên là một chỉnh thể và đứng về mặt
toàn bộ mà xét chỉnh thể ấy. Mối liên hệ phổ biến giữa các hiện tượng tự
nhiên chưa được chứng minh về chi tiết; đối với họ, mối liên hệ đó là kết quả
của sự quan sát trực tiếp. Đó chính là thiếu sót của triết học Hy Lạp, do đó mà
sau này, nó buộc phải nhường chỗ cho những cách nhìn khác. Nhưng chính đó

cũng là ưu điểm của nó so với tất cả các địch thủ siêu hình sau này của nó.
Nếu về chi tiết, chủ nghĩa siêu hình là đúng hơn so với những người Hy Lạp,
thì về toàn thể những người Hy Lạp lại đúng hơn so với chủ nghĩa siêu hình.
Đó là một trong những lý do làm cho, trong triết học cũng như trong nhiều
lĩnh vực khác, chúng ta phải luôn luôn trở lại với thành tựu của cái dân tộc
nhỏ bé đó, cái dân tộc mà năng lực và hoạt động toàn diện của nó đã tạo ra
cho nó một địa vị mà không một dân tộc nào khác có thể mong ước được
trong lịch sử phát triển của nhân loại. Nhưng lý do khác là ở chỗ từ các hình
thức muôn hình muôn vẻ của triết học Hy Lạp, đã có mầm mống và đang nảy
nở hầu hết tất cả các loại thế giới quan sau này. Do đó, khoa học tự nhiên lý
thuyết buộc phải quay trở lại với người Hy Lạp, nếu nó muốn truy cứu lịch sử
phát sinh và phát triển của những nguyên lý chung của nó ngày nay. Tư tưởng
này ngày càng lộ rõ. Ngày càng ít đi những nhà khoa học tự nhiên trong khi
vừa sử dụng những di sản của triết học Hy Lạp, như thuyết nguyên tử chẳng
hạn, coi đó là những chân lý vĩnh viễn, lại vừa coi khinh người Hy Lạp theo
kiểu Bê-cơn, cho rằng họ không có khoa học tự nhiên thực nghiệm. Ước
mong duy nhất hiện nay là tư tưởng đó sẽ tiến thêm nữa và trở thành một
nhận thức đúng đắn về triết học Hy Lạp.
Hình thức thứ hai của phép biện chứng, hình thức quen thuộc nhất với
các nhà khoa học tự nhiên Đức, là triết học cổ điển Đức từ Can-tơ đến Hê-


8
ghen. Ở đây, người ta đã đi những bước đầu rồi, vì bên cạnh chủ nghĩa Can-tơ
mới mà chúng ta đã nhắc đến, thì trở lại Can-tơ cũng đã thành một cái mốt.
Kể từ khi người ta phát hiện ra rằng Can-tơ là người khởi xướng ra hai giả
thuyết thiên tài, mà nếu không có hai giả thuyết này thì lý luận của khoa học
tự nhiên ngày nay không thể tiến lên được, - thuyết về nguồn gốc của hệ
thống mặt trời mà trước kia người ta cho là của La-pla-xơ và thuyết thuỷ triều
làm giảm tốc độ quay của quả đất, - từ ngày đó các nhà khoa học tự nhiên lại

hoan nghênh Can-tơ. Nhưng từ khi người ta tìm thấy một cương yếu rộng rãi
về phép biện chứng trong các tác phẩm của Hê-ghen, mặc dù là cương yếu ấy
xuất phát từ những tiền đề hoàn toàn sai lầm, thì việc học tập phép biện chứng
của Can-tơ quả là một công việc tốn sức, không đem lại lợi ích gì.
Ph.Ăngghen: Biện chứng của tự nhiên C.Mác và Ph.Ăngghen toàn
tập, tập 20, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1994, tr. 491- 492.

"Sau khi loại bỏ tất cả cái đó ra, thì còn lại phép biện chứng của Hê-ghen.
Khác với "đám hậu sinh càu nhàu, kiêu căng và tầm thường đang đóng vai trò lãnh
đạo trong giới có học thức ở Đức", công lao của Mác là ở chỗ ông là người đầu tiên
đã phục hồi lại phương pháp biện chứng đã bị bỏ quên, nêu rõ những mối quan hệ
và sự khác nhau của phương pháp đó với phép biện chứng của Hê-ghen, và đồng
thời, trong bộ "Tư bản", ông đã áp dụng phương pháp đó vào những sự kiện của
một khoa học thực nghiệm xác định, khoa kinh tế chính trị. Ông đã thành công đến
mức là ngày nay, nếu phái kinh tế học hiện đại ở nước Đức mà hơn được phái mậu
dịch tự do tầm thường thì cũng là nhờ đã mượn cớ phê phán Mác để sao chép lại
Mác (thường thường lại sao khá sai).
Trong phép biện chứng cũng như trong tất cả bộ môn khác của hệ
thống Hê-ghen, cũng có một sự đảo ngược của các mối quan hệ hiện thực.
Nhưng, như Mác đã vạch rõ: "Tính chất thần bí mà phép biện chứng đã mắc
phải ở trong tay Hê-ghen tuyệt nhiên không ngăn cản Hê-ghen trở thành
người đầu tiên trình bày một cách bao quát và có ý thức những hình thái vận
động chung của phép biện chứng. ở Hê-ghen, phép biện chứng bị lộn ngược
đầu xuống đất. Chỉ cần dựng nó lại là sẽ phát hiện được cái nhân hợp lý của
nó ở đằng sau cái vỏ thần bí của nó".


9
Ph.Ăngghen: Biện chứng của tự nhiên C.Mác và
Ph.Ăngghen toàn tập, tập 20, Nxb Chính trị quốc gia,

Hà Nội, 1994, tr. 493- 494.

"Vậy là từ trong lịch sử của giới tự nhiên và lịch sử của xã hội loài

người mà người ta đã rút ra được các quy luật của phép biện chứng. Những
quy luật không phải là cái gì khác hơn là những quy luật chung nhất của hai
giai đoạn phát triển lịch sử ấy cũng như là của bản thân tư duy. Về thực chất,
các quy luật ấy quy lại thành ba quy luật sau đây:
Quy luật về sự chuyển hoá từ số lượng thành chất lượng và ngược lại.
Quy luật về sự xâm nhập lẫn nhau của các đối lập.
Quy luật về sự phủ định của phủ định.
Cả ba quy luật ấy đã được Hê-ghen phát triển theo kiểu duy tâm của
ông chỉ như là những quy luật thuần tuý của tư duy: quy luật đầu nằm trong
phần thứ nhất của cuốn "Lôgích học", trong học thuyết về tồn tại; quy luật thứ
hai chiếm tất cả phần thứ hai, là phần quan trọng hơn cả của cuốn "Lô-gích
học" của ông, tức là phần học thuyết về bản chất; và sau cùng, quy luật thứ ba
đóng vai trò quy luật cơ bản làm cơ sở cho toàn bộ hệ thống. Sai lầm là ở chỗ
ông không rút ra những quy luật ấy từ trong giới tự nhiên và lịch sử mà lại
đem gán những quy luật với tư cách là những quy luật của tư duy ấy từ trên
xuống cho tới tự nhiên và lịch sử".
Ph.Ăngghen: Biện chứng của tự nhiên, C.Mác và Ph.Ăngghen
toàn tập, tập 20, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1994, tr. 510.

