Tải bản đầy đủ (.pdf) (57 trang)

NHÂN GIỐNG CÂY KIỂNG LÁ THIÊN LONG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (865.97 KB, 57 trang )

BỘ
B GIÁO D
DỤC VÀ ĐÀO
Đ
TẠO
TRƯỜN
NG ĐẠI HỌ
ỌC NÔNG
G LÂM TH
HÀNH PHỐ
Ố HỒ CHÍ MINH
BỘ MÔN CÔN
NG NGHỆ
Ệ SINH HỌ
ỌC


KHÓA
K
A LUẬ
ẬN TỐ
ỐT NG
GHIỆP
P
NHÂN GIỐ
ỐNG CÂY
Y KIỂNG
G LÁ TH
HIÊN LO
ONG (Agllaonema sp.)
BẰ


ẰNG KỸ
Ỹ THUẬT
T IN VITR
TRO

Ngành học:
h

CÔNG
G NGHỆ SIINH HỌC

Sinh viên thực hiện
n: ĐINH THÀNH T
TIẾN
Niên khóóa:

2011 - 2013

12/2013


BỘ
B GIÁO D
DỤC VÀ ĐÀO
Đ
TẠO
TRƯỜN
NG ĐẠI HỌ
ỌC NÔNG
G LÂM TH

HÀNH PHỐ
Ố HỒ CHÍ MINH
BỘ MÔN CÔN
NG NGHỆ
Ệ SINH HỌ
ỌC


KHÓA
K
A LUẬ
ẬN TỐ
ỐT NG
GHIỆP
P
NHÂN GIỐ
ỐNG CÂY
Y KIỂNG
G LÁ TH
HIÊN LO
ONG (Agllaonema sp.)
BẰ
ẰNG KỸ
Ỹ THUẬT
T IN VITR
TRO

H
Hướng
dẫn

n khoa học

h
Sinh viên thực hiện

T
ThS.
PHAN
N DIỄM QUỲNH
Q

H THÀNH
H TIẾN
ĐINH

K NGUY
KS.
YỄN HOÀN
NG QUÂN

12/2013


LỜI CÁM ƠN
Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này tôi đã nhận được sự giúp đỡ rất nhiệt
tình của Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh, Trung tâm Công nghệ
sinh học thành phố Hồ Chí Minh, quý thầy cô, cán bộ và giáo viên hướng dẫn.
Trước tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban giám hiệu Trường Đại học
Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh, qúy thầy cô trong Bộ môn Công nghệ sinh học đã
tận tình giảng dạy và cung cấp những kiến thức cần thiết, bổ ích để tôi có thể hoàn

thành tốt quá trình học tập và thực tập của mình.
Tôi xin gửi lời cám ơn chân thành đến Ban lãnh đạo Trung tâm Công nghệ sinh
học thành phố Hồ Chí Minh, cám ơn tập thể cán bộ, nhân viên, kỹ thuật viên của
Phòng Công nghệ sinh học thực vật thuộc Trung tâm Công nghệ sinh học Trung tâm
Công nghệ sinh học thành phố Hồ Chí Minh, đã nhiệt tình hỗ trợ, giúp đỡ tôi trong
thời gian thực tập tại Trung tâm.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến ThS. Phan Diễm Quỳnh và KS. Nguyễn
Hoàng Quân đã trực tiếp hướng dẫn, truyền đạt nhiều kiến thức, kinh nghiệm trong
suốt quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp này.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cám ơn chân thành đến tất cả người thân, bạn bè,
những người luôn bên cạnh động viên, tạo mọi điều kiện cho tôi hoàn thành quá trình
học tập.
Xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện
Đinh Thành Tiến

i


TÓM TẮT
Kiểng lá Thiên Long là loại kiểng lá mới với bộ lá đẹp, sức sống tốt, dễ chăm
sóc, thích hợp cho việc trang trí trong nhà cũng như sân vườn. Kiểng lá thường được
nhân giống theo phương pháp truyền thống nên số lượng cây nhân ra rất ít chưa đủ để
đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, cũng vì thế giá thành của cây khá cao. Vì thế
chúng tôi tiến hành nhân giống vô tính cây Thiên Long để tìm ra quy trình sản xuất
nhằm đảo bảo số lượng và chất lượng cây cho thị trường. Những kết quả đạt được:
Thí nghiệm xác định nồng độ chất khử trùng thích hợp để tạo nguồn mẫu cây kiểng
lá Thiên Long sạch ban đầu gồm 3 nghiệm thức là 3 nồng độ javel từ 33,33% đến 66,67%
trong thời gian 30 phút được tiến hành trên đối tượng đoạn thân cây Thiên Long có mang
chồi ngủ. Kết quả ở nồng độ Javel 50% trong thời gian 30 phút cho kết quả khử trùng tốt

nhất.
Thí nghiệm khảo sát ảnh hưởng của BA và NAA đến khả năng tạo sẹo của mẫu lá
cây Thiên Long in vitro gồm 7 nghiệm thức là 7 loại môi trường có thành phần cơ bản
là MS có bổ sung các chất điều hòa sinh trưởng BA (0 – 1,5 mg/l) phối hợp với NAA (
0 – 0,3 mg/l). Kết quả ở môi trường bổ sung chất điều hòa sinh trưởng BA (1,0 mg/l)
phối hợp với NAA (0,1 mg/l) thích hợp nhất cho việc tạo sẹo từ lá cây Thiên Long in
vitro (64,75% mẫu tạo sẹo, trọng lượng tươi (2,59 gr), mô sẹo chắc và xanh có khả
năng tái sinh chồi cao sau 8 tuần nuôi cấy).
Thí nghiệm khảo sát sảnh hưởng của BA và NAA đến khả năng tái sinh chồi từ
mô sẹo của cây măng tây in vitro gồm 7 nghiệm thức là 7 loại môi trường có thành
phần cơ bản là MS có bổ sung chất điều hòa sinh trưởng với các nồng độ thay đổi khác
nhau BA (0 – 3,0mg/l) phối hợp với NAA ( 0 – 0,3 mg/l). Sau 4 tuần nuôi cấy trong
môi trường có bổ sung BA 3,0 mg/l phối hợp với NAA 0,1 mg/l cho kết quả tỷ lệ bật
chồi cao nhất (89,05%) với số lượng chồi trung bình 7,34 chồi/mẫu cấy.
Từ khóa: Kiểng lá Thiên Long, in vitro, nhân giống, mô sẹo.

ii


SUMMARY
Aglaonema sp. species is a new kind of ornamental plants, which has beautiful
leaves, vitality, easy to take care, suitable for indoor decoration as well as a garden
terrace. Ornamental plants are usually propagated according to traditional methods, the
number of trees that very few so it not enough to satisfy the requirement of consumers,
therefore it has relatively high prices. So we carried out the project that propagated
Aglaonema plants to find out the production process in order to ensure the quality and
quantity for markets. Some results obtained:
The experiment was determined the suitable concentration of disinfectant to
create the original cleaned explants of Aglaonema sp. This experiment included 3
treatments that is 3 different concentration of javel (from 33.33% to 66.67%) and

performed on Aglaonema sp. nodes holding dormant lateral buds. The optimal
sterilization was achieved on javel 50% concentration in 30 minute.
The experiment was investigated the effect of BA and NAA on callus formation
from leaves explants of Aglaonema sp. in vitro, which consist the basic culture
medium MS supplemented with different concentrations of growth regulator BA (0 –
1.5 mg/l) and NAA (0 – 0.3 mg/l), was performed in 7 treatments. As a result, in vitro,
the medium supplemented with BA (1.0 mg/l) and NAA (0.1 mg/l) was the most
suitable for callus formation from Aglaonema sp. leaves (64.75% callus formation,
weight 2.59 gram, the callus hard and green has high shoot regeneration ability after 8
weeks incubation).
The experiment was tested the influences of BA and NAA to shoot regeneration
from callus of Aglaonema sp. in vitro, which included 7 types MS media
supplemented with various concentrations of growth regulator BA (0 – 3.0 mg/l) and
NAA (0 – 0.3 mg/l). After 4 weeks of culture, the medium containing BA 3.0 mg/l and
NAA 0.1 mg/l caused the highest shoot initiation frequency (89.05%) and average
number of shoots (7.34 shoots per explant).
Keyword: Aglaonema sp., in vitro, propagation, callus.

