Tải bản đầy đủ (.docx) (76 trang)

khóa luận đề tài lễ hội thả diều bá giang (1)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.77 MB, 76 trang )

LỜI CẢM ƠN
Qua 4 năm được học tập và rèn luyện tại trường Đại học Công
nghiệp Hà Nội, được sự tận tình chỉ bảo của các thầy cô trong nhà trường,
đặc biệt là các thầy cô trong khoa Du lịch đã giúp e trưởng thành rất nhiều.
Sau một thời gian nghiên cứu và hoàn thiện Khóa luận tốt nghiệm với
đề tài “ lễ hội thả điều truyền thống tại làng Bá Giang xã Hồng Hà Huyện
Đan Phượng Thành Phố hà Nội trong phát triển du lịch ” ngoài sự cố gắng
của bản than nhóm sinh viên, chúng em còn nhận được rất nhiều sự giúp đỡ
từ phía nhà trường, thầy cô, địa phương nghiên cứu. Chúng em xin gửi lời
cảm ơn tới các thầy cô giáo trường Đại học Công nghiệp Hà Nội nói chung
và các thầy cô khoa Du lịch nói riêng đã giúp đỡ chúng em trong quá trình
nghiên cứu. Chúng em cũng xin được cảm ơn chính quyền địa phương
Làng Bá Giang xã Hồng Hà Huyện Đan Phượng đã tạo điều kiện cho
chúng em được tìm hiểu, nghiên cứu về lễ hội thả diều truyền thống. Đặc
biệt chúng em xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc tới TS. Đào Thanh Thái đã
tận tình giúp đỡ, chỉ bảo chúng em trong suốt thời gian làm khóa luận để
chúng em có thể hoàn thành tốt nhất.
Mặc dù đã cố gắng hoàn thành khóa luận với tất cả sự cố gắng, nhưng
có sự hạn chế về kiến thức nên khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót.
Em kính mong quí thầy cô chỉ bảo và giúp để bài khóa luận của chúng em
được hoàn thiện hơn. Cuối cùng em xin gửi tới thầy cô lời kính chúc sức
khỏe, chúc thầy cô luôn mạnh khỏe, vui vẻ để tiếp tục cống hiến và giúp đỡ
cho các thế hệ sinh viên tiếp theo.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2018

Nhóm sinh viên




PHẦN MỞ ĐẦU
1.

Tính cấp thiết của đề tài
Lễ hội thả diều truyền thống ở làng Bá Giang, xã Hồng Hà là một lễ hội

đặc sắc và độc đáo trong hệ thống lễ hội cổ truyền của Hà Nội nói riêng và
của đồng bằng Bắc Bộ nói chung mang tiềm năng lớn trong việc phát triển du
lịch. Cho tới nay việc sưu tầm và nghiên cứu về lễ hội thả diều làng Bá Giang,
và xã Hồng Hà trong phát triển du lịch vẫn còn hạn chế vì vậy, chúng em đã
chọn lẽ hội thả diều làng Bá Giang trong phát triển du lịch để làm đề tài
nghiên cứu nhằm góp phần làm sáng tỏ những giá trị văn hóa, tính độc đáo
của nó trong kho tàng lễ hội Việt Nam để chúng ta có thể hiểu rõ hơn tâm
thức của người xưa cũng như có thể tận dụng được tiềm năng của lễ hội trong
việc phát triển du lịch. Tạo điều kiện cho nơi dây trở thành một địa chỉ du lịch
văn hóa háp dẫn du khách ghé thăm.
Với những lí do đó chúng em lựa chọn “lễ hội thả diều truyền thống làng
Bá Giang xã Hồng Hà Huyện Đan Phượng thành phố Hà Nội trong phát triển
du lịch” làm đề tài nghiên cứu.
2.

Mục tiêu cụ thể đặt ra cần giải quyết trong đề tài.
Nghiên cứu và làm rõ những giá trị văn hóa truyền thống của lễ hội thả

diều tại làng Bá Giang trong cuộc sống đương đại và tiềm năng để phát triển
du lịch tại đây, từ đó đề xuất các biện pháp tang cường quản lý lễ hội phát huy
giá trị văn hóa phi vật thể của lễ hội thả diều truyền thống Bá Giang cùng với
đó là thu hút du khách ghé thăm giúp cho du lịch ngày càng phát triển.

Ngoài ra còn có thể cung cấp những thông tin tổng quát về lễ hội thả
diều, khẳng định giá trị của lễ hội thả diều, hệ thống hóa các tài liệu về lễ hội,
vai trò của lễ hội đối với tinh thần của nhân dân và đặc biệt là trong việc phái
triển du lịch, đề xuất những biện pháp nhằm phát triển du lịch thông qua lễ
hội thả diều trong thời gian tới, làm tư liệu tham khảo cho công tác quản lý lễ
hội ở địa phương.


3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu
lễ hội thả diều truyền thống làng Bá Giang trong phát triển du lịch.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Không gian: làng Bá Giang xã Hồng Hà Huyện Đan Phượng Thành phố

Hà Nội
Thời gian: trong khi diễn ra lễ hội
4.

Phương pháp thực hiện đề tài
Phương pháp lý luận
Phân tích tổng hợp tài liệu, tra cứu hồ sơ, văm bản của nhà nước, của

Thành Phố Hà Nội, của địa phương, của ngành văn hóa nhằm nghiên cứu cơ
sở lý luận của đề tài.
Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
các phương pháp nghiên cứu khoa học văn hóa, văn hóa dân gian,
phương pháp diễn tả, phương pháp nghiên cứu lịch sử.
phương pháp nghiên cứu dân tộc học, xã hội học , điều tra phỏng vấn.

phương pháp điền dã nghiên cứu thực tiễn tại chỗ.
5.

Kết cấu khóa luận tốt nghiệp.
Chương 1. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu đề tài.
Chương 2. Thực trạng về lễ hội thả diều trong vấn đề phát triển du lịch.
Chương 3. Giải pháp phát triển du lịch tại lễ hội thả diều Bá Giang.
CHƯƠNG 1.


Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU
1.1. Tổng quan nghiên cứu của đề tài
Những công trình nghiên cứu ngoài nước
Hiện nay trên thế giới vẫn còn khá ít các công trình nghiên cứu có tính
chuyên sâu về hoạt động của lễ hội thả diều trong du lịch. Hầu hết chỉ là
những bài viết mang tính chất giới thiệu và quảng bá về các lễ hội thả diều có
quy mô lớn. Có thể nhắc đến một số bài viết nổi bật nhất và nhận được nhiều
sự quan tâm của độc giả như:
Lễ hội thả diều Jaipur tại Ấn Độ giới thiệu cho bạn đọc về những sắc
màu đặc biệt của lễ hội thả diều tại Ấn Độ và những điều thu hút du khách
đến với lễ hội đầy sắc màu này
Lễ hội thả diều Gujarat tại Uttarayan mang những nét đẹp vô cùng riêng
biệt và cuốn hút đối với khách du lịch
Lễ hội diều quốc tế Bali tại Indonesia. Lễ hội được tổ chức đã đem lại sự
thu hút từ rất nhiều nghệ nhân tham gia từ khắp nơi trên thế giới trong đó có
cả Việt Nam, mỗi cánh diều tham dự mang một màu sắc đặc trưng riêng biệt
cho từng đất nước.
Lễ hội diều với chủ đề “Vẽ lên bầu trời” được tổ chức tại khu National
Mall (Tượng đài Washington), thủ đô Washington, Mỹ

Những công trình nghiên cứu trong nước
Lễ hội thả diều nói chung và lễ hội thả diều truyền thống Bá Giang nói
riêng là những sinh hoạt văn hoạt văn hóa vô cùng đặc sắc không chỉ chứa
đựng những văn hóa tinh thần đặc biệt mà còn mang trong mình những tiềm
năng về phát triển du lịch. Để có được những đánh giá và giải pháp nhằm bảo
tồn và phát huy những giá trị ấy thì đã có rất nhiều những công trình nghiên
cứu khoa học về lễ hội thả diều và lễ hội thả điều truyền thống Bá Giang như.