"Chủ nghĩa duy vật của thế kỷ trước thì chủ yếu là có tính chất máy móc,
vì hồi bấy giờ, trong tất cả các khoa học tự nhiên, chỉ có cơ học và cụ thể là chỉ
có cơ học các vật thể rắn (trong không trung và trên trái đất), nói tóm lại chỉ có
cơ học trọng lượng là đã đạt tới một mức độ hoàn bị nào đó. Hóa học hãy còn ở
trong hình thức ấu trĩ, theo thuyết Phlô-gi-xtôn. Sinh vật học cũng còn ở vào
trình độ phôi thai: cơ thể của thực vật và động vật chỉ mới được nghiên cứu một
cách rất thô sơ và được giải thích bằng những nguyên nhân thuần túy máy móc.

Đối với các nhà duy vật chủ nghĩa hồi thế kỷ XVIII, con người là một cái máy,


10
chẳng khác gì động vật đối với Đề-các-tơ. Việc chỉ ứng dụng tiêu chuẩn của cơ
học cho các quá trình hóa học và hữu cơ, - trong những quá trình đó, chắc chắn
là các quy luật cơ học cũng tác động, những đã bị các quy luật khác, cao hơn,
đẩy lùi về phía sau, - tạo ra một tính hạn chế đặc thù, nhưng hồi đó không thể
tránh khỏi, của chủ nghĩa duy vật cổ điển Pháp.
Tính hạn chế đặc thù thứ hai của chủ nghĩa duy vật ấy là ở chỗ nó
không thể hiểu được thế giới là một quá trình, với tính cách là vật chất ở trong
quá trình phát triển lịch sử liên tục. Điều đó phù hợp với trình độ của khoa
học tự nhiên hồi ấy, và phù hợp với phương pháp siêu hình, nghĩa là phương
pháp phản biện chứng của tư duy triết học, gắn liền với trình độ đó".
Ph.Ăngghen: Lút vích Phoiơbắc và sự cáo chung của triết
học cổ điển Đức, C.Mác và Ph.Ăngghen toàn tập, tập 21,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội,1995, tr. 409 – 410.

"Phương pháp biện chứng của tôi không những khác phương pháp của
Hê-ghen về cơ bản, mà còn đối lập hẳn với phương pháp ấy nữa. Đối với Hêghen, quá trình tư duy - mà ông ta thậm chí còn biến thành một chủ thể độc
lập dưới cái tên gọi ý niệm - chính là vị thần sáng tạo ra hiện thực, và hiện
thực này chẳng qua chỉ là biểu hiện bên ngoài của tư duy mà thôi. Đối với tôi
thì trái lại, ý niệm chẳng qua chỉ là vật chất được đem chuyển vào trong đầu
óc con người và được cải biến đi ở trong đó".
C.Mác: Lời bạt viết cho lần xuất bản thứ 2 quyển I, bộ Tư
bản. C.Mác và Ph.Ăngghen toàn tập, tập23, Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội, 1993, tr. 38

"Ở trên kia, chúng tôi đã xem xét cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật
và chủ nghĩa duy tâm trong tất cả mọi vấn đề nhận thức luận mà chúng tôi đã

bàn tới, cũng như trong tất cả mọi vấn đề triết học mà khoa học vật lý mới đã đề
ra. Không trừ một trường hợp nào, chúng ta đã thấy rằng đằng sau một đống
thuật ngữ tinh vi mới, đằng sau cái mớ lộn xộn những nghị luận uyên thâm kinh
viện, là hai đường lối cơ bản, hai khuynh hướng cơ bản trong cách giải quyết
các vấn đề triết học. Có nên coi giới tự nhiên, vật chất, cái vật lý, thế giới bên
ngoài là cái có trước và coi ý thức, tinh thần, cảm giác (theo danh từ phổ biến


11
hiện nay, thì tức là kinh nghiệm), cái tâm lý, v.v. là cái có sau không, đó là vấn
đề căn bản, một vấn đề trên thực tế vẫn tiếp tục phân chia các nhà triết học
thành hai phe lớn. Nguồn gốc của hàng nghìn, hàng vạn sai lầm và quan niệm
mơ hồ trong lĩnh vực đó, chính là ở chỗ ở đằng sau những danh từ, những định
nghĩa, những thủ thuật quanh co kinh viện, những lời bịp bợm, người ta
không nhìn thấy có hai khuynh hướng cơ bản đó".
V.I.Lênin: Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm
phê phán, V.I.Lênin toàn tập, tập 18, Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội, 2005, tr. 415 - 416

"Mác và Ăngghen coi phép biện chứng của Hê-ghen − học thuyết toàn
diện nhất, phong phú nhất, sâu sắc nhất về sự phát triển − là một thành quả lớn
nhất của triết học cổ điển Đức. Đối với hai ông thì diễn đạt nguyên lý về sự
phát triển, nguyên lý về sự tiến hoá bằng bất cứ cách nào khác đều là phiến
diện, nghèo nàn, đều bóp méo và cắt xén quá trình thực tế của sự phát triển
(thường có những bước nhảy vọt, những sự đột biến, những cuộc cách mạng)
trong tự nhiên và trong xã hội. "Có lẽ hầu như chỉ có Mác và tôi là những
người đã tự đề ra cho mình nhiệm vụ cứu phép biện chứng tự giác" (thoát khỏi
sự phá hoại của chủ nghĩa duy tâm, kể cả chủ nghĩa Hê-ghen) "để đưa nó vào
trong quan điểm duy vật về tự nhiên". "Tự nhiên là vật chứng thực cho phép
biện chứng, và phải nói rằng chính khoa học tự nhiên hiện đại đã chứng tỏ rằng

vật chứng thực ấy vô cùng phong phú" (đoạn này viết trước khi phát hiện ra rađi-um, điện tử và luật biến hoá của nguyên tố, v. v.!), "mỗi ngày tích lũy thêm
nhiều tài liệu và chứng tỏ rằng, xét đến cùng, thì trong giới tự nhiên, mọi sự
việc đều xảy ra một cách biện chứng chứ không phải siêu hình"".
V.I.Lênin: Các Mác (Sơ luợc tiểu sử, kèm theo sự trình
bày chủ nghĩa Mác), V.I.Lênin toàn tập, tập 26,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005, tr. 63 - 64

"Sự phát triển hình như diễn lại những giai đoạn đã qua, nhưng dưới một
hình thức khác, ở một trình độ cao hơn ("phủ định của phủ định"); sự phát triển có
thể nói là theo đường trôn ốc chứ không theo đường thẳng; − sự phát triển bằng
những bước nhảy vọt, bằng những sự đột biến, bằng những cuộc cách mạng; −
"những bước gián đoạn của sự tiến triển dần dần"; sự biến đổi lượng thành chất; −
những kích thích nội tại theo hướng phát triển, những kích thích gây ra bởi sự mâu


12
thuẫn, bởi sự xung đột giữa những lực lượng và giữa những xu thế khác nhau
đang tác động vào một vật thể nhất định, trong phạm vi một hiện tượng nhất định,
hoặc trong nội bộ một xã hội nhất định; − sự phụ thuộc lẫn nhau và mối liên hệ
chặt chẽ, mật thiết giữa tất cả các mặt của từng hiện tượng (và lịch sử luôn luôn
làm lộ ra những mặt mới), cái mối liên hệ quy định quá trình vận động có tính
chất thế giới, thống nhất và có quy luật; − đó là một số đặc điểm của phép biện
chứng, tức là học thuyết về sự phát triển".
V.I.Lênin: Các Mác (Sơ luợc tiểu sử, kèm theo sự trình
bay chủ nghĩa Mác), V.I.Lênin toàn tập, tập 26,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005, tr. 65.

