Tải bản đầy đủ (.docx) (37 trang)

báo cáo thực tập tốt nghiệp đại học ngân hàng tp HCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.38 MB, 37 trang )

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-----------------------------------

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
KẾ TOÁN TIỀN GỬI TIẾT KIỆM TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM ( VIETCOMBANK ) – PHÒNG GIAO DỊCH
NGUYỄN TRÃI

Sinh viên thực hiện: Phạm Thị Thảo
Lớp: DH30KT03
Khóa học: 2014 – 2018
Giảng viên hướng dẫn: Trần Thị Hải Vân

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 2-2018

Trang
1


LỜI NÓI ĐẦU
Mục tiêu mà Đảng và Nhà nước ta đặt ra cho đến năm 2020 là phải hoàn thành nhiệm vụ
công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước đưa Việt Nam từ một nước nông nghiệp trở thành
một nước công nghiệp tiên tiến. Để thực hiện được mục tiêu này thì vốn là một trong những
yếu tố rất quan trọng, vốn là tiền đề cho sự tăng trưởng kinh tế, mức tăng trưởng kinh tế phụ
thuộc vào qui mô và hiệu quả vốn đầu tư. Vì vậy, để đáp ứng nhu cầu phát triển và cạnh
tranh các doanh nghiệp Việt Nam đòi hỏi phải mở rộng, phát triển với qui mô ngày càng lớn,
đổi mới dây chuyền công nghệ, nâng cao chất lượng hàng hóa, dịch vụ, vươn lên cạnh tranh


với hàng hóa, dịch vụ của các nước khác trong khu vực và trên thế giới.
Cùng với sự phát triển chung của nền kinh tế, nhu cầu về vốn ngày càng tăng và đòi hỏi
phải được đáp ứng nhanh chóng, kịp thời. Do vậy, trong thời gian tới để phát huy hơn nữa
vai trò của mình và đáp ứng cho s ự phát triển của nền kinh tế cũng như cho chính bản thân
hệ thống Ngân hàng, việc huy động vốn cho kinh doanh trong tương lai chắc chắn sẽ được
đặt lên hàng đầu đối với NHTM. Vấn đề tìm ra những giải pháp để hoàn thiện công tác huy
động vốn là rất thiết thực và cấp bách.Việc nghiên cứu, tìm hiểu quá trình huy động tiền gửi
tiết kiệm khách hàng cá nhân để có những phương án huy động tiền gửi linh hoạt, mang tính
cạnh tranh là hết sức cần thiết. Và việc theo dõi, nắm bắt những thay đổi trong nghiệp vụ
huy động vốn để ghi chép thông tin, cung cấp cho các nhà lãnh đạo ngân hàng cũng như các
đối tượng bên ngoài những số liệu cần thiết là công việc quan trọng của kế toán. Nhận thức
được tầm quan trọng của việc huy động vốn nói chung, công tác kế toán tiền gửi tiết kiệm cá
nhân nói riêng, kết hợp với trải qua quá trình thực tập tại Ngân hàng thương mại cổ phần
Ngoại Thương Việt Nam, em đã chọn đề tài “Kế toán tiền gửi tiết kiệm khách hàng cá nhân
tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam( Vietcombank ) – Phòng giao dịch Nguyễn
Trãi” với mong muốn hiểu rõ hơn về nghiệp vụ kế toán tiền gửi tiết kiệm khách hàng cá
nhân và tình hình gửi tiền tiết kiệm của ngân hàng.
Nội dung đề tài gồm 3 phần:
Phần 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN TIỀN GỬI TIẾT KIỆM TẠI NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI
Phần 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TIỀN GỬI TIẾT KIỆM KHÁCH HÀNG CÁ
NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM – PGD NGUYÊN
TRÃI
Phần 3: NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHI

Trang
2


Mục lục

PHẦN 1:
MẠI
1.1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN TIỀN GỬI TIẾT KIỆM TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG
…………………………………………………………………………………………………………………………………………….6
Giới thiệu khái quát về tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng thương mại.............................................6

1.1.1

Khái niệm tiền gửi tiết kiệm....................................................................................................6

1.1.2

Đặc điểm tiền gửi tiết kiệm.....................................................................................................6

1.1.3

Phân loại tiền gửi tiết kiệm......................................................................................................7

1.2

Hệ thống văn bản pháp lý đối với tiền gửi tiết kiệm khách hàng cá nhân tại Việt Nam................7

1.2.1

Quy định về tiền gửi tiết kiệm và bảo hiểm tiền gửi...............................................................7

1.2.2


Quy định về kế toán ngân hàng...............................................................................................8

1.3

Kế toán tiền gửi tiết kiệm khách hàng cá nhân...............................................................................9

1.3.1

Các tài khoản sử dụng..............................................................................................................9

1.3.2

Nguyên tắc kế toán tiền gửi tiết kiệm....................................................................................10

1.3.3

Chứng từ sử dụng...................................................................................................................10

1.3.4

Phương pháp hạch toán..........................................................................................................10

PHẦN 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TIỀN GỬI TIẾT KIỆM KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI
NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM – PGD NGUYỄN TRÃI......................................12
2.1

Giới thiệu chung về ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam – PGD Nguyễn Trãi...............12

2.1.1


Lịch sử hình thành và phát triển ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam.....................12

2.1.2

Khái quát chung về PGD Nguyễn Trãi..................................................................................14

2.2

Giới thiệu hệ thống tài khoản kế toán sử dụng nội bộ theo Core Banking...................................16

2.3
Một số quy định pháp lý đối với nghiệp vụ kế toán tiền gửi tiết kiệm khách hàng cá nhân tại
PGD Nguyễn Trãi.......................................................................................................................................17
2.3.1

Đối tượng mở tài khoản.........................................................................................................17

2.3.2

Quy định về tiền gửi tiết kiệm :.............................................................................................17

2.3.3

Kết quả huy động tiền gửi tiết kiệm ( đơn vị: triệu đồng )...................................................20

2.3.4

Quy trình hạch toán tiền gửi tiết kiệm...................................................................................20

2.4


Kế toán tiền gửi tiết kiệm...............................................................................................................22

2.4.1

Tài khoản sử dụng..................................................................................................................22

2.4.2

Hoạch toán tiền gửi tiết kiệm................................................................................................22

2.4.3

Đối chiếu và lưu trữ cuối ngày..............................................................................................23

PHẦN 3:

PHẦN 3: NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHI..................................................................................24

Trang
3


3.1

Nhận xét.........................................................................................................................................24

3.1.1

Kết quả đạt được trong kế toán TGTK tại PGD Nguyễn Trãi..............................................24


3.1.2

Một số hạn chế trong việc kế toán tiền gửi tiết kiệm và nguyên nhân................................24

3.1.3

So sánh thực tế và lý thuyết học về kế toán TGTK..............................................................25

3.2

Kiến nghị........................................................................................................................................25

3.2.1

Bổ sung nhân viên kịp thời....................................................................................................25

3.2.2

Nâng cao trinh đô GDV..........................................................................................................25

3.2.3

Cải thiện công tác lưu trữ chứng từ......................................................................................25

KẾT LUẬN....................................................................................................................................................26
NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VI THỰC TẬP.......................................................................................................27
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN...........................................................................................28

Trang

4


Danh mục từ viết tắt

STT Từ viết tắt

Giải nghĩa

1

TGTK

Tiền gửi tiết kiệm

2

NHTM

Ngân hàng thương mại

3

NHNN

Ngân hàng Nhà nước

4

NH


Ngân hàng

5

KH

Khách hàng

6

CMND

Chứng minh nhân dân

7

VND

Việt Nam đồng

8

TCTD

Tổ chức tín dụng

9

TK


Tài khoản

10

UBND

Ủy ban nhân dân

11

GDV

Giao dịch viên

12

KSV

Kiểm soát viên

Trang
5


PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN TIỀN GỬI TIẾT KIỆM TẠI
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1 Giới thiệu khái quát về tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng thương mại
1.1.1


