Tải bản đầy đủ (.pdf) (53 trang)

THU THẬP VÀ XÂY DỰNG QUY TRÌNH BẢO TỒN IN VITRO VÀ EX VITRO CÂY LÚA HOANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (995.48 KB, 53 trang )

 

 

 

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ SINH HỌC

 
 
 
 

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
 
 

THU THẬP VÀ XÂY DỰNG QUY TRÌNH BẢO TỒN
IN VITRO VÀ EX VITRO CÂY LÚA HOANG
 
 
 

Ngành học

: CÔNG NGHỆ SINH HỌC

Sinh viên thực hiện


: TRẦM THỊ MỸ HƯƠNG

Niên khóa

: 2009 – 2013

Tháng 6/2013

 
 


 

 

 

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ SINH HỌC
 
 

 
 
 

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
 

THU THẬP VÀ XÂY DỰNG QUY TRÌNH BẢO TỒN
IN VITRO VÀ EX VITRO CÂY LÚA HOANG
 

 

 
 

 

Hướng dẫn khoa học

Sinh viên thực hiện

TS. BÙI MINH TRÍ

TRẦM THỊ MỸ HƯƠNG

ThS. VÕ THỊ THÚY HUỆ

Tháng 6/2013

 
 


 

 


 

LỜI CẢM ƠN
Để có được ngày hôm nay con xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến: Cha là
người hi sinh cả cuộc đời vì con để con có thể có được ngày hôm nay; Mẹ - người luôn
đứng đằng sau ủng hộ, chia sẻ và là chỗ dựa tinh thần cho con; em gái đã chăm sóc cha
mẹ khi chị học xa nhà. Chân thành cảm ơn tất cả mọi người trong gia đình đã quan
tâm, yêu thương, động viên và tạo mọi điều kiện tốt nhất để con yên tâm học tập và
hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn chân thành đến:
- Thầy TS. Bùi Minh Trí và Cô Ths. Võ Thị Thúy Huệ đã tận tình hướng dẫn và
giúp đỡ tôi trong suốt quá trình làm đề tài.
- Các Thầy - Cô trong Bộ môn Công nghệ sinh học và các Thầy Cô đã giảng dạy
tôi trong suốt thời gian học.
- Ban giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo mọi
điều kiện cho tôi trong suốt thời gian học tập.
- Tập thể lớp DH09SH đã chia sẻ những khó khăn, vất vả, vui buồn và hỗ trợ
chúng tôi trong quá trình thực hiện đề tài.
- Phòng Bộ môn Công nghệ sinh học thực vật, Viện nghiên cứu Công nghệ sinh
học và môi trường đã hỗ trợ và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian tôi làm đề tài.
- Các bạn trong kí túc xá đã bên cạnh trong thời gian tôi khó khăn nhất.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 24 tháng6 năm 2013
Sinh viên

Trầm Thị Mỹ Hương

 
 



 

 

 

TÓM TẮT
Lúa là một trong những loại ngũ cốc quan trọng trên thế giới và Việt Nam.
Ngày nay, biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất nông nghiệp, đặc biệt
là cây lúa.Vì vậy, việc bảo tồn và lưu giữ các đặc tính lúa hoang để phục vụ cho công
tác lai tạo giống sau này là một vấn đề cấp thiết.Việc tiến hành thu thập và xây dựng
quy trình bảo tồn invitro và exvitro cây lúa hoangcần được quan tâm với mục đích là
xây dựng được quy trình phù hợp đểbảo tồn cây lúa hoang và lưu giữ được những
gene quý phục vụ cho công tác lai, tạo giống sau này.
Đề tài được thực hiện gồmthu thập các mẫu lúa hoang tại bốn tỉnh và cácthí
nghiệm như khảo sát ảnh hưởng của nồng độ Javel và thời gian đến tỉ lệ nhiễm và sống
của mẫu, ảnh hưởng của sự tách vỏ và không tách vỏ đến khả năng nảy mầm của mẫu,
ảnh hưởng của các môi trường đến sự sinh trưởng của mẫu.
Đề tài đã thu thập và sơ bộ đánh giá 20 mẫu lúa hoang thu thập tại các địa
phương thuộc các tỉnh Đồng Tháp, Hậu Giang, Cần Thơ, Bến Tre.
Mẫu được khử với Javel 30% trong 20 phút đạt kết quả tốt nhất.Sự nảy mầm
của hạt đươc bóc vỏ nhanh và mạnh hơn là hạt chưa bóc vỏ.Môi trường tốt nhất để kéo
dài thời gian cấy chuyền mẫu là môi trường Nitsch.Khả năng chống chịu mặn của mẫu
kém.


 



 

 

 

SUMMARY
Collecting and establishing procedures forin vitro and ex vitrowild rice
preservation.
Rice is one of the most important cereal in the world and in Vietnam.
Nowadays, climate change is affecting obviously to the agriculture production,
especially rice. So preservation and storage characteristics of wild rice are very
support for breeding, it turns out to be an urgent need. Therefore, collecting and
establishing procedures for the wild rice preservation in in vitro and ex vitro is very
important.
This research focused on collecting wild rice samples in four provinces,
investigating the effect of Javel concentration and time to the prevalence and living of
wild rice sample in vitro, investigating the effect of peeling and unpeeling to viability
of the samples, investigating the effect of three different media on the growth of the
wild rice seedling.
The research collected and assessed 20 wild rice samples collected in Dong
Thap, Hau Giang, Can Tho, Ben Tre provinces. The optimal concentration of Javel
and optimal time to sterilize samples was 30 % and 20 minutes.The germination of the
peeled seeds were faster and stronger than the unpeeled seeds. The optimal medium to
extend the subculture time was Nitsch medium. Salt tolerance of the sample was
unclear.
Keywords: wild rice, Nitsch medium

ii 
 



 

 

 

MỤC LỤC
Trang
Lời cảm ơn ........................................................................................................................i
Tóm tắt ..............................................................................................................................i
Summary ......................................................................................................................... ii
Mục lục .......................................................................................................................... iii
Danh sách chữ viết tắt ................................................................................................... vi
Danh sách các bảng ...................................................................................................... vii
Danh sách các hình ...................................................................................................... viii
Chương 1 MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
1.1 Đặt vấn đề ..................................................................................................................1
1.2 Yêu cầu đề tài ............................................................................................................1
1.3 Nội dung thực hiện ....................................................................................................1
Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...............................................................................2
2.1. Sơ lược về cây lúa ....................................................................................................2
2.1.1. Sơ lược về cây lúa trồng ........................................................................................2
2.1.1.1 Nguồn gốc cây lúa ...............................................................................................2
2.1.1.2 Phân loại khoa học và đặc tính sinh lý của cây lúa trồng....................................2
2.1.2. Sơ lược về cây lúa hoang.......................................................................................3
2.1.2.1 Đặc điểm sinh lý của cây lúa hoang ....................................................................3
2.1.2.2 Phân loại lúa hoang .............................................................................................4
2.2. Các giá trị đa dạng sinh học .....................................................................................5

