1. MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Chúng ta đều biết rằng cây ăn quả là cây trồng đem lại hiệu quả kinh tế
cao đối với các hộ nông dân. Hiện nay nó được xem như là một trong những
loại cây chủ lực trong chiến lược chuyển đổi cơ cấu cây trồng và chuyển dịch
cơ cấu kinh tế nhằm khai thác tiềm năng, thế mạnh của mỗi địa phương, ngoài
ra trồng cây ăn quả còn góp phần phủ xanh đất trống đồi núi trọc, bảo vệ môi
trường sinh thái, nhất là ở các tỉnh Trung du miền núi. Những năm gần đây,
khi vấn đề an toàn lương thực đã cơ bản được giải quyết, cùng với nhu cầu
mọi mặt về đời sống của nhân dân ngày càng cao thì việc phát triển các loại
cây trồng có giá trị hàng hoá cao như cây ăn quả đã được các địa phương
trong cả nước rất chú trọng đầu tư. Do vậy việc phát triển cây ăn quả có ý
nghĩa quan trọng, góp phần tích cực vào chiến lược phát triển kinh tế xã hội,
nâng cao đời sống của nhân dân.
Điều kiện tự nhiên là yếu tố tối qua trọng trong việc định hướng phát
triển các vùng trồng cây chuyên canh, ví dụ như Hưng Yên nổi tiếng với
Nhãn Lồng, Bắc Giang gắn liền với Vải Thiều và nhắc đến Cao Phong người
ta sẽ nghĩ ngay tới Cam Xã Đoài. Với một ưu đãi hết sức thuận lợi của tự
nhiên, nhiệt độ không khí trung bình năm 23,5 0C, số giờ nắng trung bình năm
trong khoảng 1.300 - 1.500 giờ/năm, lượng mưa trung bình năm tương đối lớn
phổ biến từ 1.535 - 2.400 mm, độ ẩm không khí của huyện Cao Phong dao
động từ 83 - 88% thích hợp cho cây ăn quả đặc biệt với loại cây có múi như
cam Xã Đoài, cam Canh, cam Valen...
Tuy nhiên, sau một thời gia rơi vào khủng hoảng của bệnh Greening kết
hợp với kỹ thuật canh tác không phù hợp, diện tích, sản lượng quả có múi tại
khu vực Cao Phong đã giảm đi đáng kể. Những năm gần đây, được sự quan
1
tâm của các cấp chính quyền cũng như đội ngũ kỹ thuật tại Nông truờng và
các cơ quan nghiên cứu, Cao Phong đang ngày một khôi phục lại dáng vẻ
năm nào còn in đậm trong lòng người về một vùng cam nổi tiếng khu vực
phía Bắc Việt Nam.
Trên thực tế, có đến 70% số hộ tại Cao Phong trồng cam Xã Đoài. Tuy
nhiên, vài năm gần đây, người dân luôn phải buồn giầu vì giá cam quá thấp,
chưa có một cơ sở chế biến nào trên địa bàn, thị trường chính của cam Cao
Phong lại là các tỉnh miền xuôi như Ninh Bình, Nam Định và vào tới tận
Nghệ An. Trong khi đó, các chủng loại cam của Trung Quốc được tuồn vào
nước ta qua con đường tiểu ngạch đã gây cản trở không nhỏ, làm cho giá cam
hạ. Song song là nhu cầu của người tiêu dùng có sự thay đổi mà người dân
chưa đáp ứng kịp. Ví như, 1kg cam Đường Canh giá bán khoảng
25.000đồng/kg thì cam Xã Đoài chỉ có 4.800 – 5000đồng/kg.
Những vấn đề nêu trên cho thấy, việc quy hoạch phát triển cây có múi
trên địa bàn huyện Cao Phong là một chiến lược quan trọng, giải quyết các
vấn đề về nông nghiệp hàng hoá mang tính bền vững, nâng cao khả năng cạnh
tranh trong thời kỳ hội nhập WTO, cải thiện sinh thái và nâng cao thu nhập
cho người dân.
Từ những vấn đề trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Phát triển một số loại cây ăn quả có múi trên địa bàn huyện Cao
Phong – Hoà Bình"
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng phát triển một số loại cây có múi chủ yếu trên địa
bàn huyện Cao Phong tỉnh Hoà Bình, từ đó đề xuất một số giải pháp phát
triển cây có múi trên địa bàn.
2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hoá những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển cây có múi.
- Phân tích thực trạng và xác định những yếu tố ảnh hưởng đến phát
triển một số loại cây ăn quả có múi chủ yếu trên khu địa bàn Cao Phong –
Hoà Bình.
- Đề xuất định hướng và một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển cây
ăn quả có múi trên địa bàn Cao Phong – Hoà Bình trong những năm tới.
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
- Về mặt nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và
thực tiễn trong việc phát triển cây ăn quả có múi tại Cao Phòng – Hoà Bình.
- Về đối tượng khảo sát: Đề tài tập trung điều tra nghiên cứu các hộ sản
xuất cây ăn quả có múi tại Cao Phong – Hoà Bình.
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
+ Về nội dung: Phạm vi nghiên cứu của đề tài là sự phát triển cây ăn
quả có múi và những nội dung liên quan tới quá trình phát triển cây ăn quả có
múi trên địa bàn nghiên cứu.
+ Về không gian: Đề tài tiến hành tại Huyện Cao Phong, tỉnh Hoà Bình,
chủ yếu tập trung vào các hộ trồng cây ăn quả có múi.
+ Về thời gian: Đánh giá phân tích thực trạng phát triển cây ăn quả của
địa bàn trong những năm gần đây nhất là 3 năm 2007 - 2009. Định hướng và
giải pháp nêu ra cho tới năm 2020.
3
2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1 Lý thuyết về phát triển
2.1.1.1 Khái niệm về sự phát triển
Hiện nay, có nhiều quan niệm khác nhau về sự phát triển. Tác giả
Raaman Weitz cho rằng: “Phát triển là một quá trình thay đổi liên tục làm
tăng trưởng mức sống của con người và phân phối công bằng những thành
quả tăng trưởng trong xã hội” [36]. Ngân hàng thế giới đã đưa ra khái niệm
phát triển với ý nghĩa rộng hơn bao gồm cả những thuộc tính quan trọng có
liên quan đến hệ thống giá trị của con người, đó là: “sự bình đẳng hơn về cơ
hội, sự tự do về chính trị và các quyền tự do công dân để củng cố niềm tin
trong cuộc sống của con người trong các mối quan hệ với Nhà nước, với cộng
đồng…” [35] .
Tuy có nhiều quan niệm khác nhau về phát triển, nhưng các ý kiến đều
cho rằng đó là phạm trù vật chất, phạm trù tinh thần, phạm trù về hệ thống giá
trị trong cuộc sống con người. Mục tiêu chung của phát triển là nâng cao các
quyền lợi về kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội và quyền tự do công dân của
mọi người dân [32].
