Tải bản đầy đủ (.doc) (134 trang)

NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH MỘT SỐ DÒNG, GIỐNG VÀ LIỀU LƯỢNG LÂN BÓN THÍCH HỢP CHO ĐẬU TƯƠNGRAU VỤ XUÂN TRÊN ĐẤT GIA LÂM – HÀ NỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.36 MB, 134 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
------------  ----------

PHAN VĂN HỒNG

NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH MỘT SỐ DÒNG, GIỐNG
VÀ LIỀU LƯỢNG LÂN BÓN THÍCH HỢP CHO ĐẬU TƯƠNG
RAU VỤ XUÂN TRÊN ĐẤT GIA LÂM – HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP

Chuyên ngành: TRỒNG TRỌT
Mã số

: 60.62.01

Người hướng dẫn khoa học: TS. VŨ ĐÌNH CHÍNH


HÀ NỘI - 2010


LỜI CAM ĐOAN
- Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu thể hiện trong luận
văn là trung thực và chưa từng được sử dụng để bảo vệ cho một học vị nào từ
trước tới nay.
- Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện và hoàn thành
luận văn này đã được cám ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn này đã
được chỉ rõ nguồn gốc.


Tác giả luận văn

Phan Văn Hồng

i


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS.Vũ Đình Chính người đã
hướng dẫn và tận tình giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài và hoàn
chỉnh luân văn tốt nghiệp.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy, cô giáo Viện đào tạo sau đại học,
khoa Nông học, bộ môn Cây công nghiệp – Trường Đại học Nông nghiệp Hà
Nội, gia đình, bạn bè và người thân đã động viên cổ vũ và giúp đỡ tôi hoàn
thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cám ơn!
Tác giả luận văn

Phan Văn Hồng

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan

i

Lời cảm ơn


ii

Mục lục

iii

Danh mục bảng

v

Danh mục biểu đồ

vii

1

MỞ ĐẦU

1

1.1

Tính cấp thiết của đề tài

1

1.2

Mục đích và yêu cầu của đề tài


6

1.3

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

7

1.4

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

7

2

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

9

2.1

Một số kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước

9

2.2

Yêu cầu dinh dưỡng của cây đậu tương


3

VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

25
34

3.1

Vật liệu, địa điểm và thời gian nghiên cứu

34

3.2

Nội dung nghiên cứu

35

3.3

Phương pháp nghiên cứu

35

3.4

Quy trình kỹ thuật áp dụng trong thí nghiệm

37


3.5

Các chỉ tiêu theo dõi

38

3.6

Phương pháp xử lý số liệu

43

4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

44

4.1

Kết quả so sánh một số dòng, giống đậu tương rau trong điều
kiện vụ xuân năm 2010.

44

4.1.1. Một số đặc điểm hình thái của các dòng, giống đậu tương rau

iii


44


4.1.2. Đặc điểm sinh trưởng, phát triển của các dòng, giống

46

4.1.3. Một số yếu tố cấu thành năng suất và chất lượng của các dòng,
giống

62

4.1.4. Một số yếu tố cấu thành năng suất hạt khô của các dòng, giống
đậutương rau

72

4.1.5. Khả năng nảy mầm của các dòng, giống qua các mốc thời gian
bảo quản khác nhau.
4.2

76

Kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của liều lượng lân bón đến
sinh trưởng, phát triển và năng suất của hai giống đậu tương rau
DT 02 và AGS 346 trong điều kiện vụ xuân năm 2010.

4.2.1

78


Ảnh hưởng của liều lượng lân bón đến chỉ số diện tích lá của hai
giống đậu tương rau DT 02 và AGS 346

78

4.2.2. Ảnh hưởng của liều lượng lân bón đến khả năng tích luỹ chất khô
của hai giống đậu tương rau.

80

4.2.3. Ảnh hưởng của liều lượng lân bón đến sự hình thành nốt sần của
hai giống đậu tương rau.

82

4.2.4. Ảnh hưởng của liều lượng lân bón đến một số yếu tố cấu thành
năng suất và chất lượng quả xanh thương phẩm.

84

4.3

Ảnh hưởng của liều lượng lân bón đến hiệu suất sử dụng lân

92

5

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ


94

5.1

Kết luận

94

5.2

Đề nghị

95

TÀI LIỆU THAM KHẢO

96

iv


DANH MỤC BẢNG
STT
2.1

Tên bảng
Sản lượng đậu tương rau thế giới

Trang


2.2

Diện tích, năng suất, sản lượng đậu tương rau

2.3

Tình hình sử dụng phân bón của các nước sử dụng nhiều phân

18
25

bón trên thế giới

27

2.4

Lượng và tỷ lệ dinh dưỡng tiêu thụ ở nước ta

28

4.1

Một số đặc điểm hình thái của các dòng, giống

45

4.2


Thời gian và tỷ lệ mọc mầm của các dòng, giống

47

4.3

Thời gian sinh trưởng, phát triển của các dòng, giống

48

4.4

Một số đặc điểm sinh trưởng của các dòng, giống

51

4.5

Chỉ số diện tích lá của các dòng, giống

54

4.6

Khả năng tích luỹ chất khô của các dòng, giống

56

4.7


Số lượng và khối lượng nốt sần của các dòng, giống

58

4.8

Mức độ nhiễm sâu bệnh hại và khả năng chống đổ của các
dòng, giống

4.9

60

Một số yếu tố cấu thành năng suất quả xanh của các dòng, giống
62

4.10

Số quả, khối lượng quả 2 và 3 hạt của các dòng, giống

4.11

Kích thước quả và một số yếu tố hình thái quả xanh thương phẩm
của các dòng, giống

4.12

64
66


Năng suất quả xanh và năng suất quả xanh thương phẩm của các
dòng, giống

68

4.13

Hàm lượng dinh dưỡng của các dòng, giống

71

4.14

Một số yếu tố cấu thành năng suất hạt khô của các dòng, giống
đậu tương rau

73

4.15

Năng suất hạt khô lý thuyết và thực thu của các dòng, giống

75

4.16

Tỷ lệ nảy mầm của các dòng, giống sau bảo quản.