2.2.1 Giá trị kinh tế trực tiếp ...........................................................................................5
2.2.2 Giá trị gián tiếp .......................................................................................................5
2.3. Các vấn đề bảo tồn ...................................................................................................5
2.3.1. Bảo tồn tại chỗ (in situ) .........................................................................................5
2.3.1.1 Định nghĩa ...........................................................................................................5
2.3.1.2Tiềm năng và thực trạng của bảo tồn tại chỗ........................................................6
2.3.1.3 Ưu điểm và nhược điểm của bảo tồn tại chỗ .......................................................7
2.3.2. Bảo tồn chuyển vị (ex situ) ....................................................................................8
2.3.2.1 Định nghĩa ...........................................................................................................8
iii 
 


 

 

 

2.3.2.1 Đối tượng .............................................................................................................8
2.3.2.2 Ưu điểm và nhược điểm của bảo tồn chuyển vị ..................................................8
2.3.3. Bảo tồn in vitro ......................................................................................................8
2.3.3.1 Nguyên lý bảo tồn in vitro ...................................................................................8
2.3.3.2 Phân loại bảo tồn in vitro.....................................................................................9
2.3.3.3 Những kỹ thuật cơ bản trong bảo tồn in vitro .....................................................9
2.4. Một số vấn đề trong nuôi cấy in vitro.....................................................................11
2.4.1 Định nghĩa ............................................................................................................11
2.4.2. Một số chất được sử dụng trong môi trường bảo tồn in vitro .............................12
2.4.2.1 Auxin .................................................................................................................12
2.4.2.2 Cytokinin ...........................................................................................................12

2.4.2.3 Abscisic acid (ABA)..........................................................................................12
2.4.3Ý nghĩa, tầm quan trọng của nuôi cấy mô .............................................................13
2.5. Tình hình nghiên cứu về cây lúa hoang trong và ngoài nước ................................13
2.5.1 Tình hình nghiên cứu về cây lúa hoang trong nước .............................................13
2.5.2 Tình hình nghiên cứu lúa hoang ở nước ngoài .....................................................13
Chương 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................14
3.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ..........................................................................14
3.2Vật liệu .....................................................................................................................14
3.2.1Đối tượng thí nghiệm.............................................................................................14
3.2.2 Thiết bị và dụng cụ ...............................................................................................14
3.2.3 Môi trường nuôi cấy .............................................................................................14
3.3. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................14
3.3.1. Xây dựng quy trình tồn in vitro cây lúa hoang....................................................14
3.3.1.1 Ảnh hưởng của nồng độ Javel và thời gian đến tỉ lệ sống và sạch của mẫu .....14
3.3.1.2 Ảnh hưởng của sự tách vỏ và không tách vỏ đến khả năng nảy mầm của mẫu
.......................................................................................................................................15
3.3.1.3 Ảnh hưởng của các loại môi trường đến sự phát triển của cây .........................16
3.3.1.4 Khảo sát khả năng chịu mặn của cây lúa hoang ex-vitro .................................16
3.3.2 Thu thập vào bảo tồn ex vitro cây lúa hoang ........................................................17
3.4 Cách xử lý số liệu ....................................................................................................18
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ......................................................................18
iv 
 


 

 

 


4.1 Ảnh hưởng nồng độ Javel và thời gian đến tỉ lệ sống và sạch mẫu ........................19
4.2 Ảnh hưởng của sự tách vỏ và không tách vỏ hạt đến khả năng nảy mầm của mẫu 20
4.3 Ảnh hưởng của các loại môi trường đến sự phát triển của cây lúa .........................22
4.4 Khảo sát khả năng chịu mặn của cây lúa hoang ex-vitro ........................................23
4.5 Thu thập và bảo tồn ex vitro cây lúa hoang .............................................................24
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ..........................................................................29
5.1 Kết luận....................................................................................................................29
5.2 Đề nghị ....................................................................................................................29
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................30
PHỤ LỤC


 


 

 

 

DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT
2,4-D

: 2,4-dichlorophenoxyacetic acid

2-iP

: 6---dimethyl-aminopurine


ABA

: Abscisis acid

BA

: 6-benzyladenin

BAP

: 6-benzylaminopurine

Bộ NN& PTNT : Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn
BUCAP
CBDC
Cục BVTV

: The Biodiversity Use and Conservation Asia Program
: Community Biodiversity Development and Conservation
: Cục Bảo vệ thực vật

FAO

: Food and Agriculture Organization

GDP

: Gross Domestic Product


GEF
IAA

: Global Environment Facility
: 1H- indole-3-acetic acid

IBA

: 1H-indole-3-butyric acid

IRRI

: International Rice Research Institute

MS

: Murashige và Skoog, 1962

NAA

: 1-naphthaleneacetic acid

NOA

: Naphthoxyacetic acid

NT

: Nghiệm thức


SIDA
UNDP

: Swedish International Development Cooperation Agency
:United Nations Development Programme

vi 
 


 

 

 

DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1 Thành phần dinh dưỡng của lúa hoang, lúa trồng màu nâu, và lúa mì ............. 4
Bảng 3.1 Các nghiệm thức về nồng độ Javel và thời gian khử trùng mẫu ..................... 15
Bảng 3.2 Tiêu chuẩn đánh giá SES ở gian đoạn tăng trưởng, phát triển (IRRI, 1997) .. 17
Bảng 4.1 Ảnh hưởng của thời gian và nồng độ Javel đến tỉ lệ nhiễm của mẫu .............. 19
Bảng 4.2 Ảnh hưởng của nồng độ Javel và thời gian đến tỉ lệ sống và sạch của mẫu ... 20
Bảng 4.3Tỉ lệ nảy mầm của hạt tách vỏ và chưa tách vỏ................................................ 20
Bảng 4.4 Ảnh hưởng của các loại môi trường đến chiều cao của cây ............................ 22
Bảng 4.5 Ảnh hưởng của các loại môi trường đến sự nảy chồi của cây ......................... 22
Bảng 4.6 Chiều cao của cây trồng ở nồng độ muối 0‰ và 5‰ ..................................... 24
Bảng 4.7 Bảng kết quả đặc điểm của 20 mẫu tại nơi thu thập và địa điểm thu thập ...... 25
Bảng 4.8 Bảng ghi nhận khả năng tái sinh ở 20 mẫu lúa hoang trong giai đoạn ươm
mẫu trong nhà lưới........................................................................................................... 26