Vào nửa cuối thập kỷ 80 và đầu của thập kỷ 90 nhiều quốc gia đã đưa ra
khái niệm về phát triển bền vững đó là: “Phát triển đáp ứng các nhu cầu của hiện
tại mà không làm thương tổn đến hoạt động kinh tế, hoạt động xã hội nhu cầu
hiện tại mà không phương hại đến khả năng đáp ứng đến nhu cầu của tương lai”
[36]. Các thế hệ hiện tại khi sử dụng các nguồn tự nhiên cho sản xuất và của cải
vật chất không thể để cho thế hệ mai sau phải gánh chịu tình trạng ô nhiễm cạn
kiệt tự nhiên và nghèo đói. Cần phải để cho thế hệ tương lai được thừa hưởng
4
các thành quả lao động của thế hệ hiện tại dưới dạng giáo dục kỹ thuật, kiến thức
và các nguồn lực khác ngày càng được tăng cường [11].
2.1.1.2 Mối quan hệ giữa phát triển và tăng trưởng kinh tế
- Khái niệm về tăng trưởng và phát triển kinh tế
Tăng trưởng kinh tế là một trong những vấn đề cốt lõi nhất của lý luận
kinh tế. Các nhà kinh tế đều thống nhất cho rằng: tăng trưởng kinh tế là sự
tăng thêm hay gia tăng về qui mô sản lượng của nền kinh tế trong một thời kỳ
nhất định [9].
Phát triển kinh tế có thể hiểu là qui trình chuyển biến theo hướng tiến bộ
về mọi mặt của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định, trong đó chủ yếu bao
gồm sự tăng trưởng về của cải vật chất và sự tiến bộ về cơ cấu kinh tế. Phát
triển kinh tế, hiểu một cách chung nhất là qui trình lớn lên hay tăng tiến về mọi
mặt của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định. Trong đó bao gồm cả sự tăng
thêm về qui mô sản lượng và sự tiến bộ về cơ cấu kinh tế - xã hội [13]. Từ quan
niệm trên ta thấy những vấn đề cơ bản nhất của phát triển kinh tế là:
+ Sự tăng thêm về khối lượng sản phẩm, dịch vụ và sự biến đổi về cơ
cấu kinh tế - xã hội.
+ Sự tăng thêm về qui mô sản lượng và tiến bộ về cơ cấu kinh tế - xã
hội là hai mặt có mối quan hệ vừa phụ thuộc vừa độc lập tương đối của lượng
và chất.
+ Sự phát triển là một qui trình tiến hoá theo thời gian do những nhân
tố nội tại của bản thân nền kinh tế quyết định.
Kết quả của sự phát triển kinh tế là kết quả của quá trình vận động khách
quan, còn mục tiêu phát triển kinh tế là thể hiện sự tiếp cận các kết quả đó.
- Các chỉ số phản ánh sự phát triển kinh tế
5
Các chỉ số phản ánh sự tăng trưởng kinh tế và cơ cấu kinh tế - xã hội
+ Các chỉ số phản ánh sự tăng trưởng kinh tế có 2 chỉ số cơ bản:
Tổng thu nhập phản ánh một cách khái quát nhất qui mô sản lượng
hàng hoá, dịch vụ đã làm ra trong năm gồm:
Tổng sản phẩm quốc dân (GNP) là tổng giá trị tính bằng tiền của toàn
bộ hàng hoá và dịch vụ mà tất cả các công dân một nước sản xuất ra không
phân biệt sản xuất được thể hiện ở trong nước hay ngoài nước trong một thời
kỳ nhất định.
Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) là tổng giá trị tính bằng tiền của toàn bộ
hàng hoá và dịch vụ mà một nước sản xuất ra trên lãnh thổ của nước đó (dù nó
thuộc về người trong nước hay người nước ngoài) trong một thời gian nhất định
tổng sản phẩm quốc dân được xác định theo phương trình kinh tế sau:
GNP = GDP + Thu nhập tài sản ròng
Thu nhập tài sản ròng = Tổng thu nhập nhân tố từ nước ngoài trừ đi
tổng chi về thu nhập nhân tố cho nước ngoài.
Chỉ số thu nhập bình quân đầu người: thông thường sử dụng chỉ số
GNP bình quân đầu người, GDP bình quân đầu người.
+ Các chỉ số về cơ cấu kinh tế xã hội gồm một số chỉ tiêu như chỉ số cơ
cấu ngành GDP; chỉ số về cơ cấu hoạt động ngoại thương; chỉ số về sự liên
kết kinh tế; chỉ số về mức tiết kiệm, đầu tư… [19].
Trong khuân khổ đề tài chúng tôi cho rằng “Phát triển cây ăn quả có
múi tại khu vực huyện Cao Phong – Hòa Bình là sự chuyển biến của nền kinh
tế từ một trạng thái thấp lên một trạng thái cao hơn được nhìn nhận và đánh
giá qua một số chỉ tiêu như : các chỉ tiêu thể hiện qui mô phát triển kinh tế,
trong đó quan trọng nhất là tổng thu nhập và thu nhập bình quân theo đầu
6
người; các chỉ tiêu thể hiện sự tiến bộ về cơ cấu kinh tế trong đó quan trọng
nhất là cơ cấu giữa nông nghiệp công nghiệp và dịch vụ, đối với nội bộ ngành
thì đó là cấu giữa các loại giống cây ăn quả có múi và giá trị mà nó đem lại.”.
2.1.2 Khái niệm về cây ăn quả có múi
2.1.2.1 Khái niệm về cây ăn quả có múi
Cây ăn quả có múi thường gọi tắt là cây có múi (tên khoa học là
Citrus) là tập đoàn những cây trồng thuộc họ rễ nấm có hoa thuộc họ cửu ly
hương.Có nguồn gốc từ khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới ở Đông Nam Á.
Sinh trưởng và phát triển thuận lợi đối với nhiều kiểu khí hậu, chính vì điều
này nên chủng loại cây có múi trải dài khắp các vùng lãnh thổ trên thế giới và
phát triển hết sức đa dạng về giống. Được trồng phổ biến và cho lợi ích kinh
tế cao hơn cả trong số chúng là các loại Bưởi (Citrus paradisi, C. maxima, C.
sinensis…), Cam (C. reticulata , C.
sinensis…), Chanh (C. limon,
C.
paradisi…).
Tại Việt Nam, cây có múi được coi là một cây trồng có đặc thù truyền
thống của người dân. Cho đến nay các nhà khoa học đã phát hiện, bảo tồn và
phục tráng được rất nhiều loại quý hiếm như: Cam Xã Đoài (Citrus sinensis),
Cam Đường Canh, Cam Sành, Bưởi Diễn, Bưởi Phúc Trạch, Bưởi Năm Roi,
Quýt Bố Hạ, Quýt Bắc Sơn, Quýt Nam Sơn...Đây là những loại cây có múi có
chất lượng sản phẩm cao, có tiềm năng kinh tế và hứa hẹ sẽ là sản phẩm thế
mạnh cho xuất khẩu nông sản của Việt Nam. Tuy nhiên, tính đến nay cũng
mới chỉ có Bưởi Phúc Trạch, Bưởi Năm Roi là những sản phẩm được xuất
khẩu nhiều và còn thiếu về số lượng. Các sản phẩm Cam, Quýt của chúng ta
vẫn còn kém xa so với các nước trong khu vực và trên thế giới cả về chất
lượng cũng như giá thành thiếu tính cạnh tranh.
