BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ XÂY DỰNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
NGUYỄN THANH XỨNG
NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH
HOẠT THỊTRẤN BẮC HÀ, HUYỆN BẮC HÀ, TỈNH LÀO CAI
VỚI SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH
HÀ NỘI – 4/ 2018
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ XÂY DỰNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
NGUYỄN THANH XỨNG
KHÓA: 2016 - 2018
NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH
HOẠT THỊ TRẤN BẮC HÀ, HUYỆN BẮC HÀ, TỈNH LÀO CAI
VỚI SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG
Chuyên ngành: Quản lý đô thị và công trình
Mã số: 60.58.01.06
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. NGUYỄN LÂM QUẢNG
HÀ NỘI - 4/2018
MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các ký hiệu và chữ viết tắt
Danh mục hình vẽ, sơ đồ
Danh mục bảng, biểu
PHẦN MỞ ĐẦU
1
Lý do chọn đề tài
1
Mục đích nghiên cứu
2
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2
Phương pháp nghiên cứu
3
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3
Một số thuật ngữ và khái niệm được sử dụng trong luận văn
3
Cấu trúc của luận văn
4
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ
CHẤT THẢI RẮN, THỊ TRẤN BẮC HÀ, HUYỆN BẮC HÀ,
6
TỈNH LÀO CAI
1.1
Giới thiệu chung về huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai
6
1.1.1
Vị trí địa lý
6
1.1.2
Điạ hình
6
1.1.3
Khí hậu, thủy văn
6
1.1.4
Dân số, dân tộc
7
1.2
Thị trấn Bắc Hà
8
1.2.1
Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên
8
1.2.2
Điều kiện kinh tế - xã hội
9
1.2.3
Cơ sở hạ tầng kỹ thuật
12
1.3.
Hiện trạng chất thải rắn sinh hoạt tại thị trấn Bắc Hà
14
1.3.1
Nguồn gốc phát sinh, khối lượng, thành phần chất thải rắn thị
trấn Bắc Hà
14
1.3.2
Công tác thu gom, vận chuyển
15
1.3.3
Công tác xử lý
18
1.4
Hiện trạng cơ cấu tổ chức và quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại
thị trấn Bắc Hà, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai
1.4.1 Cơ cấu tổ chức quản lý nhà nước về CTR
1.4.2 Cơ cấu tổ chức quản lý chất thải rắn thị trấn Bắc Hà, huyện
Bắc Hà
19
19
21
1.4.3. Thực trạng về chơ chế chính sách quản lý chất thải rắn
24
1.4.4 Đánh giá thực trạng công tác quản lý CTR tại thị trấn Bắc Hà
27
CHƯƠNG II: CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ CHẤT THẢI
RẮN SINH HOẠT ĐÔ THỊ VỚI SỰ THAM GIA CỦA
31
CỘNG ĐỒNG
2.1
Giới thiệu chung về chất thải rắn sinh hoạt đô thị
31
2.1.1 Phân biệt chất thải rắn và nước thải
31
2.1.2
Các nguồn phát sinh chất thải rắn
31
2.1.3
Phân loại chất thải rắn
33
2.1.4
Tốc độ phát sinh chất thải rắn
34
2.1.5
Thu gom, lưu giữ, vận chuyển chất thải rắn
35
2.2
Cơ sở pháp lý trong quản lý chất thải rắn
36
2.2.1
Chiến lược quản lý chất thải rắn đến năm 2025
36
2.2.2
Định hướng phát triển kinh tế - xã hội và không gian thị trấn
Bắc Hà
2.2.3
Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về quản lý chất thải rắn
37
41
2.3
Ảnh hưởng của CTR sinh hoạt đối với môi trường, cảnh quan
đô thị và sức khỏe cộng đồng
43
2.3.1
Ảnh hưởng tới môi trường, cảnh quan
43
2.3.2
Ảnh hưởng tới sức khỏe người dân và cộng đồng