“ Giữ gìn nét đẹp lễ hội truyền thống thả diều làng Bá Giang” của nhóm
sinh viên trường đại học quốc gia hà nội đã đi vào nghiên cứu về tiềm năng và
thực trạng của lễ hội thả diều làng Bá Giang và những giải pháp nhằm giữ gìn
nét đẹp trong lễ hội truyền thống thả diều tại làng Bá Giang.
Ngoài ra còn có các bài viết về các lễ hội thả diều truyền thống được
đăng trên các tạp chí như:
Bài viết ‘’Lễ hội thả diều truyền thống Huế’’ được đăng tải trên
thuathienhue.gov.vn giới thiệu về lễ hội truyền thống thả diều ở Huế
Bài viết ‘’Lễ hội thả diều truyền thống làng Vũ Đại’’ của tác giả Hữu My
giới thiệu về nét đẹp của lễ hội thả diều làng Vũ Đại với những nét đặc sắc và
độc đáo của lễ hội thả diều mang những nét đẹp của làng quê Bắc Bộ Việt
Nam trải qua bao thời gian thằng trầm vẫn giữu được những giá trị cao đẹp từ
bao đười truyền lại.
Bài viết ‘’ những lễ hội chính thả diều sáo ở Việt Nam’’ của tác giả Hữu
Quang đăng tải trên Thegioidisan.com cũng đã đi vào giới thiệu những địa
phương có lễ hội thả diều sáo và những đặc điểm, những nét đẹp riêng biệt
của lễ hội thả diều diễn ra ở từng địa phương.
Qua đó ta thấy được lễ hội thả diều là một lễ hội vô cùng đặc sắc và có
sức thu hút đối với khách du lịch nội địa và quốc tế. Và lễ hội thả diều tại làng
Bá Giang cũng là một lễ hội mang tiềm năng lớn trong phát triển du lịch , tuy
nhiên tới hiện nay vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh

vực phát triển du lịch . Chính vì thế chúng tôi đã quyết định lựa chọn đề tài “
Lễ hội thả diều truyền thống làng Bá Giang xã Hồng Hà huyện Đan Phượng
thành phố Hà nội trong du lịch”.
1.2. Các khái niệm liên quan tới đề tài
1.2.1. Khái niệm Lễ hội và Lễ hội truyền thống
 Khái niệm về lễ hội


Lễ hội là một thuật ngữ dân gian được sử dụng rộng rãi trong xã hội khi
giải thích thuật ngữ di sản văn hóa phi vật thể. Luật di sản văn hóa đã xác
định lễ hội là di sản văn hóa phi vật thể.(UNESCO,2005)
Với nguồn gốc văn hóa xuất phát từ hoạt động nông nghiệp lúa nước , cư
dân Việt và các dân tộc ít người ở Việt Nam sống chủ yếu bằng nghề trồng lúa
nước. Vòng quay của thiên nhiên và mùa vụ tạo ra trong họ những nhu cầu
tâm linh. Khoảng thời gian nghỉ ngơi này là dịp để người dân vừa cảm ơn
thần linh đã phù hộ cho một mùa màng đã qua vừa cầu cho thần linh sẽ phù
hộ cho một vụ mùa sắp tới , theo thời gian được chuyển biến và kết hợp với
văn hóa cộng đồng địa phương và trở thành lễ hội.
Lễ hội là hình thức sinh hoạt văn hóa cộng đồng. Ở nước ta, lễ hội gắn
bó với làng xã như một thành tố, một nhu cầu tất yếu không thể thiếu vắng
trong đời sống xã hội.đó cũng là nơi con người ký thác mọi niềm vui , nỗi
buồn, là chỗ dựa tinh thần của cá nhân, dòng họ , cộng đồng trong một xã hội
nông nghiệp đầy rủi ro. (cơ sở văn hóa Việt Nam)
Lễ hội là dịp cho con người tìm về với bản thể của mình. Trong kho báu
di sản của quá khứ để lại, các lễ hội dân tộc là một trong những thứ quý giá
nhất đang ngày được nhân rộng và phát triển cả về hình thức lẫn nội dung.
 Khái niệm Lễ
"Lễ" là các nghi thức được thực thi trong lễ hội, thường là có sự giống
nhua trong các lễ hội, theo điển lệ của các triều đình phong kiến. chẳng hạn
nghi thức quy định khi nào dâng rượu khi nào dâng trà dâng oản quả, dâng

thức ăn mặn. Tuy nhiên phần lễ đôi khi vẫn có sự khác nhau giữa các vùng.
Chẳng hạn trong lễ hội ở đình làng nam bộ của người việt, sau lưng học trò
khi làm lễ dâng trà, dâng rượu vv.. lại có phụ nữ mà dân gian gọi là đào thài
vừa đi vừa hát những câu chúc mừng..
 Khái niệm Hội


“ Hội” là phần khác nhau giữa các lễ hội thành tố đáng lưu ý trong phần
hội là trò diễn. Trò diễn là hoạt động mang tính nghi lễ, diễn lại toàn bộ hay
một phần hoạt động của cuộc đời nhân vật phụng thờ. Chẳng hạn trò diễn
Thánh Gióng đánh giặc Ân trong ngày hội gióng, hoặc trò nghiềm quân trong
lễ hội làng Yên sở.. trình tự của một trò diễn bao giờ cũng đi từ nơi thờ vọng
đến nới gắn bó với một sự kiên nào đó trong cuộc đời vị thánh. Theo cuốn cơ
sở văn hóa Việt nam của giáo sư Trần Quốc Vượng .
Lễ hội truyền thống: Lễ hội truyền thống là hiện tượng lịch sử, hiện
tượng văn hóa có mặt ở Việt Nam từ lâu đời và có vai trò không nhỏ trong đời
sống xã hội. Những năm gần đây, trong bối cảnh công nghiệp hoá, hiện đại
hoá, hội nhập quốc tế của nước ta, văn hóa truyền thống nói chung, trong đó
có lễ hội truyền thống đã được phục hồi và phát huy, làm phong phú hơn đời
sống văn hóa của Việt Nam. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, tốt đẹp
trong phục hồi và phát huy lễ hội cổ truyền trong đời sống xã hội đương đại,
thì cũng không ít các vấn đề nảy sinh khiến xã hội cần phải nhìn nhận lại và
tìm cách khắc phục để những mặt tinh hoa của lễ hội cổ truyền được đẩy
mạnh và phát huy, khắc phục dần các hạn chế, tiêu cực. Và bao giờ cũng thế,
mọi hành động của con người đều bắt đầu từ nhận thức, chỉ khi chúng ta có
nhận thức đúng về lễ hội cổ truyền thì việc phục hồi và phát huy nó trong đời
sống xã hội đương đại mới mang lại hiệu quả mong muốn. theo bộ văn hóa
thể thao và du lịch mạng thông tin văn hóa
1.2.2. Khái niệm du lịch và phát triển du lịch
 Khái niệm về du lịch

Du lịch có nhiều cách hiểu khác nhau dựa trên gọc độ nghiên cứu và
nhận định của mỗi người đúng như một chuyên gia du lịch đã từng nhận đinh:
“ đối với du lịch, có bao nhiêu tác giả nghiên cứu thì có bấy nhiêu định
nghĩa.”


