Tải bản đầy đủ (.pdf) (23 trang)

Quản lý mạng lưới đường đô thị thành phố lào cai, tỉnh lào cai theo hướng giao thông xanh (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (596.88 KB, 23 trang )

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
BỘ XÂY DỰNG
6
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
-----------------------------------------

PHẠM ĐỒNG MINH
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
-----------------------

QUẢN LÝ MẠNG LƯỚINGUYỄN
ĐƯỜNGDUY
ĐÔ LINH
THỊ THÀNH PHỐ LÀO
CAI, TỈNH LÀO CAI THEO HƯỚNG GIAO THÔNG XANH

QUẢN LÝ MẠNG LƯỚI ĐƯỜNG ĐÔ THỊ QUẬN THANH
XUÂN THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH
Hà Nội – 2015
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
-----------------------


NGUYỄN DUY LINH
Khóa: 2013-2015
Hà Nội, tháng 03 - 2018


BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

PHẠM ĐỒNG MINH
KHÓA 2016 - 2018

QUẢN LÝ MẠNG LƯỚI ĐƯỜNG ĐÔ THỊ THÀNH PHỐ LÀO
CAI, TỈNH LÀO CAI THEO HƯỚNG GIAO THÔNG XANH
Chuyên ngành: Quản lý đô thị và công trình
Mã số: 60 58 01 06

QUẢN LÝ MẠNG LƯỚI ĐƯỜNG ĐÔ THỊ QUẬN THANH
XUÂN THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH

Chuyên ngành: Quản lý đô thị và công trình
Mã số: 60.58.01.06
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS.NGUYỄN LÂM QUẢNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH
Hà Nội, tháng 03 - 2018



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin trân trọng bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc của mình tới Thầy giáo PGS. TS. Nguyễn Lâm Quảng - Người thầy đã tận tình hướng dẫn, động viên và
giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn.
Xin chân thành cảm ơn tới các Sở ban ngành của tỉnh Lào Cai và thành phố
Lào Cai đã cung cấp số liệu, gia đình và đồng nghiệp giúp đỡ, tạo điều kiện thuận
lợi cho tôi trong suốt thời gian học tập nghiên cứu cũng như thời gian làm luận văn
tốt nghiệp.
Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Khoa Sau đại học, các
đơn vị chức năng, các thầy, cô giáo và cán bộ của Trường Đại học Kiến trúc Hà
Nội đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành khóa học và bản luận văn
tốt nghiệp này.
Trân trọng cảm ơn.
Hà Nội, tháng 4 năm 2018

PHẠM ĐỒNG MINH


LỜI CAM ĐOAN

Luận văn này do chính tôi nghiên cứu. Các số liệu và kết quả nghiên cứu
trong luận văn này là trung thực và các thông tin trích dẫn đã được chỉ rõ nguồn
gốc.
Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan trên.

Tác giả



MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt
Danh mục các hình vẽ
MỞ ĐẦU
* Lý do chọn đề tài
* Mục đích nghiên cứu
* Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Phương pháp nghiên cứu
* Nội dung nghiên cứu
* Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
* Một số khái niện cà thuật ngữ được sử dụng trong luận văn
* Cấu trúc của luận văn
NỘI DUNG
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ MẠNG LƯỚI
ĐƯỜNG GIAO THÔNG TP. LÀO CAI, TỈNH LÀO CAI
1.1. Giới thiệu chung về thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai
1.1.1. Điều kiện tự nhiên
1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
1.2. Hiện trạng về hạ tầng kỹ thuật
1.2.1.Hệ thống cấp nước
1.2.2. Hệ thống thoát nước mưa, nước thải
1.2.3. Hệ thống cấp điện, chiếu sáng đô thị
1.2.4. Quản lý chất thải rắn và nghĩa trang đô thị
1.3. Thực trạng về mạng lưới đường và công tác quản lý MLĐ giao thông
đô thị TP Lào Cai
1.3.1. Thực trạng mạng lưới đường đô thị TP Lào Cai

