Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Đa dạng di truyền của loài chim yến aerodramus fuciphagus ở việt nam và một số đặc điểm sinh học, sinh thái của chim yến làm tổ trong nhà tt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (282.65 KB, 26 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC
VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM

VIỆN SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT
---------------------------

HỒ THỊ LOAN

ĐA DẠNG DI TRUYỀN CỦA LOÀI CHIM YẾN Aerodramus
fuciphagus Ở VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC
SINH THÁI CỦA CHIM YẾN LÀM TỔ TRONG NHÀ
Chuyên ngành: Động vật học
Mã số: 9 42 01 03
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SỸ SINH HỌC

Hà Nội, 2018


Công trình được hoàn thành tại: Viện Sinh thái và Tài nguyên
sinh vật - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.

Người hướng dẫn khoa học 1: TS. Đặng Tất Thế
Người hướng dẫn khoa học 2: PGS. TS. Nguyễn Lân Hùng Sơn

Phản biện 1: PGS. TS. Lê Đình Thủy
Phản biện 2: PGS. TS. Nguyễn Huy Hoàng
Phản biện 3: PGS. TS. Đồng Thanh Hải

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án tiến sĩ
cấp Viện, họp tại Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật - Viện Hàn
lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam vào hồi … giờ ..’, ngày …


tháng…… năm 2018.

Có thể tìm hiểu luận án tại:
- Thư viện Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật
- Thư viện Quốc gia Việt Nam


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Loài chim Yến tổ trắng (Aerodramus fuciphagus, Thunberg,
1812, họ Apodidae, bộ Apodiformes) phân bố ở khu vực Đông Nam
Á, đảo Hải Nam (Trung Quốc), đảo Nicobar và Adaman (Ấn Độ).
Trong tự nhiên, nhiều quần thể Yến tổ trắng làm tổ trong hang ở
ngoài đảo (Yến đảo) hoặc trong đất liền. Những năm cuối thế kỷ 19
đầu thế kỷ 20, một số nước như Indonesia, Malaysia và Thái Lan,
xuất hiện nhiều quần thể Yến tổ trắng làm tổ trong nhà và các công
trình xây dựng trên đất liền (Yến nhà). Do tổ Yến được định giá cao
trên thị trường, nên người ta đã xây dựng các nhà yến, dùng nhiều
biện pháp kỹ thuật để dụ chúng đến sinh sống nhằm khai thác tổ và
đã đạt được hiệu quả kinh tế cao,
Ở Việt Nam, trước đây chỉ có các quần đàn Yến đảo làm tổ lâu
đời trong các hang động tự nhiên trên các đảo ven biển thuộc các
tỉnh từ Quảng Bình đến thành phố Vũng Tàu, nhưng năm 2003 đã
xuất hiện khoảng 2.000 Yến nhà đến sinh sống trong 10 ngôi nhà
thuộc bảy thành phố. Tuy Yến nhà mới xuất hiện nhưng đã được
nuôi và phát triển rất nhanh, đến nay đã có hơn 2.000 nhà yến trải dài
ở hầu hết các tỉnh ven biển từ Hải Phòng đến Cà Mau. Việc xuất hiện
các quần đàn Yến nhà đã đặt ra nhiều thách thức trong việc bảo tồn
nguồn gen và sự sinh tồn, phát triển của quần thể Yến đảo lâu đời ở
nước ta. Vì Yến đảo và Yến nhà có sai khác không nhiều về hình thái

và di truyền, được xếp vào hai phân loài của loài Aerodramus
fuciphagus, do đó chúng có thể cạnh tranh nhau về thức ăn, vùng
hoạt động..., đặc biệt là chúng có khả năng giao phối với nhau, tạo ra
các con lai, làm thay đổi những đặc điểm di truyền đã thích nghi lâu
đời với môi trường bản địa của quần thể Yến đảo ở nước ta.

1


Sự xuất hiện của quần thể Yến nhà ở nước ta đặt ra một số vấn đề
như vị trí phân loại, nguồn gốc địa lý trước khi di cư đến nước ta, đặc
điểm sinh học, sinh thái của khi sinh sống ở môi trường mới của Yến
đảo, …, và đặc biệt là chúng có khả năng hỗn giao với quần thể Yến
đảo hay không? Tìm hiểu và giải quyết một số vấn đề này sẽ tạo cơ
sở khoa học cho việc phát triển bền vững, hiệu quả nghề nuôi Yến
nhà và bảo tồn tính độc đáo về nguồn gen của quần thể Yến đảo bản
địa.
Để góp phần tìm hiểu và giải quyết một số vấn đề nêu trên, chúng
tôi đã tiến hành đề tài nghiên cứu: “Đa dạng di truyền của loài Chim
yến Aerodramus fuciphagus ở Việt Nam và một số đặc điểm sinh
học, sinh thái của Chim yến làm tổ trong nhà”.
Mục tiêu nghiên cứu
1.

Khảo sát, so sánh, đánh giá sự đa dạng hình thái và di truyền

của quần thể Yến đảo và Yến nhà ở Việt Nam, nhằm xác định vị trí
phân loại chúng và nguồn gốc địa lý của Yến nhà.
2.


Đánh giá khả năng lai tự nhiên giữa Yến đảo với Yến nhà,

tạo cơ sở khoa học cho đề xuất các biện pháp bảo tồn quần thể Yến
đảo.
3.

Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh thái của Yến nhà,

kết hợp với các nghiên cứu đa dạng di truyền tạo cơ sở khoa học để
phát triển bền vững, hiệu quả nghề nuôi chim yến ở nước ta.
Nội dung nghiên cứu
1.

Thu thập mẫu Yến đảo và Yến nhà, phân loại mẫu cho

nghiên cứu hình thái, phân tích di truyền và sự lai giữa Yến nhà và
Yến đảo. Thiết kế và thực hiện các kỹ thuật nghiên cứu về di truyền,
sinh học, sinh thái tại thực địa và phòng thí nghiệm.

2


2.

So sánh các đặc điểm hình thái, phân tích mối quan hệ phát

sinh chủng loại của Yến đảo và Yến nhà trên cơ sở các số liệu di
truyền, nhằm đánh giá sự đa dạng di truyền và sự phân hóa của quần
thể Yến đảo, Yến nhà.
3.


Phân tích mối quan hệ phát sinh chủng loại của Yến đảo và

Yến nhà với các quần thể chim yến có quan hệ gần gũi khác, nhằm
xác định vị trí phân loại của chúng và nguồn gốc địa lý của Yến nhà
ở Việt Nam.
4.

