Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

tieu luan co che quan ly kinh te ở nước ta giai đoạn 1975 1985

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (309.48 KB, 34 trang )

MỞ ĐẦU
Xây dựng đất nước giàu mạnh tiến kịp các trào lưu tiên tiến của thời
đại, nhân dân có cuộc sống văn minh, hạnh phúc luôn là mục tiêu hướng tới
và là mơ ước của tất cả các dân tộc. Đối với dân tộc Việt Nam, lịch sử đã
chứng minh chỉ có con đường tiến lên Chủ nghĩa xã hội là duy nhất đúng đắn,
phù hợp để có thể đạt đến những mục tiêu tiến bộ văn minh. Đất nước ta đã
trải qua một quá trình lâu dài gian khổ và không kém phần phức tạp để đưa
đất nước tiến lên nhằm đạt những mục tiêu của Chủ nghĩa xã hội, đã có những
thành công đáng kể và cũng có những sai lầm. Ở thời kỳ 1975 – 1986, một số
thành công cũng như sai lầm, vấp váp của Đảng trong quá trình xây dụng đất
nước thể hiện khá rõ nét trong cơ chế quản lý kinh tế.
Theo quan niệm của các nước xã hội chủ nghĩa lúc đó: càng xây dựng,
hoàn thiện sớm cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp càng sớm có Chủ
nghĩa xã hội. Trong những năm từ 1954 - 1975, nước ta đã áp dụng cơ chế
quản lý kinh tế này và đã phát huy tác dụng cần thiết và tích cực vì nó là cơ sở
và thiết chế kinh tế bảo đảm sự đồng nhất chính trị - tinh thần xã hội cho miền
Bắc, phục vụ nhu cầu tập trung nguồn lực cho xây dựng và chiến đấu…Song
cơ chế này cũng bộc lộ nhiều khiếm khuyết. Khi đất nước chuyển sang thời
bình thì những khiếm khuyết này càng bộc rõ hơn khi chúng ta tiếp tục áp
dụng cơ chế quản lý kinh tế tập trung quan liêu bao cấp, thống nhất trong cả
nước, trong khi những điều kiện lịch sử của miền Bắc và miền Nam không
giống nhau đã làm cho kinh tế đất nước gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó,
trong thời kỳ này chúng ta cũng đã bắt đầu có những bước chuyển biến cơ
bản, mặc dù chưa hoàn thiện để xây dựng một cơ chế mới phù hợp hơn.
Nghiên cứu về cơ chế quản lý kinh tế ở Việt Nam 1975 – 1985, có
nhiều cách tiếp cận khác nhau. Ở đây, tác giả trước hết khái quát về tình hình
xã hội Việt Nam thời kỳ trước đổi mới, đưa ra khái niệm cơ chế quản lý kinh
tế. Sau đó tập trung đi sâu trình bày về cơ chế quản lý kinh tế tập trung quan
1



liêu bao cấp với những đặc điểm, hình thức thể hiện cũng như những kết quả,
hạn chế và ý nghĩa của nó. Đồng thời, phân tích những bước chuyển biến ban
đầu của Đảng ta từ Hội nghị Trung Ương 6 khóa IV (1979) đến 1985. Và rút
ra một vài suy nghĩ của bản thân để thấy được những nét quanh co phức tạp,
độc đáo trong một giai đoạn lịch sử của đất nước.

2


NỘI DUNG
I. Tình hình xã hội Việt Nam trước thời kỳ đổi mới.
Trong nhiều thập kỷ trước đổi mới, cũng giống như các nước XHCN
khác, Việt Nam thực hiện công cuộc xây dựng đất nước theo mô hình XHCN
được quan niệm lúc bấy giờ. Theo đó, chế độ sở hữu toàn dân và tập thể về tư
liệu sản xuất và cơ chế kế hoạch hoá tập trung đóng vai trò là những yếu tố
chủ đạo của mô hình phát triển. Cần nhấn mạnh rằng trong những năm tháng
chiến tranh ác liệt, nhân dân Việt Nam phải ra sức động viên và tập trung sức
mạnh toàn dân tộc để vừa xây dựng đất nước, vừa thực hiện cuộc chiến tranh
không cân sức nhằm bảo vệ độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc. Việc thực
hiện mô hình phát triển này đã mang lại những kết quả to lớn không thể phủ
nhận. Đó là sự bảo đảm quyết định để giành thắng lợi trong cuộc chiến giải
phóng và bảo vệ Tổ quốc, tạo lập những cơ sở vật chất - kỹ thuật ban đầu rất
quan trọng của Chủ nghĩa xã hội, mang lại cho nhân dân cuộc sống tự do, việc
làm, quyền làm chủ xã hội cùng với những cải thiện đáng kể trong đời sống
vật chất và tinh thần.
Tuy nhiên, thực tế trước đổi
mới, nhất là của hơn 10 năm tiến
hành xây dựng CNXH trên phạm
vi cả nước (1975 - 1985), chứng tỏ
rằng trong nền kinh tế mang đậm

bản sắc nông dân - nông nghiệp,
lại bị chiến tranh tàn phá nặng nề,
mô hình phát triển gắn với cơ chế kế hoạch hoá tập trung có những khiếm
khuyết lớn trong việc giải quyết các nhiệm vụ phát triển, nhất là trong lĩnh
vực kinh tế. Sau nhiều năm vận động trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung, tuy
đất nước có đạt được những thành tựu to lớn, song nhiều vấn đề mấu chốt và
thiết yếu nhất của cuộc sống nhân dân (ăn, mặc, ở) vẫn chưa được giải quyết
3


đầy đủ; đất nước chưa có những thay đổi sâu sắc và triệt để trong phương
thức phát triển; tình trạng mất cân đối trong nền kinh tế ngày càng trầm trọng;
nhiệt tình lao động và năng lực sáng tạo của nhân dân, tài nguyên và các
nguồn lực chưa được khai thác, phát huy đầy đủ, thậm chí bị xói mòn. Nhìn
tổng quát, với cơ chế kế hoạch hoá tập trung, nền kinh tế Việt Nam vận động
thiếu năng động và kém hiệu quả. Những mất cân đối và nguy cơ bất ổn định
tiềm tàng trong đời sống kinh tế - xã hội bị tích nén lại. Tình trạng thiếu hụt
kinh niên làm gia tăng các căng thẳng trong đời sống xã hội. Sản xuất công –
nông nghiệp bị đình đốn. Lưu thông, phân phối ách tắc. Lạm phát ở mức ba
con số. Đời sống của các tầng lớp nhân dân sa sút chưa từng thấy. Ở thành thị,
lương tháng của công nhân, viên chức chỉ đủ sống 10 – 15 ngày. Ở nông thôn,
vào lúc giáp hạt có tới hàng triệu gia đình nông dân thiếu ăn. Tiêu cực xã hội
lan rộng. Lòng tin của quần chúng đối với sự lãnh đạo của Đảng và sự điều
hành của Nhà nước giảm sút.
Chẳng hạn như Bà Đinh Thị
Vận - 63 tuổi, phường Tương Mai,
Hai Bà Trưng (Hà Nội), là công
nhân Nhà máy Dệt 8-3 - vẫn còn
nhớ: Sau giải phóng miền Nam, gia
đình, cơ quan, khu phố của bà cũng

như nơi nơi đều ngất ngây trong
niềm hạnh phúc vô bờ. Nhưng sau đấy một vài năm thì giá cả tăng vùn vụt, cơ
quan của bà không việc làm. Nồi cơm của gia đình bà nấu gạo “mậu dịch”
(gạo từ kho các cửa hàng lương thực của Nhà nước) hôi đủ các thứ mùi: gián,
mốc và có khi là xăng dầu..., có khi lẫn những hạt sạn to như hạt ngô. Sau đó
gạo mậu dịch cũng thiếu và ngày một lẫn đầy những sắn, ngô, khoai... Hường,
con gái bà, từng nói lên mơ ước trong bài văn nộp cô giáo: “Ngày tết em
mong sao có một nồi cơm trắng và một bát thịt kho...”. Một ước mơ không có
trong tâm thức những người trẻ bây giờ, nhưng không phải hiếm thời đó. Mỗi
4