Bảng 4.9 Bảngghi nhận khả năng tái sinh, cháy lá do nắng nóng và mức độ ra lá mới ở
20 mẫu lúa hoang trong giai đoạn cây phát triển trong chậu .......................................... 27
Bảng 4.10 Bảng kết quả ghi nhận về sự phát triển bộ rễ, chỉ số diệp lục và khả năng đẻ
bụi mới ở 20 mẫu lúa hoang trong giai đoạn cây phát triển trong chậu .......................... 28

vii 
 


 

 

 

DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1 Cây lúa đang chuẩn bị thu hoạch ....................................................................... 2
Hình 4.1 Ảnh hưởng của nồng độ Javel và thời gian đến tỉ lệ sống và sạch của mẫu. .. 19
Hình 4.2 Ảnh hưởng sự tách vỏ và không tách vỏ đến khả năng nảy mầm của mẫu..... 21
Hình 4.3 Ảnh hưởng của các loại môi trường đến sự phát triển của cây ....................... 22
Hình 4.4 Ảnh hưởng của nồng độ muối đến sự phát triển của lúa hoang ...................... 23

viii 
 


 

 


 

Chương 1 MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Từ ngàn xưa con người đã biết chọn lọc những loài hoang dại tốt nhất để phục
vụ cho chính nhu cầu của con người. Ngày nay, khi xã hội ngày càng phát triển thì nhu
cầu của con người cũng tăng lên, ngoài năng suất cao thì gạo phải thơm, ngon. Nhưng
các giống lúa ngày nay không thể đáp ứng được hết nhu cầu con người khi mà quá
trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa kéo theo sự ô nhiễm môi trường đặc biệt là biến
đổi khí hậu khiến đất đai bạc màu, đất bị nhiễm mặn, phèn, ngập úng. Vì vậy việc lai
tạo tìm ra một giống lúa mới đáp ứng được nhu cầu của con người là một vấn đề luôn
được quan tâm.
Việt Nam nói chung, Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng có rất nhiều giống
lúa hoang dại, ví dụ như ở Đồng Tháp lúa hoang là nguồn cung cấp lương thực cho rất
nhiều người dân. Tuy nhiên, công tác bảo tồn chưa được chú trọng, đặc biệt là bảo tồn
in vitro dẫn đến nhiều giống lúa hoang đứng trước nguy cơ biến mất.
Khi giống lúa hoang ngày càng bị suy giảm như ngày nay thì liệu có đủ để
phục vụ cho công việc lai tạo giống sau này. Chính vì thế việc bảo tồn lúa hoang là
một vấn đề cấp thiết đặc biệt với một nước nông nghiệp thì việc đó càng cấp thiết hơn.
Vì những lí do trên nên đề tài “Thu thập và xây dựng quy trình bảo tồn in vitro và ex
vitro cây lúa hoang” được thực hiện.
1.2 Yêu cầu đề tài
Xây dựng được quy trình phù hợp để bảo tồn, giữ giống in vitro cây lúa hoang.
Góp phần lưu giữ các nguồn gen quý phục vụ cho lai, chọn tạo giống.
1.3 Nội dung thực hiện
Nội dung thực hiện gồm thu thập 20 mẫu lúa hoang thuộc bốn tỉnh và tiến hành
bốn thí nghiệm: xác định ảnh hưởng của nồng độ Javel và thời gian đến tỉ lệ sống và
sạch của mẫu. Tiếp theo xác định ảnh hưởng của sự tách vỏ và không tách vỏ hạt đến
khả năng nảy mầm của mẫu. Sau đó xác định ảnh hưởng của các loại môi trường đến

sự phát triển của cây lúa. Cuối cùng là khảo sát khả năng chống chịu mặn của cây lúa
hoang ex-vitro.


 


 

 

 

Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Sơ lược về cây lúa
2.1.1. Sơ lược về cây lúa trồng
2.1.1.1 Nguồn gốc cây lúa
Theo nghiên cứu của các nhóm các nhà khoa học Việt Nam, Úc và Nhật đã
được công bố vào tháng 2 năm 2006, chỉ có người dân châu Á và châu Phi biết thuần
lúa dại thành lúa trồng hiện nay. Lúa châu Á (Oryza sativa) và lúa châu Phi (Oryza
glaberrima) có hai nguồn gốc, phát triển và phân phối riêng biệt. Tùy theo khí hậu,
cây lúa châu Á được phân ra làm 3 nhóm khác nhau: lúa Indica ở vùng nhiệt đới, lúa
Japonica (hay Sinica) ở vùng ôn đới và Javanica (còn gọi Japonica nhiệt đới) ở
Indonesia là giống trung gian giữa 2 giống lúa kia.
2.1.1.2 Phân loại khoa học và đặc tính sinh lý của cây lúa trồng
Phân loại khoa học
Giới (regnum): Plantae
Bộ (ordo): Poales
Họ (familia): Poaceae
Chi (genus): Oryza

Loài: Oryza glaberrima
Oryza sativa
(www.Wikipedia.org)

Hình 2.1 Cây lúa đang trổ bông
(khuyennongkhuyenngu.org.vn/Category.aspx?id=125)

Lúa là thuộc loài Hòa thảo, có thể cao 1-1,8m đôi khi cao hơn, với các lá mỏng,
hẹp bản 2-2,5 cm và dài 50-100 cm. Các hoa nhỏ tự thụ phấn mọc thành các cụm
phân nhánh cong hay rủ xuống, dài 30-50 cm. Hạt là loại quả thóc (hạt nhỏ, cứng của
các loại ngũ cốc) dài 5-12 mm và dày 2-3 mm. Cây lúa non được gọi là mạ. Sau khi
ngâm ủ, người ta có thể gieo thẳng các hạt lúa đã nảy mầm vào ruộng lúa đã được cày,

 


 

 

 

bừa kỹ hoặc qua giai đoạn gieo mạ trên ruộng riêng để cây lúa non có sức phát triển
tốt, sau một khoảng thời gian thì nhổ mạ để cấy trong ruộng lúa chính. Sản phẩm thu
được từ cây lúa là thóc. Sau khi xát bỏ lớp vỏ ngoài thu được sản phẩm chính là gạo và
các phụ phẩm là cám và trấu. Gạo là nguồn lương thực chủ yếu của hơn một nửa dân
số thế giới (chủ yếu ở Châu Á và Châu Mỹ La tinh), nó trở thành loại lương thực được
con người tiêu thụ nhiều nhất.
2.1.2.Sơ lược về cây lúa hoang
2.1.2.1 Đặc điểm sinh lý của cây lúa hoang

