Tải bản đầy đủ (.doc) (56 trang)

Hai nguyên lý của phép biện chứng duy vật biểu hiện trong sinh học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (314.79 KB, 56 trang )

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Như chúng ta đã biết, triết học là hệ thống tri thức lý luận chung nhất
của con người về thế giới; về vị trí của con người trong thế giới ấy [17]. Còn
sinh học là ngành khoa học tự nhiên nghiên cứu về giới tự nhiên hữu cơ và
các quy luật của sinh giới [15].
Từ rất xa xưa, các nhà triết học cổ đã xem khoa học tự nhiên, trong đó
có sinh học là một bộ phận của triết học, các vấn đề của sinh học đồng thời
cũng là các vấn đề của triết học, triết học và khoa học tự nhiên luôn gắn bó
mật thiết và làm tiền đề tồn tại cho nhau.
Đến thế kỷ XV sinh học đã tách ra khỏi triết học và phát triển thành một
ngành khoa học độc lập: nghiên cứu về giới tự nhiên hữu cơ và các quy luật
của nó – một dạng vật chất phức tạp, thì việc sử dụng những hiểu biết về sinh
học để nhận thức một cách toàn diện về triết học lại càng cần thiết và có ý
nghĩa thực tiễn lớn lao. Các kiến thức cơ bản, hiện đại của sinh học sẽ giúp
chúng ta có kiến thức cơ sở vững chắc để nhận thức làm sáng tỏ các khía cạnh
của triết học [15].
Trong thời đại khoa học công nghệ đang phát triển mạnh mẽ và trở
thành lực lượng sản xuất trực tiếp, thì việc nghiên cứu các vấn đề triết học của
khoa học tự nhiên hiện đại trên cơ sở chủ nghĩa duy vật biện chứng có giá trị
vô cùng to lớn cả về mặt lý luận và mặt thực tiễn. Triết học cung cấp cho nhà
khoa học thế giới quan và phương pháp luận chung nhất để nghiên cứu các
hiện tượng tự nhiên, mặt khác, bản thân triết học đến lượt nó cũng được
phong phú thêm bằng những phát minh của khoa học tự nhiên. Cho nên, hiện
nay vấn đề nghiên cứu về mối liên hệ giữa triết học với khoa học tự nhiên,

1


trong đó có sinh vật học là một trong những vấn đề trung tâm của công tác
nghiên cứu, học tập và giảng dạy triết học.


Chủ nghĩa duy vật biện chứng đã góp phần định hướng cho sự phát triển
của sinh học. Từ khi tách ra khỏi triết học và trở thành một khoa học độc lập,
sinh học ngày càng đạt được nhiều thành tựu có giá trị, là căn cứ tin cậy, là
bằng chứng khoa học sáng giá chứng minh cho các nguyên lý, các quy luật
của triết học. Nắm vững các kiến thức cơ bản của sinh học hiện đại sẽ giúp
cho con người có cơ sở vững chắc để nhận thức, làm sáng tỏ các khía cạnh
của triết học, ngược lại các kết luận của triết học sẽ được củng cố và hoàn
thiện, đó là nhiệm vụ của triết - sinh học.
Với lý do trên, em đã chọn vấn đề “Hai nguyên lý của phép biện
chứng duy vật biểu hiện trong sinh học” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp đại
học.
2. Tình hình nghiên cứu
Ở nước ngoài có một số công trình về một số vấn đề về sinh học theo
quan điểm của chủ nghĩa Mác:
- K.M. Pha Ta Li ep. Chủ nghĩa duy vật biện chứng và khoa học tự
nhiên. Nxb Sự thật. Hà Nội, 1961
- A.E. Phu rơ man. Quan niệm biện chứng về sự phát triển trong sinh
học hiện đại. Nxb Giáo dục. Hà Nội, 1990
- E.T. Frolov và cộng sự. Menđen, chủ nghĩa Menđen và phép biện
chứng. Nxb Khoa học và kỹ thuật. Hà Nội, 1976
Trong nước, có một số tác giả:
- Nguyễn Trọng Chuẩn. Một số khía cạnh về vai trò của sinh học hiện

2


đại với sự hình thành và củng cố thế giới quan khoa học. Tạp chí triết học số
3, năm 1988
- Nguyễn Trọng Chuẩn. Di truyền học và một số vấn đề nhận thức khoa
học hiện đại về giới tự nhiên sống. Tạp chí triết học số 4, năm 1978

- Bùi Huy Đáp. Một số vấn đề triết học trong sinh học. Nxb Sự thật. Hà
Nội, 1962
- Nguyễn Văn Huyên, Nguyễn Trọng Chuẩn. Sự thống nhất của giới
hữu cơ dưới ánh sáng của sinh học phân tử. Tạp chí triết học số 7, năm 1974
- Trần Bá Hoành. Học thuyết tiến hoá. Nxb Giáo dục. Hà Nội, 1999.....
Mặc dù đã có nhiều tài liệu nghiên cứu về triết học trong sinh học như
đã trình bày ở trên, nhưng ở Việt Nam chưa có một tài liệu nào nghiên cứu
một cách có hệ thống về vấn đề các nguyên lý của phép biện chứng duy vật
trong sinh học. Vì vậy, nghiên cứu vấn đề các nguyên lý của phép biện chứng
duy vật biểu hiện trong sinh học ở nước ta hiện nay là cần thiết và có ý nghĩa
thực tiễn cao.
3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
Mục đích của đề tài
Thông qua việc tiếp cận kiến thức cơ bản và các thành tựu của sinh học
hiện đại giúp cho người học tập và nghiên cứu triết học hình thành được thế
giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng trong việc nghiên cứu giới
tự nhiên hữu cơ; đồng thời có cơ sở khoa học đáng tin cậy để nhận thức đúng
đắn các vấn đề cơ bản trong triết học theo quan điểm duy vật biện chứng, từ
đó có khả năng vận dụng hiệu quả các tri thức khoa học đó vào thực tiễn lao
động sản xuất.

3


Nhiệm vụ của đề tài
Với mục tiêu trên đề tài tập trung giải quyết những nhiệm vụ sau:
+ Phân tích hai nguyên lý của phép biện chứng một cách cơ bản nhất, từ
đó thấy được vai trò của các nguyên lý.
+ Phân tích sự biểu hiện của hai nguyên lý triết học trong sinh học ở các
cấp độ của sinh giới: dưới cơ thể, cơ thể và trên cơ thể.

