Đề tài:
NỘI DUNG PHÊ PHÁN NỀN VĂN HÓA THỤC DÂN, ĐẾ QUỐC TRONG
MỘT SỐ TÁC PHẨM CỦA HỒ CHÍ MINH
Phần mở đầu:
Phần nội dung:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận chung
1.1 Khái niệm
1.2 Vài nét về hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh
Chương 2: Hồ Chí Minh lên án những hiện tượng phi văn hoá của chủ nghĩa
thực dân
2.1 Lên án cách xử sự thiếu văn hoá của thực dân, đế quốc đối với nhân
dân các nước thuộc địa.
2.2 Phê phán những tệ nạn xã hội và mầm mống tội ác trong lòng các
nước tư bản phát triển.
Chương 3: Hồ Chí Minh vân dụng vào việc xây dựng nền văn hoá mới.
3.1 Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nền văn hoá dân tộc qua một số
tác phẩm tiêu biểu.
3.2 Vận dung tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nền văn hoá mới trong
thời kỳ hiện nay.
Phần kết luận
PHẦN MỞ ĐẦU
Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm và ra sức xây dựng một đát
nước Việt Nam giàu đẹp, văn minh sau khi đã giành được độc lập. Mục tiêu vì
con người suốt đời vì con người, phấn đấu hy sinh suốt đời vì hạnh phúc cho con
người là mục tiêu cao cả và xuyên suốt trong cả cuộc đời hoạt động của Người.
Công lao của Người đối với nhân ta như trời như biển. Từ lúc Người ra đời thì
đất nước và nhân dân ta đang chìm trong vòng nô lệ, hai tiếng Việt Nam thân yêu
không còn chỗ đứng trên bản đồ thế giới. Sự lầm than khổ cực bao trùm lấy cả
dân tộc ta. Trước thảm cảnh đó có biết bao người yêu nước đã đứng lên tranh
đấu để giải phóng đồng bào khỏi ách ngoại xâm: cụ Phan Đình Phùng, Hoàng
Hoa Thám, Phan Chu Trinh, Phan Bội Châu… mỗi người chọn cho mình một
hướng đi riêng, một cách làm riêng, nhưng rốt cuộc tất cả đều bị bọn thực dân đế
quốc dìm trong bể máu.
Giữa lúc ấy có một người thanh niên yêu nước rời tổ quốc ra đi tìm câu giải
đáp cho đường lối cứu nước của dân tộc. Quãng thời gian gần 20 năm, từ lúc rời
xa Tổ quốc 5 - 6 - 1911 đến năm 1930 - đánh dấu bằng sự kiện ra đời của Đảng
Cộng sản Việt Nam, đã khẳng định công lao to lớn mà Người đã để lại cho dân
tộc. Những năm tháng không quản ngại mọi khó khăn, thiếu thốn đi khắp đó đây,
tìm ra con đường đúng đắn - con đường giải phóng dân tộc theo cách mạng vô
sản. Độc lập dân tộc gắn liền chủ nghĩa xã hội. Chính Người - Bác Hồ vĩ đại đã
cứu nhân dân ta thoát khỏi cuộc đời nô lệ kéo dài gần 100 năm, Bác đã đem lại
độc lập tự do cho đất nước ta, Người đã làm cho hai tiếng Việt Nam rạng rỡ khắp
năm châu bốn biển. Trên một tờ báo "Đóm lửa nhỏ " năm 1923 một nhà thơ Liên
Xô sau khi gặp Bác đã ca ngợi Bác Hồ như sau: "Từ Nguyễn Ái Quốc tỏa ra một
nền văn hóa không phải văn hóa Châu Âu, mà có lẽ là nền văn hóa của tương
lai".
Hiện nay, công tác nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh được rất nhiều tổ
chức, cá nhân quan tâm tìm hiểu, đặc biệt là nghiên cứu thân thế và sự nghiệp
của Hồ Chí Minh. Gần đây nhất là công trình "Hồ Chí Minh tiểu sử" mang mã
số KX.02.11 đã được Hội đồng Trung ương Đảng thẩm định và nghiệm thu, đây
là công trình khoa học phản ánh những tương đối đầy đủ về cuộc đời và sự
nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đặc biệt là từ khi Hội đồng của tổ chức
UNESCO ra Nghị quyết công nhận Hồ Chí Minh là anh hùng giải phóng dân tộc,
danh nhân văn hóa thì hàng loạt những công trình nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí
Minh về văn hóa đã được ra đời.Tuy nhiên nghiên cứu những bài nói, viết của
Hồ Chí Minh về việc lên án những hiện tượng phi văn hóa của chủ nghĩa thực
dân, đế quốc và từ đó là nền tảng để Hồ Chí Minh vận dụng vào việc xây dựng
nền văn hoá Việt Nam tránh những sai lầm đó thì chưa có tác giả nào đi sâu
nghiên cứu tiếp cận. Nhưng với yêu cầu của đề tài chỉ dừng lại là một tiểu luận
nên tác giả chỉ nghiên cứu những nội dung hết sức cơ bản trên những tác phẩm
tiêu biểu của Hồ Chí Minh. Với những yêu cầu đặt ra trên tác giả trình bài tiểu
luận với ba chương cơ bản:
- Chương 1 tác giả trình bài một số vấn đề lý luận chung của đề tài. Trong
đó nêu ra một số khái niệm có liên quan, nguồn gốc, quá trình hình thành tư
tưởng Hồ Chí Minh về văn hoá.
- Chương 2 là chương nội dung cơ bản của đề tài. Chương này người viết
trình bày vấn đề Hồ Chí Minh lên án những chính sách cực kỳ phi văn hoá của
đế quốc, thực dân không chỉ ở các nước thuộc đại mà còn ngay cả ở chính quốc.
- Chương 3 tác giả trình bày một số nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí
Minh trong việc xây dựng nền văn hoá Việt Nam mới tránh những khuyết điểm
sai lầm ở các nước đế quốc, thực dân. Tác giả dành một phần để trình bày vấn
đề Đảng ta vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nền văn hóa trong việc
xây dựng đất nước Việt Nam với nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
trong giai đoạn hiện nay.
Ngoài ba chương chính ra tiểu luận còn phần mở đầu, kết luận, danh mục tài
liệu tham khảo và một số hình ảnh minh họa.
Với phạm vi nghiên cứu là một tiểu luận hết học phần và thời gian nghiên
cứu cũng không nhiều nên nội dung đề tài tác giả nghiên cứu cũng chưa được
sâu sắc và toàn diện như mang muốn. Mặt khác, do mới tiếp cận môn khoa học
Tư tưởng Hồ Chí Minh nên tầm hiểu biết về tư tưởng Hồ Chí Minh của tác giả
chưa sâu do đó trong quá trình nghiên cứu cũng không thể tránh thiếu sót và sai
lầm. Rất mong thầy cô thông cảm giúp đỡ để em có được một cách nhìn bao quát
hơn về vấn đề và có thêm vốn kiến thức để phục vụ công tác sau này.
