Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi qua làm quen với văn học thiếu nhi tt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (448.73 KB, 27 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM

-------

ĐÀO THỊ MY

GIÁO DỤC HÀNH VI ĐẠO ĐỨC CHO TRẺ MẪU GIÁO
5 – 6 TUỔI QUA LÀM QUEN VỚI VĂN HỌC THIẾU NHI

Chuyên nghành: Lý luận và lịch sử giáo dục học
Mã số: 9140102

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Cán bộ hướng dẫn: GS.TS. Nguyễn Thị Hoàng Yến
TS. Đào Thị Bình

Hà Nội, 2018


Công trình được hoàn thiện tại Viện khoa học Giáo dục Việt Nam số 101 Trần Hưng Đạo Thành
phố Hà Nội

Người hướng dẫn khoa học
GS.TS. Nguyễn Thị Hoàng Yến

TS. Đào Thị Bình

Phản biện 1


Phản biện 2

Phản biện 3

Luận án sẽ được bảo vệ trước hội đồng chấm luận án cấp Viện họp tại Viện
khoa học Giáo dục Việt nam số 101 Trần Hưng Đạo Thành phố Hà Nội
Vào hồi …..giờ……ngày……tháng……năm
Có thể tìm hiểu luận án tại
- Thư viện Quốc Gia
- Thư viện Viện khoa học Giáo dục Việt Nam


1. Đào Thị My, Giáo dục lòng nhân ái cho trẻ mẫu giáo trong hoạt động giáo
dục ở Trường Mầm non Thực hành Hoa Hồng, Tạp chí Giáo dục mầm non,
số 1, năm 2015.
2. Đào Thị My, Giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ mẫu giáo qua văn học thiếu
nhi, Tạp chí Giáo dục, số 380, kì 2, tháng 04/2016.
3. Đào Thị My, Phát triển xúc cảm thẩm mỹ trong hoạt động giáo dục nghệ
thuật cho trẻ 5 – 6 tuổi ở Trường Thực nghiệm Hoa Hồng, Tạp chí giáo dục,
số đặc biệt, tháng 7, năm 2017.
4. Đào Thị My, Sử dụng đồ dùng, đồ chơi trong tổ chức hoạt động giáo dục ở
Trường Thực nghiệm Hoa Hồng, Tạp chí Giáo dục, số đặc biệt, kì 2 tháng
08 năm 2017.
5. Đào Thị My, Thực trạng của việc giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ mẫu giáo
5- 6 tuổi qua làm quen với văn học thiếu nhi, Tạp chí Giáo dục , số 416, kì 2,
tháng 10 năm 2017.


1


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1. Giá trị đạo đức là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Trước
những thách thức không do tác động từ mặt trái của cơ chế thị trường, nền tảng
đạo đức, lối sống trong xã hội ít nhiều bị xói mòn, có không ít những giá trị bị
suy giảm. Vì vậy, giáo dục đạo đức, bồi dưỡng nhân cách cho con người đặc
biệt là thế hệ trẻ đang được quan tâm hơn bao giờ hết.
2. Giáo dục đạo đức phải bắt đầu ngay từ lứa tuổi mầm non, giữ vai trò quan
trọng, là nền tảng phát triển nhân cách của trẻ. Chương trình giáo dục mầm non
2009 được ban hành theo thông tư 17/2009/ TT – BGDĐT của Bộ trưởng Bộ
Giáo dục & Đào tạo đã khẳng định rằng: “Mục tiêu của giáo dục mầm non là
giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những
yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào lớp Một…”[7, tr.3].
Trong đó, giáo dục hành vi đạo đức giúp trẻ có kinh nghiệm trong cuộc sống,
biết điều nên làm và không nên làm, giúp trẻ tự tin, chủ động và biết cách xử lý
các tình huống trong cuộc sống, khơi gợi khả năng tư duy sáng tạo của trẻ, đặt
nền tảng cho trẻ trở thành người có trách nhiệm trong cuộc sống.
3. Trẻ 5 – 6 tuổi là giai đoạn có những bước phát triển mạnh mẽ về tư duy,
nhận thức, ngôn ngữ… cũng như các mặt xúc cảm, tình cảm. Đây là giai đoạn
đặc biệt quan trọng chuẩn bị những phẩm chất và năng lực cần thiết để bước
vào lớp Một. Đó chính là cơ sở để GDHVĐĐ cho trẻ, là tiền đề cho sự phát
triển hài hòa nhân cách sau này.
4. Ở trường mầm non, cho trẻ làm quen với văn học thiếu nhi là một phương
tiện hữu hiệu để giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ, giúp bồi đắp trong tâm hồn
trẻ những tình cảm, tình yêu thương, biết đoàn kết gắn bó, giúp đỡ nhau trong
mọi lúc, mọi nơi.
5. Trong thực tế hiện nay, giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ ngày càng được
gia đình, nhà trường và xã hội quan tâm nhiều hơn. tác phẩm văn học viết cho
thiếu nhi rất phong phú về nội dung và hình thức. Mỗi tác phẩm khác nhau có
những nội dung khác nhau nhưng đều hướng trẻ đến những bài học đạo đức.

Tuy nhiên, GV còn lúng túng trong quá trình giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ
qua làm quen với văn học thiếu nhi từ việc lựa chọn các tác phẩm văn học, đến
việc định xác định các hành vi đạo đức để giáo dục trẻ. Vì thế, hiệu quả giáo
dục hành vi đạo đức cho trẻ còn thấp chưa đáp ứng được yêu cầu xã hội.
Từ những lý do trên, chúng tôi lựa chọn vấn đề: “Giáo dục hành vi đạo đức
cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi qua làm quen với văn học thiếu nhi” làm đề tài
nghiên cứu của luận án.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề xuất các biện pháp giáo dục nhằm hình thành các hành vi đạo đức cho
trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi qua làm quen với văn học thiếu nhi.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu


2

3.1. Khách thể nghiên cứu: Quá trình giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ mẫu
giáo 5 – 6 tuổi qua làm quen với văn học thiếu nhi.
3.2. Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp giáo dục và hình thành hành vi đạo đức
cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi qua làm quen với văn học thiếu nhi.
4. Giả thuyết khoa học
Nếu sử dụng hợp lý các biện pháp nêu gương, đóng kịch trải nghiệm các
tình huống trong tác phẩm văn học với sự hỗ trợ của các phương tiện dạy học
và tích hợp trong các hoạt động hàng ngày ở trường mầm non thì sẽ giáo dục
hành vi đạo đức cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Cơ sở lí luận của việc giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi qua làm quen với văn học thiếu nhi.
5.2. Thực trạng giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi qua
làm quen với văn học thiếu nhi.
5.3. Đề xuất các biện pháp giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi qua làm quen với văn học thiếu nhi.
5.4. Tổ chức thực nghiệm các biện pháp giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ

mẫu giáo 5 - 6 tuổi qua làm quen với văn học thiếu nhi.
6. Phạm vi nghiên cứu
6.1. Giới hạn nội dung nghiên cứu:
Các tác phẩm văn học viết cho thiếu nhi được lựa chọn trong nghiên cứu
này được lấy từ tuyển tập thơ văn viết cho thiếu nhi.
Các nội dung giáo dục hành vi đạo đức từ chương trình giáo dục mầm
non .
6.2. Giới hạn địa bàn nghiên cứu:
6.2.1. Địa bàn và khách thể khảo sát
- Mẫu khảo sát: 290 giáo viên mầm non.
- Địa bàn khảo sát: Trường Mầm non Thực hành Hoa Hồng, Trường Mầm non
Thực hành Hoa Sen, Trường Mầm non Hoa Thủy Tiên, Trường Mầm non Hoa
hồng thuộc Thành phố Hà Nội, Trường Mầm non Thực hành Nha Trang,
Trường Mầm non Thực hành Thành phố Hồ Chí Minh, một số trường mầm non
vùng núi phía Bắc (Tỉnh Điện Biên).
6.2.2. Địa bàn và khách thể thực nghiệm
- Địa bàn thực nghiệm: 80 trẻ (40 trẻ thực nghiệm + 40 trẻ đối chứng) ở hai lớp
mẫu giáo lớn 2A + 2B, Trường Mầm non Thực hành Hoa Hồng (Trường Cao
đẳng Sư phạm Trung ương - quận Đống Đa – Thành phố Hà Nội).
7. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
7.1. Cách tiếp cận
Tiếp cận tích hợp và giáo dục qua trải nghiệm; Tiếp cận hệ thống; Tiếp cận
hoạt động..
7.2. Phương pháp nghiên cứu


