Tải bản đầy đủ (.doc) (116 trang)

Giáo trình giới thiệu các tác phẩm kinh điển triết học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (555.84 KB, 116 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO TỪ XA
-------------------------------------------
HOÀNG NGỌC VĨNH
GIÁO TRÌNH
GIỚI THIỆU CÁC TÁC PHẨM KINH ĐIỂN TRIẾT
HỌC
Nhà xuất bản Đà Nẵng
1
ĐẠI HỌC HUẾ
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO TỪ XA
THS. GVC HOÀNG NGỌC VĨNH
GIÁO TRÌNH
GIỚI THỆU CÁC TÁC PHẨM
KINH ĐIỂN TRIẾT HỌC
NHÀ XUẤT BẢN ĐÀ NẴNG -2005
2
GIỚI THIỆU CÁC TÁC PHẨM KINH ĐIỂN TRIẾT HỌC
THS.GVC HOÀNG NGỌC VĨNH
Chịu trách nhiệm xuất bản:
Giám đốc: VÕ VĂN ĐÁNG
Tổng biên tập: NGUYỄN ĐỨC HÙNG
Biên tập: NGUYỄN KIM HUY
Bìa và trình bày: TIẾN LINH
In 1.000 cuốn, khổ 16x24 cm tại Công ty cổ phần in Thừa Thiên Huế – 57
Bà Triệu-Huế. Theo TNKH số 135/1834/XB – QLXB Cục xuất bản cấp ngày 17
tháng 12 năm 2004. Giấy trích ngang XB số: 174-XB, của NXB Đà Nẵng cấp
ngày 23/3/2005. In xong nộp lưu chiểu tháng 5 năm 2005.
MỤC LỤC
3
LỜI NÓI ĐẦU..........................................................................................................................................................4


GIỚI THIỆU TÁC PHẨM “HỆ TƯ TƯỞNG ĐỨC” CỦA C.MÁC VÀ F.ENGHEN............................................5
GIỚI THIỆU TÁC PHẨM “TUYÊN NGÔN CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN” CỦA CÁC MÁC VÀ PHRI-ĐRÍCH
ĂNG-GHEN............................................................................................................................................................20
GIỚI THIỆU TÁC PHẨM “LUDWIG FEUER BACH - SỰ CÁO CHUNG CỦA TRIẾT HỌC CỔ ĐIỂN ĐỨC”
CỦA F.ENGHEN....................................................................................................................................................34
GIỚI THIỆU TÁC PHẨM “CHỐNG ĐUY RINH (ĐIIH RING)” CỦA F.ENGHEN (Ông Đuy Rinh làm đảo lộn
khoa học).................................................................................................................................................................50
GIỚI THIỆU TÁC PHẨM “CHỦ NGHĨA DUY VẬT VÀ CHỦ NGHĨA KINH NGHIỆM PHÊ PHÁN” CỦA
V. I. LÊNIN.............................................................................................................................................................68
GIỚI THIỆU TÁC PHẨM “BIỆN CHỨNG CỦA TỰ NHIÊN” CỦA F.ENGHEN.............................................85
GIỚI THIỆU TÁC PHẨM “BÚT KÝ TRIẾT HỌC” CỦA V.I.LÊNIN..............................................................101
LỜI NÓI ĐẦU
-***-
Trong khi chờ đợi giáo trình có tầm cỡ quốc gia, chúng tôi biên
soạn cuốn sách “Giới thiệu các tác phẩm kinh điển triết học” nhằm phục
4
vụ cho việc học tập của sinh viên Trung tâm Đào tạo Từ xa Đại học Huế
cùng những bạn đọc quan tâm đến nội dung cuốn sách.
Nội dung cuốn sách được hoàn thành dựa trên nội dung cuốn “Bài
giảng các tác phẩm kinh điển triết học” mà chúng tôi đã biên soạn phục vụ
cho việc học tập và nghiên cứu của sinh viên Triết học Đại học Khoa học
Huế theo sự phân công của Bộ môn Triết học - Khoa Mác-Lênin - Trường
Đại học Khoa học Huế tháng 02 năm 2000 và có sử dụng một số tư liệu
của cuốn “Giới thiệu và hướng dẫn nghiên cứu các tác phẩm và chuyên đề
Triết học Mác - Lênin - Bộ môn Triết đại học kinh tế quốc dân 1991”.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng biên soạn theo quyết định số 3244/ GD
- ĐT ngày 12/ 09/ 1995 của Bộ trưởng Bộ Giáo Dục và Đào Tạo, song
cuốn sách cũng không tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả rất mong nhận
được sự góp ý của các bạn đồng nghiệp, đọc giả xa gần để cuốn sách ngày
càng hoàn thiện hơn.

Chân thành cảm ơn!
Huế, tháng 10 năm 2002
Th.s Hoàng Ngọc Vĩnh
GIỚI THIỆU TÁC PHẨM “HỆ TƯ TƯỞNG ĐỨC” CỦA C.MÁC
VÀ F.ENGHEN
I. Hoàn cảnh ra đời và ý nghĩa của tác phẩm.
5
Vào những năm 1845-1846, Tây Âu đang tiến nhanh đến một cuộc cách
mạng mới. Phong trào công nhân phát triển mạnh và rộng rãi khắp châu Âu
nhưng chịu nhiều ảnh hưởng của chủ nghĩa xã hội không tưởng.
Lúc này C.Mác và F.Enghen đã đi sâu vào hoạt động chính trị, hai ông
nhận thấy cần phải xây dựng một lý luận chủ nghĩa xã hội khoa học để phân
ranh giới rõ ràng giữa hệ tư tưởng của giai cấp vô sản với hệ tư tưởng của giai
cấp tư sản, tiểu tư sản, vạch con đường đi đến chủ nghĩa cộng sản một cách hiện
thực mà giai cấp vô sản đang đi vào một cách tự phát.
Theo F.Enghen, lúc này (mùa xuân 1845) quan niệm duy vật ở C.Mác đã
hình thành đầy đủ. Hai ông nhất trí lấy quan niệm đó để phê phán toàn bộ nền
móng triết học cổ điển Đức sau Heghen.
Phê phán “Hệ tư tưởng Đức” là mục đích của tác phẩm: ”Muốn đánh giá
đúng cái bịp bợm triết học đó, nó thậm chí làm thức tỉnh trong lòng người thị
dân Đức trung thực một tình cảm dân tộc dễ chịu, muốn hiểu rõ tính nhỏ nhen,
tính thiển cận địa phương của toàn bộ phong trào của phái Hêghen trẻ đó, và đặc
biệt muốn hiểu rõ sự trái ngược vừa bi đát vừa buồn cười giữa những chiến công
hiện thực của các vị anh hùng đó, với những ảo tưởng của họ về chính những
chiến công ấy thì cần phải xem xét tất cả sự ầm ĩ đó theo một quan điểm ở bên
ngoài nước Đức”
1
.
“Hệ tư tưởng Đức” là tác phẩm viết chung của C.Mác và F.Enghen vào
cuối giai đoạn hình thành chủ nghĩa Mác: Lúc mà hai ông đã khắc phục chủ

nghĩa duy tâm trong lĩnh vực xã hội và xây dựng những nguyên lý của chủ nghĩa
duy vật, đặt nền móng triết học cho lý luận chủ nghĩa xã hội khoa học.
Tác phẩm này viết từ tháng 08/1845 đến tháng 05/1846. Nó gồm hai tập,
nhưng nội dung quan trọng nhất của tác phẩm là ở chương 1 của tập I.
- Trong tác phẩm, hai ông trình bày quan niệm duy vật lịch sử của mình
và đấu tranh với triết học duy tâm về lịch sử của Ludwig Feuerbach, Bauer,
Xtiêc-nơ và những nhà Xã hội chủ nghĩa “chân chính”.
- Nội dung của tác phẩm “Hệ tư tưởng Đức” rất phong phú. Trong đó,
C.Mác và F.Enghen đã trình bày một cách rõ ràng, hoàn chỉnh những nguyên lý
cơ bản của chủ nghĩa duy vật về lịch sử. “Hệ tư tưởng Đức” thực sự là tác phẩm
lớn nhất của thời kỳ hình thành chủ nghĩa Mác (1842 - 1848).
- Thời C.Mác, tác phẩm này không được xuất bản vì bị kiểm duyệt
nghiêm ngặt. Nó được xuất bản lần đầu tiên tại Matxcơva năm 1932. Tại Việt
Nam nó đã được tái bản bốn lần:
Lần 1 có tựa đề “Hệ tư tưởng Đức - Phần thứ nhất: Phơ bách.
1
C.Mác - F.Enghen -Hệ tư tưởng Đức - Nhà xuất bản Sự Thật - Hà Nội 1987 - Trang 9.
6
Lần thứ hai và ba có tựa đề “Ludwig Feuerbach - Sự đối lập giữa quan
điểm duy vật chủ nghĩa và quan điểm duy tâm chủ nghĩa” (Chương 1 Hệ tư
tưởng Đức).
Lần thứ tư, trước khi bước vào thời kỳ đổi mới, tác phẩm được xuất bản
vào tháng 10 / 1986, do Nhà xuất bản Sự Thật - Hà Nội ấn hành - có tựa đề “Hệ
tư tưởng Đức - Chương 1 Ludwig Feuerbach sự đối lập giữa quan điểm duy vật
và quan điểm duy tâm”, đúng như trong C.Mác và F.Enghen tuyển tập - Nhà
xuất bản Sự Thật - Hà Nội 1980 - Tập 1 - Trang 259 đến 369.
- Tất cả các lần xuất bản thành tác phẩm riêng bằng tiếng Việt và cả trong
C.Mác và F.Enghen tuyển tập - Tập 1 nói trên, đều chỉ là Chương 1 trong tập I
của tác phẩm “Hệ tư tưởng Đức” của C.Mác và F.Enghen.
II. Bố cục của tác phẩm (Tái bản 10 / 1986).

