Tải bản đầy đủ (.doc) (59 trang)

Nghiên cứu góp phần chuyển đổi hệ thống cây trồng theo hướng sản xuất hàng hoá trên đất lúa tại huyện Thái Thụy tỉnh Thái Bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (234.02 KB, 59 trang )

PHẦN I
MỞ ĐẦU
I_ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam là một nước có nền sản xuất nông nghiệp lâu đời, nông dân
cần cù chăm chỉ. Ngành nông nghiệp có vai trò quan trọng trong nền kinh tế
nước nhà. Trong vòng 10 năm qua nông nghiệp tăng trưởng nhanh và ổn định
bình quân 4,5% trên năm. Nông nghiệp hiện chiếm 30% tổng kim ngạch xuất
khẩu và 25% GDP của cả nước, góp phần cải thiện sống cho hơn 76% dân số
nông thôn, tạo công ăn việc làm cho 58% lao động của cả nước và là nguồn
cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến.
Nông nghiệp Việt Nam đang đứng trước rất nhiều khó khăn. Hiện nay
nước ta vẫn được coi là một nước có nền nông nghiệp lạc hậu canh tác thô sơ.
Sản xuất quy mô nhỏ, chi phí cao, công nghệ thấp, nông sản chưa phong phú
và chất lượng thấp, tính cạnh tranh kém. Trình độ khoa học kỹ thuật, tiếp cận
thị trường người nông dân còn thấp kém rất khó bắt kịp với tình hình đổi mới
kinh tế chuyển hướng sản xuất nông nghiệp sang sản xuất hàng hóa.
Tình hình dân số ngày một tăng, nhu cầu về lương thực thực phẩm tăng,
quỹ đất canh tác ngày càng bị thu hẹp do phát triển công nghiệp, cơ sở hạ tầng
và nhà ở dẫn đến bình quân diện tích đất trên đầu người ngày một thấp. Xã hội
ngày một tiến bộ các hoạt động sống ngày càng đa dạng và hoàn thiện dẫn tới
áp lực kinh tế đảm bảo cho các hoạt động đó phát triển. Quá trình hội nhập
kinh tế quốc tế của nước ta đang diễn ra mạnh mẽ, nông nghiệp Việt Nam sẽ
vấp phải những nguy cơ cạnh tranh khốc liệt từ các nền nông nghiệp khác
trong khối WTO.
Đối mặt với những khó khăn trên vấn đề đật ra trước mắt là phải vừa
đảm bảo an ninh lương thực cho nhân dân đồng thời tạo ra các sản phẩn có
Khoa N«ng Häc

1

Trêng §H.N«ng nghiÖp I




chất lượng cao, mẫu mã đẹp, mang tính hàng hoá cao có khả năng xâm nhập
thị trường mạnh. Từ đó góp phần tăng thu nhập cho người nông dân, kích
thích mở rộng quy mô sản xuất và loại hình sản xuất mới.
Cải cách nông nghiệp trong đó chuyển đổi hệ thống cây trồng là việc
làm cấp bách và cần thiết nhất hiện nay trong nông nghiệp, nông thôn.
Những năm gần đây nhu cầu về lương thực trong nước đã được đảm
bảo và còn có khả năng xuất khẩu. Theo chủ trương của Bộ NN & PTNT năm
2000 thì trong 8,7 triệu ha trồng lúa hiện nay chỉ cần giữ lại 4 đến 4,2 triệu ha,
phần diện tích còn lại sẽ chuyển sang trồng các loại cây trồng khác, để tăng
khả năng sử dụng đầt, sử dụng lao đông và các nguồn nhân lực mang lại hiệu
quả kinh tế cao.
Sự chuyển đổi hệ thống cây trồng đã và đang diễn ra nhanh bước đầu
mang lại những khởi sắc cho cho bộ mặt kinh tế nông nghiệp nông thôn.
Thái Thuỵ là một huyện ven biển nằm ở phía đông bắc của tỉnh Thái
Bình. Tổng số dân 268365 (người), diện tích đất tự nhiên 25665.02(ha) trong
đó đất trồng trọt 15287.03(ha)...(số liệu năm 2005). Thu nhập của người dân
chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Trong khi sản xuất nông nghiệp chính
của huyện chủ yếu là cây lúa vốn cho hiệu quả kinh tế thấp. Việc tăng diện
tích đất canh tác là hoàn toàn không thể vì đất canh tác luôn bị lấy đi sử dụng
vào các mục đích khác. Vì vậy muốn tăng thu nhập từ trồng trọt chỉ còn cách
khai thác theo chiều sâu là áp dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất giống, phân
bón, thuỷ lợi, chuyển đổi hệ thống nông nghiệp,…Đặc biệt sự chuyển dịch hệ
thống cây trồng trong nông nghiệp đang là một giải pháp hợp lý của huyện
bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cho phép khai thác một cách hiệu quả, bền
vững những lợi thế của huyện.

Khoa N«ng Häc


2

Trêng §H.N«ng nghiÖp I


Xuất phát từ yêu cầu trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đế tài:
"Nghiên cứu góp phần chuyển đổi hệ thống cây trồng theo hướng sản xuất
hàng hoá trên đất lúa tại huyện Thái Thụy tỉnh Thái Bình".
Bởi những mục đích và yêu cầu sau đây:
- Nghiên cứu xác định những vấn đề thuận lợi, cơ hội và những cản
trở trong sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa trên địa bàn
huyện Thái Thụy tỉnh Thái Bình.
- Khảo sát nghiên cứu đánh giá một số mô hình chuyển đổi trên đất
hai vụ lúa có triển vọng để phát triển nông nghiệp hàng hoá có thể áp
dụng rộng rẫi trong điều kiện đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp.
• Đánh giá được hiện trạng sử dụng đất tài nguyên nông nghiệp và
nguồn lực trong phát triển nông nghiệp của vùng.
• Khảo sát và đánh giá hiệu quả một số mô hình chuyển đổi cơ cấu
cây trồng có triển vọng.
• Đề xuất bổ sung những giải pháp góp phần hoàn thiện hệ thống cây
trồng theo hướng sản xuất hàng hóa.

