Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Mon QLHCNN (bai 6) Làm rõ vai trò của Văn Hoá là gì? Quan điểm của Đảng về văn hóa cơ sở?liên hệ thực tế địa phương?

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (63.58 KB, 5 trang )

Bài 6
Làm rõ vai trò của Văn Hoá là gì? Quan điểm
của Đảng về văn hóa cơ sở?liên hệ thực tế địa
phương?
- KN văn hóa:
Trên thế giới hiện nay, có hàng nghìn định nghĩa,
quan niệm về văn hóa. Theo tư tưởng Hồ Chí Minh,
“Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống,
loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ,
chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn
học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng
ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng.
Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn
hóa”.
Đặc trưng cơ bản của khái niệm văn hóa: là hệ
thống những giá trị vật chất và tinh thần do con
người sáng tạo ra và tích lũy trong quá trình hoạt
động thực tiễn, thể hiện mối quan hệ tương tác giữa
con người với môi trường tự nhiên và xã hội; là dấu
hiệu phân biệt các cộng đồng xã hội (biểu hiện qua
lối sống, hệ giá trị, chuẩn mực xã hội, truyền
thống).
- Vai trò của văn hóa:
* Văn hóa là mục tiêu của sự phát triển kinh tế
- xã hội
Nghị quyết số 03 Hội nghị Trung ương 5 khóa VIII
ngày 16/7/1998 về xây dựng và phát triển nền văn
hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc xác định: văn
hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục
tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển KT-XH.
Trong nhiều thập kỷ qua, không ít người đã


quan niệm tăng trưởng kinh tế là mục tiêu duy nhất
của phát triển. Đó là một quan niệm sai lầm. Cần
thay đổi một cách cơ bản quan niệm về mục tiêu
phát triển.
Xét đến cùng, mục tiêu của phát triển phải là
văn hóa, là nâng cao chất lượng cuộc sống của con
người, bảo đảm sao cho kết hợp hài hòa giữa đời
sống vật chất và đời sống tinh thần, giữa mức sống
cao và lối sống đẹp, không chỉ cho một số ít người
mà cho đại đa số, không chỉ cho thế hệ hiện nay mà
còn cho các thế hệ mai sau.
Tăng trưởng kinh tế phải gắn với phát triển
văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội điều
đó có nghĩa là phải hướng tới sự phát triển bền
vững. Phát triển bền vững cần được đảm bảo bởi ba
tiêu chí: bền vững về kinh tế (giáo dục, giáo dục
bình quân đầu người, cơ cấu giáo dục trong các
ngành nghề); bền vững về xã hội (chỉ số HDI, tiêu
chí về văn hóa, giáo dục, y tế); bền vững về môi
trường.
Tăng trưởng kinh tế phải dựa trên cơ sở khai
thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả tài
nguyên thiên nhiên.
Tăng trưởng kinh tế không làm Ô nhiễm, suy
thoái, hủy hoại môi trường.

Như vậy, nói văn hóa là mục tiêu của sự phát
triển kinh tế - xã hội có nghĩa là chúng ta cần quan
tâm hướng tới sự phát triển bền vững.
- Văn hóa là mục tiêu của sự phát triển được

biểu hiện ở hai khía cạnh:
+ Văn hóa là một bộ phận, lĩnh vực của xã hội
mà chúng ta xây dựng. Điều đó được thể hiện ở
mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội, một trong sáu
đặc tung xây dựng chủ nghĩa xã hội là: có nền văn
hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.
+ Văn hóa tác động đến mục tiêu bao trùm đó
chính là con người. Con người là cái đích cuối cùng
của sự phát triển (phát triển con người toàn diện, hài
hòa, con người được phát huy hết năng lực của
mình). Con người là chủ thể sáng tạo văn hóa
nhưng cũng là sản phẩm của quá trình sáng tạo ấy.
Quá trình đó chính là sự tác động trực tiếp vào thế
giới bên trong, vào tinh thần của con người, hình
thành nhân cách mới, con người mới.
* Văn hóa là động lực của sự phát triển kinh tế
- xã hội
Văn hóa là động lực của sự phát triển kinh tế xã hội có nghĩa là, văn hóa là sản phẩm rất chủ
động, bởi đầu óc con người là sự sáng tạo không
ngừng. Văn hóa làm cho kinh.tế phát triển, kinh tế
tạo điều kiện thực đẩy cho văn hóa phát triển và khi
văn hóa phát triển sẽ thúc đẩy kinh tế phát triển. Cứ
thế, văn hóa và kinh tế tác động lẫn nhau, thẩm thấu
vào nhau, tạo động lực cho sự phát triển bền vững.
Nói văn hóa là động lực của sự phát triển kinh
tế - xã hội vì:
- Trong những thế kỷ trước, để phát triển kinh
tế người ta nhấn mạnh việc khai thác các yếu tố lao
động và đất đai. Adam Smith nói: Đất là mẹ, lao
động là cha, nếu biết kết hợp lao động và đất đai thì