- I Phơ bách Sự đối lập giữa quan điểm duy vật và duy tâm. Trang 7 -9
(261 - 263).
- Phơ bách A. Hệ tư tưởng nói chung, hệ tư tưởng Đức nói riêng. Trang
10 -13 (264 - 267).
- [1]. Hệ tư tưởng Đức nói chung, triết học Đức nói riêng. Trang 13
- 26 (267 - 279).
- [2]. Trang 26 - 64 (279 - 314).
- [3]. Trang 64 - 70 (314 - 321).
- [4]. Trang 71 - 114 (321 - 362).
- Quan hệ của nhà nước và pháp quyền với sở hữu. Trang 114 - 120
(363 - 369).
III. NHỮNG NỘI DUNG QUAN TRỌNG CỦA TÁC PHẨM.
Tác phẩm có hai nội dung chính: Phê phán triết học Đức sau Hêghen và
Hệ thống quan niệm duy vật về lịch sử tương đối hoàn chỉnh của C.Mác và
F.Enghen.
1. Phê phán triết học Đức sau Heghen.
- Trong tác phẩm hai ông đã chỉ rõ: Phái Heghen trẻ om sòm tự xưng là
cách mạng, nhưng trên thực tế họ không vượt qua chủ nghĩa duy tâm của
Heghen. Họ “tin rằng, tôn giáo, khái niệm, cái phổ biến thống trị trong thế giới
hiện tại”. Họ phê phán ý thức hiện nay - cái mà họ cho là sai lầm - đòi thay thế
nó bằng ý thức phê phán - những quan niệm của chính họ, nhưng trên thực tế họ
là những kẻ bảo thủ, chỉ cách mạng bằng lời lẽ mà thôi: “Mặc dù họ đã dùng
những lời lẽ khoa trương dường như làm đảo lộn thế giới, các nhà tư tưởng của
phái Hêghen trẻ vẫn là những kẻ đại bảo thủ. Những người trẻ nhất trong bọn họ
đã tìm được những từ ngữ chính xác để chỉ hoạt động của họ, khi họ tuyên bố
7
rằng họ chỉ đấu tranh chống lại “những câu nói”... Không một người nào trong
những nhà triết học đó có ý nghĩ tự hỏi xem mối liên hệ giữa triết học Đức với
hiện thực Đức là như thế nào, mối liên hệ giữa sự phê phán của họ với hoàn
cảnh vật chất của chính bản thân họ là như thế nào”

2
.
Trong lĩnh vực lịch sử, hai ông chỉ rõ phái Heghen trẻ cũng như chủ nghĩa
duy tâm không biết đến cơ sở hiện thực của lịch sử. Theo hai ông, họ chỉ coi
mỗi thời đại lịch sử là thể hiện của một tư tưởng, một quan niệm nào đó. Chính
thế, khi phân tích một thời đại lịch sử nào đó ở họ suy cho cùng chỉ là sự “tán
đồng ảo tưởng của thời đại đó”.
Hai ông hoàn thành việc phê phán phái Heghen trẻ bằng cách phân tích và
chỉ ra nguồn gốc xã hội của họ. Theo hai ông, họ thuộc giai cấp thị dân Đức,
một giai cấp trung gian của một nước Đức chưa từng thực hiện một cuộc cách
mạng tư sản triệt để. “Triết học Đức là hậu quả của những quan hệ tiểu tư sản”.
Tính nghèo nàn, bất lực của tư tưởng Đức phản ánh chính tính nghèo nàn, thảm
hại của hiện thực Đức. Một nước Đức phong kiến bảo thủ tồn tại bên cạnh một
nước Pháp tư sản triệt để của một xã hội phương Tây sục sôi cách mạng tư sản.
- Như nhan đề của chương 1 đã chỉ rõ, hai ông dành phần quan trọng để
phê phán Ludwig Feuerbach, vạch rõ tính duy tâm về xã hội của triết học ấy.
Hai ông viết “Feuerbach không bao giờ hiểu được rằng thế giới cảm giác được
là tổng số những hoạt động sống và cảm giác được của những cá nhân hợp thành
thế giới ấy, vì vậy ông không nhìn thấy chẳng hạn một đám người đói, còi cọc,
kiệt quệ vì lao động và ho lao, chứ không phải những người khoẻ mạnh thì ông
buộc phải lẩn trốn vào trong “quan niệm cao hơn” và trong “sự bù trừ” lý tưởng
“trong loài” nghĩa là ông lại rơi vào chủ nghĩa duy tâm, đúng ở chỗ mà người
duy vật cộng sản chủ nghĩa nhìn thấy cả sự tất yếu lẫn điều kiện của một sự cải
tạo cả nền công nghiệp lẫn cơ cấu xã hội. Khi Ludwig Feuerbach là nhà duy vật
thì ông không bao giờ vận dụng đến lịch sử, còn khi ông tính đến lịch sử thì ông
không phải là nhà duy vật. Ở Feuerbach, lịch sử và chủ nghĩa duy vật hoàn toàn
tách rời nhau, điều này đã được nói rõ ở bên trên”
3
.
+ Hai ông chỉ rõ, Ludwig Feuerbach duy tâm ở chỗ ông ta thừa nhận con

người là đối tượng cảm tính, một thực thể có cảm giác và tình cảm (ở điểm này
ông hơn các nhà triết học duy vật máy móc), nhưng ông ta không thấy giữa
người với người một mối quan hệ nào khác ngoài tình bạn, tình yêu. Thậm chí
ông ta coi tình bạn, tình yêu là động lực quan trọng nhất của lịch sử. Cái nơi cần
giữ lập trường duy vật nhất thì ông ta lại duy tâm sa lầy trong cái trừu tượng về
con người và không bao giờ đi tới được con người hiện thực, con người xã hội:
“Đành rằng so với những nhà duy vật thuần tuý thì Feuerbach có ưu điểm lớn là
ông thấy rằng con người cũng là một “đối tượng của cảm giác”; nhưng hãy gạt
bỏ việc ông coi con người chỉ là “đối tượng của cảm giác” chứ không phải là
2
Sách đã dẫn - Trang 13.
3
Sđd - Trang 33.
8
“hoạt động cảm giác được”, vì cả ở đây nữa, ông vẫn còn bám vào lý luận và
không xem xét con người trong mối quan hệ xã hội nhất định của họ, trong
những điều kiện sinh hoạt nhất định của họ, những điều kiện làm cho họ trở
thành những con người đúng như họ đang tồn tại, thì Feuerbach cũng không bao
giờ đi tới được những con người đang tồn tại và hành động thực sự, mà ông vẫn
cứ dừng lại một sự trừu tượng: “Con người” và có thể nhận ra con người ”hiện
thực, cá thể, bằng xương bằng thịt” chỉ trong tình cảm thôi, nghĩa là ông không
biết đến những “quan hệ con người”, “giữa người với người” nào khác, ngoài
tình yêu và tình bạn, hơn nữa là tình yêu và tình bạn được lý tưởng hoá. Ông
không phê phán những điều kiện hiện tại”
4
.
+ Hai ông cũng chỉ rõ, thái độ tĩnh quan của Ludwig Feuerbach đã dẫn
ông ta đến tự nhiên chủ nghĩa về lịch sử xã hội, coi con người là sản phẩm của
tự nhiên, phục tùng những quy luật của tự nhiên, những quy luật sinh học. Ông
ta chỉ thấy cái tự nhiên mà không thấy cái xã hội ở con người. Ông ta đã tách rời

tự nhiên với xã hội, không thấy mối quan hệ biện chứng giữa tự nhiên với xã
hội.
Thật ra, con người không chỉ là đối tượng cảm tính mà còn hoạt động cảm
tính. Dĩ nhiên là từ tự nhiên tách ra con người, nhưng con người lại cải tạo tự
nhiên. “Bao giờ con người cũng đứng trước một giới tự nhiên lịch sử và một lịch
sử tự nhiên”. Tự nhiên có vị trí ưu tiên của nó, song không thể xem nó là cái chủ
yếu, bất biến, không thay đổi. Chính cái xã hội mới là cái cơ sở, cái tự nhiên
phát triển, thành cái xã hội, trở thành cái xã hội, không biến mất mà chỉ thay đổi
hình thức của mình.
- Quan điểm tự nhiên chủ nghĩa về lịch sử chỉ thừa nhận quy luật tự nhiên,
quy luật sinh học tác động trong xã hội. Quan niệm ấy luôn luôn gặp các mâu
thuẫn không thể giải quyết được giữa tính quy luật khách quan và hoạt động có
ý thức của con người; hoặc quy luật tự nhiên quyết định lịch sử hay ý thức con
người quyết định lịch sử; hoặc hoàn cảnh quyết định con người hay con người
quyết định hoàn cảnh của họ. Về điểm này, hai ông chỉ ra Ludwig Feuerbach
duy tâm khi ông ta cho rằng, bản thân con người sáng tạo ra lịch sử của mình mà
chỉ đóng khung con người trong phạm vi thể chất, tình cảm - tức ông ta chỉ thấy
cái chủ quan mà không thấy cái khách quan, không thấy cái đặc thù của cái
khách quan trong lĩnh vực xã hội, không thấy cái đặc thù của quy luật xã hội
(Triết học duy vật biện chứng coi con người sáng tạo ra hoàn cảnh lịch sử trong
chừng mực nào, thì hoàn cảnh lịch sử cũng tạo ra con người trong chừng mực
ấy). Ở đây, Ludwig Feuerbach đã thụt lùi hơn so với Heghen. Heghen cho rằng,
kết quả hoạt động có mục đích của con người không phụ thuộc vào bản thân
hoạt động ấy, tức kết quả ấy là cái khách quan. Tuy nhiên, Heghen đã giải thích
tính khách quan ấy một cách tư biện (Quan niệm của Chủ nghĩa Mác - Lênin về
con người và bản chất con người là: Con người là một chỉnh thể thống nhất của
4
Sđd - Trang 32-33.
9
ba hệ thống các quy luật: Hệ thống các quy luật sinh học tạo nên phương diện