Đánh giá sự lai tự nhiên giữa quần thể Yến đảo và Yến nhà

trên cơ sở phân tích các số liệu hình thái và di truyền.
5.

Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh thái của Yến nhà

như tập tính kiếm ăn, tập tính sinh sản (làm tổ, đẻ trứng, nuôi con),
âm dội và âm xã hội của Yến nhà.
Ý nghĩa của luận án
1.

Ý nghĩa khoa học: Luận án đã tiến hành nghiên cứu có hệ

thống về đặc điểm hình thái và mối quan hệ di truyền giữa các quần
thể chim yến thuộc loài Aerodramus fuciphagus ở Việt Nam và vùng
phân bố của loài, để giải quyết câu hỏi về phân loại của Yến đảo và
Yến nhà, nguồn gốc của quần đàn Yến nhà, đồng thời cung cấp một
số dẫn liệu về sinh học của Yến nhà. Lần đầu tiên, luận án đã xác
định được một bộ số liệu di truyền của Yến đảo và Yến nhà, cũng
như phân tích, đánh giá sự đa dạng di truyền của chúng và đặc biệt là
ghi nhận được sự lai giữa hai quần thể Yến đảo và Yến nhà.

2.

Ý nghĩa thực tiễn: Đề tài đã cung cấp nhiều số liệu về di

truyền của quần đàn Yến đảo và Yến nhà, đánh giá khả năng lai tạp
giữa chúng và một số đặc điểm sinh học, sinh thái của Yến nhà, tạo
cơ sở khoa học để đưa ra các biện pháp bảo tồn quần thể Yến đảo
sống ngoài tự nhiên và phát triển bền vững, hiệu quả đàn Yến nhà.

3


Những đóng góp mới của luận án
1.

Luận án đã xây dựng được một cơ sở dữ liệu di truyền, trình

tự ADN của một số gen ty thể và gen nhân từ nhiều mẫu của quần
thể Yến đảo và Yến nhà ở nước ta.
2.

Kết hợp phân tích các đặc điểm hình thái và di truyền của

quần thể Yến đảo và Yến nhà để giải quyết vấn đề về vị trí phân loại,
đồng thời đánh giá về sự đa dạng di truyền của chúng. Các phân tích
đã tạo cơ sở khoa học để xác định Yến đảo và Yến nhà là hai phân
loài riêng biệt (Aerodramus fuciphagus germani và A. f. amechanus),
nhưng Yến nhà đã có sự tạp giao với các quần thể chim yến có sự
khác biệt lớn về di truyền.
3.


Lần đầu tiên đã sử dụng kết hợp các đặc điểm hình thái, chỉ

thị di truyền phân tử ADN để ghi nhận Yến đảo đã di trú vào quần
đàn Yến nhà, nhưng chưa gặp trường hợp ngược lại. Kết quả phân
tích di truyền cũng cho thấy Yến nhà đã là một quần thể lai tạp trước
khi di trú vào Việt Nam.
4.

Luận án cung cấp thông tin về tập tính sinh sản, kiếm ăn, âm

dội, âm xã hội của Yến nhà.
5.

Đã phát triển được một số kỹ thuật phân tử như PCR-RFLP,

PCR đặc hiệu gen giới tính để để định danh và xác định giới tính
chim yến.
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tình hình nghiên cứu về chim yến trên thế giới
1.1.1. Về vấn đề phân loại của chim yến
Còn tồn tại nhiều vấn đề phân loại của chim yến ở nhiều bậc phân
loại trong giống Aerodramus, do chúng có nhiều đặc điểm tương
đồng, nhưng cũng có nhiều biến dị hình thái. Loài chim Yến tổ trắng

4


(Aerodramus fuciphagus) được công nhận có nhiều phân loài, nhưng
vẫn còn có nhiều điểm chưa thống nhất, nên danh pháp khoa học các

phân loài có nhiều thay đổi. Chantler et al., 1999 ghi nhận Chim yến
tổ trắng có 8 phân loài - A. f. vestitus, A. f. dammermani, A. f. micans,
A. f. fuciphagus, A. f. perplexus A. f. germani, A. f. amechanus và A.
f. inexpectatus, nhưng Cranbrook et. al. (2013) đã xếp 2 phân loài A.
f. germani và A. f. amechanus vào một loài với tên loài là A.
germani.
1.1.2. Nghiên cứu về di truyền
Do đặc điểm hình thái không đủ để phân loại chim yến, nên nhiều
tác giả đã phân tích phát sinh chủng loại dựa trên tiến hóa trình tự
ADN (các gen Cytb, 12S rRNA và Fib7), kết hợp với các đặc điểm
sinh học, sinh thái, khả năng sử dụng âm dội, để giải quyết vị trí
phân loại của nhiều giống, loài trong Họ Yến, trong đó có giống và
loài Yến tổ trắng Aerodramus fuciphagus. Sự xuất hiện và mở rộng
các đàn Yến nhà hiện nay đã đặt ra câu hỏi về nguồn gốc tự nhiên và
các đặc điểm sinh học, sinh thái và di truyền của chúng. Các nghiên
cứu trên thế giới cũng chưa xác định được chắc chắn nguồn gốc hình
thành các đàn Yến nhà, nhưng ghi nhận nhiều biến dị về hình thái và
đặc điểm di truyền đã thể hiện quần đàn Yến nhà được hình thành từ
nhiều quần thể tự nhiên có khác biệt lớn về di truyền.
1.1.3. Nghiên cứu về đặc điểm sinh học, sinh thái
Chim yến ngoài tự nhiên sinh sản theo mùa và có thay đổi lớn
phụ thuộc vào điều kiện khí hậu của từng vùng, thời tiết của từng
năm, nhưng chúng thường có một khoảng thời gian ngừng sinh sản.
Yến nhà làm tổ quanh năm, tuy nhiên theo bản năng như khi ở tự
nhiên, tỷ lệ làm tổ và sinh đẻ cũng cao hơn nhiều theo mùa sinh sản.
Chim yến sử dụng âm dội để định vị vật cản, dò đường, tìm tổ trong