Khái niệm tiền gửi tiết kiệm

Theo định nghĩa tại khoản 1 Điều 6 Quy chế về tiền gửi tiết kiệm số 1160/2004/QĐNHNN thì tiền gửi tiết kiệm là khoản tiền của cá nhân được gửi vào tài khoản tiền gửi tiết
kiệm, được xác nhận trên thẻ tiết kiệm/sổ tiết kiệm, được hưởng lãi theo quy định của tổ
chức nhận tiền gửi tiết kiệm và được bảo hiểm theo quy định của pháp luật về bảo hiểm tiền
gửi.
1.1.2
1.1.2.1

Đặc điểm tiền gửi tiết kiệm
Đối tượng gửi tiền gửi tiết kiệm

1. Đối tượng gửi tiền gửi tiết kiệm bằng đồng Việt Nam là các cá nhân Việt Nam và cá
nhân nước ngoài đang sinh sống và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam.
2. Đối tượng gửi tiền gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ là các cá nhân người cư trú.
1.1.2.2

Kỳ hạn tiền gửi tiết kiệm

Thông thường khi tiến hành gửi tiết kiệm, người dùng sẽ được chọn kỳ hạn gửi ( 3 tháng,
6 tháng, 9 tháng, 12 tháng,…). Ngày cuối cùng cũng mỗi kỳ hạn được gọi là ngày đáo hạn,
người dùng sẽ nhận lại được một khoản tiền sau khi đã gửi cho ngân hàng vào ngày
này.Ngoài ra tiền gửi tiết kiệm còn có hình thức không kỳ hạn và có thể tất toán bất cứ lúc
nào.
1.1.2.3

Lãi suất tiển gửi tiết kiệm:

Lãi suất chính là yếu tố then chốt để thu hút các khách hàng trong vấn đề gửi tiết kiệm.
Lãi suất tiết kiệm bao gồm hai loại đó là lãi suất có kỳ hạn ( áp dụng với hình thức tiết kiệm

có kỳ hạn) và lãi suất không kỳ hạn (áp dụng với tiết kiệm không kỳ hạn).
Lãi suất không kỳ hạn thông thường sẽ thấp hơn lãi suất có kỳ hạn. Nhìn chung,
lợi nhuận khách hàng thu lại từ tiết kiệm không cao nhưng đảm bảo ổn định và ít rủi ro so
với một số ngành đầu tư khác như là chứng khoán, bất động sản.
1.1.2.4

Số tiết kiệm

Sổ tiết kiệm là một trong những vật dụng thường thấy của ngân hàng nhằm quản lý tài
khoản tiết kiệm của bạn. Do đó người dùng phải có trách nhiệm bảo quản số tiết kiệm này
cho thật tốt. Khách hàng nên thường xuyên kiểm tra về các thông tin cá nhân, số tiền tiết
kiệm ghi trên sổ để phòng chắc chắn.
1.1.2.5

Tính an toàn, ồn định của tiền gửi tiết kiệm

Gửi tiết kiệm là một hình thức đầu tư khá an tâm. Gửi tiết kiệm không quá nhiều khắt
khe, quy định như là đóng bảo hiểm, nhưng cũng đủ đem lại cho khách hàng sự yên tâm khi
Trang
6


có khoản tiền gửi từ ngân hàng.Đây là cách gửi tiền nhanh chóng, đơn giản cho những ai
không muốn để tiền chết một chỗ.
1.1.3

Phân loại tiền gửi tiết kiệm

Để phù hợp với nhu cầu của mỗi khách hàng, người chỉ muốn tiết kiệm hưởng lãi, người
thì vừa muốn tiết kiệm vừa muốn rút bất kì khi cần, nên có hai loại tiền gửi tiết kiệm để đáp

ứng các nhu cầu trên ta có TGTK không kỳ hạn và TGTK có kỳ hạn.
1.1.3.1

Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn

-Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn là tiền gửi tiết kiệm mà người gửi tiền có thể rút tiền
theo yêu cầu mà không cần báo trước vào bất kỳ ngày làm việc nào của tổ chức nhận tiền
gửi tiết kiệm.
-Mục đích của loại tiền gửi này là nhằm nhờ ngân hàng cất trữ, bảo quản hộ tài sản, tích
lũy tài sản nên khách hàng thường phải trả lệ phí cho ngân hàng nhưng do cạnh tranh và các
ngân hàng sử dụng nguồn vốn này để hoạt động nên khách hàng không phải trả phí mà ngân
hàng trả lãi cho khách hàng với lãi suất thấp.
1.1.3.2

Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn

-Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn là tiền gửi tiết kiệm trong đó người gửi tiền thỏa thuận với
tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm về kỳ hạn gửi nhất định.
-Mục đích của tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn là khách hàng muốn đầu tư để hưởng lãi chứ
không phải để cất trữ hay thanh toán. Chính vì vậy, lãi suất của nguồn này tương đối cao,
nhưng lại khá ổn định.Với loại hình tiết kiệm này, vì mục đích chính của người gửi là sinh
lời, cho nên lãi suất là vấn đề quan trọng. Do tính kỳ hạn của loại tiền gửi này mà nó trở
thành nguồn vốn mang tính ổn định của ngân hàng.
1.2 Hệ thống văn bản pháp lý đối với tiền gửi tiết kiệm khách hàng cá nhân tại
Việt Nam
1.2.1

Quy định về tiền gửi tiết kiệm và bảo hiểm tiền gửi

1)


Quyết định (Số: 1160/2004/QĐ-NHNN )

Quyết định của thống đốc Ngân Hàng Nhà Nước số 1160/2004/QĐ-NHNN
ngày 13 tháng 9 năm 2004 về việc ban hành quy chế tiền gửi tiết kiệm .
2)

Quyết định (Số: 47/2006/QĐ-NHNN)

Quyết định về việc sửa đổi,bổ sung một số điều của quy chế về tiền gửi tiết
kiệm ban hành kèm theo quyết định số 1160/2004/QĐ-NHNN ngày 13/9/2004
của thống đốc Ngân Hàng Nhà Nước.
3)

Thông tư (Số: 04/2011/TT-NHNN)

Thông tư quy định áp dụng lãi suất trong trường hợp tổ chức, cá nhân rút tiền gửi trước
hạn tại tổ chức tín dụng.

Trang
7


4)

Quyết định (Số: 14/VBHN-NHNN)

Quyết định về việc ban hành quy chế về tiền gửi tiết kiệm.
5)


Quyết định (Số: 2173/QĐ-NHNN)

Quyết định về mức lãi suất tối đa với tiền gửi bằng đồng Việt Nam của tổ chức, cá nhân
tại tổi chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định tại thông tư số
06/2014/TT-NHNN ngày 17 tháng 3 năm 2014.
6)

Thông tư (Số: 14/2017/TT-NHNN)

Thông tư quy định phương pháp tính lãi trong hoạt động nhận tiền gửi,cấp tín dụng giữa tổ
chức tín dụng với khách hàng.
7)

Luật (Luật số: 06/2012/QH13)

Luật bảo hiềm tiền gửi.
8)

Nghị định (Số: 68/2013/NĐ-CP)

Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành luật bảo hiểm tiển gửi.
9)

Quyết định (Số: 807/QĐ-BHTG)

Quyết định ban hành quy chế chi trả tiền gửi được bảo hiểm.
10)

Quyết định (Số: 185/2006/QĐ-BHTG3)


Quyết định ban hảnh quy định về cấp và thu hồi chứng nhận bảo hiểm tiền gửi, nội dung của
việc bảo hiểm tiển gửi đối với tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi.
11)

Thông tư (Số: 08/VBHN-NHNN)

Thông tư hướng dẫnn thực hiện nghị định số 70/2000/NĐ-CP ngày 21/11/2000
của Chính Phủ về việc giữ bí mật, lưu trữ và cung cấp thông tin liên quan đến
tiền gửi và tài sản gửi của khách hàng.
12)