Khoa N«ng Häc

3

Trêng §H.N«ng nghiÖp I


II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ HỆ THỐNG, HỆ THỐNG NÔNG NGHIỆP,
HỆ THỐNG CÂY TRỒNG.
2.1.1. Hệ thống và hệ thống nông nghiệp.
Lý thuyết hệ thống ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh
vực khoa học để phân tích, đánh giá và giải thích các mối quan hệ tương hỗ.
Trong thời gian gần đây tiếp cận này được áp dụng và phát triển trong cả
nghiên cứu khoa học- kỹ thuật nông nghiệp (Rambo A.T.,1983).
Hệ thống là một tổng thể có trật tự của các yếu tố khác nhau có quan hệ
tác động qua lại. Một hệ thống có thể xác định như là một tập hợp các đối
tượng hoặc các thuộc tính được liên kết tạo thành một chỉnh thể. Như vậy, hệ
thống không phải là phép cộng đơn giản của các yếu tố, các đối tượng mà là
sự kết hợp hữu cơ giữa các yếu tố, các đối tượng. Mỗi hệ thống bao gồm nhiều
hệ thống nhỏ tạo thành, đến lượt mình nó lại là bộ phận cấu thành của một hệ
thống lớn hơn (dẫn theo Cao Liêm và cộng sự 1990 [20]).
Trong thiên nhiên có hai loại hệ thống cơ bản, hệ thống kín là hệ thống
có các yếu tố tương tác với nhau trong phạm vi hệ thống; Hệ thống mở là hệ
thống mà ở đó các dòng năng lượng, vật chất, thông tin trao đổi bên trong ra
ngoài phạm vi hệ thống mà kết quả là sự tương tác đầu vào và đầu ra. Hệ
thống nông nghiệp là một hệ thống mở.
Theo FAO, 1989 , khái niệm hệ thống nông trại (Farming Systems) đã
có từ thế kỷ 19 do nhà nông học Đức Vonwalfen đề xuất. Khái niệm hệ thống
nông nghiệp (Agricultural Systems) đầu tiên được các nhà địa lý sử dụng để
phân kiểu nông nghiệp trên thế giới và nghiên cứu tiến hoá của chúng
(Grigg,1977)([25]).

Khoa N«ng Häc

4

Trêng §H.N«ng nghiÖp I



Theo (Vissac, 1979)[25] thì hệ thống nông nghiệp (HTNN) là sự biểu
hiện không gian của sự phối hợp các ngành sản xuất và kỹ thuất do một xã hội
thực hiện để thoả mãn nhu cầu. Nó biểu hiện tác động qua lại giữa các hệ
thống sinh học- sinh thái mà môi trường tự nhiên là đại diện và hệ thông xã
hội- văn hoá, qua các hoạt động xuất phát từ những thành quả kỹ thuật.
Theo ( Mozoyer, 1986)[25] HTNN trước hết là một phương thức khai
thác môi trường được hình thành và phát triển trong lịch sử, một hệ thống sản
xuất thích ứng với các điều kiện sinh thái khi hậu của mộ không gian nhất
định, đáp ứng với các điều kiện và nhu cầu của thời điểm ấy.
Theo (Altri,1987 _ Speeding,1981)[25] HTNN là các đơn vị hoạt động
của nông nghiệp theo không gian và thời gian bao gồm tất cả sự thay đổi về
quy mô, phạn vi và độ phức tạp mà người ta gọi là doanh nghiệp nông trại,
nông nghiệp ở một vùng.
Theo (Touve, 1988) [25] HTNN thích ứng với các phương thức khai
thác nông nghiệp của một không gian nhất định do một xã hội tiến hành, là kết
quả sự phối hợp các nhân tố tự nhiên, xã hội- văn hoá, kinh tế và kĩ thuật.
Theo Đào Thế Tuấn, 1989[22], hệ thống nông nghiệp về thực chất là sự
thống nhất của hai hệ thống: (1) Hệ sinh thái nông nghiệp là một bộ phận của
hệ sinh thái tự nhiên, bao gồm các vật sống (cây trồng, vật nuôi) trao đổi năng
lượng, vật chất và thông tin với ngoại cảnh, tạo nên năng suất sơ cấp (trồng
trọt) và thứ cấp (chăn nuôi) của hệ sinh thái; và (2) hệ kinh tế xã hội, chủ yếu
là sự hoạt đông của con người trong ssản xuất để tạo ra của cải vật chất cho xã
hội.
Khi nghiên cứu về hệ thống nông nghiệp người ta thường chú trọng
nghiên cứu về hệ thống cây trồng, hệ thống canh tác, hệ thống trồng trọt, hệ
thống kinh tế_xã hội,...

Khoa N«ng Häc


5

Trêng §H.N«ng nghiÖp I


2.1.2. Hệ thống cây trồng.
Để hiểu rõ hệ thống cây trồng, cần lần lượt đi từ các khái niệm về hệ
thống canh tác, hệ thống trồng trọt. Theo (Shannor, Philipp và Schemahl,
1984) cho rằng hệ thống canh tác (hệ thống nông trại, hệ thống nông nghiệp farming systems) là sự bố trí một cách thống nhất và ổn định các ngành nghề
trong nông trại, được quản lý bởi hộ gia đình trong môi trường tự nhiên, sinh
học và kinh tế - xã hội, phù hợp với mục tiêu, mong muốn và nguồn lực hộ.
Còn các tác giả của viện lúa quốc tế cho rằng hệ thống canh tác là tập hợp các
đơn vị chức năng riêng biệt của hoạt động trồng trọt, chăn nuôi và tiếp thị. Các
đơn vị có mối quan hệ qua lại với nhau vì cùng dùng chung những nguồn lực
nhận từ môi trường. Khái niệm này thường được dùng với những giới hạn
vượt khỏi ranh giới cụ thể của từng nông trại, để nói lên những đơn vị nông
trại có hình thức tương tự (IRRI, 1980). Cũng có người cho rằng hệ thống
canh tác là hình thức tập hợp của một tổ hợp đặc thù các tài nguyên trong
nông trại ở một môi trường nhất định, bằng những phương pháp công nghệ
sản xuất ra những sản phẩm nông nghiệp sơ cấp. Định nghĩa này không bao
gồm hoạt động chế biến vốn thường vượt quá hình thức phổ biến của nông trại
cho các sản phẩm chăn nuôi và trồng trọt riêng biệt. Nhưng nó bao gồm nguồn
lực của nông trại được sử dụng cho việc tiếp thị những sản phẩm đó (IRRI,
1989)(dẫn theo Phạm Chí Thành và cộng sự[25]).
Ba cách hiểu trên cho chúng ta một khái niệm chung nhất về hệ thống
canh tác, đó là một hệ thống bao gồm nhiều hệ thống trồng: trồng trọt, chăn
nuôi, chế biến, tiếp thị, quản lý kinh tế, được bố trí một cách có hệ thống và
tương đối ổn định, phù hợp với mục tiêu của từng nông trại hay từng tiểu vùng
nông nghiệp.

