Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TẠI CÙ LAO CHÀM, QUẢNG NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.84 KB, 17 trang )

CHƯƠNG I: ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Tính cấp thiết của đề tài
Công nghiệp không khói, tên gọi không chính thức của ngành du lịch, giữ vai trò
quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu. Ngành du lịch còn có vai trò đặc biệt quan trọng
đối với sự phát triển của các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. Là điểm đến
mới, với nguồn tài nguyên thiên nhiên và văn hóa khá phong phú, giá cả thấp, ngành du
lịch Việt Nam phát triển khá nhanh trong thập niên qua và có tiềm năng triển vọng tiến xa
hơn. Song trong tương lai của ngành du lịch Việt Nam sẽ còn tùy thuộc vào hiểu quả của
các chính sách phát triển du lịch, việc bảo tồn, phát huy nguồn tài nguyên, nhân lực và
sự đánh giá đúng mức hiện trạng và tiềm năng.
Đảo Cù Lao Chàm là một hòn đảo xinh đẹp cách di sản văn hóa thế giới Hội An
không xa và hiện nay thuộc tỉnh Quảng Nam. Thiên nhiên Cù Lao Chàm vô cùng hấp dẫn
với hệ sinh thái và các rạn san hô cùng động thực vật đa dạng và phong phú, đến với hòn
đảo này bạn sẽ không những được tắm biển, lặn biển và ngắm san hô, hay thả mình vào
làn nước biển trong xanh hoặc phơi mình trên những bãi cát trắng mịn như ngọc. Cùng
với con người xứ đảo rất thân thiện và mến khách, tạo nên một Cù Lao Chàm thân thiện,
hài hoà, mến khách trong lòng mỗi du khách khi đặt chân đến đây
Du lịch là ngành kinh tế có mối quan hệ với nhiều ngành, lĩnh vực, trong đó có
mối quan hệ hết sức chặt chẽ với cộng đồng địa phương. Việc phát triển du lịch dựa vào
cộng đồng đã đem lại rất nhiều lợi ích trực tiếp hoặc gián tiếp cho cộng đồng dân cư địa
phương cũng như góp phần vào quá trình phát triển đất nước...Điều đó mang ý nghĩa
nhân văn to lớn, thể hiện đường lối chiến lược, chính sách phát triển kinh tế xã hội đúng.
Du lịch dựa vào cộng đồng đã được quan tâm quy hoạch, đầu tư phát triển mang
lại kết quả về nhiều mặt ở nhiều quốc gia trên thế giới. Ở Việt Nam, các loại hình du lịch
này đã được tổ chức và mang lại những thành công bước đầu ở nhiều địa phương.
Nhận thức được những điều này nên nhóm chúng tôi quyết định chọn đề tài này:
“NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TẠI CÙ LAO CHÀM,
QUẢNG NAM”

1



II. Mục tiêu nghiên cứu

• Đánh giá về tính hiệu quả của mô hình du lịch cộng đồng
• Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế, văn hóa và chính trị Việt Nam tới các loại
hình du lịch công đồng tai CÙ LAO CHÀM
• Từ đó, chứng minh được rằng phát triển du lịch có sự tham gia của cộng đồng là
một giải pháp khai thác có hiệu quả tiềm năng phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa và
môi trường tại CÙ LAO CHÀM
• Tìm ra điểm thành công và hạn chế của mô hình này
• Đề xuất các giải pháp nhằm khắc phục các hạn chế và nâng cao hiệu quả mô hình
du lịch cộng đồng ở CÙ LAO CHÀM
III. Phương pháp nghiên cứu
Dựa trên số liệu thứ cấp và các tài liệu thu thập được tiến hành phân tích
IV. Đối tượng nghiên cứu
Cụm đảo Cù Lao Chàm, ban quản lí về cụm đảo, người dân bản địa và khách du lịch
V. Phạm vi nghiên cứu

• Không gian: khu vực đảo Cù Lao Chàm
• Thời gian: nghiên cứu lượng khách du lịch đến với Cù Lao Chàm trong thời gian từ
năm 2013 đến 2017