Thông tư (Số: 24/2014/TT-NHNN)

Thông tư hướng dẫn một số nội dung về hoạt động bảo hiểm tiền gửi.
1.2.2

Quy định về kế toán ngân hàng

1)

Quyết định (Số: 479/2004/QĐ-NHNN)

Quyết định về việc ban hành hệ thống tài khoản kế toán các tổ chức tín dụng.
2)

Quyết định (Số 16/2007/QĐ-NHNN)
Trang
8



Quyết định ban hành chế độ báo cáo tài chính đối với tổ chức tín dụng.
3)

Thông tư (Số: 19/2015/TT-NHNN)

Thông tư quy định hệ thống tài khoản kế toán ngân hàng nhà nước Việt Nam
4)

Quyết định (Số: 1789/2005/QĐ-NHNN)

Quyết định về ban hành chế độ chứng từ kế toán ngân hàng
5)

Thông tư (Số: 49/2014/TT-NHNN)

Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều khaon3 của chế độ báo cáo tài chính đối với các tổ
chức tín dụng ban hảnh kèm theo quyết định số 16/2007/QĐ-NHNN ngày 18/4/2007 và
hệ thống tài khoản kế toán các tổ chức tín dụng ban hành kèm theo quyết định số
479/2004/QĐ-NHNN ngày 29//4/2004 của thống đốc ngân hàng nhà nước.
1.3 Kế toán tiền gửi tiết kiệm khách hàng cá nhân
1.3.1

Các tài khoản sử dụng

Nội dung và kết cấu TK tiền gửi tiết kiệm
TK 423 – Tiền gửi tiết kiệm bằng VND.
TK 4231 – Tiền gửi tiết kiệm bằng VND không kỳ hạn.
TK 4232 – Tiền gửi tiết kiệm bằng VND có kỳ hạn.
Các tài khoản trên dùng để phản ánh TGTK bằng VND của khách hàng tại các tổ chức tín
dụng.

Bên Nợ: Số tiền khách hàng đã rút ra hoặc đã sử dụng.
Bên Có: Số tiền khách hàng chuyển vào ngân hàng.
Số dư Có: Số tiền khách hàng hiện đang gửi tại NH.
Nội dung và kết cấu của TK lãi phải trả
TK 491 – Lãi phải trả cho tiền gửi.
TK 4913 – Lãi phải trả cho tiền gửi tiết kiệm bằng VND.
Tài khoản này dùng để phản ánh số lãi dồn tích tính trên số tiền gửi của khách hàng đang
gửi tại TCTD.
Việc hạch toán tài khoản này phải thực hiện theo các quy định sau:
Lãi phải trả cho tiền gửi được ghi nhận trên cơ sở thời gian và lãi suất thực tế từng kỳ.
Lãi phải trả cho tiền gửi thể hiện số lãi tính dồn tích mà TCTD đã hạch toán vào chi phí
nhưng chưa chi trả cho khách hàng.
Bên Nợ: Số lãi tiền gửi NH đã thanh toán cho khách hàng.
Bên Có: Số tiền lãi tích luỹ NH đã tính trước vào chi phí.
Số dư Có: Số tiền lãi NH chưa thanh toán với khách hàng.
Nội dung của tài khoản chi phí
TK 801 – Trả lãi tiền gửi.
Tài khoản này dùng để phản ánh những khoản chi của NH về nghiệp vụ tiền gửi.
Bên Nợ: Các khoản chi phí của NH.
Bên Có: Các khoản giảm chi phí.
Trang
9


Số dư Nợ: Tổng chi phí hiện tại của NH.
Nội dung của tài khoản chi phí chờ phân bô
TK 388 – Chi phí chờ phân bổ.
Tài khoản này dùng để phản ảnh các chi phí thực tế đã phát sinh (như chi trả lãi trước)
nhưng có liên quan đến kết quả hoạt động kinh doanh của nhiều kỳ kế toán và việc kết
chuyển phân bổ các khoản chi phí này vào chi phí của các kì kế toán phù hợp với quy

định của chuẩn mực kế toán.
Bên Nợ: Chi phí chờ phân bổ (chi trả trước) phát sinh trong kỳ
Bên Có: Chi phí trả trước được phân bổ vào chi phí trong kỳ
Số dư Nợ: Phản ảnh các khoản chi phí trả trước chưa được phân bổ
Hạch toán chi tiết: Mở TK chi tiết theo từng khoản chi phí trả trước chờ phân bổ.
1.3.2

Nguyên tắc kế toán tiền gửi tiết kiệm

Nguyên tắc kế toán là những quy ước, chỉ dẫn, hướng dẫn xuyên suốt trong quá trình
thực hiện các công việc kế toán, có tất cả là 7 nguyên tắc kế toán căn bản nhất theo VAS
01, và đây là những nguyên tắc liên quan đến kế toán TGTK:
Cơ sở dồn tích
Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính của doanh nghiệp liên quan đến tài sản, nợ phải trả,
nguồn vốn chủ sở hữu, doanh thu, chi phí phải được ghi sổ kế toán vào thời điểm phát
sinh, không căn cứ vào thời điểm thực tế thu hoặc thực tế chi tiền hoặc tương đương tiền.
Báo cáo tài chính lập trên cơ sở dồn tích phản ảnh tình hình tài chính của doanh nghiệp
trong quá khứ, hiện tại và tương lai.
Phù hợp
Việc ghi nhận doanh thu và chi phí phải phù hợp với nhau. Khi ghi nhận một khoản
doanh thu thì phải ghi nhận một khoản chi phí tương ứng có liên quan đến việc tạo ra
doanh thu đó. Chi phí tương ứng với doanh thu gồm chi phí của kỳ tạo ra doanh thu và
chi phí của các kỳ trước hoặc chi phí phải trả nhưng liên quan đến doanh thu của kỳ đó.
1.3.3

Chứng từ sử dụng

Chứng từ kế toán: là những giấy tờ đảm bảo về mặt pháp lí các khoản phải trả của
NH. Mọi sự tranh chấp về các khoản trả nợ đều phải giải quyết trên cơ sở các chứng từ kế
toán tiền gửi, chứng từ trong kế toán tiền gửi tiết kiệm bao gồm:

Chứng từ gốc: được lập trực tiếp ngay khi nghiệp vụ kinh tế phát sinh hoặc đã hoàn
thành, là căn cứ pháp lý để ghi sổ kế toán nếu chứng từ đó đã được chấp hành. Bao gồm
phiếu nộp tiền mở TK TGTK, phiếu rút tiền, sổ tiết kiệm, CMND hoặc hộ chiếu còn thời
hạn hiệu lực, giấy ủy quyền…
Chứng từ ghi sổ: là chứng từ được lập lại dựa trên chứng từ gốc nhằm nhập dữ liệu
vào hệ thống kế toán. Ví dụ như phiếu mở STK, tất toán STK đã được in bằng máy
Wincor.
1.3.4

Phương pháp hạch toán

Kế toán gửi tiền
-Khách hàng đến NH gửi tiền mở STK, GDV sẽ hỏi KH nộp tiền mặt, nhận từ người
khác hay chuyển từ TK thanh toán sang và đưa cho KH mẫu chứng từ thích hợp. Khách
Trang
10


hàng điền đầy đủ thông tin vào phiếu do GDV đưa rồi gửi lại phiếu cho GDV kiểm tra
thông tin, nhập vào hệ thống. Các liên giấy dùng làm chứng từ hạch toán vào các TK.:
Nợ TK 1011/5012/1113/5212/4211 – KH gửi tiền mặt, nhận từ người khác, chuyển từ
TK thanh toán sang TK TGTK: số tiền gửi tiết kiệm.
Có TK 423 – Tiền gửi tiết kiệm bằng VND.
Khách hàng rút tiền gửi tiết kiệm
- KH lấy phiếu rút từ GDV, điền đầy đủ thông tin và ký đúng chữ ký mẫu, gửi lại phiếu
đã điền đầy đủ cho GDV kiểm tra, nhập liệu.
Nợ TK 423 – Số tiền khách hàng gửi tiết kiệm.
Có TK 1011 – Tiền mặt bằng VND tại quỹ.
Có TK 21X – Cho vay. (Nếu KH trả nợ vay).
Có TK 4211 – TK thanh toán. (Nếu KH muốn chuyển tiền giữa các TK).