3

Các phương pháp nghiên cứu lí luận; Các phương pháp nghiên cứu thực
tiễn: Phương pháp quan sát để thu thập dữ liệu, Phương pháp điều tra bằng

các kĩ thuật bảng hỏi, trao đổi, phỏng vấn, trắc nghiệm, Phương pháp tổng kết
kinh nghiệm, Phương pháp thực nghiệm
7.2.3. Các phương pháp khác
- Phương pháp xử lí số liệu và đánh giá bằng thống kê toán học trong điều
tra thực trạng và tổng kết thực nghiệm khoa học; Phương pháp chuyên gia.
8. Những luận điểm khoa học cần bảo vệ
8.1. Hành vi đạo đức của trẻ 5 – 6 tuổi được hình thành từ xúc cảm –
hành vi (bắt chước) – hành vi có ý thức. Do vậy, giáo dục hành vi đạo đức cho
trẻ phải bắt đầu từ việc kích thích hứng thú của trẻ có những hành vi đẹp đến
tạo điều kiện cho trẻ thể hiện cảm xúc và tự giác luyện tập hàng ngày, thường
xuyên để hình thành hành vi đạo đức có ý thức
8.2. Tác phẩm văn học là phương tiện có ưu thế trong việc giáo dục hành
vi đạo đức cho trẻ mầm non.
8.3. Hiện nay các giáo viên mầm non còn hạn chế trong việc vận dụng tối
đa các khả năng của văn học thiếu nhi để giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ mầm
non.
8.4. Các biện pháp giáo dục nêu gương, luyện tập, trải nghiệm dạy học
với sự hỗ trợ các phương tiện qua các tác phẩm văn học và được tích hợp trong
các hoạt động ở trường mầm non sẽ đảm bảo cho việc giáo dục và hình thành
các hành vi đạo đức cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi một cách tích cực và bền vững.
9. Những đóng góp mới của luận án.
9.1. Đóng góp về mặt lý luận
Luận án đã đề xuất và lý giải trên cơ sở khoa học quá trình hình thành
hành vi đạo đức cho trẻ mầm non qua các tác phẩm văn học theo quy trình đi từ
cảm xúc – hành vi bắt chước - hành vi có ý thức.
9.2. Đóng góp về mặt thực tiễn
Phát hiện những hạn chế của giáo viên mầm non trong việc vận dụng các
khả năng của các tác phẩm văn học vào việc giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ
mẫu giáo
Đề xuất các biện pháp giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ mẫu giáo 5 – 6

tuổi qua làm quen với văn học thiếu nhi.
9.3 Ý nghĩa về mặt lý luận và thực tiễn
Hình thành các thói quen và hành vi đạo đức cho trẻ mầm non. Luận án có thể là tài
liệu tham khảo cho CBQL và giáo viên các trường mầm non, sinh viên và cán bộ
nghiên cứu ngành GDMN, cha mẹ có con ở độ tuổi mầm non và những người quan
tâm đến giáo dục trẻ lứa tuổi mầm non

10. Cấu trúc luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, danh mục các công trình công
bố, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận án gồm 4 chương:


4

Chương 1: Cơ sở lí luận của việc giáo dục hành vi đạo đức của trẻ mẫu
giáo 5 - 6 tuổi qua làm quen với văn học thiếu nhi:
Chương 2: Thực trạng giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ mẫu giáo 5 - 6
tuổi qua làm quen với văn học thiếu nhi:
Chương 3: Một số biện pháp giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi qua làm quen với văn học thiếu nhi:
Chương 4: Thực nghiệm sư phạm.
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA GIÁO DỤC HÀNH VI ĐẠO ĐỨC
CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 – 6 TUỔI QUA LÀM QUEN
VỚI VĂN HỌC THIẾU NHI
1. 1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Nghiên cứu về hành vi đạo đức và giáo dục hành vi đạo đức
Trường học là nơi trẻ em được xã hội hóa để chúng đóng vai xã hội trong
tương lai. Việc giáo dục hành vi đạo đức có vai trò quan trọng trong việc hình
thành nhân cách học sinh. Do đó, những nghiên cứu về hành vi đạo đức và giáo
dục hành vi đạo đức cho trẻ đã được các nhà giáo dục quan tâm nghiên cứu.

Đây chính là thời điểm quan trọng để GDHVĐĐ. Hết tuổi mẫu giáo, trẻ
đã đặt xong những nền móng đầu tiên của tính cách. Những hành vi, thói quen
tốt đẹp ngay từ nhỏ là cơ sở vững chắc cho hoàn thiện nhân cách trẻ sau này.
1.1.2. Nghiên cứu về giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ mẫu giáo qua làm
quen với văn học thiếu nhi
Văn học thiếu nhi đóng vai trò cùng quan trọng trong việc phát triển tình
yêu thương, hành vi, thói quen cử chỉ tốt đẹp ở học sinh. Giáo dục hành vi đạo
đức cho trẻ mẫu giáo phải được tiến hành bằng các con đường: Đọc, kể chuyện
nghệ thuật, đóng kịch giúp trẻ phát triển khả năng cảm thụ tác phẩm văn học,
phát triển trí tưởng tượng sáng tạo, ngôn ngữ mạch lạc. Từ đó, trẻ nhận thức
được thái độ, tình cảm, và có những hành vi đúng đắn góp phần hình thành và
phát triển nhân cách trẻ.
1.2. Các khái niệm công cụ
1.2.1. Hành vi
Kế thừa những quan điểm của các nhà tâm lý học hoạt động, chúng tôi
quan niệm về hành vi như sau: Hành vi của con người là hành động bên ngoài,
là phản ứng của chủ thể với thế giới xung quanh và với chính mình do tâm lý
định hướng, điều khiển, điều chỉnh. Hành vi đặc trưng của con người là hành vi
có ý thức.
1.2.2. Hành vi đạo đức
a. Đạo đức
Tóm lại, phạm trù đạo đức rất rộng nhưng trong phạm vi đề tài, chúng tôi
cho rằng: Đạo đức là những quy tắc, quy định, nội quy được thừa nhận rộng rãi


5
trong mối quan hệ của con người với bản thân, người khác, cộng đồng, môi trường,
đòi hỏi các cá nhân trong đó nhóm xã hội đó phải tự giác thực hiện.

b. Hành vi đạo đức

Trên cơ sở quan niệm về “hành vi” và “đạo đức” đã đề cập ở trên, chúng
tôi cho rằng: Hành vi đạo đức là biểu hiện bên ngoài của những quy tắc, quy định
nội quy được coi là chuẩn mực trong các mối quan hệ của con người với bản thân,
người khác, cộng đồng và môi trường là hành động tự giác và được thúc đẩy bởi
động cơ có ý nghĩa về mặt đạo đức; thể hiện trong cách ứng xử của con người đối với
cuộc sống.

1.2.3. Giáo dục hành vi đạo đức
a. Giáo dục
Có thể hiểu giáo dục là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch, có
hệ thống của nhà giáo dục đến người được giáo dục thông qua các hoạt động
giáo dục nhằm hình thành ở họ nhận thức, tình cảm và hành vi.
b. Giáo dục hành vi đạo đức
Trong nghiên cứu này, giáo dục hành vi đạo đức là quá trình tác động có
mục đích có kế hoạch có hệ thống của nhà giáo dục thông qua các hoạt động
giáo dục nhằm hình thành các quy tắc chuẩn mực hành vi đạo đức với thế giới
bên ngoài nhằm giúp con người hành động tự giác và được thúc đẩy bởi động
cơ có ý nghĩa về mặt đạo đức; thể hiện trong cách ứng xử của họ đối với cuộc
sống.
1.2.4. Làm quen với văn học thiếu nhi
a. Văn học thiếu nhi
Trong nghiên cứu này, văn học thiếu nhi là các tác phẩm văn học viết cho
thiếu nhi dưới sự cảm nhận của tâm hồn trẻ dành tặng cho trẻ thơ và phù hợp
với trẻ.
b. Làm quen với văn học thiếu nhi
Như vậy, làm quen với văn học thiếu nhi là cho trẻ bước đầu tiếp xúc với
tác phẩm văn học qua giọng kể, đọc của người lớn, qua đó trẻ bước đầu hiểu
được nội dung và phát triển xúc cảm, tình cảm.
1.3. Hành vi đạo đức của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi
1.3.1. Đặc điểm phát triển tâm lý của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi

a. Đặc điểm tư duy của trẻ 5 – 6 tuổi
Do đặc điểm tư duy “Vật ngã đồng nhất” trẻ mầm non luôn đồng nhất thế
giới xung quanh với chính bản thân mình, do đó tình cảm của trẻ không chỉ
được thể hiện với những người thân thích và các nhân vật trong tác phẩm văn
học mà nó còn được biểu hiện sâu sắc cả với thế giới cỏ cây, hoa lá và những
vật vô tri,vô giác. Với cơ chế nhập tâm, bắt chước, trẻ có được những biểu
tượng sinh động về các loại thái độ, biểu cảm, hành vi và xúc cảm của những
người xung quanh.
b. Đặc điểm xúc cảm, tình cảm của trẻ 5 – 6 tuổi


6

Giáo dục xúc cảm cho trẻ lứa tuổi mầm non chính là xây dựng nền tảng
của đạo đức, xây dựng nhân cách hài hòa, giúp trẻ biết làm chủ xúc cảm của
mình, biết tự ý thức, biết đồng cảm với người khác và luôn có khả năng hợp tác
với mọi người xung quanh.
Phát triển xúc cảm, tình cảm của trẻ hình thành khả năng bắt chước và học
qua bắt chước. Ở lứa tuổi này, khả năng bắt chước phát triển mạnh, đây chính
là điều kiện giúp trẻ tích lũy hành vi, phẩm chất đạo đức từ xã hội. Từ khả năng
bắt chước, trẻ lĩnh hội được các cách biểu cảm và thể hiện hành vi của mình vào
những đối tượng xung quanh.
c. Đặc điểm phát triển ngôn ngữ của trẻ 5 – 6 tuổi
Ở tuổi này ngôn ngữ mạch lạc phát triển mạnh mẽ vốn từ phong phú (khoảng
2500 từ)[75], trẻ sử dụng thành thạo tiếng mẹ đẻ, trẻ đã nắm vững ý nghĩa của từ khi
sử dụng và biết cách sử dụng cho phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp với mục đích của
trẻ.
d. Đặc điểm phát triển tự ý thức của trẻ 5 – 6 tuổi
Sự tự ý thức giai đoạn này phát triển mạnh mẽ chuyển từ bắt chước hành vi
sang đánh giá hành vi (có ý thức), ý thức bản ngã giúp trẻ điiều khiển hành vi của

mình phù hợp với chuẩn mực, quy tắc xã hội, giúp trẻ chủ động thực hiện hành vi của
mình một cách hứng thú đầy xúc cảm và dần trở thành thói quen hành vi đạo đức.