2


CHƯƠNG II: NỘI DUNG CHÍNH
I. Khái niệm của du lịch cộng đồng
Khi khái niệm du lịch cộng đồng bắt đầu xuất hiện từ đầu thế kỷ 20, có các cách
nhìn nhận và hiểu biết khác nhau về khái niệm này, các khái niệm và định nghĩa khác
nhau thường tùy thuộc vào tác giả, khu vực địa lý hoặc nghiên cứu/ dự án cụ thể. Tuy

nhiên, vẫn có một số nguyên tắc được áp dụng chung như các nguyên tắc về tính bền
vững, sự tham gia và lợi ích của các cộng đồng địa phương. Du lịch cộng đồng là một
loại hình du lịch cần phải có sự tham gia của cộng đồng
Cộng đồng (community): Là một nhóm người sống trong cùng một khu vực địa lý hay
là một nhóm dân cư có những lợi ích và mối quan tâm chung mà không bị quy định bởi
các giới hạn địa lý. Họ xây dựng các tổ chức và thiết chế nhằm đáp ứng một số nhu cầu
chung của cộng đồng.
Du lịch: bao gồm tất cả mọi hoạt động của những người du hành, tạm trú, trong mục đích
tham quan, khám phá và tìm hiểu, trải nghiệm hoặc trong mục đích nghỉ ngơi, giải trí, thư
giãn; cũng như mục đích hành nghề và những mục đích khác nữa, trong thời gian liên tục
nhưng không quá một năm, ở bên ngoài môi trường sống định cư; nhưng loại trừ các du
hành mà có mục đích chính là kiếm tiền. Du lịch cũng là một dạng nghỉ ngơi năng động
trong môi trường sống khác hẳn nơi định cư.
Sự tham gia của cộng đồng: là một quá trình mà chính phủ và cộng đồng cùng nhận một
số trách nhiệm cụ thể và tiến hành các hoạt động để cung cấp các dịch vụ cho cộng đồng
hoặc để đạt được các mục tiêu phát triển.
Định nghĩa phổ biến về du lịch cộng đồng là: Du lịch cộng đồng mang lại cho du khách
những trải nghiệm về cuộc sống địa phương, trong đó các cộng đồng địa phương tham
gia trực tiếp vào các hoạt động du lịch và thu được các lợi ích kinh tế - xã hội từ các hoạt
động du lịch và chịu trách nhiệm bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường và văn hóa
địa phương.

3


II. Thực trạng phát triển du lịch ở Cù Lao Chàm
2.1. Giới thiệu tổng quan về Cù Lao Chàm
2.1.1. Tên gọi và vị trí địa lí
Tên gọi Cù Lao Chàm đã xuất hiện cách nay đã hàng mấy trăm năm, và tên gọi xã
Tân Hiệp (thuộc thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam hiện nay) có nguồn từ chữ Tân Hợp

dưới triều Nguyễn.
Cù Lao Chàm nằm ở toạ độ 15o15'20'' đến 15o15'15'' vĩ độ Bắc và 180o23'10'' kinh độ
Đông; là một cụm gồm 08 hòn đảo lớn, nhỏ (Hòn Lao, Hòn Mồ, Hòn Lá, Hòn Dài, Hòn
Tai, Hòn Khô Mẹ, Hòn Khô Con, và Hòn Ông) trải rộng trên một diện tích không gian
khoảng 15km . Về mặt hành chính, hiện nay Cù Lao Chàm là xã đảo Tân Hiệp thuộc
thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam. Du lịch Cù Lao Chàm mấy năm trở lại đây thu hút
khá nhiều du khách bởi vẻ đẹp hoang sơ của các bãi biển, và dịch vụ du lịch ổn định. Nếu
có dịp đi miền trung Huế, Đà Nẵng, Hội An, bạn cũng đừng quên thu xếp 1 ngày đi Cù
Lao Chàm nhé.
Với vị trí địa lí như vậy, đã tạo cho Cù Lao Chàm một vị trí quan trọng cả về mặt kinh
tế, chính trị
2.1.2. Phân tích SWOT Cù Lao Chàm
Phân tích swot
Điểm mạnh
(Strengths)
• Về Địa lý, Cù Lao

Điểm yếu
Cơ hội
(Weaknesses) (Opportunities)
• Thiếu các điều
• Hàng loạt dự án

Thách thức (Threats)

• Cù Lao Chàm đang có xu

Chàm có khí hậu

kiện cơ sở hạ


phát triển

hướng gia tăng số lượng du

quanh năm mát mẻ

tầng tối thiểu

KTXH, đảm bảo

khách hằng năm. Trong bối

với một khu vực với

như điện, nước

ANQP đã và

cảnh khu sinh quyển chưa có

sự đa dạng sinh

ngọt. Hiện, cù

đang triển khai

được giải pháp tốt trong việc

thái rất lớn. Những


lao Chàm được

mở ra nhiều cơ

đáp ứng nhu cầu của du khách

loài hải sản quý

cấp nguồn điện

hội cho du lịch

thì sự gia tăng này chính là

hiếm, rạn san hô

từ nhà máy điện

Cù Lao Chàm.