Phạm vi nghiên cứu
Những vấn đề triết học trong sinh học vẫn còn là một vấn đề khó và vô
cùng rộng, cần nhiều thời gian và tập trung trí tuệ của nhiều nhà nghiên cứu.
Với thời gian nghiên cứu không nhiều và trình độ của người nghiên cứu còn
hạn chế, cho nên trong một giới hạn của một khóa luận tốt nghiệp thì em chỉ
xin phép đi sâu vào tìm hiểu nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và nguyên lý
về sự phát triển biểu hiện trong sinh học.
4. Phương pháp nghiên cứu
Ngoài phương pháp luận Duy vật biện chứng định hướng cho tất cả các
khoa học trong lĩnh vực tự nhiên cũng như trong xã hội, đề tài còn sử dụng
phương pháp nghiên cứu lý thuyết trong đó gồm có một số phương pháp cụ
thể như sau:


Phương pháp lịch sử cụ thể



Phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu



Phương pháp thống kê



Phương pháp so sánh…

4



5. Đóng góp mới của đề tài
- Thấy được mối liên hệ mật thiết giữa triết học và sinh học. Trong đó,
triết học đóng vai trò phương pháp luận, định hướng cho sinh học phát triển.
Còn sinh học là các dẫn liệu khoa học để làm sáng tỏ các quan niệm triết học.
- Làm rõ sự vận động của các nguyên lý của phép biện chứng duy vật
trong sinh học ở các cấp độ của sinh giới.
6. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, đề
tài gồm 2 chương, 5 tiết:


Chương 1: Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến biểu

hiện trong sinh học


Chương 2: Nguyên lý về sự phát triển biểu hiện

trong sinh học

5


CHƯƠNG 1
NGUYÊN LÝ VỀ MỐI LIÊN HỆ PHỔ BIẾN
BIỂU HIỆN TRONG SINH HỌC
Phép biện chứng duy vật là kết quả của sự nghiên cứu rút ra từ giới tự
nhiên, cũng như lịch sử xã hội loài người. Mỗi nguyên lý, quy luật, phạm trù
của phép biện chứng đều được khái quát và giải thích trên cơ sở khoa học

vững chắc. Vì thế, phép biện chứng duy vật ngay từ khi mới ra đời thực sự đã
trở thành phương pháp luận chung nhất để nhận thức khoa học và các vấn đề
thực tiễn.
Phép biện chứng duy vật dựa trên cơ sở một hệ thống những nguyên lý,
những phạm trù cơ bản, những quy luật phổ biến, phản ánh đúng đắn hiện
thực khách quan. Trong hệ thống đó, nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và
nguyên lý về sự phát triển là hai nguyên lý khái quát nhất. Vì thế Angghen đã
khẳng định: "Phép biện chứng chẳng qua chỉ là môn khoa học về những quy
luật phổ biến của sự vận động và sự phát triển của tự nhiên, của xã hội loài
người và cả tư duy" [17].
1.1. Những vấn đề chung của nguyên lý mối liên hệ phổ biến
Thế giới được tạo thành từ những sự vật, những hiện tượng, những quá
trình khác nhau. Vậy giữa chúng có mối liên hệ qua lại với nhau, ảnh hưởng
lẫn nhau hay chúng tồn tại biệt lập, tách rời nhau? Nếu chúng tồn tại trong sự
liên hệ qua lại thì nhân tố gì quy định sự liên hệ đó?
Để trả lời cho câu hỏi thứ nhất, những người theo quan điểm siêu hình
cho rằng các sự vật và các hiện tượng tồn tại một cách tách rời nhau, cái này

6


bên cạnh cái kia; giữa chúng không có sự phụ thuộc, không có sự ràng buộc
lẫn nhau; có chăng chỉ là sự liên hệ hời hợt bên ngoài, mang tính ngẫu nhiên.
Tuy nhiên cũng có người thừa nhận sự liên hệ và đặc tính đa dạng của nó,
nhưng lại phủ nhận khả năng chuyển hóa lẫn nhau giữa các hình thức liên hệ
khác nhau.
Ngược lại những người theo quan điểm biện chứng coi thế giới như một
chỉnh thể thống nhất. Các sự vật, hiện tượng và quá trình cấu thành thế giới
đó vừa tách biệt nhau, vừa có sự liên hệ qua lại, thâm nhập và chuyển hóa lẫn
nhau. Và khái niệm mối liên hệ phổ biến dùng để chỉ tính phổ biến của các

mối liên hệ của các sự vật, hiện tượng của thế giới, đồng thời cũng dùng để
chỉ các mối quan hệ tồn tại ở nhiều sự vật, hiện tượng của thế giới trong đó
những mối liên hệ phổ biến nhất là những mối liên hệ tồn tại ở trong mọi sự
vật, hiện tượng của thế giới [21].
Khi trả lời câu hỏi thứ hai, những người theo chủ nghĩa duy tâm tìm cơ
sở của sự liên hệ, sự tác động qua lại giữa các sự vật và hiện tượng ở các lực
lượng siêu tự nhiên hay ở ý thức, ở cảm giác của con người, chẳng hạn như
nhà duy tâm chủ quan Beccơli coi cơ sở của sự liên hệ giữa các sự vật, hiện
tượng là cảm giác; hay nhà duy tâm khách quan Hêghen tìm cơ sở của sự liên
hệ qua lại giữa các sự vật, hiện tượng ở ý niệm tuyệt đối.
Trong khi đó những người theo quan điểm duy vật biện chứng thì khẳng
định rằng cơ sở của sự liên hệ qua lại giữa các sự vật và hiện tượng là tính
thống nhất vật chất của thế giới. Theo quan điểm này các sự vật, các hiện
tượng trên thế giới dù có đa dạng hay khác nhau như thế nào đi nữa thì chúng
cũng chỉ là những dạng tồn tại khác nhau của một thế giới duy nhất là thế giới
vật chất. Ngay cả tư tưởng, ý thức của con người vốn là những cái phi vật
chất cũng chỉ là thuộc tính của một dạng vật chất có tổ chức cao là bộ óc
người, nội dung của chúng cũng chỉ là kết quả phản ánh của các quá trình vật
7


chất khách quan [22].
Quan điểm duy vật biện chứng còn khẳng định tính khách quan, tính
phổ biến của sự liên hệ giữa các sự vật, các hiện tượng, các quá trình. Khách
quan tức là các mối liên hệ này tồn tại một cách độc lập không phụ thuộc vào
ý thức con người. Theo quan điểm biện chứng thì không có bất kỳ sự vật, hiện
tượng hay quá trình nào tồn tại tuyệt đối biệt lập với các sự vật, hiện tượng
hay quá trình khác. Như vậy, tính phổ biến được hiểu là không có bất kỳ sự
vật, hiện tượng không phải là một cấu trúc hệ thống, bao gồm những yếu tố
cấu thành với những mối liên hệ bên trong của nó, tức là bất cứ một tồn tại