iii


MỤC LỤC
Trang
Lời cám ơn ............................................................................................................................ i
Tóm tắt ................................................................................................................................. ii
Summary ............................................................................................................................. iii
Mục lục .............................................................................................................................. iv
Danh mục chữ viết tắt ....................................................................................................... vii
Danh mục bảng ................................................................................................................ viii
Danh mục hình ................................................................................................................... ix

Chương 1 MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1.1 Đặt vấn đề ..................................................................................................................... 1
1.2 Yêu cầu của đề tài.......................................................................................................... 2
1.3 Nội dung thực hiện ....................................................................................................... 2
Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................................................. 3
2.1 Giới thiệu về cây kiểng lá Thiên Long .......................................................................... 3
2.1.1 Phân loại ..................................................................................................................... 3
2.1.2 Nguồn gốc phân bố ..................................................................................................... 3
2.1.3 Đặc tính thực vật học của cây kiểng lá Thiên Long ................................................... 3
2.1.4 Đặc điểm chung của họ ráy (Araceae) ....................................................................... 4
2.1.5 Một số loài đại diện .................................................................................................... 4
2.1.5.1 Cây Phú quý ............................................................................................................ 4
2.1.5.2 Cây Bạch mã hoàng tử ............................................................................................ 4
2.1.5.3 Cây Ngọc Ngân ....................................................................................................... 5
2.1.5.4 Cây Vạn niên thanh ................................................................................................. 5
2.1.5.5 Cây Lan ý mỹ .......................................................................................................... 5
2.1.5.6 Cây Hồng môn ......................................................................................................... 6
2.1.6 Tình hình nghiên cứu về cây kiểng lá trên thế giới và trong nước............................. 7
2.1.7 Tình hình sản xuất, kinh doanh hoa kiểng của một số nước trên thế giới
và khu vực Đông Nam Á ..................................................................................................... 7
2.1.8 Tình hình phát triển hoa kiểng ở Việt Nam ................................................................ 8

iv


2.1.8.1 Tình hình phát triển hoa, cây kiểng tại thành phố Hồ Chí Minh............................. 9
2.2 Khái quát về nuôi cấy mô tế bào thực vật ................................................................... 10
2.2.1 Các phương pháp nuôi cấy mô tế bào thực vật ........................................................ 11
2.2.1.1 Nuôi cấy đỉnh sinh trưởng ..................................................................................... 11
2.2.1.2 Nuôi cấy mô sẹo .................................................................................................... 11

2.2.1.3 Nuôi cấy tế bào đơn ............................................................................................... 11
2.2.1.4 Nuôi cấy protoplast – chuyển gen ......................................................................... 11
2.2.1.5 Nuôi cấy hạt phấn đơn bội ..................................................................................... 12
2.2.2 Các giai đoạn nhân giống in vitro ..................................................................... 12
2.2.2.1 Giai đoạn chuẩn bị ................................................................................................. 12
2.2.2.2 Giai đoạn tái sinh mẫu nuôi cấy ............................................................................ 12
2.2.2.3 Giai đoạn nhân nhanh chồi .................................................................................... 12
2.2.2.4 Giai đoạn tạo cây hoàn chỉnh................................................................................. 12
2.2.2.5 Giai đoạn đưa cây ra đất ........................................................................................ 13
2.2.3 Các yếu tố ảnh hưởng nhân giống invitro ................................................................ 13
2.2.3.1 Mẫu nuôi cấy ........................................................................................................ 13
2.2.3.2 Sự vô trùng mẫu trong nuôi cấy ............................................................................ 14
2.2.3.3 Điều kiện nuôi cấy ................................................................................................. 14
2.2.3.4 Ảnh hưởng của môi trường nuôi cấy ..................................................................... 15
2.2.4 Thành phần hoá học của môi trường nuôi cấy mô tế bào thực vật ......................... 15
2.2.4.1 Auxin ..................................................................................................................... 16
2.2.4.2 Cytokinin ............................................................................................................... 17
2.2.4.3 Gibberellin ............................................................................................................. 19
2.2.4.4 Abscisic acid (ABA).............................................................................................. 20
2.2.4.5 Ethylene ................................................................................................................. 21
2.2.5 Lợi ích của nhân giống bằng nuôi cấy mô tế bào thực vật ...................................... 22
Chương 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................... 23
3.1 Thời gian và địa điểm thí nghiệm................................................................................ 23
3.2 Vật liệu thí nghiệm ...................................................................................................... 23
3.2.1 Đối tượng thí nghiệm ............................................................................................... 23
3.2.2 Thiết bị và dụng cụ thí nghiệm ................................................................................. 23
3.2.3 Môi trường nuôi cấy ................................................................................................ 23
v



3.2.4 Điều kiện nuôi cấy .................................................................................................... 23
3.4 Phương pháp thí nghiệm.............................................................................................. 24
3.4.1 Thí nghiệm 1: Xác định nồng độ javel thích hợp để khử trùng mẫu cấy ................. 24
3.4.1.1 Mục đích ............................................................................................................... 24
3.4.1.2 Phương pháp thí nghiệm........................................................................................ 24
3.4.1.3 Bố trí thí nghiệm .................................................................................................... 24
3.4.1.4 Chỉ tiêu theo dõi .................................................................................................... 24
3.4.2 Thí nghiệm 2: Khảo sát ảnh hưởng của BA và NAA lên khả năng tạo mô sẹo
của cây Thiên Long in vitro............................................................................................... 25
3.4.2.2 Phương pháp thí nghiệm........................................................................................ 25
3.4.3.3 Bố trí thí nghiệm .................................................................................................... 25
3.4.2.4 Chỉ tiêu theo dõi .................................................................................................... 25
3.4.3 Thí nghiệm 3: Khảo sát ảnh hưởng của BA và NAA lên khả năng tái sinh chồi
từ mô sẹo cây kiểng lá Thiên Long ................................................................................... 25
3.4.3.2 Phương pháp thí nghiệm........................................................................................ 25
3.4.3.3 Bố trí thí nghiệm .................................................................................................... 26
3.4.3.4 Chỉ tiêu theo dõi .................................................................................................... 26
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .......................................................................... 27
4.1 Thí nghiệm 1: Xác định nồng độ javel thích hợp để khử trùng mẫu cấy .................... 27
4.2 Thí nghiệm 2: Khảo sát ảnh hưởng của BA và NAA lên khả năng tạo mô sẹo
của cây Thiên Long in vitro ............................................................................................. 29
4.3 Thí nghiệm 3: Khảo sát ảnh hưởng của BA và NAA lên khả năng tái sinh chồi
từ mô sẹo cây kiểng lá Thiên Long .................................................................................. 33
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .............................................................................. 36
5.1 Kết luận........................................................................................................................ 36
5.2 Đề nghị ........................................................................................................................ 36
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................. 37
PHỤ LỤC .......................................................................................................................... 39