5



bong tối và âm xã hội để giao tiếp, tần số âm chúng phát ra doa động
từ 1.6 - 9.76 kHz, trong ngưỡng nghe được của con người. Âm dội
và âm thanh xã hội là đặc trưng của từng loài và là một đặc điểm có
giá trị cao trong phân loại học.
1.2. Nghiên cứu về chim yến ở Việt Nam
1.2.1. Về vấn đề phân loại
Có nhiều thay đổi, nhưng chủ yếu là thay đổi về danh pháp khoa
học của loài và phân loài theo sự thay đổi của các nghiên cứu trên thế
giới.
1.2.2. Nghiên cứu di truyền
Phân tích phả hệ của trình tự ADN thuộc Hệ gen ty thể (gen Cytb)
đều ghi nhận Yến nhà và Yến đảo ở nước ta là 02 phân loài khác
nhau, nhưng việc định danh Yến nhà thuộc phân loài nào còn chưa
được thống nhất và chúng từ nơi khác di trú vào Việt Nam.
1.2.3. Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái
Yến đảo ở Việt Nam sống thành các đàn lớn, chúng bắt đầu làm
tổ vào tháng 12 hàng năm, thời gian làm tổ của đàn mất khoảng 3
tháng. Trong một mùa sinh sản, Yến đảo làm tổ 1 lần nếu không bị
khai thác tổ, hoặc làm tổ nhiều lần khi bị khai thác tổ, nhưng sẽ
ngưng làm tổ từ cuối tháng 8 đến tháng 11. Yến đảo đẻ trứng 2 lứa
vào khoảng tháng 4 và tháng 7, cả đàn đẻ trứng rất tập trung trong
khoảng 1 tuần. Yến nhà làm tổ quanh năm, nhưng từ tháng 10 đến
tháng 12 chúng ít làm tổ hơn các tháng khác và không đẻ trứng vào
thời gian này.
Tập tính kiếm ăn
Chim yến cùng đi kiếm ăn với một đàn đông, nhưng sau đó thì
tách thành những đàn nhỏ, thời gian rời nơi ở đi kiếm ăn và trở về
phụ thuộc rất lớn vào nhiệt độ môi trường.

6



Điều kiện nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng
Nhiệt độ trong hang Yến đảo ở tỉnh Khánh Hòa biến đổi trong
biên độ từ 19 0C - 340C, độ ẩm trung bình dao động rất lớn, từ 65 % 90 %, cường độ ánh sáng nhỏ hơn 50 lux
1.3. Hiện tượng lai tự nhiên
Sử dụng chỉ thị di truyền của Hệ gen ty thể và Hệ gen nhân, các
nghiên cứu trên thế giới đã ghi nhận được một số loài chim là kết quả
của sự lai như loài sẻ Passer italiae là kết quả lai giữa 2 loài P.
domesticus và P. hispaniolensis,.... Ở Việt Nam ghi nhận loài Gà lôi
lam mào đen (Lophura imperial) là con lai của loài Gà lôi trắng (L.
nycthemera) và gà lôi lam mào trắng (L. edwardsi). Mặc dù đã ghi
nhận được 4 mẫu lai giữa loài A. lowi và A. maximus, nhưng các
nghiên cứu về sự lai bằng chỉ thị di truyền ở chim yến gần như
không có
CHƯƠNG 2. ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
2.1.1. Thời gian
Nghiên cứu được tiến hành từ năm 2012 đến năm 2017, đã thực
hiện 5 đợt khảo sát Yến nhà, mỗi đợt khảo sát kéo dài 10 ngày.
2.1.2. Địa điểm
Thu mẫu Yến đảo tại các đảo thuộc tỉnh Quảng Nam, Bình Định,
Khánh Hòa và nhà trên đảo tỉnh Bình Định, thu mẫu Yến nhà tại TP.
Hải Phòng, tỉnh Thanh Hóa, Quảng Nam, Bình Định, Khánh Hòa,
Phú Yên, Bình Dương, TP. Hồ Chí Minh, Kiên Giang. Thực hiện các
nghiên cứu di truyền tại Phòng Hệ thống học phân tử và Di truyền
bảo tồn, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật. Nghiên cứu sinh học,

7



sinh thái Yến nhà thực hiện tại cơ sở nuôi yến ở tỉnh Khánh Hòa và
Quảng Nam.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Thu mẫu
Mẫu cho nghiên cứu hình thái
Bắt thả 30 cá thể Yến nhà ở TP. Nha Trang, gồm các mẫu có
ký hiệu từ NKH1 đến NKH30, và 30 cá thể Yến đảo có ký hiệu từ
DKH1 đến DKH30 để quan sát các đặc điểm hình thái.
Mẫu cho nghiên cứu di truyền
Thu lông cánh từ mỗi cá thể Yến đảo và Yến nhà được bắt
thả nêu trên và các mẫu vật được đánh số kí hiệu theo địa điểm thu
mẫu và bảo quản trong ethanol 96%, giữ ở nhiệt độ -20°C tại phòng
thí nghiệm. Lựa chọn 107 mẫu (50 mẫu Yến đảo, 57 mẫu Yến nhà),
đại diện cho các quần đàn khác nhau để phân tích trình tự gen Cytb,
95 mẫu (49 mẫu Yến đảo, 46 mẫu Yến nhà) để phân tích trình tự gen
CHD1Z, sử dụng 03 mẫu (DBD3, NBD3, NBD2) để khảo sát gen
MCR1.
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu hình thái học
Đo kích thước các bộ phận cơ thể chim yến theo Võ Quý (1975)
2.2.3. Phương pháp nghiên cứu ADN
Đã tự thiết kế và sử dụng một số cặp mồi dùng trong kỹ thuật
PCR để nhân bản các gen đích phục vụ nghiên cứu, bao gồm cả gen
nhân và gen ty thể. Giải trình tự các gen đích sử dụng các bộ hóa
chất và qui trình kèm theo. Phân tích số liệu di truyền, xây dựng cây
phát sinh chủng loại,... sử dụng các phần mềm chuyên dụng như
Microsoft Excel 2010, BLAST, Modeltest v3.7, DnaSP 5.10.01.
MEGA 6.0.6, PAUP v4.0, MrBayes v3.1.2.


