Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

NHÂN GIỐNG CÂY MĂNG TÂY (Asparagus officinalis) BẰNG KỸ THUẬT IN VITRO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (671.31 KB, 62 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ SINH HỌC


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
NHÂN GIỐNG CÂY MĂNG TÂY (Asparagus officinalis)
BẰNG KỸ THUẬT IN VITRO

Ngành học:

CÔNG NGHỆ SINH HỌC

Sinh viên thực hiện: ĐỖ NGỌC CƯỜNG
Niên khóa:

2011 - 2013

12/2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ SINH HỌC


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
NHÂN GIỐNG CÂY MĂNG TÂY (Asparagus officinalis)
BẰNG KỸ THUẬT IN VITRO

Hướng dẫn khoa học



Sinh viên thực hiện

ThS. PHAN DIỄM QUỲNH

ĐỖ NGỌC CƯỜNG

KS. NGUYỄN HOÀNG QUÂN

12/2013


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, ngoài sự cố gắng và nỗ lực của bản thân,
tôi đã được rất nhiều sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô giáo, bạn bè,
người thân và các cơ quan đơn vị.
Trước tiên, tôi xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo đã trực tiếp giảng
dạy, trang bị những kiến thức bổ ích cho tôi trong suốt thời gian qua.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban lãnh đạo Trung tâm Công nghệ sinh
học thành phố Hồ Chí Minh và tập thể cán bộ công nhân viên phòng Công nghệ sinh
học Thực vật đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt
thời gian làm khóa luận tốt nghiệp.
Đặc biệt tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến ThS. Phan Diễm Quỳnh và
KS. Nguyễn Hoàng Quân đã tận tình hướng dẫn và động viên tôi trong suốt quá trình
thực hiện khóa luận tốt nghiệp này.
Tôi xin chân thành cảm ơn đến các thầy giáo, cô giáo trong Bộ môn Công
nghệ sinh học đã chân thành đóng góp ý kiến quý báu cho khóa luận tốt nghiệp của
tôi được hoàn thiện hơn.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến tất cả người thân, bạn bè, những
người luôn bên cạnh động viên tôi trong quá trình học tập và thực hiện khóa luận.

Sinh viên thực hiện
Đỗ Ngọc Cường

i


TÓM TẮT
Măng tây là loại thực phẩm có trong các bữa ăn hàng ngày của mỗi gia đình.
Ngoài ra, măng tây cũng là vị thuốc để phòng và trị bệnh ở người. Vì thế trên thị
trường măng tây có nhu cầu tiêu thụ rất lớn. Tuy nhiên phương pháp gieo trồng còn
gặp nhiều hạn chế, không đủ đáp ứng cho thị trường trong và ngoài nước. Nên đề
tài “Nhân giống cây măng tây (Asparagus officinalis) bằng kỹ thuật in vitro” thực
hiện. Kết quả thu được
Thí nghiệm khảo sát ảnh hưởng của phương pháp xử lý hạt trước khi khử trùng
đến khả năng sống của mẫu hạt măng tây gồm 4 nghiệm thức là 4 phương pháp xử lý
hạt khác nhau, giữ nguyên hạt, cắt hạt, ngâm nước ấm ở 600C và ngâm HCL 37%. Kết
quả thu được hạt ngâm nước ấm ở 600C thích hợp nhất cho việc tăng khả năng hình
thành cây măng tây in vitro từ mẫu hạt sau 4 tuần nuôi cấy.
Thí nghiệm khảo sát ảnh hưởng của BA và NAA đến khả năng tạo sẹo của mẫu
thân cây măng tây in vitro gồm 7 nghiệm thức là 7 loại môi trường có thành phần cơ
bản là MS có bổ sung các chất điều hòa sinh trưởng NAA với các nồng độ khác nhau
(0; 1,0; 1,5; 2,0mg/l) phối hợp với BA (0; 0,1; 0,3mg/l). Kết quả đạt được, môi trường
bổ sung chất điều hòa sinh trưởng NAA (2,0 mg/l) phối hợp với BA (0,1 mg/l) thích
hợp nhất cho việc tạo sẹo từ thân cây măng tây in vitro (100% mẫu tạo sẹo, trọng
lượng tươi (3,56 gr), chất lượng sẹo tốt sau 6 tuần nuôi cấy).
Thí nghiệm khảo sát sảnh hưởng của BA và NAA đến khả năng tái sinh chồi từ
mô sẹo của cây măng tây in vitro gồm 7 nghiệm thức là 7 loại môi trường có thành
phần cơ bản là MS có bổ sung chất điều hòa sinh trưởng với các nồng độ thay đổi khác
nhau (0; 1,0; 1,5; 2,0 mg/l) BA phối hợp với ( 0; 0,1; 0,5 mg/l) NAA. Kết quả đạt
được, môi trường có bổ sung BA 2,0 mg/l phối hợp với NAA 0,1 mg/l cho số chồi cao

nhất ( 4.06 chồi) và cây sinh trưởng phát triển tốt sau 4 tuần nuôi cấy.
Thí nghiệm khảo sát ảnh hưởng của BA và NAA đến khả năng nhân chồi cây
măng tây in vitro gồm 7 nghiêm thức là 7 loại môi trường có thành phần cơ bản là MS
có bổ sung chất điều hòa sinh trưởng với các nồng độ thay đổi khác nhau (0; 1,0; 1,5;
2,0 mg/l) BA và ( 0; 0,1; 0,5 mg/l) IBA. Kết quả đạt được, môi trường có bổ sung BA
2,0 mg/l phối hợp với IBA 0,1 mg/l cho hệ số nhân chồi cao nhất ( 7,36 lần) và chiều
cao chồi đạt 1,50 cm và cây sinh trưởng phát triển tốt sau 4 tuần nuôi cấy.
ii