Nguyễn Duy Tính,1995[23] lại cho rằng, hệ thống trồng trọt là hệ phụ
trung tâm của hệ thống nông nghiệp, cấu trúc của nó quyết định sự hoạt động
Khoa N«ng Häc

6

Trêng §H.N«ng nghiÖp I


của hệ phụ khác như: chăn nuôi, chế biến, ngành nghề...Với khái niệm về hệ
thống canh tác ở trên thì hệ thống trồng trọt là một bộ phận chủ yếu của hệ
thống canh tác.
Nói đến hệ thống trồng trọt là nói đến cây trồng. Cây trồng được trồng
với các mục đích khác nhau: để tiêu dùng, để bán, để che phủ đất...Như vậy,
cây trồng nông nghiệp có nhiều chức năng khác nhau: Cung cấp lương thực,
thực phẩm, che trở con người, gia súc hay cây trồng khác, phục vụ mục đích
giải trí, cải tạo đất...Tuy nhiên mục đích chủ yếu được định ra trước hết là sản
xuất lương thưc, thực phẩm cho con người, thức ăn gia súc, nguyên liệu cho
công nghiệp. Nghiên cứu hệ thống trồng trọt là một vấn đề phức tạp, vì nó liên
quan tới nhiều tài nguyên và môi trường như: tài nguyên đât, khí hậu, vấn đề
sâu bệnh, dịch hại, mức đầu tư và trình độ khoa học - kỹ thuật nông nghiệp,
vấn đề hiệu ứng hệ thống của hệ thống cây trồng,...(FAO,1992). Tuy nhiên tất
cả các vấn đề nghiên cứu trên đều nhằm mục đích sử dụng hợp lý và có hiệu
quả cao tài nguyên đất, khí hậu, năng cao NS cây trồng.
Tương tự như vậy cũng có một vài cách hiểu khác nhau về hệ thống cây
trồng. (Zandstra, 1981 và Dufumier, 1992): Hệ thống cây trồng là thành phần
các giống và loài cây được bố trí trong không gian và thời gian của một hệ
sinh thái nông nghiệp, nhằm tận dụng hợp lý nhất các nguồn lợi tự nhiên, kinh
tê, xã hội. Hay hệ thống cây trồng là hoạt động sản xuất cây trồng trong nông
trại bao gồm tất cẩ các hợp phần cần có để sản xuất một tổ hợp các cây trồng

và mối quan hệ giữa chúng với môi trường, các hợp phần này bao gồm tất cả
các yếu tố vật lý, sinh học cũng như kỹ thuật, lao động và quản lý.
Cũng có thể hiểu một các ngắn gọn: Hệ thống cây trồng là các hình thức
đa canh, bao gồm: trồng xen, trồng gối, luân canh, trồng thành băng, canh tác
phối hợp, vườn hỗn hợp(Nguyễn Duy Tính, 1995[23]).

Khoa N«ng Häc

7

Trêng §H.N«ng nghiÖp I


Theo Đào Thế Tuấn, 1962[20]: Hệ thống cây trồng là thành phần các
giống và loài cây trồng được bố trí theo không gian và thời gian của một hệ
sinh thái nông nghiệp nhằm tận dụng hợp lý các nguồn lợi tự nhiên, kinh tế, xã
hội sẵn có.
Theo Phạm Chí Thành và cộng sự, 1996[25] thì: Hệ thống cây trồng là
hoạt động sản xuất cây trồng trong một nông trại bao gồm các hợp phần có thể
tạo ra một tổ hợp cây trồng có mối quan hệ giữa chúng với môi trường mật
thiết và trong các hợp phần này bao gồm tất cả các yếu tố vật lý, hóa học và
sinh học.
Từ khái niệm trên ta có thể thất rằng hệ thống cây trồng là một bộ phận
chủ yếu, là trung tâm của hệ thống trồng trọt. Để nghiên cứu hệ thống cây
trồng chúng ta cần quan tâm đến.
- Các công thức luân canh và hình thức đa canh.
- Cơ cấu cây trồng hay tỷ lệ diện tích dành cho cây trồng nhất định.
- Kỹ thuất canh tác, quản lý của hệ thống đó.
Do hệ thống cây trồng mang đặc tính động, nên nghiên cứu cây trồng
không thể dừng lại ở một không gian và thời gian rồi kết thúc mà là việc làm

thường xuyên để tìm ra xu thế phát triển, yếu tố hạn chế và giải pháp khắc
phục . Để chuyển đổi hệ thống cây trồng nhằm mục đích khai thác ngày càng
có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên, tăng hiệu quả kinh tế, xã hội phục
vụ cuộc sống con người (Đào Thế Tuấn, 1984[22]).
Trên thực tế chuyển đổi cơ cấu cây trồng là sự tổ hợp lại các công thức
luân canh, tổ hợp lại các thành phần cây trồng và giống cây trồng đảm bảo các
thành phần của hệ có mối quan hệ tương tác vời nhau, thúc đẩy lẫn nhau nhằm
khai thác tốt nhất lợi thế về điều kiện đất đai, tạo hệ thống có mức sản xuất
cao, bảo vệ môi trường sinh thái (Lê Duy Phước, 1992[13]).

Khoa N«ng Häc

8

Trêng §H.N«ng nghiÖp I


2.2. CƠ SỞ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG SẢN XUẤT
HÀNG HÓA.
2.2.1. Cơ cấu ngành nông nghiệp.
* Cơ cấu sản xuất nông nghiệp là một tổng thể nhiều thứ hệ và những
phân hệ trong nội bộ ngành trồng trọt và chăn nuôi, có mối quan hệ hữu cơ tác
động lẫn nhau giữa các yếu tố, các bộ phận. Theo FAO, (1992) các mối quan
hệ này được xác định cả về số lượng lẫn chất lượng mang tính ổn định tương
đối và hoàn thiện không ngừng. Vì vậy muốn phát triển nông nghiệp thì phải
tác động một cách đồng bộ giữa các thành tố cấu thành.
* Phát triển nông nghiệp là một quá trình phát triển từ thấp lên cao.
Lược đồ phát triển nông nghiệp của thế giới là:NNdu canh du cưNNđịnh
canh NN hỗn hợpNN chuyên môn hóaNông nghiệp theo hàng hóa có
kỹ thuật công nghệ. Để phát triển kình tế nông nghiệp cần từng bước phát

triển từ Nghèo Khá Giàu. Tại Thái Lan nghiên cứu cho thấy khó có thể
đưa nhóm người nghèo đói lên sản xuất hàng hoá được ngay, mà chỉ có thể
chuyển từ nghèo đói  đủ ănSX hàng hoá (KKU, 1982).
* Cơ cấu sản xuất nông nghiệp phù hợp là yếu tố động theo không gian
và thời gian. Vì vậy cần khảo sát kỹ các yếu tố tác động trước khi áp dụng một
phương thức sản xuất nào đó và cần dự báo trước diễn biến của tương lai.
* Phát triển nông nghiệp phải đi từ phát triển kinh tế hộ. Người nông
dân là đơn vị trực tiếp sản xuất NN và chịu tác động của các yếu tố ngoài và
trong hệ thống NN như: môi trường, đk kinh tế, tôn giáo, tín ngưỡng, thị
trường, đất đai, lao động, kinh nghiệm...mà từ đó quyết định hướng sản xuất
cho chính mình.