Định nghĩa du lịch theo quan điểm của Ipirogionic: “Du lịch là một
dạng hoạt động của cư dân trong thời gian rỗi liên quan đến sự di chuyển và
lưu lại tạm thời bên ngoài nơi lưu trú thương xuyên nhằm mục địch nghỉ
ngơi, chữa bệnh, phát triển thể chất và tinh thần, nâng cao trình độ nhận
thức văn hóa hoặc thể thao kèm theo việc tiêu thụ những giá trị về tự nhiên,
kinh tế văn hóa.”
Trong cuốn “ Du lịch và kinh doanh du lịch” của phó tiến sĩ Trần Nhạn
có nêu ra định nghĩa: “ Du lịch là quá trình hoạt động của con người rời khỏi
quê hương đến một nơi khác để thẩm nhận những giá trị vật chất và tinh thần
đắc sắc, độc đáo, khác lạ với quê hương mà không nhằm mục đích sinh lời.”
Năm 1963 với mục đích q uốc tế tại hội nghị liên hiệp quốc về du lịch
Roma các chuyên gia đã đưa ra định nghĩa: “ Du lịch là tổng hòa các mỗi
quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt buộc từ các cuộc hành trình
và lưu trú ngoài ra là nơi lưu trú của các nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở
thường xuyaan của họ hay ngoài nước họ với mục đích hòa bình. Nơi họ đến
lưu trú không phải là nơi làm việc của họ.”
Định nghĩa Du lịch trong Luật Du lịch 2017: “Du lịch là các hoạt động
có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của
mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong
một khoảng thời gian nhất định.”
Ngày nay các loại hình du lịch càng ngày càng được chuyên môn hóa để
đáp ứng một cách tốt nhất cũng như đầy đủ nhất cho nhu cầu du lịch cảu du
khách.



Khái niệm phát triển du lịch
Phát triển du lịch là hoạt động đáp ứng nhu cầu du lịch của du khách để

tạo nên lợi ích kinh tế, thúc đẩy các hoạt động du lịch và khai thác các loại tài
nguyên du lịch đã hoặc chưa được phát hiện để phục vụ du lịch, trong thời


điểm hiện nay trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng đang trú trọng
tới việc phát triển du lịch theo hướng bền vững.
Du lịch bền vững là phương thức du lịch cân nhắc đầy đủ những tác
động hiện tại và tương lai về kinh tế, xã hội và môi trường, trong khi đáp ứng
được nhu cầu của khách du lịch, ngành công nghiệp du lịch, môi trường và
cộng đồng địa phương. (UNWTO, 2005)
Du lịch bền vững có thể được hiểu là “Du lịch quan tâm đầy đủ tới tác
động hiện tại và tương lai đối với kinh tế, xã hội và môi trường, lưu ý tới nhu
cầu của khách du lịch, ngành Du lịch, môi trường và các cộng đồng địa
phương”.
Thực hiện phát triển du lịch bền vững có nghĩa là đạt được cân bằng trong số
4 trụ cột dưới đây.
Trụ cột Kinh tế được xác định là tạo ra phồn vinh ở các cấp độ khác nhau
của xã hội và lưu ý đến hiệu quả chi phí cho tất cả các hoạt động kinh tế.
Trụ cột Văn hóa - Xã hội dựa trên sự tôn trọng nhân quyền và cơ hội
bình đẳng cho tất cả các thành viên trong xã hội cần được phân chia bình
đẳng về lợi ích.
Trụ cột Môi trường liên quan tới bảo tồn và quản lý tài nguyên, bao gồm
tài nguyên thiên nhiên và văn hóa, quản lý đa dạng sinh học và rác thải.
Trụ cột Bao trùm hỗ trợ các trụ cột Kinh tế, Văn hóa - Xã hội và Môi
trường thông qua chính phủ, cơ sở hạ tầng…
Dưới đây phân tích một số kinh nghiệm phát triển du lịch bền vững tại

một số quốc gia trên thế giới để có thể thấy cách thức phát triển là khác nhau
trong từng trường hợp nhưng đều tuân thủ những nguyên tắc phát triển chung.


1.3. Phương pháp nghiên cứu và Địa bàn nghiên cứu
1.3.1. Phương pháp nghiên cứu
1.3.1.1. Phương pháp quan sát
Trong khuôn khổ đề tài nghiên cứu, chúng em gồm 3 người có dùng kỹ
thuật quan sát trực tiếp để quan sát các người thợ thủ cônglàm ra 1 con chuồn
chuồn tre, quan sát các chọn nguyên vật liệu để tạo ra 1 con chuồn chuồn tre,
quan sát môi trường xung quanh ở làng Bá Giang nơi diễn ra hoạt động của lễ
hội thả diều truyền thống.
1.3.1.2. Phương pháp phỏng vấn
Đối tượng phỏng vấn:
Hộ gia đình trong địa bàn làng Bá Giang, những người vẫn còn làm diều
ở trong làng
Khách du lịch đến tham quan tại làng Bá Giang.
Nội dung phỏng vấn:
Và khi đi phỏng vấn các hộ gia đình và các khach du lịch thì nhóm điều
tra theo bộ câu hỏi trong phiếu điều tra đã được chuẩn bị trước nhằm tập trung
vào các vấn đề chính đó là các vấn đề liên quan đến lễ hội thả diều và những
công đoạn chế tạo nên một con diều.
Trong quá trình phỏng vấn nhóm có sử dụng các phương pháp:
Phỏng vấn sâu: nhóm chúng em đi phỏng vấn 20 người dân địa phương
tại làng , 20 khách du lịch đến với làng. Tất cả những người được phỏng vấn
có cả nam cả nữ, và độ tuổi từ 10 tuổi trở lên.Những người được phỏng vấn
này giúp chúng em làm rõ hơn về lễ hội thả diều cũng như những tác động
của lễ hội tới đời sống của người dân.
Phỏng vấn nhóm: là việc thảo luận trong nhóm xã hội hiện tại như nhóm
xã hội, gia đình,…. Phỏng vấn đạt hiệu quả khi người nghiên cứu cần thu thập