tháng, theo chỉ tiêu, cả nhà bà Vận được nhận 2kg thịt. Gọi là thịt nhưng toàn
mỡ vụn, bạc nhạc và lại chia làm hai lần. Lần nào cơ quan bà cũng chỉ đủ thịt
chia cho 2/3 công nhân. Mỗi tổ phải tự bắt thăm. Ai trúng thì lĩnh trước,
không trúng thì chờ đợt sau. Các chị tiếp phẩm (bộ phận chia thực phẩm) cân
hụt mất một lạng, có biết cũng phải cố mà cười. Ngày lĩnh thực phẩm cả nhà
cứ phấp phỏng, rình mò và hít khói bếp. 1
Trên thực tế, đến cuối những năm 70, đất nước đã thực sự lâm vào cuộc
khủng hoảng kinh tế - xã hội. Vấn đề cấp bách đặt ra cho Đảng cộng sản và
Nhà nước Việt Nam lúc này là tìm kiếm cách thức phát triển mới có khả năng
đáp ứng các mục tiêu của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, trong đó quan
trọng nhất là phải tháo gỡ các ràng buộc về cơ chế và thể chế để giải phóng
các nguồn lực phát triển của đất nước. Cần phải nói rằng ngay khi đất nước
mới lâm vào khủng hoảng, trong nền kinh tế Việt Nam, dưới áp lực của thực
tiễn, đã diễn ra hai cuộc thử nghiệm quan trọng:
1) Áp dụng chế độ khoán sản phẩm đến hộ gia đình nông dân trong
Hợp tác xã (HTX) nông nghiệp.
2) Triển khai chế độ "kế hoạch 3 phần " ở các xí nghiệp công nghiệp
quốc doanh. Về nguyên tắc, cả hai cuộc thử nghiệm này đều diễn ra theo một

xu hướng chung: nới lỏng các ràng buộc của cơ chế kế hoạch hoá tập trung,
mở rộng hơn phạm vi hoạt động của các quan hệ thị trường, trao nhiều quyền
chủ động kinh doanh hơn cho các chủ thể kinh tế và người lao động. Phong
trào lan rộng ra khắp nền kinh tế và đã nhanh chóng đưa lại những thành tựu
nổi bật, trước hết là trên mặt trận nông nghiệp.
Mặc dù vậy, kết quả của xu hướng cải cách này còn bị hạn chế do việc
thực hiện những cải cách theo hướng thị trường mới mang tính cục bộ và chỉ
dừng lại ở cấp vi mô, trong khuôn khổ cố gắng bảo tồn cơ chế kế hoạch hoá
tập trung ở tầm vĩ mô. Vì vậy, những cuộc thử nghiệm này tuy đưa đến những
thành tựu nổi bật trong nông nghiệp nhưng vẫn không ngăn cản được cuộc
1

Ký sự "Đêm trước" đổi mới: Ký ức thời “sổ gạo” của Báo Tuổi trẻ do Hàng Chức Nguyên, Xuân Trung,
Quang Thiện biên soạn.

5


khủng hoảng ngày càng trở nên trầm trọng. Tình hình đó đã khiến cho đổi
mới trở thành một nhu cầu hết sức bức bách, là đỏi hỏi bức thiết của cuộc
sống.
II. Cơ chế quản lý kinh tế Việt Nam thời kỳ 1975 – 1985.
1. Khái niệm cơ chế quản lý kinh tế.
Bộ máy quản lí nhà nước về kinh tế là hệ thống tổ chức bao gồm nhiều
cơ quan, nhiều bộ phận có những chức năng quyền hạn khác nhau nhằm bảo
đảm tổ chức và quản lí có hiệu quả các lĩnh vực kinh tế, các hoạt động kinh tế
trong xã hội.
Cơ chế quản lý kinh tế là các quy tắc điều chỉnh các hành vi, hoạt động
kinh tế của các cá nhân và tổ chức kinh tế, là hệ thống các biện pháp, hình
thức, cách thức tổ chức, điều khiển nhằm duy trì các mối quan hệ kinh tế phát

triển phù hợp với những quy luật kinh tế khách quan theo mục tiêu đã xác
định trong những điều kiện kinh tế xã hội của từng giai đoạn phát triển. Cơ
chế quản lý kinh tế tác động sâu sắc đến hiệu quả phát triển của nền kinh tế
quốc dân, do vậy hiệu quả kinh tế xã hội là một trong những tiêu chuẩn quan
trọng đánh giá tình đúng đắn của cơ chế quản lý kinh tế. Các cơ chế kinh tế
gồm : Cơ chế kinh tế thị trường, cơ chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung, và cơ
chế kinh tế hỗn hơp. Cơ chế quản lý kinh tế có thể được xem xét ở nhiều góc
độ khác nhau: trong hệ thống kinh tế vĩ mô tồn tại khái niệm cơ chế tập trung
và cơ chế kế hoạch tập trung, cơ chế điều tiết vĩ mô, tầm vi mô tồn tại cơ chế
tự điều tiết…
Có thể hiểu cơ chế quản lý kinh tế bao gồm :
Một là, hệ thống các mục tiêu. Các mục tiêu có tính hệ thống dọc và
ngang. Trong hệ thống mục tiêu cũng có cơ chế của nó. Tức là mỗi mục tiêu
trong hệ thống vừa là nhân, vừa là quả của mục tiêu khác. Sự tương tác giữa
các mục tiêu chính là cơ chế của mục tiêu. Theo hệ thống dọc, đó là quá trình
chuyển hóa theo thời gian, từ điểm xuất phát tới đích. Theo hệ thống ngang đó
là mối liên hệ trong không gian của vận động.
6


Hai là, hệ thống các lực tác động vào đối tượng quản lý. Lực tác động
là cái mà nhờ nó đối tượng chuyển động theo ý chí của chủ thể quản lý. Trong
quản lý kinh tế, hệ thống công cụ không gì khác là các quy phạm pháp luật về
kinh tế, quy phạm kỹ thuật, các đòn bẩy kinh tế như thuế, giá cả, lãi suất tín
dụng….các lực tác động có mối liên hệ tương tác, do đó mỗi lực tác động
quản lý có thể làm cho đối tượng tiến lên về mặt này, nhưng có thể làm sút
giảm, thậm chí thụt lùi mặt khác. Nhờ có một hệ thống, một tập hợp lực lượng
nên đối tượng quản lý vẫn tiến tới mục tiêu.
Ba là, hệ thống các cơ quan quản lý và sự tương hỗ giữa chúng trong
quá trình thi hành nhiệm vụ.


BỘ MÁY QUẢN
LÝ NHÀ NƯỚC VỀ
KINH TẾ

CƠ CHẾ QUẢN
LÝ KINH TẾ

QUẢN LÝ, ĐIỀU
TIẾT CÁC HOẠT
ĐỘNG KINH TẾ
TRONG XÃ HỘI

2. Cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu, bao cấp thời kỳ 1975 – 1985
2.1. Đặc điểm và các hình thức thể hiện
Cơ chế kế hoạch tập trung có đặc trưng cơ bản là mọi hoạt động kinh tế
xã hội đều theo một kế hoạch thống nhất từ trung tâm, nhấn mạnh quan điểm
hiện vật, không coi trọng các quy luật kinh tế, xem nhẹ hạch toán kinh doanh.
Trong giai đoạn trước đổi mới vào năm 1986, chúng ta thực hiện quản
lý theo cơ chế tập trung đến mức quan liêu. Nhà nứơc là người quản lý tất cả,
nắm trong tay quyền “cho”, chi phối mọi vấn đề trong hoạt động sản xuất
kinh doanh của xã hội. Cơ chế này làm cho nền kinh tế trì trệ trong một thời
gian dài, các doanh nghiệp không được tự chủ, không năng động sáng tạo.
Theo đó:


Về chức năng quản lý: Khi đó, nhà nước can thiệp quá sâu vào các

lĩnh vực hoạt động của nền kinh tế, tập trung trong tay mình 3 loại quyền là:


7


quyền quản lý nhà nước về hành chính kinh tế, quyền của chủ sở hữu nhà
nước đối với các doanh nghiệp và quyền điều hành hoạt động sản xuất kinh
doanh đối với các doanh nghiệp.


