Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

NGHIÊN CỨU XỬ LÝ BÃ BÙN CỦA HỆ THỐNG XỬ LÝNƯỚC THẢI TỪ NHÀ MÁY CHẾ BIẾN THỦY SẢN BẰNG PHƯƠNG PHÁP NUÔI TRÙN QUẾ (Perionyx excavatus)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.09 MB, 72 trang )

 

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ SINH HỌC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGHIÊN CỨU XỬ LÝ BÃ BÙN CỦA HỆ THỐNG
XỬ LÝNƯỚC THẢI TỪ NHÀ MÁY CHẾ BIẾN THỦY SẢN
BẰNG PHƯƠNG PHÁP NUÔI TRÙN QUẾ (Perionyx excavatus)

Ngành học

: CÔNG NGHỆ SINH HỌC

Sinh viên thực hiện

: NGUYỄN KIM KHANH

Niên khóa

: 2009 – 2013

Tháng 6/2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ SINH HỌC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP


NGHIÊN CỨU XỬ LÝ BÃ BÙN CỦA HỆ THỐNG
XỬ LÝNƯỚC THẢI TỪ NHÀ MÁY CHẾ BIẾN THỦY SẢN
BẰNG PHƯƠNG PHÁP NUÔI TRÙN QUẾ (Perionyx excavatus)

Hướng dẫn khoa học

Sinh viên thực hiện

Th.S VÕ THỊ THÚY HUỆ

NGUYỄN KIM KHANH

KS. NGUYỄN MINH QUANG

Tháng 6/2013


LỜI CẢM ƠN
Lời cảm ơn đầu tiên con muốn gửi đến ba mẹ đã nuôi dưỡng, ủng hộ, tạo cho con
điều kiện tốt nhất và là chỗ dựa vững chắc để con có được hôm nay.
Tôi gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban giám hiệu Trường Đại Học Nông Lâm
Thành phố Hồ Chí Minh, Ban chủ nhiệm Bộ Môn Công Nghệ Sinh Học cùng tất cả
thầy cô đã tận tình dạy dỗ, giúp đỡ tôi trong thời gian tôi theo học ở trường.
Cảm ơn ThS. Võ Thị Thúy Huệ và KS. Nguyễn Minh Quang đã tận tình hướng
dẫn và tạo mọi điều kiện tốt nhất trong thời gian tôi thực hiện khóa luận.
Cảm ơn các thầy, cô và các anh, chị đang công tác tại Bộ Môn Công Nghệ Sinh
Học, Viện Nghiên Cứu Công Nghệ Sinh Học và Môi Trường đã giúp đỡ tôi trong thời
gian tôi thực hiện khóa luận.
Cảm ơn các bạn sinh viên lớp DH09SH, đã giúp đỡ, góp ý và chia sẻ cùng tôi
những khó khăn trong thời gian học tập và thực hiện khóa luận. Cảm ơn các bạn, chúc

các bạn thành công.
TP. Hồ Chí Minh, tháng 6 năm 2013
Nguyễn Kim Khanh

i


TÓM TẮT
Trong cơ cấu kinh tế nước ta, nền công nghiệp chế biến chiếm tỷ trọng không nhỏ,
đặc biệt là ngành chế biến thủy sản. Tuy nhiên, ngành công nghiệp này cũng đã và
đang làm ảnh hưởng tới môi trường do thải trực tiếp các chất thải chưa qua xử lý ra
môi trường ngoài gây ô nhiễm môi trường. Do khó khăn về vấn đề kinh phí và kỹ thuật
nên việc xây dựng hệ thống xử lý chất thải ở một số nhà máy chế biến còn hạn chế.
Nuôi trùn Quế là phương pháp có được biết đến vài năm trở lại đây trong việc xử lý
chất thải. Phương pháp này cần chi phí thấp, kỹ thuật đơn giản, hiệu quả và mang lại
lợi nhuận kinh tế. Do đó, phương pháp này cơ bản giải quyết được các khó khăn hiện
tại trong việc xử lý chất thải. Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn trên, đề tài “Nghiên cứu
xử lý bã bùn của hệ thống xử lý nước thải từ nhà máy chế biến thủy sản bằng phương
pháp nuôi trùn Quế (Perionyx excavatus)” được tiến hành nhằm mục đích đánh giá
tính khả thi trong việc xử lý bã bùn bằng trùn Quế và khảo sát hiệu quả của phân trùn.
Qua thời gian nghiên cứu, nhận thấy rằng trùn Quế có khả năng xử lý bã bùn thành
phân trùn. Trùn Quế có khả năng xử lý bã bùn hiệu quả nhất ở tỷ lệ phối trộn thức ăn ở
nghiệm thức 5 (60% bã bùn : 40% mụn dừa) với khối lượng bã bùn xử lý được trung
bình là 4,756 kg trong 49 ngày nuôi. Trùn có thể sinh trưởng và phát triển ở tất cả
nghiệm thức, tuy nhiên sự sinh trưởng sẽ tốt hơn ở các nghiệm thức có mụn dừa.
Nghiệm thức 5 (60% bã bùn : 40% mụn dừa) có tốc độ sinh trưởng cao nhất và hệ số
sinh trưởng là 131,85%, đồng thời nghiệm thức này có trọng lượng trùn tăng cao nhất
(20,78 g) và khác biệt có ý nghĩa về thống kê. Khi dùng khối lượng phân trùn khác
nhau để bón cho các nghiệm thức trồng cải, nhận thấy nghiệm thức 3 đạt năng suất cao
nhất là 15,11 tấn/ha. Qua các số liệu ghi nhận được cho thấy phương pháp sử dụng

trùn Quế để xử lý chất thải chế biến thủy sản rất khả thi và mang lại hiệu quả kinh tế
cao. Phương pháp này mang lại triển vọng lớn cho việc xử lý chất thải và sản xuất
phân bón ở nước ta.

ii


SUMMARY
Research on rasing earthworm (perionyx excavatus) fromthe waste mud of seafood
processing factory
In our country's economic structure, the processing industry accounted for
significant, especially seafood processing industry.However, this industry has also
been affecting the environment by direct discharge of the waste mud of seafood
processing into the environment, especially water and soil.
Earthworm rasing (Perionyx excavatus) is a methods to treat waste efficiently. This
method is not only applied at low cost, but also simple, efficient and profitable. Thus,
the project: "Research on rasing earthworm (Perionyx excavatus) fromthe waste mud
of seafood processing factory”.
Perionyx excavatus can settle mud of aquatic product processing industry and grow
in all treatments. The highest amount of feed in treatments have mud : coco peat are 60
: 40 (7.927 kg) and 50 : 50 (7.903 kg), respectively. The lowest amount of feed in
treatments have 100% mud (4.430 kg) and 90% mud : 10% coco peat (4.463 kg).
Perionyx excavatus can grow in all treatments, but faster in treatment have coco peat.
Treatment 5 (60% mud : 40% coco peat) has highest growing speed with coefficient of
growing is 131,85%. In addition, this treatment has the largest weight of earthworm
(20.78 g) and different are statistical signification. In planting treatment, earthworm
pat is used to planting brassicas. The highest productivity is 1.551 kg/m2 in treatment 3
(900 g/m2 earthworm pat).
Conclusion: raising earthworm (Perionyx excavatus) is useful and feasible method.
This method offers great potential for waste treatment and fertilizer production in Viet