77


v


4. 17

Ảnh hưởng của liều lượng lân bón đến chỉ số diện tích lá

4.18

Ảnh hưởng của liều lượng lân bón đến khả năng tích luỹ chất khô

79
81

4. 19

Ảnh hưởng của liều lượng lân bón đến sự hình thành nốt sần

4.20

Ảnh hưởng của liều lượng lân bón đến một số yếu tố cấu thành
năng suất quả xanh

4.21

85

Ảnh hưởng của liều lượng lân bón đến số lượng, khối lượng quả
2 và 3 hạt thương phẩm


4.22

86

Ảnh hưởng của liều lượng lân bón đến kích thước và hình thái
quả xanh thương phẩm

4.23
4.24

82

88

Ảnh hưởng của liều lượng lân bón đến năng suất quả xanh và
năng suất quả xanh thương phẩm

90

Ảnh hưởng của liều lượng lân bón đến hiệu suất sử dụng lân

93

vi


DANH MỤC BIỂU ĐÒ
STT
4.1


Tên biểu đồ
Trang
Năng suất quả xanh và năng suất quả xanh thương phẩm của các
dòng, giống

4.2

69

Năng suất hạt khô lý thuyết và năng suất thực thu của các dòng,
giống

4.3

75

Ảnh hưởng của liều lượng lân bón đến năng suất quả xanh và
năng suất quả xanh thương phẩm

vii

91


1. MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Rau xanh có vị trí quan trọng trong đời sống con người, chúng là nguồn
cung cấp các loại Vitamin, muối khoáng, chất sơ và năng lượng cho con
người trên toàn thế giới. Khi đời sống vật chất của con người ngày càng tăng
cao thì nhu cầu về tiêu thụ rau xanh an toàn cũng sẽ tăng lên. Theo nhiều cơ

quan nghiên cứu về dinh dưỡng trên thế giới đã dự báo, sang thế kỷ 21 hầu
hết các khẩu phần ăn giầu tinh bột và protein của con người trong bữa ăn có
xu hướng giảm, riêng khẩu phần rau xanh sẽ tăng. Trong số các loại rau xanh
hiện có thì các giống rau thuộc cây họ đậu (Fabaceae) như: đậu đũa, đậu cô
ve, đậu vàng, đậu Hà Lan…luôn được đánh giá là loại rau có giá trị dinh
dưỡng cao. Những năm gần đây, ngày càng có nhiều loại thực phẩm được chế
biến và ăn tươi từ giống cây họ đậu trong đó đã và đang phát triển nhiều
giống đậu tương rau.
Cây đậu tương rau cũng thuộc loài đậu tương thường hạt to và hiện
đang là loại cây trồng được trồng phổ biến ở Trung Quốc, Nhật Bản và Đài
Loan bởi hương vị độc đáo với nguồn giá trị về dinh dưỡng cao, đem lại
nguồn thu nhập tốt cho người sản xuất. Đa số các giống đậu tương rau đang
được trồng hiện nay trên thế giới, giống đều được nhập nội từ Nhật Bản và
Đài Loan. Nhật Bản được coi là một trong số các quốc gia có nguồn vật liệu
giống đậu tương rau ban đầu (Scott, W. O. and S.R. Aldich. 1983)[40].
Người Nhật Bản sử dụng đậu tương rau hơn 400 năm qua với số lượng
hàng năm lên đến 110.000 tấn (Nakano,H. 1991) [37]. Khác với đậu tương
hạt, đậu tương rau được thu hoạch khi quả còn xanh (sau giai đoạn R6 và
trước giai đoạn R7 khi hạt phát triển chiếm từ 80 – 90% độ rộng khoang hạt
trong quả)(Shanmugasundaram, et al. 1992) [46].

1


Cách sử dụng sản phẩm của đậu tương rau khác hoàn toàn với đậu
tương hạt thường. Khi sử dụng, quả đậu tương rau xanh được đun sôi từ 5 – 7
phút (trong nước có pha một chút muối) rồi đổ ra, để ráo nước và được sử
dụng khi còn nóng hoặc để nguội. Một số sản phẩm đậu tương rau khác được
tiêu thụ dưới dạng hạt đã bóc vỏ gọi là mukimame, sữa đậu nành (green milk),
đậu phụ (green tofu) hoặc mỳ đậu nành (green noodles) (Shanmugasundaram

và Yan. 1999). Người Nhật Bản sử dụng đậu tương rau khi uống bia và rượu
đã từ lâu (Singleton, P. et al. 1983) [48]. Chúng có thể được tách bỏ vỏ và
được nấu như các loại hạt đậu khác (trộn salad hoặc chiên giò) hoặc nấu cùng
với thịt, nếu được hấp chín thì có giá trị sử dụng với hàm lượng protein thực
cao nhất trong số các sản phẩm của đậu tương (Wang, H.L. et al. 1979) [50].
Đậu tương rau là một trong số những cây trồng có giá trị dinh dưỡng
cao và được coi là loại thực phẩm rau an toàn, rất được ưa chuộng ở nhiều
nước trên thế giới. Dinh dưỡng trong hạt đậu tương rau rất cao ở cả 2 dạng,
hạt non và hạt khô. Trong 100 g hạt non có 11,4 g protein; 6,6 g lipid; 7,4 g
carbohydrate; 15,6 g chất sơ dễ tiêu; 70 mg canxi; 140 mg photpho; 140 mg
kali; 100 mg vitamin A; 27 g vitamin C, ngoài ra còn có các khoáng chất và
vitamin khác như sắt, natri, vitamin B1, B2, B3… (Masuda. 1996)[33]. Trong
hạt khô có hơn 40% protein, khoảng 20% chất béo (không cholesterol), 33%
carbohydrate , 6% chất sơ và 5% tro (tính trên một đơn vị khối lượng hạt khô)
(Shamugasundaram, S. 1996) [47], ngoài ra còn có một số khoáng chất
(photpho, kali, canxi, sắt,…), các vitamin (A, B1, B2, E…) và các chất có
hoạt tính sinh học khác (Japan External Trade Organization. 1983)[27].
Cũng giống như đậu tương hạt, đậu tương rau rất có lợi cho sức khoẻ
con người đặc biệt trong việc chống lại các bệnh về thoái hoá và đóng vai trò
quan trọng trong việc trung hoà các axit dư thừa trong quá trình tiêu hoá, hỗ
trợ điều trị bệnh táo bón (Kale, et al, 1999). Mặt khác các axit béo linolic và
linoleic cùng với photpho lipit, lecithin trong đậu tương ngăn cản sự tích tụ