Về nguyên tắc quản lý: thực hiện nguyên tắc tập trung cao độ.

Điều này dẫn đến tệ nạn quan liêu, cửa quyền của nhà nước và tính thụ động,
ỷ lại, nạn hối lộ, móc ngoặc của các đơn vị kinh tế.


Về hình thức quản lý: Đó là nền kinh tế hiện vật theo kiểu “cấp

phát – giao nộp” bằng hiện vật các nguyên liệu đầu vào và các sản phẩm đầu
ra. Thực hiện “cơ chế xin-cho” về tài chính.


Về phương pháp quản lý: dựa chủ yếu vào phương pháp mệnh

lệnh hành chính.


Về công cụ quản lý: chủ yếu sử dụng công cụ kế hoạch pháp lệnh

mang tính áp đặt từ trên xuống trong việc giao nhiệm vụ sản xuất – kinh
doanh bằng hệ thống chỉ tiêu kế hoạch pháp lệnh.
Cũng chính vì những cơ chế trên nên sinh ra cơ chế “xin – cho”. Như

vậy cơ chế “xin – cho” trong trường hợp nào đó ngụ ý nói đến:


Quan hệ bất bình đẳng giữa nhà nước và công dân: quan hệ cai trị.



Đặt ra nhiều thủ tục hành chính rườm rà, hành dân để thể hiện quyền

lực nhà nước. Không dựa trên sự cạnh tranh bình đẳng giữa các tổ chức, cá nhân
trong xã hội trong việc tiếp cận những dịch vụ nhà nước cung cấp; không dựa
trên những tiêu chí, biểu mẫu và quy trình cụ thể có thể theo dõi được để những
cá nhân, tổ chức xã hội có nhu cầu có thể đăng ký với cơ quan để thực hiện
quyền của mình (một trong những biện pháp khắc phục là đấu thầu công khai
trong các dự án xây dựng để ngăn chặn hiện tượng “chạy” dự án).


Tư duy cũ trong quản lý: ban phát chứ không phải là dịch vụ hành

chính cho xã hội, thể hiện trong cung cách phục vụ nhân dân của một bộ phận
công chức nhà nước.

8




Tính tùy tiện, không kiểm soát chặt chẽ được từ phía nhà nước và

nhân dân đối với người “cho” và sự “chạy chọt” của người “xin” để xin được

và được nhiều.


Là mối quan hệ cứng nhắc trong hệ thống hành chính nhà nước:

làm cho các cơ quan
nhà nước không phát
huy được tinh thần chủ
động sáng tạo, tự chủ,
tự chịu trách nhiệm
trong phạm vi quyền
hạn của mình mà phải
trông chờ vào cơ-quancó-thẩm-quyền-“cho”.
Phân cấp trong quản lý
hành chính nhà nước là một trong những biện pháp để phần nào khắc phục
tình trạng này, điển hình là phân cấp quản lý ngân sách cho các địa phương.
Chế độ bao cấp đc thực hiện dưới các hình thức chủ yếu:


Bao cấp qua giá: Nhà nước quyết định giá trị tài sản, thiết bị, vật

tư, hàng hóa thấp hơn giá trị trên thị trường do đó hạch toán kinh tế chỉ là
hình thức.


Bao cấp qua chế độ tem phiếu: Nhà nước quy định chế độ phân

phối vật phẩm tiêu dùng cho cán bộ, công nhân viên theo định mức qua hình
thức tem phiếu. Nó đã thủ tiêu động lực kích thích người lao động và phá vỡ
nguyên tắc phân phối theo lao động.



Bao cấp theo chế độ cấp phát vốn của ngân sách nhưng không có

chế tài ràng buộc trách nhiệm vật chất đối với các đơn vị cấp vốn; nó làm tăng
gánh nặng ngân sách, sử dụng vốn kém hiệu quả.

9


2.2. Kết quả, hạn chế và ý nghĩa của quá trình thực hiện cơ chế kế
hoạch tập trung quan liêu, bao cấp
2.2.1. Kết quả và hạn chế:
Thành phần kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể luôn bị thua lỗ,
không phát huy được vai trò, tác dụng; trong khi đó, các thành phần kinh tế cá
thể và tư hữu bị ngăn cấm. Nền kinh tế quốc dân mất cân đối ngày càng
nghiêm trọng. Thu nhập quốc dân và năng suất lao động thấp, không đảm bảo
được nhu cầu tiêu dùng của xã hội trong khi dân số tăng nhanh. Lương thực,
vải mặc và các hàng tiêu dùng thiết yếu đều thiếu. Tinh hình cung ứng năng
lượng, vật tư; tình hình giao thông vận tải rất căng thẳng. Thị trường, vật giá,
tài chính, tiền tệ không ổn định…

Tốc độ tăng trưởng thu nhập quốc dân thực tế hàng năm.
Sản xuất tuy tăng hơn trước, nhưng còn chậm so với khả năng sẵn có
và công sức bỏ ra; chưa đáp ứng được yêu cầu cần nhanh chóng ổn định đời
sống của nhân dân cũng như yêu cầu tích lũy để công nghiệp hoá và củng cố
quốc phòng. Một số chỉ tiêu quan trọng của kế hoạch 5 năm (sản xuất lương
thực, xi măng, than, gỗ, vải, hàng xuất khẩu…) không đạt đã ảnh hưởng
không tốt đến toàn bộ hoạt động kinh tế và đời sống của nhân dân.


10


Hiệu quả sản xuất và đầu tư thấp. Các xí nghiệp công nghiệp nhìn
chung chỉ sử dụng được một nửa công suất thiết kế; năng suất lao động giảm,
chất lượng sản phẩm sút kém.
Tài nguyên của đất nước chưa được khai thác tốt, lại bị sử dụng lãng
phí, nhất là đất nông nghiệp và tài nguyên rừng; môi trường sinh thái bị phá
hoại.
Lưu thông chưa thông suốt, phân phối không hợp lí, vật giá tăng nhanh,
gây tác động xấu đến sản xuất, đời sống và xã hội. Những mất cân đối lớn
trong nền kinh tế (giữa cung và cầu về lương thực, thực phẩm, hàng tiêu
dùng, năng lượng, nguyên liệu, vận tải…, giữa thu và chi, giữa xuất khẩu và
nhập khẩu…) chậm được giảm nhẹ, thậm chí có mặt gay gắt hơn trước.
Quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa chậm được củng cố. Thành phần
kinh tế quốc doanh không phát huy được vai trò chủ đạo trong khi các thành
phần kinh tế khác chưa được sử dụng và cải tạo tốt.
Đời sống của nhân dân, nhất là công nhân viên chức, các vùng sâu,
vùng xa, vùng gặp thiên tai còn gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn. Nhiều người
lao động chưa có hoặc chưa đủ việc làm. Nhiều nhu cầu tối thiểu của nhân
dân về đời sống vật chất và văn hoá chưa được bảo đảm.
Hiện tượng tiêu cực trong xã hội chưa được ngăn chặn, thậm chí còn
phát triển. Công bằng xã hội bị vi phạm. Pháp luật, kỉ cương không nghiêm.
Những hành vi cửa quyền, tham ô, “móc ngoặc” của một số cán bộ và nhân
viên nhà nước, những hoạt động làm ăn phi pháp… chưa bị xử lí kịp thời và
nghiêm khắc.
Thực trạng nói trên làm giảm lòng tin của quần chúng đối với sự lãnh
đạo của Đảng và sự điều hành của các cơ quan Nhà nước
2.2.2. Ý nghĩa
Tuy vậy, trong thời kỳ kinh tế còn tăng trưởng chủ yếu theo chiều rộng

thì cơ chế này có tác dụng nhất định, nó cho phép tập trung tối đa các nguồn
lực kinh tế vào các mục tiêu chủ yếu trong từng giai đoạn và điểu kiện cụ thể,
11


