Tải bản đầy đủ (.doc) (130 trang)

GIAO AN 11 học kỳ 1 2018 2019

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.62 MB, 130 trang )

Giáo án Hóa học 11 cơ bản
Ngày soạn: 15/8/2018
Tuần 01
Tiết 1,2

Năm học 2018 – 2019

ÔN TẬP ĐẦU NĂM

I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Ôn tập cơ sở lý thuyết hoá học về ngtử, liên kết hoá học, định luật tuần hoàn, bảng tuần
hoàn, pư oxi hoá - khử , tốc độ pư và cân bằng hoá học.
- Hệ thống hoá tính chất vật lý, hoá học các đơn chất và hợp chất của các ngtố trong nhóm
halogen, oxi- lưu huỳnh.
- Vận dụng cơ sở lý thuyết hoá học khi ôn tập nhóm halogen và oxi- lưu huỳnh , chuẩn bị
ngcứu các ngtố nitơ- photpho và cacbon – silic.
2. Kỹ năng:
- Lập PTHH của các pư oxi hoá - khử bằng pp thăng bằng e.
- Giải 1 số dạng btập cơ bản như xác định thành phần hh, tên ngtố, bài tập về chất khí…
- Vận dụng các pp cụ thể để giải các bài tập hoá học như lập và giải PT đại số , áp dụng định
luật BTKL, tính trị số trung bình.
3. Tình cảm thái độ:
- Rèn luyện thái độ làm việc khoa học, nghiêm túc.
- Xây dựng thái độ học tập tích cực , chủ động, hợp tác, có kế hoạch.
- Tạo cơ sở cho HS yêu thích môn hoá học.
II. Phương pháp
- Thảo luận nhóm
- Hướng dẫn HS tự ôn tập
- Đàm thoại tái hiện.
III. Chuẩn bị:


- Bảng tuần hoàn các ngtố hoá học.
- Phiếu học tập
IV. Tiến trình giảng dạy:
GV: phân nhóm và giao việc cho từng nhóm
Phiếu học tập 1
1. Viết Cte , CTCT của H2SO4 , HNO3 , H3PO4 theo quy tắc bát tử và không theo quy tắc bát
tử ?
2. Xác định hóa trị và số oxi hóa của S , N , P trong các cấu tạo trên ?
Phiếu học tập 2
1. Hoàn thành các PT sau bằng pp thăng bằng electron. Xác định chất oxi hoá, chất khử:
ThS. Trần Duy Nga

1


Giáo án Hóa học 11 cơ bản

Năm học 2018 – 2019

a) FexOy + CO → Fe + CO2
b) M +H2SO4 đặc → +

SO2 + H2O

2. Cho cân bằng của pư sau: N2(k) + 3H2(k)

2 NH3(k) ∆H < 0

Để thu được nhiều NH3 nhất ta phải có những biện pháp kỹ thuật gì?
Phiếu học tập 3

1. Cho 10g hh Mg và Fe tác dụng với dd HCl dư thấy có 5,6 lit H 2 (đkc)thoát ra. Khối lượng
muối tạo thành sau pư là bao nhiêu?
A. 27,50g

B. 26,75g

C. 30,00g

D. 27,75g

2. Hỗn hợp X gồm 3 kim loại Al, Mg, Fe. Lấy 6,7 g hhX tác dụng hết với dd H 2SO4 thu
được 5,6 lit H2 ở đktc và dd A. Cô cạn dd A thu được m (g) muối khan . Giá trị của m là :
A. 6,2g

B. 7,2g

C. 30,7g

D. 31,7g.

3. Hoà tan hoàn toàn 0,56g kim loại hoá trị n vào dd HCl thu được 244 ml khí ở đktc. Kim
loại đã cho là:
A. Mg

B. Zn

C. Cu

D. Fe


4. Hỗn hợp A chứa Mg và Cu. Cho m gam hỗn hợp A tác dụng với dung dịch HCl dư thì
lượng khí không màu thu được là 2,24 lit ở đktc. Cũng lượng hỗn hợp đó đem hòa tan
trong dung dịch H2SO4 đặc(dư) thì lượng SO2 thu được là 4,48 lit (đktc).

a- Viết phương trình hóa học xảy ra

b- Tính m gam

Phiếu học tập 4
1.Hòa tan hoàn toàn 5,6 lít SO2 ( đktc) vào 100 ml dung dịch KOH 3,5M. Dung dịch tạo
thành có chứa:
A. K2SO3

B. K2SO3 và KHSO3

C. KHSO3

D. K2SO3 và KOH dư

2.Cho hh khí O2 và SO2 có tỉ khối so với He là 12. Thành phần %(V) mỗi khí lần lượt là:
A. 75 và 25 B. 50 và 50
C. 25 và 57
D. 35 và 65
V. Bổ sung: Hoàn thành phương trình phản ứng đó.
a/ KMnO4 + HCl →
b/ K2Cr2O7 + HCl → KCl + CrCl3 + Cl2 + H2O
c/

H2S


+ …

–>

d/

H2S

+ … + … –>

e/

SO2 +…

g/

H2SO4 (đặc) + …

h/

H2SO4 (đặc) + Fe –>

i/

H2SO4 (đặc nóng) + Mg –>

k/

FeS2 + … –>


–>

S + …
H2SO4 + HCl

S + H2 O
–>

SO2 + CO2 +…
… + H2S + ….

Fe2O3 + ….

2. Viết phương trình phản ứng thực hiện chuỗi biến đổi hoá học sau:
ThS. Trần Duy Nga

2


Giáo án Hóa học 11 cơ bản

Năm học 2018 – 2019

3. a/Có 2 ống nghiệm đựng dung dịch KI có hồ tinh bột. Cho một luồng khí oxi đi qua ống
nghiêm 1, cho một luồng khí ozon đi qua ống nghiệm 2. Hãy cho biết hiện tượng và giải
thích.
b/ Dẫn khí SO2 đi qua dung dịch KMnO4 nhận thấy màu tím của dung dịch chuyển sang
không màu và vẫn đục màu vàng. Hãy giải thích?

ThS. Trần Duy Nga


3


Giáo án Hóa học 11 cơ bản
Ngày soạn: 15/8/2018
Tuần 02
Tiết 3

Năm học 2018 – 2019

SỰ ĐIỆN LI

A. HOẠT ĐỘNG: TRẢI NGHIỆM, KẾT NỐI
a) Mục tiêu hoạt động:
Huy động các kiến thức của HS đã biết về khái niệm dòng điện, vật dẫn điện và vật cách
điện; kết nối với hiện tượng dẫn điện của các dung dịch trong thực tiễn để tạo mâu thuẫn nhận
thức để đặt ra vấn đề chính cho bài học.
Nội dung HĐ: Khái niệm về sự điện li, chất điện li.
b) Phương thức tổ chức HĐ:
GV giao nhiệm vụ học tập cho HS từ tiết trước để về nhà chuẩn bị:
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Câu 1: Tìm hiểu những thông số ghi trên chai nước khoáng? Vì sao các thông số này không
được ghi dưới dạng phân tử mà lại ghi dưới dạng ion?
Câu 2: Thế nào là dòng điện? Điều kiện để một vật dẫn được điện? Nêu một số vật dẫn điện
mà em biết?
Câu 3: Nước có dẫn điện không? Hãy lấy những hiện tượng dẫn điện trong thực
- GV: tổ chức cho học sinh HĐ nhóm để trao đổi, thống nhất và hoàn thiện nội dung trong
PHT
- HS: đại diện một số nhóm lên báo báo, các nhóm khác quan sát, nhận xét, bổ sung