"Hêghen đã đoán được một cách tài tình biện chứng của sự vật (của những
hiện tượng, của thế giới, của giới tự nhiên) trong biện chứng của khái niệm".
V.I.Lênin: Bản tóm tắt cuốn sách của Hê-ghen “Khoa học

lô-gích". Học thuyết về khái niệm, V.I.Lênin toàn tập, tập 29,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005, tr. 209.

"Chỉ từ nửa cuối thế kỷ XV trở đi mới có một nền khoa học tự nhiên
thật sự và từ bấy đến nay, khoa học đó đã đạt được những tiến bộ ngày càng
nhanh chóng. Việc phân chia giới tự nhiên ra thành những bộ phận riêng biệt,
việc tách riêng các loại quá trình tự nhiên và các sự vật tự nhiên khác nhau
thành những loại nhất định, việc nghiên cứu cấu tạo bên trong của những vật
thể hữu cơ theo các hình thái giải phẫu nhiều vẻ của nó - tất cả những cái đó
đã là những điều kiện cơ bản cho những tiến bộ khổng lồ mà 400 năm gần
đây đã đem lại cho chúng ta trong lĩnh vực nhận thức giới tự nhiên. Nhưng
phương pháp nghiên cứu ấy đồng thời cũng để lại cho chúng ta một thói quen
là xem xét những sự vật tự nhiên và quá trình tự nhiên trong trạng thái biệt lập
của chúng, ở bên ngoài mối liên hệ to lớn chung, và do đó không xem xét
chúng trong trạng thái vận động mà xem xét trong trạng thái tĩnh, không coi
chúng về cơ bản là biến đổi, mà coi chúng là vĩnh viễn không biến đổi, không
xem xét chúng trong trạng thái sống mà xem xét chúng trong trạng thái chết.
Và khi phương pháp nhận thức ấy được Bê-cơn và Lốc-cơ đưa từ khoa học tự


13
nhiên vào triết học thì nó tạo ra tính hạn chế đặc thù của những thế kỷ gần
đây, - tức là phương pháp tư duy siêu hình.
Đối với nhà siêu hình học thì những sự vật và sự phản ánh của chúng
trong tư duy, tức là những khái niệm, đều là những đối tượng nghiên cứu
riêng biệt, cố định, cứng đờ, vĩnh viễn, phải được xem xét cái này sau cái kia,
cái này độc lập với cái kia. Nhà siêu hình học suy nghĩ bằng những sự tương
phản hoàn toàn trực tiếp; họ nói: "Có là có, không là không; ngoài cái đó ra
chỉ là trò xảo quyệt"30. Đối với họ thì sự vật hoặc là tồn tại hoặc là không tồn
tại; một sự vật không thể vừa là bản thân nó lại vừa là một sự vật khác. Cái

khẳng định và cái phủ định tuyệt đối bài trừ lẫn nhau; nguyên nhân và kết quả
cũng đối lập hẳn với nhau. Phương pháp tư duy ấy mới xem thì có vẻ hoàn
toàn có thể chấp nhận được, bởi vì nó là phương pháp của cái mà người ta gọi
là lý trí lành mạnh của con người. Nhưng lý trí lành mạnh của con người ta,
tuy là một người bạn đường rất đáng kính trong bốn bức tường sinh hoạt của
gia đình, cũng sẽ trải qua những cuộc phiêu lưu kỳ lạ nhất một khi nó mạo
hiểm bước vào thế giới nghiên cứu rộng lớn. Phương pháp nhận thức siêu
hình, dù được coi là chính đáng và thậm chí là cần thiết trong những lĩnh vực
nhất định ít nhiều rộng lớn tuỳ theo tính chất của đối tượng nghiên cứu,
nhưng chóng hay chầy nó cũng sẽ gặp phải một ranh giới mà nếu nó vượt quá
thì nó trở thành phiến diện, hạn chế, trừu tượng và sa vào những mâu thuẫn
không thể nào giải quyết được, vì nó chỉ nhìn thấy những sự vật riêng biệt mà
không nhìn thấy mối liên hệ qua lại giữa những sự vật ấy, chỉ nhìn thấy sự tồn
tại của những sự vật ấy mà không nhìn thấy sự phát sinh và sự tiêu vong của
những sự vật ấy, chỉ nhìn thấy trạng thái tĩnh của những sự vật ấy mà quên
mất sự vận động của những sự vật ấy, chỉ nhìn thấy cây mà không thấy rừng".
Ph.Ăngghen: Chống Đuyrinh, C.Mác và Ph.Ăngghen toàn
tập, tập 20, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1994, tr.36 - 37.

"Thí dụ, trong sinh hoạt hàng ngày, chúng ta biết và có thể nói một cách
chắc chắn rằng một con vật đang tồn tại hay không tồn tại, nhưng nghiên cứu


14
kỹ hơn nữa thì chúng ta lại thấy rằng đôi khi đó lại là một vấn đề hết sức phức
tạp, như các luật sư hiểu rất rõ điều đó khi phải vò đầu bứt tai để tìm ra một
giới hạn hợp lý mà nếu vượt quá thì việc giết một cái thai trong bụng mẹ sẽ bị
coi là tội giết người. Cũng như không thể xác định một cách chính xác lúc
chết là lúc nào, bởi vì sinh lý học chứng minh rằng cái chết không phải là một
sự kiện đột ngột và trong khoảnh khắc, mà là một quá trình rất dài. Cũng

giống như trong mỗi giây lát, bất kỳ một vật hữu cơ nào cũng vừa là bản thân
nó, vừa không phải là bản thân nó; trong mỗi giây lát, nó tiêu hoá những chất
mà nó nhận được từ ngoài vào và bài tiết những chất khác ra khỏi nó; trong
mỗi giây lát, một số tế bào trong cơ thể của nó chết đi và những tế bào khác
được hình thành; sau một thời gian dài hay ngắn, những chất của cơ thể ấy đổi
mới hoàn toàn và được những nguyên tử vật chất khác thay thế. Bởi thế mỗi
vật hữu cơ bao giờ cũng là bản thân nó nhưng lại không phải là bản thân nó".
Ph.Ăngghen: Chống Đuyrinh, C.Mác và Ph.Ăngghen toàn
tập, tập 20, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1994, tr. 37 - 38