của cải sẽ sinh sôi nảy nở.
- Đến thời kỳ cách mạng công nghiệp (cơ khí)
thì lao động, vốn, kỹ thuật và phương pháp quản lý
được coi là những yếu tố chủ chốt của tăng trưởng
kinh tế. Chính trong thời kỳ này, phương pháp
Taylor đã ra đời. Theo phương pháp này, người ta
phân chia quá trình làm ra một đơn vị sản phẩm
thành hàng trăm, hàng ngàn công đoạn và thao tác
khác nhau. Sự gia tăng gấp bội năng suất lao động
dựa trên sự phân công chuyên môn hóa cao độ gắn
với kỹ thuật cơ khí, một mặt đã tạo ra thêm lợi
nhuận cho chủ tư bản, nhưng mặt khác lại làm cho
đông đảo công nhân làm thuê trở nên què quặt, bị
biến thành vật phụ thuộc vào máy móc, thậm chí trở
thành bộ phận của các máy móc.
- Ngày nay, trong điều kiện của cách mạng
khoa học và công nghệ hiện đại, yếu tố quyết định
cho sự phát triển là trí tuệ, tri thức, thông tin; là
sáng tạo và đổi mới không ngừng nhằm tạo ra
những giá trị vật chất và tinh thần ngày càng cao,
đáp ứng nhu cầu đa dạng của các cá nhân và cộng
đồng. Việc đề cao yếu tố thông tin và tri thức đã dẫn
đến yêu cầu coi trọng chất lượng và nguồn lực con
người, yêu cầu phát huy tiềm năng sáng tạo của con
người.


Như vậy có thể thấy rằng, để phát triển kinh tế
- xã hội chúng ta cần rất nhiều nguồn lực, như: vốn,
tài nguyên thiên nhiên, khoa học công nghệ và

nguồn lực con người.
Trong đó, ba nguồn lực (vốn, tài nguyên thiên
nhiên, khoa học công nghệ) không phải là nguồn
lực tự thân mà phải có bàn tay, khối óc của con
người, sự tác động của con người. Nguồn lực con
người là nhân tố liên kết, tích hợp, tổng hợp các
nguồn lực khác tạo động lực cho sự phát triển. Đề
cập tới nguồn lực con người chính là đề cập tới yếu
tố văn hóa, bởi lẽ nhân tố chủ thể của văn hóa chính
là con người.
Bởi vậy, để phát triển đất nước hiện nay đồng
thời phải quan tâm tới chiến lược xây dựng con
người - chiến lược phát triển văn hóa. Bởi con
người là nhân tố quyết định sự phát triển. Như vậy,
văn hóa có vai trò như tổng hợp lực, nó tích hợp các
nguồn lực, tạo nên một động lực lực cho sự phát
triển. Đó chính là tiềm lực trí tuệ (tiềm năng sáng
tạo, tri thức, kinh nghiệm, đạo đức, ý chí, nghị lực,
nhân cách, v.v.).
- Quan điểm của Đảng về văn hóa và phát triển
văn hóa cơ sở:
Trong Nghị quyết Trung ương 5 ( Khóa VIII),
Đảng ta khẳng định: Văn hóa Việt Nam là tổng thể
những giá trị vật chất và tinh thần do cộng đồng
các dân tộc Việt Nam sáng tạo ra trong quá trình
dựng nước và giữ nước…, là kết quả giao lưu và
tiếp thu tinh hoa của nhiều nền văn minh thế giới
để không ngừng hoàn thiện mình. Văn hóa Việt
Nam đã hun đúc nên tâm hồn, khí phách, bản lĩnh
Việt Nam, làm rạng rỡ lịch sử vẻ vang của dân tộc.