1.3.2. Biểu hiện của hành vi đạo đức
Từ việc phân tích các khái niệm có liên quan, cấu trúc của hành vi đạo
đức và đặc điểm tâm lý của trẻ 5 – 6 tuổi đã nêu ở trên, chúng tôi xác định biểu
hiện của hành vi đạo đức của trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi là:
- Hành vi đạo đức thể hiện ở hành động ứng xử lễ độ:Thưa gửi, vâng lời; ông
bà, bố mẹ, anh chị; Ứng xử chào hỏi với người lớn và người khác; Nói cảm ơn,
xin lỗi
- Hành vi đạo đức thể hiện ở hành động giúp đỡ, chia sẻ, nhường nhịn: Hợp tác
cùng nhau, hòa thuận;Giúp đỡ bạn và nhường nhịn các em nhỏ; Bảo vệ bản
thân và bạn bè khi bị bắt nạt.
- Hành vi đạo đức thể hiện ở sự gọn gàng, ngăn nắp: Cẩn thận sử dụng đồ dùng,
đồ chơi, tự giác cất đồ dùng của mình và của bạn khi chơi xong, cất gọn gàng
đúng nơi quy định;Biết sắp xếp đồ dùng, đồ chơi dễ cất, dễ lấy thuận tiện khi sử
dụng.
- Hành vi đạo đức thể hiện ở việc giữ vệ sinh sạch sẽ:Xếp hàng khi đi vệ sinh,
không làm tràn nước sau khi rửa tay; Biết lau tay, cất dép đúng chỗ; Giữ gìn vệ
sinh nơi công cộng: Không vứt rác bừa bãi.
- Hành vi đạo đức thể hiện ở hành động thể hiện tình yêu thiên nhiên và các con
vật nuôi: Biết bảo vệ, chăm sóc cây, một số con vật nuôi; biết tránh những con
vật nguy hiểm;Không ngắt lá, bẻ cành, hái hoa nơi công cộng; Có thái độ bảo
vệ, chăm sóc giữ gìn môi trường đang sống.


7

1.4. Giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi qua làm quen với
các tác phẩm văn học thiếu nhi

1.4.1. Văn học thiếu nhi và vai trò của nó trong chương trình giáo dục mầm
non đối với việc giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
a. Văn học giúp trẻ phát triển cảm xúc và bắt chước những hành vi đạo đức tốt
đẹp của các nhân vật trong tác phẩm
Ảnh hưởng của tác phẩm văn học đến sự phát triển ngôn ngữ của trẻ được
diễn ra theo cơ chế “đồng nhất hóa – bắt chước”. Trẻ bắt chước ngôn ngữ, bắt
chước lời nói và hành động của các nhân vật trong tác phẩm.
b. Văn học giúp trẻ hiểu được ý nghĩa xã hội hành vi của các nhân vật trong tác
phẩm
Trẻ học được những hành vi, thái độ cách ứng xử từ những câu chuyện mà
trẻ được nghe kể, được vào vai các nhân vật, sau đó trẻ kể lại bằng chính ngôn
ngữ của mình để hiểu được hết những nội dung trong tác phẩm ấy.
Như vậy, tác phẩm văn học không chỉ bồi đắp tâm hồn, tình cảm cho trẻ
mà còn hình thành ở trẻ những hành vi đẹp và phát triển phù hợp với chuẩn
mực đạo đức do con người đặt ra, góp phần hoàn thiện nhân cách trẻ mầm non.
1.4.2. Một số thể loại và đặc điểm của văn học thiếu nhi
a. Một số thể loại văn học thiếu nhi
Thơ truyện viết cho thiếu nhi: Đồng dao; Cổ tích; Truyện ngụ ngôn; Vè; Câu
đố:
b. Đặc trưng cơ bản của văn học thiếu nhi
Văn học viết cho các em ngắn gọn, rõ ràng; Ngôn ngữ trong văn học dành
cho trẻ trong sáng, giàu hình ảnh; Nghệ thuật của văn học dành cho trẻ mầm
non thường không quá cầu kỳ phức tạp; Mỗi tác phẩm văn học thiếu nhi đều là
một bài học đạo đức sâu sắc nhưng lại rất gần gũi giúp trẻ hiểu rõ ràng.
1.4.3. Cơ hội hình thành biểu tượng hành vi đạo đức qua làm quen với văn
học thiếu nhi.
a. Văn học thiếu nhi giúp trẻ biết cách ứng xử và hình thành hành vi lễ độ
b. Làm quen với văn học thiếu nhi giúp hình thành hành vi chia sẻ, nhường
nhịn giúp đỡ bạn bè, giúp đỡ những người thân, những hoàn cảnh khó khăn.
c. Làm quen với văn học thiếu nhi giúp trẻ hình thành hành vi gọn gàng ngăn

nắp: Biết cách thu dọn gọn gàng, sắp xếp khoa học, đúng nơi quy định
d. Làm quen với văn học thiếu nhi giúp trẻ hình thành hành vi vệ sinh sạch sẽ,
văn minh nơi công cộng.
e. Làm quen với văn học thiếu nhi giúp trẻ hình thành hành vi ứng xử với thiên
nhiên và vật nuôi
1.4.3. Giáo dục hành vi đạo đức qua làm quen với văn học thiếu nhi
Dựa trên Chương trình giáo dục mầm non 2009 được ban hành theo thông tư
17/2009/TT – BGDĐT[7], mà chúng tôi đưa ra mục tiêu, nguyên tắc, nội dung,


8

phương pháp, hình thức giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ 5 – 6 tuổi qua làm
quen với văn học thiếu nhi.
a. Mục tiêu
Làm quen với văn học thiếu nhi giúp trẻ nhận biết cái gì là đúng, là tốt.
Giúp trẻ yêu thích và bắt chước những hành vi đúng, tốt của các nhân vật trong
tác phẩm văn học;Giúp trẻ hình thành sự hứng thú, tự tin thể hiện những hành
vi tốt với mọi người trong cuộc sống hàng ngày;Bước đầu gúp trẻ hình thành
những hành vi đúng, hành vi tốt.
b. Các nguyên tắc giáo dục hành vi đạo đức của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi
Cần xác định rõ mục đích giáo dục, hiểu rõ đối tượng; Giáo dục hành vi
đạo đức mang tính tập thể; Giáo dục hành vi muốn có hiệu quả thì cần phải tiến
hành trên tất cả các trẻ trong lớp, trong nhóm khi tham gia hoạt động.
Các nội dung giáo dục hành vi đạo đức gắn liền với thực tiễn va phù hợp
với thực tiễn, phù hợp với các hành động, cách cư xử, thái độ hàng ngày của trẻ.
Giáo dục hành vi đạo đức đảm bảo thường xuyên, liên tục mới đạt hiệu
quả.
Cần có sự quan tâm đặc biệt với trẻ: Với những trẻ cá biệt có những hành
vi chưa phù hợp thông qua các hoạt động giáo dục hàng ngày giáo viên cần

quan tâm nhiều hơn đến trẻ.
c. Nội dung
Chúng tôi xác định nội dung giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ mẫu giáo 5 – 6
tuổi qua văn học thiếu nhi gồm những nội dung sau:
Giáo dục trẻ hành vi lễ độ; Giáo dục trẻ có hành vi giúp đỡ, chia sẻ; Giáo
dục trẻ biết giữ gìn vệ sinh sạch sẽ trong lớp và nơi công cộng; Giáo dục trẻ biết
yêu thiên nhiên, chăm sóc và có ý thức bảo vệ thiên nhiên, môi trường sống và
một số con vật.
c. Phương pháp tổ chức
Phương pháp đọc kể diễn cảm; Phương pháp đàm thoại và nêu gương:
Phương pháp sử dụng giáo cụ trực quan; Phương pháp luyện tập:
d. Hình thức tổ chức
Giáo viên tổ chức cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học bằng nhiều hình
thức khác nhau: Chia nhóm, tập trung trẻ trong lớp dưới sự hướng dẫn của giáo
viên không gian rộng rãi thoáng mát, yên tĩnh, giúp trẻ cảm nhận dễ dàng hơn.
Có rất nhiều hình thức tổ chức: Tổ chức hoạt động học theo chương trình;
trong các hoạt động khác hàng ngày lồng ghép vào các hoạt động khác
1.4.4. Quá trình hình thành hành vi đạo đức của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi qua
làm quen với văn học thiếu nhi
Trẻ bắt chước hành vi của những sự vật hiện tượng mà trẻ thích chưa hiểu
đó là gì sau đó thông qua việc trẻ được trải nghiệm qua các hoạt động giáo dục
và trẻ mới hiểu những hành vi từ đó trẻ có thái độ phù hợp với những hành vi