1.3.2. Thực trạng về quản lý mạng lưới đường đô thị TP Lào Cai
1.4. Đánh giá chung về công tác quản lý mạng lưới đường đô thị TP Lào
Cai, tỉnh Lào Cai
1.4.1. Giao thông đối ngoại
1.4.2. Mạng lưới đường đô thị
CHƯƠNG II: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ QUẢN LÝ MẠNG LƯỚI ĐƯỜNG
TP LÀO CAI THEO HƯỚNG GIAO THÔNG XANH
2.1. Đặc tính, vai trò và chức năng cơ bản của HT giao thông đô thị
2.1.1. Đặc tính của hệ thống giao thông và các công trình HTKT đô thị
2.1.2. Vai trò của giao thông đô thị
2.1.3. Chức năng, phân loại mạng lưới đường đô thị
2.1.4. Các chỉ tiêu chất lượng mạng lưới đường đô thị
2.2. Quản lý mạng lưới đường đô thị
2.2.1. Các yêu cầu trong quản lý mạng lưới đường đô thị
2.2.2. Quản lý nhà nước hệ thống giao thông đô thị.

1
1
2
2
2
3
3
3
6
7

7
7
10

18
18
19
20
22
23
23
33
36
36
37
40
40
40
41
41
45
47
47
49


2.3. Nội dung quản lý nhà nước mạng lưới đường đô thị.
2.3.1. Nội dung quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị
2.3.2. Nội dung quản lý nhà nước về quy hoạch lưới đường đô thị
2.3.3. Các chỉ tiêu quản lý mạng lưới đường đô thị
2.3.4. Nội dung quản lý sử dụng và khai thác các công trình giao thông đô thị
và các công trình hạ tầng kỹ thuật.
2.4. Cơ sở pháp lý quản lý mạng lưới đường đô thị
2.4.1. Các văn bản do cơ quan nhà nước Trung ương ban hành

2.4.2. Văn bản do tỉnh Lào Cai và thành phố Lào Cai ban hành
2.4.3. Định hướng quy hoạch phát triển giao thông vận tải tỉnh Lào Cai đến
năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030
2.4.4. Một số văn bản khác có liên quan đến quản lý mạng lưới đường theo
hướng giao thông xanh
2.5. Quản lý mạng lưới đường đô thị theo hướng giao thông xanh
2.5.1. Các yếu tố ảnh hưởng tới công tác quản lý MLĐ đô thị
2.5.2. Giao thông xanh trong đô thị
2.5.3. Các yêu cầu trong quản lý MLĐ đô thị theo hướng giao thông xanh
2.6. Kinh nghiệm về công tác quản lý hệ thống giao thông theo hướng
giao thông xanh của Việt Nam và một số nước trên thế giới
2.6.1. Kinh nghiệm trong nước
2.6.2. Kinh nghiệm nước ngoài
CHƯƠNG 3. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ MẠNG LƯỚI ĐƯỜNG
GIAO THÔNG ĐÔ THỊ TP LÀO CAI THEO HƯỚNG GIAO THÔNG
XANH
3.1. Mục tiêu, quan điểm và nguyên tắc quản lý xây dựng mạng lưới
đường đô thị TP Lào Cai
3.1.1. Mục tiêu, quan điểm
3.1.2. Nguyên tắc
3.2. Đề xuất nội dung yêu cầu quy hoạch mạng lưới đường TP Lào Cai
theo hướng giao thông xanh
3.2.1. Cơ sở hạ tầng giao thông
3.2.2. Phương tiện giao thông
3.3. Đề xuất giải pháp quản lý quy hoạch mạng lưới đường TP Lào Cai
theo hướng giao thông xanh
3.3.1. Nội dung quản lý
3.3.2. Lập kế hoạch xây dựng, cải tạo mạng lưới đường đô thị TP Lào Cai
theo hướng giao thông xanh
3.3.3. Quản lý quy hoạch nhằm nâng cao năng lực thông xe của các tuyến

đường và chuyển đổi dần cơ cấu phương tiện giao thông
3.3.4. Đề xuất quản lý quỹ đất quy hoạch, dự trữ dành cho xây dựng và cải
tạo đường giao thông
3.4. Đề xuất bổ sung về cơ chế, chính sách, tổ chức quản lý và thu hút
đầu tư xây dựng MLĐ TP Lào Cai theo hướng giao thông xanh
3.4.1. Giải pháp về cơ chế, chính sách
3.4.2. Giải pháp về tổ chức quản lý
3.4.3. Đề xuất giải pháp thu hút đầu tư xây dựng MLĐ TP Lào Cai
3.5. Đề xuất giải pháp tổ chức bộ máy quản lý mạng lưới đường đô thị