các thông tin về đời sống, công việc và sự vui chơi giải trí, cũng như các


thông tin phổ biến về sử dụng, đánh giá và các phương tiện có liên quan tới
các kết quả hay sản phẩm.
Với việc phỏng vấn nhóm, nhóm chúng em gồm 3 người cùng với một
vài nghệ nhân làm diều và một số người cao tuổi để tìm hiểu về lễ hội thả
diều và cách tạo nên 1 con diều.
1.3.1.3. Phương pháp điều tra xã hội học
Khảo sát và xử lý số liệu ngoài thực địa là một trong những phương pháp
truyền thống, đặc trưng quan trọng của Địa lý học. Sử dụng phương pháp này
giúp ta tránh được những kết luận, quyết định chủ quan, vội vàng, thiếu cở sở
thực tiễn. phương pháp nghiên cứu, điều tra thực địa được sử dụng để thu
thập, bổ sung tư liệu về hiện trạng tài nguyên du lịch và nó có vai trò đặc biệt
quan trọng trong nghiên cứu các vấn đề kinh tế - xã hội có liên quan tới hoạt
động phát triển tại nơi khảo sát.
Đối với luận văn phương pháp thực nghiện nhằm bổ sung thêm nguồn tư
liệu và phương pháp này như sau:
Tiến hành khảo sát, điều tra thực địa tại làng Bá Giang.
1.3.1.4. Phương pháp thu thập số liệu
Thu thập số liệu bằng cách tham khảo tài liệu
Phương pháp này là dựa trên nguồn tài liệu sơ cấp và thứ cấp thu thập
được từ những tài liệu nghiên cứu trước đây để xây dựng cơ sở luận cứ.
Tài liệu sơ cấp: Tài liệu sơ cấp là tài liệu mà người nghiên cứu tự thu
thập, phỏng vấn trực tiếp, hoặc nguồn tài liệu cơ bản, còn ít hoặc chưa được
chú giải. Một số vấn đề nghiên cứu có rất ít tài liệu, vì vậy cần phải điều tra
để tìm và khám phá ra các nguồn tài liệu chưa được biết. Người nghiên cứu
cần phải tổ chức, thiết lập phương pháp để ghi chép, thu thập số liệu.
Tài liệu thứ cấp: Loại tài liệu nầy có nguồn gốc từ tài liệu sơ cấp đã được
phân tích, giải thích và thảo luận, diễn giải. Các nguồn tài liệu thứ cấp như:



Sách giáo khoa, báo chí, bài báo, tập san chuyên đề, tạp chí, biên bản hội
nghị, báo cáo khoa học, internet, sách tham khảo, luận văn, luận án, thông tin
thống kê, hình ảnh, video, băng cassette, tài liệu-văn thư, bản thảo viết tay, …
Nguồn thu thập tài liệu: Thông tin thu thập để làm nghiên cứu được tìm
thấy từ các nguồn tài liệu sau:
Luận cứ khoa học, định lý, qui luật, định luật, khái niệm,… có thể thu
thập được từ sách giáo khoa, tài liệu chuyên nghành, sách chuyên khảo, ...
Các số liệu, tài liệu đã công bố được tham khảo từ các bài báo trong tạp
chí khoa học, tập san, báo cáo chuyên đề khoa học,….
Số liệu thống kê được thu thập từ các Niên Giám Thống Kê: Chi cục
thống kê, Tổng cục thống kê, ….
Tài liệu lưu trữ, văn kiện, hồ sơ, văn bản về luật, chính sách, … thu thập
từ các cơ quan quản lý Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội.
Thông tin trên truyền hình, truyền thanh, báo chí,… mang tính đại chúng
cũng được thu thập, và được xử lý để làm luận cứ khoa học chứng minh cho
vấn đề khoa học.
Để phục vụ cho việc hoàn thành luận văn này, chúng em đã thu thập các
tài liệu sau:
Các tài liệu nghiên cứu chung về làng nghề, làng nghề truyền thống để
phục vụ cho việc xác định cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài; tài liệu và chủ
chương, chính sách liên quan đến nội dung nghiên cứu; và các văn bản liên
quan khác.
1.3.2. Địa bàn nghiên cứu
Địa điểm: Làng Bá Giang xã Hồng Hà Huyện Đan Phượng thành phố Hà
Nội nơi diễn ra lễ hội thả diều truyền thống trong khoảng thời gian 3 ngày
13,14,15/4 âm lịch hàng năm.



Chương 2. THỰC TRẠNG LỄ HỘI THẢ DIỀU TRONG DU
LỊCH
2.1. Giới thiệu khái quát về làng
2.1.1. Vị trí địa lý
Làng Bá Giang nằm ven sông Hồng quanh năm nước chảy, phù sa
bồi đắp thường xuyên, làm cho đất đai ở nơi đây luôn mầu mỡ, cây cối
xanh tươi. Từ xưa nhân dân chủ yếu làm ruộng, hàng năm thường trồng
những cây lương thực như: Lúa, ngô, khoai, lạc, đậu, và các loại cây
công nghiệp có các nghề như thợ mộc, thợ rèn, thêu, ren, đan lát, dệt vai
lụa và thao. Nhân dân buôn bán chính là hàng xáo (xay, giã gạo) hoa quả
và một số ít người buôn chuyến ở các nẻo sông. Một số người đi làm
thuê, kiếm ăn ở các tỉnh xa. Làng có chợ Bá xưa tháng họp 6 phiên, hàng
hóa phong phú nên có câu.
“Bá Nội là đất thanh nhàn
Thuyền em về Bá, lập đàng bán buôn”.

Bá Giang rất thuận tiện về giao thông thủy và bộ. Từ Hà Nội đến
làng Bá Giang có nhiều đường. Ta có thể đi theo đê sông Hồng (nay đã
được dải nhựa), qua gầm cầu Thăng Long, qua Thượng Cát (Từ Liêm - Hà
Nội), qua xã Liêm Trung, Liên Hà, Liên Hồng, đến làng Bá Giang. Đây là
tuyến đê bảo vệ kinh thành Thăng Long xưa, Thủ đô Hà Nội ngày nay,
nên từ xưa được coi là rất quan trọng. Đê đắp khá lớn, chạy vòng ôm ấp
lấy làng Bá Giang. Đường thủy từ đây đi Hà Nội và ngược lên Việt Trì và
các tỉnh phía Bắc. Con đê sông Hồng còn kéo dài lên tới thị xã Sơn Tây.
Đến trạm Tiên Tân rẽ trái vào đê sông Đáy và đến huyện Đan Phượng
(qua các xã Hạ Mỗ, Thượng Mỗ, Đan Phượng).