nào cũng là một hệ thống, hơn nữa là hệ thống mở, tồn tại trong mối liên hệ
với hệ thống khác, tương tác và làm biến đổi lẫn nhau.
Mặt khác, quan điểm duy vật biện chứng cũng thừa nhận tính đa dạng
của sự liên hệ qua lại đó. Có mối liên hệ bên ngoài-bên trong; mối liên hệ chủ
yếu-thứ yếu; mối liên hệ bản chất-không bản chất; mối liên hệ tất yếu-ngẫu
nhiên; mối liên hệ giữa các sự vật khác nhau-các mặt khác nhau của cùng một
sự vật...tính đa dạng của sự liên hệ đó do tính đa dạng trong sự tồn tại, sự vận
động và phát triển của chính các sự vật, hiện tượng quy định.
Các loại liên hệ khác nhau có vai trò khác nhau đối với sự vận động và
phát triển của các sự vật và hiện tượng [22].
Mối liên hệ bên trong là mối liên hệ qua lại, là sự tác động lẫn nhau
giữa các bộ phận, giữa các yếu tố, các thuộc tính, các mặt khác nhau của một
sự vật; nó giữ vai trò quyết định đối với sự tồn tại, vận động và phát triển của
sự vật. Mối liên hệ bên ngoài là mối liên hệ giữa các sự vật, các hiện tượng
khác nhau; nói chung nó không có ý nghĩa quyết định và nó thường phải
thông qua mối liên hệ bên trong mà phát huy tác dụng đối với sự vận động và
phát triển của sự vật.

8


Mối liên hệ bản chất và không bản chất, mối liên hệ tất nhiên và ngẫu
nhiên cũng có tính chất tương tự như đã nêu ở trên, ngoài ra chúng cũng có
một số nét đặc thù. Chẳng hạn, cái là ngẫu nhiên khi xem xét trong mối quan
hệ này, nhưng là cái tất nhiên trong mối quan hệ khác; hiện tượng là hình thức
biểu hiện ít nhiều của bản chất.
Như vậy, quan điểm duy vật biện chứng về sự liên hệ đòi hỏi phải thừa
nhận tính tương đối trong sự phân loại đó. Các loại liên hệ khác nhau có thể
chuyển hóa lẫn nhau, sự chuyển hóa như vậy có thể diễn ra hoặc do thay đổi
phạm vi bao quát khi xem xét, hoặc do kết quả vận động khách quan của

chính sự vật và hiện tượng.
Từ việc nghiên cứu nguyên lý về mối liên hệ phổ biến của các sự vật và
hiện tượng chúng ta rút ra được quan điểm toàn diện trong việc nhận thức,
xem xét các sự vật và hiện tượng cũng như trong hoạt động thực tiễn.
Với tư cách là một nguyên tắc phương pháp luận trong việc nhận thức
các sự vật và hiện tượng, quan điểm toàn diện đòi hỏi để có được nhận thức
đúng đắn về sự vật, chúng ta phải xem xét nó: trong mối liên hệ qua lại giữa
các bộ phận, giữa các yếu tố, các thuộc tính khác nhau của chính sự vật đó;
trong mối liên hệ qua lại giữa sự vật đó với các sự vật khác (kể cả trực tiếp và
gián tiếp). Đề cập tới nội dung vừa nêu trong phương pháp nhận thức sự vật,
Lênin viết: “muốn thực sự hiểu được sự vật, cần phải nhìn bao quát và nghiên
cứu tất cả các mặt, tất cả các mối liên hệ và “quan hệ gián tiếp” của sự vật
đó”.
Tính chất đa dạng, phong phú của các mối liên hệ đã cho thấy trong
hoạt động nhận thức và thực tiễn khi thực hiện quan điểm toàn diện thì đồng
thời cũng cần phải kết hợp với quan điểm lịch sử - cụ thể. Quan điểm này yêu
cầu trong nhận thức và xử lý các tình huống trong hoạt động thực tiễn cần

9


phải xét đến những tính chất đặc thù của đối tượng nhận thức và tình huống
phải giải quyết khác nhau trong thực tiễn. Phải xác định rõ vị trí, vai trò khác
nhau của mỗi mối liên hệ cụ thể trong những tình huống cụ thể để có những
giải pháp đúng đắn và hiệu quả trong việc xử lý các vấn đề trong thực tiễn.
1.2. Nguyên lý mối liên hệ phổ biến biểu hiện trong sinh học
1.2.1. Đặc trưng của mối liên hệ phổ biến biểu hiện trong sinh học
Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến đã khái quát được bức tranh toàn
cảnh về thế giới trong những mối liên hệ chằng chịt giữa các sự vật, hiện
tượng của nó. Theo quan điểm của triết học duy vật biện chứng: Mối liên hệ

là một phạm trù triết học dùng để chỉ sự quy định, sự tác động qua lại, sự
chuyển hóa lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng hay giữa các mặt của một sự
vật, hiện tượng trong thế giới [21]. Mối liên hệ phổ biến được biểu hiện rất đa
dạng ở các cấp độ của sự sống, cấp độ dưới cơ thể, cơ thể và trên cơ thể.
a. Cấp độ dưới cơ thể
Mối liên hệ phổ biến biểu hiện ở cấp độ dưới cơ thể cũng thể hiện rất rõ
khi phân tích các thành phần hóa học của sự sống, người ta đã phát hiện 74
nguyên tố trong tổng số 104 nguyên tố hóa học có trong tự nhiên. Trong đó
nhóm nguyên tố đa lượng chiếm 99,95% trọng lượng khô của tế bào (với các
nguyên tố C, H, O chiếm 65%; K, Na, Ca, Mg, Fe, Cl, Si, Al chiếm 0,05 1%) các nguyên tố đa lượng có vai trò chủ yếu là thành phần cơ bản xây dựng
nên các hợp chất hữu cơ của tế bào để kiến tạo cơ thể sống. Mặt khác, các
nguyên tố đa lượng còn có vai trò điều hòa các quá trình sinh lý của cơ thể
sống thông qua việc là thành phần cấu tạo nên các hệ enzim. Cho nên, nếu
thiếu hoặc thừa các nguyên tố này đều không có lợi cho quá trình hình thành
và đổi mới tế bào của cơ thể sống. Chẳng hạn, trong cơ thể canxi là chất
khoáng có nhiều nhất, nếu thiếu canxi sẽ gây hiện tượng tê cứng các ngón tay
10