Đến Nghị quyết Trung ương 9 khoá XI nêu 5 quan
điểm về văn hoá:
+ Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục
tiêu, động lực phát triển bền vững đất nước. Văn
hóa phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị,
xã hội.
+ Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà
bản sắc dân tộc, thống nhất trong đa dạng của cộng
đồng các dân tộc Việt Nam, với các đặc trưng dân
tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học.
+ Phát triển văn hóa vì sự hoàn thiện nhân cách con
người và xây dựng con người để phát triển văn hóa.
Trong xây dựng văn hóa, trọng tâm là chăm lo xây
dựng con người có nhân cách, lối sống tốt đẹp, với
các đặc trưng cơ bản: yêu nước, nhân ái, nghĩa tình,
trung thực, đoàn kết, cần cù, sáng tạo.
+ Xây dựng đồng bộ môi trường văn hóa, trong đó
chú trọng vai trò của gia đình, cộng đồng. Phát triển
hài hòa giữa kinh tế và văn hóa; cần chú ý đầy đủ
đến yếu tố văn hóa và con người trong phát triển
kinh tế.
+ Xây dựng và phát triển văn hóa là sự nghiệp của

toàn dân do Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân
dân là chủ thể sáng tạo, đội ngũ trí thức giữ vai trò
quan trọng.
Năm quan điểm chỉ đạo xây dựng và phát triển văn
hóa này đã thể hiện sự phát triển tư duy lý luận của
Đảng về văn hóa ở bình diện khái quát cao, bao
quát được toàn bộ những vấn đề cốt lõi của việc xây

dựng và phát triển văn hóa trong thời kỳ mới. Sự
sáng tạo của Đảng không chỉ dừng lại ở việc nhận
thức sâu sắc và toàn diện hơn vai trò của văn hóa
trong sự nghiệp đổi mới mà còn thể hiện ở việc xác
định rõ phương hướng, đặc trưng, tính chất, động
lực và đặc thù của hoạt động xây dựng và phát triển
văn hóa. Đây cũng là sự đúc kết lý luận, tổng kết
thực tiễn, vận dụng sáng tạo quan điểm của chủ
nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh vào xác
định quan điểm chỉ đạo xây dựng và phát triển văn
hóa trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện
đại hóa, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế.
Nắm bắt được tinh thần của thời đại và dựa
trên thực tiễn của đất nước, Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ Xi của Đảng yêu cầu: "Phát triển văn
hóa, xã hội hài hòa với phát triển kinh tế, bảo đảm
tiến bộ và công bằng xã hội trong từng bước và
từng chính sách phát triển" ; "Tăng trưởng kinh tế
phải kết hợp hài hòa với phát triển văn hóa, thực
hiện tiến bộ và công bằng xã hội, không ngừng
nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân"; "phát
triển toàn diện các lĩnh vực văn hóa xã hội hài hoà
với phát triển kinh tế".
Bước vào thời kỳ đổi mới, Đảng ta chủ trương
xây dựng một đất nước: dân giàu, nước mạnh, xã
hội công bằng, dân chủ, văn minh. Chiến lược của
Đảng về văn hóa là xây dựng nền văn hóa Việt Nam
tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Từ tư tưởng chủ
đạo này, trước thực tiễn biến đổi của thời đại, việc