Khoa N«ng Häc

9

Trêng §H.N«ng nghiÖp I


* Cần xác định phát triển nông nghiệp theo hướng NN sinh thái hay NN
hàng hoá. Cả hai xu hướng trên đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng.
Hợp lý hơn cả là phát triển nông nghiệp theo kinh tê thị trường kết hợp hài hoà
với nông nghiệp sinh thái.
2.2.2. Khái niệm về sản xuất hàng hoá.
2.2.2.1. Sản xuất hàng hoá.
Sản xuất hàng hóa là một hệ thống có vốn đầu tư cao với mục tiêu là
sản phẩm bán ra thị trường. Sản phẩm của hệ thống được tham gia vào thị
trường cạnh tranh nhau về giá và được sản xuất ra từ nhiều thành phần kinh tế
khác nhau.
Giá cả chính là nhân tố quyết định tốc độ phát triển nhanh hay chậm của

hình thức sản xuất nông nghiệp hàng hóa: Giá tăng nó đẩy mạnh sản xuất với
đầu tư lớn tạo ra nhiều sản phẩm qua đó thu lợi nhuận cao. Ngược lại nếu giá
thấp nó hạn chế sản xuất dẫn tới thu hẹp quy mô sản xuất, nếu kéo dài sẽ gây
nên khủng hoảng thiếu.
Giá cả điều tiết mức độ cung cầu, giá tăng thì cung tăng, giá giảm thì
cầu tăng. Đây là quy luật tự điều tiết trong sản xuất hàng hóa.
Mục tiêu của sản xuất hàng hóa là lợi nhuận, càng thu được nhiều lợi
nhuân nhà sản xuất càng tăng cường đầu từ, áp dụng các nguồn lực khoa học
công nghệ làm cho hệ thống càng phát triển.
Theo Nguyễn Huy Trí và Trần Danh Thìn, (2006)[24] thì sản xuất hàng
hoá là một hình thức cao trong sản xuất nông nghiệp.
Ở mỗi thời kỳ khác nhau thì có các yêu cầu về sản xuất hàng hóa khác
nhau. Quy luật sản xuất hàng hóa khác với quy luật sản xuất quy hoạch tập
trung. Trong nền kinh tế tập trung sản xuất gì và phân phối như thế nào đều do
nhà nước chỉ đạo từ trên xuống. Trong nền kinh tế thị trường thì các hoạt động
sản xuất và mục tiêu sản xuất của các doanh nghiệp, người nông dân là khách
Khoa N«ng Häc

10

Trêng §H.N«ng nghiÖp I


hàng và đều nhằm vào thị trường sao cho sản phẩm có chất lượng cao, giá
thành hạ, phù hợp với người tiêu dùng... để tăng sức cạnh tranh trên thị trường
sao cho thu được lợi nhuận lớn nhất. Đây là quy luật tự nhiên điều tiết trong
cạnh tranh.
Trong sản xuất hàng hoá luôn đặt ra vấn đề: "SX nông sản gì?", "SX
như thế nào?", "SX cho ai?". Các vấn đề này được xem xét thông qua giá cả
và nhu cầu của thị trường.

Khi nền sản xuất hàng hóa không hoàn toàn tự do, mà vẫn chịu sự can
thiệp có định hướng từ phía nhà nước thông qua công cụ thuế, sự trợ giá, sự
hỗ trợ kỹ thuật và khuyến nông thì nông nghiệp hạn chế phát triển mà chúng
ta thường gọi là nền kinh tế bảo hộ.
Phát triển theo hướng hàng hoá là động lực thúc đẩy kinh tế nông
nghiệp phát triển. Nền nông nghiệp ở hầu hết các nước đang phát triển chuyển
dịch từ nông nghiệp tự cung tự cấp sang nền nông nghiệp hàng hoá. Ở đó
người nông dân không nhằm sản xuất ra cái họ cần mà sản xuất ra cái thị
trường cần tức là sản xuất ra hàng hoá để bán. Sản xuất theo hướng hàng hóa
có tác dụng làm ổn định thị trường tiêu thụ cho nông sản đó vì vậy sản xuất
nông nghiệp theo hướng hàng hóa là lựa chọn tất yếu cho sự phát triển ngành
nông nghiệp nước nhà.
Trong nông nghiệp việc xác định phương hướng sản xuất đi đôi với việc
xác định cơ cấu cây trồng. Một mặt phương hướng sản xuất quyết định cơ cấu
cây trồng, nhưng mặt khác cơ cấu sản xuất hợp lý nhất là cơ sở xác định
phương hướng sản xuất (theo Đào Thế Tuấn, 1978[21]).
Để nông sản trở thành sản phẩm hàng hoà thì kênh tiêu thụ, tiếp thị và
thị trường có vai trò hết sức quan trọng trong phát triển ổn định nền kinh tế
nông nghiệp.
2.2.2.2. Vấn đề tiêu thụ nông sản.
Khoa N«ng Häc

11

Trêng §H.N«ng nghiÖp I


Kênh tiêu thụ là phương thức đưa sản phẩm hàng hoá từ tay người sản
xuất đến tay người tiêu dùng, từ nơi sản xuất ra thị trường.
Kênh tiêu thụ có thể hoạt động riêng rẽ hoặc phối hợp của nhiều thành

phần kinh tế để chuyển giao sản phẩm của các doanh nghiệp, công ty, tập thể,
cá nhân đến tay người tiêu dùng.
Tuy chỉ là một bước tiêu thụ trung gian nhưng vai trò của kênh tiêu thụ
mang tính chất quyết định đến sự tiếp cận thị trường của sản phẩm.
2.2.2.3. Thị trường tiêu thụ nông sản và các chức năng của nó.
Thị trường là nơi mà ở đó sản phẩm hàng hoá được đem ra trao đổi,
buôn bán với các chức năng sau:
- Chức năng thừa nhận: Thị trường thừa nhận sản phẩn xuất hiện và sự
cạnh tranh giữa người mua và người bán. Khi người bán có lợi ích về kinh tế
thì quá trình mua bán được thực hiện.
- Chức năng điều tiết, kích thích: Chức năng này được thực hiện thông
qua quy luật cung cầu và giá cả thị trường.
- Chức năng thông tin: Sự vận động giá cả của thị trường là thông tin
cho các doanh nghiệp và người nông dân đưa ra những quyết định phù hợp
cho quá trình sản xuất kinh doanh của mình.
Thực hiện đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam. Sau hơn 15 năm đổi
mới nước ta đang phát triển theo hướng kinh tế thị trường có sự quản lý của
nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đó là: xây dựng nền kinh tế hàng
hoá nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường đi đôi với việc tăng
cường vai trò quản lý của nhà nước. Tăng trưởng kinh tế gắn liền với công
bằng xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái.
2.3. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC.
2.3.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài.