2


cholesterol trong thành mạch máu, hạn chế bệnh cao huyết áp (Horri, M
1997) [26]. Hạt đậu tương còn được sử dụng trong chữa bệnh suy dinh dưỡng
ở trẻ em, người già và còn có tác dụng hạn chế trao đổi chất xương ở phụ nữ.
Các nghiên cứu cho thấy các chế và phụ phẩm chế biến từ đậu tương rau còn

có khả năng hạn chế gây bướu cổ, ức chế sinh trưởng của tế bào ung thư và
chất phytoestrogen có thể hạ thấp được mức cholesterol ở tỷ lệ 10% (Bùi
Tường Hạnh. 1997; Vander, et al. 1996) [7,49].
Đậu tương có nhiều lợi thế hơn các cây trồng khác vì chúng là cây họ
đậu ngắn ngày, nó góp vai trò quan trọng trong cơ cấu luân canh cây trồng tại
địa phương và có khả năng cải tạo đất. Chúng có khả năng cố định Nitơ
không khí, có thể đạt từ 14 – 300 kg N/ha nhờ mối quan hệ cộng sinh giữa rễ
cây với vi khuẩn nốt sần có trong đất (Singleton, et al. 1983) [48].
Cây đậu tương rau có thời gian sinh trưởng 75 – 85 ngày nếu thu hoạch
quả xanh và 95 – 115 ngày nếu thu hoạch hạt khô, với năng suất quả xanh
biến động từ 8 – 12 tấn/ha và năng suất hạt khô 2 – 3 tấn/ha. Theo (Tomas
A.L 2001), tại thị trường một số nước như Nhật Bản, Hoa Kỳ, Hàn Quốc giá
đậu tương rau biến động từ 2 – 4 USD/kg với giá trị thu nhập từ việc sản xuất
đậu tương rau đạt 20.000 – 40.000 USD/ha/vụ, cao gấp 4 – 8 lần so với đậu
tương thường (nếu trồng đậu tương thường với năng suất 2 tấn/ha, tính giá
250 USD/tấn). Ở Nhật Bản, đậu tương rau là một trong số các sản phẩm cây
trồng nhập khẩu quan trong nhất (chủ yếu ở dạng đông lạnh). Năm 2005,
Nhật Bản trồng 14.000 ha đậu tương rau với sản lượng 52.800 tấn quả xanh
thương phẩm, trị giá khoảng 521 triệu USD. Tuy nhiên, trong năm đó Nhật
Bản đã nhập khẩu 56.867 tấn đậu tương rau thương phẩm dưới dạng quả tươi
và đông lạnh trị giá lên đến hơn 150 triệu USD (Jetro, 2007). Theo thống kê
về nhu cầu đậu tương rau của thị trường Nhật Bản và châu Á, các nhà thương
mại chính ở Nhật Bản khẳng định rằng hiện nay đang thiếu hụt khoảng 10.000
tấn đậu tương rau thương phẩm (Lumpkin, T and Konovsky, J. 1991) [31].

3


Nếu việc sản xuất đậu tương rau thương phẩm vẫn chỉ duy trì ở một vài nước
như Nhật Bản và Đài Loan thì không thể cung cấp được lượng đậu tương rau

thương phẩm nhiều hơn, nhanh hơn và rẻ hơn cho thị trường tiêu dùng thế
giới. Vì thế Nhật Bản buộc phải tìm kiếm các quốc gia khác có điều kiện
trồng đậu tương rau, đáp ứng đầy đủ tiêu chí mà các nhà nhập khẩu mong
muốn, nhằm đáp ứng đủ nhu cầu hiện tại về sản phẩm đậu tương rau.
Việt Nam được coi là một vị trí thuận lợi để có thể đáp ứng cho nhu cầu
đó, cụ thể vào các tháng 1, 2, 3 và 4 khi thị trường thường xuyên cần khoảng
10.000 tấn đậu tương rau thương phẩm dưới dạng quả tươi và đông lạnh với
trị giá lên tới 86 triệu USD. Tuy nhiên để sản phẩm đậu tương rau vươn tới
được thị trường Nhật Bản vẫn còn là một thách thức lớn đối với ngành sản
xuất đậu tương rau non trẻ tại Việt Nam, mà yếu tố quyết định chính là năng
suất và chất lượng thương phẩm của đậu tương rau.
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng tới năng suất và chất lượng thương
phẩm đậu tương rau như: giống, đất đai, điều kiện khí hậu, chế độ dinh
dưỡng, chăm sóc, thu hoạch và bảo quản chế biến sau thu hoạch. Nhưng trong
đó yếu tố giống có ảnh hưởng mạnh nhất. Để thoả mãn các chỉ tiêu thương
phẩm quả xanh đậu tương rau như: kích thước quả, màu sắc lông, màu sắc
quả và hạt non, khối lượng 100 hạt non, tỷ lệ quả 2 + 3 hạt, sạch sâu bệnh.
Các giống đậu tương rau cần thiết phải có khả năng thích ứng rộng, có tiềm
năng năng suất cao và đặc biệt phải có khả năng nhân giống cho vụ sau nhằm
giảm giá thành sản phẩm, tăng tính cạnh tranh trên thị trường.
Tại Việt Nam, đậu tương rau là sản phẩm mới, có giá trị kinh tế cao, 1
ha đậu tương rau có thể thu được từ 8 – 12 tấn quả tươi/ha, cho thu nhập
khoảng 40 – 60 triệu đồng/ha/vụ. Sản xuất đậu tương rau thương phẩm ở Việt
Nam mới phát triển trong vài năm gần đây song sản phẩm chế biến đã có mặt
ở những nước tiêu dùng hàng đầu thế giới. Cho tới nay Việt Nam chưa tự túc