7
2.1.2.2 Các loại cây ăn quả có múi chủ yếu
Theo thống kê, trên thế giới hiện nay có khoảng trên 500 nghìn loại cây
ăn quả thuộc bộ có múi. Trong số đó, một số loại chỉ tồn tại trong tự nhiên và
các phòng nghiên cứu khoa học của các tổ chức tài nguyên thực vật học.
Trong khuân khổ của đề tài chúng tôi chỉ đề cập đến các loại cây có
múi có giá trị kinh tế cao, được trồng phổ biến trên nhiều Quốc gia và vùng
lãnh thổ. Cụ thể là một số chủng loại chủ yếu sau:
- Bưởi (Citrus paradisi, C. maxima,…): tại Việt Nam có rất nhiều giống
bưởi quý mà chất lượng được đánh giá là đứng đầu thế giới như: Bưởi Năm
roi, Bưởi da xanh, Bưởi Phúc Trạch, bưởi Diễn, Bưởi Đoan Hùng…
- Cam (Citrus sinensis, C. reticulata…): Cam Xã Đoài có phổ trồng rộng
rãi nhất, nó được trồng trên 50 quốc gia và vùng lãnh thổ, với đặc điểm của
loài, chất lượng quả chịu tác động nhiều bởi chế độ dinh dưỡng và đặc tính
thổ nhưỡng khí hậu nên tại mỗi vùng miền, lãnh thổ giống cam này thường
cho chất lượng khác nhau từ chua vừa đến ngọt đậm. Các giống cam trồng tại
Việt Nam thì ưu việt hơn hẳn về chất lượng phải kể đến cam Đường Canh hay
còn gọi là “cam bóc”.
- Chanh (C. limon, C. paradisi…): cây Chanh có đặc tính kháng chịu
sâu bệnh rất cao, rất rễ trồng và tiêu thụ. Hiện nay sản lượng Chanh tiêu thụ
trong nước vẫn đang còn thiếu rất nhiều. Các giống Chanh được trồng phổ
biến tại Việt Nam như Chanh Tứ Quý, Chanh bản địa, Chanh Ngón tay.
- Quýt là giống cùng chi với Cam trong họ cây có múi, điểm khác biệt
của Quýt với Cam là, Quýt có vỏ dễ bóc, nhân hạt có màu xanh. Tại Việt Nam
Quýt được trồng chủ yếu ở khu vực phía Nam với một số giống nhập nội. Còn
ở khu vực phía Bắc, các giống Quýt thường tồn tại từ lâu ở các vùng có tiểu
8
khí hậu thuận lợi, do người dân khu vực tự thuần hóa khi phát hiện chúng
trong tự nhiên. Một trong số chúng đang được nghiên cứu phục tráng và nhân
rộng ra đó là: Quýt Bắc Sơn – Lạng Sơn, Quýt Nam Sơn – Tân Lạc…
2.1.2.3 Các yêú tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất CAQ có múi.
Cây có múi thuộc họ cây rễ nấm, rất rễ sinh trưởng và phát triển trên
nhiều tiểu vùng khí hậu. Tuy nhiên, biên độ các điều kiện lý tưởng về nhiệt
độ, độ ẩm, lưu lượng nước và các yếu tố dinh dưởng cho các loại cây này phát
triển tốt thì lại tương đối khắt khe. Ngoài ra, để phát triển được giống cây này
con người còn không ngừng cải tạo và phát triển các gen quý của từng giống
nhằm phù hợp với các yêu cầu của thị trường đặt ra. Nhìn chung, có thể nhận
thấy một số yếu tố ảnh hưởng đến PTSX một số loại CAQ có múi như sau:
- Yếu tố về điều kiện tự nhiên
- Yếu tố khoa học kỹ thuật
- Yếu tố thị trường
- Vai trò của các nhà quản lý
2.1.3 Cây ăn quả có múi và vai trò của nó trong quá trình phát triển nền
nông nghiệp hàng hoá
2.1.3.1 Tầm quan trọng của việc phát triển cây ăn quả có múi
Trồng cây ăn quả có múi được coi là một bộ phận của sản xuất nông
nghiệp mà đối tượng của nó là những cây trồng cho quả giá trị dinh dưỡng
cao, các sản phẩm phụ là nguyên liệu cho nhiều ngành (dược phẩm, đông y,
tây y, hương liệu...). Cây ăn quả có múi thích nghi nhiều chân đất, là cây
trồng phù hợp để phát triển kinh tế, đặc biệt đối với địa hình và điều kiện thời
tiết khí hậu tại Việt Nam, cây có múi là cây làm giàu cho bà con dân tộc vùng
sâu, vùng xa, nơi mà diện tích đất dốc nhiều việc phát triển cây trồng ngắn
ngày gặp nhiều bất lợi, việc phát triển cây trồng lâm nghiệp phải kéo dài
9
nhiều năm làm chậm nguồn thu của bà con.
Phát triển cây ăn quả có múi mang ý nghĩa hết sức lớn lao đối với con
người. Các loại quả là nguồn dinh dưỡng quý giá của con người ở mọi lứa
tuổi, nghề nghiệp khác nhau. Trong quả có nhiều loại đường dễ tiêu, các axit
hữu cơ, protein, lipit, chất khoáng, pectin, tananh, các hợp chất thơm và các
chất khác… có nhiều loại vitamin như A, B1, B2, B6, C. Đặc biệt vitamin C rất
cần cho cơ thể con người, vitamin A cần cho trẻ em [25]. Các chất hữu cơ, vi
lượng và vitamin này lại đặc biệt tồn tại hiều trong chủng loại cây ăn quả có
múi, đây là đặc trưng hết sức quan trọng để đánh gia nhu cầu thiết yếu của
con người đối với các loại hoa quả có múi. Theo nghiên cứu mới đây cho
thấy, toàn bộ các sản phẩm của cây ăn quả có múi đều có thể được sử dụng để
làm nguyên liệu cho đa ngành như dược phẩm, hóa mỹ phẩm, dinh
dưỡng,...Những nghiên cứu này ngày càng được bổ xung từ việc ứng dụng
thực tế trong quá trình sản xuất chế biến hiện nay.
Phát triển cây ăn quả có múi còn nhằm cung cấp nguyên liệu cho các nhà
máy chế biến, đặc biệt là ép nước quả nguyên chất có ý nghĩa về mặt dinh dưỡng
cũng như chữa bệnh. Công nghiệp chế biến quả đã góp phần giải quyết một vấn
đề căn bản cho đời sống là cung cấp quả nhanh, quanh năm cho nhân dân.