9

đó theo quy trình: Cảm xúc - hành vi (bắt chước) - nhận thức – thái độ - hành vi
(bền vững).
a. Lựa chọn tác phẩm văn học có những nhân vật gần gũi trẻ yêu thích, hành vi
đạo đức mẫu mực trẻ dễ bắt chước làm theo.

a.
Đưa trẻ vào thực hành trải nghiệm những hành vi tình huống của nhân
vật trong văn học để trẻ nhận biết đánh giá những hành vi ấy.
c. Củng cố những hành vi qua TPVHTN và các hoạt động hàng ngày.
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ mẫu giáo 5
- 6 tuổi qua làm quen với văn học thiếu nhi
1.5.1. Về giáo viên
Giáo viên có ảnh hưởng lớn đến việc tổ chức hoạt động làm quen văn học
cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi.
Trong quá trình tổ chức các hoạt động giáo dục, giáo viên đóng vai trò là
người tổ chức, hướng dẫn trẻ theo mục đích giáo dục. Giáo viên không chỉ cần
nắm vững nội dung chương trình mà còn cần phải biết sử dụng phương pháp,
biện pháp phù hợp với tình huống và hoàn cảnh cụ thể, dẫn dắt trẻ tiếp cận kiến
thức, kĩ năng theo mục đích giáo dục.
1.5.2.Cơ sở vật chất thiết bị và môi trường giáo dục
Để hành vi đạo đức của trẻ được luyện tập thường xuyên, đúng đắn thì
việc đảm bảo đủ cơ sở vật chất phù hợp như trang thiết bị đầy đủ, an toàn, phù
hợp với đặc điểm lứa tuổi.
Ngoài điều kiện môi trường vật chất, yếu tố môi trường xã hội rất quan
trọng.
1.5.3. Gia đình và sự kết hợp giữa gia đình và nhà trường
Gia đình là một trong các yếu tố có tác động mạnh mẽ nhất đến trẻ. Trẻ
mẫu giáo có thời gian sống, giao tiếp với các thành viên trong gia đình nhiều
hơn với trường mầm non và xã hội.
Gia đình tạo ra khung chung cho các quan hệ và sự phát triển tâm lý của
mỗi thành viên. Mối quan hệ giữa cha mẹ - con cái, giữa các anh chị em ruột
thịt tạo ra các kiểu quan hệ, cách cư xử của trẻ đối với mỗi thành viên trong gia
đình và xã hội.
1.5.4. Yếu tố về chất lượng nội dung tác phẩm
Chất lượng nội dung tác phẩm văn học có ảnh hưởng lớn đến giờ hoạt

động làm quen văn học để giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi.
Lứa tuổi này cần lựa chọn những tác phẩm có nội dung phong phú câu văn hay,
rõ ràng, mạch lạc và ngôn ngữ trong tác phẩm đẹp, giàu hình ảnh. Nội dung
phong phú, nhân vật trong tác phẩm sống động giúp trẻ mở rộng về tư duy vốn
kinh nghiệm sống và những nhân vật có nhiều cảnh sắc khác nhau để trẻ có thể
tư duy logic và nhận thức những hành vi nhân vật rõ nét. Lựa chọn tác phẩm
văn học có nội dung hay phong phú, có ảnh hưởng không nhỏ đến giáo dục
hành vi đạo đức cho trẻ 5 – 6 tuổi.


10

Kết luận chương 1
1. Giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ 5 – 6 tuổi góp phần phát triển hoàn
thiện nhân cách trẻ. Làm quen với tác phẩm văn học có những tác động to lớn
đến quá trình hình thành và phát triển hành vi đạo đức của trẻ. Văn học giúp trẻ
phát triển và hình thành những tình cảm và hành vi đạo đức của các nhân vật
trong tác phẩm.
2. Giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ là quá trình giáo dục không giống các
quá trình khác mà đi từ những từ xúc cảm – hành vi (bắt chước) – hành vi có ý
thức. Trẻ yêu thích sau đó bắt chước những hành vi của những nhân vật mình
yêu thích từ đó cô giáo dục cho trẻ những hành vi tốt và tạo tình huống cơ hội
để trẻ được đóng vai, luyện tập những nhân vật trẻ yêu thích, ấn tượng và đưa
trẻ vào những hoạt động thực tiễn hàng ngày để trẻ kiểm nghiệm thực hành và
trở thành thói quen hành vi đạo đức.
3. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ. Trong
đó giáo viên có ảnh hưởng rất lớn đến việc cho trẻ làm quen với tác phẩm văn
học, cách truyền thụ nội dung tác phẩm, phân tích những tấm gương đạo đức
tiêu biểu những hành vi điển hình, đồ dùng trực quan… là những phương tiện
góp phần thành công của hoạt động giáo dục.

4. Quy trình làm quen với tác phẩm văn học để giáo dục hành vi đạo đức là
một quy trình mở linh hoạt tùy từng tác phẩm mà cụ thể giáo viên có thể lựa
chọn sao cho phù hợp nhằm mang lại hiệu quả cao.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG GIÁO DỤC HÀNH VI ĐẠO ĐỨC CHO TRẺ MẪU GIÁO
5 - 6 TUỔI QUA LÀM QUEN VỚI VĂN HỌC THIẾU NHI
2.1. Giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ mẫu giáo trong Chương trình Giáo
dục mầm non
2.1.1. Mục tiêu giáo dục trẻ mẫu giáo trong Chương trình Giáo dục mầm non
- Mục tiêu của chương trình giáo dục mầm non hướng đến giáo dục hài hòa
nhân cách trẻ chưa có mục tiêu giáo dục hành vi đạo đức cụ thể cho trẻ
2.1.2. Nội dung giáo dục hành vi đạo đức trong Chương trình giáo dục mầm
non cho trẻ 5 – 6 tuổi
Trong chương trình giáo dục mầm non có đề cập đến nội dung giáo dục hành
vi đạo đức cho trẻ, tuy nhiên còn nhiều nội dung chưa cụ thể và đầy đủ do đó
cần làm rõ các vấn đề này trong quá trình giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ.
2.1.3. Phương pháp giáo dục hành vi đạo đức trong Chương trình giáo dục
mầm non
Chương trình giáo dục mầm non sử dụng các nhóm phương pháp : nhóm
phương pháp thực hành, trải nghiệm, nhóm phương pháp trực quan minh họa,
nhóm phương pháp dùng lời nói, nhóm phương pháp giáo dục bằng tình cảm và


11

khích lệ, nhóm phương pháp nêu gương đánh giá. Tùy từng hoạt động giáo dục
cụ thể mà giáo viên áp dụng các phương pháp linh hoạt.
2.1.4. Đánh giá kết quả giáo dục hành vi đạo đức trong Chương trình giáo
dục mầm non
Đánh giá trẻ hàng ngày và đánh giá trẻ theo giai đoạn đánh giá theo các

lĩnh vực phát triển để giáo viên kịp thời lên kế hoạch điều chỉnh phù hợp cuối
mỗi tháng hoặc chủ đề giáo viên căn cứ vào kết quả mong đợi để đánh giá trẻ
đã phù hợp chưa từ đó đưa ra các biện pháp cụ thể tác động kịp thời để trẻ đạt
mục tiêu giáo dục trong chương trình đặt ra. Giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ
được đánh giá lồng ghép với các lĩnh vực khác.
2.2. Khảo sát thực trạng
2.2.1. Mục đích khảo sát
Tiến hành khảo sát nhằm thu thập thông tin để có căn cứ và có cơ sở đánh
giá thực trạng hành vi đạo đức và giáo dục hành vi đạo đức của trẻ mẫu giáo 56 tuổi qua văn học thiếu nhi ở một số trường mầm non. Trên cơ sở đó đề xuất
một số biện pháp giáo dục và tổ chức thực nghiệm các biện pháp giáo dục hành
vi đạo đức cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi qua văn học thiếu nhi.
2.2.2. Đối tượng và phạm vi khảo sát
- Mẫu khảo sát: 290 giáo viên mầm non.
- Địa bàn khảo sát: Trường Mầm non Thực hành Hoa Hồng, Trường Mầm non
Thực hành Hoa Sen, Trường Mầm non Hoa Thủy Tiên, Trường Mầm non Hoa
hồng thuộc Thành phố Hà Nội, Trường Mầm non Thực hành Nha Trang,
Trường Mầm non Thực hành Thành phố Hồ Chí Minh, một số trường mầm non
vùng núi phía Bắc (Tỉnh Điện Biên).
2.2.3. Nội dung khảo sát
- Nhận thức của giáo viên mầm non về tầm quan trọng của giáo dục hành vi đạo
đức cho trẻ 5 – 6 tuổi qua văn học thiếu nhi.
- Nhận thức về nội dung giáo dục hành vi đạo đức qua văn học thiếu nhi cho trẻ
5 – 6 tuổi.
- Nhận thức về phương pháp giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ 5 – 6 tuổi qua
văn học thiếu nhi.
- Đánh giá của giáo viên về những biểu hiện hành vi đạo đức của trẻ mẫu giáo 5
– 6 tuổi qua văn học thiếu nhi.
- Những thuận lợi và khó khăn của giáo viên về việc giáo dục hành vi đạo đức
cho trẻ 5 – 6 tuổi qua văn học thiếu nhi.
2.2.4. Phương pháp khảo sát

a. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
b. Phương pháp quan sát:
c. Phương pháp phỏng vấn sâu:
d. Phương pháp sử dụng bài tập tình huống để đo nghiệm biểu hiện hành
vi dạo đức của trẻ 5-6 tuổi