đặc điểm trong quá trình công nghiệp hóa theo xu hướng ưu tiên phát triển
công nghiệp nặng.
Các thành phần kinh tế phi xã hội chủ nghĩa được cải tạo, kinh tế quốc
doanh giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân và được phát triển ưu
tiên, nông dân ở Nam Trung Bộ và Nam Bộ được khuyến khích tham gia sản
xuất tập thể.
Hội nhập kinh tế thông qua triển khai các hiệp định hợp tác với các
nước xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là trong khuôn khổ Hội đồng Tương trợ Kinh
tế từ năm 1978.
3. Các chủ trương, chính sách đổi mới từng phần từ năm 1979 đến
năm 1985 và nhu cầu phải đổi mới triệt để cơ chế kế hoạch tập trung quan
liêu, bao cấp
Miền Bắc sau hơn 20 năm xây dựng chủ nghĩa xã hội 1954 – 1975,
quan hệ sản xuất dựa trên chế độ sở hữu Nhà nước và sở hữu tập thể, với cơ
chế quản lý kế hoạch hóa tập trung và chế độ phân phối sản phẩm theo kiểu
định lượng, hiện vật đã được hình thành và củng cố. Ở miền Nam, dưới sự chi
phối của chủ nghĩa thực dân mới nền kinh tế ở đây phụ thuộc chủ yếu vào
viện trợ của Mỹ với cơ cấu nhiều thành phần và quan hệ hàng hóa tiền tệ. Do
đó, nền kinh tế miền Nam sau giai đoạn 1954 – 1975 và sau 1975 có những
đặc trưng khác biệt so với nền kinh tế miền Bắc. Sau ngày miền Nam được
giải phóng, để tận dụng mọi tiềm năng sẵn có của nền kinh tế phục vụ yêu cầu
khắc phục vụ của hậu quả chiến tranh và khôi phục kinh tế, Hội nghị Trung
Ương Đảng lần thứ 24 khóa III (09/1975) xác định: “trong một thời gian nhất
định, ở miền Nam còn nhiều thành phần kinh tế: kinh tế quốc doanh Xã hội
chủ nghĩa, kinh tế tập thể Xã hội chủ nghĩa, kinh tế công tư hợp doanh nửa Xã

hội chủ nghĩa, kinh tế tư bản tư doanh, kinh tế cá thể, cần ra sức sử dụng mọi
khả năng lao động, kỹ thuật, tiền vốn, kinh nghiệm quản lý để đẩy mạnh sản
xuất”2. Nhằm phát huy tính năng động của nền kinh tế nhiều thành phần ở
2

Đảng cộng sản Việt Nam: Nghị quyết Hội nghị lần thứ 24 của Ban chấp hành Trung ương về nhiệm vụ của
cách mạng Việt Nam trong giai đoạn mới, Tr. 22-23

12


miền Nam, Hội nghị Trung Ương lần thứ 24 đã nhấn mạnh: “kiên quyết xóa
bỏ lối quản lý hành chính cung cấp, thực hiện quản lý kinh tế theo phương
thức kinh doanh xã hội chủ nghĩa”3. Cải tiến giá cả nhằm khuyến khích sản
xuất. Nghị quyết định hướng một cách rõ nét vai trò của nhà nước trong quá
trình điều hành nền kinh tế nhiều thành phần: “để phát huy mặt tích cực và
hạn chế đến mức thấp nhất mặt tiêu cực trong một nền kinh tế có nhiều thành
phần, sự chỉ đạo và quản lý của nhà nước, rất sắc bén, nắm vững kế hoạch hóa
đồng thời khéo vận dụng các mối quan hệ hàng hóa, tiền tệ để thúc đẩy sản
xuất phát triển”4. Như vậy, nghị quyết Hội nghị Trung Ương 24 thừa nhận ở
miền Nam trong một giai đoạn nhất định còn tồn tại nhiều thành phần kinh tế,
với cơ chế quản lý có sự kết hợp giữa tính kế hoạch và sử dụng quan hệ hàng
hóa tiền tệ. Song đây chỉ được coi là giải pháp tạm thời, khi chưa thể xóa bỏ
các hình thức chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất và cũng để tận dụng một
số mặt tích cực của quan hệ hàng hóa tiền tệ, tạo ra môi trường sản xuất, kinh
doanh tương đối thông thoáng cho các thành phần kinh tế, phục vụ yêu cầu
khôi phục nền kinh tế sau chiến tranh. Bởi vậy, khi hậu quả chiến tranh đã
được khôi phục cơ bản và do tư tưởng tiến bộ thì những chính sách đó không
tiếp tục được thực thi ở miền Nam.
Khi xác định đường lối của cách mạng Xã hội chủ nghĩa, Đại hội đại

biểu toàn quốc lần thứ 4 của Đảng tháng 12-1976 chủ trương : Đưa đất nước
ta tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua giai đoạn phát triển của tư bản chủ
nghĩa. Bản chất của quá trình phát triển lực lượng sản xuất và xây dựng quan
hệ sản xuất mới được Đại hội xác định: “đó là quá trình đấu tranh giai cấp gay
go phức tạp giữa 2 giai cấp: tư sản và vô sản, giữa 2 con đường Tư bản chủ
nghĩa và Xã hội chủ nghĩa. Quá trình đó là quá trình thực hiện 3 cuộc cách
mạng : cách mạng về quan hệ sản xuất, cách mạng khoa học kỹ thuật, cách
mạng tư tưởng văn hóa, trong đó cách mạng khoa học kỹ thuật là then chốt.
3

Sdd, tr 22-23
Đảng cộng sản Việt Nam: Nghị quyết Hội nghị lần thứ 24 của Ban chấp hành Trung ương về nhiệm vụ của
cách mạng Việt Nam trong giai đoạn mới, Tr. 25
4

13


Quá trình thực hiện 3 cuộc cách mạng ấy cũng là quá trình hình thành từng
bước chế độ làm chủ tập thể xã hội chủ nghĩa, nền sản xuất lớn Xã hội chủ
nghĩa, nền văn hóa mới và con người mới Xã hội chủ nghĩa” 5. Xác lập nhanh
chóng chế độ công hữu về tư liệu sản xuất với 2 hình thức sở hữu cơ bản là sở
hữu toàn dân và sở hữu tập thể được coi là nhiệm vụ có tính quyết định, để
định hình các tiêu chí cấu trúc của chủ nghĩa xã hội. Đây cũng là tiêu chí để
phân biệt chế độ sở hữu tư bản tư nhân về tư liệu sản xuất của chủ nghĩa tư
bản. Do đó, công cuộc cải tạo Xã hội chủ nghĩa đối với các thành phần kinh tế
ở miền Nam, được tiến hành nhanh chóng dựa trên quan điểm chỉ đạo : muốn
đi lên chủ nghĩa xã hội nhất thiết phải xóa bỏ giai cấp tư sản mại bản, quan
liêu, quân phiệt và cải tạo các quan hệ sản xuất phi Xã hội chủ nghĩa thành
quan hệ sản xuất Xã hội chủ nghĩa, trong đó mấu chốt là cải biến chế độ sở

hữu tư bản chủ nghĩa và chế độ sở hữu cá thể về tư liệu sản xuất thành các
hình thức khác nhau của chế độ sở hữu Xã hội chủ nghĩa. Thực hiện chủ
trương trên, tháng 7 – 1977 Bộ chính trị quyết định trong 2 năm 1977-1978
hoàn thành về cơ bản nhiệm vụ cải tạo Xã hội chủ nghĩa đối với công thương
nghiệp tư bản tư doanh ở miền Nam, trước hết là xóa bỏ thương nghiệp tư bản
chủ nghĩa. Năm 1978, một số chính sách nhằm vào giai cấp tư sản thương
nghiệp và tư thương được triển khai, đồng thời Nhà nước đã tiến hành đổi tiền
để thống nhất tiền tệ trong cả nước và kiểm kê vật tư, hàng tiêu dùng trong
các cửa hàng, trưng thu hàng tồn kho của gần 32.000 hộ, giao cho thương
nghiệp quốc doanh quản lý và sử dụng 6320 cơ sở kinh doanh của tư sản
thương nghiệp. Cùng với quá trình cải tạo công thương nghiệp ở miền Nam là
quá trình đưa mô hình kinh tế tập thể trong nông nghiệp ở miền Bắc vào miền
Nam và mở rộng quy mô hợp tác xã của miền Bắc, xây dựng hệ thống các
nông trường quốc doanh trên phạm vi cả nước. Thực chất đây là quá trình xác
lập một cách cơ bản quan hệ sở hữu Xã hội chủ nghĩa với 2 thành phần cơ bản
: là sở hữu quốc doanh và sở hữu tập thể.
5