"Khi xem xét kỹ hơn, chúng ta cũng thấy rằng hai cực của một thể đối lập thí dụ, cái khẳng định và cái phủ định-cũng không thể tách rời nhau giống như
chúng không thể không đối lập với nhau, và mặc dầu tất cả sự đối lập giữa chúng
với nhau, chúng vẫn thâm nhập lẫn nhau. Chúng ta cũng thấy rằng nguyên nhân
và kết quả là những khái niệm chỉ có ý nghĩa là nguyên nhân và kết quả khi được
áp dụng vào một trường hợp riêng biệt nhất định; nhưng một khi chúng ta nghiên
cứu trường hợp riêng biệt ấy trong mối liên hệ chung của nó với toàn bộ thế giới
thì những khái niệm ấy lại vẫn gắn với nhau và xoắn xuýt với nhau trong một khái
niệm về sự tác động qua lại lẫn nhau một cách phổ biến, trong đó nguyên nhân và
kết quả luôn luôn thay đổi vị trí cho nhau; cái ở đây hoặc trong lúc này là nguyên
nhân thì ở chỗ khác hoặc ở lúc khác lại là kết quả, và ngược lại".
Ph.Ăngghen: Chống Đuyrinh, C.Mác và Ph.Ăngghen toàn
tập, tập 20, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1994, tr. 38

"Ăngghen viết: "Tư tưởng cơ bản vĩ đại cho rằng thế giới không phải


15
là gồm những sự vật đã có sẵn, đã được hoàn thành vĩnh viễn, mà là một tập
hợp gồm những quá trình, trong đó những sự vật, tuy có vẻ bất biến, nhưng
cũng như những hình ảnh của chúng phản ánh vào đầu óc chúng ta, tức là

những khái niệm, đều trải qua một quá trình biến đổi không ngừng: phát
sinh, diệt vong, − tư tưởng cơ bản vĩ đại đó từ thời Hê-ghen, đã thâm nhập
sâu vào ý thức chung đến nỗi dưới hình thức chung ấy thì hầu như nó không
gặp một sự phản đối nào cả. Nhưng thừa nhận tư tưởng ấy trên lời nói và
vận dụng nó trong từng trường hợp riêng biệt và từng lĩnh vực nghiên cứu cụ
thể là hai việc khác nhau". "Đối với triết học biện chứng thì không có gì là
vĩnh viễn không thay đổi, là tuyệt đối, là thiêng liêng cả. Trên mọi sự vật và
trong mọi sự vật, nó đều nhìn thấy dấu vết của sự nhất định tiêu vong, và đối
với nó thì không có cái gì đứng vững được, ngoài quá trình không ngừng phát
sinh và diệt vong, ngoài sự tiến triển vô tận từ thấp lên cao. Chính triết học ấy
cũng chỉ là sự phản ánh của quá trình đó vào trong bộ óc có tư duy". Vậy theo
Mác thì phép biện chứng là "khoa học về những quy luật chung của sự vận
động của thế giới bên ngoài cũng như của tư duy con người"".
V.I.Lênin: Các Mác (Sơ luợc tiểu sử, kèm theo sự trình bày
chủ nghĩa Mác), V.I.Lênin toàn tập, tập 26, Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội, 2005, tr. 64.

"Khi người ta nói đến những tư tưởng đang cách mạng hóa cả một xã
hội thì như thế là người ta chỉ nêu ra sự thật này là trong lòng xã hội cũ,
những yếu tố của một xã hội mới đã hình thành và sự tan rã của những tư
tưởng cũ đi đôi với sự tan rã của những điều kiện sinh hoạt cũ".
C.Mác và Ph.Ăngghen: Tuyên ngôn của Đảng cộng
sản, C.Mác và Ph.Ăngghen toàn tập, tập 4, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tr. 625

"Những hệ tư tưởng cao hơn nữa, nghĩa là ở cách xa cơ sở vật chất,
kinh tế của chúng hơn, đều mang hình thức triết học và tôn giáo. Ở đây, mối
quan hệ giữa các quan niệm với các điều kiện tồn tại vật chất của chúng ngày
càng trở nên phức tạp và ngày càng bị làm lu mờ đi bởi những khâu trung



16
gian. Song dù sao mối quan hệ đó vẫn tồn tại. Nếu toàn bộ thời đại Phục tích,
bắt đầu từ giữa thế kỷ XV, là sản phẩm chủ yếu của các thành thị, tức là của
tầng lớp thị dân thì triết học, đã thức tỉnh từ lúc đó, cũng là như vậy. Nội dung
của triết học đó, về thực chất, chỉ là biểu hiện triết học của những tư tưởng
phù hợp với sự phát triển của tiểu thị dân và trung thị dân thành giai cấp đại
tư sản. Điều đó biểu lộ rõ ràng ở người Anh và người Pháp của thế kỷ trước,
trong nhiều trường hợp, họ vừa là những nhà kinh tế chính trị học, lại vừa là
những nhà triết học".
Ph.Ăngghen: Lútvích Phoiơbắc và sự cáo chung của triết
học cổ điển Đức, C.Mác và Ph.Ăngghen toàn tập, tập 21,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tr.444-445

"Nhưng, là một lĩnh vực đặc biệt của sự phân công lao động, triết học của
mỗi thời đại đều có, với tư cách là tiền đề, một chất liệu tư tưởng nhất định, do
những người đi trước có truyền lại cho nó và nó xuất phát từ chất liệu ấy. Đó là lẽ
tại sao những nước lạc hậu về kinh tế vẫn có thể đóng vai trò chủ chốt trong triết
học: nước Pháp hồi thế kỷ XVII so với nước Anh là nước có một nền triết học mà
người Pháp đã dựa vào, còn sau đó là nước Đức so với cả hai nước trên. Nhưng ở
nước Pháp cũng như ở nước Đức, triết học, cũng giống như sự hưng thịnh chung
của nền văn học trong thời đại ấy, cũng là kết quả của một sự phát triển kinh tế.
Ưu thế của sự phát triển kinh tế, xét cho cùng, đối với cả những lĩnh vực này là
hiển nhiên đối với tôi, nhưng nó tồn tại trong khuôn khổ những điều kiện do bản
thân từng lĩnh vực đó quy định: ví dụ, trong triết học là do tác động của những ảnh
hưởng kinh tế (phần lớn vẫn lại tác động chỉ trong biểu hiện chính trị v.v. của
chúng) đối với chất liệu triết học hiện có mặt mà những người đi trước đã đem lại.
Ở đây kinh tế không tạo ra cái gì mới, nhưng nó quyết định dạng thay đổi và tiếp
tục phát triển của chất liệu tư tưởng hiện có mặt, mà thậm chí cả điều này nó cũng
tiến hành phần lớn một cách gián tiếp, trong khi những phản ánh chính trị, pháp

lý, đạo đức lại có tác động trực tiếp quan trọng nhất đến triết học".


17
Ph.Ăngghen: Thư "gửi Cônrát Smít 27 tháng Mười
1890 ở Béclin", C.Mác và Ph.Ăngghen toàn tập, tập 37,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1997, tr. 681- 682

"Nhưng trong suốt thời kỳ từ Đê-các-tơ đến Hê-ghen và từ Hốp-xơ đến
Phoi-ơ-bắc, điều thúc đẩy các nhà triết học tiến lên, hoàn toàn không phải chỉ
là sức mạnh của tư duy thuần túy, như họ tưởng. Cái thật ra đã thúc đẩy họ
tiến lên chủ yếu là bước tiến mạnh mẽ, ngày càng nhanh chóng và ngày càng
mãnh liệt của khoa học tự nhiên và của công nghiệp. Ở những người duy vật
chủ nghĩa, điều đó đã biểu hiện ra như đập vào mắt người ta".
Ph.Ăngghen: Lút vích Phoiơbắc và sự cáo chung của
triết học cổ điển Đức, C.Mác và Ph.Ăngghen toàn tập,
tập 21, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tr. 407.