12

(1) Lễ độ: (2) Giúp đỡ, chia sẻ, nhường nhịn; (3) Gọn gàng, ngăn nắp;
(4) Giữ vệ sinh sạch sẽ;(5) Biết yêu thiên nhiên và các con vật nuôi:
2.3. Thực trạng giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi qua
làm quen với văn học thiếu nhi
2.3.1. Nhận thức của giáo viên sử dụng giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ
mẫu giáo 5 – 6 tuổi qua làm quen với văn học thiếu nhi
Hầu hết giáo viên đều thấy được tầm quan trọng của việc GDHVĐĐ cho
trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi qua việc cho trẻ làm quen với văn học thiếu nhi. Cụ thể,
93,1% giáo viên được hỏi cho rằng: Làm quen với tác phẩm văn học rất quan
trọng trong việc giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ nhỏ và chỉ có 6,9% giáo viên
cho rằng quan trọng. Không có giáo viên nào cho rằng làm quen với tác phẩm
văn học không quan trọng trong việc giáo dục hành vi đạo đức. Văn học thiếu
nhi rất quan trọng góp phần giáo dục trẻ những tình cảm đạo đức tốt đẹp, lòng
nhân ái và hình thành thói quen, cách ứng xử đúng đắn.
Kết quả này khẳng định, giáo viên đã nhận thức được tầm quan trọng và
sự cần thiết phải tổ chức cho trẻ làm quen với văn học thiếu nhi, qua đó
GDHVĐĐ cho trẻ để hình thành và phát triển những thói quen tốt cho trẻ.
a) Nhận thức về nội dung giáo dục hành vi đạo đức qua văn học thiếu nhi
cho trẻ 5 – 6 tuổi.
Nhận thức về nội dung giáo dục hành vi đạo đức qua văn học thiếu nhi
cho trẻ 5 – 6 tuổi của giáo viên. Nhìn chung, giáo viên đều cho rằng làm quen

với văn học thiếu nhi giúp phát triển các hành vi đạo đức. Tuy nhiên, chỉ có nội
dung giáo dục trẻ có “Hành vi bày tỏ tình cảm với người thân, hành vi nhường
nhịn, cảm thông với em nhỏ” là hai trong số nội dung GDHVĐĐ được đưa vào
nhiều nhất với ý kiến của giáo viên. Các nội dung GDHVĐĐ “Trẻ có tính ngăn
nắp gọn gàng, hành vi tự phục vụ, hành vi giúp đỡ bạn” ít được đưa vào giáo
dục hơn hoặc chưa thực sự được giáo viên quan tâm đưa vào nội dung trọng
tâm hoạt động.
b) Nhận thức về phương pháp giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ 5 – 6
tuổi qua văn học thiếu nhi..
Nhìn chung, các giáo viên cũng có ý thức đưa các phương pháp vào để
giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ nhưng còn hời hợt chưa chú trọng đến từng
phương pháp đặc biệt là phương pháp luyện tập các hành vi đạo đức và biện
pháp để nâng cao phương pháp mang lại hiệu quả giáo dục cao thì chưa có hoặc
chưa triệt để.
2.3.2. Thực trạng sử dụng thể loại tác phẩm văn học giáo dục hành vi đạo
đức cho trẻ 5 – 6 tuổi
Đa số giáo viên tập trung vào thể loại thơ truyện viết cho thiếu nhi. Điều
này cho thấy, việc sử dụng thường xuyên các tác phẩm văn học viết trong hoạt
động văn học hàng ngày sẽ mang lại hiệu quả cao trong giáo dục hành vi đạo
đức cho trẻ mẫu giáo.


13

2.3.3. Thực trạng tổ chức làm quen với văn học thiếu nhi để giáo dục hành vi
đạo đức cho trẻ 5 – 6 tuổi
a)Thực trạng tổ chức giáo dục hành vi đạo đức qua làm quen với văn học thiếu
nhi
Kết quả cho thấy, nhìn chung giáo viên có sử dụng tất cả các thời điểm tổ
chức LQVVH để GDHVĐĐ cho trẻ. Tuy nhiên, về cơ bản thời điểm tổ chức

nhiều nhất vẫn là trong giờ hoạt động học.
b)Thực trạng sử dụng phương thức giáo dục hành vi đạo đức qua làm quen với
văn học thiếu nhi
Kết quả cho thấy, giáo viên có sử dụng các phương thức GDHVĐĐ qua
LQVHTN nhưng còn rất hạn chế và chưa thường xuyên. Còn rất nhiều giáo
viên không bao giờ sử dụng các phương thức để giáo dục hành vi đạo đức cho
trẻ và tỷ lệ này còn rất cao. Điều đó cho thấy giáo viên chỉ quen sử dụng các
phương thức “truyền thống” trong các việc tổ chức hoạt động giáo dục ở bậc
học mầm non, mà chưa chú trong sử dụng các phương thức khác để nâng cao
các hành vi, thói quen đạo đức cho trẻ.
Như vậy, cần có kế hoạch cụ thể để đưa các tình huống xảy ra trong tác
phẩm văn học vào các hoạt động hàng ngày để trẻ có cơ hội luyện tập thường
xuyên để GDHVĐĐ trở thành những thói quen tốt đẹp cho trẻ
2.4.Thực trạng biểu hiện hành vi đạo đức của trẻ 5 – 6 tuổi
Lễ độ: Trẻ không thuờng xuyên sử dụng hành vi lễ độ trong giao tiếp với mọi
người. Vì thế, giáo viên cần có biện pháp để giúp hành vi này của trẻ trở nên
thường xuyên, bền vững và trở thành thói quen tốt.
Hành vi giúp đỡ, chia sẻ, nhường nhịn: Qua trao đổi trực tiếp giáo viên cho
rằng nguyên nhân ở chủ yếu là do trẻ em hiện nay hầu hết các gia đình chỉ có 1
đến 2 con các con thường được bố mẹ rất chiều chuộng nên trẻ thường không
nhường nhịn giúp đỡ ai cả và hầu như các gia đình đều thuê người chăm sóc
hoặc ở cùng ông, bà. Do đó, trẻ thường được chăm sóc, đáp ứng quá mức và
không biết bảo vệ bản thân mình và em mình khi bị bạn bắt nạt. Chính vì vậy,
nhà giáo dục cần có các biện pháp và cần tạo nhiều cơ hội cho trẻ trải nghiệm để
trẻ có những hành vi tốt biết ứng xử trong cuộc sống hàng ngày.
Gọn gàng, ngăn nắp
Nguyên nhân của tiêu chí này các giáo viên cho rằng trẻ ở các gia đình hiện nay
có ít con và trẻ được chăm sóc quá mức nên không tự làm việc gì cả và chỉ làm
khi có người lớn nhắc nhở nên khi trẻ đến lớp giáo viên thường xuyên nhắc trẻ
mới làm, chưa làm tự giác, làm qua loa. Chính vì thế cần thiết phải có các biện

pháp tác động để trẻ làm một cách vui vẻ, tự giác.
Giữ vệ sinh sạch sẽ: Trẻ không bao giờ xếp hàng khi đi vệ sinh còn chen lấn xô
đẩy và làm tràn nước ra ngoài chiếm tỷ lệ cao.Trao đổi với giáo viên cho rằng,
trẻ đã có ý thức tự giác giữ vệ sinh nơi công cộng và ít khi vứt rác bừa bãi.


14

Biết yêu thiên nhiên và các con vật: Biểu hiện hành vi ở mức thường xuyên ở
ba tiêu chí này là không đều nhau và có sự chênh lệch. Khi khảo sát tình huống
đặt ra: “Tại sao con không nhắc bạn khi bạn ngắt hoa, lá cây” trẻ trả lời “Con
không biết”. Như vậy, qua kết quả khảo sát cho thấy phần lớn trẻ không hiểu
được ý nghĩa của hành vi và chỉ thỉnh thoảng làm khi có sự nhắc nhở của người
lớn.
2.5. Đánh giá của giáo viên về các yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục hành vi đạo
đức

- Ưu điểm
Qua khảo sát thực trạng cho thấy hầu hết các giáo viên đều đánh giá cao
vai trò của giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ trong tổ chức các hoạt động giáo
dục hàng ngày của trẻ ở trường mầm non và có ý thức vận dụng để giáo dục trẻ
nhưng mới chỉ vận dụng trong một số tình huống cụ thể chứ chưa đưa vào mục
đích giáo dục cụ thể trong hoạt động giáo dục có mục đích.
- Hạn chế
Các biểu hiện hành vi của trẻ có tỷ lệ không thường xuyên còn nhiều,
giáo viên có sử dụng một số phương thức giáo dục hành vi đạo đức nhưng chưa
cụ thể còn lúng túng, phương pháp có được sử dụng nhưng còn nhiều hạn chế.
Hầu hết giáo viên chưa có biện pháp cụ thể để đưa vào nội dung hoạt
động giúp cho việc làm quen với tác phẩm văn học phát huy được hiệu quả cao
trong GDHVĐĐ cho trẻ.