và chân, chuột rút, loãng xương; thiếu Mg sẽ gây chán ăn, buồn nôn, mệt
mỏi…nhưng nếu thừa sẽ gây hiện tượng ngất, phản xạ gân và xương giảm,
yếu cơ.
Sau các nguyên tố đa lượng là nhóm nguyên tố vi lượng và siêu vi
lượng, nhóm nguyên tố vi lượng là những nguyên tố có lượng chứa chiếm rất
nhỏ, từ 10-5 đến 10-3% trọng lượng khô như Fe, Mo, Cu, Zn, B, Ni, I, Br,
Co...và các nguyên tố siêu vi lượng như Cs, Se, Cd, Ag, Au, Hg, Ra...có hàm
lượng ít hơn 10-6 (ví dụ, lượng chứa của Hg trong cây khoảng 10 -7%). Tuy
lượng chứa nhỏ nhưng chúng lại có giá trị sinh học cao, chúng chủ yếu đóng
vai trò là cầu nối trong sự hình thành các cao phân tử và các tổ hợp đa phân
tử, điều hòa và thúc đẩy các quá trình trao đổi chất, là thành phần cấu trúc nên

tế bào của cơ thể sống. Do đó, việc thiếu hoặc thừa các nguyên tố này đều dẫn
đến rối loạn quá trình trao đổi chất, không có lợi cho cơ thể sinh vật chẳng
hạn, thiếu Fe sẽ gây thiếu máu cho cơ thể, thiếu Cu, Mo, Zn sẽ làm giảm chức
năng miễn dịch, khả năng thích nghi với môi trường.
Tuy nhiên sự sống không tồn tại ở những phân tử riêng lẻ mà luôn có sự
tương tác giữa các nguyên tố cấu tạo nên nó. Sự tác động qua lại, ràng buộc
lẫn nhau giữa các nguyên tố đa lượng, vi lượng và siêu vi lượng cấu tạo nên
cơ thể sống chính là biểu hiện của mối liên hệ biện chứng giữa các sự vật,
hiện tượng trong thế giới khách quan.
b. Cấp độ cơ thể
Tương tự như trên, khi nghiên cứu ở cấp độ cơ thể người ta cũng nhận
thấy giũa các thành phần, các cơ quan, các bộ phận trong cơ thể cũng có mối
liên hệ qua lại, mật thiết với nhau.
Các cơ quan khác nhau có cùng một chức năng tạo thành một hệ cơ
quan. Trong cơ thể có nhiều hệ cơ quan, nhưng chủ yếu là: hệ vận động, hệ
11


tuần hoàn, hệ hô hấp, hệ tiêu hóa, hệ bài tiết, hệ thần kinh, hệ nội tiết...
Cơ thể là một khối thống nhất. Sự hoạt động của các cơ quan trong một
hệ cũng như sự hoạt động của các hệ cơ quan trong cơ thể đều luôn luôn
thống nhất với nhau. Ví dụ: khi chạy, hệ vận động làm việc với cường độ lớn.
Lúc đó, các hệ cơ quan khác cũng tăng cường hoạt động, tim đập nhanh và
mạnh hơn, mạch máu dãn (hệ tuần hoàn), thở nhanh và sâu (hệ hô hấp), mồ
hôi tiết nhiều (hệ bài tiết) ... Điều đó chứng tỏ các hệ cơ quan trong cơ thể có
sự phối hợp hoạt động. Các cơ quan trong cơ thể có một sự phối hợp hoạt
động nhịp nhàng, đảm bảo tính thống nhất. Sự thống nhất đó được thực hiện
nhờ sự điều khiển của hệ thần kinh (cơ chế thần kinh) và nhờ dòng máu chảy
trong hệ tuần hoàn mang theo các hooc-môn do các tuyến nội tiết tiết ra (cơ
chế thể dịch).

c. Cấp độ trên cơ thể
Ở cấp độ trên cơ thể, mối liên hệ phổ biến thể hiện rõ trong mối liên hệ
giữa các sinh vật trong quần thể, quần xã sinh vật hay giữa quần thể, quần xã
với môi trường bên ngoài.
Ta thấy mọi sinh vật sống đều có mối quan hệ với các sinh vật khác và
môi trường của chúng. Một trong những nguyên nhân dẫn tới sự phức tạp khi
nghiên cứu các hệ thống sinh học là do mối tương tác phức tạp này. Đối với
từng loài cụ thể mối quan hệ hữu cơ (giữa các sinh vật với nhau) có thể là
quan hệ hợp tác, cộng sinh, vật ăn thịt - con mồi hay vật chủ - vật ký sinh.
Các vấn đề sẽ trở nên phức tạp hơn nữa khi có nhiều loài sinh vật chịu tác
động qua lại lẫn nhau trong một hệ sinh thái.
Giữa các quần thể sinh vật có rất nhiều mối quan hệ. Tương tác giữa các
quần thể sinh vật trong hệ sinh thái về nguyên tắc là tổ hợp tương tác của các
cặp quần thể. Có các loại quan hệ sau đây:
12




Quan hệ trung lập: quan hệ của các loài sinh vật sống bên cạnh

nhau nhưng loài này không làm lợi hoặc gây hại cho loài kia. Ví dụ: chim và
động vật ăn cỏ.


Quan hệ lợi một bên: là quan hệ giũa hai loài sinh vật sống chung

trên một địa bàn, một loài lợi dụng điều kiện do loài kia đem lại nhưng không
gây hại cho loài thứ hai. Ví dụ: Vi khuẩn cố định đạm, vi khuẩn sống trong
đường ruột động vật lợi dụng thức ăn và môi trường sống của cơ thể động vật

nhưng không gây hại hoặc ít gây hại cho vật chủ.


Quan hệ ký sinh: là quan hệ của loài sinh vật sống dựa vào cơ thể

sinh vật chủ với vật chủ có thể gây hại và giết chết vật chủ: giun, sán trong cơ
thể động vật và con người.


Quan hệ thú dữ - con mồi: là quan hệ giữa một loài là thú ăn thịt

và loài kia là con mồi như giữa sư tử, hổ, báo và các loài động vật ăn cỏ.


Quan hệ cộng sinh: là quan hệ của hai loài sinh vật sống dựa vào

nhau, loài này đem lại lợi ích cho loài kia và ngược lại. Ví dụ: Tảo và địa y,
tảo cung cấp thức ăn cho địa y, còn địa y tạo ra môi trường cư trú cho tảo.


Quan hệ cạnh tranh: là quan hệ giữa hai hay nhiều loài cạnh tranh

với nhau về nguồn thức ăn và không gian sống có thể dẫn tới việc loài này
tiêu diệt loài kia. Ví dụ: quan hệ giữa thỏ và vật nuôi ở châu Úc trong cuộc
cạnh tranh giành các đồng cỏ.


