Tải bản đầy đủ (.pdf) (146 trang)

Dự án Trung tâm nghiên cứu và sản xuất thuốc ứng dụng công nghệ cao tỉnh Đồng Nai www.duanviet.com.vn 0918755356

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.95 MB, 146 trang )

Dự án đầu tư Trung tâm nghiên cứu và nhà máy sản xuất thuốc ứng dụng công nghệ cao tại khu
công nghệ cao công nghệ sinh học Đồng Nai.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-----------    ----------

THUYẾT MINH DỰ ÁN

TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ NHÀ MÁY SẢN
XUẤT THUỐC ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO
TẠI KHU CÔNG NGHỆ CAO CÔNG NGHỆ SINH
HỌC ĐỒNG NAI

___ Tháng 02/2018 ___
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt

1


Dự án đầu tư Trung tâm nghiên cứu và nhà máy sản xuất thuốc ứng dụng công nghệ cao tại khu
công nghệ cao công nghệ sinh học Đồng Nai.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-----------    ----------

THUYẾT MINH DỰ ÁN

TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ NHÀ MÁY SẢN
XUẤT THUỐC ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO


TẠI KHU CÔNG NGHỆ CAO CÔNG NGHỆ SINH
HỌC ĐỒNG NAI
CHỦ ĐẦU TƯ
CÔNG TY CP ĐẦU TƯ PHÁT
TRIỂN SEAPHACO

ĐƠN VỊ TƯ VẤN
CÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ
DỰ ÁN VIỆT

Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt

2


Dự án đầu tư Trung tâm nghiên cứu và nhà máy sản xuất thuốc ứng dụng công nghệ cao tại khu
công nghệ cao công nghệ sinh học Đồng Nai.

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ................................................................................................................6
I. Giới thiệu về chủ đầu tư. ............................................................................6
III. Sự cần thiết xây dựng dự án. ...................................................................6
IV. Các căn cứ pháp lý.................................................................................10
V. Mục tiêu dự án. .......................................................................................12
V.1. Mục tiêu chung.....................................................................................15
V.2. Mục tiêu cụ thể. ....................................................................................16
Chương II .............................................................................................................18
ĐỊA ĐIỂM VÀ QUY MÔ THỰC HIỆN DỰ ÁN ...............................................18
I. Hiện trạng tự nhiên, kinh tế - xã hội vùng thực hiện dự án......................18
1. Điều kiện về địa lý, địa chất. ...................................................................18

2. Điều kiện kinh tế xã hội. ..........................................................................22
II. Quy mô sản xuất của dự án. ....................................................................26
II.1. Đánh giá nhu cầu thị trường. ................................................................26
II.2. Quy mô đầu tư của dự án. ....................................................................29
III. Địa điểm và hình thức đầu tư xây dựng dự án.......................................29
III.1. Địa điểm xây dựng. .............................................................................29
III.2. Hình thức đầu tư. ................................................................................29
IV. Nhu cầu sử dụng đất và phân tích các yếu tố đầu vào của dự án. .........29
IV.1. Nhu cầu sử dụng đất của dự án...........................................................29
IV.2. Phân tích đánh giá các yếu tố đầu vào đáp ứng nhu cầu của dự án. ..31
PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH LỰA CHỌN
PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ ........................................................34
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt

3


Dự án đầu tư Trung tâm nghiên cứu và nhà máy sản xuất thuốc ứng dụng công nghệ cao tại khu
công nghệ cao công nghệ sinh học Đồng Nai.

I. Phân tích qui mô, diện tích xây dựng công trình......................................34
II. Phân tích lựa chọn phương án kỹ thuật, công nghệ. ...............................35
Chương IV............................................................................................................68
CÁC PHƯƠNG ÁN THỰC HIỆN DỰ ÁN ........................................................68
I. Phương án giải phóng mặt bằng, tái định cư và hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ
tầng. ......................................................................................................................68
II. Các phương án xây dựng công trình. ......................................................68
III. Phương án tổ chức thực hiện. ................................................................71
1. Các phương án kiến trúc. .........................................................................71
2. Phương án quản lý, khai thác. ..................................................................75

IV. Phân đoạn thực hiện và tiến độ thực hiện, hình thức quản lý dự án. ....75
Chương V .............................................................................................................76
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG – GIẢI PHÁP PHÒNG CHỐNG
CHÁY NỔ ............................................................................................................76
I. Đánh giá tác động môi trường. .................................................................76
Giới thiệu chung: .........................................................................................76
I.2. Các quy định và các hướng dẫn về môi trường. ....................................76
I.3. Các tiêu chuẩn về môi trường áp dụng cho dự án .................................77
I.4. Hiện trạng môi trường địa điểm xây dựng ............................................77
II. Tác động của dự án tới môi trường. ........................................................77
II.1. Nguồn gây ra ô nhiễm ..........................................................................77
II.2. Mức độ ảnh hưởng tới môi trường .......................................................79
II.3. Giải pháp khắc phục ảnh hưởng tiêu cực của dự án tới môi trường. ...80
II.4.Kết luận: ................................................................................................82
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt

4


Dự án đầu tư Trung tâm nghiên cứu và nhà máy sản xuất thuốc ứng dụng công nghệ cao tại khu
công nghệ cao công nghệ sinh học Đồng Nai.

Chương VI............................................................................................................83
TỔNG VỐN ĐẦU TƯ – NGUỒN VỐN THỰC HIỆN VÀ HIỆU QUẢ CỦA DỰ
ÁN ........................................................................................................................83
I. Tổng vốn đầu tư và nguồn vốn của dự án. ...............................................83
III. Hiệu quả về mặt kinh tế và xã hội của dự án. ........................................93
1.

Nguồn vốn dự kiến đầu tư của dự án. ..................................................93


2. Phương án vay. ........................................................................................94
2.

Các thông số tài chính của dự án. ........................................................94

3.1. Kế hoạch hoàn trả vốn vay. ..................................................................94
3.2. Khả năng hoàn vốn và thời gian hoàn vốn giản đơn. ...........................95
3.3. Khả năng hoàn vốn và thời gian hoàn vốn có chiết khấu. ....................95
3.5. Phân tích theo tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR).......................................96
KẾT LUẬN ..........................................................................................................97
I. Kết luận.....................................................................................................97
II. Đề xuất và kiến nghị. ..............................................................................97
PHỤ LỤC: CÁC BẢNG TÍNH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA DỰ ÁN ..........98
2. Bảng tính khấu hao hàng năm của dự án. ..............................................104
3. Bảng tính doanh thu và dòng tiền hàng năm của dự án.........................127
8. Bảng Kế hoạch trả nợ hàng năm của dự án. ..........................................130
9. Bảng Mức trả nợ hàng năm theo dự án..................................................141
10. Bảng Phân tích khả năng hoàn vốn giản đơn của dự án. .....................142
12. Bảng Tính toán phân tích hiện giá thuần (NPV) của dự án. (1000 đồng)
............................................................................................................................144
13. Bảng Phân tích theo tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR) của dự án. ..........145
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt

5


Dự án đầu tư Trung tâm nghiên cứu và nhà máy sản xuất thuốc ứng dụng công nghệ cao tại khu
công nghệ cao công nghệ sinh học Đồng Nai.