- GV : yêu cầu các nhóm tiến hành một số thí nghiệm thử tính dẫn điện giống SGK cho các
trường hợp sau:
- Quả chanh.
- Muối ăn khan.
- Nước đường.
- Nước vôi trong.
- Nước muối
- HS : trình bày kết quả thí nghiệm vào bảng phụ treo lên bảng, các nhóm nhận xét chéo
- GV: Yêu cầu HS nhận xét về khả năng dẫn điện của các chất và dung dịch trên. Kết quả đó
chứng tỏ điều gì?
- HS xác định được các trường hợp: quả chanh, nước muối, nước vôi có khả năng dẫn điện,
chứng tỏ trong dung dịch có hạt mang điện tích có khả năng di chuyển. Còn muối khan, nước
đường không dẫn điện chứng tỏ trong dung dịch không có chứa hạt mang điện tích hoặc hạt
mang điện không thể di chuyển tự do.
- GV nêu vấn đề: để có các hạt mang điện trong các dung dịch, các phân tử chất tan đã
phân ly ra ion, hiện tượng đó gọi là sự điện li. Trong tiết học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu
về hiện tượng này.
ThS. Trần Duy Nga

4


Giáo án Hóa học 11 cơ bản

Năm học 2018 – 2019

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
I. MỤC TIÊU:
a. Kiến thức
Học sinh nêu được: Khái niệm về sự điện li, chất điện li, chất điện li mạnh, chất điện li yếu,

cân bằng điện li.
b. Kĩ năng
- Quan sát thí nghiệm, rút ra được kết luận
- Phân biệt được chất điện li, chất không điện li, chất điện li mạnh, chất điện li yếu.
- Viết được phương trình điện li của chất điện li
- Tính nồng độ mol ion trong dung dịch chất điện li mạnh.
c. Thái độ:
- Giáo dục đức tính cẩn thận, chính xác khi sử dụng hóa chất và tiến hành thí nghiệm.
- Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường
II. Năng lực cần hướng tới.
1. Năng lực chung :
1.1. Năng lực tự học:
1.2. Năng lực hợp tác
1.3. Năng lực sử dụng ngôn ngữ
2. Năng lực chuyên biệt :
2.1. Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học: tên các hợp chất hóa học và các ion.
2.2. Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống: cách bảo quản, sử dụng hợp lý một
số axit, bazo, muối và liên hệ thực tế việc sử dụng thực phẩm, nước uống, xử lý môi trường.
2.3. Năng lực thực hành hóa học: Thí nghiệm chứng minh sự tồn tại các ion trong dung dịch
và nghiên cứu các phản ứng hóa học xảy ra trong dung dịch chất điện li.
2.4. Năng lực tính toán hóa học: Tính khối lượng kết tủa hoặc thể tích khí thoát ra trong các
phản ứng trao đổi. Tính nồng độ các chất và các ion trong dung dịch chất điện li.
2.5. Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học: Phân tích và phát hiện được tình
huống có vấn đề, tìm hiểu các thông tin liên quan và đề xuất được kế hoạch, các thí nghiệm
giải quyết vấn đề đặt ra.
III. CHUẨN BỊ:
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Dụng cụ thử tính dẫn điện, các dung dịch: NaCl, saccarozo, nước vôi trong, HCl, NaOH,
CH3COOH, phenolphtalein, CuSO4, Na2CO3.
- Phiếu học tập.


ThS. Trần Duy Nga

5


Giáo án Hóa học 11 cơ bản

Năm học 2018 – 2019

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
1. Hạt mang điện tích trong các dung dịch nước chanh, nước vôi trong, nước muối là những
hạt nào?
2. Khi hòa tan các phân tử và tinh thể vào nước, đã xảy ra quá trình gì? Rút ra khái niệm thế
nào là sự điện ly, chất điện li?
3. Chất điện gồm những chất nào?
4. Viết phương trình điện li của các chất: NaCl, NaOH, HCl?
5. So sánh khả năng dẫn điện của NaCl khan và dung dịch NaCl? Có nhận xét gì về vai trò
của nước?
6. So sánh khả năng dẫn điện của dung dịch CH3COOH và HCl? Có nhận xét gì về khả năng
phân li của hai chất?
Từ đó có thể phân chất điện li thành mấy loại?
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Xem lại kiến thức cũ, chuẩn bị phiếu học tập số 1. Giấy A0, bút dạ.
IV. Các hoạt động dạy học:
Phương thức tổ chức hoạt động

Hoạt động của học sinh và sản Đánh giá kết quả
phẩm


hoạt động

GV thực dạy học bằng phương
pháp hoạt động nhóm dụng kỹ
thuật khăn trải bàn.

HS thực hiện chia nhóm, bầu chọn

- Chia lớp học thành 6 nhóm. Mỗi nhóm trưởng, thư ký. Phân công
nhóm chuẩn bị một tờ giấy A0, mỗi nhiệm vụ từng thành viên trong
học sinh chuẩn bị bút dạ.
nhóm.
- GV yêu cầu HS dựa vào bảng kết - HS hoạt động cá nhân 10 ph, tìm
quả thí nghiệm học sinh đã tiến hành hiểu SGK và trả lời các câu hỏi
ở phần khởi động, và sách giáo trong phiếu học tập tại góc cá nhân
khoa, trả lời các câu hỏi trong phiếu của giấy A0. Sau đó, thảo luận
học tập số 2

nhóm, thống nhất nội dung kiến
thức vào giữa giấy A0.

+ Thông qua quan

- Đại diện nhóm báo cáo kết quả.

sát, GV nhắc nhỡ

- GV: Yêu cầu các nhóm khác nhận

học sinh làm việc


xét, bổ sung, chốt kiến thức.

Kết quả dự kiến:

hiệu quả đồng thời

Dự kiến những khó khăn của học

HS trả lời được các câu hỏi như

phát hiện những

sinh và giải pháp hỗ trợ:

sau:

khó khăn, vướng

+ Học sinh có thể gặp khó khăn khi 1. Hạt mang điện có trong các dung mắc của học sinh
trả lời câu hỏi số 1. GV cần gợi ý dịch nước chanh, nước vôi trong, để có giải pháp hỗ
thêm về thành phần chính và cấu tạo nước muối là các ion.

trợ hợp lý.

phân tử các chất có trong nước 2. Khi hòa tan các phân tử và các + Thông qua sản
chanh, nước vôi, nước muối. Giúp tinh thể vào nước thì xảy ra quá phẩm học tập: Dựa
học sinh phán đoán khả năng phân li trình phân li các phân tử ra ion. vào báo cáo của
của các chất trong nước.
ThS. Trần Duy Nga


Quá trình đó là sự điện li.

các nhóm về nội
6


Giáo án Hóa học 11 cơ bản

Năm học 2018 – 2019

+ Học sinh có thể gặp khó khăn - Sự điện li: là quá trình phân li ra dung của phiếu học
trong quá trình viết phương trình ion của các chất khi tan vào nước.

tập số 2 giáo viên

điện li như xác định ion và điện tích - Chất điện li: là chất khi tan vào giúp học sinh tìm
của ion. GV lưu ý học sinh dựa vào nước phân li ra ion.

ra chỗ sai cần điều

hóa trị của các nguyên tố trong hợp 3. Axit, bazo, muối là chất điện li.

chỉnh và chuẩn hóa

chất đã học ở chương liên kết hóa 4. Phương trình điện li:

kiến thức.

học.