Quan hệ giữa nhiều loài: trong thực tế các loài sinh vật có thể

thay đổi quan hệ theo thời gian. Ví dụ: quan hệ giữa chuột và rắn trong một

quần đảo Thái bình dương trong một năm có thể thay đổi: Mùa đông - chuột
bắt rắn, chuột là thú ăn thịt; Mùa hè - rắn bắt chuột, rắn là thú ăn thịt.
Trong các quan hệ trên 2 loại quan hệ giữ vai trò quan trọng trong việc
13


duy trì cân bằng sinh thái tự nhiên là quan hệ thú dữ - con mồi và quan hệ ký
sinh. Quan hệ thú dữ - con mồi giúp cho quần thể con mồi duy trì tính chống
chịu cao với thiên nhiên, không phát triển bùng nổ về số lượng cá thể. Quan
hệ ký sinh giúp cho việc diệt trừ sâu bệnh và các loài có hại đối với con người
giữ cho số lượng sâu bệnh nằm trong giới hạn nhất định.
Tất cả các mối quan hệ như: quan hệ giữa các nguyên tố cấu tạo nên cơ
thể; quan hệ giữa các bộ phận, cơ quan trong cơ thể người; quan hệ giữa các
quần thể với nhau đã thể hiện được đặc trưng của mối liên hệ phổ biến biểu
hiện trong sinh học ở các cấp độ của sinh giới.
1.2.2. Tính thống nhất vật chất của thế giới là cơ sở của mối liên hệ
phổ biến
Các sự vật hiện tượng trong thế giới sống tuy rất đa dạng phong phú và
giữa các sự vật, hiện tượng sống luôn có những mối liên hệ với nhau. Nhưng
dù đa dạng và nhiều đến mức nào đi nữa thì các sự vật, hiện tượng này cũng
có nguồn gốc chung đó là thế giới vật chất. Trong sinh học người ta cũng
chứng minh được rằng tất cả sự sống trên Trái đất này dù ở cấp độ nào đi nữa
cũng đều được cấu tạo từ tế bào.
a. Cấp độ dưới cơ thể
Khi nghiên cứu các hợp chất của sự sống người ta thấy rằng chúng được
chia thành hai nhóm lớn đó là các hợp chất vô cơ (nước và các muối khoáng)
và các hợp chất hữu cơ (gluxit, lipit, protein, axit nuclêit, ATP và các hợp chất
hữu cơ khác trong tế bào) được tạo nên từ những nguyên tố đơn lẻ, khác nhau
nhưng cùng có một vai trò là duy trì sự sống. Tuy khác nhau về số lượng, về
chi tiết trong cấu tạo và về tính chất đặc trưng, nhưng các phân tử này ở các

cơ thể khác nhau đều tuân theo một cấu trúc nhất định. Đồng thời cơ chế tổng
hợp nên chúng ở mọi cơ thể về cơ bản đều giống nhau.
14


Chẳng hạn, protein là thành phần cấu trúc bắt buộc chiếm lượng nhiều
nhất và có vai trò sinh lý quan trọng nhất trong số các hợp chất hữu cơ cấu tạo
nên tế bào sống. Tất cả các protein đều chứa C (50-55%), O (21-24%), H
(6,5-7,3%), N (15-18%) và một lượng nhỏ S (0-0,24%), ngoài ra một số
protein còn chứa các nguyên tố P, Fe, Cu, Mn, Zn, Co. Protein có cấu tạo đa
phân tử gồm nhiều đơn phân, mỗi đơn phân là một loại axit amin. Mỗi axit
amin có công thức khái quát là: R – C – H (NH2) – COOH. Cấu trúc của phân
tử protein được tạo thành do gắn kết giữa nhóm caboxyl của axit amin này với
nhóm amin của axit amin khác - gọi là liên kết peptit.
R1 - CH (NH2) CO OH + H NH - C - COOH - R2...
Như vậy, sự giống nhau của các phân tử protein bởi nhóm amin và
nhóm cacboxyl (COOH) đã giữ được các đặc tính sinh học tốt, có tính di
truyền ổn định là nhân tố quan trọng trong quá trình tiến hóa của loài. Tính
đặc trưng của protein được quy định bởi 3 yếu tố: thành phần khác nhau ở gốc
R, số lượng từng loại axit amin và trình tự sắp xếp các axit amin trong phân tử
protein. Đây là cơ chế phổ biến đối với mọi loại protein của các cơ thể khác
nhau từ đơn bào đến đa bào, điều này nói lên sự thống nhất về cấu trúc của
các cơ thể khác nhau, tuy nhiên nếu có sự thay đổi về cấu trúc, trình tự sắp
xếp các axit amin trong phân tử protein sẽ gây ra những tác hại xấu cho người
và sinh vật. Như vậy có thể nói sự thống nhất về cấu trúc của protein là sự
thống nhất trong đa dạng của thế giới sống.
Một trường hợp điển hình nữa là Axit deoxiribonucleic (ADN), ADN là
một chất đại phân tử mang cơ sở vật chất cho tính di truyền của mọi sinh vật,
tồn tại chủ yếu trong nhân tế bào. ADN là một loại axit hữu cơ có thành phần
chủ yếu là các nguyên tố C, H, O, N, S, P; ADN có cấu tạo chuỗi xoắn kép, đa

phân gồm nhiều đơn phân, mỗi đơn phân là 1 trong 4 loại nucleotit, mỗi
nucleoit gồm 3 thành phần: đường, axit photphoric và bazonito, ba thành phần
này nối với nhau bằng liên kết hóa trị và các nucleotit nối với nhau thành một
chuỗi dài gọi là polynucleotit. Như vậy cấu trúc ADN gồm một chuỗi xoắn
15


kép dài gồm các polynucleotit. Tính thống nhất vật chất của ADN được thể
hiện ở cấu tạo của nó gồm 3 thành phần liên kết với nhau, thống nhất với
nhau trong mối liên hệ giữa chúng.

Hình - Cấu trúc ADN [24]
Đặc biệt, ở cấp độ dưới cơ thể tính thống nhất vật chất còn biểu hiện ở
cấu trúc của nhiễm sắc thể, đó là những cấu trúc hiển vi nằm trong nhân tế
bào và là cơ quan chứa thông tin di truyền. Nhiễm sắc thể có cấu tạo bên
ngoài là lớp protein, trong lõi là bó sợi ADN nối tiếp. Mỗi loài sinh vật lại có
một bộ nhiễm sắc thể đặc trưng, chúng giống nhau về hình dạng, số lượng,
cấu trúc và được duy trì qua các thế hệ một cách ổn định.
Qua việc khẳng định nguồn gốc chung của thế giới sinh vật, chứng tỏ
sự sống không phải là một hiện tượng bí ẩn mà cơ sở vật chất của nó là cấu
tạo tế bào ở mức phân tử là ADN và nhiễm sắc thể, con người đồng thời cũng
chứng minh được tính thống nhất vật chất của thế giới cao hơn, đó là tế bào.