mối tác động rất lớn, đặc biệt

nhiều màu sắc

diesel, lưới điện

Đầu tư hạ tầng

là các khu vực có các hệ sinh


4


khiến Cù Lao

trên đảo chỉ có

du lịch, tranh

thái rất nhạy cảm với tác

Chàm trở thành

lưới hạ áp 0,4kV,

thủ các nguồn

động của con người như rạn

điểm đến lý tưởng

không đủ khả

vốn từ Chương

san hô, rừng dừa nước, các

với những người


năng cung cấp

trình 69 của

thảm cỏ biển, các bãi biển.

yêu thích vẻ hoang

liên tục cho nhu

UBND thành

Điều này ảnh hưởng đến các

cầu điện sinh

phố, đầu tư

hệ sinh thái mà còn làm suy

hoạt, cũng như

nâng cấp, cải

giảm nghiêm trọng tài nguyên

Chàm là một di tích

sản xuất, phục


tạo bến bãi, các

đa dạng sinh học trong các hệ

văn hóa lịch sử gắn

vụ du lịch đang

công trình vệ

tăng nhanh
• Do tác động con

sinh, xây dựng

sơ của tư nhiên.
• Về lịch sử, Cù Lao

với sự hình thành
và phát triển của

sinh thái này.
• Sự thiếu hụt bùn cát từ

các sản phẩm

thượng nguồn là một trong

người ảnh


du lịch mới, mở

những nguyên nhân gây nên

hưởng đến bảo

rộng tuyến,

hiện tượng xói lở nghiêm

tồn san hô, bảo

trọng bờ biển Cửa Đại trong

bờ cát dài trắng

không gian du

vệ tài nguyên du

mịn, làn nước xanh

lịch đồng thời

lịch.

khai thác các

vài năm gần đây.
• Các công trình xây dựng cơ sở


đô thị thương cảng
Hội An
• Những bãi biển với

trong đến mức có
thể nhìn xuống tận
đáy là đặc sản của
nơi đây.

điểm tham quan
mới nhằm kéo
dài thời gian cho
du khách.

hạ tầng tại các khu sinh
quyển đã và đang làm mất đi
nhiều diện tích các sinh cảnh
quan trọng, thu hẹp vùng sinh
cư các loài và ảnh hưởng
chung đến nguồn lợi sinh vật
trong khu sinh quyển.

5


2.1.2. Tiềm năng của xã đảo Tân Hiệp – Cù Lao Chàm
Cù lao Chàm có khí hậu quanh năm mát mẻ, hệ động thực vật phong phú, đặc biệt
là nguồn hải sản và nguồn tài nguyên yến sào. Các rạn san hô ở khu vực biển cù lao
Chàm cũng được các nhà khoa h ọc đánh giá cao và được đưa vào danh sách bảo vệ. Du

khách đến với cù lao Chàm sẽ trải qua những giờ phút thú vị, bồng bềnh trên sông nước.
Nơi đây có thảm thực vật và động vật đa dạng, phong phú. Có nhiều loại gỗ quý như gõ
biển, huỷnh, lim xẹt và vô vàn chủng loại lâm sản như song, mây, cây làm thuốc. Thảm
thực vật có độ bao phủ lớn chính là nơi cư trú của nhiều loại động vật. Hiện Cù lao Chàm
có 12 loài thú, 13 loài chim, 130 loài bò sát và 5 loài ếch nhái. Trong đó có 2 loài được
ghi vào Sách đỏ động vật Việt Nam là chim yến và khỉ đuôi dài. Bên cạnh đó còn có
nhiều sản vật từ rừng đến biển như các loại rau rừng, cua đá, các loài tôm cá và nhiều loại
hải sản khác.
Trên đất Cù Lao Chàm hiện còn tồn tại khá nhiều các di tích tôn giáo - tín ngưỡng
được xây dựng qua các thời kỳ lịch sử. Đặc biệt, trong số đó có những công trình mang
nhiều giá trị lịch sử - văn hóa và đã được Bộ Văn Hóa - Thông Tin chính thức ra quyết
định công nhận là di tích cấp quốc gia.Một số điểm hấp dẫn như: Lăng Tiền Hiền, Miếu
tổ nghề Yến
2.2. Tình hình khách đến Cù Lao Chàm qua các năm và những sự thay đổi
Theo thống kê từ Ban Quản lý Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm, tính đến hết tháng
8.2017, du lịch Cù Lao Chàm đón gần 353 nghìn lượt khách tham quan, lưu trú, giảm
7.531 lượt so với cùng kỳ năm 2016.
Theo số liệu thống kê, lượt khách thăm quan đảo Cù Lao Chàm năm 2013 có 171.000
lượt khách năm 2014 có khoảng 285.000 lượt khách; năm 2015 có khoảng 400.000 lượt
khách ra đảo Cù Lao Chàm.