vi



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

2,4 D: 2,4-Dichlorophenoxyacetic acid
ABA: Abscisic acid
BA : 6 – Benzyladenine
BAP: 6-Benzylaminopurine
GA3: Gibberellin A3 (Gibberellic acid)
IBA: Indole – 3 – butyric acid
Kinetine: 6 – Furfurylamino purine
MS: MS medium (Murashige và Skoog, 1962)
NAA: α – Naphthaleneacetic acid
PVD: Polyvidon
TDZ: Thidiaruzon

vii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Kế hoạch phát triển hoa, cây kiểng đến năm 2015 (đvt:ha) ................................... 10
Bảng 3.1 Nồng độ javel sử dụng khử trùng mẫu cấy ............................................................. 24
Bảng 3.2 Ảnh hưởng của BA và NAA lên khả năng tạo mô sẹo
cây kiểng lá Thiên Long ..................................................................................... 25
Bảng 3.3 Ảnh hưởng của BA và NAA lên khả năng tái sinh chồi từ mô sẹo
cây kiểng lá Thiên Long ..................................................................................26
Bảng 4.1 Tỷ lệ mẫu sống vô trùng sau 2 tuần nuôi cấy đoạn thân
mang chồi ngủ của Thiên Long trên môi trường MS .......................................28
Bảng 4.2 Ảnh hưởng chất điều hòa sinh trưởng đến việc tạo sẹo
lá Thiên Long in vitro ...................................................................................30

Bảng 4.3 Ảnh hưởng của BA và NAA đến sự tái sinh chồi từ
mô sẹo của cây kiểng lá Thiên Long ..............................................................33

viii


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1 Kiểng lá Thiên Long (Aglaonema sp.)............................................................. 3
Hình 2.2 Một số loại kiểng lá ......................................................................................... 6
Hình 4.1 Biểu đồ thể hiện tỷ lệ mẫu sống vô trùng sau 2 tuần nuôi cấy
đoạn thân mang chồi ngủ của Thiên Long trên môi trường MS ................................... 28
Hình 4.2 Đoạn thân Thiên Long mang chồi ngủ trên môi trường MS .................... 29
Hình 4.3 Biểu đồ thể hiện ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng
đến việc tạo sẹo lá Thiên Long ..................................................................................... 30
Hình 4.4 Biểu đồ thể hiện ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng
đến sự phát triển mô sẹo Thiên Long in vitro ............................................................... 31
Hình 4.5 Mô sẹo lá Thiên Long trên môi trường có bổ sung chất điều hòa sinh
trưởng cảm ứng tạo mô sẹo .......................................................................................... 32
Hình 4.6 Biểu đồ thể hiện sự ảnh hưởng của BA và NAA đến sự tái sinh chồi từ mô
sẹo của cây kiểng lá Thiên Long .................................................................................. 34
Hình 4.7 Ảnh hưởng của BA và NAA đến tỷ lệ mẫu bật chồi
từ mô sẹo Thiên Long ............................................................................................. 35

ix


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Ngày nay, khi kinh tế xã hội ngày càng phát triển, cuộc sống của mỗi người dân

cũng ngày càng nâng cao thì con người không chỉ đòi hỏi ăn ngon, mặc đẹp mà còn có
nhu cầu thưởng thức, hưởng thụ. Trồng hoa kiểng nói chung và kiểng lá nói riêng là
một nhu cầu không thể thiếu, hoa kiểng trang trí nhà cửa, tạo cảnh đẹp góp phần làm
nâng cao chất lượng cuộc sống.
Hoa kiểng không những là một nhu cầu tinh thần của người dân, mà còn là một
ngành kinh tế nông nghiệp sinh thái đô thị mang lại lợi nhuận cao góp phần vào việc
tăng trưởng kinh tế, nó đã trở thành hàng hóa mang lại lợi nhuận cao, tạo công ăn việc
làm cho hàng ngàn lao động. Sản xuất hoa kiểng mang đặc điểm thâm canh với cường
độ cao trên cùng diện tích đất, cho phép sử dụng hiệu quả đất đai, thu hút nhiều nguồn
vốn đa dạng trong nhân dân. Đặc biệt nhu cầu tiêu thụ hoa kiểng các loại từ các nhà
hàng, khách sạn, cơ quan công sở, các công trình xây dựng mới cũng góp phần thúc
đẩy mạnh phát triển ngành hoa kiểng.
Kiểng lá rất phong phú về màu sắc và chủng loại, nó bao gồm những loại cây có
bộ lá đẹp, nhiều màu sắc và có tuổi thọ cao. Ưu điểm của kiểng lá là nhỏ gọn, không
chiếm nhiều diện tích, không đòi hỏi khắt khe các điều kiện môi trường cũng như kỹ
thuật chăm sóc mà vẫn có thể toát lên được vẻ đẹp và sự sang trọng.
Kiểng lá bao gồm nhiều giống khác nhau như: Hồng Đào, Hồng Ngân, Phú Quý,
Vạn Lộc, Thiên Nga. Mỗi loại kiểng lá sở hữu một vẻ đẹp riêng nhờ bộ lá độc đáo của
mình. Trong đó cây kiểng lá Thiên Long có tên khoa học là Aglaonema sp. và được du
nhập vào Việt Nam từ Thái Lan, là một giống kiểng lá mới thuôc họ Ráy (Araceae),
với đặc điểm có bộ lá đẹp, sức sống tốt, dễ chăm sóc, thích hợp cho việc trang trí trong
nhà cũng như sân vườn.
Hiện nay ở các nhà vườn thường nhân giống cây Thiên Long theo phương pháp
truyền thống bằng cách kích thích các chồi bên phát triển từ đó chiết ra và chăm sóc
thành cây mới, nên số lượng cây nhân ra rất ít chưa đủ để đáp ứng nhu cầu của người
tiêu dùng, cũng vì thế giá thành của cây khá cao. Do đó, để đáp ứng nhu cầu về cây

1



giống của thị trường trong nước hiện nay cần có một quy trình nhân giống in vitro cây
Thiên Long hoàn chỉnh mới mong đáp ứng đủ nhu cầu cần thiết.
Xuất phát từ thực tế trên đề tài “Nhân giống cây kiểng lá Thiên Long (Alaonema
sp.) bằng kỹ thuật in vitro” được thực hiện nhằm đáp ứng nhanh và bền vững số lượng
cây giống cho thị trường hoa kiểng.
1.2 Yêu cầu của đề tài
Xác định được ảnh hưởng của nồng độ các chất khử trùng nhằm tạo nguồn mẫu vô
trùng ban đầu và ảnh hưởng của các chất đều hòa sinh trưởng thực vật lên quá trình phát
sinh hình thái trong quy trình nhân giống cây kiểng lá Thiên Long bằng kỹ thuật nuôi
cấy mô tế bào, làm cơ sở cho việc hình thành quy trình nhân giống in vitro cây kiểng lá
Thiên Long, góp phần giải quyết những khó khăn của thực tiễn sản xuất giống.
1.3 Nội dung thực hiện
Xác định nồng độ chất khử trùng thích hợp để tạo nguồn mẫu sạch ban đầu.
Xác định nồng độ BA và NAA thích hợp đến khả năng tạo mô sẹo của cây
Thiên Long in vitro.
Xác định nồng độ BA và NAA thích hợp để tạo chồi tái sinh từ mô sẹo cây
Thiên Long.