chủ trương gắn kết, phát triển hài hòa văn hóa và
kinh tế thực sự là một bước tiến quan trọng về lý
luận phát triển văn hóa của Đảng. Văn hóa Việt
Nam đương đại là sự phản ánh đời sống xã hội Việt
Nam đương đại, có ảnh hưởng lo lớn đến sự phát
triển tiến bộ xã hội. Cơ sở kinh tế và đời sống xã
hội mà văn hóa Việt Nam dựa vào đó để sinh
trưởng, phát triển, không chỉ còn là truyền thụ, kế
thừa và tiếp nối mà cách đơn giản mà sâu hơn và
cao hơn chính là sự chuyển hóa và xây dựng văn
hóa theo hướng hiện đại hóa. Đó là quá trình không
ngừng sáng tạo đổi mới văn hóa từ nội hàm tới
ngoại diên. Nói khác đi, phát triển nền văn hóa tiên
tiến đậm đà bản sắc dân tộc là phát triển văn hóa xã


hội chủ nghĩa hướng tới hiện đại hóa, hướng tới thế
giới, hướng tới tương lai. Nó vừa là mục tiêu của sự
nghiệp xây dựng đất nước, vừa là nền tảng tinh thần
tạo nên động lực khát vọng phấn đấu cho toàn dân
tộc. Vì thế, một khi văn hóa hòa nhập và kinh tế,
chính trị, ý nghĩa và tầm quan trọng của văn hóa
trong sức mạnh tổng hợp đất nước ngày càng nổi
bật.
Trong yêu cầu phát triển văn hóa chung của
đất nước, Đảng cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của
phát triển văn hóa ở cơ sở. Ngay từ Đại hội đại biểu
toàn quốc lần thứ IX, Đảng ta đã nhấn mạnh: "Tiếp
tục đưa các hoạt động văn hóa thông tin về cơ sở,
vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào các dân tộc; phát

động phong trào toàn dân tham gia thực hiện nếp
sống văn minh, gia đình, bản, làng văn hóa; tiến tới
hoàn chỉnh hệ thống thiết chế văn hóa bằng nguồn
lực nhà nước và mở rộng xã hội hóa, làm cho văn
hóa thấm sâu vào từng khu dân cư, từng gia đình,
từng nguồn Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
X, khi bàn về định hướng phát triển văn hóa, Đảng
ta tiếp tục khẳng định: "Đẩy mạnh việc thực hiện
nhiệm vụ phát triển văn hóa... làm cho văn hóa
thấm sâu vào từng khu dân cư, từng gia đình, từng
người... Nâng cao tính văn hóa trong mọi hoạt động
kinh tế, chính trị, xã hội và sinh hoạt của nhân dân...
Đẩy mạnh việc xây dựng đời sồng văn hóa đại
chúng và môi trường văn hóa lành mạnh".
Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
Xi của Đảng tiếp tục khẳng định: "Xây dựng nền
văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc,
phát triển toàn diện, thống nhất trong đa dạng, thấm
nhuần sâu sắc tinh thần nhân văn, dân chủ, tiến bộ;
làm cho văn hóa gắn kết chặt chẽ và thấm sâu vào
toàn bộ đời sống xã hội, trở thành nền tảng tinh thần
vững chắc, sức mạnh nội sinh quan trọng.của phát
triển. Kế thừa và phát huy những truyền thống văn
hóa tốt đẹp của cộng đồng các dân tộc Việt Nam,
tiếp thu những tinh hoa văn hóa nhân loại, xây dựng
một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh, vì lợi ích
chân chính và phẩm giá con người, với trình độ tri
thức, đạo đức, thể lực và thẩm mỹ ngày càng cao".
Có thể thấy, vấn đề văn hóa và văn hóa ở cơ sở đã
và đang được Đảng và Nhà nước đề cao bởi chính

vị trí, vai trò quan trọng của văn hóa và phát triển
văn hóa trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội.
Nội dung QLNN về VH:
1. Chỉ đạo tổ chức và vận động nhân dân xây
dựng phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng văn
hóa
Qua các giai đoạn lịch sử của cách mạng,
Đảng và Nhà nước ta đều có nhiều văn kiện, nghị
quyết, chỉ thị chỉ đạo tổ chức và vận động nhân dân
xây dựng nền văn hóa Việt Nam. Đặc biệt, ngày 167-1998, Ban Chấp hành Trung ương đã ban hành
Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành
Trung ương khóa VIII Nghị quyết nêu ra 5 quan
điểm chỉ đạo, 10 nhiệm vụ cụ thể và 4 giải pháp
lớn, trong đó có giải pháp Phát động phong trào
toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa.