"Siêu hình học cũ - cho rằng các sự vật đã được cấu tạo nhất thành bất
biến, - là sản phẩm của một khoa học tự nhiên nghiên cứu những vật vô sinh
và những vật hữu sinh như là những vật nhất thành bất biến. Nhưng khi việc
nghiên cứu ấy tiến đến mức có thể có được bước tiến quyết định, nghĩa là
bước chuyển sang nghiên cứu có hệ thống những biến đổi mà những vật đó
trải qua ở ngay trong tự nhiên thì lúc đó, trong lĩnh vực triết học, giờ cáo
chung của siêu hình học cũ đã điểm. Và thực vậy, nếu như đến cuối thế kỷ
trước, khoa học tự nhiên chủ yếu là một khoa học sưu tập, một khoa học về
các vật nhất thành bất biến, thì trong thế kỷ của chúng ta, khoa học tự nhiên,
về thực chất, đã trở thành một khoa học hệ thống hóa, khoa học về các quá
trình, về sự phát triển và sự phát triển của các sự vật đó và về mối liên hệ gắn
bó các quá trình đó của tự nhiên thành một chỉnh thể lớn. Sinh lý học nghiên

cứu các quá trình trong cơ thể thực vật và động vật; bào thai học nghiên cứu
sự phát triển của từng cơ thể một, từ lúc còn là mầm mống đến khi trưởng
thành, và địa chất học nghiên cứu sự hình thành dần dần của vỏ quả đất, - tất
cả những khoa học đó là con đẻ của thế kỷ chúng ta.


18
Nhưng đặc biệt có ba phát hiện vĩ đại đã làm cho kiến thức của chúng
ta về mối liên hệ của các quá trình tự nhiên tiến lên những bước khổng lồ:
Thứ nhất, sự phát hiện ra tế bào, một đơn vị từ đó toàn bộ cơ thể của
thực vật và động vật phát triển lên bằng cách tăng gấp bội và phân hóa, đến
mức là người ta đã công nhận rằng không những sự phát triển và sự trưởng
thành của tất cả các cơ thể cao cấp đều diễn ra theo một quy luật phổ biến duy
nhất, và còn công nhận rằng khả năng biến hóa của tế bào là con đường theo
đó các cơ thể có thể biến hóa về chủng loại, và do đó, có thể trải qua một quá
trình phát triển không chỉ là cá thể mà thôi.
Thứ hai, sự phát hiện ra sự chuyển hóa của năng lượng, nó chỉ cho chúng ta
thấy rằng tất cả những cái gọi là lực hoạt động trước hết trong tự nhiên vô cơ, - lực
cơ giới và cái bổ sung của nó, cái gọi là thế năng, nhiệt, phóng xạ (ánh sáng, resp.
nhiệt xạ), điện từ, năng lượng hóa học, - là những hình thức biểu hiện khác nhau
của một sự vận động phổ biến chuyển từ cái nọ sang cái kia theo những tỷ lệ nhất
định về số lượng, thành ra khi một số lượng nào đó của một hình thức biến đi thì có
một số lượng nào đó của một hình thức khác xuất hiện, và như vậy toàn bộ sự vận
động của tự nhiên quy lại thành một quá trình chuyển hóa không ngừng từ một hình
thức này sang một hình thức khác.
Cuối cùng là sự chứng minh, do Đác-uyn đề ra đầu tiên, rằng tất cả các
sản phẩm của tự nhiên hiện đang bao quanh ta, kể cả con người, đều là kết
quả của một quá trình phát triển lâu dài từ một số nhỏ mầm mống đơn bào lúc
đầu, rằng những mầm mống này thì lại sinh ra từ một chất nguyên sinh hay
an-bu-min được cấu thành bằng con đường hóa học.

Nhờ ba phát hiện vĩ đại đó và nhờ những thành tựu lớn lao khác của
khoa học tự nhiên mà ngày nay chúng ta có thể chứng minh những nét lớn
của mối liên hệ giữa các quá trình của tự nhiên không những trong các lĩnh
vực riêng biệt, mà cả mối liên hệ giữa các lĩnh vực riêng biệt ấy nói chung
và có thể trình bày một bức tranh bao quát về mối liên hệ trong tự nhiên,
dưới một hình thức gần như có hệ thống, bằng các sự kiện do chính khoa
học tự nhiên thực nghiệm cung cấp".


19
Ph.ngghen: Lỳtvớch Phoibc v s cỏo chung ca trit
hc c in c, C.Mỏc v Ph.ngghen ton tp, tp 21,
Nxb Chớnh tr quc gia, H Ni, 1995, tr. 431- 433

"Chính Mác là ngời đầu tiên đã khám phá ra quy luật vĩ
đại của sự vận động lịch sử, quy luật mà theo đó tất cả mọi
cuộc đấu tranh trong lịch sử, - không kể nó diễn ra trên địa
hạt chính trị, tôn giáo, triết học, hay trên bất kỳ một địa hạt t
tởng nào khác - thực ra chỉ là biểu hiện ít nhiều rõ rệt của
cuộc đấu tranh của các giai cấp trong xã hội, còn sự tồn tại của
các giai cấp này, và cùng với nó là những mối xung đột giữa các
giai cấp ấy với nhau, cũng đều đợc quyết định bởi trình độ
phát triển của địa vị kinh tế của họ, bởi tính chất và phơng
thức sản xuất và bởi sự trao đổi do tính chất và phơng thức
sản xuất quyết định".
Ph.ngghen: Lời tựa cho lần xuất bản thứ ba
bằng tiếng Đức tác phẩm của c. Mác ngày mời
tám tháng sơng mù của lu-i bô-na-pác-tơ,
C.Mỏc v Ph.ngghen ton tp, tp 21, Nxb Chớnh tr
quc gia, H Ni, 1994, tr. 373 - 374.


"...t cỏc hỡnh thc muụn hỡnh muụn v ca trit hc Hy Lp, ó cú
mm mng v ang ny n hu ht tt c cỏc loi th gii quan sau ny".
Ph.ngghen: Bin chng ca t nhiờn, C.Mỏc v Ph.ngghen
ton tp, tp 20, Nxb Chớnh tr quc gia, H Ni, 1994, tr. 491

"Trong hon cnh ú, cng ngy tụi cng thy cn phi kp thi trỡnh by
vn tt v cú h thng thỏi ca chỳng tụi i vi trit hc Hờ-ghen: chỳng tụi
ó xut phỏt t trit hc ca Hờ-ghen nh th no v ó on tuyt vi nú ra sao.
V cng nh vy, vic tha nhn y rng trong thi k bóo tỏp v ln ti ca
chỳng tụi, Phoi--bc ó nh hng n chỳng tụi nhiu hn bt c mt nh trit
hc no khỏc sau Hờ-ghen, l mt mún n danh d m chỳng tụi cha tr c.
Bi th, tụi vui lũng nm ly c hi khi ban biờn tp tp chớ Neue Zeit ngh
tụi vit bi phờ bỡnh cun sỏch ca Stỏc-c núi v Phoi--bc".


20
Ph.Ăngghen: Lời tựa cho cuốn Lútvích Phoiơbắc và sự cáo
chung của triết học cổ điển Đức, C.Mác và Ph.Ăngghen toàn tập,
tập 21, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tr. 527.