52
52
53
54
54
55
55
56
57
60
62
62
63
65
68
68
70
73

73

73
74
75
75
77
78
78
79
79
80
81
81
83
84
87


thành phố Lào cai theo hướng giao thông xanh
3.5.1. Đề xuất tổ chức bộ máy quản lý
87
3.5.2. Phân công trách nhiệm trong cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý
88
3.6. Giải pháp quy hoạch, cải tạo MLD theo hường giao thông xanh và 90
giải pháp quản lý giao thông thông minh
3.6.1. Giải pháp quy hoạch, cải tạo MLĐ theo hướng giao thông xanh
91
3.6.2. Giải pháp giao thông thông minh
95
98
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

98
1. Kết luận
99
2. Kiến nghị
TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Chữ đầy đủ

HTKT

Hạ tầng kỹ thuật

GTVT

Giao thông vận tải

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

GTVTĐT

Giao thông vận tải đô thị

GTNT


Giao thông nông thôn

THCS- THPT

Trung học cơ sở - Trung học phổ thông

HĐND

Hội đồng nhân dân

KT- XH

Kinh tế - Xã hội

QLNN

Quản lý nhà nước

ĐKTN

Điều kiện tự nhiên

KCN

Khu công nghiệp

MLĐ

Mạng lưới đường


GDTX

Giáo dục thường xuyên

ODA

Hỗ trợ phát triển chính thức

BRT

Giao thông vận tốc nhanh sức chở lớn

CTR

Chất thải rắn

GTCC

Giao thông công cộng

BXD

Bộ Xây dựng

ITS

Hệ thống giao thông thông minh

GTX


Giao thông xanh


DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ
TT

Nội dung

Trang

1.1.

Sơ đồ vị trí và mối liên hệ vùng TP Lào Cai

9

1.2

Cơ cấu kinh tế thành phố Lào Cai năm 2012

12

1.3

Bản đồ đánh giá hiện trạng giao thông TP Lào Cai

27

1.4


Mặt cắt ngang tuyến đường Quốc lộ 70

28

1.5

Mặt cắt ngang tuyến đường Quóc lộ 4E

28

1.6

Minh họa mặt cắt ngang đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai

31

1.7

Mặt cắt ngang Đại lộ Trần Hưng Đạo TP Lào Cai

31

1.8

Hiện trạng chất lượng mặt đường một số tuyến phố TP Lào Cai

33

1.9


Sơ đồ cơ cấu tổ chức Phòng QLĐT thành phố Lào Cai

32

1.10

Sơ đồ quản lý và khai thác mạng lưới đường TP Lào Cai

34

1.11

Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý đầu tư XD MLĐ TP Lào Cai

35

1.12

Đặt đường ống TN ở 2 bên đường phần xe chạy lớn hơn 30 m

36

2.1

Sơ đồ phân loại đường trong đô thị

48

2.2


Sơ đồ thiết lập quy trình quản lý mạng lưới đường đô thị

48

2.3

Bản đồ quy hoạch giao thông TP Lào Cai đến năm 2030

49

2.4

Hình ảnh minh họa đề xuất sử dụng phương tiện GT xanh

58

3.1

Đề xuất sơ đồ quản lý mạng lưới đường đô thị TP Lào Cai

88

3.2

Hình ảnh minh họa tổ chức làn đường xe đạp và đi bộ

91

3.3


Sơ đồ tổ chức làn đường cho xe đap trên các tuyến chính

92

3.4

Cải tạo và trồng mới cây xanh trên các tuyến phố chính

89

3.5

Cải tạo và trồng mới cây xanh trên các tuyến phố

94

3.6

Hình ảnh minh họa cột đèn đề xuất bố trí trên các tuyến đường

95


3.7

Sơ đồ minh họa sử dụng hệ thống giao thông thông minh

95


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Số

Nội dung

Trang

hiệu
1.1

GDP bình quân đầu người

11

1.2

GDP theo cơ cấu ngành kinh tế

12

1.3

Tổng hợp nhà ở trên địa bàn TP tính đến 31/12/2011

17

1.4

Tổng hợp hệ thống cấp nước trên địa bàn TP năm 2012


19

1.5

Bảng tổng hợp hệ thống giao thông theo loại đường TP Lào Cai

31

2.1

Quy định về các loại đường trong đô thị

43

2.2

Bảng phân loại đường đô thị

44


1

MỞ ĐẦU
*Lý do chọn đề tài
Thành phố Lào Cai là thành phố tỉnh lỵ, đô thị loại II, trung tâm chính trị,
kinh tế, văn hóa của tỉnh Lào Cai, là đô thị hạt nhân trong hệ thống các đô thị
của tỉnh, cũng như trong tổng thể hệ thống các đô thị của toàn quốc. Với vị trí
thuận lợi về giao thông: Thành phố Lào Cai nằm trên tuyến giao thông huyết
mạch Cao tốc Hà Nội – Lào Cai, tuyến đường sắt liên vận quốc tế; Thành phố