6


Biểu đồ: Lượt khách du lịch đến Cù Lao Chàm qua các năm

Trong tổng số 64.463 lượt khách quốc tế tham quan Cù Lao Chàm, khách Trung Quốc
chiếm số lượng khá lớn với 34.140 lượt. Dù giảm 12.753 lượt so với cùng kỳ nhưng có
thể nhận thấy Cù Lao Chàm vẫn là điểm đến khá ưa thích với thị trường khách này
Phát triển du lịch đã làm thay đổi toàn diện về cơ cấu nghề nghiệp, lao động, qui

hoạch sử dụng đất, qui hoạch thương mại dịch vụ và các định hướng lớn của thành phố
Hội An. Trong đó rõ nét nhất cho sự thay đổi này là xã đảo Tân Hiệp – Cù Lao Chàm.
Trước khi thành lập Khu bảo tồn biển (2006) có đến 90% sinh kế người dân là nghề khai
thác thủy sản ven bờ truyền thống, giá trị kinh tế chủ yếu là thu nhập từ sản phẩm khai
thác và đánh bắt, các dịch vụ sinh thái môi trường hầu như chưa phát triển. Tuy nhiên sau
10 năm (2006 - 2015), có đến hơn 40% người dân có sự chuyển đổi sinh kế từ khai thác
thủy sản truyền thống sang phát triển các dịch vụ du lịch sinh thái tại Cù Lao Chàm
Người dân trên đảo chuyển sang làm dịch vụ du lịch, nhờ thế đời sống người dân chuyển
biến rõ rệt.Cuối tháng 9-2016, Cù Lao Chàm đã chính thức đóng điện lưới quốc gia, phát
triển hơn nữa nhằm phục vụ tốt hơn cho du khách khi đến đảo.
Ông Đinh Hài, Giám đốc Sở VH-TT-DL tỉnh Quảng Nam cho biết, mấy năm trở lại
đây, lượng khách đến với Cù Lao Chàm tăng gấp nhiều lần. Chính vì thế, tình hình kinh
tế - xã hội của xã đảo Cù Lao Chàm phát triển mạnh mẽ, đời sống người dân được cải
thiện rất nhiều nhờ làm du lịch. Người dân xã đảo từ sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp
và ngư nghiệp thì đến nay người dân có thể sống khá giả nhờ làm dịch vụ du lịch. Tuy
nhiên, trước sự phát triển quá lớn lượng khách đến với đảo Cù Lao Chàm, ngành du lịch
tỉnh cũng như các cấp chính quyền địa phương đã đưa ra nhiều giải pháp định hướng cho
sự phát triển bền vững, vừa đảm bảo phát triển kinh tế vừa đảm bảo môi sinh và môi
trường kinh doanh... để làm sao Cù Lao Chàm thực sự là “thiên đường nghỉ dưỡng” của
du khách trong nước và quốc tế.
Khu bảo tồn biển ra đời và danh hiệu Khu sinh quyển đã tạo nền tảng và động lực
thúc đẩy sự phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng.

7


Với công cụ là khu Bảo tồn thiên nhiên Cù Lao Chàm được thành lập vào tháng 10 năm
2003 để giữ gìn sinh vật hoang dã trên đảo, là 1 trong 15 Khu Bảo tồn biển của Việt Nam
vào thời điểm 2007. Khu bảo tồn biển (KBTB) được thành lập vào tháng 12 năm 2005.
Ngày 29.5.2009, với hệ động thực vật phong phú và những di tích lịch sử hàng trăm năm