Phát triển cây ăn quả có múi mang ý nghĩa rất lớn trong việc bảo vệ
môi trường sinh thái, với chức năng làm sạch môi trường, giảm tiếng ồn, làm
rừng phòng hộ, làm đẹp cảnh quan. Đặc biệt là bảo vệ đất chống xói mòn
thông qua các mô hình kinh tế vườn nhà, vườn đồi, trang trại nông lâm kết
hợp tạo nên vùng sinh thái bền vững. Tăng độ che phủ đất, giữ và bảo vệ
nguồn nước, bảo vệ và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên đất và nước. Ngoài
ra phát triển cây ăn quả có múi đã góp phần sử dụng hợp lý vùng đất dốc, kết
hợp với các mô hình sản xuất nông lâm kết hợp.
Việc phát triển cây ăn quả có múi đã góp phần tạo thêm việc làm, nâng
cao thu nhập cho người lao động, xoá đói giảm nghèo. Các cơ sở hạ tầng kinh
10
tế và dân sinh được hình thành khi sản xuất cây ăn quả có múi phát triển. Qua
đó góp phần làm thay đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất
hàng hoá.
Chính vì những ý nghĩa to lớn như đã nói ở trên, ngày nay với những
lợi thế về khí hậu, đất đai, nguồn nước, lao động và kinh nghiệm cổ truyền
của mình, kết hợp với việc áp dụng các thành tựu khoa học trong sản xuất cây
ăn quả có múi tạo ra nhiều sản phẩm phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong
nước và xuất khẩu làm giàu cho đất nước.
2.1.3.2 Quan điểm, chính sách phát triển cây ăn quả của Đảng và Nhà nước ta
* Phát triển cây ăn quả theo quan điểm của Đảng và Nhà nước
Ngày 3/3/1999 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 182/QĐ/TTg
phê duyệt đề án phát triển rau quả và hoa cây cảnh thời kỳ 1999-2010. Trên
cơ sở phát huy lợi thế và tiềm năng của từng vùng sinh thái gắn với thị trường
tiêu thụ, chương trình bảo quản chế biến sản phẩm đến hệ thống chính sách
nhằm từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, đưa các sản
phẩm rau quả và hoa cây cảnh trở thành hàng hoá có giá trị kinh tế cao [4].
Trong tình hình thị trường và giá cả nông sản không ổn định, Đảng và
Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách kinh tế tài chính để hỗ trợ sản
xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn phát triển nhanh, vững chắc. Đặc biệt
là Nghị quyết 09/QN-CP ngày 15/6/2000 của Chính phủ về chuyển dịch cơ
cấu kinh tế và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp đã tạo cơ sở pháp lý để phát
triển nông nghiệp hàng hoá và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo
hướng tiến bộ và cụ thể hơn [5].
Đại hội IX của Đảng đã quyết định đường lối, chiến lược phát triển
kinh tế - xã hội nước ta đến năm 2010, trong đó nông nghiệp nông thôn được
quan tâm đặc biệt: “Đẩy nhanh CNH-HĐH nông nghiệp và nông thôn theo
11
hướng hình thành nền nông nghiệp hàng hoá lớn phù hợp với nhu cầu thị
trường và điều kiện sinh thái của từng vùng, chuyển dịch cơ cấu ngành nghề,
cơ cấu lao động tạo việc làm thu hút nhiều lao động nông thôn. Đưa nhanh
tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất, xây dựng hợp lý cơ cấu sản xuất
nông nghiệp…” [10].
Ngày 16/7/2003 Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 15/2003 QH 11
về việc miễn giảm thuế đất nông nghiệp.
Về đầu tư tín dụng, ngày 24/6/2002, Thủ tướng chính phủ đã ban hành
Quyết định số 80/2002/QĐ-TTg về chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản
hàng hoá thông qua hợp đồng. Quyết định trên đã giúp các doanh nghiệp nhất
là các doanh nghiệp lớn của Nhà nước như Tổng công ty rau quả Việt Nam
chủ động ký kết hợp đồng tiêu thụ nông sản với người sản xuất. Doanh
nghiệp đã mua được sản phẩm với chất lượng tốt, nguồn cung cấp ổn định để
tiêu thụ chế biến và xuất khẩu, tận dụng có hiệu quả công suất máy móc thiết
bị. Các hộ nông dân tiêu thụ sản phẩm làm ra với giá cả hợp lý, thu nhập từng
bước được cải thiện.
Nhằm khắc phục một số tồn tại trong công tác quy hoạch vùng nguyên
liệu và cơ sở chế biến, công tác đầu tư dàn trải thiếu trọng tâm, trọng điểm,
nâng cao khả năng ứng dụng công nghệ mới và khả năng cạnh tranh sản phẩm
chế biến đáp ứng yêu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu góp phần
tiêu thụ sản phẩm cho nông dân, Thủ tướng chính phủ đã có chỉ thị số
24/2003/CT-Tg ngày 8/10/2003 về phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm,
thuỷ sản. Theo đó các dự án phát triển vùng nguyên liệu và công nghiệp chế
biến nông lâm, thuỷ sản sẽ được hưởng một số ưu đãi về tài chính như được
vay vốn với lãi suất ưu đãi từ nguồn vốn tín dụng đầu tư của nước ngoài [2].
Mới đây, theo chiến lược năm 2015 và định hướng phát triển nông, lâm,
ngư nghiệp đến năm 2020 được Bộ Nông nghiệp thông qua ban hành kèm theo
12
Quyết định số 35 /QĐ-BNN-KHCN ngày 07 tháng 01 năm 2008 của Bộ
trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT chỉ rõ các cơ hội và thách thức của nền
nông nghiệp nước nhà trong xu thế hội nhập trong đó cụ thể hóa bằng các
nghiên cứu phát triển tập trung có tầm vĩ mô. Chiến lược phát triển ưu thế so
sánh tạo dựng thương hiệu nông sản với các loại cây trồng đã trở thành thế
mạnh của vùng, từ đó từng bước cải thiện chất lượng nông sản, nâng cao sức
cạnh tranh trên thị trường khu vực và trên thế giới.
Như vậy, với các chính sách của Đảng và Nhà nước về miễn thuế sử
dụng đất nông nghiệp, khuyến khích tiêu thụ nông sản hàng hoá thông qua
hợp đồng, chính sách về hỗ trợ tài chính và ưu đãi thuế cho phát triển vùng
nguyên liệu và chính sách về công nghiệp chế biến nông lâm thuỷ sản đã góp
phần tích cực cho phát triển ngành nông nghiệp nói chung và phát triển cây ăn
quả nói riêng, tạo thêm việc làm và nâng cao đời sống của người dân.