4


sản xuất được hạt giống đậu tương rau, hạt giống hoàn toàn phải nhập nội với

giá đắt trung bình 5 - 7 USD/kg khiến chi phí đầu vào cho sản xuất tăng cao
(trong đó riêng chi phí cho giống là 7 – 10 triệu VND/ha), nhưng năng suất
còn thấp, sản phẩm khó cạnh tranh.
Cho đến nay vẫn chưa có giống đậu tương rau nào được đưa vào sản
xuất tại nước ta với quy mô lớn. Vì vậy hiện nay, diện tích đậu tương rau ở
Việt Nam mới được trồng trên quy mô nhỏ lẻ ở một vài nơi (Trần Văn Lài và
CS. 2005) [8]. Diện tích đậu tương rau ở các tỉnh phía Bắc mới chỉ dừng ở
mức trồng thử nghiệm vài ha/năm. Ở các tỉnh phía Nam như An Giang, Lâm
Đồng…khoảng 200 – 300ha/năm, chủ yếu phục vụ xuất khẩu, giống chủ lực
là Kaohsiung 75 nhập nội từ Đài Loan với giá hạt giống rất đắt từ 5 – 7
USD/kg đã làm tăng chi phí sản xuất.
Một trong những nguyên nhân chính gây trở ngại đối với việc sản xuất
đậu tương rau thương phẩm là ở chỗ, nước ta vẫn chưa tự sản xuất được
nguồn hạt giống, hạt giống phải nhập khẩu từ nước ngoài. Đa số các giống
nhập nội vào Việt Nam là giống thích hợp cho vùng ôn đới có vĩ độ cao như
Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản các giống này có tính chịu nhiệt kém (không
quá 350C), năng suất không ổn định qua các mùa vụ và rất khó giữ giống cho
vụ sau, nên đã hạn chế tới khả năng mở rộng diện tích sản xuất.
Để cây đậu tương rau ngày một phát triển và trở thành cây trồng có giá
trị kinh tế cao, tăng thu nhập cho người nông dân. Bên cạnh việc mở rộng thị
trường tiêu thụ ở nước ngoài bằng việc nâng cao chất lượng sản phẩm từ khâu
sản suất chế biến và bảo quản sau thu hoạch, phải song song với việc thúc đẩy
thị trường tiêu thụ trong nước là rất quan trọng.
Tuy nhiên, muốn trồng đậu tương rau đạt hiệu quả kinh tế cao, tạo ra
sản phẩm hàng hóa lớn có chất lượng và thúc đẩy ngành đậu tương rau của
Việt Nam phát triển. Rất cần phải có bộ giống đậu tương rau mới năng suất

5



cao với chất lượng quả xanh thương phẩm tốt, mẫu mã đẹp, bắt mắt có khả
năng thích ứng rộng (giống phải chịu nhiệt độ cực đoan của khí hậu Việt Nam
từ 10 – 400C, trồng được 3 vụ/ năm), chống chịu tốt, khả năng nhân giống
cao. Giống đưa vào sản xuất phải do các nhà chọn giống Việt Nam tuyển
chọn, lai tạo từ nguồn giống nhập nội để giảm chi phí đầu vào cho sản xuất và
chủ động trong khâu cung cấp hạt giống cho cơ sở sản xuất.
Kết hợp với việc xác định được bộ giống đậu tương rau thích hợp cho
các vùng sản xuất cần phải hoàn thiện về quy trình kỹ thuật thâm canh hợp lý.
Trong các biện pháp kỹ thuật thâm canh làm tăng năng suất, việc xác định
liều lượng lân bón hợp lý và cân đối với các loại phân bón vô cơ khác cho đậu
tương rau là một trong những giải pháp nhằm giảm chi phí, tăng hiệu quả kinh
tế, giảm tác động xấu tới môi trường. Để giải quyết phần nào vấn đề trên,
chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“ Nghiên cứu xác định một số dòng, giống và liều lượng lân bón thích
hợp cho đậu tương rau trên đất Gia Lâm – Hà Nội”
1.2. Mục đích và yêu cầu của đề tài
1.2.1. Mục đích
- Nghiên cứu đề tài trên nhằm xác định được một số dòng, giống đậu
tương rau và xác định liều lượng lân bón thích hợp cho 2 giống đậu tương rau
trong điều kiện vụ xuân trên đất Gia Lâm – Hà Nội
1.2.2. Yêu cầu
- Tìm hiểu khả năng sinh trưởng, phát triển, năng suất quả xanh thương
phẩm và năng suất hạt khô của một số dòng, giống đậu tương rau trong điều
kiện vụ xuân trên đất Gia Lâm – Hà Nội
- Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng lân bón đến sinh trưởng, phát
triển, mức độ chống chịu và năng suất đối với 2 giống đậu tương rau: DT 02
và AGS 346