Bác Hồ về thăm quê hương Nam Đàn, Nghệ An
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN
1.1 Một số khái niệm liên quan
Văn hoá :
Danh từ văn hoá hiện nay rất phổ biến, nhưng việc giải thích nó rất phức
tạp.Tuy dân tộc nào cũng có những khái niệm ít nhiều gân với khái niệm này. Từ
văn hoá theo nghĩa thuật ngữ của nó là bắt nguồn từ Châu Âu để dịch từ Culture
của Pháp, Anh, Kultur của Đức. Mấy chữ này lại bắt nguồn từ chữ Latinh Cultus
mà nghĩa gốc là trồng trọt được dùng theo hai nghĩa Cultus agri là “trồng trọt
ngoài đồng” và Cultus animi là “trồng trọt tinh thần”. Có thể khái quát khái niệm
văn hoá là một cái gì chỉ giành riêng cho con người và cho mọi người không liên
quan gì đến trình độ phát triển vật chất và tinh thần của họ. Văn hoá găn chặt với
văn minh, thậm chí văn hoá là linh hồn của văn minh, Văn hoá ở trạng thái
chung nhất biểu hiện bằng sự liên quan của con người với ba mặt: tự nhiên, con
người và thần linh. Tuy theo sự phát triển của từng nhóm người cụ thể mà liên
quan này khác nhau. Trong phạm vi nghiên cứu của một tiểu luận, tác giả xin
trình bày một số khái niệm văn hoá đặc trưng nhất:
Tuyên bố của tổ chức UNESCO về những chính sách văn hoá tại Hội nghị
quốc tế do UNESCO chủ trì tại Mêhicô có nêu: “Trên ý nghĩa rộng nhất, văn hoá
có thể là một phức thể, tổng thể các đặc trưng diện mạo, những nét riêng biệt về
tinh thần, vật chất, trí tuệ và xúc cảm quyết định tính cách của mộ xã hội. Văn
hoá bao gồm nghệ thuật và văn chương, những lối sống, những quyền cơ bản của
con người, những hệ thống giá trị, những tập tục truyền thống, tín ngưỡng… văn
hoá đem lại cho con người khả năng suy xét về bản thân, giúp cho con người tự
hoàn thiện, khắc hoạ nên bản sắc của một cộng đồng gia đình, xóm làng. Vùng
miền, quốc gia, xã hội. Văn hoá bao gồm cách ứng xử và sự giao tiếp của cá
nhân hay cộng đồng làm cho dân tộc này khác với dân tộc khác.
Khái niệm văn hoá của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng: Văn hoá là hiểu
biết để từng bước làm chủ thiên nhiên, làm chủ xã hội, làm chủ bản thân. Trong
mọi điều hiểu biết xử thế đối với bản thân, gia đình, xã hội và thiên nhiên là
biểu hiện đẹp đẽ nhất của văn hoá và xử sự trong xã hội có áp bức, bóc lột đó là
làm cách mạng. Đây chính là biểu hiện gốc rễ ảnh hưởng, lan toả đến các hiểu
biết khác. Đó là biểu hiện rõ nét của nền văn minh.
Quan niệm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về văn hoá:
Trước cách mạng tháng Tám: Năm 1943: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục
đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết,
đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho
sinh hoạt hàng ngày về ăn, mặc, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những
sáng tạo và phát minh đó tức là văn hoá. Văn hoá là tổng hợp những phương
thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích
ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sinh tồn”.
Sau cách mạng tháng Tám năm 1945: Lúc này Hồ Chí Minh không có
một định nghĩa riêng về văn hoá như trước cách mạng tháng Tám nhưng qua
những bài nói, bài viết, phát biểu của Người về văn hoá chúng ta có thể hiểu
quan niệm về văn hoá của Hồ Chí Minh sau năm 1945: Người coi văn hoá là
lĩnh vực thuộc kiến trúc thượng tầng hay lĩnh vực thuộc về đời sống tinh thần
của xã hội. Bác coi văn hoá quan trọng với các lĩnh vực và có tác động trở lại
các yếu tố trên. Theo Người văn hoá là một kiến trúc thượng tầng, những cơ sở
hạ tầng của xã hội kiến thiết rồi mới được và đủ điều kiện phát triển được.
Đế quốc (chủ nghĩa)1: Chủ nghĩa tư bản lũng đoạn, giai đoạn tột cùng của
chủ nghĩa tư tư bản. Chủ nghĩa tư bản chuyển sang chủ nghĩa đế quốc trong thời
kỳ tiếp giáp giữa hai thế kỷ XIX và XX, khi sự thống trị kinh tế của tư bản lũng
đoạn và tư bản tài chính được bổ sung thêm bằng quyền lực chính trị tuyệt đối
1
Từ diển chính trị, NXB Thông tấn xã Nô- Vô- xti, Mat-xcơva 1983
của hai nhóm tư bản này và việc phân chia đất đai của các nước tư bản lớn cúng
kết thúc.
Thực dân (chủ nghĩa): hệ thống và chính sách của các nước tư bản dùng
bạo lực tước đoạt độc lập về kinh tế và chính trị của các nước bị xâm chiếm, biến
các nước này thành thuộc địa.2
1.2 Vài nét về quá trình hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hoá.
Suốt cuộc đời hiến mình cho dân tộc, mọi hoạt động của Người đều vì sự
nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng con người - tư tưởng và hành động mang
đậm nét văn hoá Hồ Chí Minh. Trong hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh, tư tưởng
về văn hoá của Người là một di sản vô giá và những giá trị vĩnh cữu mà Người
đã để lại cho dân tộc mình mà còn cho cả nhân loại. Nét đặc sắc nổi bật nhất của
tư tưởng văn hoá Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà dân tộc với quốc tế, giai
cấp với nhân loại, truyền thống hiện đại, trên cơ sở một chủ nghĩa nhân văn - tất
cả vì hạnh phúc của con người, tất cả vì sự hoàn thiện con người. Con người với
ý nghĩa đầy đủ nhất, như Hồ Chí Minh nói, đó là mỗi một người, là những thân
trong gia đình, những người gần gũi trong làng xã, phố phường, tập thể, là những
người trong một nước, cho đế phạm vi rộng nhất là cả loài người. Văn hoá Hồ
Chí Minh là văn hoá của con người, do con người, vì con người.
Có thể nói Hồ Chí Minh tiêu biểu cho những gì là tốt đẹp nhất của nền văn
hoá lâu đời của dân tộc Việt Nam có nhiều nét tương đồng với nhiều nước trong
khu vực và Đông - Nam - Á. Người sàng lọc tinh hoa văn hoá Phương Đông qua
lăng kính văn hoá truyền thống của dân tộc và chắt lọc tinh tuý văn hoá của nhân
loại từ vốn hiểu biết kiến thức văn hoá dân tộc và Phương Đông của Mình. Theo
một nghĩa nào đó, Hồ Chí Minh mang trong mình những giá trị tinh thần tượng
trưng cho văn hoá Phương Đông. Đó là nét đặc sắc của nền văn hoá Phương
2
Từ diển chính trị, NXB Thông tấn xã Nô- Vô- xti, Mat-xcơva 1983
Đông đã được Việt Nam hoá qua hàng ngàn năm lịch sử và nền văn hoá này lại
một lần nữa được sàng lọc và kết tinh lại như một bộ phận cấu thành trong tư
tưởng và sinh hoạt văn hoá của Hồ Chí Minh. Văn hoá Phương Đông mà nổi lên
nhất là văn hoá nho giáo, văn hoá Phật giáo, văn hoá đoạ giáo đã được sớm du
nhập vào Việt Nam. Những trào lưu văn hoá này của phương Đông khi vào Việt
Nam đã được cải biến cho thích hợp với hoàn cảnh kinh tế - xã hội, với tình cảm
hoài bão và lẽ sống của con người Việt Nam.
Nét đặc sắc và độc đáo của nền văn hoá Việt Nam là sự chắt lọc những tinh
tuý vh1 nhân loại. Đạo phật được du nhập vào Việt Nam từ những thế kỷ đầu của
Công nguyên, đã nhanh chóng lan rộng trong nhân dân. Và với truyền thống dân
tộc chứa sẵn lòng yêu thương sâu sắc, sự gắn bó đoàn kết giữa người với người
nên khi tiếp thu tư tưởng từ bi bác ái của nhà Phật thì lòng từ bi bác ái của nhân
dân Việt Nam đã được nâng cao thêm chứ không phải Phật giáo đem lại lòng từ
bi bác ái cho dân tộc Việt Nam. Chính truyền thống dân tộc có sẵn đã dễ dàng
hoà quyện với giáo lý nhà Phật và đã tạo nên một chủ nghĩa nhân đạo tích cực
mang màu sắc Việt Nam, một nhân tố bền vững trong nhân sinh quan Việt Nam.