`CHƯƠNG I

MỞ ĐẦU
I. Giới thiệu về chủ đầu tư.
Chủ đầu tư: CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN SEAPHACO.
Giấy CNĐKKD và Mã số doanh nghiệp số: ………….. do Sở kế hoạch và
đầu tư tỉnh Gia Lai cấp ngày 18/3/2004
Đại diện pháp luật: …………………….-

Chức vụ: ………………….

Địa chỉ trụ sở: 270A Lý Thường Kiệt, Phường 14, Quận 10, Thành phố Hồ
Chí Minh
II. Mô tả sơ bộ thông tin dự án.
Tên dự án: Trung tâm nghiên cứu và Nhà máy sản xuất thuốc ứng dụng công
nghệ cao tại khu công nghệ cao công nghệ sinh học Đồng Nai.
Địa điểm xây dựng : Khu công nghệ cao sinh học Đồng Nai tại xã Xuân
Đường, huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai.
Hình thức quản lý: Chủ đầu tư trực tiếp quản lý điều hành và khai thác dự án.
Tổng mức đầu tư: 377.821.152.000 đồng. Trong đó:
 Vốn tự có (tự huy động): 124.444.338.000 đồng.
 Vốn vay tín dụng : 253.376.814.000 đồng.
III. Sự cần thiết xây dựng dự án.
Tại Việt Nam hiện nay có khoảng 178 doanh nghiệp sản xuất thuốc nhưng
đa phần tập trung ở dạng bào chế đơn giản, dạng generic, giá trị thấp và thiếu các
loại thuốc đặc trị.
Ngành Dược Việt Nam hàng năm sử dụng khoảng 60.000 tấn dược liệu các
loại, trong đó có khoảng 80-90% dược liệu sử dụng có nguồn gốc nhập khẩu với
Trung Quốc và Ấn Độ là hai quốc gia có kim ngạch xuất khẩu vào Việt Nam lớn
nhất về dược liệu. Bên cạnh đó, việc áp dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất còn

Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt

6


Dự án đầu tư Trung tâm nghiên cứu và nhà máy sản xuất thuốc ứng dụng công nghệ cao tại khu
công nghệ cao công nghệ sinh học Đồng Nai.

gặp nhiều khó khăn. Tỷ lệ đầu tư nghiên cứu thuốc mới của các Công ty trong
nước chỉ chiếm khoảng 5% doanh thu trong khi đó các Công ty nước ngoài là 15%.
Năm 2015, theo ước tính của Công ty Cổ phần Nghiên cứu ngành và Tư vấn
Việt Nam, giá trị Ngành Dược ước đạt 4,2 tỷ USD, mức độ chi tiêu cho dược phẩm
đạt khoảng 38USD/người. Trong thời gian tới, thị trường thuốc kê toa sẽ tăng
trưởng vượt qua thị trường thuốc không kê toa (OTC) do sự xuất hiện của các dòng
sản phẩm cấp bằng sáng chế đắt tiền từ nước ngoài và sự gia tăng nhu cầu về thuốc
chất lượng cao và thuốc đặc trị.
Kim ngạch nhập khẩu mặt hàng dược phẩm 6 tháng đầu năm 2016 đạt mức
1,282.6 triệu USD, tăng 24.8% so với cùng kỳ năm 2015. Các thị trường nhập
khẩu chính vẫn là Pháp và Mỹ (các loại thuốc biệt dược) và Trung Quốc, Ấn Độ
(các loại thuốc giá rẻ, thuốc generic). Trong khi đó, Xuất khẩu dược phẩm tại Việt
Nam chỉ đạt ở mức thấp với tỷ lệ chỉ 5% so với giá trị nhập khẩu và bằng 2.5% so
với giá trị tiêu thụ toàn ngành. Các thị trường xuất khẩu chính là: Đức, Nga, các
nước châu Phi và láng giềng như Myanma, Philippin, Campuchia…
Thời gian tới, ngành dược Việt Nam được dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng ở
mức 2 con số nhưng xu hướng tăng chậm lại. Bên canh đó, với tiến trình hội nhập
sâu rộng của Việt Nam thông qua các hiệp định thương mại, các Công ty Dược
phẩm trong nước sẽ đối diện với sức ép cạnh tranh lớn hơn từ các Công ty nước
ngoài do việc cắt giảm các hàng rào bảo hộ, đặc biệt trong bối cảnh động lực phát
triển chính của ngành vẫn là các chính sách bảo hộ của nhà nước như hiện nay.
Ngày 10 tháng 1 năm 2014, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số

68/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược quốc gia phát triển ngành Dược Việt Nam giai
đoạn đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 với mục tiêu cung ứng đầy đủ, kịp
thời, có chất lượng, giá hợp lý các loại thuốc theo cơ cấu bệnh tật tương ứng với
từng giai đoạn phát triển kinh tế – xã hội và bảo đảm sử dụng thuốc an toàn, hợp
lý, qua đó:

Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt

7


Dự án đầu tư Trung tâm nghiên cứu và nhà máy sản xuất thuốc ứng dụng công nghệ cao tại khu
công nghệ cao công nghệ sinh học Đồng Nai.

- Cung ứng đủ thuốc cho nhu cầu phòng bệnh, chữa bệnh của nhân dân với
chất lượng bảo đảm, giá hợp lý; phù hợp với cơ cấu bệnh tật, đáp ứng kịp thời yêu
cầu an ninh, quốc phòng, thiên tai, dịch bệnh và các nhu cầu khẩn cấp khác.
- Xây dựng nền công nghiệp dược, trong đó tập trung đầu tư phát triển sản
xuất thuốc generic bảo đảm chất lượng, giá hợp lý, từng bước thay thế thuốc nhập
khẩu; phát triển công nghiệp hóa dược, phát huy thế mạnh, tiềm năng của Việt
Nam để phát triển sản xuất vắc xin, thuốc từ dược liệu.
- Phát triển ngành Dược theo hướng chuyên môn hóa, hiện đại hóa, có khả
năng cạnh tranh với các nước trong khu vực và trên thế giới; phát triển hệ thống
phân phối, cung ứng thuốc hiện đại, chuyên nghiệp và tiêu chuẩn hóa.
- Sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, hiệu quả; đẩy mạnh hoạt động dược lâm
sàng và cảnh giác dược.
- Quản lý chặt chẽ, hiệu quả các khâu từ sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, bảo
quản, lưu thông, phân phối đến sử dụng thuốc.
Một số chỉ số được nêu ra trong Quyết định như sau:
- Phấn đấu sản xuất được 20% nhu cầu nguyên liệu cho sản xuất thuốc trong