NaCl → Na+ + Cl-

+ Học sinh có thể gặp khó khăn NaOH → Na+ + OHtrong việc dự đoán khả năng phân li HCl → H+ + Cl(mạnh, yếu) của HCl và CH3COOH 5. NaCl khan không có khả năng
thông qua độ sáng của đèn. GV gợi ý dẫn điện nhưng khi hòa tan vào
cho học sinh về độ bền liên kết để nước thì dung dịch NaCl lại dẫn
suy ra khả năng phân li ra ion của điện. chứng tỏ nước đóng vai trò
hai axit trên.

quan trọng trong sự điện li của các
chất. Nước là dung môi phân cực
giúp các chất phân li ra ion.
6. Khả năng dẫn điện của dung dịch
HCl tốt hơn dung dịch CH 3COOH
chứng tỏ trong dung dịch HCl có
nhiều ion hơn. => trong dung dịch
HCl có khả năng phân li mạnh hơn
CH3COOH. Vậy có thể phân chất
điện li thành hai loại: chất điện li
mạnh và chất điện li yếu
+ Chất điện li mạnh là những chất
khi tan vào nước, các phân tử hòa
tan phân li hoàn toàn thành ion.
Chất điện li mạnh gồm: axit mạnh,
bazo mạnh và hầu hết các muối.
Biểu diễn phương trình điện li của
chất điện li mạnh bằng dấu mũi tên
một chiều.
NaOH → Na+ + OH+ chất điện li yếu là chất khi tan
vào nước chỉ một phần các phân tử

hòa tan phân li thành ion, phần còn

ThS. Trần Duy Nga

7


Giáo án Hóa học 11 cơ bản

Năm học 2018 – 2019
lại vẫn tồn tại dưới dạng phân tử.
Chất điện li yếu gồm: các axit yêu,
bazo yếu và một số muối. Để biểu
diễn phương trình điện li của chất
điện li yếu, người ta dùng dấu mũi
tên hai chiều.
CH3COOH  CH3COO- + H+

C. Hoạt động: Luyện tập
a) Mục tiêu hoạt động:
- Củng cố khắc sâu các kiến thức đã học trong chủ đề về khái niệm về sự điện li, chất điện li,
chất điện li mạnh, chất điện li yếu.
- Tiếp tục các năng lực định hướng: tự học, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa
học, phát triển và giải quyết các vấn đề thông qua các môn học.
b) Phương thức tổ chức hoạt động
- Ở HĐ này cho HS hoạt động cá nhân là chủ yếu, bên cạnh đó có thể cho HS hoạt động cặp
đôi hoặc trao đổi nhóm nhỏ để chia sẻ kết quả giải quyết các câu hỏi trong phiếu học tập.
- HĐ chung cả lớp: GV mời một số HS lên trình bày kết quả/lời giải, các HS khác góp ý, bổ
sung. GV giúp HS nhận ra những sai sót cần chỉnh sửa và chuẩn hóa kiến thức/phương pháp
bài tập.

PHIẾU HỌC TẬP
Hoàn thành các câu hỏi/ bài tập sau:
Câu 1. Chất không dẫn điện là
A. Dung dịch NaOH.
C. NaOH rắn, khan.

B. NaOH nóng chảy.
D. Dung dịch HF trong nước.

Câu 2. Dãy gồm các chất điện li là
A. C6H6, HCl, Mg(NO3)2, KOH.

B. NaOH, HClO4, CH3COONa, (NH4)3PO4.

C. HNO3, C2H5OH, NaCl, Ba(OH)2.

D. H3PO4, Na2CO3, CO2, LiOH.

Câu 3. Dãy gồm các chất đều là chất điện li mạnh
A. H2CO3, Na2CO3, NaNO2.

B. CH3COOH, Ba(OH)2, BaSO4.

C. HgCl2, H3PO4, Mg(NO3)2.

D. NaOH, NaCl, HCl.

Câu 4. Có bốn dung dịch: NaCl 0,1M; C2H5OH 0,1M; CH3COOH 0,1M và K2SO4 0,1M.
Dung dịch dẫn điện tốt nhất là
A. dung dịch NaCl.


B. dung dịch C2H5OH.

C. dung dịch CH3COOH.

D. dung dịch K2SO4.

Câu 5. Tổng nồng độ mol các ion trong dung dịch BaCl2 0,01M là

ThS. Trần Duy Nga

8


Giáo án Hóa học 11 cơ bản
A. 0,03 M.

Năm học 2018 – 2019
B. 0,04 M.

C. 0,02 M.

D. 0,01 M.
Câu 6. Một dung dịch có a mol NH 4+, b mol Mg2+, c mol SO42, d mol HCO3. Biểu thức biểu
thị mối liên hệ giữa a, b, c, d là
A. a + 2b = c + d

B. a + b = c + d

C. a + b = 2c + d


D. a + 2b = 2c + d

Câu 7. Dung dịch X có chứa x mol K+; 0,2 mol SO42-; 0,3 mol Cl- và 0,2 mol Al3+. Giá trị của
x là
A. 0,1

B. 0,2

C. 0,3

D. 0,4

Câu 8. Một dung dịch X gồm 0,03 mol Mg 2+, 0,06 mol Al3+, 0,06 mol NO3, 0,09 mol SO42.
Muốn thu được dung dịch X cần phải hòa tan 2 muối nào sau đây?
A. Mg(NO3)2 và Al2(SO4)3

B. MgSO4 và Al(NO3)3

C. Mg(NO3)2 và Al(NO3)

D. MgSO4 và Al2(SO4)3

Câu 9. Bố trí 4 bộ dụng cụ thí nghiệm như hình vẽ rồi lần lượt đổ vào mỗi bình 100 ml một
dung dịch khác nhau: Bình (I) là dung dịch Ba(OH) 2, bình (II) là CH3COOH, bình (III) và
KOH (Các dung dịch đều có cùng nồng độ là 0,001M) còn bình (IV) chỉ cho 100 ml H 2O.
Hãy so sánh độ sáng của đèn Đ ở mỗi bình trong các thí nghiệm sau (sáng, sáng mờ hay
không sáng) và giải thích hiện tượng xảy ra: khi đóng khoá K.

Câu 10. Một học sinh thực hiện thí nghiệm như hình vẽ sau


ThS. Trần Duy Nga

9


Giáo án Hóa học 11 cơ bản

Năm học 2018 – 2019

Hãy giải thích kết quả của các thí nghiệm trên?
c) Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động
- Sản phẩm: Kết quả trả lời các câu hỏi/bài tập trong phiếu học tập.
- Kiểm tra, đánh giá HĐ.
+ Thông qua quan sát: Khi HS HĐ cá nhân, GV chú ý quan sát, kịp thời phát hiện những khó
khăn, vướng mắc của HS và có giải pháp hỗ trợ hợp lý.
+ Thông qua sản phẩm học tập: Bài trình bày/lời giải của HS về các câu hỏi/bài tập trong
phiếu học tập, GV tổ chức cho HS chia sẻ, thảo luận tìm ra chổ sai cần điểu chỉnh và chuẩn
hóa kiến thức.
D. Hoạt động : Vận dụng và tìm tòi mở rộng
a. Mục tiêu:
Giúp HS vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học trong bài để giải quyết các câu hỏi, bài tập gắn
vởi thực tiễn và mở rộng kiến thức của HS, không bắt buộc tất cả HS đều phải làm, tuy nhiên
GV nên động viên khuyến khích HS tham gia, nhất là các HS say mê học tập, nghiên cứu, HS
khá, giỏi và chia sẽ vởi lớp.
b. Nội dung HĐ: HS giải quyết câu hỏi sau
Câu 1. Hãy quan sát hình ảnh sau đây và cho biết người ta đã sử dụng hiện tượng gì để bắt
cá? Giải thích? Hành vi này ảnh hưởng như thế nào đến môi trường? Nêu ý kiến của em về
hành vi này?
Dây điện đứt trong mùa mưa bão?

Vấn đề bù chất điện giải trong cơ thể?

Câu 2. Mưa axit được phát hiện ra đầu tiên năm 1948 tại Thuỵ Điển nơi có rất nhiều mỏ than.
Đến năm 1960 thì các nhà khoa học mới bắt đầu quan sát và nghiên cứu về hiện tượng này.
Và thuật ngữ “mưa axit” được đặt ra bởi Robert Angus Smith vào năm 1972.