Và Chủ tịch Hồ Chí Minh với tấm lòng thương yêu vô hạn đối với đồng bào,
nhân loại bị, suốt đời chiến đấu cho độc lập dân tộc của Tổ quốc, cho tự do và
hạnh phúc của con người và tư tưởng văn hoá của Người cũng không xuất phát
từ Phật giáo mà xu6át phát từ truyền thống dân tộc trong đó có chứa đựng những
nhân tố tích cực của Phật giáo đã được tiếp thu và sàng lọc kỹ càng.
Qua một thời gian rất dài, phật giáo là tôn giáo thống trị đời sống văn hoá
của cộng đồng người Việt Nam. Đến thời Lý, Trần trở đi, Nho giáo dần dần thay
thế cho Phật giáo trong thượng tầng kiến trúc của xã hội Việt Nam. Hồ Chí
Minh đã từng nhận xét “Học thuyết của Khổng Tử có ưu điểm của nó là sự tuyên
truyền dưỡng đạo đức cá nhân”. Người đã tiếp thu và hiểu được tư tưởng Khổng
giáo là một sức mạnh to lớn trong đời sống văn hoá của một số nước Châu Á
như Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản, Triều Tiên; Song Người cũng cho rằng:
“Khổng giáo chỉ thích hợp với một xã hội bình yên không thay đổi”. Trong quá
trình tiếp thu các nền văn hoá Hồ Chí Minh đã nhận thấy Nhật Bản đã sớm thức
tĩnh sớm nguy cơ của thời đại mới Minh Trị.
Trong quá trình tiếp thu các nền văn hóa Hồ Chí Minh đã nhận thấy Nhật
Bản đã sớm thức tĩnh trước nguy cơ của thời đại với Minh Trị Thiên hoàng, đã
nhanh chóng tiếp thu nền văn minh phương Tây với tính ưu việt của nó trên các
lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật, sự hùng cường cả về kinh tế lẫn quân sự.
Trong khi đó Việt Nam, Triều Tiên lại trở thành cực kỳ bảo thủ trong nên văn
hóa phương Đông, tiếp tục tin tưởng, mù quáng vào sức mạnh các bậc “Thánh
hiền” phương Đông, vẫn coi văn hóa phương Đông là chính nghĩa. Nho giáo là
vĩnh cữu. Khổng Tử là thầy học muôn đời. Tự ru ngũ mình trong không khí bảo
thủ của văn hóa phương Đông. Và như thế các nước trên lần lượt sa và số phận
nô lệ của những nước thuộc địa và bán thuộc địa. Đây cũng chính là bế tắc
không lối thoát mà các sĩ tử yêu nước trăn trở. Những điều này là một trong
những nguyên nhân đã đưa đẩy và khiến Hồ Chí Minh quyết tâm sang phương
Tây tìm con đường mới để giải phóng đồng bào, giải phóng dân tộc, khỏi ách nô
lệ tối tăm và đó cũng chính là cơ sở để Hồ Chí Minh tiếp thu vốn văn hóa tiến bộ
ở các nước phương Tây.
Từ thời thơ ấu, sự hấp dẫn của
văn hóa phương Tây đối với Hồ Chí
Minh là khẩu hiệu “Tự do, bình đẳng,
bác ái” của cách mạng Pháp, từ khi
Người còn ở trường tiểu học Vinh. Và
điều đó đã thôi thúc Người ra đi bước
chân lên tàu La tusơ Tơrêrin đến tận quê hương của khẩu hiệu đẹp đẽ đó. Ở đây,
nơi phương Tây hoa lệ, Người đa đọc nhiều tác phẩm của thời kỳ khai sáng cũng
như thời kỳ cách mạng tư sản Pháp: Dide rơt, Vot taire, Mon terqiuer,
Rousseau… và bộ mặt rực rỡ của văn hóa phương Tây đã ảnh hưởng sâu sắc đến
Người. Ở Châu Âu, nhất là Pháp, chủ nghĩa nhân văn được coi là đỉnh cao của
văn hoá phương Tây, nó ca ngợi và phát huy sức mạnh vô hạn của con người. Nó
chống lại mọi quan niệm và học thuyết hạ thấp con người. Nó lên án mọi quan
hệ áp bức, bóc lột, và đề xướng dân chủ, tự do, bình đẳng giữa người với người.
Khẩu hiệu tự do, bình đẳng, bác ái của cách mạng Pháp (1789) đã tấn công vào
chế độ phong kiến và Giáo hội. Và chẳng bao lâu thì nó chỉ còn tồn tại trên lý
thuyết. Không còn tự do mà chỉ còn là sự trói buộc nhân dân trong nước và áp
bức nhân dân thuộc địa. Không còn bình đẳng mà chỉ còn sự phân hóa sâu sắc
giữa người giàu và người nghèo, sự bất công trên mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị,
xã hội và văn hóa. Không còn bác ái mà chỉ còn đàn áp, chém giết và tranh cướp
diễn ra trên mọi miền của trái đất.
Trong quá trình tiếp thu các nền văn hoá phát triển, Hồ Chí Minh
phân biệt hai mặt tiến bộ và phản động trong xã hội tư sản và trong tư tưởng văn
hóa phương Tây. Nhìn nhận thấy sự tiêu vong tất yếu của xã hội đầy rẫy bất
công. Tuy nhiên, Người vẫn tin tưởng rằng, những giá trị văn hóa mà phương
Tây đã xây dựng được trước đây sẽ được hồi sinh mở đường cho sự ra đời một
nền văn hóa cao hơn: Nền văn hóa chủ nghĩa Mác - Lênin và chủ nghĩa xã hội.
Thực tế sự bất công trong xã hội tư bản và sự thất bại của các trào lưu tư
tưởng xã hội cũ càng làm cho ý chí và quyết tâm tìm con đường khai sáng dân
tộc của Hồ Chí Minh được nâng lên. Không phải là ngẫu nhiên mà là cả một quá
trình khảo sát, tìm tòi và tắm mình trong các hoạt động cách mạng trên nhiều
nước và nhiều Châu lục, Hồ Chí Minh đã bắt gặp chủ nghĩa Mác - Lênin và tìm
thấy ở đây lời giải đáp cho nhân loại và cho bản thân mình. Người đã tiếp thu
toàn bộ hệ thống tư tưởng chủ nghĩa Mác - Lênin, trong có dòng tư tưởng văn
hóa của các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác - Lênin. Với phép biện chứng duy vật,
chủ nghĩa Mác đã đem lại cho giai cấp vô sản và nhân dân cách mạng cái chìa
khóa để hiểu biết đúng và giải quyết đúng mọi vấn đền đang được đặt ra. Chủ
nghĩa Mác cũng mở ra một cuộc cách mạng trong tu duy của con người, chuẩn bị
cho một cuộc cách mạng toàn diện và sâu sắc trên lĩnh vực văn hóa. Hồ Chí
Minh tự coi mình là học trò nhỏ của Khổng Tử, Gêsu. CácMác, Tôn Dật Tiên
nhưng người thầy chủ yếu vẫn là CácMác, người xuất hiện từ nền văn hóa
phương Tây.