trước, Cù Lao Chàm được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới trong
phiên họp thứ 21 của Ủy ban Điều phối quốc tế chương trình con người và sinh quyển
diễn ra tại đảo Jeju (Hàn Quốc), hoạt động du lịch sinh thái tại Cù Lao Chàm và Hội An
đã phát triển ngày một mạnh mẽ. Sự phát triển du lịch đã tạo một sự thay đổi về cơ cấu
ngành nghề của địa phương. Riêng đảo Cù Lao Chàm đến năm 2013 đã có trên 485 người
dân địa phương từ 169 trong tổng số 560 hộ gia đình tham gia trực tiếp vào hoạt động du
lịch sinh thái với hơn 12 loại hình sinh kế mới. Thu nhập bình quân trên đầu người
khoảng 6 triệu đồng/năm vào năm 2005 đến năm 2012 là 24 triệu đồng. Tuy chỉ có 10%
tổng số du khách từ Hội An đến với Cù Lao Chàm hàng năm nhưng lợi ích mang lại cho
dịch vụ du lịch trong đất liền từ lượng khách đến đảo là rất lớn .. Một trong những cách
tiếp cận mà Hội An cần thực hiện là nhìn nhận du lịch sinh thái tại Cù Lao Chàm – Hội
An như điểm nhấn cho sự phát triển của toàn thành phố và cả vùng hạ lưu sông Thu Bồn.
2.3. Một số mô hình cụ thể phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng tại Khu
sinh quyển Cù Lao Chàm.
2.3.1 Mô hình cộng đồng tham gia phục hồi rạn san hô.
Với sự hỗ trợ của các tổ chức MCD, MFF, cộng đồng Cù Lao Chàm đã được tập huấn và
tham gia trực tiếp cùng với cán bộ Khu bảo tồn biển thực hiện cấy ghép và phục hồi hơn
48.000 tập đoàn san hô trong phạm vi Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm. Thông qua quá
trình phục hồi, cộng đồng hoàn toàn làm chủ về kiến thức, đặc tính sinh học, sinh thái và
công nghệ phục hồi san hô cứng bằng phương pháp tách ghép tập đoàn. Điều này đã bổ
sung hữu ích cho nguồn tri thức địa phương và giúp cho người dân giới thiệu và hướng
dẫn trực tiếp cho du khách, tạo thêm niềm hứng khởi và tin tưởng của du khách đối việc
phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng tại đây.
2.3.2 Mô hình cộng đồng nói không với túi nilon tại đảo Cù Lao Chàm.

8


Khởi đầu tại đảo Cù Lao Chàm vào một thời khắc rất đặt biệt, vào lúc 9 giờ, 9 phút ngày
9 tháng 9 năm 2009, toàn bộ người dân, cán bộ công nhân viên chức, quân nhân trên đảo

Cù Lao Chàm chính thức “Nói không với túi nilon”. Sự kiện này đã tạo được tiếng vang,
góp phần rất quan trọng trong việc trả lại môi trường tự nhiên trong xanh cho biển đảo và
thu hút sự quan tâm đặc biệt của du khách. Hiệu ứng này tiếp tục được lan tỏa trên toàn
địa bàn thành phố Hội An và đã mang lại những kết quả đáng kể.
2.3.3. Mô hình cộng đồng tham gia phân loại rác tại nguồn
Hiện tại địa bàn thành phố Hội An đã được truyền thông rộng rãi trong việc phân
loại rác tại nguồn, góp phần tạo môi trường xanh sạch đẹp và tạo được sự cảm mến và ấn
tượng cho du khách.
Rác thải được thu gom bởi 3 lực lượng chính, đó là công ty công trình công cộng
của thành phố Hội An, các tổ thu gom tự quản và đội ngũ những người thu mua ve chai
của địa phương. Sau khi thu gom sẽ được đưa về điểm cuối cùng để xử lý.
Rác thải sinh hoạt sẽ được phân thành ba loại bao gồm rác dễ phân hủy, rác khó
phân hủy và rác tái chế. Rác khó phân hủy sẽ được thu gom đưa về bãi rác Cẩm Hà; rác
dễ phân hủy đưa về nhà máy chế biến phân compost; rác tái chế thông thường sẽ được
người mua ve chai mua về bán lại cho các cơ sở thu mua phế liệu. Ngoài ra, một lượng
rác phân hủy tại các xã vùng ven sẽ được người dân sử dụng làm phân compost hộ gia
đình.
2.3.4. Mô hình lưu trú trong nhà dân (Homestay).
Tại các làng quê sinh thái và trong khu phố cổ, các mô hình lưu trú trong nhà dân được
cộng đồng chú tâm phát triển. Vấn đề quan trọng là mô hình đã tạo được cơ hội để du
khách có thể thâm nhập, tìm hiểu và trải nghiệm cuộc sống hằng ngày của người dân địa
phương đúng theo cái nghĩa của loại hình “Lưu trú trong nhà dân – Homestay”. Đây là
một nét độc đáo trong chiến lược hút thu và tăng giá trị trải nghiệm của khách khi đến
Khu sinh quyền Cù Lao Chàm.
2.4. Các bên liên quan tham gia du lịch dựa vào cộng đồng ở Cù Lao Chàm
2.4.1. Cộng đồng địa phương

9



Việc tham gia vào du lịch dựa vào cộng đồng ở địa phương mang tính tự nguyện dựa trên
cơ sở trao đổi thống nhất giữa ban quản lý du lịch dựa vào cộng đồng địa phương với các
hộ gia đình.Cộng đồng địa phương thành phố Hội An đã tham gia vào du lịch dựa vào
cộng đồng thể hiện:

• Tham gia vào việc bảo vệ môi trường trong xanh, sạch đẹp bằng cách thu gom,
phân loại, xử lý rác đúng quy định, nói không với túi nilon.
• Người dân địa phương kinh doanh các loại hình dịch vụ phục vụ du khách như
dịch vụ Homestay, bơi thuyền thúng,...
2.4.2. Chính quyền địa phương
Có sự tham gia hợp tác giữa chính quyền địa phương, giữa chính quyền xã và
thành phố. Bên cạnh đó chính quyền có những chính sách hỗ trợ phát triển cho du lịch
bền vững, các tổ chức này còn hỗ trợ cho mạng lưới giữa các nhà hoạt động cộng đồng
khác và cung cấp các khoản đầu tư cần thiết cho hạ tầng du lịch. Đối với chính quyền địa
phương tỉnh Quảng Nam họ đã:







Xây dựng các chính sách bảo tồn, phát triển du lịch.
Xây dựng quy chế và nội quy đối với du khách và người dân địa phương
Xây dựng chiến lược quảng bá hình ảnh và thường hiệu du lịch Cù Lao Chàm.
Tạo điều kiện cho người dân mở rộng các loại hình dịch vụ du lịch.
Tổ chức các lớp học bồi dưỡng, bổ trợ kiến thức về du lịch cộng đồng và các loại
hình du lịch khác cho người dân như cách giao tiếp, cách ứng xử, lớp học tiếng
Anh.


Ở cấp Nhà nước, Tổng cục Du lịch Việt Nam giữ vai trò trong việc quảng bá khái niệm
du lịch cộng đồng và xúc tiến để dự án thành công.
2.4.3. Các tổ chức, các nhà tài trợ, các tổ chức chính phủ và phi chính phủ, các nhà
khoa học
Các tổ chức phi chính phủ bao gồm ITC, WWF và UNESCO. ITC là cơ quan điều
phối dự án, hỗ trợ về chuyên môn cho quá trình thực hiện dự án. Các hỗ trợ về chuyên
môn từ phía ITC được kết hợp tham vấn giữa giới chuyên môn địa phương và các chuyên
gia nước ngoài. Dưới sự hỗ trợ của ITC, một tuyến du lịch đã được xây dựng , cùng với

10


việc ấn hành những cuốn sách hướng dẫn du lịch Hội An. Để tránh cạnh tranh giữa các tổ
chức tài trợ và tạo nên những hiệu quả hợp lực, sự hợp tác với các đối tác đóng góp và
các tổ chức phi chính phủ khác hiện đang hoạt động tại Hội An luôn được ủng hộ, khuyến
khích.
2.4.4. Các doanh nghiệp lữ hành và dịch vụ du lịch
Thành phần tư nhân bao gồm các khách sạn , các công ty điều hành du lịch và các
phòng bán vé du kịch ở Hội An cung cấp những liên kết thị trường, phát triển thị trường
và sản phẩm. Họ có thể sử dụng lao động là người địa phương, góp phần tạo công ăn việc
làm và thu nhập cho người dân bản địa. Bên cạnh đó, họ góp phần vào việc chia sẻ lợi ích
du lịch cho cộng đồng bằng việc đóng thuế, phí môi trường,…
2.4.5. Khách du lịch
Bao gồm khách các du khách mua vé tham quan, các du khách trong nước và
ngoài nước.

11


III. Những thành công đạt được


• Về kinh tế:
Du lịch dựa vào cộng đồng đã làm tăng thêm nhiều cơ hội việc làm tại địa phương
Thu nhập về kinh tế của người dân được tăng lên đáng kể
Du lịch đã thu hút nhiều hơn vốn đầu tư cho địa phương
Chất lượng các dịch vụ công cộng tại địa phương tốt hơn nhờ sự đầu tư du lịch
Tạo ra nhiều cơ hội kinh doanh mới cho cư dân địa phương

• Về văn hóa-xã hội:
Du lịch đã cải thiện chất lượng các sản phẩm và dịch vụ hạ tầng du lịch như: hệ thống
giao thông vận tải, đường xá, nước, điện, nhà nghỉ...
Giúp cho việc gìn giữ, tôn tạo và duy trì bản sắc văn hóa dân tộc của người dân địa
phương
Giúp cải thiện được chất lượng cuộc sống người dân địa phương
DLST mở ra cơ hội trao đổi, giao lưu văn hóa, tiếp cận với nhiều nền văn hóa mới trên
thế giới, qua đó mở mang dân trí.