Lúa hoang (lúa ma, lúa cỏ), có thời gian sinh trưởng biến động lớn, từ 90-115
ngày, có chiều cao từ 120-150 cm, cũng có nhiều dòng lúa cỏ có chiều cao bằng lúa
trồng, lá lúa rất dài về chiều dài nhưng lại hẹp về bề ngang, chiều dài lá đến 60 cm.
Cây lúa có thân mảnh, lá dài và màu vàng hơn lúa trồng, hình dạng hạt lúa hoang có
nhiều dạng như rất dài nhưng bề ngang rất hẹp, tròn hoặc có bề dài và rộng lớn hơn rất
nhiều, màu sắc hạt lúa cũng có nhiều kiểu như đen, vàng sẫm, nâu đen hoặc tím, đôi
khi trên cùng một bông lúa cũng có nhiều hạt với những màu sắc khác nhau, gạo lức
màu đỏ, trọng lượng 1000 hạt biến động từ 15-28g, lúa hoang thường có đuôi và chiều
dài đuôi biến động từ 1-7 cm.
Lúa hoang có khả năng tồn tại rất tốt trong môi trường như hạt cỏ. Sau mùa lũ
ngập 2-3 tháng nhưng khi nước rút, điều kiện thuận lợi thì lúa cỏ lại nảy mầm và phát
triển bình thường. Trong điều kiện chôn sâu dưới đất có ngập nước thì sau một tháng
lúa cỏ vẫn có tỷ lệ nảy mầm trên 90%, còn lúa trồng thì đã bị hư hết.
Gạo của lúa hoang là một loại hạt dinh dưỡng có thể thay thế cho khoai tây,
gạo, và được sử dụng trong nhiều loại thực phẩm như nước sốt, thịt hầm, súp, xà lách,
và món tráng miệng. Trong những năm gần đây, lúa hoang đã được sử dụng trong các
loại ngũ cốc ăn sáng, và hỗn hợp cho bánh kếp, bánh nướng xốp, và cookie. Hỗn hợp
của lúa hoang và lúa thường hạt dài (Oryza) đã được đưa ra vào đầu năm 1960 nhằm
đưa lúa hoang đến người tiêu dùng. Gạo của lúa hoang từ tự nhiên rất được ưa chuộng
trong những người quan tâm đến thực phẩm tốt cho sức khỏe.
Ngũ cốc này có hàm lượng protein cao, hàm lượng carbohydrate, và rất ít chất
béo (Bảng 2.1). Chất lượng dinh dưỡng có trong lúa hoang bằng hoặc vượt qua các
loại ngũ cốc khác. Tỉ lệ phần trăm lysin và methionin cao hơn các acid amin của các
loại ngũ cốc khác. Giá trị SLTM (tổng lysin, threonin, methionin) thường được dùng

 


 


 

 

như một thước đo chất lượng dinh dưỡng của các loại ngũ cốc, là một trong những loại
ngũ cốc tốt cho con người. Thành phần acid amin của lúa hoang đã chế biến và chưa
qua chế biến tương tự nhau, mà chỉ giảm chất lượng dinh dưỡng trong quá trình chế
biến. Lúa hoang không chứa vitamin A, nhưng là một nguồn vitamin B: thiamine,
riboflavin và niacin tuyệt vời(www.hort.purdue.edu/newcrop/afcm/wildrice.html).
Bảng 2.1 Thành phần dinh dưỡng của lúa hoang, lúa trồng màu nâu, và lúa mì
Thành phần dinh

Lúa hoang

Lúa trồng gạo nâu

Lúa mì

Protein

13,8 (12,8-14,8) 1

8,1

14,3

Tro (%)

1,7 (1,4-1,9)


1,4

2,0

Chất béo (%)

0,6 (0,5-0,8)

1,9

1,8

Chất xơ (%)

1,2 (1,0-1,7)

1,0

2,9

Carbohydrate (%)

(72,5-75,3)

77,4

71,7

Ether Extract (%)


0,5 (0,3-1,0)

2,1

1,9

Phốt pho (%)

0,28

0,22

0,41

Kali (%)

0,30

0,22

0,58

Magiê (%)

0,11

0,12

0,18


Canxi (ppm)

20

32

46

Sắt (ppm)

17

10-17

60

Mangan (ppm)

14

30-39

55

Kẽm (ppm)

5

24


-

Đồng (ppm)

13

4-7

8

82,4

87,4

78,9

dưỡng

Nitơ (%)

(www.hort.purdue.edu/newcrop/afcm/wildrice.html)
2.1.2.2 Phân loại lúa hoang
Ở các vùng khác nhau nhau sẽ có các loài lúa hoang đặc trưng. Chẳng hạn như
Ở Châu Á, lúa hoang được chia làm hai loại: lúa dại đa niên O.rufipogon và lúa dại
hàng niên O.nivara, tổ tiên của các giống lúa trồng ngày nay Indica và Japonica. Ở
Việt Nam, lúa hoang được chia làm 4 loài và được phân bố như sau: Oryza rufipogon:

thung lũng Điện Biên Phủ, khu vực cao nguyên miền Trung, bờ biển Nam Trung
Bộ, và Đồng bằng sông Cửu Long; Oryza nivara: cao nguyên; Oryza officinalis:Tây


 


 

 

 

Nguyên, đồng bằng sông Cửu Long. Oryza granulate:Tây Bắc, Đông Bắc, vài nơi ở
cao nguyên miền Trung(sites.google.com/site/kysuhodhinhhai/cay-lua-the-gioi/nguongoc-cay-lua-trong-o-chau-a).
Có 4 loài trong chi lúa hoang Zizania gồm: Z. palustris L., Z. aquatica L., Z.
texana Hitchcock, and Z. latifolia (Griseb.) Turcz. ex Stapf. Ba loài trên cùng là các
loài bản địa ở Mỹ và loài sau cùng ở Châu Á phân bố ở Trung Quốc còn gọi là cây
Niễng (sites.google.com/site/kysuhodhinhhai/cay-lua-the-gioi/trong-lua-hoang-o-myva-canada).
2.2. Các giá trị đa dạng sinh học
Giá trị đa dạng sinh học vô cùng to lớn và có thể chia làm hai loại giá trị: giá trị
trực tiếp và gián tiếp.
2.2.1 Giá trị kinh tế trực tiếp
Giá trị kinh tế trực tiếp là những giá trị của các sản phẩm sinh vật được con
người trực tiếp khai thác và sử dụng. Các giá trị này thường được tính toán dựa trên số
liệu điều tra ở những điểm khai thác và đối chiếu với số liệu thống kê việc xuất nhập
khẩu của cả nước. Giá trị kinh tế trực tiếp được chia thành giá trị sử dụng cho tiêu thụ
và giá trị sử dụng cho sản xuất.
2.2.2 Giá trị gián tiếp
Giá trị kinh tế gián tiếp là lợi ích do đa dạng sinh học mang lại cho cả cộng
đồng. Như vậy giá trị kinh tế gián tiếp của đa dạng sinh học bao gồm cả chất lượng
nước, bảo vệ đất, dịch vụ nghỉ mát, thẩm mỹ, phục vụ giáo dục, nghiên cứu khoa học,
điều hòa khí hậu và tích lũy cho xã hội tương lai.
2.3. Các vấn đề bảo tồn