- Sổ tiết kiệm đã tất toán, các liên giấy dùng làm chứng từ gốc để hạch toán.
Kế toán chi phí trả lãi TGTK
-Tính lãi và hạch toán.
Nếu TGTK không kỳ hạn, tiền lãi được tính theo công thức:
Tiền lãi = Số dư * lãi suất không kỳ hạn/360 * Số ngày gửi.
Nếu TGTK có kỳ hạn:
Tiền lãi = Số dư*lãi suất năm * ( số ngày gửi/360)
-Ngân hàng tính lãi phải trả cho KH.
Nợ TK 801 – Trả lãi tiền gửi.
Có TK 4913 – Lãi phải trả cho tiền gửi tiết kiệm bằng VND.
-Ngân hàng thanh toán tiền lãi cho khách hàng khi đến hạn.
Nợ TK 4913/ 801 – Số tiền lãi thanh toán cho khách hàng.
Có TK 1011 – KH nhận bằng tiền mặt.
Có TK 423 – TGTK bằng VND.( Khi KH muốn nhập lãi vào vốn gốc)
-Khách hàng rút trước hạn
Trường hợp gửi tiết kiệm có kì hạn trả lãi sau mà rút trước hạn
-Trả lãi không kì hạn từ ngày gửi đến ngày rút
Nợ TK 801 – Trả lãi tiền gửi : số lãi trả cho KH
Có TK 1011 – ( Số dư * lãi suất không kỳ hạn * ( số ngày gửi/360 ))
-Thoái chi
Nợ TK 4913 – Lãi phải trả cho TGTK: số lãi NH đã dự trả
Có TK 801 – Số lãi NH đã dự trả
Trường hợp gửi tiết kiệm có kì hạn trả lãi trước mà rút trước hạn trả tiền gửi
-Hạch toán chi phí lãi trả trước đã trả cho KH
Nợ TK 388 – chi phí chờ phân bổ
Có TK 1011 ( Số dư * lãi suất * ( số ngày gửi/360 ))
-Phân bổ lãi trả trước vào chi phí
Nợ TK 801 – Trả lãi tiền gửi
Có TK 388 – chi phí chờ phân bổ
-KH rút trước hạn, thoái chi giảm chi phí

Nợ TK 388 – chi phí chờ phân bổ: số tiền đã phân bổ ở trên
Trang
11


Có TK 801 – Trả lãi tiền gửi: số tiền đã phân bổ ở trên
-Tính lãi không kì hạn từ ngày gửi đến ngày rút cho KH
Nợ TK 801 –
Trả lãi tiền gửi
Có TK 388 – ( Số dư * lãi suất không kỳ hạn * ( số ngày gửi/360 ))
-Thoái thu
Nợ TK 1011/4232
Có TK 388 – Trả lãi tiền gửi
PHẦN 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TIỀN GỬI TIẾT KIỆM KHÁCH HÀNG
CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM – PGD
NGUYỄN TRÃI
2.1 Giới thiệu chung về ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam – PGD Nguyễn
Trãi.
2.1.1

Lịch sử hình thành và phát triển ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam.

Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam trước đây, nay là Ngân hàng TMCP Ngoại thương
Việt Nam (Vietcombank) được thành lập và chính thức đi vào hoạt động ngày 01/4/1963
với tổ chức tiền thân là Cục Ngoại hối (trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam)
Trụ sở chính: 198 Trần Quang Khải, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Số điện thoại: 0243 8243 524
Hotline: 1900 54 54 13 (Tổng đài chăm sóc khách hàng)
Số Fax: 0243 8269 067
Website: www.vietcombank.com.vn

Internet Banking: />Email:
Telex: 411504/411229 VCB – VT
Swift Code: BFTV VNVX
Sau hơn nửa thế kỷ hoạt động trên thị trường, Vietcombank hiện là một trong những ngân
hàng thương mại lớn nhất Việt Nam với trên 15.000 cán bộ nhân viên, hơn 500 Chi
nhánh/Phòng Giao dịch/Văn phòng đại diện/Đơn vị thành viên trong và ngoài nước, gồm
Trụ sở chính tại Hà Nội, 101 chi nhánh và 395 phòng giao dịch trên toàn quốc, 03 công ty
con tại Việt Nam, 01 văn phòng đại diện tại Singapore, 01 Văn phòng đại diện tại Tp Hồ
Chí Minh, 02 công ty con tại nước ngoài và 04 công ty liên doanh, liên kết. Bên cạnh đó,
Vietcombank còn phát triển một hệ thống Autobank với hơn 2.407 máy ATM và trên
43.000 đơn vị chấp nhận Thẻ trên toàn quốc. Hoạt động ngân hàng còn được hỗ trợ bởi
mạng lưới hơn 1.726 ngân hàng đại lý tại 158 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.
Luôn hướng đến các chuẩn mực quốc tế trong hoạt động, Vietcombank liên tục được các
tổ chức uy tín trên thế giới bình chọn là “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam”. Vietcombank
Trang
12


cũng là ngân hàng đầu tiên và duy nhất của Việt Nam có mặt trong Top 500 Ngân hàng
hàng đầu Thế giới theo kết quả bình chọn do Tạp chí The Banker công bố.
Các công ty thành viên:
+ Công ty cho thuê Tài chính NHTMCPNTVN
+ Công ty TNHH Chứng khoán NHTMCPNTVN-VCBS
+ Công ty liên doanh Quản lý Quỹ đầu tư Chứng Khoán Vietcombank

Cơ cấu tổ chức của ngân hàng Vietcombank

2.1.2

Khái quát chung về PGD Nguyễn Trãi


Vị trí phòng giao dịch Nguyễn Trãi
Trang
13


Trụ sở chính: Số C175, đường ĐT 745, KP. Bình Đức 1, P. Lái Thiêu, tx. Thuận An, tỉnh
Bình Dương
Số điện thoại: 0274 7307 77
Số điện thoại cũ: 0650 3990 003 (Mã vùng cũ)
Số Fax: 0274 3990 004
Số Fax Cũ: 0650 3990 004
Chi Nhánh Trực Thuộc: Chi Nhánh Nam Bình Dương
Giờ mở cửa: Thứ 2 đến Thứ 6: 8h - 16h
Nằm tại trung tâm thị xã Thuận An PGD Nguyễn trãi đáp ứng được nhu cầu giao dịch của
người dân . PGD có thể thực hiện các giao dịch như đăng ký tài khoản tiền gửi, phát hành
thẻ ATM, phát hành Séc, nhận ủy nhiệm chi…, Các giao dịch chuyển tiền, gửi tiền tiết
kiệm, xem xét, thẩm định hồ sơ vay của khách hàng, định giá, thu hộ tiền điện,…. PGD
Nguyễn Trãi từ khi thành lập đến nay đã không ngừng đổi mới, nâng cấp cơ sở vật chất
kỹ thuật, gia tăng số lượng nhân viên và chất lượng phục vụ với mục đích cuối cùng là
tạo sự thoả mãn tối đa cho khách hàng khi tiếp cận với hệ thống ngân hàng.