8


2.2.4. Nghiên cứu đặc điểm sinh sản của Yến nhà
Quan sát tập tính sinh sản gồm làm tổ, đẻ trứng, chăm sóc chim
non, sự phát triển chim con, qua camera hồng ngoại gắn bên trong
nhà yến. Đo kích thước, cân khối lượng trứng theo phương pháp của
Nguyễn Quang Phách, (1993). Xác định tỉ lệ đẻ, tỉ lệ nở và tỉ lệ
chim non rời tổ theo Odum, (1971). Ghi nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng
của nhà yến bằng thiết bị tự động.
2.2.5. Âm dội và âm xã hội: Ghi âm bằng thiết bị ghi âm thanh
PCTape recording system (Đại học Tổng hợp Tuebingen, Đức). Phân
tích số liệu âm theo Thomassen et al. (2005)
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
3.1. Đặc điểm hình thái của Yến đảo và Yến nhà
Bảng 3.1. Kiểu lông hông, số đo các bộ phận cơ thể của
Yến nhà và Yến đảo
Mẫu
Yến
nhà
Yến
đảo

Màu lông
hông
Xám nhạt
Xám đen
Xám đậm

Số lượng

mẫu
4
4
22

Chiều dài
cánh (mm)
113,7±4,3
114,2±2,2
113,7±2,4

Chiều dài
đuôi (mm)
47,6±0,6
49,3±3,5
47,9±0,4

Chiều dài cẳng
chân (mm)
10,3±0,6
10,3±0,4
10,3±0,5

Chiều dài
mỏ (mm)
4,5±0,4
4,5±0,0
4,6±0,6

Xám nhạt


30

116,9±1,5

47,9±0,4

11,2±0,3

4,7±0,6

Yến đảo chỉ có một màu lông hông xám nhạt, nhưng Yến nhà có
màu lông hông rất đa dạng như ở bảng 3.1. So sánh màu lông hông
của mẫu Yến nhà với 08 phân loài thuộc loài A. fuciphagus (Chantler
et al., 1999):
Có 04/30 mẫu có lông hông màu xám nhạt, giống với màu
lông hông của phân loài A. f. germani (phân loài Yến đảo của Việt
Nam).
04/30 mẫu có lông hông hoàn toàn màu xám đen, giống với
màu lông hông của phân loài A. f. vestitus.

9


22 /30 mẫu có lông hông màu xám đậm, nên không thuộc
phân loài A. f. germani và A. f. vestitus, nhưng khó xác định chúng
thuộc phân loài nào.
3.2. Đặc điểm di truyền
Đã giải trình tự ADN một phần gen Cytb từ 50 mẫu Yến đảo và
57 mẫu Yến nhà và gen CHD1Z từ 49 mẫu Yến đảo và 46 mẫu Yến

nhà.
3.2.1. Sự đa dạng di truyền của Yến đảo và Yến nhà
Yến đảo: Các trình tự Yến đảo có sự tương đồng khá lớn, chỉ ghi
nhận được 06 vị trí có biến đổi nucleotide ở gen Cytb tạo thành 05
Hap ký hiệu từ HapD1 - HapD5. Trong 05 Hap của Yến đảo thì
HapD2 là phổ biến nhất, với 45 trình tự được và phân bố ở tất cả các
quần đàn Yến đảo, còn các Hap khác chỉ có 1- 2 trình tự. 49 trình tự
gen CHD1Z giống nhau hoàn toàn.
Yến nhà: Có 20 vị trí biến đổi nucleotide tạo thành 11 Hap (từ
HapN1 - HapN11).
02 trình tự NKH5 và NKH22 tạo thành HapN1 và HapN2 riêng
biệt, với 07 biến đổi đặc trưng so với các Hap còn lại. 55 trình tự còn
lại có 9 biến đổi nucleotide tạo thành 09 Hap từ HapN3 - HapD11 và
tạo thành 2 nhóm HapNa (gồm HapN3; 4; 5; 9; 10; 11) và nhóm
HapNb (gồm HapN6 -Hap8), giữa 2 nhóm có 03 vị trí biến đổi đặc
trưng.
Sự phân bố số lượng trình tự trong 1 Hap không đều, số trình tự ở
các Hap3-11 lần lượt 17, 1, 10, 7, 8, 3, 2, 1, 6. Mỗi quần đàn Yến
nhà có một vài Hap như Tp. Hồ Chí Minh có 2 Hap, Bình Dương - 2
Hap, Kiên Giang - 3 Hap, Bình Định - 5 Hap, Hải Phòng – 2 Hap và
Khánh Hòa - 8 Hap, nhưng không có Hap nào đặc trưng rõ ràng cho
một quần đàn riêng biệt, mà các Hap được ghi nhận đan xen giữa các

10


quần đàn. HapN3 có ở 5 quần đàn, HapN6 ở 6 quần đàn, HapN11 ở
3 quần đàn và HapN7 ở 03 quần đàn.
Chỉ số đa dạng haplotype (Hd) và đa dạng nucleotide (π) chung
của các quần đàn Yến đảo thấp, chỉ đạt giá trị tương ứng là từ 0- 0,24

và 0- 0,00082. Chỉ số đa dạng haplotype của các quần đàn Yến nhà
khá cao, tương ứng từ 0,667 - 1,00 và từ 0,0011 - 0,055, thể hiện sự
đa dạng di truyền khá cao và phổ biến ở tất cả các quần đàn.
Chỉ số đa dạng haplotype cao phản ánh các quần đàn Yến nhà
được hình thành từ nhiều quần thể có khác biệt về cấu trúc di truyền,
nhưng sự đa dạng nucleotide thấp cho thấy mối quan hệ di truyền
gần gũi giữa các quần đàn Yến nhà. Ở các quần đàn Yến nhà đều ghi
nhận sự phân tán của cùng một Hap trong nhiều quần đàn, chứng tỏ
các cá thể của cùng một quần thể nào đó đã di cư đến nhiều quần đàn
Yến nhà.
3.2.2. Khoảng cách di truyền
Khoảng cách di truyền trên cơ sở phân tích gen Cytb giữa các
quần đàn Yến đảo và Yến nhà được trình bày trong bảng 3.10.
Bảng 3.10. Khoảng cách di truyền giữa các quần đàn chim yến
DKH