Mục đích của phong trào là nhằm xây dựng và
phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà
bản sắc dân tộc.
Địa chỉ xây dung phong trào là ở những cộng
đồng dân cư liên kết với nhau trong các sinh hoạt
vật chất và tinh thần diễn ra trong đời sống hàng
ngày trong mọi lực lượng nhân dân và trong cả hệ
thống chính trị từ trên xuống, từ trong Đảng, cơ
quan nhà nước, các đoàn thể ra ngoài xã hội.
2.Tổ chức quản lý các hoạt động thông tin,
tuyên truyền và cổ động
Công tác thông tin, tuyên truyền, cổ động là
biểu hiện cụ thể của hoạt động truyền thông đại
chúng, là một hoạt động được quan niệm có sức

mạnh quyền lực sau các quyền lập pháp, hành pháp
và tư pháp bởi tác dụng lan tỏa, sự tác động mạnh
vào công chúng ở mọi tầng lớp xã hội.
Thông tin, tuyên truyền, cổ động: là cách thức
mà người làm công tác tuyên truyền, giáo dục tác
động lên đối tượng được tuyên truyền, giáo dục để
nâng cao nhận thức, kiến thức nhằm thúc đẩy đối
tượng hoạt động để đạt mục đích.
3.Xây dựng nếp sống văn minh trong việc
cưới, việc tang và lễ hội
- Ngày 15-1-1975, Ban Bí thư Trung ương
Đảng đã ban hành Chỉ thị số 214/CT-TW về thực
hiện nếp sống mới trong việc cưới, việc tang, ngày
giỗ, ngày hội.
- Năm 1980, Ban chỉ đạo nếp sống mới của
Trung ương được thành lập để chỉ đạo thực hiện
phong trào vận động xây dựng gia đình văn hóa
mới. Đây thực chất là cuộc vận động cách mạng
lớn, sâu rộng, trong đó một nội dung được coi là
quan trọng và thường xuyên là vận động nhân dân
thực hiện nếp sống mới trong việc cưới, việc tang,
ngày giỗ và ngày hội.
- Khi đất nước bước vào công cuộc tôi mới,
do chuyển sang nền kinh tế thị trường và mở rộng
giao lưu quốc tế những có phần buông lỏng chỉ đạo,
quản lý trên một số lĩnh vực văn hóa - xã hội, nhiều
nơi đã phát sinh lối sống thực dụng, sùng bái nước
ngoài, coi thường những giá trị văn hóa và đạo lý
dân tộc, tình nghĩa cộng đồng mà biểu hiện rất rõ
trong việc cưới, việc tang và lễ hội.

Trước tình hình đó, Bộ Chính trị Ban Chấp
hành Trung ương đã ra Chỉ thị 27-CT/TW ngày 121-1998 Về việc thực hiện nếp sống văn minh trong
việc cưới, việc tang và lễ hội để định hướng xây
dựng nếp sống văn minh trong phong tục tập quán,
xóa bỏ hủ tục lạc hậu, giữ gìn bản sắc dân tộc.
4.Bảo vệ và phát huy giá từ các di tích lịch sử
văn hóa
Theo Luật Di sản văn hóa: Di sản văn hóa
gồm có hai loại: di sản văn hóa vật thể và di sản văn
hóa phi vật thể.
Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh
thần có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học. Bao gồm:
- Tiếng nói, chữ viết
- Tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học
- Ngữ văn truyền miệng
- Diễn xướng dân gian


- Lối sống, nếp sống
- Lễ hội truyền thống
- Nghề thủ công truyền thống
- Tri thức văn hóa dân gian
Di sản văn hóa vật thể là sản phẩm vật chất có
giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, bao gồm di tích
lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật,
bảo vật quốc gia.
Chuyên đề này tập trung vào nội dung công
tác bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử văn
hóa.
5.Chỉ đạo xây dựng và hoàn thiện các thiết