"Trong khi chủ nghĩa duy vật coi giới tự nhiên là hiện thực duy nhất, thì
trong hệ thống Hê-ghen, tự nhiên chỉ là “sự tha hóa” của ý niệm tuyệt đối, có
thể nói là sự hạ mình xuống của ý niệm tuyệt đối; vô luận thế nào, ở đây, tư
duy và sản phẩm tư tưởng của nó, tức ý niệm, cũng là yếu tố có trước, còn tự
nhiên là yếu tố phái sinh, yếu tố phái sinh này sở dĩ tồn tại được thì nói chung
chỉ là do sự hạ mình xuống của ý niệm. Và phái Hê-ghen trẻ cố giãy giụa
trong mâu thuẫn ấy.
Giữa lúc ấy, tác phẩm của Phoi-ơ-bắc “Bản chất của đạo Cơ Đốc” ra
đời. Tác phẩm này đã giáng một đòn phá tan ngay mâu thuẫn nói trên, đưa

một cách không úp mở chủ nghĩa duy vật trở lại ngôi vua. Tự nhiên tồn tại
độc lập đối với mọi triết học. Nó là cơ sở trên đó con người chúng ta - bản
thân chúng ta cũng là sản phẩm của tự nhiên - đã sinh trưởng. Ngoài tự nhiên
và con người ra, không còn có gì nữa cả, và những tạo vật cao siêu do trí
tưởng tượng tôn giáo của chúng ta nặn ra, chỉ là những phản ánh hư ảo của
chính thực thể của chúng ta thôi. Sự mê hoặc đã bị đập tan; “hệ thống” đã bị
phá vỡ và bị gạt bỏ; mâu thuẫn, vì chỉ tồn tại trong tưởng tượng, đã được giải
quyết. Phải tự mình thể nghiệm tác dụng giải phóng của tác phẩm ấy, mới có
được một ý niệm về tác dụng đó. Lúc bấy giờ, ai nấy đều phấn khởi: tất cả
chúng tôi lập tức trở thành môn đồ của Phoi-ơ-bắc. Đọc “Gia đình thần
thánh”, có thể thấy Mác đã đón chào quan điểm mới một cách nhiệt liệt như
thế nào, và quan điểm mới đó đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến Mác như thế nào,
mặc dầu Mác vẫn có những ý kiến bảo lưu có tính chất phê phán".
Ph.Ăngghen: Lútvích Phoiơbắc và sự cáo chung của triết
học cổ điển Đức, C.Mác và Ph.Ăngghen toàn tập, tập 21,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tr. 401

"Lịch sử triết học và lịch sử khoa học xã hội chứng tỏ hết sức rõ rằng
chủ nghĩa Mác không có gì giống "chủ nghĩa bè phái" hiểu theo nghĩa một học
thuyết đóng kín và cứng nhắc, nảy sinh ở ngoài con đường phát triển vĩ đại của


21
văn minh thế giới. Trái lại, toàn bộ thiên tài của Mác chính là ở chỗ ông đã giải
đáp được những vấn đề mà tư tưởng tiên tiến của nhân loại đã nêu ra. Học
thuyết của ông ra đời là sự thừa kế thẳng và trực tiếp những học thuyết của
các đại biểu xuất sắc nhất trong triết học, trong kinh tế chính trị học và trong
chủ nghĩa xã hội... Nó là người thừa kế chính đáng của tất cả những cái tốt
đẹp nhất mà loài người đã tạo ra hồi thế kỷ XIX, đó là triết học Đức, kinh tế
chính trị học Anh và chủ nghĩa xã hội Pháp".

V.I.Lênin: Ba nguồn gốc và ba bộ phận cấu thành của chủ
nghĩa Mác, V.I.Lênin toàn tập, tập 23, Nxb Chính trị quốc gia,
Hà Nội, 2005, tr. 49 - 50.

1.2. Những vấn đề chung về triết học
"Nhưng tư duy lý luận chỉ là một đặc tính bẩm sinh dưới dạng năng lực
của người ta mà có thôi. Năng lực ấy cần phải được phát triển hoàn thiện, và
muốn hoàn thiện nó thì cho tới nay, không có một cách nào khác hơn là
nghiên cứu toàn bộ triết học thời trước".
Ph.Ăngghen: Biện chứng của tự nhiên, C.Mác và Ph.Ăngghen toàn
tập, tập 20, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1994, tr. 487

"Những hệ tư tưởng cao hơn nữa, nghĩa là ở cách xa cơ sở vật chất,
kinh tế của chúng hơn, đều mang hình thức triết học và tôn giáo. Ở đây, mối
quan hệ giữa các quan niệm với các điều kiện tồn tại vật chất của chúng
ngày càng trở nên phức tạp và ngày càng bị làm lu mờ đi bởi những khâu
trung gian. Song dù sao mối quan hệ đó vẫn tồn tại. Nếu toàn bộ thời đại
Phục tích, bắt đầu từ giữa thế kỷ XV, là sản phẩm chủ yếu của các thành thị,
tức là của tầng lớp thị dân thì triết học, đã thức tỉnh từ lúc đó, cũng là như
vậy. Nội dung của triết học đó, về thực chất, chỉ là biểu hiện triết học của
những tư tưởng phù hợp với sự phát triển của tiểu thị dân và trung thị dân
thành giai cấp đại tư sản. Điều đó biểu lộ rõ ràng ở người Anh và người
Pháp của thế kỷ trước, trong nhiều trường hợp, họ vừa là những nhà kinh tế
chính trị học, lại vừa là những nhà triết học".


22
Ph.Ăngghen: Lút vích Phoiơbắc và sự cáo chung của riết
học cổ điển Đức, C.Mác và Ph.Ăngghen toàn tập, tập 21,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tr. 444- 445.


".... không thể không thấy rằng đằng sau tính kinh viện nhận thức luận
của chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán, là cuộc đấu tranh đảng phái trong triết
học, một cuộc đấu tranh, xét đến cùng, biểu hiện những khuynh hướng và hệ
tư tưởng của các giai cấp đối địch trong xã hội hiện đại. Triết học hiện đại
cũng có tính đảng như triết học hai nghìn năm về trước. Những đảng phái
đang đấu tranh với nhau, về thực chất, - mặc dù thực chất đó bị che giấu bằng
những nhãn hiệu mới của thủ đoạn lang băm hoặc tính phi đảng ngu xuẩn - là
chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm. Chủ nghĩa duy tâm chẳng qua chỉ là
một hình thái tế nhị và tinh vi của chủ nghĩa tín ngưỡng, một chủ nghĩa được
vũ trang đầy đủ, có trong tay những tổ chức rất rộng lớn, và lợi dụng những
sự dao động nhỏ nhất trong tư tưởng triết học, không ngừng tiếp tục ảnh
hưởng vào quần chúng. Vai trò khách quan, vai trò giai cấp của chủ nghĩa
kinh nghiệm phê phán, hoàn toàn chỉ là phục vụ cho bọn tín ngưỡng chủ
nghĩa trong cuộc đấu tranh của chúng chống chủ nghĩa duy vật nói chung và
chống chủ nghĩa duy vật lịch sử nói riêng".
V.I.Lênin: Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm
phê phán, V.I.Lênin toàn tập, tập 18, Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội, 2005, tr. 445.