Nam.
Keywords: Perionyx excavates, aquatic product processing wastes, mud, handling.

iii


MỤC LỤC
Trang
Lời cám ơn ........................................................................................................................ i
Tóm tắt .............................................................................................................................ii
Summary ........................................................................................................................ iii
Mục lục ........................................................................................................................... iv
Danh sách chữ viết tắt ...................................................................................................vii
Danh sách các bảng ..................................................................................................... viii
Danh sách các hình ......................................................................................................... ix
CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU .................................................................................................... 1
1.1 Đặt vấn đề .................................................................................................................. 1
1.2 Yêu cầu ...................................................................................................................... 2
1.3 Nội dung .................................................................................................................... 2
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU .......................................................................... 3
2.1. Tình hình ô nhiễm môi trường do ngành chế biến thủy sản ..................................... 3
2.2. Bùn chế biến thủy sản............................................................................................... 4
2.2.1 Thực trạng xử lý bã bùn ở nước ta ......................................................................... 4
2.2.2 Đặc điểm bùn chế biến thủy sản ............................................................................. 5
2.3. Trùn Quế ................................................................................................................... 5
2.3.1. Giới thiệu trùn Quế ................................................................................................ 5
2.3.1.1 Phân loại trùn Quế ............................................................................................... 6
2.3.1.2 Đặc tính sinh học của trùn Quế ........................................................................... 6
2.3.1.3 Đặc tính sinh lý của trùn Quế .............................................................................. 8
2.3.1.4 Sự sinh trưởng của trùn Quế ................................................................................ 9

2.3.1.5 Sự sinh sản và phát triển của trùn Quế ................................................................ 9
2.3.1.6 Ứng dụng của trùn Quế ..................................................................................... 11
2.3.2. Phân trùn .............................................................................................................. 11
2.3.2.1 Đặc tính của phân trùn ....................................................................................... 12
2.3.2.2 Ứng dụng của phân trùn .................................................................................... 13
2.3.3. Kỹ thuật nuôi trùn Quế ........................................................................................ 14
2.3.3.1 Các mô hình nuôi trùn Quế ............................................................................... 14
iv


2.3.3.2 Chuẩn bị môi trường nuôi trùn Quế .................................................................. 15
2.3.3.2.1 Chuẩn bị ô nuôi trùn Quế ............................................................................... 15
2.3.3.2.2 Chuẩn bị chất nền nuôi trùn............................................................................ 15
2.3.3.3 Cách chọn giống và thả giống trùn Quế ............................................................ 16
2.3.3.4 Chăm sóc trùn Quế ............................................................................................ 16
2.3.3.4.1 Phương pháp cho trùn Quế ăn ........................................................................ 16
2.3.3.4.2 Các điều kiện môi trường nuôi trùn................................................................ 17
2.3.3.5 Thu hoạch trùn Quế ........................................................................................... 17
2.3.4. Hiện trạng nghiên cứu về trùn Quế ..................................................................... 18
2.3.4.1 Tình hình nghiên cứu trong nước ...................................................................... 18
2.3.4.2 Tình hình nghiên cứu ngoài nước ...................................................................... 18
2.4. Mụn dừa .................................................................................................................. 19
2.4.1 Đặc điểm mụn dừa................................................................................................ 19
2.4.2 Ứng dụng của mụn dừa ........................................................................................ 20
2.5. Cây cải ngọt ............................................................................................................ 21
2.5.1 Phân loại cải ngọt ................................................................................................. 21
2.5.2 Đặc điểm cây cải ngọt .......................................................................................... 21
2.5.3 Công dụng của cây cải ngọt.................................................................................. 22
2.5.4 Kỹ thuật trồng cây cải ngọt .................................................................................. 22
CHƯƠNG 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP............................................................ 23

3.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu .......................................................................... 23
3.2. Vật liệu thí nghiệm ................................................................................................. 23
3.2.1 Nguyên liệu thí nghiệm ........................................................................................ 23
3.2.2 Dụng cụ thí nghiệm .............................................................................................. 23
3.3. Phương pháp thí nghiệm......................................................................................... 23
3.3.1. Sử dụng bã bùn của nhà máy chế biến thủy sản nuôi trùn Quế .......................... 23
3.3.1.1 Bố trí thí nghiệm ................................................................................................ 23
3.3.1.2 Tiến hành thí nghiệm ......................................................................................... 24
3.3.1.3 Chỉ tiêu theo dõi ................................................................................................ 24
3.3.1.4 Xử lý số liệu ...................................................................................................... 25
3.3.2. Đánh giá hiệu quả phân trùn lên cây cải ngọt ..................................................... 25
3.3.2.1 Bố trí thí nghiệm ................................................................................................ 25
v


3.3.2.2 Tiến hành thí nghiệm ......................................................................................... 25
3.3.2.3 Chỉ tiêu theo dõi ................................................................................................ 26
3.3.2.4 Xử lý số liệu ...................................................................................................... 26
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................................. 27
4.1. Phân tích đặc tính của bùn thải ............................................................................... 27
4.2. Sử dụng bã bùn của nhà máy chế biến thủy sản nuôi trùn Quế ............................. 28
4.2.1 Cảm quan về màu sắc và mùi cụm thức ăn .......................................................... 28
4.2.2 Diễn biến về sự thay đổi các điều kiện nuôi trùn Quế ......................................... 29
4.2.2.1 Nhiệt độ cụm thức ăn ........................................................................................ 29
4.2.2.2 Độ pH cụ thức ăn ............................................................................................... 31
4.2.3Chỉ tiêu về sinh trưởng .......................................................................................... 33
4.2.3.1 Khả năng tiêu thụ thức ăn và xử lý bã bùn của trùn Quế .................................. 33
4.2.3.2 Tốc độ ăn của trùn qua các làn cho ăn............................................................... 35
4.2.3.3. Phát sinh ấu trùng ruồi ở cụm thức ăn .............................................................. 36
4.2.3.4. Hệ số sinh trưởng của trùn Quế ........................................................................ 37