6



1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
- Xác định có cơ sở khoa học một số dòng, giống đậu tương rau năng
suất cao, chất lượng tốt và liều lượng lân bón hợp lý cho đậu tương rau vụ
xuân trên đất Gia Lâm – Hà Nội
- Kết quả nghiên cứu đề tài sẽ bổ sung thêm những tài liệu khoa học về
cây đậu tương rau, phục vụ cho công tác giảng dạy, nghiên cứu và chỉ đạo sản
xuất cho người trồng.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần làm tăng năng suất đậu
tương rau trên đất Gia Lâm – Hà Nội
- Hoàn thiện quy trình kỹ thuật thâm canh cây đậu tương rau và thúc
đẩy việc mở rộng diện tích sản xuất cây đậu tương rau.
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
1.4.1.1. Thí nghiệm 1
+ So sánh một số dòng, giống đậu tương rau trong điều kiện vụ xuân
trên đất Gia Lâm – Hà Nội
- Giống đậu tương rau tham gia thí nghiệm: gồm 7 dòng, giống
1. Giống DT 02: do Viện Di truyền Nông nghiệp nhập nội và tuyển
chọn (đối chứng)
2. Giống AGS 346: do Viện nghiên cứu rau quả nhập nội và tuyển chọn
3. Dòng AGS 405: do Viện nghiên cứu rau quả nhập nội và tuyển chọn
4. Dòng AGS 421: do Viện nghiên cứu rau quả nhập nội và tuyển chọn
5. Dòng AGS 423: do Viện nghiên cứu rau quả nhập nội và tuyển chọn
6. Dòng AGS 427: do Viện nghiên cứu rau quả nhập nội và tuyển chọn
7. Dòng DT: 07 do Viện Di truyền gây đột biến và tuyển chọn

7



1.4.1.2. Thí nghiệm 2
+ Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng lân bón đến sinh trưởng, phát
triển, năng suất, mức độ chống chịu của 2 giống đậu tương rau trong điều kiện
vụ xuân 2010:
+ Các công thức bón phân Super lân Lâm Thao (16% P2O5)
- CT1: 30 N + 30 P2O5 + 60 K2O (đối chứng)
- CT2: 30 N + 60 P2O5 + 60 K2O
- CT3: 30 N + 90 P2O5 + 60 K2O
- CT4: 30 N + 120 P2O5 + 60 K2O
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Nghiên cứu đánh giá các đặc tính nông sinh học, một số chỉ tiêu cấu
thành năng suất đậu tương rau thương phẩm, năng suất hạt khô của các dòng,
giống đậu tương rau vụ xuân trên đất Gia Lâm - Hà Nội
- Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng lân bón đến khả năng sinh
trưởng, phát triển, năng suất, mức độ chống chịu của 2 giống đậu tương rau
AGS 346 và DT 02.

8


2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Một số kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước
2.1.1. Một số kết quả nghiên cứu ngoài nước
Năng suất và chất lượng đậu tương rau thương phẩm phụ thuộc vào
nhiều yếu tố như: giống, điều kiện đất đai, khí hậu, dinh dưỡng, quy trình kỹ
thuật trồng chăm sóc và công tác quản lý, trong đó yếu tố giống có ảnh hưởng
rất lớn. Một trong những mục tiêu chọn giống đậu tương rau hiện nay là chọn
giống có năng suất và phẩm chất đậu tương rau thương phẩm cao. Giống đậu

tương rau muốn có năng suất thương phẩm cao phải có kích thước, khối
lượng quả và hạt lớn, tỷ lệ quả 2 hạt trở lên cao, số quả tiêu chuẩn/500g nhỏ.
Theo Liu và Shanmugasundaram (1982), kích thước quả xanh 2 hạt tối
thiểu phải ≥ 4,5 cm chiều dài x 1,4 cm chiều rộng mới được chấp nhận trên
thị trường thế giới (cụ thể ở thị trường Nhật Bản). Ngoài vị ngọt nhẹ khi ăn,
vỏ quả đậu tương rau phải có màu xanh, lông trắng hoặc vàng sáng, quả có từ
2 hạt/quả trở lên, khối lượng 100 hạt khô ≥ 30 gam, không có vết hư hại do
sâu bệnh gây ra trên quả và số lượng không quá 175 quả/500 gam quả tiêu
chuẩn (Shanmugasundaram, et al. 1989) [42].
Có rất nhiều chỉ tiêu theo dõi được sử dụng trong quá trình nghiên cứu
đánh giá đậu tương rau như số ngày ra hoa, số ngày thu quả xanh, chiều cao
cây, số quả/cây, số quả 1,2,3 hạt, tỷ lệ quả 2 + 3 hạt, khối lượng quả xanh/cây,
số quả tiêu chuẩn/kg, khối lượng hạt/kg quả xanh. Dựa trên những thí nghiệm
có được từ việc nghiên cứu đậu tương rau ở Đài Loan, mô hình dạng cây đậu
tương rau lý tưởng đối với vùng nhiệt đới (trong đó có Đài Loan) bao gồm
các đặc tính sau (Shanmugasundaram, S. Chen, S.Z, et al. 1991) [44]:
1) Kiểu hình đứng, khoẻ với bộ rễ tốt
2) Thời gian từ ra hoa đến tắt hoa ≥ 40 ngày
3) Có từ 10 – 14 đốt

9


4)
5)
6)
7)
8)
9)


Phân cành ít
Lá chét hình trứng nhọn
Giai đoạn R6 – R7 kéo dài
Ít mẫn cảm với quang chu kỳ và nhiệt độ
Có từ 15 – 20 quả/cây
Chiều rộng quả ≥ 1,4 cm