chế văn hóa ở cơ sở
Nhiệm vụ cơ bản của thiết chế văn hóa là: tổ
chức các hoạt động sản xuất (sáng tạo) tạo ra sản
phẩm văn hóa, giữ gìn và bảo quản vốn văn hóa dân
tộc; phân phối và tiêu dùng các sản phẩm văn hóa,
truyền đạt giá trị văn hóa thông tin để nâng cao đời
sống văn hóa trên địa bàn cư dân, làm giàu có cuộc
sống của con người theo định hướng văn hóa của
Đảng, chủ trương pháp luật của Nhà nước.
Do vậy, chính quyền cơ sở cần quan tâm tới
công tác xây dựng và hoàn thiện các thiết chế văn
hóa này.
6. Quản lý các hoạt động dịch vụ văn hóa
Các hoạt động dịch vụ văn hóa bao gồm: lưu
hành, kinh doanh băng đĩa; hoạt động vũ trường,
karaoke, trò chơi điện tử. Do đó phải quản lý thị
trường văn hóa.
- Nội dung chủ yếu cần quản lý:
+ Bài trừ các loại văn hóa phẩm độc hại: có
nội dung đồi trụy khiêu dâm, kích động bạo lực thể
hiện dưới các hình thức băng (ra hình, băng địa
nhạc, phim ảnh, trong các hoạt động văn hóa nơi
công cộng.
+ Bài trừ các tệ nạn xã hội như: mại dâm, ma
túy, cờ bạc, những kẻ lợi dụng hoạt động văn hóa
giải trí để làm ăn bất chính….
Các phương thức quản lý: bằng pháp luật,
bằng chính sách, bằng đầu tư, bằng biện pháp tuyên
truyền giáo dục văn hoá, bằng kiểm tra, giám sát.
Liên Hệ thực tế địa phương:

theo ông nguyễn đạo toàn, cục trưởng cục văn hoá
cơ sở, Trong thời gian qua, công tác xây dựng đời
sống văn hóa ở cơ sở thu được những thành tựu khả
quan, góp phần tích cực vào việc thực hiện các
nhiệm vụ chính trị của Đảng và Nhà nước. Nhất là
từ khi thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa
VIII) về “Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà
bản sắc dân tộc”. Kết quả của các công tác xây
dựng gia đình, làng (thôn, ấp, bản, tổ dân phố...)
văn hóa, thực hiện nếp sống văn minh trong việc
cưới, tang, lễ hội, hoạt động tuyên truyền cổ động,
sự khởi sắc của phong trào văn nghệ quần chúng ở
cơ sở... đã tạo nên sự chuyển biến sâu sắc về nhận
thức trong nhân dân về vai trò của văn hóa trong sự
nghiệp phát triển của đời sống kinh tế - xã hội; tạo
điều kiện cho phong trào “Toàn dân đoàn kết xây

dựng đời sống văn hóa” phát triển thuận lợi. Hiệu
quả xã hội rõ nét nhất là, ở những địa phương có
phong trào tốt, diện mạo kinh tế - xã hội từng bước
được đổi mới. Đời sống kinh tế của nhân dân không
ngừng được cải thiện, số hộ giàu ngày một tăng lên,
số hộ nghèo giảm. Cơ sở vật chất và các thiết chế
sinh hoạt văn hóa được kiện toàn. Cảnh quan môi
trường sạch, đẹp. Các chỉ tiêu về y tế, giáo dục
được thực hiện tốt, không có tệ nạn xã hội. Các giá
trị văn hóa cổ truyền được phát huy và có tác dụng
động viên nhân dân tham gia tổ chức, quản lý các
hoạt động văn hóa - xã hội. Trật tự an ninh, an toàn
xã hội được bảo đảm, người dân sống có kỷ cương,