Lào Cai là điểm đầu nơi con Sông Hồng chảy vào đất Việt Nam và cũng là điểm
đầu của tuyền hành lang kinh tế Côn Minh - Hà Nội - Hải Phòng là một trong
năm hành lang kinh tế của Tiểu vùng Sông Mekong mở rộng; Hành lang kinh tế
đã tạo dựng ra môi trường thu hút đầu tư và tạo cơ sở cho việc giao lưu phát triển
kinh tế ra các nước trong khu vực. Cửa khẩu quốc tế Lào Cai là một trong những
cửa khẩu có kim ngạch xuất khẩu hàng hóa lớn nhất Việt Nam.
Giao thông đô thị đóng vai trò rất quan trọng, là huyết mạch của đô thị
liên kết giữa bên trong và ngoài đô thị, giữa các khu chức năng đô thị với nhau
và là một trong những tiêu chí đánh giá chất lượng cuộc sống của người dân.
Bên cạnh thực hiện tốt công tác quy hoạch hệ thống giao thông, cần phải đảm
bảo được 3 mục tiêu: Về khía cạnh kinh tế, cần thiết lập được một hệ thống giao
thông hỗ trợ tốt cho việc phát triển kinh tế đô thị và chi phí hợp lý. Về khía cạnh
xã hội, hệ thống giao thông phải đảm bảo quyền đi lại và bình đẳng cho mọi đối
tượng trong xã hội. Về khía cạnh môi trường, phát triển đảm bảo không gây ô
nhiễm và bảo vệ môi trường.
Trong những năm qua, TP Lào Cai đã quan tâm, tập trung triển khai các
đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật đặc biệt là xây dựng
mạng lưới đường giao thông đô thị với nhiều dự án đầu tư xây dựng mới, nâng
cấp và chỉnh trang khu vực hiện có, từng bước xây dựng tiến tới đồng bộ, nhằm
phát triển thành phố theo hướng đô thị văn minh, hiện đại đáp ứng phần lớn nhu


2

cầu sử dụng của người dân. Tuy nhiên, nhìn chung cơ sở hạ tầng giao thông của
thành phố còn phát triển chậm so với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Mặt khác
thành phố cũng đang đối mặt với những thách thức về giao thông như: Tình trạng
ùn tắc giao thông, ô nhiễm môi trường do các phương tiện giao thông còn xẩy ra.
Nguồn vốn đầu tư cho các dự án giao thông của thành phố là rất lớn trong khi
công tác xã hội hóa, khuyến khích người dân tham gia nâng cấp mạng lưới đường

chưa cao. Điều này làm ảnh hưởng đến mục tiêu tăng trưởng kinh tế của thành
phố nói chung cũng như nâng cao chất lượng sống của người dân nói riêng.
Do vậy, việc nghiên cứu đề tài “Quản lý mạng lưới đường đô thị thành
phố Lào Cai theo hướng giao thông xanh” trong giai đoạn hiện nay sẽ góp phần
quan trọng vào mục tiêu của Chiến lược tăng trưởng xanh giai đoạn 2012 -2020
của Chính phủ một cách hiệu quả, trong đó có sự đóng góp của hệ thống giao
thông đô thị là rất cần thiết và mang tính thực tiễn.
*Mục đích nghiên cứu
- Điều tra khảo sát hiện trạng quản lý mạng lưới đường thành phố Lào Cai,
tỉnh Lào Cai
- Xây dựng cơ sở khoa học quản lý mạng lưới đường đô thị thành phố Lào
Cai theo hướng giao thông xanh
- Đề xuất các giải pháp quản lý mạng lưới đường đô thị trên địa bàn thành
phố Lào Cai theo hướng giao thông xanh
*Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Quản lý mạng lưới đường đô thị theo hướng giao
thông xanh.
- Phạm vi nghiên cứu: Toàn bộ mạng lưới đường đô thị thành phố Lào Cai
hiện tại và theo quy hoạch đến năm 2030.
*Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp điều tra khảo sát, thu thập số liệu