46
2.4
Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý CTR và các công
cụ trong quản lý CTR
47
2.4.1
Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và môi trường
48
2.4.2
Yếu tố về khoa học và công nghệ
49
2.4.3
Các công cụ trong quản lý CTR
50
2.5
Sự tham gia của cộng đồng trong QL CTR sinh hoạt đô thị
55
2.5.1
Vai trò của cộng đồng
55
2.5.2. Những khó khăn, thuận lợi sự tham gia của cộng đồng trong
quản lý chất thải rắn
2.6
Kinh nghiệm về công tác quản lý chất thải rắn của Việt Nam
và một số nước trên thế giới
55
57
2.6.1
Kinh nghiệm quản lý CTRSH của một số thành phố Việt Nam
57
2.6.2
Kinh nghiệm quản lý CTR của một số nước trên thế giới
62
CHƯƠNG 3. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT THẢI
RẮN SINH HOẠT THỊ TRẤN BẮC HÀ, HUYỆN BẮC HÀ,
65
TỈNH LÀO CAI
3.1
Quan điểm, mục tiêu và nguyên tắc quản lý CTR sinh hoạt tại
thị trấn Bắc Hà
65
3.1.1
Quan điểm về quản lý CTSH tại thị trấn Bắc Hà
65
3.1.2
Mục tiêu quản lý CTRSH tại thị trấn Bắc Hà
66
3.1.3
Các nguyên tắc về quản lý CTRSH thị trấn Bắc Hà
67
3.2
Đề xuất phân vùng quản lý CTR sinh hoạt tại thị trấn Bắc Hà
68
3.2.1
Đề xuất mô hình quản lý CTRSH khu vực trung tâm thị trấn
69
3.2.2
Đề xuất mô hình quản lý khu vực điểm du lịch và khu vực mở rộng
3.3
Đề xuất cải tiến tổ chức bộ máy và cơ chế quản lý và giải pháp
xử lý CTRSH thị trấn Bắc Hà, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai
70
72
3.3.1
Giải pháp mô hình quản lý kết hợp
72
3.3.2
Đề xuất đổi mới cơ cấu tổ chức QL CTR thị trấn Bắc Hà
74
3.3.3
Đề xuất sử dụng công cụ kinh tế trong quản lý CTR thị trấn
Bắc Hà
3.3.4
Đề xuất giải pháp phân loại rác tại nguồn
3.3.5
Đề xuất giải pháp xử lý sinh học CTR - Công nghệ sản xuất
phân Compost
3.4
Đề xuất giải pháp sự tham gia của cộng đồng trong quản lý
CTRSH thị trấn Bắc Hà, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai
75
80
82
83
3.4.1
Giải pháp huy động sự tham gia của cộng đồng
83
3.4.2
Tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng
85
3.4.3
Thành lập Ban Giám sát cộng đồng
87
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
91
1
Kết luận
91
2
Kiến nghị
92
TÀI LIỆU THAM KHẢO
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin trân trọng bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc của mình tới Thầy giáo PGS. TS. Nguyễn Lâm Quảng - Người thầy đã tận tình hướng dẫn, động viên và
giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn.
Xin chân thành cảm ơn tới các Sở ban ngành của tỉnh Lào Cai, huyện Bắc
Hà và thị trấn Bắc Hà đã cung cấp số liệu, gia đình và đồng nghiệp giúp đỡ, tạo
điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian học tập nghiên cứu cũng như thời
gian làm luận văn tốt nghiệp.
Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Khoa Sau đại học, các
đơn vị chức năng, các thầy, cô giáo và cán bộ của Trường Đại học Kiến trúc Hà
Nội đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành khóa học và bản luận văn
tốt nghiệp này.
Mặt dù đã rất cố gắng song Luận văn không tránh khỏi khiếm khuyết,
kính mong nhận được sự góp ý của các Thầy giáo, Cô giáo cùng các bạn đồng
nghiệp. Trân trọng cảm ơn./ .