nước, thuốc sản xuất trong nước chiếm 80% tổng giá trị thuốc tiêu thụ trong năm.
- Thuốc từ dược liệu chiếm 30%; vắc xin sản xuất trong nước đáp ứng 100%
nhu cầu cho tiêm chủng mở rộng và 30% nhu cầu cho tiêm chủng dịch vụ.
Một trong những mục tiêu cụ thể đến năm 2020: Phấn đấu sản xuất được
20% nhu cầu nguyên liệu cho sản xuất thuốc trong nước, thuốc sản xuất trong nước
chiếm 80% tổng giá trị thuốc tiêu thụ trong năm, trong đó thuốc từ dược liệu chiếm
30%; vắc xin sản xuất trong nước đáp ứng 100% nhu cầu cho tiêm chủng mở rộng
và 30% nhu cầu cho tiêm chủng dịch vụ; dự kiến đến năm 2030 hệ thống kiểm
nghiệm, phân phối thuốc, công tác dược lâm sàng, thông tin thuốc ngang bằng các
nước tiên tiến trong khu vực.
Để có thể đạt được mục tiêu trên, Chiến lược quốc gia phát triển ngành
Dược Việt Nam giai đoạn đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 đã đưa ra một
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt

8


Dự án đầu tư Trung tâm nghiên cứu và nhà máy sản xuất thuốc ứng dụng công nghệ cao tại khu
công nghệ cao công nghệ sinh học Đồng Nai.

loạt các giải pháp, trong đó có những giải pháp liên quan trực tiếp đến những lĩnh
vực triển khai trong dự án đầu tư này như:
- Ban hành chính sách ưu đãi cho việc nghiên cứu, sản xuất thuốc có nguồn
gốc từ dược liệu Việt Nam mang thương hiệu quốc gia.
- Quy hoạch nền công nghiệp dược theo hướng phát triển công nghiệp bào
chế, hóa dược, vắc xin, sinh phẩm y tế, ưu tiên thực hiện các biện pháp sáp nhập,
mua bán, mở rộng quy mô để nâng cao tính cạnh tranh; quy hoạch hệ thống phân
phối thuốc theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại và hiệu quả; quy hoạch phát triển
dược liệu theo hướng sản xuất hàng hóa quy mô lớn, phát triển vùng nuôi trồng
cây, con làm thuốc, bảo hộ, bảo tồn nguồn gen và phát triển những loài dược liệu

quý hiếm, đặc hữu;…
- Đẩy mạnh huy động các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư để
phát triển ngành dược.
- Đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng công nghệ bào chế thuốc tiên tiến, hiện
đại; khuyến khích triển khai một số dự án khoa học công nghệ dược trọng điểm
nhằm phát triển công nghiệp dược.
Trong ngành dược nói chung, các sản phẩm từ dược liệu là một hướng đi
cần được quan tâm đầu tư thích đáng do phát huy được lợi thế cạnh tranh là nguồn
tài nguyên cây thuốc phong phú của Việt Nam. Việc nghiên cứu và ứng dụng
những công nghệ cao trong sản xuất hàng hóa từ dược liệu theo chuỗi giá trị là
hướng đi đúng đắn, phù hợp cả về năng lực khoa học và tính thực tiễn để góp phần
phục vụ sức khỏe nhân dân, phát triển kinh tế - xã hội cho đất nước.
Trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, việc trồng và kinh doanh cây thuốc tương đối ít,
chỉ tập trung vào vài huyện ở một số xã và vài khu vườn của những cá nhân thuộc
hội đông y. Diện tích trồng dược liệu các vườn đông y nhiều nhất là ở huyện Long
Khánh với diện tích 50 ha, sau đó là huyện Long Thành với diện tích trên 18 ha,
Tân Phú với 8000 m2. Diện tích trồng dược liệu tập trung lớn nhất hiện nay là 12
ha trồng Trinh nữ hoàng cung để phục vụ cho việc chế thuốc điều trị u xơ tuyến
tiền liệt (viên thuốc CRILA) của Công ty Dược liệu CRINA thuộc trại dược liệu
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt

9


Dự án đầu tư Trung tâm nghiên cứu và nhà máy sản xuất thuốc ứng dụng công nghệ cao tại khu
công nghệ cao công nghệ sinh học Đồng Nai.

Trung ương 2 (thuộc xã Long Phước, huyện Long Thành) chỉ đáp ứng đủ một phần
nhỏ nhu cầu sản xuất thuốc tiêu thụ trong nước. Năm 2006, Hội đông y Đồng Nai
đã khám điều trị cho khoảng gần 1,4 triệu lượt người; dùng khoảng 4,4 triệu thang

thuốc với tổng số 1.500 tấn dược liệu. Hội đông y tỉnh Đồng Nai gồm có các huyện
hội: Long Khánh, Long Thành, Tân Phú, Cẩm Mỹ, Trảng Bom, Thống Nhất, Định
Quán. Tại Long Khánh, diện tích nuôi trồng sản xuất dược liệu với 57.357 m2 đất,
đã trồng 700 cây quế Trà My, bước đầu thu khoảng 58 tấn dược liệu/năm, 100 tấn
mật ong…. Tại xã Long Tân, huyện Long Thành trồng 1ha cây Dừa Cạn để xuất
khẩu. Tại Thành phố Biên Hòa, Trong nhiệm kỳ VII, tổng kết thực hiện việc khám
và chữa bệnh cho trên 800 ngàn lượt người, cấp phát trên 600 tấn dược liệu. Hội
Đông y thành phố vẫn duy trì vườn thuốc nam tại các trạm y tế có diện tích 2000
m2 với trên 60 loại cây thuốc quý (theo Hội Đông Y Đồng Nai, 2008).
Với nhu cầu về dược liệu và các sản phẩm từ dược liệu vô cùng lớn của tỉnh
Đồng Nai cũng như toàn thị trường của Việt Nam, việc đầu tư đồng bộ để sản xuất
các sản phẩm hàng hóa từ dược liệu Việt Nam với giá trị gia tăng theo chuỗi là
hướng đi đúng đắn của các doanh nghiệp trong nước.
Việc nghiên cứu và ứng dụng các công nghệ cao, công nghệ tiên tiến vào
từng giai đoạn trong chuỗi sản xuất mang lại năng suất, chất lượng, hiệu quả là
bước đi đột phá của doanh nghiệp dựa trên nền tảng đầu tư bài bản, đồng bộ của
chính quyền địa phương thông qua việc thành lập khu công nghệ cao công nghệ
sinh học tại tỉnh Đồng Nai đảm bảo tính khả thi của dự án, góp phần thúc đẩy sự
phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.
Chính vì vậy, công ty tiến hành nghiên cứu lập dự án “ Trung tâm nghiên
cứu và nhà máy sản xuất thuốc ứng dụng công nghệ cao tai khu công nghệ
sinh học Đồng Nai” gồm các hợp phần vườn ươm, khu trồng dược liệu, nhà máy
chiết xuất dược liệu, nhà máy bào chế thuốc và mỹ phẩm.
IV. Các căn cứ pháp lý.
IV.1. Căn cứ pháp lý lập dự án.

Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt

10



Dự án đầu tư Trung tâm nghiên cứu và nhà máy sản xuất thuốc ứng dụng công nghệ cao tại khu
công nghệ cao công nghệ sinh học Đồng Nai.

Nghị quyết số 46 - NQ/TW ngày 23/02/2005 của Bộ Chính trị BCH TW về
công tác bảo vệ, cơ sở và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới.
Thông báo số 264-TB/TW ngày 31/7/2009 của Bộ Chính trị về việc tổ chức
cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”;
Thông báo số 245/TB-VPCP ngày 10/9/2010 của Văn phòng Chính phủ về
việc thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân tại Hội nghị
định hướng đầu tư trong lĩnh vực Dược giai đoạn đến 2020;
Kế hoạch số 80/QĐ-BYT ngày 10/02/2011 của Bộ trưởng Bộ Y tế về triển
khai thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân
tại Hội nghị định hướng đầu tư trong lĩnh vực Dược giai đoạn đến 2020;
Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013: Khuyến khích doanh nghiệp
đầu tư vào nông nghiệp nông thôn.
Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg ngày 14/11/2013 về chính sách hỗ trợ giảm
tổn thất trong nông nghiệp.
Quyết định số 68/QĐ-TTg ngày 10/01/2014 của Thủ tướng Chính phủ Phê
duyệt Chiến lược quốc gia phát triển ngành Dược Việt Nam giai đoạn đến năm
2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 9/6/2015 về Chính sách tín dụng phục vụ
phát triển nông nghiệp, nông thôn.
Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 của Chính phủ về quản lý chi
phí đầu tư xây dựng;
Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ về quản lý chất
lượng và bảo trì công trình xây dựng;
Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự
án đầu tư xây dựng;
Quyết định số 79/QĐ-BXD ngày 18/02/2017 của Bộ Xây dựng về việc công

bố định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng;
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt

11


Dự án đầu tư Trung tâm nghiên cứu và nhà máy sản xuất thuốc ứng dụng công nghệ cao tại khu
công nghệ cao công nghệ sinh học Đồng Nai.

Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ V/v Quy định
chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
Quyết định 734/QĐ- TTg ngày 27 tháng 5 năm 2015 của Thủ tướng Chính
phủ về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đồng Nai đến năm
2020, định hướng 2025;
Quyết định số 14/2008/QĐ-TTg ngày 22 tháng 01 năm 2008 của Thủ tướng
Chính phủ Về việc phê duyệt “Kế hoạch tổng thể phát triển và ứng dụng công nghệ
sinh học ở Việt Nam đến năm 2020”;
Nghị quyết số 46/NQ-TW ngày 23/02/2005 của Bộ Chính trị về công tác bảo
vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới nêu rõ: Phát triển
ngành dược thành một ngành kinh tế-kỹ thuật mũi nhọn. Phát triển mạnh công
nghiệp dược, nâng cao năng lực sản xuất thuốc trong nước, ưu tiên các dạng bào
chế kỹ thuật cao, quy hoạch và phát triển các vùng dược liệu, các cơ sở sản xuất
nguyên liệu hóa dược.
Luật Dược năm 2016 nêu rõ việc chú trọng phát triển thuốc từ dược liệu
như:
+ Ưu đãi đầu tư sản xuất thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền;
+ Ưu tiên mua thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền được sản xuất từ nguồn dược
liệu trong nước; dược liệu tươi; thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền được sản xuất trên
cơ sở nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia, cấp bộ hoặc cấp tỉnh;
+ Không chào thầu dược liệu nhập khẩu thuộc Danh mục do Bộ trưởng Bộ Y

tế ban hành khi dược liệu được nuôi trồng, thu hái trong nước đáp ứng yêu cầu về
điều trị và khả năng cung cấp, giá hợp lý. Khuyến khích nghiên cứu, kế thừa các
bài thuốc và kinh nghiệm của Đông y, kết hợp hài hòa Đông y với y dược học hiện
đại; tìm kiếm, khai thác, sử dụng dược liệu mới, xuất khẩu dược liệu;
+ Kết hợp đầu tư ngân sách nhà nước với huy động các nguồn lực khác cho
phát triển công nghiệp sản xuất thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền; nuôi trồng, sản
xuất dược liệu; phát hiện, bảo tồn và ứng dụng khoa học, công nghệ trong nghiên
cứu, phát triển nguồn gen dược liệu quý, hiếm, đặc hữu;
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt

12


Dự án đầu tư Trung tâm nghiên cứu và nhà máy sản xuất thuốc ứng dụng công nghệ cao tại khu
công nghệ cao công nghệ sinh học Đồng Nai.

+ Hỗ trợ, tạo điều kiện phát hiện, thử lâm sàng, đăng ký bảo hộ quyền sở hữu
trí tuệ có liên quan, đăng ký lưu hành và kế thừa đối với thuốc cổ truyền, thuốc
dược liệu có đề tài khoa học và công nghệ cấp quốc gia, cấp bộ hoặc cấp tỉnh đã
được nghiệm thu; tìm kiếm, khai thác, sử dụng dược liệu mới; xuất khẩu dược liệu
nuôi trồng; di thực dược liệu; khai thác dược liệu thiên nhiên hợp lý; nghiên cứu,
khảo sát, điều tra loài dược liệu phù hợp để nuôi trồng tại địa phương; phát triển
các vùng nuôi trồng dược liệu; hiện đại hóa sản xuất dược liệu, thuốc dược liệu,
thuốc cổ truyền.
Các lĩnh vực ưu tiên trong phát triển công nghiệp dược:
+ Nghiên cứu sản xuất nguyên liệu làm thuốc từ nguồn dược liệu sẵn có tại
Việt Nam để phục vụ công nghiệp bào chế, sản xuất thuốc dược liệu, thuốc cổ
truyền.
+ Sản xuất thuốc ngay khi hết hạn bằng sáng chế hoặc các độc quyền có liên
quan, vắc xin, sinh phẩm, dược liệu, thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền, thuốc hiếm.