3

- Phương pháp kế thừa
- Phương pháp chuyên gia
- Phương pháp dự báo
- Phương pháp phân tích, tổng hợp đề xuất giải pháp
*Nội dung nghiên cứu

- Điều tra khảo sát, đánh giá thực trạng về công tác quản lý mạng lưới
đường đô thị thành phố Lào Cai, làm rõ những kết quả đạt được và nguyên nhân
của những tồn tại, cần khắc phục hiện nay.
- Những vấn đề lý luận cơ bản về quản lý mạng lưới đường đô thị theo
hướng giao thông xanh.
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu để quản lý mạng lưới đường đô thị
theo hướng giao thông xanh
*Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Ý nghĩa khoa học: Xây dựng đồng bộ hệ thống lý luận cũng như các giải
pháp quản lý mạng lưới đường đô thị theo hướng giao thông xanh.
- Ý nghĩa thực tiễn: Áp dụng hệ thống các giải pháp quản lý mạng lưới
đường đô thị theo hướng giao thông xanh cho các đô thị có điều kiện tương tự
thành phố Lào Cai, làm tài liệu tham khảo cho các nhà quản lý, hoạch định chính
sách, cho các nhà chuyên môn, sinh viên trong các ngành liên quan.
*Một số khái niệm và thuật ngữ được sử dụng trong luận văn
Phát triển bền vững: Là sự phát triển đáp ứng các nhu cầu hiện tại mà
không làm tổn hại tới khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai. Nói
cách khác, phát triển bền vững phải đảm bảo có sự phát triển kinh tế hiệu quả,
công bằng xã hội, và môi trường được bảo vệ, gìn giữ. [8][25]
Trên cơ sở khái niệm chung về phát triển bền vững, quy hoạch giao thông
đô thị bền vững cũng dựa trên nguyên tắc đảm bảo hài hòa 3 mục tiêu kinh tế, xã
hội và môi trường.


4

- Về khía cạnh kinh tế, cần thiết lập được một hệ thống giao thông hỗ
trợ tốt cho việc phát triển kinh tế của đô thị với chi phí hợp lý.
- Về khía cạnh xã hội, hệ thống giao thông phải đảm bảo quyền đi lại
bình đẳng cho mọi đối tượng trong xã hội.

- Về khía cạnh môi trường, phát triển không gây ô nhiễm, đảm bảo vấn
đề bảo vệ môi trường.
Đô thị Xanh Theo GS.TSKH Phạm Ngọc Đăng "Đô thị xanh Việt
Nam” có 7 tiêu chí cơ bản gồm: (1) Không gian xanh; (2) Công trình xanh;
(3) Giao thông xanh; (4) Công nghiệp xanh; (5) Chất lượng môi trường đô thị
xanh; (6) Bảo tồn cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh, công trình lịch
sử, văn hóa; (7) Cộng đồng dân cư sống thân thiện với môi trường và thiên
nhiên. Trong đó có lưu ý các giải pháp quy hoạch đô thị, thiết kế công trình
phải tính đến các yếu tố sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả và tận dụng
nguồn năng lượng tái tạo. [11]
Theo Broekbakema Architects Rotterdam Thành phố xanh (green city)
được phát triển từ ba ý niệm: sinh thái, tính bền vững và thông minh. Trước
hết, nó phải bắt đầu từ một đô thị sinh thái (eco-city), nơi một tỷ lệ đáng kể
của cây xanh đóng góp vào sự cân bằng sinh thái trên một địa bàn quần cư
đông đúc. Tiếp đến nó phải thể hiện yếu tố phát triển bền vững (sustainable
city) với kết cấu hạ tầng hoàn chỉnh, việc khai thác hợp lý các nguồn tài
nguyên và ứng phó hữu hiệu với tình trạng biến đổi khí hậu. Cuối cùng, đô thị
này đạt đến cấp độ một thành phố thông minh (smart city) nhờ tích hợp công
nghệ thông tin (CNTT) vào việc quản lý, điều hành và phục vụ dân sinh. Như
vậy thành phố xanh theo quan điểm của Broekbakema là khá toàn diện. [32]
Hệ thống hạ tầng xanh. Theo Tổ chức Countryside Agency(2006):
“Hệ thống hạ tầng xanh bao gồm việc cung cấp mạng lưới quy hoạch
kết nối của các không gian đa chức năng góp phần bảo vệ môi trường sống tự