Chiến lược hoạt động của PGD Nguyễn Trãi:
- Thực hiện hiệu quả huy động vốn , đồng thời triển khai thành công tác đợt huy động
vốn theo quý, đặc biệt là huy động vốn với hình thức tiết kiệm dự thưởng, tặng quà cho
khách hàng.
- Đẩy mạnh hoạt động huy động vốn trên địa bàn bằng nhiều biện pháp như: tăng
cường quảng cáo, tiếp thị các sản phẩm huy động vốn ( chính sách ưu đãi, quay số trúng
thưởng, gửi tiền tặng quà,…) đến khách hàng ( cá nhân và doanh nghiệp ).
- Tích cực tìm kiếm nguồn vốn có chi phí thấp, ổn định, tăng tỷ trọng tiển gửi không

kỳ hạn và có kỳ hạn của các tổ chức kinh tế, đẩy mạnh hoạt động huy động vốn từ dân cư
trên địa bàn.
2.1.2.1

Cơ cấu tổ chức nhân sự của phòng giao dịch Nguyễn Trãi

TRƯỞNG PHÒNG GIAO DỊCH

PHÒNG TÍNDỤNG

Chuyên
viên
quan hệ
khách
hàng

Cán bộ
quản lý
tín dụng

PHÒNG KẾ TOÁN

Kiểm
soát
viên

Kế toán
viên
kiêm
Trang giao

dịch
14
viên

PHÒNG NGÂNQUỸ

Thủ
quỹ


Cơ cấu nhân sự PGD Nguyễn Trãi

Tổ chức bộ máy kế toán
2.1.2.2

Chế độ kế toán áp dụng.

Áp dụng chế độ kế toán hiện hành của ngân hàng Nhà Nước ban hành đối với các tổ
chức tín dụng: Thông tư số 49/2014/TT-NHNN, Quyết định số 16/2007/QĐ-NHNN, hệ
thống các tài khoản kế toán ban hành kèm theo Quyết định số 479/2004/QĐ-NHNN.
2.1.2.3

Hình thức kế toán áp dụng

Ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán trên máy vi tính.
Công việc kế toán được thực hiện theo một chương trình phần mềm kế toán trên máy vi
tính. Phần mềm kế toán được thiết kế theo nguyên tắc của hình thức nhật ký – chứng từ.
Phần mềm kế toán không hiển thị đầy đủ quy trình ghi sổ kế toán, nhưng phải in được
đầy đủ sổ kế toán và báo cáo tài chính theo quy định.
2.2 Giới thiệu hệ thống tài khoản kế toán sử dụng nội bộ theo Core Banking

Kết cấu tài khoản chi tiết khách hàng: gồm 13 chữ số

Trang
15


Mã CN/PGD
1

I

2

Tính chất
3

4

5

II

Số thứ tự KH
6

7

8

9


III

Mã số cơ sở Mã KT
10

11

IV

12

13

V

I

- gồm 3 ký tự số thể hiện mã đơn vị Vietcombank (PGD Nguyễn Trãi 041)

II

- gồm 2 ký số thể hiện mã nghiệp vụ phản ánh các quan hệ giao dịch của khách hàng.

III - gồm 5 ký tự số thể hiện số thứ tự khách hàng sử dụng loại hình sản phẩm dịch vụ tại
Vietcombank và do hệ thống máy tính tự động tạo lập theo thứ tự số học tăng dần.
IV - gồm 2 ký tự số thể hiện mã số cơ sở của loại tài khoản.
V - gồm 1 ký tự số là mã khoá kiểm tra của hệ thống tin học cung cấp khi đơn vị
Vietcombank quyết định mở TK cho khách hàng.
Với TGTK có kỳ hạn hay không kỳ hạn không phân biệt từ mã mà khác nhau do nội dung

lưu.
2.3 Một số quy định pháp lý đối với nghiệp vụ kế toán tiền gửi tiết kiệm khách
hàng cá nhân tại PGD Nguyễn Trãi.
2.3.1

Đối tượng mở tài khoản

Là công dân Việt Nam, người nước ngoài có năng lực pháp luật dân sự và năng lực
hành vi dân sự theo quy định của pháp luật nhà nước.
Đối với người chưa thành niên hoặc người mất năng lực hành vi dân sự, người hạn
chế năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật thì mọi thủ tục gửi và sử
dụng tài khoản phải được thực hiện thông qua người giám hộ hoặc đại diện theo pháp
luật.
2.3.2

Quy định về tiền gửi tiết kiệm :

- Quy chế về tiền gửi tiết kiệm ( số 22/2014/QĐ-HĐQT).
- Sửa đổi, bổ sung quy chế tiền gửi tiết kiệm ( số 44/2013/QĐ-HĐQT).
- Hướng dẫn quy chế tiền gửi tiết kiệm ( số 32/2010/QĐ-HĐQT).
Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn
-Người gửi tiền vào và rút ra bất kỳ lúc nào, được hưởng lãi suất không kỳ hạn của NH
quy định theo từng thời kỳ. Đến ngày cuối mỗi tháng, NH tự động tính lãi tiền gửi tiết
kiệm không kỳ hạn và nhập lãi vào vốn cho KH.
Tiện ích:

Được cấp Thẻ tiết kiệm không kỳ hạn để cập nhật số dư phát sinh.

Nhận tiền VND và ngoại tệ trong nước hoặc nước ngoài không giới hạn.
Trang

16



Rút tiền bất cứ khi nào có nhu cầu (trong giờ hành chính).

Hưởng lãi suất không kỳ hạn theo số dư cuối mỗi ngày.
Số tiền tối thiểu khi mở tài khoản: 500.000 VND hoặc 20USD
Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn
-Lãi trả trước: là hình thức gửi tiền mà lãi được trả ngay cho người gửi tại thời điểm
gửi.
-Trả lãi cuối kỳ: Đến ngày đáo hạn, NH sẽ tự động nhập lãi vào vốn nếu người gửi
không đến rút vốn và lãi thì toàn bộ số dư mới (gồm vốn gốc và lãi) sẽ được NH kéo dài
thêm một kỳ hạn mới bằng với kỳ hạn cũ và áp dụng lãi suất căn cứ vào mức lãi suất hiện
hành của NH được công bố vào thời điểm tái tục kỳ hạn mới.
-Trả lãi hàng tháng: Kể từ ngày đến kỳ lãnh lãi, người gửi có thể lãnh khoản lãi đó vào
bất kỳ ngày làm việc của NH, những khoản lãi người gửi chưa lãnh thì NH tạm giữ hộ
không nhập vốn. Đến ngày đáo hạn, người gửi không đến rút vốn, NH sẽ tái tục vốn gốc
thêm một kỳ hạn mới bằng với kỳ hạn cũ và áp dụng lãi suất căn cứ vào mức lãi suất hiện
hành của NH được công bố vào thời điểm tái tục kỳ hạn mới.
Tiện ích :

Được tham gia nhiều Chương trình khuyến mại trong năm.

Hưởng lãi suất có kỳ hạn hấp dẫn.

Chủ động chọn loại hình lãnh lãi.

Được rút trước hạn khi có nhu cầu.


Sử dụng Thẻ tiết kiệm để cầm cố vay vốn, chứng minh năng lực tài chính hoặc các
dịch vụ ngân hàng khác.
Đặc tính:
- Số tiền tối thiểu khi mở tài khoản: 500.000 VND hoặc 20USD
- Loại tiền nhận gửi:
+ Đồng Việt Nam bẳng tiền mặt (là số chẵn nghìn đồng) và chuyển khoản (tính đến
hàng đơn vị)
+ Các loại ngoại tệ tự do chuyển đổi được NHNT công bố nhận gửi từng thời kỳ bằng
tiền mặt/séc du lịch (tính chẵn đến hàng đơn vị, không phải tiền xu) và chuyền khoản
(tính lẻ dưới hàng đơn vị của ngoại tệ nhận gửi)
-Số tiền gửi:
+ Số tiền tối thiểu cho mỗi lần gửi tiền vào một thẻ tiết kiệm được quy điịnh như sau:
Bằng VND: 100.000VND.
Bằng ngoại tệ: 10USD hoặc các ngoại tệ khác có giá trị tương đương.
+ Số dư tối thiểu để duy trì một thẻ tiết kiệm được quy định như sau:
Bằng VND: 50.000VND
Bằng ngoại tệ: 5USD hoặc các ngoại tệ khác có giá tị tương đương
Nguyên tắc và phương pháp tính lãi
Nguyên tắc tính lãi
Trang
17


-Lãi suất tiền gửi tiết kiệm được quy định trên cơ sở tháng (30 ngày) hoặc năm ( 360
ngày).
-Áp dụng khung lãi suất quy định của ngân hàng.
-Ngày tính lãi: tính ngày gửi không tính ngày lãnh.
Phương pháp tính lãi
-Tính theo tích số:
Áp dụng để tính các khoản trả lãi tiết kiệm không kỳ hạn, trả lãi tiền gửi không kỳ hạn.