Khoa N«ng Häc

12

Trêng §H.N«ng nghiÖp I



Từ thế kỷ VIII đến thế kỷ XVIII (trong suốt 1000 năm), ở Châu Âu tồn
tại chế độ luân canh 3 ruộng trong 3 năm với hệ thống: Ngũ cốc - ngũ cốc - bỏ
hoá. Năng suất ngũ cốc chỉ đạt 5-7 tạ/ha.
Sau này một số giống cây trồng mới (Khoai tây, ngô, hướng dương,...),
cùng với sự phát triển cây phân xanh (cỏ ba lá) đã hình thành chế độ luân canh
4 ruộng trong 4 năm ở Châu Âu. Cùng với việc tăng cường các biện pháp kỹ
thuật như làm đất, bón phân...đã làm cho năng suất ngũ cốc tăng lên 2 lần, sản
phẩm lương thực tăng 4 lần so với hình thức canh tác cũ. Chế độ luân canh
này được áp dụng rộng rãi và đem lại nhiều thắng lợi ở Anh, Bỉ, Ha Lan, Đức,
Pháp và tràn sang các nước khác ở Tây Âu (Phùng Đăng Chính, Lý
Nhạc,1987[1]; Bùi Huy Đáp,1994[4]).
Ở Mỹ công thức luân canh đậu tương sớm (gieo 5 tháng)- mạch chín
sớm, cho năng suất cao hơn và hiệu quả cao hơn công thức luân canh lúa mỳ
rất nhiều (Suan Swedden, 1991).
Châu Á là một khu vực trồng lúa chủ yếu, 90% sản lượng lúa được sản
xuất ở khu vực này. Từ đầu thập kỷ 70 các nhà khoa học Châu Á tập trung
nghiên cứu hệ thống cây trồng trên cơ sở lấy lúa làm nền tảng để tăng cường
phát triển các loại cây màu trồng cạn. Các chế độ trồng xen. trồng gối ngày
càng được chú ý nghiên cứu. Các vấn đề được các nhà khoa học quan tâm ở
đây là:
- Dùng giống ngắn ngày để tăng vụ sản xuất.
- Thử nghiệm tăng vụ màu bằng các cây trồng mới ngăn ngày, xen canh,
luân canh.
- Xác định hiệu quả kinh tế của các công thức luân canh, chế độ trồng
xen, trồng lẫn, trồng gối đồng thời khắc phục những yếu tố hạn chế (Vũ Văn
Rung,2001[17]).

Khoa N«ng Häc


13

Trêng §H.N«ng nghiÖp I


Trên những vùng đất thiếu nước rất khó khăn cho việc canh tác hai vụ
lúa. Ở Thái Lan người ta chuyển dịch cây lúa xuân sang cây đậu tương đã góp
phần tăng giá trị tổng sản phẩm lên, diện tích tăng gấp rưỡi, hiệu quả kinh tế
tăng gấp đôi và độ phì của đất tăng đáng kể (Bùi Quang Toản, 1970[19]).
Các mô hình nông nghiệp kết hợp: Nông- lâm- ngư, VAC...đang được
áp dụng một cách hiệu quả và rộng rãi trên thế giới. Tại Philippin hệ thống
lúa-cá kết hợp với trồng chuối đã cho nông dân một nguồn thu lớn. Ngoài
chuối một số cây ăn quả bản địa cũng được khuyến khích trồng như Chôm
Chôm, Landzon, Mít...Tại Indonesia đã phát động chương trình áp dụng hệ
thống canh tác lúa - cá thâm canh trên vùng úng trũng. Năm 1990-1991 diện
tích canh tác lúa cá tăng thêm 40 600 ha ở Java, Sumatra, Baly (theo Janet
Dormo, Ilya Meolion, Ravadee Prasert charoensuk,1992).
Trung Quốc là một nước có số dân lớn nhất thế giới nhưng diện tích
nông nghiệp chỉ chiếm 10%. Vì vậy Trung Quốc rất chú trọng phát triển nông
nghiệp đặc biệt là phát triển lúa lai. Lúa lai ra đời dúp Trung Quốc xoá được
nạn thiếu lương thực trước kia. Trung Quốc là một nước nông nghiệp phát
triển do vây đã quan tâm đến xác định hệ thống cây trồng hợp lý trên loại đất
hai vụ lúa: 2 vụ lúa - 1 vụ mỳ hoặc khoai tây, đậu Hà Lan, rau cải. Trên loại
đất một vụ lúa thường sử dụng công thức 1 vụ lúa - 1 vụ cây trồng cạn (Triệu
Kỳ Quốc,1992[16]).
Nhật Bản là nước có điều kiện tự nhiên không thuận lợi cho sản xuất
nông nghiệp. Do đó, các nhà khoa học nông nghiệp Nhật Bản đã tập trung
nghiên cứu và đề ra một số chính sách quan trọng và xây dựng những chương
trình có mục tiêu như an toàn lương thực, cải cách ruộng đất, ổn định thị
trường nông sản và đẩy mạnh công tác khuyến nông nhằm đảm bảo mức an

toàn về lương thực và thực hiện một số giải pháp về kỹ thuật và cải cách nông
thôn (Trường ĐH. Kinh tế quốc dân, 1994[7]).
Khoa N«ng Häc

14

Trêng §H.N«ng nghiÖp I


Chương trình nghiên cứu phối hợp toàn Ấn Độ (1960- 1972), xác định
hệ thống thâm canh tăng vụ trong chu kỳ một năm làm hướng chiến lược cho
phát triển nông nghiệp. Các nhà khoa học nước này kết luận:"Hệ thống canh
tác danh ưu tiên cho cây lương thực, chu kỳ một năm hai vụ ngũ cốc (2 lúa
hoặc 1 vụ lúa- 1 vụ lúa mỳ) đưa thêm một vụ đậu đỗ đã đáp ứng được 3 mục
tiêu: Khai thác tối ưu tiềm năng của đất đai, ảnh hưởng tích cực đến độ phì
nhiêu của đất trồng và đảm bảo lợi ích của người nông dân." (Hoàng Văn
Đức,1982[6]).
Ở Pakistan các nhà khoa học đề cập đến cơ cấu luân canh cây trồng hợp
lý phụ thuộc vào điều kiện canh tác, các chính sách và giá cả nông sản. Vì vậy,
hàng loạt các công thức luân canh cho các vùng, các tiểu vùng sinh thái được
khảo nghiệm và triển khai trên diện rộng, cho năng suất cao (Nguyễn Thị
Nương, 1998[11]).
Tại Bangladet đã xây dựng hệ thống canh tác kết hợp là một biến dạng
của hệ canh tác nhiều loài khác nhau trên cùng một lô đất. Lợi ích của việc
trồng kết hợp là làm tăng hiệu quả sử dụng đất, nước, ánh sáng, phân bón, tạo
sinh thái tốt cho cây trồng phát triển, giảm sâu bệnh. Người ta còn áp dụng
phương pháp "cây trồng đồng hành" trong việc trồng xen để giảm sâu hại, như
trồng hành xen với bắp cải, mùi hương của hành tỏa ra ngăn chặn sự tấn công
của côn trùng đối với bắp cải (Shimpei Murakami, 1992).
Đài Loan là một hải đảo đất chật người đông tài nguyên kém phong

phú, nhưng những biện pháp cải tiến kỹ thuật, thực hiện các chính sách
khuyến khích đã tạo cho nông nghiệp những bước phát triển nhanh không
những cung cấp dồi dào lương thực mà còn chuyển vốn được cho các ngành
khác, đóng góp lớn cho công cuộc đẩy mạnh công nghiệp hóa và thúc đẩy
tổng thể nền kinh tế phát triển. Những biện pháp phát triển đã dúp Đài Loan
chuyển sang nền nông nghiệp hàng hóa và xuất khẩu nhiều nông sản chế biến.
Khoa N«ng Häc