- Những nguyên nhân chủ yếu
Giáo viên chưa vận dụng hết được những lợi thế của tác phẩm văn học để
giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ. Chưa chọn được tác phẩm phù hợp để có nội
dung, nhân vật có những hành vi đạo đức tiêu biểu. Khả năng diễn cảm, biểu
cảm, thể hiện nội dung tác phẩm chưa đồng đều. Vận dụng các tình huống nhân
vật trong tác phẩm để giáo dục cho trẻ còn lúng túng. Giáo viên không tận dụng
triệt để các phương tiện dạy học chiếm tỷ lệ rất cao.
Đồ dùng trực quan còn nghèo nàn chưa hấp dẫn, phong phú, sử dụng
không triệt để. Chưa chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng để tăng hiệu quả
của tác phẩm văn học vào các hoạt động hàng ngày của trẻ.
Kết luận chương 2
Kết quả khảo sát thực trạng cho thấy hầu hết các giáo viên đã nhận thức
được vai trò, tầm quan trọng của việc giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ 5 – 6
tuổi qua làm quen với tác phẩm văn học. Giáo viên đã biết sử dụng các phương
pháp để mang lại hiệu quả trong giáo dục hành vi đạo đức nhưng chưa đồng
đều. Việc sử dụng không thường xuyên dẫn đến các hành vi chưa được vận
dụng vào thực tiễn hàng ngày và chưa trở thành thói quen đạo đức tốt. Chính vì
vậy, cần thiết đề xuất các biện pháp giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ qua làm
quen với tác phẩm văn học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trẻ mẫu giáo.


15

Cần kết hợp giữa gia đình và nhà trường để quan tâm tạo cơ hội trẻ được
trải nghiệm những hành vi tốt trong tác phẩm văn học để từ đó hướng trẻ hiểu
những hành vi xã hội phân biệt những hành vi tốt có thái độ, có cách ứng xử
phù hợp, trở thành thói quen đạo đức hàng ngày.
CHƯƠNG 3
ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP GIÁO DỤC HÀNH VI ĐẠO ĐỨC CHO TRẺ
MẪU GIÁO 5 - 6 TUỔI QUA LÀM QUEN VỚI VĂN HỌC THIẾU NHI

3.1. Nguyên tắc xây dựng các biện pháp giáo dục hành vi đạo đức
3.1.1. Nguyên tắc lấy trẻ làm trung tâm
- Xây dựng biện pháp GDHVĐĐ cho trẻ phải phù hợp với sự phát triển
tâm, sinh lý trẻ đảm bảo hình thành nét nhân cách ban đầu cho trẻ để tạo điều
kiện cho phát triển hành vi đạo đức của trẻ 5 – 6 tuổi.
- Các biện pháp phù hợp với nhận thức, tình cảm đạo đức của trẻ thúc đẩy
phát triển các hành vi đạo đức tốt đẹp.
- Đưa trẻ vào hoạt động trải nghiệm, khám phá đời sống các mối quan hệ
của xã hội để trẻ có cơ hội bắt chước, thể hiện và hiểu được từ đó có thái độ
đồng tình với những hành vi tốt đẹp và thích được biểu hiện những hành vi đó
trong sinh hoạt hàng ngày.
3.1.2. Nguyên tắc dựa vào và phát huy lợi thế của tác phẩm văn học thiếu nhi
- Xây dựng các biện pháp phải khai thác triệt để các thế mạnh của tác
phẩm văn học để GDHVĐĐ cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi.
- Khai thác tối ưu nội dung, nhân vật những hành động cử chỉ điệu bộ và
giáo cụ trực quan để xây dựng các biện pháp phù hợp nhằm GDHVĐĐ cho trẻ
mẫu giáo.
3.1.3.Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn
- Xây dựng biện pháp đảm bảo áp dụng hiệu quả trong tổ chức hoạt động
cho trẻ làm quen với văn học và giúp trẻ thường xuyên thể hiện trong cuộc sống
hàng ngày.
- Tạo nhiều cơ hội để trẻ được luyện tập và trải nghiệm phát huy hiệu quả
của biện pháp đề xuất.
3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả
Các biện pháp giáo dục hành vi đạo đức cần khai thác triệt để các giá trị
đạo đức và hướng chúng tác động vào thế giới tâm hồn của trẻ, từ đó gợi ý và
khuyến khích trẻ thực hiện hành vi đạo đức phù hợp với lí trí và tình cảm đạo
đức của trẻ.
3.2. Các biện pháp giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ mầm non 5 – 6 tuổi
qua làm quen với văn học thiếu nhi

Trên cơ sở các vấn đề lý luận và thực trạng được trình bày ở trên chúng tôi
đề xuất các biện pháp giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi qua
làm quen với văn học thiếu nhi.


16

3.2.1. Biện pháp 1: Nêu gương đạo đức qua các nhân vật trong các tác phẩm
văn học.
Mục đích và ý nghĩa:
Trong tác phẩm văn học, có các nhân vật điển hình mang đến cho trẻ nhiều
xúc cảm và có ấn tượng sâu sắc, có những hành vi đạo đức tốt đẹp rất kích thích
trẻ bắt chước làm theo. Nêu gương những nhân vật điển hình trong các tác
phẩm văn học để trẻ bắt chước những hành động cử chỉ thái độ, biểu lộ xúc cảm
tình cảm giống các nhân vật mà trẻ yêu thích mang màu sắc tích cực. Những
nhân vật làm gương cho trẻ luôn ghi dấu ấn rất lâu trong tâm hồn trẻ kích thích
trẻ tự giác, tích cực điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với hoàn cảnh.
Đây là một trong những biện pháp quan trọng để giáo dục hành vi đạo đức
cho trẻ để trẻ noi gương học tập làm theo và biết cư xử phù hợp trong sinh hoạt
hàng ngày.
Nội dung và cách tiến hành:
- Giáo viên cần lựa chọn những tác phẩm văn học có những nhân vật tiêu
biểu và hành vi tích cực: cử chỉ, hành động đẹp để trẻ dễ dàng bắt chước làm
theo. Giáo viên giảng giải, giải thích giúp trẻ hiểu ý nghĩa tác dụng của hành vi
tích âcực, tác hại hoặc những điều nguy hiểm, hành vi chưa tốt. Nhân vật trong
tác phẩm văn học nên là những nhân vật gần gũi với trẻ và được nhân cách hóa
để trẻ yêu quý. Nhân vật đáng yêu và có những hành động đẹp trẻ mới yêu quý
và mong muốn làm theo.Trong sinh hoạt hàng ngày, giáo viên nêu gương
những nhân vật có hành vi tốt để trẻ học tập làm theo. Khi nêu gương giáo viên
cần trò chuyện, giải thích ý nghĩa xã hội của những hành động tốt của nhân vật

trong tác phẩm văn học.
Điều kiện thực hiện:
- Các tấm gương được đề cập trong tác phẩm văn học phải có những hành
vi đạo đức điển hình mẫu mực và phù hợp với trẻ, trẻ thích tìm hiểu và mong
muốn bắt chước làm theo.Những nhân vật trong tác phẩm phải ấn tượng dễ ghi
nhớ, gần gũi với trẻ. Giáo viên khích lệ, động viên trẻ để trẻ mạnh dạn bắt
chước những hành vi tốt trong tác phẩm văn học và áp dụng vào hoạt động
hàng ngày của trẻ.
3.2.2. Biện pháp 2: Luyện tập thực hành các hành vi đạo đức qua đóng kịch
các tác phẩm văn học.
Mục đích và ý nghĩa:
- Đóng vai các nhân vật trong tác phẩm văn học là cơ hội để trẻ trải nghiệm
và thể hiện lại các hành vi của nhân vật một cách rõ nét nhất. Trải nghiệm đóng
kịch các nhân vật trong tác phẩm giúp trẻ thuộc lời thoại, lĩnh hội ngôn ngữ
mạch lạc, những lời hay ý đẹp được trẻ học thuộc ghi nhớ một cách tự nhiên.
Khi đóng vai các nhân vật, tính cách của trẻ cũng được bộc lộ và cải thiện trong
quá trình chọn vai chơi.


17

- Khi đóng vai các nhân vật, trẻ được trải nghiệm các vai khác nhhau và có
những cử chỉ hành động phù hợp, từ đó trẻ biết điều chỉnh hành vi, thái độ ứng
xử khi hành động.
Nội dung và cách tiến hành:
- Việc cho trẻ chơi trò chơi đóng vai để trẻ được trải nghiệm và hiểu được
sâu hơn về tác phẩm và trẻ bắt chước được những hành vi của nhân vật mình
yêu thích. Trẻ bắt chước được lời thoại của các nhân vật và còn sáng tạo thêm
ngôn ngữ và hành động của nhân vật. Giọng kể của giáo viên phải nhẹ nhàng,
truyền cảm đảm bảo dẫn dắt trẻ tham gia trò chơi đóng vai các nhân vật có hiệu