sinh học ở con người; Ý thức con người hình thành và hoạt động trên cơ sở nền
tảng sinh học của con người; Hệ thống các quy luật xã hội tạo nên cái xã hội của
con người, nó quy định mối quan hệ giữa người với người. Trong đời sống hiện
thực ba quy luật đó không tách rời nhau mà đan quyện hoà vào nhau, tạo nên
bản chất con người với tư cách là cái đồng nhất của cái tự nhiên sinh học và cái
xã hội. Con người trước hết là một động vật bậc cao. Nhưng con vật chỉ tái sản
xuất ra chính mình, còn con người thì còn tái sản xuất ra toàn bộ giới tự nhiên.
Nhu cầu tự nhiên của con người được biểu hiện ở các mặt: nhu cầu ăn, ở, mặc...;
nhu cầu sinh hoạt văn hoá tinh thần, nhu cầu tái sản xuất xã hội; nhu cầu tình
cảm và nhu cầu hiểu biết. Để đáp ứng những nhu cầu đó con người cần phải lao
động. Trong lao động con người quan hệ với nhau, hình thành nên những quan
hệ khác trong lĩnh vực đời sống tinh thần. Chính thế C.Mác khẳng định “trong
tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hoà các quan hệ xã hội”. Bản
chất con người không là cái bẩm sinh cũng không là cái chỉ sinh ra một lần là
xong, mà nó là một quá trình được trải qua hoạt động thực tiễn. Trong quá trình
đó con người vừa là sản phẩm của hoàn cảnh vừa cải biến hoàn cảnh. Con người
vừa là sản phẩm của lịch sử vừa là chủ thể sáng tạo ra lịch sử của mình.).
+ Hai ông chỉ rõ “toàn bộ suy diễn của Ludwig Feuerbach về quan hệ
giữa người với người chỉ nhằm chứng minh người ta cần có nhau và bao giờ
cũng cần có nhau. Cũng như những nhà duy lý khác, Ludwig Feuerbach không
phải là một nhà cách mạng, mà là một nhà bảo thủ. Lý luận của Ludwig
Feuerbach chỉ là sự ca tụng tuyệt diệu cái đang tồn tại. Ông ta viết “Bản chất của
tôi như thế nào thì tồn tại của tôi như thế ấy”. Cái đang tồn tại mà Ludwig
Feuerbach ca ngợi chính là trật tự tư sản. Là người có tấm lòng nhân đạo,
Ludwig Feuerbach không thể thờ ơ với cảnh khổ của người lao động. Nhưng là
nhà dân chủ tư sản ông ta không thể nhìn thấy được nguyên nhân của tình cảnh
ấy và lối thoát hợp quy luật khỏi tình cảnh đó. Ông ta không có ý thức bênh vực
trật tự dân chủ tư sản, mà chính do hạn chế bản chất giai cấp của tư tưởng của
ông ta tạo ra. Ludwig Feuerbach không phủ định mà thừa nhận sự tồn tại của cáí
đang tồn tại. Mà cái đang tồn tại không là cái gì khác ngoài hơn là trật tự dân

chủ tư sản.
- Như vậy, hai ông đã tiến hành hai bước làm cơ sở để xây dựng quan
niệm duy vật về lịch sử của mình là: Thứ nhất là phê phán chủ nghĩa duy tâm về
lịch sử của các nhà triết học duy tâm như Heghen và phái Heghen trẻ. Thứ hai là
phê phán chủ nghĩa duy tâm về lịch sử của các nhà triết học duy vật cũ mà đỉnh
cao là Ludwig Feuerbach. Đây là điểm mới trong xây dựng chủ nghĩa duy vật về
lịch sử của Mác và Ăngghen.
2. Hệ thống quan niệm duy vật về lịch sử tương đối hoàn chỉnh của C.Mác
và F.Enghen trong tác phẩm.
10
Quan niệm duy vật lịch sử của C.Mac và F.Enghen có hai nội dung chính
là Tiền đề và bản chất của quan niệm duy vật lịch sử; Quan niệm duy vật về lịch
sử.
a)
Tiền đề và bản chất của quan niệm duy vật lịch sử của C.Mác và F.
Enghen. (Có năm tiền đề)
Theo C.Mác và F.Enghen, tiền đề đầu tiên của mọi lịch sử là sự tồn tại
của những cá nhân con người “người ta phải có khả năng sống để rồi mới có khả
năng làm ra lịch sử”. Con người muốn tồn tại ít nhất phải ăn, ở và mặc. Muốn
vậy con người phải sản xuất ra bản thân đời sống vật chất. Trong sản xuất vật
chất thì sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt là tiền đề cơ bản của mọi lịch sử, nó
là sự thực lịch sử đầu tiên, là quan hệ lịch sử đầu tiên. Hai ông viết “có thể phân
biệt con người với loài vật bằng ý thức, tôn giáo, nói chung bằng cái gì cũng
được. Còn chính con người thì bắt đầu tự phân biệt với loài vật khi con người
bắt đầu sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt cần thiết cho mình... Khi sản xuất ra
những tư liệu sinh hoạt cần thiết cho mình con người gián tiếp sản xuất ra chính
đời sống vật chất của bản thân mình”. “Người ta phải có khả năng sống đã rồi
mới có thể “làm ra lịch sử”. Nhưng muốn sống được thì trước hết cần phải có
thức ăn, thức uống, nhà ở, quần áo và một vài thứ khác nữa. Như vậy hành vi
lịch sử đầu tiên là việc sản xuất ra những tư liệu để thoả mãn những nhu cầu ấy,

việc sản xuất ra bản thân đời sống vật chất, và đó là một hành vi lịch sử, một
điều cơ bản của mọi lịch sử mà hiện nay cũng như hàng ngàn năm về trước
người ta phải thực hiện hàng ngày, hàng giờ chỉ nhằm để duy trì đời sống con
người”
5
. Như vậy tiền đề đầu tiên của mọi lịch sử suy cho cùng là việc sản xuất
ra những tư liệu sinh hoạt.
Hai ông chỉ ra quan hệ lịch sử thứ hai là sự thoả mãn nhu cầu đầu tiên đưa
tới những nhu cầu mới. Và sự sản sinh ra những nhu cầu mới này là hành vi lịch
sử đầu tiên. Nhưng muốn thỏa mãn nhu cầu thì phải sản xuất, nhưng chính sản
xuất lại tạo ra những nhu cầu mới. Đến lượt nó, những nhu cầu mới lại trở thành
nguyên nhân của sự phát triển sản xuất. “Bản thân nhu cầu đầu tiên được thoả
mãn - khi đã có được hành động được thoả mãn ấy và công cụ đạt được để thoả
mãn nhu cầu ấy - đưa tới những nhu cầu mới”, chính là tiền đề quan hệ lịch sử
thứ hai, trong xây dựng quan niệm duy vật lịch sử của hai ông.
Quan hệ lịch sử thứ ba là trong tái sản xuất ra đời sống vật chất của chính
bản thân mình, thì con người cũng tái sản xuất ra con người thông qua quan hệ
gia đình. Tức là, trong khi tái sản xuất ra đời sống của chính mình, thì con người
cũng sản xuất ra những con người khác, con người luôn sinh sôi nảy nở. Khi
những nhu cầu đã tăng lên sinh ra những nhu cầu mới thì quan hệ gia đình cũng
là một quan hệ phụ thuộc. Gia đình lúc đầu là quan hệ xã hội duy nhất, về sau
trở thành một quan hệ phụ thuộc khi mà những nhu cầu đã tăng lên đẻ ra những
5
S đ d Trang 34.
11
quan hệ xã hội mới và dân số đã tăng lên đẻ ra những nhu cầu mới. Ba mặt đó
của hoạt động xã hội là ba mặt hay ba yếu tố tồn tại đồng thời với nhau ngay từ
buổi đầu của lịch sử, từ khi con người đầu tiên xuất hiện, và chúng còn biểu hiện
ra trong lịch sử.
Thứ tư là sự sản xuất ra bản thân đời sống (vật chất) là một quan hệ hai

mặt: Một mặt là quan hệ tự nhiên, một mặt là quan hệ xã hội. Quan hệ tự nhiên
với ý nghĩa là hoạt động sản xuất để tái sản xuất ra đời sống vật chất. Quan hệ
xã hội với ý nghĩa là hoạt động kết hợp của nhiều cá nhân bất kể trong điều kiện
nào, theo cách nào và nhằm mục đích gì. Một phương thức sản xuất nhất định
hay một giai đoạn công nghiệp nhất định bao giờ cũng thống nhất với một
phương thức hoạt động kết hợp nhất định, một giai đoạn xã hội nhất định. Tức
trong sản xuất ra đời sống, hai mặt quan hệ này là cái thống nhất với nhau trong
một phương thức sản xuất. Nói cách khác, tổng hợp những sức sản xuất mà con
người đã đạt được quyết định trạng thái xã hội. Quan hệ giữa sức sản xuất (hay
giai đoạn công nghiệp) với giai đoạn xã hội, trạng thái xã hội là quan hệ lịch sử
thứ tư (phương thức sản xuất). “Người ta phải luôn nghiên cứu và viết lịch sử
loài người gắn liền với lịch sử của công nghiệp và trao đổi... Ngay từ đầu đã có
một hệ thống những mối liên hệ vật chất giữa người với người, một hệ thống
quy định bởi những nhu cầu và phương thức sản xuất và cũng lâu đời như bản
thân loài người”
6
.
Sau khi xem xét bốn nhân tố, bốn mặt của những quan hệ lịch sử đầu tiên
ấy mới thấy con người còn có cả ý thức nữa - “Con người có một lịch sử, vì họ
phải sản xuất ra đời sống của họ và hơn nữa lại phải sản xuất như vậy theo một
phương thức nhất định, đó là do tổ chức thể xác của họ quy định, ý thức của họ
cũng bị quy định giống như vậy”
7
. Bởi ý thức và ngôn ngữ “chỉ sinh ra từ nhu
cầu, từ sự cần thiết thực sự phải giao dịch giữa người với người”. Ngay từ đầu, ý
thức (dù chỉ là ý thức cá nhân) đã là một sản phẩm của xã hội, là ý thức về hoàn
cảnh gần gủi nhất có thể cảm giác được. Ý thức này ban đầu còn mang tính hạn
chế động vật (do quan hệ giữa người với tự nhiên, quan hệ giữa người với người
còn mang tính hạn chế động vật), ý thức phát triển lên nhờ sự phát triển của sản
xuất, sự phân công của lao động. Đặc biệt khi xuất hiện sự phân công lao động