10) Chiều dài quả ≥ 5 cm
11) Tỷ lệ quả 2 + 3 hạt ≥ 75%
12) Màu vỏ quả và hạt xanh sáng
13) Lông trắng
14) Rốn hạt màu trắng hoặc nâu nhạt
15) Dễ tuốt quả
16) Chiều cao đóng quả tối thiểu từ 10 cm
17) Kháng bệnh đốm nâu và sương mai
18) Kháng bệnh rỉ sắt
19) Khối lượng 100 hạt khô ≥ 30 gam
20) Không có vết hư hại trên quả
Đài Loan là nước châu Á đầu tiên và chủ yếu xuất khẩu đậu tương rau
cho Nhật Bản. Kim ngạch xuất khẩu đậu tương rau tăng từ 21 triệu USD vào
năm 1981 lên đến 63 triệu USD vào năm 1987 (Shanmugasundaram, et al.
1989) [42]. Lượng đậu tương rau xuất khẩu trong năm 2005 chiếm tới 75%
tổng lượng đậu tương rau nhập khẩu của Nhật Bản (Nguyen Quoc Vong et al
2007). Do đó công tác cải tiến giống đậu tương rau được chú ý sớm từ đầu
những năm 50. Với mục tiêu phát triển giống đậu tương rau phù hợp với thị
trường Nhật Bản, một loạt các đặc tính mong muốn của người tiêu dùng Nhật
Bản đối với sản phẩm đậu tương rau được làm căn cứ để sàng lọc, lai tạo và
chọn lọc như: kích thước quả và hạt lớn (trọng lượng 100 hạt khô ≥ 30g, số
quả tiêu chuẩn/500g ≤ 175 quả, số hạt/quả ≥ 2), hạt và quả có màu xanh sáng,
lông trên quả thưa và có màu trắng hoặc vàng, rốn hạt màu nâu nhạt, hương vị


10


thơm ngon, có vị ngọt nhẹ, không có mùi dầu, với thời gian nấu chín ngắn
(Shamugasundaram. et al. 1989) [42].
Năm 1957, Đài Loan nhập nội từ Nhật Bản giống đậu tương đầu tiên,
Jikkoku (sau này là Shih – Shih theo tiếng Đài Loan), giống này được trồng
với cả 2 mục đích lấy hạt và làm rau (Shanmugasundaram, S. 1979) [41]. Từ
1968 – 1970, Đài Loan tiếp tục nhập nội hơn 10 giống đậu tương rau của
Nhật Bản. Kết quả chọn được giống Mikawajima (Chen, K. F. 1994) [20],
giống đậu tương rau đầu tiên xuất khẩu cho Nhật Bản. Tuy nhiên sau đó 2
giống, Tzurunoko và Ryokkoh cũng được nhập nội từ Nhật Bản vào năm
1971 – 1972, trở thành những giống đậu tương rau chính trồng cho mục tiêu
xuất khẩu (Shanmugasundaram, et al. 1991; Chen, K. F. 1994) [44, 20] và góp
phần mở rộng diện tích sản xuất đậu tương rau.
Từ 1982 – 1983, trong số 142 mẫu giống đậu tương nhập nội từ Mỹ,
Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Philippine, qua quá trình nghiên cứu đánh
giá đã kết luận được 8 giống thoả mãn các tiêu chuẩn trên.
Công tác cải tiến giống đậu tương rau thực sự được khởi xướng một
cách có hệ thống tại Trung tâm Nghiên cứu Rau màu châu Á (AVRDC) và
Trạm cải tiến Nông nghiệp huyện Kaohsiung (Kaohsiung DAIS) từ năm 1985
thông qua công tác thu thập nguồn gen, lai hữu tính và chọn lọc.
Năm 1987, Kaohsiung DAIS cho ra đời giống đậu tương rau chọn tạo
chính thức đầu tiên bằng phương pháp chọn lọc dòng thuần, Kaohsiung No.1,
có nguồn gốc từ 1 trong số 51 giống đậu tương rau do AVRDC nhập nội từ
Nhật Bản mang tên Taisho Shiroge (Shanmugasundaram, S. 1990; Cheng, S.
H. 1991) [43, 21]. Ngay sau đó giống Kaohsiung No.1 đã thay thế giống
Tzurunoko và Ryokkoh ngoài sản xuất và có diện tích chiếm 90% tổng diện
tích trồng đậu tương rau ở Đài Loan vào năm 1990, với tổng giá trị xuất khẩu

lên đến 63 triệu USD. Các phương pháp chính sử dụng trong lai tạo và chọn
lọc để cải tiến giống đậu tương rau tại AVRDC và Kaohsiung DAIS là

11


phương pháp chọn lọc phả hệ (pedigree), chọn lọc hạ bậc 1 hạt (single seed
descent (SSD) và phương pháp lai trở lại (backcross). Ngoài cải tiến về năng
suất, công tác cải tiến giống đậu tương rau để nâng cao chất lượng và khả
năng thích nghi đối với điều kiện của Đài Loan và của các nước vùng nhiệt
đới cũng đã được thực hiện.Trên cơ sở dữ liệu về năng suất từ những vùng
sản xuất qua các mùa vụ khác nhau để đánh giá về chất lượng giống.
Kaohsiung DAIS đã kết luận được 2 dòng triển vọng là KVS 39 và KVS 142,
đã đặt tên là Kaohsiung No.2 và Kaohsiung No.3. Với đặc tính chịu lạnh,
Kaohsiung No.2 trở thành giống đứng đầu về sản lượng xuất khẩu quả tươi
cho Nhật Bản vào thời điểm hiện tại ở Đài Loan (Chen, K.F. 1994)[20].
Từ năm 1988 trở đi, Kaohsiung DAIS bắt đầu chương trình lai tạo và
chọng lọc giống, mỗi năm tạo ra từ 7 – 9 tổ hợp lai. Năm 1996, một dòng
thuần được chọn lọc từ Ryokkoh mang tên Kaohsiung No.5 có diện tích ngoài
sản xuất chiếm tới 75% tổng diện tích trồng đậu tương rau tại Đài Loan
(Chen, S.T. 1999)[22].
Do nhu cầu xuất khẩu đậu tương rau dạng quả tươi cho Nhật Bản tăng
lên tới 6.000 tấn mỗi năm, các nhà sản xuất đậu tương rau tại Đài Loan rất
cần những giống có thể trồng được trong suốt mùa đông để có nguồn quả tươi
xuất sang cho Nhật Bản vào tháng 3, 4 và đôi khi vào tháng 5. Xuất phát từ
thực tế đó, từ năm 1992 – 1993, Kaohsiung DAIS đã tiến hành khảo nghiệm
các dòng lai ở thế hệ F4 của 11 tổ hợp lai và đã chọn được 770 cá thể ưu tú.
Trong số 12 dòng triển vọng được đưa vào thử nghiệm năm 1997 - 1998 đã
chọn được dòng KWVS 13, dòng tốt nhất từ con lai Ryokkoh 74/KVS 124//
Ryokkoh 74. Dòng này đã được trồng thử nghiệm sản xuất ở 3 điểm thuộc