Thí nghiệm khảo sát ảnh hưởng của NAA đến quá trình ra rễ của cây măng tây in
vitro gồm 7 nghiệm thức là 7 loại môi trường có thành phần cơ bản là MS có bổ sung
chất điều hòa sinh trưởng NAA (0; 0,1; 0,3; 0,5; 0,7; 1,0; 1,5 mg/l). Kết quả đạt được,
môi trường có bổ sung NAA 0,7 mg/l cho tỷ lệ chồi ra rễ cao nhất (100%), số rễ trung
bình/cây (3,92 rễ), chiều dài trung bình/rễ (4,22 cm) sau 4 tuần nuôi cấy.
Đề tài này đã xây dựng được quy trình nhân giống in vitro cây măng tây có thể áp
dụng để nhân nhanh giống măng tây phục vụ cho sản xuất trên quy mô lớn.
Từ khóa: măng tây, nhân giống, mô sẹo

iii


SUMMARY
Asparagus is a kind of food in the daily diet of every family. Additionally,
asparagus is also medicine for prevention and treatment of human disease. So it has
wide requirement in the market. However, planting methods still have many
restrictions, not enough to satisfy domestic and foreign markets. Therefore the topic
"In vitro propagation of Asparagus officinalis " was carried out. The results obtained
as follow
The experiment was investigated an efficient of seed processing method before

sterilization to viability of seed. 4 treatments were 4 different methods: preserved
seeds, cut seeds, soaked in warm water 600C and soak in 37% HCL. As a result, the
seeds were soaked in warm water 600C, which were the most appropriate for the
increasing formation in vitro Asparagus from seed samples after 4 weeks of culture.
The experiment was tested the efficient of different concentration of growth
regulator (BA and NAA) on callus formation from stem explants in vitro, which
consists the basic culture medium MS supplemented with various concentration of
growth regulator (0, 1.0, 1.5, 2.0mg/l NAA and 0, 0.1, 0.3 mg/l BA), was performed in
7 treatments. The best result was achieved on the medium containing 2.0 mg/l αnaphthaleneacetic acid (NAA) and 0.1 mg/l N6-benzyladenine (BA). (100% callus
formation, 3.56g, high quality callus after 6 weeks incubation).
The experiment was identified the influences of BA and NAA on shoot regeneration
from callus of Asparagus in vitro, which consists basal media supplemented growth
regulator with different concentration (0, 1.0, 1.5, 2.0 mg/l BA and 0, 0.1, 0.5 mg/l NAA),
was designed in 7 treatments. Optimal shoot regeneration was achieved on the medium
supplemented 2.0 mg/l BA and 0.1 mg/l NAA, which has highest number of shoots (4.06
shoots) and well developed plants after 4 weeks incubation.
The experiment was investigated the effect of BA and NAA on multiplication of
shoots of Asparagus in vitro. 7 treatments are 7 types of MS medium supplemented
with various concentrations of growth regulation (0, 1.0, 1.5, 2.0 mg/l BA and 0, 0.1,
0.5 mg/l IBA). The result obtained, the medium containing 2.0 mg/l BA and 0.1 mg/l
IBA that created the highest coefficients of shoot multiplication (7.36 times), length of
shoots (1.50 cm) and well developed plant after 4 weeks incubation.
iv


The experiment was tested how NAA affect to rooting of Asparagus in vitro.
Different concentrations of growth regulation NAA (0, 0.1, 0.3, 0.5, 0.7, 1.0, 1.5 mg/l)
were added into MS medium in 7 treatments. For optimization of rooting, basal
medium were supplemented with 0.7 mg/l NAA that provided the highest rooting
frequency (100%), number of roots per plant (3.92 roots), average length of roots

(4.22 cm) after 4 weeks incubation.
This project was established in vitro propagation protocol that can be applied to
Asparagus propagated to serve on large-scale production.
Keyword: Asparagus officinalis, propagation, callus

v


MỤC LỤC
Trang
Lời cám ơn .................................................................................................................... i
Tóm tắt ......................................................................................................................... ii
Summary ..................................................................................................................... iv
Mục lục ...................................................................................................................... vi
Danh mục chữ viết tắt ................................................................................................ ix
Danh mục bảng ........................................................................................................... x
Danh mục hình ........................................................................................................... xi
Chương 1. Mở đầu ....................................................................................................... 1
1.1 Đặt vấn đề ............................................................................................................. 1
1.2 Yêu cầu ................................................................................................................. 2
1.3 Nội dung thực hiện ................................................................................................ 2
Chương 2. Tổng quan tài liệu ..................................................................................... 3
2.1 Nguồn gốc và đặc tính sinh thái ........................................................................... 3
2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ măng tây trên thế giới và trong nước................... 4
2.2.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ măng tây trên thế giới ........................................ 4
2.2.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ măng tây trong nước .......................................... 5
2.3. Phân loại và đặc điểm thực vật ............................................................................. 5
2.3.1 Phân loại ............................................................................................................. 5
2.3.2 Đặc điểm thực vật ............................................................................................... 6
2.4 Giá trị kinh tế và giá trị dinh dưỡng của cây măng tây ......................................... 7

2.4.1 Giá trị kinh tế ...................................................................................................... 7
2.4.2 Giá trị dinh dưỡng .............................................................................................. 7
2.5. Nhân giống cây trồng in vitro............................................................................... 8
2.5.1 Cơ sở khoa học chung về nuôi cấy mô tế bào thực vật ...................................... 8
2.5.2 Lợi ích của nhân giống bằng nuôi cấy mô tế bào thực vật ................................. 9
2.5.3 Các phương pháp nuôi cấy mô tế bào thực vật .................................................. 9
2.5.4 Giai đoạn nhân giống in vitro ........................................................................... 10
2.5.5 Chất điều hòa sinh trưởng thực vật ................................................................. 12
2.6. Những nghiên cứu về nuôi cấy mô cây măng tây trong nước và trên thế giới ............ 13
vi


2.6.1 Những nghiên cứu về nuôi cấy mô cây măng tây ở Việt Nam ........................ 13
2.6.2 Những nghiên cứu nuôi cấy mô cây măng tây trên thế giới ............................ 13
Chương 3. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu....................................................... 15
3.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ..................................................................... 15
3.2. Vật liệu nghiên cứu............................................................................................. 15
3.2.1 Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................... 15
3.2.2 Thiết bị và dụng cụ thí nghiệm ......................................................................... 15
3.2.3 Môi trường nuôi cấy ......................................................................................... 16
3.2.4 Điều kiện nuôi cấy ............................................................................................ 16
3.3. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 16
3.3.1 Thí nghiệm 1 ảnh hưởng của phương pháp xử lý hạt trước khi khử trùng
đến khả năng sống của mẫu hạt măng tây .................................................................. 16
3.3.2 Thí nghiệm 2 Khảo sát ảnh hưởng của BA và NAA đến khả năng tạo sẹo........... 17
3.3.3 Thí nghiệm 3 Khảo sát ảnh hưởng của BA và NAA đến khả năng
tái sinh ...................................................................................................................... 17
3.3.4 Thí nghiệm 4 Khảo sát ảnh hưởng của BA và IBA đến khả năng nhân
nhanh chồi ................................................................................................................ 18
3.3.5. Thí nghiệm 5 Khảo sát ảnh hưởng của IBA đến khả năng tạo rễ .................. 19