DBD

DQN

NKH

NPY

NBD

NDN

NHP


NKG

NKH

NSG

DKH
DBD

0,001

DQN

0,000

0,001

NKH

0,019

0,020

0,019

NPY

0,018

0,019


0,018

0,005

NBD

0,021

0,022

0,021

0,005

0,007

NDN

0,021

0,021

0,021

0,004

0,006

0,002


NHP

0,020

0,021

0,020

0,007

0,002

0,008

0,007

NKG

0,020

0,021

0,020

0,006

0,003

0,006


0,005

0,003

NSG

0,020

0,021

0,020

0,004

0,004

0,003

0,002

0,006

0,005

NTH

0,020

0,021


0,020

0,004

0,005

0,002

0,001

0,007

0,005

0,002

NQN

0,019

0,020

0,019

0,004

0,002

0,004


0,003

0,004

0,004

0,003

11

0,002


Từ kết quả tính toán giá trị khoảng cách di truyền bảng 3.9 cho
thấy: Giá trị khoảng cách di truyền giữa các quần đàn Yến đảo rất
nhỏ, từ 0% đến 0,1%. Trong đó, giá trị khoảng cách di truyền giữa
quần đàn Yến đảo Quảng Nam và Khánh Hòa là 0%, giữa quần đàn
Yến đảo Bình Định và Quảng Nam, Khánh Hòa là 0,1%. Sự phân
hóa di truyền giữa các quần đàn Yến đảo rất nhỏ có thể do sự trao
đổi di truyền thường xuyên giữa các quần đàn.
Giá trị khoảng cách di truyền giữa các quần đàn Yến nhà cũng chỉ
từ 0,1% đến 0,8%, khoảng cách di truyền lớn nhất được ghi nhận ở
quần đàn Yến nhà Hải Phòng với các quần đàn Yến nhà ở Bình Định
đạt giá trị 0,8% và nhỏ nhất được ghi nhận ở quần đàn Yến nhà Bình
Dương với các quần đàn Yến nhà ở Thanh Hóa, với giá trị 0,1%.
Còn các quần đàn khác có khoảng cách di truyền từ 0,2% đến 0,7%.
Từ kết quả này cho thấy giữa các quần đàn Yến nhà có mối quan hệ
di truyền khá gần gũi.
Các nghiên cứu trước đây trên cơ sở phân tích gen Cytb trong

giống Aerodramus cho rằng sai khác di truyền giữa các phân loài vào
khoảng 2% và giữa các quần thể trong cùng một phân loài ở mức
khoảng 0,5% (Price et al., 2004). Căn cứ vào tiêu chuẩn này, có thể
đánh giá về mối quan hệ di truyền giữa quần thể Yến đảo và Yến nhà
như sau:
Giá trị khoảng cách di truyền giữa tất cả các quần đàn Yến
đảo và các quần đàn Yến nhà từ 1,8% đến 2,1%, cho thấy chúng có
mức độ sai khác di truyền ở mức hai phân loài tách biệt.
Giá trị khoảng cách di truyền lớn nhất giữa các quần đàn
Yến đảo chỉ tới 0,1%, thể hiện chúng nằm trong giới hạn của cùng
một phân loài.

12


Giá trị khoảng cách di truyền giữa các quần đàn Yến nhà từ
0,1% đến 0,8%, cho thấy sai khác di truyền này vẫn nằm trong giới
hạn của cùng một phân loài.
Sự biến đổi di truyền giữa các Hap thuộc nhóm Yến đảo và Yến
nhà cũng có mức độ sai khác ủng hộ cho các đánh giá về mối quan
hệ di truyền nêu trên. Kết quả tính toán khoảng cách di truyền giữa
các Hap của trình tự thuộc nhóm Yến đảo và Yến nhà được trình bày
ở bảng 3.11.
Bảng 3.11. Khoảng cách di truyền giữa các Hap của trình tự
Yến đảo và Yến nhà
HapD1

HapD2

HapD3


HapD4

HapD5

HapN1

HapN2

HapN3

HapD1
HapD2

0,005

HapD3

0,007

0,002

HapD4

0,007

0,002

0,003


HapD5

0,005

0,003

0,005

0,005

HapN1

0,005

0,000

0,002

0,002

HapN2

0,005

0,007

0,008

0,008


0,003

0,007

HapN3

0,022

0,020

0,022

0,022

0,020

0,020

0,020

HapN4

0,024

0,022

0,024

0,024


0,022

0,022

0,022

0,002

HapN5

0,024

0,022

0,024

0,024

0,022

0,022

0,022

0,002

HapN6

0,020


0,018

0,020

0,020

0,018

0,018

0,018

0,005

HapN7

0,022

0,020

0,022

0,022

0,020

0,020

0,020


0,007

HapN8

0,018

0,017

0,018

0,018

0,017

0,017

0,017

0,007

HapN9

0,024

0,022

0,024

0,024


0,022

0,022

0,022

0,002

HapN10

0,022

0,020

0,022

0,022

0,020

0,020

0,020

0,003

HapN11

0,024


0,022

0,024

0,024

0,022

0,022

0,022

0,002

HapN4

HapN5

HapN6

HapN7

HapN8

HapN9

HapN10

HapN11


0,003

HapN4
HapN5

0,003

HapN6

0,007

HapN7

0,008

0,008

0,002

HapN8

0,008

0,008

0,002

0,003

0,003


0,007

0,008

0,008

0,010

0,007

0,005

0,008

0,008

0,003

HapN9

0,003

0,007

HapN10

0,005

0,005


0,008

HapN11

0,003

0,003

0,007

13

0,002


Từ bảng 3.11 cho thấy: Sự phân hóa di truyền của các quần đàn
Yến đảo rất nhỏ, thể hiện chúng nằm trong giới hạn của cùng một
phân loài.
Giá trị khoảng cách di truyền giữa các Hap của Yến nhà dao động
từ 0.2% đến 2,2% cho thấy sự tồn tại ít nhất là hai phân loài trong
các quần đàn Yến nhà. HapN1 và HapN2 có khoảng cách di truyền
với các Hap của Yến đảo (từ HapD1- HapD5) từ 0% đến 0,8%, cho
thấy 2 Hap này thuộc cùng một phân một loài của nhóm Yến đảo. Vì
vậy, rất có thể Yến đảo hoặc một quần thể tự nhiên có quan hệ gần
gũi với Yến đảo đã xuất hiện trong các quần đàn Yến nhà ở nước ta.
Giá trị khoảng cách di truyền giữa nhóm HapNa và nhóm HapNb
của Yến nhà từ 0,7% - 1,0%, cho thấy sự sai khác di truyền giữa hai
nhóm HapNa và HapNb ở mức độ cùng phân loài, nhưng chúng có
nguồn gốc từ hai quần thể tự nhiên có khác biệt di truyền khá lớn.

3.2.3. Quan hệ phát sinh chủng loại của Yến đảo và Yến nhà ở
Việt Nam
Cây phát sinh chủng loại ML với các thông số kiểm tra tổng hợp
từ các phương pháp ME, MP, ML, BI và được xây dựng theo mô
hình HKY cho các Hap của Yến nhà và Yến đảo ở Việt Nam được
thể hiện ở hình 3.4.

14


Hình 3.4. Cây phát sinh chủng loại ML
Số ở gốc nhánh là giá trị kiểm tra các phương pháp ME, MP ML và BI.