Hà Nội, tháng 4 năm 2018
Nguyễn Thanh Xứng
LỜI CAM ĐOAN
Luận văn này do chính tôi nghiên cứu. Các số liệu và kết quả nghiên
cứu trong luận văn này là trung thực và các thông tin trích dẫn đã được chỉ rõ
nguồn gốc.
Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan trên.
Tác giả
Nguyễn Thanh Xứng
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
Chữ viết đầy đủ
UBND
HĐND
Ủy ban nhân dân
Hội đồng nhân dân
CTR
Chất thải rắn
CTRSH
Chất thải rắn sinh hoạt
THCS
Trung học cơ sở
THPT
Trung học phổ thông
BXD
Bộ Xây dựng
BTN&MT
Bộ Tài nguyên và Môi trường
TN&MT
Tài nguyên và Môi trường
EIA
Đánh giá tác động môi trường
VEPA
Cục Bảo vệ môi trường
ODA
Hỗ trợ phát triển chính thức
BYT
Bộ Y tế
MTĐT
Môi trường đô thị
CP
Cổ phần
URENCO
Công ty môi trường đô thị
CTCC
Công trình công cộng
TNHH
Trách nhiệm hữu hạn
VLXD
Vật liệu xây dựng
OECD
Tổ chức hợp tác kinh tế và phát triển
XHH
Xã hội hóa
BVMT
Bảo vệ môi trường
BHXH
Bảo hiểm xã hội
KCN
Khu công nghiệp
QLDA
Quản lý dự án
DANH MỤC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ
Số hiệu
Nội dung
Trang
1.1.
Bản đồ vị trí huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai
7
1.2.
Sơ đồ khối địa hình thung lũng Bắc Hà
8
1.3
1.4
Bản đồ liên hệ vùng thị trấn Bắc Hà, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào
Bản đồ định hướng quy hoạch giao thông thị trấn Bắc Hà
11
14
1.5
Sơ đồ quy trình thu gom, vận chuyển CTRSH tại thị trấn Bắc
17
1.6
Hình ảnh xe thu gom rác tại thị trấn Bắc Hà
17
1.7
1.8
Bãi chôn lấp rác ở xã Lùng Phình, huyện Bắc Hà
Sơ đồ hệ thống tổ chức quản lý CTR đô thị Việt Nam
18
21
1.9
Các thiết bị thu gom và vận chuyển CTR xí nghiệp MT Bắc Hà
21
1.10
Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý XN môi trường thị trấn Bắc Hà
22
1.11
Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý nhà nước về CTR thị trấn Bắc
23
2.1
Sơ đồ tính cân bằng vật chất
35
2.2
2.3
2.4
3.1
Các yếu tố ảnh hưởng đến mô hình và giải pháp QL CTR
Hình ảnh cộng đồng tham gia làm VSMT tại Đà Nẵng
Hình ảnh thu gom, vận chuyển CTR tại TP Hải Phòng
Mục tiêu quản lý CTRSH đô thị
48
58
61
67
3.2
Sơ đồ phân vùng quản lý CTRSH thị trấn Bắc Hà
69
3.3
Sơ đồ phân loại, thu gom và xử lý CTRSH khu vực trung tâm
70
3.4
Sơ đồ đề xuất cơ cấu tổ chức quản lý khu vực trung tâm thị trấn
70
3.5
Mô hình phân loại, thu gom và xử lý CTRSH tại các điểm du
71
3.6
lịch và khu vực mở rộng thị trấn Bắc Hà
Sơ đồ minh họa thu gom CTR khu vực mở rộng của thị trấn
72
3.7
3.8
Đề xuất tổ chức quản lý CTRSH khu vực mở rộng của thị trấn
Mô hình nhà nước kết hợp với tư nhân trong QL CTRSH
72
74
3.9
Sơ đồ cơ cấu tổ chức QL CTRSH trên địa bàn thị trấn Bắc Hà
75
3.10
Sơ đồ phân loại rác tại nguồn
82
3.11
Hình thức ủ phân compost tại vườn
84
3.12
3.13
Hình thức ủ sinh học theo luống để tạo phân compost
Sơ đồ sự tham gia của cộng đồng trong QL CTRSH
85
89
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Số hiệu
Nội dung
Trang
1.1
Bảng hiện trạng phân bố dân cư thị trấn Bắc Hà tháng
10
1.2
Cơ cấu kinh tế của thị trấn Bắc Hà năm 2017
11
2.1
Một số nguồn hoạt động phát sinh chất thải rắn
32
2.2
Các vấn đề ô nhiễm do bị ảnh hưởng của CTR
45
3.1
Đề xuất các loại hình công cụ kinh tế trong quản lý CTR
thị trấn Bắc Hà
80
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1].