+ Phát triển nguồn dược liệu, vùng nuôi trồng dược liệu; bảo tồn nguồn gen
và phát triển những loài, chủng loại dược liệu quý, hiếm, đặc hữu.
Chỉ thị số 24-CT/TW ngày 4/7/2008 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về
phát triển nền Đông Y Việt Nam và nền Đông Y Việt Nam trong tình hình mới:
+ Xây dựng quy hoạch tổng thể vùng chuyên môn nuôi trồng dược liệu.
+ Đẩy mạnh nghiên cứu, điều tra, bảo tồn nguồn gen về dược liệu Việt Nam,
xác định nhu cầu sử dụng dược liệu phục vụ khám, chữa bệnh và xuất khẩu.
+ Kết hợp chặt chẽ giữa việc khuyến khích “trồng cây thuốc tại vườn, tại nhà”
với việc hình thành các vùng chuyên nuôi trồng, chế biến cây, con làm thuốc theo
hướng công nghiệp.
Quyết định số 43/2007/QĐ-TTg ngày 29/3/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc
phê duyệt Đề án “Phát triển công nghiệp dược và xây dựng mô hình hệ thống cung
ứng thuốc của Việt Nam giai đoạn 2007-2015 và tầm nhìn đến 2020”:
+ Phát huy tiềm năng, thế mạnh về dược liệu và thuốc y học cổ truyền, đẩy
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt

13


Dự án đầu tư Trung tâm nghiên cứu và nhà máy sản xuất thuốc ứng dụng công nghệ cao tại khu
công nghệ cao công nghệ sinh học Đồng Nai.

mạnh công tác quy hoạch, nuôi trồng và chế biến dược liệu, xây dựng ngành công
nghiệp bào chế thuốc từ dược liệu và thuốc y học cổ truyền trở thành một phần
quan trọng của ngành dược Việt Nam.
+ Bảo đảm số lượng thuốc có nguồn gốc từ dược liệu và thuốc y học cổ
truyền chiếm 30% số thuốc được sản xuất trong nước vào năm 2015 và 40% vào
năm 2020.
Quyết định số 2166/QĐ-TTg ngày 30/11/2010 của Thủ tướng Chính phủ về
việc ban hành Kế hoạch hành động của Chính phủ về phát triển Y, dược cổ truyền

Việt Nam đến năm 2020:
+ Xây dựng, ban hành chính sách ưu đãi xây dựng các cơ sở sản xuất thuốc
Đông y, thuốc từ dược liệu đạt tiêu chuẩn sản xuất thuốc tốt theo khuyến cáo của
Tổ chức Y tế Thế giới (GMP-WHO), theo lộ trình phù hợp với điều kiện của Việt
Nam.
+ Khuyến khích phát triển thị trường kinh doanh dược liệu và thuốc Đông y,
thuốc từ dược liệu để đáp ứng tốt nhu cầu khám, chữa bệnh bằng y dược cổ truyền;
+ Xây dựng Đề án tổ chức các vùng nuôi, trồng dược liệu theo tiêu chuẩn về
thực hành tốt nuôi trồng, thu hoạch dược liệu theo quy mô công nghiệp, gắn liền
với đẩy mạnh công tác quy hoạch, đảm bảo cung cấp đủ nguyên liệu cho các cơ sở
chế biến dược liệu, sản xuất thuốc từ dược liệu trong nước và xuất khẩu, ưu tiên
các loại cây, con có hiệu quả chữa bệnh tốt, giá trị kinh tế cao, nhu cầu sử dụng
lớn;
+ Củng cố và phát triển các trung tâm nghiên cứu, nuôi trồng dược liệu tại các
vùng sinh thái phù hợp có tiềm năng phát triển dược liệu;
+ Khuyến khích nghiên cứu, ứng dụng thuốc nam, thuốc dân gian, thuốc gia
truyền để đưa vào sản xuất với quy mô lớn đáp ứng nhu cầu sử dụng trong nước và
xuất khẩu;
+ Phát triển công tác cung cấp giống dược liệu đạt tiêu chuẩn chất lượng cao.
Bảo tồn và phát triển nguồn gen dược liệu, xây dựng dấu vân tay hóa học và gen
cho dược liệu Việt Nam; chú trọng tái sinh, phát triển nhân giống các dược liệu
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt

14


Dự án đầu tư Trung tâm nghiên cứu và nhà máy sản xuất thuốc ứng dụng công nghệ cao tại khu
công nghệ cao công nghệ sinh học Đồng Nai.

quý, hiếm;

+ Tiếp tục khảo sát, nghiên cứu, điều tra, sưu tầm, thống kê các loại cây, con
làm thuốc; sự phân bố, hệ sinh thái và trữ lượng cây, con làm thuốc hiện có trên cơ
sở đó có kế hoạch tổ chức bảo vệ, khai thác, tái sinh hợp lý và phát triển bền vững;
+ Xây dựng và phát triển vườn cây thuốc tại các bệnh viện y dược cổ truyền,
khoa y dược cổ truyền tại các bệnh viện, các cơ sở đào tạo y dược cổ truyền và
trạm y tế xã, phường, thị trấn;
+ Xây dựng đề án phát triển dược liệu, thuốc Đông y, thuốc từ dược liệu đến
năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 phù hợp với quy định hiện hành;
+ Tăng cường kiểm tra, kiểm nghiệm chất lượng dược liệu, thuốc Đông y,
thuốc từ dược liệu.
Quyết định số 1976/QĐ-TTg ngày 30/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt quy hoạch tổng thể phát triển dược liệu đến năm 2020 và định hướng đến
năm 2030 nhằm cụ thể hóa các chủ trương đã được Đảng và Nhà nước đặt ra từ
hơn 10 năm trước đến nay.
Quyết định số 555/QĐ-UBND ngày 09/3/2009 của UBND tỉnh Đồng Nai về
việc Duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng tỉ lệ 1/2000 Trung tâm ứng dụng công nghệ
sinh học Đồng Nai tại xã Xuân Đường huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai.
Quyết định số 3134/QĐ-UBND ngày 28/10/2009 của UBND tỉnh Đồng Nai
về việc Duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000 Trung
tâm ứng dụng công nghệ sinh học Đồng Nai tại xã Xuân Đường huyện Cẩm Mỹ,
tỉnh Đồng Nai.
V. Mục tiêu dự án.
V.1. Mục tiêu chung.
Nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ cao, công nghệ tiên tiến để sản
xuất các sản phẩm hàng hóa chất lượng cao từ dược liệu tại Việt Nam, đồng bộ từ
khâu chọn tạo giống, canh tác, chiết xuất, bào chế thành phẩm theo hướng dẫn của
Tổ chức y tế thế giới phục vụ bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe nhân dân Việt
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt

15



Dự án đầu tư Trung tâm nghiên cứu và nhà máy sản xuất thuốc ứng dụng công nghệ cao tại khu
công nghệ cao công nghệ sinh học Đồng Nai.

Nam và hướng tới xuất khẩu.
Phát huy tiềm năng, thế mạnh của Công ty, kết hợp với tinh hoa của y dược
để tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao, cung cấp cho thị trường.
Góp phần phát triển nền kinh tế của tỉnh nhà và các tỉnh lân cận trong việc
thu mua nguyên liệu để sản xuất chế biến của dự án.
Giải quyết việc làm cho người lao động, góp phần nâng cao thu nhập không
chỉ công nhân viên của Công ty mà còn nâng cao mức sống cho người dân trong
việc canh tác các loại cây thuốc cung cấp nguyên liệu cho nhà máy chế biến của dự
án.
V.2. Mục tiêu cụ thể.
Xây dựng khu nuôi cấy mô và vườn ươm.
Xây dựng khu thực nghiệm trồng các loại dược liệu thử nghiệm.
Dự án đầu tư xây dựng dây chuyền thiết bị đồng bộ, hiện đại để sản xuất chế
biến các sản phẩm thực phẩm chức năng và mỹ phẩm với sản lượng hàng năm cụ
thể, như sau:
+ CumarGold : 1.233.081 hộp.
+ CumarGold Kare: 751.233 hộp.
+ Detox Green: 717.025 hộp.
+ Decumar: 331.821 hộp.
+ Kem em bé: 108.621 hộp.
+ Heposal: 1.104 hộp.
+ Kem bỏng: 12.280 hộp.
+ Hạ mỡ máu: 29.453 hộp.
+ Gastosic: 29.293 hộp.
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt


16


Dự án đầu tư Trung tâm nghiên cứu và nhà máy sản xuất thuốc ứng dụng công nghệ cao tại khu
công nghệ cao công nghệ sinh học Đồng Nai.

