Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Giáo án tích hợp âm nhạc lớp 8 tiết 6 bài 2 phần âm nhạc thường thức 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (846.61 KB, 14 trang )

Tích hợp kiến thức các môn Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân vào giảng dạy tiết 6 “Phần
âm nhạc thường thức: Nhạc sĩ Hoàng Vân và bài hát Hò kéo pháo” môn Âm nhạc lớp 8.

Ngày soạn 02/10/ 2017
GIÁO ÁN TÍCH HỢP - ÂM NHẠC LỚP 8
Tiết 6.
BÀI 2.
ÔN BÀI HÁT: LÍ DĨA BÁNH BÒ
ÔN TẬP BÀI TĐN SỐ 2 - ÂM NHẠC THƯỜNG THỨC:
NHẠC SĨ HOÀNG VÂN VÀ BÀI HÁT “HÒ KÉO PHÁO”
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
* Môn Âm nhạc:
- HS ôn tập để trình bày bài hát Lí dĩa bánh bò tình cảm hơn.
- HS ôn tập lại bài TĐN số 2 cùng với ghép lời ca.
- HS biết sơ lược về cuộc đời và sự nghiệp âm nhạc của nhạc sĩ Hoàng Vân
và được biết hoàn cảnh ra đời của bài hát Hò kéo pháo.
- Học sinh nắm được giai điệu bài hát "Hò kéo Pháo" mang âm hưởng dân ca
đồng bằng Bắc bộ. Nội dung bài hát "Hò kéo pháo" mô tả lại những hình ảnh
các chiến sĩ pháo binh đã đồng sức đồng lòng đưa những cỗ pháo nặng hàng tấn
lên trận địa. Bài hát "Hò kéo Pháo" đã góp phần rất lớn trong việc động viên,
khích lệ tinh thần các chiến sĩ pháo binh vượt qua mọi gian khổ dành thắng lợi
vẻ vang trong chiến dịch Điện Biên Phủ.
*Môn Lịch sử:
Học sinh nắm được diễn biến cuộc chiến tranh anh dũng của quân và dân ta
đánh thắng Thực dân Pháp trong chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử năm 1954.
*Môn Địa lý:
Học sinh nắm được vị trí địa lý căn cứ Điện Biên Phủ, một căn cứ mà thực
Dân Pháp đã dày công xây dựng với sự tài trợ của Mỹ, chúng cho rằng đây là
một căn cứ qui mô lớn nhất, bất khả xâm phạm tại Đông dương.
*Môn GDCD:


Giúp Học sinh hiểu rõ tinh thần yêu nước căm thù giặc của nhân dân ta.
2. Kĩ năng.
- Kỹ năng trình bày bài hát qua một vài cách hát tập thể như hát hò giọng, hát
lĩnh xướng, biết cách thể hiện bài hát một cách tình cảm của bài hát.
- Kỹ năng đọc nhạc ghép lời thuần thục bài TĐN số 2 giọng La thứ
- Kỹ năng thu thập thông tin SGK, tranh ảnh, băng đĩa nhạc để thực hành
quan sát và trình bầy một vấn đề. Kỹ năng khai thác tranh, ảnh và thông tin.
- Kỹ năng liên kết kiến thức giữa các liên môn để giải quyết vấn đề về chiến
thắng lịch sử Điện Biên Phủ.
- Kỹ năng liên kết các kiến thức giữa các phân môn.
/>
1


Tích hợp kiến thức các môn Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân vào giảng dạy tiết 6 “Phần
âm nhạc thường thức: Nhạc sĩ Hoàng Vân và bài hát Hò kéo pháo” môn Âm nhạc lớp 8.

- Rèn luyện kỹ năng lắng nghe, thực hành và hoạt động nhóm.
3. Thái độ.
- Qua bài hát tạo cho HS những tình cảm gắn bó, yêu quý những làn điệu dân
ca Việt Nam, và hiểu được trách nhiệm của mỗi người đều phải học tập, phát
triển dân ca, một tài sản vô giá của dân tộc. Giáo dục học sinh lòng yêu nước
căm thù giặc.
- Qua bài TĐN số 2 giúp học sinh hiểu thêm về đất nước I-ta-li-a
- Giúp học sinh biết về sự ra đời của bài hát nó mang một ý nghĩa và tầm vóc
của sự kiện trọng đại không thể phai mờ trong bài học Lịch sử và nó còn nguyên
giá trị trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc. Có thái độ trân trọng các
nhạc sĩ có nhiều đóng góp cho nền âm nhạc Việt Nam.
- Rèn luyện ý thức, tinh thần tham gia môn học.
- Yêu thích môn Âm nhạc cũng như các môn học khác như: Giáo dục công