Bộ Tài chính, Thông tư số 39/2008/TT-BTC ngày 19/5/2008 Hướng
dẫn thực hiện Nghị định số 174/2007/NĐ-CP ngày 29/11/2007 của Chính phủ
về phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn
[2].
Bộ Xây dựng, Thông tư số 13/2007/TT-BXD ngày 31/12/2007 Hướng
dẫn một số điều của Nghị định 59/2007/NĐ-CP ngày 09/4/2007 của Chính
phủ về quản lý chất thải rắn.
[3].
Bộ Xây dựng; QCXDVN 01: 2008 Quy chuẩn xây dựng Việt Nam về
quy hoạch xây dựng.
[4].
Bộ Xây dựng TCXDVN 261 : 2001 Bãi chôn lấp chất thải rắn- Tiêu
chuẩn thiết kế.
[5].
Bộ Xây dựng và Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường Thông tư liên
tịch số 01/2001/TTLT-BKHCNMT-BXD ngày 18/01/2001 về hướng dẫn các
quy định bảo vệ môi trường đối với việc lựa chọn địa điểm, xây dựng và vận
hành bãi chôn lấp chất thải rắn.
[6].
Công ty môi trường đô thị tỉnh Lào Cai: Các Báo cáo tổng kết về chất
thải rắn và công tác quản lý CTR tỉnh Lào Cai các năm 2014, 2015 và 2016.
[7].
Chính phủ (2005), Quyết định số 80/2005/QĐ-CP ngày 18/4/2005 về
việc Ban hành Quy chế giám sát đầu tư của cộng đồng. Hà Nội.
[8].
Chính phủ, Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/4/2007 về quản lý
chất thải rắn.
[9].
Chính phủ, Nghị định số 174/2007/NĐ-CP ngày 29/11/2007 của Chính
phủ về phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn.
[10]. Chính phủ, Nghị định số 155/2016/NĐ-CP ngày 18/11/2016 về chế tài
xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực BVMT
[11]. Phạm Ngọc Đăng (2000), Quản lý môi trường đô thị và khu công
nghiệp, NXB Xây dựng.
[12]. Cù Huy Đấu (2009), Quản lý chất thải rắn đô thị, Nhà xuất bản Xây dựng.
[13]. . Đỗ Hậu (2008), Quy hoạch xây dựng đô thị với sự tham gia của cộng
đồng, Nhà xuất bản xây dựng, Hà Nội.
[14]. Nguyễn Tố Lăng. Quản lý đô thị ở các nước đang phát triển. Tài liệu
giảng dạy sau đại học, Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội, 2015.
[15]. Nguyễn Xuân Nguyên, Trần Quang Huy (2004), Công nghệ xử lý rác
thải và chất thải rắn, NXB Khoa học kỹ thuật.
[16]. Nguyễn Văn Phước (2008), Giáo trình quản lý và xử lý chất thải rắn,
NXB Đại học Bách khoa Thành phố HCM.
[17]. Quốc hội, Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13.
[18]. Thủ tướng Chính phủ: Quyết định số 2149/QĐ-TTg ngày 17/12/2009
Phê duyệt Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp CTR đến năm 2025, tầm
nhìn đến năm 2050.