• Về môi trường:
Giúp cải thiện được diện mạo của địa phương
Giúp cải thiện môi trường sinh thái địa phương
Giúp bảo tồn môi trường thiên nhiên và bảo vệ các loài động vật hoang dã tại các khu du
lịch
IV. Những điểm hạn chế, tồn tại.
Ngoài những thành công mà mô hình du lịch cộng đồng Cù Lao Chàm đã đạt được thì
bên cạnh đó mô hình cũng có những hạn chế, thách thức :
- Du lịch tập trung gây nên sự quá tải cho cơ sở hạ tầng hiện có như: khả năng cung cấp
nước sạch, điện, nhiên liệu, xử lý chất thải. Nhưng nếu cơ sở hạ tầng được thiết kế và quy
hoạch lớn hơn nhu cầu và mức sử dụng thấp sẽ gây thua lỗ hoặc dẫn đến việc tăng giá cả
bất hợp lý


12


Hiện nay, Cù Lao Chàm được cấp nguồn điện từ nhà máy điện diesel, lưới điện trên đảo
chỉ có lưới hạ áp 0,4kV, không đủ khả năng cung cấp liên tục cho nhu cầu điện sinh hoạt,
cũng như sản xuất, phục vụ du lịch đang tăng nhanh. Do hạn chế công suất nên điện chỉ
phát vào buổi sáng từ 11h30 đến 13h00, buổi chiều từ 17h30 đến 22h00, phục vụ chủ yếu
nhu cầu thắp sáng, xem ti vi và quạt mát. Mặc dù để khắc phục phần nào nhu cầu nói
trên, chính quyền địa phương trên đảo đã khuyến khích các doanh nghiệp và người dân
địa phương sử dụng pin năng lượng mặt trời, tuy nhiên, số lượng vẫn rất khiêm tốn. Với
hạn chế đó, rất khó để đáp ứng nhu cầu của người dân địa phương, chưa nói đến khả năng
đáp ứng nhu cầu của khách du lịch.
- Hạn chế các dịch vụ phục vụ du khách, bao bao gồm cả dịch vụ cơ bản và dịch vụ vui
chơi giải trí:
Dù đã có những phát triển nhất định, nhưng nhìn chung các dịch vụ và sản phẩm du lịch
nơi đây vẫn nghèo nàn chưa tạo được bản sắc. Cả đảo chỉ có vài homestay (ở cùng nhà
với dân địa phương), tiện nghi rất đơn sơ. Khách có nhu cầu cao cấp sẽ khó được đáp ứng
bởi... không có khách sạn nào. Ngoài ra, các nhà hàng hải sản chỉ phục vụ khách đoàn
đăng ký từ trước, khách đi lẻ rất khó tìm được điểm ăn uống vừa ý. Vì thế lượng khách
đến đảo chủ yếu là tham quan trong ngày, không lưu trú qua đêm tại địa phương, các
nguồn thu từ việc cung cấp dịch vụ cho du khách cũng rất hạn chế, ảnh hưởng không nhỏ
tới việc khai thác tài nguyên địa phương nhằm phát triển du lịch tại điểm đến này.
- Việc hình thành và phát triển các hoạt động du lịch chưa thực sự mang lại lợi ích cho
người dân địa phương.
Hoạt động du lịch mặc dù phát triển, tăng trưởng hàng năm nhưng thực tế chỉ một phần
nhỏ người dân được hưởng lợi trực tiếp, lợi tức phần lớn là của doanh nghiệp và nhà
nước. Theo khảo sát của Trung tâm Quản lý bảo tồn Di sản văn hóa Hội An, số tiền mà
du khách chi trả trong một ngày cao điểm khoảng 1,575 tỷ đồng, tuy nhiên địa phương
chỉ hưởng khoảng 12% số tiền này, hơn 88% còn lại thuộc về doanh nghiệp
Ngoài ra, việc lượng khách du lịch tăng đột biến cũng mang đến nhiều hệ lụy; áp lực về

môi trường, nước ngọt; phá vỡ hệ sinh thái; nạn cò mồi, chèo kéo phát sinh gây ảnh
hưởng đến môi trường du lịch Cù Lao Chàm. Cùng với đó, mối quan hệ bất đồng giữa