4.2.3.5. Tiêu tốn thức ăn cho 1 kg trùn tăng trọng ........................................................ 38
4.2.4 Hàm lượng các chất dinh dưỡng trong phân trùn ................................................. 39
4.3. Đánh giá hiệu quả phân trùn lên cây cải ngọt ........................................................ 40
4.3.1 Ảnh hưởng của phân trùn đến động thái tăng trưởng chiều cao cây .................... 40
4.3.2 Ảnh hưởng của lượng phân trùn đến tốc độ tăng trưởng chiều cao cây .............. 41
4.3.3 Ảnh hưởng của lượng phân trùn đến động thái ra lá ............................................ 42
4.3.4 Ảnh hưởng của các lượng phân trùn đến tốc độ ra lá........................................... 43
4.3.5 Ảnh hưởng của các lượng phân trùn đến năng suất cây ....................................... 44
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ...................................................................... 46
5.1. Kết luận................................................................................................................... 46
5.2. Đề nghị ................................................................................................................... 46
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 47
PHỤ LỤC

vi


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ANOVA

: Analys Of Variance

ctv

: Cộng tác viên

HSST

: Hệ số sinh trưởng


NT

: Nghiệm thức

NSLT

: Năng suất lý thuyết

NSTT

: Năng suất thực tế

TATT

: Thức ăn tiêu tốn

TN

: Thí nghiệm

TLTT

: Trọng lượng trùn tăng

vii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1 Thành phần và nồng độ các chất ô nhiễm từ công nghệ thực phẩm................. 3

Bảng 2.2 Thành phần các axit amin trong 100g trùn đông khô ...................................... 8
Bảng 2.3 Tỉ lệ sinh sản cùa trùn Quế .............................................................................. 10
Bảng 2.4 Thời gian phát triển của trùn Quế .................................................................... 10
Bảng 2.5Đặc tính phân trùn nguyên chất ........................................................................ 12
Bảng 2.6 Tính chất và thành phần của mụn dừa ............................................................. 19
Bảng 3.1 Tỉ lệ thành phần các chất trong thức ăn nuôi trùn quế .................................... 23
Bảng 3.2 Tỉ lệ phân trùn và đất trồng cây cải ngọt ......................................................... 25
Bảng 4.1 Đặc tính lý hóa và sinh học của bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải nhà máy
chế biến thuỷ sản ............................................................................................................. 27
Bảng 4.2 Cảm quan về màu sắc và mùi cụm thức ăn ..................................................... 28
Bảng 4.3 Nhiệt độ cụm thức ăn....................................................................................... 30
Bảng 4.4 Độ pH cụm thức ăn .......................................................................................... 31
Bảng 4.5Khối lượng thức ăn tiêu thụ và khối lượng bã bùn xử lý ................................. 33
Bảng 4.6 Lượng giòi xuất hiện ở các nghiệm thức ......................................................... 36
Bảng 4.7 Hệ số sinh trưởng của trùn............................................................................... 37
Bảng 4.8 Tiêu tốn thức ăn cho 1 kg trùn tăng trọng ....................................................... 38
Bảng 4.9 Thành phần dinh dưỡng của phân trùn Quế .................................................... 39
Bảng 4.10Ảnh hưởng của các lượng phân trùn đến động thái tăng trưởng chiều cao .... 40
Bảng 4.11Ảnh hưởng của các lượng phân trùn đến tốc độ tăng trưởng chiều cao ......... 41
Bảng 4.12Ảnh hưởng của các lượng phân trùn đến động thái ra lá................................ 42
Bảng 4.13Ảnh hưởng của các lượng phân trùn đến tốc độ ra lá ..................................... 43
Bảng 4.14Ảnh hưởng của các lượng phân trùn đến các yếu tố cấu thành năng suất ...... 44
viii


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1 Bã bùn thải ra môi trường khi chưa được xử lý............................................... 5
Hình 2.2 Trùn Quế (Perionyx excavantus) ..................................................................... 6
Hình 2.3 Hình thái bên ngoài của trùn Quế .................................................................... 7

Hình 2.4 Cải ngọt (Brassica integrifolia) ..................................................................... 21
Hình 4.1 Biến đổi màu sắc cụm thức ăn theo thời gian ................................................ 29
Hình 4.2 Biểu đồ thay đổi nhiệt độ cụm thức ăn theo thời gian ................................... 31
Hình 4.3 Biểu đồ thay đổi pH theo thời gian ................................................................ 32
Hình 4.4 Trùn lên ăn ở NT5 (60% bã bùn : 40% mụn dừa) ......................................... 34
Hình 4.5 Biểu đồ biểu hiện tốc độ ăn của trùn ............................................................. 35
Hình 4.6 Cây cải ngọt ở các nghiệm thức ..................................................................... 41

ix


Chương 1MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Chế biến thủy sản là một trong những ngành mũi nhọn mang lại nhiều ngoại tệ
cho đất nước. Không những đem lại lợi nhuận cao đóng góp ngân sách cho nhà nước
mà còn giải quyết việc làm cho người lao động. Tuy nhiên, sự phát triển này gây ra
những ảnh hưởng đến môi trường. Lượng bã bùn tạo ra sau khi xử lý nước thải từ các
cơ sở chế biến thủy sản thường ít được quan tâm và được xử lý không đúng cách. Bã
bùn sẽ gây ra ô nhiễm môi trường nghiêm trọng nếu không được xử lý kịp thời và
đúng kỹ thuật. Nguyên nhân do phần lớn các cơ sở chế biến có điều kiện tài chính hạn
hẹp, trong khi các phương pháp xử lý lại chưa thực sự hiệu quả và chi phí đầu tư cho
việc xử lý không mang lại lợi nhuận trực tiếp. Đồng thời do công tác tư vấn, quản lý
môi trường của các cơ quan chức năng chưa tốt, chưa thật sự nghiêm. Vì thế, còn
nhiều cơ sở chế biến thủy sản chưa thực sự tuân thủ theo các quy định về môi trường,
dẫn đến việc gây ô nhiễm môi trường cục bộ khi thiếu sự kiểm tra, giám sát của các cơ
quan chức năng. Do đó, cần có một phương pháp xử lý bã bùn thảihiệu quả, có thểgiải
quyết được các khó khăn trên nhưngcó chi phí đầu tư thấp, phương pháp đơn giản, dễ
thực hiện và có khả năng mang lại lợi nhuận. Từ đó mới có thể tạo sự tự giác, chủ
động trong việc xử lý chất thải nói riêng và bảo vệ môi trường nói chung của các cơ sở
chế biến thủy sản.

Trong các phương pháp xử lý, nuôi ủ trùn Quế là một kỹ thuật xử lý chất thải hữu
cơ, được đề xuất như là một giải pháp khả thi để xử lý bùn tử chế biến thủy sản. Bản
chất của phương pháp này là sự tác động của trùn Quế làm ổn định và biến đổi chất
thải rắn thành sản phẩm hữu cơ giàu dinh dưỡng (phân trùn) và nâng cao sinh khối của
trùn nên phương pháp này vừa giúp giải quyết vấn đề về môi trường, vừa mang lại
hiệu quả về kinh tế, cách thức thực hiện đơn giản nên đã phần nàogiải quyết được
những khó khăn trong việc xử lý bã bùn nhà máy chế biến thủy sản. Vì lý do đó,đề tài
“ Nghiên cứu xử lý bã bùn của hệ thống xử lý nước thải từ nhà máy chế biến thủy sản
bằng phương pháp nuôi trùn Quế (Perionyx Excavatus)” được thực hiện.