Từ việc tiếp thu tinh hoa văn hóa phương Đông và phương Tây dưới sự
chắt lọc của truyền thống văn hóa dân tộc Hồ Chí Minh đã tiến hành công việc
vô cùng khó khăn, gian khổ là xây dựng những phương hướng cụ thể và những
biện pháp cụ thể của cách mạng Việt Nam. Chính vì lẽ đó mà tư tưởng Hồ Chí
Minh là sự kết hợp giữa trí tuệ cao nhất của thời đại với thực tiễn lớn nhất của
dân tộc. Nhưng trước tiên, đây là sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác - đỉnh cao của
văn hóa phương Tây, với cách mạng Việt Nam tiến hành ở phương Đông cổ kính
đầy những nét đặc thù về kinh tế xã hội, về truyền thống, về tình cảm, về phong
tục nói chung là về cái gọi là: “văn hóa phương Đông”.
Nguyễn Ái Quốc làm phụ bếp - một trong số nhiều nghề của Người
CHƯƠNG 2: HỒ CHÍ MINH LÊN ÁN NHỮNG HIỆN TƯỢNG PHI
VĂN HÓA CỦA CHỦ NGHĨA THỰC DÂN, ĐẾ QUỐC.
2.1. Lên án cách xử sự thiếu văn hóa đế quốc, thực dân đối với nhân
dân các nước thuộc địa.
Hồ Chí Minh là người chiến sĩ cách mạng kiên cường suốt đời đấu
tranh vì lý tưởng con người, giải phóng dân tộc đem lại hạnh phúc cho nhân dân:
“Tôi có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao cho nước ta được hoàn
toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành” nguyện
vọng ấy của Người mang ý nghĩa nhân bản sâu sắc.
Vấn đề đầu tiên được đặt ra qua những bài viết của Người như một
sợi chỉ đỏ xuyên suốt là quyền con người cần được tôn trọng và bảo vệ. Ngay từ
những bài viết đầu tiên như: Yêu sách 8 điểm của nhân dân An Nam, Động vật
học, Khai hóa giết người… Hồ Chí Minh đã dùng ngòi bút miêu tả đặc biệt sắc
sảo của mình để lên án tội ác dã man của chủ nghĩa đế quốc và đòi quyền con
người cho nhân dân các nước thuộc địa. Trong “Tuyên ngôn độc lập” năm 1945,
Hồ Chí Minh đã dựa vào Tuyên ngôn độc lập của Mỹ năm 1776 và Tuyên ngôn
Nhân quyền và dân quyền của cách mạng Pháp năm 1791, để làm cơ sở cho luận
điểm của mình: : “Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng - tạo hóa đã
cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được, trong những quyền ấy có
quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc” và “Người ta sinh
ra tự do và bình đẳng về quyền lợi và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về
quyền lợi”. Người tố cáo chế độ tư bản đã vi phạm quyền con người và đặc biệt
là chế độ thực dân đã thực sự chà đạp, hành hạ con người: “Dưới chiêu bài dân
chủ Pháp đã đem vào Việt Nam tất cả cái chế độ đáng nguyền rủa ấy…người
nông dân Việt Nam vừa hành hạ bằng lưỡi lê của văn minh tư bản chủ nghĩa, vừa
bằng cây Thánh giá đĩ bợm”. Chế độ thực dân Pháp đã xử sự một cách thiếu văn
hóa đối với toàn bộ hoạt động về tinh thần cũng như vật chất của nhân dân Đông
Dương. Hồ Chí Minh đã sử dụng câu thơ chữ Hán đả kích toàn quyền Xa - Rô,
một cách sâu cay:
“Gió âu yếm thổi chiều quạt phẩy,
Mưa nghĩa nhân đưa vết xe lăn”3
Trong một bài báo khác, Hồ Chí Minh nêu sự tàn bạo của thực dân
đối với một gia đình, những người phụ nữ Việt Nam có đoạn thật thê lương:
“Trên mãnh đất bằng phẳng trước kia là ruộng muối, ba cái xác chết nằm đó: em
bé bị lột truồng, thiếu phụ bị mổ bụng, cánh tay trái cứng đơ giơ lên trời vô tình,
bàn tay nắm chặt, còn xác ông cụ già thì ghê gớm làm sao, cũng trần truồng như
thế, nhưng bị thiêu cháy nên không nhận ra hình thù được nữa, mở thì lênh láng,
đã cháy ra, đã đọng lại và da bụng thì phồng lên, chín vàng, óng ánh, giống như
da con lợn quay vậy”.
Chúng tìm cách bôi nhọ các dân tộc thuộc địa, đẩy họ xuống hàng
các nước man rợ cần được khai hóa. Nhân dân Việt Nam vốn có truyền thống lâu
đời, nền văn hóa của một dân tộc phương Đông tiêu biểu, nền văn hóa của cộng
đồng làng xóm với truyền thống hàng ngàn năm chống xâm lược. Song thực dân
Pháp với con mắt của kẻ xâm lược đã không nhìn thấy sự thật đó. Ở Hội Chợ
Mác Xây, Pháp trắn trợt đem triển lãm cả những công cụ đàn áp người dân các
thuộc địa: “chiếc” trường kỷ lịch sử, “của một vị toàn quyền nọ cùng thanh
gươm của quan lớn”, cùng sứ giả Đáclơ đã dùng để chích vào đùi tù nhân Bắc
Kỳ, cùng cây đuốc mà quan cai trị Bơsuye đã dùng nó để thui sống hơn 200 thổ
dân Huaxu” và những hành động hết sức đáng mĩa mai và thật xấu hổ thay !
Những hành động xấu xa không che đậy mà dám phô trương trước công luận
như một thành tích, một chiến tích của kẻ xâm lược. Chúng bôi nhọ nhân dân An
Nam bằng những hình ảnh mà Hồ Chí Minh đã tả: “Trong Hội chợ Mác Xây,
3
Báo Người cùng khổ, số 5 ngày 1 tháng8 năm 1922
ngoài những tranh vẽ lũ sông Khanh - Việt Nam đang lúc nhúc lạy quỳ trước vua
bù nhìn cùng chó ngao toàn quyền, khâm sứ, ngoài những công nhân trần trụi
kéo xe thuê còn có chiếu bóng: trong phim có những bà già ăn trầu răng đen,
những nông dân gầy gò rách rưới, những người đóng khố đang trèo dừa…chúng
gọi là hình ảnh An Nam”4.
Chế độ thực dân pháp đã tìm cách giam hãm người dân thuộc địa
trong vòng tăm tối, ngu dốt. Chỉ riêng chính sách ngu dân của chúng đã để lại
một tội ác muôn lần đáng nguyền rủa. Tuyệt đại đa số người An Nam rơi vào
tình trạng thất học. Nhà trường của thực dân Pháp chỉ nhằm đào tạo một số
người thừa hành làm công chức ở các công sở…. nhằm phục vụ cho chế độ
thống trị. Nền giáo dục ấy mang tính chất nô lệ, kiến thức hoàn toàn lệ thuộc
chính sách của bọn thực dân. Tất cả kiến thức về khoa học mang tính chất tiến bộ
đều bị ngăn cấm. Người ta cấm cả đọc các tác phẩm của Huygo, RutXô, Mông
tetxkiơ, cấm không được biết đến những cuộc cách mạng trong lịch sử nước
Pháp. Và kết quả là đào tạo ra những mẫu người nô lệ.
Kết hợp với việc ngăn cấm và hạn chế giáo dục phát triển, chúng
còn tìm cách kìm hãm moi hoạt động thông tin báo chí, đẩy người dân bản xứ
vào vòng tăm tối: Người đã viết: “Nền văn minh của thực dân Pháp đã dùng
ngọn đuốc cổ truyền thủ tiêu đến chút tự do cuối cùng của những người bản xứ.