16


Ở cấp độ dưới cơ thể, tính thống nhất vật chất của thế giới còn biểu hiện
rõ nét ở cấu tạo tế bào. Nhờ sự ra đời của kính hiển vi mà các nhà khoa học đã
chỉ ra rằng, tất cả mọi sinh vật trên trái đất rất đa dạng, phong phú chúng khác
nhau ở nhiều chi tiết nhưng lại thống nhất với nhau là có cấu tạo tế bào.

Mỗi tế bào gồm có 3 phần chính: màng tế bào, nguyên sinh chất và
nhân tế bào.
Màng tế bào là lớp ngoài cùng của tế bào, là một khối chất rắn có khả
năng đàn hồi, gồm 3 lớp nhỏ lớp ngoài cùng là các phân tử lipo-protein, lớp
giữa là các phân tử photpho-lipit, trong cùng là các phân tử protein.
Tế bào chất gồm các bào quan chủ yếu như ty thể, lạp thể, bộ máy
gôngi, trung thể, mạng lưới nội chất, riboxom, các thể hoà tan là các hạt dự
trữ.
Nhân tế bào có cấu tạo giống màng sinh chất có 2 lớp lipit và protein,
trong nhân có chứa nhiễm sắc thể, trong nhiễm sắc thể có chứ ADN và ARN
ngoài ra còn có nhân con chứa ARN-riboxom làm nhiệm vụ tổng hợp protein.
Như vậy, ở tế bào động vật cũng như thực vật có cấu trúc vô cùng phức
tạp gồm nhiều cơ quan nhỏ, mỗi cơ quan có những nhiệm vụ rất khác nhau,
nhưng tế bào là một thể thống nhất trong đó nhân đóng vai trò là trung tâm.
Điều đó đã khẳng định nguồn gốc chung của thế giới sinh vật, cũng như mối
liên hệ phổ biến giữa các bộ phận trong tế bào – đơn vị cơ bản của sự sống.

17


Hình - Cấu tạo của tế bào [24]
Nghiên cứu thành phần hóa học và cấu trúc tế bào của sự sống đã cho
thấy: sự sống muôn màu muôn vẻ đa dạng và phong phú, chúng khác nhau ở
nhiều chi tiết như thành phần cấu tạo, chức năng sinh lý…nhưng lại thống
nhất với nhất với nhau là có cấu tạo tế bào và được xây dựng nên từ các
nguyên tố hóa học, các hợp chất hữu cơ và vô cơ. Điều đó khẳng định nguồn
gốc chung của thế giới sinh vật, chứng tỏ sự sống không phải là hiện tượng bí
ẩn mà cơ sở vật chất của chúng là có cấu tạo tế bào ở mức phân tử đó là gen –
AND và nhiễm sắc thể. Thực tế sinh động này là dẫn liệu khoa học sáng giá
chứng minh cho nguyên lý quan trọng của triết học mácxít: tính thống nhất

vật chất ở cấp độ phân tử và tế bào. Nghĩa là gen – ADN – nhiễm sắc thể - tế
bào là những đơn vị của vật chất ở các cấp độ khác nhau nhưng đã tạo nên
tính thống nhất đa dạng của vật chất.
Từ những phân tích trên đây ta thấy rằng thế giới này là thống nhất và
thế giới thống nhất ở tính vật chất của nó, vì suy cho cùng tất cả sự sống đều
cấu tạo từ tế bào mà tế bào cũng không gì khác đó chính là vật chất.

18


b. Cấp độ cơ thể
Ở cấp độ cơ thể, tính thống nhất vật chất của thế giới còn được biểu
hiện trong sinh giới ở cấu trúc của cơ thể sống. Dù các mối liên hệ này có
nhiều đến đâu nhưng chúng luôn nằm trong tính thống nhất vật chất của thế
giới, khi nghiên cứu các hình thức tổ chức của sự sống ta thấy tính thống nhất
vật chất của thế giới được biểu hiện trong sinh giới ở cấp độ cơ thể như sau:
Từ những tổ chức tiền tế bào như virút, thể ăn khuẩn chỉ có cấu tạo đơn
giản gồm 1 lõi ADN hay ARN và 1 lớp vỏ protein; hay tổ chức tế bào chưa
hoàn chỉnh đại diện là vi khuẩn chỉ có ADN tập trung ở phần giữa của tế bào
đến các tổ chức có cấu tạo tế bào hoàn chỉnh gồm màng, nguyên sinh chất và
nhân; tổ chức đa bào đơn giản và sự phát triển cao nhất của sinh giới là tổ
chức cơ thể đa bào, ở đây các tế bào đã có sự phân hóa về cấu tạo và chuyên
hóa về chức năng. Nhưng dù hình thức cấu tạo nào thì các tổ chức sống đều
mang 4 đặc trưng cơ bản là: trao đổi chất và năng lượng với môi trường; sinh
sản và di truyền; sinh trưởng và phát triển; cảm ứng và thần kinh. Những đặc
trưng này có mối liên hệ mật thiết với nhau và được biểu hiện ở các mức độ
khác nhau tùy thuộc vào trình độ tổ chức của cơ thể [15]. Điều này chứng
minh cho tính thống nhất, cho sự liên hệ mật thiết giữa các hình thức tổ chức
của cơ thể và môi trường.
Cơ thể người cũng như mọi động vật là một khối thống nhất, bao gồm

rất nhiều cơ quan, hệ cơ quan khác nhau. Mỗi cơ quan đảm nhận một nhiệm
vụ riêng, nhưng tất cả đều được cấu tạo bằng các tế bào, nên tế bào được coi
là đơn vị cấu trúc và chức năng của cơ thể sống.
Các tế bào tồn tại, luôn luôn đổi mới thành phần, lớn lên và phân chia là
do thường xuyên được cung cấp các chất dinh dưỡng dưới dạng các hợp chất
đơn giản, nhờ đó các tế bào có thể tổng hợp nên những chất phức tạp cho từng