+ Xịt họng: 24.805 hộp.
Giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động của địa phương, góp phần thúc
đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Đồng Nai.
Hình thành chuỗi nhà máy chiết xuất, bào chế thực phẩm hiện đại, tạo ra các
sản phẩm có chất lượng cao, tăng khả năng cạnh tranh sản phẩm trên thị trường
trong nước và xuất khẩu.

Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt

17


Dự án đầu tư Trung tâm nghiên cứu và nhà máy sản xuất thuốc ứng dụng công nghệ cao tại khu
công nghệ cao công nghệ sinh học Đồng Nai.

Chương II
ĐỊA ĐIỂM VÀ QUY MÔ THỰC HIỆN DỰ ÁN
I. Hiện trạng tự nhiên, kinh tế - xã hội vùng thực hiện dự án.
1. Điều kiện về địa lý, địa chất.
 Vị Trí Địa Lý
Dự án “Trung tâm nghiên cứu và nhà máy sản xuất thuốc ứng dụng công nghệ
cao tại khu công nghệ cao công nghệ Đồng Nai” được xây dựng nằm trên địa bàn
xã Xuân Đường, huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai, được xác định trong sơ đồ giới

thiệu địa điểm số 29/BĐ ĐC tỷ lệ 1/10.000 do Trung tâm kỹ thuật địa chính – Nhà
đất thực hiện ngày 01/2008 (theo Quyết định số 330/QĐ-UBND ngày 24/01/2008
của UBND tỉnh Đồng Nai). Phạm vị giới hạn như sau:
- Phía Bắc

: Giáp đường lô cao su.

- Phía Nam

: Giáp suối Cả và tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

- Phía Đông : Giáp đường lô cao su.
- Phía Tây

: Giáp đường lô cao su.

Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt

18


Dự án đầu tư Trung tâm nghiên cứu và nhà máy sản xuất thuốc ứng dụng công nghệ cao tại khu
công nghệ cao công nghệ sinh học Đồng Nai.

 Địa hình:
Khu đất nằm ở vùng đất cao phía Nam tỉnh Đồng Nai, địa hình đa dạng bao
gồm khu vực dồng bằng, khu vực sườn dốc ven các khe suối.
Địa hình tương đối bằng phẳng và dốc thoải dần từ phía Tây Bắc – Đông
Nam. Phía Đông Nam là khu vực suối Cả. Trên khu đất bằng phẳng là khu vực các
lô cao su. Khu vực triền suối là các hộ dân với các trang trại nhà vườn.

Cao độ của địa hình khoảng 150 mét, chênh lệch độ cao trong phạm vi khảo
sát không đáng kể. Toàn bộ địa hình nằm trên dạng địa mạo xâm thực, xâm thực
bóc mòn trên cao nguyên Xuân Lộc. Cấu tạo nên bề mặt địa này là sản phẩm
phong hoá của đá phun trào Plaistocen hệ tầng Xuân Lộc. Với đặc điểm địa hình
địa mạo nêu trên khá thuận lợi cho việc xây dựng các hạng mục công trình.
 Khí hậu
Khu vực nghiên cứu chịu ảnh hưởng của vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa
mang tính chất nóng, ẩm đồng thời phân hóa sâu sắc theo mùa với các đặc trưng
của vùng khí hậu miền Đông Nam Bộ, hàng năm được chia làm 2 màu rõ rệt:
- Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10.
- Mùa khô từ thàng 11 đến tháng 4 năm sau.
Khu vực có đặc điểm khí hậu nóng đều quanh năm, nhiệt độ trung bình hàng
năm từ 25.4 – 27.20C và không chênh lệch quá lớn giữa các tháng trong năm.
Nóng nhất là tháng 4, tháng 5 nhưng cũng không vượt quá 300C, thấp nhất là
tháng 12, nhiệt độ không dưới 200C. Trung bình hàng năm có 2000 – 3000 giờ
nắng.
- Nhiệt độ:
 Nhiệt độ trung bình năm: 260C.
 Nhiệt độ cao nhất: 28.60C.
 Nhiệt độ thấp nhất:22.60C.
- Độ ẩm:
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt

19


Dự án đầu tư Trung tâm nghiên cứu và nhà máy sản xuất thuốc ứng dụng công nghệ cao tại khu
công nghệ cao công nghệ sinh học Đồng Nai.

 Độ ẩm trung bình năm: 82%.

 Độ ẩm lớn nhất:

91%.

 Độ ẩm nhỏ nhất:

70%

- Chế độ mưa:
 Lượng mưa lớn nhất:

2503mm.

 Lượng mưa nhỏ nhất:

2014mm.

 Lượng mưa trung bình: 1487mm.
- Lượng bốc hơi:
 Lượng bốc hơi thay đổi theo mùa và lượng bốc hơi cao nhất vào các
tháng 2, 3, 4 còn thấp nhất tập trung vào các tháng 7, 8, 9.
 Lượng bốc hơi cao nhất: 178mm/tháng.
 Lượng bốc hơi thấp nhất: 51mm/tháng.
- Gió:
 Hướng gió chủ đạo là hướng Bắc – Nam và hướng Đông Nam
 Mùa hè: Hướng Bắc –Nam vào tháng 4.
 Mùa đông: Hướng Đông Nam từ tháng 2 đến tháng 5.
 Tốc độ gió lớn nhất 10m/s.
 Địa chất
Trên cơ sở khảo sát ngoài hiện trường, mô tả đất nền qua các hố khoan, kết

hợp với tài liệu đã có trong vùng và chủ yếu tổng hợp kết quả phân tích mẫu cơ lý
đất đá, chúng tôi nhận thấy khu vực khảo sát (tính tới chiều sâu 30,00m), địa tầng
được phân chia thành 7 lớp. Các lớp được mô tả theo thứ tự từ trên xuống như sau:
- Lớp 1: Sét màu nâu đỏ sậm, trạng thái dẻo cứng. Chiều dày lớp từ 2,90 
4,00m.
- Lớp 2: Sét màu nâu đỏ sậm, xám nâu, nâu đỏ; trạng thái nửa cứng. Chiều
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt

20


Dự án đầu tư Trung tâm nghiên cứu và nhà máy sản xuất thuốc ứng dụng công nghệ cao tại khu
công nghệ cao công nghệ sinh học Đồng Nai.