3.4 Phương pháp xử lý số liệu .................................................................................. 19
Chương 4. Kết quả và thảo luận ............................................................................... 20
4.1 Thí nghiệm 1 Ảnh hưởng của phương pháp xử lý hạt trước khi khử
trùng đến khả năng sống của mẫu hạt măng tây................................................... 20
4.2 Thí nghiệm 2 Khảo sát ảnh hưởng của BA và NAA đến khả năng tạo sẹo ........... 21
4.3 Thí nghiệm 3 Khảo sát ảnh hưởng của BA và NAA đến khả năng tái sinh ........... 25
4.4 Thí nghiệm 4 Khảo sát ảnh hưởng của BA và IBA đến khả năng nhân
nhanh chồi ................................................................................................................ 27
4.4.5 Thí nghiệm 5 Khảo sát ảnh hưởng của IBA đến khả năng tạo rễ ................... 29
Chương 5 Kết luận và đề nghị .................................................................................. 32
5.1 Kết luận............................................................................................................... 32
5.2 Đề nghị ............................................................................................................... 32
Tài liệu tham khảo ..................................................................................................... 33
Phụ lục ....................................................................................................................... 35
vii


viii


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
MS: Murashige and Skoog, 1962
BA: Benzyl adenine
IAA: Indol acetic acid
IBA: Indol butyric acid
NAA: Naphtyl acetic acid
ĐC: Đối chứng
ĐHSTTV: Điều hòa sinh trưởng thực vật
HCl: Axit clohydric
2,4 – D: Dichloropenol acetic acid

BAP: 6-Benzylaaminopurin
Ki: Kinetin
Z: Zeatin
TDZ: Thidiazuron

ix


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1 Tình hình sản xuất măng tây trên thế giới năm 2009 ................................. 4
Bảng 3.1 Phương pháp xử lý hạt trước khi khử trùng đến tỷ lệ nảy mầm của mẫu hạt
măng tây ....................................................................................................................... 16
Bảng 3.2 Ảnh hưởng của BA và NAA đến quá trình tạo sẹo .................................. 17
Bảng 3.3 Ảnh hưởng của BA và NAA đến khả năng tái sinh chồi 18
Bảng 3.4 Ảnh hưởng của BA và IBA đến khả năng nhân chồi.................................18
Bảng 3.5 Ảnh hưởng của IBA đến khả năng tạo rễ...................................................19
Bảng 4.1 Ảnh hưởng của việc xử lý hạt trước khi khử trùng đến tỷ lệ nảy
mầm của mẫu hạt măng tây....................................................................................20
Bảng 4.2 Ảnh hưởng của BA và NAA đến quá trình tạo sẹo...................................22
Bảng 4.3 Ảnh hưởng của BA và NAA đến khả năng tái sinh chồi ..........................26
Bảng 4.4 Ảnh hưởng của BA và IBA đến khả năng nhân nhanh chồi .....................27
Bảng 4.5 Ảnh hưởng của IBA đến khả năng tạo rễ..................................................30

x


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1 Cây măng tây .............................................................................................. 3

Hình 3.1Hạt măng tây .............................................................................................. 15
Hình 4.1Ảnh hưởng của việc sử lý hạt trước khi khử trùng đến khả năng sống
của mẫu hạt măng tây ............................................................................................... 21
Hình 4.2 Mẫu măng tây in vitro ............................................................................... 21
Hình 4.3 Ảnh hưởng của nồng độ BA và NAA đến trọng lượng tươi mô sẹo ........ 24
Hình 4.4 Mô sẹo phát sinh trên môi trường MS sau 6 tuần nuôi cấy ...................... 25
Hình 4.5 Ảnh hưởng nồng độ BA và NAA đến khả năng tái sinh chồi................... 26
Hình 4.6 Tái sinh chồi trên môi trường MS sau 4 tuần nuôi cấy ............................. 27
Hình 4.7 Ảnh hưởng của nồng độ BA và IBA đến hệ số nhân chồi ........................ 29
Hình 4.8 Nhân chồi trên môi trường MS sau 4 tuần nuôi cấy ................................. 29
Hình 4.9 Ảnh hưởng của IBA đến khả năng tạo rễ .................................................. 31
Hình 4.10 Tạo rễ trên môi trường MS sau 4 tuần nuôi cấy ..................................... 31

xi


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Rau xanh luôn là loại thực phẩm không thể thiếu trong mỗi bữa ăn hằng ngày của
chúng ta. Ngày nay khi xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu về rau xanh cũng được
nâng cao cả về số lượng lẫn chất lượng. Rau xanh hiện nay rất đa dạng và phong phú
như rau ăn quả, rau ăn lá, rau ăn củ. Trong đó, măng tây có hàm lượng dinh dưỡng khá
cao, được dùng làm thực phẩm cao cấp cho người dân trong nước và thế giới.
Rau măng tây là một loại cây trồng khá mới đối với người dân Việt Nam, tuy nhiên
trên thế giới nó đã được biết đến từ khoảng 300 năm trước Công Nguyên. Đó là một
loại cây thân thảo lâu năm có khả năng thích ứng với nhiều vùng sinh thái khác nhau
và được trồng nhiều nơi trên thế giới.
Rau măng tây trên thị trường được sử dụng ở nhiều dạng, không chỉ dùng măng
tươi mà còn là nguyên liệu cho công nghệ đồ hộp, là mặt hàng xuất khẩu có giá trị