ThS. Trần Duy Nga

10


Giáo án Hóa học 11 cơ bản

Năm học 2018 – 2019

Em hãy tìm hiểu qua tài liệu , internet và cho biết quá trình tạo thành mưa axit trong tự nhiên,
tác hại của mưa axit và đề xuất các giải pháp ngăn ngừa mưa axit.
c/ Phương án tỏ chức HĐ
GV hướng dẫn HS về nhà tìm nguồn tư liệu tham khảo và hoàn thành các yêu cầu GV đưa ra.
d/ Sản phẩm hoạt động: Viết báo cáo.
e/ Kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động:
GV cho HS báo cáo kết quả HĐ vận dụng và tìm tòi mở rộng vào đầu giờ của buổi học tiếp
theo để kịp thời động viên, khích lệ HS.

ThS. Trần Duy Nga

11


Giáo án Hóa học 11 cơ bản


Năm học 2018 – 2019

AXIT-BAZƠ-MUỐI
ND1: Khái niệm axit-bazo. Hidroxit lưỡng tính (1 tiết)
ND2: Phân loại muối. Môi trường của dung dịch muối (1 tiết)
A. HOẠT ĐỘNG: TRẢI NGHIỆM, KẾT NỐI
a) Mục tiêu hoạt động:
Huy động các kiến thức của HS đã biết về axit-bazo; kết nối với hiện tượng làm thay
đổi chất chỉ thị màu của các dung dịch trong thực tiễn để tạo mâu thuẫn nhận thức để đặt ra
vấn đề chính cho bài học.
Nội dung HĐ: Khái niệm về axit-bazo.
b) Phương thức tổ chức HĐ:
GV giao nhiệm vụ học tập cho HS:
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Câu 1: Em hãy dự đoán hiện tượng khi cho 2 mẩu giấy quỳ tím vào 2 dung dịch: HCl, NaOH.
Câu 2: Viết PT điện li cho các chất trên?
Câu 3: Viết PT điện li của Zn(OH)2 và cho biết chúng là axit hay bazo?
Câu 4: Viết PT điện li của Na2CO3 và NaHCO3?
- GV: tổ chức cho học sinh HĐ nhóm để trao đổi, thống nhất và hoàn thiện nội dung trong
PHT
- HS: hoạt động cá nhân, sau đó thống nhất trong nhóm.
- GV : yêu cầu các nhóm tiến hành một số thí nghiệm cho 2 mẩu giấy quỳ tím vào 2 dung
dịch: HCl, NaOH.
- HS : trình bày kết quả thí nghiệm vào bảng phụ treo lên bảng, các nhóm nhận xét chéo
- GV: yêu cầu HS nhận xét về thí nghiệm. Kết quả đó chứng tỏ điều gì?
- HS: đại diện nhóm trình bày kết quả, giải thích.
- GV: nhận xét và bổ sung sau đó kết luận câu 1 và câu 2.
- HS : trình bày câu 3,4.
- GV: yêu cầu HS các nhóm nhận xét.

- GV: nhận xét và bổ sung sau đó kết luận câu 3,4.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức
Nêu được :
 Định nghĩa : axit, bazơ, hiđroxit lưỡng tính và muối theo thuyết A-rê-ni-ut.
 Axit một nấc, axit nhiều nấc, muối trung hoà, muối axit.
2. Kĩ năng
 Phân tích một số thí dụ về axit, bazơ, muối cụ thể, rút ra định nghĩa.
ThS. Trần Duy Nga

12


Giáo án Hóa học 11 cơ bản

Năm học 2018 – 2019

 Nhận biết được một chất cụ thể là axit, bazơ, muối, hiđroxit lưỡng tính, muối trung hoà,
muối axit theo định nghĩa.
 Viết được phương trình điện li của các axit, bazơ, muối, hiđroxit lưỡng tính cụ thể.
 Tính nồng độ mol ion trong dung dịch chất điện li mạnh.
3. Trọng tâm
 Viết được phương trình điện li của axit, bazơ, hiđroxit lưỡng tính theo A-re-ni-ut
 Phân biệt được muối trung hòa và muối axit theo thuyết điện li
II. Năng lực cần hướng tới.
1. Năng lực chung :
1.1. Năng lực tự học:
1.2. Năng lực hợp tác
1.3. Năng lực sử dụng ngôn ngữ

2. Năng lực chuyên biệt :
2.1. Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học: tên các hợp chất hóa học và các ion.
2.2. Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống.
2.3. Năng lực thực hành hóa học.
2.4. Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học: Phân tích và phát hiện được tình
huống có vấn đề, tìm hiểu các thông tin liên quan và đề xuất được kế hoạch, các thí nghiệm
giải quyết vấn đề đặt ra.
III. CHUẨN BỊ:
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Dụng cụ ống nghiệm, kẹp ống nghiệm, ống nhỏ giọt, các dung dịch: HCl, NaOH.
- Phiếu học tập.
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Xem lại kiến thức cũ, chuẩn bị phiếu học tập số 1. Giấy A0, bút dạ.
IV. Các hoạt động dạy học:

ThS. Trần Duy Nga

13


Giáo án Hóa học 11 cơ bản

Năm học 2018 – 2019

Hoạt động thầy trò
I /Định nghĩa axit-bazo Theo Areniut :
a.

Axit


Hđ1: Dựa vào phiếu học tập số 1: H cho ví dụ một số axit thường gặp, viết ptđl, nhận xét
điểm giống nhau giữa các ptđl và rút ra định nghĩa.
Hđ2: H viết ptđl của H2SO4, H2S, so sánh với ptđl của HCl, CH3COOH → axit 1 nấc, nhiều
nấc.
b.

Bazo

Hđ3: : Dựa vào phiếu học tập số 1: H cho ví dụ một số bazo thường gặp, viết ptđl, nhận xét
điểm giống nhau giữa các ptđl và rút ra định nghĩa.
II / HIDROXIT LƯỠNG TÍNH :
Hđ4: Dựa vào phiếu học tập số 1. H viết ptđl của Zn(OH) 2 theo kiểu bazơ, axit → hiđroxit
lưỡng tính.
III. MUỐI
Hđ5: Dựa vào phiếu học tập số 1
-Hãy cho ví dụ một số công thức muối.
-Muối trung hoà là gì? Cho ví dụ .
-Muối axit là gì? Cho ví dụ.
Hđ6:
GV diễn giảng về sự phân li hoàn toàn hay không hoàn toàn của một số muối
C. Hoạt động: Luyện tập
a) Mục tiêu hoạt động:
- Củng cố khắc sâu các kiến thức đã học trong chủ đề về khái niệm về axit, bazo, hidroxit
lưỡng tính
- Tiếp tục các năng lực định hướng: tự học, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa
học, phát triển và giải quyết các vấn đề thông qua các môn học.
b) Phương thức tổ chức hoạt động
- Ở HĐ này cho HS hoạt động cá nhân là chủ yếu, bên cạnh đó có thể cho HS hoạt động cặp
đôi hoặc trao đổi nhóm nhỏ để chia sẻ kết quả giải quyết các câu hỏi trong phiếu học tập.
- HĐ chung cả lớp: GV mời một số HS lên trình bày kết quả/lời giải, các HS khác góp ý, bổ

sung. GV giúp HS nhận ra những sai sót cần chỉnh sửa và chuẩn hóa kiến thức/phương pháp
bài tập.
c)Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động
-Sản phẩm: Kết quả trả lời các câu hỏi/bài tập trong phiếu học tập số
-Kiểm tra, đánh giá hoạt động:Thông qua quan sát: Khi HS hoạt động cá nhân, GV chú ý
quan sát, kịp thời phát hiện những khó khăn, vương mắc của HS và có giải pháp hỗ trợ hợp lý.
ThS. Trần Duy Nga

14


Giáo án Hóa học 11 cơ bản

Năm học 2018 – 2019

Thông qua sản phẩm học tập: Bài trình bày/lời giải của HS về các câu hỏi/bài tập trong phiếu
học tập số , GV tổ chức cho HS chia sẻ, thảo luận tìm ra những chỗ sai cần điều chỉnh và
chuẩn hóa kiến thức.
PHIẾU HỌC TẬP 2
Câu 1. Theo thuyết điện li chất nào sau đây là axit, bazơ hay lưỡng tính: Mg(OH) 2, Al(OH)3,
NaOH, H2SO4, H3PO4, Zn(OH)2? Viết PT điện li của chúng.
Câu 2. Nêu định nghĩa muối axit, muối trung hòa?
Các muối sau đây thuộc muối axit hay trung hòa: NaCl, NaHCO 3, CH3COOK, Na2SO4, ZnCl2,
KHS. Viết PT điện li của chúng.
D. Câu hỏi/ bài tập kiểm tra đánh giá bài học theo định hướng phát triển năng lực:
● Mức độ nhận biết.
Câu 1: Dung dịch chất nào sau đây làm xanh quỳ tím?
A. HCl.