vật chất với lao động tinh thần thì từ đó ý thức thực sự có thể tưởng tượng rằng
nó là một cái gì khác chứ không phải là ý thức về thực tiễn hiện có. Phân tích
mối quan hệ giữa ý thức với thực tiễn, đặc biệt từ sau khi có sự phân công lao
động vật chất với lao động tinh thần, C.Mác và F.Enghen khẳng định: ý thức (lý
luận) chỉ mâu thuẫn với những quan hệ hiện có khi những quan hệ xã hội hiện
có mâu thuẫn với sức sản xuất hiện có. Hoạt động tinh thần không tách rời với
hoạt động vật chất. Ý thức không độc lập với đời sống vật chất, mà trái lại phải
phụ thuộc vào nó. Như vậy, quan hệ lịch sử thứ năm mà C.Mác và F.Enghen xét
đến là quan hệ giữa hoạt động vật chất và hoạt động tinh thần; giữa đời sống vật
6
S đ d Trang 36.
7
S đ d Trang 37.
12
chất và ý thức (hoạt động tinh thần, ý thức đã tách mình ra không thống nhất với
hoạt động vật chất, đời sống vật chất). Ý thức ở con người ban đầu dù chỉ là ý
thức về giới tự nhiên thì tự nó tất yếu phải quan hệ với những người xung quanh
nó phải là một ý thức xã hội. Bước đầu dù mang tính động vật thì con người
khác với động vật ở chỗ trong con người ý thức thay thế bản năng hoặc bản
năng của con người là bản năng được ý thức. Phân công lao động chỉ trở thành
phân công lao động thực sự từ khi xuất hiện sự phân chia thành lao động vật
chất và lao động tinh thần
C.Mac và F.Enghen đã hoàn thành việc xây dựng năm tiền đề cho quan
niệm duy vật về lịch sử của mình bằng cách: Từ sản xuất mà giải thích giao dịch
vật chất và giao dịch tinh thần, từ giai đoạn công nghiệp mà giải thích giai đoạn
xã hội và giai đoạn tư tưởng. Chính phương thức sản xuất vật chất quyết định
hình thức giao dịch (xã hội công dân, cơ sở của toàn bộ lịch sử), trên cơ sở đó
xây dựng nên chế độ nhà nước và mọi hình thái ý thức.
C.Mac và F.Enghen tom tắt “quan niệm đó về lịch sử là ở chỗ: xuất phát
từ chính ngay sự sản xuất vật chất ra đời sống trực tiếp mà xem xét quá trình

hiện thực của sản xuất và lý giải hình thức giao dịch - tức là xã hội công dân
trong các giai đoạn khác nhau của nó - gắn liền với phương thức sản xuất nhất
định và do phương thức sản xuất ấy sinh ra, coi như là cơ sở của toàn bộ lịch sử.
Sau đó, phải hình dung hoạt động của xã hội công dân trong lĩnh vực đời sống
nhà nước. Đồng thời phải từ đó phải giải thích mọi sản phẩm lý luận khác nhau
và mọi hình thái ý thức, tôn giáo, triết học, đạo đức, v.v. và theo dõi quá trình
hình thành của chúng trên cơ sở đó. Nhờ vậy mà tất nhiên có thể hình dung được
toàn bộ quá trình trong tính hoàn chỉnh của nó.” “Quan niệm đó về lịch sử
không đi tìm một phạm trù nào đó trong mỗi thời đại như quan niệm duy tâm về
lịch sử đã làm mà luôn luôn đứng trên miếng đất hiện thực của lịch sử; nó không
căn cứ vào tư tưởng để giải thích thực tiễn; nó giải thích sự hình thành của tư
tưởng căn cứ vào thực tiễn vật chất; và do đó nó đi tới kết luận rằng không thể
đập tan được mọi hình thái và sản phẩm của ý thức bằng sự phê phán tinh thần,
bằng việc quy chúng thành tự ý thức hay biến chúng thành những “u hồn”,
“bóng ma”, “tính kỳ quặc” v.v mà chỉ bằng việc lật đổ một cách thực tiễn
những quan hệ xã hội hiện thực đã sinh ra tất cả những điều nhảm nhí duy tâm
đó; Rằng không phải sự phê phán mà cách mạng mới là động lực của lịch sử,
của tôn giáo, của triết học và của mọi lý luận khác”
8
.
Bản chất của quan niệm duy vật lịch sử của C.Mac và F.Enghen là không
xuất phát từ tư tưởng để giải thích thực tiễn, mà giải thích sự hình thành của tư
tưởng từ thực tiễn vật chất. Tư tưởng phụ thuộc vào hoạt động vật chất và hoạt
động giao dịch vật chất. Ý thức không là cái gì khác hơn cái tồn tại được ý thức
(tồn tại của con người là quá trình hiện thực đời sống của con người). Ý thức là
phản ánh, là tiếng vọng về mặt tư tưởng của quá trình sinh hoạt. Chính đời sống
8
S đ d Trang 55
13
con người quyết định ý thức của họ chứ không phải ngược lại. “Trong mọi thời

đại, những tư tưởng của giai cấp thống trị là những tư tưởng thống trị, nói một
cách khác giai cấp nào là lực lượng vật chất thống trị trong xã hội thì cũng là lực
lượng tinh thần thống trị. Giai cấp nào chi phối những tư liệu sản xuất vật chất
thì cũng chi phối luôn cả những tư liệu sản xuất tinh thần, thành thử nói chung
tư tưởng của những người không có tư liệu sản xuất tinh thần cũng đồng thời bị
giai cấp thống trị đó chi phối. Những tư tưởng thống trị không phải là cái gì
khác, mà chỉ là sự biểu hiện tinh thần của những quan hệ vật chất thống trị,
chúng là những quan hệ vật chất thống trị được biểu hiện dưới hình thức tư
tưởng; Do đó là sự biểu hiện của chính ngay những quan hệ làm cho một giai
cấp trở thành giai cấp thống trị; nói cách khác đó là những tư tưởng của sự thống
trị của giai cấp ấy.”
9

b) Quan niệm duy vật về lịch sử của C.Mac và F.Enghen.
1- C.Mac và F.Enghen xuất phát từ sản xuất vật chất mà lý giải “hình thức
giao dịch”. Hai ông đã phân tích quá trình sản xuất vật chất từ chiếm hữu nô lệ
đến tư bản chủ nghĩa rồi phát hiện ra: Trình độ phát triển của sức sản xuất biểu
hiện trong trình độ phát triển của phân công lao động, mà mỗi giai đoạn của
phân công lao động cũng quyết định những quan hệ cá nhân với nhau phù hợp
với những quan hệ của họ đối với tư liệu, công cụ và sản phẩm lao động. Hai
ông kết luận: Sức sản xuất (lực lượng sản xuất) quyết định hình thức giao dịch
(quan hệ sản xuất). Cốt lõi của quan hệ sản xuất là quan hệ sở hữu. Hai ông đã
rút ra từ trong mối quan hệ xã hội muôn màu muôn vẻ cái cơ bản nhất quyết
định mối quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất là quan hệ sản
xuất (quan hệ sản xuất được hai ông gọi là hình thức giao dịch, hay quan hệ giao
dịch, hay phương thức giao dịch, hay quan hệ sản xuất và giao dịch). Quan hệ
sản xuất là mối quan hệ cơ bản nhất, quyết định nhất bởi lẽ nó trực tiếp quyết
định toàn bộ kết cấu bên trong của một dân tộc. Tức là, hai ông đã quy toàn bộ
quan hệ xã hội (quan hệ giữa người với người trên cả hai bình diện vật chất và
tinh thần) về sự quyết định của quan hệ sản xuất (quan hệ giữa người với người

trong quá trình sản xuất vật chất), và khẳng định quan hệ sản xuất là yếu tố
quyết định toàn bộ kết cấu của đời sống xã hội.
2- C.Mac và F.Enghen cũng khẳng định, hình thức giao dịch (quan hệ sản
xuất) - mà cốt lõi là hình thức sở hữu (quan hệ sở hữu đối với tư liệu sản xuất) -
quyết định kết cấu bên trong của xã hội. Đó là kết cấu giai cấp trong xã hội có
giai cấp. Hai ông viết: “Cho đến nay, xã hội bao giờ cũng phát triển trong khuôn
khổ đối lập, thời cổ đại là sự đối lập giữa công dân tự do và nô lệ, thời trung cổ
là sự đối lập giữa quý tộc và nông nô, thời đại mới là giữa tư sản và vô sản.”
3- Theo hai ông, sự đối lập giai cấp tạo nên cơ sở thực tế của nhà nước.
Nhà nước là hình thức mà các cá nhân thuộc giai cấp thống trị dùng để thực hiện
lợi ích chung của họ và là hình thức trong đó toàn bộ xã hội công dân của một
9
S đ d Trang 64 - 65.
14
thời đại được biểu hiện một cách tập trung. Nhà nước là con đẻ của chế độ tư
hữu. Pháp luật cũng là con đẻ của chế độ tư hữu. Tức các ông đã khẳng định chế
độ tư hữu tư nhân đối với tư liệu sản xuất là nguồn gốc thực sự của Nhà nước.
- Các tiền bối trước C.Mac và F.Enghen đã thấy nhà nước và pháp luật là
những công cụ bạo lực, cần thiết cho lợi ích chung, thể hiện ý chí chung của
toàn xã hội (ví như Tômát Hốpxơ (1588-1679) chẳng hạn). Hai ông gạt bỏ quan
niệm chung chung ấy của giai cấp tư sản về nhà nước và pháp luật mà chỉ rõ bản
chất giai cấp của nó. Nhà nước chỉ là cái vẻ bề ngoài là hình thức tập thể. Nó là
tập thể giả tạo, trong đó “tự do cá nhân chỉ tồn tại đối với những cá nhân đã phát
triển trong khuôn khổ của giai cấp thống trị và trong chừng mực họ là những cá
nhân của giai cấp ấy..., đối với giai cấp bị trị nó không những là tập thể hoàn
toàn ảo tưởng mà còn là những xiềng xích”. C.Mac và F.Enghen rút ra kết luận
cực kỳ quan trọng: giai cấp nào muốn nắm quyền thống trị thì trước tiên giai cấp
ấy phải nắm lấy chính quyền để có thể nêu ra lợi ích của bản thân mình như là
lợi ích phổ biến.
- Vạch ra bản chất giai cấp của nhà nước, C.Mac và F.Enghen cũng vạch