2.3.1. Bảo tồn tại chỗ (in situ)
2.3.1.1 Định nghĩa
Là bảo tồn loài hoang dã trong môi trường sống tự nhiên của chúng; bảo tồn
loài cây trồng, vật nuôi đặc hữu, có giá trị trong môi trường sống, nơi hình thành và
phát triển các đặc điểm đặc trưng của chúng.
Đối tượng của bảo tồn tại chỗ: áp dụng với các loài có hoặc chưa có nguy cơ
tiệt chủng.


 


 

 

 

2.3.1.2Tiềm năng và thực trạng của bảo tồn tại chỗ
Bảo tồn tại chỗ có những tiềm năng sau đây: Bảo tồn quá trình thích nghi của
các giống địa phương với môi trường sống của chúng; Bảo tồn đa dạng sinh học ở mọi
mức độ - hệ sinh thái, loài và trong loài; Cải thiện sinh kế của nông dân; Duy trì hoặc
gia tăng sự tiếp cận và quản lý của nông dân đối với nguồn tài nguyên di truyền thực
vật của họ; Gắn kết nông dân với mạng lưới tài nguyên di truyền thực vật quốc gia và
cuốn hút nông dân tham gia trực tiếp vào quá trình bổ sung giá trị nguồn gen; Gắn kết
cộng đồng nông dân với ngân hàng gen trong việc bảo tồn và sử dụng nguồn gen; Là
địa bàn lý tưởng cho việc nghiên cứu các quá trình liên quan đến sự tiến hóa của cây
trồng, như dòng chảy của gen và cho việc nghiên cứu xây dựng các kỹ thuật canh tác
bền vững (Vũ Mạnh Hải).
 Thực trạng của bảo tồn tại chỗ

Nước ta nói riêng các quốc gia trên thế giới chỉ tập trung cho việc bảo tồn ex
situ vì chi phí thấp, không đòi hỏi quá nhiều kỹ thuật. Còn bảo tồn in situ đòi hỏi nhiều
kỹ thuật, tốn kém, đạt hiệu quả không cao, cũng chính vì thế mà bảo tồn in situ không
được chú trọng, và thường kém bền vững. Ở nước ta có một số dự án được nước ngoài
tài trợ nhưng chỉ hoạt động được một khoảng thời gian nhất định. Và đến khi dự án kết
thúc thì các hoạt động bảo tồn cũng không được quan tâm nữa chính vì thế mà các khu
bảo tồn được thiết lập từ những dự án không được duy trì và phát triển. Tuy nhiên
cũng có một số dự án cho kết quả như đề tài Nghiên cứu phục hồi và phát triển Cam
đặc sản Xã Đoài ở vùng nguyên sản Xã Đoài, Nghi Kim, Nghi Lộc, Nghệ An. Trong
khuôn khổ của dự án 5 cây đầu dòng của giống Cam xã Đoài đã được tuyển chọn và
đưa vào bảo tồn tại các vườn gia đình. Tuy nhiên do cơ chế quản lý không hợp lý, hiện
nay chỉ còn lại 3 cây (Vũ Mạnh Hải, 2012).
 Một số dự án bảo tồn tại Việt Nam
Dự án Bảo tồn in-situ quỹ gen cây lúa do IRRI tài trợ, Trường Đại học Nông
lâm Huế tiến hành từ 1995-1999, bước đầu bảo tồn một số nguồn gen lúa ở Huế.
Dự án VIE/01/G35 "Bảo tồn tại chỗ một số nhóm cây trồng bản địa và họ hàng
hoang dại của chúng ở Viêt Nam', từ tháng 7 năm 2002 đến tháng 3 năm 2006, do
chương trình phát triển liên hợp quốc (UNDP), quĩ môi trường toàn cầu (GEF) và
Chính phủ Việt Nam tài trợ. Mục đích của Dự án là bảo tồn tại chỗ tài nguyên di
truyền của 6 nhóm cây trồng bản địa (lúa nương, đậu nho nhe, cây có múi (cam, quýt,

 


 

 

 


bưởi dây, bưởi dại), chè, khoai sọ và nhãn - vải) có ý nghĩa toàn cầu và họ hàng hoang
dại của chúng. Kết quả của dự án là xác định được 11 điểm đa dạng và giàu có về quỹ
gen (PGR important zones, PGR-IZ) của các nhóm cây trồng mục tiêu tại Hải Dương
(1 điểm), Hưng Yên (1 điểm), Tuyên Quang (1 điểm), Hà tây (2 điểm), Cao Bằng (2
điểm), Hà Giang (2 điểm), và Lạng Sơn (2 điểm). Tại 11 điểm đều đã xây dựng mô
hình bảo tồn on farm một số loài cây có giá trị kinh tế như vải, nhãn, cây có múi, chè
Shan, khoai môn sọ. Tuy nhiên sau khi dự án kết thúc vào năm 2007, các hoạt động
cần thiết để duy trì các điểm bảo tồn đó đã không được tiếp tục (Vũ Mạnh Hải, 2012).
Chương trình “Sử dụng và bảo tồn đa dạng sinh học ở Châu Á (BUCAP)” do
Quỹ phát triển của Nauy tài trợ, Cục BVTV, Bộ NN& PTNT thực hiện, 2000 – 2004.
Các hoạt động của dự án được thực hiện tại 10 tỉnh, bao gồm Hoà Bình, Hà Nội, Thừa
Thiên Huế, Bắc Kạn, Quảng Nam, Yên Bái, Nghệ An, Quảng Bình, Kiên Giang và
Đồng Tháp, tập trung chủ yếu vào việc tập huấn, hỗ trợ nông dân thực hiện chọn tạo
và sản xuất hạt giống lúa với mục tiêu phục hồi và phát triển đa dạng các giống lúa
trồng tại một số địa phương (Vũ Mạnh Hải, 2012).
Chương trình “Phát triển và bảo tồn đa dạng sinh học tại cộng đồng (CBDC)”,
do DGIS, IDRC và SIDA tài trợ, trường Đại học Cần Thơ chủ trì, 1996 – 2004. Dự án
đã đạt được một số kết quả nhất định, nông dân tại đã được tập huấn và biết cách thực
hiện lai tạo, chọn lọc, nhân giống và phát triển các giống lúa địa phương. Có thể nói
điểm bảo tồn đa dạng tài nguyên di truyền lúa địa phương đã được thiết lập trong
khuôn khổ của dựán này (Vũ Mạnh Hải, 2012).
2.3.1.3 Ưu điểm và nhược điểm của bảo tồn tại chỗ
Ưu điểm: Chi phí thấp; Cây phát triển trong điều kiện tự nhiên của chúng,