B. Na2SO4.


C. NaOH.

D. KCl.

Câu 2: Dung dịch chất nào sau đây làm quỳ tím hóa đỏ?
A. HCl.

B. K2SO4.

C. KOH.

D. NaCl.

Câu 3: Dung dịch chất nào sau đây không làm đổi màu quỳ tím?
A. HCl.

B. Na2SO4.

C. Ba(OH)2.

D. HClO4.

Câu 4: Theo thuyết A-rê-ni-ut, kết luận nào sao đây là đúng?
A. Một hợp chất trong thành phần phân tử có hiđro là axit.
B. Một hợp chất trong thành phần phân tử có nhóm OH là bazơ.
C. Một hợp chất có khả năng phân li ra cation H+ trong nước là axit.
D. Một bazơ không nhất thiết phải có nhóm OH trong thành phần phân tử.
Câu 5: Đối với dung dịch axit yếu CH3COOH 0,10M, nếu bỏ qua sự điện li của nước thì đánh
giá nào về nồng độ mol ion sau đây là đúng?

A. [H+] = 0,10M.

B. [H+] < [CH3COO-].

C. [H+] > [CH3COO-].

D. [H+] < 0,10M.

Câu 6: Đối với dung dịch axit mạnh HNO3 0,10M, nếu bỏ qua sự điện li của nước thì đánh
giá nào về nồng độ mol ion sau đây là đúng?
A. [H+] = 0,10M.

C. [H+] > [NO3-].

B. [H+] < [NO3-].

D. [H+] < 0,10M.

Câu 7: Muối nào sau đây là muối axit?
A. NH4NO3.

B. Na3PO4.

C. Ca(HCO3)2.

D. CH3COOK.

Câu 8: Cho các muối sau: NaHSO4, NaHCO3, Na2SO4, Fe(NO3)2. Số muối thuộc loại muối
axit là
A. 0.


B. 1.

C. 2.

D. 3.

Câu 9: Dãy gồm các axit 2 nấc là:
ThS. Trần Duy Nga

15


Giáo án Hóa học 11 cơ bản

Năm học 2018 – 2019

A. HCl, H2SO4, H2S, CH3COOH.

B. H2CO3, H2SO3, H3PO4,HNO3.

C. H2SO4, H2SO3, HF, HNO3.

D. H2S, H2SO4, H2CO3, H2SO3.

● Mức độ thông hiểu
Câu 10: Trong dung dịch H3PO4 (bỏ qua sự phân li của H2O) chứa bao nhiêu loại ion?
A. 2.

B. 3.


C. 4.

D. 5.

Câu 11: Đặc điểm phân li Zn(OH)2 trong nước là
A. theo kiểu bazơ.

B. vừa theo kiểu axit vừa theo kiểu bazơ.

C. theo kiểu axit.

D. vì là bazơ yếu nên không phân li.

Câu 12: Đặc điểm phân li Al(OH)3 trong nước là
A. theo kiểu bazơ.

B. vừa theo kiểu axit vừa theo kiểu bazơ.

C. theo kiểu axit.

D. vì là bazơ yếu nên không phân li.

Câu 13: Chất nào dưới đây là chất lưỡng tính?
A. Fe(OH)3.

B. Al.

C. Zn(OH)2.


D. CuSO4.

Câu 14: Hợp chất nào sau đây có tính lưỡng tính?
A. Al(OH)3.

B. Ba(OH)2.

C. Fe(OH)2.

D. Cr(OH)2.

Câu 15: Chất nào sau đây không có tính lưỡng tính?
A. Na2CO3.

B. (NH4)2CO3.

C. Al(OH)3.

D. NaHCO3.

(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 3 – THPT chuyên Đại học Vinh, năm 2016)
Câu 16: Chất nào sau đây có tính lưỡng tính?
A. Na2CO3.

B. H2SO4.

C. AlCl3.

D. NaHCO3.


Câu 17: Chọn các chất là hiđroxit lưỡng tính trong số các hiđroxit sau:
A. Zn(OH)2, Fe(OH)2.

B. Al(OH)3, Cr(OH)2.

C. Zn(OH)2, Al(OH)3.

D. Mg(OH)2, Fe(OH)3.

Câu 18: Cho các hiđroxit sau: Mg(OH) 2, Zn(OH)2, Al(OH)3, Fe(OH)2, Sn(OH)2, Pb(OH)2,
Fe(OH)3, Cr(OH)3, Cr(OH)2. Số hiđroxit có tính lưỡng tính là
A. 6.

B. 3.

C. 4.

D. 5.

Câu 19: Cho dãy các chất: Ca(HCO 3)2, NH4Cl, (NH4)2CO3, ZnSO4, Al(OH)3, Zn(OH)2. Số
chất trong dãy có tính chất lưỡng tính là
A. 5.

B. 4.

C. 3.

D. 2.

Câu 20: Cho các chất: H2O, HCl, NaOH, NaCl, CuSO4, CH3COOH. Các chất điện li yếu là:

A. H2O, CH3COOH, CuSO4.

B. CH3COOH, CuSO4.

C. H2O, CH3COOH.

D. H2O, NaCl, CH3COOH, CuSO4.

Câu 21: Cho các chất: HCl, H2O, HNO3, HF, HNO2, KNO3, CuCl, CH3COOH, H2S, Ba(OH)2.
Số chất thuộc loại điện li yếu là
A. 5.

ThS. Trần Duy Nga

B. 6.

C. 7.

D. 8.

16


Giáo án Hóa học 11 cơ bản

Năm học 2018 – 2019

Câu 22: Các dung dịch NaCl, NaOH, NH 3, Ba(OH)2 có cùng nồng độ mol, dung dịch có pH
lớn nhất là
A. NaOH.


B. Ba(OH)2.

C. NH3.

D. NaCl.

Câu 23: Các dung dịch NaCl, HCl, CH3COOH, H2SO4 có cùng nồng độ mol, dung dịch có
pH nhỏ nhất là
A. HCl.

B. CH3COOH.

C. NaCl.

D. H2SO4.

Câu 24: Dãy sắp xếp các dung dịch loãng có nồng độ mol/l như nhau theo thứ tự pH tăng dần

A. KHSO4, HF, H2SO4, Na2CO3.

B. HF, H2SO4, Na2CO3, KHSO4.

C. H2SO4, KHSO4, HF, Na2CO3.

D. HF, KHSO4, H2SO4, Na2CO3.

● Mức độ vận dụng
Câu 25: Cho 200 ml dung dịch KOH vào 200 ml dung dịch AlCl 3 1M thu được 7,8g kết tủa.
Nồng độ mol của dung dịch KOH đã dùng là:

A. 3M

B. 1,5M hoặc 3,5M

C. C. 1,5M

D. 1,4M hoặc 3M

Câu 26: Cho V lít dung dịch NaOH 0,1M vào cốc chứa 400 ml dung dịch ZnCl 2 0,1M thu
được 2,97g kết tủa. Giá trị của V là:
A. 0,6 lít; 1 lít

B. 0,6 lít; 0,15 lít

C. 0,45 lít; 1 lít

D. 0,5 lít; 1 lít

● Mức độ vận dụngcao
Câu 27: Cho 3,42g Al2(SO4)3 tác dụng với 200 ml dung dịch NaOH, sau phản ứng thu được
0,78g kết tủa. Nồng độ mol/l nhỏ nhất của dung dịch NaOH đã dùng là:
A. 0,15M