dày lớp 6,10  8,10m.
- Lớp 3: Sét màu nâu xám, nâu đỏ sậm; trạng thái dẻo cứng. Chiều dày lớp
1,30  1,60m.
- Lớp 4: Sét màu nâu xám, xám xanh, nâu đỏ; trạng thái nửa cứng. Chiều dày
lớp 8,80  11,10m.
- Lớp 5: Sét màu xám xanh, trạng thái nửa cứng. Chiều dày lớp 3,80  6,00m.
- Lớp 6: Sét màu xám xanh lẫn dăm sạn bazan phong hoá, trạng thái cứng.
Chiều dày lớp từ 1,30m đến lớn hơn 3,50m.
- Lớp 7: Đá bazan phong hoá nhẹ màu xám đen,cứng chắc. Chiều dày lớp
chưa được xác định rõ ràng, các hố khoan sâu 30,0m đã khoan vào lớp này được
3,50m.
Các lớp đất từ lớp 1 đến lớp 7 có diện phân bố rộng khắp khu vực khảo sát, bề
dày lớp tương đối ổn đinh, tính chất cơ lý của các đơn nguyên địa chất công trình ít
thay đổi, có sức chịu tải Rtc = 1,75  2,76 kG/cm2. Về mặt độ lún cần lưu ý nền
đất lớp 1, lớp 2 và lớp 3 có hệ số rỗng lớn, hệ số nén lún cao.
- Mực nước ngầm khu vực khảo sát nằm sâu không ảnh hưởng đến việc thiết

kế và thi công nền móng công trình.
- Bề mặt địa hình khá bằng phẳng thuận lợi cho thi công xây dựng công trình.
 Địa chất thủy văn
Nước ngầm: Theo nghiên cứu thăm dò đánh giá nước dưới đất của Đoàn địa
chất thủy văn 78 cho thấy khu vực thiết kế trong vùng có nước ngầm, trữ lượng
nước ngầm không đều, khu vực dự án chỉ khai thác tối đa được 5.000m³/ngđ.
Mực nước ngầm trong khu vực khảo sát nằm sâu, tại thời điểm khoan khảo sát
các hố khoan sâu gặp mực nước ngầm ở độ sâu từ 19,30m đến 20,0m. Nước không
có tính ăn mòn bê tông.
 Địa chấn
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt

21


Dự án đầu tư Trung tâm nghiên cứu và nhà máy sản xuất thuốc ứng dụng công nghệ cao tại khu
công nghệ cao công nghệ sinh học Đồng Nai.

Khu vực dự kiến xây dựng nằm trong vùng có động đất cấp 5 (Theo bản đồ
địa chấn Việt Nam).
 Thủy văn
Khu vực nghiên cứu nằm trong vùng thượng lưu của các con suối chảy ra
sông Cả và sông Đông Nai. Phía Đông Nam khu vức có suối Cả chảy qua theo
hướng Đông Bắc – Tây Nam, là nơi tập trung nước từ các đồi cao xung quanh. Do
đó khi có mưa lớn các khu vực ven suối bị nước dâng khoảng 0.5 – 0.8 m (hiện nay
chưa có số liệu thủy văn cụ thể của suối Cả). Tuy nhiên theo điều tra hiện trạng
khu vực này không bị ngập lụt.
2. Điều kiện kinh tế xã hội.
Năm 2015, tình hình kinh tế của huyện Cẩm Mỹ chịu tác động và gặp nhiều
khó khăn, song với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, các doanh nghiệp và nhân

dân trong huyện, tình hình sản xuất kinh doanh trên địa bàn đang có dấu hiệu phục
hồi. Tăng trưởng kinh tế tăng khá so với cùng kỳ, sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy
sản phát triển khá tốt. Sản xuất công nghiệp có sự tăng trưởng, các ngành dịch vụ
đáp ứng tốt cho sản xuất, tiêu dùng và đời sống nhân dân. Thu ngân sách tăng cao
so với cùng kỳ năm trước. Công tác xây dựng nông thôn mới tiếp tục được triển
khai thực hiện. Các lĩnh vực văn hoá, xã hội được duy trì, an sinh xã hội được quan
tâm chú trọng và an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn huyện được
giữ vững.
Kết quả cụ thể như sau:
Tổng giá trị sản xuất 9 tháng trên địa bàn (theo giá so sánh 2010) ước đạt
6.749,7 tỷ đồng, tăng 16,01% so với cùng kỳ năm 2014; trong đó sản xuất nông,
lâm, thủy sản tăng 8,59%, Công nghiệp - xây dựng tăng 24,82%, Dịch vụ tăng
17,54% so với cùng kỳ năm trước.
Tình hình sản xuất nông lâm nghiệp, thủy sản tăng trưởng khá: Ước giá trị
sản xuất (theo giá so sánh 2010) đạt 2.316,32 tỷ đồng, đạt 61,09% KH năm, tăng
8,59% so với cùng kỳ năm 2014 trong đó: trồng trọt tăng 3,27%, chăn nuôi tăng
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt

22


Dự án đầu tư Trung tâm nghiên cứu và nhà máy sản xuất thuốc ứng dụng công nghệ cao tại khu
công nghệ cao công nghệ sinh học Đồng Nai.

15,31% so với cùng kỳ; Tỷ trọng chăn nuôi so với giá trị sản xuất nông nghiệp
chiến 45,98%.
Ngành trồng trọt:
+ Cây hàng năm:
- Sản xuất vụ Đông Xuân đạt kết quả cao, năm nay toàn huyện giao trồng
được với diện tích là 4.871,9 ha đạt 97,3% so KH, và tăng 19,39% so cùng kỳ

(tăng 791,2 ha so với cùng kỳ).
Năng suất bình quân các loại cây chủ lực như: Lúa đạt 70 tạ/ha; Bắp đạt 83,5
tạ/ha.
- Sản xuất vụ Hè Thu toàn huyện gieo trồng được 9.669,9 giảm 254,8 ha so
với cùng kỳ.
Nguyên nhân không đạt kế hoạch đề ra là do một số diện tích trồng xen
dưới tán cây lâu năm, năm nay đã khép tán. Đồng thời, một số diện tích cây hàng
năm chuyển sang trồng cây tiêu đem lại hiệu quả kinh tế cao cụ thể ở các xã Lâm
San, Xuân Tây, Sông Ray.
Ước tính năng suất bình quân các loại cây chủ lực; cây lúa đạt 58,3 tạ/ha;
bắp đạt 64,2 tạ/ha;
+ Cây lâu năm:
Trong 9 tháng năm 2015, chủ yếu tập trung hướng dẫn các biện pháp chăm
sóc, phòng trừ và xử lý các loại sâu bệnh trên các loại cây: điều, xoài, cà phê, sầu
riêng, chôm chôm đang trong thời kỳ ra hoa, đậu quả. Đồng thời, theo dõi thu
hoạch sản phẩm trên các loại cây: điều, tiêu, xoài, sầu riêng và chôm chôm. Tập
trung kiểm tra khảo sát diện tích điều năng suất thấp, vườn tạp, vùng quy hoạch
cây trồng lâu năm … triển khai kế hoạch phát triển cây trồng chủ lực năm 2015;
hướng dẫn nông dân cách phòng trừ sâu bệnh và cải tạo vườn cây ăn quả.
Diện tích một số cây chủ lực: cây cà phê hiện có 4.539 ha, diện tích cho
sản phẩm 4.539 ha; cây tiêu hiện có 4.580 ha; năm nay giá tiêu tiếp tục tăng cao và
ổn định ở mức 190.000 đ – 210.000 đ/kg, người trồng tiêu có lãi từ 350 – 450 triệu
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt

23


Dự án đầu tư Trung tâm nghiên cứu và nhà máy sản xuất thuốc ứng dụng công nghệ cao tại khu
công nghệ cao công nghệ sinh học Đồng Nai.