tiếp tục tiến hóa, chọn lọc tự nhiên và phát sinh ngồn gen mới; Bảo tồn được kiến
thức bản địa và những nét văn hóa, truyền thống liên quan đến nguồn gen.
Nhược điểm: Khó khăn cho việc quản lý do môi trường rộng; nguy cơ, rủi ro do
con người hay điều kiện bên ngoài tác động đến loài đang được bảo tồn.



 


 

 

 

2.3.2. Bảo tồn chuyển vị (ex situ)
2.3.2.1 Định nghĩa
Bảo tồn ex situ là phương pháp duy trì các loài cây ngoài phạm vi xuất xứ của
chúng. Vườn thực vật, kho lạnh, ngân hàng gen, tập đoàn đồng ruộng là
những phương tiện phục vụ cho bảo tồn ex situ.
2.3.2.1 Đối tượng
Áp dụng đối với các loài có nguy cơ bị đe dọa và tiệt chủng cao, những loài đặc
biệt quý hiếm trong tự nhiên, hoặc cũng có thể cho mục đích nghiên cứu, trưng bày,
giới thiệu.
2.3.2.2 Ưu điểm và nhược điểm của bảo tồn chuyển vị
Ưu điểm: Có thể lưu trữ lâu dài trong tương lai; tránh được các nguy cơ suy
thoái trong các giống, loài bản địa; tránh được những rủi ro do thiên nhiên gây ra.
Nhược điểm: Không bảo tồn được kiến thức bản địa và những nét văn hóa,

truyền thống liên quan đến nguồn gen; chi phí tốn kém, đòi hỏi trình độ kỹ thuật,
công nghệ cao; bảo tồn chủ yếu để sử dụng trong tương lai; không, hoặc ít, kết hợp

khai thác sử dụng.
2.3.3. Bảo tồn in vitro
2.3.3.1 Nguyên lý bảo tồn in vitro
Mặc dù bảo tồn ngân hàng gen hạt, ngân hàng gen đồng ruộng trong bảo tồn exvitro đang áp dụng rộng rãi nhưng chúng cũng có những hạn chế nhất là đối với các

loại cây không chịu với quá trình làm khô, những loài sinh sản sinh dưỡng. Ngân hàng
gen đồng ruộng thuận tiện cho việc đánh giá, sử dụng nhưng thường gặp rủi ro do sâu
bệnh, thời tiết bất thuận. Do vậy bảo tồn in vitro là phương pháp bổ sung và thay thế
để khắc phục những hạn chế trên. Kỹ thuật in vitro còn có những tiến bộ như có thể
kiểm tra sạch bệnh trước khi bảo tồn, có thể bảo tồn số lượng lớn
(vi.scribd.com/doc/51161547/quy-gen-bao-ton-quy-gen).

Một số kỹ thuật in vitro đã được phát triển để bảo tồn các loài cây có hạt kém
chịu đựng khi làm khô. Nhìn chung, bảo tồn in vitro áp dụng dưới các phương thức:
Phương thức làm chậm sinh trưởng, mẫu nguồn gen được giữ dưới dạng mô thực vật
hoặc cây con trên môi trường dinh dưỡng. Cây sinh trưởng chậm có thể bảo tồn ngắn
hạn, trung hạn và dài hạn; đông lạnh, mẫu nuôi cấy được giữ trong nitơ lỏng, phương

 


 

 

 

thức này áp dụng cho bảo tồn dài hạn (vi.scribd.com/doc/51161547/quy-gen-bao-tonquy-gen).
2.3.3.2 Phân loại bảo tồn in vitro
 Bảo tồn dài hạn:
Bảo tồn dài hạn là bảo tồn trong nitơ lỏng (-1960C), ở nhiệt độ này tất cả các
quá trình trao đổi chất và phân chia tế bào đều ngừng lại. Bảo tồn dài hạn bằng đông
lạnh được Latta sử dụng bảo tồn tế bào cà rốt năm 1971 đến nay kỹ thuật đã phát triển
với 2 kỹ thuật chủ yếu là (1) Kỹ thuật truyền thống sử dụng 2 bước đông lạnh chậm
cộng thêm chất đông lạnh; (2) Kỹ thuật đông lạnh mới với đặc điểm là đông lạnh

nhanh tốc độ khoảng 10000C/ phút nhúng trực tiếp vào nitơ lỏng. Bảo tồn dài hạn là
ngân hàng gen in vitro cơ bản.
 Bảo tồn trung hạn:
Các điều kiện nuôi cấy tiêu chuẩn chỉ có thể sử dụng bảo tồn trung hạn với các
loài sinh trưởng chậm. Điều kiện môi trường và môi trường nuôi cấy có thể giảm sinh
trưởng của thực vật khi nuôi cấy mô hoặc tế bào. Điều kiện môi trường áp dụng chung
là giảm nhiệt độ từ 0-50C và giảm ánh sáng, ngay cả không có ánh sáng sẽ có tác dụng
làm chậm sinh trưởng. Cải tiến môi trường nuôi cấy cũng có tác dụng làm chậm sinh
trưởng của vật được bảo tồn (vi.scribd.com/doc/51161547/quy-gen-bao-ton-quy-gen).
Bảo tồn trung hạn có thể coi là một ngân hàng gen, gọi là ngân hàng gen in
vitro lưu động. Bảo tồn trung hạn nuôi cấy in vitro dưới điều kiện chậm sinh trưởng và
một số kỹ thuật tác động như:
-

Tác động làm chậm các giai đoạn sinh lý

-

Bổ sung thêm các tác nhân chậm sinh trưởng vào môi trường

-

Nhiệt độ thấp

-

Nồng độ đường sucrose và vi lượng thấp

-


Áp suất oxy thấp

-

Bọc trong chất có công thức hóa học như là (C6H8O6)n

 Bảo tồn ngắn hạn:nuôi cấy in vitro dưới điều kiện sinh trưởng bình thường phù
hợp với bảo quản ngắn hạn và phân phối nguồn gen (vi.scribd.com/doc/51161547/quygen-bao-ton-quy-gen).
2.3.3.3 Những kỹ thuật cơ bản trong bảo tồn in vitro
 Thu thập in vitro