Đã làm cho người bản xứ đần độn và câm, chúng cũng chưa vừa , chúng còn
muốn họ phải điếc nữa kia. Chúng bịt tai họ không cho nghe những biến cố bên
ngoài. Chỉ đơn giản là một nét bút, chúng đình chỉ hẳn đời sống tinh thần của
một dân tộc”5
Cái mà gọi là nền văn minh Pháp thực tế đã gây nên những thảm
họa tàn khốc. Ngòi bút của Nguyễn Ái Quốc đã luôn chú ý đến góc độ và tính
chất văn hóa của vấn đề. Thực dân Pháp đã tìm mọi cách tiến công và tìm cách
4
5
Hồ Chí Minh: văn hoá nghệ thuật cũng là một mặt trân, NXB Văn học, H1981, Tr.361
Đây là công lý của thực dân Pháp, Báo người cùng khổ
xoá bỏ như những nề nếp tốt đẹp của văn hóa truyền thống. Bọn thực dân Pháp
đã dùng chính sách chia để trị, gây mầm hận thù, chia rẽ trong dân tộc. Người
Pháp đến đã làm thay đổi cả truyền thống văn hóa của dân tộc, cuộc sống bần
cùng hóa làm cho việc học hành khó khăn, Pháp lại cố tâm hủy bỏ Hán học. Bác
đã phân tích hành động thiếu văn hóa này là vì: “ chúng biết rằng Hán học có thể
đưa vào Việt Nam những tư tưởng tiến bộ phương Tây thông qua Trung Quốc và
Nhật Bản”.
Thực tế khẳng định rằng dân tộc Việt Nam đã từ bao đời nay tạo nên nếp
sống đẹp trong quan hệ giữa người với người. Đồng bào ta có cả truyền thống
văn minh ứng xử, tôn trọng quá khứ, tôn trọng những tập tục đã trở thành máu
thịt và nếp sống tâm linh từ lâu đời. Thực dân pháp tìm cách xóa bỏ truyền thống
tốt đẹp đó bằng những hành động dã man, vô nhân đạo. Một cách xử sự thiếu
văn hóa của bọn thực dân, đế quốc. Nguyễn Ái Quốc đã từng kể tội thực dân
Pháp: “Biết người Việt Nam sùng bái tổ tiên, bọn người Pháp còn có những hành
động tàn ác đối với người chết; chúng giày xéo lên thi thể cha mẹ người ta để
cho con cái phải đau xót”. Nguyễn Ái Quốc đã nêu lên những dẫn chứng cụ thể
như đội văn, một nhà yêu nước bị chém ở Hà Nội, đầu đem ra bêu ở Bắc Ninh,
xác ném xuống sông Hồng. Nhà nho Tống Duy Tân tham gia phong trào cần
Vương khi bị bắt cũng đã chịu số phận tương tự. Hoặc bất lực trước sức mạnh
của Hoàng Hoa Thám, bọn giặc đã đào mả cha mẹ ông và đem hài cốt vứt xuống
sông - Những hành động trả thù trên mang tính chất hèn hạ của những kẻ vô văn
hóa, của một chính sách đi ngược lại với sự tiến bộ của văn hóa nhân loại mà
người đứng đắn, “mẫu quốc” không bao giờ xừ sư như thế.
Tính chất tàn bạo, vô văn háo không chỉ là bản chất của thực dân
Pháp mà nó còn là đặc điểm chung của bọn đế quốc thực dân. Ngay từ những
năm m1924, nguyễn Ái Quốc đã viết bài “ Hành hình kiểu Linsơ” đăng trên báo
Diễn đàn thế giới của Đức sô ra ngày 9 thắng 10 năm 1924, nhằm tố cáo bản
chất vô nhân đạo của một xứ sở tự xem mình là văn hóa, văn minh. Lối hành
hình kiểu này của chủ đồn điền Linsow nghĩ ra và thực hành một cách man rợ
với các đối thủ của mình. Nguyễn Ái Quốc đã miêu tả với sự tàn bạo, vô văn háo
của chúng trong bài viết như sau: “ Các bạn hãy tưởng tượng có một đám đông
cuồng dại. Quả đấm nhâm nhâm mắt đỏ ngầu, miệng sủi bọt, la ó, chửi bới,
nguyền rủa…đám đông ấy đang bị lôi cuốn vì cái thú say mê tha hồ được nhúng
tay vào tội ác. Họ mang theo gậy gộc, đuốc, súng lục, dây thừng, dao kéo, nước,
lựu đạn, dùi, …tóm lại là những vật gì có thể dùng để giết chết người hoặc làm
bị thương người được. Các bạn hãy tưởng tượng giữa làn sóng người bập bênh
một xác người da đen bị xô đẩy, đánh đập, giày xéo, xâu xé, chửi rủa, bị dá từ
góc này sang góc khác như một quả bóng đầm đìa máu me rồi chết… Trong khi
chờ châm lửa họ bẻ dần từng chiếc răng của người đó. Rồi móc mắt người đó.
từng mớ tóc xoăn bị đứt khỏi đầu lột theo từng miếng thịt vụn rơi khỏi cái thân
hình đã tìm bầm vì bị đánh đập. Người da đen không kêu được nữa. Lưỡi đã
sưng phồng lên vì một thanh sắt nung đỏ dí vào. toàn thân người ấy quằn quại
như một con rắn bị đánh đạp nửa mình đang sống dở, chết dở. Một nhát dao thế
là rụng một cái tai. Ái già. Nó mới đáng tởm làm sao. Thế là những nụ đàn bà
cào cấu cho nát mặt người đó ra…”. Thật là một bài viết miêu tả đến rùng rợn
chân
thực trò man rợ của xã hội Mỹ. Đây không chỉ là tội ác của một nhóm người mà
dường như đa trở thành một hiện tượng quá quên thuộc trong đời sống và báo chí
cũng tham gia vào công việc này. Kết hợp với những chất liệu và những hiện
tượng cụ thể với khả năng khái quát hóa nâng vấn đề lên một tầm vóc mới
thường là đặc điểm đặc sắc trong những bài nói, viết của Hồ Chí Minh. Và điều
nhất quán là Nguyễn Ái Quốc không miêu tả một tội ác cá biệt mà là một hành vi
man rợ chà đạp quyền sống của con người. Có thể nào gọi một xã hội để tội ác
lộng hành kiểu Linsơ là có văn hoá, là văn minh. Nguyễn Ái Quốc đã đưa ra
nhận xét: “ Hành hình kiểu Linsơ thật đáng chiếm một vị trí trong toàn bộ tội ác
của nền văn minh nước Mỹ”. Một nhận xét thật sâu sắc, thấu đáu và hết sức chân
thật từ những sự kiện đã xảy ra mà Người đã phân tích. Bài “Hành hình kiểu
Linsơ” là một tác phẩm mang quan điểm chính trị sắc sảo, luận cứ thuyết phục,
kiến thức văn hóa phong phú thể hiện tinh thần của một chiến sĩ cách mạng chân
chính của chủ nghĩa quốc tế vô sản và người bảo vệ nhân quyền tự do của tất cả
hững người bị áp bức dù họ có cư trú bất kỳ nơi đâu, nước nào. Vấn đề đặc biệt
nổi trội lên là tác phẩm đã thông qua một hiện tượng cụ thể nâng lên thành vấn
đề tội ác chống con người và cũng là tội ác ở một thời đại của bọn đế quốc.