kinh tế cao. Ngoài ra, cây măng tây còn là cây dược liệu giàu dược tính, có tác dụng
tốt trong phòng trị đường tiêu hóa, tiểu đường, suy gan, thận, chống lão hóa, tăng
cường sinh lực.
Ở nước ta, hiện nay măng tây được trồng thử nghiệm ở nhiều nơi Đông Anh (Hà
Nội), Kiến An (Hải Phòng). Ở miền Nam trồng ở Củ Chi, Bình Phước, Đồng Nai,
Bà Rịa Vũng Tàu. Điều kiện khí hậu miền Nam rất thích hợp cho sự sinh trưởng và
phát triển của măng tây, cho thu hoạch quanh năm và cho năng suất cao. Đây là
một lợi thế để tạo nguồn sản phẩm đáp ứng nhu cầu trong nước và hướng tới xuất
khẩu. Vì là cây trồng mới có nhu cầu dinh dưỡng đòi hỏi rất nghiêm ngặt và khả
năng kháng sâu bệnh rất yếu nên quy mô trồng măng tây còn hạn chế chưa đáp ứng
được nhu cầu rất lớn của thị trường. Bên cạnh đó, để đáp ứng nhu cầu thực tế về
việc cung cấp thực phẩm và dược liệu với số lượng lớn thì cần phải có nguồn giống
măng tây có năng suất cao mà không mất đi đặc tính của cây mẹ cũng như việc bảo
tồn loại cây này. Việc nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất măng tây, hiện nay đã có
nhiều mô hình trồng măng tây ra đời nhưng chủ yếu chỉ làm theo phương pháp
truyền thống là gieo từ hạt. Tuy nhiên, phương pháp này gặp một số khó khăn như:
1


thời gian nẩy mầm từ hạt dài, tỷ lệ cây giống nẩy mầm thấp, nếu để hạt làm giống
thì giống có khả năng thái hóa. Để khắc phục vấn đề này và góp phần làm tăng giá
trị cây măng tây trồng ở địa bàn thành phố Hồ Chí Minh nên đề tài “Nhân giống
cây măng tây (Asparagus officinalis) bằng kỹ thuật in vitro” được thực hiện.
1.2 Yêu cầu
Đánh giá tỷ lệ nảy mầm của cây măng tây khi vô mẫu bằng các phương pháp
khác nhau và chọn lựa môi trường nuôi cấy thích hợp để xây dựng qui trình nuôi
cấy in vitro cây măng tây hoàn chỉnh.
1.3 Nội dung thực hiện
Xác định phương pháp tối ưu vô mẫu măng tây từ hạt.
Khảo sát nồng độ chất điều hòa sinh trưởng thích hợp đến quá trình tạo sẹo, tái sinh

chồi, nhân chồi và tạo rễ cây măng tây in vitro.

2


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Nguồn gốc và đặc tính sinh thái
Cây Măng tây (Asparagus) (xem hình
2.1), có nguồn gốc ở bờ biển phía tây
Châu Âu (từ miền bắc Tây Ban Nha tới
phía bắc Ai-Len, Anh và phía tây bắc
nước Đức nên chúng ta quen gọi là cây
măng tây để phân biệt với măng ta (măng
tre) và đã được trồng ở Aswan (Ai Cập)
khoảng 20.000 năm trước đây. Người ta
đã dùng măng tây như một loại rau và

Hình 2.1 Cây măng tây
/>
thuốc men, do hương vị tinh tế và nhiều
dược tính có lợi của nó, được sử dụng

trên một vùng của Ai Cập có niên đại 3000 năm trước Công nguyên. Ở thời cổ đại, nó
được biết đến ở Syria và ở Tây Ban Nha (Pam và Brunning, 2010).
Theo Wade (2001), cây măng tây được Alexxander phát hiện vào khoảng 300
năm trước Công nguyên có nguồn gốc từ vùng Trung Đông và đem về trồng đầu
tiên ở Hy Lạp, sau đó được trồng ở Roma.
Theo Boswell, Surtevant và Vavilov thì nguồn gốc của măng tây là Địa Trung
Hải và Tiểu Á (Palaniswami và Peter, 2008). Đầu tiên, măng tây chỉ được biết với

tính năng như một loại thảo dược dùng làm thuốc để chữa các bệnh về tim, phù
thũng, đau răng. Sau đó, cũng chính người Hy Lạp đã sử dụng măng tây như một loại
rau cao cấp vào những năm 200 trước Công nguyên. Ở Việt Nam măng tây du nhập
vào những năm 1970, được trồng ở nhiều tỉnh thành trong cả nước.
Nhiệt độ thích hợp cho cây măng tây nảy mầm là khoảng 25-300C. Nhiệt độ thích
hợp cho sự sinh trưởng của cây măng tây là 18,3 – 29,50C, ngoài ngưỡng nhiệt độ này
sẽ ức chế cây sinh trưởng. Măng tây có thể chịu được lạnh nhưng dưới 100C cây
ngừng phát triển, thích hợp với những vùng có cường độ sáng mạnh, là cây ưa ẩm có

3


độ ẩm thường xuyên đạt từ 80 – 85% sẽ kích thích măng tây ra nhiều chồi non mềm
ngọt, nhưng độ ẩm không khí cao sẽ làm cây mềm yếu dễ nhiễm bệnh.
Măng tây thích hợp với các loại đất cát pha hoặc thịt nhẹ, tơi xốp, có khả năng
thoát nước tốt, pH thích hợp từ 6,5 – 7,5 hoặc trung tính (Mai Thị Phương Anh, 2001).
Măng tây được trồng ở cả vùng đồng bằng và vùng núi, thích hợp nhất là ở độ cao
600-900m so với mực nước biển. Ngoài ra, măng tây còn có khả năng chịu mặn và
sương gió, những vùng có độ mặn tương đối cao cây vẫn giữ được năng suất.
2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ măng tây trên thế giới và trong nước
2.2.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ măng tây trên thế giới
Hiện nay diện tích trồng măng tây trên thế giới khoảng 200.000 ha, trong đó
Châu Á là khu vực trồng măng tây lớn nhất thế giới. Một số nước trồng măng tây
với diện tích lớn là Trung Quốc, Mỹ, Đức, Peru, Mexico, Tây Ban Nha. Trong đó
lớn nhất là Trung Quốc (57.000 ha), đến Mỹ và Đức ( 20.000 ha).
Năng suất măng tây trên thế giới dao động rất lớn, những nước có năng suất
thấp nhất là Iran (1,4 tấn/ha/năm), Peru (14 tấn/ha/năm). Còn lại đa số các nước đạt
năng suất từ 3 -6 tấn/ha/năm.
Bảng 2.1 Tình hình sản xuất măng tây trên thế giới năm 2009
Khu vực, quốc gia