"Triết học của Mác là một chủ nghĩa duy vật triết học hoàn bị, nó cung
cấp cho loài người và nhất là cho giai cấp công nhân những công cụ nhận
thức vĩ đại”.
V.I.Lênin: Ba nguồn gốc và ba bộ phận cấu thành của
chủ nghĩa Mác, V.I.Lênin toàn tập, tập 23, Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội, 2005, tr. 54.

"Chỉ có chủ nghĩa duy vật triết học của Mác là đã chỉ ch o giai cấp
vô sản con đường phải theo để thoát khỏi chế độ nô lệ về tinh thần, trong đó
tất cả các giai cấp bị áp bức đã sống lay lắt từ trước tới nay".



23
V.I.Lênin: Ba nguồn gốc và ba bộ phận cấu thành của
chủ nghĩa Mác, V.I.Lênin toàn tập, tập 23, Nxb Chính
trị quốc gia, Hà Nội, 2005, tr.57-58.

"... nếu không có một cơ sở triết học vững vàng thì tuyệt nhiên không có
khoa học tự nhiên nào hay chủ nghĩa duy vật nào có thể tiến hành đấu tranh
chống được sự lấn bước của những tư tưởng tư sản và sự phục hồi của thế giới
quan tư sản. Muốn tiến hành được cuộc đấu tranh ấy và đưa nó đến thành công
hoàn toàn, nhà khoa học tự nhiên phải là một nhà duy vật hiện đại, một đồ đệ tự
giác của chủ nghĩa duy vật mà Mác là người đại diện, nghĩa là nhà khoa học tự
nhiên ấy phải là một nhà duy vật biện chứng".
V.I.Lênin: Về tác dụng của chủ nghĩa duy vật chiến
đấu, V.I.Lênin toàn tập, tập 45, Nxb Chính trị quốc gia,
Hà Nội, 2005, tr. 35.

"Vấn đề cơ bản lớn của mọi triết học, đặc biệt là của triết học hiện đại, là
vấn đề quan hệ giữa tư duy với tồn tại...
Do đó, vấn đề quan hệ giữa tư duy với tồn tại, giữa tinh thần với tự nhiên,
một vấn đề tối cao của toàn bộ triết học, ... Vấn đề quan hệ giữa tư duy với tồn
tại, một vấn đề đã đóng một vai trò lớn lao trong triết học kinh viện thời trung
cổ, vấn đề xem cái nào có trước, tinh thần hay tự nhiên?- vấn đề đó bất chấp giáo
hội, lại mang một hình thức gay gắt: như thế là do Chúa Trời sáng tạo ra, hay nó
vẫn tồn tại từ trước đến nay...
Cách giải đáp vấn đề ấy đã chia các nhà triết học thành hai phe lớn.
Những người quả quyết rằng tinh thần có trước tự nhiên, và, do đó, rút cuộc
lại thừa nhận rằng thế giới được sáng tạo ra bằng cách nào đó, - ở các nhà triết
học, chẳng hạn như ở Hê-ghen, sự sáng tạo đó lại thường rắm rối và vô lý hơn

nhiều so với trong đạo Cơ Đốc - những người đó là thuộc phe chủ nghĩa duy
tâm. Còn những người cho rằng tự nhiên là cái có trước thì thuộc các học phái
khác nhau của chủ nghĩa duy vật.
Lúc đầu, hai thuật ngữ chủ nghĩa duy tâm và chủ nghĩa duy vật không
có nghĩa nào khác thế cả, và ở đây chúng ta cũng không dùng những thuật
ngữ đó theo nghĩa khác. Sau đây chúng ta sẽ thấy rằng nếu gán thêm cho
chúng một ý nghĩa khác thì sẽ có sự lẫn lộn đến như thế nào.


24
Song vấn đề quan hệ giữa tư duy với tồn tại còn có một mặt khác:
những suy nghĩ của chúng ta về thế giới xung quanh ta có quan hệ như thế
nào với bản thân thế giới ấy? Tư duy của chúng ta có thể nhận thức được thế
giới hiện thực không? Trong các quan niệm và các khái niệm của chúng ta về
thế giới hiện thực, chúng ta có thể phản ánh được một hình ảnh đúng đắn của
hiện thực không? Theo ngôn ngữ triết học, vấn đề đó được gọi là vấn đề tính
đồng nhất giữa tư duy và tồn tại. Tuyệt đại đa số các nhà triết học trả lời vấn
đề đó một cách khẳng định. Chẳng hạn như ở Hê-ghen, sự khẳng định đó tự
nó đã rõ ràng: trong thế giới hiện thực, cái mà chúng ta nhận thức được chính
là nội dung mang tính chất ý thức, chính là những gì mà nhờ đó thế giới thành
ra sự thực hiện dần dần ý niệm tuyệt đối, ý niệm tuyệt đối này đã tồn tại ở đâu
đó, vĩnh viễn từ trước tới nay, độc lập đối với thế giới và có trước thế giới.
Nhưng hoàn toàn rõ ràng là tư duy có thể nhận thức được một nội dung mà
ngay từ trước đã là nội dung của tư tưởng. Cũng hoàn toàn hiển nhiên rằng
điều cần phải chứng minh ở đây đã mặc nhiên nằm trong bản thân tiền đề rồi.
Song, điều đó không hề ngăn trở Hê-ghen rút ra, từ sự chứng minh của ông về
tính đồng nhất giữa tư duy và tồn tại, một kết kuận khác là: triết học của ông
là đúng đối với tư duy của ông, nên cũng là triết học duy nhất đúng, và vì có
tính đồng nhất giữa tư duy và tồn tại, loài người phải lập tức chuyển triết học
của ông từ lý luận vào trong thực tiễn và cải tạo toàn bộ thế giới theo những

nguyên lý của Hê-ghen. Đó là một ảo tưởng mà Hê-ghen cùng chia sẻ với hầu
hết những nhà triết học khác.
Song còn có một loạt các nhà triết học khác không thừa nhận là có thể
nhận thức được thế giới, hay ít nhất cũng không thể nhận thức được thế giới
một cách đầy đủ. Trong số các nhà triết học hiện đại, phải kể Hi-um và Can-tơ
là những người đã đóng một vai trò rất lớn trong sự phát triển của triết học.
Những gì có tính chất quyết định nhằm bác bỏ quan điểm đó thì đã được Hêghen đưa ra, trong chừng mực quan điểm duy tâm chủ nghĩa cho phép; và
những gì mà Phoi-ơ-bắc theo quan điểm duy vật đã thêm vào, thì có tính chất
sắc sảo hơn là sâu sắc. Sự bác bỏ một cách hết sức đanh thép những sự vặn
vẹo triết học ấy, cũng như tất cả những triết học khác, là thực tiễn, chính là
thực nghiệm và công nghiệp".


25
Ph.Ăngghen: Lút vích Phoiơbắc và sự cáo chung của triết
học cổ điển Đức, C.Mác và Ph.Ăngghen toàn tập, tập
21, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tr. 403 - 406.