1


1.2 Yêu cầu
- Xác định khả năng xử lý bã bùn của hệ thống xử lý nước thải từ nhà máy chế
biến thủy sản bằng phương pháp nuôi trùn Quế, đồng thời khảo sát điều kiện tối ưu
nhất nuôi trùn Quế.
- Xác định hiệu lực của phân trùn trên cây trồng.
1.3 Nội dung thực hiện
- Nội dung 1: Nuôi trùn Quế với thức ăn là bã bùn của hệ thống xử lý nước thải
từ nhà máy chế biến thủy sảnkết hợp với mụn dừa theo các tỉ lệ khác nhau nhằm đánh
giá khả năng sinh trưởng, phát triển và xử lý bã bùn của trùn Quế. Tìm ra tỉ lệ phù hợp
nhất để nuôi trùn Quế và tỉ lệ phù hợp nhất để xử lý bã bùn.
- Nội dung 2: Trồng cây cải ngọt sử dụng phân trùn nhằm xác định hiệu quả của
phân trùn Quế tạo ra khi nuôi bằng bã bùn của hệ thống xử lý nước thải từ nhà máy
chế biến thủy sản.

2



Chương 2TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Tình hình ô nhiễm môi trường do ngành chế biến thủy sản
Theo báo cáo của Bộ Thủy sản (1998), lượng nước thải trung bình tạo ra từ một
tấn sản phẩm thủy sản là 15 m3, trong khi sản lượng thủy sản năm 1998 là 1.676.000
tấn, nên lượng nước thải tạo ra hàng năm làrất lớn. Nguồn nước thải này có chỉ số
BOD5 trung bình từ 1.250 – 1.800 mg/l, COD khoảng 1.600 – 1.300 mg/l và giàu các
chất dinh dưỡng với hàm lượng nitơ tổng cộng từ 70 – 120 mg/l (Đinh Hoàng
Minh,2008). Nguồn nước thải bắt nguồn từ các công đoạn sản xuất sản phẩm thủy sản
như sơ chế nguyên liệu, quá trình hấp luộc, quá trình ngâm thủy sản, các công đoạn
rữa thiết bị, .v.v..Lượng nước thài ô nhiễm gây ra do ngành chế biến thủy sản và các
ngành khác được trình bày ở bảng 2.1.
Bảng 2.1 Thành phần và nồng độ các chất ô nhiễm từ công nghệ thực phẩm
Ngành công nghiệp

Lưu lượng m3/ngày

Lượng ô nhiễm kg/ngày
SS

BOD

TKN

Chế biến hải sản

18.900

4.200

2.400


1.700

Bột khoai mì

47.100

30.600

590.000

-

Dệt và nhuộm

32.500

5.600

17.300

-

Nước giải khát

15.600

4.400

19.000


630

Chế biến thịt

6.400

400

13.300

1.020

Ngành đường

5.520

6.900

32.000

72

Rau quả đóng hộp

3.700

520

2.700


70

(Trích Đinh Hoàng Minh, 2008)

Ngành chế biến thủy sản là một trong những ngành công nghiệp gây ô nhiễm
nhiều cho môi trường, đặc biệt là môi trường nước. Nước thải chế biến thủy sản chứa
chất hữu cơ và chất dinh dưỡng (nitơ, phốt pho) cao, tạo điều kiện cho các vi sinh vật
gây bệnh phát triển như vi khuẩn thương hàn, tả, lỵ, siêu vi trùng gan, .v.v. và một số
loài nấm gây bệnh cho da. Đồng thời làm tăng lượng tảo trong nước (hiện tượng phú
dưỡng). Loại nước thải này có nguy cơ gây ô nhiễm cao cho môi trường xung quanh
nếu không được xử lý đúng mức. Ngoài ra, nước thải chế biến thủy sản còn chứa dầu
mỡ sinh ra từ quá trình chế biến cá có nhiều dầu, máu của các loài sinh vật.
3


Một đặc điểm quan trọng khác là hầu hết các nhà máy chế biến thủy sản đều nằm
ở ven biển (ngoại trừ thành phố Hồ Chí Minh) nên gặp vấn đề thiếu nước ngọt để chế
biến. Vì thế một số nhà máy dùng trực tiếp nước biển cho một số công đoạn trong quá
trình chế biến như công đoạn xã đá, mổ xẻ, rửa nguyên liệu. Do đó làmlượng nước thải
này ít nhiều sẽ có độ mặn.
Rõ ràngcác ngành công nghiệp chế biến thực phẩm gây ô nhiễm môi trường nước
và ô nhiễm chất hữu cơ do, nhất là công nghiệp chế biến thủy sản. Sự ô nhiễmđã đến
mức nghiêm trọng, đòi hỏi phải có nghiên cứu xử lý nhằm đảm bảo môi trường.
2.2.

Bùn chế biến thủy sản

2.2.1. Thực trạng xử lý bùn thủy sản ở nước ta
Theo Viện Nghiên cứu Hải sản, hiện nay cả nước ta có 1.015 cơ sở chế biến thủy

sản quy mô lớn nhỏ khác nhau sản xuất sản phẩm xuất khẩu và tiêu dùng nội địa. Sự
phát triển nhanh chóng của ngành chế biến cũng kéo theo những bất cập trong các lĩnh
vực phụ trợ khác, trong đó có công tác quản lý và xử lý chất thải sau chế biến. Các
thành phần chính gây ô nhiễm môi trường trong chế biến thủy sản gồm phế liệu và
chất thải rắn chất thải lỏng, khí thải và mùi trong chế biến thủy sản. Đáng kể nhất
làphế liệu và chất thải rắn, những phế liệu dễ lên men thối rữa và phân hủy. Các chất
thải này có khả năng làm xuống cấp nghiêm trọng chất lượng môi trường sống xung
quanh.
Theo điều tra của ViệnNghiên cứu Hải sản cho thấy, khi sản xuất được 1 tấn sản
phẩm đông lạnh xuất khẩu tôm thịt sẽ thải ra môi trường 0,75 tấn phế thải, cá phi lê
cho ra 1,8 tấn, nhuyễn thể 2 mảnh vỏ là 8 tấn (Đinh Hoàng Minh, 2008).Trong khi đó,
các hệ thống xử lý bã bùn thải ở các nhà máy chuyên xử lý có công suất chưa đủ so
với nhu cầu thực tế, còn các hệ thống ở các cơ sở nhỏ thì xử lý chưa thực sự hiệu quả.
Mặt khác, hiện nay chưa có hệ thống đánh giá về hiệu quả xử lý bùn thải nên hầu như
không thể kêu gọi các nhà đầu tư tham gia vào lĩnh vực này.
Bã bùn thải từ các cơ sở chế biển thủy sản sau khi tách nước được xử lý bằng
phương pháp sinh học hiếu khí, đối với bùn thải nguy hại được xử lý bằng phương
pháp đốt kết hợp hóa rắn tro sau đốt. Sản phẩm được sử dụng để chế biến thành phân
hữu cơ. Tuy nhiên, một lượng đáng kể bã bùn được thải chung với chất thải rắn sinh
hoạt nhằm giảm chi phí xử lý. Một số cơ sở xả trực tiếp bã bùn vào nguồn nước hoặc