Đảng cộng sản Việt Nam: Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng tại Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ IV, NXb Sự thật – Hà Nội, 1977, tr.47 - 50

14


Trong cơ chế quản lý kinh tế, lúc này kế hoạch hóa được coi là công cụ
chính để cải biến nền sản xuất nhỏ và tiến hành công nghiệp hóa xã hội chủ
nghĩa. Do đó, kế hoạch hóa nền kinh tế quốc dân là một nhiệm vụ quan trọng
của công tác quản lý kinh tế. Kế hoạch nhà nước là công cụ chủ yếu để quản
lý kinh tế. Mọi dự tính cho các hoạt động kinh tế đều theo chỉ tiêu kế hoạch
do nhà nước quy định. Mục đích của điều hành sản xuất kinh doanh được xác

định rõ như sau: “khi mục đích cao nhất của việc phát triển sản xuất không
phải là để buôn bán nhằm thu lợi nhuận mà là để thỏa mãn ngày càng tốt hơn
nhu cầu vật chất và văn hóa của nhân dân thì điều mà chúng ta cần quan tâm
và coi trọng trước hết là giá trị sử dụng của sản phẩm” 6. Mục tiêu đó chú
trọng trước tiên đến thuộc tính “giá trị sử dụng của hàng hóa, còn thuộc tính
giá trị của hàng hóa là phép cộng của vốn mua nguyên vật liệu, chi phí sức lao
động, cơ sở vật chất….được nhà nước bao cấp qua giá cả. Nền sản xuất xã hội
được Nhà nước bảo lãnh, lỗ thì Nhà nước bù, lãi thì Nhà nước thu. Cơ chế kế
hoạch hóa tập trung bao cấp đã chi phối hoạt động thương nghiệp của nền
kinh tế. Cùng với việc cải tạo thương nghiệp tư bản tư nhân ở miền Nam là
quá trình xây dựng mở rộng hệ thống thương nghiệp Xã hội chủ nghĩa trên
phạm vi cả nước với 2 hình thức cơ bản là: mậu dịch quốc doanh và hợp tác
xã mua bán, thực hiện chức năng thu mua và phân phối sản phẩm theo định
lượng, hiện vật thông qua tem phiếu. Hệ thống giá cả trong thương nghiệp
bao gồm : giá bán buôn, giá bán lẻ, giá thu mua đều do Nhà nước ấn định
không dựa trên cơ sở chi phí sản xuất, quy luật cung cầu…..và luôn thấp hơn
chi phí sản xuất thực tế. Cơ chế này vô hình chung đã biến giá cả của hàng
hóa chỉ tồn tại như một công cụ thanh toán đơn thuần của nền sản xuất, hạch
toán kinh tế chỉ tồn tại mang tính hình thức, chức năng của thương nghiệp bị
giản đơn hóa nên còn được gọi là ngành phân phối lưu thông.
Trong hoàn cảnh kinh tế - xã hội khủng hoảng ngày càng trầm trọng,
tháng 9-1977, Hội nghị Trung Ương lần thứ 6 khóa IV được triệu tập để bàn
6

Đảng cộng sản Việt Nam: Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng tại Đại Hội đại biểu toàn
quốc lần thứ IX, Nxb Sự thật – Hà Nội, 1977 , tr.134

15



về sản xuất hàng tiêu dùng. Ngay trong buổi họp đầu tiên, các địa phương
đồng loạt nêu lên những ách tắc trong cơ chế không chỉ đối với hàng tiêu
dùng mà ở cả nhiều lĩnh vực khác. Đồng thời, trong thời gian hội nghị, các đại
biểu liên tục nhận được các thông tin địa phương về tình trạng “phá rào” cơ
chế. Điển hình của hiện tượng này là công ty lương thực thành phố Hồ Chí
Minh đã mua thóc của nhân dân với giá 2,5 đồng / 1kg vượt 5 lần so với giá
của Ủy ban vật giá nhà nước quy định là 0,52 đồng/1kg để cứu đói cho 3 triệu
người dân thành phố năm 1978. Trong nông nghiệp xuất hiện mô hình “khoán
chui” ở Hải phòng, Nghệ An, Thái Bình, An Giang….Trong công nghiệp
những tìm tòi đổi mới từ cơ sở đã hình thành, tiêu biểu như mô hình dệt
Thành công, xí nghiệp dệt lụa Nam Định…đã tìm được lối thoát ra khỏi khó
khăn bằng cách tự vay vốn ngân hàng, tìm kiếm đối tác, trao đổi hàng hóa,
nguyên vật liệu, tạo công ăn việc làm, giảm khó khăn cho đời sống công
nhân…thực tế đó buộc Hội nghị phải chuyển sang bàn về chủ đề cơ chế quản
lý kinh tế và đề ra những chủ trương có tính chất đổi mới. Hội nghị đã nhấn
mạnh tới việc kết hợp giữa “kế hoạch” với “thị trường” để khuyến khích “sản
xuất bung ra”. Thay vì tuyệt đối hóa vai trò của một loại kế hoạch duy nhất và
xơ cứng kế hoạch pháp lệnh như trước đây. Chủ trương đổi mới quản lý, cho
sản xuất bung ra….đã đánh dấu một bước ngoặt theo hướng từ bỏ cơ chế quỹ
hành chính, quan liêu bao cấp, chuyển sang cơ chế Quỹ kinh tế mới theo
nguyên tắc hạch toán kinh doanh Xã hội chủ nghĩa. Đã có những thay đổi
quan trọng trong nhận thức của Đảng. Với việc thực hiện “3 phần kế hoạch”
cho cơ sở có quyền chủ động hơn trong sản xuất, kinh doanh, cho phép cơ sở
sau khi làm tròn nghĩa vụ giao nộp sản phẩm tự do trao đổi hàng hóa trên thị
trường, với chủ trương cho phép các thành phần kinh tế “ngoài quốc doanh”
có thể sản xuất, kinh doanh ở lĩnh vực Nhà nước kinh doanh kém hiệu quả với
việc cho phép những xã viên trong các Hợp tác xã ổn định nghĩa vụ liên tục
trong 5 năm, phần còn lại được tự do trao đổi, mua bán trên thị trường. Hội
nghị đã đi đến thừa nhận trên thực tế sự tồn tại và cần thiết của sản xuất hàng
16