dân, Lịch Sử, Địa lí.
4. Định hướng hình thành năng lực:
- Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề thông qua môn học.
- Năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác theo nhóm.
- Năng lực tự học, tư duy sáng tạo
- Năng lực sử dụng nhạc cụ, phương tiện nghe nhìn.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1. Giáo viên.
- Máy chiếu, máy tính, đàn.
- Giáo án điện tử, nội dung trình chiếu.
- Sách giáo khoa Âm nhạc, Lịch sử, Địa lý.
- Đĩa nhạc có bài hát Hò kéo pháo. Mộtt số trích đoạn bài hát thiếu nhi tiêu
biểu của nhạc sĩ Hoàng Vân để giới thiệu cho HS nghe: Em yêu trường em, Mùa
hoa phượng nở, Ca ngợi Tổ quốc.
- Tranh ảnh về nhạc sĩ Hoàng Vân (Phần phụ lục).
- Tài liệu lịch sử chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 (Phần phụ lục).
- Tài liệu địa lý về căn cứ Điện Biên Phủ (Phần phụ lục).
2. Học sinh.
- Chuẩn bị Sách giáo khoa, vở ghi, vở bài tập âm nhạc.
- Học bài và chuẩn bị bài ở nhà. Ôn bài hát lí dĩa bánh bò, ôn bài TĐN số 2
xem trước phần Âm nhạc thường thức.
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC.
- Phương pháp vấn đáp
/>
2


Tích hợp kiến thức các môn Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân vào giảng dạy tiết 6 “Phần
âm nhạc thường thức: Nhạc sĩ Hoàng Vân và bài hát Hò kéo pháo” môn Âm nhạc lớp 8.


- Phương pháp Phát hiện và giải quyết vấn đề
- Phương pháp hoạt động nhóm
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP .
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ, giới thiệu bài mới.
Giáo viên kiểm tra bài cũ trong quá trình ôn bài hát và ôn bài TĐN .theo
nhóm, tổ và cá nhân lên thực hiện.
GV kiểm tra từ 1 cá nhân và nhóm 3 HS lên bảng thực hiện
GV nhận xét những ưu và khuyết điểm đồng thời khuyến khích động viên và
cho điểm HS.
3. Tiến trình bài học.
GV trình chiếu Slide 1; 2; 3; 4; 5 giới thiệu cho học sinh quan sát một số
hình ảnh về “Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ”
? Em hãy quan sát hình ảnh trên và cho biết những hình ảnh trên là nói về
chiến thắng lịch sử nào của dân tộc ta.
HS: Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ”
GV: Qua những hình ảnh trên chúng ta thấy trong lịch sử dựng nước và giữ
nước của dân tộc ta, chiến thắng Điện Biên Phủ là một trong những đỉnh cao
chói lọi, một kỳ tích vẻ vang, chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ là chiến thắng
vĩ đại nhất của quân và dân ta và để hiểu rõ hơn về sự ra đời của bài hát Hò kéo
pháo chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua tiết học: Bài 2- Tiết 6 - Ôn tập bài hát Lí dĩa
bánh bò - Ôn Tập đọc nhạc số 2 Trở về su-ri-en-tô - Âm nhạc thường thức - nhạc
sĩ Hoàng Vân và bài hát “Hò kéo pháo”
HOẠT ĐỘNG 1.
ÔN TẬP BÀI HÁT - LÍ DĨA BÁNH BÒ
(Thời gian 10 phút)
1.Mục tiêu.
- Học sinh hát diễn cảm bài hát Lí dĩa bánh bò.
- Học sinh biết được giai điệu và lời ca của bài TĐN số 2.
2. Phương pháp

- Phát hiện và giải quyết vấn đề.
3.Hình thức tổ chức.
- Hoạt động chung.
4.Phương tiện dạy học
- Máy chiếu, đàn, tranh ảnh, phiếu học tập cá nhân.
/>
3


Tích hợp kiến thức các môn Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân vào giảng dạy tiết 6 “Phần
âm nhạc thường thức: Nhạc sĩ Hoàng Vân và bài hát Hò kéo pháo” môn Âm nhạc lớp 8.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
Bước 1. Giao nhiệm vụ:
GV: chiếu Slide 6 giới thiệu bài hát Lí
dĩa bánh bò – Dân ca Nam Bộ
GV: yêu cầu học sinh.
? Bài hát Lí dĩa bánh bò thuộc dân ca
nào.
Ôn bài hát Lí dĩa bánh bò. Hát tình
cảm đúng tính chất và giai điệu của bài
hát.
GV dạo đàn và hát lại bài hát Lí dĩa
bánh bò cho HS nghe lại một lần.
HS: Ôn bài hát theo sự hướng dẫn
của GV.