"Giống như triết học thấy giai cấp vô sản là vũ khí vật chất của mình, giai
cấp vô sản cũng thấy triết học là vũ khí tinh thần của mình,.... Đầu não của sự
giải phóng ấy là triết học, trái tim của nó là giai cấp vô sản. Triết học không thể trở
thành hiện thực nếu không xóa bỏ giai cấp vô sản; giai cấp vô sản không thể xóa bỏ
được bản thân mình nếu không làm cho triết học biến thành hiện thực".
C.Mác: Lời nói đầu góp phần “Phê phán triết học pháp
quyền của Hêghen”, C.Mác và Ph.Ăngghen toàn tập, tập
1, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tr. 589-590

"Còn như trong lĩnh vực những khoa học lịch sử, kể cả triết học, thì
tinh thần cũ của sự nghiên cứu lý luận không dừng lại trước bất kỳ điều gì, đã
hoàn toàn biến mất cùng với nền triết học cổ điển, để nhường chỗ cho chủ

nghĩa chiiết trung rỗng tuếch, cho những mối lo âu về danh vị và lợi lộc, và
rơi tụt xuống thành thói mưu cầu danh lợi hết sức tầm thường. Những đại biểu
quan phương của khoa học đó đã trở thành những nhà tư tưởng công khai của
giai cấp tư sản và của nhà nước hiện hành - nhưng ở vào thời kỳ mà cả giai
cấp tư sản lẫn nhà nước đều công khai đối lập với giai cấp công nhân.
Và chỉ có trong giai cấp công nhân thì sự quan tâm lý luận của người Đức
mới tiếp tục tồn tại mà không bị mai một. Ở đây, không thể diệt trừ được nó; ở đây,
không có chuyện lo âu danh vị, kiếm lời, không có sự che chở đại lượng của bề
trên. Trái lại, khoa học càng được tiến hành một cách dũng cảm và kiên quyết thì nó
càng phù hợp với lợi ích và nguyện vọng của giai cấp công nhân. Ngay từ đầu, cái
khuynh hướng mới, coi lịch sử phát triển của lao động là chìa khóa để hiểu toàn bộ
lịch sử của xã hội, đã chủ yếu hướng về giai cấp công nhân và đã được giai cấp
công nhân giành cho một sự hưởng ứng mà nó không tìm thấy và không mong chờ
có được ở phía khoa học quan phương. Phong trào công nhân Đức là người kế thừa
nền triết học cổ điển Đức".


26
Ph.Ăngghen: Lút vích Phoiơbắc và sự cáo chung của triết
học cổ điển Đức, C.Mác và Ph.Ăngghen toàn tập, tập 21,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tr. 450 - 451

"... người duy vật không phải chỉ xác nhận sự tồn tại của các "xu thế
lịch sử không thể khắc phục nổi", mà còn vạch rõ sự tồn tại của những giai
cấp nhất định đang quyết định nội dung của chế độ đó và khiến cho không
còn có khả năng nào khác để thoát khỏi chế độ đó được, ngoài con đường là
bản thân những người sản xuất phải hành động. Mặt khác có thể nói là chủ
nghĩa duy vật bao hàm tính đảng nghĩa là bắt buộc chúng ta, mỗi khi đánh giá
một sự biến, phải trực tiếp và công khai đứng trên quan điểm của một tập
đoàn xã hội nhất định".

V.I.Lênin: Nội dung kinh tế của chủ nghĩa dân túy,
V.I.Lênin toàn tập, tập 1, Nxb Chính trị quốc gia, Hà
Nội, 2005, tr. 524 - 525

"Tính phi đảng là tư tưởng tư sản. Tính đảng là tư tưởng xã hội chủ nghĩa".
V.I.Lênin: Chính đảng xã hội chủ nghĩa và tính cách
mạng phi đảng phái, V.I.Lênin toàn tập, tập 12, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005, tr.165

"Về mặt triết học, Mác và Ăngghen, thuỷ chung là những người có tính
đảng; hai ông đã biết phát hiện ra những thiên hướng xa rời chủ nghĩa duy vật và
những sự dung túng chủ nghĩa duy tâm và chủ nghĩa tín ngưỡng trong tất cả
mọi khuynh hướng "tối tân", bất kỳ là khuynh hướng tối tân nào".
V.I.Lênin: Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm
phê phán, V.I.Lênin toàn tập, tập 18, Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội, 2005, tr. 420

"...không thể không thấy rằng đằng sau tính kinh viện nhận thức luận
của chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán, là cuộc đấu tranh đảng phái trong triết
học, một cuộc đấu tranh, xét đến cùng, biểu hiện những khuynh hướng và hệ
tư tưởng của các giai cấp đối địch trong xã hội hiện đại. Triết học hiện đại
cũng có tính đảng như triết học hai nghìn năm về trước. Những đảng phái
đang đấu tranh với nhau, về thực chất, - mặc dù thực chất đó bị che giấu bằng
những nhãn hiệu mới của thủ đoạn lang băm hoặc tính phi đảng ngu xuẩn - là


27
chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm. Chủ nghĩa duy tâm chẳng qua chỉ là
một hình thái tế nhị và tinh vi của chủ nghĩa tín ngưỡng, một chủ nghĩa được
vũ trang đầy đủ, có trong tay những tổ chức rất rộng lớn, và lợi dụng những

sự dao động nhỏ nhất trong tư tưởng triết học, không ngừng tiếp tục ảnh
hưởng vào quần chúng. Vai trò khách quan, vai trò giai cấp của chủ nghĩa
kinh nghiệm phê phán, hoàn toàn chỉ là phục vụ cho bọn tín ngưỡng chủ
nghĩa trong cuộc đấu tranh của chúng chống chủ nghĩa duy vật nói chung và
chống chủ nghĩa duy vật lịch sử nói riêng".
V.I.Lênin: Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm
phê phán, V.I.Lênin toàn tập, tập 18, Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội, 2005, tr. 445

"Trong toàn thế giới văn minh, học thuyết của Mác đã gây ra sự cừu
địch mạnh nhất và lòng căm thù trong toàn thế giới khoa học tư sản (quan
phương cũng như của phái tự do), giới khoa học này coi chủ nghĩa Mác như
một cái gì thuộc loại "bè phái có hại". Không thể trông mong có một thái độ
nào khác thế được, vì trong một xã hội xây dựng trên đấu tranh giai cấp thì
không thể có một khoa học xã hội "vô tư" được. Toàn bộ khoa học quan
phương và của phái tự do, đều bênh vực bằng cách này hay cách khác chế độ
nô lệ làm thuê, còn chủ nghĩa Mác thì tuyên chiến quyết liệt với chế độ nô lệ
ấy. Mong đợi một khoa học vô tư trong một xã hội xây dựng trên chế độ nô lệ
làm thuê là một sự ngây thơ khờ khạo không khác gì mong đợi các chủ xưởng
tỏ ra vô tư trong vấn đề xem có nên bớt lợi nhuận của tư bản để tăng tiền công
cho công nhân không".
V.I.Lênin: Ba nguồn gốc và ba bộ phận cấu thành của
chủ nghĩa Mác, V.I.Lênin toàn tập, tập 23, Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội, 2005, tr. 49.

"Vũ khí của sự phê phán cố nhiên không thể thay thế được sự phê phán của
vũ khí, lực lượng vật chất chỉ có thể bị đánh đổ bằng lực lượng vật chất; nhưng lý
luận cũng sẽ trở thành lực lượng vật chất, một khi nó thâm nhập vào quần chúng".



×