13


các doanh nghiệp vẫn thường xuyên diễn ra do phá giá, cạnh tranh không lành mạnh dẫn
đến hiệu quả doanh thu chưa tương xứng với tốc độ gia tăng khách
-Mặc dù năng lực tổ chức, phục vụ khách du lịch của cộng đồng có được cải thiện,
song vẫn còn nhiều hạn chế, đặc biệt tính liên kết giữa các cá nhân trong cộng đồng, việc
cạnh tranh không lành mạnh để có khách vẫn còn diễn ra.
Cộng đồng chưa chủ động được trong việc tiếp cận nguồn khách. Đa số khách du lịch đến
và lưu trú tại cộng đồng là khách đi lẻ.
-Gây ra đáng kể việc ô nhiễm môi trường không khí, nước, tiếng ồn, chất thải rắn
-Du lịch ảnh hưởng tiêu cực đến văn hoá - xã hội bản địa đã trở nên khá phổ biến ở nhiều
quốc gia. Sự phát triển du lịch quá mức gây ảnh hưởng đến lối sống truyền thống của dân
cư địa phương và thường không phải tốt hơn

14


CHƯƠNG III. CÁC ĐỀ XUẤT CỦA NHÓM
Dựa vào những hạn chế trên nhóm chúng em đề xuất một số giải pháp nhằm một phần
nào giải quyết các vấn đề khó khăn trên.



Truyền thông nâng cao hiểu biết cho cộng đồng và lực lượng hướng dẫn viên về bảo
vệ môi trường và các giá trị dịch vụ sinh thái của Khu sinh quyển để họ có thể
truyền tải và định hướng cho các hoạt động của du khách nhằm hướng tới sự phát




triển một cách bền vững.
Cần tiếp tục tổ chức các khóa tập huấn kỹ thuật, nâng cao năng lực cho cộng đồng,



đặc biệt là khâu tổ chức hoạt động, giao tiếp, giới thiệu sản phẩm,..vv.
Cải tiến khâu giới thiệu các sản phẩm du lịch cộng đồng đến với các công ty lữ



hành và du khách, nhằm tạo nguồn đầu vào ổn định cho cộng đồng.
Việc phát triển du lịch sinh thái cộng đồng phải dựa trên nền tảng phát huy thế



mạnh và tiềm năng về điều kiện tự nhiên, sinh thái, nhân văn của Khu sinh quyển.
Để cộng đồng thực sự trở thành người chủ của các dịch vụ, họ phải được truyền
thông, đào tạo, nâng cao nhận thức về công tác bảo tồn tài nguyên để phát triển bền
vững sinh kế, đặc biệt là quản lí chặt chẽ, đưa ra các biện pháp bảo vệ môi trường
thích hợp để giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí, nước, tiếng ồn, chất thải,…
hay phá hủy môi trường cảnh quan tại các khu du lịch, suy giảm sự đa dạng của các



loài động thực vật.
Nâng cao hiểu biết cho cộng đồng và lực lượng hướng dẫn viên về các giá trị dịch
vụ sinh thái của Khu sinh quyển để họ có thể truyền tải và định hướng cho các hoạt




động của du khách nhằm hướng tới sự phát triển một cách bền vững.
Chính quyền cần lựa chọn và áp dụng các cách tiếp cận phù hợp để phát triển hài



hòa các loại hình dịch vụ sinh thái của doanh nghiệp và cộng đồng.
Lập các nhà nghỉ bình dân dưới sự điều hành chung của cộng đồng hoặc có đóng



góp cho cộng đồng
Giáo dục và đào tạo về bảo tồn, sử dụng bền vững, giám sát, đánh giá, báo cáo và



phát triển nguồn nhân lực cho hôm nay và tương lai.
Cần có những khách sạn lớn với phương tiện và dịch vụ cao cấp để phục vụ cho
những du khách cao cấp ngoài những homestay phục vụ khách bình thường và
khách đi lẻ,các nhà hàng hải sản chỉ phục vụ khách đoàn đăng kí trước, khách đi lẻ

15


rất khó để tìm địa điểm ăn uống hợp lí, vừa ý.Dẫn đến lượng khách đến đảo chủ yếu
là tham quan trong ngày, không lưu trú qua đêm, ảnh hưởng không nhỏ đến việc
phát triển mô hình du lịch cộng đồng. Vì vậy cần có những nhà hàng phục vụ cho
khách đi lẻ, đáp ứng nhanh gọn những mong muốn của họ.


16


MỤC LỤC

1. Tài liệu:
 Theo sile kinh tế và chính sách phát triển vùng – giảng viên: TS. Nguyễn Quang
Phục
 Theo Tổ chức Du lịch Thế giới (World Tourist Organization), một tổ chức thuộc
Liên Hiệp Quốc
 Phạm Hồng Long, Nhận thức của người dân địa phương về tác động của du lịch và
sự ủng hộ của họ cho phát triển du lịch: trường hợp vịnh Hạ Long, Quảng Ninh,
Việt Nam, Luận án Tiến Sĩ, năm 2013
2. Website
 /> />
 /> />
17



×