5

nhiên và đa dạng sinh học, khả năng ứng phó với sự biến đổi khí hậu và các
biến đổi khác, có khả năng tạo nên lối sống khỏe mạnh và bền vững, tăng
cường phúc lợi cho cuộc sống đô thị, cải thiện sự tiếp cận của nghỉ ngơi giải

trí, hỗ trợ cho nền kinh tế đô thị và nông thôn, hỗ trợ tốt hơn cho việc quy
hoạch và quản lý hệ thống không gian và hành lang xanh”. [10]
Giao thông xanh: là các phương tiện giao thông hạn chế thải khí CO2
và các loại khí độc hại khác ra môi trường. Ý tưởng nằm dưới khái niệm
GIAO THÔNG XANH là khuyến khích mọi người:
- Sử dụng chính năng lượng của bản thân để di chuyển như đi bộ, đi xe đạp…
- Sử dụng các phương tiện giao thông công cộng thân thiện với môi
trường như: Tàu điện, Ô tô điện, Xe buýt…
- Sử dụng các phương tiện dùng năng lượng tái tạo như: Năng lượng
mặt trời, năng lượng gió…
Theo GS David Herron - Mỹ: Năm 1996 ông đưa ra quan niệm về giao
thông xanh: - Tiêu chí cơ bản trong xây dựng giao thông xanh gần với các
quan niệm cơ bản của giao thông đô thị phát triển bền vững nhưng chú trọng sử
dụng phương tiện giao thông công cộng trong đó các phương tiện giao thông
hạn chế thải khí CO2 và các loại khí độc hại ra môi trường. - Các thiết kế, thi
công các công trình giao thông thân thiện môi trường... Khuyến khích mọi
người đi bộ, đi xe đạp và sử dụng GTCC để giảm khí phát thải nhà kính. - Sử
dụng năng lượng tái tạo và các phương tiện Giao thông sử dụng nhiên liệu
sạch để chúng không thải hoặc thải ít CO2 ra môi trường. Đây là lĩnh vực mới
đối Việt Nam và là vấn đề luận văn sẽ nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý
mạng lưới đường giao thông đô thị theo hướng giao thông xanh phù hợp với
điều kiện thành phố Lào Cai đô thị loại II. [12]
Giao thông thông minh (ITS) là sử dụng các tiến bộ của công nghệ
thông tin và viễn thông để liên kết giữa con người, hệ thống đường giao thông


6

và phương tiện giao thông lưu thông trên đường thành một mạng lưới thông
tin và viễn thông phục vụ cho việc lưu thông tối ưu trên đường. [30]

Mạng lưới đường đô thị: Là toàn bộ các con đường, các công trình
trên mạng lưới. [22]
Giao thông đô thi: Giao thông đô thị đượchểu là tập hợp các công
trình, các phương tiện, các con đường đảm bảo sự liên hệ thuận lợi giữa các
khu vực trong thành phố với nhau và giữ thành phố với các khu vực bên ngoài
thành phố. [22]
Đường đô thị (hay đường phố): là đường bộ nằm trong trong phạm vi
nội thành, nội thị, được giới hạn bởi chỉ giới đường đỏ theo quy hoạch được
cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Quy hoạch giao thông đô thị: bao gồm việc xác định quỹ đất dành
cho xây dựng và phát triển giao thông, vị trí, quy mô công trình đầu mối; tổ
chức hệ thống giao thông đô thị trên mặt đất, trên cao và dưới mặt đất; xác
định phạm vi bảo vệ và hành lang an toàn giao thông. [1]
Quản lý quy hoạch MLĐ đô thị. Được hiểu là việc tổ chức bộ máy và
sử dụng các công cụ để quản lý trong các quá trình lập quy hoạch; tổ chức
thực hiện quy hoạch; quản lý xây dựng theo quy hoạch; hướng dẫn, kiểm tra
và xử lý vi phạm quy hoạch MLĐ đô thị. [10]
*Cấu trúc luận văn
Cấu trúc luận văn gồm 3 chương chính:
Chương I: Tổng quan về công tác quản lý mạng lưới đường giao thông thành
phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai.
Chương II: Cơ sở khoa học về quản lý mạng lưới đường giao thông thành
phố Lào Cai theo hướng giao thông xanh
Chương III: Đề xuất giải pháp quản lý mạng lưới đường giao thông thành
phố Lào Cai theo hướng giao thông xanh.