rõ bản chất giai cấp các hệ tư tưởng, chỉ rõ sự khác biệt giữa hệ tư tưởng của
giai cấp thống trị với hệ tư tưởng của giai cấp cách mạng. “Tư tưởng của giai
cấp thống trị là tư tưởng thống trị trong mỗi thời đại”. Điều đó có nghĩa là giai
cấp nào là lực lượng vật chất thống trị trong xã hội thì đồng thời là lực lượng
thống trị tinh thần trong xã hội. Hệ tư tưởng của mỗi giai cấp là phản ánh tồn tại
xã hội của giai cấp đó vào ý thức chủ quan của nó, là biểu hiện chủ quan của tồn
tại khách quan của nó. Sự tồn tại của những tư tưởng cách mạng trong mỗi thời
đại nhất định phải đã có sự tồn tại của giai cấp cách mạng làm tiền đề.
4- C.Mac và F.Enghen đã nêu ra và chứng minh rằng, tồn tại xã hội quyết
định ý thức xã hội.
- Quan niệm duy tâm cho rằng dường như mỗi giai đoạn lịch sử có những
tư tưởng nào đó thống trị xã hội vì nó chính xác hơn, hợp lý hơn.
- Hai ông bác bỏ quan niệm đó và chỉ ra rằng, mỗi giai cấp mới thay thế
cho giai cấp thống trị cũ, bao giờ cũng buộc phải nêu lợi ích của bản thân mình
thành lợi ích chung của toàn xã hội. Nói một cách trừu tượng là làm cho những
tư tưởng của bản thân mình mang hình thức phổ biến, nêu nó thành tư tưởng duy
nhất hợp lý, có ý nghĩa phổ biến. Sở dĩ như thế là vì, ban đầu lợi ích của nó gắn
liền với lợi ích của các giai cấp bị trị chưa phát triển thành lợi ích riêng biệt của
một giai cấp riêng biệt được.
5- Xuất phát từ sự phát triển sức sản xuất biểu hiện trong trình độ của
phân công lao động, C.Mac và F.Enghen chỉ ra các hình thức sở hữu trong lịch
sử rằng: “Những giai đoạn khác nhau của phân công lao động đồng thời cũng là
những hình thức khác nhau của sở hữu”. Tức tương ứng với những giai đoạn
15
khác nhau của phân công lao động là những hình thức sở hữu tư liệu sản xuất
khác nhau ứng với nó.
- Hình thức sở hữu đầu tiên là sở hữu thị tộc. Đây là hình thức sở hữu tập
thể (công xã) phù hợp với giai đoạn chưa phát triển sản xuất, con người còn
sống nhờ săn bắn, chăn nuôi và nhiều lắm là trồng trọt. Chế độ nô lệ gắn liền với
gia đình phụ quyền đã nảy sinh trong lòng nó hình thức sở hữu tư nhân dưới

hình thức che dấu.
- Hình thức sở hữu thứ hai là hình thức sở hữu công xã - nhà nước cổ đại.
Trong nó, bên cạnh sở hữu công xã đã phát triển sở hữu tư nhân về động sản và
sau nữa là bất động sản. Tùy theo sự phát triển của sở hữu tư nhân mà quan hệ
giai cấp trong xã hội nô lệ phát triển đến hoàn bị.
- Hình thức sở hữu thứ ba là sở hữu phong kiến hay sở hữu đẳng cấp là sở
hữu ruộng đất đối lập giữa quý tộc và nông nô trên địa bàn nông thôn. Phù hợp
với hình thức sở hữu này là chế độ phường hội ở thành thị trong công nghiệp thủ
công.
- Hai ông đã chỉ ra một cách sâu sắc những đặc điểm cơ bản của ba loại
quan hệ sản xuất trước tư bản chủ nghĩa và dành nhiều trang để phân tích sự ra
đời của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa: Sự phát triển của thương nghiệp sinh
ra tư bản lưu thông khác với tư bản tự nhiên phường hội; Các thành thị được
chuyên môn hóa sản xuất làm nảy sinh công trường thủ công: quan hệ hàng tiền
thay thế cho quan hệ gia trưởng giữa thợ cả và thợ bạn; Máy móc xuất hiện làm
nảy sinh thị trường thế giới; Công nghiệp lớn ra đời sinh ra tư bản hiện đại tạo ra
ở khắp nơi những quan hệ giống nhau là sự đối lập giữa tư sản và vô sản.
Nhờ sự phân tích “kể từ thời trung cổ, sở hữu thị tộc trải qua nhiều giai
đoạn khác nhau - sở hữu ruộng đất phong kiến sở hữu động sản phường hội, tư
bản công trường thủ công - trước khi chuyển hoá thành tư bản hiện đại... thành
sở hữu tư nhân thuần tuý”, hai ông là người đầu tiên đã vạch rõ rằng: Lịch sử là
lịch sử nối tiếp những hình thức sở hữu - tức là những quan hệ sản xuất - khác
nhau, những quan hệ này phụ thuộc vào những phương thức tiến hành lao động
nông nghiệp, công nghiệp và thương nghiệp (gia trưởng, đẳng cấp nô lệ, giai
cấp). Khi phân tích xã hội tư bản, hai ông đã chỉ ra mâu thuẫn giữa lực lượng
sản xuất và quan hệ sản xuất ngày càng quyết liệt dẫn đến nổ ra các cuộc cách
mạng thay thế quan hệ sản xuất cũ bằng quan hệ sản xuất mới phù hợp với tính
chất và trình độ của lực lượng sản xuất đang phát triển là động lực sâu xa nhất -
động lực kinh tế - của những biến đổi trong lịch sử, là nguồn gốc cơ bản của lịch
sử (sự phát triển của lực lượng sản xuất là nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi

quan hệ sản xuất, nó là động lực kinh tế, là nguồn gốc cơ bản của lịch sử).
6- C.Mac và F.Enghen chỉ ra những đặc điểm của phân công lao động
trong xã hội có giai cấp:
16
- Phân công lao động luôn gắn liền với chế độ tư hữu. Là sự phân công
lao động ngay từ đầu đã bao hàm sự phân chia không đồng đều về những điều
kiện của lao động, là sự tách rời giữa lao động tích lũy và lao động thực tại, do
vậy cũng bao hàm luôn cả sự phân phối không đồng đều những sản phẩm của
quá trình lao động tạo ra. Theo nghĩa đó, phân công lao động chỉ trở thành phân
công lao động thực sự khi hoạt động tinh thần và hoạt động vật chất, hưởng thụ
và lao động, sản xuất và tiêu dùng được chia phần cho những cá nhân khác
nhau. Tư hữu như vậy là hậu quả của phân công lao động. Tư hữu chính là
quyền chi phối sức lao động của người khác. (Nhưng tư hữu không phải là sở
hữu cá nhân. Bộ áo quần của cá nhân là sở hữu tư nhân chứ không là tư hữu, bởi
bộ áo quần cá nhân không cho cá nhân khả năng sử dụng bất kỳ một lực lượng
lao động nào dù là nhỏ nhất của kẻ khác. Ở đây cũng cần phải lưu ý phân biệt và
không bao giờ được nhầm lẫn rằng: xoá bỏ tư hữu cũng là xoá bỏ sở hữu tư
nhân. Chúng ta đang dần xóa bỏ tư hữu đối với tư liệu sản xuất, nhưng không
xóa bỏ sở hữu tư nhân đối với tư liệu sản xuất. Bởi lẽ, người lao động nếu không
được sở hữu tư nhân đối với tư liệu sản xuất thì không thể tiến hành sản xuất vật
chất được.)
- Chính phân công lao động đã hình thành sự giao dịch giữa lợi ích cá
nhân với lợi ích chung. C.Mac và F.Enghen chỉ ra trong xã hội có giai cấp, lợi
ích chung dưới dạng nhà nước chỉ là một hình thức cộng đồng ảo tưởng, vì nó là
công cụ bảo vệ lợi ích chỉ cho giai cấp thống trị. Chính vậy, nhà nước - cái “xa
lạ không phụ thuộc” vào cá nhân - trở nên cần thiết để trấn áp những lợi ích
riêng biệt luôn luôn thực sự chống lại những lợi ích chung và chung một cách ảo
tưởng.
- Phân công lao động trong xã hội có giai cấp đẻ ra tình hình: hành động
của con người trở nên một lực lượng xa lạ, chống đối chính con người, nô dịch