[19]. UBND tỉnh Lào Cai (2012), Điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thị
trấn Bắc Hà, huyện Bắc Hà,, tỉnh Lào Cai đến năm 2030
[20]. UBND tỉnh Lào Cai (2012), Quyết định số 14/2012/QĐ- UBND ngày
23/4/2012 ban hành quy định một số nội dung cụ thể về quản lý hạ tầng kỹ
thuật đô thị trên địa bàn tỉnh Lào Cai.
[21]. UBND tỉnh Lào Cai: Quyết định số 2617/QĐ- UBND, ngày 24 tháng 8
năm 2009, UBND tỉnh Lào Cai về định hướng phát triển kinh tế xã hội và
không gian đô thị thành phố Lào Cai giai đoạn 2012 - 2025.
[22]. UBND thị trấn Bắc Hà, Số liệu thống kê.
[23]. Website cổng thông tin điện tử một số cơ quan, đơn vị:
Chính phủ Việt nam
: www.chinhphu.gov.vn
UBND tỉnh Lào Cai
: www.laocai.gov.vn
Sở Kế hoạch và Đầu tư Lào Cai : www.lcpi.gov.vn
Sở Xây dựng Lào Cai
: www.soxaydung.laocai.gov.vn
Sở Tài nguyên và Môi trường Lào Cai:
1
MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Môi trường trong phát triển kinh tế, xã hội là một trong những vấn đề
quan tâm hàng đầu của toàn nhân loại. Ở Việt Nam, trong quá trình phát triển
việc gắn liền với bảo vệ môi trường ngày càng được Đảng và Chính phủ quan
tâm sâu sắc.
Ô nhiễm môi trường nói chung và ô nhiễm môi trường do chất thải rắn
nói riêng đang là vấn đề đáng lo ngại không những đối với các nước phát triển
mà còn là sự thách thức đối với các nước đang phát triển trong đó có Việt
Nam. Sự phát triển của nền kinh tế, xã hội gắn liền với sự suy thoái môi
trường do gia tăng lượng rác thải, nước sinh hoạt và thực trạng gia tăng khai
thác các nguồn tài nguyên không tái tạo.
Đô thị đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng kinh tế, song quá trình
đô thị hóa nhanh chóng cũng đặt ra rất nhiều thách thức, trong đó có vấn đề
về môi trường. Thị trấn Bắc Hà là trung tâm kinh tế, văn hoá, xã hội của
huyện Bắc Hà, là điểm thu hút khách du lịch thứ hai trên địa bàn tỉnh Lào Cai,
có nhiều thuận lợi về kinh tế, về dịch vụ du lịch nghỉ mát, du lịch sinh thái và
tìm hiểu bản sắc các Dân tộc trên địa bàn huyện. Là khu vực có tiềm năng
phát triển công nghiệp hoa, rau, quả và cây dược liệu, cây giống.
Trong những năm qua đô thị Thị trấn Bắc Hà ngày càng được mở rộng
và phát triển theo xu hướng phục vụ và thu hút khách Du lịch trong và ngoài
nước. Tốc độ xây dựng các công trình công cộng, nhà hàng, khách sạn, nhà ở
dân cư, trụ sở làm việc tăng, tuy nhiên đường phố trong đô thị còn ít cây xanh
và đang phát triển nên ảnh hưởng nhiều đến cảnh quan đô thị. Vì vậy cần phải
có biện pháp quản lý môi trường đô thị, đặc biệt là ô nhiễm môi trường do
chất thải rắn sinh hoạt, trong đó phải kể đến chất thải rắn phát sinh do hoạt
động du lịch.
2
Sự gia tăng dân số cũng như chủ trương thu hút số lượng lớn khách du
lịch làm nổi bật lên các vấn đề đang tồn tại tại Bắc Hà, trong lĩnh vực cơ sở hạ
tầng, như là hệ thống xử lý và quản lý rác thải. Thêm vào đó là các thói quen
sinh hoạt của người dân, không chỉ làm trầm trọng thêm các vấn đề về sức
khỏe và an toàn, mà còn mang nhiều nguy cơ khác với cuộc sống của người
dân địa phương.