4


vận chuyển đến các bãi chôn lấp. Bùn thải khi phân hủy sinh ra các chất như CH4, CO,

CO2, NH3, N2, .v.v., gây ra ô nhiễm môi trường cực kỳ nghiêm trọng.
Hình 2.1 Bã bùn thải ra môi trường khi chưa được xử lý
()
2.2.2. Đặc điểm bùn chế biến thủy sản

Bã bùn từ hệ thống xử lý nước thải có hàm lượng các chất ô nhiễm cao, nếu
không được xử lý sẽ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng do những chất độc hại của
nước thải tích tụ một lượng lớn trong bã bùn.Các chất hữu cơ chứa trong bã bùn chủ
yếu là những chất dễ bị phân hủy. Bã bùncủa hệ thống xử lý nước thải khi vào nước sẽ
làm suy giảm nồng độ oxy hòa tan trong nước do vi sinh vật sử dụng oxy hòa tan phân
hủy các chất hữu cơ. Nồng độ oxy hòa tan dưới 50% bão hòa có khả năng gây ảnh
hưởng đến sự phát triển của tôm, cá. Oxy hòa tan giảm không chỉ gây suy thoái tài
nguyên thủy sản mà còn làm giảm khả năng tự làm sạch của nguồn nước, dẫn đến
giảm chất lượng nước cấp cho sinh hoạt và công nghiệp. Mùi hôi tanh tạo ra gây ô
nhiễm môi trường không khí, chủ yếu là mùi của các hợp chất hữu cơ metyl amin,
trimetyl, NH3, indol, mecaptan, H2S (Lê Văn Đức, 2012).
2.3.

TrùnQuế

2.3.1. Giới thiệu TrùnQuế
Trùn Quế (Perionyx excavatus) thuộc nhóm trùn ăn phân, thường sống trong môi
trường có nhiều chất hữu cơ đang phân hủy. Trong tự nhiên, trùn Quế ít tồn tại với
quần thể lớn và không có khả năng cải tạo đất trực tiếp như một số loài trùn địa
5


phương sống trong đất.Trùn Quế là một trong những giống trùn đã được thuần hóa,
nhập nội và đưa vào nuôi công nghiệp với các quy mô khác nhau. Đây là loài trùn sinh
sản nhanh, xuất hiện rải rác ở vùng nhiệt đới, phân bố nhiều ở các quốc gia như Việt
Nam, Ấn Độ, Indonesia, Australia, Madagasca, .v.v.. Trùn Quế dễ được bắt bằng tay
nên rất dễ thu hoạch, được sử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp thực phẩm ở các
nước như Philippin, Australia, Trung Quốc, Nhật Bản, .v.v.. (Gurero, 1983).
Kích thước trùn Quế trưởng thành từ 10 – 15 cm, hàm lượng nước trong cơ thể
trùn chiếm khoảng 80 – 85%, chất khô khoảng 15 – 20%. Trùn Quế được xem là

nguồn dinh dưỡng bổ sung quý giá cho các loại gia súc, thủy hải sản, .v.v..

Hình 2.2 Trùn Quế (Perionyx excavatus)
()
2.3.1.1 Phân loại trùn Quế
Ngành: Annelides (ngành trùn đốt)
Lớp: Clitellata (phân ngành có đai)
Lớp phụ: Olygochaeta (lớp trùn ít tơ)
Họ:Megascocidae
Chi: Perionyx
Loài: Perionyx excavatus
2.3.1.2 Đặc tính sinh học trùn Quế
Trùn Quế là động vật không xương sống, cơ thể có dạng hình trụ, cơ thể thon dài
phân thành nhiều đốt, bên trong cũng phân đốt tương ứng goin là xoang thân. Phần đầu
của trùn Quế thoái hóa, có mang đai sinh dục; các hệ bên trong cơ thể như hệ tuần
hoàn, hệ thần kinh, hệ bài tiết, v.v. cũng sắp xếp theo theo đốt. Trùn Quế có số lượng
đốt từ 110 – 180 đốt, trên mỗi đốt mang một đôi hạch thần kinh giúp cho trùn ghi nhận
6


lại cảm giác và phản ứng đáp trả của cơ thể đối với môi trường ngoài rất nhạy bén.
Kích thước của trùn Quế tương đối nhỏ, chiều dài thân vào khoảng 10 –15 cm, thân
hơi dẹt, bề ngang của con trưởng thành có thể đạt 0,1 – 0,2 cm, có màu từ đỏ đến màu
mận chín (tùy theo tuổi), màu nhạt dần về phía bụng, hai đầu hơi nhọn (G.
Bhattacharjee và Chaudhuri, 2002). Cơ thể trùn có hình thon dài nối với nhau bởi
nhiều đốt, trên mỗi đốt có một vành tơ. Khi di chuyển, các đốt co duỗi kết hợp các
lông tơ phía bên dưới các đốt bám vào cơ chất đẩy cơ thể di chuyển một cách dễ dàng.

Hình 2.3 Hình thái bên ngoài của trùn Quế
(o)

Trùn Quế hô hấp qua da, chúng có khả năng hấp thu O2và thải CO2 trong môi
trường nước, điều này giúp cho chúng có khả năng sống trong nước trong thời gian
dài. Hệ thống bài tiết của trùn Quế bao gồm một cặp thận ở mỗi đốt. Các cơ quan này
bảo đảm cho việc bài tiết các chất thải chứa đạm dưới dạng amoniac và ure. Trùn quế
ăn thức ăn bằng môi ở lỗ miệng, lượng thức ăn mỗi ngày được nhiều nhà khoa học ghi
nhận là tương đương với trọng lượng cơ thể của nó. Sau khi qua hệ thống tiêu hóa với
nhiều vi sinh vật cộng sinh, chúng thải ra phân ra ngoài rất giàu dinh dưỡng, những vi
sinh vật cộng sinh có ích trong hệ thống tiêu hóa này theo phân ra khỏi cơ thể trùn
nhưng vẫn còn hoạt động trong một thời gian dài. Đây là một trong những nguyên
nhân làm cho phân trùn có hàm lượng dinh dưỡng cao và có hiệu quả cải tạo đất tốt
hơn dạng phân hữu cơ phân hủy bình thường()