Trung Quốc
Thái Lan
Đức
Pháp
Italia
Mỹ
Mêxico
Peru

Diện tích (ha)
57.000
2.840
22.000
7.000
6.000
20.000
18.300
26.800

Năng suất (tấn/ha)
12
11,5
6,2
5
6,775
3,5
4,5
9,5

Nguồn : www.calif-asparagus-seed.com

Theo FAO - 2009 tổng sản lượng măng tây sản xuất trên thế giới đạt 1.331.955
tấn. Trung Quốc là nước có sản lượng lớn nhất đạt 587.392 tấn, chiếm 44,1% tổng
lượng măng tây của thế giới, kế đó là Peru 190.470 tấn, chiếm 14,3%, Mỹ chiếm
7,7%, Đức chiếm 5,5%, Tây Ban Nha chiếm 4,2% và các nước còn lại là 19,1%.
Hiện nay sản phẩm măng tây lưu hành trên thị trường ở 3 dạng: măng tươi, măng
bảo quản đông lạnh và sản phẩm măng đóng hộp. Có 8 nước tham gia xuất khẩu măng
tây tươi, 2 nước có thị phần cao nhất đó là Peru 67.089 tấn và Mexico 47.657 tấn.
4


2.2.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ măng tây trong nước
Ở Việt Nam, cây măng tây đã du nhập vào từ những năm 1960 – 1970 nhưng
ngày đó do không tìm được thị trường nên cây măng tây không thể phát triển
được. Đến năm 1988 một Việt kiều Đức đã mang 500g hạt giống măng tây về
trồng thử ở Đà Lạt, khi đó cây măng tây được sử dụng với giá trị như là hoa cắt
cành khi cây vừa 2 – 2,5 tháng tuổi, từ đó hình thành nên một thị trường trồng cây
măng tây để cắt là kiểng trang trí. Mãi đến năm 2005, cây măng tây mới thực sự
có mặt trở lại ở Việt Nam đúng với giá trị thật của nó (Benson và Lê Hồng Triều,
2009). Một số vùng ở miền bắc đã trồng măng tây để xuất khẩu như Đông Anh
(Hà Nội), Kiến An (Hải Phòng) nhưng năng suất không cao, khoảng 3 -4 tấn/ha.
Do khí hậu miền Bắc có mùa đông lạnh, cây chỉ cho thu hoạch măng vào cuối
mùa xuân và mùa hè, thời gian thu hoạch trong năm chỉ kéo dài 4-5 tháng.
Ở miền Nam từ cuối năm 2005, măng tây được đưa về trồng thử nghiệm ở
huyện Củ Chi thành phố Hồ Chí Minh. Điều kiện khí hậu thích hợp cho cây sinh
trưởng và phát triển quanh năm. Trong một năm có thể khai thác từ 8-9 tháng,
năng suất đạt 10-15 tấn/ha/năm. Hiện nay nhiều người dân ở miền tây cho biết măng
tây được tiêu thụ ở Thành phố Hồ Chí Minh với giá 60.000 đồng/kg (măng loại 1), còn
loại 2, loại 3 được bán tại địa phương với giá 35.000 – 40.000 đồng/kg.
2.3. Phân loại và đặc điểm thực vật
2.3.1 Phân loại

Bộ măng tây (Asparagales) là một bộ trong lớp thực vật một lá mầm bao gồm
bao gồm một số họ cây không thân gỗ. Trong các hệ thống phân loại cũ, các họ
mà hiện nay đưa vào trong bộ Asparagales đã từng được đưa vào trong Bộ Loa
Kèn (Liliales), và một số chi trong đó thậm chí còn được đưa vào trong họ Loa
Kèn (Liliaceae). Một số hệ thống phân loại còn tách một số họ được liệt kê dưới
đây thành các bộ khác nhau, bao gồm các bộ Phong Lan (Orchidales) và bộ Diên
Vĩ (Iridales), trong khi các hệ thống khác, đặc biệt là hệ thống phân loại của APG
lại đưa hai bộ Orchiadales và Iridales vào trong bộ Apararagales. Bộ này được đặt
tên theo chi Asparagus (măng tây) (Wikipedia, 2012).
Theo Mai Thị Phương Anh (2001), một loài măng tây (có thể là Asparagus
officinalis altilis nhưng có khả năng nhiều hơn là A.martimus) đã được trồng trong
vườn rau của người La Mã. Từ các loài măng tây hoang dại chỉ có A.officinalis là loài
5


trồng trọt cho rau xanh. Loài A.Springeri là loài có tính chống chịu cao với nấm
Fusarium spp. nhưng không lai được với A.officinalis.
Hầu hết các giống được trồng hiện nay là các giống thuộc loài A.Officinalis với
một số đặc điểm hình thái học khác nhau kể cả tính thích ứng với từng địa phương.
2.3.2 Đặc điểm thực vật
Măng tây là cây dạng bụi, thân thảo, lá kim. Cây có hoa đơn tính màu vàng,
quả màu đỏ, vỏ hạt cứng, thích hợp vùng khí hậu nhiệt đới. Hạt măng tây có thể
nẩy mầm ở 200C, dưới 150C hạt không nảy mầm. Theo Bailey thì măng tây là một
chi lớn (khoảng 150 loài) dạng cây thân thảo lưu niên có thân gỗ leo, mềm, được
trồng hầu như cho mục đích lấy cành lá làm cây cảnh. Cây cao khoảng 1,3 – 3,8
mét, có thể sống từ 15 – 20 năm, khi cây mọc cao thân ngã màu xanh và phân
cành nhiều (Trích dẫn bởi Mai Thị Phương Anh, 2001). Lá măng tây thuộc loại lá
không phát triển, thoát nước ít nên có khả năng chịu hạn, rễ chính rất ngắn và chết
ngay sau khi hạt nẩy mầm, chỉ có rễ trụ đứng thẳng, các rễ khác mọc ngang tạo
thành một hệ chùm rễ. Măng được hình thành gần rễ trụ, đây là nơi tập trung chất

dinh dưỡng khi cây còn non ( Nguyễn Thị Sao, 2008).
Măng tây là cây đơn tính biệt chu, nhị hoa đực và nhị hoa cái không hoàn
chỉnh, chỉ có một số ít trong số các hoa đậu quả được. Các hoa cái có dấu tích của
nhị đực nhưng không có khả năng sinh hạt phấn. Hoa măng tây được sinh ra trên
các cành mới, và đạt được độ thành thục trước khi cành mang hoa thành thục. Các
cây hoa đực thường cho nhiều măng, sống lâu hơn và sản lượng măng cao hơn cây
hoa cái khoảng 25% nhwung chất lượng măng kém hơn. Quả măng tây thuộc loại
quả mọng, đường kính trung bình từ 8 – 9 mm, có 3 ngăn, mỗi ngăn có 2 hạt, khi
chín quả có màu đỏ, hạt có màu đen, vỏ rất cứng đường kính trung bình 1 - 3 mm,
40 – 60 hạt/g (Nguyễn Thị Sao, 2008).
Cây thường cho măng theo đợt, đợt đầu tiên thu măng khi cây từ 4-6 tháng
tuổi cao khoảng 1 - 1,5 m thì tiến hành bấm ngọn để hạn chế chiều cao và bắt đầu
thu măng. Trong năm đầu mỗi đợt thu hoạch kéo dài 2 - 3 tuần. Sau đó nghĩ
dưỡng cây chủng bị cho đợt thu hoạch tiếp theo, thời gian nghỉ từ 25 - 40 ngày
tùy thuộc vào tình trạng cây mẹ. Sang năm thứ hai mỗi đợt thu hoạch kéo dài 4 - 6
tuần. Năm thứ 3 thời gian thu hoạch mỗi đợt từ 6 – 8 tuần hoặc có thể lâu hơn tùy
thuộc vào cây mẹ.
6