nền nếp, tự giác thực hiện nghĩa vụ công dân. Nếp
sống và làm việc theo pháp luật được hình thành và
trở thành một trong những tiêu chuẩn để đánh giá
và công nhận danh hiệu văn hóa. Vì vậy, danh hiệu
gia đình, làng (thôn, ấp, bản, khu phố...) văn hóa
thực sự là niềm tự hào của nhân dân.
Với những kết quả xã hội trên cho thấy công tác tổ
chức, quản lý các hoạt động văn hóa cơ sở đã đáp
ứng được nguyện vọng của nhân dân; làm cho văn
hóa thấm sâu vào mỗi gia đình, cộng đồng dân cư,
tạo nên sự chuyển biến sâu sắc và trở thành thước
đo giá trị về chất lượng cuộc sống, về sự phát triển
nhân cách con người, về nét đẹp trong mỗi gia đình,
dòng họ và cộng đồng dân cư; góp phần xây dựng
môi trường văn hóa lành mạnh, ổn định, tạo đà cho
sự gia tăng phát triển kinh tế ở mỗi địa phương.
Trong năm 2014, Đội kiểm tra liên ngành Văn
hóa-Xã hội Thành phố tây ninh và xã, phường kiểm
tra các cơ sở kinh doanh dịch vụ văn hóa đạt kết quả
sau:
- Tổng số cuộc kiểm tra: 127 cuộc với 383 cơ
sở kinh doanh
- Tổng số vụ vi phạm: 98 trường hợp
+ Nhắc nhở: 87 trường hợp
+ Đề nghị xử phạt: 11 trường hợp
+ Tổng số tiền xử phạt: 57.350.000đ.
- Tiếp nhận và thẩm định 17 cơ sở đăng ký
cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động điểm
cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng, kết
quả: 06 cơ sở không đảm bảo diện tích theo quy

định, 02 cơ sở chưa đủ điều kiện chờ bổ sung biển
hiệu, 09 cơ sở đã được cấp phép; bố trí 18 lượt cơ
sở đăng ký quảng cáo.
* Công tác xây dựng đời sống văn hóa cơ sở
- Tiếp tục triển khai Quyết định số
33/2013/QĐ-UBND, ngày 01/8/2013 của UBND
tỉnh Tây Ninh về ban hành Tiêu chuẩn “Phường,
Thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị”; Hướng đẫn số
46/HD-BCĐ, ngày 21/10/2013 của Ban Chỉ đạo
Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống


văn hóa” Tây Ninh về Quy trình xây dựng “Phường,
Thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị”; Quyết định số
05/2012/QĐ-UBND, ngày 17/01/2012 của UBND
tỉnh Tây Ninh ban hành tiêu chuẩn Chợ Văn minh,
Gian hàng văn minh; Quyết định số 06/2012/QĐUBND, ngày 17/01/2012 về ban hành tiêu chuẩn
Cơ sở - tôn giáo văn minh; tiếp tục triển khai cho 10
xã, phường. Quyết định số 41/BC-BCĐ, ngày
04/10/2012 của Ban Chỉ đạo phong trào toàn dân
đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa tỉnh Tây Ninh
về việc ban hành bảng điểm xét công nhận danh
hiệu “Gia đình văn hóa”; “Ấp, khu phố văn hóa”;
“Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới”.
-54/54 ấp, khu phố trên điạ bàn giữ vững danh hiệu
văn hoá, 8/10 phường, xã duy trì phường xã văn
hoá.
Bên cạnh những kết quả đạt được còn những
mặt hạn chế, tồn tại như:
- Công chức Văn hóa - Xã hội cấp xã chưa ổn

định, thường xuyên thay đổi, do đó còn hạn chế
nhiều về chuyên môn.
- Trung tâm Văn hoá Thể thao học tập cộng
đồng xã, phường vẫn còn hạn chế ở một số mặt
như: kinh phí hoạt động; các thiết chế Văn hoá –
TDTT chưa đáp ứng nhu cầu, công trình thể dục,
thể thao, văn hoá; điểm tập; sân chơi mang tính tập
trung cho Nhân dân sinh hoạt chưa đạt chuẩn và
chưa có.
- Việc quy hoạch quỹ đất dành cho hoạt động
văn hóa, thể dục - thể thao chưa đủ và chưa được
quan tâm đúng mức.
- Công tác tuyên truyền chưa được thường
xuyên liên tục. Công tác xã hội hoá văn hóa, thể dục
- thể thao tuy đạt được một số kết quả nhưng vẫn
chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong giai
đoạn hiện nay
4 giải pháp:
1-Tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng
đối với lĩnh vực văn hóa
2- Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về
văn hóa
3- Xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác văn hóa
4- Tăng cường nguồn lực cho lĩnh vực văn hóa



×