Đầu làng Bá Giang (phía Bắc) có hệ thống điều tiết nước sông Hồng tự
chảy, xuyên qua đê sông Hồng, dẫn phù xa vào tưới cho đồng ruồng của

làng xã. Thời Pháp thuộc đã có cống tròn tự chảy xong lưu lượng nhỏ
Ngày nay một hệ thống dẫn thủy hiện tại đã hoàn thành cung cấp
nước tưới cho cả hai huyện Đan Phượng và Hoài Đức. Khi mùa nước cạn
của sông Hồng vẫn đảm bảo đủ nước tưới cho cây trồng, cả bốn mùa. Với
hệ thống giao thông thủy, bộ như vậy, làng Bá Giang có một ưu thế thuận
lợi và vị trí quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.
Với vị thế “nhất cận thị, nhị cận giang”, do thiên nhiên ban tặng, môi
trường sinh thái đặc thù ấy sẽ có ảnh hưởng lớn tới đời sống văn hóa - xã
hội của làng Bá Giang. Sự lựa chọn thần linh và đời sống tín ngưỡng, cả
sự phát đạt về học hành, sự phong phú của đời sống tín ngưỡng, sự phát
đạt về học hành sự phong phú của sử dụng tinh thần ở đây, cũng từ vị
thế ấy.
2.1.2. Lịch sử hình thành
Ngược dòng sông Hồng, từ Thủ đô Hà Nội đi về phía Tây Bắc
khoảng 15km, có một khu dân cư sầm uất, chợ họp đông vui, thuận đường
thủy- bộ; Đó là làng Bá Giang xã Hồng Hà, huyện Đan Phượng - tỉnh Hà
Tây.
Làng Bá Giang còn có tên là Bá Dương Nội, xưa có tên nôm là Kẻ
Bá. Đầu thế kỷ thứ XIX làng Bá Giang thuộc tổng Thượng Trì, huyện Từ
Liêm, thị trấn Sơn Tây. Sau cách mạng tháng Tám (1945) đã nhiều lần
thay đổi. Từ 1979 đến 1991 thuộc ngoại thành Hà Nội, từ năm 1992 đến
nay thuộc địa bàn Hà Tây.
Bá Giang là một trong 4 làng của xã Hồng Hà: Bá Thị, Tiên Tân và
Bồng Lai. Bá Giang ở trung tâm của xã, phía Bắc giáp tỉnh Vĩnh Phúc,
Đông Nam giáp xã Liên Hồng, Nam giáp xã Tân Hội, Tây Nam giáp Hạ


Mỗ. Bá Giang nằm cạnh sông Hồng có con đê bao bọc. Ngoài đê là Ghềnh
Nguyệt Lão, xưa có câu cá “Miếu Đinh Nguyên, ông Diên Thành, Ghềnh
Nguyên Lão”, là những địa danh quan trọng trong vùng.

Bá Giang ngày nay thuộc vùng đất cổ xưa xứ Đoài. Những năm
1975 - 1976 trong khi đào giếng nước ở Bá Giang đã đào được một số
hiện vật bằng đá và đồng của người xưa, giới nghiên cứu lịch sử Hà
Nội ghi nhận là một di chỉ khảo cổ học rất cần được nghiên cứu. Chắc hẳn
dưới lòng đất nơi đây còn chứa đựng nhiều hiện vật báu có thể giúp chúng
ta xác minh thêm sự phong phú của nền văn minh sông Hồng - Con sông
mà xã Hồng Hà lấy làm tên gọi.
Về mặt văn vật ngàn năm mà nói, nơi đây còn nhiều truyền thuyết
và di tích để chứng minh nơi đây là vùng đất có bề dày lịch sử văn hóa.
Thời Hùng Định Vương, con gái thứ chín vua Hùng lấy con trai Lạc
tướng họ Hoàng ở Châu Ô (phải chăng là Ô Diên?), sinh ra được người
con trai là Hoàng Trụ, năm 12 tuổi, Trụ học ông Lỗ ở Kinh Đô (Bạch
Hạc - Việt Trì), vì ông thông minh học một biết mười nên ai cũng mến
phục. Năm 17 tuổi, cha mẹ mất cả. Trụ đến học thêm rồi dạy học ở bãi
Tăng Tang (bãi dâu), biết thêm cả nghề thuốc, sẵn sàng trừ bệnh dịch cho
dân cứu sống được nhiều người. Ba năm sau nhà vua cầm quân mời ông
ra đánh giặc. Ông đánh thắng, chém đầu tướng giặc. Ông đánh thắng, chém
đầu tướng giặc là Thiết Sả từ Trung Quốc tràn sang. Khi ông mất, nhân
dân Bồng Lai (cùng xã) dựng ngôi đền thờ ngay trên nền trường học cũ ở
bái Tang Tang, ngàn năm hương khói thờ phụng ông.
Người đời sau đã có thơ ca ngợi rằng:
“Danh thơm ngàn thủa non song tỏ
Đền miếu nguy nga mãi vẻ vang”


Xã Hồng Hà, làng Bá Giang còn rạng rỡ trong trang sử anh dũng
chống thực dân Pháp xâm lược và chống Mỹ cứu nước, góp phần giành
độc lập tự do cho Tổ quốc. Trong cuốn “Truyền thống cách mạng xã
Hồng Hà”, ấn hành năm 1985 có đoạn ghi: “Thôn Bá Giang dưới sự chỉ
huy của cụ Phạm Văn Thiều, Phạm Văn Tỉnh , Phạm Văn Thêm (thường

gọi là quận Thêm), đã cùng dân làng cương quyết đánh giặc bằng nhiều
hình thức: Đánh lẻ, diệt gọn, nếu cứ năm bẩy thằng giặc qua đường làng
là các cụ tiêu diệt gọn. Xác chúng được chôn ngay ở đầu làng, ý muốn
giáo dục cho con cháu đời sau là: “Giặc đến đây là không có đường về.
Với kiểu đánh này lực lượng địch bị hao hụt dần, địch khó đối phó, khó tìm
ra tung tích của ta. Cuộc chiến đấu này kéo dài hơn 3 tháng gây cho giặc
nhiều thiệt hại”. Hưởng ứng phong trào toàn dân chống Pháp của Hoàng
Hoa Thám, cụ Lang Sáng - gây dựng cơ sở ở Bồng Lai, Bá Giang. Cụ được
giao trách nhiệm cắm cờ lên cột cờ thành Hà Nội. Chủ trương bị bại lộ, cụ
bị bắt ngay trong thành. Địch tra tấn hết sức dã man nhưng cụ vẫn biểu thị
tinh thần bất khuất, dẫu chết cũng không hề cung khai. Nhờ vậy mà cơ sở
không bị bại lộ, dân làng không bị triệt phá.
Trong kháng chiến chống Pháp rồi kháng chiến chống Mỹ cứu nước,
thanh niên làng Bá Giang xã Hồng Hà hăng hái lên đường nhập ngũ bảo
vệ Tổ quốc. Nhiều người đã hi sinh anh dũng góp phần tô thắm trang sử
truyền thống của quê hương, giành lại độc lập tự do cho đất nước.
Với truyền thống lịch sử lâu đời của quê hương là nền tảng vững chắc,
hun đúc lên tính cách anh dũng của người dân Kẻ Bá. Những địa danh,
nhân vật và công tích của cổ nhân là cơ sở cội nguồn các sinh hoạt văn
hóa truyền thống đặc sắc của vùng quê dân dã nơi đây.