2.4. Giá trị kinh tế và giá trị dinh dưỡng của cây măng tây
2.4.1 Giá trị kinh tế
Măng tây là một loại rau cao cấp có giá trị dinh dưỡng lớn mang lại lợi ích kinh tế
đáng kể. Nó không chỉ là nguyên liệu cho công nghiệp đồ hộp và là một mặt hàng xuất
khẩu có giá trị được trồng ở rất nhiều nước trên thế giới như Châu Âu, Châu Á, và
Châu Mỹ. Ở Mỹ măng tây chiếm vị trí thứ mười trong các loại rau (FAO – 2009).
Thị trường nhập khẩu măng tây xanh của thế giới hiện nay đã lên đến hàng trăm
ngàn tấn/năm, và vẫn còn tăng cao thêm mỗi năm, chỉ yếu là thị trường các nước Châu
Âu, Nhật Bản, Thái Lan, Singapore, Australia, Đài Loan (Lê Hồng Triều, 2009).
Ở các nước láng giềng, tính đến năm 2007 người Thái Lan đã trồng được

khoảng 2.000 hecta và ở Trung Quốc (các tỉnh Sơn Đông, Sơn Tây, Phúc Kiến)
nông dân đã trồng được khoảng 65.000 hecta cây măng tây với sản lượng trên
500.000 tấn măng tươi/năm (tăng 25% so với năm 2006) (công ty TNHH DV
Thiên Hưng, 2011). Để tiếp tục duy trì và phát triển thêm sản lượng đang cung
cấp cho thị trường xuất khẩu trên thế giới, hiện nay các nước có trồng cây măng
tây xanh vẫn còn tiếp tục mở rộng thêm diện tích trồng cây trên đất mới mỗi năm
để luân phiên trẻ hóa, thay thế dần từng phần các diện tích đất cũ đã trồng cây
măng tây xanh 4 - 6 năm trước đây.
Bước vào thời kỳ hội nhập kinh tế, ở nước ta hiện nay các nhà hàng và
khách sạn cũng đã bắt đầu có nhu cầu tiêu thụ sản phẩm măng tây xanh, và ngày
càng tăng lên rất nhiều.
2.4.2 Giá trị dinh dưỡng
Măng tây là một loại rau cao cấp so giá trị dinh dưỡng cao. Măng tây trồng với
mục đích thu hoạch lấy chồi măng non làm thực phẩm dinh dưỡng cao cấp (ăn tươi,
hấp, luộc, trụng sơ, chiên xào, lẩu, nước ép, sinh tố), lấy cành lá làm kiểng, lấy măng
thân rễ làm dược liệu, mỹ phẩm, trà thanh nhiệt, lấy phế liệu làm thức ăn gia súc.
Măng tây có hàm lượng dinh dưỡng khá cao gồm: 83% nước + 17% chất khô;
trong đó có 2,2% đạm protein, 1,2% đường glucid, 2,4% chất cellulose, 0,6% tro,
21% các chất khoáng như kali, magie, canxi, sắt, kẽm, selenium, đồng, phosphor.
Ngoài ra chúng còn có nhiều loại vitamin quan trọng như vitamin K, C, A, B6,
B1, B2 và các chất khác.

7


Cây măng tây rất giàu dược tính. Từ những năm 500 – 200 trước Công
nguyên, người Hy Lạp và người La Mã cổ đại đã biết sử dụng măng tây xanh làm
thuốc trị bệnh táo bón và suy gan, thận. Từ rễ cây măng tây, người Pháp đã bào
chế ra Sirop Desciness có tác dụng lợi tiểu, là một loại biệt dược đã được đưa vào
dược điển và sử dụng rộng rãi (Công ty TNHH DV Thiên Hưng, 2011).

2.5. Nhân giống cây trồng in vitro
2.5.1 Cơ sở khoa học chung về nuôi cấy mô tế bào thực vật
Nuôi cấy mô tế bào thực vật là một nghành khoa học trẻ nằm trong sinh lý thực
vật. Ở nước ta ngành này mới được chứ ý và phát triển khoảng 15 - 20 năm trở lại
đây. Trong công tác giống cây trồng, kỹ thuật nuôi cấy mô tế bào thực vật đã được
phát triển những cơ sở lý thuyết về tế bào học và cơ sở sinh lý thực vật học như
Nguyễn Văn Uyển (1993) và một số nhà nuôi cấy mô nước ngoài đã khẳng định
-

Đó là tính toàn thể của mô và tế bào thực vật, cho phép tái sinh được cây hoàn

chỉnh từ mô, thậm chí từ một tế bào mô cấy tách rời. Đây là một điểm rất quan trọng,
bởi vì trên cơ sở đơn vị mô, tế bào, các nhà sinh vật học thực hiện được những kỹ
thuật tiên tiến cho việc chon, cải thiện và cả lai tạo giống cây trồng.
-

Khả năng hấp thu DNA ngoại lai vào tế bào bằng công nghệ gen.

-

Khả năng sử dụng nuôi cấy phôi để khắc phục hiện tượng bất thụ khi lai xa.