2


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Giới thiệu về cây Thiên Long
2.1.1 Phân loại
Giới: Plantae
Ngành: Magnoliophyta
Lớp: Liliopsida
Phân lớp: Aridae
Bộ: Arales

Họ: Araceae
Giống: Aglaonema sp.
Hình 2.1 Kiểng lá Thiên Long (Aglaonema sp.) (2013)

2.1.2 Nguồn gốc phân bố
Kiểng lá Thiên Long thuộc họ Ráy (Araceae), theo trung tâm dữ liệu thực vật
Việt Nam họ Ráy (Araceae) bao gồm 107 chi và 2824 loài phân bố rộng khắp thế giới,
từ vùng ven biển tới vùng núi cao tới vài nghìn mét. Từ năm 1995 tới năm 2009 họ
Ráy đã có tới 38 loài Ráy mới cho khoa học đã được phát hiện ở Đông Dương. Nhiều
nhất là 28 loài phát hiện ở Việt Nam, 8 loài phát hiện ở Lào và 2 loài phát hiện ở
Campuchia. Còn lại 29 loài được ghi nhận có nơi phân bố mới ở Đông Dương.
2.1.3 Đặc tính thực vật học của cây kiểng lá Thiên Long
Kiểng lá Thiên Long là cây thân thảo thấp, sống lâu năm. Cây có lá mọc tập trung trên
mặt đất, lớn, xếp so le. Phiến lá hình đầu tên và chia thùy hình tim ở gốc, dài, rộng, nhẵn ở
cả hai mặt, mặt trên màu xanh lục sậm láng bóng xen kẽ những đốm màu đỏ hồng, gân lá
hình lông chim màu đỏ hồng mặt dưới màu nhạt hơn. Cuống dài, mảnh mềm, hơi lõm ở
mặt trên, ½ phía gốc cuống lõm sâu ở mặt trên thành hình lòng máng tạo thành 2 cánh
mỏng ở hai bên mép, gốc cuống màu hồng nhạt đến trắng và nở rộng ôm vào nhau.
Thiên Long có hoa rất nhỏ, tập hợp thành cụm hoa bông mo đơn. Hoa cái ở
dưới, hoa đực ở trên, cách nhau bởi một đoạn không có hoa. Phía ngoài cụm hoa có 1
mo lớn bao bọc, lúc còn non cuộn lại.

3


2.1.4 Đặc điểm chung của họ ráy (Araceae)
Cây thân cỏ sống lâu năm mọc trên đất, có thân rễ hay thân leo, bò trên vách đá,
trên thân các cây gỗ khác. Lá mọc từ gốc của thân rễ (ráy) hay mọc cách trên thân leo
(ráy leo). Lá to, gồm bẹ, cuống và phiến, phiến lá nguyên hay chia thùy.
Hoa rất nhỏ, tập hợp thành cụm hoa bông mo đơn, trục nạc. Hoa cái ở dưới, hoa đực ở

trên, cách nhau bởi một đoạn không có hoa, và tận cùng là một đoạn trục khác thường có
màu. Phía ngoài cụm hoa có 1 mo (lá bắc) lớn bao bọc, lúc còn non cuộn lại, màu sặc sỡ có
tác dụng thu hút sâu bọ. Hoa lưỡng tính hoặc đơn tính, ở hoa lưỡng tính thường có bao hoa
đầy đủ, còn hoa đơn tính phần lớn là hoa trần. Nhụy gồm 3 lá noãn hợp (có khi còn 1), bầu
trên, 3 ô mỗi ô chứa 1 noãn. Quả mọng hay quả đóng, chứa 1 đến nhiều hạt giàu nội nhũ.
2.1.5 Một số loài đại diện
2.1.5.1 Cây Phú quý
Phú quý có tên khoa học Aglaonema hybrid ‘Pride of Sumatra’ là giống cây lai có
nguồn gốc từ Indonesia với đặc điểm thân cây màu trắng hồng, lá cây xanh bóng đôi khi ửng
vàng, viền ngoài của lá là màu đỏ chạy bao quanh lá cũng là nét riêng của loại cây này mà
không thể nhầm lẫn với bất kỳ cây nào khác. Bộ rễ cây to khỏe với thật nhiều rễ con dài
khoảng 4 – 6 cm màu trắng ngà (trồng khoảng 02 – 03 tháng thì rễ cây sẽ chuyển sang màu
xanh non). Cây Phú quý đẻ nhánh rất nhanh, chiều cao toàn bộ cây là khoảng 35 – 40 cm.
Cây Phú quý là loài cây thích ánh sáng dịu nhẹ, độ chiếu sang cần thiết từ 10 –
30% ánh sáng mặt trời. Cây chỉ chịu được độ chiếu sáng tối đa là 40%. Độ ẩm phù
hợp từ 50 – 70%, cây sẽ sinh trưởng và phát triển rất tốt. Nhiệt độ tối ưu cho sự phát
triển của cây là 28 – 30°C (ban ngày) và 20 – 22°C (ban đêm), khi nhiệt độ quá cao sẽ
có hiện tượng tẩy lá, màu sắc lá trở nên nhợt nhạt và biến mất sắc đỏ.
2.1.5.2 Cây Bạch mã hoàng tử
Bạch mã hoàng tử có tên khoa học Aglaonema hybrid. Cây có nguồn gốc từ

Châu Á nhiệt đới. Là loài cây mọc thành bụi, gần như không có thân (các lá thay
thế cho thân cây), cây thường xanh, sống lâu năm, đạt chiều cao khi trưởng thành
lá 60 – 90 cm. Lá lớn, dạng thuôn nhọn hai đầu, chiều dài khoảng 15 – 25 cm,
rộng khoảng 7,5 cm, lá màu xanh cẩm thạch xen lẫn là những vệt màu kem hay
trắng nổi bật. Một ít giống cây có lá màu bạc vệt trắng cũng rất được ưu chuộng.
Cuốn lá dài, màu trắng, mềm mảnh. Nhiều cuốn lá tập hợp lại tạo thành thân giả
của cây. Cụm hoa dạng mo nhỏ trên cuốn chung mập mạp, mo màu trắng.
4