15

Trêng §H.N«ng nghiÖp I


Nước này đã thành công trong việc nghiên cứu cây chịu bóng trồng xen với
mía (Trường ĐH. Kinh tế quốc dân, 1994[7]).
Ở Triều Tiên cây trồng có thời gian sinh trưởng ngắn được coi như là
một mong muốn đặc biệt. Nhờ khả năng này hệ thống canh tác có thể tăng vụ
và đa canh. Các giống lúa năng suất cao là Unbong 1, Uyênbu 1 và 3 được
trồng trọt ở vụ sớm cùng với tỏi, ngô đường, dâu tây, cho thu nhập cao
(Teasoo kwak, 1986).
2.3.2. Tình hình nghiên cứu trong nước.
Việt Nam là một nước nông nghiệp có nền sản xuất nông nghiệp lâu
đời. Các dân tộc anh em trên tổ quốc, thế hệ này qua thế hệ khác đã đổ bao mồ
hôi xương máu để bảo tồn và phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp.
Theo Bùi Huy Đáp,1994[4] Việt Nam từ thời các Vua Hùng nước ta đã
có nhiều loại cây trồng được sử dụng như: Lúa, ngô, khoai săn, cây họ đậu,
cây ăn quả, cây công nghiệp.
Thời Nam Bắc phân tranh (1533-1788) và tiếp sau là các thời vua triều
nguyễn (1802-1945) có những nhân vật nổi tiếng như Nguyễn Lộ (1733),
Nguyễn Tri Phương (1854), Nguyễn Công Trứ (1827)... đã đưa dân đi khai

khẩn ở các vùng đồng bằng sông Hồng và đông bằng sông Cửu Long, xây
dựng những công trình thủy lợi tưới tiêu và cải tạo đất, lựa chọn hệ thống cây
trồng, bố trí mùa vụ,quy hoạch sử dụng đất lâu bền.
Dưới thời Pháp thuộc (1867-1945), có nhiều giống cây trồng mới được
tuyển chọn và nhập nội vào sản xuất ở các đồn điền như cao su, cà phê, cam,
quýt, chè, mía và một số giống cây lấy hạt, lấy sợi. Tuy vây, lúa nước vẫn là
cây trồng chính. Năm 1880 Việt nam đã xuất 300. 000 tấn gạo cho các nước
thuộc điạ của Pháp (Mai Văn Quyền, 1996)
Từ những năm 1960, các nhà khoa học ở Miền Bắc đã dày công nghiên
cứu đưa vụ lúa xuân thành vụ sản xuất chính. Một hệ thống tương đối hoàn
Khoa N«ng Häc

16

Trêng §H.N«ng nghiÖp I


chỉnh về gieo cấy lúa xuân đã được xây dựng từ vụ xuân năm 1968 ở huyện
Hải Hậu- Nam Hà với 100% diện tích (Bùi Huy Đáp,1997[3]).
Do có vị địa lý thuận lợi nên viêc giao lưu kinh tế hàng hoá gắn liền với
việc du nhập các giống cây trồng mới từ các nước nhiệt đới, á nhiệt đới, ôn
đới sang Việt Nam ngày càng đa dạng.
Theo các tác giả Đào Thế Tuấn, 1978[21]; Nguyễn Duy Tính,1995[23]
và một số tác giả khác đã xác định công thức luân canh trên một số loại đất
như sau:
+ Đất hai vụ lúa chủ động nước:
- Lúa xuân- lúa mùa- màu đông (khoai tây, khoai lang, ngô)
- Lúa xuân- lúa mùa- rau đông (cà chua, su hào, bắp cải)
+ Đất hai vụ lúa hay ngập nước:
- Lúa xuân- lúa mùa- bèo dâu

- Lúa xuân- đậu tương- lúa mùa- bèo dâu
Với những công thức trên, trong nhưng năm (1970-1980) đã đưa năng
suất lúa lên cao và vụ đông đã được quan tâm nhiều hơn.
Trần An Phong[9] trong căn cứ xây dựng cơ sở khoa học sử dụng đất
ĐBSCL đã nhấn mạnh khả năng thâm canh tăng vụ, đa dạng hoá cây trồng ở
vùng đất phù sa chủ động nước đồng thời chú ý tăng vụ đổi mới giống ở vùng
đất phèn mặn và sản xuất chủ yếu dựa vào nước trời.
Phạm Chí Thành, Trần Đức Viên [27], nghiên cứu chuyển đổi hệ thống
canh tác vùng trũng ĐBSH cho thấy những hệ thống canh tác mới (cây ăn
quả- nuôi cá- cấy lúa); (cá- vịt) tăng thu nhập từ 2-5 lần so với hình thức canh
tác 2 vụ lúa cũ. Nhưng mô hình này còn bị hạn chế bởi việc sử dụng thuốc
BVTV, phân bón.
Theo Lê Quốc Hưng,2002[8] thì: Trên đất vàn và vàn cao bố trí cơ cấu
2-3 vụ hiện nay lên thành 3-4 vụ/ năm, trong đó gieo trồng 2-3 vụ đông và vụ
Khoa N«ng Häc

17

Trêng §H.N«ng nghiÖp I


đông sau hai vụ lúa với các giống lúa ngắn ngày, năng suât, chất lượng cao.
Theo công thức: Lúa xuân muộn- lúa mùa sớm- vụ thu đông (vụ đông), giải
phóng đất vào tháng giêng năm sau. Trên đất vàn trũng chuyển sang nuôi
trồng thuỷ sản, làm trang trại theo mô hình phát triển bền vững kết hợp nônglâm- ngư gắn với chế biến nông sản.
Vũ Văn Liết,1996[31] đã phân chia điều kiện sinh thái huyện Gia LâmHà Nội từ nghiên cứu hệ thống canh tác thích nghi để đề xuất các công thức
cây trồng thích hợp là: Lúa- lúa- khoai tây; Lúa- lúa- đậu tương; Lúa- lúa- bắp
cải, Khoai sọ- lúa- tỏi và Cà pháo- lúa- tỏi. Chân đất cao ven làng trở thành
vườn cây ăn quả, chân đất trũng Lúa- lúa chuyển sang Lúa- cá.
Bùi Thị Xô,1994[30] đã xây dựng cơ cấu cây trồng mới cho vùng Hà