Pingtung, miền nam Đài Loan với giống đối chứng là Kaohsiung No.2. Kết
quả đã khẳng định được: giống KWVS 13 có năng suất cao hơn, quả to hơn
và thời kỳ nở hoa dài hơn giống đối chứng.
Theo truyền thống, đậu tương rau được trồng vào mùa thu ở vùng

12


Kaoping Đài Loan. Tuy nhiên, nhờ chương trình chuyển đổi 6 năm đất trồng
lúa của chính phủ Đài Loan mà cây đậu tương rau được trồng cả vào vụ xuân.
Điều kiện môi trường khí hậu ở hai mùa này rất khác nhau. Các nghiên cứu
cho thấy có tới 46% sự thay đổi về năng suất quả xanh thương phẩm là do sự
tương tác giữa kiểu gen và môi trường. Vì thế việc chọn ra những kiểu gen
phù hợp cho từng mùa là rất cần thiết (Shanmugasundaram, S. Chen,S.Z, et
al. 1991)[44]. Từ năm 1991, Kaohsiung DAIS đã sử dụng phương pháp chọn
lọc theo mùa đứt quãng cho mục tiêu năng suất, chất lượng cao, kích thước
hạt lớn, màu sắc quả xanh sáng và khả năng thích ứng rộng. Các dòng đậu
tương rau trên được tiến hành thử nghiệm vùng về năng suất ở huyện Tainan
và Kaohsiung và đã kết luận được hai dòng ưu tú là KVS 884 và KVS 862.
Tại Trung tâm rau màu châu Á (AVRDC), nơi được ủy nhiệm cho
nghiên cứu và phát triển cây đậu tương rau, đã thiết lập một hệ thống đánh giá
đậu tương rau AVRDC ở phạm vi quốc tế. Từ năm 1979 – 1990 Trung tâm rau
màu châu Á đã phân phát 712 dòng đậu tương rau do AVRDC chọn tạo và
670 nguồn gen đậu tương rau (germplasm) đến 312 đơn vị hợp tác thuộc 30
quốc gia. Từ năm 1991 – 2000, AVRDC đã gửi đi 109 mẫu giống, 2492 dòng
lai và 929 nguồn gen đậu tương rau đến 353 đơn vị hợp tác thuộc 57 quốc gia.
Trong số 57 quốc gia có 10 quốc gia đã có công bố về 20 giống đậu tương rau
khác nhau đáp ứng được nhu cầu sản xuất tại nước mình trong đó có Việt
Nam với giống AGS 346.
Từ 1991 trở lại đây, với mục tiêu cải tiến về năng suất (năng suất quả

xanh tổng số ≥ 10 tấn/ha, năng suất quả xanh thương phẩm ≥ 7 tấn/ha), cải
tiến về chất lượng (màu sắc quả và hạt, ngoại hình, hương vị, kích thước quả
và số hạt trên qủa), AVRDC đã sử dụng một số chiến lược trong công tác cải
tiến giống đậu tương rau như sau
Lai hữu tính: giống đậu tương rau AGS 292 (Kaohsiung No.1), được
cho là ít mẫn cảm với quang chu kỳ và nhiệt độ (Robert, et al. 1996)[38] làm

13


giống bố mẹ để lai với những dạng đậu tương rau khác hoặc đậu tương hạt to.
- Nghiên cứu nhận dạng bộ gen đậu tương hạt to: ngoài đặc điểm hạt to,
các đặc tính chất lượng đậu tương rau mong đợi khác cũng được sử dụng như
chuẩn chọn lọc các cặp bố mẹ. Các cặp giống bố mẹ được chọn để lai như:
Tanbaguro (quả to, hạt to và có vị ngọt), Blue Side (quả to và có màu xanh
đậm, hương vị đặc trưng), Neu Ta Pien 1 và 2 (quả và hạt rất to), Setuzu và
Yukinoshita (quả và hạt to, có màu xanh sáng, vị ngọt).
- Nghiên cứu sự biến động giữa kiểu gen và môi trường đối với các tính
trạng chọn lọc về năng suất quả xanh thương phẩm, hàm lượng protein, hàm
lượng chất béo, hàm lượng đường tổng số, màu sắc, độ cứng và kích thước hạt.
Kết quả nghiên cứu cho thấy sự biến động về kiểu gen đối với các tính trạng
trọng lượng 100 hạt, hàm lượng protein và hàm lượng chất béo là cao hơn,
nhưng đối với các tính trạng khác thì sự biến động chủ yếu do mùa vụ, sự
tương tác giữa kiểu gen và mùa vụ là cao hơn và có ý nghĩa hơn. Hệ số di
truyền theo nghĩa rộng đối với hàm lượng đường tổng số của 7 quần thể khác
nhau đã được kiểm tra và biến động từ 0,24 đến 0,86. Vì thế việc chọn lọc
những kiểu gen hàm lượng đường cao là có thể. Còn đặc tính màu sắc quả bị
chi phối chủ yếu bởi yếu tố môi trường.
- Sử dụng tính trạng về chiều dài và chiều rộng quả 2 hạt để chọn lọc
đối với tính trạng kích thước hạt, vì giữa chúng có hệ số tương quan thuận