NỘI DUNG CHÍNH
Nội dung1:
Ôn bài hát. Lí dĩa bánh bò.


Bước 2: thực hiện nhiệm vụ:
HS thực hiện ôn bài hát theo sự
hướng dẫn của GV.
GV quan sát, giúp đỡ khuyến khích
và động viên HS .
Bước 3: Thảo luận, trao đổi, báo
cáo.
GV: chia HS theo nhóm tổ, đệm đàn
cho từng nhóm tổ lên hát.
HS: Một nhóm của từng tổ một lên
hát bài hát. HS khác nhận xét .
Trình bày.
Tiếp tục nhóm khác lên thực hiện.
HS nhận xét.
GV nhận xét lại, khuyến khích HS.
Bước 4: Phương án kiểm tra đánh
giá.
GV kiểm tra HS thông qua các câu
hỏi. Em hãy cho biết bài hát Lí dĩa bánh
bò thuộc dân ca nào?
GV yêu cầu lớp chia làm 3 tổ, mỗi tổ
/>
4


Tích hợp kiến thức các môn Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân vào giảng dạy tiết 6 “Phần
âm nhạc thường thức: Nhạc sĩ Hoàng Vân và bài hát Hò kéo pháo” môn Âm nhạc lớp 8.

trình bày bài hát một lượt.

GV nhận xét đánh giá và cho điểm
khuyến khích HS.
GV giúp HS hát bài hát nhẹ nhàng
tình cảm đúng tính chất của làn điệu dân
ca.
* Kết luận.
GV kiểm tra lần lượt một vài HS lên
Qua phần ôn bài hát Lí dĩa bánh
thể hiện bài hát.
bò các em về nhà có ôn bài và học
GV có lời khen ngợi và khuyến khích bài tốt ,thể hiện bài hát một cach tự
HS trong suốt giờ học.
nhiên và tình cảm.
HOẠT ĐỘNG 2:
ÔN TẬP ĐỌC NHẠC SỐ 2 - TRỞ VỀ SU-RI-EN-TÔ
(Thời gian 12 phút)
1. Mục tiêu:
Giúp Học sinh trình bày bài TĐN số 2 Trở về su-ri-en-tô một cách thuần thục
hơn.
2. Phương pháp: Phát hiện và giải quyết vấn đề.
3. Hình thức tổ chức hoạt động: Hoạt động chung, hoạt động theo nhóm.
4. Phương tiện dạy học: Đàn, máy chiếu ....
Bước 1: Giao nhiệm vụ.
Nội dung 2.
GV chiếu Slide 7 giới thiệu bài Ôn tập đọc nhạc số 2
hát: Trở về su-ri-en-tô (Bài hát I-ta –
Trở về su-ri-en-tô.
li-a).
GV yêu cầu HS nhìn lên màn hình
máy chiếu với bài TĐN số 2

GV: yêu cầu học sinh đọc giải gam
giọng la thứ.
? Bài TĐN số 2 được viết ở nhịp
bao nhiêu.
Bài TĐN là của nước nào?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ.
HS làm theo hướng dẫn của GV
- GV đàn toàn bộ giai điệu bài
TĐN cho HS nghe lại một lần.
- Yêu cầu hs gõ lại hình tiết tấu
của bài TĐN .
/>
5


Tích hợp kiến thức các môn Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân vào giảng dạy tiết 6 “Phần
âm nhạc thường thức: Nhạc sĩ Hoàng Vân và bài hát Hò kéo pháo” môn Âm nhạc lớp 8.