Xuất phát từ yêu cầu đó, việc nghiên cứu đề xuất một số giải pháp quản
lý chất thải rắn thích hợp nhằm bảo vệ môi trường là cần thiết và phù hợp nội
dung cơ bản trong đường lối của Đảng về kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội,
bảo vệ môi trường. Đó là cơ sở đảm bảo vững chắc cho sự phát triển bền
vững của các đô thị trong nước, trong tỉnh Lào Cai nói chung và Thị trấn Bắc
Hà nói riêng, nhằm góp phần thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước.
Đảm bảo đô thị xanh, sạch, đẹp là chiến lược phát triển đô thị lâu dài
mà Đảng và Nhà nước ta, cũng như các chính quyền đô thị đang phấn đấu…
Đối với đô thị Bắc Hà là đô thị du lịch - sinh thái nên đặc biệt quan trọng.
Trước những đòi hỏi bức bách đó, Đề tài “Nghiên cứu giải pháp quản
lý chất thải rắn sinh hoạt tại Thị trấn Bắc Hà, tỉnh Lào Cai với sự tham gia
của cộng đồng” là hết sức cấp thiết và có ý nghĩa thực tiễn.
Mục đích nghiên cứu của đề tài
- Phân tích đánh giá thực trạng quản lý chất thải rắn hiện nay của Thị
trấn Bắc Hà, tỉnh Lào Cai.
- Nghiên cứu cơ sở khoa học (lý luận, thực tiễn) kết hợp những kinh
nghiệm về quản lý chất thải rắn ở một số nước trên thế giới và một số thành
phố ở Việt Nam để áp dụng cụ thể cho thị trấn Bắc Hà.
- Đề xuất giải pháp quản lý chất thải rắn nhằm đạt được hiệu quả kinh
tế cao, hạn chế gây ô nhiễm môi trường và bảo đảm mỹ quan đô thị.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
3
- Đối tượng nghiên cứu: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị với sự
tham gia của cộng đồng.
- Phạm vi nghiên cứu: Thị trấn Bắc Hà, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai.
Phương pháp nghiên cứu của đề tài
Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Điều tra, thu thập và phân tích số liệu liên quan đến quản lý chất thải
rắn của Thị trấn Bắc Hà.
- Kế thừa các nghiên cứu trước đây về việc quản lý chất thải rắn sinh
hoạt tại tỉnh Lào Cai và các đô thị trên cả nước.
- Hệ thống hóa và tiếp thu có chọn lọc những kiến thức, kinh nghiệm
trong và ngoài nước về quản lý chất thải rắn đô thị.
- So sánh, kiểm chứng.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Ý nghĩa khoa học: Đưa ra các giải pháp trên cơ sở khoa học để quản
lý CTRSH trong lĩnh vực thu gom, vận chuyển và tái sử dụng cho thị trấn.
- Ý nghĩa thực tiễn: Hoàn chỉnh các giải pháp quản lý CTRSH theo
hướng có sự tham gia của cộng đồng nhằm đạt được hiệu quả kinh tế cao, hạn
chế gây ô nhiễm môi trường, đảm bảo mỹ quan đô thị, hài hòa với thiên
nhiên, hạ tầng đồng bộ và hiện đại.
Một số thuật ngữ và khái niệm được sử dụng trong luận văn
Khái niệm về chất thải, quản lý chất thải:
Theo Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 tại điều 3 thì:
- Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường
không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường và tiêu chuẩn môi trường
gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật.
- Chất thải là vật chất được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ,
sinh hoạt hoặc hoạt động khác.