đồng/ha nên tiếp tục đầu tư chăm sóc và mở rộng diện tích; cây điều hiện có 2.876
ha; cây cao su hiện có 13.656,8 ha, diện tích cho sản phẩm 7.985,7 ha; diện tích
cao su tiểu điền hiện có 1.518 ha, diện tích cho sản phẩm là 1090 ha; Cây chôm
chôm hiện có 1.345 ha, diện tích cho sản phẩm 1.305 ha; cây sầu riêng hiện có
1.385 ha, diện tích cho sản phẩm 1.350 ha; cây Mãng cầu: 120 ha, diện tích cho
sản phẩm 120 ha, năng suất ước đạt 88 tạ/ha.
Chăn nuôi trên địa bàn tiếp tục phát triển ổn định, công tác phòng chống
dịch bệnh được thực hiện tốt nên không có dịch bệnh xảy ra. Quy mô tổng đàn bò,
đàn lợn và gia cầm tăng cao, đặc biệt đàn bò tăng mạnh (tăng 29,21%); riêng đàn
trâu, bò trong khu vực chăn thả ngày càng bị thu hẹp do cơ giới hóa trong nông
nghiệp nên giảm cả số lượng và sản lượng.
Công tác trồng rừng tập trung, chăm sóc, và bảo vệ rừng được thực hiện
thường xuyên. Sản xuất thủy sản tiếp tục ổn định; diện tích, sản lượng nuôi trồng
thủy sản và sản lượng thủy sản khai thác đều tăng so với cùng kỳ.
Sản xuất Công nghiệp - TTCN tiếp tục phát triển ổn định; Ước giá trị sản
xuất (theo giá so sánh 2010) toàn ngành tăng 18,03% so cùng kỳ. Hầu hết sản
lượng các sản phẩm công nghiệp - TTCN chủ yếu đều tăng so với cùng kỳ như;
giết mổ gia súc ước đạt 52.130 tấn tăng 22,48%; gỗ đồ mộc ước đạt 5.200 m3 tăng
24,20%; thức ăn gia súc ước đạt 83 ngàn tấn tăng 20,12%; quần áo các loại ước đạt
184.026 ngàn chiếc tăng 22,49%; hạt điều nhân ước đạt 3.420 tấn tăng 23,91%;....
Hoạt động xây dựng có chuyển biến tích cực nên giá trị sản xuất ngành xây
dựng trên địa bàn huyện 9 tháng năm 2015 (theo giá so sánh 2010) ước tăng
32,85% so với cùng kỳ và đạt 60,59% kế hoạch.
Trong 9 tháng năm 2015, các ngành dịch vụ đều tăng khá so với cùng kỳ
nhất là các ngành thương mại, dịch vụ ăn uống… ước giá trị sản xuất (theo giá so
sánh 2010) ngành dịch vụ đạt 2.693,36 tỷ đồng.
Tổng mức bán lẻ hàng hoá ước tăng 18,06% so cùng kỳ và đạt 74,98% kế
hoạch. Giá cả, chỉ số giá tiêu dùng thị trường ổn định so với cùng kỳ.
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt


24


Dự án đầu tư Trung tâm nghiên cứu và nhà máy sản xuất thuốc ứng dụng công nghệ cao tại khu
công nghệ cao công nghệ sinh học Đồng Nai.

Dịch vụ vận tải đáp ứng nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hóa phục vụ sản
xuất, kinh doanh, tăng khá so với cùng kỳ cả về doanh thu, khối lượng luân chuyển
và vận chuyển. Dịch vụ bưu chính, viễn thông tiếp tục phát triển, nhất là các dịch
vụ bưu chính mới. Dịch vụ tín dụng ngân hàng tiếp tục đáp ứng cho sự phát triển
kinh tế - xã hội của địa phương.
Về đầu tư phát triển: Công tác quản lý đầu tư XDCB trên địa bàn được
huyện quan tâm, khối lượng hoàn thành và giải ngân vốn đạt kết quả tích cực, thực
hiện vốn đầu tư phát triển toàn xã hội tăng cao so cùng kỳ ở tất cả các nguồn vốn,
ước tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội đạt 914,01 tỷ đồng, tăng 33,55% cùng
kỳ và đạt 60,72% kế hoạch, trong đó: Vốn ngân sách nhà nước giảm 55,45%; Vốn
do các doanh nghiệp đầu tư tăng 238,13% và vốn trong dân cư tăng 59,96% so với
cùng kỳ.
Thu ngân sách đạt kết quả khá tốt, chi ngân sách đáp ứng kịp thời các
nhiệm vụ của huyện: Ước 9 tháng năm 2015, tổng thu ngân sách nhà nước trên địa
bàn đạt 59.580 triệu đồng, tăng 26,63% dự toán, tăng 7,68% so với cùng kỳ.
Tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp vẫn gặp
nhiều khó khăn, vì vậy trong 9 tháng năm 2015 số doanh nghiệp đăng ký mới tuy
tăng số lượng song số vốn đăng ký giảm so cùng kỳ, tính đến 31/8 tháng năm 2015
nâng tổng số doanh nghiệp toàn huyện lên 104 doanh nghiệp.
Công tác quy hoạch được tích cực thực hiện, công tác quản lý nhà nước về
các hoạt động Khoa học - công nghệ tiếp tục được quan tâm. Công tác quản lý nhà
nước về khai thác tài nguyên tiếp tục được đẩy mạnh.
Thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới được triển khai rộng khắp
với 13 xã, trong đó; có 1 xã đạt chuẩn năm 2014, có 4 xã đăng ký đạt chuẩn năm

2015, tăng 4 xã so với năm 2014. Ngay từ đầu năm, huyện đã ưu tiên bố trí vốn
theo cơ chế đã được HĐND huyện thông qua cho xã xây dựng Nông thôn mới do
huyện chỉ đạo với tổng số vốn đã phân bổ. Các xã do huyện chỉ đạo cũng đã được
tích cực hướng dẫn hoàn thiện thủ tục và huy động các nguồn vốn để triển khai.
Tính đến nay đã có 3 xã đạt chuẩn nông thôn mới.
Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt

25


×