B. 0,12M

C. 0,28M

D. 0,19M

Câu 28: Cho V lít dung dịch NaOH 0,1M vào cốc chứa 200 ml dung dịch ZnCl 2 0,1M thu

được 1,485g kết tủa. Giá trị nhỏ nhất của V là:
A. 1 lít

B. 0,5 lít

C. 0,3 lít

D. 0,7 lít

c) Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động
- Sản phẩm: Kết quả trả lời các câu hỏi/bài tập trong phiếu học tập.
- Kiểm tra, đánh giá HĐ.
+ Thông qua quan sát: Khi HS HĐ cá nhân, GV chú ý quan sát, kịp thời phát hiện những khó
khăn, vướng mắc của HS và có giải pháp hỗ trợ hợp lý.
+ Thông qua sản phẩm học tập: Bài trình bày/lời giải của HS về các câu hỏi/bài tập trong
phiếu học tập, GV tổ chức cho HS chia sẻ, thảo luận tìm ra chổ sai cần điểu chỉnh và chuẩn
hóa kiến thức.
E. Hoạt động : Vận dụng và tìm tòi mở rộng
a. Mục tiêu:
Giúp HS vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học trong bài để giải quyết các câu hỏi, bài tập gắn
vởi thực tiễn và mở rộng kiến thức của HS, không bắt buộc tất cả HS đều phải làm, tuy nhiên
ThS. Trần Duy Nga

17


Giáo án Hóa học 11 cơ bản

Năm học 2018 – 2019


GV nên động viên khuyến khích HS tham gia, nhất là các HS say mê học tập, nghiên cứu, HS
khá, giỏi và chia sẽ vởi lớp.
b. Nội dung HĐ: HS giải quyết câu hỏi sau
Câu 1: Dung dịch nào sau đây có môi trường bazo: Na2CO3, NaCl, Cu(NO3)2,NH4Cl,
CH3COONa. Giải thích?
Câu 2: Dung dịch nào sau đây có môi trường axit: Na 2CO3, NaCl, Cu(NO3)2,NH4Cl,
CH3COONa. Giải thích?
Câu 3: Nêu hiện tượng khi cho dung dịch Na2CO3 vào dung dịch AlCl3?
c/ Phương án tỏ chức HĐ
GV hướng dẫn HS về nhà tìm nguồn tư liệu tham khảo và hoàn thành các yêu cầu GV đưa ra.
d/ Sản phẩm hoạt động: Viết báo cáo.
e/ Kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động:
GV cho HS báo cáo kết quả HĐ vận dụng và tìm tòi mở rộng vào đầu giờ của buổi học tiếp
theo để kịp thời động viên, khích lệ HS.

CHỦ ĐỀ: SỰ ĐIỆN LI CỦA NƯỚC . pH . CHẤT CHỈ THỊ AXIT - BAZƠ
A. HOẠT ĐỘNG: TRẢI NGHIỆM, KẾT NỐI
a) Mục tiêu hoạt động:
Huy động các kiến thức của HS đã biết về nồng độ mol/l của ion H+ và OH-; kết nối
với hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm minh họa để tạo mâu thuẫn nhận thức để đặt ra vấn đề
chính cho bài học.
Nội dung HĐ: Tích số ion của nước và cách tính pH của dung dịch.
b) Phương thức tổ chức HĐ:
Giáo viên chuẩn bị những dụng cụ và hóa chất cho thí nghiệm trên và phiếu học tập số 1.
Hai học sinh thực hiện thí nghiệm minh họa:
Thí nghiệm: Cho vào 4 ống nghiệm chứa 4 dung dịch: (1) dung dịch NaOH, (2) dung HCl, (3)
dung dịch CH3COONa,(4) dung dịch NH4Cl. Dùng 4 mâủ giấy pH nhúng vào 4 mẩu dung
dịch trên.
GV giao nhiệm vụ học tập cho HS:
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Câu 1: Em trình bày thí nghiệm hai bạn vừa thực hiện?
Câu 2: Màu sắc của 4 mẩu giấy trên như thế nào ?
Câu 3: Dựa vào màu sắc của 4 mẩu giấy trên, em tính được nồng độ mol/l của [H +] và [OH-]
của 4 dd trên?
Câu 4: Loại giấy các bạn dùng trong thí nghiệm trên là gì?
ThS. Trần Duy Nga

18


Giáo án Hóa học 11 cơ bản

Năm học 2018 – 2019

c. Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động
- Sản phẩm: HS hoàn thành các nội dung trong PHT số 1
- Đánh giá kết quả hoạt động:
+ Thông qua quan sát: Trong quá trình HS HĐ nhóm, GV cần quan sát kĩ tất cả các nhóm, kịp
thời phát hiện những khó khăn vướng mắc của HS và có biện pháp hỗ trợ hợp lí (ví dụ: HS
khó khăn trong câu hỏi 4.
+ Thông qua báo cáo các nhóm và sự góp ý, bổ sung của các nhóm khác, GV biết được HS đã
có được những kiến thức nào, những kiến thức nào cần phải điều chỉnh, bổ sung ở các phần
tiếp theo.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức
Nêu được:
- Tích số ion của nước, ý nghĩa tích số ion của nước.
- Khái niệm về pH, định nghĩa môi trường axit, môi trường trung tính và môi trường kiềm.
- Chất chỉ thị axit - bazơ : quỳ tím, phenolphtalein và giấy chỉ thị vạn năng

2. Kĩ năng
- Tính pH của dung dịch axit mạnh, bazơ mạnh.
- Xác định được môi trường của dung dịch bằng cách sử dụng giấy chỉ thị vạn năng, giấy
quỳ tím hoặc dung dịch phenolphtalein.
3. Trọng tâm
- Đánh giá độ axit và độ kiềm của các dung dịch theo nồng độ ion H+ và pH
-Xác định được môi trường của dung dịch dựa vào màu của giấy chỉ thị vạn năng,giấy quỳ
và dung dịch phenolphtalein
II. Năng lực cần hướng tới.
1. Năng lực chung :
1.1. Năng lực tự học:
1.2. Năng lực hợp tác
1.3. Năng lực sử dụng ngôn ngữ
2. Năng lực chuyên biệt :
2.1. Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học: tên các hợp chất hóa học và các ion.
2.2. Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống.
2.3. Năng lực thực hành hóa học.
2.4. Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học: Phân tích và phát hiện được tình
huống có vấn đề, tìm hiểu các thông tin liên quan và đề xuất được kế hoạch, các thí nghiệm
giải quyết vấn đề đặt ra.
ThS. Trần Duy Nga

19


Giáo án Hóa học 11 cơ bản

Năm học 2018 – 2019

III. CHUẨN BỊ:

1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Dụng cụ ống nghiệm, kẹp ống nghiệm, ống nhỏ giọt, các dung dịch NaOH,

HCl,

CH3COONa, NH4Cl.
Và giấy pH.
- Phiếu học tập.
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Xem lại kiến thức cũ, chuẩn bị phiếu học tập số 1. Giấy A0, bút dạ.
IV. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC:
Hoạt động thầy trò
I.
Sự điện li của nước.
Hđ1: Nước là chất điện li mạnh hay chất điện li yếu hay chất không điện li?
GV bổ sung: Thực nghiện chứng minh, ở nhiệt độ thường cứ 555 triệu phân tử nước chỉ có
một phân tử nứoc điệ li thành ion. Vì vậy nước dẫn điện rất yếu.
Hđ2: So sánh nồng độ mol/lit ion H+ và ion OH- trong nước ?
GV giới thiệu: Ở 25 0C, nước có môi trung tính. Bằng thực nghiệm chứng minh:
[H+] = [OH-]= 1.0. 10-7. Tích số ion của nước bằng bao nhiêu?
Hđ3: Khi hoà tan thêm HCl vào nước thì cân bằng (1) chuyển dịch theo chiều nào? Vì Sao?
Nồng độ các ion trong dung dịch thay đổi như thế nào?
G: dung dịch có [H+] = 1,0.10-2(M). Tính [OH-]có trong dung dịch và so sánh?
Hđ4: Khi hoà tan thêm NaOH vào nước thì cân bằng (1) chuyển dịch theo chiều nào? Vì
Sao? Nồng độ các ion trong dung dịch thay đổi như thế nào?
G: dung dịch có [OH-] = 1,0.10-4(M).Tính [H+]có trong dung dịch và so sánh?
II.

pH của dung dịch.