Hình ảnh cây phát sinh chủng loại cho thấy 02 nhóm Yến nhà và
Yến đảo tạo thành 2 nhánh lớn phân hóa rõ ràng, nhưng trong nhánh
Yến đảo có xuất hiện các mẫu Yến nhà. Điều này là phù hợp với các
phân tích, đánh giá về sự đa dạng hình thái và di truyền của Yến nhà
và Yến đảo ở các phần trên.
Phân tích, đánh giá về hình thái và di truyền giữa hai nhóm Yến
đảo và Yến nhà cho thấy các quần đàn Yến nhà tại tỉnh Quảng Nam,
Bình Định, Bình Dương, TP. Hồ Chí Minh, Phú Yên, Thanh Hóa,
Hải Phòng và Khánh Hòa không bắt nguồn từ các quần đàn Yến đảo
tại Quảng Nam, Bình Định và Khánh Hòa, nhưng việc ghi nhận 02
mẫu Yến nhà thuộc phân loài Yến đảo đã chỉ ra Yến đảo hoặc quần
thể giống Yến đảo ở Việt Nam đã phát tán vào các quần đàn Yến nhà
ở nước ta.
3.2.4. Vị trí phân loại và nguồn gốc của Yến nhà ở Việt Nam
Đã xây dựng cây phát sinh chủng loại từ các trình tự nghiên cứu
(16 Haplotype gen Cytb nêu trên đã được cắt ngắn và chuyển sang
các ký hiệu tương ứng là từ A.f.D1.VN đến A.f.D5.VN cho các mẫu

Yến đảo và từ A.f.N1.VN đến A.f.N11.VN cho các mẫu Yến nhà) và
các trình tự tham khảo tương đồng từ các quần thể khác nhau của
loài Chim yến tổ trắng (Aerodramus fuciphagus) ở Thái Lan,
Malaysia (hình 3.5).

15


A.f.N8.VN
77

A.f.N7.VN
A.f.N.7.TL (Thái Lan)

97

56

A.f.N6.VN
A.f.N 2.TL (Thái Lan)
62 A.f.N5.VN
A.f.N1.TL (Vịnh Thái Lan)
A.f.N11.VN
A.f. N4.VN
A.f. N3.VN
A.f.N5.TL ( Vịnh Thái Lan)
62 A.f. 4.ML (Terengganu Malaysia)

A.f.1.ML (Terengganu
Malaysia)

A.f.3.ML (Johor, Malaysia)
A.f.2. ML (Borneo Malaysia)
A.f.N9.VN
A.f.N10.VN
73
46

88
57

A.f.D1.VN
A.f.ger.ML (Sabah Malaysia)
A.f.D5.VN

43
A.f.N2.VN
A.f.D2.VN
A.f.N1.VN
A.f.D3.VN

A.f.D4.VN
A.f.ves2.ML (Malaysia)
99

A.f.ves6.ML (Malaysia)
A.f.ves1.ML (Malaysia)

0.00

Hình 3.5. Cây phát sinh chủng loại xây dựng từ các Haplotype gen

Cytb từ Yến nhà và Yến đảo ở Việt Nam và các Haplotype tương đồng của
một số quần thể Yến tổ trắng tham khảo. Số ở gốc nhánh là giá trị bootstrap với
1000 lần thử.

Ba trình tự của phân loài A. f. vestitus tạo thành một nhánh tách
biệt cho thấy: Mặc dù đã ghi nhận được 04 mẫu Yến nhà (NKH7; 10;
17; 30) có lông hông màu xám đen giống phân loài A. f. vestitus,
nhưng cấu trúc di truyền của các mẫu Yến nhà này lại không thuộc
phân loài A. f. vestitus. Do đó, về mặt quan hệ di truyền đã không ghi

16


nhận được phân loài A. f. vestitus trong các quần đàn chim yến ở Việt
Nam.
Các trình tự thuộc các Hap của Chim yến Việt Nam và trình tự
tham khảo tập trung ở 02 nhánh lớn, với mức độ phân hóa rất sâu,
thể hiện thuộc 02 phân loài phân biệt.
Nhánh 1 gồm các trình tự từ A.f.D1.VN đến A.f.D5.VN, 02 trình
tự A.f.N1.VN và A.f.N2.VN và một trình tự thuộc phân loài A. f.
germani có ký hiệu A.f.ger.ML, cho thấy Yến đảo ở Việt Nam có
quan hệ gần gũi với phân loài này và nhiều tài liệu cũng xếp Yến đảo
ở Việt Nam thuộc phân loài A. f. germani.
Nhánh 2 gồm 9 Hap của nhóm Yến nhà (HapN3.VNHapN11.VN), phân hóa xen kẽ với các trình tự tham khảo từ các
quần đàn Chim yến tổ trắng ở Thái Lan và Malaysia và sự phân hóa
này rất rõ ràng. Sự phân hóa phức tạp ở nhánh này thể hiện các cá
thể trong phân loài này thuộc nhiều quần thể có sự khác biệt di
truyền khá lớn. Trong khi quần thể chim yến ở Malaysia tương đối
đồng nhất (nằm trong cùng một nhánh phụ), thì quần thể chim yến ở
Vịnh Thái Lan lại pha trộn với các quần thể ở Malaysia. Các mẫu

Yến nhà ở Việt Nam có mặt trong hầu hết các nhánh phụ trong
nhánh 2, thể hiện chúng có nguồn gốc di cư chủ yếu từ khu vực Thái
lan sang Việt Nam.
Về phân loại các quần thể trong nhánh 2: Nhiều tác giả cho rằng
Chim yến tổ trắng có với 8 phân loài, trong đó có phân loài A. f.
amechanus được ghi nhận ở phía Nam bán đảo Malaysia. Do 9 Hap
của các mẫu Yến nhà ở Việt Nam và các mẫu chim yến tham khảo ở
Malaysia và Thái Lan có cùng vị trí phát sinh với trình tự có mã hiệu
KJ67139, được thu mẫu ở bang Terengganu, Johor, phía Nam bán
đảo Malaysia, nơi ghi nhận có sự phân bố của phân loài A. f.