THÔNG BÁO
Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui
lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện

– Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.
Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội.
Email:

TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN


98

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1.Kết luận
Quản lý mạng lưới đường đô thị nhằm đảm bảo điều kiện giao thông
luôn luôn được thông suốt, tạo mỹ quan đô thị và bảo vệ môi trường. Tuy
nhiên việc quản lý mạng lưới đường đô thị theo hướng giao thông xanh phải
được xuyên suốt từ khâu lập quy hoạch, triển khai xây dựng và giai đoạn khai
thác sử dụng đến công tác quản lý. Các cơ chế chính sách phải luôn được
hoàn thiện để phù hợp với các giai đoạn phát triển, cơ cấu tổ chức bộ máy
phải đồng bộ với những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong quản lý và vận hành
mạng lưới đường đô thị theo hướng giao thông xanh.
Thành phố Lào Cai là thành phố cửa khẩu quan trọng phía bắc của Việt
Nam, mạng lưới đường mang đặc thù của khu vực trung tâm, nhưng bên cạnh
đó còn có các tuyến đường cao tốc, đường vành đai đi qua. Vì vậy, việc
nghiên cứu giải pháp quản lý mạng lưới đường trong điều kiện hiện nay phải
kết hợp với nhiều hình thức quản lý hiện đại. Với những lý do nêu trên, tác
giả luận văn xin đề xuất một số giải pháp quản lý cơ bản sau đây:
- Quản lý quy hoạch mạng lưới đường đô thị, gắn kết với quá trình
nâng cấp cải tạo theo các tiêu chí giao thông xanh.
- Giải pháp về cơ chế, chính sách trong việc khai thác, sử dụng các tuyến
đường nội bộ trên địa bàn thành phố và chính sách thu hút đầu tư xây dựng các

tuyến đường mới từ nguồn vốn các thành phần kinh tế ngoài nhà nước.
- Giải pháp về cơ cấu tổ chức quản lý hợp nhất trong quản lý mạng lưới
đường đô thị.
- Giải pháp quản lý mạng lưới đường theo hướng phát triển bền vững,
áp dụng hệ thống giao thông xanh (tăng cường yếu tố cây xanh, quy hoạch
tuyến đường đi bộ, tuyến xe đạp, tăng cường giao thông công cộng, hạn chế
phương tiện giao thông cá nhân …), hệ thống giao thông thông minh để điều


99

hành khai thác có hiệu quả phân cấp các loại đường đô thị trên địa bàn thành
phố Lào Cai.
2.Kiến nghị.
Trong khuôn khổ giới hạn của luận văn tốt nghiệp cao học, một số vấn
đề được đề xuất mới chỉ ở mức ý tường, các vấn đề trên cần được nghiên cứu
sâu thêm. Trong đó, tác giả luận văn kiến nghị:
- Cần bổ sung các giải pháp quy hoạch để hoàn chỉnh các tuyên đi bộ,
đi xe đạp trong đô thị, các loại phương tiện giao thông tăng cường sử dụng
nhiên liệu sạch, nhiên liệu thân thiện với môi trường để giảm bớt khí thải gây
hiệu ứng nhà kính và biến đổi khí hậu.
- Cần nghiên cứu đổi mới phương thức quản lý như hiện nay bằng cách
hợp nhất các khâu, cấp quản lý theo hướng giao thông xanh. Xây dựng lộ
trình ứng dụng hệ thống giao thông thông minh trong việc quản lý khai thác,
sử dụng mạng lưới đường đô thị.


100

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt:
1. Nguyễn Thế Bá (2004), Quy hoạch xây dựng phát triển đô thị, Nhà
xuất bản xây dựng, Hà Nội.
2. Bộ Xây dựng (2010), Hướng dẫn lập Quy chế quản lý quy hoạch,
kiến trúc đô thị, Thông tư số 19/2010/TT-BXD.
3. Bộ Xây dựng (2008), Quy chuẩn Xây dựng Việt Nam 01: 2008/BXD
về quy hoạch xây dựng, Hà Nội.
4. Bộ Xây dựng (2010), Quy định về cắm mốc giới và quản lý mốc giới
theo quy hoạch đô thị, Thông tư số 15/2010/TT-BXD.
5. Bộ Xây dựng - Bộ Nội vụ (2008), Hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân
cấp tỉnh, cấp huyện và nhiệm vụ, quyền hạn của Uỷ ban nhân dân cấp xã về
các lĩnh vực quản lý nhà nước thuộc ngành xây dựng, Thông tư liên lịch số
20/2008/TTLT-BXD-BNV.
6. Chính phủ (2010), Về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy
hoạch đô thị, Nghị định số 37/2010/NĐ-CP.
7. Chính phủ, (2010), Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010
về Quy định quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, Hà Nội.
8. Thủ tướng Chính phủ (2012), Về việc phê duyệt chiến lược phát
triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011-2020, Hà Nội, Quyết định số
432/2012/QĐ-TTg.
9. Võ Kim Cương (2006), Chính sách đô thị, Nhà xuất bản Xây dựng.