Hđ5: Để đo độ axit hay độ kiềm và biểu thị một cách thuận tiện, người ta đưa ra khái niệm
pH.
GV: Cho một dung dịch A có [H+] = 10-2

pH = 2

Cho một dung dịch A có [OH-] = 1,0 .10-2

[H+]= 1,0 .10-12 pH = 12

HS rút ra kết luận.
GV bổ sung: pH = - lg[H+],

[OH-] = 1,0 .10-a  pOH = -lg[OH-]= a

pH + pOH = 14
GV: Cho biết môi trường giá trị pH của 4 mẩu dung dịch ở phiếu học tập số 1 lần lượt là:
11; 2; 9 ; 6 [H+] của chúng?
Hđ6: Thực vật chỉ có thể sinh trưởng bình thường khi giá trị pH trong dung dịch đất trong
khoảng xác định.
ThS. Trần Duy Nga

20


Giáo án Hóa học 11 cơ bản

Năm học 2018 – 2019

Hđ7: Dùng mô hình hoặc cho HS nghiên cứu SGK và nhận xét sự thay đổi màu của chất chỉ

thị khi pH thay đổi như thế nào?
GV giới thiệu: Khi trộn lẫn các chất chỉ thị có màu biến đổi kế tiêp nhau được chất chỉ thị
vạn năng
HS quan sát màu của chất chỉ thị vạn năng
GV: để đo tương đối chính xác giá trị pH ngưòi ta dùng máy đo pH
- H xem bảng giá trị pH một số dung dịch lỏng thông thường trang 15/SGK

C. Hoạt động: Luyện tập
a) Mục tiêu hoạt động:
- Củng cố khắc sâu các kiến thức đã học trong chủ đề về khái niệm về pH trong dung dịch
chất điện li.
- Tiếp tục các năng lực định hướng: tự học, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa
học, phát triển và giải quyết các vấn đề thông qua các môn học.
b) Phương thức tổ chức hoạt động
- Ở HĐ này cho HS hoạt động cá nhân là chủ yếu, bên cạnh đó có thể cho HS hoạt động cặp
đôi hoặc trao đổi nhóm nhỏ để chia sẻ kết quả giải quyết các câu hỏi trong phiếu học tập.
- HĐ chung cả lớp: GV mời một số HS lên trình bày kết quả/lời giải, các HS khác góp ý, bổ
sung. GV giúp HS nhận ra những sai sót cần chỉnh sửa và chuẩn hóa kiến thức/phương pháp
bài tập.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Câu 1 : Tính pH của dung dịch A: H2SO40,5M và dung dịch B: NaOH 0,5M.
Câu 2: Cho 150 ml dd NaOH 0,5M tác dụng với 100 ml dd H2SO4 0,5M .
a. Tính CM của các ion trong dung dịch sau phản ứng ?
ThS. Trần Duy Nga

21


Giáo án Hóa học 11 cơ bản


Năm học 2018 – 2019

b. Tính pH của dung dịch thu được ?
c) Sản phẩm, đánh giá kết quả HĐ
- Sản phẩm: Kết quả trả lời PTPU trên.
- Kiểm tra đánh giá HĐ:
+ Thông qua quan sát: Trong quá trình HS hoạt động cá nhân/ nhóm, GV chú ý quan sát để
kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc của học sinh và có giải pháp hỗ trợ hợp lí.
+ Thông qua sản phẩm học tập: Bài trình bày trong phiếu học tập số 2, GV tổ chức cho HS
chia sẻ, thảo luận tìm ra chỗ sai cần điều chỉnh và chuẩn hóa kiến thức.
D. Câu hỏi/ bài tập kiểm tra đánh giá bài học theo định hướng phát triển năng lực:
Mức độ biết.
Câu 1: Ba dung dịch axit sau có cùng nồng độ mol: HCl, H 2SO4, CH3COOH. Giá trị pH của
chúng tăng theo thứ tự là
A. HCl, H2SO4, CH3COOH.

B. CH3COOH, HCl, H2SO4.

C. H2SO4, HCl, CH3COOH.

D. HCl, CH3COOH, H2SO4.

Câu 2: Dung dịch CH3COOH 0,1M có pH = a và dung dịch HCl 0,1M có pH = b. Phát biểu
đúng là
A. a < b =1.

B. a > b = 1.

C. a = b = 1.


D. a = b > 1.

Câu 3: Dung dịch axit yếu HNO2 0,1M nếu bỏ qua sự điện li của nước thì đánh giá nào là
đúng?
A.pH > 1

B.pH = 1

C. [H+] > [NO2-]

D.[H+] < [NO2-]

Câu 4: Câu nào sau đây sai
A. pH = - lg[H+].

B. [H+] = 10a thì pH = a.

C. pH + pOH = 14.

D. [H+] . [OH-] = 10-14.

Câu 5: Phát biểu không đúng là
A. Giá trị [H+] tăng thì độ axit tăng.

B. Giá trị pH tăng thì độ axit tăng.

C. Dung dịch pH < 7: làm quỳ hoá đỏ.

D. Dung dịch pH = 7: trung tính.


Mức độ hiểu.
Câu 6: Cho các dd có cùng nồng độ mol: HNO 3; CH3COOH; NH3; NaCl; NaOH. Dãy gồm
các chất trên được sắp xếp theo thứ thự tăng dần độ pH là
A. HNO3; CH3COOH; NH3; NaCl; NaOH.

B. HNO3, CH3COOH; NaCl; NH3; NaOH.

C. HNO3; NH3; CH3COOH; NaCl; NaOH.

D. CH3COOH; HNO3; NaCl; NH3; NaOH.

Câu 7: Có 3 dung dịch: NaOH (nồng độ mol là C 1); NH3 (nồng độ mol là C2); Ba(OH)2 (nồng
độ mol là C3) có cùng giá trị pH. Dãy sắp xếp nồng độ theo thứ tự tăng dần là
A. C1;C2;C3.

B. C3;C1C2.

C. C3;C2;C1.

D. C2;C1C3.

Câu 8: Hòa tan m gam mỗi muối NaHCO3 (1); NaOH (2); Ba(OH)2 (3) vào nước để thu được
cùng một thể tích mỗi dd. Thứ tự pH của các dd tăng dần theo dãy
ThS. Trần Duy Nga

22


Giáo án Hóa học 11 cơ bản
A. 1,2,3.


B. 2,3,1.

Năm học 2018 – 2019
C. 3,2,1.

D. 1,3,2.

Câu 9: Nồng độ mol/l của dung dịch HNO3 có pH = 3 là
A. 3 (M)

B. -3 (M).

C. 10-3(M).

D. - lg3 (M).

Câu 10: Một dd có nồng độ H+ bằng 0,001M thì pH và [OH-] của dd này là
A. pH = 2; [OH-] =10-10 M.

B. pH = 3; [OH-] =10-10 M.

C. pH = 10-3; [OH-] =10-11 M.

D. pH = 3; [OH-] =10-11 M.

Mức độ vận dụng.
Câu 11: Dung dịch NaOH 0,001M có pH là
A. 11.


B. 12.

C. 13.

D. 14.

Câu 12: Hòa tan hoàn toàn 0,1 gam NaOH vào nước thu được 250ml dd có pH là
A. 2.