17


amechanus (Oberholser, 1912). Ngoài ra các Hap này còn tương
đồng 100% với các trình tự có mã hiệu Genbank AY135631, được
thu mẫu tại Borneo, Malaysia. Frank et al. (2014) cũng ghi nhận
trình tự có mã hiệu Genbank AY135631 cùng vị trí với trình tự có
mã hiệu Genbank EU594263 và EU594264, thuộc phân loài A. f.
amechanus thu được ở Selangor, Malaysia. Vì vậy, các mẫu này
cùng với các mẫu chúng tôi thu được trong nghiên cứu này tại các
quần đàn Yến nhà ở các tỉnh Bình Định, Khánh Hòa, Bình Dương,
Quảng Nam, Thanh Hóa, Hải Phòng, TP. Hồ Chí Minh, Phú Yên và
Kiên Giang là thuộc phân loài Aerodramus fuciphagus amechanus
(Oberholser, 1912). Tuy nhiên, nghiên cứu của chúng tôi, cũng như
của một số tác giả khác, cho thấy quần thể Yến nhà A. f. amechanus
đã bị tạp giao với phân loài khác khi chúng rời khỏi môi trường tự
nhiên và đến sinh sống trong các nhà yến.
3.3. Hiện tượng lai tự nhiên giữa Yến đảo và Yến nhà
Sử dụng kết hợp đặc điểm màu lông hông, gen Cytb và gen

CHD1Z để nghiên cứu sự lai tự nhiên ở Yến nhà và Yến đảo, đã cho
kết quả:
Các quần đàn Yến đảo: Các mẫu Yến đảo đồng nhất về hình
thái và di truyền. Chúng được định danh bằng gen Cytb thuộc phân
loài A. f. germani, có 1 kiểu gen liên kết với giới tính CHD1Z là
ZCAC. Không tìm được một đặc điểm hình thái và di truyền nào đặc
trưng cho Yến nhà xuất hiện trong các mẫu Yến đảo, vì vậy, có thể
nhận xét rằng Yến nhà không có xu hướng di trú vào quần đàn Yến
đảo ở nước ta.
Các quần đàn Yến nhà: Có 3 kiểu màu lông hông thuộc 03 phân
loài nhưng định danh bằng gen Cytb ghi nhận 2 phân loài là A. f.
amechanus và A. f. germani. Xác định được 03 kiểu gen liên kết với

18


giới tính CHD1Z là ZCAC, ZCGT, ZTAC ở Yến nhà và sự tổ hợp theo
cặp giữa 03 kiểu gen này đã hình thành các kiểu gen ZTAC ZCGT ,
ZCAC, ZCGT , ZCAC ZCGT (hình 3.7), nhưng chưa ghi nhận được sự tổ
hợp của hai gen ZCAC, ZTAC để hình thành nên kiểu gen ZCACZTAC.

A

B
TAC CGT

Hình 3.7. Vị trí nucleotde mang kiểu gen Z
CAC CGT

gen Z


Z

Z

(A) và kiểu

(B).

Trong 46 mẫu của các quần đàn Yến nhà gồm:
22 mẫu, gồm 4 mẫu có lông hông màu xám đen, 15 mẫu l ông
hông màu xám đậm và 2 mẫu không xác đị nh được màu
l ông hông, đị nh danh gen Cytb các mẫu này thuộc phân loài A.
f. amechanus và mang kiểu gen ZCGT , kiểu gen này không có ở các
mẫu Yến đảo.
03 mẫu, trong đó 02 mẫu NKH5 và NQN18 có lông hông màu
xám nhạt và định danh bằng gen Cytb thuộc phân loài A. f. germani,
có kiểu gen liên kết với nhiễm sắc thể giới tính Z là ZCAC, đều chỉ thị
chúng là Yến đảo, đó là các bằng chứng cho thấy sự di trú của Yến
đảo vào các nhà yến.
Đặc biệt, mẫu Yến nhà non NQN20 được định danh bằng gen
Cytb thuộc phân loài A. f. germani và có kiểu gen liên kết với nhiễm
sắc thể giới tính Z là ZCACZCGT. Có thể thấy mẫu này nhận kiểu gen
ZCAC từ chim yến mẹ từ quần đàn Yến đảo và kiểu gen ZCGT từ chim

19


yến bố thuộc phân loài A. f. amechanus. Do đó có thể đã có sự giao
phối giữa chim yến mái thuộc phân loài A. f. germani với chim yến

trống thuộc phân loài A. f. amechanus.
Ngoài ra, mẫu NKH9 có
lông hông màu xám nhạt, định
danh gen Cytb thuộc phân loài
A. f. amechanus và mang kiểu
gen liên kết với nhiễm sắc thể
giới tính Z là ZCACZCGT, nên có
thể thấy đã có sự giao phối
giữa Chim yến bố thuộc phân
loài A. f. germani và chim yến

Hình 3.8. Màu lông hông của

mẹ thuộc phân loài A. f.

mẫu NKH9

amechanus
Có thể nhận định rằng Yến đảo khi di trú vào nhà yến đã giao
phối với Yến nhà, tạo ra mẫu NQN20 và NKH9 là các mẫu lai giữa
hai phân loài A. f. germani và A. f. amechanus.
Việc ghi nhận Tỷ lệ cao của kiểu gen ZCAC trong quần thể Yến
nhà cho thấy xu hướng chim trống của phân loài A. f. germani di trú
vào quần thể yến nhà là chính. Do đó có khả năng Yến nhà ở nước ta
đã là quần thể hỗn giao trước khi chúng di trú tới, nên có nhiều biểu
hiện về hình thái và di truyền trung gian đan xen giữa một vài phân
loài trong quần đàn Yến nhà, dẫn tới còn nhiều ý kiến khác nhau về
phân loại học của chúng.
3.4. Một số đặc điểm sinh học, sinh thái của Yến nhà
3.4.1. Tập tính sinh sản

Theo dõi nhà yến không thu tổ cho thấy mùa sinh sản của Yến
nhà kéo dài từ tháng 1 - tháng 9, trùng với mùa sinh sản của Yến