Bạch mã hoàng tử là loài cây ưa không khí mát ẩm. Nhiệt độ thích hợp cho cây

phát triển nằm từ 18 – 24°C. Cây không thể chịu lạnh, màu sắc của lá rất nhạy cảm với
nhiệt độ lạnh, nếu sống trong điều kiện dưới 13°C, trên lá sẽ xuất hiện có đốm vàng,
nâu, lá sẽ nhanh chống rụng và gây chết cây.
2.1.5.3 Cây Ngọc ngân
Ngọc ngân có tên khoa học Dieffenbachia picta (Lodd.) Schott có nguồn gốc
xuất xứ từ khu vực Neotropical gồm phần phía nam của Mexico, bán đảo Baja
California, miền nam Florida, tất cả các đảo Caribbean và Nam Mỹ. Là loài cây thân
thảo, thuộc loại thường xanh sống lâu năm, thân dày, có lá thay thế. Lá hình bầu dục
giống ngọn giáo, mọc không đối xứng, màu xanh đốm trắng, cuốn lá đầy bao bọc
một phần thân cây.
Ngọc ngân là loài cây chịu nắng tốt nhất trong các loài cây lá màu, cây phát
triển trong điều kiện đủ ánh sáng nhưng không tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt
trời và các nguồn nhiệt như lò sưởi. Nhiệt độ thích hợp cho cây từ 18 – 24°C từ
20°C đến 30°C, cây có thể tồn tại trong thời gian ngắn khi nhiệt độ xuống đến 12°C
nhưng sẽ xảy ra hiện tượng rụng lá và lâu dài sẽ giết chết cây. Nói chung khả năng
chịu lạnh kém khi biên độ nhiệt vượt qua ngưỡng dưới 20°C. Nhiệt độ dưới 5°C có
thể cây không sống nổi.
2.1.5.4 Cây Vạn niên thanh
Vạn niên thanh có tên khoa học Dieffenbachia sp là loài xanh quanh năm, xuất
xứ từ rừng nhiệt đới Bắc Nam Mỹ và Tây Ấn. Với đặc điểm cây cao 1 – 2,5 m, hoa có
lá bắc màu xanh hay vỏ bao được gọi là mo, xung quanh cụm hoa trung tâm có nhiều
hoa nhỏ. Lá lớn, hình ellip hay hình quả trám, dài 30 – 45 cm, nhiều gân giữa nổi bật,
với đốm trắng, kem hay vàng, hay xanh toàn bộ. Cây thường được trồng trong nhà hay
ngoài trời vì có bộ lá đẹp làm cảnh.  
Cây ưa môi trường ấm, ẩm và nửa râm. Cây chịu được rét, nhiệt độ không
dưới 15°C. Vạn niên thanh là loài thực vật nhiệt đới, nhưng khả năng chịu bóng tốt,
phát triển mạnh khi tiếp nhận ánh sáng lọc vào mùa xuân và múa hè và mùa thu.

2.1.5.5 Cây Lan ý mỹ
Lan ý mỹ có tên khoa học Spathiphyllum’Sensation’ có nguồn gốc từ Nam Mỹ là
cây trồng trang trí lâu năm với đặcđiểm bộ lá dài từ 12 – 65 cm, rộng từ 3 – 25 cm.
Hoa nở trong búp hình mo, đường viền xung quanh búp dài từ 10 – 30 cm, màu trắng,
5


hơi vàng, hoặc hơi lục. Hoa màu tuyết trắng đến màu xanh xám, hình thành trên đỉnh
cúa các nhánh và tồn tại cùng với lá rất lâu. Hoa nở trong tháng ấm đầu năm, từ đầu
xuân cho đến cuối mùa thu.
Lan ý thuộc nhóm cây trồng nhiệt đới, chúng cần độ ẩm trong môi trường cao,
nhưng không nên ẩm ướt quá lâu và không để chậu ngập trong nước.
2.1.5.6 Hồng môn
Hồng môn có tên khoa học là Anthurium andreanum có nguồn gốc xuất xứ từ
Colombia là loài thân cỏ mọc thành bụi sống lâu năm, lá có phiến hình tim, cuống dài.
Bông mo trên cuống dài, dạng phiến nở rộng, có hình tim màu đỏ, trục hoa vàng.
Hồng môn là cây ưa mát và độ ẩm cao (từ 70 – 80%). Nhiệt độ thích hợp từ 18 –
20°C. Ở nhiệt độ thấp hơn 15oC, cây phát triển kém, còn cao hơn 30°C, lá cây vàng và
có thể chết. Hồng môn không chịu được ánh nắng trực tiếp, ánh sáng thích hợp là 50%
hoặc thấp hơn. Vì vậy trồng hồng môn nên làm giàn che để hạn chế ánh nắng trực tiếp.

a

b

d

e

Hình 2.2 Một số loại kiểng lá

a: Cây Phú Quý (Aglaonema hybrid ‘Pride of Sumatra’) () 
b: Cây Bạch Mã Hoàng Tử (Aglaonema hybrid) () 
c: Cây Ngọc Ngân (Dieffenbachia picta (Lodd.)) () 
d: Vạn Niên Thanh (Dieffenbachia sp) () 
e: Lan Ý Mỹ (Spathiphyllum’Sensation’) () 
f: Hồng Môn (Anthurium andreanum) () 
6

c

f


2.1.6 Tình hình nghiên cứu về cây kiểng lá trên thế giới và trong nước
Những năm qua, nhiều công trình nghiên cứu về cây kiểng lá trong và ngoài nước.
Năm 2007, Chen và Yeh Cục Trồng trọt, Đại học Quốc gia Đài Loan đã tiến
hành nghiên cứu loại bỏ nhiễm khuẩn bằng cách bổ sung kháng sinh trong vô mẫu in
vitro cây Aglaonema Schott ‘White Tip’. Kết quả cho thấy tỉ lệ nhiễm khuẩn và hóa
nâu các chồi nách giảm đối với những cây không được tưới nước trong 2 tháng khi
tiến hành vô mẫu và được xử lý với 200 mg/l Streptomycin.
Nhóm tác giả Nguyễn Văn Hiếu và công sự (2009), Trung tâm Công nghệ Sinh
học Tp Hồ Chí Minh nhân giống ba loại kiểng lá là Lan ý mỹ, Dứa diệp phúc và Lục
đế đỏ từ đốt thân. Kết quả cho thấy tỉ lệ mẫu sống vô trùng cao nhất với javel ½. Sự
tạo chồi tốt nhất trên môi trường MS bổ sung BA 1,5 mg/l kết hợp với NAA 0,3 mg/l
(Lan ý mỹ), MS bổ sung BA 3,0 mg/l kết hợp với NAA 0,1 mg/l (Dứa diệp phúc), còn
đối với cây Lục đế đỏ thì môi trường thích hợp cho sự hình thành mô sẹo là MS bổ
sung BA 5,0 mg/l kết hợp với NAA 0,1 mg/l. Bên cạnh đó, hiệu quả của hệ thống ngập
chìm tạm thời trên sự nhân chồi cũng được ghi nhận.
Năm 2011, Mariani và cộng sự Viện Công nghệ Bandung, Indonesia tiến hành vi
nhân giống Aglaonema var. Cochin bằng cách sử dụng các chồi bên. Kết quả với 2

chồi ban đầu sau 5 lần cấy chuyền (10 tuần) trên môi trường MS có bổ sung 1,5mg/l
TDZ và 3 BAP có thể thu được 1000 chồi mới. Cây con ra rễ và phát triển trên môi
trường MS có chứa 3 mg/l IBA.
Liew và cộng sự Khoa Sinh học, Đại học Airlangga, Indonexia (2012), nghiên
cứu tạo mô sẹo từ lá cây Aglaonema sp. var. Lipstik. Kết quả cho thấy sau 16 tuần
nuôi cấy trên môi trường MS bổ sung 5 mg/l IAA kết hợp với 5 mg/l BAP hoặc 8 mg/l
IAA kết hợp với 5 mg/l BAP thì có sự hình thành mô sẹo với màu sắc rất rõ ràng, có
hình cầu với kết cấu bở.
2.1.7 Tình hình sản xuất, kinh doanh hoa kiểng của một số nước trên thế giới và
khu vực Đông Nam Á
Theo Quyết định số 718/QĐ-UB ngày 25 tháng 02 năm 2004 thì tình hình sản
xuất kinh doanh hoa kiểng trên thế giới ngày càng phát triển một cách mạnh mẽ.
Kim ngạch mậu dịch về hoa kiểng tiếp tục gia tăng. Theo thống kê của Trung tâm
thương mại Quốc tế thì những năm 50 kim ngạch mậu dịch hoa kiểng trên thế giới