 


 

 

 

Để bảo tồn in vitro từ khâu thu thập phải được thực hiện bằng các kỹ thuật phù
hợp. Sau khi thu thập tiến hành chuyển mẫu thu thập sang môi trường nuôi cấy in vitro
đã có thêm chất chậm sinh trưởng. Nhiều nghiên cứu cho kết quả môi trường MS- sắt
138 có tác dụng làm chậm sinh trưởng với nhiều loài cây trồng như củ mỡ, cà phê.
 Vật liệu bảo tồn in vitro
Bảo tồn in vitro gồm bảo tồn callus, chồi, mầm và cây con tạo ra từ các mắt
hoặc đỉnh sinh trưởng dưới điều kiện của các yếu tố môi trường, buồng nuôi cấy và giá
thể (môi trường nuôi cấy) trong điều kiện vô trùng và không ảnh hưởng đến sức sống
nguồn gen. Phương pháp nuôi cấy in vitro thực hiện theo tiêu chuẩn kỹ thuật và môi
trường tiêu chuẩn với các loài cây trồng.

 Xử lý sạch bệnh
Giai đoạn thu thập và các kỹ thuật khác của phương pháp bảo tồn in vitro, chọn
vật liệu, khử trùng bệnh virus là kỹ thuật quan trọng đảm bảo bảo tồn thành công.
 Chất làm chậm sinh trưởng
Sinh trưởng chậm là kỹ thuật cho phép vật liệu thực vật sinh trưởng hay phát
triển chậm, những chất này có thể hỗ trợ bảo tồn 1-15 năm dưới điều kiện nuôi cấy
định kỳ. Trong bảo tồn chúng ta có nhiều kỹ thuật làm chậm sinh trưởng, nhưng hầu
hết các kỹ thuật là nhiệt độ thấp kết hợp với cường độ ánh sáng yếu hoặc tối để hạn
chế sinh trưởng. Nhiệt độ trong phạm vi từ 0-50C với các nguồn gen chịu lạnh, các loài
cây nhiệt đới nhiệt độ 15-200C (vi.scribd.com/doc/51161547/quy-gen-bao-ton-quygen).
Cũng có thể làm chậm sinh trưởng bằng cách cải tiến môi trường nuôi cấy, chủ
yếu là giảm hàm lượng đường và các nguyên tố vi lượng và oxy trong phòng bảo tồn,
hoặc phủ lên trên mô dung dịch hoặc dầu vi lượng (Withers và Engelmann, 1997). Yếu
tố vi lượng có tác dụng làm chậm sinh trưởng được nhiều nghiên cứu công bố là sắt
138 với nồng độ 100-200 mg/lít hiệu quả nhất. Ví dụ nghiên cứu bảo tồn nguồn gen củ
mỡ bằng môi trường dinh dưỡng vi lượng thấp và đường sucrose thấp hầu hết các mẫu
nguồn gen có thể duy trì được 2 năm (vi.scribd.com/doc/51161547/quy-gen-bao-tonquy-gen).
Các chất được đưa vào môi trường nuôi cấy để làm chậm sinh trưởng như
manitol, sorbitol, đường sucrose, những chất này hạn chế sinh trưởng rất hiệu quả.
10 
 


 

 

 

Phương pháp làm chậm sinh trưởng ứng dụng rộng với nhiều loài, nhưng sử

dụng để bảo tồn nguồn gen mới chỉ ở một số loài như chuối, khoai tây, khoai lang, sắn,
củ mỡ và một số loài cây nhiệt đới. Theo FAO, 1996 có khoảng 37600 mẫu nguồn gen
đang được bảo tồn in vitro trên toàn cầu (vi.scribd.com/doc/51161547/quy-gen-baoton-quy-gen).
 Đánh giá và kiểm tra trong quá trình bảo tồn
Đánh giá vệ sinh và mức độ vô trùng của buồng bảo tồn, mức độ ổn định và
biến dị di truyền của vật liệu bảo tồn được thực hiện định kỳ, bởi vì nuôi cấy in vitro
có thể xuất hiện biến dị soma. Những đặc điểm khác như mức độ sinh trưởng chậm,
hình thành callus, chiều dài thân, sự xuất hiện rễ và tình trạng bệnh nguồn gen bảo tồn
cũng được đánh giá. Định kỳ đánh giá theo tháng hoặc năm. Thời gian bảo tồn in vitro
phụ thuộc vào loài và vật liệu bảo tồn thực hiện thay đổi môi trường 1-2 năm thay một
lần (vi.scribd.com/doc/51161547/quy-gen-bao-ton-quy-gen).
 Một số nghiên cứu bảo tồn in vitro trong và ngoài nước
Trong nước: Lê Xuân Đắc và Cộng sự đã thành công trong việc nhân nhanh và
bảo tồn cây Màng tang (Lisea verticillata) được tìm thấy ở Vườn quốc gia Cúc
Phương bằng kỹ thuật nuôi cấy mô và tế bào thực vật.
Nước ngoài: Năm 2003 Part và cộng sự đã thành công trong việc nhân nhanh và
bảo tồn cây thuốc Anemopaegma arvense trong ống nghiệm trên môi trường MS có
chứa 4% đường sorbitol, kết quả sau sáu tháng mới phải cấy truyền một lần.
2.4. Một số vấn đề trong nuôi cấy in vitro
2.4.1 Định nghĩa
Nuôi cấy in vitro (nuôi cấy mô tế bào) là phương pháp tách rời mô tế bào (thân,
lá, rễ, chồi, phôi, noãn, bao phấn) đem nuôi cấy trong môi trường dinh dưỡng thích
hợp. Từ đó chúng thực hiện quá trình sinh trưởng và phát triển (tiếp tục biệt hóa) để
hình thành mô, cơ quan và hình thành cây mới.
Nguyên lý kỹ thuật này dựa vào hai nguyên tắc cơ bản là tính toàn năng và khả
năng biệt hóa và tái biệt hóa của tế bào.