Tiền lãi = ∑ Di x Nj x r
Trong đó:
Di : Số dư thực tế ngày thứ i
Nj
: Số ngày tương ứng với số dư ngày thứ i
r
: Lãi suất ngày
-Tính theo số dư:
Áp dụng cho trả lãi tiết kiệm có kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn.
Tiền
lãi

=

Số dư
tiền gửi

x

Lãi
suất

Trang
18

x

Thời gian
gửi



Bảng lãi suất tiền gửi tiết kiệm
2.3.3

Kết quả huy động tiền gửi tiết kiệm( đơn vị: triệu đồng )

Chỉ tiêu
Tiền gửi thanh toán
Tiền gửi tiết kiệm
Ký quỹ
Tổng vốn huy động

Năm 2016
Số tiền Tỷ trọng
81.974 29.56
188.121 67.83
7.246
2.61
277.341 100.00

Năm 2017
Số tiền Tỷ trọng
148.484 34.65
270.244 63.07
9.753
2.28
428.481 100.00

Trang
19


So sánh
Số tiền Tỷ trọng
66.510 81.14
82.123 43.65
2.507
34.06
151.140 4.50


Chỉ tiêu
Năm 2016
Tỷ trọng
Năm 2017
TGTK có kỳ hạn
112.872
60%
189.171
TGTK không kỳ hạn
65.249
40%
81.073
Tổng TGTK
188.121
100%
270.244
Bảng kết quả huy động tiền gửi tiết kiệm năm 2016-2017

Tỷ trọng
70%

30%
100%

Qua bảng số liệu trên ta thấy tổng nguồn vốn huy động năm 2017 tăng so với năm 2016.
Tính đến cuối năm 2016, là 428.481 triệu đồng, tăng tuyệt đối là 151.140 triệu đồng, tương
đương tăng 54.5%. Với tổng nguồn vốn huy động được ở năm 2017, được xem là một thành
công lớn của PGD trong thời điểm hiện nay.
Nhìn vào tỷ trọng nguồn vốn huy động ta thấy trong năm 2017 tỷ trọng nguồn vốn huy động
có sự thay đổi lớn so với năm 2016. Trước hết là TGTK, lượng TGTK năm 2017 đạt
270.244 triệu đồng, tăng về tuyệt đối 82.123 triệu đồng, tương ứng tăng 43.65% so với năm
2016. Nguyên nhân do thời gian đầu năm 2015, lãi suất PGD tăng cao khiến người dân gửi
tiết kiệm nhiều hơn. Theo phân tích trong nhóm sản phẩm về huy động vốn, TGTK luôn
chiếm vị trí quan trọng trong cơ cấu nguồn vốn của PGD, còn TGTT luôn đứng vị trí thứ
hai.
Về TGTK, lượng tiền gửi có kỳ hạn luôn chiếm ưu thế vào ngày càng tăng, năm 2016
TGTK có kỳ hạn chiếm 60%, năm 2017 tăng lên chiến 70% lượng TGTK.
2.3.4

Quy trình hạch toán tiền gửi tiết kiệm

Thủ tục mở sô tiểt kiệm lần đầu
-Người gửi tiền phải trực tiếp thực hiện giao dịch gửi tiền với ngân hàng và phải
xuất trình các giấy tờ sau:
Đối với người gửi tiền là cá nhân người Việt Nam phải xuất trình CMND.
Đối với người gửi là cá nhân người nước ngoài phải xuất trình Hộ chiếu được cấp thị thực
còn thời hạn hiệu lực.
Đối với người gửi tiền là giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật, ngoài việc xuất trình
CMND hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực, phải xuất trình các giấy tờ chứng minh tư cách là người
giám hộ hoặc đại diện theo pháp luật của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi
dân sự, người hạn chế năng lực hành vi nhân sự.

-CMND cuả khách hàng sẽ được GDV đem đi photo trong khi đó KH sẽ viết phiếu
nộp tiền với nội dung mở sổ tiết kiệm theo mẫu phiếu GDV đưa( phụ lục – hình 8).
-Người gửi tiền đăng ký chữ ký mẫu lưu tại NH ( chữ ký tại phiếu nộp ) chữ ký mẫu
được lưu vào hệ thống sau này KH cần rút tiền phải ký đúng với chữ ký mẫu, trường hợp
KH không thể viết được thì phải đăng kí bằng mật mã hoặc ký hiệu đặc biệt thay cho chữ ký
mẫu.
-Sau khi điền đầy đủ thông tin vào phiếu nộp KH đưa phiếu cho GDV nhập thông tin
vào hệ thống T24, tạo ID cho khách hàng mới/ mở ID của khách hàng cũ dựa vào số CMND
-Lấy sổ tiết kiệm từ thủ quỹ, sau đó mở tài khoản tiết kiệm open fixed deposits nhập
thông tin và mã sổ, base account opening nhập số tiền (phụ lục – hình 3).
Trang
20


-Sau khi nhập đầy đủ thông tin, GDV in sổ tiết kiệm cho khách hàng (phụ lục – hình
4). GDV chuyển hết phiếu nộp tiền, chứng từ vừa in, CMND khách hàng, sổ tiết kiệm cho
KSV ký xác nhận.
-KSV sau khi xác nhận sẽ trả CMND lại cho KH, chuyển các chứng từ còn lại cho
thủ quỹ và mời KH tới thủ quỹ nộp tiền.
-Thủ quỹ nhận tiền và chứng từ, kiểm đếm, nhập vào hệ thống, trả sổ cho KH, đưa
lại chứng từ cho GDV.
Tất toán sô tiết kiệm
Khi rút vốn gốc và lãi tiền gửi tiết kiệm người gửi tiền thực hiện những thủ tục sau:
-Xuất trình sổ tiết kiệm.
-Lập phiếu rút tiền và ký đúng với chữ ký mẫu đã đăng ký tại NH (phụ lục – hình 9)
-Xuất trình CMND đối với cá nhân người Việt Nam, hộ chiếu còn thời hạn hiệu lực
đối với người nước ngoài và xuất trình giấy tờ chứng minh tư cách của người giám hộ đại
diện theo pháp luật.
-GDV nhập ID của KH kiểm tra thông tin (phụ lục- hình 6), so sánh chữ ký mẫu,
vào preclose fixed deposit nhập nội dung tất toán sổ tiết kiệm, sau khi nhập đẩy đủ nội dung,