7


Trùn Quế không những có hàm lượng protein cao mà trong protein của trùn còn
chứa nhiều axit amin cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển của gia súc, gia cầm mà
không thể tự tổng hợp được hoặc tổng hợp với lượng rất ít.
Bảng 2.2 Thành phần các axit amin trong 100g trùn đông khô
Amino acid

Hàm lượng trong trùn khô (%)

Hàm lượng trong protein (%)

Aspatic

3,90

6,510


Glutamic

7,57

12,64

Serine

2,49

4,15

Glycine

1,53

2,55

Histidine

3,15

5,26

Arginine

6,49

10,82


Threonine

1,55

2,58

Alanine

1,68

2,80

Proline

1,59

2,65

Tyrosine

3,57

5,96

Valine

5,16

8,62


Cystine

1,88

3,14

Leunine

4,88

8,14

Lysine

2,09

3,48

Isoleunine

4,62

7,72

Methionine

1,13

1,92


Phenylalamine

1,60

2,67

(Nguyễn Văn Bảy, 2000)

2.3.1.3 Đặc tính sinh lý trùn Quế
Trùn Quế rất thích sống trong môi trường ẩm ướt và có độ pH ổn định. Tế bào da
của chúng rất mỏng, thường xuyên tiết nước ra chất nền để bảo vệ cơ thể và thích ứng
với điều kiện sống trong môi trường tối và ẩm thấp. Do đó trùn Quế rất nhạy cảm,
phản ứng mạnh với ánh sáng, nhiệt độ và độ ẩm.
- pH: trùn Quế chịu được phổ pH khá rộng, từ 4 – 9, thích hợp nhất là 6,8 – 7,5.
Nếu pH quá thấp chúng sẽ bỏ đi (Nguyễn Văn Bảy, 2000).

8


- Nhiệt độ: bình thường trùn Quế sống trong khoảng nhiệt độ từ 5 – 30oC, nhiệt
độ thích hợp nhất cho sự sinh trưởng và sinh sản của trùn là 25 – 30oC. Trong điều
kiện khí hậu nhiệt đới tương đối ổn định và có độ ẩm cao như khu vực phía Nam, trùn
sinh trưởng và sinh sản rất nhanh. Ở nhiệt độ sống quá thấp, chúng sẽ ngừng hoạt động
và có thể chết hoặc khi nhiệt độ sống lên quá cao cũng bỏ đi hoặc chết.
- Độ ẩm: nước là thành phần quan trọng chiếm 75 – 90% khối lượng cơ thể trùn
Quế, độ ẩm thích hợp nhất cho trùn Quế sinh trưởng và sinh sản là 60 – 70%. Chúng
có thể chết khi điều kiện khô và nhiều ánh sáng nhưng chúng lại có thể tồn tại trong
môi trường nước có thổi oxy.
- Không khí: trùn Quế hô hấp qua da, chúng có khả năng hấp thu O2 và thải CO2,

do đó môi trường sống của chúng đòi hỏi phải thoáng khí.Một số chất có hại cho trùn
Quế như Cl2, NH3, SO2, CH4, .v.v.
Trùn Quế thích nghi với phổ thức ăn khá rộng, chúng ăn bất kỳ chất thải hữu cơ
nào có thể phân hủy trong tự nhiên (rác đang phân hủy, phân gia súc, gia cầm v.v.).
Tuy nhiên, những thức ăn có hàm lượng dinh dưỡng cao sẽ hấp dẫn chúng hơn, giúp
cho chúng sinh trưởng và sinh sản tốt hơn (Nguyễn Văn Bảy, 2000).
2.3.1.4 Sự sinh trưởng của trùn Quế
Trùn Quế sinh trưởng bằng phương thức tăng số lượng đốt thân và tăng tiết diện
đốt thân. Trong quá trình sinh trưởng, trọng lượng và thể tích của trùn tăng lên. Khi
xuất hiện đai sinh dục là lúc trùn đã thành thục sinh dục. Theo thời gian khi đai sinh
dục thái hóa thì chứng tỏ trùn đã già. Trước khi trùn chết, khối lượng cơ thể giảm sút.
Trong tự nhiên, trùn tăng trưởng nhanh vào mùa thu, và chậm vào mùa đông, mùa hè.
Trùn Quế có khả năng tái sinh một bộ phận nào đó bị tổn thương hoặc bị cắt đứt.
Lớp phụ Oligochaetae có thể tái sinh cả phía trước và phía sau thân của cơ thể. Theo
Thái Trần Bái (1978), trùn quế có khả năng hình thành những phần cơ thể bị cắt mất.
2.3.1.5 Sự sinh sản và phát triển của trùn Quế
Trùn Quế sinh sản rất nhanh trong điều kiện khí hậu nhiệt đới tương đối ổn định
và có độ ẩm cao. Theo nhiều tài liệu, từ 2 cá thể trùn ban đầu trong điều kiện sống
thích hợp có thể tạo ra từ 1.000 –1.500 cá thể trong một năm.Trùn Quế là sinh vật
lưỡng tính, chúng có đai và các lỗ sinh dục nằm ở phía đầu của cơ thể, có thể giao phối
chéo với nhau để hình thành kén ở mỗi con, kén được hình thành ở đai sinh dục, trong
mỗi kén mang từ 1 – 20 trứng, kén trùn di chuyển dần về phía đầu và hơi ra đất. Kén
9


áo hình dạng thon dài, hai đẩu túm nhọn lại gần giống như hạt bông cỏ, ban đầu có
màu trắng đục, sau chuyển sanh màu xanh nhạt hoặc vàng nhạt rồi chuyển sang nâu
sẫm khi kén sắp nở. Trọng lượng trùn Quế nặng từ 1,2 – 2,6 mg. Thời gian nở hoàn
toàn, tùy thuộc vào điều kiện môi trường. Trong điều kiện bình thường, thời gian nở
của ấu trùng trùn Quế là 2 – 3 tuần, mỗi kén trùn chứa 1 – 20 trùn con. Khi nhiệt độ

tăng thì thời gian trung bình kén nở giảm và tỉ lệ kén nở tăng (Nguyễn Văn Bảy, 2000).
Số kén, tỉ lệ kén nở và tỉ lệ sinh sản mỗi tuần của trùn Quế trên chất hữu cơ động
vật và thực vật đều cao hơn so với một số loài trùn khác.
Bảng 2.3 Tỉ lệ sinh sản cùa trùn Quế
Loài

% số kén

% kén nở

% kén không nở

Tỉ lệ sinh sản mỗi tuần

Eisenia fetida

3,8

83,2

3,3

10,4

Eudrilus eugeniae

3,6

81,0


2,3

6,7

Preionyx excavatus

19,5

90,7

1,1

19,4

Dendrobaena veneta

1,6

81,2

1,1

1,4

(Trích Trương Anh Phú, 2008)