-

Khả năng loại trừ virus bằng nuôi cấy đỉnh sinh trưởng, tạo các dòng vô tính

sạch bệnh ở các cây nhân giống vô tính. Vấn đề này được các nhà khoa học khai thác
để phục tráng các giống khoai tây, cây ăn trái (cam, quýt).
-


Khả năng dùng chồi nách, các thể chồi protocorm vào nhân giống vô tính với

tốc độ cực nhanh cây trồng phục vụ sản xuất: cây lương thực (khoai tây, măng tây),
cây cảnh (phong lan), cây lâm nghiệp (bạch đàn).
-

Khả năng bảo quản các nguồn gen bằng nuôi cấy trong ống nghiệm, khả năng

trao đổi Quốc tế các nguồn gen sạch bệnh dưới dạng cây nuôi trong ống nghiệm.
-

Khả năng tạo các cây đơn bội qua nuôi cấy túi phấn và hạt, từ đó tạo ra các

dòng đồng hợp tử tuyệt đối và nhờ đó rút ngắn được chu trình lai tạo.
-

Khả năng nuôi cấu tế bào thực vật như nuôi cấy vi sinh vật và qua đó khả năng

ứng dụng di truyền phân tử vào thực vật bậc cao phục vụ công tác tạo giống.
-

Kỹ thuật nuôi cấy protoplast và khả năng dung hợp protoplast tái sinh cây

hoàn chỉnh từ các protoplast lai.
8


-

Khả năng tồn trữ các tế bào thực vật sống trong thời gian dài và ở nhiệt độ thấp


không mấy tính toàn thế của tế bào.
Đồng thời nuôi cấy mô tế bào cũng tạo những cơ sở cho quá trình nghiên cứu di
truyền thực vật, vai trò chất điều hòa sinh trưởng thực vật.
Ngày nay, cùng với công nghệ gen, nuôi cấy mô tế bào là một phần quan trọng
không thể thiếu, thúc đẩy việc ứng dụng công nghệ sinh học trong ngành kinh tế.
Hai nhiêm vụ lớn của công nghệ sinh học thực vật ở nước ta từ nay tới 2020 là:
tạo ra các giống cây trồng mới bằng phương pháp công nghệ sinh học thực vật,
đặc biệt là công nghệ gen và nhân nhanh các giống, dòng ưu việt bằng kỹ thuật
nuôi cấy mô tế bào thực vật .
2.5.2 Lợi ích của nhân giống bằng nuôi cấy mô tế bào thực vật
Theo Trần Văn Minh (2003), nhân giống bằng nuôi cấy mô có những lợi điểm sau:
Tạo ra cây con đồng nhất và giống như cây mẹ. Phần này giống như nhân
giống vô tính. Đối với các cây trồng thuộc nhóm thụ phấn chéo như phần lớn các
loài cây ăn trái, các cây con sinh ta từ hạt không hoàn toàn đồng nhất, và có thể
không giống như cây mẹ, trong trường hợp này nhân giống vô tính có lợi điểm
hơn nhân giống qua hạt.
So với các kiểu nhân giống vô tính thông thường (chiết, hom), nhân giống bằng
nuôi cấy mô có ưu điểm là có thể nhân một số lượng cây con lớn từ một các thể ban
đầu trong thời gian ngắn.
Có thể tạo ra cây con sạch bệnh nhờ áp dụng việc chọn lọc vật liệu ban đầu
một cách chặt chẽ hoặc làm cho vật liệu ban đầu trở nên sạch bệnh. Không chiếm
nhiều diện tích, không bị ảnh hưởng bởi thời tiết, điều kiện ngoại cảnh. Một giống
cây quý có thể được nhân ra nhanh chóng để đưa vào sản xuất. Việc trao đổi
giống được dễ dàng.
2.5.3. Các phương pháp nuôi cấy mô tế bào thực vật
2.5.3.1 Nuôi cấy đỉnh sinh trưởng
Một trong những phương thức sinh trưởng để đạt được mục tiêu trong nuôi cấy tế bào
và mô thực vật là nuôi cấy đỉnh sinh trưởng (bao gồm nuôi cấy chồi đỉnh và chồi bên).
Sau khi vô trùng, mẫu sẽ được nuối cấy trên môi trường thích hợp chứa đầy đủ

chất dinh dưỡng khoáng vô cơ và hữu cơ hoặc môi trường khoáng có bổ sung chất
kích thích sinh trưởng thích hợp.
9


Từ đỉnh sinh trưởng, sau một khoảng thời gian nuôi cấy nhất định mẫu sẽ phát
triển thành một chồi hay nhiều chồi. Chồi tiếp tục phát triển vươn thân, ra lá và rễ
để trở thành cây hoàn chỉnh. Cây con được chuyển ra đất dần dần thích nghi và
phát triển bình thường.
2.5.3.2 Nuôi cấy mô sẹo
Mô sẹo là một khối tế bào phát triển vô tổ chức, hình thành do sự phản phân hóa
tế bào đã phân hóa. Mô sẹo sẽ phát triển nhanh khi môi trường có sự hiện diện của
auxin. Khối mô sẹo có khả năng tái sinh thành cây hoàn chỉnh trong điều kiện môi
trường không có chất kích thích tạo mô sẹo.
2.5.3.3 Nuôi cấy tế bào đơn
Khi mô sẹo được nuôi cấy trong môi trường lỏng và được đặt trên máy lắc có
tốc độ điều chỉnh thích hợp sẽ tách ra thành nhiều tế bào riêng lẽ gọi là tế bào đơn.
Tế bào đơn được chọn lọc và nuôi cấy trên môi trường đặc biệt để tăng sinh khối.
Sau một thời gian nuôi cấy kéo dài trong môi trường lỏng tế bào đơn được tách
ra và trải trên môi trường thạch. Khi môi trường thạch có bổ sung auxin, tế bào
đơn phát triển thành cụm tế bào mô sẹo. Khi môi trường thạch có tỷ lệ cytokinin auxin thích hợp, tế bào đơn có khả năng tái sinh thành cây hoàn chỉnh.
2.5.3.4 Nuôi cấy Protoplast – chuyển gen
Protoplast (tế bào trần) là tế bào đơn tách lớp vỏ cellulose, trong điều kiện
nuôi cấy thích hợp, protoplast có khả năng tái sinh màng tế bào, tiếp tục phân chia
và tái sinh thành cây hoàn chỉnh.
Khi tế bào mất vách và tiến hành dung hợp, hai protoplast có khả năng dung
hợp với nhau tạo ra tế bào lai, đặc tính này cho phép cải thiện giống cây trồng.
Quá trình dung hợp protoplast có thể được thực hiện trên hai đối tượng cùng loài
hay khác loài.
2.5.3.5 Nuôi cấy hạt phấn đơn bội

Hạt phấn ở thực vật được nuôi cấy trên những môi trường thích hợp tạo thành mô sẹo.
Mô sẹo này được tái sinh thành cây hoàn chỉnh là cây đơn bội (Lê Văn Hoàng, 2005).
2.5.4. Giai đoạn nhân giống in vitro
Theo Trần Văn Minh (1994), sự thành công của việc nhân giống in vitro chỉ đạt
được khi trải qua các giai đoạn.