con người chứ không phải con người thống trị nó. Con người bị cột chặt vào một
nghề lao động bó buộc. Ở đây con người cũng phụ thuộc vào giai cấp, tư cách cá
nhân của mỗi con người bị ràng buộc bởi tư cách cá nhân giai cấp (cái hoàn toàn
ngẫu nhiên ở bên ngoài ý muốn con người). Quan hệ giữa người và người trong
xã hội lẽ ra chỉ là hoạt động kết hợp của họ lại với nhau và không phụ thuộc vào
ý chí của họ, thì phân công lao động trong xã hội có giai cấp lực lượng xã hội do
họ tạo ra đã trở thành lực lượng xa lạ ở bên ngoài và thống trị lại chính con
người. Đó là sự tha hóa của hoạt động xã hội.
- C.Mac và F.Enghen kết luận: Sự phân công lao động không xảy ra một
cách tự nguyện mà xảy ra một cách tự phát đã dẫn đến hậu quả các hoạt động
của con người bị tha hóa. Nguyên nhân của sự tha hóa đó chính là sự phân công
lao động gắn liền với tư hữu. Muốn khắc phục tình trạng tha hóa đó phải tiến
hành cách mạng vô sản, xóa bỏ chế độ tư hữu, xây dựng chế độ công hữu thực
hiện chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản.
17
- Chủ nghĩa cộng sản xoá bỏ chế độ tư hữu, xây dựng chế độ công hữu,
buộc lực lượng vật chất do lao động tạo ra chịu sự kiểm soát của con người,
phục tùng con người. Chủ nghĩa cộng sản xoá bỏ sự đối lập giữa cá nhân và tập
thể, nó là tập thể thực sự. Trong đó mỗi cá nhân có khả năng phát triển toàn diện
những năng khiếu của mình, ở đây các cá nhân đạt đến tự do đồng thời với sự
kết hợp của họ, và nhờ vào sự kết hợp ấy. Chủ nghĩa cộng sản loại bỏ tính tự
phát của quá trình tiến hoá lịch sử mà nhảy vọt từ thế giới tất yếu sang thế giới
tự do. Dưới chủ nghĩa cộng sản mọi tư liệu sản xuất đều thuộc công hữu của xã
hội, mọi tư hữu tư nhân về tư liệu sản xuất đều bị xoá bỏ.
7- Cuối cùng hai ông chỉ ra tính tất yếu của cách mạng Xã hội chủ nghĩa:
- Theo hai ông, cách mạng Xã hội chủ nghĩa có hai tiền đề thực tiễn: Một
là, đông đảo quần chúng trở thành những người không có sở hữu đối lập với cái
thế giới đương thời đầy của cải và học thức (sự tha hóa đã trở thành một lực
lượng không thể chịu đựng được, một lực lượng mà người ta phải làm cách
mạng để chống lại nó). Tức, về xã hội là mâu thuẫn đối kháng ngày càng quyết

liệt giữa giai cấp tư sản với giai cấp công nhân và nhân dân lao động; Hai là, sự
phát triển của sức sản xuất làm cho sản xuất và giao dịch có tính chất thế giới,
lịch sử biến thành lịch sử thế giới. Tức, sự phát triển của đại công nghiệp đã tạo
ra một lực lượng sản xuất có tính chất thế giới thì tất yếu với nó phải là một
quan hệ sở hữu đối với tư liệu sản xuất mang tính công cộng.
Theo C.Mac và F.Enghen cả hai tiền đề này đều đã có cùng với sự phân
công lao động rộng nhất (đại công nghiệp dưới chủ nghĩa tư bản). Ở đó, một mặt
sức sản xuất vật thể hóa (tư hữu) với những người lao động bị tách rời khỏi sức
sản xuất ấy là rất sâu sắc. Mặt khác, sự phát triển của chủ nghĩa tư bản đã xóa bỏ
những hàng rào dân tộc, tạo ra thị trường thế giới, nền sản xuất thế giới, sự phụ
thuộc toàn diện của các cá nhân vào lực lượng tự phát có khả năng biến thành sự
kiểm soát toàn diện và sự thống trị có ý thức đối với các lực lượng tự phát ấy.
Chính ở đây, chủ nghĩa xã hội không còn là một tình trạng cần thiết lập, không
là một lý tưởng mà là một tình trạng hiện thực phải khuôn theo.
- Hai ông cũng phân biệt sự khác nhau về nguyên tắc giữa chủ nghĩa xã
hội khoa học với chủ nghĩa xã hội không tưởng về việc xóa bỏ tình trạng hiện
thực hiện nay. Người không tưởng lên án chủ nghĩa tư bản như là một xã hội
không có đạo đức đồng thời lên án cả đấu tranh giai cấp (tức lên án phong trào
đấu tranh của giai cấp công nhân), tưởng tượng và miêu tả rất tỷ mỷ về chủ
nghĩa cộng sản. C.Mac và F.Enghen chỉ vạch ra những nét cơ bản về chủ nghĩa
cộng sản và chứng minh rằng tiền đề vật chất (giai cấp công nhân và nền sản
xuất đại công nghiệp) của những nét cơ bản đó đã hình thành trong lòng xã hội
tư bản. Chủ nghĩa cộng sản là khuynh hướng phát triển hiện thực của lịch sử thế
giới.
8- Từ toàn bộ quan niệm duy vật lịch sử đó, C.Mac và F.Enghen đưa ra
bốn kết luận:
18
1.. Lực lượng sản xuất đã phát triển đến một trình độ, mà quan hệ sản xuất
bắt đầu kìm hãm sự phát triển đó, gắn liền với nó giai cấp vô sản ra đời và phát
triển đối lập quyết liệt với trật tự hiện có và có ý thức về cuộc cách mạng cơ

bản, ý thức cộng sản.
2. Cho đến nay, lực lượng sản xuất vận động trong điều kiện thống trị của
một giai cấp nhất định, biểu hiện trong hình thức nhà nước nên bất cứ cuộc cách
mạng nào cũng nhằm chống lại giai cấp thống trị cũ.
3. Cách mạng Xã hội chủ nghĩa khác về chất so với các cuộc cách mạng
khác trong lịch sử trước nó: nó xóa bỏ tư hữu và xóa bỏ giai cấp.
4. Cách mạng Xã hội chủ nghĩa không chỉ xóa bỏ quan hệ kinh tế cũ,
quan hệ chính trị cũ mà còn cải tạo đông đảo quần chúng kể cả giai cấp vô sản.
Do đó cách mạng là cần thiết không chỉ vì chỉ có cách mạng mới lật đổ được
giai cấp thống trị cũ, mà còn vì chỉ có cách mạng giai cấp lật đổ mới có thể dứt
bỏ khỏi bản thân mình mọi sự thối nát cũ và trở thành có năng lực tạo ra cơ sở
mới của xã hội.
Với bốn kết luận đó, hai ông đã chứng minh rằng: quan niệm duy vật về
lịch sử tất nhiên dẫn đến kết luận cộng sản chủ nghĩa. Kết luận cộng sản chủ
nghĩa là hệ quả đương nhiên của quan niệm duy vật về lịch sử.
Bác lại luận điểm của Stiếcne đòi giai cấp vô sản phải tự cải tạo mình
trước khi cải tạo xã hội, C.Mac và F.Enghen cho rằng: chỉ có tiến hành cải tạo
xã hội thì giai cấp vô sản mới có thể cải tạo mình một cách triệt để. Chỉ trong
những hoàn cảnh biến đổi thì người vô sản mới không còn như cũ và đầy quyết
tâm làm biến đổi hoàn cảnh ngay khi nào có khả năng đầu tiên. Trong hoạt động
cách mạng, sự biến đổi bản thân mình trùng với sự cải tạo hoàn cảnh. Quan
điểm cách mạng triệt để này, đối lập với mọi quan điểm tiểu tư sản sẵn sàng
điều hoà giai cấp hoặc lẩn tránh cách mạng.
KẾT LUẬN:
“Hệ tư tưởng Đức” có nội dung rất phong phú, nó thực sự là tác phẩm lớn
nhất của thời ký hình thành chủ nghĩa Mác. Tác phẩm được hoàn thành vào năm
1846 là lúc quan niệm duy vật về lịch sử của C.Mac đã hình thành đầy đủ.
Trong tiến hành phê phán toàn bộ nền triết học Đức, hai ông đã xây dựng những
nguyên lý của chủ nghĩa duy vật về lịch sử, đặt nền móng triết học cho lý luận
chủ nghĩa xã hội khoa học.

Câu hỏi ôn tập:
1- Những nội dung triết học cơ bản của tác phẩm “Hệ tư tưởng Đức”?
19
2- Trong tác phẩm “Hệ tư tưởng Đức”, C.Mac và F.Enghen đã phê phán những hạn
chế của phái Hêghen trẻ như thế nào?
3- Trong tác phẩm “Hệ tư tưởng Đức”, C.Mac và F.Enghen đã chỉ rõ chủ nghĩa
duy tâm của Phơ Bách biểu hiện ở những mặt nào?
4- Những tiền đề xuất phát của quan niệm duy vật lịch sử của C.Mac và F.Enghen
trong tác phẩm “Hệ tư tưởng Đức” là gì?
5- Những nội dung cơ bản của quan niệm duy vật về lịch sử của C.Mac và
F.Enghen trong tác phẩm “Hệ tư tưởng Đức” là gì?
6- Nêu và phân tích bốn kết luận quan trọng của C.Mac và F.Enghen về chủ nghĩa
cộng sản trong tác phẩm “Hệ tư tưởng Đức”?
GIỚI THIỆU TÁC PHẨM “TUYÊN NGÔN CỦA ĐẢNG CỘNG
SẢN” CỦA CÁC MÁC VÀ PHRI-ĐRÍCH ĂNG-GHEN
“Tuyên ngôn của Đảng cộng sản” giữ vị trí đặc biệt quan trọng trong kho
tàng của lý luận chủ nghĩa Mác-Lênin. Sự ra đời của tác phẩm vĩ đại này, đánh
dấu sự thành công về cơ bản lý luận của chủ nghĩa Mác bao gồm ba bộ phận hợp
thành là Triết học, Kinh tế chính trị và Chủ nghĩa Cộng sản khoa học.
Tác phẩm này không chỉ là tác phẩm quan trọng trong kho tàng lý luận
của chủ nghĩa Mác-Lênin, mà còn là cương lĩnh chính trị của phong trào cộng
sản và công nhân quốc tế. Nó tập trung luận giải vai trò lịch sử của giai cấp vô
sản, tính tất yếu và những điều kiện giải phóng giai cấp vô sản. Nó là kim chỉ
nam cho hành động của toàn bộ phong trào công nhân và cộng sản quốc tế. Là
ngon cờ dẫn dắt giai cấp công nhân và nhân dân lao động toàn thế giới trong
cuộc đấu tranh chống chủ nghiã tư bản, giải phóng loài người vĩnh viễn thoát
khỏi mọi ách áp bức bóc lột giai cấp, bảo đảm cho loài người thực sự sống trong
tự do, hoà bình, hạnh phúc.
I. HOÀN CẢNH RA ĐỜI
VÀ NHỮNG Ý NGHĨA CƠ BẢN CỦA TÁC PHẨM.