hóa và những quan hệ về tiền tệ thị trường, đã có những bước đi đầu tiên theo
hướng dân chủ hóa về kinh tế gắn với dân chủ xã hội.
Trong phương thức kinh doanh của thương nghiệp đã hạn chế hiện
tượng Nhà nước bao cấp giá một cách tuyệt đối. Bên cạnh việc thực hiện chức
năng phân phối hàng hóa theo định lượng và bao cấp qua giá, từ sau Hội nghị
Ban chấp hành Trung ương 6 khóa IV của Đảng, hệ thống thương nghiệp có
quyền bán một số mặt hàng với giá cao hơn giá bao cấp và mở thêm các loại
hình kinh doanh mới : ngoài tiêu chuẩn cung cấp theo định lượng, ngành
thương nghiệp được bán giá cao hơn giá cung cấp một số mặt hàng lương
thực nông sản và công nghiệp đã mua của người sản xuất.
Ngoài hệ thống cửa hàng của thương nghiệp quốc doanh, đồng thời cần
tổ chức hệ thống căng tin cơ quan xí nghiệp bảo đảm đưa hàng hóa đến tay
người tiêu dung. Đồng thời, Hội nghị Ban chấp hành Trung ương 6 khóa IV
của Đảng còn đánh dấu bước đổi mới ban đầu tư duy của Đảng về cơ cấu
thành phần kinh tế với việc thừa nhận ở miền Nam còn tồn tại nhiều thành
phần kinh tế trong một thời gian nhất định, có ý nghĩa tạo dựng cơ sở cho việc
xác lập quan hệ hàng hóa tiền tệ trong nền kinh tế. Mặc dù, những giải pháp
của Hội nghị trung ương 6 đề ra có ý nghĩa tình thế và thiếu đồng bộ, nhưng
Hội nghị của Ban chấp hành Trung Ương lần thứ 6 khóa IV (9/1977) được
đánh giá là mốc khởi đầu của công cuộc đổi mới cơ chế quản lý kinh tế ở
nước ta.
Từ những quan điểm chủ trương cơ bản của nghị quyết Hội nghị của
Ban chấp hành Trung Ương lần thứ 6 khóa IV, Đảng và Nhà nước ta đã ban
hành nhiều chính sách, thể chế mới nhằm khuyến khích phát triển sản xuất,
lưu thông hàng hóa. Tháng 10 – 1979, Chính phủ ban hành quyết định 373/CP
– 374/CP về xóa bỏ các trạm kiểm soát “ngăn sông, cấm chợ”, “mở lối” cho
các loại sản phẩm được trao đổi trên thị trường tự do theo giá thỏa thuận sau
khi đã nộp đủ nghĩa vụ cho Nhà nước. Tháng 6/1980, Bộ chính trị ban hành

Nghị quyết 26 về công tác lưu thông, phân phối. Nghị quyết nhấn mạnh tới
17


nguyên tắc giá cả phù hợp với chi phí sản xuất và lưu thông, phản ánh đổi
mới nhận thức của Đảng về vai trò, quy luật của giá trị trong nền kinh tế.
Những chính sách trên đã mở ra khả năng mới cho hoạt động kinh doanh trên
thị trường. Nhưng đến những năm 1980 – 1981 thị trường nước ta, đặc biệt ở
miền Nam có nhiều diễn biến phức tạp. Sau thời gian cải tạo, tư thương miền
Nam đã trở lại kinh doanh, nhưng họ đã lợi dụng chủ trương tương đối thông
thoáng của Nhà nước để đầu cơ, tích trữ, nâng giá hàng hóa, thao túng thị
trường tranh bán với thương nghiệp quốc doanh, hợp tác xã mua bán tạo ra
những cơn sốt hàng hóa trên thị trường làm cho thị trường diễn biến phức tạp.
Trước tình hình đó nhiều địa phương đã thiết lập trở lại trạm kiểm soát trên
các tuyến giao thông chính.
Cùng với tình trạng khan hiếm hàng hóa, giá cả trên thị trường tự do
ngày càng tăng vọt, tạo nên độ chênh lệch ngày càng lớn so với giá cả do Nhà
nước quy định. Để rút ngắn dần khoảng cách đó, từng bước hạn chế bù lỗ của
Nhà nước đối với nền kinh tế, tháng 5/1981, Bộ chính trị ra chỉ thị 109 về
điều chỉnh hệ thống giá và định lại một phần tiền lương. Trên tinh thần chỉ thị
109, Chính phủ tiến hành cải cách giá với quy mô lớn, nâng giá hàng hóa Nhà
nước cung cấp từ 5-7 lần. Nhưng biện pháp này chỉ có tác dụng trong một
thời gian ngắn, không giải quyết dứt điểm hiện tượng chênh lệch giá trên thị
trường, tình trạng bội chi tiền mặt, phát hành tiền mặt một cách tràn lan, thị
trường lại thêm nhiều diễn biến phức tap.
Từ sau Hội nghị của Ban chấp hành Trung Ương lần thứ 6 khóa IV của
Đảng, phương thức quản lý nền kinh tế theo kiểu tuyệt đối hóa vai trò của kế
hoạch pháp lệnh đã có sự thay đổi bằng sự ra đời của quyết định số 25/CP của
Chính phủ tháng 01/1981. Cùng với chủ trương giao quyền tự chủ sản xuất
kinh doanh và làm chủ tài chính cho các xí nghiệp quốc doanh, Chính phủ còn

cho các doanh nghiệp quốc doanh có thể thực hiện thêm 2 loại kế hoạch ngoài
và kế hoạch pháp lệnh (kế hoạch do xí nghiệp tự làm và kế hoạch sản phẩm
phụ).
18


Kinh tế nông nghiệp cũng có những bước đột phá về cơ chế quản lý với
việc Ban bí thư Trung Ương Đảng ban hành chỉ thị 100 về “khoán sản phẩm
đến nhóm lao động và người lao động”, theo chính sách khoán mới này hợp
tác xã tuy vẫn còn là đơn vị lập kế hoạch nhưng không nắm quyền kiểm soát
chặt chẽ việc bán sản phẩm như trước đây. Những gia đình nông dân nhận
khoán được sử dụng đất của tập thể, chịu trách nhiệm cấy, làm cỏ và thu
hoạch còn các khâu cày, bừa, tưới tiêu, và phòng trừ sâu bệnh do hợp tác xã
đảm nhận bằng việc sử dụng lao động tập thể. Trên thực tế mô hình hợp tác
xã, khoán sản phẩm cuối cùng này đã tổ chức ở nhiều địa phương từ trước khi
có chỉ thị 100. Tuy nhiên, trước đó chỉ là “làm chui”, chỉ đến khi có chỉ thị
100 ra đời thì công tác khoán trong nông nghiệp mới được chính thức hóa.
Chỉ thị 100 đáp ứng được quyền làm chủ của các hộ gia đình xã viên, nên
được nông dân hưởng ứng và nhanh chóng đi vào đời sống kinh tế nông thôn.
Nhờ vậy, không những duy trì được các hợp tác xã mà còn góp phần thúc đẩy
nông nghiệp phát triển.
Trên cơ sở tổng kết thực tiễn, nhất là thực tế chuyển biến của tình hình
kinh tế dưới tác động của chủ trương có tính chất đổi mới cơ chế quản lý, Đại
hội đại biểu toàn quốc lần thứ V của Đảng (3/1982) đã nhấn mạnh: “xác lập
chế độ quản lý và kế hoạch hóa đúng đắn, đổi mới chế độ quản lý và kế hoạch
hóa hiện hành. Xóa bỏ cơ chế quản lý hành chính quan liêu bao cấp” 7, để tạo
sự bình ổn cần thiết cho cơ chế quản lý kinh tế trong quá trình chuyển đổi,
Đại hội chủ trương thiết lập trật tự mới, xã hội chủ nghĩa trên mặt trận phân
phối lưu thông, để góp phần ổn định đời sống, đẩy mạnh sản xuất, chuyển tốt
tình hình kinh tế và xã hội. Để chấn chỉnh tình hình và phát huy tốt vai trò của

phân phối lưu thông trong nền kinh tế, Đại hội chủ trương kết hợp chặt chẽ cả
3 biện pháp quản lý : kinh tế, hành chính và giáo dục, trong đó biện pháp kinh
tế là gốc. Điều đó đã cho thấy, Đảng ta trong chừng mực nhất định đã nhận
thức được vai trò của các biện pháp kinh tế, của các động lực kinh tế, thay vì
7

Đảng cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V, tập 1, Nxb Sự thật – Hà Nội, 1982,
tr.79