101

10. Nguyễn Lâm Quảng (2016), Tài liệu giảng dạy sau đại học: Bài
giảng quản lý hạ tầng kỹ thuật đô thị, Trường Đại học Kiến trúc, Hà Nội.
11 Lưu Đức Hải (1998), Những chính sách giao thông đô thị nhằm
hướng tới giao thông bền vững, Tạp chí Giao thông vận tải, 39,(7), tr. 42-45.

12. Lưu Đức Hải (2013), Quy hoạch giao thông đô thị bền vững, Nhà
xuất bản Xây dựng, Hà Nội.
13. Trần Trọng Hanh (2008), Công tác thực hiện quy hoạch xây dựng
đô thị. Nhà xuất bản Xây dựng, Hà Nội.
14. Đỗ Hậu (2008), Quy hoạch xây dựng đô thị với sự tham gia của
cộng đồng, Nhà xuất bản xây dựng, Hà Nội.
15. Đỗ Hậu (2010), Xã hội học đô thị, Nhà xuất bản Xây dựng, Hà Nội.
16. Cao Trọng Hiền (2005). Giao thông tiếp cận. Nhà xuất bản Giao
thông vận tải, Hà Nội.
17. Nguyễn Tố Lăng, Tài liệu giảng dạy khoa học quản lý, Khoa Quản
lý đô thị, 2015. Trường đại học Kiến trúc Hà Nội.
18. Nguyễn Tố Lăng. Quản lý đô thị ở các nước đang phát triển. Tài
liệu giảng dạy sau đại học, Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội, 2010.
19. Phạm Trọng Mạnh (2006), Quản lý hạ tầng kỹ thuật, Nhà xuất bản
xây dựng, Hà Nội.
20. Phạm Trọng Mạnh (2010), Quản lý đô thị, Nhà xuất bản xây dựng.
21. Khuất Việt Hùng (2009), Chiến Lược tích hợp vật tải công cộng và
quản lý giao thông để giải quyết ùn tắc giao thông trong đô thị nước ta, Đại
học GTVT, Hà Nội.


102

22. Vũ Thị Vinh (2009). Quy hoạch mạng lưới giao thông đô thị. Nhà
xuất bản Xây dựng, Hà Nội.
23. Quốc hội (2009), Luật Quy hoạch đô thị, Hà Nội.
24. Quốc hội (2013), Luật Đất đai, Hà Nội.
25. Quốc hội (2014), Luật Xây dựng, Hà Nội.
26. Quốc hội (2014), Luật Bảo vệ môi trường, Hà Nội.
27. Websites, cổng thông tin điện tử:

- Bộ Xây dựng
- Bộ Giao thông vận tải
- UBND tỉnh Lào Cai
- UBND thành phố Lào Cai
Tiếng Anh:
28. Lee Schipper and et al. (2006). Indicators of Sustainable Transport:
The Partnership for Sustainable Urban Transport in Asia (PSUTA). PSUTA
Indicator Manual. Second Draft.
29. Todd Litman (2008), Well Measured Developing Indicators for
Conprehensive and Sustainable Transport Planning. Victoria Transport
Policy Instittute.
30. Williams Bob (2008), Intelligent Transport Systems Standards.
Artech House, Boston-London.
31.

GTZ

( De u t s c h

Ge s e l l s c ha f t

fuer

Te c hn i s c h e

Z u s a mme n a r b e i t ) ( 2 00 9 ) - I nt e l l i ge nt Transport Systems, Sustainable
Transport: A Sourcebook for Policy-maker in Developing
Module 4e, Eschborn, Germany.

Cities,



103

32. United Nations Centre for Regional Development (2007).
Environmentally Sustainable Transport for Asian Cities: A Sourcebook.
ASourcebook for Policy-maker in Developing
Eschborn, Germany.

Cities, Module 4e,



×