1. Hoàn cảnh ra đời:
Giữa thế kỷ XIX, chủ nghĩa tư bản đã phát triển đến trình độ khá cao.
Cùng với sự phát triển của nền đại công nghiệp ở các nước tư bản châu Âu, giai
cấp công nhân hiện đại đã ra đời và sớm bước lên vũ đài chính trị đấu tranh
chống lại giai cấp tư sản. Tiêu biểu là các cuộc khởi nghĩa của công nhân dệt ở
thành phố Li-ông (Pháp) năm 1831, vùng Xi-li-di (Đức) năm 1834 và phong
trào có quy mô toàn nước Anh kéo dài 10 năm từ 1838 - 1848. Tuy nhiên, các
cuộc đấu tranh của phong trào công nhân đến cuối giữa thế kỷ XIX vẫn luôn thất
bại trước sự đàn áp của giai cấp tư sản.
20
Thực tế đó, chứng tỏ sự lớn mạnh của phong trào công nhân đòi hỏi bức
thiết phải có một lý luận soi đường và một cương lĩnh chính trị làm kim chỉ nam
cho hành động cách mạng thực sự khoa học và cách mạng.
Cuối tháng 11 đầu tháng 12 năm 1847, Đại hội lần thứ hai của ‘Đồng
minh những người cộng sản’ đã thảo luận và thông qua những nguyên lý của
CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN do C.Mác và Ph.Ăngghen trình bày, bảo vệ; đồng
thời đã uỷ thác cho C.Mác và Ph.Ăngghen viết “Tuyên ngôn của Đảng Cộng
sản”. Tác phẩm được ra mắt đầu tiên vào ngày 18 tháng 3 năm 1848 (trùng ngày
nổ ra các cuộc cách mạng ở Mi-Lan và Béc-Linh).
“Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” ra đời không những là sản phẩm của
trình độ chín muồi của những điều kiện chính trị, kinh tế và xã hội đương thời
mà còn là sự kết tinh những tinh hoa trí tuệ loài người, là công lao sáng tạo của
C.Mác và Ph.Ăngghen. Sự ra đời của “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” đánh
dấu một bước chuyển lịch sử của phong trào công nhân quốc tế: Kể từ đây, giai
cấp công nhân với tư cách là một lực lượng xã hội độc lập, giai cấp vô sản hiện
đại tiến hành cuộc đấu tranh tự giải phóng, đồng thời giải phóng cho nhân loại
vĩnh viễn thoát khỏi tình trạng áp bức và bóc lột giai cấp.
2. Ý nghĩa của tác phẩm
Hiện nay có một số ý kiến của giai cấp tư sản và những người phi mác-xít
nhằm phủ nhận giá trị của “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản”, nhưng từ khi ra

đời cho đến nay đã trãi qua hơn 156 năm, nó vẫn còn nguyên giá trị lịch sử và
cách mạng của nó:
- “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” là văn kiện mang tính cương lĩnh của
phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, nó đánh dấu sự ra đời của chủ nghĩa
Mác-Lênin. Tuy chỉ là một tập sách nhỏ chưa đầy 100 trang, nhưng chứa đựng
tri thức đồ sộ bằng nhiều bộ sách. Khi nghiên cứu “Tuyên ngôn của Đảng Cộng
sản” cần phải nghiên cứu những lời tựa C.Mác và Ph.Ăngghen viết cho những
lần xuất bản sau 1848.
- “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” có những giá trị lâu dài sau: Lần đầu
tiên trong lịch sử tư tưởng, triết học, sử học xuất hiện một quan niệm khoa học
và có hệ thống về lịch sử phát triển của xã hội loài người, về những động lực của
phát triển lịch sử. Hai ông đã xuất phát từ sự vận động của đời sống kinh tế-xã
hội mà phân tích xã hội và xuất phát từ kinh tế-xã hội mà phân tích chính trị và
văn hoá. Tuyên ngôn đã chỉ ra những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa duy vật
biện chứng áp dụng triệt để trong lĩnh vực lịch sử, từ đó chỉ ra quy luật chung
của sự phát triển của xã hội loài người. Đây là cơ sở lý luận, phương pháp luận
của chủ nghĩa Mác-Lênin. Học thuyết của C.Mác về hình thái kinh tế-xã hội đến
nay vẫn giữ nguyên giá trị.
+ Bằng thế giới quan khoa học, bằng phương pháp luận duy vật biện
chứng, hai ông đi sâu phân tích những quy luật vận động của xã hội tư bản, vạch
21
ra quy luật vận động kinh tế của xã hội tư bản là quy luật giá trị thặng dư, cũng
tức là vạch ra bản chất của chủ nghĩa tư bản. “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản”
khẳng định tính tất yếu về mặt lịch sử của sự hình thành và phát triển của chủ
nghĩa tư bản, đồng thời vạch ra những mâu thuẫn nội tại của chủ nghiã tư bản,
phân tích những cuộc đấu tranh giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản, khẳng
định cuộc đấu tranh này sẽ dẫn đến kết quả: Xã hội tư bản sẽ bị thay thế bằng
một xã hội khác tiến bộ hơn, phát triển hơn, đó là xã hội cộng sản.
+ Hạt nhân chủ đạo của “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” là: Phương
thức chủ yếu của sản xuất kinh tế và trao đổi cùng với cơ cấu xã hội do phương

thức đó quyết định đã cấu thành cơ sở cho lịch sử chính trị của thời đại và lịch
sử của sự phát triển trí tuệ của thời đại. Do đó toàn bộ lịch sử của nhân loại có
giai cấp là lịch sử của đấu tranh giai cấp, đấu tranh giữa những giai cấp bóc lột
và những giai cấp bị bóc lột, giữa giai cấp thống trị và giai cấp bị áp bức. Giai
cấp vô sản không thể tự giải phóng mình, nếu không đồng thời giải phóng toàn
xã hội, giải phóng con người khỏi ách bóc lột, áp bức, khỏi tình trạng phân chia
giai cấp và áp bức giai cấp. Tức giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc, giải
phóng nhân loại đồng thời đều là sứ mệnh của giai cấp công nhân.
+ “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” chủ trương xây dựng một xã hội
Cộng sản thay thế xã hội Tư bản, đó là một xã hội công bằng, nhân đạo, không
còn tình trạng người áp bức, bóc lột người. Xã hội Cộng sản là một liên hợp
trong đó sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện phát triển tự do của tất cả
mọi người. Mục đích đó của CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN không phải là mong
muốn chủ quan mà là chiều hướng khách quan của sự phát triển của lịch sử. Một
xã hội phát triển cao như vậy không thể được hình thành một cách dễ dàng, tự
phát, mà phải trải qua cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa: Lật đổ sự thống trị của
giai cấp tư sản, giai cấp công nhân và nhân dân lao động phải dành được chính
quyền, xây dựng và sáng tạo ra xã hội mới cao hơn, tiến bộ hơn xã hội tư bản về
mọi phương diện.
+ “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” và các tác phẩm khác của hai ông đề
ra các vấn đề chiến lược, sách lược chủ yếu về hình thức, phương pháp, về con
đường quá độ từ xã hội cũ lên xã hội mới. Hai ông chỉ rõ thái độ khoa học,
phương pháp luận duy vật biện chứng trong nghiên cứu, vận dụng các tư tưởng,
luận điểm, kết luận trong “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản”.
3. Những tư tưởng cơ bản của tác phẩm.
Một là, “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” khẳng định hai nguyên lý của
chủ nghĩa Mác: Phương thức sản xuất và trao đổi kinh tế cùng với cơ cấu xã hội
của phương thức đó quyết định sự sự hợp thành nền tảng của xã hội; Lịch sử
phát triển của xã hội có giai cấp là lịch sử của đấu tranh giai cấp.
Hai là, “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” khẳng định giai cấp vô sản chỉ

có thể tự giải phóng khỏi tình trạng bị áp bức bóc lột, nếu đồng thời và vĩnh viễn
22
giải phóng toàn bộ xã hội khỏi tình trạng bị áp bức bóc lột, phân chia giai cấp và
đấu tranh giai cấp.
Ba là, “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” công khai trình bày trước toàn
bộ thế giới về chiến lược, sách lược của Đảng Cộng sản và đập tan những hư
truyền về “bóng ma cộng sản” mà các thế lực chính trị phản động đang loan
truyền ở châu Âu lúc bấy giờ.
Bốn là, Từ khi ra đời cho đến nay đã trên 156 năm, “Tuyên ngôn của
Đảng Cộng sản” luôn là nền tảng tư tưởng và là kim chỉ nam cho hành động của
phong trào cộng sản và công nhân thế giới, nó soi sáng con đường tiến lên của
cách mạng thế giới. Đồng thời, mỗi thắng lợi trong sự nghiệp đấu tranh của giai
cấp công nhân và nhân dân lao động thế giới lại càng khẳng định tính chất khoa
học và cách mạng, và làm phong phú thêm những tư tưởng thiên tài của C.Mác
và Ph.Ăngghen đã nêu trong “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản”.
II. BỐ CỤC CỦA TÁC PHẨM (cuốn tái bản năm 1976).
“Các lời tựa 1872, 1882, 1883, 1888, 1890, 1892, 1893” Trang 7 đến
trang 42.
“Tư sản và vô sản” trang 42 đến 66.
“Những người vô sản và những người cộng sản” trang 66 đến trang 81.
“Văn học xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghiã” trang 81 đến trang 99.
“Thái độ của những người cộng sản đối với các đảng đối lập” trang 99
đến trang 102.
III. NỘI DUNG CƠ BẢN
TRONG CÁC CHƯƠNG, MỤC CỦA TÁC PHẨM.
1. Các lời tựa.
Các lời tựa của C.Mác và Ph.Ăngghen đề cập đến hai nội dung chính:
Một là, hai ông khẳng định “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” là Cương
lĩnh của ‘Đồng minh những người Cộng sản’ công bố công khai với toàn thế
giới những nguyên lý của Đảng Cộng sản. Bản Cương lĩnh này gọi là “Tuyên