* Phát triển cây ăn quả theo quan điểm hệ thống nông nghiệp bền vững
Các thành phần chủ yếu nhất của hệ thống sinh thái là khí hậu, đất đai
và cây trồng, là sự luân canh các loại cây trồng thích hợp với các vùng khác
nhau. Hay nói cách khác là năng suất của hệ thống sinh thái cây trồng.
Khả năng ra hoa đậu quả của một loại cây trồng nào đó phụ thuộc vào
các yếu tố khí hậu, đất đai và sinh vật trong đó các đặc trưng khí hậu (nhiệt
độ, mưa, nắng…) đóng vai trò đặc biệt quan trọng.
Một loại cây thường đòi hỏi một ranh giới nhiệt độ nhất định cho sự
phân hoá hoa và đậu quả, xu hướng chung là càng đưa đến những vùng cách
xa về vĩ độ nơi cây trồng phát sinh, khả năng ra hoa đậu quả càng bị kém đi.
Mặc khác, cũng cần phải thấy rằng khả năng tạo sản phẩm có giá trị
kinh tế của cây ăn quả chịu sự chi phối của điều kiện môi trường khác nhau ở
các giai đoạn khác nhau. Ở một số chủng loại cây ăn quả thời kỳ hoa và phân
hoá hoa đóng vai trò quyết định trong lúc đó ở các đối tượng khác ví dụ như
13
xoài thì thời kỳ nở hoa đến đậu quả lại có ý nghĩa quyết định.
Từ những vấn đề trên chúng tôi nhận thấy việc phân vùng qui hoạch
cây ăn quả phải dựa trên một số hệ thống các yếu tố ngoại cảnh và nội tại
được gọi là các yếu tố hình thành, trong đó giai đoạn phát triển kể từ lúc tiền
phân hoá hoa đến lúc quả chín phải được quan tâm đúng mức.
Sản xuất cây ăn quả là một bộ phận trong nền sản xuất nông nghiệp và
vì vậy công tác nghiên cứu qui hoạch vùng trồng các loại cây ăn quả phải dựa
vào nền tảng cơ bản hệ thống cây trồng.
Theo Hoàng Văn Đức (1984) mục đích của việc nghiên cứu và qui
hoạch sản xuất của một vùng là nhằm tăng hiệu quả sử dụng tài nguyên thiên
nhiên đất, bức xạ mặt trời, lượng mưa, nguồn nước tưới… với một mức đầu
tư tài nguyên kinh tế nhất định (vốn, vật tư, trang bị, lao động…) để tăng sản
phẩm nông nghiệp và đem lại lợi nhuận cao cho người sản xuất [12].
Đào Thế Tuấn (1984) chỉ rõ mục tiêu cuối cùng của việc phân vùng
và bố trí hệ cây trồng hợp lý là nhằm tận dụng hợp lý nhất các nguồn lợi tự
nhiên, kinh tế và xã hội trên một không gian và theo một thời gian nhất
định [27].
* Phát triển cây ăn quả theo hướng thị trường và đối tượng tiêu dùng
Ngày nay khi đời sống được nâng lên, thì nhu cầu về lượng quả tươi
trong các bữa ăn cũng được nâng lên. Thị trường quả phụ thuộc hoàn toàn vào
mức sống và tập quán sử dụng của con người. Để hướng tới thị trường tiêu
thụ sản phẩm quả trước hết người sản xuất phải nắm được các đối tượng tiêu
dùng sản phẩm như:
- Đối tượng tiêu dùng theo thu nhập thì với những nhóm thu nhập khác
nhau sẽ tiêu dùng sản phẩm khác nhau, nhóm thu nhập cao họ không quan
tâm đến giá cả sản phẩm mà chỉ quan tâm đến hình thức, chất lượng và độ an
14
toàn của sản phẩm. Với nhóm thu nhập trung bình họ quan tâm đến sản phẩm
có giá cả trung bình. Nhóm thu nhập thấp thì nhu cầu sử dụng sản phẩm quả
trong sinh hoạt là rất ít. Theo những thống kê mới đây, người tiêu dùng sử
dụng và chọn lựa quả có múi làm thực đơn theo nhu cầu của bản thân và gia
đình là nhiều nhất. Đơn giản vì chủng loại quả có múi rất phong phú về chủng
loại, giá cả cũng đa dạng tùy theo mức thu nhập cao hay thấp mà người tiêu
dùng có thể có những lựa chọn phù hợp. Đặc tính của quả có múi cũng đáp
ứng được ngay cả đối với những khách hàng khó tính: với dân cư khu vực
Đông, Nam á thì hầu hết các loại quả có múi đều được ưa chuộng, với dân cư
khu vực Tây Âu, Bắc Mỹ... là những người tiêu dùng khó tính lại ưa thích với
các loại quả như Quýt, Bưởi Năm Roi, Da Xanh, Phúc Trạch, Diễn...vì các
loại quả này dễ bóc và không bị nước rấy bẩn ra tay khi sử dụng.
- Nhu cầu tiêu dùng theo giới tính: ở những độ tuổi khác nhau thì nhu
cầu tiêu dùng một loại sản phẩm nào đó cũng khác nhau. Với người gìa
thích sản phẩm vừa mềm vừa ngọt, với phụ nữ thích sản phẩm vừa chua và
vừa ngọt.
Theo Phạm Chí Thành (1993), nông nghiệp Việt Nam hiện đang phát
triển theo hướng kinh tế thị trường. Thị trường cần loại quả nào, bao nhiêu,
chất lượng và giá thành như thế nào thì sản xuất sẽ đáp ứng trong một thời
gian cho phép tương đương với thời kỳ kiến thiết cơ bản [21].
Như vậy, ở mỗi vùng tuỳ theo lợi thế nên quyết định phát triển loại cây
gì, phát triển đến đâu và áp dụng công nghệ nào phục vụ cho các đối tượng
tiêu dùng nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất.
2.1.3 Đặc điểm - kinh tế kỹ thuật sản xuất cây ăn quả có múi
Cây ăn quả có múi thường là cây lâu năm đều trải qua thời kỳ kiến thiết
cơ bản. Thời kỳ này thường kéo dài 2 - 3 năm tuỳ theo từng loại cây ăn quả
15
(cá biệt có một số loại như Quất, Cam Canh với công nghệ nhân giống mới
chỉ cần 1 năm). Trong thời kỳ này nên trồng các cây ngắn ngày như cây họ
đậu, vừa có tác dụng che phủ mặt đất chống xói mòn vừa tăng độ phì nhiêu
cho đất lại có thu nhập để thực hiện phương châm lấy ngắn nuôi dài.
Trong những năm đầu, cây chỉ sinh trưởng mà chưa có sự ra hoa kết
quả, độ dài thời gian này phụ thuộc vào đặc tính sinh vật học của từng loài,
ảnh hưởng của điều kiện sinh thái và quá trình chăm sóc của con người. Nhìn
chung các loại cây ăn quả có múi đều phải trải qua các giai đoạn non trẻ, thời
kỳ gần thuần thục, thành thục và cuối cùng là cằn cỗi. Tương ứng với các giai
đoạn này là các thời kỳ vật hậu khác nhau của cây trồng: thời kỳ chưa ra hoa,
thời kỳ bắt đầu ra hoa kết quả và cuối cùng là thời kỳ mà cả quá trình sinh
trưởng lẫn ra hoa đậu quả cũng dần ngưng lại [23].