20


đảo, chúng làm tổ 1 lần và đẻ trứng 2 lần rải rác trong mùa sinh sản,
nhưng đẻ nhiều vào tháng 4 và tháng 7. Mặc dù vẫn làm tổ vào các
tháng 10 - 12, nhưng Yến nhà ngừng đẻ trứng vào các tháng này.
Một chu kỳ sinh sản của Yến nhà gồm 4 hoạt động cùng thời gian
như sau: Làm tổ khoảng 30 - 51 ngày, đẻ và ấp trứng 2-7 ngày, ấp
đến nở từ 22 - 27 ngày và từ nở đến khi bay khoảng 43 - 55 ngày.
Tổ và trứng Yến nhà ban đầu có màu trắng, nhưng khi ấp sẽ
chuyển sang màu trắng ngà. Chân tổ, mép tổ của Yến nhà mỏng và
xốp hơn tổ của Yến đảo.
Chim non mới nở không có lông, màu hồng nhạt, da nhăn nheo,
chân hồng nhạt, móng khỏe. Sau hơn 10 ngày có gai ống lông cánh
và đuôi, mầm lông ở cổ xuất hiện, lông ở vùng đầu, lưng, đuôi dày
lên, màu đen rõ rệt. Sau hơn 20 ngày xuất hiện đầy đủ bút lông cánh
sơ cấp, thứ cấp, vai, lưng, hông và đuôi xuất hiện đầy đủ, chim bắt
đầu đu bám ở tổ. Sau hơn 30 ngày, Yến nhà non bắt đầu đeo bám lên
mép tổ thả người ra ngoài, vỗ cánh để tập bay. Sau gần 50 ngày lông
cánh sơ cấp 8, lông đuôi 4 hoàn chỉnh, Chim yến rời nhà đi kiếm ăn.
Chim yến mới nở chưa được mớm mồi, sau khoảng 1 ngày chim
con bắt đầu được chim bố mẹ cho ăn. Số lần chim non được mớm
mồi tăng lên ngày càng cao theo tuổi của chúng, tức theo sự phát
triển của chim non và nhiều nhất khi chim non từ 40 - 45 ngày tuổi,
đạt hơn 8 lần mớm mồi/ 1 ngày.
Hiệu quả sinh sản của Yến nhà được quan sát ở 2 nhà yến: Nhà
không khai thác tổ Yến sinh đẻ 2 lứa/ năm và nhà có khai thác tổ thì

Yến chỉ sinh đẻ 1 lứa. Hiệu quả sinh sản của Yến nhà cao nhất ở lứa
đẻ đầu tiên là 65% và thấp nhất ở lứa đẻ thứ 2 - 31,3% khi không có
sự khai thác tổ, và khi có sự khai thác tổ hiệu quả sinh sản giảm còn

21


60%. Phần lớn Yến không đủ năng lượng cho lứa sinh sản thứ 2, nên
tỷ lệ chim tham gia đẻ trứng lứa này giảm thấp, làm hiệu quả sinh
sản giảm rất nhiều so với lứa sinh sản đầu tiên.
3.4.2. Đặc điểm giới tính trong quần đàn Yến nhà
Chúng tôi đã thiết kế một mồi PCR (PCR primer) mới có mã hiệu
AIF, cùng với 02 mồi PCR tham khảo có ký hiệu 2550F và 2781R,
để xét nghiệm xác định giới tính chim yến bằng kỹ thuật PCR. Kết
quả xét nghiệm giới tính đàn Yến nhà ở tỉnh Quảng Nam cho thấy tỷ
lệ chim yến mái là 55%, cao hơn chim yến trống (45%).
3.4.3. Tập tính kiếm mồi
Chim yến thường bắt đầu rời nhà đi kiếm ăn đồng thời khi trời
vừa sáng và trở về nhà vào buổi chiều muộn, nhưng trở về rải rác
trong trong khoảng 1 - 2h trước khi trời tối. Trong thời gian ấp trứng
và nuôi con, Yến bố mẹ thường luân phiên nhau quay về tổ để ấp
trứng hoặc nuôi chim non.
3.4.4. Nhiệt độ, độ ẩm và ánh sáng nhà yến
Theo dõi nhiệt độ, độ ẩm và ánh sáng nhà yến cho thấy nhà nuôi
yến có nhiệt độ từ từ 270C - 310C, độ ẩm khoảng 81% - 84%, ánh
sáng giảm dần từ 5 - 0 Lux, theo không gian từ lỗ ra vào nhà yến,
đến phòng đảo lượn và các phòng làm tổ. Với nhiệt độ, độ ẩm và ánh
sáng ghi nhận được ở các nhà yến tại Việt Nam, chúng tôi cho rằng
điều kiện này phù hợp với sự sinh trưởng và phát triển của Yến nhà.
3.4.5. Âm dội và âm xã hội của Yến nhà

Yến nhà không sử dụng âm dội khi vẫn còn ánh sáng nhìn được,
vì thị giác của chúng rất tốt. Yến nhà sử dụng cả âm dội đơn và âm
dội kép để định vị vật thể, âm dội có nhiều nhịp, mỗi nhịp từ 1- 2 âm
tiết, tần số âm từ 3,8 kHz tới 8,7 kHz. Âm xã hội có từ 13 - 20 âm
tiết, mỗi âm tiết kéo dài khoảng 6,0 ms ± 0,5, khoảng thời gian kêu

22


15,6 ms ± 0,6, âm có tần số từ 4,5 kHz ± 0,2 đến 8,9 kHz ± 0,2. Âm
định vị và âm xã hội của Yến nhà có tần số tương đồng, tần số âm
định vị đa dạng hơn âm xã hội, nhưng âm lượng lại nhỏ hơn.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
KẾT LUẬN
1.

Quần đàn Yến đảo có đặc điểm hình thái lông hông màu xám

nhạt đồng nhất, nhưng Yến nhà có ba màu lông hông gồm màu xám
nhạt (13,3%), màu xám đen (13,3%) và màu xám đậm (73,3%).
2.

Quần thể Yến nhà có sự đa dạng di truyền cao hơn so với

quần thể Yến đảo, với số lượng kiểu gen (haplotype của gen Cytb
thuộc hệ gen ty thể) tương ứng là 09 và 05 haplotype và kiểu alen
(gen CHD1Z) tương ứng là 03 và 01 alen. Chỉ số đa dạng nucleotide
và haplotype của Yến nhà cũng cao hơn nhiều so với Yến đảo. Đặc
điểm hình thái màu lông hông có sự tương quan thấp với đặc điểm di
truyền.

3.

Yến đảo và Yến nhà có sự khác biệt di truyền ở mức phân

loài. Các quần đàn Yến đảo có khoảng cách di truyền rất thấp, nhưng
các quần đàn Yến nhà lại có khoảng cách di truyền khá cao và pha
trộn từ nhiều quần thể có khác biệt khá lớn về di truyền.
4.

Yến đảo ở Việt Nam thuộc phân loài Aerodramus fuciphagus

germani (Oustalet, 1876) và Yến nhà thuộc phân loài A. f.
amechanus (Oberholer, 1912), nhưng đã có hiện tượng bị lai tạp với
một số quần thể hoặc phân loài khác. Quần thể Yến nhà ở Việt Nam
được hình thành do sự di trú từ các quần thể Chim yến ở Malaysia
qua Thái Lan tới nước ta.
5.

Đã ghi nhận được hiện tượng Yến đảo ở Việt Nam di trú vào

một số quần đàn Yến nhà, nhưng chưa ghi nhận được Yến nhà di trú

23


×