7


chưa đến 3 tỷ USD, nhưng đến 1985 đã lên đến 15 tỷ USD và tiếp tục tăng nhanh
đến năm 1990 là 30,5 tỷ USD. Đến nay đã xấp xỉ 100 tỷ USD và tiếp tục tăng 10%
mỗi năm. Dự kiến những năm đầu thế kỷ 21, kim ngạch mậu dịch hoa kiểng thế
giới có thể lên đến 200 tỷ USD/năm.
Sản lượng hoa kiểng trên thế giới tăng trưởng bình quân 10% năm. Hiện có
trên 50 nước sản xuất hoa kiểng với qui mô lớn. Về lĩnh vực giá trị, Hà Lan, Mỹ,
Nhật Bản, Ý, Đức và Canada là nhà sản xuất kiểng hoa và kiểng lá lớn nhất. Nhưng
về mặt diện tích, Trung Quốc và Ấn Độ lại là nước có diện tích lớn nhất, khu vực
châu Á Thái Bình Dương là vùng có diện tích sản xuất hoa kiểng chiếm 77% tổng
diện tích trồng hoa kiểng thế giới.
Tại khu vực Đông Nam Á ngày nay hoa kiểng cũng phát triển rất mạnh. Tại
Malaysia, chính phủ đã quy hoạch 300 ha ở bang Zohor và giao cho Hiệp hội Hoa

lan tổ chức ở đây thành khu “Trung tâm sản xuất hoa kiểng xuất khẩu”. Ngành
trồng hoa của Đài Loan cũng đang tăng nhanh tốc độ 15 – 20%. Hiện đã có diện
tích trồng hoa 10.172 ha đạt doanh thu hàng năm 9,3 tỷ Đài tệ (Quyết định số
718/QĐ-UB ngày 25 tháng 02 năm 2004).
Diện tích phát triển cây kiểng lá ngày càng mở rộng. Kiểng lá ở Thái Lan
được trồng để xuất khẩu sang thị trường Nhật, Mỹ, Thụy Điển, Ý. Lá kiểng
dùng để trang trí đi kèm với hoa, hoặc chưng trong nhà, ngoài vườn tạo không
gian xanh tự nhiên. Quy mô mỗi nhà vườn khoảng 5 – 10 ha. Theo tính toán của
người trồng kiểng lá, mỗi năm một cây có thể cho 12 lá, giá xuất khẩu là 6
bath/1 lá (tương đương 45.000 VNĐ). Như vậy, doanh số xuất khẩu hàng năm
của họ có thể đạt 1 tỷ đồng/ha.
2.1.8 Tình hình phát triển hoa kiểng ở Việt Nam
Ở cả nước Việt Nam nói chung và thành phố Hồ Chí Minh nói riêng trong vòng 10
năm gần đây kinh doanh hoa kiểng đã phát triển khá mạnh, sản xuất đa dạng nhiều
chủng loại, với những vùng hoa kiểng lớn như : Nam Định, Hải Phòng, Bình Định, Đà
Nẵng, Đà lạt (Lâm Đồng), Biên Hoà (Đồng Nai), thành phố Hồ Chí Minh, Sa Đéc
(Đồng Tháp), Chợ Lách, Cái Mơn (Bến Tre).
Tại khu vực phía Nam, Lâm Đồng là tỉnh có diện tích trồng hoa và sản
lượng hoa lớn nhất cả nước, là nguồn cung cấp hoa chủ yếu cho thị trường thành
phố Hồ Chí Minh.
8


Tham gia sản xuất, kinh doanh hoa kiểng gồm nhiều thành phần kinh tế (cá thể,
tập thể, nhà nước, liên doanh, 100% vốn đầu tư nước ngoài), đã góp phần giải quyết lao
động việc làm và thu hút vốn của nhân dân, của các thành phần kinh tế đem lại một
hiệu quả kinh tế xã hội thiết thực trong bối cảnh ngành nông nghiệp hiện nay.
2.1.8.1 Tình hình phát triển hoa, cây kiểng tại thành phố Hồ Chí Minh
Theo báo cáo tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa, cây kiểng phục vụ tết Nguyên
đán Quý Tỵ 2013 trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh thì diện tích sản xuất hoa, cây

kiểng trên địa bàn thành phố 6 tháng đầu năm 2013 đạt 1.314 ha, tăng 4,8% so với
cùng kỳ; trong đó diện tích sản xuất phục vụ Tết Nguyên đán Quý Tỵ năm 2013 là
1.207 ha, tăng 2,9% so với cùng kỳ. Diện tích tăng tập trung vào hoa nền, hoa lan,
bonsai và cây kiểng.
Về công tác sưu tập, nhập nội, chọn tạo và nhân giống hoa kiểng tại Trung tâm
Công nghệ sinh học thành phố Hồ Chí Minh trong 6 tháng đầu năm 2013, sưu tập
được 5 giống kiểng lá, 8 giống lan rừng, 2 giống hoa nền mới. Lũy kế từ khi thực hiện
chương trình đến nay, Trung tâm đã sưu tập và tuyển chọn 212 giống hoa, cây kiểng
các loại, trong đó, có 84 giống kiểng lá, 17 giống hoa nền, 75 giống lan Dendrobium,
01 giống lan Mokara, 05 giống lan Cattleya và 30 giống lan rừng. Trong đó, các giống
kiểng lá mới gồm Thiên long, Vạn lộc, Thiên phú, Huyết long, Tuyết trắng, Hạnh
phúc, Ái hồng, Má hồng đào đang được thực hiện nhân giống bằng kỹ thuật in vitro.
Kế hoạch 6 tháng cuối năm 2013 tiếp tục tập trung triển khai Chương trình phát
triển hoa, cây kiểng; Chương trình mục tiêu phát triển giống cây, giống con chất lượng
cao trên địa bàn thành phố giai đoạn 2011 – 2015 đã được Ủy ban nhân dân thành phố
phê duyệt tại Quyết định số 3330/QĐ – UBND ngày 04/7/2011 và Quyết định số
5997/QĐ – UBND ngày 09/12/2011, phấn đấu đến cuối năm 2013 diện tích hoa, cây
kiểng trên địa bàn thành phố đạt 2.060 ha.
Định hướng thực hiện chương trình đến năm 2015 trong Chương trình phát triển
hoa, cây kiểng trên địa bàn TPHCM giai đoạn 2011 – 2015 ban hành theo Quyết định số
3330/QĐ-UBND ngày 04/7/2011 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, mục
tiêu đến năm 2015 đạt 2.100 ha hoa, cây kiểng, trong đó diện tích hoa lan đạt 400 ha;
nâng cao chất lượng, hiệu quả sản xuất kinh doanh, nâng cao khả năng cạnh tranh của
sản xuất hoa, cây kiểng trên địa bàn thành phố, đáp ứng thị trường trong nước và
hướng tới xuất khẩu.
9


Đến năm 2015 đưa vào sản xuất 4 – 5 giống hoa kiểng mới. Lập quy hoạch làng
nghề hoa kiểng nằm trong quy hoạch phát triển làng nghề nhà vườn kết hợp du lịch

sinh thái tại huyện Củ Chi. 70% hộ trồng hoa lan có qui mô sản xuất từ 5.000 m2 trở
lên có áp dụng cơ giới hóa (hệ thống tưới phun sương tiết kiệm nước). Phấn đấu thành
lập mới từ 10 hợp tác xã, 15 tổ hợp tác trong lĩnh vực hoa, cây kiểng. Phấn đấu đến
năm 2015, diện tích hoa, cây kiểng đạt 2.100 ha, tăng 190 ha so với năm 2010.
Bảng 2.1 Kế hoạch phát triển hoa, cây kiểng đến năm 2015 (đvt: ha) 
STT