(Bravo, et al. 1980; Frank and Fehr. 1981; Shanmugasundaram, et al. 1991)
[18,25,45]. Hệ số di truyền theo nghĩa rộng đối với khối lượng 100 hạt xanh
khoảng 0,58 - 0,93. Chọn lọc và tuyển chọn những giống đậu tương rau có tỷ
lệ quả 2 - 3 hạt/cây cao. Theo (Bernard.R.L và Weiss.M.G. 1973)[17], kiểu
gen lá chét hẹp liên kết với tính trạng số quả 3 – 4 hạt.
- Sử dụng phương pháp chọn lọc theo mùa đứt quãng nhằm tăng khả
năng thích nghi của giống. Mùa gieo trồng đậu tương rau hàng năm tại
AVRDC vào các tháng 2, 6, 9. Người ta đã chọn những dạng thích nghi theo

14


một mùa đặc biệt và những dạng thích nghi với 2 – 3 mùa. Kết quả nghiên
cứu 4 năm tại AVRDC cho thấy năng suất quả xanh thương phẩm khi trồng
vào tháng 2 là cao nhất, theo sau là tháng 9 (AVRDC 1995, 1996, 1997 và
1998) [13,14,15,16]. Mùa gieo trồng vào tháng 7 thường cho năng suất không
ổn định bởi bão to và mưa lớn. Khối lượng 100 hạt giữa 2 mùa trồng vào
tháng 2 và tháng 9 là như nhau và nhỏ hơn so với trọng lượng hạt ở mùa trồng
vào tháng 7. Hàm lượng đường trong hạt trồng vào tháng 9 là cao hơn, còn
trồng ở tháng 2 và tháng 7 là thấp hơn.
Cả hai phương pháp chọn lọc phả hệ và chọn lọc 1 hạt đều được sử
dụng tại AVRDC. Vào thời gian đánh giá năng suất ban đầu thì hàm lượng
đường, màu sắc hạt, hàm lượng protein, chất béo và độ cứng cũng được đánh
giá với giống đối chứng là AGS 292.
Theo (Bernard.L.G và Weiss.M.G. 1973)[17], kiểu gen không
lông hoặc lông cuốn được cho là kháng sâu đục quả đậu tương nhưng
lại mẫn cảm với ve sầu nhảy lá khoai tây. Vì sâu đục quả đậu tương là
một trong số những vấn đề chính làm hạn chế sự phát triển của ngành
sản xuất đậu tương rau nên gần đây, nhiều tổ hợp lai được thực hiện với
mục đích đưa gen không lông vào trong các giống đậu tương rau. Hai

dòng D62-7812 (G2030) và D62-7815 (G12495) của Mỹ được sử dụng
làm giống bố mẹ có kiểu gen không lông tại AVRDC.
Xuất phát từ thực tế là ở Nhật Bản hiện đang có nhu cầu đối với dạng
đậu tương rau có hương vị khoai môn. Một số giống có hương vị khoai môn
sau khi được làm trắng như Data Chamame (vỏ hạt màu nâu), Kocha,
Onachugi Data Cha, Shiu-Nai No.2, Wa Sai Data Cha, Sihi-Nai No.1, Wa Sai
Ha-San Data Cha, TS85-21V và Wuyehedou (vỏ hạt màu đen) được sử dụng
trong trương trình chọn giống ở AVRDC. Tại AVRDC đã tiến hành một loạt các
phép lai, nhằm kết hợp giữa đặc tính hương vị khoai môn ở các dạng có màu sắc
hạt khác nhau với đặc tính thích nghi ở điều kiện nhiệt đới và cận nhiệt đới.

15


Ngày nay con người ngày một quan tâm hơn về vấn đề sức khoẻ do
vậy AVRDC đang nghiên cứu về tính biến đổi sẵn có ở một số chất dinh
dưỡng chức năng (functional nutrients) như hoạt tính của vitamin E, chất
chống oxi hoá và chất flavor (C2H10O2) ở đậu tương rau.
Nhu cầu tiêu thụ đậu tương rau ở Nhật Bản hàng năm lên đến 130.000
– 150.000 tấn/năm. Trong khi đó sản xuất đậu tương rau nội địa chỉ đáp ứng
một phần nhu cầu tiêu thụ trong nước vào thời gian hè muộn (chủ yếu vào các
tháng 7, 8), còn lượng đậu tương rau cho mùa đông phải hoàn toàn nhập khẩu
từ Đài Loan, Thái Lan hoặc NewZealand. Để giải quyết vấn đề này họ đã tiến
hành chọn tạo những giống đậu tương rau chín sớm hoặc cực sớm bằng các
phương pháp như lai hữu tính, chọn lọc phả hệ, xử lý đột biến phóng xạ. Bên
cạnh đó hướng chọn tạo giống đậu tương rau kháng bệnh cũng đã đang được
thực hiện tại các trạm thí nghiệm địa phương. Đối với kỹ thuật chọn giống
bằng công nghệ sinh học hiện đại sẽ được sử dụng trong tương lai để chọn tạo
các giống đậu tương rau chất lượng cao, chín sớm và kháng sâu bệnh, đáp
ứng nhu cầu nội tiêu và phục vụ cho xuất khẩu.

Ở Thái Lan, các tiêu chuẩn về chất lượng thương phẩm đậu tương rau
phục vụ thị trường nội địa không quá nghiêm ngặt (tiêu chuẩn về kích thước
quả và hạt, màu sắc lông, mùi vị…). Nên có tới 7 giống đậu tương hạt to được
trồng cho mục đích đậu tương rau, trong đó giống Nakhon Sawa 1 có kích
thước hạt lớn hơn các giống khác, chúng được trồng rộng rãi ở các vùng đồng
bằng trung tâm. Tất cả các giống đậu tương này đều có lông màu nâu nên sau
khi luộc chín, màu nâu của lông trên vỏ quả chuyển sang màu vàng, đôi khi là
màu tổng hợp làm cho các giống đậu tương này có màu vàng xanh xám.
Vào năm 1981, Trung tâm nghiên cứu cây trồng thực nghiệm Chiang
Mai đã tiến hành thu thập và đánh giá nguồn gen đậu tương rau của 2 nước là
Nhật Bản và Đài Loan.
Năm 1985, cây đậu tương rau trở thành quan trọng hơn bởi sự đầu tư

16


×