Nội và thử nghiệm cho kết quả sau:
- Vùng thâm canh: hiệu quả kinh tế đạt từ 115-339% so với mô hình cũ.
- Vùng đất bạc màu: hiệu quả kinh tế đạt từ 130-167% so với mô hình cũ
- Vùng trũng: mô hình mới Lúa xuân- Cá giống, đạt hiệu quả kinh tế rất
cao, tổng giá trị sản phẩm đạt 72triệu đồng/ha/măm.
Nguyễn Vy,1996[29] nghiên cứu cây vừng trên đất cát ven biển chịu tác
động của gió Lào phía Bắc Nghệ An, cải tiến cơ cấu cây trồng cũ thành cơ cấu
cây trồng tiến bộ hơn, thay giống vừng cũ bằng giống vừng mới đã cho thu
nhập cao hơn.
Trần An Phong,1986[9] nhấn mạnh khả năng thâm canh tăng vụ và đa
dạng hoa cây trồng ở vùng phù sa chủ động nước ven sông Tiền và sông Hậu,
đi đôi với việc phải chú ý tới đổi mới giống cây trồng.
Tào Quốc Tuấn,1994[28] khi nghiên cứu xác định hệ thống cây trồng
hợp lý cho vùng phù sa ngọt ven sông Tiền và sông Hậu có nhận xét: các mô
hình chuyên canh lúa đều sử dụng rất nhiều nước vào mùa cạn kiệt. Các mô
hình luân canh 1 lúa + 1 màu, cây ăn quả, mía sử dụng nước tiết kiệm nhất.
Khoa N«ng Häc

18

Trêng §H.N«ng nghiÖp I


Cải thiện cơ cấu cây trồng ở vùng lúa nổi tứ giác Long Xuyên (Đặng
Kim Sơn,1986[23]) đã đưa cây ngô, đậu tương vào trồng xen trong hệ thống
cây trồng.
Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra mạnh mẽ kéo theo nhưng khó
khăn thách thức và nhưng cơ hội lớn cho nông nghiệp Việt Nam. Nội dung
nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX chỉ rõ: Chuyển dịch cơ cấu kinh
tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá quy mô lớn gắn với công nghiệp

chế biến và thị trường, đưa thiết bị kỹ thuật và công nghệ hiện đại vào các
khâu sản xuất nông nghiệp...Đối với ĐBSH phát triển hàng hoá đa dạng. Cùng
với cây lương thực đưa cây vụ đông thành một thế mạnh, hình thành các vùng
chuyên canh rau, cây ăn quả, thịt, hoa, mở rộng nuôi trồng thuỷ sản. Phát triển
mạnh công nghiệp chế biến và cơ khí phục vụ nông nghiệp, các cụm điểm
nông nghiệp, dịch vụ và các làng nghề ở nông thôn.
Những năm gần đây cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn đã có
bước chuyển dịch tích cực theo hương đẩu mạnh sản xuất các loại nông sản
hàng hoá có nhu cầu thị trường và có giá trị kinh tế cao. Tiếp tục đảm bảo tốt
an ninh lương thực quốc gia, Tuy diện tích trồng lúa giảm (hơn 300 000ha) để
chuyển sang nuôi trồng thuỷ sản và các cây trồng khác có giá trị cao hơn.
Nhưng sản lượng lương thực vẫn tăng, hàng năm vẫn xuất khẩu khoảng 3.5- 4
triệu tấn gạo.
Đối với huyện Thái Thụy tỉnh Thái Bình. Thực hiện chuyển đổi cơ cấu
cây trồng, vật nuôi theo tinh thần Nghị quyết 04 Ban chấp hành tỉnh uỷ. Năm
2002 toàn huyện xây dựng được 12 mô hình gồm:
- Mô hình lợn nái ngoại xã Thụy Ninh.
- Mô hình cá - lúa: 30 ha tại xã Thụy An, Thái Hồng.
- Mô hình dâu giống mới VH9: 15 ha xã Thái Hoà.
- Mô hình hoè ghép: 3 ha xã Thái Học.
Khoa N«ng Häc

19

Trêng §H.N«ng nghiÖp I


- Mô hình chuyển làm muối sang nuôi trồng thuỷ sản xã Thụy Xuân.
- Mô hình chuyên màu 5 vụ: 8 ha xã Thái Giang.
- Mô hình trồng cói: 10 ha xã Hồng Quỳnh.

- Mô hình cây xuất khẩu: Xa Lát (ảnh phụ lục), củ cải đường, dưa gang
trắng, dưa chuột Đài Loan,....
Hầu hết các mô hình xây dựng đều thành công và có sức thuyết phục.
Các mô hình đã được tổng kết, tổ chức hội nghị đầu bờ rút ra những kinh
nghiệm hết sức quý báu. Có thể nói từ năm 2003 đến nay phong trào chuyển
đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trong nông nghiệp ở huyện đang phát triển khá
mạnh mẽ.

Khoa N«ng Häc

20

Trêng §H.N«ng nghiÖp I


PHẦN 2
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
I_ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1- Điều tra điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của địa điểm nghiên cứu:
+ Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp
+ Điều kiện khí hậu thời tiết
+ Cơ sở hạ tầng: - Công cụ lao động, đường giao thông, thuỷ lợi:
Trạm bơm, hệ thống tưới tiêu, kênh mương, hiệu quả cung cấp nước, nguồn
nước phục vụ cho tưới….
+ Văn hoá và trình độ dân trí, nguồn lực lao động tại địa phương.
2-Điều tra hiện trạng hệ thống cây trồng và hệ thống canh tác, những
tiềm năng và thách thức.
3-Điều tra hiệu quả các hệ thống cây trồng hiện nay:
+ Cơ cấu giống trong hệ thống, thời gian sinh trưởng, năng suất cây
trồng.

+ Đầu tư biến động và các dạng đầu tư khác cho hệ thống.
+ Thu nhập: lãi ròng, tỷ lệ đầu tư/ Yếu tố đầu tư, tỷ lệ đầu tư/ Yếu
tố giới hạn.
+ So sánh hiệu quả của các hệ thống cây trồng với nhau.
4-Nghiên cứu khảo sát một số hệ thống cây trồng mới sau chuyển đổi
có triển vọng để phát triển nông nghiệp theo hướng nông nghiệp hàng hóa.
5-Thu nhận, đề xuất giải pháp phát triển cho một số hệ thống cây trồng
có khả năng sản xuất sản phẩm hàng hóa.
II_ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1- Sử dụng phương pháp nghiên cứu hệ thống sinh thái nông nghiệp
(AEA).

Khoa N«ng Häc

21

Trêng §H.N«ng nghiÖp I


2- Sử dụng phương pháp nghiên cứu hệ thống nông trại (FSR).
3- Sử dụng phương pháp nghiên cứu, đánh giá nhanh nông thôn có sự
tham gia của nông dân PRA có sự hỗ trợ của các công cụ KIP, WEB,
SWOT….
4- Điều tra nông hộ, thu thập các thông tin có dùng phiếu và không
dùng phiếu.
Các số liệu thứ cấp lấy từ phòng NN & PTNT, phòng tài nguyên môi
trường, phòng thống kê, địa chính, UB dân số… của các cấp các ngành liên
quan.
. Đánh giá hiệu quả các hệ thống cây trồng với các chỉ tiêu:
-Lãi ròng: RACV = GR – TVC

Trong đó: GR là tổng giá trị thu nhập từ các sản phẩn phụ và sản
phẩn chính của hệ thống.
GR= Y x P ,trong đó: Y là đơn giá thị trường tại
thời điểm đó; P là năng suất thực tế.