Thời gian kén nở, thời gian trùn trưởng thành và tổng thời gian tính từ giai đoạn
trứng đến giai đoạn trưởng thành của trùn Quế ngắn hơn so với các loài trùn khác.
Bảng 2.4Thời gian phát triển của trùn Quế
Loài


Thời gian kén nở
(ngày)

Thời gian trùn

Tổng thời gian từ giai

trưởng thành

đoạn trứng đến khi

(ngày)

trưởng thành (ngày)

Eisenia fetida

32 – 73

53 – 76

85 – 149

Eudrilus eugeniae

13 – 27

32 – 95


43 – 122

Preionyx excavatus

16 – 21

28 – 56

44 – 71

Dendrobaena veneta

40 - 126

57 - 86

97 - 214

(Trích Trương Anh Phú, 2008)

Trùn Quế trưởng thành nặng từ 0,08 – 0,12 g, trùn nhỏ nặng dưới 0,05 g. Khi
mới nở, trùn Quế con nhỏ như đầu kim và có màu trắng, dài khoảng 2 – 3mm. Sau từ
5 – 7 ngày cơ thể chúng sẽ chuyển dần sang màu đỏ và bắt đầu xuất hiện một vằn đỏ
thẫm trên lưng. Khoảng từ 15 –30 ngày sau, trùn đã ở giai đoạn trưởng thành và bắt
đầu xuất hiện đai sinh dục; từ lúc này chúng bắt đầu có khả năng bắt cặp và sinh sản
(Arellano, 1997). Sau 60 ngày, trùn Quế đạt chiều dài thân khoảng 8 – 10 cm, từ 70 –
10


90 ngày trùn bắt đầu đẻ nhưng tỉ lệ rất thấp. Từ 90 này tuổi trở đi, trùn Quế trở thành

bố mẹ hoàn chỉnh, đây là giai đoạn trùn sinh sản mạnh mẽ và trứng có tỉ lệ ở cao nếu
được chăm sóc và nuôi dưỡng tốt. Trùn Quế trưởng thành khỏe mạnh có màu mận chín
và có sắc ánh kim trên cơ thể.
2.3.1.6 Ứng dụng của trùn Quế
Trùn Quế là loại thực phẩm có hàm lượng protein cao, giàu nguyên tố khoáng vi
lượng, ít chất béo. Trong trùn Quế có nhiều loại amino acid cần thiết cho con người và
hàm lượng vitamin B1, B2, A, C, E cao. Vì vậy ờ nhiều nước trên thế giới đã sử dụng
trùn Quế để chế biến thực phẩm cho con người. Ở Nhật có tới 200 loại thực phẩm chế
biến từ trùn Quế, ở Ý trùn Quế còn được chế biến thành pate,. Nhiều nhà dinh dưỡng
học trên thế giới dự đoán trùn Quế là loài động vật dinh dưỡng cao và rất dễ nuôi. Vì
thế, trong tương lai có thể trùn Quế sẽ là nguồn thực phẩm quan trọng, phổ biến và quý
giá của con người.
Y học cổ truyền của nhiều nước trong đó có Việt Nam đã dùng trùn Quế để chữa
các bệnh về tim mạch, huyết áp, thần kinh, kháng ung thư, hen suyễn và thấp khớp,
thương hàn,… Loại amino acid tyrosin có trong trùn Quế có khả năng tăng tuần hoàn
máu ngoại vi của bề mặt cơ thể, có tác dụng giải nhiệt, hạ sốt. Dịch ngâm nước của
trùn Quế có tác dụng giảm đau. Một số amino acid của trùn Quế có tác dụng làm thuốc
trị xơ vữa động mạch và hàm lượng mỡ trong máu cao.Các amino acid quan trọng
được chiết xuất từ trùn Quế được sử dụng trong thực phẩm cho trẻ em giúp tăng sức đề
kháng, chống suy dinh dưỡng, phát triển hệ cơ, giảm hội chứng thiểu năng trí tuệ. Việc
bổ sung các amino acid quan trọng này vào thực phẩm cho các vận động viên thể thao
giúp tăng cường sức khỏe, bồi bổ sinh lực, tăng khả năng chịu đựng của cơ bắp. Giúp
người bệnh mau phục hồi sức khỏe.
Trùn Quế thường được chế biến ở dạng bột. Phơi hoặc rang trùn cho thật khô
mới giã thành bột: rửa sạch trùn, dùng cát hay cám trộn với trùn khi sấy, phơi vì trùn
tiết ra nhiều chất nhờn, sau đó sàng lấy trùn đem giã nhỏ rồi đóng bao để bảo quản nơi
khô ráo. Bột trùn bổ sung vào thức ăn gia cầm, lợn 3-5% ().
2.3.2. Phân trùn
Phân trùn Quế là loại phân bón giàu dinh dưỡng, có tác dụng kích thích sự tăng
trưởng của cây trồng. Phân trùn gồm có hỗn hợp chất thải hữu cơ đã được phân hủy,

chất nền, phân trùn nguyên chất, trùn nhỏ, kén trùn, các vi sinh vật phân hủy khác. Sau
11


khi ăn các các loại chất thải hữu cơ, trùn Quế sẽ cho ra nguồn phân hữu cơ sạch và
đồng nhất.Phân trùn có màu nâu sẫm, dạng than bùn, kết cấu dạng viên, bền chắc, tơi,
mịn xốp, thoáng khí, có tính giữ khí và thoát nước tốt, dự trữ lâu ngày không bị đóng
cục lại. (Nguyễn Viết Vĩnh, 2012).
2.3.2.1 Đặc tính của phân trùn
Hạt phân trùn Quế có kết cấu dạng viên, bền chắc và có tính giữ nước, thoát nước
tốt, dự trữ lâu ngày không bị đóng cục cứng lại. Đây là những đặc điểm mà ít có loại
phân hữu cơ nào có thể sánh được. Dùng phân trùn có thể tái tạo được tính chất vật lý
của đất, làm cho đất tơi xốp, tạo sự thông khí trong đất, thúc đẩy vi sinh vật phát triển
có lợi cho việc hấp thụchất dinh dưỡng của cây, tăng tính giữ nước và giữ độ phì cho
đất không bị cuốn trôi.
Bảng 2.5 Đặc tính phân trùn nguyên chất
Thành phần