19


đề cao tuyệt đối hóa biện pháp hành chính, mệnh lệnh trong quá trình điều
hành sản xuất, kinh doanh trước đó. Về vấn đề giá cả của hàng hóa “tiếp tục
thực hiện điều chỉnh hệ thống giá một cách kịp thời và vững chắc, nhằm phát
huy tác dụng của giá cả đối với việc thúc đẩy sản xuất, sắp xếp lại kinh tế và
ổn định đời sống nhân dân”
Sau Đại hội lần thứ V của Đảng là thời kỳ sôi động đổi mới cơ chế
quản lý kinh tế. Nền kinh tế đất nước bắt đầu chuyển sang hạch toán kinh
doanh xã hội chủ nghĩa. Trong quá trình chuyển đổi diễn ra hết sức chậm chạp
do bị chi phối bởi nhiều yếu tố, trong đó ách tắc nhất vẫn là khâu phân phối
lưu thông. Đến năm 1983 số tiền phát hành phục vụ cho phân phối lưu thông
đã bằng 5 lần so với năm 1980, năm 1984 chỉ số giá trên thị trường tự do
bằng 15 lần so với 1980. Nhưng giá của khu vực thị trường có tổ chức tuy
được điều chỉnh liên tục nhưng vẫn không tạo được sự cân bằng cần thiết để
ổn định tình hình. Một số địa phương còn tiến hành điều chỉnh giá vượt khung
quy định. Từ thực tiễn, Hội nghị Ban chấp hành Trung Ương 8 khóa V
(6/1985) quyết định mở cuộc đột phá vào cơ chế kinh tế của tổng điều chỉnh
giá – lương – tiền, Hội nghị đã đề ra nguyên tắc chính sách giá cả phải chủ
động vận dụng quy luật giá trị và quan hệ cung cầu, trên cơ sở lấy kế hoạch

làm trung tâm. Từ đó, xác định giá cả phải phù hợp với giá trị và sức mua của
đồng tiền, tính đủ chi phí hợp lý trong giá thành và thực hiện cơ chế một giá.
Đồng thời, từ thực tiễn vận động của quá trình kinh tế cho thấy để bình ổn thị
trường không thể coi trọng và tập trung bao quát vấn đề giá cả hàng hóa mà
phải giải quyết đồng bộ nhiều vấn đề có liên quan, cải cách giá cả gắn liền với
đổi mới chế độ tiền lương. Nghị quyết Ban chấp hành Trung ương 8 khóa V
của Đảng nhấn mạnh : không thể ổn định được tình hình kinh tế và đời sống,
cân bằng được ngân sách và tiền mặt trong khi vẫn duy trì bao cấp giá và
lương. Bởi thực tế cho thấy, trong tất cả các hình thức bao cấp thì bao cấp qua
giá là khuyết điểm lớn nhất. Giá cả do Nhà nước bao cấp mặc dù đã liên tục
điều chỉnh nhưng vẫn thấp hơn chi phí sản xuất, chênh lệch giá biến thành
20


nguồn thu nhập bổ sung của nhiều người trong xã hội và là miếng đất nuôi
dưỡng thị trường “chợ đen” làm giàu cho tư thương và các phần tử tha hóa,
biến chất trong bộ máy nhà nước.
Nghị quyết Ban chấp hành Trung Ương 8 khóa V của Đảng đã cụ thể
hóa các biện pháp để giải quyết về điều chỉnh giá lương tiền.
 Về giá, phải tính đủ chi phí hợp lý trong giá thành sản phẩm, giá cả
bảo đảm chi phí thực tế, người sản xuất có lợi nhuận thỏa đáng, xóa bỏ tình
trạng Nhà nước mua giá thấp, bán giá thấp và bù lỗ bất hợp lý. Thực hiện cơ
chế một giá trong toàn bộ hệ thống giá, khắc phục tình trạng “thả nổi” giá cả
cũng như việc định giá và quản lý giá cứng nhắc. Tăng cường phân công,
phân cấp hợp lý trong cơ chế quản lý giá, vừa đảm bảo quyền tập trung thống
nhất của Trung ương trong việc định giá những vật tư, hàng hóa chủ yếu có
tính toàn quốc vừa đảm bảo quyền chủ động, linh hoạt của địa phương và cơ
sở về vật tư hàng hóa có tính địa phương. Lấy giá thóc làm chuẩn để tính các
loại giá khác và toàn bộ mặt bằng giá cả trên thị trường. Trung Ương sẽ có
trách nhiệm quy định khung giá mua nông, lâm, hải sản. Nhưng đối với các

hàng hóa có tính chất địa phương thì giá cả do chính quyền địa phương hoặc
cơ sở sản xuất quyết định. Đối với giá bán buôn có cả mặt hàng công nghiệp,
Nhà nước có trách nhiệm định giá thống nhất, tuy nhiên vẫn xem xét cụ thể
đối với một số mặt hàng và thực hiện cơ chế định giá chênh lệch theo vùng.
Đối với lĩnh vực giá bán lẻ của hàng hóa trên thị trường, Nhà nước nhất quán
thực hiện cơ chế một giá bán lẻ, Trung Ương xác định một giá kinh doanh
thống nhất cho những mặt hàng tiêu dùng thiết yếu, có phân biệt thỏa đáng
mức giá theo vùng
 Về tiền lương: tiền lương thực tế phải thực sự đảm bảo cho người
hưởng lương sống chủ yếu bằng lương, tái sản xuất được sức lao động và phù
hợp với khả năng thực tế của nền kinh tế quốc dân, gắn chặt tiền lương với
năng suất chất lượng, hiệu quả, thực hiện phân phối theo lao động, thực hiện

21


trả lương bằng tiền có hàng hóa bảo đảm của thị trường có tổ chức, xóa bỏ
chế độ cung cấp hiện vật theo giá thấp, thoát ly giá trị hàng hóa.
 Về tiền tệ: tiến hành cải tiến lưu thông tiền tệ, thu hút tiền nhàn rỗi,
đẩy nhanh nhịp độ quay vòng đồng tiền, chuyển ngân hàng sang hạch toán
kinh doanh xã hội chủ nghĩa.
Nghị quyết Ban chấp hành Trung Ương 8 khóa V của Đảng còn xác
định rõ quan điểm giải quyết vấn đề giá – lương – tiền phải gắn liền với việc
tiến hành đổi mới kế hạch hóa. Giao và xác lập quyền tự chủ về tài chính của
ngành kinh tế - kỹ thuật, các địa phương và cơ sở gắn liền với sửa đổi cơ chế
kế hoạch hóa và quản lý, chuyển hẳn mọi hoạt động sản xuất kinh doanh sang
hạch toán kinh doanh Xã hội chủ nghĩa, bắt đầu từ kế hoạch hóa. Tất cả các tổ
chức kinh tế phải chịu trách nhiệm về lãi – lỗ trong các hoạt động sản xuất,
kinh doanh, xóa bỏ mọi khoản bù lỗ bất hợp lý. Nhà nước chỉ chịu trách
nhiệm bù lỗ các mặt hàng phục vụ cho chính sách xã hội.

Nghị quyết Ban chấp hành Trung Ương 8 khóa V thật sự đã đáp ứng
nguyện vọng sâu xa cho toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta. Có thể nói, đây
là nghị quyết đi vào cuộc sống nhanh nhất và có hiệu quả cao nhất. Ngoài 6
tỉnh, thành phố thí điểm làm thử việc thực hiện cơ chế mới (bù giá vào lương
và đưa tiền lương đã được bù giá vào giá thành sản phẩm) trước khi triển khai
Nghị quyết Trung ương 8, đã có 28 tỉnh, thành phố thực hiện cơ chế mới với
những mức độ khác nhau và 12 địa phương khác đang tích cực chuẩn bị triển
khai thực hiện cơ chế mới. Những chuyển biến mới của tình hình cho phép
khẳng định tính chất đúng đắn của Nghị quyết Trung ương 8 là dứt khoát bãi
bỏ cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp chuyển hẳn sang hạch toán kinh doanh
xã hội chủ nghĩa trên phạm vi cả nước. Tuy nhiên, điều đáng tiếc là trong chỉ
đạo thực hiện chúng ta đã phạm một loạt sai lầm khuyết điểm.
Một là, tách rời giữa xóa bỏ bao cấp với xóa bỏ tập trung quan liêu
ngay trong từng bước : điều chỉnh một bước giá – lương – tiền không tiến
hành đồng thời với việc mở rộng một bước quyền chủ động của cơ sở để
22


chuyển sang hạch toán kinh doanh. Chúng ta đã bước một bước dài trong việc
giảm bớt bao cấp, nhưng gần như không nhích lên được bước nào trong việc
giảm bớt tập trung quan liêu, gây nên tình trạng mất thăng bằng nghiêm trọng,
nặng về điều chỉnh măt bằng giá cả và lương mà coi nhẹ đổi mới cơ chế quản
lý kinh tế.
Hai là, Cơ chế quản lý kinh tế thiếu tính đồng bộ giữa việc đề ra chủ
trương và bố trí cán bộ thực hiện. Chủ trương đổi mới xóa bỏ quan liêu, bao
cấp, chuyển hẳn, dứt khoát sang hạch toán kinh doanh Xã hội chủ nghĩa, đòi
hỏi người thực hiện phải thông suốt về quan điểm, hăng hái nhiệt tình, sáng
tạo tìm mọi biện pháp khắc phục khó khăn để thực hiện tốt nghị quyết. Nghị
quyết Ban chấp hành Trung Ương 9 khóa V của Đảng, có đề cập đến vấn đề
này nhưng trong thực tế chúng ta không làm đúng tinh thần nghị quyết.