TVC là tổng chi phí khả biến
-Tỷ lệ thu nhập/ yếu tố đầu tư
GRm - GRc
TVCm - TVCc
GRm : Tổng thu nhập khi đầu tư yếu tố mới
MBCR =

GRc : Tổng thu nhập khi chưa đầu tư yếu tố mới
TVCm: Tổng chi phí khả biến khi đầu tư yếu tố mới
TVCc : Tổng chi phí khả biến khi chưa đầu tư yếu tố mớiTỷ lệ thu nhập/ yếu tố giới hạn:
RRH =

GR – TVC(Không tính yếu tố H )
Yếu tố H
PHẦN 3

Khoa N«ng Häc

22

Trêng §H.N«ng nghiÖp I


KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI CỦA HUYỆN THÁI

THUỴ
3.1.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
a/ Vị trí địa lý.
Thái Thụy là một huyện ven biển nằm phía đông bắc tỉnh Thái Bình, có
toạ độ địa lý tư 20027' – 20050' độ vĩ Bắc, 160025' – 160050' độ kinh Đông.
Phía bắc giáp Hải Phòng.
Phía nam giáp huyện Kiến Xương, Tiền Hải.
Phía đông giáp biển.
Phía tây giáp huyện Đông Hưng, Quỳnh Phụ.
Huyện Thái Thụy với trung tâm là thị trấn Diêm Điền, nằm cách không
xa tam giác kinh tế phía bắc (Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh), theo đường bộ
từ trung tâm thị trấn đi Hà Nội 140km, đi Hải Phòng 30km, bằng đường thuỷ
đi Hạ Long 60km. Cảng biển Diên Điền nằm ngay trung tâm thị trấn với hệ
thống giao thông thuỷ, bộ phát triển tạo điều kiện thuận lợi cho Thái Thụy
giao lưu thông thương hàng hoá, thông tin kỹ thuật, tiếp thu thành tựu khoa
học, công nghệ tiên tiến, thu hút vốn đầu tư của các tổ chức, cá nhân trong và
ngoài huyện cho phát triển kinh tế, xã hội.
Vị trí địa lý của huyện tạo điều kiện rất thuận lợi cho việc phát triển
mạnh nông nghiệp hàng hoá, đa dạng về sản phẩm tăng thu nhập trên một đơn
vị diện tích, từng bước công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn.
b/ Thổ nhưỡng, địa hình.
Nằm trong vùng châu thổ sông Hồng, được bồi đắp bởi hai con sông lớn
là sông Thái Bình và sông Trà Lý. Đất đai phần lớn là đất phù sa màu mỡ,

Khoa N«ng Häc

23

Trêng §H.N«ng nghiÖp I



thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. Song đây là vùng phù sa trẻ, mực nước
ngầm nông, các xa ven biển bị nhiễm mặn lớn.
Đía hình có xu thế dốc đông bắc xuống tây nam, cao dần về phía biển.
Cao độ đất canh tác ở huyện không đều, nhiều vùng cao, thấp xen kẽ nhau,
cao độ từ +0,3 đến +0,2. Chi tiết diện tích đất theo cao độ được thể hiện ở
bảng sau:
Cao

độ 0,3-0,5

(m)
Diện tích 700

0,5-0,75

0,75-1,0

1,0-1,25

1,25-1,5

1,5-1,75

1,75-2,0

> 2,0

825


3000

7250

1450

1160

1150

440

(ha)

c/ Khí hậu.
Huyện Thái Thuỵ nằm trong vùng ĐBSH nên khí hậu đặc trưng là khí
hậu nhiệt đới gió mùa ẩm. Thời tiết nóng ẩm mưa nhiều vào mùa hè, khô lạnh
vào mùa đông.
* Chế độ nhiệt
Nhiệt độ trung bình năm từ 220C - 240C. Mùa lạnh từ tháng 11 đến
tháng 4 năm sau với nhiều độ trung bình khoảng 20 0C thấp nhất có thể xuống
tới 60C. Do vậy việc bố trí cây trồng và biện pháp kỹ thuật, canh tác cần chú ý
hạn chế tác hại do nhiệt độ thấp gây ra. Với trà lúa xuân chú ý có biện pháp
chống rét cho mạ và giai đoạn bén rễ hồi xanh. Đối với vụ đông cần bố trí các
cây trồng ưa lạnh như cà chua, khoai tây, hành tỏi, cải bắp, su hào, xa lát, dưa
chuột…
Mùa nóng từ tháng 5 đến tháng 10 nhiệt độ trung bình từ 28 0C -290C
đây là điều kiện rất thuận lợi cho các cây trồng ưa nắng nóng sinh trưởng và
phát triển. Tháng nóng nhất là các tháng 6,7,8 nhiệt độ có thể lên tới 38 0C
-380C. Những tháng này cây trồng rất dễ mắc bệnh cần chú ý phòng trừ. Đặc

biệt vào mùa này thường xuất hiện gió tây nam mang theo nhiệt độ cao và ẩm
Khoa N«ng Häc

24

Trêng §H.N«ng nghiÖp I


độ thấp gây mất nước mạnh, cần chủ động tưới tiêu chống nóng cho cây trồng
và vườn ươm.
* Chế độ ánh sáng
Tổng số giờ nắng trung bình của huyện từ 13500 – 16500 h/năm. Các
tháng mùa nóng (T5 – T11) có số giờ chiếu sáng cao bình quân 164h/tháng,
các tháng này nên bố trí các cây trồng ưa sáng như Ngô, Lúa,…
Các tháng mùa lạnh (T12 – T4) có số giờ chiếu sáng thấp trung bình
43,5h/tháng, các tháng này thích hợp với cây ưa sáng yếu như các loại rau ôn
đới su hào, cải bắp, khai tây, súp lơ, xa lát,…
* Độ ẩn không khí
Độ ẩn không khí trung bình từ 84 -86 %. Các tháng có độ ẩn cao nhất là
các tháng đầu xuân.
* Chế độ mưa
Huyện có lượng mưa tương đối cao trung bình từ 1500 – 2000mm/năm,
tập trung vào từ T5 – T10 hàng năm. Các tháng có lượng mưa thấp là các
tháng mùa lạnh cần chú ý biện pháp tưới tiêu nước đảm bảo cho hoạt động
nông nghiệp của vùng.
Hàng năm huyện nhà chịu ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp của 1 – 4
con bão và thường rơi vào tháng 7 – tháng 10 gây thiệt hại cho năng suất lúa
mùa và rau màu. Cần chủ động phòng tránh bão tránh thiệt hại về hao màu và
các công trình.


Khoa N«ng Häc

25

Trêng §H.N«ng nghiÖp I


×