4
- Chất thải nguy hại: chất thải chứa yếu tố độc hại, phóng xạ, lây nhiễm,
dễ cháy, dễ nổ, gây ăn mòn, gây ngộ độc hoặc có đặc tính nguy hại khác
- Chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH): còn gọi là rác thải sinh hoạt, là các
chất rắn bị loại ra trong quá trình sống, sinh hoạt của con người và động vật
nuôi. Chất thải dạng rắn phát sinh từ khu vực đô thị - gọi là CTR đô thị bao
gồm các loại CTR phát sinh từ các hộ gia đình, khu công cộng, khu thương
mại, các công trình xây dựng, khu xử lý chất thải, trong đó, CTRSH chiếm tỷ
lệ cao nhất.
- Quản lý chất thải là các hoạt động kiểm soát chất thải trong suốt quá
trình từ phát sinh đến thu gom, vận chuyển, lưu trữ, xử lý, thải bỏ chất thải.
Sự tham gia của cộng đồng:
Sự tham gia của cộng đồng là một quá trình mà cả Chính phủ và cộng
đồng cùng có trách nhiệm cụ thể và thực hiện các hoạt động để tạo ra dịch vụ
đô thị cho tất cả mọi người. Yếu tố quan trọng nhất của sự tham gia của cộng
đồng là những người mà lợi ích của họ sẽ chịu ảnh hưởng của dự án phải
được tham gia vào tiến trình quyết định của dự án. Trong trường hợp này,
những thành viên trong cộng đồng cũng nên tham gia vào việc chọn những
người lãnh đạo. [13]
Vai trò tham gia cộng đồng: Bao gồm các hoạt động chủ yếu thực hiện ở
cấp cộng đồng (xã, phường, khu phố…) như là sự mở rộng vai trò tái sản xuất
của mình (các hoạt động nhằm duy trì, bảo vệ nguồn nước sinh hoạt, chăm
sóc sức khoẻ, giáo dục và giữ gìn môi trường...). Đây thường là những công
việc tự nguyện, không được trả lương và thường làm vào thời gian rỗi. [13]
Cấu trúc luận văn:
Luận văn gồm 03 phần:
- Phần Mở đầu
- Phần Nội dung
Nội dung của luận văn gồm 03 chương
5
Chương I: Thực trạng quản lý CTR sinh hoạt ở Thị trấn Bắc Hà
Chương II: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc nghiên cứu đề xuất giải pháp
quản lý chất thải rắn sinh hoạt ở Thị trấn Bắc Hà
Chương III: Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp quản lý CTR ở Thị trấn Bắc Hà
- Phần Kết luận và kiến nghị.
THÔNG BÁO
Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui
lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện
– Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.
Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội.
Email:
TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN
90
- Theo dõi và phản ánh tình trạng kỹ thuật chất lượng các công trình
quản lý chất thải rắn thuộc địa bàn phụ trách.
- Đề ra các biện pháp huy động sự tham gia đóng góp của cộng đồng
trong công tác quản lý các công trình quản lý chất thải rắn.
- Tuyên truyền giáo dục và nâng cao dân trí, hướng dẫn nhân dân sử dụng
các công trình quản lý chất thải rắn có hiệu quả, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Thị trấn Bắc Hà, huyện Bắc Hà là một đô thị vùng cao, nằm ở phía
Đông Bắc tỉnh Lào Cai. Huyện Bắc Hà là một trong những vùng giàu tiềm
năng tự nhiên, giàu tiềm năng nhân văn, khí hậu ôn hoà mát mẻ, có lịch sử
phát triển lâu đời, giao thông tương đối thuận tiện…
Thị trấn Bắc Hà có điều kiện để phát triển một nền kinh tế tổng hợp
nhiều thành phần, trong đó du lịch là một ngành kinh tế có triển vọng phát
triển lớn và hứa hẹn giữ một vai trò quan trọng trong nền kinh tế của huyện
Bắc Hà nói riêng, của tỉnh Lào Cai nói chung.