Đối với cây ăn quả có múi, loại cây bắt buộc phải trải qua hai quá trình
sinh trưởng sinh dưỡng và phát triển chính [28] đại bộ phận là cây thân gỗ
lâu năm vì vậy trong công tác phân vùng phải có những nét rất đặc thù.
Cây ăn quả có múi là loại cây trồng cạn có tính chịu hạn cao không kén
đất. Với đặc tính này việc bố trí sản xuất phân bố ở các vùng, khu vực trong
phạm vi lãnh thổ quốc gia. Chính vì thế có thể phát triển cây ăn quả có múi ở
những vùng đất mà phát triển cây lương thực không có hiệu quả trong lúc đó
cây ăn quả có múi đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Cây ăn quả có múi có thể trồng phân tán tại vườn nhà hoặc
trồng tập trung ở các nông trường, các trang trại gia đình, cây ăn quả có
múi thường trồng một lần và thu hoạch nhiều lần, một năm có thể thu
hoạch một đến hai vụ quả, lao động sử dụng cho trồng và chăm sóc cây ăn
quả có múi rải đều quanh năm nên có thể sử dụng lao động gia đình. Chủng
loại cây ăn quả có múi ở nước ta rất phong phú, trong quá trình sản xuất
16
nếu bố trí canh tác hợp lý các giống cây ăn quả có múi sẽ có sản phẩm thu
hoạch quanh năm, hoặc có thể trồng chuyên canh một loại cây ăn quả cho
năng suất cao thu nhập ổn định.
Cây ăn quả có múi là loại sản phẩm chứa nhiều nước, dễ hư hỏng
nhưng lại yêu cầu đảm bảo chất lượng tươi, tiêu dùng ngay và thường xuyên;
vì vậy đòi hỏi phải tổ chức tốt khâu thu hái chế biến và tiêu thụ sản phẩm với
trình độ kỹ thuật phải cao.
Việc tổ chức sản xuất nếu có điều kiện phải hình thành các vùng
chuyên môn hoá để tiện lợi về mọi mặt và đạt hiệu quả kinh tế cao.
Sản xuất cây ăn quả có múi yêu cầu có chính sách kinh tế phải linh hoạt
để kích thích người sản xuất nâng cao chất lượng sản phẩm nhất là sản phẩm
để xuất khẩu và hạn chế tính thời vụ trong sản xuất [18].
2.2 Cơ sở thực tiễn
2.2.1 Phát triển cây ăn quả có múi một số nước trên thế giới và những bài
học kinh nghiệm
2.2.1.1 Thực tiễn
Hiện nay trên thế giới có khoảng 75 nước trồng nhiều cam quýt tập
trung ở 3 khu vực: châu Mỹ, Các nước Địa Trung Hải, Nam Phi và một số
lượng lớn các nước thuộc khu vực Châu á. Trong đó riêng Mỹ chiếm khoảng
5-10% tổng sản lượng thế giới, các nược thuộc khu vực Địa Trung Hải chiếm
khoảng 15% tổng sản lượng thế giới, các nước thuộc khu vực Nam Phi chiếm
khoảng 35% tổng sản lượng thế giới, các nước còn lại chủ yếu thuộc khu vực
Châu á chiếm khoảng 40% tổng sản lượng.
17
Bảng 2.1 Sản lượng một số loại quả có múi của thế giới
Đơn vị tính: 1.000 tấn
Chủng loại
Năm
1997 – 1999
2006
2007
2008
Cam
57.916
52.645
53.899
54.086
Quýt
15.898
17.868
19.752
21.171
Chanh
9.347
7.949
7.046
7.452
Bưởi
4.910
5.767
5.901
5.964
Tổng số
88.071
84.229
86.598
88.673
Nguồn: FAO - 2009
Ở vùng Đông Nam Á, quýt có vị trí khá quan trọng trong sản xuất cây
ăn quả có múi ở một số nước như Thái Lan (561.000 tấn, với diện tích 44.800
ha năm 1986-1987), Indonexia đạt (489.000 tấn/năm 1996), Philippin (39.796
tấn/năm 1987). Ở Ấn Độ sản lượng quýt chiếm 41% trong tổng số 2,41 triệu
tấn/năm 1988-1993. Riêng năm 1993 ở Pakistan sản lượng quýt chiếm 70%
trong tổng số 1.578 tấn quả có múi.
2.2.1.2 Bài học kinh nghiệm
Nhu cầu thực tế là một thách thức đối với các nước có diện tích trồng
cây có múi lớn. Loại quả này được người tiêu dùng hết sức quan tâm và ngày
càng có những tiêu chuẩn khắt khe hơn. Điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến
tiêu chuẩn bảo tồn và phát triển danh mục giống cây trồng này.
Tại Thái Lan, cây có múi được quy hoạch trồng tập trung và có quy
trình thâm canh nghiêm ngặt. Quy trình phòng bệnh và canh tác nông nghiệp
sạch được đặt lên hàng đầu. Với 4 vùng trồng tập trung là các vùng có điều
kiện thổ nhưỡng, khí hậu phù hợp, không thể phát hiện các mô hình nhiễm
bệnh loét và chảy gôm cũng như vàng lá gân xanh trên các mô hình này.
18
Chính điều này cũng giúp cho chất lượng quả của loại cây trồng này ngày
một cao và luôn đáp ứng được với yêu cầu khắt khe của người tiêu dùng trên
thế giới. Mỗi năm Thái Lan xuất khẩu khoảng 20.000 tấn quả có múi các loại
và thỏa mãn mức tiêu dung khoảng 200.000 tấn trong nước. Để có được
những thành quả đó Thái Lan đã sử dụng công nghệ tưới tự động và chuẩn
mực đất trồng cũng như công nghệ cây giống sạch bệnh cho các mô hình.
Chúng ta sẽ luôn hi vọng rằng một ngày không xa, Việt Nam cũng sẽ có một
vùng canh tác như vậy.
Tại Trung Quốc, chủng loại cây có múi đa dạng và phong phú nhất trên
thế giới với khoảng hơn 200 loại được trồng rộng rãi trên cả nước. Chất lượng
cũng vô cùng phong phú, đáp ứng tất cả nhu cầu của thị trường quả tươi và
hoa quả chế biến. Đây cũng là quốc gia có nền khoa học công nghệ nông
nghiệp vô cùng phát triển. Số lượng quả có múi không hạt cũng chiếm nhiều
nhất tại quốc gia này. Tuy nhiên công nghệ sử dụng hóa chất sử lý theo giai
đoạn để cho kết quả này cũng như trong quá trình bảo quản đã khiến cho các
loại quả này của Trung Quốc không chiếm được thị hiếu của người tiêu dùng
trên thế giới. Điều này cũng cần được xem xét trong chiến lược phát triển một
số loại CAQ có múi tại Việt Nam.