2.2. Lễ hội thả diều truyền thống làng Bá Giang xã Hồng Hà huyện Đan
Phượng - tỉnh Hà Tây
2.2.1. Lịch sử và truyền thuyết của lễ hội thả diều làng Bá Giang
Để hiểu biết thấu đáo một lễ hội đặc sắc đã trở thành phong tục
truyền thống, hấp dẫn được nhiều thế hệ duy trì và phát triển như hội thả
diều làng Bá Giang, trước hết phải tìm hiểu kỹ về nguồn gốc tạo thành từ
xa xưa theo các truyền thuyết lưu truyền trong dân gian.
Truyền thuyết thứ nhất: Tưởng nhớ công trạng của vị Thành Hoàng

làng được thờ ở Đình Bá Giang: Vị Thành Hoàng làng là đại tướng quân
Nguyễn Cả là người con sinh ra từ quê hương ấp Bá. Ông sinh ra từ một
cuộc giao hoan giữa bà mẹ và Hầu Công (con khỉ), ở một hòn đá xanh
trên gò đất đầu làng. Lớn lên ông chiêu mộ quân sĩ theo Đinh thiên Hoàng
thu phục 12 xứ quân, thu giang sơn về một mối. Rồi ông được trọng dụng
làm quan ở triều nhà Đinh. Triều nhà Đinh suy thoái, tiếp tục xây dựng ấp
Bá thịnh giầu. Khi rảnh rỗi, ông bày trò chơi thả diều cùng trẻ mục đồng
vui thú cảnh điền viên thôn dã. Rồi một ngày kia, bỗng nhiên trời đất nổi
phong ba bão táp, mưa gióa mịt mùng, ông đứng trên hòn đá phẳng như
sàn gỗ, hòn đá từ từ nâng ông lên không trung bay về trời. Dân làng Bá
kéo ra nhớ tiếc ông ngóng lên trời cao, nhìn hòn đá nhỏ dần như một cánh
diều lơ lửng rồi biến mất giữa tầng không. Xung quanh tỏa ra muôn ánh
sao vàng rực rỡ.
Từ đây, nhân dân trong làng hình dung ra những cánh diều bay lơ lửng
giữa trời mây như hình ảnh thiêng liêng của vị phúc thần Nguyên Cả. Bởi
thế hàng năm cứ đến ngày hóa của ông (15 tháng 3 âm lịch), là làng lại mở
hội thả diều để tưởng nhớ đến ông. Sau phần lễ trang nghiêm, thả diều hầu
thánh đã trở thành tâm thức của mọi người.


Truyền thuyết thứ 2: Gắn với sự tích của ngôi Miếu Châu Trần, thờ thần
bản thổ theo nội dung bảng thần tích do Hàn Lâm Viện đại học sĩ Nguyễn
Bính soạn năm Hồng Phúc nguyên niên (1572), còn lưu giữ trong đình bản
dịch do ông Nguyễn Văng Lãng Viện Nghiên cứu Hán Nôm năm
1986. Truyện kể rằng:
Làng Bá Giang xưa có tới 21 xóm nhỏ. Ở ngoài đê có 11 xóm là
xóm Ghềnh, xóm Chòi, xóm Cõi, xóm Sung, xóm Dần, xóm Miếu, xóm
Chùa, xóm Nhị, xóm Bọ Hột, xóm Đồng Đò, xóm Cổng Ty. Phía trong đê
có 10 xóm: xóm Bờ Hồ, xóm Sòi, xóm Bảo Quang, xóm Thạch Kiều, xóm
Bà Vãi, xóm Cổng Đông, xóm Cổng Tây, xóm Cầu Gạch, xóm Cổng Nam

và xóm Mán Già. Trên vùng đất bãi sa bồi của dòng sông Nhị Hà, nhân
dân cần cù làm ăn, sinh sống. Ngày nay người lớn ra đồng cấy lúa, trồng
màu, trẻ con lùa trâu bò sang bãi chăn thả. Buổi trưa chúng quây quần
dưới các gốc cây to, mang cơm nắm ra ăn, chiều tối mới dong trâu về
làng. Ngày lại ngày, khi đàn trâu ung dung gặm cỏ, thì bọn trẻ bày các trò
chơi như đánh vật, kéo co hoặc bơi lội. Rồi một hôm bọn trẻ mải mê
ngắm nhìn những đàn chim bay lượn trên trời thật đẹp mắt. Con diều hâu
giang đôi cánh rộng chao liệng, có lúc đứng im giữa bầu trời… Bọn trẻ
liên tưởng tới một trò chơi mới. Chúng tìm tre uốn thành đôi cánh chim, ở
giữa có một thanh tre, hình tượng như một con chim. Chúng lấy giấy bản
dán vào khung tre ấy, lấy dây nối vào thân chim tre. Chờ khi có gió là
trung nó lên trời. Không ngờ những con chim giấy ấy lại bay được trên
bầu trời lộng gió, cũng chao liệng như con chim thật. Rồi chúng nối dài dây
cho chim giấy bao cao, bay xa. Từ con chim diều hâu đ ã thành trò chơi
thả diều bằng nan tre dán giấy. Trò chơi thả diều có thể bắt nguồn từ đó
chăng? Trò chơi thả diều được trẻ con nhanh chóng bắt chước làm theo.
Thời gian qua đi, năm này sang năm khác, diều được cải tiến thành nhiều


kiểu đáng khác nhau. Một số loại diều được đeo thêm sáo ống, sáo vằng,
tạo thành tiếng kêu vi vu trên bầu trời xanh lộng gió. Thế là hàng loạt sáo
diều lại ra đời. Sáo làm bằng ống tre, hai đầu có nắp gỗ khoét lỗ cho gió
thổi vào, tạo thành những âm thanh kỳ thú, văng vẳng suốt ngày đêm.
Tiếng kêu trầm bổng theo từng loại sáo. Trò chơi thả diều càng them hấp
dẫn. Không những trẻ con mà cả người lớn tuổi cũng say mê với thú chơi thả
diều.
Trên vùng đất bãi Sông Bá Giang xưa, có một hôm, bọn trẻ bàn với
nhau rằng: Diều thả tản mạn khắp nơi trên bãi, muốn biết diều nào lên cao
nhất, hay nhất cũng khó phân biệt. Rồi chúng bảo nhau kéo diều về xung
quanh cái gò cao ở đầu bãi, trên gò có cây cổ thụ lớn. Diều kéo về đó tiện

quan sát và có thể chấm thi được. Ngày hôm sau, chúng đua nhau đi lấy
cây que, dựng tạm trên gò một ngôi miếu nhỏ. Chúng ý thức rằng ngôi
miếu này, mỗi khi thả diều lên, làm lễ trình trong miếu, cầu mong thần
linh bản thổ phù hộ cho diều của mình được nhất. Lạ thay, tâm nguyện
của bọn trẻ như động đến thần linh bản thổ thật. Từ hôm có ngôi miếu
chiều nào cũng có gió nồm nam thổi nhẹ. Một vùng sông nước mênh
mông, hàng chục cánh diều to nhỏ, đủ màu sắc bay lượn trên bầu trời.
Một vùng sông nước mênh mông, hàng chục cánh diều to nhỏ, đủ
màu sắc bay lượn trên bầu trời. Tiếng sao vi vu trầm bổng, cảnh thanh
bình yên ả của một vùng quê thật tươi đẹp. Cũng từ đấy, năm nào gió cả,
diều lên thì dân làng làm ăn thịnh vượng, mưa thuận gió hòa. Những khi
diều không gặp gió là đời sống nhân dân vật chất, gian nan. Rồi đến một
năm, dân làng Bá Giang đã nhất tâm xây cất ngôi miếu thờ thần linh bản
tổ to đẹp hơn. Trong miếu xây gạch, mái lợp ngói mũi, mở mang sân trình
lát gạch, đủ chỗ cho dân làng tế lễ mở hội thả diều.