Vấn đề quản lý CTR đang là vấn đề bức xúc của thị trấn Bắc Hà, do tốc
độ đô thị hóa, lượng khách du lịch tăng nhanh trong những năm gần đây làm
gia tăng lượng chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn du lịch. Mặt khác, điều kiện
địa hình, điều kiện dân cư nhiều dân tộc khác nhau nên trình độ văn hóa có sự
91
khác biệt gây khó khăn trong việc cộng đồng tham gia quản lý chất thải rắn.
Tình trạng rác thải chưa được phân loại hoặc phân loại không được
hiệu quả do thiếu sự tham gia của toàn xã hội gây khó khăn trong quá trình
thu gom, xử lý, lãng phí tài nguyên, ô nhiễm môi trường, tạo nên sự bất lợi
cho phát triển kinh tế địa phương nhất là kinh tế xanh, điều mà thị trấn Bắc
Hà đang hướng tới để thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế.
Luận văn đã đưa ra một số đề xuất với các nội dung chủ yếu sau đây:
- Phân vùng quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thị trấn Bắc Hà
và quản lý đối với các xã phụ cận.
- Đề xuất mô hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt liên kết, kết hợp giữa
nhà nước và tư nhân.
- Đề xuất áp dụng công cụ kinh tế trong quản lý chất thải rắn sinh hoạt.
- Đề xuất các mô hình quản lý CTR với sự tham gia của cộng đồng
Kết quả đạt được từ những nghiên cứu trong luận văn là một mô hình
khả thi để áp dụng cho thị trấn Bắc Hà nhằm cải thiện tình hình quản lý CTR
hiện tại. Đó là tập trung giảm khối lượng chất thải từ đầu nguồn, phân loại
rác thải từ nguồn, nâng cao hiệu quả tái chế, tái sử dụng chất thải, giảm kinh
phí đầu tư cho khâu xử lý cuối.
Luận văn đã xây dựng cơ chế quản lý nhằm vận hành hiệu quả các giải
pháp và mô hình đề xuất. Đó là thị trấn Bắc Hà cần xác định tổ chức điều phối
các hoạt động liên kết giữa các lực lượng bao gồm người dân, nhà quản lý,
doanh nghiệp và nhà khoa học trong việc quản lý rác thải sinh hoạt. Mặt khác
để chuyển dần việc quản lý chất thải rắn sang cơ chế thị trường, luận văn cũng
đã đề xuất áp dụng các công cụ kinh tế trong quản lý chất thải rắn đô thị.
2. Kiến nghị
Để thực hiện các giải pháp, mô hình quản lý như đề xuất, tác giả luận
văn kiến nghị:
- UBND Huyện Bắc Hà chỉ đạo UBND thị trấn phối hợp với cơ quan,
đơn vị có liên quan trên cơ sở kế hoạch lộ trình đầu tư cân đối nguồn lực tài
92
chính, lựa chọn các hình thức đầu tư thích hợp (sử dụng vốn ngân sách và
nguồn vốn xã hội hóa) để lập dự án đầu tư xây dựng một nhà máy xử lý rác
thải, thu hồi phế liệu, sản xuất phân vi sinh cho khu vực huyện Bắc Hà và về
lâu dài cho cả huyện Si Ma Cai và huyện Sí Mần (tỉnh Hà Giang).
- Khuyến khích và tạo sự tham gia rộng rãi của cộng đồng, của các cấp
chính quyền địa phương trong công tác quản lý chất thải.
- Xây dựng các quỹ và cơ chế tài chính cho các hoạt động thu gom, tái
sử dụng và tái chế chất thải.
- Xây dựng quy chế quản lý cụ thể cho UBND thị trấn và các xã phụ cận để
cùng áp dụng thực hiện; xây dựng quy chế thôn, tổ để người dân thực hiện.
- Xây dựng và phát triển ngành công nghiệp tái chế.
- Tiếp tục nghiên cứu đưa vào áp dụng các công cụ kinh tế trong quản
lý chất thải rắn của thị trấn Bắc Hà./.