Cuba và Đức cũng là các quốc gia có sự phối hợp tác với Việt Nam
trong nhiều năm qua để nghiên cứu về loại cây trồng này. Có thể nói nền tảng
phát triển CAQ có múi của Cuba có ảnh hưởng không nhỏ đến Việt Nam. Tại
Cuba có những mô hình trên 40 năm tuổi mà vẫn cho năng suất, sản lượng và
phẩm chất quả cao. Đây cũng là thành quả đáng ghi nhận của các biện pháp
thâm canh và phòng trừ sâu bệnh hại hiệu quả. Về thị trường thì tại các quốc
gia này sản lượng chủ yếu tiêu thụ trong nước nhưng vẫn chưa đáp đủ ứng
nhu cầu trong nước. Chính vì thế việc hợp tác với Việt Nam và một số nước
có điều kiện phát triển giống cây trồng này cũng là một hướng tích cực tạo đà
19
cho Việt Nam có thể phát triển chất lượng và thị trường xuất khẩu một số loại
quả có múi sang các quốc gia này.
Ngoài ra mô hình tưới nhỏ giọt của Isaren trên các nông trường trồng
CAQ có múi cũng là một bài học hết sức quý giá đối với chúng ta. Điều này
sẽ là thiết thực biết bao đối với các khu vực có khí hậu thuận lợi nhưng lại
gặp những trở ngại trong việc cung cấp nước đến các vườn trồng như huyện
Cao Phong – tỉnh Hòa Bình.
2.2.2 Phát triển cây ăn quả có múi ở Việt Nam và những bài học kinh
nghiệm
2.2.2.1 Thực tiễn
Tại Việt Nam, cây ăn quả có múi được trồng dải rác ở khắp các vùng
miền. Có thể thấy sự hiện diện của nó ở hầu hết các hộ gia đình từ thành thị
đến nông thôn. Tuy nhiên, việc trồng cây có múi tập trung dưới hình thức sản
xuất hàng hóa và mang đậm đặc sản vùng thì được phân bố chủ yếu ở một số
vùng trọng điểm như: cam Xã Đoài (Nghệ An, Hòa Bình), Sông Con, Vân
Du, bưởi Đoan Hùng (Phú Thọ), cam Đường Canh, bưởi Diễn (Canh Diễn –
Hà Nội),… Trước đây đời sống của nhân dân còn nhiều khó khăn, lương thực,
thực phẩm thiếu nên việc trồng cây ăn quả có múi ít được chú trọng đầu tư
phát triển, do vậy năng suất thường đạt thấp, sản phẩm ít có giá trị hàng hoá.
Những năm gần đây, cây ăn quả có múi đóng vai trò quan trọng trong
việc nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống của nhân dân, đặc biệt là đồng bào
vùng Trung du miền núi phía Bắc, do hiệu quả kinh tế trồng cây ăn quả có
múi cao cộng với lợi thế khai thác về đất đai, khí hậu và lao động. Diện tích
cây ăn quả có múi toàn quốc trong những năm qua tăng khá nhanh, chủng loại
cây ăn quả có múi cũng được đánh giá và chọn lựa kỹ càng hơn, đa dạng hơn,
một số cây ăn quả có múi có giá trị kinh tế cao được trồng tập trung mang
20
tính đặc thù cho từng vùng sinh thái như: Bưởi Năm Roi được trồng chủ yếu
ở khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long, Cam Xã Đoài trồng phổ biến ở Nghệ
An, Hòa Bình, Quýt Bắc Sơn – Lạng Sơn...
Theo Vũ Tuyên Hoàng, phát triển cây ăn quả có múi trên cơ sở liên kết
nông - lâm - thuỷ sản - thuỷ lợi vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam
Bộ, một số vùng trung du miền núi phía Bắc vốn đã có diện tích khá rộng
trồng cây ăn quả cần phải được qui hoạch lại [15].
Khả năng phát triển cây ăn quả có múi ở nước ta rất to lớn. Thực trạng
phát triển cây ăn quả có múi nước ta mấy năm gần đây đã có nhiều cố gắng,
nhưng chưa tương xứng với tiềm năng hiện có. Vì vậy phương hướng phát
triển cây ăn quả có múi ở nước ta là tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa phát triển cây
ăn quả có múi vừa theo hướng thâm canh tăng năng suất cây trồng, vừa mở
rộng diện tích, từng bước xây dựng và hoàn thiện những vùng sản xuất
chuyên canh hoá có qui mô lớn để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng
của nhân dân, nhu cầu nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu
ngày càng nhiều với chất lượng sản phẩm cao.
Từ sau khi Luật đất đai được ban hành năm 1993, ruộng đất được giao
lâu dài cho nông dân, cùng với nhu cầu quả trong nước tăng cao, phong trào
trồng cây ăn quả theo mô hình kinh tế trang trại, mô hình nông lâm kết hợp
phát triển mạnh ở nhiều địa phương, đặc biệt các tỉnh vùng Trung du Miền núi
Bắc bộ (Hòa Bình, Bắc Giang, Yên Bái, Hà Giang…). Vùng đồng bằng Sông
Hồng (Hưng Yên, Hải Dương, Ninh Bình…) Đồng bằng sông Cửu Long
(Vĩnh Long, Cần Thơ…) Sự phát triển các mô hình trồng cây ăn quả có múi
có vai trò tích cực trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng và nâng cao thu
nhập kinh tế của nông hộ. Tuy nhiên trong quá trình phát triển, do thiếu định
hướng qui hoạch, công nghệ bảo quản, chế biến sau thu hoạch chưa phát triển,
21
thị trường tiêu thụ không ổn định nhất là thị trường xuất khẩu kèm theo các
yếu tố bất lợi khác chi phối nên sản phẩm qủa sản xuất ra nhiều khi không
tiêu thụ được, hoặc có bán được thì giá thấp gây thiệt hại cho người sản xuất
như vùng Cao Phong – Hòa Bình với Cam Xã Đoài, Lục Ngạn – Băc Giang
với vải thiều…
Vũ Công Hậu (1996) đã phân chia tập đoàn cây ăn quả Việt Nam
theo các nhóm có nhu cầu sinh thái khác nhau: cây nhiệt đới, cây á nhiệt
đới và cây ôn đới. Mỗi một nhóm cây lại được phân chia ra thành hai nhóm
phụ, nhóm đặc trưng bao gồm các chủng loại chỉ ra hoa, kết quả trong một
vùng nhất định và nhóm không đặc trưng có thể trồng trong một phổ thích
nghi rộng hơn [14].