19


cơ quan và cơ thể (quá trình đồng hóa) với sự tham gia của các hệ enzim có
trong tế bào. Chính những hợp chất đơn giản này lại là kết quả của quá trình
biến đổi những hợp chất phức tạp có trong thành phần thức ăn lấy ở môi
trường ngoài nhờ các cơ quan tiêu hóa.
Trong quá trình hoạt động của các tế bào (co rút của tế bào cơ, tiết của
tế bào tuyến, truyền hưng phấn của tế bào thần kinh, hoạt động đổi mới thành
phần của tế bào...) đòi hỏi phải tiêu dùng năng lượng. Nguồn năng lượng này
chính là do quá trình ôxi hóa các hợp chất tích năng lượng có trong thành
phần của tế bào cung cấp (quá trình dị hóa), nhờ ôxi của không khí bên ngoài
được cơ quan hô hấp tiếp nhận theo dòng máu và thông qua nước mô tới tận
các tế bào. Kết quả của quá trình dị hóa, một mặt tạo ra năng lượng, nhưng
mặt khác cũng tạo ra các sản phẩm phân hủy, không cần thiết cho cơ thể,
thậm chí còn có hại. Cuối cùng các chất này sẽ được thải ra ngoài qua các cơ
quan bài tiết.
Sự vận chuyển các chất dinh dưỡng do cơ quan tiêu hóa cung cấp cùng
ô-xi từ cơ quan hô hấp tới các tế bào đảm bảo cho quá trình đồng hóa và dị
hóa ở tế bào, đồng thời chuyển các sản phẩm phân hủy từ tế bào đến các cơ
quan bài tiết theo dòng máu là nhờ các cơ quan tuần hoàn.
Như vậy, hoạt động của các cơ quan trong cơ thể không biệt lập mà phối
hợp, ăn khớp với nhau một cách nhịp nhàng để thực hiện một quá trình sinh lý

cơ bản, đó là quá trình trao đổi chất ở phạm vi tế bào, giữa tế bào với môi
trường trong cơ thể (máu, nước mô và bạch huyết) để đảm bảo cho quá trình
đồng hóa và dị hóa (quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng) ở trong tế
bào có thể được thực hiện một cách liên tục.
Các quá trình trên thực hiện được lại nhờ chính sự trao đổi chất với môi
trường ngoài thông qua các cơ quan tiêu hóa, hô hấp, bài tiết và nhờ cơ quan

20


tuần hoàn làm môi giới trung gian. Sự thay đổi hoạt động sống của cơ thể liên
quan đến sự tăng giảm nhu cầu vật chất và năng lượng của các tế bào, từ đó sẽ
ảnh hưởng tới toàn bộ hoạt động của các cơ quan của cơ thể. Điều khiển, điều
hòa và phối hợp hoạt động của các cơ quan trong đời sống của cơ thể cho phù
hợp với sự thay đổi hoạt động từng lúc, ở từng nơi, phù hợp với nhu cầu trao
đổi chất của cơ thể là do hệ thần kinh đảm nhiệm, thực hiện bằng cơ chế phản
xạ: phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện (ảnh hưởng thần kinh)
và có sự tham gia, hỗ trợ của các tuyến nội tiết (ảnh hưởng thể dịch) trong sự
điều hòa hoạt động của các cơ quan, đảm bảo cho cơ thể là một khối thống
nhất toàn vẹn.
c. Cấp độ trên cơ thể
Ở cấp độ trên cơ thể, là một phần của trái đất, bao gồm khí quyển, thủy
quyển, thạch quyển là nơi sinh sống của các sinh vật, sinh quyển được xem
như một hệ vật chất toàn vẹn. Sinh vật của trái đất bao gồm các loài động vật,
thực vật, vi khuẩn, nấm...từ sinh vật đơn bào nguyên thủy đến đa bào tiến hóa
cao, do đó nó cũng là sự thể hiện của tính thống nhất vật chất của thế giới và
mối liên hệ phổ biến giữa các yếu tố cấu tạo nên nó.
Như vậy, qua việc nghiên cứu sự vận động của sinh học từ thấp đến cao:
cấp độ dưới cơ thể -> cơ thể -> trên cơ thể, ta thấy được cơ sở khoa học của
tính thống nhất vật chất của thế giới và sự biểu hiện của nguyên lý về mối liên

hệ phổ biến trong đó.
1.2.3. Sự thống nhất vật chất trong sinh giới là sự thống nhất trong
tính đa dạng, phong phú
a.

Cấp độ dưới cơ thể

Mặc dù, tính thống nhất vật chất của thế giới đã chỉ ra các sinh vật đều

21


có một nguồn gốc chung là cùng có cấu tạo tế bào, nhưng sự thống nhất vật
chất của thế giới được biểu hiện trong giới hữu cơ là sự thống nhất trong đa
dạng, điều này được biểu hiện rất rõ trong giới sinh vật, bởi vì trong quá trình
phát triển của lịch sử, sự sống đã tiến hóa theo những hướng khác nhau do các
tác động bên trong lẫn bên ngoài. Hay nói cách khác, nhờ 3 cơ chế nguyên
phân, giảm phân và quá trình thụ tinh mà loài người đã giải thích được tại sao
thế giới sinh vật từ một tổ tiên chung mà ngày nay đã phát triển và trở nên đa
dạng, phong phú. Cụ thể:
Nguyên phân là quá trình phân chia tế bào để hình thành tế bào sinh
dưỡng, kết quả của quá trình này là từ 1 tế bào mẹ sau 1 lần phân chia cho ra
2 tế bào con có bộ nhiễm sắc thể giống hệt mẹ (2n). Như vậy, nhờ quá trình
nguyên phân đã hình thành được tế bào sinh dưỡng và ổn định bộ nhiễm sắc
thể của loài cả về số lượng và chất lượng. Cơ chế phân chia tế bào giúp cơ thể
phát triển nhanh về sinh khối [15].
Giảm phân là quá trình hình thành tế bào sinh sản diễn ra dưới 2 lần
phân bào liên tiếp: lần 1 được diễn ra giống như sự hình thành tế bào sinh
dưỡng, nghĩa là từ 1 tế bào mẹ nguyên phân lần 1 cho ra 2 tế bào con có bộ
nhiễm sắc thể giống hệt mẹ (2n); lần 2 thực hiện giảm phân, từ 2 tế bào con

mang bộ nhiễm sắc thể 2n cho ra 4 tế bào con có bộ nhiễn sắc thể đơn bội (n).
Như vậy, nhờ quá trình giảm phân đã hình thành được tế bào sinh sản có bộ
nhiễm sắc thể giảm đi một nửa và tồn tại dưới dạng tổ hợp mới. Quá trình này
chính là cơ sở tạo nên các biến dị tổ hợp cung cấp nguyên liệu cho quá trình
chọn lọc tự nhiên, tạo nên tính đa dạng của sinh giới [15].
Ngoài ra, nhờ kết hợp với quá trình thụ tinh làm cho bộ nhiễm sắc thể
phục hồi lại như cũ, nhưng dưới một tổ hợp mới dẫn đến xuất hiện những tính
trạng mới ở đời sau. Và chính nhờ có sự xuất hiện tổ hợp mới này mà con
người có thể tạo ra những giống phù hợp đem lai cho hiệu quả kinh tế cao.
22