- Bắt nhịp cho cả lớp đọc nhạc và
ghép lời ca bài TĐN số 2.
GV: Quan sát, nhận xét và sửa sai
cho HS
Bước 3. Thảo luận, chia nhóm,
tổ thực hành báo cáo.
GV: Gọi 1 - 2 nhóm HS lên trình
bày
- Vị trí nào chưa chính xác tiếp tục
sửa sai cho HS.
GV đọc mẫu để HS tự điều chỉnh.
- Gọi cá nhân HS trình bày, nhận

xét,
- GV dùng nhạc cụ đàn giai điệu
một câu trong bài yêu cầu HS nhận
biết đó là câu số mấy trong bài TĐN
rồi hát lời cả câu.
- Khuyến kích học sinh đặt lời
mới cho bài TĐN.
GV Chốt lại kiến thức và cho cả
lớp đọc lại toàn bài 1 lần.
Bước 4: Phương án kiểm tra
đánh giá
GV Gọi 1 HS lên thực hiện cá
nhân bài TĐN kết hợp với ghép lời
ca.
HS nhận xét bạn đọc bài.
Gọi 2 nhóm:
Nhóm 1 thực hiện đọc nhạc.
* Kết luận:
Nhóm 2 thực hiện hát lời ca.
Qua quá trình ôn luyện kiểm tra các
Hai nhóm thực hiện cùng một lúc em đã thực hiện bài TĐN một cách
HS nhận xét từng nhóm một đọc.
thuần thục chính xác về cao độ và
GV nhận xét lại khuyến khích và trường độ của bài.
cho điểm HS.
Học sinh học tích cực và sôi nổi
HOẠT ĐỘNG 3:
/>
6



Tích hợp kiến thức các môn Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân vào giảng dạy tiết 6 “Phần
âm nhạc thường thức: Nhạc sĩ Hoàng Vân và bài hát Hò kéo pháo” môn Âm nhạc lớp 8.

ÂM NHẠC THƯỜNG THỨC - NHẠC SỸ HOÀNG VÂN VÀ BÀI HÁT
“HÒ KÉO PHÁO” (Thời gian 20 phút)
1. Mục tiêu:
- HS hiểu biết về sự đóng góp của nhạc sỹ Hoàng Vân cho nền Âm nhạc Việt
Nam.
- HS biết thêm một bài hát hay của nhạc sỹ Hoàng Vân.
2. Phương pháp: Phát hiện và giải quyết vấn đề.
3. Hình thức tổ chức:
Hoạt động chung, hoạt động theo nhóm.
4. Phương tiện dạy học.
Đàn. Máy chiếu, phiếu học tập nhóm tổ, cá nhân.
Bước 1: Giao nhiệm vụ
GV chiếu Slide 4 giới thiệu hình ảnh
bộ đội kéo pháo lên trận địa.
GV chiếu Slide 8 giới thiệu tác giả bài
hát Hò kéo pháo
GV yêu cầu HS tìm hiểu và nghiên cứu
về nhạc sỹ Hoàng Vân trong SGK
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ.
HS làm theo hướng dẫn .
GV cho HS tự tìm hiểu và nghiên cứu
về nhạc sỹ Hoàng Vân trong SGK, sau đó
thảo luận với thời gian (4 phút)
Bước 3. Thảo luận, trao đổi, báo cáo.
Các em sẽ tóm tắt lại những nét chính
ra giấy kiểm tra sau thời gian đã thảo luận.

Bước 4: Phương án kiểm tra, đánh
giá:
- GV gọi 1-2 HS lên đọc kết quả cho
cả lớp cùng nghe.
- GV nhận xét về phần giới thiệu của
các em, sau đó tổng kết lại những ý chính
như sau:
- GV hát trích đoạn một số tác phẩm
của nhạc sĩ Hoàng Vân cho HS nghe và có
thể các em hát hòa cùng như bài: Bài ca
người Giáo viên nhân dân, Quảng bình quê
/>
7


Tích hợp kiến thức các môn Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân vào giảng dạy tiết 6 “Phần
âm nhạc thường thức: Nhạc sĩ Hoàng Vân và bài hát Hò kéo pháo” môn Âm nhạc lớp 8.

ta ơi.
Em yêu trường em, Mùa hoa phượng
nở.
Tích hợp kiến thức môn Lịch sử:
GV chiếu Slide 5 cho HS quan sát bức
tranh Bộ đội ta đang kéo pháo lên trận địa
Bước 1. Giao nhiêm vụ.
GV yêu cầu HS.
? Hãy cho biết hoàn cảnh ra đời của
bài hát“ Hò kéo Pháo”
? Bằng sự hiểu biết của em qua môn
học Lịch sử, em hãy kể đôi nét về chiến