11 
 



 

 

 

2.4.2. Một số chất được sử dụng trong môi trường bảo tồn in vitro
2.4.2.1 Chất điều hòa sinh trưởng Auxin
Đặc tính của auxin: Auxin có vai trò kích thích sự tăng trưởng và kéo dài tế
bào. Auxin có khả năng khởi đầu sự phân chia tế bào. Đặc điểm chung của các auxin
là tính chất phân chia tế bào. Các hormone thuộc nhóm này có các hoạt tính như: tăng
trưởng chiều dài thân, long (gióng), tính hướng (sáng, đất), tính ưu thế ngọn, tạo rễ và
phân hóa mạch dẫn (Vưu Ngọc Dung, 2010).
Môi trường nuôi cấy được bổ sung các auxin khác nhau như: 1H- indole-3acetic acid (IAA), 1-naphthaleneacetic acid (NAA), 1H-indole-3-butyric acid (IBA),
2,4-dichlorophenoxyacetic acid (2,4-D) và naphthoxyacetic acid (NOA). IAA là auxin
tự nhiên có trong mô thực vật; còn lại NAA, IBA, 2,4-D và NOA là các auxin nhân
tạo, thường thì các auxin nhân tạo có hoạt tính mạnh hơn vì do đặc điểm phân tử của
chúng nên các enzyme oxy hóa auxin (auxin-oxydase) không có tác dụng (Vưu Ngọc
Dung, 2010).
2.4.2.2 Chất điều hòa sinh trưởng Cytokinin
Các cytokinin là dẫn xuất của adenine, đây là những hormone liên quan chủ yếu
đến sự phân chia tế bào, sự thay đổi ưu thế ngọn và phân hóa chồi trong nuôi cấy mô.
Cáccytokinin được sử dụng thường xuyên nhất là 6-benzylaminopurine (BAP) hoặc 6benzyladenin (BA), 6---dimethyl-aminopurine (2-iP), N-(2-furfurylamino)-1-Hpurine-6-amine (kinetin), và 6-(4-hydroxy-3-methyl-trans-2-butanylamino)purine
(zeatin). Zeatin và 2-iP là các cytokinin tự nhiên, còn BA và kinetin là các cytokinin
nhân tạo (Vưu Ngọc Dung, 2010).
Cytokinin liên quan tới sự phân chia tế bào, phân hóa chồi. Trong môi trường
nuôi cấy mô, cytokinin cần cho sự phân chia tế bào và phân hóa chồi từ mô sẹo hoặc
từ các cơ quan, gây tạo phôi vô tính, tăng cường phát sinh chồi phụ (Vưu Ngọc Dung,
2010).

2.4.2.3 Chất điều hòa sinh trưởng Abscisic acid (ABA)
ABA thuộc nhóm các chất ức chế sinh trưởng tự nhiên gây ra sự ngủ nghỉ của
chồi, làm chậm sự nảy mầm của hạt và sự ra hoa, đóng khí khổng. ABA còn có tác
dụng tăng cường khả năng chống chịu của tế bào thực vật đối với điều kiện ngoại cảnh
bất lợi, vì vậy ABA được đưa vào môi trường nuôi cấy và mang lại hiệu quả nhất định.
12 
 


 

 

 

Trong nuôi cấy mô và tế bào, ABA có tác dụng tạo phôi vô tính, kích thích sự
chín của phôi, kích thích sự phát sinh chồi ở nhiều loài thực vât (Vưu Ngọc Dung,
2010).
2.4.3 Ý nghĩa, tầm quan trọng của nuôi cấy mô
Nhân nhanh giống cây trồng quý, tạo giống sạch bệnh, lai tạo giống mới, thu
các chất có hoạt tính sinh học sớm từ mô sẹo, tạo các đối tượng nghiên cứu, tạo tế bào
gốc, phôi, mô, cơ quan sử dụng trong y học.
Hiện nay người ta bắt đầu ứng dụng khả năng nuôi cấy mô tế bào thực vật tách
rời ở qui mô công nghiệp để thu nhận các sản phẩm, các hoạt chất sinh học có giá trị
kinh tế cao. Nuôi cấy mô tế bào thực vật là một ngành khoa học trẻ có nhiều triển
vọng, được ứng dụng nhiều trong các lĩnh vực kinh tế.
2.5. Tình hình nghiên cứu về cây lúa hoang trong và ngoài nước
2.5.1 Tình hình nghiên cứu về cây lúa hoang trong nước
Tại Viện lúa Đồng bằng sông Cửu Long, từ nguồn gen 4 loài lúa hoang dại của
Việt Nam: Kết quả tạo được các giống mới năng suất cao, thích nghi tốt: AS996,

OM239.
Trường Đại học Nông Lâm đang tiến hành dự án thu thập, bảo tồn và đánh giá
nguồn lúa hoang. Dự án được thực hiện trong giai đoạn 2012 – 2016.
2.5.2 Tình hình nghiên cứu lúa hoang ở nước ngoài
Các nhà nghiên cứu từ Viện Di truyền học và sinh học phát triển, Học Viện
Khoa Học Trung Quốc, BGI-Thâm Quyến và Đại học Arizona đã hoàn thành giải mã
trình tự bộ gen của lúa hoang Oryza brachyantha.

13 
 


 

 

 

Chương 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
3.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Thời gian thực hiện đề tài từ 12/2012 đến 6/2013. Các thí nghiệm được tiến
hành tại phòng thí nghiệm Bộ môn Công nghệ Sinh học Thực vật, Viện Nghiên cứu
Công nghệ Sinh học và Môi trường Trường Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh.
3.2.Vật liệu
3.2.1Đối tượng thí nghiệm
Mẫu lấy bảo tồn là mẫu dạng bụi lúa, do việc cấy mô từ mô lúa mất nhiều thời
gian nên trong khuôn khổ thời gian thí nghiệm của đề tài thí nghiệm sử dụng mẫu ban
đầu là mẫu hạt thu thập ở Sóc trăng. Phạm vi thu thập mẫu cho bảo tồn là Hậu Giang,
Bến Tre, Cần Thơ và Đồng Tháp.

3.2.2 Thiết bị và dụng cụ
Thiết bị dược sử dụng: tủ cấy vô trùng(Microflow Advanced Bio safety
Canbinet – Class II, nồi hấp khử trùng, máy đo pH (Đức), cân điện tử (Ohaus).
Dụng cụ được sử dụng: kéo, chai, chậu, thước, bình tam giác, dao, kẹp, đĩa cấy
và các dụng cụ khác.
3.2.3 Môi trường nuôi cấy
Môi trường MS cải tiến (Murashige và Skoog, 1962) và Nitsch, môi trường MS
½ với nguyên tố đa lượng giảm một nửa.Các thành phần khác như agar, đường.
3.3. Phương pháp nghiên cứu
3.3.1. Nội dung: xây dựng quy trình tồn in vitro cây lúa hoang
3.3.1.1 Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng của nồng độ Javel và thời gian đến tỉ lệ sống và
sạch của mẫu

14 
 


×