Kỳ lạ thay ngôi miếu vừa được hoàn thành ngày 15 tháng 3 âm lịch.
Một cụ già làng đặt mâm lễ khấn vái thần linh. Lời khấn vừa dứt, bỗng
nhiên trời đất tối đen mịt mùng, gió mưa gầm rít, cát bụi bay mù mịt. Mọi
người sợ hãi van lạy thần linh. Nhưng rồi chỉ trong chốc lát gió ngừng
thổi, mây tan dần, bầu trời lại sáng sủa. Trước mắt mọi người, một ngôi
miếu thờ thần bản thổ xinh xắn, đẹp hơn. Mọi người vui sướng cảm nhận
rằng: Thần linh đã ứng nghiệm về ngự giá. Đó là một điểm tốt lành cho
quê hương. Mọi người bắt tay mở hội, tế lễ cầu mong hạnh phúc, bình yên
mưa gió thuận hòa, mùa màng tươi tốt. Buổi chiều dân làng mở hội
thả diều thì xung quanh miếu thờ thần linh bản thổ, đặt tên là Miếu Châu
Trần. Từ đó, hàng năm cứ đến rằm tháng 3 âm lịch là dân làng nghỉ ngơi,
cúng giỗ thần linh và mở hội thi thả diều truyền thống. (Theo lời kể của
các cụ Nguyễn Ngọc Hợi 80 tuổi, ông Hà Huy Tiệp, giáo viên trường

THCS nguyễn Ngọc Vũ, đài truyền thanh xã Hồng Hà).
Hội diều ở Bá Giang diễn ra vào giữa tháng 3 Âm lịch, là thời kỳ
cây lúa chiêm ngày xưa đang thì con gái, đua nhau đẻ nhánh; Câu ca dao
cổ:
“Lúa chiêm lấp ló đầu bờ
Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên”.
Tháng ba âm lịch, cây lúa nước và hoa màu nông nghiệp rất cần
nắng ấm để quang hợp. Gió nồm Nam làm cho không khí trong lành, xua
đi những ảm đạm. Ca dao xưa có câu:
“Gió nam trong buổi thanh minh
Được mùa màng, thỏa tâm tình nhà nông”
Bởi vậy, ở hội diều làng Bá Giang bao giờ cũng có lẽ cầu phong (cầu
gió), người được nổi trống cầu phong thường là ông chủ tế của lễ hội năm ấy
đảm nhiệm. Người mà được dân làng tín nhiệm bình bầu theo những tiêu chí


riêng của làng. Người được coi là “con trưởng” của Hoàng làng, được dân tin
cậy, mến phục. Hơn nữa, thả diều là thú chơi thanh tao, cao thượng. Thể hiện
tư chất của người nông dân quanh năm lao động cực nhọc “Bán mặt cho
đất, bán lưng cho trời”, thế nhưng, tâm hồn họ lại rất trong sáng giản dị,
luôn mơ ước cao đẹp chiếm lĩnh tầm cao phúc thượng. Tính cách bản lĩnh
không chịu thấp hèn. Diều cao, sáo hay là những phút thăng hoa của
người lao động.
Nhìn lại các truyền thuyết minh chứng cho nguồn gốc của lễ hội thả
diều ở đây vừa mang yếu tố tâm linh giao cảm giữa thiên nhiên và con
người, giữa người có công với dân với nước, với quê hương. Vừa mang
yếu tố khoa học tự nhiên có tính quy luật âm dương của vũ trụ. Vừa là mơ
ước cao sang của người lao động là lý do khách quan và hợp với lòng dân,
nhất là nông dân thuần túy. Do vậy hội diều tồn tại và phát triển bền lâu
2.2.2. Quy trình tiến hành lễ hội và các hoạt động trong lễ hội thả diều xưa

và nay
Lễ hội thả diều xưa
A Công tác chuẩn bị lễ hội
Lễ hội thả diều truyền thống làng Bá Giang diễn ra trong 3 ngày, công
việc chuẩn bị rất công phu từ mấy tháng trước. Việc quan trọng là các
nghệ nhân chơi diều trong làng tự nguyện làm diều, sắm dây diều, và làm
sáo. Sao cho diều đẹp, sáo kêu vang, trước ngày thì thả thử nhiều lần để
điều chỉnh, sửa sang cho được những con diều ưng ý. Ai cũng mong chiếm
được giải cao hơn nam trước. Quá trình chuẩn bị cho hội diều rất hào
hứng, say mê vì mọi người quan niệm trong tâm thức thả diều là công việc
có ý nghĩa thờ thánh, hầu thánh, sẽ được bản phúc lộc cho mọi người,
mọi nhà. Cho nên họ hoàn toàn tự nguyện với niềm đam mê chứ không tiếc
công, tiếc của, không đòi hỏi quyền lợi vật chất… Mặt khác, cũng là một


thú chơi tao nhã sau những giờ lao động cực nhọc của nhà nông. Mong
sao có những giờ phút thư thái, thăng hoa, tâm hồn bay bổng, thơ mộng.
Thể hiện bản chất văn hóa cao thượng của người Việt trước những khắc
nghiệt của tự nhiên.
Cách làm diều: Làm diều để thả chơi và dự thi là cả một quy trình
được đầu tư kỹ lưỡng, công phu từ nguyên vật liệu đến kỹ thuật chế tạo
có tính thẩm mỹ và có giá trị hiệu quả để chiếm được giải cao. Hơn nữa
diều phải cõng sáo cùng bay cao, bay chuẩn và sáo kêu hay. Như vậy là cả
một hoạt động kiên kết cần mẫn, điêu luyện và cảm hứng sáng tạo của
người làm diều, chơi diều và thi thả sáo diều.
Nguyên vật liệu để làm diều:
Một chiếc diều có cấu tạo bởi khung diều (lưng diều và bụng diều)
và lớp áo diều cần có các vật liệu sau:
Tre: Cây tre đực già, mộc ở giữa bụi, là loại tre có gióng dài, dầy và
có độ dẻo cao, không có vết xước, thân tra ấy sử dụng làm khung diều. +

Dây gai: Xưa dây gai được chế tác từ vỏ cây gai để quấn với khung diều
tạo thành lớp đỡ thuận lợi cho việc bồi giấy khi dá diều thêm bền chắc.
Giấy dán diều: Ngày xưa diều được phất bằng giấy đó (còn gọi là giấy
Nam), ngày nay diều được phất bằng loại giấy như: Giấy xi măng, ni lông…
Chất kết dính: Xưa kia họ dùng một nếp có pha nước vôi trong hoặc
nhựa cây để dán diều. Sau khi diều khô người ta dùng quả cây cậy hoặc
quả hồng non, cho vào cối giã nhuyễn tạo thành chất kết dính sền sệt như
nước cháo để quét lên áo diều và phơi nắng khi khô lại tiếp tục quét từ 2
đến 3 lần áo diều sẽ ngả sang màu nâu, bền chắc và không bị ngấm nước.
Ngày nay, có nhiều loại keo dán bằng chất hóa học hoặc khâu bằng chỉ bền
chặt cánh diều.