dịch Điện Biên Phủ năm 1954.
Tích hợp kiến thức môn Địa lý:
GV chiếu Slide 9; 10 cho HS quan sát
lược đồ căn cứ Điện Biên Phủ.
? Bằng sự hiểu biết qua môn học Địa lí
em hãy cho biết vị trí địa lý căn cứ Điện
Biên Phủ nơi Bộ đội ta đang ngày đêm
chiến đấu như thế nào?
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ:
Trong vòng thời gian 7 phút: Đóng
vai trò là một họa sỹ vẽ nên những bức
tranh tuyệt đẹp về anh bộ đội cụ Hồ trong
chiến thắng Điện Biên Phủ, cảnh đẹp của
núi rừng Tây Bắc.
Bước 3. Thảo luận trao đổi báo cáo.
HS chia lớp theo sự hướng dẫn của GV
chia thành 3 nhóm mỗi nhóm là 8 HS để
thảo luận và trao đổi với nhau theo một đề
tài mà GV đưa ra.
GV Quan sát và giúp đỡ.
Bước 4. Phương án kiểm tra đánh
giá.
Sau thời gian 7 phút .
HS từng nhóm lên báo cáo kết quả của
/>
8


Tích hợp kiến thức các môn Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân vào giảng dạy tiết 6 “Phần
âm nhạc thường thức: Nhạc sĩ Hoàng Vân và bài hát Hò kéo pháo” môn Âm nhạc lớp 8.


nhóm mình.
HS khác nhận xét.
GV chiếu Slide 11 giới thiệu bài hát
“Hò Kéo Pháo”
- GV Đàn và hát cho HS nghe bài hát
“Hò Kéo Pháo”
? Bài hát ra đời vào năm nào.
? Sau khi nghe xong bài hát em có cảm
nhận gì về nội dung bài hát.
HS Cả lớp có thể hát theo và một nhóm
lên vận động theo lời bài hát cô hát với
một vài động tác kéo pháo.
“ Hò dô ta nào, kéo pháo ta vượt qua đèo.
Hò dô ta nào, kéo pháo ta vượt qua núi”
Hai ba nào....Hai ba nào.....
GV kết luận lại.
V. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP.
- Cho HS nghe lại một số bài hát của nhạc sĩ Hoàng Vân.
- Em hãy nêu tên một số anh hùng liệt sĩ đã hy sinh trong chiến dịch Điện
Biên Phủ lịch sử.
VI. HƯỚNG DẪN HỌC TẬP.
- Ôn tập bài hát Lí dĩa bánh bò thật tình cảm, đọc thuần thục chính xác cao
độ và trường độ những bài hát và bài TĐN đã học để tiết sau kiểm tra.
- Sưu tầm các sáng tác của nhạc sĩ Hoàng Vân.
VII. RÚT KINH NGHIỆM.
…………………………………………………………………………………

/>
9



Tích hợp kiến thức các môn Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân vào giảng dạy tiết 6 “Phần
âm nhạc thường thức: Nhạc sĩ Hoàng Vân và bài hát Hò kéo pháo” môn Âm nhạc lớp 8.

VIII. PHỤ LỤC (THIẾT BỊ, ĐỒ DÙNG DẠY HỌC)
Bảng phụ (Slide trình chiếu)

Slide 1

Slide 2

Slide 3

/>
10


Tích hợp kiến thức các môn Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân vào giảng dạy tiết 6 “Phần
âm nhạc thường thức: Nhạc sĩ Hoàng Vân và bài hát Hò kéo pháo” môn Âm nhạc lớp 8.

Slide 4

Slide 5

Bộ đội kéo pháo lên trận địa

/>
11



Tích hợp kiến thức các môn Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân vào giảng dạy tiết 6 “Phần
âm nhạc thường thức: Nhạc sĩ Hoàng Vân và bài hát Hò kéo pháo” môn Âm nhạc lớp 8.

Slide 6

Slide 7

/>
12


Tích hợp kiến thức các môn Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân vào giảng dạy tiết 6 “Phần
âm nhạc thường thức: Nhạc sĩ Hoàng Vân và bài hát Hò kéo pháo” môn Âm nhạc lớp 8.

Nhạc sỹ Hoàng Vân
Tác giả bài hát: Hò kéo
pháo;
Ông là nhạc sĩ cũng là
chiến sỹ, trực tiếp tham
gia chiến dịch Điện Biên
Phủ (1954).

Slide 8

Slide 9

Lược đồ căn cứ Điện Biên Phủ.

/>

13


Tích hợp kiến thức các môn Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân vào giảng dạy tiết 6 “Phần
âm nhạc thường thức: Nhạc sĩ Hoàng Vân và bài hát Hò kéo pháo” môn Âm nhạc lớp 8.

Slide 10

Lược đồ căn cứ Điện Biên Phủ.

Slide 11

/>
14



×