Các kiến thức về quá trình hình thành tế bào bằng con đường nguyên
phân, giảm phân, và thụ tinh là các dẫn liệu khoa học tin cậy để giải thích bản
chất của sự sống theo quan điểm duy vật biện chứng đó là: bản chất của sự
sống là sự tồn tại và thường xuyên tự đổi mới của phân tử protein và axit
nucleic. Điều đó cũng chính là nguyên nhân để giải thích tại sao thế giới sinh
vật ngày càng phong phú và đa dạng, đồng thời đã góp phần bác bỏ quan
điểm duy tâm cho rằng sự sống trong đó có con người là do một đấng siêu
nhiên nào đó tạo ra.
Định luật hoán vị gen của Menđen cũng góp phần giải thích được tính
đa dạng và phong phú của giới sinh vật.
Trong lai phân tích Moocgan cho ruồi cái F1 lai với ruồi đực đồng hợp
lặn. Kết quả FB cho 4 loại kiểu hình theo tỉ lệ, xám dài 0,41 : đen cụt 0,41 :
xám cụt 0,09 : đen dài : 0,09. Tỷ lệ kiểu hình giống bố mẹ là 82%, khác với
bố mẹ là 18%.
Sơ đồ lai:
P:

AB//AB (con cái)


Gp

AB

F1
Cho F1

x

ab//ab (con đực)
ab

AB//ab (thân xám cánh dài)
AB//ab

x

ab//ab (con đực đồng hợp lặn)

GF1 cho 4 loại: AB, Ab, aB, ab x ab (đực 1 loại)
F2 có:
AB

Ab

23

aB


Ab


ab

AB//ab

Ab//ab

aB//ab

Ab//ab

Tỷ lệ: 4

1

1

4

Hoán vị gen là trong quá trình hình thành giao tử có sự trao đổi chéo ở
từng đoạn tương ứng của cặp nhiễm sắc thể kép. Cho nên F1 cho 4 loại giao
tử, trong đó có 2 loại giao tử có gen liên kết luôn bằng nhau (%AB = %ab), có
2 loại giao tử có gen hoán vị luôn bằng nhau (%Ab = % aB).
Trong quá trình giảm phân và phát sinh giao tử 2 gen tương ứng trên 1
cặp nhiễm sắc thể kép có thể đổi chỗ cho nhau, do đó gây nên hiện tượng
hoán vị gen.
Như vậy, khi liên kết gen hạn chế biến dị tổ hợp (vì có 2 loại giao tử),
còn hoán vị gen lại làm tăng các biến dị tổ hợp (vì có 4 loại giao tử + 1 loại

của bố) làm cho loài ngày càng đa dạng. Đây cũng là một trong các nguyên
nhân cắt nghĩa tại sao thế giới sinh vật ngày càng đa dạng phong phú [14, 15].
1.2.4. Biểu hiện mối quan hệ bản chất và hiện tượng trong triết học
Trong tự nhiên có rất nhiều mối quan hệ khác nhau. Bất kỳ sự vật, hiện
tượng nào cũng nằm trong những mối quan hệ chằng chịt, không có sự vật,
hiện tượng nào là đứng cô lập một mình. Và các loại liên hệ khác nhau cũng
có vai trò khác nhau đối với sự vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng.
Trong những mối quan hệ đó có mối quan hệ giữa bản chất và hiện
tượng. Triết học mácxít khẳng định rằng: bản chất là tổng hợp tất cả những
mặt, những mối liên hệ tất nhiên, tương đối ổn định ở bên trong sự vật, quy
định sự vận động và phát triển của sự vật đó. Còn hiện tượng dùng để chỉ biểu
hiện của những mặt, những mối liên hệ ấy ra bên ngoài. Giữa bản chất và hiện
tượng có mối liên hệ biện chứng với nhau [22]. Mối quan hệ này biểu hiện
24


trong sinh học như sau:
a. Cấp độ dưới cơ thể
Các hiện tượng đột biến của sự sống đã cho ta thấy sự biểu hiện mối
liên hệ bản chất và hiện tượng của sự sống ở cấp độ dưới cơ thể. Chẳng hạn
hiện tượng lặp đoạn ở nhiễm sắc thể ở người sẽ dẫn đến vô sinh, mù màu;
mất đoạn sẽ làm cho sinh vật thay đổi một số đặc điểm sinh lý, giảm sức sống
hoặc chết; đảo đoạn làm tăng sự sai khác giữa các nhiễm sắc thể tương ứng
của các cá thể trong cùng một loài; chuyển đoạn lớn có thể gây chết hoặc mất
khả năng sinh sản nhưng chuyển đoạn nhỏ lại có lợi cho một số loài sinh vật.
Nếu có những hiện tượng như: lặp đoạn, mất đoạn, đảo đoạn, chuyển
đoạn (là bản chất vì nó là các quá trình sinh lý diễn ra trong cơ thể) thì sẽ biểu
hiện ra bên ngoài là những hiện tượng tương ứng. Như vậy, hiện tượng đột
biến đã góp phần làm rõ mối liên hệ bản chất và hiện tượng của nguyên lý
mối liên hệ phổ biến trong triết học mácxít.

Bản chất và hiện tượng còn biểu hiện trong di truyền, chẳng hạn như
định luật 3 của menđen, cặp nhiễm sắc thể tương đồng có gen A (xác định
thân cao), gen a (xác định thân thấp); một cặp khác mang gen B (xác định
thân vàng), gen b (xác định hạt xanh). Những gen A, a, B, b là bản chất, còn
những xác định thân cao, thân thấp, hạt vàng, hạt xanh là biểu hiện ra bên
ngoài. Trong trường hợp này bản chất và hiện tượng thống nhất với nhau.
b. Cấp độ cơ thể
Ở cấp độ cơ thể, cấu trúc phù hợp với chức năng của các tổ chức sống
đã góp phần làm sáng tỏ mối quan hệ biện chứng giữa bản chất và hiện tượng.
Chẳng hạn, khi xem xét tổ chức cơ thể đa bào là tổ chức có cấu tạo tế
bào hoàn chỉnh: màng tế bào – tế bào chất – nhân. Vật liệu di truyền nằm
25


×