GDV in phiếu tất toán sổ tiết kiệm, đóng dấu “đã thanh lý” vào STK
-Chuyển phiếu rút, phiếu in, STK, CMND cho KSV ký xác nhận, KSV trả CMND
cho KH, chuyển các chứng từ còn lại cho thủ quỹ chi tiền cho khách hàng. KH nhận tiền,
thủ quỹ trả lại chứng từ cho GDV.
-Đối với tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn, nếu ngày đến hạn trùng với ngày nghỉ, ngày lễ
thì ngày đáo hạn và việc chi trả vốn gốc và lãi được tính vào ngày làm việc tiếp theo đầu
tiên.
-Trường hợp rút tiền trước hạn (số tiền lớn trên một tỷ), KH phải thông báo trước
theo quy định của ngân hàng và được hưởng lãi không kỳ hạn.
Đồng tiền chi trả gốc và lãi là đồng tiền mà người gửi tiền đã gửi. Đối với tiền gửi tiết kiệm
bằng ngoại tệ, khi người gửi tiền có yêu cầu, NH có thể chi trả bằng VND theo tỷ giá mua
ngoại tệ niêm yết của NH.
Rút lãi sô tiết kiệm
-Lập phiếu rút tiền và ký đúng với chữ ký mẫu đã đăng ký tại NH
-Xuất trình CMND đối với cá nhân người Việt Nam, hộ chiếu còn thời hạn hiệu lực
đối với người nước ngoài và xuất trình giấy tờ chứng minh tư cách của người giám hộ đại
diện theo pháp luật.
-GDV nhập ID của KH kiểm tra thông tin, so sánh chữ ký mẫu, vào preclose fixed
deposit nhập nội dung rút một phần sổ tiết kiệm, sau khi nhập đẩy đủ nội dung, GDV in
phiếu tất toán sổ tiết kiệm.
-GDV đem STK đi photo, chuyển phiếu rút, phiếu in, STK, CMND cho KSV ký xác
nhận, KSV trả CMND cho KH, chuyển các chứng từ còn lại cho thủ quỹ chi tiền cho khách
hàng.
-KH nhận tiền, thủ quỹ trả lại chứng từ cho GDV.
Thủ tục gửi thêm tiền vào thẻ tiết kiệm đã mở:

Trang
21



-Khách hàng đã mở thẻ tiết kiệm và có nhu cầu muốn gửi thêm tiền vào thẻ đã mở
chỉ cần xuất trình thẻ tiết kiệm và thực hiện các thủ tục như gửi tiền lần đầu nhưng không
cần đăng ký chữ ký mẫu ( phụ lục – hình 9) và ( phụ lục – hình 5)
-Trường hợp gửi hộ, người nộp tiền thay mặt chủ sở hữu xuất trình thẻ tiết kiệm và
làm thủ tục gửi tiền, ký và ghi rõ họ tên và giấy yêu cầu gửi tiền
-Trường hợp khách hàng gửi thêm tiền vào thẻ tiêt kiệm có kỳ hạn khi chưa đên ngày
đáo hạn thì phải tất toán thẻ cũ và mở thẻ mới.
2.4 Kế toán tiền gửi tiết kiệm
2.4.1

Tài khoản sử dụng

Tài khoản tiền gửi tiết kiệm có dạng:
AAA-BB-CCCCC-DD-E
Trong đó:
AAA
: Mã CN/PGD.
VD: 041: PGD Nguyễn Trãi.

2.4.2

BB

: Tính chất tài khoản.

CCCCC
DD
E

: Số thứ tự khách hàng.

: Mã số cơ sở.
: Mã kiểm tra.

Hoạch toán tiền gửi tiết kiệm.

Kế toán nhận tiền
Khi khách hàng mở sổ tiết kiệm, GDV hướng dẫn khách hàng ghi vào phiếu nộp tiền
những thông tin: họ tên, địa chỉ, số CMND, nơi cấp CMND, số tiền gửi, kỳ hạn gửi. Sau đó
in những thông tin lên sổ tiết kiệm, GDV và kiểm soát viên ký tên và trả cho khách hàng
giữ. GDV mời khách hàng qua Thủ quỹ nộp tiền mặt.
Cách khác là khách hàng tới giao dịch sẽ cầm theo chứng minh, GDV sẽ hỏi khách hàng
gửi tiền tiết kiệm số tiền và kỳ hạn như thế nào, GDV cũng tư vấn thêm cho khách hàng để
khách hàng có sự lựa chọn phù hợp nhất. Sau khi khách hàng yêu cầu xong thì GDV sẽ hạch
toán , nhập thông tin Khách hàng lên hệ thống (cách này thì khách hàng không phải ghi
phiếu, hạn chế được tình trạng khách hàng viết sai và không rõ cách viết, giúp thời gian thực
hiện giao dịch sẽ nhanh hơn. Vietcombank đi trước những ngân hàng khác về việc in phiếu
trên hệ thống giúp cho năng suất làm việc tăng lên đáng kể). Nhập thông tin xong GDV in
phiếu yêu cầu gửi tiền ( phụ lục – hình 8), sau đó đưa cho khách hàng kiểm tra thông tin
xong rồi yêu cầu khách hàng ký. Kiểm soát viên sẽ duyệt chứng từ đó và đưa qua ngân quỹ
thu tiền, thu tiền xong sẽ gửi lại khách hàng cuốn sổ tiết kiệm.
Và hạch toán
Nợ TK Thích hợp ( Số tiền tiết kiệm gửi vào)
Có TK Tiền gửi thích hợp

Trang
22


Kế toán rút gốc, trả lãi
Khi khách hàng muốn rút tiền: GDV nhận sổ tiết kiệm và đối chiếu với giấy CMND, nếu

đúng, GDV ghi số tiền bên cột xuất, đóng dấu: “Đã thanh lý” vào phiếu lưu và sổ tiết kiệm.
Thu hồi sổ tiết kiệm, lập phiếu rút tiền, kiểm tra chữ ký và hạch toán:
Nợ TK Tiền gửi tiết kiệm
Có TK Tiền mặt hoặc TK thích hợp khác
Khi tất toán có 2 loại chi trả lãi
+ Lãi trả trước : Kế toán trả gốc và lãi
Tiền lãi khách hàng thực nhận = Số dư tiền gửi tiết kiệm x Lãi suất không kỳ hạn/360 x Số
ngày
Do khách hàng tất toán trước ngày đáo hạn, nên chỉ được hưởng lãi không kỳ hạn
Lãi ngân hàng đã dự chi tính theo lãi suất có kỳ hạn nên thường có số tiền lớn hơn lãi
khách hàng thực nhận và phải thoái chi lại một phần dư ra chính bằng số tiền lãi dự chi trừ
đi số tiền lãi khách hàng thực nhận.
+ Lãi cuối kỳ: kế toán trả gốc và lãi
Nếu đến hạn sổ khách hàng không rút lãi hay rút gốc thì hệ thống sữ tự động lãi nhập gốc và
đáo hạn một kỳ nữa cho khách hàng. Khách hàng không cần phải ra ngân hàng làm yêu cầu
tái tục
Đối với sổ tiết kiệm không kỳ hạn thì rút ra nộp thêm bất cứ lúc nào. Tuy lãi suất thấp hơn
có kỳ hạn nhưng cho bạn được sự chủ động hơn trong việc tất toán.
2.4.3

Đôi chiêu va lưu trư cuôi ngay

Để đảm bảo an toàn và giữ bí mật tiền gửi khách hàng, trong mỗi chi nhánh chỉ có
Giám đốc hoặc người được ủy quyền, trưởng phòng kế toán, kiểm soát viên, kế toán quầy
giao dịch là những người được phép truy cập vào chương trình quản lý tiền gửi tiết kiệm
để theo dõi quản lý trên màn hình (không được sửa đổi).
Theo quy định, hàng ngày kết thúc giờ giao dịch với khách hàng, bộ phận quỹ tiến
hành khoá sổ quỹ, bộ phận kế toán khoá sổ nhật ký quỹ, cộng số phát sinh và rút số dư
trên sổ kế toán chi tiết tiền mặt rồi đối chiếu số liệu tiền mặt với nhau để đảm bảo:
-Tổng thu tiền mặt, tổng chi tiền mặt, tồn quỹ trên Sổ quỹ của bộ phận quỹ phải

bằng tổng số phát sinh bên Nợ, tổng số phát sinh bên Có và dư Nợ trên sổ nhật ký quỹ
của bộ phận kế toán.
-Tồn quỹ tiền mặt trên sổ sách phải bằng tồn quỹ tiền mặt thực tế trong kho, két.
-Giao dịch viên kiêm kế toán viên tự cân đối sổ sách và tiền mặt tồn quỹ của
mình trước khi nộp lại tiền mặt cho Quỹ chính.
-Trong quá trình thực hiện nghiệp vụ tiền mặt do nhiều lý do khác nhau có thể
xảy ra thừa, thiếu tiền mặt (phát hiện khi đối chiếu số liệu tiền mặt cuối ngày), phải xử lý
theo đúng chế độ.
-Trường hợp các giao dịch đều cân số:
Giao dịch viên sẽ in ra bảng liệt kê các giao dịch phát sinh trong ngày.
Trang
23