B. 12.

C. 3.

D. 13.

Câu 13: Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm kim loại kiềm và kim loại kiềm thổ vào nước
dư thu được 0,224 lit khí (đktc) và 2 lit dd có pH bằng
A. 12.

B. 13.

C. 2.

D. 3.

Câu 14: Pha loãng 200ml dd Ba(OH)2 với 1,3 lit nước thu được 1,5 lit dd có pH=12. Nồng độ
mol của dd Ba(OH)2 ban đầu là
A. 0,375M.

B. 0,075M.


C. 0,0375M.

D. 0,05M.

Câu 15: Cho m gam Na vào nước dư thu được 1,5 lit dd có pH=12. Giá trị của m là
A. 0,23 gam.

B. 0,46 gam.

C. 0,115 gam.

D. 0,345 gam.

Mức độ vận dụng cao.
Câu 16: Trộn 300ml dd HCl 0,05M với 200ml dd Ba(OH) 2 nồng độ a mol/l thu được 500ml
dd có pH=x. Cô cạn dd sau phản ứng thu được 1,9875 gam chất rắn. Giá trị của a và x lần lượt

A. 0,05M; 13.

B. 2,5.10-3M; 13.

C. 0,05M; 12.

D. 2,5.10-3M; 12.

Câu 17: Trộn 150 ml dd HCl nồng độ a mol/l với 250 ml dd hỗn hợp gồm NaOH 0,5M và
Ba(OH)2 0,1M thu được dd có pH=12. Giá trị của a là
A. 0,175M.


B. 0,01M.

C. 0,57M.

D. 1,14M.

Câu 18: Trộn 250 ml dd hỗn hợp gồm HCl 0,08M và H 2SO4 0,01M với 250 ml dd NaOH
nồng độ b mol/l được 500 ml dd có pH=12. Giá trị của b là
A. 0,06M.

B. 0,12M.

C. 0,18M.

D. 0,2M.

E. Hoạt động : Vận dụng và tìm tòi mở rộng
a. Mục tiêu:
Giúp HS vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học trong bài để giải quyết các câu hỏi, bài tập gắn
vởi thực tiễn và mở rộng kiến thức của HS, không bắt buộc tất cả HS đều phải làm, tuy nhiên
GV nên động viên khuyến khích HS tham gia, nhất là các HS say mê học tập, nghiên cứu, HS
khá, giỏi và chia sẽ với lớp.
ThS. Trần Duy Nga

23


Giáo án Hóa học 11 cơ bản

Năm học 2018 – 2019


b. Nội dung HĐ: HS giải quyết câu hỏi sau
c/ Phương án tổ chức HĐ
GV hướng dẫn HS về nhà tìm nguồn tư liệu tham khảo và hoàn thành các yêu cầu GV đưa ra.
d/ Sản phẩm hoạt động: Viết báo cáo.
e/ Kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động:
GV cho HS báo cáo kết quả HĐ vận dụng và tìm tòi mở rộng vào đầu giờ của buổi học tiếp
theo để kịp thời động viên, khích lệ HS.
Câu 1:Ảnh hưởng của pH tới sức khoẻ như thế nào?
Câu 2: pH ảnh hưởng đến vị của nước như thế nào?
Ảnh hưởng của độ pH:
- pH ảnh hưởng đến vị của nước.
- Nguồn nước có pH>7 thường chứa nhiều ion nhóm carbonate và bicarbonate (do chảy qua
nhiều tầng đất đá). Nguồn nước có pH < 7 thường chứa nhiều ion gốc axit. Bằng chứng dễ
thấy nhất liên quan giữa độ pH và sức khỏe của người sử dụng là nó làm hỏng men răng.
– pH của nước có liên quan đến tính ăn mòn thiết bị, đường ống dẫn nước và dụng cụ chứa
nước. Đặc biệt, trong môi trường pH thấp, khả năng khử trùng của Clo sẽ mạnh hơn. Tuy
nhiên, khi pH > 8,5 nếu trong nước có hợp chất hữu cơ thì việc khử trùng bằng Clo dễ tạo
thành hợp chất trihalomethane gây ung thư.
- Ảnh hưởng của pH tới sức khoẻ: Trong nước uống, pH ảnh hưởng tới sức khoẻ, đặc biệt ảnh
hưởng đến hệ men tiêu hoá. Tuy nhiên tính a xít (hay tính ăn mòn) của nước có thể làm gia
tăng các ion kim loại từ các vật chứa, gián tiếp ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ.
– Nguyên nhân làm cho nước có pH thấp: Nước mang tính A xit (pH thấp) thường do các
nguyên nhân địa lý gây ra, ví dụ như mưa axít,…
PHẢN ỨNG TRAO ĐỔI ION TRONG DUNG DỊCH CHẤT ĐIỆN LI
A. HOẠT ĐỘNG: TRẢI NGHIỆM, KẾT NỐI
a) Mục tiêu hoạt động:
Huy động các kiến thức của HS đã biết về phản ứng trao đổi; kết nối với hiện tượng
xảy ra trong thí nghiệm minh họa để tạo mâu thuẫn nhận thức để đặt ra vấn đề chính cho bài
học.

Nội dung HĐ: Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch chất điện li.
b) Phương thức tổ chức HĐ:
Giáo viên chuẩn bị những dụng cụ và hóa chất cho thí nghiệm trên và phiếu học tập số 1.
Hai học sinh thực hiện thí nghiệm minh họa:
Thí nghiệm: Cho dung dịch HCl vào 3 ống nghiệm: (1) dung dịch NaOH(có dd
phenolphtalein).
(2) dung dịch AgNO3. (3) dung dịch Na2CO3.
ThS. Trần Duy Nga

24


Giáo án Hóa học 11 cơ bản

Năm học 2018 – 2019

GV giao nhiệm vụ học tập cho HS:
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Câu 1: Em trình bày thí nghiệm hai bạn vừa thực hiện?
Câu 2: Viết PTPƯ xảy ra?
Câu 3: Nêu bản chất của 3 phản ứng trên?
Câu 4: Viết PTPT, PT ion đầy đủ, ion thu gọn của phản ứng trên
c. Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động
- Sản phẩm: HS hoàn thành các nội dung trong PHT số 1
- Đánh giá kết quả hoạt động:
+ Thông qua quan sát: Trong quá trình HS HĐ nhóm, GV cần quan sát kĩ tất cả các nhóm, kịp
thời phát hiện những khó khăn vướng mắc của HS và có biện pháp hỗ trợ hợp lí (ví dụ: HS
khó khăn trong câu hỏi 4.
+ Thông qua báo cáo các nhóm và sự góp ý, bổ sung của các nhóm khác, GV biết được HS đã
có được những kiến thức nào, những kiến thức nào cần phải điều chỉnh, bổ sung ở các phần

tiếp theo.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
Nêu được:
- Bản chất của phản ứng xảy ra trong dung dịch các chất điện li là phản ứng giữa các ion.
- Để xảy ra phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li phải có ít nhất một trong
các điều kiện:
+ Tạo thành chất kết tủa.
+ Tạo thành chất điện li yếu.
+ Tạo thành chất khí.
2. Kĩ năng:
- Quan sát hiện tượng thí nghiệm để biết có phản ứng hóa học xảy ra.
- Dự đoán kết quả phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li.
- Viết được phương trình ion đầy đủ và rút gọn.
- Tính khối lượng kết tủa hoặc thể tích khí sau phản ứng; tính % khối lượng các chất trong
hỗn hợp; tính nồng độ mol ion thu được sau phản ứng.
3. Trọng tâm:
- Hiểu được bản chất , điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện ly
và viết được phương trình ion rút gọn của các phản ứng.
- Vận dụng vào việc giải các bài toán tính khối lượng và thể tích của các sản phẩm thu được,
tính nồng độ mol ion thu được sau phản ứng.
ThS. Trần Duy Nga

25


×