Cũng bằng ngòi bút của mình, ngay từ những năm 1919 Nguyễn Ái
Quốc đã lên án tội ác của bọn thực dân đế quốc và gọi chúng là “ Con quái vật
đế quốc chủ nghĩa nghĩa”. Trong rãi rác những bài báo, Nguyễn Ái Quốc lần lượt
kết tội chủ nghĩa thực dân, đế quốc với những hành động dã man đối với các
nước thuộc địa. Người đã vạch trần những âm mưu đen tối của họ, thẳng thắn chỉ
ra bản chất xấu xa của chủ nghĩa thực dân. người đã dùng những lí lẽ đanh thép,
đồng thời sử dụng các cứ liệu được khảo sát, điều tra tỉ mỉ để vạch trần bản chất
của chủ nghĩa thực dân, đế quốc.
Trong lời kêu gọi: “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”, Người đã
vạch trần trò bịp bợm “hòa bình đàm phán của Guôn Xơn”, Người con công khai
trả lời trước nhân dân Mỹ và nhân dân thế giới: Ai đã hoại hiệp định Giơnevơ, là
hiệp định bảo đảm chủ quyền, độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam
? phải chăng quân đội Việt Nam sang xâm lược nước Hoa Kỳ là giết hại người
Hoa Kỳ ? Hay Chính phủ Mỹ đã đem quân đội Hoa Kỳ đến xâm lược nước Việt
Nam và giết hại người Việt Nam ?
Bên canh tác phẩm “Hành trình của Lơn sơ”, “Bản án chế độ thực
dân” lại là một tác 1phẩm nêu bật được sự tàn bạo, vô văn hóa của thực dân
Pháp đối với nhân dân các nước thuộc địa. “Bản ná chế độ thực dân pháp” trước
hết là một cáo trạng. Nó tố cáo tội ác của thực dân Pháp, lột mặt nạ của chủ
nghĩa đế quốc bằng những chứng cớ, tang vật không thể chối cải được. Sự thiếu
văn hóa của thực dân Pháp đối với nhân dân các nước thuộc địa qua tác phẩm
“Bản án chế độ thực dân Pháp” thể hiện trên qua việc vũ trang xâm lược “bình
định” đất nước ta, để đặt và củng cố ách thống trị, bóc lột của chúng đối với
nhân dân ta; đó là bóc lột bằng “thuế máu” - đày đoạ những con người gọi là
“dân bản xứ” trên các chiến trường Châu Âu, trong chiến tranh thế giới thứ nhất;
đó là “việc đầu độc người bản xứ” bằng những thuốc phiện và rượu cồn; là việc
giáng vào người bản xứ nào là “sưu thuế nặng oằn lưng”, nào công trái, phu phen
tạp dịch; là “chính sách ngu dân”, là những luật lệ đặt ra vô tội vạ, hết sức khắc
nghiệt, cho phép các nhà cầm quyền hễ ngứa tay thì phạt vạ, tống tù và kèm theo
thảm sát đẫm máu…Nguyễn Ái Quốc đã chỉ mặt những kẻ đại diện cho “nước
mẹ”, cho “tự do”, cho “sự nghiệp khai hóa”, “truyền bá văn minh” cho dân An
Nam, nhưng rõ ràng dây lại là những hành vi ngược lại, Nguyễn Ái Quốc đã
vạch trần toàn bộ mặt của lũ phản động, vô liêm sĩ, bóc lột thuộc địa một cách
tàn ác. Sức tố cáo tác phẩm càng mạnh mẽ, khi mô tả những nỗi khổ nhục của
người dân bản xứ, nhất là phụ nữ. Dưới nanh là đám nô lệ thấp hèn và tính mạng
của họ “không đáng giá một đồng tiền”. Bị cướp đoạt, đốt phá, giết chóc, đánh
đập, hãm hiếp là chuyện hàng ngày xảy ra đối với nhân dân bản xứ ở khắp các
thuộc địa.
Có thể khẳng định rằng, trong suốt thời gian dài, từ lúc Nguyễn Ái
Quốc - Hồ Chí Minh bắt đầu nhận thức được tầm quan trọng của báo chí đối với
sự nghiệp cách mạng cũng là lúc tội ác dã man của bọn đế quốc, thực dân bắt
đầu được Người đưa ra trước đông đảo công chúng trên thế giới. Nguyễn Ái
Quốc có thể còn rất nhiều bài viết, nói lên án những hành động phi văn hóa của
đế quốc, thực dân, đặc biệt là thực dân Pháp đối với nhân dân thuộc địa. Tình
hình các nước ở Đông Dương trong đó có Việt Nam là nơi được Hồ Chí Minh rất
quan tâm. Những hành động thiếu tính của những người mang tiếng là đi “khai
hóa văn minh”, từ “mẫu quốc” đến các nước thuộc địa được Nguyễn Ái Quốc vẽ
lên bằng ngòi bút của mình và đây phải chăng cũng là cơ sở đáng chú ý mà trong
quá trình xây dựng nền văn hóa mới ở Việt Nam được Hồ Chí Minh đặc biệt
chú ý, xây dựng nền văn hóa mới phải đi đôi với chống những hiện tượng phi
văn hoá mà các xã hội khác đã mắc phải.
2.2 Phê phán những tệ nạn xã hội và mầm mống tội ác trong lòng các
nước tư bản phát triển.
Hồ Chí Minh với tư cách là một nhà hoạt động cách mạng rồi trở
thành lãnh tụ của dân tộc, Hồ Chí Minh đã có tầm mắt chiến lược để nắm được
những nhu cầu cơ bản và cấp thiết của quần chúng, thấy được khái quát tình hình
chung của cục diện thế giới. Bên cạnh lên án những tội ác dã man của đế quốc,
thực dân đối với nhân dân các nước thuộc địa trong thời kỳ chống đế quốc Mỹ
xâm lược, Hồ Chí Minh đã viết nhiều tác phẩm chống lại Mỹ. Ở đây Người đã
sử dụng cây bút như một vũ khí sắc bén để chống lại đế quốc Mỹ. Bằng những
nét chân thật trên bình diện văn hóa và đạo đức con người, tác giả đã phê phán
xã hội Mỹ tuy giàu có và hiện đại nhất thế giới nhưng cũng chứa chất ở bên
ngoài nhiều tệ nạn xã hội và mầm mống của tội ác.
Hoa Kỳ - tên của một đế quốc với đầy đủ ý nghĩa của danh từ là sự
đẹp đẽ, mỹ miều của nó nhưng sự thật thì nước Mỹ nhưng trong lòng xã hội lại
không hề đẹp. Lấy bút danh TL, Hồ Chí Minh đã viết một tác phẩm đăng trên
báo nhân dân ngày 28/10/1959, Người đã miêu tả chân thực xã hội nước Mỹ với
đầy rẫy những tệ nạn. Ở đó có thanh niên 16 tuổi giết cả người cha yêu 15 tuổi !
Ở đó người ta được cảnh báo mỗi khi ra đường vì ở đâu cũng có khủng bố ngoài
đường, nhất là đối với phụ nữ. Hồ Chí Minh đã nhận xét: “Đó là một nếp sống
văn minh” mà đế quốc Mỹ muốn đưa ra làm gương cho thiên hạ noi theo ! Ngu
ngốc thay đế quốc Mỹ vậy”6. Bên cạnh đó, để vạch trần xã hội mà bọn xâm lược
lừa bịp nhân dân thuộc địa là : “xứ sở của hòa bình”, trong một tác 1phẩm khác,
Hồ Chí Minh đã đưa ra những con số mà một khi ai đọc tới đều thấy ngỡ ngàng:
Từ năm 1955 đến 1961, thu nhập của nông dân giảm 25% ... Hơn 100 địa
phương rất nghèo, rất nhiểu công nhân, nông dân và trí thức bị thất nghiệp…
Nữu Ước đã có 5 vạn vụ tội phạm, một con số khổng lồ. Trong đó: 507 vụ giết
người, 882 vụ hiếp dâm, 41.487 vụ trận cướp… Ở xã hội này, bên cạnh người
dân phần đông sống khốn khổ thì cũng có con số bọn tư bản giàu kếch sù ăn chơi
hoang phí. Họ bỏ ra số tiền rất lớn cho việc nuôi chó, mèo của chúng: 3 triệu
USD /năm; lũ chó, mèo này được hưởng chế độ đặc biệt, có cả người hầu hạ,
chăm sóc, trang sức và quần áo theo mốt…Đúng là một xã hội có sự phân hóa
giàu nghèo đến cực đỉnh. Sự phân chia người có kếch sù và những người nghèo
khốn khổ tận cùng của đáy xã hội: Ở xã hội mà người ta cho là văn minh đó Hồ
Chí Minh đã viết trong tác phẩm “Đời sống Mỹ”: “Tôi thấy hàng nghìn người
lượm lặt trong thùng gác mà sống. Họ phải tranh nhau với chó. Một mụ già moi
được một cái xương lợn, một con chó chạy lại tranh cái xương và căn tay mụ.