Theo Vũ Mạnh Hải (2002) [32], vùng trồng cây ăn quả ở miền Bắc chủ
yếu tập trung vào các cây trồng chính như sau:
* Nhóm cây có múi: vùng trồng tập trung ở miền bắc thuộc khu vực
Trung du miền núi phía bắc và Bắc Trung bộ tâm điểm của vùng là các tỉnh
Hà Giang (các huyện vùng thấp) và Tuyên Quang chủ yếu là Hàm Yên. Các
khu vực bổ trợ khác như là Phú Thọ (huyện Đoan Hùng và Hạ Hoà) Lạng Sơn
(Chi Lăng, Cao Lộc), Hoà Bình (huyện Kim Bôi, khu vực Cao Phong), Thái
Nguyên (Bắc Sơn, Đồng Hỷ).
Vùng phía Bắc Trung bộ, tập trung chủ yếu là Nghệ An với hướng chủ
lực là các giống cam chanh, khu vực phụ cận phía Nam là (Hà Tĩnh, Thừa
Thiên Huế) chủ yếu phát triển các giống bưởi truyền thống và một số giống
cam quýt có chất lượng cao. Khu vực phụ cận phía bắc cây ăn quả tập trung là
tỉnh Thanh Hoá và hướng phát triển chủ yếu là các giống cam chanh.
22
Bảng 2.2 Diện tích Cam, Chanh, Quýt phân theo địa phương
Đơn vị: ha - Unit: ha
Số
Tỉnh/Thành phố
TT
Provinces/Cities
CẢ NƯỚC – WHOLE
I
COUNTRY
Miền Bắc – North
Đồng bằng Sông Hồng
Năm – Year
2001
2002
2003
2004
2005
73,800
72,800
78,649
81,690
87,200
29,200
28,500
28,290
27,749
29,800
6,000
5,800
5,325
5,621
5,900
200
200
105
108
100
1
Red River Delta
Hà Nội
2
Hải Phòng
700
900
811
810
800
3
Vĩnh Phúc
400
500
357
386
200
4
Hà Tây
400
600
424
450
600
5
Bắc Ninh
300
100
38
40
6
Hải Dương
800
800
846
809
600
7
Hưng Yên
600
700
1,093
1,350
1,900
8
Hà Nam
500
500
495
500
500
9
Nam Định
700
700
435
431
400
10
Thái Bình
800
400
436
450
500
11
Ninh Bình
600
400
285
287
300
II
Đông Bắc - North East
12,800
12,700
12,568
12,522
13,300
1
Hà Giang
4,400
4,500
4,510
4,399
4,700
2
Cao Bằng
300
300
292
288
300
3
Lào Cai
100
200
32
77
100
4
Bắc Cạn
500
300
359
406
500
5
Lạng Sơn
1,100
1,200
1,289
1,345
1,300
6
Tuyên Quang
2,000
2,700
2,784
2,835
3,100
7
Yên Bái
1,500
1,500
1,600
1,601
1,600
8
Thái nguyên
700
500
426
342
300
9
Phú Thọ
1,300
700
527
527
500
10
Bắc Giang
400
300
328
282
500
11
Quảng Ninh
500
500
421
420
500
III
Tây Bắc - North West
900
900
1,029
1,045
1,300
1
Lai Châu
155
23
2
Điện Biên
100
200
185
38
300
3
4
Sơn La
Hoà Bình
Bắc Trung Bộ
100
700
300
500
256
588
254
598
300
700
9,500
9,100
9,368
8,561
9,400
1,500
1,500
1,540
539
500
IV
1
North Central Coast
Thanh Hoá
2
Nghệ An
4,800
5,100
5,341
5,381
6,000
3
Hà Tĩnh
2,300
1,500
1,719
1,817
1,900
4
Quảng Bình
400
500
220
233
300
5
Quảng Trị
200
200
278
287
300
6
Thừa Thiên - Huế
Miền Nam – South
Duyên Hải Nam Trung Bộ
300
44,600
300
44,300
270
50,359
304
53,941
300
57,300
1,200
1,400
795
815
1,000
V
1
South Central Coast
Đà Nẵng
2
Quảng Nam
100
100
91
102
200
3
Quảng Ngãi
100
100
160
160
200
4
Bình Định
200
200
251
255
300
5
Phú Yên
100
72
77
100
6
Khánh Hoà
Tây Nguyên - Central
800
900
221
221
200
400
400
445
556
600
100
100
136
202
200
VI
1
Highlands
Kon Tum
2
Gia Lai
100
100
78
93
100
3
Đắk Lắk
200
200
231
195
200
4
5
Đắc Nông
Lâm Đồng
Đông Nam Bộ
VII
66
4,300
4,700
6,102
6,600
7,300
400
500
225
225
200
100
21
29
1
South Central Coast
TP Hồ Chí Minh
2
Ninh Thuận
3
Bình Phước
300
400
528
553
600
4
Tây Ninh
900
900
624
517
400
5
Bình Dương
700
400
407
407
400
6
Đồng Nai
900
1,100
2,948
3,525
4,200
7
Bình Thuận
900
900
940
935
900
24
8
VII
Bà Rịa - Vũng Tàu
Đồng bằng sông Cửu long
200
400
409
409
400
I
1
Mekong River Delta
Long An
38,700
37,800
43,017
45,970
48,400
100
200
164
109
100
2
Đồng Tháp
3,500
2,600
2,689
2,142
2,100
3
An Giang
100
28
27
4
Tiền Giang
3,900
5,200
6,916
7,503
8,200
5
Vĩnh Long
6,600
7,000
6,674
6,959
7,600
6
Bến Tre
7,200
6,600
9,244
10,002
10,600
7
Kiên Giang
20
1,395
1,400
8
Cần Thơ
12,448
6,498
6,400
9
Hậu Giang
6,023
5,900
10
Trà Vinh
1,800
2,200
2,713
2,803
3,100
11
Sóc Trăng
1,900
1,900
2,121
2,509
3,000
13,600
12,100
Nguồn: Tổng cục thống
kê
2.2.2.2 Bài học kinh nghiệm
Cây trồng có múi được trồng dải rác khắp các vùng miền tổ quốc ta,
chủng loại vô cùng phong phú và chất lượng cũng hết sức đa dạng. 15 năm
trước, 2 vùng trồng lớn của nước ta là Nghệ An và Hòa Bình đã phải đối mặt
với một thảm họa dịch bệnh vàng lá gân xanh, cho đến nay căn bệnh này về
cơ bản đã được khống chế và chúng ta vẫn luôn phải sử dụng các biện pháp
phòng ngừa bệnh. Một loại bệnh phổ biến trên các loại cây có múi khiến sản
phẩm của nó giảm đáng kể về chất lượng cũng như nhu cầu của người tiêu
dùng đó là bệnh loét.
Chúng ta vẫn chưa có quy trình chuẩn về phòng trừ bệnh loét, các loại
thuốc BVTV sử dụng cũng chỉ dừng lại ở mức độ khống chế nhưng mức độ
sử dụng lại ngày một tăng khiến các tiêu chuẩn an toàn đối với loại hoa quả
này giảm đi rất nhiều.
25