Hàm lượng

Đơn vị

N

1,5 – 2,2

%

P2O5


1,8 – 2,2

%

K2O

1,2 – 1,5

%

Ca

4,6 – 4,8

%

Mg

0,3

%

Cu

0,5

ppm

Zn


150 – 170

ppm

C

13,1 – 17,3

%

C/N

10 – 11

-

Ẩm độ

62

%

Vi khuẩn

1,1x108

Cfu/g

Nấm


31x108

Cfu/g 

Vật chất hữu cơ

65 – 70

%

Antinomycetes

107 x 108

Cfu/g 

Vi khuẩn nitơ hóa

140x 104

Cfu/g 

Vi khuẩn cố định nitơ

45

Cfu/g 

Vi khuẩn biến đổi lân


135x 10

Vi khuẩn phân hủy chất xơ

45

12

1

Cfu/g 
Cfu/g 


Vi khuẩn phân hủy chất bột đường

84,5 x 108

Samonella

-

E.coli

-

Cfu/g 

Nguồn: Werner và Cuevas, 1996


Phân trùn chứa đựng một hỗn hợp vi sinh có hoạt tính cao, là chất xúc tác sinh
học. Phần cặn bã của cây trồng và phân động vật cũng như kén trùn trong phân trùn rất
giàu chất dinh dưỡng, dễ hòa tan trong nước và chứa hơn 50% chất mùn. Do đó phân
trùn không chỉ kích thích tăng trưởng cây trồng mà còn tăng khả năng cải tạo đất và
còn có thể ngăn ngừa một số bệnh về rễ.
Phân trùn còn chứa các khoáng chất cho cây như: P, M, K, Ca, N, .v.v.. Đặc biệt
là các khoáng chất này lại được cây trồng hấp thụ một cách trực tiếp; không như
những loại phân hữu cơ khác phải được phân hủy trong đất trước khi cây hấp thụ. Sẽ
không có bất cứ rủi ro, cháy cây nào xảy ra khi bón phân trùn. Chất mùn trong phân
trùn được loại trừ những độc tố, nấm có hại và vi khuẩn trong đất nên nó có thể đẩy lùi
những bệnh của cây trồng.Phân trùn làm gỉảm hàm lượng dạng acid carbon trong đất
và gia tăng nồng độ nitơ trong một trạng thái cây trồng có thể hấp thụ được.
Acid humic ở trong phân trùn kích thích sự phát triển cây trồng thậm chí ngay cả
ở nồng độ thấp. Vì acid humic ở trong trạng thái được phân bố về mặt ion mà trong đó
chúng có thể dễ dàng hấp thụ bởi cây trồng nhiều hơn bất kỳ chất dinh dưỡng nào
khác. Chất IAA (Indol Acetic Acid) có trong phân trùn là một trong những chất kích
thích hữu hiệu giúp cây trồng tăng trưởng tốt.Phân trùn có nồng độ pH = 7 nên nó hoạt
động như một rào cản, giúp cây phát triển trong đất mà ở đó có nồng độ pH quá cao
hoặc quá thấp(Nguyễn Viết Vĩnh, 2012).
2.3.2.2 Ứng dụng của phân trùn
So với các loại phân chuồng hay phân hữu cơ khác, phân trùn cho hiệu quả cao
hơn. Phân trùn có khả năng giúp rút ngắn thời gian trồng, cây phát triển đều, kháng sâu
bệnh tốt hơn, đặc biệt phân trùn phát huy tác dụng tốt trong hai mùa vụ ngắn ngày liên
tiếp. Phân trùn không để lại trong cây trồng hay trong đất dư lượng hoá chất hay phụ
phẩm độc hại nào. Trong các chương trình sản xuất rau sạch, rau chất lượng cao thì sử
dụng phân trùn làm nguồn phân hữu cơ sạch là tốt nhất.
Phân trùn được dùng trong trồng trọt cho nhiều mục đích khác nhau. Phân trùn có
hiệu lực tương đương với hỗn hợp dinh dưỡng dùng trong trồng hoa trong nhà kính
13



(Fosgate và Babb, 1972). Phân trùn được dung cho sự nẩy mầm: Dùng 20 – 30% phân
trùn trộn với đất, xem như một hỗn hợp nẩy mầm tốt nhất đảm bảo cho cây phát triển
không ngừng trong 3 tháng mà không cần cung cấp thêm bất kỳ nguồn dinh dưỡng nào
khác. Có khả năng làm tăng tỷ lệ nẩy mầm của hạt, giúp cây con phát triển nhanh và
có tỷ lệ sống cao. Phân trùn được sử dụng như là chất điều hòa chất: nếu bỏ phân trùn
và tưới nước thường xuyên vào một vùng đất cằn cỗi đã được cày xới, thì lớp đất này
sẽ được cải tạo (2.000 – 2.500kg/ha). Phân trùn còn được dung như là phân bón: Bón
trực tiếp phân trùn quanh gốc cây (không gây hư hại cây nếu sử dụng nhiều) bón lót
cho cây, rau, quả các loại sẽ tạo ra sản phẩm có chất lượng tốt, đạt năng suất cao và
sản phẩm không có độc tố(Nguyễn Viết Vĩnh, 2012).
2.3.3. Kỹ thuật nuôi trùnQuế
2.3.3.1 Các mô hình nuôi trùn Quế
 Nuôi trùn Quế trong khay chậu
Áp dụng cho những hộ gia đình không có đất sản xuất hoặc muốn tận dụng tối đa
các diện tích trống có thể sử dụng được. Mô hình này có thể sử dụng các dụng cụ đơn
giản và rẻ tiền như các thùng gỗ, thau chậu, thùng, xô, .v.v..Ưu điểm của mô hình này
là dễ thực hiện, có thể sử dụng lao động phụ trong gia đình hoặc tận dụng thời gian
rãnh rỗi. Công tác chăm sóc cũng thuận tiện vì dễ quan sát, gọn nhẹ và tương đối đơn
giản. Tuy nhiên, phương pháp này cũng có nhược điểm là tốn nhiều thời gian hơn các
mô hình khác, số lượng sản phẩm có giới hạn, việc chăm sóc cho trùn phải được chú ý
cẩn thận hơn.
 Nuôi trùn Quế trên đồng ruộng có mái che
Thích hợp cho quy mô gia đình vừa phải hoặc mở rộng, thích hợp cho những
vườn cây ăn quả, cây công nghiệp lâu năm có bóng râm vừa phải.Các luống nuôi có
thể đạt độ ẩm trong đất hoặc làm bằng các vật liệu nhẹ như bạt không thấm nước, gỗ,
.v.v., có bề ngang từ 1 – 2m, độ sâu (hoặc cao) khoảng 30 – 40 cm, bảo đảm thoát
nước và thông thoáng. Mái che nên làm ở dạng cơ động để dễ di chuyển, thay đổi
trong những thời tiết khác nhau. Độ dày chất nền ban đầu và thức ăn nên được bổ sung
hàng tuần. Luống nuôi cần được che phủ để giữ ẩm, kích thích hoạt động của trùn và

ngăn chặn các thiên địch.
 Nuôi trùn Quế trên đồng ruộng không có mái che

14


×