Quận, huyện

Năm 2015

Năm 2010

Hoa nền
Hoa, kiểng lâu năm
Thủ Đức
250
20
20
Quận 9
80
10
100
Quận 12
320
10
280
Bình Tân
20
10

10
Bình Chánh
320
250
240
Củ Chi
515
400
210
Hóc Môn
160
100
150
Nhà Bè
20
100
Cần Giờ
10
Các quận còn lại
225
20
Tổng cộng
1.910
800
1.300
(Quyết định số 3330/QĐ-UBND ngày 04/7/2011 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh)
1
2
3
6

7
8
9
10
11
12

2.2 Khái quát về nuôi cấy mô tế bào thực vật
Nuôi cấy mô tế bào thực vật hay nhân giống in vitro là thuật ngữ mô tả các
phương thức nuôi cáy các bộ phận thực vật trong ống nghiệm có chứa môi trường xác
định ở điều kiện vô trùng. Môi trường có các chất dinh dưỡng thích hợp như muối
khoáng, vitamin, đường và các chất điều hòa sinh trưởng thực vật trong điều kiện vô
trùng (Dương Công Kiên, 2002).
Kỹ thuật nuôi cấy mô tế bào thực vật cho phép tái sinh chồi hoặc cơ quan từ các
mô như lá, thân, hoa, rễ, củ hoặc đỉnh sinh trưởng. Trước kia người ta dùng phương pháp
này để nghiên cứu các đặc tính cơ bản của tế bào như sự phân chia, đặc tính di truyền và
ảnh hưởng của các hóa chất đối với tế bào và mô trong quá trình nuôi cấy. Hiện nay, các
nhà khoa học sử dụng hệ thống nuôi cấy mô thực vật để nghiên cứu tất cả các vấn đề liên
quan đến sinh học, sinh hóa học di truyền và cấu trúc thực vật. Kỹ thuật nuôi cấy mô thực
vật cũng mở rộng tiềm năng nhân giống vô tính đối với các loại cây quan trọng, có giá trị
về mặt kinh tế và thương mại trong đời sống hàng ngày của con người.

10


2.2.1 Các phương pháp nuôi cấy mô tế bào thực vật
2.2.1.1 Nuôi cấy đỉnh sinh trưởng
Nuôi cấy đỉnh sinh trưởng bao gồm nuôi cấy chồi đỉnh và chồi bên. Sau khi vô trùng,
mẫu sẽ được nuôi cấy trên môi trường thích hợp chứa đầy đủ chất dinh dưỡng khoáng vô cơ
và hữu cơ hoặc môi trường khoáng có bổ sung chất kích thích sinh trưởng thích hợp. Từ một

đỉnh sinh trưởng, sau một khoảng thời gian nuôi cấy nhất định mẫu sẽ phát triển thành một
chồi hay nhiều chồi. Chồi tiếp tục phát triển vươn thân, ra lá và rễ để trở thành một cây hoàn
chỉnh. Cây con được chuyển ra đất dần dần thích nghi và phát triển bình thường.
2.2.1.2 Nuôi cấy mô sẹo
Mô sẹo là một khối tế bào phát triển vô tổ chức, hình thành do sự phản phân hóa
của các tế bào đã phân hóa. Mô sẹo sẽ phát triển nhanh khi môi trường có sự hiện diện
của auxin. Khối mô sẹo có khả năng tái sinh thành cây hoàn chỉnh trong điều kiện môi
trường không có chất kích thích tạo mô sẹo.
Nuôi cấy mô sẹo được thực hiện đối với các loại thực vật không có khả năng
nhân giống thông qua nuôi cấy đỉnh sinh trưởng. Cây tái sinh từ mô sẹo có đặc tính
giống như cây mẹ. Từ một cụm tế bào mô sẹo có thể tái sinh cùng một lúc nhiều chồi
hơn là nuôi cấy đỉnh sinh trưởng, tuy nhiên mức độ biến dị tế bào soma lại cao hơn.
2.2.1.3 Nuôi cấy tế bào đơn
Khối mô sẹo được nuôi cấy trong môi trường lỏng và được đặt trên máy lắc có
tốc độ điều chỉnh thích hợp sẽ tách ra thành nhiều tế bào riêng rẽ gọi là tế bào đơn. Tế
bào đơn được lọc và nuôi cấy trên môi trường đặc biệt để tăng sinh khối.
Với các cơ chất thích hợp được bổ sung vào trong môi trường tế bào có khả
năng sản xuất các chất có hoạt tính sinh học. Sau một thời gian nuôi cấy kéo dài
trong môi trường lỏng tế bào đơn được tách ra và trải trên môi trường thạch. Khi môi
trường thạch có bổ sung auxin, tế bào đơn phát triển thành từng cụm tế bào mô sẹo.
Khi môi trường thạch có tỷ lệ cytokinin auxin thích hợp, tế bào đơn có khả năng tái
sinh thành cây hoàn chỉnh.
2.2.1.4 Nuôi cấy protoplast – chuyển gen
Protoplast (tế bào trần) là tế bào đơn được tách lớp vỏ cellulose, có sức sống và duy
trì đầy đủ các chức năng sẵn có. Trong điều kiện nuôi cấy thích hợp, protoplast có khả
năng tái sinh màng tế bào, tiếp tục phân chia và tái sinh thành cây hoàn chỉnh (tính toàn
thế ở thực vật). Khi tế bào mất vách và tiến hành dung hợp, hai protoplast có khả năng
11



dung hợp với nhau tạo ra tế bào lai, đặc tính này cho phép cải thiện giống cây trồng. Quá
trình dung hợp protoplast có thể được thực hiện trên hai đối tượng cùng loài hay khác loài.
2.2.1.5 Nuôi cấy hạt phấn đơn bội
Hạt phấn ở thực vật được nuôi cấy trên những môi trường thích hợp tạo thành mô sẹo.
Mô sẹo này được tái sinh thành cây hoàn chỉnh là cây đơn bội. (Dương Công Kiên, 2002)
2.2.2 Các giai đoạn nhân giống in vitro
2.2.2.1 Giai đoạn chuẩn bị
Đây là giai đoạn quan trọng quyết định toàn bộ quy trình nhân giống in vitro. Mục
đích của giai đoạn này là phải tạo được nguyên liệu thực vật vô trùng để đưa vào nuôi cấy.
Mẫu đưa từ bên ngoài vào phải đảm bảo các yêu cầu tỷ lệ nhiễm thấp, tỷ lệ
sống cao, tốc độ sinh trưởng nhanh. Kết quả của giai đoạn này phụ thuộc vào cách
lấy mẫu, nồng độ và thời gian xử lý diệt khuẩn. Vật liệu thường được chọn và đưa
vào nuôi cấy là đỉnh sinh trưởng, chồi nách, hoa tự, hoa, đoạn thân, mảnh, lá, rễ.
2.2.2.2 Giai đoạn tái sinh mẫu nuôi cấy
Mục đích của giai đoạn này là tái sinh một cách định hướng sự phát triển của mô
nuôi cấy. Quá trình này được điều khiển chủ yếu bằng các chất điều hòa sinh trưởng
(tỷ lệ auxin/cytokinin) đưa vào môi trường nuôi cấy.
Tuy nhiên bên cạnh đó cũng phải quan tâm đến tuổi của mẫu đem vào nuôi cấy.
Thường các mô non, chưa phân hoá có khả năng tái sinh cao hơn những mô đã chuyển hoá.
2.2.2.3 Giai đoạn nhân nhanh chồi
Mục đích của giai đoạn này là tạo hệ số cao nhất. Chính vì thế giai đoạn này được
coi là giai đoạn then chốt của quá trình nuôi cấy. Để tăng hệ số người ta thường đưa vào
môi trường nuôi cấy các chất điều hòa sinh trưởng (auxin, cytokinin), các chất bổ sung
khác như nước dừa, dịch chiết nấm men, kết hợp với các yếu tố ánh sáng, nhiệt độ thích
hợp. Tuỳ thuộc vào đối tượng nuôi cấy, người ta có thể nhân nhanh bằng cách kích thích
sự hình thành các cụm chồi (nhân cụm chồi), hay kích thích sự phát triển của các chồi
nách hoặc thông qua việc tạo thành cây từ phôi vô tính.
2.2.2.4 Giai đoạn tạo cây hoàn chỉnh
Khi đạt được kích thước nhất định các chồi được chuyển sang môi trường ra rễ.
Thường sau 2 – 3 tuần, các chồi riêng lẻ này sẽ ra rễ và trở thành cây hoàn