Khung diều: Thân cây tre được chẻ ra theo kích cỡ của người có ý
đồ làm diều to hoặc nhỏ. Những thanh tre được vót nhẵn, bỏ ruột lấy cật
tre đem phơi từ 2 đến 3 năng, tre chuyển màu vàng ngà, họ cho vào thùng
vôi đang tôi hoặc đem cuộn tròn luộc trong nước vôi trong hay nước
muối. Luộc tre như vậy có tác dụng làm tre không bị mối mọt, dẻo dễ uốn
cong và không bị ẩm khi mà độ ẩm thời tiết cao. Bộ khung diều gồm có
khung cái là hai thanh tre ngang nối hai đầu diều và một thanh dọc ở giữa
diều. Khung cái ngang tạo thành lưng diều và uốn theo các hình diều như:
Cánh muỗm, cánh chanh, cánh tiên v.v… Ngoài ra, diều to uốn các thanh
tre tạo thành khung con buộc ngang, dọc khuôn diều, tạo cho diều cân
đối, tạo thành bụng diều để chứa gió. Tất cả các chi tiết khung cần
chuẩn bị kỹ thuật cộng với kỹ thuật phất giấy theo kinh nghiệm và tài
nghệ của mỗi người tạo cho cáh diều gặp gió bay lên cao, ít chao đảo và
đạt hiệu quả cao.
Dây lèo diều: Khi buộc dây lèo diều, đo bề ngang của diều, gấp
đôi lấy một phần tư trục xương chính tác ra hai bên để buộc lèo con. Đo
chiều dài của diều, gấp đôi lấy một nửa buộc làm lèo cái. Có thể chơi diều

là một nghệ thuật tính xảo với nhiều yếu tố tạo thành, mà việc làm diều là
khâu quan trọng.
Phất mành diều: Khi có khung diều, việc phất mành diều là đan
dây gai theo kiểu mắt cáo, làm cho khung diều chắc chắn thêm, cũng
là đỡ cho áo diều khi phất giấy dễ dàng. Khi phất giấy hoặc ni lông để
làm áo diều, yêu cầu không làm quá chức năng hoặc quá chùng sẽ ảnh
hưởng đến sự cân bằng của con diều khi đem thả.
Sơn áo diều: Ngày xưa, kinh nghiệm dân gian họ lấy quả hồng
non, hoặc quả cậy dập lấy nước quét lên áo diều 2, 3 lần cho diều có cánh
màu gián rất đẹp mắt. Đó cũng là màu của đất (tượng trưng cho âm), diều


bay lên bầu trời (tượng trưng cho dương). Âm dương gặp nhau hòa hợp
càng làm cho ý nghĩa của tục thả diều mang giá trị văn hóa. Mặt khác khi
diều được phủ lên lớp nhựa của quả cây, khi bay lên không trung có gặp
hơi nước, độ ẩm cao vẫn khô ráo, diều vẫn bay cao. Khi chẳng may, diều
bị đứt dây rơi xuống ao, hồ cũng không bị ngấm nước. Ngày nay, áo diều
được dùng bằng nhiều loại vải, nilông đủ màu sắc, nhưng họ không dùng
màu trắng để khi lên cao, hòa với màu mây trời, khó cho việc quan sát và
chấm thi diều.
Dây diều: Muốn được thả diều, tất phải có dây, dây diều có nhiều
loại, tùy theo diều lớn hay diều nhỏ. Diều lớn thì dây phải lớn, dài và bền
chắc. Ngày trước, những người chơi diều sành điệu thường dùng loại dây
tre. Loại tre dùng làm dây diều thường lấy vào tháng 4-5 âm lịch, chọn
cây tre bánh tẻ, mỏng mình, thưa đốt. Những thanh tre được vót nắn nót
thành sợi nguyên cật đều tăm tắp suốt từ gốc tới ngọn. Vót tre xong
khoanh tròn lại rồi bỏ vào nồi luộc trong nước pha muối và hạt cây thầu
dầu giã nhỏ. Đun sôi sùng sục như luộc bánh chưng độ 7 - 8 giờ đồng hồ.
Vớt dây ra nối lại với nhau bằng kỹ thuật khéo léo đặc biệt sao cho các
mối đều nhẵn. Sau đó vuốt một lớp sáp bóng rồi mới cuộn vào cái lồng.

Cái lồng bằng tre đan có gờ rất nhẹ, lại bền đẹp, gặp mưa nắng cũng
không bị ải mục. Có thể chơi 5 - 7 năm. Diều chơi bằng dây tre khi bay
lên bay xuống không bị đảo, dây không bị co dãn. Ngày nay người chơi diều
thường dùng bằng dây cước, dây dù.
Các loại diều: Từ xưa đến nay, hội thi thả diều ở làng Bá Giang đã
có nhiều loại diều tham gia hội. Có 5 loại chính sau đây:
Các loại diều:
Từ xưa đến nay, hội thi thả diều ở làng Bá Giang đã có nhiều loại
diều tham gia vào hội. Có 5 loại chính sau đây:


Diều cánh mộc: Hình dáng diều giống như cây hoa mộc. Chiều
dài của diều thường là 2m bề ngang 0,7m cánh diều cong vừa phải, hai
đầu diều nhọn lại. Loại diều này lên thẳng, xuống thẳng, lên rất khỏe bay
cao nhưng điều khiển khó hơn các loại diều khác. Khung diều làm bằng
tre, dán giấy bản 2 lượt, hoặc giấy xi măng. Ngày nay làm bằng vải,
nilông… loại này làm nhiều với các cỡ khác nhau.
Diều cánh nhanh: Hình dáng diều cũng giống như lá chanh, chiều
dài thường là trên 2m rộng 0,7 - 0,8m loại diều này cánh cong, mũi nhọn
nên dễ điều khiển hơn, diều lên xuống nhẹ nhàng, chỉnh cánh diều thuận
tiện. Dán diều cũng bằng giấy bản, phất 2 lượt. Nay có thêm nilông diều
dễ bay cao, nhẹ. Loại này thông dụng.
Diều cánh bầu: Hình dáng giống phần đuôi quả bầu, loại diều này
không lên cao, diều đứng không cao đảo, dây dài đưa diều về phía xa.
Giấy dán tương tự như diều khác.
Diều cánh muỗm: Hình dáng giống chiếc lá muỗm (xoài). Diều có
thể làm dài 2m trở lên, cong hai đầu mũi diều, đeo được nhiều sáo (từ 1
đến 5 chiếc sáo). Loại này dễ sử dụng lên cao, khi xuống hay chao đảo,
bay là là mặt đất.
Diều cánh tiên: Như một nàng tiên có hai cánh xòe hai bên, phần

trên có đầu, dưới có đuôi xòe, trông đẹp mắt.
Diều nhỏ: Cùng với hàng chục chiếc diều lớn của các nghệ nhân trong
làng, còn có hàng trăm chiếc diều loại nhỏ, hàng năm cũng tham gia vào hội
thả diều. Diều nhỏ có nhiều loại hơn, nghệ nhân và nhiều người
dựa vào các hình thù của các con giống như cánh tiên, cánh bướm,
con chim, máy bay… mà sáng tạo ra đủ loại diều rất phong phú, màu sắc
diều nhỏ rực rỡ theo sở thích của từng người chơi diều. Kích thước diều
nhỏ từ 30 - 60 - 80 cách mạng một diều. Diều nhỏ cũng đeo sáo nhỏ


×