Giao dịch viên kiểm tra rà soát giữa bảng liệt kê với các chứng từ bằng giấy.
Nếu đúng giao dịch viên chuyển toàn bộ số chứng từ giao dịch kèm bảng liệt kê giao
dịch phát sinh trong ngày cho kiểm soát viên ký nhận.
Kiểm soát viên thực hiện kiểm tra, kiểm soát khớp đúng thì ký xác nhận trên bảng
liệt kê giao dịch kèm chứng từ gốc rồi chuyển cho giao dịch viên.
Chuyển chứng từ giao dịch trong ngày đã sắp xếp qua phòng lưu trữ theo quy định.
- Trường hợp nếu không cân số:
Tìm nguyên nhân: giao nộp tiền mặt về bộ phận ngân quỹ cuối ngày, trường
hợp tiền mặt thừa hoặc thiếu vào cuối mỗi ngày sẽ hạch toán vào tài khoản tạm giữ thừa
thiếu chờ xử lý.

PHẦN 3: PHẦN 3: NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ
3.1 Nhận xét
3.1.1

Kết quả đạt được trong kế toán TGTK tại PGD Nguyễn Trãi


Việc ứng dụng công nghệ tin học trong kế toán huy động vốn đã làm nâng cao năng
suất lao động của kế toán, làm cho việc hạch toán kế toán được chuẩn mực, chính xác
hơn và đảm bảo an toàn cho cơ sở dữ liệu. Do công tác hạch toán kế toán được thực hiện
trên phần mềm kế toán do ngân hàng cấp trên cài đặt nên các giao dịch thường được diễn
ra nhanh chóng và ít có sai sót. Trong công tác quản lý điều hành, bên cạnh việc bố trí
cán bộ hợp lý, giỏi chuyên môn lãnh đạo còn thường xuyên thực hiện kiểm tra, kiểm soát,
chấn chỉnh kịp thời những hạn chế trong quá trình làm việc nên đạt được hiệu quả cao
trong công việc.
Tất cả các chứng từ thu, chi đều qua sự kiểm soát chặt chẽ của kiểm soát viên trước
khi thực hiện giao dịch.
Thực hiện đánh số chừng từ cẩn thận nên rất thuận tiện cho việc kiểm tra. Hồ sơ chứng từ
đảm bảo tính hợp lệ, hợp pháp, chặt chẽ và được lưu trữ và sắp xếp một cách cẩn thận, an
toàn, khoa học. Vì vậy, công việc của kế toán thực hiện được dễ dàng, nhanh chóng mỗi
khi cần đối chiếu so sánh số liệu với nhau.
Thường xuyên cập nhật những quyết định mới của ngân hàng Nhà Nước về việc bổ
sung sửa đổi trong công tác hạch toán kế toán, chế độ chứng từ, báo cáo quyết toán,….
Kế toán đã cung cấp cho khách hàng những thông tin có liên quan đến tiền gửi tiết
kiệm của khách hàng một cách kịp thời, chính xác, đầy đủ và cung cấp số liệu báo cáo
thống kê một cách chính xác, đầy đủ và nhanh chóng, phục vụ tốt nhất cho công tác điều
hành hoạt động kinh doanh của Ban lãnh đạo.
3.1.2

Một số hạn chế trong việc kế toán tiền gửi tiết kiệm và nguyên nhân

Bên cạnh những kết quả đạt được trong công tác kế toán huy động vốn vẫn còn một
số hạn chế sau:
Mặc dù đã có nhiều cố gắng song tình trạng thiếu cán bộ (do được cử đi học hoặc
chuyển đi nơi khác, đi hỗ trợ, nghỉ phép…) vào những thời điểm lượng khách giao dịch
Trang

24


nhiều thì việc hạch toán còn chậm so với yêu cầu của khách hàng, nhiều khách hàng vẫn
phải chờ đợi.
Quy trình nghiệp vụ của NH còn quá nhiều bước khiến KH khó nhớ và không hài lòng
khi bị nhắc đi nhắc lại, viết lại nhiều lần.
Do sử dụng hoàn toàn bằng phần mềm nên khi phần mềm bị lỗi thì mọi giao dịch sẽ
bị ngừng lại, nhân viên hỗ trợ sữa phần mềm không trực liên tục nhất là sáng sớm khiến
hệ thống không được chỉnh kịp thời. ID của GDV đôi khi bị khóa, để mở khóa phải chờ
khá lâu.
Mặc dù trong thời gian qua PGD đã thực hiện tốt công tác kế toán TGTK của mình,
nhưng vẫn không tránh khỏi những vấn đề còn hạn chế mà chưa khắc phục kịp thời.Để
công tác kế toán TGTK tại PGD trong thời gian tới được hoàn thiện hơn thì PGD cần có
những biện pháp thích hợp để khắc phục được những hạn chế mà PGD đang gặp phải để
ngày một tốt hơn.
3.1.3

So sánh thực tế và lý thuyết học về kế toán TGTK

Trong quá trình thực tập, em nhận thấy có nhiều khác biệt giữa nội dung bài giảng kế
toán Ngân hàng và thực tế. Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam sử dụng hệ thống
tài khoản riêng biệt để không phải phụ thuộc vào sự thay đổi, bổ sung hệ thống TK kế
toán của ngân hàng nhà nước. Hệ thống TK của NH phức tạp hơn chúng em được học
nên ban đầu không tránh khỏi bỡ ngỡ. Nên em nghĩ nộ dung bài giảng nên thiết kế thêm
các buổi kiến tập có sự hướng dẫn của giảng viên để sinh viên vừa nắm rõ lý thuyết vừa
hiểu rõ thực tế hơn.
3.2 Kiến nghị
Với những hạn chế trên, em xin đưa ra một số ý kiến đóng góp để giúp Ngân Hàng ngày
một hoàn thiện hơn.

3.2.1

Bô sung nhân viên kip thơi

Ngân hàng cần hỗ trợ PGD tăng cường số lượng nhân viên để thay thế kịp thời những
lúc KH quá đông đảm bảo khi khách hàng đến giao dịch cảm thấy nhanh chóng, hài lòng
và tin tưởng vào ngân hàng.gân hàng
Cải tiến lại các phương thức thanh toán và đơn giản hoá các thủ tục giao dịch, triển
khai giao dịch một cửa đối với khách hàng để rút ngắn các thủ tục thanh toán, tạo sự
thuận tiện và tâm lý thoải mái cho khác hàng khi đến giao dịch.
Thực hiện việc kiểm soát của lãnh đạo bằng chữ ký điện tử giúp cho việc luân chuyển
chứng từ được nhanh hơn.
3.2.2

Về trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ, công nhân viên.

Có thể nói, về chất lượng nghiệp vụ của đội ngũ nhân viên của Vietcombank tại PGD
Nguyễn Trãi rất hiệu quả. Nhưng, vì số lượng giao dịch trong 1 ngày là quá lớn, cần bổ
sung thêm nguồn nhân lực để giảm bớt lượng công việc cho mỗi nhân viên. Nên tổ chức
các buổi hội thảo chuyên đề vào cuối tuần để nhân viên trong chi nhánh có thể chia sẻ,

Trang
25


×