chỉnh. Ở giai đoại này người ta bổ sung vào môi trường nuôi cấy các chất điều hoà
sinh trưởng thuộc nhóm auxin, là nhóm hormon thực vật quan trọng có chức năng tạo
12


rễ phụ từ mô nuôi cấy. Trong nhóm này các chất IAA, IBA, NAA, 2.4 – D được
nghiên cứu và sử dụng nhiều nhất để tạo rễ cho chồi.
2.2.2.5 Giai đoạn đưa cây ra đất
Đây là giai đoạn cuối cùng của quá trình và nó quyết định khả năng ứng dụng
của quá trình nhân giống invitro trong thực tiễn sản xuất. Đây là giai đoạn chuyển
cây từ môi trường dị dưỡng sang môi trường tự dưỡng hoàn toàn. Do đó phải đảm
bảo các điều kiện ngoại cảnh thích hợp để cây có thể đạt tỷ lệ sống cao trong vườn
ươm cũng như trong ruộng sản xuất (Ngô Xuân Bình và cs, 2003).
2.2.3 Các yếu tố ảnh hưởng nhân giống in vitro
2.2.3.1 Mẫu nuôi cấy
Murashige (1974) ghi nhận sự quan trọng của chọn lựa mẫu cấy thích hợp và
chỉ cho thấy hầu hết những cơ quan có thể dùng để nuôi cấy mô. Điều quan trọng cho
thấy một số nhân tố khi chọn lọc mẫu bao gồm kiểu gen, cơ quan được chọn lọc, tuổi
sinh lý, mùa vụ, giai đoạn sinh trưởng, độ khoẻ của mẫu và nguồn mẫu.
 Kiểu gen
Kiểu gen ảnh hưởng sâu sắc đến quá trình nuôi cấy. Với loài thuốc lá được sử
dụng như cây kiểu mẫu, Cheng và Smith (1973) ghi nhận sự khác nhau giữa các
genom qua nuôi cấy sinh trưởng mô lõi. Hơn nữa, Jaramillo và Summers (1990) ghi
nhận kiểu di truyền ảnh hưởng đến số lượng và đường kính mô sẹo qua nuôi cấy hạt
phấn cà chua Lycopersycon esculentum Mill.
 Chọn cơ quan
Murashige (1974) cho rằng hầu hết các loại cơ quan và mô đều có khả năng
sử dụng nuôi cấy in vitro. Ông cho rằng mẫu nuôi cấy khác nhau ở các loài khác
nhau, như ở Petunia dùng chồi đỉnh để nuôi cấy, theo Doerschung và Miller
(1976) cho rằng chồi mầm thích hợp làm mẫu nuôi cấy ở các cây nẩy mầm từ hạt.

 Tuổi và sinh lý
Tuổi thực của mẫu nuôi cấy và tuổi theo mùa trong năm của mẫu nuôi cấy cho
thấy có ảnh hưởng quan trọng đến sự biệt hoá tế bào và tuổi sinh lý. Có nhiều
nghiên cứu khác nhau vế ảnh hưởng của tuổi sinh lý mẫu nuôi cấy, theo Pierik
(1970) ghi nhận rễ phát sinh trên lá non và không phát sinh trên lá già.

13


 Mẫu in vitro
Trong những năm gần đây, nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy mẫu in vitro có khả
năng tái sinh cao hơn mẫu lấy từ cây mẹ trên đồng ruộng hay trong vườn ươm như ở cây
Azalea (Economou và Read,1986). Tuy nhiên, Lu và cộng sự (1991) ghi nhận nuôi cấy túi
phấn đạt tỷ lệ thành công cao khi nuôi cấy túi phấn trên cây đồng ruộng.
 Sức sống của mẫu
Điều cần thấy rằng mẫu cây mẹ có ảnh hưởng rất quan trọng đến nuôi cấy in
vitro. Morel (1952, 1955) nuôi cấy đỉnh sinh trưởng để loại virus sản xuất những cây
sạch bệnh và điều này nói lên rằng cần phải cẩn thận chọn mẫu nuôi cấy nhất là đối
với những cây bệnh (trích dẫn bởi Nguyễn Đức Lượng,2002).
2.2.3.2 Sự vô trùng mẫu trong nuôi cấy
Môi trường để nuôi cấy mô và tế bào thực vật có chứa đường, muối khoáng,
vitamin, rất thích hợp cho các loại nấm và vi khuẩn phát triển. Do tốc độ phân bào
của nấm và vi khuẩn lớn hơn nhiều so với các tế bào thực vật, nếu trong môi trường
nuôi cấy bị nhiễm bào tử nấm hoặc vi khuẩn thì sau vài ngày sẽ phủ đầy vi khuẩn
hoặc nấm,khi đó mô nuôi cấy sẽ chết dần thí nghiệm phải bỏ đi.
Có 3 nguồn nhiễm tạp chính:
 Dụng cụ thủy tinh, môi trường và nút đậy không được vô trùng tuyệt đối.
 Trên bề mặt hoặc bên trong mô nuôi cấy tồn tại các sợi nấm, bào tử vi khuẩn.
 Trong quá trình thao tác làm rơi nấm hoặc vi khuẩn theo bụi lên môi trường.
2.2.3.3 Điều kiện nuôi cấy

 Nhiệt độ
Nhiệt độ thích hợp cho nuôi cấy mô là 20 – 27oC. Theo Murashige (1974), nhiệt
độ ảnh hưởng sâu sắc đến sinh trưởng và phát triển cây in vitro qua những tiến trình
sinh lý như hô hấp hay hình thành tế bào hay cơ quan.
 Cường độ ánh sáng
Cường độ ánh sáng là một nhân tố quan trọng trong quang hợp, ảnh hưởng đến khả
năng nuôi cấy in vitro cây có lá xanh. Ảnh hưởng của ánh sáng hình như có liên hệ với các
loài, có loài chịu ánh sáng cao, ánh sáng trung bình và ánh sáng thấp hay tối (Papachatzi và
cộng sự, 1981; Miller và Murashige, 1976; Thorpe và Murashige, 1970). Việc nuôi cấy in
vitro tốt nhất trong điêu kiện ánh sáng 1000 lux (trích dẫn bởi Dương Công Kiên, 2002).

14


×