quả..
Điều kiện thực hiện:
- Nhân vật trong tác phẩm gần gũi với trẻ, để dễ đóng vai, thể hiện các
hành vi.Những vai chơi của trẻ có những hành vi đạo đức tiêu biểu hấp dẫn lôi
cuốn trẻ có mong muốn bắt chước làm theo. Củng cố cho trẻ những hành vi của
nhân vật mà trẻ đóng vai. Khuyến khích trẻ vận dụng vốn kinh nghiệm của
mình vào để thể hiện có hiệu quả các hành vi đạo đức. Giáo viên khuyến khích,
động viên trẻ tham gia vào các vai chơi và sáng tạo theo ngôn ngữ, hành động
của trẻ. Tạo môi trường hấp dẫn (trang bị thêm sân khấu, sa bàn, tranh ảnh, các
công cụ hỗ trợ để kích thích hứng thú trẻ chơi).
3.2.3. Biện pháp 3: Trải nghiệm các tình huống đạo đức có trong tác phẩm
văn học.
Mục đích và ý nghĩa
Biện pháp này giúp trẻ hiểu rõ hơn, cách xử lý những tình huống của các
nhân vật trong tác phẩm từ đó trong các hoạt động hàng ngày hành vi trẻ gặp
phải được vận dụng để giải quyết thường xuyên sẽ trở thành hành vi đạo đức
bền vững.
Nội dung và cách tiến hành:
Sử dụng biện pháp tình huống này áp dụng với bản thân trẻ, sẽ làm gì nếu
thấy bạn mình đang đứng khóc, em nhỏ đang khóc....Trẻ đưa ra cách giải quyết
của chính bản thân trẻ. Nếu gặp em nhỏ bị lạc lớp con sẽ làm gì?. Khi trẻ có
cách giải quyết phù hợp cô gợi ý cho trẻ nhiều tình huống khác nhau có thể giải
quyết theo cá nhân trẻ cũng có thể cho từng nhóm trẻ.
Điều kiện thực hiện:
- Những tình huống trong tác phẩm đơn giản phù hợp với khả năng nhận
thức của trẻ.
- Giáo viên cần gợi ý, đưa nhiều tình huống để trẻ suy nghĩ và giải quyết,
gợi ý và định hướng trẻ có cách giải quyết phù hợp. Ví dụ, nếu là con, con sẽ
làm gì? Làm như thế nào?.
- Đưa trẻ vào trải nghiệm giải quyết các tình huống phải tự nhiên tránh gò

ép, cứng nhắc áp lực tâm lý đối với trẻ.


18

- Cần tạo không khí vui tươi thải mái, phấn khởi sẵn sàng tham gia trải
nghiệm.
3.2.4. Biện pháp 4: Sử dụng giáo cụ trực quan để các tác phẩm văn học gần
gũi với cuộc sống của trẻ em.
Mục đích và ý nghĩa
- Biện pháp này hầu hết được sử dụng trong các giờ hoạt động làm quen
với tác phẩm văn học ở trường mầm non được khai thác triệt để trong mọi hình
thức tiến hành và là biện pháp có hiệu quả rất cao trong giờ văn học giúp trẻ
hiểu rõ hơn và đặc biệt kích thích hứng thú và phát triển thú và trí tưởng tượng
bối cảnh trong tác phẩm.
Nội dung và cách tiến hành:
- Giáo cụ trực quan trong giờ làm quen với văn học thường là: Sa bàn,
tranh minh họa câu chuyện, bài thơ, slied, video, sân khấu rối, rối nước, rối
bóng, rối tay các nhân vật....Việc sử dụng giáo cụ trực quan để minh họa cho
hành động của nhân vật không chỉ dùng trong giờ chính mà sau khi cho trẻ làm
quen với tác phẩm văn học, giáo viên có thể để vào các góc chơi trẻ có thể
mang ra để chơi và hoạt động lại những hành vi ấy hoặc sáng tạo những tình
huống mới.
Điều kiện thực hiện:
- Giáo cụ trực quan đẹp, sinh động hấp dẫn sử dụng phù hợp với tác phẩm
văn học. Sử dụng triệt để giáo cụ trực quan tránh làm nhiều ôm đồm lãng phí
mất tập trung của trẻ.
3.2.5. Biện pháp 5: Tích hợp nội dung các hành vi đạo đức trong các hoạt
động hàng ngày ở trường mầm non.
Mục đích và ý nghĩa

- Tạo điều kiện cho trẻ luyện tập thường xuyên các hành vi đạo đức từ tác
phẩm văn học vào sinh hoạt hàng ngày hàng ngày là biện pháp rất quan trọng
giúp trẻ hình thành hành vi đạo đức bền vững – hành vi được làm nhiều lần sẽ
trở thành thói quen đạo đức – hành vi bền vững giúp phát triển nhân cách tốt
đẹp ở trẻ. Tận dụng để luyện tập thường xuyên mọi lúc mọi nơi trong sinh hoạt
hàng ngày.
Điều kiện thực hiện:
Các biện pháp có mối liên hệ mật thiết với nhau, hỗ trợ nhau, giúp trẻ phát
triển. Tùy trong từng hoạt động giáo viên có thể áp dụng các biện pháp một
cách hiệu quả không nhất thiết phải áp dụng tất cả các biện pháp trong một giờ
hoạt động mà cần lựa chọn một vài biện pháp phù hợp để giáo dục hành vi đạo
đức cho trẻ.
3.3. Phối hợp các biện pháp giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ 5 – 6 tuổi.
Sử dụng các biện pháp giáo dục đề xuất trong luận án giáo viên cần linh
hoạt khi phối hợp với nhau: Tùy từng tác phẩm văn học để đưa một hoặc nhiều
biện pháp vào kết hợp:


19

Kết luận chương 3
1. Xây dựng các biện pháp giáo dục hành vi đạo đức qua làm quen với văn
học thiếu nhi cần tuân theo nguyên tắc sau: Lấy trẻ làm trung tâm, phát huy thế
mạnh của tác phẩm văn học, đảm bảo tính thực tiễn, đảm bảo tính hiệu quả.
2. Xây dựng các biện pháp giáo dục hành vi đạo đức qua làm quen với văn
học thiếu nhi cần bắt đầu từ việc xác định: Mục đích và ý nghĩa, nội dung cách
tiến hành và điều kiện thực hiện và thực hiện để tiến hành giáo dục hành vi đạo
đức cho trẻ theo các bước: xúc cảm – hành vi (bắt chước) – hành vi có ý thức.
3. Giáo dục hành vi đạo đức qua làm quen với văn học thiếu nhi. Nếu áp
dụng các biện pháp giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ một cách hợp lý thì sẽ

mang lại hiệu quả cao trong việc giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ mẫu giáo 5 –
6 tuổi.
CHƯƠNG 4
THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
4.1. Tổ chức thực nghiệm sư phạm
4.1.1. Mục đích thực nghiệm.
- Đánh giá tính khả thi của các biện pháp giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ
mẫu giáo 5 – 6 tuổi qua văn học thiếu nhi.
- Đánh giá hiệu quả của việc vận dụng các biện pháp đó vào giáo dục hành
vi đạo đức cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi qua văn học thiếu nhi nhằm khẳng định
tính đúng đắn của giả thuyết khoa học đã nêu trong luận án.
4.1.2. Địa bàn, phạm vi, thời gian thực nghiệm, đối tượng, phương pháp
chọn mẫu thực nghiệm và đối chứng
Thời gian: Từ tháng 12 năm 2016 đến tháng 5 năm 2017 (6 tháng)
Để tiến hành thực nghiệm tại lớp mẫu giáo lớn 2A; 2B ở Trường Thực
nghiệm Hoa Hồng.
Tiến hành với 80 trẻ: Lớp thực nghiệm 2B: 40 trẻ; lớp đối chứng 2A: 40
trẻ ở Trường Thực nghiệm Hoa Hồng thuộc Trường Cao Đẳng sư phạm Trung
ương số 111 – Vĩnh Hồ - Đống Đa – Thành phố Hà Nội.
4.1.3. Nội dung thực nghiệm
Chúng tôi tiến hành thực nghiệm 5 biện pháp giáo dục hành vi đạo đức
cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi qua văn học thiếu nhi đề xuất ở Chương 3:
Tùy vào từng tác phẩm văn học giáo viên áp dụng các biện pháp cho
phù hợp. Giáo viên thực nghiệm và nghiên cứu sinh thảo luận để thống nhất
đưa các biện pháp vào tổ chức hoạt động có hiệu quả. Các biện pháp được thực
hiện trong giờ làm quen với văn học và trong hoạt động hàng ngày của trẻ.
4.1.4. Quy trình thực nghiệm
a) Quy trình
Buớc 1: Chọn nhóm trẻ
Lớp thực nghiệm 2B: 40 trẻ; lớp đối chứng 2A: 40 trẻ

Bước 2: Chọn tác phẩm văn học thực nghiệm


20

Bước 3: Bồi dưỡng giáo viên
b)Tiến hành thực nghiệm
Bước 1: Tiến hành đo đầu vào
Bước 2: Tiến hành thực nghiệm
- Đối với nhóm đối chứng 40 trẻ lớp mẫu giáo lớn 2A – Trường Thực
nghiệm Hoa Hồng vẫn tiến hành hoạt động làm quen với tác phẩm văn học áp
dụng các biện pháp thông thường.
- Đối với nhóm thực nghiệm 40 trẻ lớp mẫu giáo lớn 2B – Thực nghiệm
Hoa Hồng, tiến hành tổ chức hoạt động làm quen với tác phẩm văn học áp dụng
các biện pháp đề xuất trong luận án. Trẻ ở lớp thực nghiệm được chúng tôi lựa
chọn tác phẩm và nội dung giáo dục song vẫn đảm bảo chương trình, giáo viên
dạy ở lớp thực nghiệm được gợi ý cách soạn giáo án và cách tiến hành với từng
tác phẩm cụ thể.
4.1.5.Tiêu chí và đánh giá kết quả thực nghiệm
- Sử dụng tiêu chí và thang đánh giá ở mục 2.2.5 Chương 2
- Về mặt định tính: Phân tích và đánh giá kết quả thu được dựa và phiếu và
kết quả ghi chép được.
- Về mặt định lượng: Kết quả thu được bằng phương pháp nghiên cứu thực
tiễn được xử lý bằng một số công thức toán học tỷ lệ %, tính trung bình cộng,
độ lệch chuẩn và kiểm tra độ tin cậy của các giá trị trung bình sử dụng trên
phần mềm SPSS18.0.
4.2. Phân tích kết quả thực nghiệm
Bảng 4.6: Bảng tổng hợp kết quả sau thực nghiệm của nhóm đối chứng và
nhóm thực nghiệm
Biểu hiện hành vi đạo đức