Tiếp nữa, công việc điều chỉnh đó được tiến hành đồng thời với đổi tiền
(4/9/1985) vào thế bị động khi nghị quyết Trung Ương 8 chưa được triển khai
thực hiện tốt, và cơ chế mới chưa kịp hình thành, nên sau đó tình hình lưu
thông phân phối rơi vào rối ren hơn. Ngay trong quá trình đổi tiền cũng mắc
nhiều khuyết điểm về cả phương pháp cũng như nghiệp vụ, không xuất phát
từ yêu cầu thúc đẩy sản xuất phát triển mà thiên về thực hiện yêu cầu quản lý
tiền mặt theo kiểu tập trung, quan liêu.
Sau khi đổi tiền, để thực hiện ý muốn xóa bỏ ngay lập tức cơ chế bao
cấp, đột ngột tăng giá hàng hóa lên nhiều lần được xem là biện pháp hữu hiệu
nhất. Biện pháp tăng giá được lựa chọn là đem cộng tất cả định mức chi phí
bất hợp lý lâu nay với giá mới và tiền lương mới trong khi hầu như chưa tạo
ra được những bước bứt phá cần thiết để chống tập trung quan liêu trong sản
xuất và quản lý. Do đó, kết quả mà giá hàng hóa được thúc đẩy lên quá cao,
thị trường rơi vào tình trạng đóng băng, không mua được và cũng không bán
dược, gây đình đốn sản xuất, lưu thông bế tắc, tiền vừa đổi đã mất giá, gây
thêm nhiều khó khăn cho đời sống nhân dân, nền kinh tế bắt đầu rơi vào lạm
phát phi mã.
23


Nhà nước tiến hành đổi tiền theo tỷ lệ 10 đồng tiền cũ đổi lấy 1 đồng
tiền mới. Mỗi người dân chỉ được đổi một mức có giới hạn, vượt quá giới hạn
đó thì giữ lại ở Ngân hàng nhà nước ở một thời gian khá dài sau đó mới được
rút ra. Bằng việc đổi tiền hy vọng sẽ hạn chế nhu cầu tiêu dùng và cải thiện
cán cân tiền tệ trong nền kinh tế. Tuy nhiên, biện pháp này chỉ cắt giảm được
lượng tiền tệ tích trữ và để ngoài sổ sách của doanh nghiệp trong khu vực
kinh tế quốc doanh nhưng trong nhân dân và kinh tế tư nhân thì kết quả rất
hạn chế vì phần lớn tiền nằm ở dạng vàng và đô la Mỹ. Sau khi đổi tiền nguồn
tiền mặt của các doanh nghiệp quốc doanh gần như bị triệt tiêu gây nên tình
trạng thiếu tiền mặt nghiêm trọng. Để giải quyết tình trạng này, Chính phủ

buộc phải phát hành tiền để duy trì hoạt động của các doanh nghiệp quốc
doanh.
Diễn biến tình trạng kinh tế đất nước trước thềm Đại hội VI phản ánh
cuộc đấu tranh phức tạp trong việc thực hiện đổi mới cơ chế quản lý kinh tế.
Cơ chế quản lý mới đã hình thành từng yếu tố nhưng luôn bị cơ chế cũ níu
kéo, cản trở. Khi đánh giá về thực tiễn đó, đồng chí Trường Chinh đã nhận
định: “đây là cuộc đấu tranh giữa cái mới và cái cũ, cái tiến bộ và cái lạc hậu,
cái khó nhất là ở chỗ đây là cuộc đấu tranh nội bộ Đảng và cơ quan Nhà nước,
đấu tranh giữa những người đồng chí, đấu tranh với chính bản thân mình”8.
Kinh nghiệm của các cuộc cải tiến quản lý trước đây, cũng như qua 2
cuộc thử nghiệm gần nhất năm 1981 và 1985 đã chỉ rõ: không một cuộc đổi
mới quản lý kinh tế nào có thể thành công nếu không có một sự thay đổi cơ
bản trong cơ chế quản lý kinh tế, không thực sự sử dụng những quan hệ hàng
hóa tiền tệ. Nhưng chấp nhận giải pháp sử dụng những quan hệ hàng hóa tiền
tệ, có ý nghĩa là thừa nhận một yếu tố không có trong quan niệm truyền thống
về chủ nghĩa xã hội. Vượt lên “cái khó” ấy đòi hỏi bản lĩnh của Đảng, nhất là
phải đưa ra được các quyết sách để ổn định tình hình và chuyển đổi căn bản
cơ chế quản lý kinh tế thích ứng với đặc điểm nước ta thời kỳ quá độ. Cho
8

Trường Chinh: Đổi mới là đòi hỏi bức thiết của thời đại, Nxb Sự thật – Hà Nội, 1987, tr.34

24


đến năm 1986, sự bất lực của cơ chế quản lý kinh tế cũ và những ý định bảo
vệ, khôi phục cơ chế, sự thành công và không thành công trong vận hành cơ
chế quản lý mới…đã tích tụ những tiền đề và điều kiện cho một cuộc đổi mới
toàn bộ. Đại hội VI (12/1986) của Đảng đã mở ra một thời kỳ đổi mới toàn
diện, trong đó đổi mới về cơ chế quản lý kinh tế được Đảng quan tâm và chú

trọng.
III. Một số suy nghĩ được rút ra thông qua việc tìm hiểu về : Cơ
chế quản lý kinh tế ở Việt Nam 1975 – 1985.
1. Bàn về cơ chế quản lý kinh tế ở Việt Nam 1975 – 1985
Có thể tách ra 2 giai đoạn sau: Giai đoạn thứ nhất: từ 1975 - 1979, nền
kinh tế nước ta thực hiện cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu, bao cấp;
Giai đoạn 2: từ năm 1979 đến 1985 là giai đoạn thử nghiệm đổi mới cơ chế
quản lý kinh tế.
Nhưng nhìn chung trong 10 năm từ 1975 – 1985, nền kinh tế nước ta
tồn tại song song hai cơ chế quản lý kinh tế : tập trung quan liêu bao cấp và
cơ chế thị trường tự do (còn sơ khai). Hai cơ chế này cùng song song tồn tại
đã tạo nên tính phức tạp, đặc thù của nền kinh tế, trong đó nổi lên hàng đầu là
sự đấu tranh quyết liệt diễn ra ở hầu hết các lĩnh vực của đời sống theo xu
hướng xóa bỏ từng bước cơ chế cũ, xác lập cơ chế mới – cơ chế thị trường có
sự quản lý của nhà nước.
2. Đời sống thực tiễn – tiền đề của đổi mới.
Khi nói đến đời sống thực tiễn ở trong nước trước đổi mới có tác động
đến việc đổi mới ở Việt Nam như thế nào, ở một góc độ nhất định ta nên dựa
vào những điều kiện lịch sử đặc biệt của đất nước sinh ra. Trước khi thống
nhất đất nước, Việt Nam bị chia thành 2 miền Nam – Bắc với 2 chế độ chính
trị khác nhau, theo đó là 2 nền kinh tế khác nhau. Miền Bắc được hòa bình và
tiến lên xây dựng cơ sở vật chất cho xây dựng chủ nghĩa xã hội, áp dụng cơ
chế tập trung quan liêu bao cấp. còn miền Nam đặt dưới ách cai trị của Đế
quốc Mỹ, những nảy sinh trong xã hội, nền kinh tế sản xuất hàng hóa và
25


×