Mụ lẫm bẫm nói: “Thôi tao nhường cho mày, tao đi tìm thùng khác vậy”7.
Trong thời kỳ những năm 1951 - 1952, Hồ Chí Minh ngoài những bài viết
ca ngợi tinh thần đồng bào, chiến sĩ trong nước, cổ vũ, động viên đồng bào tiếp
tục đấu tranh chống đế quốc, thực dân, Bác còn có nhiều tác phẩm vạch trần sự
thật trong nền văn hóa Mỹ. người đã vẽ ra sự thật chân dung nước Mỹ cho đồng
bào trong nước và bè bạn thế giới thấy rõ: “Trông qua thì thấy Thủ đô Mỹ nhà
cửa sạch sẽ, đường xá thẳng thắng, hoa cỏ thơm tươi. Nhưng đó chỉ là bức màn
gấm phủ trên đống rác”8. Ở đây, để miêu tả có tính thuyết phục hơn nền “văn hóa
suy đồi”, “xã hội thối nát” của nước Mỹ lúc bấy giờ, Hồ Chí Minh đã dẫn lời của
6
Báo Nhân dân ngày 28 tháng 10 năm 1959 - TL
Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb CTQG, H.2000,T6,Tr.263
8
Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb CTQG, H.2000,T6, tr 324
7
chính các nhà báo nước họ: “Nếu đi sâu vào Thủ đô giữa những phố phường xa
hoa, ta thấy những chỗ ở bẩn thỉu không thể tả. Ta thấy những nhà thương thiếu
thốn đến nỗi thầy thuốc nhín người ốm mà khóc. Ta thấy ở nhà thương Galinghe,
vì không có thuốc mà thân thể thối nát dần đến chết” (Báo bạn của phụ nữ tháng
2 năm 1950). Người mượn ngòi bút của chính người nước Mỹ để vẽ lại “nền
văn hóa “ Mỹ - “văn hóa Mỹ ngày nay là văn hóa của bọn đại tư bản, bọn gây
chiến tranh, bọn giết người”. Hồ Chí Minh đã lên án cực độ nền văn hóa Mỹ, ở
đó các nhà văn, các nhà viết sách, viết sử… không được tự do dùng ngòi bút của
mình để “chiến đấu trên mặt trận văn hóa”; họ phải viết, phải nói, phải hát theo
sự bắt buộc của chính phủ và các chủ tư sản: “Những nhà văn hóa giáo dục bị
buộc phải nói xấu Liên Xô, ủng hộ chiến tranh, phản đối hòa bình. Nói hay viết
đến nhân đạo, dân chủ, hòa bình là có tội”.
Đứng từ góc nhìn khách quan, Hồ Chí Minh đã nhìn thấy được sư suy đồi
trong nền văn hóa xã hội nước Mỹ. Bọn đế quốc, thực dân chỉ còn biết ca ngợi
cho những cuộc chiến tranh đẫm máu, ca ngợi những chiến thắng không chỉ máu
của nhân dân các nước thuộc địa mà còn ướt đẫm máu của người dân Mỹ trên
khắp các chiến trường - “Những nhà khai hóa văn minh” chỉ lừa bịp nhân dân
các nước thuộc địa và cả nhân dân chính quốc của họ bằng cách che đậy xã hội
văn hóa thối nát và đầy những thương tật: “Bọn ở ngoài chính phủ Mỹ thì chửi
chính phủ Mỹ tham ô, hủ hóa, bất lực. Bọn ở trong chính phủ Mỹ thì chửi bon
kia là ghen ăn, phản động, ba hoa. Và chính bọn trong chính phủ Mỹ cũng tranh
giành lẫn nhau lung tung”9, không sao kể xiết những tệ nạn xã hội, những thối
nát trong lòng xã hội của các nước tư bản phát triển mà đặc trưng nổi bật nhất là
xã hội Mỹ. Một quốc gia “cường thịnh” đem danh nghĩa mang văn minh của đất
nước mình đi “khai sáng” cho các thuộc địa nhưng thực chất trong lòng xã hội
của chúng đầy những hiện tượng phi văn hóa. Người dân các nước thuộc địa làm
9
Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb CTQG, H.2000,T6, tr 584
sao có thể chấp nhận để tiếp thu văn minh từ một xã hội mà ở đó đầy rẫy sự bất
bình đẳng trong xã hội, bọn đại tư bản tranh giành xâu xé lẫn nhau những quyền
lợi, mâu thuẫn cả trong nội bộ chính phủ. Phần nhân dân nghèo các nước tư bản
phát triển sống một cuộc sống khốn khổ, cùng cực, bị đối xử không giống như
một con người. Xã hội có văn hóa phát triển mà ở đó đầy những tệ nạn xã hội, ở
đó có cả “tướng cướp 12 tuổi chỉ huy băng cướp là 17 đứa trẻ từ 10 đến 14 tuổi”,
người ta đi xe nhà nhưng lại không dám đi đến chỗ vắng người và lúc nào cũng
phải đóng kín cửa xe… Chỉ dừng lại phân tích vài trong số rất nhiều tác phẩm
của Hồ Chí Minh viết về hiện thực các nước tư bản phát triển ta chợt rùng mình
vì những sự thật đáng làm cho người ta kinh tởm đó. Phải chăng qua sự thật về
nền văn hóa các nước tư bản phát triển này, Hồ Chí Minh không chỉ vạch trần
bộ mặt xấu xa, phản động, lừa bịp dân chúng của đế quốc, thực dân mà qua đó
Người còn gởi gấm đến nhân dân, đến người đọc ý tưởng xây dựng một xã hội
tương lai “văn hóa “ như lúc bấy giờ.