ĐTB
SD
Nhóm ĐC
2.56
0.75
Lễ độ
Nhóm TN
2.84
0.50
Nhóm ĐC
2.02
0.75
Giúp đỡ chia sẻ, nhường nhịn
Nhóm TN
2.60
0.49
Nhóm ĐC
2.25
0.44
Gọn gàng, ngăn nắp
Nhóm TN
2.77
0.43
Nhóm ĐC
2.31
0.84
Giữ vệ sinh sạch sẽ
Nhóm TN
2.78
0.41

1.67
0.35
Biết yêu thiên nhiên và các Nhóm ĐC
con vật
Nhóm TN
2.57
0.39
Lễ độ: Điểm trung bình của hành vi này ở nhóm đối chứng là: 2.56, nhóm
thực nghiệm là:2.84; Điều này khẳng định sự biểu hiện hành vi đạo đức ở nhóm


21

thực nghiệm phát triển. Nếu như nhóm đối chứng có số ít trẻ có những biểu
hiện thường xuyên hành vi đạo đức thì nhóm thực nghiệm số lượng trẻ nhiều
hơn điểm trung bình hành vi cao hơn.
Chia sẻ, giúp đỡ, nhường nhịn: Điểm trung bình của nhóm đối chứng
2.02, nhóm thực nghiệm 2, 60. Qua quan sát thực tế chúng tôi thấy rằng số
lượng trẻ biết chia sẻ ở nhóm đối chứng rất ít có những biểu hiện thường xuyên
chia đồ chơi của mình cho bạn còn ích kỉ giữ lại mặc dù trẻ không chơi nhưng ở
nhóm đối chứng số lượng trẻ biết chia sẻ đồ chơi của mình với bạn nhiều hơn
và khi đưa cho bạn rất vui vẻ. Số trẻ biết giúp đỡ, nhường nhịn cũng tăng lên ở
nhóm thực nghiệm rất nhiều biểu hiện mức độ tăng lên rõ nét từ 2.02 tăng lên
2.60.
Gọn gàng ngăn nắp: Nhìn chung, độ điểm trung bình ở nhóm đối chứng
2.25 và thực nghiệm 2.77 có sự chênh lệch khá rõ nét. Trẻ ở nhóm thực nghiệm
có những biểu hiện thường xuyên biết sắp xếp đồ chơi, đồ dùng học tập của bản
thân gọn gàng, ngăn nắp đúng nơi quy định. Biết cả cất các đồ dùng trong lớp
một cách gọn gàng và tự giác và sắp xếp đẹp mắt, hợp lý. Trẻ nhóm đối chứng
số lượng trẻ làm thường xuyên còn ít chưa cao và cần cô nhắc nhở liên tục trẻ

mới chịu làm và chưa biiết sắp xếp đúng nơi quy định.
Vệ sinh sạch sẽ: Ở nhóm đối chứng, số trẻ thường xuyên biết rửa tay, lau
tay không nhiều trẻ thường rửa tay xong là vảy nước ra bồn hoặc ra phòng thậm
chí vảy vào nhau trêu đùa, đi vệ sinh chưa biết xếp hàng chờ đến lượt mình mà
con chen lấn xô đẩy và giáo viên luôn phải nhắc nhở trẻ mới thực hiện. Nhóm
thực nghiệm số lượng trẻ thường xuyên có biểu hiện hành vi nhiều hơn so với
nhóm đối chứng biết cách vệ sinh thân thể tốt trẻ biết tự rửa tay lau tay, rửa mặt
đúng quy cách, biết cất dép đúng nơi quy định và đặc biệt không làm tràn nước
ra sàn nhà chính vì vậy điểm trung bình nhóm đối chứng từ 2.31 tăng lên sau
thực nghiệm 2.78.
Yêu thiên nhiên và các con vật: Hành vi biết yêu thiên nhiên và các con
vật biểu hiện ở nhóm sau thực nghiệm tốt hơn rất nhiều so với nhóm đối chứng
và là hành vi có biểu hiện tốt nhất, rõ nhất nhất sau thực nghiệm.
Như vậy, so sánh hai nhóm đối chứng và thực nghiệm sau tiến hành thực
nghiệm chúng tôi thấy rằng ở tất cả các biểu hiện hành vi ở nhóm thực nghiệm
tăng lên hơn hẳn so với nhóm đối chứng, nguyên nhân có nhiều nhưng chủ yếu
là: Trong quá trình tổ chức các hoạt động cho trẻ giáo viên áp dụng các biện
pháp luận án đề xuất vào để giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ, việc sử dụng linh
hoạt các biện pháp giáo dục đã làm tăng hiệu quả biểu hiện các hành vi đạo
đức, còn nhóm đối chứng giáo viên áp dụng các biện pháp truyền thống tuy kết
quả có tăng nhưng không đáng kể còn nhiều trẻ chưa biểu hiện thường xuyên
các hành vi đạo đức.
4.2.5. Bình luận về kết quả thực nghiệm


22

Từ các kết quả nghiên cứu chúng tôi nhận thấy rằng: Giáo dục hành vi đạo
đức cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi qua làm quen với văn học thiếu nhi cần có
những biện pháp phù hợp trong quá trình tổ chức hoạt động, trong quá trình tổ

chức các hoạt động làm quen với tác phẩm văn học cần áp dụng các biện pháp
linh hoạt, mềm dẻo với từng hoạt động cụ thể tránh ôm đồm quá nhiều biện
pháp trong một hoạt động nhưng cũng không nên sử dụng quá ít biện pháp để
giảm hiệu quả giáo dục.
Quá trình phát triển tâm sinh lý của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi hầu hết giống
nhau, hành vi của trẻ đều đi từ: từ xúc cảm – hành vi (bắt chước) – hành vi có ý
thức, tuy nhiên mỗi trẻ đều tích lũy được vốn sống, kinh nghiệm khác nhau, khả
năng, nhận thức, mức độ phát triển của trẻ là khác nhau. Chính vì vậy, mỗi khi
tiến hành các biện pháp giáo dục, giáo viên cần nắm bắt những mặt mạnh, mặt
yếu của trẻ, nhu cầu sở thích để vận dụng các biện pháp giáo dục hành vi đạo
đức qua làm quen với tác phẩm văn học thiếu nhi phù hợp sẽ kích thích trẻ hoạt
động, sáng tạo bởi mỗi đứa trẻ là thiên tài của chính mình, hãy kích thích trẻ
phát huy khả năng của chính nó chứ không nên chê bai, phê bình chỉ cần chỉ ra
cho trẻ những điều nên làm, những điều không nên làm và có thái độ ứng xử
phù hợp.
Kết quả này đã khẳng định giả thuyết thực nghiệm. Kết quả thực nghiệm
góp phần khẳng định giả thuyết khoa học của đề tài đã đề cập ở phần mở đầu
của luận án: Giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi qua làm quen
với văn học thiếu nhi Nếu sử dụng các biện pháp: Sử dụng nhân vật trong tác
phẩm văn học làm gương, cho trẻ trải nghiệm đóng kịch các nhân vật, giải
quyết các tình huống....Thì kết quả giáo dục hành vi đạo đức của trẻ được nâng
cao rõ rệt trong các hoạt động hàng ngày góp phần hình thành nhân cách tốt đẹp
ở trẻ.
Kết luận chương 4
1.1. Chương trình thực nghiệm nhằm đánh giá tính khả thi của các biện
pháp mà luận án đề xuất: Sử dụng một số nhân vật trong tác phẩm văn học làm
gương về hành vi đạo đức. Tổ chức đóng kịch các nhân vật trong tác phẩm học
GDHVĐĐ. Trải nghiệm giải quyết cá tình huống có trong tác phẩm văn học để
GDHVĐĐ. Sử dụng giáo cụ trực quan để giải thích minh họa các hành vi trong
tác phẩm văn học để GDHVĐĐ. Tạo điều kiện cho trẻ luyện tập thường xuyên

các hành vi đạo đức từ tác phẩm văn học vào sinh hoạt hàng ngày.
1.2. Kết quả thực nghiệm cho thấy: Các biện pháp được áp dụng linh hoạt
sáng tạo, nhẹ nhàng đưa trẻ vào hoạt động trải nghiệm kết hợp sử dụng các
phương pháp, hình thức giáo dục mềm dẻo để trẻ phát triển tích cực mức độ
biểu hiện các hành vi đạo đức.
1.3. Lớp đối chứng sau một thời gian tiến hành các biện pháp truyền thống
kết quả biểu hiện các hành vi có tăng nhưng không cao. Lớp thực nghiệm tiến
hành áp dụng các biện pháp luận án có kết quả cao mức độ biểu hiện hành vi


×