10


2.5.4.1 Giai đoạn 1 Khử trùng mô nuôi cấy
Đây là giai đoạn tối quan trọng quyết định toàn bộ quá trình nhân giống in
vitro. Mục đích của giai đoạn này là phải tạo ra được nguyên liệu vô trùng để đưa
vào nuôi cấy in vitro.
Vô trùng mô cấy là một thao tác khó, ít khi thành công ngay lần đầu tiên. Tuy
vậy, nếu kiên trì tìm được nồng độ và thời gian vô trùng thích hợp thì sau vài lần
thử chắc chắn sẽ đạt kết quả.
2.5.4.2 Giai đoạn 2 Tái sinh mẫu nuôi cấy
Mục đích của giai đoạn này là sự tái sinh một cách định hướng các mô nuôi
cấy. Quá trình này được điều chỉnh chủ yếu dựa vào tỷ lệ của các hợp chất auxin,
cytokynin ngoại sinh đưa vào môi trường nuôi cấy. Thường môi non, chưa phân
hóa có khả năng tái sinh cao hơn mô trưởng thành đã chuyên hóa sâu. Người ta
cũng còn nhận thấy rằng mẫu cấy trong thời gian sinh trưởng nhanh của cây trong
mùa sinh trưởng cho kết quả khả quan trong tái sinh chồi.
2.5.4.3 Giai đoạn 3 Nhân nhanh
Giai đoạn này được coi là giai đoạn then chốt của quá trình. Để tăng hệ số
nhân, ta thường đưa thêm vào môi trường dinh dưỡng nhân tạo các chất điều hòa
sinh trưởng (auxin, cytokynin) các chất bổ sung khác như nước dừa, dịch chiết
nấm men kết hợp với các yếu tố nhiệt độ, ánh sáng thích hợp. Tùy thuộc vào từng
đối tượng nuôi cấy, người ta có thể nhân nhanh bằng kích thích sự hình thành qua
các cụm chồi (nhân cụm chồi) hay kích thích sự phát triển của các chồi nách (vi

giâm cành) hoặc thông qua việc tạo cây từ phôi vô tính.
2.5.4.4 Giai đoạn 4 Tạo cây hoàn chỉnh
Khi đạt được kích thước nhất định, các chồi được chuyển từ môi trường ở giai
đoạn 3 sang môi trường tạo rễ. thường 2 - 3 tuần, từ những chồi riêng lẽ này sẽ
xuất hiện rễ và trở thành cây hoàn chỉnh. Ở giai đoạn này người ta thường bổ sung
vào môi trường nuôi cấy các auxin là nhóm hormone thực vật quan trọng có chức
năng tạo rễ phụ từ mô nuôi cấy.
2.5.4.5 Giai đoạn 5 Đưa cây ra đất
Giai đoạn đưa cây hoàn chỉnh từ ống nghiệm ra đất là bước cuối cùng của quá
trình nhân giống in vitro và là bước quyết định khả năng ứng dụng quá trình này
trong thực tiễn sản xuất.
11


2.5.5. Chất điều hòa sinh trưởng thực vật
Theo Dương Công Kiên, 2003 chất điều hòa sinh trưởng thực vật hay hormones
sinh trưởng là các hợp chất hữ cơ (gồm các sản phẩm thiên nhiên của thực vật và các
hợp chất tổng hơp nhân tạo). Chúng có tác dụng điều tiết các quá trình sinh trưởng và
phát triển của thực vật. Tuy nhiên, các hormones sinh trưởng chỉ làm tăng cường quá
trình trao đổi chất mà không tham gia trực tiếp vào quá trình trao đổi chất. Nó không
thể dùng để thay thế chất dinh dưỡng. Hormones sinh trưởng gây nên tác dụng mạnh
mẽ với một lượng vô cùng bé lên trao đổi chất của tế bào, ở nồng độ cao chúng có
thể hoạt động như chất kìm hãm. Trong thành phần môi trường nuôi cấy, các
hormones sinh trưởng làm việc như chiếc chìa khóa đóng mở sự hoạt động của gen,
điều khiển sự phát sinh hình thái và tổng hợp các hoạt chất. Tác dụng của hormones
sinh trưởng liên quan đến hiện tượng kìm hãm và cảm ứng tổng hợp enzyme trong cơ
thể thực vật, hoạt hóa các bộ phận của phân tử DNA. Mỗi một hormones sinh trưởng
đều mang một chức năng riêng, nhưng trong cơ thể của thực vật, để điều khiển
những hoạt động của thực vật, chúng tham gia vào thường không phải là một mà là
vài chất. Tùy mỗi giai đoạn nuôi cấy, giai đoạn phát triển của thực vật, sự kết hợp

các chất này có khác nhau. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài chúng tôi sử dụng
các chất thuộc nhóm auxin và cytokinin.
2.5.5.1 Auxin
Tác dụng sinh lý của auxin chủ yếu làm tăng thể tích của tế bào, kích thích sự
hình thành rễ, kìm hãm sự sự sinh trưởng của chồi bên, kìm hãm sự rụng hoa, rụng
quả. Auxin hoạt hóa các hợp chất cao phân tử (protein, cellulose, pectin) và ngăn
cản sự phân giải chúng. Auxin được xem là hormone thực vật quan trọng nhất vì
chúng có vai trò rất cơ bản trong quá trình phối hợp sinh trưởng và biệt hóa tế bào
cần thiết cho sự phát triển bình thường của thực vật. Auxin cùng với một số chất
điều chỉnh khác đảm bảo cho sự tạo thành khối các tế bào đang phân chia thành cơ
thể thực vật hoàn chỉnh.
Trong nuôi cấy mô thường sử dụng các chất như indol acetic acid (IAA); naphthyl
acetic acid (NAA); 2,4 – D Dichloropenol acetic acid ( 2,4 – D); indol butyric acid (IBA)
2.5.5.2 Cytokinin
Bao gồm các nhóm chất như 6-Benzylaaminopurin (BAP) ; kinetin (Ki); zeatin (Z);
thidiazuron (TDZ). Cytokinin có tác dụng kích thích sự sinh trưởng của tế bào cấy mô
12


×