Sự thật về xã hội đầy rẫy những tệ nạn trong lòng các nước tư bản phát
triển là không có gì cải chối được. Và cùng với sự thật đó, trong lòng nó theo Hồ
Chí Minh phân tích và phản ánh còn có những mầm mống của tội ác. Riêng chỉ
có việc phân hóa giàu nghèo một cách tột đỉnh trong lòng xã hội, những quyền
con người không được đảm bảo: quyền ăn, mặc, đi lại, tự do ngôn luận… thì xã
hội tư bản đã vi phạm những tội ác cao độ đối với con người không chỉ ở các
nước thuộc địa mà cả ngay đối với nhân dân chính quốc của họ. Với chính sách
xâm lược của mình, riêng đối với Mỹ hàng tháng đã cung cấp cho các chiến
trường một lượng xương máu của nhân dân nước mình và lực lượng đồng minh
thật khủng khiếp: Chỉ trong tháng 6/1951, Mỹ đã công nhận rằng, Mỹ, bù nhìn,
Anh, Xiêm và mười mấy nước lâu la, Mỹ đã mất ở Triều Tiên hơn 50 vạn binh sĩ
chết và bị thương. Người đã đưa ra con số cụ thể: Bộ trưởng quốc phòng Mỹ tên
là Mácsan nói: “Mỗi tháng Mỹ cần 15 vạn lít máu để chữa cho lính Mỹ bị
thương ở Triều Tiên”10. Tội ác chồng chất tội ác. Bọn đế quốc, thực dân đã dùng
xương máu của đồng bào mình vì những cuộc chiến tranh mà quyền lợi cho một
số ít người. Dân chúng vô tội chết thảm thương: “Mỗi tháng 30 vạn lính Mỹ bị
thương, không kể lính chết”, riêng con số thương vong mà thực tế cho thấy các
nước Đế quốc phải gánh chịu đã đủ lên án tội ác của chúng. Đó là chưa kể đến
những mất mát, đau thương gấp nhiều lần mà chúng đã gieo rắc vào các nước
thuộc địa. Nền “văn hóa bạo lực” tội ác và bất công đang bao trùm lên xã hội của
chúng lúc bấy giờ. Nhưng đằng sau những tội ác đó là mầm mống những tội ác
khác. Xã hội hỗn loạn, nên văn hóa phi đạo đức đã làm nảy sinh ra trong lòng xã
hội những mầm mống tội ác: những băng cướp trẻ em giết người, cướp của khi
bị bắt và trả lời trước sự xét hỏi của quan toà chúng đều trả lời là cúng thường
xem tiểu thuyết Mỹ và chiếu bóng Mỹ, rồi chúng học theo. Mỹ dùng văn hóa Mỹ
đến các nước thuộc địa không như liều thuốc tinh thần đi khai sáng thuộc địa, mà
theo Hồ Chí Minh nói đúng hơn nó như là “thuốc độc tinh thần” để đầu độc nhân
dân thực dân: “Chúng giúp đỡ các báo chí Việt gian tuyên truyền “văn hóa” Mỹ.
Nói tóm lại: Mỹ đang ra sức đầu độc người Việt Nam bằng “văn hóa” Mỹ ?” 11.
Chúng không chỉ gây tội ác mà luôn từng ngày, từng giờ tạo nên những mầm
mống tội ác, tạo nên một xã hội rối ren, đầy tội lỗi và sợ sệt.
Mượn lời của một nhà báo công chúng Mỹ, Bác đã viết: “Bon đi lợi dụng
chiến tranh là hung ác hơn cả mọi loài thú dữ. So với chúng, thì Mọi ăn thịt
người còn lương thiện lắm, vì họ chỉ biết ăn thịt kẻ thù và ăn cho đỡ đói. Còn
bọn kia xui dân mình đi chết để làm giàu”. Đã nói đến tội ác thì có lẽ người ta
khó phân chia cấp độ. thực chất tội ác của đế quốc, thực dân khó có ngòi bút nào
có thể tả nổi, tội ác lên đến tột cùng của tội ác. Và điều đó đã dẫn đến một kết
quả: “Dân khổ mặc dân, Đế quốc Mỹ, mỗi năm cứ khoét dân hàng vạn triệu để
chuẩn bị thế giới chiến tranh. Than ôi. Nước Mỹ không đẹp !”Mục tiêu của
10
11
Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb CTQG, H.2000,T6, tr 314
Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb CTQG, H.2000,T6, tr 232
những cuộc chiến tranh tranh giành thuộc địa mà các nước đế quốc gây ra chính
là thị trường, nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào, nguồn lao động rẻ mạt …của
các nước thuộc địa. Và chúng không từ bỏ bất cứ một thủ đoạn nào để gây tội ác
hòng đạt được mục đích đó. Trong tác phẩm: Đế quốc Mỹ, tội ác tày trời, Hồ Chí
Minh đã lên án việc thử bom hạt nhân ở Mỹ. Những lò sản xuất hạt nhân, tia
phóng xạ gây ra không biết bao nhiêu thảm họa và thảm họa đó còn âm ỉ cho
đến tận ngày hôm nay “ Sau cuộc thử bom này, mưa phóng xạ sẽ tràn về phương
Nam đến Indonexia, Ấn Độ, Nam Việt Nam, Châu Phi,…ít nhất sẽ có 286.000
trẻ con bị mắc bệnh nguy hiểm, và độ 3 triệu trẻ con trong thai mẹ và mới đẻ sẽ
chết! Đó là chưa kể đến những tai hại lớn xảy ra sau này” 12. Ở Mỹ, chúng cấm
những tư tưởng tiến bộ thường được theo dõi rất sát sao. Chính sách kìm cập về
tự do phát triển văn hóa chúng không chỉ thực hiện ở các thuộc địa mà còn thực
hiện ngay cả ở những nước chính quốc: “ Những nhà văn hóa ấy nhẹ là thất
nghiệp, nặng là ở tù,… các nhà làm phim chiếu bóng thì cố ý đưa vào trong phim
những chuyện tàn ác, dâm đảng và những chương trình chiến tranh của chính
phủ Mỹ, không thế không yên”. Và những sản phẩm văn hóa kiểu đó đã gieo vào
đầu óc của chính người dân họ, nhất là thanh thiếu niên những suy nghĩ về một
nếp sống văn hóa lệch lạc và đây chính là mầm mống của tội ác diễn ra trong
lòng xã hội được xem là văn minh, tiến bộ này. Những mầm mống ấy luôn âm ỷ
và có thể nổ tung bất cứ lúc nào.
Trái ngược với nó, những tư tưởng tiến bộ dù bị cấm đoán, song với
những phân tích mang tầm thời đại của mình, Hồ Chí Minh cũng cho rằng mầm
mống văn hóa tương lai của Mỹ, một nền văn hóa mới và chân chính, đang chớm
nở trong giai cấp công nhân, trong các dân tộc da đen và những bạn đồng minh
của họ chứ không chỉ có sự phân biệt chủng tộc đến mức phi văn hóa: Phụ nữ da
12
Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb CTQG, H.2000,T6, tr 263
đen ở Mỹ phải đẻ ngoài đường, có cả nghĩa địa dành riêng người da trắng, riêng
cho người da đen, và riêng cho chó.
Tóm lại, từ những ngày đầu hoạt động cách mạng, từ lúc mới biết bắt đầu
sử dung ngòi bút làm vũ khí phục vụ cách mạng cũng là lúc Nguyễn Ái Quốc bắt
đầu lên án, tố áo tội ác dã man của bọn thực dân đế quốc qua cấc tác phẩm của
mình. Ngòi bút sắc sảo cộng với sự quan sát tinh vi từ thực tiễn đã giúp Hồ Chí
Minh vạch trần bản chất bạo ngược, lừa bịp, dã man….của chúng. Bên cạnh đó,
Người đã vén bức bình phong bằng gấm đỏ mà che đậy bên trong sự thối nát,
đầy tệ nạn trong lòng xã hội các nước tư bản phát triển, tiêu biểu là Đế quốc Mỹ.
Tất cả những điều đó là tội ác và xã hội sinh ra tội ác đó lại đã gieo mầm cho
những tội ác tiếp theo. Hồ Chí Minh đặc biệt lên án xã hội phi văn hóa thối nát
đó, đấu tranh để loại trừ nó. Và rõ ràng, muốn làm triệt tiêu xã hội xấu xa, đầy tệ
nạn đó theo Hồ Chí Minh thì nó phải được thay thế bằng một xã hội văn hóa
hơn, tiến bộ hơn, đầy tính người hơn và tất cả phải vì con người. Và đó cũng
chính là tư tưởng trong việc xây đựng nền văn hóa Việt Nam mới của Người sau
này.