ngôn của Đảng Cộng sản” mà không gọi là “Tuyên ngôn xã hội chủ nghĩa” là để
phân biệt tính chất giai cấp của phong trào cộng sản với các trào lưu xã hội chủ
nghĩa đương thời.
Hai là, với tư cách là một cương lĩnh của Đảng Cộng sản, về mặt lý luận
“Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” trình bày thế giới quan của giai cấp vô sản về
đấu tranh giai cấp, cách mạng vô sản và chuyên chính vô sản; thuyết minh sự
diệt vong tất yếu của chủ nghĩa tư bản, vai trò của giai cấp vô sản; phân định
23
ranh giới giữa chủ nghĩa xã hội khoa học với các trào lưu xã hội chủ nghĩa khác
(chủ nghĩa xã hội không tưởng).
Về mặt chỉ đạo thực tiễn, “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” nêu lên
những nhiệm vụ và những biện pháp cụ thể để thực hiện bước quá độ từ chủ
nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội; những nguyên lý sách lược và thái độ của
Đảng Cộng sản đối với các Đảng Xã hội-Dân chủ. Nhiệm vụ của “Tuyên ngôn
của Đảng Cộng sản” là tuyên bố sự diệt vong của chủ nghĩa tư bản cũng tất yếu
như sự thắng lợi của chủ nghĩa xã hội, giai cấp vô sản hiện đại là người có sứ
mệnh đào huyệt chôn chủ nghĩa tư bản và xây dựng thành công chủ nghĩa xã
hội, chủ nghĩa cộng sản.
Trong lời tựa viết cho bản tiếng Đức xuất bản năm 1872, C.Mác và
Ph.Ăngghen viết: “Mặc đầu hoàn cảnh đã thay đổi nhiều trong mười lăm năm
qua, nhưng cho đến nay, xét về đại thể, những nguyên lý tổng quát trình bày
trong Tuyên ngôn này vẫn còn hoàn toàn đúng. Ở đôi chỗ, có một vài chi tiết
cần phải xem lại. Chính ngay Tuyên ngôn cũng đã giải thích rõ rằng bất cứ ở
đâu và bất cứ lúc nào, việc áp dụng những nguyên lý đó cũng phải tùy theo hoàn
cảnh lịch sử đương thời, và do đấy, không nên quá câu nệ những biện pháp cách
mạng nêu ra ở cuối chương II...Và cũng hiển nhiên là những nhận định về thái
độ của người cộng sản đối với các đảng đối lập (chương IV) nếu cho đến nay
vẫn còn đúng trên những nét cơ bản thì trong chi tiết, những nhận định ấy đã cũ
rồi, vì tình hình chính trị đã hoàn toàn thay đổi và sự tiến triển lịch sử đã làm
tiêu tan phần lớn những đảng được kể ra trong đó.”

10
Trong lời tựa viết cho bản tiếng Nga xuất bản năm 1882 C.Mác và
Ph.Ăngghen đã chỉ ra, nếu Tuyên ngôn được xuất bản bằng tiếng Nga vào đầu
những năm 60 giỏi lắm chỉ là một của lạ về văn chương mà thôi, thì tình hình
ngày nay không còn như thế nữa. Bởi lẽ, “Trong cuộc cách mạng 1848-1849,
bọn vua chúa ở châu Âu cũng hệt như giai cấp tư sản châu Âu, đều coi sự can
thiệp của nước Nga là phương tiện duy nhất để cứu thoát chúng thoát khỏi tay
giai cấp vô sản vừa mới bắt đầu giác ngộ về lực lượng của mình. Chúng tôn Nga
Hoàng làm trùm phe phản động châu Âu. Hiện nay Nga Hoàng, ở Ga-tsi-na, đã
là tù binh của cách mạng, và nước Nga đang đi tiên phong trong phong trào cách
mạng châu Âu”
11
. “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” ngày nay ở Nga có nhiệm
vụ tuyên bố diệt vong không tránh khỏi và sắp xảy ra của chế độ sở hữu tư sản.
Sau khi phân tích những thay đổi cơ bản của xã hội Nga, C.Mác và
Ph.Ăngghen tiên đoán tài tình rằng “nếu cách mạng Nga báo hiệu một cuộc cách
mạng vô sản ở phương Tây và nếu cả hai cuộc cách mạng ấy bổ sung cho nhau
thì chế độ ruộng đất công cộng ở Nga hiện nay sẽ có thể là khởi điểm của một
sự tiến triển cộng sản chủ nghĩa.”
12
10
C.Mác và F.Enghen - Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản - Nhà xuất bản Sự thật - Hà Nội 1976 - trang 8, 9.
11
S đ d trang 11, 12.
12
S đ d trang 12.
24
Trong lời tựa viết cho bản tiếng Đức xuất bản năm 1883, Ph.Ăngghen chỉ
ra, do C.Mác đã mất nên không thể nói đến việc sửa lai hay bổ sung Tuyên ngôn
nữa. Ph.Ăngghen khẳng định: “Tư tưởng cơ bản và chủ đạo của Tuyên ngôn là:

trong mỗi thời đại lịch sử sản xuất kinh tế và cơ cấu xã hội - cơ cấu này tất yếu
phải do sản xuất kinh tế mà ra - cả hai cái đó cấu thành cơ cấu của lịch sử chính
trị và lịch sử tư tưởng của thời đại ấy: do đó (từ khi chế độ công hữu ruộng đất
nguyên thủy tan rã), toàn bộ lịch sử là lịch sử các cuộc đấu tranh giai cấp, đấu
tranh giữa những giai cấp bị bóc lột và những giai cấp đi bóc lột, giữa những
giai cấp bị trị và những giai cấp thống trị, qua các giai đoạn của sự phát triển xã
hội của họ; nhưng cuộc đấu tranh ấy hiện nay đã đến một giai đoạn mà giai cấp
bị bóc lột và giai cấp bị áp bức (tức giai cấp vô sản) không còn có thể tự giải
phóng khỏi tay giai cấp bóc lột và áp bức mình (tức giai cấp tư sản) được nữa,
nếu không đồng thời và vĩnh viễn giải phóng toàn thể xã hội khỏi ách bóc lột,
ách áp bức và khỏi những cuộc đấu tranh giai cấp - Tư tưởng chủ chốt ấy hoàn
toàn và tuyệt đối là của C.Mác”
13
Trong lời tựa viết cho bản tiếng Anh xuất bản năm 1888, sau khi chỉ ra sự
ra đời và sức sống của Tuyên ngôn trên thế giới, Ph.Ăngghen giải thích, sở dĩ
tên gọi của Tuyên ngôn là “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” mà không gọi là
“Tuyên ngôn xã hội chủ nghĩa” là để phân biệt đây là tuyên ngôn của giai cấp vô
sản giác ngộ chứ không là khát vọng không tưởng của giai cấp tư sản và tiểu tư
sản về xã hội chủ nghĩa. Ông cũng lại khẳng định, tuy Tuyên ngôn là tác phẩm
viết chung, nhưng luận điểm chủ yếu làm hạt nhân cho sách là của C.Mác.
Trong lời tựa viết cho bản tiếng Đức xuất bản năm 1890, Ph.Ăngghen
viết: “Vô sản tất cả các nước doàn kết lại!”. Chỉ có một vài tiếng đáp lại chúng
tôi, khi chúng tôi tung lời kêu gọi ấy với thế giới, cách đây bốn mươi hai năm,
ngay trước ngày cuộc cách mạng đầu tiên nổ ra ở Pa Ri, trong đó giai cấp vô sản
đã xuất hiện với những yêu sách của chính mình. Nhưng ngày 28 tháng 9
năm1864, những người vô sản trong phần lớn các nước Tây Âu đã liên hợp lại
để lập ra Hiệp hội lao động quốc tế, một hội mà tên tuổi vẻ vang được ghi nhớ
mãi mãi. Thật ra bản thân Quốc tế chỉ sống có Chín năm. Nhưng sự đoàn kết bất
diệt do Quốc tế đã xây dựng được giữa những người vô sản tất cả các nước vẫn
tồn tại và càng mạnh hơn bao giờ hết. Bởi vì ngày hôm nay, khi tôi viết những

dòng này, giai cấp vô sản châu Âu và châu Mỹ đang điểm lại lực lượng chiến
đấu của mình, lực lượng lần đầu tiên được huy động thành một đạo quân duy
nhất, dưới cùng một ngọn cờ và nhằm cùng một mục đích trước mắt là đòi pháp
luật quy định ngày làm việc bình thường là tám giờ, yêu sách đã được tuyên bố
từ 1866 tại Đại hội của Quốc tế ở Giơ-ne-vơ và sau này lại được tuyên bố lần
nữa tại Đại hội công nhân ở Pa ri năm 1889. Cảnh tượng ngày hôm nay sẽ chỉ
cho bọn tư bản và bọn địa chủ tất cả các nước thấy rằng những người vô sản tất
cả các nước đã thật sự đoàn kết với nhau.”
14
13
S đ d trang 13, 14.
14
S đ d trang 31, 32.
25

×